Báo cáo Nhà máy xe lửa Gia Lâm

PHẦN I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XE LỬA GIA LÂM. 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XE LỬA GIA LÂM Công ty xe lửa Gia Lâm là một doanh nghiệp độc lập trực thuộc Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam, với diện tích 208.934 m2. Công ty xe lửa Gia Lâm được thành lập vào năm 1905 sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Trong thời kỳ này, Pháp xây dựng Công ty với ý đồ thiết lập một hệ thống giao thông vận tảI đường sắt nhằm phục vụ cho việc vận chuyển, vơ vét, cư

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2234 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Nhà máy xe lửa Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp bóc, khai thác các tài nguyên khoáng sản của nước ta. Tháng 10/1945, sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, Công ty trở về tay giai cấp Công nhân Việt Nam. Ngay từ lúc ban đầu trở lại hoạt động, Công ty đã có được một đội ngũ công nhân khá đông đảo ( khoảng trên dưới 400 công nhân viên chức) và tiếp tục sản xuất kinh doanh phục vụ vận tảI đường sắt nước nhà. Đầu năm 1960, dưới sự giúp đỡ của Nhà nước Ba Lan, nước ta đã tiến hành cải tạo và mở rộng Công ty, nâng công suất của Công ty lên mức 120 đầu máy và 1099 toa xe một năm. Đây cũng là bước chuyển mình của Công ty. Đến tháng 4/1993, Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập lại Công ty theo nghị định 388/NĐCP. Từ đó, Công ty trở thành một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đường sắt, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng ký kết với khách hàng. Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển của đất nước, cùng với sự lớn mạnh của ngành giao thông vận tải, Công ty cũng không ngừng mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh.Hiện nay toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty có 630 người. Trong đó số công nhân trực tiếp sản xuất là 580 người.Mặc dù máy móc thiết bị của Công ty là các loại máy móc đặc chủng chuyên dụng, song cũng được sử dụng và khai thác tối đa công suất hiện có cho sản xuất sản phẩm.Mỗi năm Công ty đóng mới và sửa chữa khoảng 20 đầu máy, 12 xe đóng mới, 50 xe khách, 200 xe hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng trở nên có hiệu quả, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Công ty thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự cân đối tài chính, lấy thu bù chi. Công ty luôn đảm bảo nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ, góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hiện nay, do đặc thù của ngành, Công ty chủ yếu sản xuất theo chỉ tiêu với đơn đặt hàng của Liên hiệp đường sắt khu vực I. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện các hợp đồng ký kết ngoài chỉ tiêu với các đơn vị sản xuất khác như: kiểm định lò xo, kiểm định mẫu kim loại, làm vành xe lu, sản xuất và bảo dưỡng nồi hơi…Đây cũng là một hoạt động đem lại một nguồn thu nhập không nhỏ cho Công ty. 1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY XE LỬA GIA LÂM. Công ty xe lửa Gia Lâm là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghiệp đường sắt có nhiệm vụ: chuyên đóng mới, sửa chữa các phương tiện vận tảI đường sắt, đại tu máy công cụ, sản xuất phụ tùng đầu máy, toa xe, chế tạo nồi hơI cho ngành đường sắt Việt Nam. Theo quá trình xây dựng và phát triển, đến nay Công ty xe lửa Gia Lâm đã được cấp phép kinh doanh, dịch vụ trong các lĩnh vực sau: - Thiết kế chế tạo đầu máy, toa xe, các phương tiện giao thông đường sắt, nồi hơI và các thiết bị áp lực. - Đóng mới, sửa chữa đầu máy, toa xe và các phương tiện giao thông đường sắt. - Chế tạo mới, sửa chữa các loại nồi hơI và thiết bị áp lực. Gia công kết cấu thép. - Kiểm định đồng hồ áp lực, xác định cơ tính vật liệu và dịch vụ khác. Trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, Công ty Xe lửa Gia Lâm tuy vẫn coi đóng mới, sửa chữa