BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU
BÁO CÁO
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH HỢP CHẤT
POLYPHENOL TRONG LÁ CHÈ XANH TRỒNG TẠI
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU VÀ NGHIÊN CỨU ỨNG
DỤNG TRONG DƯỢC MỸ PHẨM
Chủ nhiệm đề tài: Sinh viên: Tống Thị Ngọc Bé, lớp DH15HC
GVHD: TS. Tống Thị Minh Thu
đồng hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Tuyết
BÀ RỊA - VŨNG TÀU, tháng 07, năm 2019
1. Tên đề tài: Nghiên cứu chiết tách hợp chất polyphenol trong lá chè x
113 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu chiết tách hợp chất polyphenol trong lá chè xanh trồng tại tỉnh Bà rịa vũng tàu và nghiên cứu ứng dụng trong dược mỹ phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xanh trồng tại
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và nghiên cứu ứng dụng trong Dược Mỹ Phẩm. Mã số:
1459/HD-BVU
2. Chủ nhiệm đề tài: Tống Thị Ngọc Bé, sinh viên lớp DH15HC, Viện: Kỹ thuật –
Kinh Tế biển, Trường: Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.
3. Nội dung chính:
- Chiết tách polyphenol trong lá chè xanh bằng dung môi, Enzym và kỹ thuật
khác.
- Định tính thành phần hóa học trong polyphenol bằng Thuốc thử, sắc ký lớp
mỏng (TLC), UV-VIS.
- Định lượng bằng phương pháp Folin-Denis và Sắc ký lỏng hiệu năng cao
(HPLC).
- Hoạt tính chống oxi hóa được xác định dựa theo mô hình phospho
molybdenum.
- Xác định hoạt tính kháng khuẩn của polyphenol theo phương pháp xác định
đường kính vòng vô khuẩn.
4. Kết quả đạt được:
- Đã tìm được điều kiện tối ưu cho quá trình chiết polyphenol từ lá chè xanh là:
Nồng độ dung môi ethanol 70%, tỉ lệ Nguyên liệu/Dung môi là 1/25, nhiệt độ
chiết 65 OC, thời gian: 35 phút.
- Hàm lượng polyphenol tổng cao nhất trong lá chè (Loại lá thứ 2, 3, 4) là
20,79%, có hỗ trợ enzym Cenlulozo 2,5% v/w thì hàm lượng polyphenol tổng là
22,07% với hiệu suất chiết tăng 1,1 lần; pectinase 3% thì hàm lượng polyphenol tổng
là 20,79% và hiệu suất tăng 1,04 lần.
Hàm lượng polyphenol cao nhất ở nụ lá 21,94% và thấp nhất ở lá chè già 17%.
Khi sấy cao chiết lá chè ở nhiệt độ 120 oC thì hàm lượng polyphenol còn rất
thấp 1,41%
- Sử dụng phương pháp sấy thăng hoa nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của nhiệt độ
cao tới hàm lượng polyphenol tổng và đồng thời giữ được mà và mùi vị ban đầu của lá
chè.
- Hoạt tính oxy hóa của dịch chiết polyphenol lá chè cao hơn rất nhiều so với các
loại lá khác (Lá neem, lá lô hội, lá xoài) và tăng dần theo nồng độ.
- Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết lá chè kháng được cả 5 chủng vi khuẩn
Escherichia coli, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa và
Salmonella typhi dù ở nồng độ rất thấp (100 – 800 mg/ml).
- Sau khi mẫu chiết được đo bằng HPLC ta nhận thấy dịch chiết lẫn tạp chất
không đáng kể, vì vậy chúng ta nên tách Polyphenol trong chế phẩm ở dạng tinh khiết
để ứng dụng nó trong một số lĩnh vực nhằm đạt được giá trị cao về mặt kinh tế.
- Xây dựng được quy trình điều chế Kem dưỡng da từ Cao polyphenol (quy mô
phòng thí nghiệm).
5. Thời gian nghiên cứu: Từ 12/03/2018 đến 12/06/2019.
6. Chữ ký của CNĐT:.
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
1.1. Giới thiệu chung về cây chè ..................................................................................... 5
1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây chè ................................................................ 5
1.1.2. Phân loại ............................................................................................................. 5
1.1.3. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam .................................................................... 6
1.1.4. Thành phần hóa học cơ bản của lá chè ............................................................... 6
1.1.5. Dược tính của chè ............................................................................................... 8
1.2. Polyphenol trong chè................................................................................................ 9
1.2.1. Nguồn gốc chuyển hóa và phân loại các hợp chất phenolic thực vật. ................ 9
1.2.2. Các hợp chất Polyphenol có trong chè ............................................................. 10
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng polyphenol/catechin trong lá chè ......... 16
1.2.4. Phương pháp định tính, định lượng polyphenol trong lá chè ........................... 17
1.2.5. Hoạt tính sinh học của polyphenol chè ............................................................. 22
1.3. Một số khái niệm về trích ly và các phương pháp trích ly polyphenol trong
chè ................................................................................................................................... 24
1.3.1. Bản chất của quá trình trích ly .......................................................................... 24
1.3.2. Các phương pháp trích ly .................................................................................. 24
1.4. Ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến hiệu suất trích ly và chất lượng
của sản phẩm ................................................................................................................. 28
1.4.1. Ảnh hưởng của dung môi và nồng độ dung môi ............................................. 28
1.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly ....................................................................... 30
1.4.3. Ảnh hưởng của thời gian trích ly ...................................................................... 30
1.4.4. Ảnh hưởng của pH ............................................................................................ 31
1.4.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi/nguyên liệu ..................................................... 31
1.4.6. Quy trình trích ly polyphenol từ chè xanh ........................................................ 32
1.5. Giới thiệu một số loài vi khuẩn và các phương pháp đánh giá hoạt tính
kháng khuẩn .................................................................................................................. 33
1.5.1.Giới thiệu một số loài vi khuẩn ......................................................................... 33
1.5.2. Các phương pháp đánh giá hoạt tính kháng khuẩn ........................................... 42
1.5. Phương pháp Sấy thăng hoa ................................................................................. 44
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM ............................................................................ 46
2.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 46
2.1.1. Nguyên liệu chè ................................................................................................ 46
2.1.2. Chủng vi sinh vật .............................................................................................. 46
2.1.3. Hóa chất, thiết bị ............................................................................................... 46
2.2. Định lượng polyphenol tổng số theo phương pháp Folin-Denis ........................ 47
2.2.1. Phương pháp xác định hàm lượng polyphenol tổng số .................................... 47
2.2.2. Phương pháp xây dựng đường chuẩn axit gallic .............................................. 48
2.3. Khảo sát quy trình chiết tách polyphenol từ lá chè ............................................ 49
2.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của các thông số công nghệ ............................................. 49
2.3.2. Một số quy trình khảo sát khác ......................................................................... 52
2.3.3. Khảo sát quy trình chiết tách polyphenol lá chè bằng dung môi có hỗ trợ
enzym .......................................................................................................................... 52
2.3.4. Ảnh hưởng của độ ẩm và độ già của lá............................................................. 53
2.3.5. Quy trình tinh chế polyphenol từ cao chiết lá chè ............................................ 53
2.4. Định tính, định lượng polyphenol trong cao chiết lá chè ................................... 54
2.4.1. Định tính một số hợp chất hữu cơ có trong dịch chiết lá chè bằng thuốc thử .. 54
2.4.2. Định tính polyphenol bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC) .................. 56
2.4.3. Định tính bằng UV-VIS .................................................................................... 56
2.4.4. Định tính và định lượng polyphenol bằng HPLC ............................................. 57
2.5. Xác định hoạt tính sinh học của dịch chiết chè ................................................... 57
2.5.1. Xác định hoạt tính kháng oxi hóa của dịch chiết chè ....................................... 57
2.5.2. Xác định hoạt tính kháng khuẩn ....................................................................... 58
2.6. Khảo sát các quy trình quy trình sấy ................................................................... 61
2.6.1. Sấy nhiệt độ cao ................................................................................................ 61
2.6.2. Sấy thăng hoa .................................................................................................... 61
2.7. Nghiên cứu ứng dụng cao lá chè trong sản phẩm kem dưỡng da ..................... 62
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 64
3.1. Kết quả tối ưu hóa điều kiện chiết tách polyphenol của lá chè ......................... 64
3.1.1. Xây dựng phương trình đường chuẩn gallic khảo sát các yếu tố công nghệ .... 64
3.1.2. Xây dựng phương trình đường chuẩn gallic khảo sát ảnh hưởng của enzym .. 65
3.1.3. Xây dựng phương trình đường chuẩn gallic khảo sát hoạt tính oxy hóa .......... 65
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến hiệu suất thu hồi
polyphenol ...................................................................................................................... 66
3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hàm lượng polyphenol tổng ............... 66
3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian đến hàm lượng polyphenol tổng .............................. 67
3.2.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến hàm lượng polyphenol tổng . 68
3.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng polyphenol tổng ............................... 69
3.2.5. Ảnh hưởng của PH đến hàm lượng polyphenol tổng ....................................... 70
3.3. Ảnh hưởng của độ ẩm và độ non già của lá tới hàm lượng polyphenol tổng
trong cao chiết lá chè..................................................................................................... 71
3.4. Ảnh hưởng của một số quy trình chiết khác ....................................................... 72
3.5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của enzym đối với hiệu quả chiết tách
polyphenol ...................................................................................................................... 73
3.5.1. Ảnh hưởng của enzym cenlulozo đối với quá trình chiết tách polyphenol ...... 73
3.5.2. Ảnh hưởng của enzym pectinase đối với quá trình chiết tách polyphenol ....... 74
3.6. Ảnh hưởng của quá trình tinh chế polyphenol đến hàm lượng polyphenol
tổng ................................................................................................................................. 75
3.7. Kết quả định tính, định lượng polyphenol trong lá chè ..................................... 76
3.7.1. Định tính các hợp chất trong lá chè bằng thuốc thử ......................................... 76
3.7.2. Định tính bằng TLC .......................................................................................... 77
3.7.3. Định tính bằng UV – VIS ................................................................................. 78
3.7.4. Định lượng polyphenol lá chè bằng HPLC ...................................................... 79
3.8. Kết quả khảo sát hoạt tính sinh học của lá chè .................................................. 80
3.8.1. Kết quả hoạt tính oxy hóa ................................................................................. 80
3.8.2. Hoạt tính kháng khuẩn ...................................................................................... 82
3.9. Kết quả khảo sát quy trình lưu mẫu và sấy cao chiết lá chè .............................. 85
3.9.2. Ảnh hưởng của sấy ở nhiệt độ cao tới hàm lượng polyphenol tổng trong cao
chiết lá chè .................................................................................................................. 86
3.9.3. Sấy thăng hoa cao chiết lá chè ...................................................................... 87
3.10. Ứng dụng sản phẩm kem dưỡng da ................................................................... 89
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 92
4.1. Kết luận ................................................................................................................... 92
4.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 94
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
C Catechin
CG Catechingallate
CK Chất Khô
DPPH 2,2-diphenyl-1- picrylhydrazyl
EC Epicatechin
ECG Epicatechingallate
EGC Epigallocatechin
EGCG Epigallocatechingallate
GC Gallocatechin
GCG Gallocatechingallate
HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao
MIC Minimum inhibitory concentration
TLC Sắc ký lớp mỏng
UV Vùng tử ngoại
VIS Khả kiến
i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Sự hấp thụ của dung dịch theo màu ............................................................. 21
Bảng 3. 1: Phương trình đường chuẩn axit gallic .......................................................... 64
Bảng 3. 2: Phương trình đường chuẩn axit gallic .......................................................... 65
Bảng 3. 3: Phương trình đường chuẩn axit gallic .......................................................... 65
Bảng 3. 4: Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hàm lượng polyphenol tổng .......... 66
