Báo cáo Phân tích tài chính Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CP KHOÁNG SẢN BÌNH ĐỊNH Giới thiệu về công ty CP Khoáng Sản Bình Định Lịch sử hình thành Tên pháp định: Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định Tên quốc tế: Binh Dinh Minerals Joint Stock Company Trụ sở chính: 11 Hà Huy Tập, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Công ty cổ phần Khoáng Sản Bình Định tiền thân là Công ty Khoáng Sản Bình Định được thành lập năm 1985, là một trong những công ty có uy tín và tiên phong trong lĩnh vực khai thác sa khoáng tại tỉn

doc18 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2312 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Phân tích tài chính Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định , để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Bình Định cũng như ở Việt Nam. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá của Nhà nước, Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định chuyển thành công ty cổ phần theo quyết định số 09/2001/QĐ-UB ngày 08/01/2001 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3503000009 do phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp ngày 08/01/2001, vốn điều lệ tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần là 13.114.000.000 đồng. Lĩnh vực kinh doanh - Khai thác, chế biến và mua bán khoáng sản từ quặng sa khoáng Titan và các loại quặng, khoáng sản khác. - Các hoạt động hỗ trợ khai thác khoáng sản (trừ điều tra, thăm dò dầu khí). - Kiểm tra, phân tích kỹ thuật các loại quặng khoáng sản. - Mua bán các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ khai thác và chế biến các loại quặng khoáng sản. Vị thế công ty Đến nay, Bộ Công nghiệp mới cấp 30 giấy phép khai thác quặng Titan và ra 28 quyết định bàn giao vùng mỏ trong cả nước. Công ty cổ phần Khoáng Sản Bình Định là một trong những doanh nghiêp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến và kinh doanh sa khoáng Titan từ rất sớm so với các doanh nghiệp khác trong hiệp hội Titan Việt Nam. Trong những năm vừa qua, Bimico đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm sản xuất, có kế hoạch mở rộng sản xuất, nâng cấp thiết bị, đổi mới công nghệ nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ liên tục tăng trưởng qua các năm, từ 20.000 tấn sản phẩm năm 2001 lên 35.000 tấn sản phẩm năm 2005. Bên cạnh đó, Công ty đã tạo cho mình thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cả về sản lượng lẫn giá cả Chiến lược phát triển của công ty Đầu tư và đưa vào hoạt động xưởng nghiền mịn Zircone, đồng thời xúc tiến việc đầu tư dây chuyền chế biến sâu sản phẩm từ Ilmenite là xây dựng nhà máy luyện xỉ Titan với công suất 19.000 tấn/năm dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2008 - Tập trung cho việc vạch ra chiến lược Maketing tạo thế cạnh tranh khi thị trường tiêu thụ sản phẩm mở rộng nhằm nâng cao giá trị hàng hoá xuất khẩu. - Tích cực xin cấp mỏ mới đáp ứng nhu cầu hàng hoá của thị trường hiện tại và đáp ứng cho kế hoạch phát triển dài hạn, phục vụ cho đầu tư chế biến sâu trong những năm tiếp theo. - Liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước tìm kiếm sản phẩm mới nhằm thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm. - Tái cấu trúc lại mô hình tổ chức quản lý nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý, đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty trong tương lai. Phân tích báo cáo tài chính công ty CP Khoáng Sản Bình Định Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghịêp BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị tính: 1.000.000 VNĐ TÀI SẢN 2007 2006 2005  Tài sản ngắn hạn  64,449  38,152  27,652  Tiền và các khoản tương đương tiền  37,701  29,423  12,842  Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn  0  Các khoản phải thu ngắn hạn  16,093  3,375  4,591  Hàng tồn kho  6,992  4,153  7,681  Tài sản ngắn hạn khác  3,663  1,201  2,537  Tài sản dài hạn  30,050  17,300  13,474  Các khoản phải thu dài hạn  130  130  130  Tài sản cố định  24,338  12,426  8,405  Tài sản cố định hữu hình  18,773  12,324  8,393  Tài sản cố định thuê tài chính  20  Tài sản cố định vô hình  Chi phí xây dựng cơ bản dở dang  5,545  101  12  Bất động sản đầu tư  Nguyên giá  Giá trị hao mòn luỹ kế  Giá trị BĐS còn lại  Các khoản đầu tư tài chính dài hạn  4,698  4,698  4,698  Tài sản dài hạn khác  883  46  240  Tổng cộng tài sản  94,498  55,452  41,126  NGUỒN VỐN  Nợ phải trả  17,503  9,707  6,385  Nợ ngắn hạn  9,269  9,707  6,385  Nợ dài hạn  8,234  Nợ khác  Vốn chủ sở hữu  76,995  45,744  34,741  Vốn chủ sở hữu  75,592  45,069  32,668  Nguồn kinh phí và quỹ khác  1,403  675  2,072  Vốn cổ đông thiểu số  Tổng cộng nguồn vốn  94,498  55,452  41,126 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn là xem xét và đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kì so với đầu kỳ trên Bảng CĐKT về nguồn vốn và cách thức sử dụng nguồn vốn của của doanh nghiệp. Để tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của công ty CP Khoáng Sản Bình Định ta dựa vào các nguyên tắc sau: Sử dụng nguồn vôn là tăng tài sản, giảm nguồn vốn Nguồn vốn là giảm tài sản, tăng nguồn vốn Nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn phải cân đối với nhau Theo các nguyên tắc trên ta lập được bảng sau: Chỉ tiêu 2006 2007 Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Lượng (trđ) Tỷ trọng (%) Lượng (trđ) Tỷ trọng (%) Lượng (trđ) Tỷ trọng (%) Lượng (trđ) Tỷ trọng (%) 1. TSNH 10500 73.29 26297 67.35 2. TSDH 3826 26.71 12750 32.65 3. NPT 3323 23.19 7796 19.97 4. VCSH 11003 76.81 31251 80.03 Cộng 14326 100 14326 100 39047 100 39047 100 Dựa vào bảng trên ta có thể đưa ra một số nhận xét Trong năm 2006: Nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn tăng 14.326 trđ, tăng 34.8% so với năm 2005, xét về mục tiêu tăng trưởng và phát triển thì kết quả này là khả quan. Trong đó, sử dụng vốn chủ yếu ở TSNH (73.29%). Chi tiết hơn thì sử dụng vốn tăng là do phần lớn ảnh hưởng của các khoản phải thu ngắn hạn và sử dụng tiền mặt (Theo bảng CĐKT). Để đủ chi trả cho khoản sử dụng vốn này công ty CP Khoáng Sản Bình Định đã tăng nguồn vốn lên tương ứng là 14326, mà trong đó chủ yếu là tăng vốn chủ sở hữu (76.81%). Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho công ty CP Khoáng Sản Bình Định là cần tăng cường thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng. Trong năm 2007: Nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn tăng 39.047 trđ; tăng 70.4% so với năm 2006. Như vầy công ty CP Khoáng Sản Bình Định không những vẫn duy trì được mục tiêu tăng trưởng mà còn tăng tốc độ tăng trưởng lên gấp 2 lần so với năm 2006. Trong đó, sử dụng vốn chủ yếu là đầu tư vào TSNH (chiếm 67.35%) và nguồn vốn bù đắp cho những khoản chi này chủ yếu vẫn là do tăng VCSH. Trong năm 2007 này, công ty CP Khoáng Sản Bình Định đã tăng đầu tư dài hạn, hy sinh lợi ích hiện tại để đạt được lợi ích lớn hơn trong tương lai. Các khoản phải thu trong TSNH tuy có tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối, đó