đầu máy, toa xe cho Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam là nhiệm vụ chính trị hàng đầu nhưng đồng thời cũng vươn ra ngoài ngành để hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng năng lực hiện có, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Cụ thể: - Đóng mới, sửa chữa các loại toa xe, đầu máy, ô tô ray và chế tạo.Cung cấp phụ tùng tương ứng cho các doanh nghiệp ngoài ngành có vận tảI đường sắt như: Tổng Công ty Than Việt Nam, Công ty Apatit Việt Nam, Công ty supe và hoá chất Lâm Thao v.v.. - Chế tạo mới, sửa chữa các loại nồi hơI, thiết bị áp lực phục vụ công nghiệp dân sinh và đã xuất khẩu sản phẩm. - Chế tạo lò xo các loại cho mọi ngành công nghiệp trong nước. Với chu kì sản xuất tương đối dài ( từ 1-1.5 tháng cho sửa chữa lại đầu máy, 2-4 tháng cho đóng mới toa xe). Quy mô sản xuất tương đối lớn với qui trình công nghệ phức tạp kiểu song song. Sản phẩm được sản xuất qua các công đoạn và cuối cùng được lắp ráp hoàn chỉnh. 1.3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHÍNH. 1.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song. Công ty có dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu gia công chế tạo phụ tùng, phụ kiện đến khâu lắp ráp hoàn chỉnh đầu máy, toa xe theo yêu cầu kỹ thuật của ngành đường sắt. Công nghệ sản xuất của Công ty là bán cơ khí kết hợp với bàn tay tinh sảo của công nhân. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty tuân theo tuần tự các bước sau: - Khi hợp đồng sản xuất với khách hàng được ký kết thì phòng kỹ thuật sẽ lập thiết kế (đối với xe đóng mới) và lập bản giải thể để xác định mức độ sửa chữa ( đối với đầu máy, toa xe đóng mới) và lập bản giải thể xác định mức độ sửa chữa ( đối với đầu máy, toa xe sửa chữa đại tu). - Căn cứ vào thiết kế được duyệt và các bản giải thể, tiến hành sản xuất các bộ phận, chi tiết, phụ tùng đầu máy toa xe cần thiết. - Cuối cùng lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm đầu máy toa xe. Sản phẩm của Công ty xe lửa Gia Lâm rất đa dạng và phức tạp. Dưới đây xin đơn cử công nghệ sản xuất sản xuất: Sửa chữa và tôI ram lò xo. Chuẩn bị: Vật liệu: Thành phần hoá học của vật liệu quyết định dến từng loại thép lò xo. Gồm các thành phần chủ yếu: Cacbon, Mangan, Silic… Mỗi nguyên tố có trong vật liệu ảnh hưởng đến cơ tính, lý tính của sản phẩm. Vật liệu không có khuyết tật, nứt, phân lớp. Được cán kéo dưới dạng tròn hoặc dẹt có các kích cỡ khác nhau. Theo đường kính từ f 4 - f40 thường ở dạng cây dài. b. Khai triển: Theo bản vẽ hoặc quy cách đặt hàng để tính toán chọn vật liệu cho phù hợp. Chiều dài khai triển: L = p x DTB x nS DTB : Đường kính trung bình của lò xo DTB = DTr x d DTr : Đường kính trục cuốn D: Đường kính vật liệu chế tạo nS : Số vòng của lò xo 2. Cuốn lò xo trên máy DRESS-C23: - Đưa phôi vào lò ( L07) nung. - Lắp trục cuốn vào máy - Kiểm tra lại hướng xoắn của trục ( phải – trái) bước tiến trên máy. - Sau khi cuốn sửa lại 2 đầu lò xo tròn đều, đóng dấu ký hiệu riêng ở vòng đầu lò xo để nhận biết nhà chế tạo và thời gian sản xuất. 3. Nhiệt luyện: Nhiệt luyện là bước quan trọng quyết định đến chất lượng, độ bền, cơ tính của lò xo. a. Tôi: - Nung phôi: Phôi được nung trong lò điện và lò phản xạ có hệ thống đồng hồ báo nhiệt độ trực tiếp hoặc gián tiếp chính xác. - Môi trường tôi: Tôi bằng nước hoặc bằng dầu ( Dầu Diezen hoặcCN20). b. Ram: Nhằm khắc phục các khuyết tật phát sinh trong quá trình tôi như tổ chức kim loại, ứng suất dư, độ cứng..v..v..Quá trình ram thực hiện trong lò điện L05, có đồng hồ báo nhiệt chính xác. Thời gian giữ nhiệt từ 2- 2.5 giờ sau đó làm nguội dần. 4. Hoàn thiện- Kiểm tra- Xuất xưởng: - Sau khi nhiệt luyện kiểm tra trên máy ép FELISSIER. + Ép biến hình 3 lần. Mỗi lần ép sát bước giữ từ 1 đến 2 phút- lò xo không xẹp, không gãy. + Ép tần số theo quy định ( các chế độ làm việc của lò xo). - Mài phẳng hai đầu vuông góc với tâm của lò xo. - Phun cát làm sạch, bóng. - Kiểm tra. - Sơn đen, đóng gói xuất xưởng. I.4. HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY: I.