Bảng 3. 5: Ảnh hưởng của thời gian đến hàm lượng polyphenol tổng ......................... 67
Bảng 3. 6: Ảnh hưởng của tỷ lệ Nguyên liệu/Dung môi đến hàm lượng polyphenol
tổng ................................................................................................................................ 68
Bảng 3. 7: Ảnh hưởng của tỷ lệ nhiệt độ đến hàm lượng polyphenol tổng .................. 69
Bảng 3. 8: Ảnh hưởng của PH đến hàm lượng polyphenol tổng .................................. 70
Bảng 3. 9: Khảo sát Ảnh hưởng của độ ẩm và độ non già của lá .................................. 71
Bảng 3. 10: Khảo sát một số quy trình chiết khác ......................................................... 72
Bảng 3. 11: Khảo sát Ảnh hưởng của enzym cenlulozo đối với quá trình chiết tách
polyphenol ..................................................................................................................... 73
Bảng 3. 12: Khảo sát Ảnh hưởng của enzym pectinase đối với quá trình chiết tách
polyphenol ..................................................................................................................... 74
Bảng 3. 13: Khảo sát Ảnh hưởng của quá trình tinh chế polyphenol ........................... 76
Bảng 3. 14: Kết quả khảo sát định tính các nhóm chất ................................................. 77
Bảng 3. 15: Biểu đồ ảnh hưởng của quá trình tinh chế polyphenol .............................. 78
Bảng 3. 16: Kết quả đo bước sóng của dịch chè sau khi tinh chế ................................. 78
Bảng 3. 17: Hàm lượng các chất trong polyphenol ....................................................... 79
Bảng 3. 18: Kết quả sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC ................................................. 80
Bảng 3. 19: Độ hấp thụ quang của cao các loại lá ở cùng nồng độ ............................... 81
Bảng 3. 20: Kết quả lực kháng oxy hoá theo nồng độ .................................................. 81
Bảng 3. 21: Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết lá chè ............................................... 83
Bảng 3. 22: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng polyphenol ................................. 86
Bảng 3. 23: Chỉ tiêu đánh giá cảm quan kem dưỡng da ................................................ 90
ii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Lá chè tại Xã Suối Nghệ, Tân Thành, tỉnh BR-VT ........................................ 5
Hình 1. 2: Công thức cấu tạo của catechin .................................................................... 11
Hình 1. 3: Công thức cấu tạo của (-)-EGCG ................................................................. 11
Hình 1. 4: Công thức cấu tạo của ECG ......................................................................... 13
Hình 1. 5: Công thức cấu tạo của C(A) và EC(B) ......................................................... 13
Hình 1. 6: Công thức cấu tạo của Anthoxanthin ........................................................... 14
Hình 1. 7: Công thức cấu tạo hợp chất Leucoanthocyanin ........................................... 16
Hình 1. 9: Vi khuẩn Escherichia coli dưới kính hiển vi ............................................... 34
Hình 1. 10: Vi khuẩn Bacillus cereus dưới kính hiển vi ............................................... 35
Hình 1. 11: Vi khuẩn Salmonella dưới kính hiển vi ...................................................... 37
Hình 1. 12: Vi khuẩn Staphylococcus aureus dưới kính hiển vi ................................... 38
Hình 1. 13: Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa dưới kính hiển vi .............................. 41
Hình 2. 1: Lá chè sau khi xử lý ..................................................................................... 50
Hình 2. 2: Thiết bị chiết tách ......................................................................................... 51
Hình 2. 3: Mẫu đo UV - VIS ......................................................................................... 51
Hình 2. 4: Hệ thống cô quay chân không ...................................................................... 51
Hình 2. 5: Mẫu chè được ủ với enzyme ........................................................................ 53
Hình 2. 6: Thiết bị phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao ............................................... 57
Hình 2. 7: Mẫu chè thử hoạt tính oxy hoá ..................................................................... 58
Hình 2. 8: Cao chè thử hoạt tính kháng khuẩn .............................................................. 59
Hình 2. 9: Tủ sấy nhiệt độ cao ....................................................................................... 61
Hình 2. 10: Thiết bị sấy thăng hoa ................................................................................ 62
Hình 3. 1: Biểu đồ phương trình đường chuẩn axit gallic ............................................. 64
Hình 3. 2: Đường chuẩn axit gallic ............................................................................... 64
Hình 3. 3: Biểu đồ phương trình đường chuẩn axit gallic ............................................. 65
Hình 3. 4: Biểu đồ phương trình đường chuẩn axit gallic ............................................. 66
Hình 3. 5: Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ tới hàm lượng polyphenol tổng ................ 66
iii
Hình 3. 6: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian tới hàm lượng polyphenol tổng ............... 68
Hình 3. 7: Biểu đồ ảnh hưởng của tỷ lệ Nguyên liệu/Dung môi đến hàm lượng
polyphenol tổng ............................................................................................................. 69
Hình 3. 8: Biểu đồ ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng polyphenol tổng .............. 70
Hình 3. 9: Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ PH đến hàm lượng polyphenol tổng ........ 71
Hình 3. 10: Biểu đồ ảnh hưởng của độ non già của lá .................................................. 72
Hình 3. 11: Biểu đồ ảnh hưởng của một số quy trình chiết khác đến hàm lượng
polyphenol tổng ............................................................................................................. 73
Hình 3. 12: Biểu đồ ảnh hưởng của enzym cenlulozo đến hàm lượng polyphenol tổng
....................................................................................................................................... 74
Hình 3. 13: Biểu đồ ảnh hưởng của enzym pectinase đến hàm lượng polyphenol tổng
....................................................................................................................................... 74
Hình 3. 14: Cao chiết lá chè được tinh chế với clorofom và etylaxetat ........................ 75
Hình 3. 15: Biểu đồ ảnh hưởng của quá trình tinh chế polyphenol ............................... 76
Hình 3. 16: Định tính polyphenol bằng TLC hiện bản UV: 254 nm ............................. 77
Hình 3. 17: Phổ quét bước sóng UV VIS của dịch chè trước và sau tinh chế .............. 79
Hình 3. 18: Phổ sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC ........................................................ 80
Hình 3. 19: Biểu đồ khả năng oxy hoá các loại lá ......................................................... 81
Hình 3. 20: Biểu đồ lực kháng oxy hoá theo nồng độ ................................................... 82
Hình 3. 21: Biểu đồ thể hiện hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết lá chè .................... 83
Hình 3. 22: Khả năng kháng 5 chủng vi khuẩn của cao chiết lá chè ............................. 84
Hình 3. 24: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian lưu mẫu đến hàm lượng polyphenol ..... 85
Hình 3. 23: Biểu đồ ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hàm lượng polyphenol .............. 86
Hình 3. 25: Bột chiết lá chè sau khi sấy thăng hoa ....................................................... 87
Hình 3. 25: Kem dưỡng da từ cao chiết lá chè .............................................................. 90
iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. 1: Phân loại polyphenol ................................................................................... 10
Sơ đồ 1. 2: Quy trình tinh chế polyphenol .................................................................... 32
Sơ đồ 2. 1: Quy trình chiết tách polyphenol .................................................................. 49
Sơ đồ 2. 2: Sơ đồ tinh chế polyphenol........................................................................... 54
iv
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây chè là sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của đất nước ta, theo thống kê của
Hiệp hội Chè Việt Nam, khối lượng xuất khẩu chè tháng 8 năm 2017 ước đạt 13 nghìn
tấn đưa khối lượng xuất khẩu chè 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 90 nghìn tấn. Đối với
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có thuận lợi về khí hậu và địa hình nương rẫy, phù hợp cho diện
tích trồng chè lớn.[77] Ngành công – nông nghiệp và thương mại chè đã giải quyết công
ăn việc làm cho hàng triệu lao động, đặc biệt ở các vùng khó khăn, vùng trung du đồi
núi. Theo thống kê của Tổng cục hải quan, trong khoảng 5 năm gần đây, kim ngạch
xuất khẩu chè bình quân của Việt Nam vào khoảng 150 triệu USD. Điều này cho thấy,
sản phẩm chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới và đã có đóng góp
không nhỏ vào nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, sự phát triển của cây chè và các sản
phẩm từ chè Việt Nam hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng của nó, đời sống
người trồng và chế biến chè vẫn khó khăn do giá trị sản phẩm thấp. Do vậy, cần đẩy
mạnh việc đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm chế biến,
đồng thời cần nghiên cứu chiết tách các chất có hoạt tính sinh học cao (polyphenol)
nhằm ổn định, phát triển sản xuất và nâng cao giá trị của cây chè Việt Nam.
Nhiều kết quả ngiên cứu cho thấy hợp chất trong chè xanh có hoạt tính sinh học
như: hoạt tính chống oxy hóa, chống xơ vữa động mạch, chống các bệnh về tim mạch,
ngăn chặn sự phát triển của khối u, đặc biệt là ung thư da, bảo quản thực phẩm.[78]
Liên quan đến hoạt tính sinh học, Fumio và cộng sự [35] đã chỉ ra rằng, khả năng quét
gốc tự do DPPH của các catechin chè cao gấp 6 đến 16,4 lần α – tocopherol hay từ 4,3
đến 11,8 lần vitamin C. Ngoài ra, hoạt tính này của chè xanh cũng cao gấp 1,4 lần so
với hương thảo, 4,02 lần với sả, 7,3 lần với hoa nhài và 15,4 lần so với oải hương.[70]
Gần đây, khi so sánh khả năng quét gốc tự do DPPH của chè vàng (một loại chè bán
lên men) với một số đối tượng khác, Barhe và Tchouya[23] cũng chỉ ra rằng, hoạt tính
này của chất chiết chè vàng > chất chiết đỗ tương > vang đỏ > hibiscus. Bên cạnh hoạt
tính kháng oxi hóa, nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng, polyphenol (chất
chiết chè) có khả năng kháng được nhiều chủng vi khuẩn gây ngộ độc và gây thối
hỏng thực phẩm.[21][49] Điều này cho thấy, đối tượng này không chỉ có tiềm năng ứng
dụng cao trong mỹ phẩm, dược phẩm mà còn mở ra những ứng dụng quan trọng trong
GVHD: Tống Thị Minh Thu 1 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
chè như một chất bảo quản tự nhiên không độc hại. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong
bối cảnh hiện nay,khi tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đang ngày càng trở lên
trầm trọng, mất kiểm soát ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Có thể thấy, mặc dù việc nghiên cứu chiết xuất polyphenol trong lá chè xanh
cũng như việc nghiên cứu các hoạt tính sinh học của chúng đã được báo cáo. Tuy
nhiên những nghiên cứu này thường giới hạn hoặc với dung môi nước nên hiệu quả
chiết tách còn hạn chế, hoặc sử dụng các kỹ thuật hiện đại chi phí đầu tư cao, khó áp
dụng trong điều kiện Việt Nam hiện nay như trích ly có hỗ trợ vi sóng hay trích ly
dùng sóng siêu âm, nhiều công trình nghiên cứu và khai thác hoạt tính sinh học của
Polyphenol từ chè xanh, nhưng ở Việt Nam vấn đề này còn khá mới mẻ, nhất là hoạt
tính kháng khuẩn. Để khai thác lợi ích của chúng một cách tối ưu, các thành phần hóa
học có hoạt tính sinh học có trong lá chè xanh vẫn cần phải được nghiên cứu sâu hơn
và hướng tới thương mại hóa sản phẩm ra thị trường, đặc biệt đối với những khu vực
có trữ lượng trà xanh lớn như các nước Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ.... Vì vậy;
trong nghiên cứu này này, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu chiết tách hợp chất
POLYPHENOLS ứng dụng trong Dược - Mỹ Phẩm và Thực phẩm từ lá Chè Xanh
được trồng tại xã Suối Nghệ - huyện Châu Đức - tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” nhằm tìm ra
phương pháp chiết tách polyphenol phù hợp ở điều kiện Việt Nam và khảo sát hoạt
tính sinh học của chúng với nguồn chè trồng tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Từ đó nghiên
cứu ứng dụng của chúng làm mặt nạ dưỡng da nhằm giải quyết các vấn đề: Lợi ích
kinh tế cho người trồng chè, khai thác triệt để hoạt tính sinh học của polyphenol, tạo ra
sản phẩm đẹp da, chất lượng tốt và an toàn.
2. MỤC TIÊU
- Xây dựng được quy trình chiết tách các hợp chất polyphenol từ lá chè xanh.
- Tính chất hóa lý, định tính, định lượng polyphenol trong lá chè.
- Đánh giá được khả năng oxy hóa và kháng khuẩn của polyphenol trong lá chè
- Ứng dụng cao polyphenol trong các sản phẩm làm đẹp da.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu này các nội dung được giới hạn như sau:
- Đối với lá chè khảo sát: chúng tôi sử dụng chè trồng tại xã Suối Nghệ, huyện Tân
Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
GVHD: Tống Thị Minh Thu 2 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
- Đối với nghiên cứu chiết tách polyphenol: phương pháp trích ly bằng dung môi
được chúng tôi sử dụng. Do đây là phương pháp khá đơn giản, có khả năng cho
hiệu suất thu hồi cao. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng chỉ đòi hỏi đầu tư vừa
phải, dễ áp dụng cho các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, phù hợp với điều kiện Việt
Nam.