là vấn đề cần phát huy. Phân tích về TSLĐ và nhu cầu TSLĐ ròng (NWC) Như ta đã biết: NWC = TSNH - Nợ NH NWC = Nguồn DH – TS Dài Hạn Trong đó: (Nguồn DH = Nợ DH + VCSH) Theo số liệu từ bảng CĐKT ta tính được NWC các năm như sau: Năm 2007 2006 2005 TSNH 64,449 38,152 27,652 Nợ NH 9,269 9,707 6,385 NWC 55,180 28,445 21,267 Nhu cầu TSLĐ ròng (NWC) tuy là tài sản ngắn hạn nhưng lại được tài trợ bởi nguồn dài hạn. Theo số liệu tính toán ở trên ta thấy những điều sau: NWC của các năm đều dương Điều này thể hiện khả năng thanh toán tốt của Công ty CP Khoáng Sản Bình Định. Sở dĩ ta nói như vậy là vì khi NWC >0 thì TSNH đủ sức thanh toán cho Nợ NH, còn TSDH thì được tài trợ một cách vững chắc bởi nguồn dài hạn. NWC có xu hướng tăng trong những năm gần đây Điều này thể hiện khả năng thanh toán của công ty CP Khoáng Sản Bình Định ngày càng tốt hơn. Ta có thể thấy từ năm 2006 sang năm 2007 thì NWC tăng một lượng khá lớn (từ 28445 lên tới 55180). Điều này được lý giải như sau: Từ năm 2006 đến năm 2007 các mục trong TSNH của công ty CP Khoáng Sản Bình Định đều tăng với lượng đáng kể (đặc biệt là các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ 3375 lên 16093), trong khi đó Nợ ngắn hạn không những không tăng mà còn giảm từ 9707(năm 2006) xuống còn 9269(năm 2007). Phân tích kết cấu TS – NV Các chỉ tiêu ĐVT 2007 2006 2005 Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn Cơ cấu tài sản Tài sản ngắn hạn/Tổng số tài sản % 67.88% 68.80% 67.24% Tài sản dài hạn/Tổng số tài sản % 31.65% 31.20% 32.76% Cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 18.52% 17.51% 15.53% Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 81.48% 82.49% 84.47% Trên cơ sở cơ cấu nguồn vốn, có thể thấy rằng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn là tương đối thấp chiếm trên dưới 20% tổng nguồn vốn. Và nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn chiếm tỷ lệ tương đối cao (trên 80%), từ năm 2005 đến năm 2007 có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy nguồn lực của công ty CP Khoáng Sản Bình Định là rất lớn, rất ít các khoản nợ, các khoản nợ chiếm tỷ trọng không đáng kể so với tổng nguồn vốn. Do đó mà khả năng trả nợ của công ty CP Khoáng Sản Bình Định là rất khả quan. Trên cơ sở cơ cấu tài sản, có thể thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản (chiếm gần 70%), và nó gấp đôi tỷ trọng tài sản dài hạn trong tỏng tài sản. Điều này cũng là hợp lý bởi vì công ty CP Khoáng Sản Bình Định chuyên khai thác các loại khoáng sản nên những khoáng sản mà công ty khai thác được trong các năm đó chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng cao trong tổng tài sản của tài sản ngắn hạn. Phân tích các chỉ tiêu trên BCKQKD Để phân tích các chỉ tiêu này ta cần có bảng BCKQKD của công ty CP Khoáng Sản Bình Định . BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: 1.000.000 VĐN Các chỉ tiêu 2007 2006 2005 2006/2005 2007/2006  Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh  112,729  52,759  36,762 44% 114%  Các khoản giảm trừ doanh thu  9,527  Doanh thu thuần  103,203  52,759  36,762 44% 96%  Giá vốn hàng bán  48,163  29,606  22,871 29% 63%  Lợi nhuận gộp  55,039  23,152  13,892 67% 138%  Doanh thu hoạt động tài chính  7,286  4,526  4,165 9% 61%  Chi phí tài chính  148  41 261%  Trong đó: Chi phí lãi vay  Chi phí bán hàng  6,559  3,510  3,222 9% 87%  Chi phí quản lý doanh nghiệp  6,146  3,432  1,838 87% 79%  Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh  49,473  20,697  12,996 59% 139%  