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất: * Về hình thức tổ chức sản xuất, Công ty Xe lửa Gia Lâm tổ chức sản xuất chuyên môn hoá theo sản phẩm, sản xuất đơn chiếc hoặc từng loạt nhỏ đầu máy, toa xe, Quy mô sản xuất tương đối lớn chu kỳ sản xuất dài ( 1 tháng đến tháng rưỡi với các đầu máy, toa xe sủa chữa. Hai tháng đến ba tháng với toa xe đóng mới ). Tuy nhiên mức độ chuyên môn hoá không sâu, không triệt để.Chu kì sản xuất của các sản phẩm đầu máy toa xe theo dòng hỗn hợp. Theo chủng loại sản phẩm và theo các chức năng, bộ phận sản xuất của Công ty có 8 phân xưởng: Đầu máy,Đóng mới,Toa xe khách, Toa xe hàng,Giá chuyển hướng, Cơ khí, Gia công nóng, Cơ điện và thực hiện sản xuất theo các sản phẩm tương ứng với các tên gọi của phân xưởng. Phân xưởng đầu máy: Chuyên sửa chữa đầu máy Diezen, chế tạo nồi hơi. Các bộ phận chi tiết, phụ tùng đầu máy cần thay thế thì nhận từ các phân xưởng cơ khí, cơ điện, giá chuyển. Phân xưởng đóng mới toa xe: Chuyên đóng mới các loại toa xe lửa. Các chi tiết phụ tùng toa xe do các phân xưởng cơ khí, cơ điện, giá chuyển chế tạo sau đó giao cho phân xưởng đóng mới. Phân xưởng đại tu toa xe khách: Có nhiệm vụ chuyên sửa chữa toa xe khách. Phân xưởng toa xe hàng: Có nhiệm vụ chuyên sửa chữa các loại toa xe hàng khổ hẹp, khổ rộng. Phân xưởng gia công nóng: Chuyên tạo phôi cho việc sản xuất phụ tùng đầu máy toa xe, chế tạo lò xo các loại. Phân xưởng cơ khí: Chuyên sản xuất phụ tùng đầu máy toa xe giao cho các phân xưởng đầu máy, đóng mới đại tu xe khách xe hàng. Phân xưởng giá chuyển: Chuyên sửa chữa giá chuyển, trục bánh đầu máy,toa xe. Các phân xưởng này đều chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Công ty thông qua các quản đốc phân xưởng. Việc kí kết hợp đồng với khách hàng do Công ty thực hiện sau đó giao cho các phân xưởng tiến hành. I.4.2. Kết cấu sản xuất Khi hợp đồng sản xuất được kí kết, đầu máy, toa xe vào xưởng sửa chữa: Các phân xưởng sản xuất chính tháo giải thể, làm sạch, giao cho các phân xưởng sản xuất phụ tùng và bổ trợ các chi tiết, bộ phận tương ứng theo chức năng nhiệm vụ. Riêng bộ giá chuyển hướng toa xe: Giao chọn bộ cho phân xưởng giá chuyển hướng sửa chữa. Các phân xưởng sản xuất chính thục hiện sửa chữa giá xe, sàn xe, hòm thép xe, các phụ tùng trang trí nội thất toa xe, hệ thống điện, nước, hãm; tiếp nhận bán thành phẩm, phụ tùng, chi tiết đã sửa hoặc chế tạo mới và các bộ giá chuyển hướng đã sửa chữa hoàn chỉnh ( bởi phân xưởng giá chuyển) để lắp ráp tổng hợp toa xe sau đó matít, sơn trang trí, đi thử đường dài và hồi tu giao xe cho khách. Đối với các sản phẩm đóng mới: giá chuyển, toa xe khách, toa xe hàng, đầu máy thì công việc và mối quan hệ cũng tương tư như trên, tuy nhiên phần chính của sản phẩm là khung giá, hòm thép được chế tạo mới ở các phân xưởng sản xuất chính. Chủng loại sản phẩm đầu máy, toa xe sửa chữa hoặc đóng mới có thể điều tiết với các phân xưởng sản xuất chính. - Sửa chữa toa xe: cả 4 phân xưởng sản xuất chính đều làm được. - Đóng mới toa xe hàng : cả 4 phân xưởng sản xuất chính đều làm được. - Đóng mới toa xe khách: + Hai phân xưởng Đóng mới và Toa xe khách dều có thể thực hiện hoàn chỉnh sản phẩm. + Hai phân xưởng Toa xe hàng và Đầu máy có thể tham gia đóng mới hòm thép toa xe ( trừ trang trí nội thất). - Chế tạo, lắp ráp đầu máy: chủ yếu do phân xưởng Đầu máy thực hiện. Tất cả các phân xưởng còn lại chỉ tham gia chế tạo hóa gia công phụ tùng đầu máy. MÔ HÌNH KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY Đầu máy, toa xe vào sửa chữa PX gia công nóng PX Cơ khí PX Giá chuyển PX Cơ điện PX Đầu máy PX Đóng mới PX Toa xe hàng PX Toa xe khách Đầu máy, toa xe xuất xưởng 1.