LờI NóI ĐầU
Khi bước sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, quản lý kinh tế nói chung và quản lý kinh tế doanh nghiệp nói riêng với sự tồn tại và điều tiết của các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, giá cả, vv… đòi hỏi phải cung cấp những thông tin một cách kịp thời, chính xác và toàn diện về tình hình thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh, tình hình quản lý sử dụng lao động, vật tư và tiền vốn trong quá trình h
62 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Phân tích chi phí kinh doanh nhằm đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh tại chi nhánh giao dịch Công ty liên doanh fnb (có ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động kinh doanh, làm cơ sở đề ra các chủ trương, chính sách và giải pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Để đạt đuợc mục đích trên, đòi hỏi chủ doanh nghiệp và các cán bộ quản lý doanh nghiệp cần phải nhận thức và áp dụng các phương pháp quản lý hữu hiệu trong đó có phân tích hoạt động kinh tế. Từ đó trực tiếp tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích tình hình thực hiện chi phí kinh doanh nói riêng.
Phân tích tình hình chi phí kinh doanh nhằm mục đích nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tình hình quản lý và sử dụng chi phí, qua đó thấy được tác động ảnh hưởng của nó đến kết quả kinh doanh. Qua phân tích có thể thấy được tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại đơn vị có hợp lý hay không? có phù hợp với nhu cầu kinh doanh, với những nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính và mang lại hiệu quả kinh tế hay không? Đồng thời, tìm ra những mặt tồn tại bất hợp lý trong quản lý và sử dụng chi phí. Từ đó, đề xuất những chính sách, giải pháp khắc phục nhằm quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tốt hơn.
Nhân thức được vai trò , tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với sự tồn tại và phát triển của doanh ghiệp, cùng với những thực tế nghiên cứu tìm hiểu được qua thời gian thực tập chi nhánh công ty liên doanh FnB em đã chọn đề tài: “Phân tích chi phí kinh doanh nhằm đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh tại chi nhánh giao dịch công ty liên doanh FnB ” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình .
Mục đích nghiên cứu: nhằm đánh giá phân tích về tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh trên cơ sở lý luận đã học và thực tiễn tại công ty liên doanh FnB . Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh tại Công ty liên doanh FnB .
Phạm vi nghiên cức: nghiên cứu, đánh giá thực trạng về phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại công liên doanh FnB .
Nội dung đề tài bao gồm 3 phần:
Chương I: Những vấn đề chung về chi phí kinh doanh và phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh .
Chương II: Phân tích thực trạng tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại công liên doanh FnB .
Chương III: Các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh tại công ty liên doanh FnB .
Do thời gian thực tập tại công ty chưa được nhiều nên em chưa thể tìm hiểu được kỹ về mọi mặt hoạt động của công ty , mặt khác do khả năng kết hợp giữa lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên bản chuyên đề này chắc chắn có những sai sót nhất định . Em rất mong nhận được sự nhận xét của thầy giáo hướng dẫn cùng các cô chú , anh chị trong công ty để bản chuyên đề của em được hoàn thiện hơn .
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn : PGS.TS Trần Thế Dũng và các cô chú , anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành bản chuyên đề này .
CHƯƠNG I
NHữNG VấN Đề CHUNG Về CHI PHí KINH DOANH
Và PHÂN TíCH TìNH HìNH QUảN Lý Và Sử DụNG CHI PHí KINH DOANH
1 - Những vấn đề chung về chi phí kinh doanh
1.1- Khái niệm và phân loại chi phí kinh doanh
1.1.1 - Khái niệm :
Chi phí kinh doanh nói chung là toàn bô hao phí về lao động sống và lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp thương mại thì chi phí kinh doanh thương mại là những khoản chi bằng tiền hoặc tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại. Về bản chất, đó là những khoản tiêu hao về lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Các chi phí này phát sinh hàng ngày, hàng giờ đa dạng và rất phức tạp và tuỳ thuộc vào việc thực hiện các hành vi thương mại khác nhau.
Đối với việc mua bán hàng hoá, đó là các chi phí phát sinh ở khâu vận chuyển, dự trữ, tiêu thụ, khâu quản lý doanh nghiệp.
