Lời mở đầu
Khi Việt Nam mở của nền kinh tế để hội nhập với thế giới, có nhiều cơ hội và thách thức mới đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam, một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để không những đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay mà còn tìm mọi cách để xâm nhập và mở rộng hơn nữa các thị trường tiềm năng chính là điều mà các nhà quản trị doanh nghiệp phải tốn không ít thời gian để nghiên cứu, tìm tòi. Một trong những hoạt động giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vữ
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Một số kiến nghị về phương hướng hoàn thiện việc lập và phân tích tài chính tại Tổng Công ty Thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và làm lành mạnh hóa tình hình tài chính chính là công tác lập, phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Tổng công ty thép Việt Nam cũng thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty qua các năm hoạt dộng kinh doanh. Từ các phân tích này, ban quản trị Tổng công ty sẽ tìm mọi biện pháp để khắc phục những khó khăn và phát huy những thế mạnh vốn có của mình. Đồng thời qua đó, ban quản trị cũng đưa ra các chiến lược, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và từ đó cải thiện đởi sống cho cán bộ nhân viên của Tổng công ty.
Dưới đây là công tác phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty thép Việt Nam mà sau quá trình thực tập, nghiên cứu em xin được nêu ra đây. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Bích Chi và các anh chị cán bộ phòng kế toán tài chính đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành bài viết này.
Phần I: KháI quát chung về
Tổng Công ty Thép Việt Nam
I. Giới thiệu về Tổng Công ty Thép Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty
Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập theo quyết định số 334/TTg, ngày 04 tháng 07 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thép và Tổng công ty Kim khí thuộc Bộ Công nghiệp nặng - nay là Bộ Công nghiệp.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, ngày 29 tháng 04 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 255/TTg thành lập lại Tổng công ty Thép Việt Nam theo nội dung Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 về thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh.
Tổng công ty Thép Việt Nam là một pháp nhân kinh doanh, hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp Nhà nước, Điều lệ Tổ chức và điều hành được Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 03/CP, ngày 25 tháng 01 năm 1996 và giấy phép đăng ký kinh doanh số 109621 ngày 05 tháng 02 năm 1996 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. Tổng công ty có vốn do nhà nước cấp, có bộ máy quản lý, điều hành và các đơn vị thành viên, có con dấu theo mẫu quy định của Nhà nước, tự chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn trong phạm vi số vốn do Nhà nước giao cho quản lý và sử dụng, được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ tại các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch quốc tế: VietNam Steel Corporation
Tên viết tắt: vsc
Địa chỉ: số 91, phố Láng Hạ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 8561767
Fax: 84-4-8561815
Tổng công ty Thép Việt Nam chịu sự quản lý Nhà nước của Chính phủ, trực tiếp là các Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ phân cấp quản lý theo Luật Doanh Nghiệp Nhà nước. Các cơ quan quản lý ở địa phương ( tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ) với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn lãnh thổ được Chính phủ quy định và phân cấp quản lý một số mặt hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty
Tổng công ty Thép Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 - mô hình Tập đoàn công nghiệp lớn của Nhà nước. Mục tiêu của Tổng công ty Thép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình tập đoàn kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng.
Tổng công ty Thép Việt Nam hoạt động kinh doanh hầu hết trên các thị trường trọng điểm trên lãnh thổ Việt Nam và bao trùm hầu hết các công đoạn từ khai thác nguyên liệu, vật liệu, sản xuất thép và các sản phẩm thép cho đến khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty:
Khai thác quặng sắt, than mỡ, nguyên liệu trợ dung liên quan đến công nghệ sản xuất thép.
Sản xuất gang, thép và các kim loại, sản phẩm thép.
Kinh doanh xuất, nhập khẩu thép, vật tư thiết bị và các dịch vụ liên quan đến công nghệ luyện kim như nguyên liệu, vật liệu đầu vào, các sản phẩm thép, trang thiết bị luyện kim, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật.
Thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp trang thiết bị công trình luyện kim và các ngành liên quan khác.
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, xăng, dầu, mỡ, gas, dịch vụ và vật tư tổng hợp khác.
Đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ ngành công nghiệp luyện kim và lĩnh vực sản xuất kim loại, vật liệu xây dựng.
Đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước.
Xuất khẩu lao động.
Ngoài phạm vi chức năng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh được Nhà nước giao, Tổng công ty Thép Việt Nam còn được giao nhiệm vụ rất quan trọng là cân đối sản xuất thép trong nước với tổng nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế, xã hội kết hợp nhập khẩu các mặt hàng thép trong nước chưa sản xuất được để bình ổn giá cả thị trường thép trong nước, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo việc làm và đảm bảo đời sống cho người lao động trong Tổng công ty.
3. Môi trường kinh doanh của tổng công ty thép Việt Nam
3.1. Môi trường kinh doanh bên ngoài của tổng công ty
a. Điều kiện về địa lý, tự nhiên
Tổng công ty thép Việt Nam có trụ sở chính đặt tại thủ đô Hà nội và các chi nhánh văn phòng đều được đặt tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hải phòng... đây đều là những trung tâm văn hoá lớn của cả nước. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá của công ty trên thị trường
b. Điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội
* Thuận lợi
Từ những năm 90 trở lại đây Đảng và Nhà nước ta đã đổi mới do mở cửa nền kinh tế. Tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đây là cơ hội để công ty có thể tìm kiếm đối tác phù hợp cho mình.
- Chính sách kinh tế mới đang dần cởi bỏ mọi thủ tục phiền hà trong kinh doanh.
Tổng công ty có được nhiều hậu thuẫn, có sự giúp đỡ từ nhiều phía của cấp trên, của các cơ quan liên quan và nhiều bạn hàng.
Tổng công ty có quan hệ rộng rãi, tín nhiệm với nhiều khách hàng và bạn hàng.
Chính những điều kiện thuận lợi trên đã tạo cho Tổng công ty có được môi trường kinh doanh thuận lợi.
* Khó khăn
-Mọi hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đều bị quản lý chặt chẽ, tất cả mặt hàng kinh doanh đều phải được sự đồng ý và giám sát của nhiều cấp quản lý.
- Do tình hình tổ chức và chính sách đối với các mặt hàng thép luôn thay đổi đã làm cho hoạt động kinh doanh của công ty giảm đi tính ổn định.
- Do ảnh hưởng của cơ chế kinh tế cũ để lại đội ngũ cán bộ công nhân viên còn quá dư thừa, trình độ còn hạn chế, chưa đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường( đây cũng là thực trạng chung của các DNNN hiện nay)
c. Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường đa thành phần kinh tế như hiện nay mức độ cạnh tranh là rất quyết liệt. Theo số liệu không chính thức, hiện nay có hàng nghìn doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất trong toàn quốc. Ngoài ra công ty còn phải cạnh tranh với các các công ty liên doanh, các công ty nước ngoài. Việc cạnh tranh diễn ra trong cả hoạt động thu mua lẫn hoạt động tiêu thụ. Để đảm bảo nguồn hàng, trong khâu thu mua tổng công ty cần tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với nhà sản xuất, thành lập các điều khoản thu mua hợp lý để làm sao tạo nguồn hàng ổn định và liên tục, trong khi đó lại phải tìm kiếm khách hàng ổn định, lôi kéo khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình.
Ngoài các công ty cạnh tranh, khi đưa sản phẩm kinh doanh ra thị trường sản phẩm của Tổng công ty còn chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại. Như vậy cạnh tranh đối với sản phẩm của Tổng công ty là rất lớn và cùng với việc mở rộng quyền hoạt động kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế, tiến hành đấu thầu hạn ngạch theo nghị định 57/CP, tổng công ty sẽ gặp phải những cạnh tranh gay gắt hơn nữa vào những năm tiếp theo.
3.2. Môi trường bên trong
a. Trình độ nhân sự
Tuỳ theo trình độ khả năng làm việc của từng người mà Tổng Giám đốc bố trí làm các công việc khác nhau.
Đối với khối quản lý, tiêu chuẩn làm việc phải có trình độ từ trung cấp trở lên. Tuỳ vào yêu cầu của từng phong ban khác nhau mà tiêu chuẩn đối với cán bộ, nhân viên là khác nhau.
Phòng kế hoạch- tổ chức- quản trị kinh doanh, trưởng phòng phải có trình độ đại học, có trình độ quản lý kinh tế. Nhân viên trong phòng được sắp xếp dựa vào các tiêu chuẩn sau:
Có trình độ nghiệp vụ về xây dựng kế hoạch.
Có trình độ nghiên cứu thị trường
Có trình độ pháp chế
Sử dụng thành thạo máy vi tính
- Phòng kế toán: Kế toán trưởng phải là người đã tốt nghiệp đại học khối kinh tế, có nghiệp vụ kế toán. Các kế toán viên có trình độ trung cấp trở lên, biết sử dụng thành thạo máy vi tính.
- Phòng tổ chức lao động tiền lương: Trưởng phòng phải là người có trình độ đại học khối kinh tế, đã trải qua các lớp huấn luyện cán bộ quản lý.
Các nhân viên trong phòng nắm vững hệ thống tiền lương của Nhà Nước.
- Đối với khối sản xuất kinh doanh:
+ Trưởng các đơn vị trực thuộc phải có trình độ đại học, có năng lực kinh doanh.
+ Nhân viên kế toán phải có trình độ chuyên môn về kế toán.
+ Nhân viên bán hàng: trình độ tối thiểu là học hết phổ thông trung học, có hiểu biết về hàng hóa, có khả năng giao tiếp.
+ Nhân viên coi kho (bảo vệ), phải là người có sức khoẻ, có hiểu về tính chất kỹ thuật của vật tư hàng hoá.
Như vậy, cán bộ nhân viên trong Tổng công ty đều là những người có năng lực chuyên môn, được sắp xếp bố trí hợp lý phù hợp với khả năng của mình.
b. Lợi thế kinh doanh của tổng công ty
Là một công ty kinh doanh nhiều mặt hàng nên lĩnh vực kinh doanh của công ty khá đa dạng, phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Chính vị vậy mà tổng công ty có một thị trường tương đối rộng lớn, có thể xuất hoặc nhập các sản phẩm của mình với tất cả các nước có quan hệ với Việt Nam. Hơn nữa điều kiện quốc tế đang tạo đà cho sự phát triển kinh tế, sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là sự kiện Mỹ bỏ lệnh cấm đối với Việt Nam, điều này đã thúc đẩy mối quan hệ Thương mại mở rộng giữa nước ta với các nước khác trên thế giới. Do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp với mô hình tổng công ty liên kết kinh doanh với nhiều doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu.
c. Điều kiện về tài chính
Nếu quản lý tồi là nguyên nhân thứ nhất thì thiếu vốn là nguyên nhân thứ hai dẫn các doanh nghiệp vào con đường phá sản.
Tổng công ty thép Việt Nam đã đề ra cho mình một phương án tài chính chính xác và phù hợp, điều này đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và khiến cho công tác kiểm tra tài chính được dễ dàng. Nguồn vốn của tổng công ty ngày càng được mở rộng, quy mô kinh doanh ngày càng tăng. Trong năm 2004, tổng công ty đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 33500 triệuVNĐ.
4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty
4.1 Sản phẩm
Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều yếu kém và mới bắt đầu trên con đường chuyển dịch theo xu hướng thị trường, năng lực sản xuất của VSC còn nhỏ nhưng đã chiếm tỷ trọng khá lớn trong ngành thép cả nước, nhất là năng lực sản xuất thép thô và thép cán. Sản phẩm chủ yếu của Tổng công ty là thép xây dựng thông thường và một số dụng cụ làm từ thép và gang
Chất lượng thép luôn đảm bảo tiêu chuẩn Nhà nước quy định và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tại các đơn vị sản xuất của các công ty thành viên đều trang bị các thiết bị kiểm tra thành phần hoá học và tính chất cơ lý của sản phẩm, trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ đều được kiểm tra và đánh giá hợp chuẩn theo yêu cầu của Nhà nước.
Bao gồm:
- Thép tròn trơn: ứ10-ứ40, hình thanh trụ đặc, trơn, dùng trong xây dựng và cơ khí.
- Thép thanh vằn: D10-D32, thanh thép dài đặc, có vằn, dùng trong xây dựng
- Thép cuộn: ứ6, ứ8, ứ10, dùng trong gia công và xây dựng
- Thép hình U, I, L có kích thước đến 120mm
- Thép ống hàn đường kính tới 100mm
- Một số sản phẩm khác
4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty tốt hơn năm trước, tất cả các chỉ tiêu xét đều tăng hơn năm trước. Không chỉ doanh thu tăng lên mà lợi nhuận tăng lên rất nhiều, tỷ lệ tăng lợi nhuận rất cao - cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng doanh thu. Lượng đóng góp vào Ngân sách Nhà nước tăng 36,63%. Thu nhập bình quân tăng 26,77%.