Thu nhập khác  152  857  763 12% -82%  Chi phí khác  59  1,296  1,654 -22% -95%  Lợi nhuận khác  93  -439  -891 -51% -121%  Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế  49,566  20,258  12,105 67% 145%  Chi phí thuế TNDN hiện hành  1,092 -100%  Chi phí thuế TNDN hoãn lại  Chi phí thuế TNDN  6,299  1,092  608 80% 477%  Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp  43,267  19,166  11,497 67% 126% Từ bảng trên ta thấy: Thứ nhất: Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp đều tăng trên 44%, đặc biệt là năm 2007 tăng tới 114% so với năm 2006 khẳng định mức độ tăng trưởng cao của công ty CP Khoáng Sản Bình Định. Tương tự như vậy, Doanh thu thuần cũng tăng mạnh từ năm 2005 đến năm 2007 cũng thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty CP Khoáng Sản Bình Định ngày càng đạt hiệu quả cao. Thứ hai: Giá vốn hàng bán có xu hướng tăng, đặc biệt là từ năm 2006 đến năm 2007 tăng từ 29,606 lên tới 48,163. Lý do của sự gia tăng của giá vốn hàng bán không phải là do công ty CP Khoáng Sản Bình Định không thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm mà là do trong những năm qua giá nhiên liệu trong nước tăng mạnh, mà một công ty khai thác khoáng sản như công ty CP Khoáng Sản Bình Định là nơi sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu cho hoạt động khai thác. Do đó không thể nhìn vào chỉ số này mà đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty CP Khoáng Sản Bình Định. Đây là một yếu tố khách quan mà toàn bộ ngành khai thác khoáng sản cũng như toàn bộ nền kinh tế phải gánh chịu. Thứ ba: Lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng hàng năm, đặc biệt là năm 2007. So với năm 2006 thì lợi nhuận trước thuế tăng 145%, lợi nhuận sau thuế tăng 126%. Điều này cho thấy hoạt động sản sản xuất kinh doanh của công ty CP Khoáng Sản Bình Định trong những năm này là rất khả quan. Thứ tư: Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhiều từ năm 2006 đến 2007(từ 3,432 lên 6,146) gây ảnh hưởng làm giảm một lượng không nhỏ đến lợi nhuận trước và sau thuế. Phân tích các tỷ lệ tài chính chủ yếu Nhóm các chỉ tiêu vể khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành = TSNH/Nợ NH Khả năng thanh toán nhanh = (TSNH-Hàng tồn kho)/Nợ NH Khả năng thanh toán tức thời = Tiền & các khoản tương đương/Nợ NH Dựa vào số liệu bảng cân đối kế toán và theo công thức trên ta tính được các hệ số khả năng thanh toán của công ty CP Khoáng Sản Bình Định như bảng sau: Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2006 2005 Khả năng thanh toán hiện hành lần 7 4 4 Khả năng thanh toán nhanh lần 6 4 3 Khả năng thanh toán tức thời lần 4 3 2 Nhìn chung, khả năng thanh toán của công ty CP Khoáng Sản Bình Định là rất khả quan. Các hệ số thanh khả năng thanh toán đều tương đối cao so với mặt bằng chung các doanh nghiệp trong cả nước. Các hệ số khả năng thanh toán đều có xu hướng tăng từ năm 2005 đến năm 2007. Năm 2007, hệ số khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh tăng tương đối mạnh là do tài sản ngắn hạn tăng nhanh trong khi nợ ngắn hạn lại có xu hướng giảm. Còn đối với hệ số khả năng thanh toán tức thời vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm hơn so với 2 hệ số kia là do năm 2007 có phát sinh khoản chi phí tài chính (như bảng CĐKT) làm cho lượng tiền mặt giảm đi, do đó ảnh hưởng đến hệ số khả năng thanh tóan tức thời. Nhóm các chỉ tiêu về khả năng hoạt động Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (= DTT/TS bình quân) Năm 2006: 52759/48289 = 1.09 Năm 2007: 