Đối với việc cung ứng dịch vụ thương mại và hoạt động xúc tiến thương mại như: đại diện môi giới, uỷ thác, đại lý, khuyến mại…. đó là các chi phí về vật chất tiền vốn, sức lao động để thực hiện các hành vi kể trên vì mục đích của DNTM trong một thời kỳ nhất định.
Đối với hoạt động tài chính là những khoản chi phí phải trả lãi suất cho các khoản nợ, chi phí chuyển tiền trả cho nhà cung cấp dịch mua ngoài .v.v…
Ngoài ra còn các chi phí như: các khoản thuế phải nộp cho nhà nước theo quy định của luật pháp như thuế nhà đất, thuế nhập khẩu, thuế GTGT,vv…
1.1.2. Phân loại chi phí :
Chi phí kinh doanh bao gồm nhiều loại có nội dung công dụng và tính chất khác nhau. Vì vậy, để thuận tiện cho việc quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh nhằm đưa ra các giải pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh, đồng thời để thuận tiện cho công tác hạch toán cần tiến hành phân loại chi phí.
Chi phí kinh doanh thương mại được phân theo những tiêu thức khác nhau.
* Theo bản chất kinh tế chi phí kinh doanh thương mại được phân thành hai loại:
Chi phí bổ sung là những khoản chi nhằm tiếp tục và hoàn chỉnh quá trình sản xuất hàng hoá trong khâu lưu thông.
Chi phí thuần tuý là những khoản chi nhằm mục đích chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá.
* Căn cứ vào mức độ tham gia và các hoạt động kinh doanh, chi phí kinh doanh được phân thành hai loại:
- Chi phí trực tiếp như: các chi phí mua, bán hàng hoá.
- Chi phí gián tiếp là những khoản chi phí phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh như chi phí quản lý doanh nghiệp.
* Căn cứ vào tính chất biến đổi, chi phí kinh doanh được phân thành hai loại:
Chi phí khả biến hay biến phí: là những khoản chi phí biến đổi phụ thuộc vào khối lượng hàng hoá mua vào bán ra trong kỳ. Chi phí này bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, bảo quản hàng hoá, đóng gói bao bì vv … Đặc điểm của chi phí này là khi khối lượng sản phẩm hàng hoá mua vào, bán ra thay đổi thì biến phí thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ thuận. Nhưng biến phí cho một đơn vị doanh thu thì không đổi.
Chi phí bất biến hay định phí: là những khoản chi phí tương đối ổn định, không phụ thuộc vào khối lượng hàng hoá mua vào bán ra trong kỳ. Chi phí này bao gồm: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên quản lý vv… Đây là loại chi phí mà bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh cũng phải thanh toán, phải trả không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất kinh doanh nhiều hay ít, thậm chí đôi khi không hoạt động cũng phải trả. Đặc điểm của chi phí này là khi khối lượng hàng hoá mua vào bán ra thay đổi thì định phí không đổi. Nhưng định phí cho một đơn vị daonh thu thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ nghịch.
* Căn cứ vào chức năng hoạt động của doanh nghiệp thì chi phí kinh doanh được phân thành ba loại:
Chi phí mua hàng: gồm chi phí vận chuyển, chi phí dịch vụ thuê ngoài như thuê vận chuyển, thuê kho bãi vv…
Chi phí bán hàng: là các khoản chi phí phát sinh trực tiếp tại bộ phận bán hàng như tiền lương nhân viên bán hàng, bảo hiểm xã hội – bảo hiểm y tế của nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản phục vụ hoạt động bán hàng, chi phí đào tạo, bồi dưỡng nhân viên bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện thoại, điện nước – dịch vụ khác, chi phí bằng tiền khác vv…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm các khoản chi phí cho nhân viên quản lý như tiền lương nhân viên quản lý, bảo hiểm xã hội – bảo hiểm y tế của nhân viên quản lý, chi phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ phận quản lý, chi phí tiếp khách, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện thoại – điện nước và các chi phí bằng tiền khác vv…
* Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu hạch toán thì chi phí kinh doanh được phân thành các khoản mục:
Chi phí nhân viên
Chi phí nguyên liệu, vật liệu
Chi phí công cụ đồ dùng
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí vận chuyển thuê ngoài
Chi phí về điện nước, điện thoại
Chi phí lãi vay
Các chi phí bằng tiền khác
Phân loại chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với tình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh và các mục tiêu quản lý kinh tế của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xác định được xu hướng hình thành kết cấu của chi phí kinh doanh thương mại trong từng thời kỳ khác nhau, đồng thời làm cơ sở cho công tác kế hoạch hoá, kiểm tra, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó mà tìm ra được các giải pháp quản lý chi phí tốt, giảm chi phí kinh doanh, hạ thấp chi phí kinh doanh của doanh nghiệp từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
1.2 - Vai trò của chi phí kinh doanh đối với quá trình hoạt động của doanh nghiệp .