- Sản lượng tiêu thụ năm 2004 đạt 276.710.988 tấn, tăng lên so với năm 2003 0,07% ứng với giá trị tuyệt đối là 80.213.038 tấn.
- Doanh thu năm 2004 đạt 13.908.107.561.221 VNĐ tăng lên so với năm trước 3.737.233.577.125 VNĐ ứng với tỷ lệ 36,74%
- Lợi nhuận trước thuế đạt 222.848.830.960 VNĐ, tăng 3,59%. Mức tăng này lớn hơn rất nhiều so với mức tăng doanh thu, điều này thể hiện hiệu quả kinh doanh cao. Nguyên nhân có thể là do Tổng Công ty đã giảm được chi phí hoặc là giá bán sản phẩm của Tổng Công ty tăng lên.
- Tình hình nộp Ngân sách Nhà nước đạt 536.352.125.456 VNĐ tăng lên so với năm 2003 là 36,63% với giá trị 830.425.123.452 VNĐ.
- Thu nhập bình quân năm 2004 đạt 2.250.500 VNĐ/người, tăng 367.158 VNĐ so với năm 2003, với tỷ lệ tăng 26,77%.
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Thép Việt Nam
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ lệ (%)
1. Sản lượng tiêu thụ
Tấn
196.709.740
276.710.988
80.213.038
40.08
2. Doanh thu
Tr đ
10.170.873.984.096
13.908.107.561.221
3.737.233.577.125
36,74
3. Lợi nhuận trước thuế
Tr đ
215.116.895.858
222.848.830.960
7.731.935.102
3,59
4. Nộp ngân sách
Tr đ
453.250.132.784
536.352.125.456
830.425.123.452
36,63
5. Thu nhập BQ tháng
Đ/người
1.738.500
2.250.500
367.158
26,77
(Nguồn cung cấp số liệu: Phòng Kế toán)
Bảng2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên
(Năm 2004)
Đơn vị: triệu đồng
TT
Đơn vị
DTT
DT HĐTC
TN khác
LN HĐ SXKD
LN khác
LN 2004
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
VP Tcty
Cty KKHà Nội
Cty KKMTrung
Cty KKTPHCM
Cty CP KKBT
Cty KKHP
Cty thép MNam
Cty GTTN
Cty thép ĐN
Cty VLCLTT
Cty cơ điện LK
Viện LK Đen
923.849
1.400.900
1.665.349
1.910.600
276.000
341.980
4.079.323
3.004.775
326.352
69.359
98.849
5.660
57.195
3.117
2.063
7.724
1.460
1.170
21.279
6.419
875
48
69
65
572
344
1.066
3.432
98
570
5.604
9.530
163
103
540
0
52.270
5.279
14.165
21.625
831
646
71.568
38.571
57
(3.625)
53
10
519
(78)
969
3.375
98
(540)
3.432
8.429
163
1
361
0
52.789
5.201
15.134
25.000
929
106
75.000
47.000
220
(3.624)
414
10
Tổng cộng
14.102.996
101.485
22.022
201.448
16.731
218.179
(Nguồn cung cấp số liệu: Phòng Kế toán)
5. Mục tiêu phát triển của tổng công ty thép Việt Nam
5.1 Dự kiến hoạt động trong năm 2005
1. Sản lượng tiêu thụ: 300.000.000 tấn
2. Doanh thu: 15.000.000.000.000 VNĐ
3. Lợi nhuận trước thuế: 225.000.000.000 VNĐ
4. Nộp ngân sách: 600.000.000.000 VNĐ
5. Thu nhập bình quân tháng: 2.500.000 đồng/người
5.2 Mục tiêu lâu dài
Định hướng phát triển của tổng công ty với khẩu hiệu hành động là “Kỷ luật và hiệu quả”, tiến hành biện pháp rà soát lại toàn bộ hệ thống qui chế điều hành của công ty, đồng thời ban hành các qui chế mới tạo điều kiện tăng cường và quản lý công ty. Hoạt động sản xuất được đánh giá là một bộ phận quan trọng của kế hoạch kim ngạch do Bộ giao cho tổng công ty, coi việc hoàn thành kế hoạch sản xuất là góp phần thực hịên nhiệm vụ chính trị, xã hội và kinh tế cho tổng công ty. Tiến tới hoàn thiện qui chế về phân phối tiền lương, tiền thưởng theo hướng gắn chặt kết quả kinh doanh, hiệu quả công tác với tiền lương, thưởng, hạn chế thấp nhất yếu tố bình quân. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thông tin quảng cáo, tiếp thu, xây dựng các chiến lược kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, từng bước ỏn định, nâng cao vị trí của công ty trên thị trường. Đồng thời duy trì và cải thiện sự đoàn kết trong công ty vì mục tiêu phát triển của tổng công ty và cải thiện không ngừng đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên trong toàn tổng công ty.
6. Đánh giá công tác quản trị của tổng công ty.
Kể từ khi thành lập đến nay tổng công ty thép Việt Nam không ngừng cải tổ bộ máy quản lý của mình nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiện nay tổng công ty thép Việt Nam đã có một bộ máy tổ chức tương đối gọn nhẹ, có hiệu lực, chế độ một thủ trưởng được đảm bảo, có được điều này là do tổng công ty đã thực hiện những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc thống nhất trong mục tiêu
Nguyên tắc hiệu quả về một tổ chức: một tổ chức có hiệu quả khi nó được xây dựng để giúp cho việc hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp với những chi phí tối thiểu.
Nguyên tắc tính tuyệt đối về trách nhiệm
Nguyên tắc tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm
Nguyên tắc linh hoạt
Nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo
II. Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty Thép việt nam
Hiện nay, Tổng công ty Thép Việt Nam có 14 đơn vị thành viên và 7 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Các đơn vị thành viên Tổng công ty và doanh nghiệp liên doanh được phân bố trên khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Tây Nguyên, T.P Hồ Chí Minh, Bà Rỵa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Bình Dương, Biên Hoà và các khu công nghiệp lớn. Ngoài ra, còn có 7 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài có vốn cổ phần của các đơn vị thành viên Tổng công ty. Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp của Tổng công ty Thép Việt Nam theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo cơ cấu này, người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp sức của tập thể lãnh đạo để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định đối với cấp dưới. Người lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp . Việc truyền lệnh, ra quyết định, chỉ thị vẫn theo tuyến đã quy định, người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng (phòng, ban chuyên môn) Tổng công ty không ra mệnh lệnh trực tiếp, chỉ thị cho đơn vị thành viên cấp dưới. Các bộ phận chức năng có nhiệm vụ nghiên cứu, chuẩn bị quyết định cho lãnh đạo Tổng công ty (Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty) quản lý, điều hành các đơn vị thành viên Tổng công ty. Đồng thời các bộ phận chức năng có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, đôn đốc hoặc hướng dẫn các đơn vị thành viên Tổng công ty trong việc thi hành các mệnh lệnh, quyết định của lãnh đạo Tổng công ty.
Ngoài ra, để linh hoạt, chủ động trong điều hành công việc và phát huy trí tuệ, năng lực của đội ngũ chuyên gia, Tổng công ty còn vận dụng cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp theo dạng ma trận, tập hợp đội ngũ chuyên gia của nhiều bộ phận chức năng nhằm nghiên cứu, xây dựng dự án, phương án, chiến lược hay chương trình cho từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như Hội đồng tư vấn thẩm định tài chính dự án đầu tư, Ban chỉ đạo một số lĩnh vực, Tổ nghiên cứu chiến lược kinh doanh, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm,
Bảng 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng công ty Thép VN
Khối kinh doanh
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Công ty gang thép Thái Nguyên
Hội đồng quản trị
Phòng kế hoạch ĐT
Phòng tổ chức LĐ
Phòng tài chính KT
Phòng KD - XNK
Phòng kỹ thuật
Văn phòng
Thanh tra
Công ty thép Miền Nam
Công ty thép Đà Nẵng
CTVL chịu lửa & KT đ sét Trúc thôn
CT cơ điện kuyện kim
Viện luyện kim đen
Trường đào tạo nghề cơ điện luyện kim
Ban kiểm soát
CT kim khí Hà Nội
CT kim khí TP. HCM
CT kim khí Hải Phòng
CT kim khí Bắc Thái
CT KD thép và vật tư Hà Nội
CT KD thép và thiết bị CN
CT KK & VT tổng hợp MT
Khối sản xuất
Khối nghiên cứu & đào tạo
Phó tổng giám đốc
TT ht LĐ với NN
1. Hội đồng quản trị Tổng công ty
Hội đồng quản trị Tổng công ty thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty theo quy định của Điều lệ Tổng công ty, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về hoạt động và phát triển của Tổng công ty theo chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao.
Hội đồng quản trị Tổng công ty có 5 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Hội đồng Quản trị gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị và 4 thành viên, trong đó 1 thành viên kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty, 1 thành viên kiêm Trưởng ban Kiểm soát Tổng công ty, 2 thành viên phụ trách các lĩnh vực tài chính, đầu tư, kinh doanh, nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực.
Giúp việc cho Hội đồng quản trị có Tổ Chuyên viên giúp việc do Hội đồng quản trị thành lập, gồm 3 chuyên viên là các chuyên gia về lĩnh vực khoa học công nghệ, kinh doanh, tài chính. Ngoài ra, Hội đồng quản trị được sử dụng bộ máy giúp việc của Tổng giám đốc Tổng công ty tham mưu về các lĩnh vực khi cần thiết.
2. Ban kiểm soát Tổng công ty
Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát các hoạt động điều hành của Tổng giám đốc Tổng công ty, Giám đốc các đơn vị thành viên Tổng công ty và Bộ máy giúp việc của Tổng giám đốc theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
Ban Kiểm soát có 5 thành viên: Trưởng ban là Uỷ viên Hội đồng quản trị và 4 thành viên giúp việc, trong đó 1 thành viên chuyên trách và 3 thành viên kiêm nhiệm. Thành viên Ban Kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
3. Ban Tổng giám đốc Tổng công ty
+ Tổng giám đốc Tổng công ty
Tổng giám đốc Tổng công ty là Uỷ viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty – người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty.
+ Phó Tổng giám đốc Tổng công ty
Tổng công ty có 3 Phó Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty bổ nhiệm. Các Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty được Tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước Hội đồng quản trị Tổng công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công thực hiện.
4. Bộ máy giúp việc Tổng công ty
Tổng công ty có 7 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và 1 Trung tâm do Tổng giám đốc Tổng công ty thành lập. Các Phòng, Trung tâm Tổng công ty có 120 người, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc trong điều hành hoạt động của Tổng công ty.
+ Phòng Tổ chức Lao động
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực về tổ chức quản lý, đổi mới doanh nghiệp, cán bộ và đào tạo nhân lực, lao động và tiền lương, tư vấn pháp luật, thanh tra, cử cán bộ đi học tập, công tác nước ngoài và làm thủ tục cho khách nước ngoài vào Tổng công ty công tác ở cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty.
+ Phòng Kế toán Tài chính
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực kế toán, tài chính, đầu tư, kiểm toán nội bộ và thống kê ở cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty.
+ Phòng kinh doanh và Xuất nhập khẩu
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực nghiên cứu thị trường, giá cả hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, cân đối sản lượng và xuất, nhập khẩu của Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty.
+ Phòng Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực xây dựng và tổng hợp kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư, liên doanh liên kết kinh tế, xây dựng cơ bản, theo dõi và quản lý liên doanh của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty.
+ Phòng Kỹ thuật
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ luyện kim, tiêu chuẩn đo lường, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, môi trường của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty.
+ Văn phòng
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực tổng hợp báo cáo, tiếp nhận và phân phối công văn, tài liệu đi và đến Tổng công ty, tiếp và đón khách vào làm việc tại Tổng công ty, bố trí và sắp xếp chương trình, lịch làm việc, hội họp của Tổng công ty, thi đua, khen thưởng, y tế và quản trị văn phòng ở cơ quan Tổng công ty.
+ Thanh tra
Tham mưu, giúp việc Tổng Giám Đốc Tổng công ty trong công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài
Nghiên cứu thị trường lao động trong nước và nước ngoài để tổ chức đào tạo, tuyển chọn đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
5. Các đơn vị thành viên của tổng công ty
Tổng công ty Thép Việt Nam có 14 đơn vị thành viên, có tư cách pháp nhân, trong đó có 12 đơn vị hạch toán kinh tế độc lập và 2 đơn vị sự nghiệp. Gồm có 5 Công ty sản xuất thép và vật liệu xây dựng, 7 Công ty thương mại (Đơn vị Lưu thông), 1 Viện nghiên cứu công nghệ và 1 Trường đào tạo công nhân kỹ thuật, được thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo phân cấp của Tổng công ty và chịu sự quản lý, điều hành của Tổng công ty theo Điều lệ Tổng công ty.
