Báo cáo Lập, kiểm tra & phân tích tài chính tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Kế toán là một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý, kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính, đảm nhiệm tổ chức hệ thống thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Khi xã hội phát triển ngày càng cao, các hoạt động kinh tế ngày càng mở rộng, mức độ cạnh tranh để tồn tại và phát triển ngày càng gay gắt, nhu cầ

doc105 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Lập, kiểm tra & phân tích tài chính tại Tổng Công ty Chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thông tin ngày càng trở nên bức thiết. Nền kinh tế thị trường với những đổi mới thực sự trong cơ chế quản lý kinh tế tài chính đã khẳng định vai trò của thông tin kế toán không chỉ trong hoạt động tài chính nhà nước mà còn trong hoạt động tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, thông tin là một nhân tố không thể thiếu của các nhà quản lý, đặc biệt là trong thời gian gần đây, với sự ra đời của các công ty cổ phần, các tập đoàn kinh tế và thị trường chứng khoán đòi hỏi thông tin kế toán phải đảm bảo phản ánh thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách trung thực và hợp lý, có khả năng phân tích cao, đáp ứng được yêu cầu của mọi đối tượng sử dụng thông tin. Báo cáo tài chính là hình ảnh tổng quát nhất và rõ ràng nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp có thể thấy được thực trạng tài chính cũng như các biện pháp khắc phục những hạn chế tài chính của mình. Chúng không chỉ phát huy tác dụng ở doanh nghiệp mà còn là công cụ đáp ứng rộng rãi các nhu cầu của các đối tượng khác như nhà đầu tư, người làm công tác tài chính nhà nước. Tổng công ty Chè Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước, sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong số hơn 600 doanh nghiệp chè cả nước. Trong bối cảnh hiện nay, để kiểm soát tốt hơn quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Tổng công ty không ngừng hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng. Cùng với sự hoàn thiện không ngừng của các chính sách, chế độ kế toán, công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn nhằm cung cấp thông tin kế toán một cách trung thực và hợp lý. Chính vì vậy, em xin góp một số ý kiến về công tác “Lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam”. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là xem xét, nghiên cứu cách lập, kiểm tra và phân tích hệ thống báo cáo tài chính năm toàn Tổng công ty hay báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty Chè Việt Nam qua 4 báo cáo tài chính sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính các năm từ 2004-2006. Ngoài ra là các tài liệu kế toán khác có liên quan. Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, chuyên đề thực tập tốt nghiệp được chia thành hai chương chính: - Chương 1: Thực trạng lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. - Chương 2: Hoàn thiện công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG LẬP, KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 1.1 Tổng quan về Tổng công ty Chè Việt Nam 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tổng Công ty Chè Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong số hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè ở Việt Nam. Tổng công ty Chè Việt Nam (mà tiền thân là Liên hiệp các xí nghiệp nông công nghiệp Việt Nam) là một doanh nghiệp nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, được hình thành và phát triển qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Từ năm 1974 đến hết tháng 12/1979.Năm 1974 Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất các nhà máy chế biến chè đen xuất khẩu do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và một số xí nghiệp chè hương ở miền Bắc, trực thuộc Bộ lương thực và thực phẩm, được tổ chức theo mô hình sản xuất theo chiều ngang. Giai đoạn 2: Từ tháng 6/1979 đến hết năm 1995 hoạt động theo mô hình sản xuất theo chiều dọc, kết hợp trồng, chế biến, xuất nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Mô hình này kết hợp sản xuất từ nguyên liệu chè búp tươi (các nông trường) và chế biến (nhà máy) xuất khẩu ra nước ngoài.Theo Quyết định 75/1979/QĐ-TTg và 224/1979/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về thống nhất tổ chức ngành chè mỗi đơn vị thành viên của Tổng công ty Chè Việt Nam bao gồm một nhà máy, 1 nông trường hoặc 1 nhà máy chế biến và 2, 3 nông trường tuỳ theo công suất thiết kế nhà máy và khả năng cung cấp nguyên liệu. Đồng thời căn cứ vào địa danh, vị trí từng nơi để hợp nhất lại thành xí nghiệp công nông nghiệp hoặc xí nghiệp liên hiệp công nông nghiệp… Giai đoạn 3: Căn cứ vào văn bản số 5826/ĐMDN ngày 13/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) và uỷ quyền ký kết quyết định thành lập các tổng công ty theo quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/12/1995 Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ra quyết định số 394 NN-TCCB/QĐ thành lập Tổng Công ty Chè Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc Liên hiệp các xí nghiệp nông công nghiệp chè Việt Nam. Tổng Công ty Chè Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/1996 và đến năm 2006 được chuyển đổi tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con theo quyết định số 1588/QĐ-BNN/ĐMDN ngày 02/06/2006 và quyết định số 2093/QĐ-BNN/ĐMDN ngày 21/07/2006 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tổng Công ty Chè Việt Nam có tên gọi đầy đủ là Tổng Công ty Chè Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM NATIONAL TEA CORPERATION Tên viết tắt: VINATEA Trụ sở chính đặt tại: Số 92- Võ Thị Sáu- Quận Hai Bà Trưng- Thành phố Hà Nội Điện thoại: (844)6626990 Fax: (844)6626991 Website: www.vinatea.com.vn Email: info@vinatea.com.vn Logo biểu tượng thương hiệu của công ty mẹ là nhãn hiệu ghi trên hàng hoá và dịch vụ của Tổng Công ty Chè Việt Nam được thể hiện như sau: Năm 1996 khi thành lập Tổng Công ty Chè Việt Nam có 25 đơn vị sản xuất kinh doanh và 06 đơn vị sự nghiệp. Trong hơn 10 năm qua Tổng công ty đã tiến hành sắp xếp và đổi mới, cho đến nay Tổng công ty có các đơn vị thành viên như sau: 25 nhà máy chế biến chè hiện đại gắn với vùng nguyên liệu tập trung, ổn định. 2 trung tâm tinh chế và đóng gói chè. 2 nhà máy chế tạo thiết bị và phụ tùng cho các nhà máy chế biến chè. 1 Viện nghiên cứu chè. 1 Trung tâm Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp. 2 công ty xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông, thuỷ lợi. 3 công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. 1 công ty 100% vốn hoạt động tại CHLB Nga. 2 công ty liên doanh quy mô lớn với nước ngoài về trồng - chế biến và xuất khẩu chè. 1.1.2 Nhiệm vụ kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh. 1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh Cũng như nhiều doanh nghiệp nhà nước khác, mục tiêu kinh doanh của Tổng công ty Chè Việt Nam là kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại công ty mẹ và tại các doanh nghiệp khác, hoàn thành các nhiệm vụ do đại diện chủ sở hữu giao cho trong đó có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước. Đồng thời, Tổng công ty cũng nhằm mục tiêu tối đa hoá hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ hợp công ty mẹ - công ty con. - Tổng Công ty Chè Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhà nước về quy hoạch kế hoạch, các dự án về đầu tư phát triển chè, nhận và cung ứng vốn cho tất cả các đối tượng được đầu tư, là chủ đầu tư nghiên cứu cải tạo giống chè, trồng trọt, chế biến, tiêu thụ, xuất nhập khẩu sản phẩm chè, thiết bị vật tư ngành chè. Xây dựng các mối quan hệ kinh tế, hợp tác đầu tư, khuyến nông, khuyến lâm và các thành phần kinh tế để phát triển trồng chè, góp phần xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. - Tổng công ty làm đầu mối chủ yếu trong việc khảo sát, khai thác và chiếm lĩnh thị trường bao gồm: thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu và thị trường vốn. Đây là những vấn đề mà hiện nay các đơn vị thành viên không có điều kiện hoặc thực hiện không có hiệu quả. Tổng công ty trực tiếp giao việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và liên doanh liên kết với nước ngoài đảm bảo cho việc thống nhất giá để phát triển sản xuất toàn ngành. - Tổng công ty làm đầu mối nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư chuyên dùng và các hàng tiêu dùng khác cho các đơn vị thành viên với giá nhập khẩu có lợi nhất. Thiết bị công nghệ hiện đại từng bước đưa công nghệ chế biến chè Việt Nam theo kịp trình độ thế giới. - Tổ chức và ứng dụng tiền bộ kỹ thuật vào sản xuất làm đầu mối cho việc chuyển nhượng kỹ thuật sản xuất và chế biến chè thế giới vào Việt Nam. Nghiên cứu giống chè, quy trình canh tác, thu hái, quy trình công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè. Đồng thời, nghiên cứu tạo sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, có bao bì mẫu mã tem nhãn đáp ứng thị hiếu trong và ngoài nước. - Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng sản xuất chè chuyên canh và thâm canh có năng suất và chất lượng cao. * Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: - Trồng trọt, sản xuất chè, chăn nuôi gia súc và các nông lâm sản khác. - Công nghiệp chế biến thực phẩm: Các sản phẩm chè, sản xuất các loại đồ uống , nước giải khát... - Kinh doanh vật liệu xây dựng. - Sản xuất phân bón các loại phục vụ vùng nguyên liệu. - Sản xuất bao bì các loại. - Kinh doanh phụ tùng, thiết bị chế biến chè và lắp đặt, chế tạo các sản phẩm cơ khí, phụ tùng, thiết bị, máy móc phục vụ chuyên ngành chè và đồ gia dụng. - Dịch vụ kỹ thuật đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến chè. - Xây dựng cơ bản và tư vấn đầu tư, xây lắp phát triển ngành chè, xây dựng dân dụng, xây dựng các công trình công nghiệp, nông nghiệp, đường giao thông. - Kinh doanh khách sạn, du lịch, nhà ở và bất động sản. - Bán buôn, bán lẻ, bán các đại lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm; vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống. - Kinh doanh và dịch vụ các ngành nghề khác theo pháp luật Nhà nước. - Xuất khẩu các sản phẩm chè (chè xanh, chè đen...) và các mặt hàng nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ... - Nhập khẩu: nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và hàng tiêu dùng. - Thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ về những vấn đề có liên quan đến công nghiệp hoá và hiện đại hoá phát triển ngành chè đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tìm và nhân các loại giống chè tốt phù hợp với thị trường để phục vụ cho sản xuất. - Tham gia đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ và công nhân kỹ thuật cho ngành chè. - Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để phát triển sản xuất và kinh doanh sản phẩm chè. * Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm chủ yếu: Tổng công ty chè Việt Nam chuyên + Xuất khẩu: Hàng năm lượng chè xuất khẩu của Tổng công ty đạt trên 30.000 tấn với các loại bao gồm: - Chè đen Orthodox: OP, FBOP, P, PS, BPS, F, D, BOP, BOP1 và OPA long leaves. - Chè đen CTC: PF1, PD, BP1 và Dust. - Chè xanh: gồm các loại chè xanh hương tự nhiên, các loại chè ướp hương hoa tươi như hoa nhài, hoa sen,...các loại chè túi lọc, chè xanh Việt Nam truyền thống, chè xanh kiểu