Chi phí gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào, nói cách khác doanh nghiệp nếu muốn kinh doanh thì không thể không bỏ ra chi phí để hoạt động.
Chi phí kinh doanh có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , chi phí kinh doanh ảnh hưởng trực tiết đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi chi phí kinh doanh giảm sẽ hạ thấp được giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá, từ đó góp phần tăng lợi nhuận và mở rộng quy mô kinh doanh của doanh ngiệp. Ngược lại, khi phí kinh doanh tăng không hợp lý sẽ làm giảm lợi nhuận thận chí còn có thể bị lỗ.
Đánh giá việc sử dung chi phí là một trong những công việc quan trọng giúp nhà quản lý một phần nào đó đanh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu quản lý và sử dụng chi phí tốt thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tốt hơn và ngược lại, nếu quản lý chi phí không tốt hay lãng phí sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Việc tính đúng, tính đủ những khoản chi phí bỏ ra sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp sẽ hình dung được bức tranh thực về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh gnhiệp. Đây là một vấn đề không thể thiếu được để quyết định đầu vào, xử lý đầu ra.
Nói tóm lại, chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu rất quan trọng và nó cần phải được quản lý và sử dụng một cách hợp lý nhất.
2. Mục đích, ý nghĩ của việc phân tích chi phí kinh doanh
Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ là hoạt động kinh tế rất phức tạp và mang tính đặc thù. Đông thời nó cũng chịu sự tác động và ảnh hưởng của nhiều ngành, nhiều yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. Để có thế tồn tại và phát triển, kinh doanh có lãi trong cơ chế thị trương, đòi hỏi hỏi các nhà kinh doanh và quản lý thương mại, dịch vụ phải tìm ra các giải pháp để ngày càng kinh doanh có lãi và một trong những giải pháp quan trọng là tiến hành phân tích hoạt động kinh tế.
Phân tích chi phí kinh doanh nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn , toàn diện và khách quan tình hình chi phí của doanh nghiệ, qua đó thấy được mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà công ty đưa ra . Đồng thời qua phân tích cũng nhằm mục đích thấy được những mâu thuẫn tồn tại và những nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũng như chủ quan trong chi phí để từ đó tìm ra được những chính sách, giải pháp thích hợp để thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng pháp triển và tăng lợi nhuận .
Qua phân tích ta có thể nắm được sự vận động và xu hướng phát triển mang tính quy luật của các hiện tượng sự vật . Từ đó ta mới có thể đưa ra những ý kiến đề xuất, những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, phân tích hoạt động kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý kinh tế nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng. Một trong những nội dung phân tích quan trọng đó là việc phân tích chi phí kinh doanh.
Phân tích tình hình chi phí nhằm mục đích nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tình hình quản lý và sử dụng chi phí, qua đó thấy được tác động ảnh hưởng của nó đến quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh. Qua phân tích có thể thấy được tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh có hợp lý hay không: có phù hợp với nhu cầy kinh doanh, với những nguyên tắc quản lý kinh tế – tài chính và mang lại hiệu quả kinhtế hay không? Đồng thời tìm ra nhứng mặt tồn tại bất hợp lý trong quản lý và sử dụng chi phí. Từ đó, đề xuất những chính sách, biện pháp khắc phục nhằm quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tốt hơn.
