Tài liệu Báo cáo Kiến tập về công tác Kế toán tại Xí nghiệp Sông Đà 1.04 - Công ty cổ phần Sông Đà 1: LỜI MỞ ĐẦU
Đối với bất kỳ một nền kinh tế nào, hạch toán kế toán có vai trò hết sức quan trọng, nó phản ánh và giám đốc các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở các doanh nghiệp, các tổ chức đơn vị hành chính sự nghiệpày. Ngày nay, kế toán không chỉ là công việc tính toán ghi chép về tài sản, nguồn vốn, sự lưu chuyển tuần hoàn của vốn mà còn là công cụ hữu hiệu để quản lý kinh tế.
Trong giai đoạn hiện nay, việc tổ chức công tác kế toán một cách hợp lý có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt để th... Ebook Báo cáo Kiến tập về công tác Kế toán tại Xí nghiệp Sông Đà 1.04 - Công ty cổ phần Sông Đà 1
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Kiến tập về công tác Kế toán tại Xí nghiệp Sông Đà 1.04 - Công ty cổ phần Sông Đà 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện tốt việc quản lý kinh tế ở doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán tốt là điều kiện đẻ phát huy đầy đủ các chức năng nghiệp vụ của kế toán đồng thời giảm chi phí tới mức thấp nhất.
Trong sự phát triển của nước ta hiện nay, xây dựng cơ bản đang đóng vai trò quan trọng, là nghành sản xuất vật chất, trang bị tài sản cố định, năng lực sản xuất cho các nghành sản xuất khác trong nền kinh tế quốc dân. Với đặc điểm là cần vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư lớn, thời gian thi công dài, nhiều khoản mục chi phí phức tạp nên các công ty về xây lắp cần phải quản lý vốn đầu tư tốt, có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí, hạ giá thành sản phẩm, song vẫn phải đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ thi công. Muốn vậy, các công ty này cần phải có một hệ thống kế toán thực sự hiệu quả để cung cấp thông tin về tài chính và tình hình hoạt động của công ty một cách chính xác, kịp thời đáp ứng nhu cầu quản lý.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp Sông Đà 1.04 - Công ty Cổ phần Sông Đà 1. Em đã thực tập và nghiên cứu về bộ máy quản lý của Nhà máy nói chung và bộ máy kế toán nói riêng cùng với các phân hành kế toán cơ bản tại nhà máy.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, báo cáo kiến tập còn có các nội dung sau:
Báo cáo thực tập gồm 3 phần:
Phần I: Khái quát chung về Xí nghiệp Sông Đà 1.04 - Công ty Cổ phần Sông Đà 1
Phần II: Đặc điểm tổ chức bội máy Kế toán và tình hình vận dụng chế độ Kế toán tại Xí nghiệp.
Phần III: Một số nhận xét đánh giá về công tác Kế toán tại Xí nghiệp Sông Đà 1.04 - Công ty Cổ phần Sông Đà 1.
Phần I: Khái quát chung về Xí nghiệp Sông Đà 1.04 - Công ty Cổ phần Sông Đà 1.
Lịch sử hình thành và sự phát triển của Xí nghiệp.
Xí nghiệp Sông Đà 1.04 với tên ban đầu là xí nghiệp xây dựng và kinh doanh nhà (được thành lập căn cứ vào quyết định số 391/TCT – TCĐT ngày 28/10/1995 của Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Sông Đà). Trụ sở giao dịch Hoàn KIếm – Hà Nội, sau đó chuyển lên 106 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa – Hà Nội và đến nay Xí nghiệp chuyển trụ sở về 18/165 Quan Hoa - Cầu Giấy – Hà Nội. Trụ sở này do chính Xí nghiệp xây dựng.
Điện thoại: 04.767.0221 Fax: 04.767.0221
Email: songda1.com.vn
Xí nghiệp là đơn vị trực thuộc Công ty Sông Đà 1. Là đơn vị hoạt động kinh doanh theo phân cấp uỷ quyền của Công ty, được mở tài khoản tại Ngân Hàng và được sử dụng con dấu của nhà nước. Vốn điều lệ ban đầu là: 2.499.000.000 đồng.
Năm 2008 được sử đồng ý của Tổng Công ty Sông Đà, Công ty Sông Đà 1 được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Sông Đà 1 được phát hành cổ phiếu và niêm yết trên Thị trường chứng khoán với mã chứng khoán là: SĐ1.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp
- Căn cứ vào Nghị định 52CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ quy định quyền hạn và quản lý cơ quan của bộ và cơ quan ngang bộ.
- Căn cứ Nghị định 14CP sửa đổi ngày 04/05/2000 của Chính phủ quy định quyền, chức năng và cơ cấu của Bộ Xây Dựng, căn cứ vào điều lệ quản lý và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 42CP ngày 17/06/1996 của Chính phủ
- Căn cứ vào quy chế và cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng ban hành theo quyết định số 500BXD – CSXD ngày 19/09/1996 của Bộ trưởng bộ xây dựng.