- Đối với xác định hoạt tính oxy hóa: Xác định lực kháng oxy hoá tổng (total
antioxydant capacity) theo mô hình phospho molybdenum.[56]
- Đối với hoạt tính kháng khuẩn: Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết được xác
định bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch trên 5 chủng vi khuẩn Escherichia
coli, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa và
Salmonella typhi được cung cấp bởi phòng thí nghiệm Đại Học Công Nghiệp
Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Đối với nghiên cứu ứng dụng chất chiết polyphenol chè trong dược mỹ phẩm:
Nghiên cứu trên 2 dòng sản phẩm Mặt nạ dưỡng da và kem dưỡng da từ trà xanh.
Các thí nghiệm được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm Đại Học Bà Rịa
Vũng Tàu.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Chiết tách polyphenol trong lá chè xanh bằng dung môi, Enzym và kỹ thuật khác.
- Định tính thành phần hóa học trong polyphenol bằng Thuốc thử, sắc ký lớp mỏng
(TLC), UV-VIS.
- Định lượng bằng phương pháp Folin-Denis và Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
- Hoạt tính chống oxi hóa được xác định dựa theo mô hình phospho molybdenum.
- Xác định hoạt tính kháng khuẩn của polyphenol theo phương pháp xác định đường
kính vòng vô khuẩn.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của đề tài tạo ra bộ dữ liệu khoa học tương đối toàn diện về hàm lượng
các hợp chất có hoạt tính sinh học cao (định tính, định lượng hàm lượng polyphenol
tổng số, các catechin thành phần) cũng như hoạt tính sinh học (khả năng kháng oxi
hóa, kháng khuẩn), so sánh hàm lượng polyphenol tổng số của các loại chè non, chè
già..của giống chè trồng tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Các dữ liệu khoa học này là nguồn
GVHD: Tống Thị Minh Thu 3 SVTH: Tống Thị Ngọc ...n lớn chúng có màu vàng, một số ít có màu xanh, tím, đỏ
hay không màu. Một số alkaloid tan trong nước, rượu, acid vô cơ loãng và base băng.
Flavonoid có cấu trúc cơ bản là 1,3 diphenylpropan, gồm 2 vòng benzen A và B nối
với nhau qua một dây 3 carbon, nên thường gọi là C6-C3-C6. Nếu dây C3 đóng thì đánh
số bắt đầu từ dị vòng với dị nguyên tố oxygen mang số 1, rồi đánh tiếp đến vòng A,
còn vòng B đánh số phụ.
Nếu dây C3 hở, đánh số chính trên vòng B và đánh số phụ trên vòng A.
Một số thuốc thử Flavnoid:
Với dung dịch FeCl3 bão hòa: Nếu tạo thành dung dịch màu xanh đen là phản
ứng dương tính.
Với dung dịch H2SO4 đậm đặc: Xuất hiện màu vàng đậm đến cam hoặc đỏ đến
xanh dương, tùy vào loại hợp chất khác nhau mà có màu khác nhau.
Khảo sát sự hiện diện của saponin
Định tính khả năng tạo bọt của saponin trong môi trường acid, base:
- Thuốc thử: HCl : 0,1N
NaOH : 0,1N
- Nếu ống pH = 13 cột bọt cao hơn nhiều so với ống pH = 1, có thể có saponin
steroid.
1.2.4.2. Phương pháp sắc ký lớp mỏng TLC
Nguyên tắc: Phương pháp sắc ký lớp mỏng được dùng để định tính, thử tinh
khiết và đôi khi để bán định lượng hoặc định lượng hoạt chất thuốc.
Định nghĩa: Sắc ký lớp mỏng là một kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi
cho pha động di chuyển qua pha tĩnh trên đó đã đặt hỗn hợp các chất cần tách.
Pha tĩnh là chất hấp phụ được chọn phù hợp theo từng yêu cầu phân tích, được
trải thành lớp mỏng đồng nhất và được cố định trên các phiến kính hoặc phiến kim
loại.
GVHD: Tống Thị Minh Thu 19 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
Pha động là một hệ dung môi đơn hoặc đa thành phần được trộn với nhau theo
tỷ lệ quy định trong từng chuyên luận.
Trong quá trình di chuyển qua lớp hấp phụ, các cấu tử trong hỗn hợp mẫu thử
được di chuyển trên lớp mỏng, theo hướng pha động, với những tốc độ khác nhau.
Kết quả
Ta thu được một sắc ký đồ trên lớp mỏng.
Cơ chế của sự chia tách có thể là cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion, sàng lọc
phân tử hay sự phối hợp đồng thời của nhiều cơ chế tùy thuộc vào tính chất của chất
làm pha tĩnh và dung môi làm pha động.
Ðại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích là hệ số di
chuyển Rf được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng dịch
chuyển của dung môi:
b
R =
f a
Trong đó:
a: là khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi đo trên cùng đường đi
của vết, tính bằng cm.
b: là khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết mẫu thử, tính bằng cm.
.
Rf: Chỉ có giá trị từ 0 đến l.
1.2.4.3. Phương pháp UV-VIS
Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử hay còn gọi là phương pháp đo quang,
phương pháp phân tích trắc quang phân tử là một trong những phương pháp phân tích
công cụ thông dụng với rất nhiều thế hệ máy khác nhau, từ các máy đơn giản của thế
hệ trước còn được gọi là các máy so màu đến các máy hiện đại được tự động hóa hiện
GVHD: Tống Thị Minh Thu 20 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
nay, gọi là máy quang phổ hấp thụ phân tử UV - VIS. Các máy đo quang làm việc
trong vùng tử ngoại (UV) và khả kiến (VIS) từ 190nm đến khoảng 900nm.
Sự hấp phụ ánh sáng của dung dịch màu:
Dung dịch có màu là do bản thân dung dịch đã hấp thụ một phần quang phổ
(một vùng phổ) của ánh sáng trắng, phần còn lại ló ra cho ta màu của dung dịch, chính
là màu phụ của phần ánh sáng trắng đã bị hấp thụ (vùng quang phổ còn lại).
Sự hấp thụ của dung dịch theo màu được trình bày trong bảng :
Bảng 1. 1: Sự hấp thụ của dung dịch theo màu
TIA SÁNG ĐƠN SẮC BỊ HẤP THỤ MÀU CỦA DUNG DỊCH
400nm ÷ 450nm: vùng tím lục ánh vàng
450nm ÷ 480nm: vùng chàm vàng
480nm ÷ 490nm: vùng chàm lục da cam
490nm ÷ 510nm: vùng lục chàm đỏ
510nm ÷ 560nm: vùng lục đỏ tía
5600nm ÷ 575nm: vùng lục ánh vàng tím
575nm ÷ 590nm: vùng vàng chàm
590nm ÷ 640nm: vùng da cam chàm lục
640nm ÷ 720nm: vùng đỏ lục chàm
720nm ÷ 800nm: vùng đỏ tía lục
Sự hấp thụ bức xạ đơn sắc (BXĐS) của dung dịch còn phụ thuộc vào nồng độ
của chất hấp thụ.
1.2.4.4. Phương pháp định lượng bằng Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) là một phương pháp chia tách trong đó pha động
là chất lỏng và pha tĩnh chứa trong cột là chất rắn đã được phân chia dưới dạng tiểu
phân hoặc một chất lỏng phủ lên một chất mang rắn, hay một chất mang đã được biến
đổi bằng liên kết hoá học với các nhóm chức hữu cơ. Quá trình sắc ký lỏng dựa trên cơ
chế hấp phụ, phân bố, trao đổi Ion hay phân loại theo kích cỡ ( Rây phân tử ).
GVHD: Tống Thị Minh Thu 21 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
1.2.5. Hoạt tính sinh học của polyphenol chè
1.2.5.1. Hoạt tính kháng oxi hóa của polyphenol chè
Ngày nay mối quan tâm trong việc sử dụng và đo lường các chất chống oxy hóa
trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm ngày càng tăng. Mối
quan tâm này bắt nguồn từ các bằng chứng tích lũy kết nối căng thẳng oxy hóa với
nhiều phân loại, ví dụ như lão hóa sớm, ung thư và một loạt các bệnh trong đó có liên
quan đến các gốc tự do. Ngoài ra, thực hiện các quy định rất nghiêm ngặt về việc sử
dụng chất bảo quản thực phẩm, do đó họ chỉ cho phép sử dụng chất chống oxy hóa tự
nhiên.
Các ứng dụng tiềm năng là chất bảo quản trong thực phẩm, mỹ phẩm và các
ngành công nghiệp dược phẩm. Sự quan tâm về việc loại bỏ chất độc của trong quá
trình tổng hợp các chất chống oxy hóa trong thực vật và trong việc xác định các nguồn
chất chống oxy hóa tự nhiên đã thúc đẩy chúng tôi phát triển để xác định giá trị của
chất tan trong nước.
Khi nghiên cứu khả năng quét gốc tự do tổng hợp như 2,2-diphenyl-1-
picrylhydrazyl (DPPH), 2,2'-azino-bis (3-ethylbenzothiazoline-6-sulphonic acid)
(ABTS), các polyphenol-catechin đều thể hiện hoạt tính vượt trội so với các chất
kháng oxy hóa đối chứng như vitamin C, vitamin E. Nanjo và cộng sự [52] đã chỉ ra
rằng, các catechin có hoạt tính quét gốc tự do DPPH cao gấp 6 đến 16,4 lần α –
tocopherol hay từ 4,3 đến 11,8 lần vitamin C. Trong các hợp chất catechin, nhìn chung
dạng galloyl hóa có khả năng quét DPPH cao hơn so với dạng khác. Trong các thành
phần của catechin chè, khả năng quét DPPH được xếp theo trật tự giảm dần như sau:
EGCG > ECG > EGC > EC > C .[41][47] Đối với chè, thành phần các catechin đóng góp
khoảng 70-80% khả năng kháng oxy hóa của dịch chiết.[49]
Nhiều nghiên cứu in vitro và in vivo cũng chỉ ra rằng, polyphenol chè có hiệu
quả cao trong việc giảm cholesterol tổng số cũng như phần LDL trong huyết
thanh,[59][76] chống oxy hóa các acid béo,[28][31] hay quét các gốc tự do superoxyl,
hydroxyl.[19][66] Trong nghiên cứu về tác dụng của polyphenol đối với độc tố
ochratoxin A ở tế bào gan, Hundhausen và cộng sự [39] đã chỉ ra rằng, EGCG có hoạt
tính kháng oxi hóa cao gấp 4 lần trolox và genistein, 3,4 lần daidzein và khoảng 1,3
lần quercetin.
GVHD: Tống Thị Minh Thu 22 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
Khả năng kháng oxi hóa của chất chiết chè xanh cũng là chủ đề của nhiều
nghiên cứu. Khi đánh giá khả năng này của chè xanh, hoa nhài, oải hương, hoa hồng,
sả và hương thảo thông qua khảo sát khả năng quét DPPH, khả năng kháng oxi hóa
tương đương trolox (TEAC) và khả năng hấp phụ gốc oxygen (ORAC assay). Tsai và
cộng sự [70] đã nhận thấy rằng, trong tất cả các thử nghiệm, chè xanh có hoạt tính
kháng oxi hóa mạnh nhất. Cụ thể với DPPH, hoạt tính này của chất chiết chè xanh cao
gấp 1,4 lần so với hương thảo, 4,02 lần với sả, 7,3 lần với hoa nhài và 15,4 lần so với
oải hương (bảng 1.2). Trong thí nghiệm khác với cùng đối tượng, Aoshima và cộng sự
[15] cũng cho quy luật tương tự.
Một phương pháp xác định lực kháng oxy hoá tổng (total antioxydant capacity)
khác dựa theo mô hình phospho molybdenum [56] bằng phép đo quang phổ trên cơ sở
việc khử Mo (VI) thành Mo (V) bằng chất phân tích mẫu và sự hình thành tiếp theo
của phức chất atacidic photphat / Mo (V) màu xanh lá cây. Phương pháp này đã được
tối ưu hóa và đặc trưng theo khoảng cách tuyến tính, độ lặp lại và độ tái lập và hệ số
hấp thụ mol để định lượng một số chất chống oxy hóa.