Việc quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh hợp lý – đảm bảo tiết kiệm, không lãng phí – góp phần đảm bảo tốt việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, góp phần mở rộng quy mô, tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.Quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh thương mại vì nó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến tình hình và kết quả kinh doanh . Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh , tăng doanh thu và hiệu quả kinh tế . Ngược lại, nếu doanh nghiệp không quản lý tốt chi phí thì sẽ hạn chế kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế giảm .
Phân tích chi phí kinh doanh sẽ cung cấp những thông tin một cách kịp thời, chính xác và toàn diện về tình hình chi phí của doanh nghiệp cho nhà quản lý và các đối tượng quan tâm biết được . Từ đó nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đề ra những chính sách , biện pháp hữu hiệu để góp phần sử dụng lợp lý chi phí kinh doanh đối với đơn vị mình.
Doanh nghiệp được coi là quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tốt là doanh nghiệp có tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí hay tỉ suất chí phí kinh doanh giảm. Khi đó, lợi nhuận tăng và ta cũng có thể nói doanh nghiệp đó đã tiết kiệm tương đối về chi phí kinh doanh hay doanh nghiệp đã quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tốt .
3 - Các phương pháp phân tích và nguồn số liệu sử dụng để phân tích
3.1 . Các phương pháp phân tích
Các phương pháp phân tích hoạt động kinh tế được dựa trên cơ sở của triết học duy vật biện chứng. Tức là, ta phải xem xét các sự vật, hiện tượng đều ở trạng thái vận động phát triển và trong mối quan hệ với nhau một cách biện chứng.
Các phương pháp phân tích hoạt động king tế được dựa trên cơ sở nghiên cứu vận dụng kiến thức của các môn khoa học chuyên ngành như; kinh tế học, kinh tế thương mại, tài chính tín dụng, thống kê, kế toán.
Việc phân tích hoạt động kinh doanh có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như:
+ Phương pháp so sánh
+ Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu phân tích ta có thể sử dụng các phương pháp như:
Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp cân đối
+ Các phương pháp khác như:
Phương pháp tỉ suất
Phương pháp chỉ số
Phương pháp biểu mẫu
Riêng trong phân tích kinh doanh ta sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp tỉ suất, phương pháp biểu mẫu.
Phương pháp so sánh
Là phương pháp được sử dụng lâu đời và rộng rãi nhất trong phân tích là hoạt động kinh tế. Đó là phương pháp nghiên cứu dể nhận thức các sự vật hiện tượng thông qua quan hệ đối chiếu tuơng hỗ giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
Mục đích: là thấy được sự giống nhau, khác nhau giữa các sự vật hiện tượng, thấy được sự biến động và xu thế phát triển của các chỉ tiêu kinh tế.
Nội dung so sánh:
+ So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch hoặc định mức để thấy được mức độ hoàn thành và tỉ lệ% (số tương đối) hoặc số chênh lệch tăng giảm (số tuyệt đối).
+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với kỳ trước, các kỳ trước hoặc cùng kỳ của các năm trước nhằm mục đích thấy được mức độ biến động và xu thế phát triển của các chỉ tiêu kinh tế.
+ So sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác, với đơn vị điển hình tiên tiến hoặc đơn vị có mức trung bình để qua đó thấy được mức độ và khả năng phấn đấu của đơn vị mình.
+ So sánh giữa bộ phận với tổng thể để thấy được vai trò và vị trí của bộ phận trong tổng thể đó (so sánh về tỉ trọng)
+ Ngoài ra, người ta có thể so sánh giưũa một chỉ tiêu khác có mối quan hệ chặt chẽ va tác động qua lại với nhau để hình thành nên một chỉ tiêu mới.
Riêng trong phân tích chi phí kinh doanh thì nội dung so sánh chủ yếu bao gồm:
So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch
So sánh giữa số thực kỳ này với kỳ trước
So sánh giữa các đơn vị trực thuộc nhau
So sánh giữa các bộ phận chi phí theo chức năng hoạt động với tổng chi phí kinh doanh, so sánh giưã các khản mục chi phí theo các chức năng hoạt động.
Ngoài ra còn so sánh giữa tổng chi phí kinh doanh và từng khoản mục chi phí theo chức năng hoạt đông với tổng doanh thu.