Xí nghiệp Sông Đà 1.04 - Công ty Cổ phần Sông Đà 1 được phép kinh doanh các lĩnh vực sau đây.
Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp;
- Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng;
- Đầu tư phát triển nhà, dịch vụ và cho thuê nhà;
- Kinh doanh bất động sản;
- Đầu tư và kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái;
- Tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ thiết bị phòng sạch, thiết bị khoa học kỹ thuật, xử lý môi trường, không khí, nước, rác thải và các lĩnh vực liên quan đến môi trường (không bao gồm thiết kế công trình);
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi.
- Xây dựng đường dây và trạm biến áp 200 KV.
2.2 Định hướng phát triển: Các mục tiêu chủ yếu của Xí nghiệp và chiến lược phát triển trung và dài hạn :
Mục tiêu của Xí nghiệp Sông Đà 1.04 - Công ty Cổ phần Sông Đà 1 trong thời gian tới sẽ trở thành một đơn vị mạnh trong Tổng công ty Sông Đà trên các lĩnh vực: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng giao thông cầu đường, thủy lợi, cơ sở hạ tầng đầu tư và phát triển nhà.
Trong định hướng chiến lược của mình trong thời gian tới, Xí nghiệp sẽ mở rộng, đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất kinh doanh bên cạnh mảng kinh doanh truyền thống là xây dựng dân dụng.
Căn cứ vào tình hình sản xuất công nghiệp trong giai đoạn tới.Căn cứ vào tình hình sản xuất của Xí Nghiệp trong những năm qua và dự kiến đầu tư mở rộng sản xuất trong những năm tới, để đảm bảo phát triển vững chắc, đạt mức tăng trưởng bình quân 20%/năm.
Cơ cấu sản phẩm trong giai đoạn 2007-2012 của Xí nghiệp như sau:
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Chiếm tỷ trọng từ 25-30% tổng giá trị SXKD.
- Xây dựng cầu đường bộ và hạ tầng: Chiếm tỷ trọng 10-15% tổng giá trị SXKD. Đây là một lĩnh vực chiếm vai trò quan trọng trong định hướng phát triển của đơn vị.
- Đầu tư phát triển và kinh doanh nhà, dịch vụ: Chiếm tỷ trọng 40-45% tổng giá trị SXKD. Đây là một thị trường còn nhiều tiềm năng và đầy sôi động. Nhưng đối với Xí nghiệp vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ, bước đầu thực hiện các dự án theo hình thức đầu tư thứ phát, tiến dần vào các dự án vừa và nhỏ phù hợp với tình hình thực tế của thị trường và năng lực của Xí nghiệp theo từng giai đoạn trưởng thành và phát triển.
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng: Chiếm tỷ trọng 10-15% tổng giá trị SXKD. Để chủ động và khép kín trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp sẽ sớm triển khai nghiên cứu về việc đầu tư vào sản xuất vật liệu xây dựng như sau:
+Sản xuất đá xây dựng các loại, bê tông thương phẩm...
+Tham gia cổ phần vào công nghệ bê tông dự ứng lực kéo trước sử dụng cho công nghệ nhà cao tầng.
+Kinh doanh vật liệu xây dựng như: thép các loại, xi măng, và các loại vật liệu xây dựng khác theo tình hình cụ thể và cơ bản là nhu cầu của thị trường.
Từ khi thành lập đến nay Xí nghiệp đã có những bước phát triển không ngừng được thể hiện qua các chỉ tiêu:
Kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2006
Chỉ tiêu
Số tiền
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2 Giá vốn hàng bán
3 Lợi nhuận gộp về bán hàng ( 3=2-1)
4 Doanh thu hoạt động tài chính
5 Chi phí hoạt động tài chính
6 Chi phí bán hàng
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp
8 Lợi nhuận thuần của HĐKD(8=3+4-5-6-7)
9 Tổng lợi nhuận trước thuế
10 Thuế TNDN
11 Lợi nhuận sau thuế ( 11 = 9-10)
10.160.091.912
9.424.770.842
735.321.070
3.543.800
156.874.110
0
727.974.121
(145.983.361)
(145.983.361)
0
(145.983.361)
Kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2007
Chỉ tiêu
Số tiền
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2 Giá vốn hàng bán
3 Lợi nhuận gộp về bán hàng ( 3=2-1)
4 Doanh thu hoạt động tài chính
5 Chi phí hoạt động tài chính
6 Chi phí bán hàng
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp
8 Lợi nhuận thuần của HĐKD(8=3+4-5-6-7)
9 Tổng lợi nhuận trước thuế
10 Thuế TNDN
11 Lợi nhuận sau thuế ( 11 = 9-10)
33.713.814.377
30.218.733.119
3.495.081.258
3.287.500
1.824.992.720
0
1.422.731.156
250.644.882
250.644.882
0
250.644.882
Nguồn: Phòng kế toán- xí nghiệp Sông Đà 1.04
2.3: Sản phẩm đặc thù và tiêu thụ của Xí nghiệp
Sản phẩm đặc thù của ngành kinh doanh xây dựng và lắp đặt Công trình công nghiệp là các công trình hạng mục công trình mà Xí nghiệp hay tham gia lắp đặt. Cho đến nay, nhờ vào chất lượng sản phẩm và danh tiếng của mình mà thị trường tiêu thụ trở lên rộng rãi có mặt ở nhiều nơi trên cả nước.