Phương pháp này phù hợp với quy mô và thiết bị của phòng thí nghiệm trường
Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu nên chúng tôi quyết định sử dụng phương pháp này để xác
định lực kháng oxy hóa của Polyphenol lá chè xanh.
1.2.5.2. Hoạt tính kháng khuẩn của polyphenol chè
Về cơ chế kháng khuẩn của polyphenol chè, các catechin đặc biệt là EGCG đã
can thiệp vào quá trình tổng hợp acid béo type II của tế bào vi khuẩn.[75] Bên cạnh đó,
gốc galloyl của catechin cũng gây ra sự rối loạn đặc hiệu trong cấu trúc của lớp đôi
phosphatidylcholine và phosphatidylethanolamine trong thành màng tế bào.[26] Ngoài
ra, hiệu quả sát khuẩn của catechin còn có thể liên quan đến việc tạo hydrogen
peroxide – kết quả từ tác động của oxygen với EGCG.[16]
Khả năng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm của polyphenol/chất chiết chè
được tổng hợp qua bảng 1.3 [49]. Đối với vi khuẩn, polyphenol chè có tác dụng tốt đối
với nhiều loài vi khuẩn gây ngộ độc cũng như gây thối hỏng thực phẩm.[21]
Mendel [49] đã chỉ ra rằng, EGCG, CG, EGC thể hiện hoạt tính kháng B. cereus
ở mức độ nmol, chất chiết chè xanh và chè đen đều có thể ức chế sự phát triển của C.
jejuni và C. coli trong vòng 4 giờ [30], nồng độ ức chế tối thiểu (minmum inhibitory
GVHD: Tống Thị Minh Thu 23 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
concentration) trung bình của các catechin chè đối với S. aureus và một số chủng
Vibrio là 192 ± 91 và 162 ± 165 µg/ml tương ứng trong khi đối với các vi khuẩn gram
(-) như Salmonella và E. coli là 795 ± 590 và 1519 ± 949 µg/ml tương ứng.[68]
Một số nghiên cứu đã tiến hành về ảnh hưởng của polyphenol chè đối với các vi
sinh vật gây bệnh cho cây trồng. Fukai và cộng sự [34] đã nghiên cứu ảnh hưởng của
chất chiết catechin chè trên 8 chủng Erwinia gây bệnh thối rữa đối với xà lách, súp lơ,
cà chua, củ cải và 10 chủng Pseudomonas gây bệnh héo xanh (wilt), thối ướt (spring
rot), đốm lá (necrotic leaf spot) trên tỏi, súp lơ, xà lách, kết quả chỉ ra rằng, catechin
chè là chất ức chế tốt đối với các vi khuẩn này, nồng độ ức chế tối thiểu của các
polyphenol chè đều dưới 100 ppm. Trong số 4 cấu tử catechin thử nghiệm (EGC,
EGCG, EC, ECG), thì EGCG và EGC hiệu quả hơn cả. Liên quan đến khả năng kháng
một số vi khuẩn gây thối hỏng thực phẩm, Yam và cộng sự [72] cũng kết luận rằng, chất
chiết chè cũng như thành phần polyphenol chè có tiềm năng trong bảo quản thực
phẩm, đặc biệt khả năng kháng lại P. vulgaris, P. aeruginosa và S. marcescens.
1.3. Một số khái niệm về trích ly và các phương pháp trích ly polyphenol trong
chè
1.3.1. Bản chất của quá trình trích ly
Bản chất của quá trình trích ly là sự rút chất hòa tan trong chất lỏng hay chất
rắn bằng một chất hòa tan khác (gọi là dung môi) nhờ quá trình khuếch tán các chất có
nồng độ khác nhau. Trích ly chất hòa tan trong chất lỏng gọi là trích ly lỏng – lỏng,
còn trích ly chất hòa tan trong chất rắn là trích ly rắn – lỏng [21].
1.3.2. Các phương pháp trích ly
Hiện nay tùy theo mục đích (mục đích khai thác và mức độ tinh sạch mong
muốn hay mục đích phân tích) cũng như điều kiện áp dụng công nghệ mà việc trích ly
các hợp chất có trong thực vật có thể tiến hành theo một số phương pháp sau:
1.3.2.1. Kỹ thuật soxhlet
Chiết soxhlet là một trong các kỹ thuật cổ điển nhất, được đề xuất bởi nhà hóa
học người Đức Franz Ritter Von Soxhlet. Đầu tiên nó được thiết kế chủ yếu cho việc
tách chất béo nhưng hiện nay được ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó
có chiết tách các hợp chất có hoạt tính sinh học. Trong chiết soxhlet, dung môi thích
hợp liên tục được bốc hơi, ngưng tụ và tiếp xúc với vật liệu rắn để tách chất mục tiêu
GVHD: Tống Thị Minh Thu 24 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
trong một thiết bị chuyên dụng (bộ soxhlet). Đối với kỹ thuật này, do những hạn chế
như làm việc gián đoạn, năng suất thấp, thời gian chiết dài nên hiện nay thường chỉ
được sử dụng trong nghiên cứu, phân tích và để đối sánh với các kỹ thuật mới khác
[31].
1.3.2.2. Kỹ thuật chiết ngâm (maceration)
Với kỹ thuật này, quá trình chiết thường gồm các bước cơ bản sau:
i) vật liệu được nghiền nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc với dung môi, ii) dung môi
thích hợp được đưa vào trong bình chiết và được trộn đều với vật liệu, iii) tách dung
môi có chứa chất mục tiêu ra khỏi bã và ép bã để thu hồi triệt để chất mục tiêu, iv) lọc
làm sạch dung môi chứa chất mục tiêu thu được. Ngoài ra, trong phương pháp này
người ta thường kết hợp với khuấy đảo để tăng quá trình khuếch tán của chất tan và
làm mới dung môi trên bề mặt vật liệu. Từ đó làm tăng hiệu suất trích ly.[20]
Ưu điểm của phương pháp là rẻ tiền, đơn giản, dễ thực hiện, không yêu cầu
thiết bị phức tạp, thích hợp với việc chiết tách các hợp chất nhạy cảm nhiệt nhưng có
nhược điểm là thời gian trích ly dài và có hạn chế về hiệu suất trích ly.
1.3.2.3. Kỹ thuật ngấm kiệt (percolation)
Trong kỹ thuật này, vật liệu được ngâm ngập trong dung môi và không có
khuấy đảo. Khi sự chênh lệch nồng độ chất tan trong vật liệu và ngoài dung môi gần
đạt trạng thái cân bằng, dung môi chứa chất tan sẽ được chiết rút từ từ nhỏ giọt ra khỏi
bình chiết. Đồng thời với quá trình này, dung môi mới sẽ được đưa vào để chiết kiệt
chất mục tiêu trong vật liệu. Kỹ thuật này có thể thực hiện đơn giản như trên hoặc có
thể tiến hành theo cách phân đoạn. Trong chiết phân đoạn, dịch chiết loãng được sử
dụng làm dung môi để chiết vật liệu mới.
Kỹ thuật này cũng có ưu điểm là khá đơn giản, dễ áp dụng. Tuy nhiên thời gian
chiết dài và lượng dung môi tiêu thụ lớn.
1.3.2.4. Trích ly có hỗ trợ siêu âm
Cơ sở của phương pháp này là sử dụng sóng siêu âm làm tăng cường quá trình
phá vỡ cấu trúc tế bào, tăng cường quá trình chuyển khối, từ đó có thể làm tăng hiệu
suất trích ly. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng cho phép rút ngắn thời gian trích ly
và làm giảm tiêu tốn dung môi[3]. Tuy nhiên kỹ thuật này có thể làm tăng nhiệt của
hệ dung môi – vật liệu trong quá trình, do đó có thể không thích hợp trong trích ly các
GVHD: Tống Thị Minh Thu 25 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
hoạt chất nhạy cảm nhiệt như polyphenol. Ngoài ra, những khó khăn trong việc triển
khai công nghiệp cũng là điểm hạn chế của kỹ thuật này [58].
Cuối cùng, hiện nay phương pháp này vẫn chưa có các đánh giá toàn diện như
ảnh hưởng của sóng siêu âm đến sự biến đổi cấu trúc và hoạt tính sinh học của chất
cần trích ly, hiệu suất trích ly polyphenol có thực sự được cải thiện hay không vẫn
chưa có những kết luận đồng thuận. Ví dụ như trong khi Tao và cộng sự [69] cho biết,
trích ly polyphenol từ chè có hỗ trợ siêu âm cho phép nâng hàm lượng polyphenol
trong dịch chiết từ 22,04% lên 22,67% thì Amir và cộng sự [14] lại không nhận thấy có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa trích ly polyphenol từ vỏ quả hồ trăn
(Pistachia vera) có và không có hỗ trợ của sóng siêu âm với cả hai dung môi là nước
và methanol.
1.3.2.5. Trích ly có hỗ trợ vi sóng
Trích ly có hỗ trợ vi sóng cũng được xem là một phương pháp mới trong trích
ly các hợp chất tự nhiên. Trong kỹ thuật này, trường điện từ trong dải tần từ 300 MHz
tới 300 GHz thường được sử dụng. Chúng tạo ra hai trường dao động trực giao là
trường từ và trường điện. Trong quá trình này, năng lượng điện từ sẽ được chuyển hóa
thành năng lượng nhiệt.[20] Kỹ thuật này thường gồm 3 bước:[13] i) đầu tiên có sự phân
tách chất mục tiêu khỏi các vị trí hoạt động của vật liệu do sự tăng nhiệt độ và áp suất,
ii) tiếp theo có sự di chuyển của dung môi vào trong vật liệu, iii) cuối cùng, chất mục
tiêu được hòa tan vào dung môi.
Ưu điểm của phương pháp này là thời gian nâng nhiệt và chiết tách nhanh, ít
tiêu tốn dung môi, hiệu suất thu hồi cao.[13] Tuy nhiên, nó cũng gặp những hạn chế như
trong kỹ thuật trích ly có hỗ trợ siêu âm như kém phù hợp trong chiết tách các hợp
chất nhạy cảm nhiệt và những vấn đề về thiết bị trong triển khai công nghiệp.[103]
1.3.2.6. Trích ly siêu tới hạn
Cơ sở của phương pháp: khi chất khí ở nhiệt độ và áp suất trên điểm tới hạn
(gọi là chất lỏng tới hạn) nó bộc lộ khả năng của một dung môi, nhưng có độ nhớt và
khả năng khuếch tán của một chất khí. Chất lỏng siêu tới hạn có khả năng khuếch tán
cao, tính vận chuyển tốt hơn một chất lỏng thường vì vậy nó có khả năng thích ứng với
quá trình chiết tách. Trong kỹ thuật này, CO2 thường được lựa chọn vì nó có mật độ
tới hạn cao (0,47 g/cm3).[63]
GVHD: Tống Thị Minh Thu 26 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
Ưu điểm chính của phương pháp này là có thể tiến hành ở nhiệt độ thấp, có thể
giảm thiểu sự oxi hóa các chất cần trích ly, an toàn không độc hại và không tốn năng
lượng để tách dung môi (chất lỏng tới hạn) sau trích ly.[63][58] Tuy nhiên nhược điểm
chính của phương pháp này là đầu tư trang thiết bị lớn và hiệu quả thấp đối với việc
trích ly các hợp chất phân cực như catechin chè. Để sử dụng phương pháp này cho
trích ly polyphenol, người ta thường phải kết hợp CO2 siêu tới hạn với một dung môi
phân cực khác như ethanol.
Sau hơn 30 năm phát triển, phương pháp này hiện đã được phát triển ở quy mô
công nghiệp trong việc tách caffeine từ cà phê và hoa húp lông.[58]
1.3.2.7. Chiết dung môi ở áp suất cao
Phương pháp này lần đầu tiên được mô tả bởi Richter và cộng sự vào năm
1996.[20] Cơ sở của phương pháp là sử dụng áp suất cao trong quá trình chiết để lưu
giữ trạng thái lỏng của dung môi trên điểm sôi của nó. Do vậy, điều kiện làm việc này
(nhiệt độ và áp suất cao) sẽ làm tăng khả năng hòa tan của chất mục tiêu, giảm độ nhớt
và sức căng bề mặt của dung môi. Điều này cho phép làm tăng tốc độ chuyển khối và
cải thiện hiệu suất trích ly. Bên cạnh đó, khả năng có thể tự động hóa quá trình cũng là
một trong các ưu thế của kỹ thuật này.[40] Tuy vậy, với điều kiện làm việc ở nhiệt độ và
áp suất cao có thể kém phù hợp trong việc chiết tách các hợp chất nhạy cảm nhiệt như
catechin chè.