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY XE LỬA GIA LÂM. 1.5.1. Cơ cấu tổ chức Xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty sắp xếp thành 6 phòng ban tham mưu và 8 phân xưởng sản xuất với số CNVC hiện nay là 650 người trong đó số công nhân trực tiếp sản xuất là 575 người, cán bộ quản lý 75 người. Công ty áp dụng mô hình quản lý trực tuyến-chức năng, quản lý 2 cấp: Công ty và Phân xưởng Để đảm bảo mức an toàn tuyệt đối cho đoàn tàu, ngành ĐS nói chung và Công ty xe lửa Gia Lâm nói riêng, thực hiện quy định và kỷ luật rất nghiêm khắc, cơ cấu kiểu trực tuyến - chức năng đạt được sự thống nhất trong công tác chỉ đạo và phát huy trình độ quản lý, chuyên môn của từng cấp cụ thể. 1.5.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý. Giám đốc Công ty- chủ doanh nghiệp chịu mọi trách nhiệm trước Nhà nước trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giúp việc cho Giám đốc là 2 Phó giám đốc và Kế toán trưởng, các phòng ban tham mưu và các phân xưởng có nhiệm vụ khác nhau. * Giám đốc Công ty: Là đại diện pháp nhân của Công ty, là người chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và Nhà nước theo luật hiện hành đối với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của Công ty xe lửa Gia Lâm. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ do cấp trên giao, những chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ban hành. Chịu trách nhiệm về các văn bản báo cáo định kỳ, báo cáo thường xuyên, báo cáo đột xuất với các cơ quan hữu quan. * Quản đốc phân xưởng: Là người thay mặt Giám đốc Công ty để quản lý một phân xưởng, là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Tổng Công ty đối với mọi hoạt động sản xuất, công tác của Phân xưởng. Nhiệm vụ của Phó giám đốc và các phòng ban: -Phó giám đốc I: Giúp việc cho Giám đốc phụ trách sản xuất, kỹ thuật. + Được uỷ quyền thay Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của Công ty khi Giám đốc đi vắng. + Chỉ đạo sản xuất, kỹ thuật và mọi hoạt động lao động, tiền lương, bảo hộ lao động của các phân xưởng sản xuất chính. Theo sát kế hoạch sản xuất của các phân xưởng, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong sản xuất. Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất trong Công ty. + Chủ trì các cuộc họp giao ban sản xuất ngày, giao ban tháng + Tham mưu cho Giám đốc về thưởng tiến độ, chất lượng. + Thay mặt Giám đốc tham gia các Hội đồng nghiệm thu sản phẩm, hội đồng kỹ thuật giữa Công ty và các Ban của Tổng Công ty. + Giải quyết các công việc của Phó Giám đốc 2 khi Phó Giám đốc 2 đi vắng. - Phó Giám đốc 2: Giúp việc cho Giám đốc Công ty: + Chỉ đạo sản xuất và các hoạt động lao động tiền lương, bảo hộ lao động của các phân xưởng sản xuất phụ tùng, bổ trợ, giải quyết các vướng mắc hàng ngày. + Là chủ tịch hội đồng sáng kiến, chủ tịch Hội đồng bảo hộ lao động của Công ty + Chịu trách nhiệm ký các hợp đồng kinh tế do các phân xưởng tham mưu. + Là đại diện lãnh đạo, đảm bảo các quá trình cần thiết duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 + Giải quyết các công việc của Phó Giám đốc I khi Phó Giám đốc I đi vắng. - Phòng tài chính kế toán: + Quản lý và tổ chức thực hiện các công việc thuộc nghiệp vụ thống kê kế toán, tài chính. + Tổng hợp và lập báo cáo nghiệp vụ, báo cáo kế toán theo quy định. Chịu trách nhiệm trước cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo. + Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá bảo quản sử dụng vật tư nguồn vốn… đề xuất các biện pháp quản lý, sử dụng các nguồn vốn tiết kiệm, hiệu quả. + Chịu trách nhiệm về công tác bảo toàn vốn và tài sản của Công ty. - Phòng tổ chức Nhân chính: + Thực hiện các công việc về tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, hành chính, thi đua khen thưởng-là thường trực Hội đồng thi đua của Công ty. + Xây dựng cơ cấu và tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy sản xuất kinh doanh. + Xây dựng cơ cấu lao động, định biên của các phòng ban chức năng, bộ phận quản lý, bổ trợ các phân xưởng. + Tổ chức tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động. Tổ chức đào tạo. + Xây dựng, tổ chức thực hiện các quy định, chính sách, chế độ. + Xây dựng, tổ chức thực hiện định mức lao động, đơn giá tiền lương. Xây dựng và duyệt được chi tiền lương với Tổng Công ty. Thanh toán tiền lương cho các đơn vị. + Tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong Công ty. Thực hiện các công việc về hành chính, văn thư của Công ty. - Phòng kế hoạch điều độ: + Xây dựng kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm trên cơ sở kế hoạch Tổng Công ty giao và kết quả đấu thầu sản xuất các sản phẩm trong và ngoài ngành. Xây dựng các loại hồ sơ đấu thầu. + Xây dựng giá thành sản phẩm, duyệt thanh toán với các đối tác. + Điều độ sản xuất trong Công ty trừ khâu tiếp nhận đối tượng sản xuất vào sửa chữa cho đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. + Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng hạ tầng cơ sở của Công ty. Xây dựng báo cáo kế hoạch sản xuất theo quy định. - Phòng vật tư-Vận tải: + Xây dựng, triển khai kế hoạch vật tư, thực hiện các công việc quản lý nghiệp vụ vật tư từ xây dựng kế hoạch, mua sắm, quản lý, cấp phát, giám sát sử dụng. + Xây dựng định mức vật tư, tham gia xây dựng đơn giá sản phẩm. + Phân tích, tổng hợp đánh giá tình hình sử dụng, thực hiện định mức vật tư, báo cáo theo quy định. + Quản lý, điều hành các phương tiện vận tải phục vụ sản xuất, công tác của Công ty. - Phòng kỹ thuật Cơ điện: + Thực hiện các công việc quản lý kỹ thuật đối với tất cả các sản phẩm sản xuất trong Công ty từ khâu thiết kế bản vẽ, kiểm tra vật tư đầu vào, giám sát và kiệm nhận sản phẩm,(KCS) + Đề xuất và tổ chức thực hiện công tác khoa học công nghệ. + Quản lý việc sử dụng mặt bằng Công ty, quản lý máy móc thiết bị, hệ thống điện, gió ép, dụng cụ đo lường, dụng cụ kiểm định vật liệu của Công ty. - Phòng bảo vệ quân sự: + Thực hiện các công việc bảo vệ tài sản, bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ trên toàn địa bàn + Tham gia theo dõi thực hiện kỷ luật lao động của cán bộ công nhân viên. + Xây dựng và duy trì tốt lực lượng quân sự, tự vệ và thực hiện các công việc về quân sự theo quy định - Trạm y tế: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh an toàn lao động của Công ty. Phần II PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY HÀ NỘI. II.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC MAKETTING. Khái niệm Maketing đối với ngành Đường sắt nói chung gần như được xem như một khái niệm mới. Chỉ mấy năm gần đây, khi bước vào nền kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ và thực hiện chính sách đổi mới cho các cơ quan nhà nước (mà đặc biệt là đối với ngành đường sắt) , thì công tác Maketing mới được quan tâm chú trọng. Tuy nhiên, công tác này mới chỉ được thực hiện ở một số bộ phận có liên quan trực tiếp đến khách hàng như nhà ga, các loại dịch vụ đi kèm, sản xuất và đóng mới toa xe....Còn lại các bộ phận khác, trong đó có Công ty xe lửa Gia Lâm, vẫn chịu sự chỉ đạo trực tiếp và có tính chất khép kín do một số yếu tố: ngành ĐS vẫn được nhà nước coi là một ngành chủ đạo và trực tiếp chịu sự quản lý của Nhà nước; ngành mang tính chất đặc thù với cơ cấu hoạt động trải dài, rộng khắp đất nước nhưng lại liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống liền mạch, trong khi đó cơ sở hạ tầng thấp kém nên không thể chia nhỏ hay tư nhân hoá nhằm đem lại hiệu quả cao... - Với nhiệm vụ sửa chữa của Công ty xe lửa Gia Lâm: Được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giao kế hoạch từ đầu năm. - Với nhiệm vụ đóng mới của Công ty xe lửa Gia Lâm: đấu thầu. Tuy nhiên do những yêu cầu về kỹ thuật và về pháp lý cho nên chỉ có 3 doanh nghiệp của ngành Đường sắt Việt Nam đủ điều kiện để đấu thầu đó là: Công ty xe lửa Gia Lâm, Công ty toa xe Hải phòng và Công ty toa xe Dĩ An. Từ đó mà đấu thầu mang tính chất nội bộ, tính cạnh tranh thấp. Riêng chế tạo lắp ráp đầu máy chỉ có Công ty xe lửa Gia Lâm thực hiện được. Với đặc thù đã nêu trên ta thấy sản phẩm tiêu thụ trong ngành, giá cả do Ngành duyệt và ấn định, đối tượng cạnh tranh không nhiều và thậm chí không có, chỉ có một phần nhỏ áp lực từ giá nhập ngoại. Vì vậy hoạt động Maketing của Công ty rất hạn chế. Đối với một số sản phẩm tiêu thụ như nồi hơi và các thiết bị áp lực chủ yếu là để tận dụng một vài thiết bị, năng lực và kinh nghiệm sẵn có nên sản lượng không nhiều và thực tế nhiều năm qua đã cân bằng cung cầu với loại sản phẩm này. II.2. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG. II.2.1. Cơ cấu lao động của Công ty xe lửa Gia Lâm. Lực lượng lao động còn gọi là nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trước đây, công ty có hơn 2500 lao động. Bộ máy quản lý ( gián tiếp) cồng kềnh, kém hiệu quả với 12 phòng ban, tỉ lệ lao động gián tiếp trên 18%.Khu vực sản xuất chuyên môn hoá sâu, thành ra manh mún với 15 phân xưởng, công tác điều độ, điều hành sản xuất rất phức tạp. Từ khi xoá bỏ bao cấp, Công ty đã có nhiều cải tiến, sắp xếp lại tổ chức sản xuất. Đến năm 2004 Công ty có 642 lao động. Trong đó lao động nữ là 186 người, chiếm 29%( không kể bộ máy của các phân xưởng). Bộ máy gián tiếp gồm 6 phòng, 1 trạm y tế và 5 lãnh đạo doanh nghiệp ( gồm Giám đốc, 2 Phó giám đốc và 2 người hưởng lương chuyên trách là Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch Công Đoàn). Tổng số lao động gián tiếp là 75 người với 15 lao động nữ chiếm 20%. Bộ phận trực tiếp sản xuất gồm 8 phân xưởng với 567 lao động trong đó có 171 lao động nữ, chiếm tỉ lệ 30.2%. a, Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính. Phân loại đánh giá lao động theo độ tuổi và giới tính có vai trò rất quan trọng, là cơ sở để đánh giá chất lượng lao động, lập kế hoạch lao động và quản lý lao động trong toàn xí nghiệp. Bảng cơ cấu lao động theo tuổi và giới tính (năm 2004) STT Chỉ tiêu Số lao động Tỷ trọng (%) 1 Lao động nam 456 71.03 2 Lao động nữ 186 28.97 3 Tổng số lao động 642 100 4 Độ tuổi Từ 18 - 30 Từ 31 - 50 Từ 51 trở lên 122 468 52 19 73 8 Do đặc thù của ngành chủ yếu là các công việc nặng nhọc đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ và sự tập trung cao độ, nên lao động nam chiếm đa số 71.03%. Lao động nữ chiếm phần nhỏ 28.97%. Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, lực lượng lao động trẻ chiếm phần lớn là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của toàn xí nghiệp. Lao động trẻ với kiến thức được đào tạo có thể đảm bảo yêu cầu chất lượng sửa chữa, lái máy,.. là lực lượng đảm nhiệm những công việc yêu cầu sức trẻ như làm thêm giờ, tăng ca.. khi cần thiết. Lực lượng lao động có tuổi từ 51 tuổi trở lên chiếm 8%, chủ yếu tập trung ở bộ phận phòng ban, một phần là những thợ lành nghề có nhiều kinh nhiệm. b, Cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá. TT Chỉ tiêu Số lao động(người) Tỷ trọng (%) 1 Trình độ văn hoá Lao động phổ thông Công nhân kỹ thuật Trung cấp Cao đẳng Đại học 26 503 24 21 68 4 78.4 3.7 3.3 10.6 2 Tổng số lao động 642 100 Lao động có trình độ Đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ cao, 13.9% tổng số lao động, tạo điều kiện nâng cao trình độ văn hoá chung toàn xí nghiệp. c, Cơ cấu lao động theo bậc thợ của công nhân trực tiếp sản xuất Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân là thước đo trình độ kỹ thuật của công nhân, là cơ sở để xác định bậc công việc và trả công lao động. (bậc công nhân sửa chữa cao nhất là bậc 7). Bảng Cơ cấu bậc thợ công nhân sửa chữa. STT Bậc thợ Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1 Bậc 2 8 1.5 2 Bậc 3 81 15.2 3 Bậc 4 68 12.7 4 Bậc 5 168 31.5 5 Bậc 6 131 24.5 6 Bậc 7 78 14.6 7 Tổng 642 100 Có thể gom lại nhóm thợ bậc cao ( bậc 5,6,7) có 377 lao động chiếm70.6% tổng số lao động trực tiếp sản xuất là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao trình độ tay nghề của công nhân toàn Công ty và đảm bảo chất lượng công việc hoàn thành. II.2.2 Quỹ thời gian & mức