Trong đó, các chỉ tiêu ở kỳ kế hoạch, kỳ trước, cùng kỳ các năm trươc … gọi chung là trị số kỳ gốc, thời kỳ để chọn làm gốc só sánh gọi tắt là kỳ gốc, thời kỳ để chọn làm phân tích được gọi tắt là kỳ phân tích.
Để áp dụng phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải thoả mãn các điều kiện sau:
+ Phải thống nhất về nội dung phản ánh.
+ Phải thống nhất về phương pháp tính toán.
+ Số liêu thu thập được của các chỉ tieu kinh tế pải trong cùng một khoản thời gian.
+ Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một đơn vị đo lường.
- So sánh tuyệt đối
Là kết quả so sánh (phép trừ) giữa số phân tích với số gốc. Số tuyệt đối có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, ngày công, giờ công. Là cơ sở để tính các trị số khác.
Trong phân tích chi phí kinh doanh thì đây là cự so sánh giữa tổng chi phí kinh doanh, ừng khoản mục chi phí cụ thể của kỳ thực hiện với kỳ kế hoạc hoặc thực hiện kỳ trước với thực hiện kỳ này, vv…
- So sánh tương đối
Sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Tỉ lệ % hoàn thành: xác định bằng công thức
Tỉ lê% = Số phân tích x 100%
hoàn thành Số gốc
+ Tỉ lệ % tăng giảm: Xác định bằng công thức
Tỉ lệ % = Chênh lệch tuyệt đối x 100%
tăng giảm Số gốc
Riêng trong phân tích chi phí kinh doanh ta chỉ sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm tăng giảm
+ Mức biến động tương đối theo hệ số tính chuyển
Là kết quả so sánh (phép trừ) giữa số phân tích với số gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan mà chỉ tiêu này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
Mức biến động tương = Số phân - Số x Hệ số tính chuyển
đối theo hệ số tính chuyển tích gốc (hệ số điều chỉnh)
+ Số tương đối kết cấu (tỉ trọng)
Là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỉ trọng giữa mức độ hoạt động chiếm trong mức độđạt được của tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này cho thấy vai trò, vị trí của bộ phận trong tổng thể.
Tỉ trọng = Bộ phận x 100%
% Tổng thể
+ Tỉ lệ phát triển liên hoàn
Ti = yi / yi-1 x 100%
Trong đó:
i = 1….n
Ti: là tỉ lệ phát triển liên hoang
y1: là chỉ số của chỉ tiêu kinh tế ở kỳ thứ i
yi-1: là chỉ số của chỉ tiêu kinh tế ở kỳ thức (i-1)
Khi phân tích chi phí kinh doanh ta sử dụng chỉ tiêu này để xác định tỷ lệ phần trăm của từng khoản mục chi phí kinh doanh chiếm trong tổng chi phí kinh doanh tại đơn vị nghiên cứu.
+ Tỉ lệ phát triển định gốc
T0i = yi / y0 x 100%
Trong đó:
i = 1….n
yi,y0 : là chỉ số chỉ tiêu kinh tế ở kỳ thức I, kỳ gốc
+ Tỉ lệ phát triển bình quân
T =
Trong đó
n: Số các kỳ
Ba chỉ tiêu: tỉ lệ phát triển liên hoang, tỉ lệ phát triên định gốc, tỉ lệ phát triển bình quân được sử dụng để phân tích kinh tế nhằm đánh giá sự biến đông của chỉ tiêu kinh tế qua một thời kỳ (thường là 5 năm) qua đó thấy được xu thế phát triển và quy luật của chỉ tiêu kinh tế.
Các chỉ tiêu tỉ lệ phát triển liên hoàn, tỉ lệ phát triện định gốc, tỷ lệ phát triển bình quân thường không sử dụng trong phân tích chi phí kinh doanh.
Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố tới chỉ tiêu phân tích
– Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích) trong trường hợp các nhân tố có mối liên hệ với nhau và với chỉ tiêu phân tích được tồn tại dưới dạng tích số hoặc thương số. Sử dụng phương pháp này cho phép tính toán được mức độ ảnh hưởng của cá nhân tố bằn những số liệu cụ thể.