Bảng dưới đây thống kê một số công trình và Đơn vị đang thi công.
STT
Công trình
Tỉnh, Thành phố
1
Công trình nhà máy xi măng Hạ Long
Quảng Ninh
2
Công trình Khu đô thị thống nhất – San nền
Quảng Ninh
3
Công trình cầu giấy
Hà Nội
4
Chung cư Mỹ Đình - CT 5
Hà Nội
5
Công trình nhà máy thuỷ điện Sơn La
Sơn La
6
Công trình Hàng Chuối
Hà Nội
7
Công trình Đình Trám
Hà Nội
8
Công trình chợ Liễu Giai
Hà Nội
9
Công trình trạm điện Hạ Long
Quảng Ninh
10
Công trình Toà nhà HH4
Hà Nội
Nguồn: Phòng kế toán, Xí nghiệp sông Đà 1.04
Do đặc thù về ngành nghề sản xuất kinh trên, nên trong việc thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh đơn vị gặp một số khó khăn và thuận lợi như sau:
Thuận lợi:
Là một trong những đơn vị lớn thuộc Tổng công ty Sông Đà đã từng tham gia thi công nhiều công trình lớn và trọng điểm.
Đơn vị có đội ngũ Công nhân viên chức trẻ , năng động, sáng tạo, kỹ thuật lành nghề có nhiều kinh nghiệm, có khẳ năng thực hiện được các công việc phức tạp. Hàng năm Đơn vị còn trúng thầu nhiều công trình và được Công ty Cổ phần Sông Đà 1 giao cho thực hiện nhiều công trình. Đơn vị luôn nỗ lực thực hiện tốt các công việc do đó đã khẳng định được vai trò và uy tín của mình.
Khó khăn:
Việc cạnh tranh với các đon vị bạn thông qua đấu thầu để tìm kiếm công việc diễn ra vô gay gắt để giải quyết đủ việc làm cho số lao đông của Đơn vị thực sự là vấn đề lam giải.
Mặt khắc các công trình thi công trải khắp nước và chủ yếu ở các vùng xa xôi, nên việc điều động nhân lực, di chuyển máy móc thiết bị cũng như vận chuyển vật tư đến các công trình khó khăn và tốn kém. Ngoài ra do nhu cầu kinh doanh ngày càng lớn trong khi vốn tự có lại hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu nên Đơn vị phải vay Ngân Hàng. Chi phí lãi vay là lớn chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất kinh doanh của Đơn vị nên cũng làm ảnh đáng kể đến kết quả kinh doanh.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp - Công ty cổ phần Sông Đà 1.
Sơ đồ: tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp
Giám đốc
Phó giám đốc
Đội xây dựng
Ban KHKT
Ban Tổ chức KT
Ban tổ chức HC
Cụ thể nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý của Xí nghiệp như sau:
Bộ máy tổ chúc của công ty Cổ phần Sông Đà 1 nói chung và của Xí nghiệp nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, là cơ quan đầu não quyết định sự tồn tại và phát triển của xí nghiệp. Hiện nay, để phù hợp với với hoạt động sản xuất kinh doanh thì bộ máy quản lý phải đơn giản gọn nhẹ.
Giám đốc Xí nghiệp: do giám đốc công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật theo phân cấp quản lý của tổng công ty. Giám đốc là đại diện pháp nhân của Xí nghhiệp chịu trách nhiệm trước tổng công ty, công ty và pháp luật về điều hành Xí nghiệp.
Phó giám đốc: là người giúp giám đốc điều hành một hoạc một số lĩnh vực hoạt động của Xí nghiệp theo phân công, uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về những nhiệm vụ được phân công.
Ban tổ chức hành chính: giúp giám đốc trong việc tổ chức cán bộ, sắp xếp bộ máy, sử dụng lao động một cách hợp lý, tuyể dụng lao động, quy chế trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp, phụ trách công tác giao dịch tiếp khách…
Ban tổ chức tài chính kế toán: có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, xác định chính xác kết quả kinh doanh thông qua tập hợp tính toán đúng chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, thực hiện thu chi, thanh toán cho đối tượng, đúng chế độ.