thời gian sử dụng của Xí nghiệp II.2.2.1 Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động. Mức thời gian lao động là lượng thời gian tiêu hao cho một người hay một nhóm người hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay công việc cụ thể. Sản phẩm của Công ty xe lửa Gia Lâm là đầu máy, toa xe. Đây là các sản phẩm truyền thống. Trong quá trình phát triển của xã hội nói chung và của ngành Đường sắt nói riêng,đầu máy, toa xe càng được phát triển và cải tiến. Song chủ yếu phát triển theo chiều hướng cải tiến nâng cao chất lượng và tiện nghi phục vụ đồng thời tăng cường nội địa hoá chi tiết phụ tùng, Về kết cấu cơ bản không thay đổi nhiều do đó việc xây dựng mức thời gian lao động để sản xuất ra một sản phẩm chủ yếu sử dụng phương pháp kinh nghiệm kết hợp với đánh giá trực quan với từng sản phẩm cụ thể của các cán bộ định mức tiền lương. Tuy nhiên với các sản phẩm nhỏ, là phụ tùng, chi tiết mới đưa vào sản xuất cũng có một số trường hợp phải sử dụng phương pháp chụp ảnh thực tế, sau đó họp phân tích để thống nhất và công bố mức thời gian lao động của sản phẩm, chi tiết đó. II.2.2.2 Tình hình sử dụng thời gian lao động: Công ty Xe lửa Gia Lâm tổ chức làm việc theo giờ hành chính 8 giờ/ 1 ngày; Một tuần làm việc 44 giờ. Tuy nhiên có 2 bộ phân làm việc theo ca, 3 ca/ ngày là nhân viên bảo vệ ( của phòng bảo vệ ) và nhân viên trực trạm biến thế điện ( của phân xưởng Cơ điện ). Trong quá trình điều hành sản xuất, do yêu cầu thực tế về tiến độ giao thương phẩm, do yêu cầu về nối tác nghiệp hoặc trong những giai đoạn khối lượng công việc quá lớn, lãnh đạo công ty thường áp dụng một số biện pháp sau: - Bố trí ngày nghỉ 1,5 ngày/ 1 tuần của các bộ phận hợp lý hoặc huy động làm thêm giờ nghỉ bù sau để các đối tượng sản xuất được tác động liên tục, tránh thời gian dừng không hợp lý. - Huy động làm nối ca, thêm giờ theo luật định. - Hợp đồng thời vụ thêm lao động để tăng cường cho từng bộ phận trong từng giai đoạn nhất định. Trong tất cả các trường hợp sử dụng lao động nói trên, quyền lợi người lao động đều được bảo đảm theo luật định. Mọi hình thức xin nghỉ phải được báo trước để có thể điều chỉnh lao động thay thế, đáp ứng nhu cầu công việc II.2.2.3 – Năng suất lao động: Hầu hết sản phẩm xuất xưởng của Công ty là sản phẩm phức tạp, chu kì sản xuất lớn và là thành quả lao động hợp tác của nhiều người, nhiều bộ phận do đó Công ty có cách đánh giá riêng về năng suất lao động cho các phân xưởng sản xuất ; đó là hệ số hoàn thành kế hoạch theo hàng tháng. Kế hoạch sản xuất hàng tháng giao cho các phân xưởng thường lớn hơn so với khả năng của phân xưởng trong điều kiện làm việc bình thường; một số sản phẩm có mục tiêu tiến độ giao thương phẩm cụ thể, còn nhiều sản phẩm khác có tính gối đầu hoặc là bán thành phẩm. Cuối mỗi tháng, hội đồng xác định hoàn thành kế hoạch của Công ty đi kiểm tra, đánh giá cụ thể khối lượng sản phẩm và khối lượng công việc đã thực hiện trong tháng của từng phân xưởng. Tử khối lượng chuyển đổi thành tiền lương của phân xưởng ( được hưởng ) thực hiện trong tháng. Ta có hệ số hoàn thành kế hoạch: Với QCB: là quỹ tiền lương cơ bản của phân xưởng, được xác định là tổng số lương cấp bậc theo NĐ 26/CP của toàn thể cán bộ công nhân phân xưởng. HHTKH =1 phân xưởng hoàn thành kế hoạch sản xuất và tiền lương được hưởng đúng bằng lương cấp bậc. HHTKH < 1, thì phân xưởng không hoàn thành kế hoạch sản xuất , năng suất lao động giảm HHTKH > 1phân xưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, năng suất lao động tăng. II.2.2.4 – Tuyển dụng lao động: Con người là nhân tố trung tâm quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi tổ chức sản xuất. Nhận thức được điều này, Công ty rất coi trọng việc hàng năm đánh giá, xem xét nhu cầu lao động cho các vị trí cần thiết. Công tác tuyển dụng lao động được giao cho phòng Tổ chức nhân chính tham mưu và tổ chức thực hiện. Nội dung công việc tuyển dụng lao động thường