103203/74975 = 1.38 Hệ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết một đồng tài sản đem vào hoạt động sản xuất sễ đem lại bao nhiêu đồng Doanh thu thuần. Theo số liệu tính ở trên thì hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty CP Khoáng Sản Bình Định là tương đối cao (đặc biệt là năm 2007 hiệu suất đạt 1.38), tức là một đồng vốn bỏ ra thu về được hơn một đồng doanh thu thuần. Điều này cho thấy bộ phẩn quản lý của công ty CP Khoáng Sản Bình Định hoạt động tích cực góp phần nâng cao năng suất, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, trình độ của đội ngũ công nhân viên đã đáp ứng tốt đòi hỏi của máy móc thiết bị. Và trong những năm gần đây thì hiệu suất sử tổng tài sản có xu hướng tăng thể hiện quá trình ngày càng hoàn thiện công tác sản của công ty CP Khoáng Sản Bình Định. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (= DTT/ TSCĐ bình quân) Năm 2006: 52759/10415 = 5.07 Năm 2007: 103203/18382 = 5.61 Theo số liệu trên chúng ta thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ có xu hướng giảm dần từ năm 2005 đến năm 2007. Điều cần quan tâm ở đây là tại sao trong khi hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng mạnh mà hiệu suất sử dụng TSCĐ lại có xu hướng giảm như vậy? Sở dĩ hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm nhẹ như vậy là do trong những năm này công ty CP Khoáng Sản Bình Định đã đầu tư thêm một số dự án mới, thể hiện ở việc chi phí xây dựng cơ bản dở dang đã tăng tới 55 lần (từ 101 năm 2006 lên tới 5545 năm 2007), mặc dù doanh thu thuần vẫn tăng với lượng lớn nhưng do sự gia tăng nhanh chóng của TSCĐ nên dẫn đến sự giảm nhẹ của hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty CP Khoáng Sản Bình Định. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn(=DTT/TSNH bình quân) Năm 2006: 52759/32902 = 1.60 Năm 2007: 103203/51300 = 2.01 Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cũng biến động tăng cùng với hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Hiệu suất sử dụng TSNH năm 2007 tăng 25.5% (từ 1.6 lên 2.01) so với năm 2006 nhưng đã góp phần làm tăng doanh thu thuần tăng một luợng lớn (95,6%), từ 52759 năm 2006 lên tới 103203 năm 2007. Điều này cho thấy hiệu suất sử dụng TSNH của công ty CP Khoáng Sản Bình Định là khá tốt. Vòng quay hàng tồn kho (=Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân) Năm 2006: 29606/5917 = 5.00 Năm 2007: 48163/5572 = 8.64 Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Theo số liệu tính toán được ta thấy, số vòng quay hàng tồn kho có xu hướng gia tăng (từ 5 vòng quay năm 2006 tăng lên 8.64 vòng quay năm 2007). Dựa vào bảng Cân đối kế toán chúng ta cũng có thể thấy được: Số lượng hàng tồn kho năm 2005 là lớn nhất, sau đó đến số lượng hàng tồn kho năm 2007, và cuối cùng là số lượng hàng tồn kho năm 2006. Năm 2006 công ty CP Khoáng Sản Bình Định đã tiêu thụ được một lượng lớn hàng tồn kho do vậy số vòng quay hàng tồn kho của năm mới tăng một cách đột biến như vậy (từ 5 lên tới 8.64 vòng). Trong những năm gần đây số vòng quay hàng tồn kho của công ty CP Khoáng Sản Bình Định đã tăng lên đáng kể, điều này cho thấy đã có sự cải thiện trong khâu marketting giới thiệu sản phẩm, hàng được tiêu thụ ngày càng nhanh hơn. Kỳ thu tiền bình quân (=Phải thu binh quân . 