I. Khái quát về công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long
Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long (Hạ Long Canfoco), nhà sản xuất chế biến, đóng hộp các mặt hàng thuỷ hải sản có uy tín trên thị trường Việt Nam, tiền thân là Nhà máy cá hộp Hạ Long, trực thuộc Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam từ năm 1996 và được cổ phần hoá năm 1998. Sau hơn hai năm hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, Công ty đã được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép niêm yết số 08/GPPH ngày 03 tháng 10 năm 2001.
Hoạt động kinh doanh chín
10 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2578 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long , để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h của Hạ Long canfoco là sản xuất chế biến, đóng hộp các mặt hàng thuỷ sản, hải sản và các sản phẩm thực phẩm khác; xuất khẩu các mặt hàng thuỷ, hải sản, súc sản động lạnh.
Ngoài hoạt động chính là sản xuất, chế biến các sản phẩm thực phẩm đông lạnh, công ty còn nhập khẩu các thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, hoá chất phục vụ cho sản xuất các mặt hàng của công ty; sản xuất dầu gan cá và các chế phẩm nang mềm, sản xuất các chế phẩm từ rong biển (Agar-Aligilat); kinh doanh xăng, dầu, ga và khí hoá lỏng.
II. Phân tích cơ cấu
Phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: %
STT
Tài sản
2007
2006
2005
TÀI SẢN
100
100
100
I
Tài sản ngắn hạn
75.46
76.21
75.02
1
Tiền mặt và tương đương tiền
6.42
10.80
15.67
2
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
8.81
-
-
3
Các khoản phải thu ngắn hạn
20.61
20.48
18.22
4
Hàng tồn kho
38.90
43.93
40.16
5
Tài sản ngắn hạn khác
0.71
0.99
0.96
II
Tài sản dài hạn
24.54
23.79
24.98
1
Tài sản cố định
18.44
17.93
20.80
TSCĐ hữu hình
17.42
16.44
20.55
TSCĐ vô hình
1.02
1.49
-
2
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
-
-
0.61
Đầu tư vào công ty con
-
-
-
Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
-
-
0.61
Đầu tư dài hạn khác
-
-
-
3
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
6.03
2.28
0.25
4
Tài sản dài hạn khác
0.07
3.59
3.57
Bảng 2.1(tiếp): Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: %
STT
Nguồn vốn
2007
2006
2005
NGUỒN VỐN
100
100
100
I
Nợ phải trả
34.46
39.13
40.03
1
Nợ ngắn hạn
25.14
26.88
28.23
Vay và nợ ngắn hạn
8.03
10.66
3.44
Phải trả cho người bán
10.22
8.11
14.69
Người mua trả tiền trước
0.71
0.17
0.81
Thuế và các khoản nộp Ngân sách
1.53
3.31
3.38
Phải trả công nhân viên
2.71
3.48
3.57
Chi phí phải trả
0.37
0.37
0.32
Phải trả nội bộ
-
-
0.17
Các khoản phải trả phải nộp khác
1.57
0.77
1.84
2
Nợ dài hạn
9.33
12.25
11.81
Vay và nợ dài hạn
9.33
12.25
11.81
II
Vốn chủ sở hữu
64.15
60.87
59.97
1
Vốn và quỹ
64.04
60.79
60.29
Nguồn vốn kinh doanh
53.21
48.23
49.78
Chênh lệch tỷ giá
(0.58)
(1.21)
(1.25)
Quỹ đầu tư phát triển
2.13
2.04
1.32
Quỹ dự phòng tài chính
1.56
2.58
1.57
Lợi nhuận chưa phân phối
7.72
9.15
8.87
2
Nguồn kinh phí, quỹ khác
0.11
0.08
(0.32)
III
Lợi ích của cổ đông thiểu số
1.39
-
-
Cơ cấu chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Hạ Long Canfoco ngày càng tăng. Đến năm 2007, cơ cấu này đạt 6,03% do công ty tăng cường đầu tư nhà xưởng, mở rộng lĩnh vực sản xuất. Hạ Long Canfoco đang mở rộng thị trường và tham gia đầu tư chứng khoán trong bối cảnh thị trường chứng khoán sôi động với cơ cấu 8,81% trong tổng tài sản.
Xu hướng mở rộng lĩnh vực sản xuất và tham gia đầu tư chứng khoán có nhiều điểm tích cực, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy đây là vấn đề cần được phân tích ở một báo cáo khác.
Cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và nợ của Hạ Long Canfoco có sự thay đổi đáng kể qua các năm do biến động của các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Cuối năm 2007 tỉ lệ nợ phải trả còn 34,46%, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 64,15%, đặc lợi ích của cổ đông thiểu số chiếm 1,39%.