Trình tự áp dụng:
Bước 1: Xác lập công thức nhằm xác định đối tượng phân tích và các nhân tố ảnh hưởng, khi xây dựng công thức phải sắp xếp vị trí các nhân tố theo nguyên tắc lượng biến thì chất biến tức là phải sắp xếp các nhân tố số lượng đứng trước, các nhân tố chất lượng đứng sau.
Bước 2: Là bước thay thế nhằm xác định ảnh hưởng của tùng nhân tố. Ơ bước này ta căn cứ vào công thức đã được xác định rồi tiến hành thay thế từ trái sang phải. Khi thay thế ta chỉ cho nhân tố đanh nghiên cứu biến động (từ ký gốc sang kỳ phân tích) cố định nhân tó đứng đó ở ký gốc và nhân tố đứng trước nó ở kỳ phân tích. Anh hương của một nhân tố nào đó sẽ bằng giá trị lần thay trến của nhân tố đó trừ giá trị lần thay thế trước.
F = x.y.z
Xác định số chênh lệch chưng của đối tượng phân tích:
DF = F1-F0 =x1y1z1-x0y0z0
Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới đối tượng phân tích:
+ Nhân tố x:
DFdo x = x1y0z0 – x0y0z0
+ Nhân tố y:
DFdo y = x1y1z0 – x1y0z0
+ Nhân tố z:
DFdo z = x1y1z1 – x1y1z0
Bước 3: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tối đối chiếu với số chênh lệch chung của đối tượng phân tích.
DF = DFdo x + D Fdo y + DFdo z = x1y1z1 - x0y0z0
Phương pháp thay thế liên hoàn: lần tính toán sau kế thừa ngày kết quả lần tính toán trước cho nên sẽ giảm đi được các phép tính và tổng ảnh hưởng của các nhân tố bao giờ cũng vừa đúng bằng số chênh lệch chung. Và cũng chính vì vậy, nếu như một bước tính toán sai thì sẽ làm kết quả lần tính toán sau mà lại khó phát hiện.
Riêng trong phân tích chi phí kinh doanh thì ta có thể sử dụng phương páp này để xác định mức độ anh rhưởng của các nhân tố đến tổng quỹ lương và chi phí lãi vay phải trả. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng giống như trên.
- Phương pháp số chênh lệch
Trong thực tế phan tích, phương pháp thay thế liên hoàn còn được thực hiện bằng phương pháp số chênh lêch. Phương pháp số chênh lệch sử dụng ngay số chênh lệch của các nhân tố ảnh hưởng để thay thế vào các biểu thức tính toán mức dộ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp số chênh lệch là dạng rút gon của phương pháp thay thế liên hoàn.
Điều kiện và trình tự áp dụng tương tự như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác ở bước thứ 2:
Bước 2: Khi tính ảnh hưởng của một nhân tố nào đó thì ta lấy chênh lệch giữa kỳ gốc và kỳ phân tích của nhân tố đó rồi nhân với số liệu kỳ gốc của nhân tố đứng sau và số liệu kỳ phân tích của nhân tố đứng trước.
F = x.y.z
Xác định cố chênh lệch chung của đối tượng phân tích:
DF = F1 – F0
Xác định ảnh hưởng của từng nhân tố :
+ Nhân tố x :
DF do x = (x1 – x0)y0z0
+ Nhân tố y:
DF do y = (y1 – y0)x1z0
+ Nhân tố z:
DFdo z = (z1 – z0)x1y1
Phương pháp số chênh lệch đơn giản dễ tính toán và cho ngay kết quả và mỗi lần tính toán là một phép tính riêng biệt cho nên kết quả giữa các lần tính toán không phụ thược lẫn nhau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng trong trường hợp công thức có dạng tích số, số nhân tố ảnh hưởng có từ 2 đến 3, số liệu là số nguyên.
- Phương pháp cân đối
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tòn tại mối liên hệ cân đối như: cân đối giữa vốn và nguồn vốn, giưũa thu và chi, giưũa nhu cầu và khả năng thanh toán. Phương pháp cân đối được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá toàn diện trong phân tích kinh tế để từ đó phát hiện sự mất cân đói cần giải quyết những hiện tượng vi phạm chế độ và nhứng nguồn tiềm năng có thể khai thác.
Các mối quan hệ cân đối:
+ Cân đối tổng thể: là quan hệ cân đối của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp do nhiều chỉ tiêu kinh tế cá thể hợp thành.
Vd: Tài sản = Nguồn vốn
+ Cân đối cá thể: là quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu kinh tế cá biệt, vd:
Nợ phải thu = Nợ phải thu = Nợ phải thu n + Nợ phải thu
còn ở đầu kỳ tăng trong kỳ còn đến cuối kỳ giảm trong kỳ
Tồn kho + Mua vào = Tồn kho + Bán ra
đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ trong kỳ
Từ những liên hệ mang tính chất cân đối một chỉ tiêu thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của một hoặc nhiều chỉ tiêu khác khi phân tích theo phương pháp cân đối ta phải lập công thức cân đối và tính số chênh lêch để xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích (ảnh huởng của các nhân tố tới chỉ tiêu phan tích chính bằng chênh lệch giữa hai kỳ của nhân tố đó).
Khi phân tích chi phí kinh doanh ta không sử dụng phương pháp này. * Các phương pháp khác
- Phương pháp tỉ suất
Tỉ suất là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại vơi nhau.
ý nghĩa : Nhìn chung các chỉ tiêu tỉ suất phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh.
Khi phân tích chi phí kinh doanh ta sử dụng chỉ tiêu này để xác định tỷ suất của từng khoản mục chi phí và tổng chi phí kinh doanh. Công thức:
F’ = Fi x 100
F
Trong đó:
F’ : tỷ suất chi phí (%)
Fi : Chi phí kinh doanh loại I (theo từng khoản mục chi phí kinh doanh)
F: Tổng chi phí kinh doanh
- Phương pháp chỉ số:
Phương pháp chỉ số được áp ddơngdeer tính toán phân tích sự biên độngtăng giảm và mối liên hệ tác động phụ thược lẫn nhau của các chỉ tiêu kinh tế có một hoặc nhiều yếu tố khác nhau. Chỉ tiêu chỉ số đựoc xác định bằng mối liên hệ so sánh của một chỉ tiêu kinh tế ở những thời điểm khác nhau, thường là so sánh giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc.
Phương pháp chỉ số được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào cong thức chỉ số giá và chỉ số lượng hàng hoá để từ đó tính doanh thu ở kỳ phân tích theo giá kỳ gốc.
Ip = p1 /p0 = q1p1 /q1p1 = M1 / M1 (p0)
Iq = q1 /q0 = q1p1 /q1p1
Phương pháp chỉ số được sử dụng trong phân tích hoạt động kính kế kết hợp với phương pháp thay thế liên hoàn để tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố số lượng hàng bán và giá bán tới doanh thu.
- Phương pháp biểu mẫu
Trong phân tích hoạt động kinh tế tất cả số liệu phân tích phải được thể hiện ở trên biểu mẫu hoặc sơ đồ để phản ánh một cách trực quan có hệ thống, tiện cho việc theo dõi, đối chiếu, kiểm tra.
Biểu mẫu phân tích được thiết kế theo các cột, các dòng tuỳ thuộc vào nội dung, mục đích phân tích nhưng cần đảm bảo các yếu tó cơ bản sau:
+ STT, tên gọi của biểu.
+ Đơn vị tính (ghi trong biểu, trên dòng hoặc dột)
+ Nội dung: cột phản ánh các chỉ tiêu, các cột phản ánh các dữ liệu đã cho và các cột phản ánh số liệu tính toán từ các cột đã cho.
Khi phân tích chi phí kinh doanh ta thường xuyên sử dụng phương pháp này để phân tích.
3.2. Nguồn số liệu để phân tích
- Phân tích tình hình thực hiện chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại căn cứ vào những tài liệu sau:
+ Căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch và định mức chi phí.