+ Khối sản xuất công nghiệp: 5 Công ty
- Công ty Gang thép Thái Nguyên: Tỉnh Thái Nguyên
- Công ty Thép Miền Nam: TP. Hồ Chí Minh
- Công ty Thép Đà Nẵng: TP. Đà Nẵng
- Công ty Khai thác đất sét và vật liệu chịu lửa Trúc Thôn: Tỉnh Hải Dương
- Công ty Cơ điện Luyện kim: Tỉnh Thái Nguyên
Các Công ty này có chức năng chủ yếu là: Sản xuất gang, thép và các sản phẩm thép và vật liệu xây dựng; khai thác quặng, than; gia công thép, cơ khí; xây dựng công nghiệp và dân dụng.
+ Khối kinh doanh thương mại: 7 Công ty
- Công ty Kim khí Hà Nội: TP. Hà Nội
- Công ty Kinh doanh thép và vật tư Hà Nội: TP. Hà Nội
- Công ty Kim Khí Bắc Thái: Tỉnh Thái Nguyên
- Công ty Kim Khí Hải Phòng: TP. Hải Phòng
- Công ty Kim khí và vật tư tổng hợp Miền Trung: TP. Đà Nẵng
- Công ty Kim Khí TP. Hồ Chí Minh: TP. Hồ Chí Minh
- Công ty Kinh doanh thép và Thiết bị Công nghiệp: TP. Hồ Chí Minh
Chức năng chủ yếu của các Công ty này là kinh doanh thép, nguyên liệu, vật tư thứ liệu, thiết bị phụ tùng, xăng dầu, ga; vật liệu xây dựng và vật liệu tổng hợp; đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá.
+ Khối nghiên cứu, đào tạo: 2 đơn vị
- Viện luyện kim đen: Tỉnh Hà Tây. Chủ yếu nghiên cứu khoa học công nghệ luyện kim, vật liệu mới.
- Trường đào tạo nghề cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên: Tỉnh Thái Nguyên. Đào tạo công nhân kỹ thuật.
6. Các liên doanh có vốn góp của tổng công ty
Tổng công ty Thép Việt Nam có 7 liên doanh : Công ty thép VSC-Posco (VPS), VinaKyoei, VinaPipe, NatsteelVina, Vinanic, VinauSteel, một số liên doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, khách sạn: Công ty liên doanh Trung tâm Thương mại Quốc tế (IBC), Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.
Ngoài ra, còn có 7 Công ty liên doanh giữa Công ty thành viên với nước ngoài: Posvina, Nipponvina, Vigal, Công ty Thép Tây Đô là liên doanh có vốn góp của Công ty Thép Miền Nam;….
III. Tổ chức hệ thống kế toán của Tổng Công ty
1. Tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty gồm có kế toán trưởng, 2 phó phòng kế toán và các kế toán viên.
Bảng 4: Cơ cấu tổ chức kế toán của Tổng công ty
Theo dõi công tác kế toán của văn phòng: Lập báo cáo tài chính, kế hoạch tài chính của văn phòng Điều hành tín dụng: vay trả ngân hàng, bảo lãnh cho các đơn vị thành viên, theo dõi hoạt động liên doanh của văn phòng, điều hành hạn mức kinh phí của Trường, Viện. Trực tiếp quan hệ với các cơ quan chức năng của nhà nước. Gồm 6 người cả phó phòng
Phó phòng phụ trách công tác văn phòng
Theo dõi công tác ĐT XDCB của toàn ngành (thẩm định, phê duyệt đấu thầu,…) cả ĐTXD mới, sửa chữa lớn, mua xắm mới VP. Lập các phương án tài chính tín dụng, nghiên cứu, huy động vốn cho công tác ĐTPT của Tcty. Theo dõi các dự án nghiên cứu KHKT, đề tài nghiên cứu của Tcty, công tác bảo hộ, an toàn lao động,… Quan hệ với các cơ quan chức năng liên quan đến công tác ĐTPT và XDCB. Gồm 4 người cả phó phòng
Phó phòng phụ trách công tác ĐTXDCB
Kế toán trưởng
Tổng hợp, kiểm tra báo cáo tài chính, BCTC sau kiểm toán, chỉ đạo công tác quản lý tài chính và sự nghiệp, lập và phân bổ kế hoạch tài chính hàng năm cho các đơn vị thành viên, theo dõi tình hình nộp NSNN, khấu hao TSCĐ, lập và sử dụng các quỹ, kiểm kê, công nợ, báo cáo nhanh hàng tháng, phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính của toàn ngành. Trực tiếp quan hệ với các cơ quan chức năng có liên quan. Gồm 4 người cả phó phòng
Phó phòng phụ trách tổng hợp toàn Tct
:chỉ đạo
:báo cáo
Đứng đầu là Kế toán trưởng Tổng công ty do Chủ tịch Hội đồng Quản trị bổ nhiệm. Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hệ thống kế toán tại văn phòng Tổng công ty, tham mưu giúp việc cho TGĐ về công tác kế toán, hoạt động tài chính, thu, chi tiền mặt, tìm nguồn tài trợ cho Tổng công ty, tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong việc bố trí sắp xếp nhân sự Phòng kế toán, thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ và thống kê của Tổng công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ của mình.
- Dưới kế toán trưởng là 3 phó phòng kế toán:
Một người phụ trách về tài chính kiêm tổ trưởng tổ kế toán văn phòng Tổng công ty, một người phụ trách về các hoạt động đầu tư của Tổng công ty đồng thời kiêm tổ trưởng tổ kế toán đầu tư XDCB và một người phụ trách công tác tổng hợp.
Bên dưới là các kế toán viên có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hệ thống kế toán tại văn phòng Tổng công ty, tham mưu giúp việc cho TGĐ về hoạt động tài chính, thu, chi tiền mặt tìm nguồn tài trợ cho Tổng công ty, tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong việc bố trí sắp xếp nhân sự Phòng kế toán. Được chia làm 3 tổ:
+ Tổ kế toán văn phòng gồm 6 người: 1 phó phòng; 1 kế toán tổng hợp; 1 kế toán phụ trách thuế; 1 theo dõi XNK và liên doanh; 1 kế toán tiền mặt; 1 kế toán tiền gửi ngân hàng và một thủ quỹ.
+ Tổ kế toán tổng hợp gồm 4 người: 1 tổ trưởng; 2 kế toán có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo toàn ngành và 1 kiểm kê viên.
+ Tổ kế toán đầu tư XDCB: gồm 4 người có nhiệm vụ lập và thẩm định dự án đầu tư XDCB.
2. Tổ chức thông tin kế toán
+ Hình thức kế toán: Do đặc điểm hoạt động của Tổng công ty có nhiều đơn vị thành viên phân bố trên khắp cả nước nên Tổng công ty áp dụng hình thức tổ chức kế toán phân tán.
+ Phân công công việc: Tại phòng kế toán của Tổng công ty kế toán chỉ có nhiệm vụ lập, xử lý và ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng T._.ổng công ty và tập hợp báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên gửi lên thành báo cáo chung. Phòng kế toán của các đơn vị thành viên có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ để gửi cho cơ quan liên quan kinh tế phát sinh tại đơn vị mình. Cuối kỳ, kế toán tại các đơn vị thành viên lập báo cáo tài chính gửi lên phòng kế toán tổng công ty để lập báo cáo chung toàn ngành. Công tác kế toán ở Tổng công ty xuất phát từ các chứng từ gốc và kết thúc bằng hệ thống báo cáo định kỳ, thông qua chu trình ghi chép, theo dõi, tính toán và xử lý số liệu trong sổ kế toán cần thiết. Việc quy định mở những loại sổ nào để phản ánh các đối tượng kế toán, kết cấu của từng loại sổ, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối quan hệ giữa các số liệu nhằm đảm bảo vai trò chức năng, nhiệm vụ từng phần kế toán.
+ Vận dụng tin học: Việc thao tác kế toán của Tổng công ty hầu hết là tiến hành trên máy tính có trang bị phần mềm chuyên dùng, mỗi kế toán viên đều được trang bị một máy tính cá nhân, có nối mạng. Hàng ngày, kế toán viên tập hợp chứng từ, kiểm tra chứng từ và nhập số liệu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung hoặc sổ nhật ký chuyên dùng cho mỗi phần hành kế toán và lưu vào máy. Mỗi kế toán bộ phận đều phải kiểm tra, đối chiếu và lập các báo cáo tuần, các cấp quản lý sẽ kiểm tra định kỳ.
+ Trình tự hạch toán: Mặc dù, công việc được sử dụng phần mềm kế toán nhưng cũng bao gồm các chứng từ, sổ sách, …và trình tự như hình thức kế toán Nhật ký chung. Nhưng hầu hết các công việc được thực hiện và lưu lại trên máy. Tổng công ty có niên độ kế toán từ 1/1 đến 31/12, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nên kế toán áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, trong kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến ngoại tệ Bảng 5: Sơ đồ hạch toán kế toán
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Sổ và thẻ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Nhật ký chung
Sổ cái
Nhật ký chuyên dùng
Có thể biểu hiện trình tự hạch toán như sau:
- Dựa vào chứng từ gốc, kế toán ghi hàng ngày vào nhật ký chung (hoặc nhật ký chuyên dùng) và sổ chi tiết có liên quan
- Định kỳ kế toán cộng số phát sinh trong kỳ ở nhật ký chuyên dùng và ghi chuyển số cộng đó vào nhật ký chung
- Sau đó ghi vào sổ cái tài khoản có liên quan
- Cuối tháng, kế toán cộng nhật ký chung, sổ cái tính ra số dư cuối kỳ trên các tài khoản và lập bảng cân đối phát sinh
- Cộng các sổ chi tiết, lập bảng tổng hợp chi tiết và so sánh dòng cộng của bảng này với số liệu ở bảng cân đối phát sinh
- Trên cơ sở bảng cân đối phát sinh, các bảng tổng hợp chi tiết kế toán lập các báo cáo tài chính.
Phần II: Phân tích Thực trạng tài chính của
Tổng công ty Thép Việt Nam
A. Các bảng báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam
Theo chế độ kế toán của Bộ Tài chính ban hành, hệ thống Báo cáo tài chính kế toán của Tổng công ty Thép Việt Nam bao gồm các loại báo cáo sau đây: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Đối với báo cáo Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo chưa bắt buộc trong các doanh nghiệp nên Tổng công ty không lập báo cáo này. Nội dung, kết cấu của các báo cáo kế toán tài chính của Tổng công ty đều tuân theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam, và được trình bày trong phần phụ lục của báo cáo này (phụ lục 1, 2, 3).
B. Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam
I. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Tổng công ty
1. Đánh giá tổng quan tình hình tài chính Tổng công ty
Trong năm vừa qua, tình hình thị trường Thép trong nước và trên thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, diễn biến nhanh, ngành Thép đang đứng trước rất nhiều khó khăn và thử thách. Các đơn vị của Tổng công ty phải cạnh tranh quyết liệt với các nhà sản xuất và kinh doanh thép trong nước để giữ vững và không ngừng phát triển thị phần nhằm để thực hiện điều tiết thị trường theo sự chỉ đạo của Nhà Nước. Với những nỗ lực không ngừng trong việc đầu tư, cải tạo và nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật cùng với những phương án kinh doanh mang tính chiến lược, Tổng công ty đang cố gắng phát huy thế mạnh của mình trên nhiều góc độ sao cho phù hợp với những yếu tố khách quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm khẳng định vị thế đi đầu của mình trên thị trường thép Việt Nam.
Qua hệ thống báo cáo tài chính của Tổng công ty trong những năm gần đây, đặc biệt là báo cáo kết quả kinh doanh trong năm 2004 cho thấy công ty đã cố gắng đáng kể. Trong bối cảnh nền kinh tế biến động mạnh, thị trường thép bất ổn, nhưng có thể nói năm 2004 là năm đỉnh cao về lợi nhuận. Lợi nhuận cả năm dạt 222.848 triệu VNĐ bằng 101.89% kế hoạch được giao và tăng 1,42% so với năm 2003. Tuy kết quả kinh doanh chưa thực sự cao nhưng điều đó cũng chứng tỏ sự cố gắng nỗ lực không ngừng của các đơn vị trong Tổng công ty.