Phân tích cơ cấu bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
2007
2006
2005
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
100
100
100
Giá vốn hàng bán
83.42
79.05
80.66
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
16.58
20.95
19.34
Chi phí bán hàng
7.78
10.06
9.17
Chi phí quản lý doanh nghiệp
4.56
5.37
4.60
Doanh thu hoạt động tài chính
0.52
0.11
0.50
Chi phí tài chính
0.72
0.88
0.76
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
4.04
4.76
5.31
Thu nhập khác
0.35
2.16
1.03
Chi phí khác
0.36
1.87
1.22
Lợi nhuận khác
(0.02)
0.28
(0.19)
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
4.02
5.04
5.12
Thuế thu nhập doanh nghiệp
0.77
0.96
1.28
Lợi nhuận sau thuế
3.25
4.08
3.84
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn tương đối ổn định, nhưng lại theo chiều hướng giảm. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu trong ba năm gần đây giảm tương đối nhiều từ 5,31% năm 2005, đến năm 2007 tỷ lệ đó còn 4,04%. Lợi nhuận sau thuế năm 207 của Hạ Long Canfoco cũng giảm xuống còn 3,25%.
III. Phân tích tỷ số
Phân tích tỷ số thanh khoản
Bảng 3.1: Chỉ số thanh khoản
Các chỉ tiêu
2007
2006
2005
Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần)
3.00
2.84
2.66
Hệ số thanh toán nhanh (lần)
1.43
3.24
3.21
Tỷ số ngân lưu từ HĐSXKD/nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn tăng qua các năm và bình quân khoảng 3 lần, tức là nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng ba lần tài sản ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh đạt bình quân 2,6 lần cho thấy tài sản lưu động của công ty có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, năm 2007, tỷ số thanh toán nhanh của công ty giảm xuống chỉ còn 1,43%, có lẽ một phần nguyên nhân do công ty đầu tư vào chứng khoán mạnh trong năm nay.
Nhìn chung, tính thanh khoản của Hạ Long Canfoco cao, đảm bảo nhanh chóng thực hiện các khoản nợ ngắn hạn.
Phân tích tỷ số quản lý tài sản
Bảng 3.2: Tỷ số quản lý tài sản
Các chỉ tiêu
2007
2006
2005
Vòng quay hàng tồn kho (lần)
6.00
4.58
4.25
Số ngày tồn kho (ngày)
60.04
78.68
84.68
Vòng quay các khoản phải thu (lần)
14.32
12.57
12.69
Kỳ thu tiền bình quân (ngày)
25.15
28.64
28.37
Vòng quay các khoản phải trả (lần)
6.75
4.87
4.15
Số ngày nợ bình quân (ngày)
53.32
73.99
86.82
Vòng quay tài sản cố định (vòng)
16.14
12.60
9.95
Vòng quay tổng tài sản (vòng)
2.94
2.44
2.29
Hàng hoá từ khi sản xuất đên khi thu tiền bình quân khoảng 100 ngày (tồn kho bình quân 70 ngày và ngày thu tiền bình quân là 25 ngày), trong khi số ngày nợ bình quân khoảng 70 ngày, thấp hơn thời gian từ khi sản xuất đến khi thu tiền 30 ngày. Khoảng thời gian từ khi sản xuất hàng đến khi thu tiền ngày càng giảm qua các năm. Năm 2007, hàng hoá của Hạ Long Canfoco tiêu thụ mạnh hơn, thể hiện qua vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu tăng, trong khi số ngày nợ bình quân lại giảm.
Vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp tăng qua các năm thể hiện việc quản lý tài sản của Hạ Long Canfoco ngày càng có hiệu quả.
Mặc dù cần có chỉ tiêu bình quân ngành để so sánh sẽ rõ hơn, nhưng nhìn trên bức tranh tổng thể, thì việc quản lý tài sản của Hạ Long Canfoco được thực hiện tốt.
Phân tích tỷ số quản lý nợ
Bảng 3.3: Tỷ số quản lý nợ
Các chỉ tiêu
2007
2006
2005
Tỉ số nợ trên tổng tài sản (%)
34.46%
39.13%
40.03%
Tỉ số nợ so với vốn chủ sở hữu (%)
53.72%
64.29%
66.76%
Tỉ số khả năng trả lãi (lần)
-
12.08
20.68
Nợ của Hạ Long Canfoco trên tổng tài sản tương đối thấp (khoảng 38%), trong khi nợ so với vốn chủ sở hữu lại khá cao (khoảng 62%). Tuy nhiên năm 2007 các tỷ số này đều giảm mạnh, đặc biệt nợ so với vốn chủ sở hữu chỉ còn 53,72%.
Phân tích tỷ số khả năng sinh lợi
Bảng 3.4: Tỷ số khả năng sinh lợi
Các chỉ tiêu
2007
2006
2005
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
4.04%
4.76%
5.31%
Tỷ số sức sinh lợi căn bản (ROA)
11.83%
13.39%
12.33%
Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
9.57%
9.94%
8.80%
Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên VCSH (ROE)
15.24%
16.45%
15.87%
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, sinh lợi trên tổng tài sản ổn địng qua các năm, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Hạ Long Canfoco tương đối ổn định. Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 16%, thấp hơn mức bình quân thị trường, tuy nhiên, đối với lĩnh vực kinh doanh của công ty thì đây là một tỷ lệ tương đối cao.