+ Căn cứ vào các số liệu và tài liệu hạch toán chi phí kinh doanh bao gồm cả kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, các hoá đơn chứng từ, các bảng kê và sổ kế toán về chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Căn cứ vào các
+ Các chế độ chính sách và các tài liệu văn bản có liên quan đến tình hình chi phí như: chế độ tiền lương, hợp đồng lao động, hợp đồng vay vốn vv…
4. Nội dung phân tích chi phí kinh doanh
4.1 Phân tích chung tình hình biến động của chi phí trong mối liên hệ với doanh thu .
Để phân tích chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu kế toán đã sử dụng các chỉ tiêu sau :
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tổng chi phí kinh doanh bao gồm :
+ Chi phí mua hàng
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý
+ Chi phí tài chính
Tỷ suất chi phí : Là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ lệ phần trăm của chi phí trên doanh thu bán hàng . Tỷ suất chi phí nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh , chất lượng kinh doanh và sử dụng chi phí của công ty .
Công thức :
F’ = F x 100
M
Trong đó :
F : Tổng chi phí kinh doanh
M : Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
F’ : Tỷ suất chi phí ( % )
Mức độ tăng giảm của tỷ suất chi phí : phản ánh sự thay đổi tuyệt đối về tỷ suất chi phí giữa hai kỳ .
Công thức :
DF’ = F’1 – F’0
Trong đó :
DF’ : Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí
F’1 , F’0 : Tỷ suất chi phí ở kỳ phân tích và kỳ gốc
Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí : Là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ %
giữa mức tăng giảm tỷ suất chi phí với tỷ suất chi phí kỳ gốc . Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí của doanh nghiệp nhanh hay chậm và có ý nghĩa đặc biệt khi so sánh trong cùng một đơn vị giữa các thời kỳ khác nhau, bởi vì với cùng mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí như nhau nhưng đơn vị nào( hoặc thời kỳ nào ) có tốc độ giảm nhanh hơn thì đơn vị đó ( hoặc thời kỳ đó ) được đánh giá là tốt hơn trong quản lý và sử dụng chi phí .
Công thức :
Tf’ = DF’ x 100
F’0
Mức độ tiết kiệm ( lãng phí ) chi phí : Chỉ tiêu này cho ta biết với mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí là DF’ và với doanh thu đạt được ở kỳ phân tích là M1 thì doanh nghiệp đã tiết kiệm ( lãng phí) một khoản chi phí là bao nhiêu .
Công thức :
U = DF’ x M1
Trong đó :
U : Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí
M1 : Doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ phân tích
Khi tiến hành phân tích chi phí kinh doanh trong mối liên hệ với doanh thu công ty sử dụng phương pháp biểu mẫu và phương pháp so sánh . Sau khi phân tích xong kế toán trưởng đưa ra những đánh giá và nhận xét về tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại công ty nói chung.
4.2. Phân tích chi phí theo các chức năng nhiệm vụ
Hoạt động kinh doanh thương mại có ba chức năng cơ bản , bao gồm : chức năng mua hàng , chức năng bán hàng và chức năng quản lý . Các khoản mục chi phí kinh doanh như chi phí bán hàng , chi phí quản lý , chi phí mua hàng không được quản lý , hạch toán độc lập . Vì trong quá trình hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý kế toán lại hạch toán lẫn cả chi phí mua hàng vào trong đó như : chi phí vận chuyển bốc xếp hàng hoá , chi phí cho tổ cẩu kế toán lại hạch toán vào chi phí bán hàng . Điều này trên thực tế là không hợp lý .
Phân tích theo từng chức năng nhiệm vụ thì chi phí kinh doanh được chia thành bốn loại :
Chi phí mua hàng : Là những khoản chi phí bằng tiền hoặc tài sản gắn liền với quá trình mua vật tư, hàng hoá. Là những khoản chi phí từ khi giao dịch đến khi ký kết hợp đồng đã được thực hiện , vật tư hàng hoá đã được nhập kho hoặc đã được chuyển đến các cửa hàng kinh doanh của công ty . Khi vật tư hàng hoá được vận chuyển đến các cửa hàng thì không tính trị giá mua của lô hàng đó . Đây là chi phí chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp .
Chi phí bán hàng : Là toàn bộ chi phí cần thiết liên quan đến quá trình tiêu thụ vật tư , hàng hoá, dịch vụ trong kỳ . Khoản chi phí này chiếm tỷ trọng lớn nh._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1-113.doc