Dựa vào số liệu trên BCĐKT của Tổng công ty Thép Việt Nam qua các năm 2002, 2003, 2004 ta thấy tổng số nguồn vốn năm 2004 so với năm 2003 tăng 2.795.134.133.005 VNĐ (=9.204.951.147.408-6.409.817.014.403) tương ứng tăng về số tuyệt đối là 65,88% (=2.795.134.133.005*100/6.409.817.014.403). So sánh với mức tăng 1.485.899.388.764 VNĐ (=6.409.817.014.403- 4.895.716.403.167), tương ứng tăng về số tuyệt đối là 30,35% (=1.485.899.388.764*100/4.895.716.403.167) của năm 2003 so với năm 2002, ta thấy Tổng công ty đã có những cố gắng thiết thực để ngày càng nâng cao được tổng nguồn vốn của mình. Từ đó cho thấy mức độ sử dụng vốn và khả năng huy động vốn của Tổng công ty nói chung đã tăng lên và cũng cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nói chung được mở rộng. Tuy nhiên chưa thể khẳng định rằng tình hình tài chính của Tổng công ty là rất tốt. Để thấy rõ hơn tình hình tài chính của Tổng công ty chúng ta cần phải phân tích một số chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính của Tổng công ty.
Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho thấy một cách khái quát tình hình tài chính của Tổng công ty, nó được đánh giá thông qua chỉ tiêu:
Hệ số tài trợ (H1)
Tổng số nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng số nguồn vốn
=
H1
1.995.552.104.000
6.409.817.014.403
=
x
=31,1%
100
2.184.106.048.562
H1
9.204.951.147.408
=
x
=23,73%
100
H1
1.846.047.957.059
4.895.716.403.167
=
x
100
=37,7%
Năm 2002:
Năm 2003:
Năm 2004:
Thông qua chỉ tiêu trên ta thấy hệ số tài trợ của Tổng công ty là không cao, năm 2003 giảm so với năm 2002 là 6,6%, năm 2004 giảm so với năm 2003 là 7,37% (mức giảm của năm sau cao hơn mức giảm năm trước), điều này chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của Tổng công ty ngày càng giảm, công ty đang thiếu vốn để hoạt động,hầu hết tài sản của Tổng công ty đều được tài trợ bằng số vốn đi chiếm dụng.
Tình hình tài chính của Tổng công ty còn được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán, và được đánh giá qua chỉ tiêu:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (H2)
Tổng giá trị thuần về TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Tổng số nợ ngắn hạn
=
H2
3.215.126.696.069
2.206.870.787.795
=
x
=145,7%
100
Năm 2002:
H2
4.242.739.089.077
2.726.641.602.939
=
x
=155,6%
100
Năm 2003:
H2
4.837.066.696.925
3.610.104.485.197
=
x
=134%
100
Năm 2004:
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Tổng công ty là tương đối cao. Cụ thể năm 2002 là 145,7%, năm 2003 là 155,7%, cuối năm là 134%. Tuy chỉ tiêu này có giảm vào năm 2004 (21,7%) nhưng Tổng công ty vẫn có khả năng trang trải mọi khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (H3)
Tổng số vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Tổng số nợ ngắn hạn
=
Bên cạnh “hệ số thanh toán nợ ngắn hạn”, “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” cũng là một chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán tức thời, chỉ tiêu này được tính như sau:
H3
451.412.123.500
2.206.870.787.795
=
x
=20,45%
100
Năm 2002:
H3
478.798.801.788
2.726.641.602.939
=
x
=17,6%
100
Năm 2003:
H3
296.022.905.440
3.610.104.485.197
=
x
=8,2%
100
Năm 2004:
Từ kết quả tính toán “hệ số thanh toán nợ ngắn hạn” ta thấy Tổng công ty vẫn có đủ khả vốn để có thể trang trải những khoản nợ ngắn hạn của mình. Tuy nhiên, việc huy động nguồn vốn ngay lập tức để thanh toán cho các khoản nợ này là điều hết sức khó khăn, Cụ thể hệ số thanh toán nhanh của Tổng công ty năm 2002 là 20,45%, năm 2003 là 17,6%, và năm 2004 là 8,2% cho thấy khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn là rất thấp, gần như không thể trang trải hết các khoản nợ này khi đến hạn phải thanh toán. Không những thế , hệ số này có xu hướng ngày càng giảm mạnh, chứng tỏ Tổng công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Nguyên nhân là do hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng TSLĐ và ĐTNH, trong khi đó nguồn vốn bằng tiền chiếm tỉ lệ thấp lại có xu hướng giảm. Tổng công ty cũng cần huy động thêm nguồn vốn dự trữ bằng tiền, chuyển TSLĐ khác thành tài sản có thể thanh toán nhanh thì mới có thể khắc phục được tình trạng này.
Tổng số nợ phải trả
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (H4)
Tổng số tài sản hiện có
=
Để nắm được khả năng thanh toán hiện hành của Tổng công ty, (tức là khả năng trang trải mọi công nợ của Tổng công ty với tổng tài sản hiện có) chúng ta cần phân tích chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán hiện hành”. Chỉ tiêu này được tính như sau:
H4
4.895.716.403.167
3.049.668.446.108
=
x
=160,5%
100
Năm 2002:
H4
6.409.817.014.403
4.414.264.910.403
=
x
=142,5%
100
Năm 2003:
H4
9.204.951.147.408
7.020.845.098.846
=
x
=131,1%
100
Năm 2004:
Hệ số này qua các năm đều cao, mặc dù năm 2003 giảm hơn so với năm 2002 là 18%, và năm 2004 giảm hơn so với năm 2003 là 11,4% , so với năm 2002 giảm là 29,4% nhưng khả năng thanh toán các khoản nợ vẫn còn khá cao. Tuy nhiên Tổng công ty cần xem xét xem nguyên nhân tại sao hệ số này lại giảm để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nợ, ổn định tình hình tài chính của Tổng công ty.
Hệ số nợ trên tổng tài sản (H5)
Tổng số nợ phải trả
Tổng số tài sản
=
Bên cạnh các chỉ tiêu trên, hệ số nợ cũng là chỉ tiêu phản ánh khá rõ nét tình hình thanh toán. Chỉ tiêu này được tính theo các cách sau:
H5
3.049.668.446.108
4.895.716.403.167
=
x
=62,3%
100
Năm 2002:
H5
4.414.264.910.403
6.409.817.014.403
=
x
=68,9%
100
Năm 2003:
H5
7.020.845.098.846
9.204.951.147.408
=
x
=76,28%
100
Năm 2004:
Hoặc:
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (H6)
Tổng số nợ phải trả
Tổng số nguồn vốn chủ sở hữu
=
H6
3.049.668.446.108
1.846.047.957.059
=
x
=165,2%
100
Năm 2002:
H6
4.414.264.910.403
1.995.552.104.000
=
x
=221,2%
100
Năm 2003:
H6
7.020.845.098.846
2.184.106.048.562
=
x
=321,5%
100
Năm 2004:
Hệ số nợ trên tổng tài sản cho thấy năm 2002 số nợ chiếm 62,3%, năm 2003 số nợ chiếm 68,9%, năm 2004 số nợ chiếm 76,28% trên tổng số tài sản. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho thấy năm 2002 số nợ chiếm 165,2%, năm 2003 số nợ chiếm 221,2%, năm 2004 chiếm 321,5%. Điều này cho thấy số nợ của Tổng công ty ngày càng tăng, và khả năng trang trải công nợ của công ty ngày càng giảm, chứng tỏ Tổng công ty đang gặp phải khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Tổng công ty cần tìm hiểu các nguyên nhân để hạn chế sự gia tăng này.
Hệ số khả năng thanh toán của tài sản lưu động (H7)
Tổng số vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Tổng số giá trị thuần của TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
=
Để nắm được khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động là nhanh hay chậm, cần xem xét chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán của tài sản lưu động”:
H7
451.412.123.500
3.215.126.696.069
=
x
=14,04%
100
Năm 2002:
H7
478.798.801.788
4.242.739.089.077
=
x
=11,29%
100
Năm 2003:
H7
296.022.905.440
4.837.066.696.925
=
x
=6,1%
100
Năm 2004:
Từ kết quả tính toán trên cho thấy, hệ số khả năng thanh toán của tài sản lưu động ngày càng giảm. Cụ thể năm 2002 là 14,04%, năm 2003 là 11,29%, giảm 2,75% so với năm 2002, và năm 2004 là 6,1%, giảm 5,19% so với năm 2003. Nếu những năm trước Tổng công ty còn có khả năng thanh toán số nợ ngắn hạn, tuy khả năng này là không cao, nhưng đến cuối năm nay có thể nói Tổng công ty đang thiếu vốn trầm trọng trong việc thanh toán nợ ngắn hạn.
Dựa vào các kết quả tính toán ở trên có thể thấy tình hình thanh toán công nợ của Tổng công ty đang gặp khó khăn. Tuy những khoản nợ dài hạn Tổng công ty vẫn có thể trang trải được, nguồn vốn kinh doanh vẫn có khả năng thanh toán những khoản nợ này, nhưng đối với những khoản nợ đến hạn thanh toán, đặc biệt là những khoản nợ thanh toán tức thời thì có thể nói Tổng công ty đang gặp khó khăn lớn. Nếu Tổng công ty không tìm được biện pháp khắc phục ngay tình trạng này thì hoạt động kinh doanh của Tổng công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Từ những nhận định khái quát về tình hình tài chính của Tổng công ty,có thể thấy được những cố gắng không nhỏ của các đơn vị trong Tổng công ty trong việc đưa ngành thép đi lên, giữ vững vị trí đầu đàn của ngành thép Việt Nam. Những thành tựu đã đạt được là đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn do yếu tố khách quan đem lại là chủ yếu, trong khi tình hình tài chính của Tổng công ty có nhiều dấu hiệu bất thường đặc biệt là trong các khoản vay và thanh toán nợ đến hạn. Tổng công ty và các đơn vị thành viên cần có những kế hoạch cụ thể và cần cố gắng hơn nữa để khắc phục tình trạng hiện nay.
2. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong BCĐKT
Theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm TSCĐ và TSLĐ. Hai loại tài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Để xem xét nguồn vốn chủ sở hữu có đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hay không, dựa vào BCĐKT qua các năm 2002, 2003, 2004 ta có bảng phân tích sau (trang bên).
Qua bảng phân tích trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm của Tổng công ty đều không đủ trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là năm 2002 Tổng công ty thiếu 729.914.269.573 VNĐ, năm 2003 Tổng công ty thiếu 1.020.643.502.606 VND, năm 2004 thiếu 1.933.210.116.978 VND, (số thiếu của năm sau tăng hơn so với năm trước). Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ tăng nhu cầu về tổng tài sản cao hơn so với tỷ lệ tăng nguồn vốn chủ sở hữu (chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh). Do vậy nguồn vốn chủ sở hữu đã được Tổng công ty chú trọng nâng cao nhưng vẫn không đủ trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ sản xuất kinh doanh. Tổng công ty đã phải sử dụng nhiều hình thức như mua bán trả chậm, thanh toán chậm hơn so với kỳ thanh toán. Như vậy, do thiếu vốn để bù đắp cho tài sản buộc Tổng công ty phải đi vay hoặc đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị, cá nhân khác để trang trải cho hoạt động kinh doanh của mình.
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1- Vốn bằng tiền (I.A.TS)
451.412.123.500
478.798.801.788
296.022.905.440
2- Hàng tồn kho (IV.A TS)
1.121.537.192.470
1.553.894.443.386
2.758.076.132.086
3- Tài sản cố định (I.B.TS)
1.003.012.910.662
983.502.361.432
927.711.457.173
4- Tổng (1)+(2)+(3)
2.575.962.226.632
3.016.195.606.606
3.981.810.494.699
5-Nguồn vốn chủ sở hữu (B.NV)
1.846.047.957.059
1.995.552.104.000
2.048.600.377.721
6- Chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản (5)-(4)
-729.914.269.573
-1.020.643.502.606
-1.933.210.116.978
Giả sử nguồn vốn cần thiết để bù đắp cho tài sản của công ty bao gồm nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là công ty không đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác và cũng không bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn, ta lập bảng phân tích (trang bên)
Từ số liệu trên bảng cho ta thấy khi nguồn vốn để bù đắp cho các tài sản của Tổng công ty là nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn vay thì năm 2002 và năm 2003 Tổng công ty đã bị thiếu vốn. Năm 2002 Tổng công ty bị thiếu 515.400.878.306 VNĐ, năm 2003 thiếu 765.405.769.780 VNĐ.