Phân tích tỷ số tăng trưởng
Bảng 3.5: Tỷ số tăng trưởng
Các chỉ tiêu
2007
2006
2005
Tỷ số lợi nhuận giữ lại
95.55%
94.00%
99.11%
Tỷ số tăng trưởng bền vững (Tỷ số LN giữ lại)*(ROE)
14.56%
15.46%
15.73%
Hàng năm một tỷ lệ lợi nhuận sau thuế rất lớn được giữ lại để đầu tư các dự án, đặc biệt đầu tư vào các lĩnh vực mới không phải lĩnh vực truyền thống như kinh doanh xăng, dầu, ga và khí hoá lỏng... Đây có thể là tiềm năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những dự án mới nếu không phát huy hiệu quả sẽ tạo ra gánh nặng cho Công ty.
IV. Phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Hạ Long Canfoco
Bảng 4.1: Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của HL Canfoco
Các chỉ tiêu
2007
2006
2005
ROE
15.24%
16.45%
15.87%
Gánh nặng thuế = LNR/LN trước thuế
81%
81%
75%
Gánh nặng lãi vay = LN trước thuế/EBIT
100%
91.72%
95.17%
Tỷ suất LN biên = EBIT/Doanh thu
33.98%
41.05%
43.65%
Vòng quay TTS = Doanh thu/TTS bình quân
294.32%
243.60%
229.07%
Hệ số nợ = Tài sản/VCSH
155.88%
164.29%
166.76%
M/B
P/E
0
17
0
Việc xem xét các nhân tố dưới đây sẽ phần nào giải phẫu được các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh (ROE) của doanh nghiệp:
Gánh nặng thuế: Gánh nặng thuế khá cao.
Gánh nặng lãi vay và hệ số nợ: Công ty hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn tự có, ít sử dụng vốn vay nên chi phí lãi phải trả chiếm khoảng 12% lợi nhuận. Tỷ số gánh nặng lãi vay này ổn định qua các năm với mức bình quân 95%. Thêm vào đó, hệ số nợ giảm mà nguyên nhân Công ty sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều, tỷ số nợ thấp. Những yếu tố tác động đến hai chỉ số trên chưa được khai thác tốt nên đã tác động làm giảm ROE của doanh nghiệp chỉ đạt trên 16%.
Tỷ suất lợi nhuận biên năm 2007 đạt 33,98%, giảm so với các năm trước đó, tuy nhiên tỷ số này có khả năng tăng trong tương lai vì nhiều dự án với các sản phẩm mới đang được đầu tư (chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2007 chiếm 6,03% tổng tài sản).
Vòng quay tổng tài sản ngày càng tằn, chứng tỏ tài sản được sử dụng nàgy càng hiệu quả. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu làm tăng chỉ số ROE.
Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh của Hạ Long Canfoco tương đối cao. Tuy nhiên, Công ty chưa tối ưu được hết các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh.
V. Phân tích tỷ số giá thị trường
Bảng 5.1: Tỷ số giá thị trường
Các chỉ tiêu
2007
2006
2005
EPS=LN ròng/ BQ số cổ phần đang lưu hành (đ/cổ phiếu)
0
1,630
0
Tăng trưởng EPS
- 100%
- 100%
- 100%
Tỷ số P/E (lần)
0
17
0
Tăng trưởng P/E
- 100%
- 100%
- 100%
Tỷ số M/B (lần)
Tăng trưởng M/B
Tỷ số P/C
Cổ tức hàng năm (đ/cổ phiếu)
1 300
1250
Số liệu cho thấy, lợi nhuận trên một cổ phiếu của Hạ Long Canfoco tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng trưởng EPS và P/E vẫn là -100%.
VI. Kết luận và khuyến nghị
Kết quả phân tích báo cáo tài chính của Hạ Long Canfoco cho thấy:
Nhìn vào suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu sẽ thấy rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng đi xuống trong ba năm gần đây, tuy nhiên mức giảm không qua mạnh. Điều này cũng có thể lý giải là do trong thời gian qua công ty mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư thêm các dự án mới (thể hiện ở chi phí xây dựng xơ bản dở dang), hy vọng trong tời gian tới các dự án này sẽ ơphát huy hiệu quả, làm tăng suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Nhìn chung, việc quản trị tài sản, quản trị nợ và quản trị thanh khoản của Hạ Long Canfoco là tương đối tốt. Các tài sản cũng như các nguồn thu nhập đảm bảo cho các khoản nợ đến hạn là kha tốt.
Hạ Long Canfoco cần đánh giá kỹ các dự án đầu tư mới để khi xây dựng cơ bản hoàn thành, chúng phát huy được hiệu quả kinh doanh.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25007.doc