Nhật Bản, chè xanh Gunpowder, chè xanh Pouchong... - Chè oolong - Các loại chè túi lọc, chè dược thảo, chè ướp hương hoa quả, chè hoà tan. + Nhập khẩu: - Các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, chế biến chè theo thiết kế của Ấn Độ, Đài Loan, Nga, Italia.... - Các hoạt động khác như xây lắp, cơ khí chế tạo các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, cầu cống, các công trình thuỷ lợi, đường giao thông.. * Các thị trường chủ yếu: - Thị trường Iraq: là thị trường tiêu thụ có dung lựơng lớn, là một trong những nước nhập khẩu chè hàng đầu thế giới. Đối với Tổng công ty chè Việt Nam thường là xuất chè sang để trả nợ. Thị trường này tiêu thụ loại chè đen cánh nhỏ, chè hương. - Thị trường Nga: Là thị trường truyền thống của ngành chè Việt Nam. Trước đây Liên Xô, Đông Âu đã có những ưu tiên giúp đỡ về công nghệ và thiết bị sản xuất, chế biến chè xuất khẩu. - Thị trường Nhật: Nghệ thuật trà đạo vốn là nghệ thuật văn hoá của người Nhật. Chính vì vậy đây là thị trường mục tiêu cần được quan tâm khai thác. Người Nhật thích uống chè xanh dẹt, chè sản xuất theo công nghệ Nhật Bản. - Thị trường Mỹ: Trong bối cảnh bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, việc thâm nhập vào thị trường này có nhiều tiềm năng và thuận lợi. - Các thị trường khác như Đài Loan, Siri…. Có quan hệ hợp tác kinh doanh với Tổng công ty. 1.1.1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Quy trình công nghệ chủ yếu của Tổng công ty là sản xuất các loại sản phẩm chè như chè xanh các loại, chè oolong, chè đen,... Dây chuyền sản xuất chủ yếu của Tổng công ty được nhập khẩu từ Bỉ, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Italia. Quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu được khái quát qua các sơ đồ sau: Chè nguyên liệu tươi Diệt men Làm nguội Sàng phân loại sản phẩm Sấy khô Vò Sơ đồ 1.1:Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè xanh Làm héo và lên men kết hợp Chè nguyên liệu Sao và vò kết hợp sấy khô Bán thành phẩm Sàng phân loại sản phẩm Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè oolong Chè nguyên liệu và hoa tươi Ướp hương Thông hoa Chè hoa tươi thành phẩm Sấy khô Sàng khô Sơ đồ 1.3:Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè ướp hương hoa Chè nguyên liệu tươi Làm héo Vò Sàng phân loại Sấy khô Lên men Sơ đồ 1.4:Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè đen theo công nghệ OTD 1.1.2.3 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh Tổng công ty Chè Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Tổng công ty chịu sự quản lý Nhà nước của các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có các đơn vị thành viên. Đồng thời, Tổng công ty cũng chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật. Do đặc điểm riêng của Tổng công ty là hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra dàn trải trên phạm vi rộng, không tập trung và hoạt động diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên cơ cấu tổ chức của Tổng công ty được xây dựng theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng. Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất. Hội đồng quản trị có 5 thành viên là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ, có quyền nhân danh công ty mẹ để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của công ty mẹ, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước người quyết định thành lập công ty mẹ, người bổ nhiệm và trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty mẹ. Ban Kiểm soát công ty mẹ có 3 thành viên do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ công ty mẹ, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả kiểm tra, giám sát của mình, không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa được Hội đồng quản trị cho phép, phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật nếu cố ý bỏ qua hoặc bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật trong công ty mẹ. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty mẹ theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, phù hợp với Điều lệ công ty mẹ; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc luôn có mối quan hệ chặt chẽ và phối hợp với nhau trong quản lý, điều hành công ty mẹ. Khi tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho công ty mẹ thì Tổng giám đốc báo cáo với Hội đồng quản trị để xem xét, điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định. Hội đồng quản trị phải xem xét đề nghị của Tổng giám đốc. Trường hợp Hội đồng quản trị không điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định thì Tổng giám đốc vẫn phải thực hiện nhưng có quyền bảo lưu ý kiến và kiến nghị lên Đại diện chủ sở hữu, trong trường hợp này Tổng giám đốc được miễn trách nhiệm trước những tổn thất và rủi ro xảy ra. Công ty mẹ có 2 Phó tổng giám đốc và 1 kế toán trưởng. Các Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành công ty mẹ theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.Việc uỷ quyền có liên quan đến việc ký hợp đồng kinh tế hoặc liên quan đến việc sử dụng con dấu của công ty mẹ đều phải được thực hiện bằng văn bản. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác tài chính kế toán của công ty mẹ theo quy định của Luật kế toán; giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại công ty mẹ theo pháp luật về tài chính kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền. Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quản lý điều hành công việc, bao gồm: - Văn phòng - Phòng Kế toán tài chính - Phòng Kế hoạch đầu tư - Phòng Tổ chức pháp chế - Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) - Một số phòng, ban, bộ phận khác. Thực hiện quyết định số 203/2005/QĐ-TTg ngày 11/08/2005 của thủ tướng Chính phủ và quyết định số 2374/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 13/09/2005 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc chuyển Tổng công ty chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Căn cứ và chức năng nhiệm vụ, mô hình tổ chức và hoạt động của Tổng công ty chè Việt Nam trong giai đoạn mới, Ban điều hành Tổng công ty xây dựng phương án sắp xếp và quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại cơ quan văn phòng Tổng công ty theo từng lĩnh vực hoạt động của từng phòng ban. Tuỳ theo đặc điểm từng đơn vị mà có các phòng ban tương ứng và phù hợp. Các phòng ban này chịu sự quản lý trực tiếp của lãnh đạo các đơn vị và chịu sự lãnh đạo chuyên môn của các phòng ban trực thuộc Tổng công ty theo ngành dọc. Mô hình tổ chức của Tổng công ty chè Việt Nam có thể khái quát qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 1.5) (Danh sách các đơn vị thành viên Tổng công ty Chè Việt Nam xem Phụ lục số 1.1) Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phó TGĐ Phó TGĐ Phòng kế hoạch đầu tư Phòng KCS Phòng Tài chính kế toán Phòng Kinh doanh XNK Phòng Tổ chức pháp chế Văn phòng Các đơn vị trực thuộc Các công ty con Các công ty liên kết Sơ đồ 1.5:Sơ đồ bộ máy quản lý Tổng công ty Chè Việt Nam 1.1.3 Những thành tựu, thuận lợi và khó khăn 1.1.3.1 Những thành tựu đạt được Qua nửa thế kỷ phát triển (từ năm 1956 đến nay), Tổng công ty Chè Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất kinh doanh, thể hiện trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình. Về nông nghiệp: Tổng công ty Chè Việt Nam với đội ngũ các nhà nghiên cứu thực nghiệm hàng đầu Việt Nam, kết hợp với nhiều viện nghiên cứu cây trồng nổi tiếng thế giới, đã xây dựng được tập đoàn quỹ Gen với hơn 100 giống chè các loại, tuyển chọn và lai tạo được 8 giống chè tốt phù hợp với công nghệ chế biến và đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường trong và ngoài nước. Vinatea đã hoàn toàn chủ động về giống và nguyên liệu chè búp tươi để sản xuất riêng rẽ các mặt hàng chè đen, chè xanh Pouchung, Oolong, chè xanh kiểu Nhật Bản, chè xanh Gunpowder… Vinatea với hàng ngàn hécta chè được áp dụng các quy trình canh tác hiện đại, từng bước được cơ giới hoá, việc chăm sóc các vườn chè luôn luôn được chú trọng đến an toàn thực phẩm. Các vườn chè tập trung của Vinatea đến nay đã có năng suất bình quân đạt gần 15 tấn chè búp tươi/hecta. Tổng công ty Chè Việt Nam đã tổ chức khai thác các nguồn nguyên liệu tự nhiên để sản xuất phân bón hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh chuyên dùng cho cây chè, phù hợp với từng điều kiện thổ nhưỡng, nông hoá và bảo về nguồn lợi lâu dài của đất đai. Về chế biến: Trong gần một thập kỷ qua Tổng công ty Chè Việt Nam đã đầu tư mạnh mẽ vào việc áp dụng và sử dụng các công nghệ và thiết bị chế biến và tinh chế chè. Cho đến nay Vinatea đã có hàng chục nhà máy chế biến và tinh chế sản phẩm chè với thiết bị và công nghệ hiện đại, tiên tiến nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Italia,… Vinatea luôn coi trọng và đặt mục tiêu hàng đầu của công tác chế biến chè là an toàn thực phẩm và vệ sinh công nghiệp gắn với chất lượng sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm mà khách hàng ưa thích. Sản phẩm chè của Vinatea đa dạng về chủng loại như chè đen OTD, CTC, chè xanh Pouchung, Ooolong, Gunpowder, kiểu truyền thống Việt Nam, kiểu xanh dẹt Nhật Bản... Chất lượng sản phẩm chè của Vinatea luôn đạt tiêu chuẩn của nhà nước Việt Nam (TCVN) và quốc tế về hàm lượng tan, tạp chất sắc hay độ thủy phân của chè. Việc nghiên cứu, tiếp thu kỹ thuật, công nghệ và thiết bị chế biến chè luôn là việc làm thường xuyên và liên tục của Vinatea. Về kiểm tra sản phẩm: Vinatea có đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật hùng hậu và có tay nghề cao luôn kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm từng công đoạn trong quá trình sản xuất ở từng nhà máy và công xưởng. Việc áp dụng các các chương trình quản lý chất lượng theo ISO đang được phổ cập tại các đơn vị thành viên, đến từng công nhân, nhân viên, cán bộ của Vinatea. Tổng công ty Chè Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh chè duy nhất ở Việt Nam có phòng Kiểm nghiệm chất lượng chè độc lập thuộc hệ thống đo lường chất lượng của nhà nước Việt Nam. Hàng năm, Phòng đã kiểm tra chất lượng và cấp giấy chứng nhận cho hàng chục ngàn mẫu chè của các khách hàng ngoài Vinatea. Tổng công ty đang dần dần từng bước thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP từ khâu trồng trọt, chăm sóc cây chè đến tận đóng gói và phân phối tới khách hàng. Đồng thời, Tổng công ty luôn quan tâm và chú trọng đến sức khỏe và người tiêu dùng chè, coi đó là tiêu chuẩn nghề nghiệp của thành viên Vinatea. Về bao bì, đóng gói và vận chuyển: Tổng công ty Chè Việt Nam là doạnh nghiệp sản xuất-kinh doanh chè duy nhất tại Việt Nam có các trung tâm tinh chế chè với thiết bị hiện đại, có hệ thống hàng chục ngàn m2 kho hiện đại bảo quản chè khô, đảm bảo tiêu chuẩn thực phẩm và thuận tiện cho việc giao nhận chè bằng container các loại. Vinatea là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam trang bị máy đóng chè túi nhúng (tea bag) với dây chuyền thiết bị đồng bộ được nhập khẩu từ Italia. Trong những năm gần đây, Vinatea đã tập trung nghiên cứu và thiết kế phong phú về mẫu mã bao gói phù hợp với từng đối tượng khách hàng, với thiết kế chuyên nghiệp. Sản phẩm chè bao gói dạng thành phẩm ngoài việc cung cấp cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra các nước với sản lượng hàng ngàn tấn/năm. Qua hơn 50 năm phấn đấu và trưởng thành, Tổng công ty đã thực sự trở thành cầu nối giữa người trồng, chế biến chè với người tiêu thụ chè trong nước và trên thế giới. Với gần 3000 ha và 15 nhà máy chế biến chè với công suất 5000 tấn/năm, nhiều biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm được triển khai như trang bị máy tách cẫng, máy hút tạp chất sắt, máy cắt chè, lưới quét, máy sấy...Các nhà máy của Tổng công ty đã được hoàn thiện theo tiêu chuẩn HACCP (hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm). Vinatea luôn quan tâm đến chính sách khách hàng, cho đến nay Tổng công ty đã có quan hệ thương mại với trên 120 công ty và tổ chức thương mại trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về chè nội tiêu, Tổng công ty là nhà cung cấp chính về nguyên liệu, sản phẩm cho gần 200 công ty và nhà máy sản xuất chế biến chè trên toàn quốc. Có thể nói, Tổng công ty chè Việt Nam đã trở thành đơn vị sản xuất và xuất khẩu chè lớn nhất cả nước. Với mục tiêu chung là đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh trong các thời kỳ, thực hiện tốt các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đồng thời không ngừng phát triển quy mô toàn doanh nghiệp, cũng như nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên chức trong Tổng công ty. Tôn chỉ trong mọi hoạt động của Tổng công ty Chè Việt Nam là “TÍN NHIỆM - CHẤT LƯỢNG - LÂU DÀI - BỀN VỮNG”. 