1.3.2.8. Trích ly bằng dung môi có hỗ trợ enzym
Xử lý enzyme của các mẫu thực vật là một kỹ thuật khác phù hợp để giải phóng
các hợp chất phenolic. Phenolics trong vật liệu thực vật dường như được liên kết với
các polysacarit vách tế bào thực vật bởi cả hai liên kết kỵ nước và kỵ nước.Việc bổ
sung các enzyme có thể làm tan rã các liên kết thành tế bào phenolic và tăng cường
chiết xuất phenolic. Gần đây, thủy phân enzyme sử dụng kết hợp pectinase, cellulase
và hemiaellulase đã được chứng minh là tăng cường chiết xuất phenolic từ chất thải
rắn mâm xôi. Maier et al. đã phát triển ứng dụng enzyme để chiết xuất phenolic từ
bưởi nho. Kapasakalidis và cộng sự đã báo cáo rằng các chế phẩm enzyme cellulose
thương mại thúc đẩy việc chiết xuất polyphenol và anthocyanin từ quả bưởi đen.
Trong một nghiên cứu khác, việc so sánh ứng dụng của ba loại chế phẩm enzyme khác
nhau bao gồm-amylase, Viscozyme L và Ultraflo L đã được tiến hành trên thân cây
GVHD: Tống Thị Minh Thu 27 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
Ipomoea batatas (khoai lang). Ultraflo L và Viscozyme L tạo điều kiện phục hồi
phenolic và dẫn đến sản lượng axit ferulic và axit vanillic cao hơn, tương ứng, trong
chiết xuất. Hong và Van Veit. đã so sánh các kỹ thuật của UAE và chiết xuất các hợp
chất phenol có hỗ trợ enzyme từ quả acerola, ngược lại, sản lượng phenolics cao hơn
bằng phương pháp mới của UAE so với chiết xuất enzyme.
Nhận xét chung về các phương pháp trích ly:
Như đã trình bày ở phần trên, Tất cả các kỹ thuật chiết tách polyphenol từ lá
trà xanh đều có lợi thế và hạn chế riêng. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn nghiên
cứu các điều kiện chiết tách cho phương pháp chiết polyphenol trong lá chè bằng
dung môi, ngoài ra khảo sát thêm sự hỗ trợ của một số enzym nhằm cải thiện và tối
ưu hóa cả hiệu suất trích ly cùng hoạt tính sinh học của dịch chiết polyphenol/catechin
đồng thời phù hợp với điều kiện của phòng thí nghiệm Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu và
dễ dàng triển khai ở quy mô nhỏ so với các nghiên cứu đã từng được tiến hành ở Việt
Nam.
1.4. Ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến hiệu suất trích ly và chất lượng của
sản phẩm
Những nghiên cứu trên thế giới về chiết tách polyphenol chè nhìn chung cũng
tập trung chủ yếu đến việc tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến hiệu suất
trích ly và chất lượng của sản phẩm thu được (hoạt tính kháng oxi hóa, kháng khuẩn
của dịch chiết/chất chiết polyphenol).
1.4.1. Ảnh hưởng của dung môi và nồng độ dung môi
Việc lựa chọn dung môi có thể ảnh hưởng đến cả loại và hàm lượng các hợp
chất phenol chiết tách được. Độ hòa tan của các hợp chất phenol chịu ảnh hưởng lớn
bởi độ phân cực của dung môi sử dụng. Trong chiết xuất các hợp chất phenol, các
dung môi có độ phân cực cao như nước hoặc ít phân cực như chlorofom hay hexane
thường không cho hiệu suất thu hồi cao.[46] Dung môi nước tuy an toàn nhưng thường
làm cho dịch chiết có lượng tạp chất lớn, gây khó khăn cho việc làm sạch về sau. Nếu
quá trình chiết hướng tới nhiều loại hợp chất khác nhau cùng tồn tại trong vật liệu,
người ta thường sử dụng hỗn hợp các loại dung môi để tạo ra một dung dịch có độ
phân cực trung bình. Điều này cho phép cải thiện hiệu suất trích ly đối với tổng thể các
hợp chất đích.[46] Trong chiết tách các hợp chất phenolic chè, dung môi thường được
GVHD: Tống Thị Minh Thu 28 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
sử dụng là methanol, ethanol, acetone, diethyl ether và ethyl acetate. Tuy nhiên các
acid có độ phân cực cao (benzoic, cinnamic acid) có thể không được chiết hoàn toàn
với các dung môi hữu cơ nguyên chất mà hỗn hợp của alcohol – nước hoặc acetone –
nước thường được yêu cầu.[36] Các dung môi ít phân cực như dichloromethane,
chloroform, hexane và benzene thường phù hợp để tách các tạp chất như sáp, sterol và
chlorophyll từ nguyên liệu thực vật.[67]
Các hợp chất phenol ở dạng glycoside (tan nhiều trong nước) nhìn chung
thường được tách bởi hỗn hợp nước với methanol, ethanol hoặc acetone.[60] Ngược lại,
các hợp chất phenol ít phân cực hơn (dạng aglycone) như isoflavone, flavanone và
flavonol thường tan hơn trong các dung môi kỵ nước.[24] Độ hòa tan của catechin
(nhóm flavanol) trong dung môi phân cực được tăng cường với việc xử lý nhiệt trung
bình, do đó làm tăng hiệu suất trích ly. Bên cạnh đó, hiệu suất này cũng được cải thiện
với việc áp dụng các biện pháp như khuấy đảo, lắc hay kết hợp tác động siêu âm.[36]
Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành về chủ đề này, Nihal và cộng sự [53] đã sử
dụng nước, ethanol, methanol và dimethyl formamide (DMF) (dung môi hữu cơ được
sử dụng ở 50%, 80% và 100% v/v) trong trích ly chè đen và chè cây nhựa ruồi (Ilex
paraguariensis). Kết quả chỉ ra rằng, loại dung môi và nồng độ dung môi có ảnh hưởng
lớn đến hiệu suất thu hồi polyphenol cũng như khả năng kháng oxi hóa của dịch chiết.
Đối với chè đen, dung môi DMF 50% cho hiệu suất trích ly polyphenol cao nhất trong
khi với chè nhựa ruồi dung môi tốt nhất là acetone 50% (v/v). Về hoạt tính kháng oxi
hóa, dịch chiết chè đen có hoạt tính này cao nhất với dung môi acetone 50% (v/v)
trong khi ethanol 50% (v/v) lại cho kết quả tốt nhất với dịch chiết chè nhựa ruồi.
Tương tự, Perva- Uzunalic và cộng sự [55] cũng kết luận, acetone 50% hiệu quả
nhất trong chiết tách các hợp chất catechin và proanthocyanidins trong chè xanh khi so
sánh giữa acetone, methanol, ethanol, acetonitrile ở các nồng độ 25%, 50%, 80% và
100%. Hiệu suất trích ly catechin bằng acetone 50% cao gấp 2,7 lần so với trích ly
bằng nước ở nhiệt độ sôi.
Đánh giá hiệu suất trích ly catechin và caffeine từ chè xanh khi sử dụng hệ
dung môi ethanol/nước (25%, 50%, 75% và ethanol tuyệt đối), Hu và cộng sự [38] cũng
nhận thấy, hiệu suất này cao nhất ở hệ ethanol/nước 50% (v/v). Bên cạnh đó, khi
nghiên cứu trích ly polyphenol từ cây nhựa ruồi (Ilex paraguariensis), Sari và cộng sự
GVHD: Tống Thị Minh Thu 29 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
[64] còn chỉ ra rằng, loại dung môi không những ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly
polyphenol mà còn ảnh hưởng đến hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết. Cụ thể,
acetone 50% có hiệu quả ức chế tốt nhất đối với S. aureus, H. alvei, Y. enterocolica và
L. monocytogens khi so sánh với ethanol, methanol và dimethyl formamide ở cùng
nồng độ 50%. Đặc biệt, chất chiết dimethyl formamide 50% có hiệu quả tốt đối với S.
aureus, Y. enterocolica và L. monocytogens nhưng không có tác dụng với H. alvei.
Cùng nghiên cứu vấn đề này nhưng trên đối tượng chè đen, Nihal và cộng sự
[54] cũng kết luận rằng, khả năng kháng khuẩn của dịch chiết phụ thuộc vào dung môi
sử dụng và chủng vi khuẩn thử nghiệm. Trong 6 chủng vi khuẩn nghiên cứu (S.
aureus, Y. enterocolica, L. monocytogens, H. alvei, B. cereus và E. coli O157:H7) thì
S. aureus tỏ ra nhạy cảm nhất đối với dịch chiết chè đen.
1.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly
Cacace và mazza [25] đã chỉ ra rằng, hiệu suất trích ly polyphenol được tăng
cường khi tăng nhiệt độ trích ly. Nhiệt độ cao làm giảm độ nhớt của dung môi, tăng
tính bán thấm của thành tế bào, tăng độ hòa tan và hệ số khuếch tán của chất cần chất
ly. Do đó có thể cải thiện được năng suất chiết [32].
Tuy vậy, polyphenol rất không ổn định và bị phá hủy ở nhiệt độ cao.[37] Perva-
Uzunalic và cộng sự [55] đã chỉ ra rằng, hiệu suất chiết tách catechin chè với nước đã
giảm khi tăng nhiệt độ chiết từ 80 lên 950C. Thời gian chiết thích hợp với hai mức
nhiệt độ trên là 20 phút và 10 phút tương ứng. Ngoài ra, quá trình oxi hóa và epimer
hóa các catechin chè cũng diễn ra ở nhiệt độ trích ly cao.[36] Điều này cho thấy, yếu tố
nhiệt độ không những ảnh hưởng đến hàm lượng polyphenol chiết tách được mà còn
ảnh hưởng đến thành phần polyphenol và có thể cả hoạt tính sinh học của nước chiết.
Nhìn chung trong trích ly polyphenol, nhiệt độ trích ly thường phải giới hạn dưới nhiệt
độ sôi của dung môi (hữu cơ) còn trong trích ly bằng nước, nhiệt độ khuyến cáo
thường nằm trong khoảng 80 - 950C.[55][62]
1.4.3. Ảnh hưởng của thời gian trích ly
Đây là một trong các yếu tố không những ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi
polyphenol mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của dịch chiết và hiệu quả kinh tế của
quá trình. Thời gian trích ly ngắn sẽ làm giảm hiệu suất, ngược lại nếu thời gian quá
dài sẽ gây tốn kém và có thể làm tăng nguy cơ oxi hóa các hợp chất polyphenol.[50]
GVHD: Tống Thị Minh Thu 30 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
Perva-Uzunalic và cộng sự [55] cũng chỉ ra rằng, với dung môi nước, hiệu suất
thu hồi catecchin chè giảm mạnh khi kéo dài thời gian chiết quá 20 phút ở nhiệt độ 80
0C và quá 10 phút ở 95 0C.
Ngược lại, trong dung dịch ethanol 40% được acid hóa bằng 2% phosphoric
acid, Choung và Lee [29] không nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu
suất chiết tách catechin tổng số cũng như EGCG trong thời gian từ 0,5 h đến 24 h
(chiết ở 25 0C).
Ngoài ra, Labbé và cộng sự [43] còn cho thấy, cặp nhiệt độ và thời gian trích ly
có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất tách các catechin thành phần. Cụ thể, nhiệt độ 500C
trong 20 - 40 phút cho kết quả tốt nhất để thu hồi EGC và EC, 90 0C trong 80 phút là
tối ưu với nhóm C, EGCG, GCG và ECG và để trích ly cafein, nhiệt độ 70 – 80 0C
trong 20 - 40 phút là thích hợp hơn cả.