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Vốn bằng tiền
451.412.123.500
478.798.801.788
296.022.905.440
2. Các khoản ĐTNH
0
0
0
3. Hàng tồn kho
1.121.537.192.470
1.553.894.443.386
2.758.076.132.086
4. TSCĐ
1.003.012.910.662
983.502.361.432
927.711.457.173
5. Các khoản ĐTDH
535.872.950.717
541.340.214.829
549.499.320.386
6. Chi phí XDCBDD
91.110.965.293
577.602.878.546
2.797.887.306.720
7. Ký cược, ký quĩ dài hạn
1.925.565.810
2.217.941.675
3.119.698.181
8. Tổng (1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6)+(7)
3.204.871.708.452
4.137.356.641.656
7.332.316.819.986
9. Nguồn vốn chủ sở hữu
1.846.047.957.059
1.904.306.455.595
2.048.600.377.721
10. Nguồn vốn vay
* Vay ngắn hạn
* Vay dài hạn
1.874.224.629.699
1.273.801.242.738
600.423.386.961
2.998.455.955.841
1.575.190.732.195
1.423.265.223.646
5.233.341.393.325
2.117.284.363.854
3.116.057.029.471
11. Tổng (9)+(10)
3.720.272.586.758
4.902.762.411.436
7.281.941.771.046
12. Chênh lệch (8)-(11)
-515.400.878.306
-765.405.769.780
50.375.048.940
Nhìn vào bảng trên ta thấy nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty năm 2004 tăng lên 3.194.960.178.330 VNĐ so với năm, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng có 144.293.922.126 VNĐ chứng tỏ Tổng công ty chưa thực sự được mở rộng, Tổng công ty đang thiếu vốn để hoạt động.
Như vậy, do thiếu vốn để bù đắp cho tài sản nên cả năm 2002 và năm 2003 Tổng công ty đã phải đi vay hoặc đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị, và cá nhân khác để trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhưng đến năm 2004 Tổng công ty đã có thể trang trải được các khoản nợ, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra bình thường. Mặc dù khả năng thanh toán nợ ngắn hạn vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng đối với Tổng công ty, vì đã một phần làm giảm gánh nặng trong việc thanh toán công nợ, đảm bảo vẫn có thể trang trải cho các khoản nợ dài hạn.
Trong nền kinh tế thị trường, việc các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau là điều tất yếu xảy ra. Trong một doanh nghiệp luôn xảy ra cả hai trường hợp doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác và bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Để thấy được rõ hơn mức độ chiếm dụng và bị chiếm
dụng vốn của Tổng công ty ta lập bảng phân tích tình hình chiếm dụng vốn của Tổng công ty (Phụ lục 4).
Theo bảng phân tích trên vốn của Tổng công ty bị chiếm dụng bao gồm các khoản phải thu, tạm ứng, tài sản thiếu chờ xử lý và các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược. Vốn của Tổng công ty đi chiếm dụng gồm các khoản nợ vay, riêng khoản vay công nhân viên không thuộc vốn đi chiếm dụng. Theo tính toán trên ta thấy năm 2002 vốn Tổng công ty bị chiếm dụng là 1.607.487.600.233 VNĐ và vốn đi chiếm dụng là 1.013.717.541.009 VNĐ, năm 2003 vốn bị chiếm dụng là 2.175.267.573.087 VNĐ, vốn đi chiếm dụng là 1.283.855.143.351 VNĐ, năm 2004 vốn bị chiếm dụng là 1.746.440.931.236 VNĐ, vốn đi chiếm dụng là 1.615.726.683.224 VNĐ.Có thể thấy năm 2003 là năm Tổng công ty bị chiếm dụng nhiều vốn nhất, nợ tồn đọng quá nhiều, khả năng thu hồi nợ là rất khó khăn, nhiều khoản nợ lại không thể đòi. Mặc dù đã tăng cường đi chiếm dụng vốn ở những đơn vị khác, nhưng khoản vốn bị chiếm dụng lại tăng cao hơn rất nhiều gây nên khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Sang năm 2004 Tổng công ty đã có những cố gắng thiết thực và đã dần cân đối được mức vốn bị chiếm dụng và mức đi chiếm dụng. Bằng cách tăng cường đi chiếm dụng vốn ở các đơn vị khác hơn các năm trước, đồng thời có những biện pháp cụ thể đã giảm mạnh các khoản bị chiếm dụng, tạo nên mức cân bằng đảm bảo khả năng thanh toán công nợ đối với Tổng công ty.
3. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản
3.1 Phân tích cơ cấu tài sản
Căn cứ vào số liệu trên BCĐKT của Tổng công ty Thép Việt Nam, ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản (Phụ lục 5)
Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy tổng tài sản năm 2004 so với năm 2003 tăng lên 2.795.134.133.005 VND, với số tương đối tăng tương ứng là 65,88% (đạt 165,88%) chứng tỏ quy mô tài sản của Tổng công ty đã tăng lên. Trong đó, năm 2003 TSCĐ và ĐTDH chiếm 33,81%, TSLĐ và ĐTNH chiếm 66,19%; năm 2004 TSCĐ và ĐTDH đã tăng lên 47,45%. Điều này chứng tỏ không những quy mô của tài sản tăng mà cơ cấu giữa TSCĐ và TSLĐ cũng ngày càng cân đối. Cụ thể:
hVề TSLĐ và ĐTNH năm 2004 tăng 594.327.607.848 VND với số tương ứng tăng là 14,01% . Điều này là do:
+ “Vốn bằng tiền” của Tổng công ty giảm 182.775.896.348 VND tương đương giảm 4,31% trong đó nguyên nhân chủ yếu là do “tiền gửi Ngân hàng” giảm 183.900.504.993 VND (254.522.598.226-438.423.103.219).Điều này làm giảm khả năng thanh toán đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty.
+ “Các khoản phải thu” cũng giảm so với năm 2003 là 298.218.589.202 VND tương đương giảm 7,03%. Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản năm 2003 là 31,14% , năm 2004 là 18,44%. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản do vậy việc thay đổi các khoản phải thu cũng ảnh hưởng đến cơ cấu của tài sản. Đây là biểu hiện tốt trong quan hệ thanh toán làm vốn chu chuyển nhanh hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do giảm các khoản “phải thu của khách hàng” và “trả trước cho người bán”:
- Các khoản “phải thu của khách hàng” năm 2004 giảm 188.616.777.104 VND, số tương đối 14,36%. Đây là những nỗ lực lớn của Tổng công ty trong việc thu hồi công nợ của khách hàng. Tuy nhiên số phải thu của khách hàng vẫn còn khá cao, Tổng công ty cần phải có kế hoạch cụ thể để có thể thu hồi một cách hiệu quả nhất, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chu chuyển của vốn tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng nhiều.
Các khoản “trả trước cho người bán” giảm 187.040.033.286 VNĐ (155.608.978.744-342.649.012.030), giảm xuống trên 50% so với năm 2003, giảm hơn so với năm 2002 là 22.431544.786 VNĐ (= 155.608.978.744-178.043.523.530) chứng tỏ Tổng công ty đã thu được hàng về. Đây cũng là một dấu hiệu tốt trong việc mua hàng.
+ “Hàng tồn kho” tăng 1.204.181.688.700VNĐ tương ứng giảm 28,38%. Nguyên nhân chủ yếu do tăng hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm tồn kho. Cụ thể:
Hàng mua đang đi đường tăng 167.036.735.918 VNĐ (=274.002.298.053-106.965.562.135), tương ứng tăng 57,55%
Nguyên vật liệu tồn kho tăng 452.655.588.165 VNĐ (=1.162.017.990.833-709.365.402.670), tương ứng tăng 63,84%
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 225.695.325.293 VNĐ (=430.751.100.009-205.055.774.716) tương ứng tăng 10,05%. Đây có thể là một dấu hiệu tốt có thể do qui mô sản xuất kinh doanh được mở rộng.
Thành phẩm tồn kho năm 2004 so với năm 2003 tăng 310.719.506.119 VNĐ (=427.353.255.635-116.633.749.516) tương ứng tăng 66,40% thể hiện tình hình tiêu thụ trong kỳ của công ty chưa được tốt lắm, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chưa cao.
Hàng hoá tồn kho tăng 48.432.779.492 VNĐ (=464.128.866.998-415.696.087.506) tương ứng tăng 11,65 %. Đây có thể nói là một dấu hiệu không tốt trong khâu tiêu thụ vì hàng hoá mua về và hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được làm ứ đọng vốn và làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy công ty cần có biện pháp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu và giảm mức tồn kho xuống cho hợp lý.
- Tài sản lưu động khác giảm 130.171.459.842 VNĐ tương ứng giảm 3,07%. Khoản mục này giảm do các khoản tạm ứng và các khoản chi phí trả trước giảm so với năm 2003. Đây có thể là một dấu hiệu tốt.
TSCĐ và ĐTDH năm 2004 tăng lên so với năm 2003 là 2.200.806.525.157 VNĐ hay tăng lên 51.87% và đồng thời tỷ trọng của nó trong tổng tài sản năm 2004 tăng lên so với năm 2003 là 13,64% (từ 33.81% năm 2003 lên 47.45% năm 2004) là do:
TSCĐ: Dựa vào báo cáo tăng, giảm TSCĐ năm 2004 trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính và BCĐKT của Tổng công ty ta thấy TSCĐ trong năm được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn kinh doanh, nguồn tự bổ sung và nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp. TSCĐ của Công ty bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị động lực, phương tiện vận tải, thiết bị công tác, dụng cụ quản lý, TSCĐ vô hình và một số TSCĐ khác. Nguyên giá TSCĐ so với năm 2003 tăng lên 265.989.744.658 VNĐ chủ yếu là do đầu tư xây dựng mới hoàn thành và mua sắm mới. Giá trị đầu tư xây dựng mới là 34.070.252.459 VNĐ, giá trị mua sắm mới là 231.919.492.199 VNĐ. Tuy nhiên, giá trị hao mòn luỹ kế lại tăng lên so với năm 2003 là 258.517.325.663 VNĐ (=310.289.909.618-51.772.583.955). Đồng thời, tổng công ty đã tiến hành thanh lý và nhượng bán một số TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật, không còn nhu cầu sử dụng, tài sản hư hỏng không phục hồi được và tài sản đã hết thời gian sử dụng. Như vậy, nguyên giá TSCĐ tăng lên 265.989.744.658VNĐ trong khi đó hao mòn luỹ kế chỉ tăng lên 258.517.325.663VNĐ. Điều này được đánh giá là tốt vì Tổng công ty không những đã tăng cường cơ sở vật chát kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất chủ yếu bằng đầu tư xây dựng mới, đồng thời tiến hành thanh lý, nhượng bán những tài sản đã hết thời hạn sử dụng không có năng suất cao mà còn sử dụng tốt tài sản hiện có trong công ty thể hiện ở mức trích khấu hao gần bằng giá trị mua mới. Điều này chứng tỏ giá trị TSCĐ của Tổng công ty luôn được luân chuyển tái sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Từ bảng trên ta thấy chi phí XDCBDD tăng 2.220.284.428.174 VNĐ tức tăng 52,33%. Hơn nữa tỷ trọng của nó trong tổng tài sản cũng tăng từ 9,01% năm 2003 lên 30,4% vào năm 2004. Sự tăng lên của chi phí XDCBDD là do việc Tổng công ty mua sắm máy móc thiết bị vận tải nhưng đang trong quá trình lắp đặt chờ quyết toán mà chưa đưa vào sử dụng.
+ Đầu tư tài chính dài hạn: Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 8.159.105.557VNĐ tức tăng 0,19% chủ yếu là do các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn tăng từ 17.561.061.110VNĐ lên 30.062.000.000VNĐ năm 2004. Việc tổng công ty tăng đầu tư dài hạn và góp vốn liên doanh được đánh giá là tốt bởi vì Tổng công ty sẽ thu được một khoản thu nhập từ hoạt động tài chính để bổ sung vào thu nhập của mình.
Tỷ suất đầu tư = (T)
TSCĐ và ĐTDH
Tổng tài sản
Việc đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị được đánh giá qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư:
x100
Năm 2002: T =
1.680.580.707.098
4.895.716.403.167
x100 = 34,32%
Năm 2002: T =
2.167.077.925.326
6.409.817.014.403
x100 = 33,80%
Năm 2004: T =
4.367.884.450.483
9.204.951.147.408
x100 = 47,45%
Như vậy, tỷ suất đầu tư của Công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 14.65% và tăng so với năm 2002 là 13,13%. Có thể thấy trong năm 2004 Tổng công ty đã đầu tư mở rộng sản xuất rất nhiều bằng việc tăng cường mua sắm mới TSCĐ nhằm tái sản xuất vốn đầu tư.
Qua phân tích cơ cấu tài sản của Tổng công ty ta thấy tài sản phân bổ chưa được hợp lý, khoản mục hàng tồn kho tăng lên khá nhiề trong khi dó các khoản vốn bằng tiền lại giảm mạnh ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Tổng công ty. Song điều đó chưa thể khẳng định được tình hình tài chính của Tổng công ty tốt hay không tốt, do đó phải kết hợp với việc phân tích cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty.