Ban kế hoạch kỹ thuật: tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh gồm: ký kết hợp đồng kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà nước, xây dựng kế hoạch sản xuất, giám sát kiểm tra chất lượng các công trình, hạng mục công trình, tổ chức thi công và quản lý dự án đảm bảo tiến độ, nghiệm thu về khối lượng hoàn thành, thanh toán thường xuyên báo cáo khối lượng tực hiện và theo dõi chất lượng kỹ thuật công trình cho ban lãnh đạo.
Đội xây dựng: có chức năng tổ chức quản lý thi công theo hợp đồng thiết kế được duyệt do Xí nghiệp kí kết. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc theo dõi mọi hoạt động của công trường.
đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất của Xí nghiệp.
Nhìn chung các sản phẩm của đơn vị có quy trình công nghệ như sau:
Sơ đồ: Quy trình tổ chức, chế tạo, lắp đặt.
Phân giao nhiệm vụ
Thành lập công trường
Đầu thầu, thương thảo
Và ký kết hợp đồng
Bóc tách bản vẽ, lập dự toán biện pháp thi công an toàn
Mua vật tư, điều động thiết bị, Vật tư
Giám sát kỹ
thuật, kiểm tra chất lượng, nghiệm thu công trình
Thi công, chế tạo và lắp đặt
Nghiệm thu, bàn giao
Quyết toán, thanh lý hợp đồng
Sơ đồ: Quy trình thi công
Phần móng:
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, giải toả mặt bằng
Tổng kế nguyên vật liệu, thuê nhân công tại chỗ
Xử lý phần móng và thi công
Phần thân:
Gia công, cốt thép
Ghép cốt pha
Xây dựng cơ sở
Lắp đặt thiết bị
Phần hoàn thiện:
Hoàn thiện hệ thống điện nước phụ trợ sơn
Tiến hành bàn giao nghiệm thu công trình
Phần II: Đặc điểm tổ chức bộ máy Kế toán và tình hình vận dụng chế độ Kế toán tại Xí nghiệp Sông Đà 1.04 - Công ty CP Sông Đà 1.
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Với đặc điểm về tổ chức quản lý và quy mô sản xuất kinh doanh của đơn vị. Căn cứ vào điều kiện phương tiện tính toán, thông tin liên lạc, xét trình độ quản lý và trình độ của nhân viên kế toán, Xí nghiệp
lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung có bố trí kế toán làm công trình làm nhiệm vụ thu nhận chứng từ, quản trị chứng từ và chuyển về ban kế toán tập trung.
Ban kế toán của Xí nghiệp gồm 3 người, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán như sau.
Sơ đồ 03 : Tổ chức bộ máy kế toán Xí nghiệp.
Kế Toán Trưởng
Kế toán Viên I
Kế Toán Viên II
Trưởng ban kế toán: phụ trách chung, lập kế hoạch tài chính, quyết toán các hợp đồng giao khoán với công ty.
kế toán viên 1: làm các nhiệm vụ.
kế toán tổng hợp:
+ tổ chức các dữ liệu và kiểm soát chứng từ trước khi ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc văn phòng Xí nghiệp và các công trường, lập báo cáo quyết toán toàn Xí nghiệp.
+ tính và phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. Tổng hợp báo cáo quỹ tiền lương và các yếu tố liên quan như lao động, BHXH, BHYT, KPCĐ, các quỹ tự nguyện.
+ Báo cáo công nợ, thu vốn nộp công ty.
+ Tính lãi vay vốn phải trả (phải thu) Công ty, đói chiếu công nợ hàng tháng với Công ty.
+ Theo dõi và định lượng các mối quan hệ tài chính giữa Công ty và Xí nghiệp, tính toán và theo dõi các khoản phải thu, phải trả Công ty theo quy chế tài chính và quy định về phân cấp quản lý tài chính của Công ty cho Xí nghiệp.
+ In ấn và lưu trữ chứng từ, tài liệu về kế toán của Xí nghiệp.
+ Quản lý và lưu trữ các báo cáo tài chính của Xí nghiệp.
Kế toán thuế:
+ Thực hiện các nghiệp vụ kê khai, quyết toán thuế khối văn phòng Xí nghiệp và tổng hợp toàn Xí nghiệp.
+ Cập nhật thường xuyên các chế độ, chính sách của nhà nước về thuế.
+ Quản lý và quyết toán các hoá đơn theo quy định của bộ tài chính.
Thủ quỹ:
+ tuân thủ các quy định hiện hành về công tác quản lý, cấp phát chi tiêu quỹ tiền mặt.