1.1.3.2 Những thuận lợi. - Tổng công ty Chè Việt Nam được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời của cơ quan chủ quản là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, có được những chính sách phù hợp và đúng đắn đối với sự phát triển của Tổng công ty. - Từ nhiều năm nay Tổng công ty gần như là đầu mối duy nhất làm công tác xuất khẩu chè nên có nhiều kinh nghiệm về tổ chức đàm phán, ký kết và thanh toán với các đối tác nước ngoài và có phòng thị trường chuyên trách về nghiên cứu thị trường nên có nhiều thuận lợi, có khả năng và am hiểu về thị trường cũng như am hiểu về khách hàng. - Tiềm năng thị trường cả trong và ngoài nước đều rất lớn, nhu cầu về chè uống đang tăng lên. Sản lượng chè Việt Nam cũng ngày càng tăng lên, công nghệ chế biến từng bước được đổi mới, một số giống chè chất lượng cao đang được thử nghiệm và đã cho kết quả tốt. Như vậy, cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của Tổng công ty đều có tiềm năng lớn. Vấn đề còn lại là Tổng công ty cần đưa ra các chủ trương hợp lý để khai thác và tận dụng các nguồn lực đó. 1.1.3.3 Những khó khăn - Ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Tổng công ty còn có nhiệm vụ đối với sự phát triển chung của toàn ngành chè do vậy đã ít nhiều gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh. - Chất lượng chè nhìn chung còn chưa cao do đặc thù của sản phẩm chè là khó bảo quản và sản xuất chè mang tính thời vụ nên khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác. - Thị trường chè chưa ổn định, giá chè trên thị trường quốc tế đang có xu hướng giảm, đặc biệt là theo thống kê vào cuối tháng 12 năm 2006 giá chè của Việt Nam thấp hơn giá chè các nước khác khoảng 20% đã ảnh hưởng đến công tác xuất khẩu. - Nguồn nguyên liệu đầu vào còn thiếu, chủ yếu dựa vào nguồn trong dân nên không ổn định, các đơn vị của Tổng công ty còn chưa quản lý tốt khâu thu hái theo tiêu chuẩn quy định. Những năm trước do chè không tiêu thụ được nên giá chè búp mua vào thấp khiến người trồng chè không có khả năng đầu tư trở lại cho cây chè, hậu quả là chè phát triển kém cho búp ít. Do vậy, chưa huy động hết công suất máy móc thiết bị. - Các doanh nghiệp tư nhân tại các địa phương phát triển tràn lan, các đơn vị này không cần đầu tư vùng nguyên liệu, thu mua nguyên liệu cạnh tranh với các đơn vị trực thuộc Tổng công ty, làm cho các nhà máy thiếu nguyên liệu sản xuất không đủ công suất dẫn đến chi phí trên đầu tấn sản phẩm cao làm giảm hiệu quả kinh doanh. - Trình độ của người lao động còn chưa cao và đồng đều gây ra tình trạng sản xuất còn chưa đúng quy trình công nghệ chế biến, đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm ở một vài đơn vị thuộc Tổng công ty. Để thấy rõ hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Chè Việt Nam trong những năm gần đây ta xem xét bảng kết quả sản xuất kinh doanh sau: STT Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2005/2004 2006/ 2005 1 Doanh thu 1000đ 789.886.367 752.815.284 688.054.931 95,42 91,38 2 Kim ngạch XNK USD 21.998.894 36.176.000 28.419.300 164,44 78,56 3 Lợi nhuận 1000đ (481.988) (2.184.851) (4.156.277) _ _ 4 Nộp ngân sách 1000đ 13.404.000 7.744.688 5.275.016 57,77 68,11 5 5.1 Chè búp tươi 5.2 Chè đen 5.3 Chè xanh 5.4 Chè nội tiêu Tấn Tấn Tấn Tấn 39.174 10.116 3.294 499 41.451 12.670 3.854 503 38.405 10.420 3.872 586 105,81 125,24 117,00 100,80 92,65 82,24 100,46 116,50 6 Lao động Người 4900 4860 4980 99,18 102,47 7 Thu nhập bình quân của người lao động VNĐ 750.000 700.000 850.000 93,33 121,43 ( Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính năm 2004(Toàn Tổng công ty) Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2005, 2006 Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu và Phòng Tổ chức pháp chế) Bảng 1.1:Kết quả hoạt động của Tổng công ty Chè Việt Nam từ 2004 - 2006 Nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2004, 2005, 2006 ta có thể thấy nhìn chung các chỉ tiêu năm 2004 đều cao hơn các năm về sau, các chỉ tiêu về hiệu qủa sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đều có xu hướng sụt giảm đi thậm chí lợi nhuận kế toán sau thuế còn âm. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chưa tốt. Kết quả nay là do sản lượng xuất khẩu bị sụt giảm, các đơn vị thành viên gặp khó khăn khi thị trường thế giới biến động đặc biệt là thị trường Iraq đóng cửa do chiến tranh và mới mở cửa lại song chưa khôi phục được như trước đây. Mặt khác, nguyên nhân là do tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu do nguồn cung cấp không đảm bảo, đồng thời chi phí đầu tư vào than, dầu, điện, gas năm 2005 tăng lên nhiều làm tăng giá thành sản phẩm, giảm hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Do hiệu quả sản xuất kinh doanh là chưa cao nên đời sống và thu nhập của người lao động chưa được cải thiện nhiều. Có thể nhận thấy một điều là thu nhập bình quân người lao động năm 2006 tăng lên 21,43% so với năm 2005 một phần là do chính sách tăng lương cơ bản của nhà nước. Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty Chè Việt Nam được lập với giả định rằng Tổng công ty hoạt động liên tục, mặc dù thực tế, kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Tổng công ty đã lỗ khoảng hơn 4 tỷ đồng, lỗ luỹ kế tại thời điểm 31/12/2006 là hơn 13 tỷ đồng, nợ phải thu tồn đọng hơn 79 tỷ đồng, vay dài hạn và nợ dài hạn quá hạn thanh toán hơn 100 tỷ đồng. Khả năng tiếp tục hoạt động của Tổng công ty phụ thuộc vào việc hỗ trợ của nhà nước trong việc cơ cấu lại và xử lý các khoản vay và nợ dài hạn trong các năm tới. 1.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 1.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Do Tổng công ty có quy mô lớn và có các hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng như nhận vốn nhà nước giao, cấp phát vốn, góp vốn đầu tư liên doanh lỉên kết, sản xuất mua bán vật tư hàng hoá, xuất nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác...nên số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh lớn vì thế công tác hạch toán kế toán ở Tổng công ty khá phức tạp và vất vả. * Nhiệm vụ của Phòng tài chính kế toán: Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ giúp việc cho Tổng giám đốc về lĩnh vực tài chính kế toán trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tổng c._.ông ty. Thực hiện nhiệm vụ hạch toán kế toán toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết trong toàn Tổng công ty. Khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, đáp ứng kịp thời cho các phương án sản xuất kinh doanh, hợp tác đầu tư...Nắm bắt các nguồn thông tin về tài chính tiền tệ để tham mưu cho Tổng giám đốc phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản đạt hiệu quả kinh tế cao. đảm bảo việc bảo toàn và phát triển vốn của Tổng công ty trực tiếp quản lý các đơn vị trực thuộc Tổng công ty. Ghi chép, tổng hợp, xử lý và lưu giữ các tài liệu số liệu về kế toán tài chính theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê. Phản ánh kịp thời tình hình tài chính của Tổng công ty, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỹ thuật, thanh toán, giao nộp, tình hình quản lý sử dụng các loại vật tư, tiền vốn để phản ánh kịp thời cho Tổng giám đốc. Tổng hợp và lập báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm của Tổng công ty theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Chỉ đạo các đơn vị thành viên trong Tổng công ty vể mặt nghiệp vụ kế toán tài chính. Chủ trì tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh hàng năm của Tổng công ty và thực hiện các hoạt động kinh tế tại các đơn vị thành viên... * Phòng Tài chính kế toán của Tổng công ty gồm có 09 người (khái quát qua Sơ đồ 1.6). Căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, căn cứ vào nhiệm vụ của phòng Tài chính kế toán do Tổng giám đốc giao, căn cứ vào các quy định về hạch toán kế toán và quản lý tài chính của nhà nước và của ngành thống nhất quy định về chức năng nhiệm vụ từng người trong phòng như sau: 1- Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều phối mọi hoạt động trong phòng kế toán và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi hoạt động của phòng. 2- Phó phòng phụ trách sản xuất, đầu tư, hợp tác liên doanh liên kết kiêm kế toán tài sản cố định và kế toán tổng hợp, chịu trách nhiệm trực tiếp về nghiệp vụ, tổng hợp ghi sổ cái, lập báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán hiện hành. 3- Phó phòng phụ trách kinh doanh và vốn kinh doanh xuất nhập khẩu tại Tổng công ty. 4- Kế toán hành chính sự nghiệp chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ liên quan đến lương và các khoản trích theo lương. 