3.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả nămg tự bảo đảm về mặt tài chính cũng như mức độ độc lập, khả năng trong kinh doanh của Tổng công ty. Dựa vào số liệu BCĐKT qua các năm 2003, 2004 ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn (Phụ lục 6)
Thông qua việc đánh giá khái quát tình hình tài chính Tổng công ty, qua tỷ suất tự tài trợ, cho thấy khả năng tự tài trợ cũng như khả năng độc lập về mặt tài chính của Tổng công ty là tương đối thấp chỉ chiếm 31,13% vào đầu năm và 23,73% vào cuối năm, khả năng tự tài trợ của Tổng công ty ngày càng giảm xuống. Theo tiêu chuẩn của ngành công nghiệp nặng mức bảo đảm cho hoạt động kinh doanh phải đạt từ 60 đến 70 % thì sản xuất kinh doanh mới an toàn và chủ động. Từ kết quả trên có thể thấy rằng khả năng tự tài trợ của Tổng công ty là quá thấp, tình hình tài chính đang có những dấu hiệu bất thường. Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn cho thấy mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên về số tương đối là 188.553.944.562 VND (2.184.106.048.562-1.995.552.104.000), tương ứng với số tuyệt đối tăng là 9,45%, nhưng tỷ trọng cuối năm so với đầu năm lại giảm 7,4%. Tổng công ty đã cố gắng nâng cao nguồn vốn nhằm đảm bảo khả năng tự tài trợ của mình, nhưng so với quy mô hoạt động kinh doanh thì không những không đảm bảo khả năng tự tài trợ ở mức cũ mà còn đang có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ Tổng công ty đang thiếu vốn hoạt động. Tuy tỷ trọng vốn chủ sở hữu có giảm nhưng hầu hết các khoản mục của VCSH đều tăng.
Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn quỹ chiếm tỷ trọng chủ yếu, nguồn này tăng lên 144.293.922.126VNĐ tăng 7,58% nhưng tỷ trọng của nó trong nguồn vốn lại giảm từ 52,09% đầu năm xuống còn 46,11% vào năm 2004. Nguồn vốn quỹ tăng là do doanh nghiệp bổ sung từ lợi nhuận và được nhà nước cho phép đưa lợi nhuận bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí lại tăng đáng kể là 44.260.022.436VNĐ tăng 48,51%. Hơn nữa, tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn cũng tăng từ 1,42% năm 2003 lên 1,47% vào năm 2004. Nguồn kinh phí giảm chủ yếu là do nguồn kinh phí sự nghiệp tăng 1.311.864.540VNĐ. Như vậy, sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu là do sự tăng lên của cả nguồn vốn quỹ và nguồn kinh phí, quỹ khác.
Đối với các khoản nợ phải trả, năm 2004 tăng so với năm 2003 2.606.580.188.443VNĐ hay tăng 59.05%. Điều này chứng tỏ Công ty đã tăng cường chiếm dụng vốn từ bên ngoàI để mua sắm tàI sản. Thực tế, các khoản nợ ngắn hạn, nợ dàI hạn, các khoản nợ khác đều tăng, cụ thể:
+ Nợ ngắn hạn năm 2004 so với năm 2003 883.462.882.258VNĐ hay tăng 32.40% chủ yếu là do vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả công nhân viên, phải trả cho các đơn vị nội bộ, các khoản phải trả phải nộp khác tăng.
+ Vay ngắn hạn tăng lên 542.093.631.659VNĐ hay tăng 34,41%. Chỉ tiêu này tăng cho phép đánh giá Công ty đã dùng khoản vay ngắn hạn để đầu tư trang trải cho TSLĐ và ĐTNH làm cho tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản tăng lên.
+ Nợ dài hạn đến hạn trả tăng lên là 59.663.314.519VNĐ tăng 84%. Điều này không tốt cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp phải chịu lãi tiền vay lớn ảnh hưởng đến chi phí trong kỳ.
+ Các khoản phải ._..732.774.190 VNĐ (=11.912.197.557-8.179.423.367), năm 2004 chênh lệch nhau là 4.200.886.614 VNĐ (=13.535.176.750-9.334.290.136). Ngoài ra, để có kết luận chính xác ta còn tính chỉ tiêu sau:
Như vậy cả năm 2003 và năm 2004 hệ số khả năng thanh toán của Tổng công ty đều >1 chứng tỏ tình hình tài chính của Tổng công ty tương đối tốt, công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ. Do đó có thể khẳng định rằng Tổng công ty đang trên đà phát triển với khả năng tài chính tương đối khả quan.
V. Phân tích lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng
Chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh . Để biết được chất lượng tài chính của Tổng công ty không thể không phân tích chỉ tiêu lợi nhuận. Căn cứ vào bảng CĐKT cảu Tổng công ty Thép qua các năm 2002, 2003, 2004 ta lập được bảng phân tích lợi nhuận (phụ lục 16)
Từ kết quả tính toán trên cho thấy tổng lợi nhuận sau thuế bị giảm 39.891.933.640 VNĐ, tương ứng về số tuyệt đối là 18,54%.Tuy nhiên, tổng lợi nhuận trước thuế năm 2004 lại tăng 7.731.935.102 VNĐ, tương ứng tăng 3,59% so với năm 2003, và tăng 11.177.317.602 VNĐ, tương ứng tăng về số tương đối là 5,31%. Nhìn chung Tổng công ty đã có những nỗ lực để tăng tổng lợi nhuận, phấn đấu để tổng lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Lợi nhuận trước thuế chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính và lợi nhuận thuần từ hoạt động khác. Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy tổng lợi nhuận sau thuế tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Cụ thể:
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2004 đạt 277.326.035.763 VNĐ, năm 2003 đạt 170.424.812.669 VNĐ, và năm 2002 chỉ tiêu này đạt 205.651.053.533 VNĐ. Như vậy năm 2003 chỉ tiêu này giảm 35.226.240.854 VNĐ, nhưng sang năm 2004 Tổng công ty đã phấn đấu tăng hơn so với năm 2003 là 106.901.223.094 VNĐ, đạt 62,84% và tăng so với năm 2002 là 71.674.982.230 VNĐ, đạt 42,06%. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng mức lợi nhuận này là do doanh thu thuần về bán hàng hoá và dịch vụ tăng 3.737.233.577.125 VNĐ, đạt 36,74%, cho nên mặc dù giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên (điều này phù hợp với việc tăng doanh thu), tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2004 so với năm 2003 nhanh hơn so với tốc độ tăng giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động, sở dĩ như vậy là do tổng công ty đã tìm mọi biện pháp nhằm hạ giá thành đơn vị sản phẩm, sản xuất thêm nhiều sản phẩm làm tăng qui mô sản xuất. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn tìm mọi cách để nâng cao doanh số hàng bán ra như đẩy mạnh quảng cáo, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá bán một cách hợp lý, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho. Chính vì vậy Tổng công ty vẫn có thể đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra bình thường, không những thế còn tạo ra được nguồn lợi nhuận bổ sung nguồn vốn kinh doanh của mình.
- Tuy nhiên, lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính lại giảm một cách đáng kể, làm ảnh hưởng không nhỏ tới tổng lợi nhuận trước thuế. Cụ thể, năm 2002 Tổng công ty hoạt động không hiệu quả trong lĩnh vực này nên đã làm lỗ 7.661.532.743 VNĐ. Năm 2003, do có chính sách đầu tư đúng đắn nên số lãi thu được từ hoạt động này là tương đối cao, đạt 19.725.228.411 VNĐ, năm 2004 chỉ tiêu này lại giảm mạnh một cách bất thường, số lỗ của hoạt động này là 74.675.029.684 VNĐ. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu của hoạt động này giảm 35.432.234.561 VNĐ, tương ứng giảm 21,13%, trong khi đó chi phí lại tăng 58.968.023.534 VNĐ, tương ứng tăng về số tương đối là 39,86%. Tổng công ty cần xem xét lại chỉ tiêu này để tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra chính sách đầu tư sao cho hợp lý tránh lặp lại tình trạng trên. Thiết nghĩ những nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính của Tổng công ty giảm có thể do Tổng công ty chưa quan tâm tính đầy đủ và có biện pháp tích cực trong việc thu hồi lãi suất bán hàng trả chậm, số tiền lãi suất thu được thấp hơn so với số lãi suất mà tổng công ty phải trả cho cấc nhà cung cấp, các ngân hàng.
- Ngoài ra, chỉ tiêu lợi nhuận khác cũng giảm mạnh làm ảnh hưởng lớn đến tổng lợi nhuận sau thuế. Mặc dù doanh thu các hoạt động khác tăng 3.891.193.459 VNĐ, chiếm 1,.42%, nhưng tổng chi phí hoạt động này còn tăng cao hơn rất nhiều lên đến 8.660.223.356 VNĐ, chiếm tới 136,13%. Đối với những hoạt động này Tổng công ty cũng cần xem lại phương hướng hoạt động để tìm ra một hướng đi có hiệu quả. Sở dĩ như vậy là do trong kỳ tổng các chi phí bất thường phát sinh rất lớn trong khi tổng các khoản thu không cao, thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ phát sinh không nhiều.
Nhìn chung, với những cố gắng nỗ lực không ngừng trong hoạt động kinh doanh của mình, Tổng công ty thép Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể. Tuy trong một số lĩnh vực còn hoạt động không được hiệu quả, đôi khi mang tính chất bất thường, nhưng Tổng công ty vẫn có thể đảm bảo giữ được một tình hình tài chính ổn định, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra được thông suốt, và vẫn bổ sung được nguồn vốn kinh doanh của mình.
Dựa vào những đánh giá khái quát về kết quả kinh doanh của Tổng công ty, ta thấy công ty đã không ngừng tìm mọi cách để nâng cao lợi nhuận của mình. Công ty đã tập trung vào việc nâng cao lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh với các biện pháp đã nêu ở trên, kết quả cho ta thấy lợi nhuận thuần của Tổng công ty năm 2003 giảm so với năm 2002 nhưng đến năm 2004 chỉ tiêu này lại tăng lên rõ rệt, đây là điều thật đáng khích lệ đối với Tổng công ty. Tuy nhiên, lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường lại giảm. Chứng tỏ rằng Tổng công ty quá chú trọng vào hoạt động sản xuất kinh doanh và chưa thật sự chú trọng vào các hoạt động tài chính và bất thường mặc dù đây không phải là những hoạt động mang lại doanh thu chính cho Tổng công ty. Tổng công ty cần phải có những biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả từ các hoạt động này bằng cách nâng cao một cách hợp lý lãi suất bán hàng trả chậm hoặc lãi suất các hoạt động cho thuê tài sản, cho các đơn vị khác vay tiền. Công ty cần đẩy mạnh các hoạt động tham gia góp vốn liên doanh, liên kết nhằm thu thêm các nguồn thu tài chính. Bên cạnh đó, tổng công ty cần phải tiến hành thêm các hoạt động khác như mua trái phiếu, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác,… Tổng công ty cần tiếp tục huy động thêm vốn từ các nguồn khác nhau, đồng thời đẩy mạnh tốc độ vòng quay của vốn, tránh trình trạng vốn ứ đọng trong quá trình kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Từ một lượng vốn như vậy, công ty tiến hành đầu tư chủ yếu vào hoạt động sản xuất kinh doanh để có được doanh thu của mình, Công ty có thể lấy ngay lợi nhuận thu được từ hoạt động này để đầu tư vào các hoạt động khác, tạo nên một vòng luân chuyển vốn. Khi đó tổng lợi nhuận của Công ty sẽ không ngừng được tăng lên và Công ty sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong quá trình tái sản xuất kinh doanh ở các kỳ tiếp theo. Và cứ như vậy, công ty sẽ phát triển ổn định và bền vững trong chiến lược lâu dài.
Từ những đánh giá khái quát về kết quả kinh doanh, cùng với những chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty ta lập bảng phân tích doanh thu và lợi nhuận (phụ lục 17)
Từ những tính toán trên bảng ta thấy:
Doanh thu:
Khối lưu thông: doanh thu năm 2004 đạt 5.594.829 triệu VNĐ, tăng 24,21% so với cùng kỳ năm trước. Bước sang năm 2004 sau khi ổn định tổ chức các đơn vị thuộc khối lưu thông đã tập trung đẩy mạnh kinh doanh. Hầu hết các đơn vị có doanh thu tăng so với cùng kỳ trong đó có các đơn vị mức tăng khá lớn Công ty KK Miền trung 42,89%, Công ty KK Hà Nội 33,44%, Công ty KK TP Hồ Chí Minh: 21, 86%. Tuy nhiên mức tăng trưởng doanh thu do yếu tố giá năm 2004 tăng cao so với năm 2003, mức tăng trưởng về lượng đạt thấp hầu hết các đơn vị lưu thông không đảm bảo chỉ tiêu thép tiêu thụ thép nội.