360 ngày/doanh thu 1 năm) Năm 2006: 4077*360/44760 = 32.79 Năm 2007: 9864*360/82744 = 42.91 Kỳ thu nợ bình quân cho biết khoảng thời gian trung bình kể từ khi doanh nghiệp bán hàng cho đến khi doanh nghiệp thu được tiền hàng về là bao nhiêu ngày. Nếu chỉ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì tốc độ thu hồi công nợ phải thu của doanh nghiệp nhanh, còn chỉ số ngày thu tiền bình quân càng ít thì tốc độ thu hồi công nợ phải thu của doanh nghiệp nhanh. Tuy nhiên trong mỗi ngành khác nhau thì chỉ số này cũng khác nhau và để đánh giá hiệu quả quản lý của doanh nghiệp thì cũng phải so sánh hệ số này với số ngày thanh toán cho các khoản công nợ phải thu mà doanh nghiệp đó quy định. Qua đó, chúng ta thấy được số kỳ thu tiền bình quân trong mọt năm của công ty CP Khoáng Sản Bình Định là tương đối lớn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác. Và chỉ số này của công ty CP Khoáng Sản Bình Định cũng đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Điều đó thể hiện khả năng thu hồi vốn nhanh của công ty CP Khoáng Sản Bình Định để phục vụ cho hoạt động tái sản suất mở rộng. Có được chỉ số kỳ thu tiền bình quân cao như vậy đã khẳng định được năng lực của các cán bộ công ty CP Khoáng Sản Bình Định nhân viên trong lĩnh vực quản lý, bán hàng, marketting của công ty CP Khoáng Sản Bình Định. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời & Phân phối lợi nhuận Thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)(=LNST/VCSH bình quân) Năm 2006: 19166/38868 = 0.493 Năm 2007: 43267/60660 = 0.717 ROE là thước đo tốt nhất về năng lực của một công ty trong việc tối đa hóa lợi nhuận từ mỗi đồng vốn đầu tư. Công ty đạt được ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh càng mạnh, do đó, ROE sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá các công ty trong cùng ngành nghề để ra quyết định lựa chọn đầu tư. Có thể nói, bên cạnh các chỉ số tài chính khác thì ROE là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Đây cũng là chỉ số đáng tin cậy về khả năng sinh lời của công ty trong tương lai. Thông thường, tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Theo các nhà kinh tế học thì ROE > 20% được coi là hợp lý. Như vậy, công ty CP Khoáng Sản Bình Định có ROE tương đối cao và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Đặc biệt năm 2007 ROE của công ty CP Khoáng Sản Bình Định đã đạt tới 71.7%, chứng tỏ hiệu quả sử dụng dồng vốn của công ty CP Khoáng Sản Bình Định là rất cao. Thu nhập trên tổng tài sản (ROA)(=LNST/TS bình quân) Năm 2006: 19166/48289 = 0.396 Năm 2007: 43267/74975 = 0.577 ROA thể hiện hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời, cho biết thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Hệ số ROA của công ty CP Khoáng Sản Bình Định thuộc loại cao so với các công ty cùng ngành. Theo kết quả tính toán thì ROA của công ty CP Khoáng Sản Bình Định ngày càng tăng cao, thể hiện hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận ngày cang hiệu quả. Hệ số cơ cấu vốn Hệ số nợ (=Nợ/TS=Nợ/NV) Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít, hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy càng cao. Năm 2005: 6385/41126 = 0.16 Năm 2006: 9707/55452 = 0.18 Năm 2007: 17503/94498 = 0.19 Theo tính toán trên, ta thấy hệ số nợ của công ty CP Khoáng Sản Bình Định thuộc loại tương đối thấp. Hệ số này tuy có xu hướng tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp. Chính vì tỉ lệ Nợ/NV thấp như vậy mà khả năng thanh toán của công ty CP Khoáng Sản Bình Định là rất tốt. Nhưng cũng không thể chỉ nhìn vào đó mà đánh giá năng lực của công ty CP Khoáng Sản Bình Định được, bởi lẽ đồng nghĩa với việc số nợ của công ty CP Khoáng Sản Bình Định thấp là số vốn cho đầu tư mới, đầu tư tái sản xuất mở