5- Kế toán thanh toán ngân quỹ và ngân hàng: kiểm tra chứng từ gốc và viết phiếu thu chi, hạch toán thanh toán, theo dõi số dư tiền mặt và số dư tiền gửi ngân hàng. 6- Kế toán kho hàng, bao bì và các mặt hàng khác: chuyên hạch toán việc mua bán chè xuất khẩu; theo dõi kho, bao bì chè, mua vào bán ra, thu tiền về và tính được kết quả lỗ lãi của từng hợp đồng. 7- Kế toán tổng hợp kinh doanh nhập khẩu, hàng hợp tác, ODA: theo dõi tài sản, thuế tại văn phòng, tổng hợp lên sổ cái, lên bảng cân đối kế toán và làm báo cáo quyết toán hàng năm hàng quý. Mở sổ sách theo dõi tài sản hàng tháng lập bảng kê để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế doanh thu, thuế sử dụng vốn ngân sách nhà nước,...kịp thời. Theo dõi nguồn vốn ODA, nhận vốn đầu tư, giao xuống các đơn vị thành viên, theo dõi đôn đốc các đơn vị trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn. 8- Kế toán thanh toán ngân hàng: Hoàn thiện bộ chứng từ hàng xuất khẩu gửi về cho ngân hàng thanh toán tiền hàng, hạch toán doanh thu bán hàng,, các nghiệp vụ phát sinh liên quan, thu chi ngoại tệ, phân tích và thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu uỷ thác của các đơn vị uỷ thác. 9- Thủ quỹ: phụ trách thu chi tiền mặt, theo dõi tồn quỹ hàng ngày và đối chiếu với kế toán thanh toán, báo tồn quỹ hàng ngày và nộp vào ngân hàng. Kế toán trưởng Phó phòng phụ trách sản xuất kiêm kế toán TSCĐ Phó phòng phụ trách kinh doanh Kế toán tổng hợp sản xuất Kế toán hành chính sự nghiệp Kế toán thanh toán ngân hàng Kế toán nhập khẩu, hàng hợp tác, ODA Kế toán kho, bao bì và các mặt hàng khác Thủ quỹ Sơ đồ 1.6:Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty Chè Việt Nam Tương ứng với bộ máy quản lý của Tổng công ty, bộ máy kế toán cũng được tổ chức khoa học, mang tính chuyên môn hoá cao và được tổ chức theo hình thức tập trung nửa phân tán, các đơn vị thành viên hạch toán độc lập thì có phòng kế toán riêng, được tự chủ về mặt tài chính cũng như về các hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn các chi nhánh và các đơn vị hạch toán phụ thuộc thì không đặt phòng kế toán mà mọi nghiệp vụ kế toán được giao cho một nhân viên chuyên trách chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phòng Tài chính kế toán ở công ty mẹ. Phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh Tổng công ty chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung nửa phân tán, tạo điều kiện cho kế toán có thể nắm bắt thông tin về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, từ đó thực hiện chức năng tham mưu và kiểm tra kịp thời. Bộ máy kế toán có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các phần hành và giữa công ty mẹ với các đơn vị thành viên với nhau, đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính toán và ghi chép. Nhờ vậy hoạt động của các cán bộ trong phòng kế toán trở nên gắn bó, công tác kiểm tra đối chiếu đơn giản hơn, dễ phát hiện sai sót để sửa chữa kịp thời, đảm bảo cung cấp thông tin trung thực giúp ban quản trị đánh giá được đúng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đa phần đội ngũ cán bộ kế toán của Tổng công ty có trình độ nghiệp vụ cao, am hiểu về các định chế tài chính và thanh toán, có kinh nghiệm thực tế lâu năm trong nghề nên có hiểu biết sâu về lĩnh vực kế toán cũng như đặc thù của ngành chè, lại sử dụng Tiếng Anh và các phương tiện phần mềm hỗ trợ kế toán máy tương đối thành thạo nên hiệu quả công tác kế toán là cao. Đặc biệt là kế toán trưởng là người luôn sắp xếp phân công công việc hợp lý, đúng người đúng việc. Trong nội bộ phòng kế toán lại thường xuyên tiến hành điều chuyển công tác nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kế toán ngày càng được phát huy và nâng cao. Các phần việc kế toán được phân công tương đối rõ ràng và phù hợp với khả năng chuyên môn của từng cán bộ kế toán trong phòng, có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các phần hành. 1.1.4.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán Tổng công ty áp dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ-CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính, thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 hướng dẫn thực hiện 04 chuẩn mực kế toán (đợt 1) ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính, thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 hướng dẫn thực hiện 06 chuẩn mực kế toán (đợt 2) ban hàng kèm theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính, thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 hướng dẫn thực hiện 06 chuẩn mực kế toán (đợt 3) ban hành kèm theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính, Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn thực hiện 06 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Hình thức sổ kế toán áp dụng. Tổng công ty Chè Việt Nam áp dụng hình thức sổ kế toán Chứng từ - ghi sổ. Toàn bộ công tác kế toán từ ghi sổ chi tiết đến tổng hợp báo cáo và kiểm tra kế toán đều được đặt dưới sự lãnh đạo của Tổng giám đốc Tổng công ty và có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong Tổng công ty giúp Tổng giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế. Đồng thời sử dụng phần mềm kế toán riêng thống nhất kết nối mạng nội bộ đảm bảo thông tin kế toán kịp thời, nhanh chóng. Tuy nhiên, do đặc thù của các đơn vị thành viên là các đơn vi sản xuất. Từ một loại nguyên liệu chè có thể tạo ra nhiều sản phẩm chè do vậy các đơn vị này thường áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký - chứng từ, tạo sự không đồng nhất trong hình thức ghi sổ trong toàn Tổng công ty. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ kế toán. Tổng công ty Chè Việt Nam sử dụng các loại chứng từ theo mẫu của Bộ tài chính ban hành. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh trên các chứng từ, hoá đơn phù hợp cả về số lượng, nguyên tắc ghi chép cũng như yêu cầu của công tác quản lý chứng từ. Trong khâu tổ chức chứng từ ban đầu được lập ra phù hợp với yêu cầu kinh tế pháp lý của nghiệp vụ. Các chứng từ được lập theo đúng mẫu của Bộ Tài chính ban hành và có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan. Chứng từ là tài liệu ban đầu để thực hiện công tác hạch toán kế toán, do đó trước khi đưa vào chi sổ các chứng từ được phân loại và hệ thống hoá theo từng nghiệp vụ kinh tế và được đóng thành tập theo từng tháng của niên độ kế toán, lưu trữ cẩn thận để thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu và sử dụng lại chứng từ. Do đặc điểm của hoạt động xuất khẩu thực chất là thực hiện theo từng hợp đồng nên Tổng công ty phải quản lý theo từng hợp đồng, từng khoản mục, từng khách hàng tạo điều kiện cho việc tìm kiếm, kiểm tra khi cần thiết. Bên cạnh việc thường xuyên tổ chức kiểm tra chứng từ và hoàn thiện khâu hạch toán ban đầu nhằm mục đích kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của chứng từ, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách chế độ kế toán làm ảnh hưởng đến kết quả của công tác hạch toán kế toán nói chung, kế toán không ngừng hợp lý hoá các thủ tục lập và xử lý chứng từ như giảm thủ tục xét duyệt chứng từ đồng thời thực hiên quy trình luân chuyển chứng từ theo đúng quy định và phù hợp với yêu cầu của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. Tổng công ty Chè Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước lớn, kinh doanh trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực nên sử dụng gần như hầu hết các tài khoản của hệ thống tài khoản kế toán của Việt Nam do Bộ tài chính ban hành. Do Tổng công ty sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kiểm kê định kỳ và không trực tiếp tham gia sản xuất nên Tổng công ty không sử dụng các tài khoản: TK 621, TK 631. Tuy nhiên do đặc thù của ngành chè có sản phẩm cũng như khách hàng đa dạng, đồng thời để phát huy tối đa khả năng mã hoá của phần mềm kế toán máy, hệ thống tài khoản kế toán đã được mở chi tiết tới cấp 6 và cho từng đối tượng khách hàng, chủ nợ, các đơn vị thành viên, các bên giao uỷ thác để thuận tiện cho việc theo dõi và hạch toán tránh được sự nhầm lẫn và chồng chéo trong ghi chép, phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ sách kế toán. Tổng công ty Chè Việt Nam áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là Chứng từ - ghi sổ nên Tổng công ty sử dụng tất cả các loại sổ của hình thức Chứng từ - ghi sổ và theo mẫu của Bộ tài chính ban hành gồm có: - Chứng từ ghi sổ - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái tài khoản - Sổ chi tiết tài khoản - Sổ tổng hợp tài khoản - Sổ chi tiết bán chè - Sổ theo dõi mua chè xuất khẩu - Sổ theo dõi bán chè - Sổ phụ ngân hàng Các sổ kế toán của Tổng công ty được mở theo đúng mẫu, đúng chế độ của Bộ Tài chính ban hành. Do đặc điểm áp dụng phần mềm kế toán Fast được xây dựng riêng cho Tổng công ty giúp cho công việc nhanh và chính xác vì vậy có thể mở sổ cho các tài khoản chi tiết cấp 6. Theo quyết định số 15 của Bộ tài chính, hình thức ghi sổ của Tổng công ty còn được xem là “Hình thức kế toán trên máy vi tính” với đặc trưng cơ bản, trình tự ghi sổ phù hợp với đa số các thao tác thực hiện kế toán trên máy tính. Trong tổ chức công tác kế toán, theo đó các sổ sách kế toán cũng được in trực tiếp trên máy tính trên cơ sở số liệu các chứng từ gốc và các số liệu liên quan trong máy. Khi cần thông tin kế toán sẽ được đáp ứng ngay, giảm được khối lượng công việc tính toán cho các kế toán viên và còn giúp cho việc đối chiếu, kiểm tra, theo dõi cũng dễ dàng hơn. Có thể nhận thấy một điều là do quy mô của Tổng công ty Chè Việt Nam là lớn với nhiều đơn vị thành viên và hoạt động dàn trải nên việc vận dụng và thực hiện ngay theo chế độ kế toán doanh nghiệp mới do Bộ Tài chính ban hành trong Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngay trong năm 2006 là khó khăn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thực hiện chế độ kế toán này trong những năm tới cũng như yêu cầu các đơn vị thành viên thực hiện theo chế độ này và tiến hành cập nhật vào phần mềm kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng. Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo kế toán. Theo quy định hiện hành, cuối mỗi quý, giữa niên độ và cuối năm tài chính, Tổng công ty thực hiện lập các báo cáo tài chính và báo cáo tài chính hợp nhất như sau: - Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01-DN. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu số B02-DN. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03-DN. Báo cáo này được bắt đầu lập từ năm 2006. - Thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B09-DN. Các báo cáo tài chính năm của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập và báo cáo tài chính hợp nhất của toàn Tổng công ty do công ty kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán. Ngoài ra, để phục vụ cho việc quản lý và cung cấp thông tin một cách kịp thời cho quản trị nội bộ, Tổng công ty còn lập thêm một số báo cáo quản trị như sau: - Bảng tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản cố định - Bảng tổng hợp các khoản phải thu và nợ phải trả. - Bảng tổng hợp chi phí bán hàng. - Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp. - Báo cáo thanh toán hàng xuất khẩu. - Bảng lãi lỗ mặt hàng xuất khẩu. - Bảng lãi, lỗ mặt hàng nhập khẩu. - Bảng kê nộp thuế. Là một doanh nghiệp nhà nước nên tại Tổng công ty chè Việt Nam, báo cáo tài chính được lập theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính trong chế độ kế toán doanh nghiệp mới và công khai báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng và các đối tượng quan tâm bên ngoài đúng thời gian quy định sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Tuy nhiên, hệ thống báo cáo tài chính của Tổng công ty không tránh khỏi những hạn chế cố hữu của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam nói chung. Các báo cáo tài chính của Tổng công ty được lập theo mẫu của Bộ Tài chính phức tạp theo hàng ngang cột dọc nên con số khó nhìn. Về thực trạng hợp nhất báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con đòi hỏi phải có sự thống nhất về phương pháp hạch toán trong từng giao dịch. Trong thực tế các công ty thành viên chưa thể thống nhất hoàn toàn với công ty mẹ trong từng giao dịch. Điều này do việc lập báo cáo kế toán được các đơn vị thành viên thực hiện bởi các phần mềm kế toán khác nhau hay do áp dụng hình thức kế toán khác nhau chẳng hạn như: do đặc thù sản xuất của Công ty cổ phần chè Kim Anh một loại nguyên liệu tạo ra tới 11 loại sản phẩm nên công ty này áp dụng hình thức sổ kế toán là Nhật ký - chứng từ. Rõ ràng là việc hợp nhất trong điều kiện không thống nhất về chính sách kế toán khiến cho số liệu không phản ánh chính xác và trung thực thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Có thể nói, kỹ thuật hợp nhất chưa thật hoàn thiện vì vậy báo cáo