+ Đảm bảo công tác lưu trữ văn thư theo trình tự khoa học, hợp lý (công văn, các biểu mẫu kế toán, các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính do Công ty giao, của xí nghiệp và các công trình).
+ Thực hiện công tác chấm công đi làm của CBCNV trong ban. Theo dõi các chế độ, quyền lợi của CBCNV, và làm công tác công đoàn cho tất cả CBCNV.
Kế toán viên 2:
Kế toán thanh toán và ngân hàng
+ Kế toán thu chi tiền mặt và quản lý tồn quỹ.
+ Đôn đốc thu hồi công nợ phải thu khác, thu hồi các khoản tạm ứng.
+ Quản lý và theo dõi số dư tiền gửi tại Ngân hàng. Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng và lập các báo cáo nghiệp vụ Ngân hàng nộp Công ty.
_ Kế toán TSCĐ, CCDC
+ Tổ chức thiết lập hệ thống sổ sách, tài liệu và theo dõi về TSCĐ, CCDC của Xí nghiệp, kết hợp với ban kinh tế kỹ thuật theo dõi về biến động của TSCĐ, CCDC.
+ Tính khấu hao theo quy định hiện hành và phân bổ các chi tiêu. Lập các báo cáo kế toán về TSCĐ, CCDC và khấu hao TSCĐ.
Kế toán quản trị các công trình Xí nghiệp đang thi công.
+ Quản trị dòng tiền đi, về, cân đối tình hình tài chính công trình, đánh giá các khoản phải thu cho từng công trình dự án báo cáo trưởng ban kế toán Xí nghiệp.
+ Thực hiện việc kê khai và quyết toán thuế theo công trình theo hình thức kê khai thuế đầu vào, đầu ra.
+ Thu nhân chứng từ lập bảng kê, phiếu hạch toán và chuyển cho kế toán nhật ký chung.
+ Theo dõi và làm thủ tục vay vốn công ty để phục vụ thi công công trình
+ Lập báo cáo dòng tiền kế hoạch vay vốn của công trình nộp công ty
+ Theo dõi đối chiếu công nợ với chủ đầu tư, nhà cung cấp ít nhất một lần/Quý.
+ Tham gia giải quyết các mối quan hệ của Xí nghiệp với bên ngoài như: Công tác thuế, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế đối chiếu công nợ với chủ đầu tư và nhà cung cấp.
Đặc điểm công tác kế toán
Hiện nay, Xí nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán SAS, là phần mềm được tổng công ty Sông Đà viết riêng cho các đơn vị thuộc tổng công ty. Hệ thống tài khoản kế toán và chứng từ Kế toán mà Xí nghiệp đang sử dụng được ban hành theo Quyết định 1141/TC – QĐ/CĐKT ngày 01/01/1995 và quyết định 1864/1998/QĐ?CĐKT ngày 16/12/1998 của Bộ tài chính và được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng công trình, từng hạng mục công trình.
Các chứng từ sử dụng bao gồm:
Chứng từ tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu báo nghỉ hưởng BHXH, hợp đồng giao khoán, phiếu xác nhận công việc hoàn thành.
Chứng từ hàng tồn kho: phiếu xuất kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm, thẻ kho, biên bản kiểm kê sản phẩm, vật tư, hàng hoá.
Chứng từ Tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ.
Chứng từ tài sản cố định: biên bản giao nhận tài sản cố định, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ.
Xí nghiệp đang sử dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ.
Xí nghiệp ghi nhận TSCĐ theo giá gốc, khấu hao TSCĐ được trích theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao tài sản được thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 206/2003/TC-BTC ngày 12/12/2003 về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của Bộ tài chính.
Sơ đồ: tổ chức hệ thống sổ kế toán của Xí nghiệp.
Bảng cân đối phát sinh
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chuyên dùng
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối Chiếu
Hàng ngày, khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ, hợp lý kế toán nhập dữ liệu vào máy, chương trình tự động thực hiện vào sổ kế toán chi tiết hoặc vào nhật ký chung. Cuối tháng, chương trình tự động ghi sổ và lên các báo cáo, biểu tổng hợp, lập các bút toán kết chuyển, phần bổ chương trình kế toán tự động chuyển số liệu từ sổ kế toán chi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh, chuyển dữ liệu từ sổ nhật ký chung vào sổ cái tài khoản gửi vào bảng cân đối số phát sinh (đồng thời, kế toán tổng hợp phải đối chiếu giữa sổ trên máy và sổ kế toán chi tiết). Từ bảng cân đối tài khoản và bang tổng hợp chi tiết số phát sinh là căn cứ để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán (báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính).
Đối với các đối tượng cần phát sinh nhiều cần quản lý riêng, căn cứ vào các chứng từ ghi vào sổ chi tiết liên quan. Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết.
Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu tại Xí nghiệp Sông Đà 1.04 - Công ty cổ phần Sông Đà 1.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải tổ chức rất nhiều phần hành kế toán khác nhau. Do khuôn khổ báo cáo có hạn em chỉ xin trình bày một số phần hành kế toán cơ bản của Xí nghiệp là đặc trưng đối với nghành nghề kinh doanh của Xí nghiệp là ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp. Cụ thể như sau:
3.1. Phần hành Kế toán tài sản cố định
Đặc điểm Tài sản cố định và tình hình quản lý Tài sản cố định ở Xí nghiệp Sông Đà 1.04 - Công ty cổ phần Sông Đà 1.
Đặc điểm Tài sản cố định của Xí nghiệp Sông Đà 1.04 - Công ty cổ phần Sông Đà 1.
Do đặc điểm vốn có của ngành xây dựng các Tài sản cố định của Xí nghiệp ngoài trụ sở làm việc, các thiết bị quản lý, nhà ở phục vụ cho cán bộ công nhân viên, chủ yếu là máy móc thiết bị thi công các công trình đặc trưng cho tính chất công việc mà Xí nghiệp thực hiện như: máy khoan, máy tiện, máy hàn, cần trục, máy lu, máy trộn bê tông, các loại phương tiện vận chuyển,…
Các Tài sản cố định mà Xí nghiệp đang sử dụng đều là Tài sản cố định tự có thuộc quyền sở hữu của Xí nghiệp hoặc được điều chuyển từ các đơn vị khác trong Công ty cổ phần Sông Đà 1. Nhìn chung, Tài sản cố định của Xí nghiệp là tương đối lớn. Thêm vào đó, Xí nghiệp cũng không ngừng đổi mới trang thiết bị hiện đại có công suất lớn, kỹ thuật cao, nâng cao hiệu quả sản xuất của Tài sản cố định nhằm giảm bớt được giá thành sản xuất của mỗi công trình, tạo ra lợi thế cạnh tramh cho Xí nghiệp.
Phân loại Tài sản cố định trong Xí nghiệp.
Tài sản cố định tại Xí nghiệp được phân chia thành:
Năm 2006:
Máy móc thiết bị: 2.363.584.020
Các loại Tài sản cố định hữu hình khác: 114.516.108
Năm 2007:
Máy móc thiết bị: 3.663.039.887
Các loại Tài sản cố định khác: 3.273.227.816
3.1.1. Quản lý Tài sản cố định ở Xí nghiệp Sông Đà 1.04
Tại Xí nghiệp Sông Đà 1.04 Tài sản cố định được đồng thời theo dõi cả về mặt hiện vật và mặt giá trị ở hai nơi: ban kinh tế kỹ thuật và ban tài chính kế toán.
Về mặt hiện vật
Ban kinh tế kỹ thuật quản lý Tài sản cố định về mặt hiện vật, năng lực hoạt động của các Tài sản cố định này. Ban kinh tế kỹ thuật lập sổ theo dõi ghi chép về công tác quản lý và điều phối vật tư, cơ giới, các loại tài sản thuộc quản lý của Xí nghiệp, quản lý toàn bộ lý lịch hồ sơ các loại máy móc và phương tiện thi công trong Xí nghiệp, theo dõi cân bằng sổ sách các biến động về Tài sản cố định, ban kinh tế kỹ thuật căn cứ vào các công trình mà Xí nghiệp đang thi công để cân đối năng lực các loại Tài sản cố định.
Ban kinh tế kỹ thuật kết hợp với ban kế toán lập kế hoạch dự án đầu tư, mua sắm thêm máy móc, sửa chữa kịp thời những máy móc trong tình trạng hư hỏng, và thay thế những máy móc đã xuống cấp không thể sửa chữa được nữa sao cho có hiệu quả và tiết kiệm.
Về mặt giá trị
Ban tài chính kế toán quản lý Tài sản cố định Xí nghiệp về mặt giá trị. Tại đây, kế toán lập sổ sách, ghi chép và theo dõi về tình hình biến động tăng giảm Tài sản cố định về mặt giá trị. Ban tài chính kế toán theo dõi mọi biến động của Tài sản cố định theo ba chỉ tiêu giá trị: nguyên giá Tài sản cố định, giá trị hao mòn và giá trị còn lại chi tiết cho từng Tài sản cố định và theo dõi Tài sản cố định trên Tk 009. Cuốí năm tài chính, khi có quyết định của ban giám đốc, kế toán tiến hành công tác kiểm kê Tài sản cố định.
Như vậy Tài sản cố định của Xí nghiệp được theo dõi và quản lý chặt chẽ cả về mặt hiện vật và giá trị, số lượng và chất lượng đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư vào Tài sản cố định, nâng cao hiệu quả sản xuất.