Khối sản xuất: Hầu hết các đơn vị đều có doanh thu tăng lớn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó Công ty Thép Miền Nam tăng 51,21%, Công ty Gang thép Thái Nguyên tăng 40,77%, Công ty Thép Đà Nẵng tăng 9,41%. Tuy nhiên mức tăng trưởng doanh thu cũng chủ yếu là do yếu tố giá.
Kết quả SXKD: Năm 2004 lợi nhuận toàn Tổng công ty đạt 222.848 triệu VNĐ, tăng 1.89% so với năm 2003 bằng 102,36% kế hoạch lợi nhuận giao.
Khối lưu thông: Lợi nhuận năm 2004 đạt 46.370 triệu VNĐ, tăng 12,18% so với năm 2003. Nhìn chung các đơn vị đều có lợi nhuận bằng hoặc cao hơn so với cùng kỳ.
Khối sản xuất: Lợi nhuận năm 2004 đạt 122.220 triệu VNĐ, tăng 24,19% so với năm 2003. Một số đơn vị lớn như Công ty Thép Miền Nam lợi nhuận tăng 5,11%, Công ty GTTN có lợi nhuận tăng 74,40% so với cùng kỳ, Công ty Thép Đà Nẵng lợi nhuận tăng 103,26%.
Theo nhận định chủ quan của Tổng công ty Thép Việt Nam có lẽ năm 2004 là năm đỉnh cao về mức lợi nhuận đạt được của Tổng công ty. Những năm sau sẽ có nhiều khó khăn hơn về cạnh tranh, hội nhập, xử lý tồn đọng và chắc không có những biến động tăng giá bán ngoạn mục như đầu năm 2004. Vì vậy nếu các đơn vị thành viên không có các giải pháp tốt đẩy mạnh lượng tiêu thụ thép nội sẽ làm cho hiệu quả chung thấp nhiều so với năm 2004 và một số năm trước.
VI. Phân tích các chỉ tiêu khác
1. Phân tích một số yếu tố chi phí cơ bản
Dựa vào bảng phân tích chi phí trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính của Tổng công ty ta lập bảng phân tích các yếu tố chi phí cơ bản (phụ lục 18)
Tổng chi phí năm 2004 ước tính: 14.007.324 tr VNĐ trong đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý: 160.306+361.000=521.306 tr VNĐ so với tổng chi phí này năm 2003 (455321 tr VNĐ) tăng 65.985 tr VNĐ tỷ lệ tăng 14,49%.
Chi phí tài chính năm 2004 là 185.876 tr VNĐ trong đó lãi vay phải trả:157.198 tr VNĐ chiếm 84.57%. So với năm 2003 chi phí lãi vay năm 2004 tăng 22.333 tr VNĐ, tỷ lệ tăng 16,55%.
Trong đó các khoản chi phí chủ yếu:
+ Khấu hao tính vào giá thành, chi phí: 303.638 tr VNĐ
+ Quĩ lương tính vào giá thành, chi phí 581.394 tr đ
+ lãi vay phải trả: 157.198 tr đ
So với năm 2003 chi phí khấu hao, lãi vay và tiền lương như sau (phụ lục 19 )
- Chi phí khấu hao năm 2004: Trong năm 2004 chi phí khấu hao nhiều đơn vị tăng lớn và tập trung chủ yếu tại các đơn vị sản xuất do nhiều hạng mục dự án đã hoàn thành đi vào sử dụng trong năm 2004:
-Lãi vay ngân hàng: Mốt số đơn vị có tốc độ tăng lớn như Công ty VLCL Trúc Thôn tăng 1.410,58%, Thép Đà Nẵng tăng 159,32%, Thép Miền Nam tăng 75,65%. Chủ yếu là do các dự án hoàn thành .
- Chi phí tiền lương năm 2004: Dựa vào bản thuyết minh về tình hình thu nhập của CBCNV của Tổng công ty, ta thấy tình hình thu nhập của CBCNV trong công ty là tương đối ổn định. Tuy nhiên chi phí tiền lương của các đơn vị thành viên còn chưa hợp lý. Để thấy được điều đó, ta cần so sánh tốc độ tăng của lợi nhuận và tốc độ tăng của tiền lương năm 2004/2003 tại một số đơn vị như sau:
Đơn vị
Tốc độ tăng 2004/2003
Tiền lương (%)
Lợi nhuận (%)
Cty KK Hà Nội
24,01
49,5
CTy KK Miền Trung
7,86
142,76
CTy TP HCM
15,13
3,75
CTy Thép Miền Nam
17,94
6,51
CTy Gang Thép Thái Nguyên
5,05
74,4
CTy Thép Đà Nẵng
139,49
103,26
Như vậy về cơ bản những đơn vị có tốc độ tăng lợi nhuận thấp, tốc độ tăng tiền lương cao cần được xem xét thận trọng hơn khi quyết toán tiền lương theo các quy định hiện hành.
Đánh giá chung về các khoản chi phí lớn: Nhìn chung các chi phí đều tăng cao, tuy nhiên cần thấy rõ những khoản chi phí tăng cao có tính bất lợi cho đầu vào làm ảnh hưởng gía thành, chi phí quản lý, chi phí bán hàng như giá cả nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, chi phí vận tải, tiền vay… và các khoản chi phí có tăng cao nhưng xét về lợi ích sẽ nhanh chóng hoàn vốn đầu tư như khấu hao TSCĐ chẳng hạn. Trước tình hình khó khăn trong những năm tới vấn đề đặt ra phải ổn định và quản lý được giá thành, chi phí thì mới có khả năng tạo lãi. Trên thực tế giữa lời nói và việc làm của nhiều đơn vị, bộ phận, cá nhân chưa thống nhất với nhau. Vì vậy mà có rất nhiều hiện tượng lãng phí, chi sai chế độ thể hiện trong một số trường hợp lập quĩ đen lớn, tham ô tiền vận chuyển, bốc dỡ,.. đưa vào sử dụng nên lãi vay không được vốn hoá mà hạch toán vào kết quả kinh doanh làm tăng chi phí lãi vay.
Phần III: Một số kiến nghị về phương hướng hoàn thiện việc lập và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam
I. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Tổng công ty
Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam á, bắt đầu từ Thái Lan đã kéo theo sự khủng hoảng của nền kinh tế trong khu vực. Chỉ số giá tăng cao so với nhiều năm trước đây đã gây ra tác động đến nhiều ngành sản xuât và đời sống nhân dân. Các doanh nghiệp cũng đứng trước những khó khăn và thử thách hết sức to lớn. Trước những khó khăn của khách quan của ngành Thép nói chung và của Tổng công ty Thép Việt Nam nói riêng, bằng những nỗ lực không ngừng, cùng với những chính sách đổi mới trong chiến lược kinh doanh, Tổng công ty Thép Việt Nam đã giữ vững và liên tục phát triển thị phần nhằm thực hiện điều tiết thị trường theo sự chỉ đạo của Nhà nước.
Nhìn chung trong những năm gần đây Tổng công ty liên tục làm ăn có lãi, đây là một dấu hiệu đáng mừng. Đặc biệt trong năm 2004 này, Tổng công ty đã đạt được mức lợi nhuận rất cao 222.848 triệu VNĐ, có thể nói đây là năm đỉnh cao về lợi nhuận. Tuy nhiên những năm sau có lẽ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn về cạnh tranh, hội nhập, xử lý tồn đọng. Mặc dù lợi nhuận trong năm là rất cao, nhưng nhìn vào tình hình tài chính của công ty thông qua việc phân tích báo cáo tài chính có thể thấy rằng công ty cũng đang gặp rất nhiều khó khăn như thiếu vốn, khả năng thanh toán công nợ thấp, nguồn vốn kinh doanh cũng thấp, chủ yếu là do nguồn Ngân sách nhà nước cấp, và nguồn vốn tự bổ sung thì rất ít. Trong khi đó, những khoản nợ khó đòi lại gia tăng, hàng tồn kho tăng. Điều này chứng tỏ rằng doanh thu trong năm tăng là do yếu tố giá tăng cao. Tổng công ty cần xem xét lại phương án kinh doanh của mình để tìm ra bước đi thích hợp trong quá trình hội nhập trong tương lai.
II. Đánh giá về tình hình tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam
Thông qua nghiên cứu, tiếp cận công tác lập, phân tích các báo cáo tài chính của Tổng công ty thép, em có một số đánh giá về tình hình tài chính như sau:
1. Ưu điểm:
Về tổ chức bộ máy kế toán: Phòng kế toán Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc được tổ chức hợp lý, chặt chẽ, các công việc được phân công một cách rõ ràng, cụ thể, hợp lý đảm bảo công tác hạch toán kế toán có hiệu quả cũng như tiến hành theo đúng chế độ kế toán hiện hành và các chuẩn mực kế toán liên quan. Đội ngũ kế toán có trình độ, năng lực chuyên môn và bề dày kinh nghiệm lâu năm, nghiêm túc, linh hoạt trong công việc. Bên cạnh đó, Tổng công ty vẫn thường xuyên tuyển dụng, đào tạo đội ngũ kế toán viên mới phù hợp với công việc và chuyên môn. Công ty thường xuyên trang bị thêm những kiến thức về hệ thống kế toán quốc tế cũng như các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong nước và quốc tế cho đội ngũ nhân viên kế toán.
Về hệ thống sổ sách kế toán: Phòng kế toán của Tổng công ty đã xây dựng riêng cho mình một hệ thống sổ sách kế toán theo qui định của Bộ tài chính phù hợp với đặc điểm riêng có của Tổng công ty. Cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán được tiến hành một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tế của công tác kế toán và tuân thủ theo các qui định hiện hành. Tổng công ty cũng đã áp dụng hệ thống mạng máy tính hiện đại nhằm phục vụ cho công tác hạch toán kế toán tại Tổng công ty. Nhờ đó khối lượng công việc của kế toán viên được giảm nhẹ xuống, hiệu quả công tác kế toán được nâng cao, thông tin đưa ra đảm bảo độ chính xác cao hơn giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn.
Về việc lập các báo cáo tài chính: Theo hệ thống kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính qui định, hệ thống báo cáo tài chính bao gồm có 4 loại, tuy nhiên tại Tổng công ty thép Việt Nam chỉ có 3 báo cáo tài chính được lập trong khi Tổng công ty không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thiết nghĩ tuy báo cáo này không bắt buộc đối với các doanh nghiệp, nhưng đây là loại báo cáo mang tính chất hướng dẫn cho biết tình hình luân chuyển các luồng tiền vào ra của doanh nghiệp. Thực chất đây là báo cáo cung cấp thông tin về những sự kiện và nghiệp vụ ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của một doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản trong doanh nghiệp và dự đoán được các luồng tiền của kỳ tiếp theo. Khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp cho Tổng công ty đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính của mình cũng như hiệu quả sử dụng vốn và giúp cho Tổng công ty có thể xây dựng tốt hiệu quả kinh doanh. Cho nên việc Tổng công ty không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là điều công ty nên xem xét lại.
Về công tác phân tích tình hình tài chính: Công tác phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty ngày càng được chú trọng được thể hiện qua các nội dung sau:
Phân tích khái quát tình hình tài chính của Tổng công ty: Qua việc phân tích chỉ tiêu này sẽ giúp cho ban quản trị nắm được khái quát tình hình tài chính của Tổng công ty.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh: Giúp cho nhà quản lý Tổng công ty nắm bắt được tình hình sử dụng các nguồn lực, vật lực của Tổng công ty và các nhân tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn: phân tích chỉ tiêu này chúng ta sẽ thấy được tài sản của Tổng công ty được đưa vào sử dụng như thế nào, có phù hợp với tình hình của công ty không, có bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả không.
- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Tổng công ty: thông qua việc phân tích các khoản phải thu, phải trả để từ đó tính ra chỉ tiêu các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả và qua đó so sánh các tỷ suất thanh toán và hệ số khả năng thanh toán của Tổng công ty để từ đó nắm bắt được nhu cầu và khả năng thanh toán của Tổng công ty.
Phân tích lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: Lợi nhuận là mục tiêu của tất cả mọi doanh nghiệp, làm thế náo để nâng cao lợi nhuận chính là vấn đề mà các nhà quản trị đang tìm mọi biện pháp. Nhờ việc phân tích lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận mà các nhà quản trị sẽ biết được cần phải kích thích nhân tố nào, cần phải hạn chế nhân tố nào.
Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động: chỉ tiêu này cho ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty, từ đó tìm mọi biện pháp nâng cao.