1.4.4. Ảnh hưởng của pH
Việc acid hóa dung môi chiết có thể có tác dụng đến độ ổn định của các hợp
chất phenol như anthocyanin,[61] ảnh hưởng đến độ hòa tan của các polyme có thể thủy
phân như lignin, hydroxycinnamic và procyanidin.[50] Bên cạnh đó nó cũng có thể làm
yếu cấu trúc thành tế bào, từ đó giúp quá trình hòa tan các hợp chất phenol được dễ
dàng hơn. Ngoài ra, do polyphenol là các hợp chất khử mạnh nên trong môi trường
acid thấp nó sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Tuy nhiên, Malgorzata và cộng sự [48] lại kết luận, hoạt tính kháng oxi hóa của
cả 7 catechin chè xanh đều tăng cùng với sự tăng pH của môi trường (khoảng khảo sát
pH từ 2 đến 10) và hoạt tính này của các catechin ở dạng ester gallate cao hơn dạng
không có nhóm galloyl.
1.4.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi/nguyên liệu
Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu cũng ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi polyphenol.
Tỷ lệ này càng cao tức nồng độ chất cần trích ly trên bề mặt pha rắn càng thấp. Do đó,
chênh lệch gradient nồng độ giữa bên trong và bề mặt vật liệu rắn càng cao và làm
tăng sự khuếch tán của chất tan từ vật liệu ra môi trường hay làm tăng hiệu suất trích
ly. Tuy vậy, tỷ lệ dung môi/nguyên liệu cao sẽ gây tốn kém và gây khó khăn cho quá
trình tinh chế về sau. Trong trích ly các hợp chất polyphenol, các nghiên cứu thường
được tiến hành ở tỷ lệ nguyên liệu/dung môi từ 1/10 đến 1/60.[37][65]
GVHD:...tính kháng khuẩn càng cao,
vi khuẩn đó hoạt động càng kém.
GVHD: Tống Thị Minh Thu 82 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
Bảng 3. 21: Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết lá chè
Đường kính
vòng kháng
STT khuẩn E.coli B. cereus S. typhi P. aeruginosa S. aureus
Nồng D (mm)
độ
(mg/ml)
1 Dịch chè 800 7,0 8,0 6,0 6,5 6,7
2 Dịch chè 400 6,5 7,5 4,0 6,0 4,0
3 Dịch chè 200 5,3 6,0 4,0 4,0 4,0
4 Dịch chè 100 5,3 5,0 4,0 3,0 3,5
5 Chloramphenicol 13 15 13 14 12
6 Tetracycline 7,3 8,0 6,0 4,0 4,3
Từ kết quả cho thấy nồng độ dịch chè càng giảm, đường kính kháng khuẩn càng
giảm, khi pha loãng nồng độ dịch chè tới nồng độ 100 mg/ml thì vẫn thấy đường kính
vòng kháng ở cả 5 loại vi khuẩn tức là khả năng kháng khuẩn của cao chiết lá chè rất
cao dù nồng độ cao chiết chè rất thấp. Các vòng kháng đều rất to, rõ ràng và có sự
chênh lệch ít.
Hình 3. 21: Biểu đồ thể hiện hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết lá chè
GVHD: Tống Thị Minh Thu 83 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
Hình 3. 22: Khả năng kháng 5 chủng vi khuẩn của cao chiết lá chè
Chú thích: 1: 800 mg/ml
2: 400 mg/ml
3: 200 mg/ml
4: 100 mg/ml
5: chứng (+) tetracyline
6: chứng (+) Ampicyline7: chứng (-) DMSO 5%
Trên chủng E.coli khi khảo sát các nồng độ trên cho thấy có sự giảm nhẹ từ nồng độ
800 mg/ml và 400 mg/ml là 7 mm và 6,5 mm. Khi giảm nồng độ còn 200 mg/ml và
100 mg/ml thì đường kính kháng khuẩn không thay đổi là 5,3 mm cho thấy hoạt tính
kháng khuẩn của cao chiết lá chè đối với chủng E.coli tương đối ổn định, dù giảm
nồng độ xuống thấp 100 mg/ml thì vẫn có khả năng kháng.
Trên chủng vi khuẩn B.cereus khi khảo sát các nồng độ trên cho thấy có sự
giảm nhẹ từ nồng độ 800 mg/ml - 100 mg/ml là 8 mm xuống 5 mm cho thấy hoạt tính
kháng khuẩn của dịch lá chè đối với chủng giảm dần theo chiều giảm nồng độ cao
chiết lá chè.
GVHD: Tống Thị Minh Thu 84 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
Trên chủng vi khuẩn S.typhi khi khảo sát ở nồng độ 800 mg/ml thì đường kính
vòng kháng là 6 mm, sau đó giảm còn 4mm và không thay đổi dù giảm xuống các
nồng độ 200mg/ml, 100mg/ml.
Trên chủng P.aeruginosa khi khảo sát các nồng độ trên cho thấy có sự giảm
nhẹ từ nồng độ 800 mg/ml - 100 mg/ml là 6,5 mm xuống 3 mm cho thấy hoạt tính
kháng khuẩn của dịch lá chè đối với chủng giảm dần theo chiều giảm nồng độ cao
chiết lá chè
Trên chủng S.aureus khi tiến hành khảo sát với 4 nồng độ trên, nhận thấy sự
giảm mạnh từ nồng độ 800 mg/ml và 400 mg/ml là 6,7 mm xuống 4 mm, sau đó giảm
không đáng kể 4 mm xuống 3.5 mm khi giảm nồng độ từ 400 mg/ml xuống 100
mg/ml.
3.9. Kết quả khảo sát quy trình lưu mẫu và sấy cao chiết lá chè
3.9.1. Ảnh hưởng của hàm lượng polyphenol tổng theo thời gian lưu mẫu
Các hợp chất thiên nhiên có nhược điểm là không bền theo thời gian, vì vậy
chúng tôi tiến hành khảo sát thời gian lưu mẫu để kiểm tra xem mẫu có thể bền trong
khoảng thời gian nào, sau đây là kết quả thu được:
Bảng 3. 22: Ảnh hưởng của thời gian lưu mẫu đến hàm lượng polyphenol
Ngày 1 2 4 6 8 10 12 14 16 18
PP tổng (%) 19.45 18.55 17.54 17.47 17.16 16.81 16.15 15.42 12.92 12.3
Khối lượng cao 11.01 11.3 11.01 10.68 11.04 10.84 11.1 10.98 10.89 10.81
Hình 3. 23: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian lưu mẫu đến hàm lượng
polyphenol
GVHD: Tống Thị Minh Thu 85 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
Từ kết quả cho thấy mẫu cao polyphenol có nồng độ polyphenol tổng giảm nhẹ
từ ngày 1 đến ngày 8 ( từ 19,45% - 18,55%), giảm mạnh từ ngày 14-16 và thấp nhất ở
ngày thứ 18 (12,3%).
3.9.2. Ảnh hưởng của sấy ở nhiệt độ cao tới hàm lượng polyphenol tổng trong cao
chiết lá chè
Các sản phẩm ứng dụng thực phẩm, dược mỹ phẩm thường được xử lý ở nhiệt
độ, điều đó làm ảnh hưởng tới hàm lượng polyphenol của chế phẩm, vì vậy chúng tôi
tiến hành khảo sát các điều kiện nhiệt độ sấy tới chất lượng cao chiết lá chè. Mẫu đối
chứng là mẫu không sấy bằng nhiệt độ cao.
Bảng 3. 23: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng polyphenol
Nhiệt độ Mẫu đối chứng 90 100 110 120
Pp tổng (%) 20,51 19,23 15,69 15,38 1,41
KL cao (g) 0,42 0,40 0,38 0,35 0,18
Hình 3. 24: Biểu đồ ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hàm lượng polyphenol
Từ kết quả trên cho thấy nhiệt độ càng cao hàm lượng polyphenol tổng càng
giảm, ở nhiệt độ 120 0C hàm lượng polyphenol giảm mạnh còn 1,41% ,vì vậy chúng
tôi quyết định sấy thăng hoa cao chiết lá chè nhằm giữ lại các thành phần có lợi cho
sức khỏe khác như protein, lipit, gluxit, vitamin, enzyme và hoạt chất sinh học, màu
sắc, mùi, vị v.v
GVHD: Tống Thị Minh Thu 86 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
3.9.3. Sấy thăng hoa cao chiết lá chè
Sản phẩm sấy thăng hoa cao chiết lá chè giữ được màu và mùi thơm đặc trưng
của lá chè so với sấy ở nhiệt độ cao.
Hình 3. 25: Bột chiết lá chè sau khi sấy thăng hoa
So sánh hàm lượng polyphenol tổng và tính oxy hóa của bột polyphenol sau khi
sấy thăng hoa và cao polyphenol sau khi chiết thu được kết quả sau:
Cao polyphenol Bột sấy thăng hoa
PP tổng (%) 19,45 18,75
Tính oxy hóa 3,025 2,88
Qua bảng kết quả trên ta thấy hàm lượng polyphenol tổng và tính oxy hóa của
bột sấy thăng hoa giảm không nhiều so với cao polyphenol (từ 19,45 xuống còn 18,75
và 3,025 xuống còn 2,88) cho thấy tính ổn định của polyphenol trước và sau khi sấy
thăng hoa.
GVHD: Tống Thị Minh Thu 87 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của bột sấy thăng hoa trên 4 loại vi khuẩn
E.coli; B. cereus; S. typhi; P.aeruginosa; S. aureus, kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 3. 24: Hoạt tính kháng khuẩn của bột sấy thăng hoa
Đường kính
vòng kháng
STT khuẩn E.coli B. cereus S. typhi S. aureus
Nồng D (mm)
độ
(mg/ml)
1 Dịch chè 800 7,0 8,0 7,0 7,0
2 Dịch chè 400 6,0 7,0 6,5 6,5
3 Dịch chè 200 5,0 6,0 6,0 6,0
4 Dịch chè 100 3,0 4,0 6,0 5,0
5 Chloramphenicol 11,0 12 13,0 14,0
6 Tetracycline 7,3 8,0 6,0 8,0
Hình 3. 26: Biểu đồ thể hiện hoạt tính kháng khuẩn của bột sấy thăng hoa
GVHD: Tống Thị Minh Thu 88 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
Hình 3. 27: Khả năng kháng 4 chủng vi khuẩn của Bột sấy thăng hoa
Chú thích: 1: 800 mg/ml
2: 400 mg/ml
3: 200 mg/ml
4: 100 mg/ml
5: chứng (+) tetracyline
6: chứng (+) Ampicyline7: chứng (-) DMSO 5%
Kết quả thu được cao polyphenol sau khi sấy thăng hoa vẫn có khả năng kháng
khuẩn cao so với trước khi sấy thăng hoa dù giảm nồng độ xuống còn 100 mg/ml cho
thấy quá trình sấy thăng hoa không làm ảnh hưởng đến khả năng kháng khuẩn của cao
polyphenol trong lá chè.
Từ đó ta rút ra kết luận sau: Cao polyphenol sau khi sấy thăng hoa hàm lượng
polyphenol tổng, tính oxy hóa và khả năng kháng khuẩn ổn định cho thấy phương
pháp sấy thăng hoa nhằm bảo quản polyphenol có tính khả thi cao, có thể áp dụng
trong thực tế.
3.10. Ứng dụng sản phẩm kem dưỡng da
Kem tan dùng ban ngày để bảo vệ da và làm đẹp da đã được tẩy sạch, làm mất
lớp dầu trên da để các mỹ phẩm khác dễ dàng bám lên da. Khi sử dụng, kem phải lan
nhanh ra trên da và dường như biến mất ngay sau khi bôi lên da. Kem còn có tác dụng
GVHD: Tống Thị Minh Thu 89 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
giữ ẩm làm mềm mại da. Chất lượng kem dưỡng da được đánh giá trên các chỉ tiêu
cảm quan sau:
Bảng 3. 25: Chỉ tiêu đánh giá cảm quan kem dưỡng da
(i) Cảm quan (35%)
Trên sản phẩm
Trên đối tượng sử dụng
Dạng và màu tự nhiên của nền
Độ gây chỉnh da
Độ phân pha
Độ gây mát
Độ bóng có ánh bạc
Độ gây mùi lạ
Độ linh động
(ii) Định lượng (45%)
Trên sản phẩm
Độ pH
Trên đối tượng sử dụng
Độ lún kim (mm)
Độ tan trên da (giây)
Sai biệt độ lún kim (mm)
Điểm bắt đầu chảy (oC)
(iii) Tính an toàn cho người sử dụng (10.0%)
Gây dị ứng cho da
(iv) Tính an toàn cho môi trường (5.0%)
(v) Tính tiện dụng (5.0%)
Hình 3. 28: Kem dưỡng da từ cao chiết lá chè
GVHD: Tống Thị Minh Thu 90 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
Kem dưỡng da làm từ cao chiết lá chè có màu xanh nhạt nhưng khi bôi lên da
có thể rửa được, màu xanh không bám lâu vào da, kem bôi lên mát và mịn, không kích
ứng da.