3.1.2. Tổ chức hạch toán chi tiết Tài sản cố định tại Xí nghiệp Sông Đà 1.04.
Hạch toán kế toán chi tiết ở Xí nghiệp Sông Đà 1.04 căn cứ vào các chứng từ tăng, giảm Tài sản cố định và các chứng từ gốc có liên quan. Xí nghiệp sử dụng các loại chứng từ cơ bản sau (được Bộ tài chính ban hành theo quyeets định số 1141/TC/QĐ-CĐKT ngày 01/11/1995):
- Biên bản giao nhận Tài sản cố định Mẫu số 01 – TSCĐ
- Biên bản thanh lý Tài sản cố định Mẫu số 03 – TSCĐ
- Thẻ Tài sản cố định Mẫu sô 02 – TSCĐ
- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan
- Bảng tính khấu hao Tài sản cố định
Đối với những công trình do Xí nghiệp đảm nhận đòi hỏi phải trang bị thêm trang thiết bị, máy móc phương tiện thi công mới, bộ phận thi công công trình phải lập thuyết minh trình giám đốc phê duyệt, sau khi được phê duyệt Xí nghiệp mới tiến hành mua sắm Tài sản cố định mới.
Công tác hạch toán chi tiết được thực hiện cả ở ban tài chính kế toán và nơi sử dụng Tài sản cố định theo từng đối tượng Tài sản cố định. Kế toán sử dụng các loại sổ thẻ: thẻ Tài sản cố định, sổ Tài sản cố định, sổ tăng giảm Tài sản cố định để theo dõi hạch toán chi tiết Tài sản cố định. Trong các sổ theo dõi Tài sản cố định, Tài sản cố định được ghi sổ theo nguồn hình thành và cụ thể theo từng nhóm đặc trưng kỹ thuật. Các Tài sản cố định được phản ánh trên sổ Tài sản cố định theo số hiệu để tiện cho việc kiểm tra theo dõi và quản lý. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán đó để tập hợp số liệu, trích và phân bổ khấu hao Tài sản cố định chi tiết cho từng công trình.
Kế toán căn cứ vào hồ sơ lý lịch của từng Tài sản cố định do ban kinh tế kỹ thuật quản lý để mở thẻ Tài sản cố định hạch toán chi tiếtcho từng đối tượng Tài sản cố định theo mẫu quy định. Thẻ Tài sản cố định được lập thành một bản do ban tài chính kế toán giữ để theo dõi ghi chép diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. Trước đó, Tài sản cố định đã được kiểm tra về tình trạng kỹ thuật và năng lực phục vụ, nghiệm thu lập biên bản giao nhận và gửi toàn bộ hồ sơ vê ban tài chính kế toán. Kế toán sao cho mỗi đối tượng một bản để lưu hồ sơ riêng và giữ lại bản gốc để làm căn cứ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết Tài sản cố định. Định kỳ, Kế toán tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng và phân bổ khấu hao vào các chi phí sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp chi tiết cho từng công trình và hạng mục công trình tham gia thi công.
3.1.3. Tổ chức hạch toán tổng hợp Tài sản cố định
Để phản ánh tình hình biến động Tài sản cố định, Xí nghiệp Sông Đà 1.04
sử dụng TK 211 là tài sản cố định hữu hình và chi tiết thành các tài khoản
cấp 2, bao gồm:
TK 2112: máy móc thiết bị.
Trong đó:
TK 211205: máy đầm
TK 211219: cần trục, tháp, dàn
TK 211222: máy mài, máy cưa…
TK 2118: các loại Tài sản cố định hữu hình khác
Trong đó:
TK 211803: các loại dàn giáo chống
TK 211804: cốp pha định hình
Ngoài ra Xí nghiệp còn sử dụng TK 214 để hạch toán việc trích khấu hao và phân bổ khấu hao.
Xí nghiệp hạch toán tăng, giảm Tài sản cố định theo các sơ đồ sau:
Sơ đồ: Khái quát hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ
TK 111, 112 ,331, 341 TK 211
TSCĐ tăng do mua sắm thông qua lắp đặt
TK 133
Thuế GTGT được khấu trừ
TK 241
TK 152, 334,338 CP XD, lắp đặt TSCĐ hình thành qua
Triển khai XD, Lắp đặt, triển khai
TK 411
TSCĐ do Nhà nước cấp hoặc nhận vốn góp liên doanh
TK 3381
Kiểm kê TSCĐ thừa không rõ nguyên nhân
Sơ đồ: khái quát hạch toán giảm TSCĐ
TK 211 TK 211
Giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán, thanh lý
TK 214
TK 627, 641, 642.