rộng cũng thấp. Hệ số tự chủ tài chính (VCSH/TS=VCSH/NV=1 - Hệ số nợ) Năm 2005: 1 – 0.16 = 0.84 Năm 2006: 1 – 0.18 = 0.82 Năm 2007: 1 – 0,19 = 0.81 Hễ số tự chủ tài chính của công ty CP Khoáng Sản Bình Định là thuộc loại cao và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Điều này hoàn toàn nhất trí với hệ số nợ của công ty CP Khoáng Sản Bình Định. Một vấn đề đương nhiên là một Doanh nghiệp khi số có lượng nguồn vốn dồi dào, tỷ lệ vay thấp thì sự phụ thuộc của doanh nghiệp đó vào các tổ chức tài chính là rất thấp, đồng nghĩa với khả năng tự chủ, tự chi trả về mặt tài chính là tương đối cao. Điều này thể hiện tiềm lực tài chính rất mạnh của công ty CP Khoáng Sản Bình Định. Hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E)(Nợ/VCSH) Năm 2005: 6385/32668 = 0.23 Năm 2006: 9707/45069 = 0.22 Năm 2007: 17503/75592 = 0.2 Cũng như hai hệ số cơ câu vốn đề cập đến ở trên thì hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cũng thể hiện tiềm lực tài chính của công ty CP Khoáng Sản Bình Định. Với hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức 0.2 thì được coi là tương đối thấp. Thể hiện khả năng tài chính tương đối mạnh của công ty CP Khoáng Sản Bình Định. Đánh giá khái quát tình hình hoạt động của công ty CP Khoáng Sản Bình Định trong những năm gần đây Trong năm 2007 mặc dù phải chịu áp lực cạnh tranh của thị trường trong và ngoài nước, sản lượng bán hàng của Công ty vẫn tiếp tục tăng trưởng, đồng thời do Công ty có chiến lược Maketing phù hợp đã làm cho giá bán của hàng hoá được cải thiện. Nhờ vậy doanh thu thuần năm 2007 đạt ở mức khá cao đạt 103 tỷ đồng, tăng 95.61% so với năm 2006. Năm 2007 tổng tài sản của Công ty tăng lên 39 tỷ đồng – tăng cao so với các năm trước. Cả 2 nhóm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn đều tăng lên. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do chỉ tiêu tiền & các khoản tương đương tiền (28,14%) và các khoản phải thu ngắn hạn (376%). Tài sản dài hạn tăng do trong năm Công ty đã đầu tư hệ thống thiết bị tuyển quặng. thiết bị động lực và nhà xưởng nhằm tăng năng lực sản xuất. Dây chuyền nghiền mịn Zircon đã được đầu tư hoàn chỉnh và đã đi vào hoạt động từ đầu quý 2/2007. Các chỉ tiêu tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản năm 2007 biến động không đáng kể so với năm trước. Năm 2007 tình hình tiêu thụ sản phẩm và thanh toán tiền bán hàng có nhiều thuận lợi. Chỉ tiêu tiền và tương đương tiền cuối năm tăng so với đầu năm là 8,28 tỷ. Chỉ tiêu nợ phải thu ngắn hạn cuối năm tăng cao, chủ yếu là tiền hàng xuất khẩu giao hàng vào cuối năm và đã được khách hàng thanh toán xong trong tháng 1/2008. Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành năm nay bằng 6.95 lần cao hơn nhiều so với năm trước (3.93 lần). Năm 2007 nhóm các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đều cao hơn năm trước thể hiện khả năng sinh lời tiếp tục tăng cao với tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu thuần đạt 41,92%, lợi nhuận trước thuế năm nay tăng hơn 29 tỷ đồng so với năm trước, tăng 144%. Điều này làm cho các chỉ số tỷ suất lợi nhuận so với tổng tài sản hoặc so với vốn chủ sở hữu đều có mức tăng cao so với năm 2006. ROA và ROE lần lượt là 57.7% và 71.7%. Trong 6 tháng đầu năm BMC đạt 23.6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương đương 58% kế hoạch năm. Với tình hình hoạt động như hiện tại, dự đoán Công ty sẽ đạt được kế hoạch của năm. - the end - ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24936.doc
Tài liệu liên quan