tài chính không thực sự phản ánh đầy đủ, trung thực tình hình tài chính, khả năng cạnh tranh của Tổng công ty. Theo quy định các báo cáo tài chính chỉ nộp theo quý và năm, nhưng với lợi thế của kế toán máy việc lập báo cáo được xử lý trực tiếp từ cơ sở số liệu của chứng từ gốc với thời gian ngắn. Nhờ đó để phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lý của Tổng công ty có thể lập báo cáo theo tháng, kỳ. Đối với việc gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài, ngoài việc gửi bằng giấy theo quy định còn có thể truyền qua hệ thống truyền dữ liệu cho các cơ quan khác bằng dữ liệu máy tính, tạo thuận lợi cho việc tập hợp xử lý số liệu trên báo cáo. 1.1.4.3 Quy trình hạch toán bằng phần mềm kế toán Quy trình hạch toán bằng phần mềm kế toán tương tự như các phần mềm kế toán khác. Dữ liệu đầu vào: Nhập chứng từ gốc theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Khai báo yêu cầu thông tin đầu ra cho máy vi tính.Sau đó chương trình tự động thực hiện các bước hạch toán như kế toán thủ công. Quy trình trên có thể khái quát theo sơ đồ sau: Tệp dữ liệu chi tiết Chương trình tự động NV kinh tế phát sinh Chứng từ Sổ, Báo cáo tài chính Tệp sổ cái Kế toán viên Kế toán viên Tổng hợp dữ liệu Chương trình tự động Lập báo cáo, sổ Lập chứng từ Nhập chứng từ Sơ đồ: Quy trình hạch toán bằng phần mềm kế toán 1.1.5 Ảnh hưởng của đặc điểm kinh doanh, quản lý đến công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. Là một doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn, lại được tổ chức trên những địa bàn khác nhau, khoảng cách giữa các địa bàn là khá xa nên Tổng công ty sử dụng mô hình tổ chức tập trung nửa phân tán là phù hợp với đặc điểm kinh doanh và đặc điểm tổ chức quản lý của mình, nhờ đó quản lý chuyên môn chặt chẽ, các phản hồi từ các đơn vị trực tiếp sản xuất lên bộ máy quản trị nhanh và tương đối chính xác. Hình thức này khuyến khích việc hạch toán nội bộ nói chung và công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính nói riêng đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho quản lý ở từng đơn vị cơ sở. Công tác hạch toán kế toán ở Tổng công ty nhìn chung được tổ chức khá quy củ, có kế hoạch và được sắp xếp chỉ đạo từ trên xuống nên đảm bảo cung cấp số liệu đầy đủ, chính xác đáp ứng yêu cầu thông tin và dữ liệu để lập và phân tích báo cáo tài chính và từ đó các nhà quản trị theo sát được việc kiểm tra báo cáo tài chính. Các đơn vị hạch toán độc lập tổ chức phòng kế toán riêng và tiến hành hạch toán độc lập, các đơn vị hạch toán phụ thuộc thì không đặt phòng kế toán riêng mà công tác hạch toán kế toán do nhân viên phòng tài chính kế toán công ty mẹ thực hiện. Theo cơ cấu tổ chức quản trị này, Tổng công ty có điều kiện thực hiện các hoạt động quản trị theo hướng chuyên môn hoá (bộ phận, cá nhân), đảm bảo thực hiện đầy đủ sức mạnh và uy tín của các hoạt động cơ bản, tạo điều kiện thực hiện chặt chẽ hoạt động kiểm tra. Theo đó, công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam cũng được phân cấp theo bộ máy quản trị. Ở công ty mẹ, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát và Phòng Tài chính kế toán chịu trách nhiệm lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính. Ở các đơn vị hạch toán độc lập thì công tác này do phòng kế toán và bộ máy quản trị ở các đơn vị này thực hiện sau đó gửi lên công ty mẹ. Đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc thì công tác kế toán do một nhân viên kế toán ở công ty mẹ đảm nhiệm do vậy việc lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính của các đơn vị này do Phòng tài chính kế toán Tổng công ty thực hiện. 1.2 Thực trạng công tác lập báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. 1.2.1 Quy trình chung để lập báo cáo tài chính. Phần mềm kế toán mà Tổng công ty áp dụng tự động thực hiện quy trình hạch toán theo hình thức kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn. Như đã phân tích ở trên, kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm lập các báo cáo tài chính cũng như các báo cáo nội bộ, quy trình này được tự động thực hiện trên chương trình kế toán máy sau khi tổng hợp số liệu từ các phần hành thông qua mạng nội bộ. Từ bộ số liệu thu được, chương trình tự động thực hiện các bút toán cuối kỳ (phân bổ, kết chuyển, điều chỉnh) và tiến hành lập các báo cáo theo yêu cầu. Căn cứ để lập báo cáo tài chính là hệ thống sổ cái, sổ chi tiết, các bảng biểu được tâp hợp, tổng hợp số liệu từ các phần hành cùng hệ thống báo cáo tài chính niên độ kế toán trước. Theo hình thức sổ kế toán áp dụng là hình thức Chứng từ-Ghi sổ quy trình lập báo cáo tài chính của Tổng công ty Chè Việt Nam được minh hoạ qua một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm 2006 như sau: CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày ghi sổ: Từ 1/12/2006 –31/12/2006 Số CTGS: 12063 (ghi Nợ TK 641) ĐVT: VNĐ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có TT tiền chi phí xuất chè 641 1111 1.242.000 Trả cước vận chuyển XK Pakistan 641 11215C 51.513.600 Phí chứng từ 641 11215C 200.000 TT tiền tiếp khách Pakistan 641 1111 485.455 TT tiền công bốc xếp chè tháng 11 641 14112 9.973.460 Cty Hồng Trà chi hộ chi phí Hội chợ 641 136808 4.900.000 …. … … …. Cộng x x 3.779.488.082 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày ghi sổ: Từ 1/12/2006 –31/12/2006 Số CTGS: 120634 (ghi CóTK 641) ĐVT: VNĐ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Pbổ chi phí BH cho chè XK 6411 9111 6411 938.969.087 Pbổ chi phí BH cho chè XK 6412 9111 6412 80.988.911 Pbổ chi phí BH cho chè XK 6413 9111 6413 19.378.900 Pbổ chi phí BH cho chè XK 6414 9111 6414 1.689.907.730 Pbổ chi phí BH cho chè XK 6415 9111 6415 6.400.302.223 ....... .... ... .... Cộng x x 49.850.089.000 SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 641: Chi phí bán hàng Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 01/01 Số dư đầu năm ......... 01/12 PC 995 Nguyễn Cẩm Thạch TT tiền chi phí xuất chè 1111 1.242.000 01/12 UNC Cty TNHH vận tải và thương mại Sao Biển Trả cước vận chuyển XK Pakistan 11215C 51.513.600 06/12 UNC Cty tiếp vận Ahles – Vina Phí chứng từ 11215C 200.000 07/12 PC 1012 Lê Sơn – CBSL TT tiền tiếp khách Pakistan 1111 485.455 ... ... .... .... ... .... 31/12 Pbổ chi phí BH cho chè XK 6411 9111 938.969.087 31/12 Pbổ chi phí BH cho chè XK 6412 9111 80.988.911 31/12 Pbổ chi phí BH cho chè XK 6413 9111 19.378.900 31/12 Pbổ chi phí BH cho chè XK 6414 9111 1.689.907.730 31/12 Pbổ chi phí BH cho chè XK 6415 9111 6.400.302.223 Cộng 49.850.089.182 49.850.089.000 Số dư cuối kỳ 0 Cuối kỳ, tổng số phát sinh của tài khỏan 641 được chuyển lên dòng Chi phí bán hàng của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. * Cơ sở lập báo cáo tài chính hợp nhất: Báo cáo tài chính hợp nhất được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định khác về kế toán tại Việt Nam. Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12 hàng năm được lập trên cơ sở hợp cộng các báo cáo tài chính của khối hạch toán tập trung trực thuộc văn phòng Tổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty. 1.2.2 Bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán của Tổng công ty Chè Việt Nam được lập dựa trên những chính sách kế toán mà Tổng công ty áp dụng cũng như những nguyên tắc được quy định tại các chuẩn mực kế toán có liên quan. Các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán của Tổng công ty luôn được thay đổi, bổ sung theo sự điều chỉnh từ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước với số liệu ở cột “Số cuối năm” để chuyển sang số liệu cột “Số đầu năm” của Bảng cân đối kế toán năm nay. Đồng thời, kế toán tổng hợp dựa vào số dư từng tài khoản loại 1, 2, 3, 4 và loại 0 để lên số liệu phản ánh vào các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán năm nay. Tuy nhiên, đây chỉ là những căn cứ mà kế toán tổng hợp dùng để kiểm tra, so sánh, đối chiếu số liệu với Bảng cân đối kế toán do chương trình kế toán thực hiện. Quy trình cụ thể được áp dụng để lập Bảng cân đối kế toán tại Tổng công ty Chè Việt Nam như sau: Trên cơ sở Sổ cái tài khoản, Bảng tổng hợp tài khoản, các kế toán viên tại phòng tài chính kế toán Tổng công ty tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu của các tài khoản chi tiết có liên quan. Kế toán tổng hợp sẽ tập hợp để lên Bảng cân đối kế toán toàn Tổng công ty. Kế toán tổng hợp thực hiện kiểm tra tính chính xác của số liệu bằng cách đối chiếu giữa Bảng cân đối kế toán, từ đó đối chiếu ngược lại Sổ cái, Sổ chi tiết và các bảng tổng hợp nếu cần thiết. Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Tổng công ty được lập trên cơ sở hợp nhất các Bảng cân đối kế toán của khối tập trung văn phòng và các đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản mục tương đương của tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu theo nguyên tắc sau: - Đối với các khoản mục của Bảng cân đối kế toán không phải điều chỉnh thì được cộng trực tiếp để xác định khoản mục tương đương của Bảng cân đối kế toán hợp nhất. - Đối với những khoản mục phải điều chỉnh theo nguyên tắc và phương pháp thích hợp sau đó mới cộng để hợp nhất khoản mục này và trình bày trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Trên Bảng cân đối kế toán chỉ trình bày số liệu tổng hợp theo các tài khoản, các chỉ tiêu chi tiết cần thiết được nêu ở Thuyết minh báo cáo tài chính. 1.2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Từ năm 2005 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Chè Việt Nam được lập tuân theo biểu mẫu ban hành trong Thông tư số 23/2005/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 30/03/2005. Như vậy, Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty chỉ còn phần I: Lãi lỗ phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh mà không còn phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ như những năm trước. Khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trên cơ sở Sổ cái các tài khoản loại 5, 6, 7, 8, kế toán tổng hợp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho niên độ kế toán năm nay - cột số liệu “Năm nay”. Cột số liệu “Năm trước” được lấy từ cột số liệu “Năm nay” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm trước. Cũng như Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Tổng công ty cũng được lập trên cơ sở hợp nhất các Báo cáo kết quả kinh doanh của khối tập trung văn phòng và các doanh nghiệp hạch toán độc lập theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản mục tương ứng về doanh thu, thu nhập khác, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí tài chính…. theo nguyên tắc: - Đối với các khoản mục không phải điều chỉnh được cộng trực tiếp để xác định khoản mục tương ứng của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. - Đối với các khoản mục phải điều chỉnh theo nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất thì phải thực hiện các điều chỉnh thích hợp sau đó mới cộng để hợp nhất khoản mục và trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Trên thực tế, với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính, việc hợp nhất số liệu được thực hiện dễ dàng. Đối với những số liệu “Năm nay”, máy tính tự động chuyển từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm trước sang còn các chỉ tiêu “Năm nay” do chương trình tự động thực hiện theo các chính sách và chế độ kế toán mà Tổng công ty đã lựa chọn. Quy trình kiểm tra số liệu được kế toán tổng hợp thực hiện tương tự như đối với Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Sau đây là nội dung cụ thể của một số chỉ tiêu cấu thành nên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty: - Doanh thu của Tổng công ty bao gồm doanh thu của khối tập trung văn phòng và các đơn vị hạch toán độc lập với các hình thức sau: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là doanh thu từ việc bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các khoản thu từ trợ giá của nhà nước; doanh thu hoạt động tài chính (thu cho thuê tài sản, thu từ hoạt động liên doanh…); doanh thu từ các hoạt động khác (thu thanh lý nhượng bán tài sản, thu từ các khoản nợ đã xoá nay thu được…) - Chi phí của Tổng công ty bao gồm: chi phí của khối tập trung văn phòng Tổng công ty và chi phí của các đơn vị hạch toán độc lập. Đó là các chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và các chi phí khác. Nhìn chung, các chỉ tiêu kinh tế cấu thành nên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Chè Việt Nam có nội dung giống với quy định của Bộ tài chính ban hành. 1.2.