GVHD: Tống Thị Minh Thu 91 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi thu được những kết quả như sau:
1. Về mặt lý thuyết
- Tìm hiểu được tình hình trồng trọt, tiêu dùng và thương mại hóa lá chè ở Việt Nam
và trên thế giới.
- Tìm hiểu được các công trình nghiên cứu chiết tách polypheno, ưu nhược điểm của
các phương pháp chiết tách trong nước và trên thế giới.
- Tìm hiểu về các chủng vi khuẩn, lựa chọn chủng vi khuẩn phù hợp để nghiên cứu.
2. Về mặt thực nghiệm
- Đã tìm được điều kiện tối ưu cho quá trình chiết polyphenol từ lá chè xanh là:
Nồng độ dung môi ethanol 70%, tỉ lệ Nguyên liệu/Dung môi là 1/25, nhiệt độ
chiết 65 oC, thời gian: 35 phút.
- Hàm lượng polyphenol tổng cao nhất trong lá chè (Loại lá thứ 2, 3, 4) là 20,79%, có
hỗ trợ enzym Cenlulozo 2,5% v/w thì hàm lượng polyphenol tổng là 22,07% với hiệu
suất chiết tăng 1,1 lần; pectinase 3% thì hàm lượng polyphenol tổng là 20,79% và
hiệu suất tăng 1,04 lần.
Hàm lượng polyphenol cao nhất ở nụ lá 21,94% và thấp nhất ở lá chè già 17%.
Khi sấy cao chiết lá chè ở nhiệt độ 120 oC thì hàm lượng polyphenol còn rất
thấp 1,41% cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ cao tới hàm lượng polyphenol tổng. Vì
vậy chúng tôi sử dụng phương pháp sấy thăng hoa nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của
nhiệt độ cao tới hàm lượng polyphenol tổng và đồng thời giữ được mà và mùi vị ban
đầu của lá chè.
- Hoạt tính oxy hóa của dịch chiết polyphenol lá chè cao hơn rất nhiều so với các loại
lá khác (Lá neem, lá lô hội, lá xoài) và tăng dần theo nồng độ.
Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết lá chè kháng được cả 5 chủng vi khuẩn
Escherichia coli, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa và
Salmonella typhi dù ở nồng độ rất thấp (100 – 800 mg/ml).
- Sau khi mẫu chiết được đo bằng HPLC ta nhận thấy dịch chiết lẫn tạp chất không
đáng kể, vì vậy chúng ta nên tách Polyphenol trong chế phẩm ở dạng tinh khiết để ứng
dụng nó trong một số lĩnh vực nhằm đạt được giá trị cao về mặt kinh tế.
GVHD: Tống Thị Minh Thu 92 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
- Cao polyphenol sau khi sấy thăng hoa hàm lượng polyphenol tổng, tính oxy hóa và
khả năng kháng khuẩn ổn định cho thấy phương pháp sấy thăng hoa nhằm bảo quản
polyphenol có tính khả thi cao, có thể áp dụng trong thực tế.
- Xây dựng được quy trình điều chế Kem dưỡng da từ Cao polyphenol (quy mô phòng
thí nghiệm).
3. Đào tạo và khoa học
- Đề tài này đã được tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học học sinh sinh viên 2018 –
2019.
- Đã được tham dự Triển lãm Khoa học & Công nghệ 2019.
4.2. Kiến nghị
1. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết lá chè thể hiện ở cả 5 chủng vi khuẩn dù ở
nồng độ thấp, cần nghiên cứu thêm về nồng độ tối thiểu (MIC) khả năng kháng khuẩn
của từng loại khuẩn nhằm ứng dụng cho các sản phẩm như thuốc đánh răng, nước
súc miệng ngừa sâu răng, chống viêm khớp răng, khử hơi mồm, thơm hơi thở
2. Mở rộng nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của các điều kiện nhiệt độ, PH, Thời gian..
tới hiệu suất chiết polyphenol có hỗ trợ enzym và hoạt tính sinh học của nó. Điều này
cho phép tạo cơ sở dữ liệu tổng quát để sử dụng enzym cho mục đích khai thác các
hợp chất có hoạt tính sinh học cao trong chè và có thể cung cấp một giải pháp thay thế
thân thiện môi trường cho việc chiết dung môi hữu cơ thông thường.
3. Mở rộng nghiên cứu sử dụng chế phẩm polyphenol chè cho Dược Mỹ phẩm như
thực phẩm chức năng, sản phẩm làm đẹp, bánh kẹovà nghiên cứu chuyển giao cho
sản xuất công nghiệp.
4. Hợp chất polyphenol có tính Oxy hóa cao nên dễ bị oxy hóa ngoài môi trường,
cần bảo quản nghiên cứu xây dựng quy trình bảo quản các hợp chất polyphenol
đễ dễ dàng vận chuyển và sử dụng.
5. Cao polyphenol sau tinh chế vẫn còn một số tạp chất nên cần nghiên cứu xây dựng
quy trình quy trình tinh chế phân tách từng hợp chất polyphenol tinh khiết hơn.
GVHD: Tống Thị Minh Thu 93 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Mai Thanh Nga, Góp phần nghiên cứu thành phần hóa học,tách chiết hợp chất
poliphenol trong cây chè xanh Thái Nguyên, tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ,
80(04): 159-161.
2. Nguyễn Văn Chung và Trương Hương Lan (2007), Nghiên cứu công nghệ sản xuất
polyphenol từ chè xanh Việt Nam. Trong: các công trình nghiên cứu ứng dụng công
nghệ sinh học – công nghệ thực phẩm giai đoạn 2001 – 2005, NXB Lao động – Xã
hội, tr. 256 – 260.
3. Trần Chí Hải, Nguyễn Tấn Dân, Nguyễn Đình Nam, Lê Thị Hồng Ánh, Mẫn Phan
Vãn Mẫn (2016), Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến quá trình trích ly polyphenol từ lá
trà già, Tạp chí KHCN ĐHĐN, 9(106), tr. 69-72.
4. Ngô Hữu Hợp (1983), Hóa sinh chè, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
5. Nguyễn Tiến Lực (2016), Công nghệ chế biến thịt và thủy sản, NXB ĐH Quốc gia
HCM.
6. Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1997), Cây chè Việt Nam, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
7. Vũ Hồng Sơn, Hà Duyên Tư (2008), Khảo sát hàm lượng polyphenol trong một số
giống chè vùng trung du và miền núi các tỉnh phía bắc thu hái vào vụ đông, Tạp chí
hóa học, 46 (5A), tr. 198-202.
8. TCVN 9745-1-2013, Chè – Xác định các chất đặc trưng của chè xanh và chè đen –
Phần 1: Hàm lượng polyphenol tổng số trong chè – Phương pháp đo màu dùng thuốc
thử Folin – Ciocalteu.
9. Nguyễn Duy Thịnh (2004), Giáo trình công nghệ chế biến chè, ĐH Bách Khoa Hà
Nội.
10. Vũ Thị Thư, Lê Doãn Diên, Nguyễn Thị Gấm, Giang Trung Khoa (2001), Các hợp
chất có trong chè và một số phương pháp phân tích thông dụng trong sản xuất chè ở
Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Lê Bạch Tuyết (1996), Quá trình trích ly, trong: Các quá trình công nghệ cơ bản
trong sản xuất thực phẩm, NXB Giáo dục, tr. 93-101.
GVHD: Tống Thị Minh Thu 94 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
Tài liệu tiếng Anh
12. A.O.C.S Official Method Cd 18-90, P-Anisidine value. In AOCS officicial method
Cd 18-90. 1998, Official methods and recommended practices of the American oil
chemists’society: Champaign, IL, USA.
13. Alupului, A. (2012), Microwave extraction of active principles from medicinal
plants, U.P.B. Science Bulletin, Series B, 74(2), pp. 129-142.
14. Amir, H. G., Barzegar, M., Sahari, M. A. (2005), Antioxidant activity and total
phenolic compounds of pistachio (Pistachiavera) hull extracts, Food Chemistry, 92, pp.
521–525.
15. Aoshima, H., Hirata, S., Ayabe, S. (2007), Antioxidative and anti-hydrogen
peroxide activities of various herbal teas, Food Chemistry, 103, pp. 617–622.
16. Arakawa, H., Maeda, M., Okubo, S., Shimamura, T. (2004), Role of hydrogen
peroxide in bactericidal action of catechin. Biol. Pharm. Bull., 27, pp. 277 –281.
17. Ashray Gupta (2012), Extraction, Purification, Identification and Estimation of
Catechins from Camellia sinensis.
18. Astill, C., Birch, M. R., Dacombe, C., Humphrey, P. G., Martin, P. T. (2001),
Factors Affecting the Caffeine and Polyphenol Contents of Black and Green Tea
Infusions, J. Agric. Food Chem., 49, pp. 5340−5347.
19. Atoui, A. K., Mansouri, A., Boskou, G., & Kefalas, P. (2005), Tea and herbal
infusions: Their antioxidant activity and phenolic profile, Food Chemistry, 89, pp. 27–
36.
20. Azmir, J. Zaidul, I.S.M., Rahman, M.M., Sharif, K.M., Mohamed, A.F., Sahena,
Jahurul, M.H.A., Ghafoor,K., Norulaini, N.A.N., Omar, A.K.M. (2013), Techniques
for extraction of bioactive compounds from plant materials: A review, Journal of Food
Engineering, 117, pp. 426–436.
21. Bansal, S., Choudhary, S., Sharma, M., Sharad Kumar, S., Lohan, S., Bhardwaj,
V., NavneetSyan, N., Jyoti, S. (2013), Tea: A native source of antimicrobial agents,
Food Research International, 53, pp. 568–584.
22. Baptista, J., Lima, E., Paiva, L., Castro, A.R. (2014), Value of off-season fresh
Camellia sinensis leaves. Antiradical activity, total phenolics content and catechin
profiles, Food science and technology, 59, pp. 1152-1158.
GVHD: Tống Thị Minh Thu 95 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
23. Barhe´, T.A., Tchouya, G.R.F. (2016), Comparative study of the anti-oxidant
activity of the total polyphenols extracted from Hibiscus Sabdariffa L., Glycine max L.
Merr., yellow tea and red wine through reaction with DPPH free radicals, Arabian
Journal of Chemistry, 9, pp. 1–8.
24. Bradshaw, M.P., Scollary, G.R., and Prenzler, P.D. (2001), Ascorbic acidinduced
browning of (+)-catechin in a model wine system, Journal of Agriculture and Food
Chemistry, 49, pp. 934-939.
25. Cacace, J.E., Mazza, G. (2003), Mass transfer process during extraction of
phenolic compounds from milled berries, Journal of Food Engineering, 59, pp. 379-
389.
26. Caturla, N., Vera-Samper, E., Villalain, J., Mateo, C. R., Micol, V. (2003), The
relationship between the antioxidant and the antibacterial properties of
galloylatedcatechins and the structure of phospholipid model membranes, Free Radic.,
Biol. Med., 34, pp. 648–662.
27. Chen, C-N., Liang, C-M., Lai, J-R., Tsai, Y-J., Tsay, J-S., Lin J-K. (2003),
Capillary Electrophoretic Determination of Theanine, Caffeine, and Catechins in Fresh
Tea Leaves and Oolong Tea and Their Effects on Rat Neurosphere Adhesion and
Migration, J. Agric. Food Chem., 51, pp.7495−7503.
28. Chen, Z.Y., Chan, P.T. (1996), Antioxidativeacitivity of green tea catechins in
canola oil, Chemistry and physics of lipids, 82, pp. 163 – 172.
29. Choung, M-G.and Lee, M-S. (2011), Optimal Extraction Conditions for
Simultaneous Determination of Catechins and Caffeine in Green Tea Leaves, Food
Sci. Biotechnol., 20(2), pp. 327-333.