Về tình hình tài chính của Tổng công ty:
Để đạt được các chỉ tiêu trong sản xuất kinh doanh, Tổng công ty thép Việt Nam rất linh hoạt trong cơ chế điều hành tài chính đặc biệt công tác tiêu thụ, tranh thủ thời cơ tăng giá bán hợp lý làm doanh thu của năm 2004 tăng lên so với năm 2003 và năm 2002.
Năm 2004 trong điều kiện thuận lợi là giá thép tăng lên, thị trường tiêu thụ được mở rộng, Tổng công ty đã bám sát khả năng tài chính trong năm, cân đối tăng chi phí một cách hợp lý vào giá thành sản phẩm tạo nguồn tài chính để đầu tư đổi mới trang thiết bị làm việc, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh ở các năm sau và nâng cao thu nhập cho người lao động song vẫn bảo đảm được cho kết quả hoạt động kinh doanh.
Hơn nữa trong những năm gần đây Tổng công ty luôn làm ăn có lãi. Năm 2002 lợi nhuận trước thuế là 211.671.513.358 VNĐ thì đến năm 2003 con số này tăng lên đến 215.116.895.858 VNĐ, năm 2004 con số này tiếp tục tăng thành 222.848.830.960 VNĐ. Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước không ngừng tăng lên, thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện. Những tồn tại về tài chính ngày càng được hạn chế.
Cơ cấu tài sản của Tổng công ty tương đối hợp lý (TSCĐ và DTDH năm 2004 chiếm 66,19%) phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty. Nguyên giá TSCĐ bình quân tăng, vốn cố định bình quân trong kỳ tăng cho thấy giá trị tài sản được đưa vào của công ty tăng hơn trước. Năng lực sử dụng tài sản cố định tăng lên rõ rệt được thể hiện ở sức sinh lợi của vốn cố định.
Tổng nguồn vốn của Tổng công ty tương đối lớn và đã tăng lên năm 2004 tăng lên so với năm 2003 trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty tăng khoảng 9,45%. Nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty tăng chủ yếu là do các chỉ tiêu trong nguồn vốn quĩ tăng điều đó càng chứng tỏ công ty làm ăn có lãi.
Tình hình và khả năng thanh toán của Tổng công ty khá khả quan. Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, công ty có khả năng thanh toán được các khoản nợ trong thời gian tới.
2. Nhược điểm:
Về hệ thống kế toán và hạch toán kế toán:
Về sổ sách kế toán, một số tài khoản như 152,153,627,… chưa được mở chi tiết, số liệu phản ánh nhiều khi chưa chính xác và kịp thời, chưa mở đầy đủ các bảng kê.
Về hệ thống chứng từ kế toán
Trong việc quản lý hệ thống chứng từ kế toán, một số các chứng từ kế toán chữa được sắp xếp một cách khoa học gây khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát khi cần thiết, chứng từ thu, chi tiền mặt chưa được sắp xếp và đóng thành tập theo báo cáo tồn quĩ, ghi trùng lắp một số hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ. Một số hoá đơn không ghi mã số thuế dẫn đến việc không được khấu trừ thuế đầu vào.
Về công tác phân tích tình hình tài chính
Hiện nay Tổng công ty chỉ tiến hành công tác phân tích tình hình tài chính định kỳ hàng năm vào cuối năm và công việc này được tiến hành bởi phòng tài chính kế toán và người chịu trách nhiệm là kế toán trưởng. Khi tiến hành phân tích tài chính, Tổng công ty đã bỏ sót một số chỉ tiêu quan trọng sau:
Vốn hoạt động thuần
= Tổng giá trị thuần
- Tổng số nợ ngắn hạn
+ Vốn hoạt động thuần: là chỉ tiêu phản ánh mức chênh lệch giữa tổng số TSLĐ và các khoản nợ ngắn hạn. Một doanh nghiệp muốn hoạt động của mình không bị gián đoạn thì cần thiết phải duy trì một mức vốn hoạt động thuần hợp lý để thoả mãn việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dự trữ hàng tồn kho. Vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại khi vốn hoạt động thuần giamr sút thì doanh nghiệp mất dần khả năng thanh toán. Trường hợp vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp < 0, chứng tỏ bộ phận tài sản dài hạn của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn vay ngắn hạn, dấn đến cán căn thanh toán mất cân bằng, doanh nghiệp phải dùng tài sản dài hạn để thanh toán nợ ngắn hạn.
Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn vay dài hạn hoặc nợ dài hạn
Tỷ suất thanh toán nợ dài hạn
Tổng số nợ dài hạn
=
+ Tỷ suất thanh toán nợ dài hạn: Khi phân tích khả năng thanh toán, doanh nghiệp chỉ chú trọng khả năng phân tích các khoản nợ ngắn hạn mà chưa quan tâm đến khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn, khoản vay mà doanh nghiệp dùng để mua sắm TSCĐ. Vì vậy Tổng công ty chưa tiến hành phân tích chỉ tiêu tỷ suất thanh toán nợ dài hạn:
+ Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn: Khi phân tích tình hình đầu tư, việc sử dụng tỷ suất đầu tư bằng cách lấy giá trị TSCĐ đã và đang đầu tư chia cho tài sản chưa nói lên được hiệu quả đầu tư của toàn bộ tài sản của Tổng công ty. Vì vậy ngoài các tỷ suất trên nên phân tích thêm các tỷ suất sau:
Giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn x100
Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn
Tổng tài sản
=
Chỉ tiêu này phản ánh tính hợp lý của việc sử dụng vốn vào việc đầu tư dài hạn trong từng kỳ.
Về tình hình tài chính của Tổng công ty
Nguồn tài trợ thường xuyên mặc dù đã tăng lên song vẫn không đảm bảo cho nhu cầu tài sản. Tại thời điểm đàu năm số vốn mà công ty thiếu là 89.044.171.359 đ và tăng lên 106.452.747.403 đ vào cuối năm. Điều này gây khó khăn cho công ty trong việc tự chủ tài chính, phát triển kinh doanh trong những năm tới.
+ Khoản phải thu khách hàng tuy đã giảm so với định mức kế hoạch đề ra là giảm các khoản phải thu khách hàng xuống còn 35 tỷ đồng nhưng chưa đạt được, nó vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong công nợ các khoản phải thu 66.04% vào cuối kỳ.
+ Vốn bằng tiền cuối kỳ giảm so với đầu năm được đánh giá là chưa tốt vì nó chưa đáp ứng được khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty. Trong vốn bằng tiền thì TGNH chiếm tỷ trọng lớn do việc thực hiện thanh toán trong kinh doanh chủ yếu được thực hiện thông qua chuyển khoản.
+ Hàng tồn kho đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh vốn cho khâu dự trữ và khâu sản xuất của công ty. Tuy nhiên sang năm tới công ty có thể giảm vốn dự trũ cho các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá tồn kho theo định mức dự trũ đã được nghiên cứu phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Việc tăng nhu cầu vốn cho dự trũ luôn đẩy công ty đến tình trạng vay nợ, chiếm dụng vốn lớn làm cho chi phí lãi vay tăng, hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh giảm. Trong hàng tồn kho, giá trị thành phẩm hàng hoá tồn kho tăng cho thấy nhu cầu tiêu thụ của khách hàng chưa cao dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.
+ Các khoản nợ của Tổng công ty cuối kỳ tăng lên so với đầu năm với tổng số nợ phải trả là 169.620.545.083 đ, trong đó chủ yếu là do tăng các khoản vay dài hạn (tăng 23.095.835.509đ). Phải trả người bán tăng 5.683.159.650 đ, vay ngắn hạn tăng 13.269.066.037 đ. Nguyên nhân chính làm cho các khoản nợ vay ngắn hạn tăng lên là do Tổng công ty tăng TSCĐ, công ty bán chịu cho khách hàng giảm bớt đồng thời công ty tăng mức dự trữ hàng tồn kho.
3. Giải pháp hoàn thiện công tác lập, phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty
Những phân tích và đánh giá ở trên mới chỉ dừng lại ở những đánh giá chung nhất tình hình tài chính của Tổng công ty. Do vậy những kiến nghị mang tính chất đề xuất dưới đây chỉ có ý nghĩa là một giới hạn nhất định nào đó nên cần phải đặt trong mối quan hệ với tình hình thực tế luôn phát sinh và biến động tại Tổng công ty.
Hoàn thiện công tác kế toán
Công ty cần tiếp tục duy trì và không ngừng bỗi dưỡng đội ngũ cán bộ kế toán viên trong Tổng công ty. Tổng công ty cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống phần mềm kế toán máy để có thể kết xuất được những thông tin thực sự bổ ích cho ban quản trị công ty.
Về hệ thống sổ sách kế toán, chứng từ kế toán: Tổng công ty cần phải lập đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng ưui định. Ngoài ra Tổng công ty cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ và tự kiểm tra của các đơn vị để phát hiện ra những sai phạm trong quản lý và hạch toán kế toán, đồng thời có biện pháp xử lý, uốn nắn kịp thời.
Xuất phát từ tầm quan trọng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ như đã nói ở trên, Tổng công ty nên lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu sau (phụ lục 20)
Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo mẫu trên ta có thể phân tích tình hình biến động và sử dụng vốn bằng tiền của Tổng công ty. Nừu tiền tồn cuối kỳ giảm so với đầu kỳ thì sẽ làm giảm khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty. Do đó công ty phải tăng mức dự trữ vốn bằng tiền để tăng khả năng thanh toán. Nừu tiền tồn cuối kỳ tăng so với đầu kỳ thì sẽ làm tăng khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty nhưng nếu tăng quá nhiều thì sẽ gây ứ đọng vốn, giảm hiệu quả vốn. Do đó công ty phải giảm mức dự trũ vốn bằng tiền làm giảm hiệu quả của sử dụng vốn.
Giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính
Vốn hoạt động thuần
= Tổng giá trị thuần
- Tổng số nợ ngắn hạn
Tổng công ty tiến hành phân tích thêm các chỉ tiêu sau:
Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn vay dài hạn hoặc nợ dài hạn
Tỷ suất thanh toán nợ dài hạn
Tổng số nợ dài hạn
=
Giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn x100
Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn
Tổng tài sản
=
Hoàn thiện tình hình tài chính
+ Công ty cần tích cự hơn trong công tác thu hồi các khoản nợ phải thu, dặc biệt là nợ từ khách hàng. Tính tới ngày 31/12/04 khách hàng còn chiếm dụng 27.476.927.273 đ doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Đây là một số tiền đáng kể so với tổng số vốn của Tổng công ty. Do đó công ty phải có biện pháp thu hồi đầy đủ, kịp thời vốn lưu động.
+ Vốn băng tiền của công ty rất quan trọng, nó đóng vai trò như một phương tiện chuyên chở các yếu tố đầu vào tham giá quá trình lưu thông. Vốn bằng tiền là phương tiện thanh toán có tốc độ chu chuyển nhanh, tuy nhiên nếu dự trữ vốn bằng tiền quá ít sẽ làm giảm khả năng thanh toán, đặc biệt là thanh toán nhanh của Công ty, do đó sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao. Công ty cần tăng mức dự trữ vốn bằng tiền với mức hợp lý nhất để để đáp ứng tình hình thanh toán và không gây ứ đọng vốn.
+ Công ty cần tích cự hơn trong việc giảm bớt hàng tồn kho nhất là sản phẩm hàng hoá tồn kho. Hàng tồn kho lớn có thể do nhu cầu hàng tồn kho sử dụng để sản xuất kinh doanh trong năm sau tăng và cũng có thể là do công ty sản xuất quá nhiều so với nhu cầu trên thị trường. Hàng tồn kho quá lớn sẽ làm ứ đọng vốn trong khâu dự trữ và do đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Kết luận
Trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính giúp cho nhà quản lý đánh giá được thực trạng tài chính và đưa ra những dự báo cho tương lai. Từ đó có thể đưa ra được những biện pháp phù hợp nhằm đạt được những mục tiêu đề ra đồng thời có thể đưa ra những quyết định để lụa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Để phân tích, nhà quản lý pahỉ thu thập được những thông tin chính xác, vận dụng linh hoạt các phương pháp phân tích để hạn chế rủi ro và thu được thông tin hữu ích nhất.
Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Thép Việt Nam, khi đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty em thấy rằng hoạt động tài chính có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.
Mặc dù tình hình tài chính của Tổng công ty còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng với sự với sự nỗ lực không ngừng của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty, Tổng công ty đã phấn đấu để giữ vững vị trí là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thép.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn nên báo cáo của em khó tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự giúp đỡ góp ý của cô giáo hướng dẫn và các cô chú cán bộ nhân viên trong Tổng công ty.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36565.doc