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Tổng công ty Chè Việt Nam được lập theo phương pháp gián tiếp. Cũng như các báo cáo tài chính khác, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chương trình kế toán máy tự động lập theo phương pháp mà doanh nghiệp đã lựa chọn trên cơ sở các dữ liệu kế toán đã được cập nhật. Do năm 2006 là năm đầu tiên Tổng công ty Chè Việt Nam tiến hành lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất nên trên báo cáo này không có các giá trị trên cột số liệu “Năm trước”. Kế toán tổng hợp căn cứ vào số liệu trên các Sổ quỹ và các báo cáo tổng hợp khác như Báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp, Báo cáo doanh thu … để hoàn thiện các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm đối chiếu, kiểm tra tính chính xác của số liệu thông qua các Sổ cái, Sổ chi tiết các tài khoản và các báo cáo tổng hợp có liên quan. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của Tổng công ty được lập trên cơ sở hợp nhất Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của khối tập trung văn phòng và các đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty theo từng khoản mục tương đương trên các báo cáo này, đồng thời thống nhất toàn bộ về phương pháp lập là phương pháp gián tiếp. Báo cáo này được lập theo đúng biểu mẫu quy định tại Thông tư số 23/2005/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 (VAS 25). 1.2.5 Thuyết minh báo cáo tài chính. Thuyết minh báo cáo tài chính của Tổng công ty Chè Việt Nam được lập nhằm bổ sung, giải thích các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, tình hình tài chính và các thông tin khác mà nó không liên quan trực tiếp đến các báo cáo tài chính khác hoặc chưa nêu rõ. Khác với các báo cáo tài chính khác, Thuyết minh báo cáo tài chính được lập thủ công bởi lẽ không có một khuôn mẫu chung để giải thích các chỉ tiêu. Tuy nhiên, về thực chất các số liệu để giải thích được lấy từ số liệu tổng hợp sẵn có mà chương trình đã thực hiện. Tại Tổng công ty, Thuyết minh báo cáo tài chính được lập tuân thủ đúng quy định tại chuẩn mực kế toán VAS 21 “Lập và trình bày báo cáo tài chính” và VAS 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con”. Theo đó, Thuyết minh báo cáo tài chính của Tổng công ty gồm các nội dung sau: - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: trong đó nêu hình thức sở hữu vốn và các hoạt động chính của Tổng công ty. *Cơ sở lập báo cáo tài chính hợp nhất và kỳ kế toán: .* Các chính sách kế toán chủ yếu: Sau đây là các chính sách kế toán chủ yếu được Tổng công ty áp dụng cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất. Áp dụng các chuẩn mực kế toán mới: Trong năm 2006, Tổng công ty lần đầu tiên áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) cụ thể như sau: VAS 17 Thuế thu nhập doanh nghiệp VAS 23 Các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán VAS 28 Báo cáo tài chính giữa niên độ VAS 29 Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót Việc áp dụng các Chuẩn mực kế toán mới này được đánh giá là không ảnh hưởng trọng yếu đến các số liệu trình bày trong Báo cáo tài chính hợp nhất kỳ này và các kỳ kế toán trước củ._.: Vẫn biết do quy mô của Tổng công ty là lớn và dàn trải nên việc cập nhật chế độ kế toán mới trong phạm vi toàn Tổng công ty gặp khó khăn song trong những năm tới Tổng công ty cần cập nhật những thay đổi của chế độ, chuẩn mực kế toán và các quyết định mới của Bộ tài chính liên quan đến công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác lập báo cáo tài chính nói riêng và yêu cầu các đơn vị thành viên thực hiện thống nhất các chế độ kế toán mới này; tổ chức hướng dẫn và áp dụng các thay đổi đó cho các kế toán viên và các bộ phận kế toán của các đơn vị thành viên. Đặc biệt là trong thời gian tới Tổng công ty cần thực hiện kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp mới được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Về phần mềm kế toán áp dụng: Với ưu điểm được thiết kế riêng cho Tổng công ty, phần mềm kế toán mà Tổng công ty đang áp dụng phát huy được lợi thế của mình giúp cho công tác hạch toán kế toán thuận tiện và hiệu quả hơn. Trong quá trình sử dụng Tổng công ty nên yêu cầu phía cung cấp phần mềm kế toán tiến hành cập nhật chế độ kế toán mới để đảm bảo tính quy chuẩn của công tác hạch toán kế toán và của hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp. 2.3.2 Hoàn thiện công tác kiểm tra báo cáo tài chính. Mặc dù bản thân kế toán với đặc trưng cơ bản là gắn chặt hai chức năng thông tin và kiểm tra không chỉ trên cả chu trình kế toán mà ngay cả trên từng yếu tố, từng bước của chu trình đó. Nhưng điều đó không đảm bảo rằng kế toán mà cụ thể là hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp phản ánh chính xác hoàn toàn thực trạng hoạt động tài chính. Chính vì vậy, công tác kiểm tra báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam được thực hiện một cách nghiêm túc ở tất cả các cấp của bộ máy kế toán song nếu được hoàn thiện hơn nữa sẽ cung cấp thông tin một cách trung thực và khách quan hơn. Nếu như phương pháp kiểm tra chọn mẫu không đáp ứng được tính chính xác cho toàn bộ các nội dung chỉ tiêu phản ánh trên các báo cáo tài chính thì Tổng công ty có thể áp dụng kết hợp với một phương pháp kiểm tra khác đó là phương pháp phối hợp kiểm tra từ nhiều phía. Phương pháp này được thực hiện bằng cách so sánh, đối chiếu các nghiệp vụ, các đối tượng, các bút toán khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn như đối chiếu với người bán, người mua, với ngân sách, với ngân hàng về các nghiệp vụ thanh toán; đối chiếu số vật tư mua vào, số xuất dùng cho sản xuất, số tồn kho với lượng thành phẩm hoàn thành, xuất bán và còn lại… Phương pháp này không quá tốn thời gian cũng như chi phí để thực hiện mà cũng không quá khó vì về bản chất nó sử dụng tính cân đối và lôgic của các nghiệp vụ kinh tế và các bút toán kế toán nên dễ dàng tiến hành đối với các nhân viên kế toán và các nhà quản lý nắm được những nguyên tắc cơ bản của kế toán. 2.3.3 Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính. Có thể nhận xét rằng việc phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam được thực hiện khá bài bản và đầy đủ so với các nội dung phân tích báo cáo tài chính nói chung và so với thực tế ở các doanh nghiệp khác hiện nay. Những ưu điểm đó nên tiếp tục phát huy đồng thời khắc phục một số hạn chế trong phân tích báo cáo tài chính để hoàn thiện hơn nữa công tác này. Về lao động kế toán thực hiện công việc phân tích: Phòng tài chính kế toán nên bổ sung thêm nhân viên thực hiện phụ giúp kế toán trưởng trong việc phân tích báo cáo tài chính để giảm bớt khối lượng công việc của kế toán trưởng đồng thời có cái nhìn đa chiều hơn về những nhìn nhận, đánh giá tình hình tài chính của Tổng công ty. Hoặc có thể những kế toán viên thực hiện các phần hành kế toán sẽ có những đánh giá sơ bộ về mảng hoạt động đó của Tổng công ty trong năm và kế toán trưởng là người hoàn thiện những đánh giá đó và đánh gía tổng quan tình hình tài chính. Như thế có thể những đánh giá, nhận xét và các giải pháp đưa ra sẽ đầy đủ, chính xác và khả thi hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc và yêu cầu của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và cả của các đối tượng quan tâm khác. Về phạm vi phân tích: Tổng công ty nên từng bước tìm hiểu, phân tích và so sánh các chỉ tiêu, nội dung phân tích báo cáo tài chính với các số liệu, chỉ tiêu tương ứng của các doanh nghiệp khác trong ngành và chỉ tiêu trung bình ngành bằng những nguồn thông tin có được và đáng tin cậy, để đánh giá đầy đủ hơn về quy mô, tốc độ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong điều kiện kinh doanh chung của toàn ngành, biết được lợi thế so sánh của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác cũng như những biện pháp hiệu quả mà các doanh nghiệp đang áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Về phương pháp sử dụng để phân tích: Tổng công ty nghiên cứu và áp dụng phương pháp đồ thị vào thực tế công việc phân tích báo cáo tài chính để phát huy các lợi thế của phương pháp này, nâng cao khả năng cung cấp thông tin về xu hướng và lượng hoá sự tăng trưởng và phát triển của các chỉ tiêu phân tích, góp phần vào việc dự báo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn bổ sung cho các năm tiếp theo. Về nội dung phân tích: Trong nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty nên bổ sung thêm các nội dung, các chỉ tiêu như đã đề cập ở mục 2.1.2.3 Hạn chế của công tác phân tích báo cáo tài chính cụ thể là: trong phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán phân tích thêm tuổi nợ phải thu, phải trả và lập Bảng cân đối nhu cầu và khả năng thanh toán (tham khảo mẫu bảng tại Phụ lục 2.1) để đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ và trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi cũng như đánh giá khả năng thanh toán chung cho các khoản nợ theo mức độ ưu tiên; trong phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn tính thêm Hệ số sinh lời của lãi vay để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay vốn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty; trong phân tích hiệu quả kinh doanh nên sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế để tính các hệ số tỷ suất sinh lời thay vì sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế như hiện nay để đảm bảo tính chính xác hơn của các hệ số đó; bổ sung phân tích các dòng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tiến hành dự báo tài chính. Việc dự báo tài chính chính là dự báo các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính và xác định nhu cầu vốn bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Điều này là thực sự cần thiết và hiệu quả trong điều kiện hiện nay khi mà hầu hết các đơn vị thành viên của Tổng công ty đều đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn và nguồn vốn phụ thuộc phần lớn vào việc đi vay các ngân hàng thương mại trong nước mà chủ yếu là vay tín chấp. Phương pháp để dự báo tài chính là xác định các chỉ tiêu theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu theo các bước sau: - Bước 1: Xác định các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính có thể biến