30. Diker, K. S., Akan, M., Hascelik, G., Yurdakok, M. (1991), The bacterial activity
of tea against Campylobacter jejuni and Campylobacter coli, Lett. Appl. Microbiol, 12,
pp. 34–35.
31. Elgawisha, R.A.R., Rahman, H.G.A., Abdelrazek, H.M.A. (2015), Green tea
extract attenuates CCl4-induced hepatic injury in male hamsters via inhibition of lipid
peroxidation and p53-mediated apoptosis, Toxicology, 2, pp. 1149–1156.
GVHD: Tống Thị Minh Thu 96 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
32. Escribano-Bailón, M.T., Santos-Buelga, C. (2003), Polyphenol extraction from
foods. In: Williamson, and Santos-Buelga, C., Methods in Polyphenol Analysis,
Cambridge: The Royal Society of Chemistry.
33. Fernaandez, P.L., Pablos, F., Martian, M.J. and Gonzaalez, A.G. (2002), Study of
Catechin and Xanthine Tea Profiles as Geographical Tracers, J. Agric. Food Chem.,
50, pp.1833-1839.
34. Fukai, K., Tadashi I., Hara Y. (1991), Antibacterial activity of tea polyphenol
against phytopathogenic bacteria, Agric. Biol. Chem., 55(7), pp. 1895-1897.
35. Fumio, N., Goto, K., Seto, R., Suzuki, M., Sakai, M., Hara Y. (1996), Scavenging
effects of tea catechins and their derivatives on DPPH, Free Radical Biology&
Medicine, 11(6), pp. 895-902.
36. Gadkari, P.V., Balaraman, M. (2015), Catechins: Sources, extraction and
encapsulation: A review, food and bioproducts processing, 93, pp. 122–138.
37. Gertenbach, D.D. (2002), Solid-Extraction technologies for manufacturing
nutraceuticals. In: Shi, J., Mazza G. and Le Moguer, M. Functional Foods.
Biochemical and processing aspect Vol 2. Boca Raton: CRC press LLC.
38. Hu, C-J., Gao, Y., Liu, Y., Zheng, X-Q., Ye, J-H., Liang, Y-R., Lu, J-L. (2016),
Studies on the mechanism of efficient extraction of tea components by aqueous
ethanol, Food Chemistry, 194, pp. 312–318.
39. Hundhausen, C., Bosch-Saadatmandi, C.K., Augustin, R., Blank, S., Wolffram, R.
G. (2005), Effect of vitamin E and polyphenols on ochratoxin Ainduced cytotoxicity in
liver (HepG2) cells. Journal of Plant Physiology, 162, pp.818—822.
40. Ibanez, E., Herrero, M., Mendiola, J.A., Castro-Puyana, M. (2012), Extraction and
characterization of bioactive compounds with health benefits from marine resources:
macro and micro algae, cyanobacteria, and invertebrates. In: Hayes, M. (Ed.), Marine
Bioactive Compounds: Sources, Characterization and Applications. Springer, pp. 55–
98.
41. Katalinic, V., Milos, M., Kulisic, T., &Jukic, M. (2006), Screening of 70 medicinal
plant extracts for antioxidant capacity and total phenols, Food Chemistry, 94(4), pp.
550–557.
GVHD: Tống Thị Minh Thu 97 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
42. Komatsu, Y., Suematsu, S., Hisanobu, Y., Saigo, H., Matsuda, R., & Hara, K.
(1993), Studies on preservation of constituents in canned drinks. Effects of pH and
temperature on reaction-kinetics of catechins in green tea infusion, Bioscience
Biotechnology and Biochemistry, 57(6), pp. 907–910.
43. Labbé, D., Tremblay, A. and Bazinet L. (2006), Effect of brewing temperature and
duration on green tea catechinsolubilization: Basis for production of EGC and EGCG-
enriched fractions, Separation and Purification Technology, 49, pp.1-9.
44. Lin, Y-L., Juan, I-M., Chen, Y-L., Liang, Y-C. and Lin, J-K. (1996), Composition
of Polyphenols in Fresh Tea Leaves and Associations of Their Oxygen-Radical-
Absorbing Capacity with Antiproliferative Actions in Fibroblast Cells, J. Agric. Food
Chem., 44, pp. 1387-1394.
45. Lin, Y-S., Tsai, Y-J., Tsay, J-S., Lin J-K.(2003), Factors Affecting the Levels of
Tea Polyphenols and Caffeine in Tea Leaves, Agric. Food Chem., 51, pp. 1864−1873.
46. Liu, F.F, Ang, C.Y.W., and Springer, D. (2000), Optimization of extraction
conditions for active components in Hypericumperforatum using surfacemethodology,
Journal of Agriculture and Food Chemistry, 48, pp. 3364-3371.
47. Luczaj, W., Skrzydlewska, E. (2005), Antioxidative properties of black tea,
Preventive Medicine, 40(6), pp. 910–918.
48. Malgorzata, M., Szymuslak H., Gliszczyn, A., Wiglo, S-S., Rietjens, I.M.C.M.,
Tyrakowska B. E. (2008), pH-Dependent Radical Scavenging Capacity of
GreenTeaCatechins, J. Agric. Food Chem., 56, pp. 816–823.
49. Mendel, F. (2007), Overview of antibacterial, antitoxin, antiviral, and antifungal
activities of tea flavonoids and teas, Mol. Nutr. Food Res., 51, pp. 116-134.
50. Naczk, M., Shahidi, F. (2004), Extraction and analysis of phenolics in food,
Journal of Chromatography A (1054), pp. 95-111.
51. Naczk, M., Shahidi, F. and Sullivan, A. (1992), Recovery of rapeseed tannins by
various solvent systems, Food Chemistry, 45, pp. 51–54.
52. Nanjo, F., Goto, K., Seto, R., Suzuki, M., Sakai, M., Hara, Y. (1996), Scavenging
effects of tea catechins and their derivatives on DPPH, Free Radical Biology&
Medicine, 11 (6), pp. 895-902.
GVHD: Tống Thị Minh Thu 98 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
53. Nihal, T., Sari, F., Velioglu Y. S. (2006), Effects of extraction solvents on
concentration and antioxidant activity of black and black mate tea polyphenols
determined by ferrous tartrate and Folin–Ciocalteu methods, Food Chemistry, 99, pp.
835–841.
54. Nihal, T., Velioglu, Y. S., Sari, F. and Polat, G. (2007), Effect of Extraction
Conditions on Measured Total Polyphenol Contents and Antioxidant and Antibacterial
Activities of Black Tea, Molecule, 12, pp. 484-496.
55. Perva-Uzunalic, A., Sˇkerget, M., Knez, Z., Weinreich, B., Otto, F., Gruner S.
(2006), Extraction of active ingredients from green tea (Camellia sinensis): Extraction
efficiency of major catechins and caffeine, Food Chemistry, 96, pp. 597-605.
56. Pilar Prieto, Manuel Pineda,2and Miguel Aguilar, Spectrophotometric Quantitation
of Antioxidant Capacity through the F ormation of a P hosphomolybdenum C omplex:
Specific Application to the Determination of Vitamin E1.
57. Pham Thanh Quan, Tong Van Hang, Nguyen Hai Ha, Nguyen Xuan De, Truong
Ngoc Tuyen (2006), Microwave – assisted extraction of polyphenols from fresh tea
shoot. Tạp chí Phát triển KH&CN, 9 (8), pp.69-75.
58. Qilong, R., Huabin, X., Zongbi, B., Baogen, S., Qiwei, Y., Yiwen, Y.andZhiguo,
Z. (2013), Recent Advances in Separation of Bioactive Natural Products, Chinese
Journal of Chemical Engineering, 21(9), pp.937-952.
59. Raza, H., John A. (2005), Green tea polyphenol epigallocatec hin-3-gallate
differentially modulatesoxidativ e stress in PC12 cell compartments, Toxicology and
Applied Pharmacology, 207, pp. 212–220.
60. Rice-Evans, C.A., Miller, N.J., and Paganga, G. (1997), Antioxidants properties of
phenolic compounds, Trends in Plant Science, 2, pp. 152-159.
61. Rodriguez-Saona, L.E., Wrolstad, R.E. (2001), Anthocyanins: Extraction, isolation
and purification of anthocyanins. In: R.E. Wrolstad, Current Protocols in Food
Analytical Chemistry. New York: John Wiley & Sons.
62. Row, K.H., Jin Y. (2006), Recovery of catechin compounds from Korean tea by
solvent extraction, Bioresource Technology, 97, pp.790-793.
63. Rozzi, N. L., Singh R.K. (2002), Supercritical fluids and the food industry,
Comprehensive reviews in food science and food safety, 1, pp. 33-44.
GVHD: Tống Thị Minh Thu 99 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
64. Sari, F., Nihal, T., Polat, G. and SedaVelioglu, Y. (2007), Total polyphenol,
antioxidant and antibacteria activities of black mate tea, Food Sci. Technol. Res, 13
(3), pp. 265 – 269.
65. Shahidi, F., Alexander D. M. (1998), Green tea catechins as inhibitors of oxidation
of meat lipids, Journal of Food Lipids, 5, pp. 125-133.
66. Soussi A., Crouteb, F., Soleilhavoup, J-P., Kammoun, A., Feki A. E. (2006),
Impact du thé vert sur l’effet oxydatif du métavanadate d’ammoniumchez le rat male
pubère, C. R. Biologies, 329, pp.775–784.
67. Stalikas, C.D. (2007), Extraction, separation, and detectionmethods for phenolic
acids and flavonoids, J. Sep. Sci., 30, pp. 3268–3295.
68. Taguri, T., Tanaka, T., Kouno, I. (2004), Antimicrobial activity of 10 different
plant polyphenols against bacteria causing foodborne disease, Biol. Pharm. Bull., 27,
pp. 1965–1969.
69. Tao, X., Shi, S., Wan, X. (2006), Impact of ultrasonic-assisted extraction on the
chemical and sensory quality of tea infusion, Journal of Food Engineering 74, pp. 557–
560.
70. Tsai, T-H., Chien, Y-C., Lee, C-W., Tsai, P-J. (2008), In vitro antimicrobial
activities against cariogenic streptococci and their antioxidant capacities:
Acomparative study of green tea versus different herbs, Food Chemistry, 110, pp.
859–865.
71. Wu, C., Xu, H., Héritier, J., Andlaue, W. (2012), Determination of catechins and
flavonol glycosides in Chinese tea varieties, Food Chemistry, 132, pp. 144–149.
72. Yam, T. S., Shah, S., Hamilton-Miller, J. M. (1997), Microbiological activity of
whole and fractionated crude extracts of tea (Camellia sinensis), and of tea
components, FEMS Microbiol. Lett., 152, pp. 169–174.
73. Yamaki, S. (1984), Isolation of vacuoles from immature apple fruit flesh and
compartmentation of sugars, organic acids, phenolic compounds and amino acids,
Plant and Cell Physiology, 25, pp. 151-166.
74. Yao L., Caffin, N., D’arcy, B., Jiang, Y., Shi, J., Singanusong, R., Liu, X., Datta,
N., Kakuda, Y., Xu Y. (2005), Seasonal Variations of Phenolic Compounds in
Australia-GrownTea (Camellia sinensis), J. Agric. Food Chem., 53, pp. 6477−6483.
GVHD: Tống Thị Minh Thu 100 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển, Ngành Công Nghệ KTHH Nghiên Cứu Khoa Học
75. Zhang, Y. and Charles O. R. (2004), Evaluation of EpigallocatechinGallate and
Related Plant Polyphenols as Inhibitors of the FabG and FabIReductases of Bacterial
Type II Fatty-acid Synthase, The journal of Biological chemistry, 279 (30), pp. 30994–
31001.
76. Zhao, Y., Asimi, S., Wu, K., Zheng, J., Li, D. (2015), Black tea consumption and
serum cholesterol concentration: Systematic review and meta-analysis of randomized
controlled trials, Clinical Nutrition, 34, pp. 612 – 619.
Tài liệu Internet
77. Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam tăng 11,8%. 24/07/2017, trích từ URL: CHÈ
VIỆT The Essence Vietnam.
78. Những công dụng hay của chè xanh với sức khoẻ. 28/05/2017, trích từ URL:
Chexanh.vn.
79. FAOSTAT, (2015)
GVHD: Tống Thị Minh Thu 101 SVTH: Tống Thị Ngọc Bé
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_nghien_cuu_khoa_hoc_nghien_cuu_chiet_tach_hop_chat_p.pdf