qua các bước sau: 1/ Các phân xưởng, phòng căn cứ chức năng và nhiệm vụ dài hạn được giao, do thay đổi về lao động v.v… có văn bản đề nghị về nhu cầu lao động, trong đó ghi rõ yêu cầu về ngành nghề chuyên môn. 2/ Phòng tổ chức nhân chính tập hợp nhu cầu của các đơn vị trình Giám đốc Công ty ra chủ trương tuyển dụng và tổ chức tuyển dụng. 3/Tổ chức tuyển dụng lao động: - Xây dựng quy chế tuyển dụng lao động, trình duyệt, sau đó thông báo rộng rãi, công khai. Trong thông báo nêu rõ: + Số lượng lao động cần tuyển cho các ngành, nghề. + Các yêu cầu về hồ sơ dự tuyển. + Cách thức thi tuyển, chấm thi và những điều cần lưu ý khác. - Tiếp nhận hồ sơ và gặp gỡ trực tiếp: Phòng tổ chức nhân chính căn cứ lịch đã thông báo để tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ đồng thời gặp gỡ trực tiếp người dự tuyển để có thể sơ tuyển bước đầu. - Thi tuyển lao động: Thi cả lý thuyết và thực hành. - Hội đồng chấm thi làm việc, căn cứ kết quả thi, các điều kiện ưu tiên cộng điểm để tổng hợp trình Giám đốc duyệt. - Thông báo công khai kết quả tuyển dụng lao động. Lao động mới tuyển được ký kết hợp đồng lao động 1 năm, hết năm được xem xét để ký hợp đồng 1 năm lần thứ 2, hết năm thứ 3 được ký hợp đồng lao động dài hạn. Ngoài ra như phần trên đã trình bày, Công ty cũng áp dụng các hình thức hợp đồng lao động theo công việc, theo thời vụ bằng miệng hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên trong những trường hợp này, Giám đốc Công ty uỷ quyền cho các ông quản đốc phân xưởng thực hiện và phải báo cho phòng Tổ chức nhân chính để quản lý, theo dõi. Bên cạnh mục tiêu kinh tế, Công ty phải thực hiện tốt mục tiêu xã hội, nên còn một số hạn chế nhất định trong công tác tuyển dụng. Ngoài việc căn cứ vào trình độ của lao động, hội đồng tuyển dụng cũng xét đến hoàn cảnh người lao động có nhu cầu tìm việc và chế độ ưu tiên người trong ngành. Ngoài ra, Công ty áp dụng hình thức tuyển nội bộ, chủ yếu là thuyên chuyển công tác, cho các vị trí quản lý quan trọng. Hình thức này có: Ưu điểm: + Phát huy được kinh nghiệm tích luỹ của người quen việc. + Chi phí tuyển dụng thấp Nhược điểm: + Dễ vấp phải lỗi mòn, ít khả năng sáng tạo. + Công ty ít có cơ hội tìm kiếm lao động có khả năng tốt, làm việc hiệu quả ở bên ngoài. Đây cũng là nhược điểm chính thường thấy ở các cơ quan nhà nước nói chung, cần được khắc phục. Về đào tạo lao động: Lao động sau khi tuyển vào làm, qua thời gian thử việc được trưởng bộ phận và thành viên trong bộ phận hướng dẫn, giúp đỡ làm quen dần công việc. Đồng thời được tập huấn về kỹ thuật an toàn lao động - vệ sinh lao động - phòng cháy chữa cháy; về các quy định quyền và nghĩa vụ người lao động khi làm việc,.. Công ty có kế hoạch hàng năm để đào tạo và đào tạo lại đối với tất cả các chức danh cán bộ, công nhân kĩ thuật. Đối với cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật Công ty có quy hoạch cụ thể, thường xuyên gửi đi học nâng cao trình độ lí luận chính trị, cho đi học bổ túc và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp công việc của các nhóm cán bộ; đồng thời có quy hoạch cán bộ nguồn để thay thế, bổ xung khi thực tế phát sinh nhu cầu. Đối với công nhân kĩ thuật Công ty có kế hoạch bổ túc tay nghề hàng năm kết hợp với các kì thi nâng bậc thợ và kế hoạch đào tạo đột xuất khi triển khai công nghệ mới, trang thiết bị mới vào sản xuất. Trong quá trình tham gia lao động, người lao động tham gia các phong trào hoạt động do công ty và xí nghiệp phát động, nhằm nâng cao nhận thức về lịch sử, xã hội... II.2.2.5. Tổng quỹ lương của Công ty: Quỹ tiền lương của Công ty Xe lửa Gia Lâm được xác định theo các nguồn sau: - Quỹ tiền lương theo sản phẩm đóng mới, sửa chữa đầu máy toa xe cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. - Quỹ tiền lương theo doanh thu và sản phẩm sản xuất kinh doanh dịch vụ ngoài ngành Đường sắt. Phầ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8506.doc
Tài liệu liên quan