Giá trị hao mòn giảm Khấu hao TSCĐ
Nguyên giá
giảm TK 138
TSCĐ thiếu
TK 411
Trả lại TSCĐ do Nhà Nước hoặc
điều chuyển cho đơn vị khác
TK 421
Chênh lệch Chênh lệch
Trong tháng, nếu có biến động tăng giảm Tài sản cố định thì Kế toán thực hiện việc trích khấu hao theo quy định, nếu Tài sản cố định tăng tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao, nếu Tài sản cố định giảm tháng này thì tháng sau mới bắt đầu không tính khấu hao. Khi hạch toán tổng hợp trích khấu hao Tài sản cố định định kỳ:
nếu trích khấu hao cho chi phí sản xuất chung Kế toán ghi:
Nợ TK627
Có TK 214
nếu trích khấu hao cho bộ phận bán hàng Kế toán ghi:
Nợ TK 641
Có TK 214
nếu trích khấu hao dùng cho quản lý doanh nghiệp Kế toánghi:
Nợ TK 642
Có TK 214
Hao mòn luỹ kế Tài sản cố định được ghi Nợ TK 009: nguồn vốn khấu hao cơ bản.
Việc luân chuyển chứng từ và ghi sổ về Tài sản cố định được thực hiện theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
(Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ)
Sổ nhật ký chung
Sổ cái TK 211
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
(Báo cáo cuối quý, báo cáo năm
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
(Thẻ TSCĐ, sổ tăng giảm TSCĐ)
Bảng tổng hợp chi tiết
(sổ TSCĐ)
3.2. Phần hành Kế toán vật tư, nguyên vật liệu.
3.2.1. Đặc điểm, phân loại và quản lý vật tư nguyên vật liệu ở Xí nghiệp Sông Đà 1.04.
3.2.1.1. Đặc điểm và phân loại vật tư, nguyên vật liệu.
Trong các công trình xây dựng thì vật tư , nguyên vật liệu luôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành thực tế của các công trình, hạng mục công trình. Khi thi công các công trình, Xí nghiệp phải sử dung nhiều loại vật tư, nguyên vật liệu, nhiều chủng loại, kích cỡ vì vậy việc tổ chức quản lý, lưu trữ, cung cấp và bảo quản đối với phần hành Kế toán vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất được liên tục đảm bảo đúng tiến độ thi công là việc rất phức tạp, đòi hỏi phương pháp quản lý chặt chẽ, trình độ nghiệp vụ của nhân viên thực hiện phải thuần thục về chuyên môn, đảm bảo cung cấp đủ về vật tư khối lượng, chất lượng, để ỵảo mãn nhu cầu thi công, thực hiện rõ ràng và hợp lý hoạt động nhập xuất, sử dụng vật tư tánh gây nhầm lẫn thất thoát, lãng phí ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sản phẩm.
Vật tư, nguyên vật liệu của Xí nghiệp được phân thành các loại sau:
Nguyên vật liệu chính: sắt, thép, xi măng, đá, cát, sỏi,tôn,…
Nguyên vật liệu phụ: các loại hoá chất
Công cụ dụng cụ: đá mài, đá cắt, lưỡi cưa,…
Các loại vật tư khác
3.2.1.2. Quản lý vật tư, nguyên vật liệu.
Các công trình và hạng mục công trình mà Xí nghiệp tham gia thi công nhìn chung phân bố rải rác, do đó để thuận lợi cho việc thi công vàd hạn chế vận chuyển, Xí nghiệp xây dựng các kho nguyên vật liệu phân tán cho phép dự trữ được một phần vật tư phục vụ thi công, còn phần lớn phải mua ngoài và nhập thẳng tới công trình không lưu qua kho. Số lượng và chủng loại được tiến hành nhập theo tiến độ thi công công trình nhằm tạo sự thuận lợi cho bảo quản và lưu trữ. Trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu để thi công, nguyên vật liệu được cấp phát hợp lý đúng và đủ tiêu chuẩn kế toán theo quy định và hệ thống định mức xây dựng nguyên vật liệu của nhà nước.
Khi Xí nghiệp trúng thầu hoặc được công ty giao thầu một công trình, Xí nghiệp sẽ tiến hành bàn giao khối lượng công việc cho các đội xây dựng. Căn cứ vào tiến độ thi công công trình, đội thi công sẽ tiến hành làm dự trù vật tư trình lên ban kinh tế kỹ thuật xem xét, sau đó ban kinh tế kỹ thuật sẽ lập dự toán công trình và tờ trình trình lên giám đốc xét duyệt về việc thu mua nguyên vật liệu phục vụ thi công. Sau khi giám đốc duyệt tờ trình, các đội thi công sẽ tiến hành thu mua vật tư và chuyển tới công trình. Để tiến hành việc thu mua cán bộ thu mua phải lấy ít nhất ba báo giá của ba nhà cung cấp khác nhau để so sánh, nhà cung cấp nào đáp ứng nhu cầu tốt nhất thì sẽ được lựa chọn, cán bộ thu mua sẽ làm tờ trình trình giám đốc để duyệt ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20614.doc