đổi theo doanh thu chẳng hạn như giá vốn hàng bán, tiền, phải thu của khách hàng, hàng tồn kho… - Bước 2: Dự báo doanh thu cụ thể là xác định những kỳ tới doanh thu là bao nhiêu dựa vào những phân tích thị trường và tốc độ tăng trưởng của doanh thu trong những năm vừa qua. - Bước 3: Dự báo các chỉ tiêu cụ thể trên báo cáo tài chính. - Bước 4: Xác định nhu cầu vốn bổ sung cho Tổng công ty theo công thức: Nhu cầu vốn bổ sung = ∑TS - ( ∑NPT + VCSH ) (sau dự báo) Song, việc bổ sung thêm các chỉ tiêu phân tích không có nghĩa là cần phải phân tích quá nhiều chỉ tiêu trong mỗi nội dung mà việc phân tích chỉ cần đảm bảo phân tích những chỉ tiêu quan trọng và thiết thực đảm bảo cơ sở để đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính, khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty trong năm tài chính đó, khắc phục được tính hình thức, những nhận xét chung chung, bề ngoài của phân tích báo cáo tài chính mà chưa chỉ ra được bản chất của những thay đổi của các chỉ tiêu tài chính. Về quy trình và kết quả phân tích: Phân định và chỉ rõ mục tiêu và yêu cầu của giai đoạn kết thúc phân tích cùng với việc lưu giữ kết quả phân tích, hình thành nên một hồ sơ phân tích bằng văn bản gửi kèm với hệ thống báo cáo tài chính của Tổng công ty. Trong hồ sơ phân tích báo cáo tài chính lưu giữ những tính toán và các số liệu ngoài báo cáo tài chính, làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của việc phân tích, trợ giúp cho việc lập kế hoạch và thực hiện công việc phân tích cũng như trợ giúp cho việc kiểm tra, soát xét và đánh giá chất lượng công việc phân tích đồng thời làm tài liệu tham khảo cho việc phân tích báo cáo tài chính các năm tiếp theo. Về việc mở rộng phạm vi phân tích: Nếu chỉ dừng lại ở việc phân tích hệ thống báo cáo tài chính như hiện nay thì mới chỉ nhìn nhận tình hình hoạt động kinh doanh do nguyên nhân chủ quan của Tổng công ty, trong khi nếu phân tích tổng quan tình hình tài chính sẽ đánh giá được tình hình hoạt động cũng như năng lực tài chính của Tổng công ty trong mối quan hệ với tác động môi trường kinh doanh bên ngoài nhờ đó có được đánh giá tổng quan hơn. Ngoài các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính, việc phân tích tài chính còn phải thu thập các thông tin khác có liên quan về tình hình kinh tế, môi trường pháp lý các chính sách của nhà nước, thông tin về thị trường trong nước và thế giới, thị trường đầu vào đầu ra… Từ đó doanh nghiệp sử dụng tối đa mọi nguồn lực để có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Vấn đề đặt ra đối với công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là nội dung phân tích chưa được chuẩn hoá bằng các văn bản mang tính pháp quy mà việc phân tích chủ yếu là phụ thuộc vào nhu cầu của bản thân doanh nghiệp và của các đối tượng bên ngoài. Không chỉ riêng Tổng công ty Chè Việt Nam mà cả các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế nước ta hiện nay, phân tích báo cáo tài chính và phân tích tài chính đều chưa được thực hiện thống nhất. Do vậy, hạn chế trong phân tích là không thể tránh khỏi và Tổng công ty cần hoàn thiện hơn nữa công tác lập, kiểm tra báo cáo tài chính làm cơ sở cho phân tích báo cáo tài chính và phân tích tài chính đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nền kinh tế. 2.4 Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện. 2.4.1 Đối với các cơ quan chức năng. - Nhà nước cần có biện pháp hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực tài chính kế toán, có sự kết hợp trong việc ban hành các chính sách tài chính, chính sách kế toán và chính sách thuế; hệ thống lại các văn bản kế toán đã ban hành sao cho khoa học và logic, tránh những mâu thuẫn trong nội dung để giảm thiểu sơ hở cho việc gian lận kế toán và có sự điều chỉnh phù hợp với công tác hạch toán kế toán ở doanh nghiệp. Và nhà nước cần có hình thức xử phạt nghiêm minh khi phát hiện các gian lận kế toán. - Việc ban hành các chính sách, chế độ kế toán mới cần dựa trên những biến động của môi trường kinh doanh, những đòi hỏi, yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế do vậy có sự lạc hậu tương đối của các chính sách hiện hành từ đó có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và kịp thời. - Khi ban hành các quyết định, các chuẩn mực kế toán mới cần đẩy nhanh việc ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện kèm theo để nhanh chóng đưa các quyết định, chuẩn mực đó vào thực hiện trong thực tế công tác kế toán tại doanh nghiệp. - Đối với công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, Bộ tài chính cần sớm có quy định thống nhất và chi tiết cả về nội dung và hình thức, ban hành một khuôn mẫu mở để tuỳ từng hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp vận dụng vào thực tiễn công tác phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình, để công tác này được thực hiện một cách thống nhất và đầy đủ hơn. - Để có nguồn số liệu đầy đủ hơn phục vụ công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, cơ quan thuế, cơ quan thống kê nên công khai số liệu trung bình ngành và các số liệu có thể công bố được của các doanh nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến nhu cầu bí mật thông tin kinh tế của các doanh nghiệp, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, để cung cấp cơ sở số liệu cho các doanh nghiệp thực hiện việc so sánh, đánh giá tương quan doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác cùng ngành và với các chỉ tiêu trung bình ngành. 2.4.2 Đối với các đối tượng khác quan tâm đến thông tin báo cáo tài chính của Tổng công ty. Các đối tượng khác như ngân hàng, các tổ chức tín dụng, khách hàng, nhà cung cấp…đều có quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến Tổng công ty, vì vậy họ quan tâm đến thực trạng tình hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty để từ đó ra các quyết định. Do đó họ quan tâm đến những thông tin tài chính phản ánh qua hệ thống báo cáo tài chính của Tổng công ty và tuỳ theo trình độ chuyên môn về kế toán và phân tích tài chính mà có những yêu cầu giải trình cụ thể, chi tiết hoặc chỉ sơ bộ về thực trạng tình hình tài chính của Tổng công ty thông qua hệ thống báo cáo tài chính và các số liệu phân tích báo cáo tài chính đó. 2.4.3 Đối với Tổng công ty. Trước hết Bộ chủ quản là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần quan tâm sát sao hơn nữa đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng của Tổng công ty để Tổng công ty phát huy đúng tiềm lực kinh tế của mình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. Tổng công ty quan tâm và tạo điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ công tác kế toán đặc biệt là phát triển đội ngũ phân tích báo cáo tài chính thông qua các hình thức mời chuyên gia về đào tạo trực tiếp, tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn… Cập nhật các thông tin mới về chế độ kế toán, tổ chức phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ kế toán mới để nhanh chóng đưa vào áp dụng tại Tổng công ty cho phù hợp. Riêng đối với công tác phân tích báo cáo tài chính, để dễ dàng có sự so sánh trong toàn ngành và tạo sự thống nhất trong việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, Tổng công ty nên có hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính Tổng công ty. Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc nên yêu cầu Phòng tài chính kế toán cung cấp một hồ sơ hoàn chỉnh lưu giữ các số liệu tính toán và làm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty. KẾT LUẬN Trong hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện hành, báo cáo tài chính được xác định là loại báo cáo tổng hợp phản ánh hệ thống thông tin được xử lý bởi hệ thống kế toán, tài chính nhằm cung cấp những thông tin có ích cho các đối tượng sử dụng, được thể hiện thông qua một hệ thống chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau do nhà nước quy định thống nhất và mang tính chất bắt buộc. Nó cung cấp cho người sử dụng thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực hàng nông sản - mặt hàng đang được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển nhằm nâng cao đời sống người lao động, Tổng công ty Chè Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do điều kiện thị trường chè thế giới và trong nước có nhiều biến động, lại thêm nguồn nguyên liệu cung cấp không đủ cả về số lượng và chất lượng nên hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Chè Việt Nam chưa cao, chưa đúng với tiềm lực và khả năng của công ty. Chính vì vậy, Bộ chủ quản là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Tổng công ty đã và đang tìm hướng phát triển doanh nghiệp mình mà một trong những vấn đề Tổng công ty quan tâm là công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính nhằm đảm bảo cung cấp thông tin về thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách trung thực, hợp lý và kịp thời. Do hạn chế về nguồn thông tin nên Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tập trung vào tìm hiểu thực trạng, đánh giá, phân tích những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty. Kết hợp với những kiến thức đã học em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến hoàn thiện hoạt động lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính cũng như việc sử dụng thông tin báo cáo tài chính trong quản lý tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Đông và các cô chú trong Tổng công ty Chè Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. PHỤ LỤC 1.1: CÔNG TY MẸ VÀ CÁC CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT THUỘC TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON I/ Công ty mẹ: Bao gồm: Văn phòng Tổng công ty. Các đơn vị trực thuộc: Công ty thương mại và Dịch vụ Hồng Trà. Công ty Chè Sài Gòn Công ty kinh doanh thương mại tổng hợp Nam Sơn Công ty thương mại Hương Trà Chi nhánh chè Hải Phòng Trung tâm PHCN và ĐTBNN Đồ Sơn- Hải Phòng II/ Công ty con: Công ty TNHH nhà nước một thành viên: Công ty TNHH nhà nước một thành viên Chè Sông Cầu Công ty TNHH nhà nước một thành viên Chè Mộc Châu Công ty TNHH nhà nước một thành viên Chè Long Phú Công ty cổ phần do Tổng công ty giữ cổ phần chi phối: Công ty cổ phần Chè Trần Phú Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ Công ty cổ phần Chè Liên Sơn Công ty liên doanh Chè Phú Đa Công ty Chè Ba Đình hoạt động tại Cộng hoà Liên bang Nga có 100% vốn của Tổng công ty. III/ Các công ty liên kết: Doanh nghiệp đã cổ phần hoá: Công ty cổ phần Chè Quân Chu; Công ty cổ phần Chè Kim Anh; Công ty cổ phần Chè Hà Tĩnh; Công ty cổ phần Xây lắp Vật tư kỹ thuật; Công ty cổ phần Cơ khí chè; Công ty Thái Bình Dương; Công ty Chè Thái Nguyên; Công ty Chè Việt Cường; Công ty Chè Bắc Sơn; Công ty Chè Yên Bái; Xí nghiệp Chè Văn Tiên; Công ty liên doanh với nước ngoài: Công ty Liên doanh Indochine. PHỤ LỤC 1.2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2004 (Của toàn Tổng công ty) Đơn vị: VNĐ Tài sản Mã số Năm 2004 Số đầu kỳ Số cuối kỳ A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn I. Tiền 1. Tiền mặt tại quỹ 2.Tiền gửi ngân hàng 3. Tiền đang chuyển II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 2. Đầu tư ngắn hạn khác 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu 1. Phải thu của khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Thuế GTGT được khấu trừ 4. Phải thu nội bộ Phải thu VKD các đơn vị phụ thuộc Phải thu nội bộ khác 5. Phải thu hàng hợp tác Liên Xô-Ba Lan 6. Các khoản phải trả khác 7. Các khoản phải thu khác 8. Dự phòng phải thu khó đòi IV. Hàng tồn kho 1. Hàng mua đang đi đường 2. Nguyên vật liệu 3. Công cụ, dụng cụ 4. Chi phí sản xuất dở dang 5. Thành phẩm 6. Hàng hoá tồn kho 7. Hàng gửi bán 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản lưu động khác 1. Tạm ứng 2. Chi phí trả trước 3. Chi phí chờ kết chuyển 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 5. Ký quỹ mở L/C VI. Chi sự nghiệp 1. Chi sự nghiệp năm trước 2. Chi sự nghiệp năm nay B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn I. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế 2. Tài sản cố định thuê tài chính - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế 3. Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư tài chính dài hạn 2. Góp vốn liên doanh 3. Đầu tư dài hạn vốn ODA 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn III. Xây dựng cơ bản dở dang IV. Chi phí trả trước thời hạn 100 110 111 112 113 120 121 128 129 130 131 132 133 134 136 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 150 151 152 153 154 155 160 161 162 200 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 228 664.336.003.187 29.013.00.914 3.328.569.254 25.684.431.660 0 823.127.914 823.127.914 0 0 453.041.204.310 224.349.005.515 6.806.779.396 8.248.447.446 97.332.112.677 41.804.579.721 55.517.532.956 70.265.428.716 225.771.270 29.060.462.785 (3.236.803) 115.076.680.257 2.183.833.789 2.729.278.657 1.163.087.398 35.617.907.778 4.627.013.074 65.979.990.116 2.797.249.514 (21.680.069) 61.509.795.517 47.852.100.336 6.801.831.771 4.729.230.161 357.441.438 1.769.191.811 4.872.194.275 3.775.936.197 1.096.258.078 231.134.483.187 84.690.162.792 84.515.436.612 179.010.196.372 (94.494.759.760) 0 0 0 174.726.180 253.746.228 (79.020.048) 138.986.913.803 2.523.715.416 117.373.970.642 19.089.227.745 0 2.840.527.618 2.616.878.974 540.858.842.742 26.994074.545 3.954.967.498 23.039.107.047 153.200.000 153.200.000 338.107.293.634 202.238.347.874 3.012.992.383 5.065.749.128 4.272.237.737 28.186.170.478 98.339.102.490 (3.007.306.456) 131.295.305.929 1.685.530.125 20309.415.316 1.055.185.014 21.274.879.414 13.299.158.756 91.604.497.783 648.545.983 (581.906.552) 40.396.614.425 35.297.492.063 1.987.610.497 870.130.091 462.896.818 1.410.484.956 4.280.354.209 2.670.929.218 1.519.424.991 257.988.098.006 90.460.641.405 87.962.215.528 179.254.273.368 (91.292.057.840) 2.414.873.397 4.066.494.926 (1.651.621.529) 83.552.480 94.172.900 (10.620.420) 144.932.784.173 2.490.950.000 120.409.463.213 22.032.370.960 20.633.882.258 1.960.790.170 Tổng cộng tài sản 895.470.486.374 798.846.940.748 Nguồn vốn A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 3. Phải trả người bán 4. Người mua trả trước 5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 6. Phải trả công nhân viên 7. Phải trả nội bộ 8. Phải trả khác II. Nợ dài hạn 1. Vay dài hạn 2. Nợ dài hạn III. Nợ khác 1. Chi phí phải trả 2. Tài sản thừa chờ xử lý B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Nguồn vốn – Quỹ 1.Nguồn vốn kinh doanh 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 3. Chênh lệch tỷ giá 4. Quỹ đầu tư phát triển 5. Quỹ ƯĐG XD nhà Hồ Quỳnh 6. Quỹ dự trữ tài chính 7. Quỹ dự trữ hợp tác 8. Lãi chưa phân phối 9. Nguồn vốn xây dựng cơ bản II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 2. Quỹ khen thưởng phúc lợi 3. Quỹ quản lý cấp trên 4. Quỹ hiệp hội Chè 5. Nguồn kinh phí sự nghiệp - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 6. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ 250 0 0 300 310 311 312 313 314 315 316 317 318 320 321 323 330 331 332 400 410 411 412 413 414 414 415 415 418 419 420 421 422 423 424 635.639.061.106 493.152.953.769 238.180.929.621 1.862.000.000 27.835.971.265 27.570.571.111 7.454.342.971 2.335.548.467 111.814.583.516 75.999.006.818 113.562.067.278 39.313.551.484 74.248.515.7+4 28.924.040.059 28.905.617.269 18.422.790 259.831.425.268 253.034.657.852 114.039.013.560 85.088.154.439 15.866.404.388 9.709.067.982 1.858.411.625 3.297.075.655 36.917.030.458 (14.995.719.522) 1.255.219.267 6.796.767.416 1.135.053.122 (728.783.198) 815.530.447 0 5.535.807.045 5.535.807.045 0 39.250.000 525.278.540.534 361.951.340.757 203.687.069.242 2.970.000.000 20.958.515.161 22.956.148.603 6.143.597.892 4.388.394.674 163.306.945 101.044.308.240 138.214.277.300 43.014.722.300 95.199.555.000 25.112.922.477 25.060.227.827 52.694.650 273.568.400.214 263.585.347.780 112.193.108.194 85.088.154.439 15.937.709.416 8.911.128.134 39.992.029.544 (679.766.033) 2.142.984.086 9.983.052.434 0.188.555.709 1.295.954.650 161.318.028 7.3337.224.045 Tổng cộng nguồn vốn 895.470.486.374 798.846.940.748 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Tại ngày 31/12/2006 Tại ngày 31/12/2005 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền. 1. Tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn. 1. Phải thu của khách hàng. 2. Trả trước cho người bán. 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4. Các khoản phải thu khác 5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2. Thuế GTGT được khấu trừ 3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 4. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN I. Các khoản phải thu dài hạn 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 2. Phải thu dài hạn nội bộ 3. Phải thu dài hạn khác 4. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi II. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế 2. Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư vào công ty con 2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 3. Đầu tư tài chính dài hạn khác V. Tài sản dài hạn khác 1. Chi phí trả trước dài hạn 100 110 111 120 121 130 131 132 133 135 139 140 141 149 150 151 152 154 158 200 210 211 213 218 219 220 221 222 223 227 228 229 230 250 251 252 258 260 261 4.1 4.2 4.3 4.3 4.4 4.5 381.903.529.552 27.803.517.779 27.803.517.779 - - 194.812.857.823 166.920.563.123 4.627.823.685 3.228.640.172 22.669.640.573 (2.633.809.730) 138.508.754.901 138.727.965.249 (219.210.348) 20.778.399.049 2.647.206.310 12.354.285.235 12.348.164 5.754.559.340 215.578.347.760 86.061.041.332 82.115.503.056 807.097.223 3.117.372.347 (38.931.294) 82.225.347.002 69.783.497.060 167.780.324.111 (97.996.827.051) 158.769.180 253.746.228 (94.977.048) 12.283.080.762 46.441.851.575 - 45.718.651.575 723.200.000 850.107.851 850.107.851 365.459.644.402 26.658.581.405 26.658.581.405 823.127.914 823.127.914 208.070.467.292 188.978.029.667 5.817.607.294 972.742.893 14.326.578.947 (2.024.491.509) 110.789.811.685 110.789.811.685 - 19.117.656.106 7.079.582.465 7.706.486.729 12.348.164 4.319.238.748 306.623.745.219 166.916.509.895 70.265.428.716 93.757.994.307 2.803.086.872 - 80.296.354.762 75.461.853.767 166.147.845.695 (90.685.991.928) 174.726.180 253.746.228 (79.020.048) 4.659.774.815 56.388.210.978 1.884.400.000 35.014.583.233 19.489.227.745 3.022.669.584 3.022.669.584 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 579.481.877.312 672.083.389.621 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả cho người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khỏan phải nộp nhà nước 5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả 7. Phải trả nội bộ. 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác II. Nợ dài hạn 1. Phải trả dài hạn người bán 2. Phải trả dài hạn khác 3. Vay và nợ dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 3. Quỹ đầu tư phát triển 4. Quỹ dự phòng tài chính 5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 6. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 300 310 311 312 313 314 315 316 317 319 330 331 333 334 400 410 411 415 417 418 420 421 430 431 432 433 4.6 4.7 4.8 444.194.710.834 325.797.553.353 195.708.290.728 47.404.119.573 17.447.699.341 5.275.016.529 3.645.606.501 6.304.598.356 16.933.958.717 33.078.263.608 118.397.157.481 113.511.660 5.471.985.619 112.811.660.202 153.287.166.478 147.409.391.725 104.349.418.652 15.790.497.949 9.755.251.582 31.405.630.640 (13.891.407.098) - 5.877.774.753 (1.486.304.146) 7.324.828.899 39.250.000 515.014.634.088 402.874.297.482 191.899.389.527 16.581.970.933 19.094.583.430 7.744.688.540 2.205.382.089 13.940.134.886 121.200.479.076 30.207.669.001 112.140.336.606 - 1.226.172.149 110.914.164.457 - 157.068.755.533 154.991.989.657 96.478.228.455 15.866.404.388 9.781.057.231 42.163.711.338 (9.290.215.371) 2.076.765.876 (375.497.615) 2.413.013.491 39.250.000 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 597.481.877.312 672.083.389.621 PHỤ LỤC 2.1: BẢNG PHÂN TÍCH TUỔI NỢ Khách hàng/Nhà cung cấp Tổng nợ < 30 ngày 31-60 ngày 61-90 ngày >90 ngày A B C …… Cộng BẢNG CÂN ĐỐI NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Khả năng thanh toán Số tiền Nhu cầu thanh toán Số tiền I. TS có thể huy động ngay 1. Tiền 2. Đầu tư chứng khoán NH II. TS có thể huy động khác 1. Phải thu khách hàng 2. Hàng tồn kho …… I. Nợ quá hạn 1. Thuế phải nộp 2. Nợ ngân hàng 3. Phải trả công nhân viên 4. Phải trả người bán II. Nợ đến hạn 1. < 30 ngày 2. 31-60 ngày …… Cộng Cộng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính - 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2) ban hành theo quyết định số 165/2003/TT-BTC. 2. Bộ Tài chính - Thông tư số 105/2003/ TT-BTC ngày 04/11/2003 - Hướng dẫn kế toán 06 chuẩn mực (đợt 2) - NXB Tài chính - 2003. 3. Bộ Tài chính - 06 chuẩn mực kế toán đợt 3 ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC 4. Bộ Tài chính - Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 hướng dẫn kế toán 06 chuẩn mực (đợt 3) - NXB Tài chính - 2005. 5. PGS.TS Nguyễn Văn Công - Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính - NXB Tài chính - 2005. 6. Các website: www.tapchiketoan. info www.kiemtoan.com.vn www.vinatea.com.vn. BẢNG GIẢI NGHĨA CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ký hiệu Tài sản Nguồn vốn Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tài sản cố định Vốn chủ sở hữu Phải thu khách hàng Phải trả người bán Doanh thu Hoạt động kinh doanh TS NV TSNH TSDH TSCĐ VCSH PTKH PTNB DT HĐKD BẢNG GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Số thứ tự Tên sơ đồ, bảng biểu Trang Sơ đồ 1.1 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ 1.4 Sơ đồ 1.5 Sơ đồ 1.6 Sơ đồ 1.7 Bảng 1.1 Bảng 1.2 Bảng 1.3 Bảng 1.4 Bảng 1.5 Bảng 1.6 Bảng 1.7 Bảng 1.8 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè xanh Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè Oolong Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè ướp hương hoa Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè theo công nghệ OTD Sơ đồ bộ máy quản lý Tổng công ty Chè Việt Nam Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty Quy trình hạch toán bằng phần mềm kế toán Kết quả hoạt động của Tổng công ty Chè Việt Nam từ 2004-2006 Bảng thời gian khấu hao TSCĐ Bảng phân tích cơ cấu tài sản Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Bảng phân tích tình hình thanh toán với người mua Bảng phân tích tình hình thanh toán với người bán Nhóm các tỷ suất sinh lời Các chỉ tiêu khác về doanh số bán hàng 9 9 9 10 13 22 29 18 41 51 53 55 57 61 66 MỤC LỤC BẢNG GIẢI NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT BẢNG GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0249.doc
Tài liệu liên quan