Lời mở đầu
Kiểm toán là một ngành khoa học rất non trẻ, tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn phát triển mạnh mẽ những đóng góp của Kiểm toán đã được thể hiện trên rất nhiều mặt. Nhưng phải đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1932 người ta mới nhận thức được tầm quan trọng của Kiểm toán một cách đầy đủ không chỉ trong lĩnh vực tài chính mà trong toàn bộ nền kinh tế thị trường. Kiểm toán thực sự được coi là “ Vị quan tòa công minh của quá khứ, người dẫn dất cho hiện tại và là người cố vấn sáng s
93 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán tài chính do Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chinh ACAGroup thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uốt cho tương lai. “.
Việt Nam trong giai doạn 1980-1990, chứng kiến cuộc đại phẫu của nền kinh tế mà điểm khởi đầu là Đại Hội Đảng Toàn Quốc lần thứ 6 lịch sử. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, qua liêu, bao cấp dần được chuyển dich sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiên tiến. Nền kinh tế đã đòi hỏi những yêu cầu mới, những hàng hóa, dịch vụ mới cần được cung cấp, dịch vụ kiểm toán là không thể thiếu. AASC và VACO là hai công ty kiểm toán đầu tiên được thành lập, đánh dấu bước phát triển tốt đẹp của hoạt động kiểm toán tại Việt Nam. Kiểm toán đã trở thành một công cụ không thể thiếu cho công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước nói chung và đối với mỗi nhà quản lý kinh tế, tài chính nói riêng.
Đối với các doanh nghiệp, tiền luôn luôn giữ vai trò hết sức quan trọng vì nó là phương tiện, huyết mạch cho quá trình lưu thông của doanh nghiệp. Khoản mục tiền là khoản mục quan trọng trong tài sản lưu động, được trình bày một cách chi tiết trên Bảng Cân đối kế toán. Tiền có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau: mua hàng thanh toán, bán hàng thu tiền, tiền lương và nhân viên… Mặt khác, tiền rất họn nhẹ, dễ vận chuyển, có tính thanh khoản cao nên khoản mục tiền thường xuyên là đối tượng cuả sai sót, tham ô, lợi dụng, mất mát. Vì vậy, kiểm toán Vốn bằng tiền nhằm tăng cường công tác quản lý, cung cấp các thông tin chính xác về thực trạng các nguồn thu cũng như sự chi tiêu của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn bằng tiền là điều hết sức cần thiết.
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chinh ACA Group, em đã được tiếp xúc và tìm hiểu quá trình thực hiện một số cuộc kiểm toán báo cáo tài chính và đi sâu nghiên cứu phần hành kiểm toán khoản mục tiền. Nhận thấy được tầm qua trọng của khoản mục tiền trên báo cáo tài chính và trong mỗi cuộc kiểm toán, em đã chọn đề tài : “ Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chinh ACAGroup thực hiện “.
Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em xin trình bày khái quát và có tính hệ thống về mặt lý luận quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính và thực trạng hoạt động của công ty ACA Group trong quá trình thực hiện phần hành này. Đồng thời, em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền được thực hiện tại ACA Group. Kết cấu của báo cáo gồm các phần:
Chương I : Lý luận chung về kiểm toán khoản mục tiền.
Chương 2 : Thực trạng về kiểm toán khoản mục tiền do Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACA Group.
Chương 3 : Nhận xét chung và một vài ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền do Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính thực hiện .
Trong quá trình thực hiện báo cáo do vốn kiến thức chưa sâu, tài liệu nghiên cứu còn hạn chế do đó báo cáo chắc hẳn con nhiều thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ths Phan Trung Kiên, các thầy cô trong Khoa Kế toán – Kiểm toán và các anh chị trong Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chinh ACAGroup để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn .
Chương I :
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN
I / Đặc điểm khoản mục tiền ảnh hưởng tới kiểm toán
1.1 /Đặc điểm chung về khoản mục tiền
1.1.1 / Khái niệm
Trong các hoạt động của con người, lưu thông và trao đổi hàng hóa là yêu cầu không thể thiếu trong các giai đoạn phát triển. Giai đoạn đầu của quá trình trao đổi là việc trao đổi trực tiếp vật với vật. Đó là hình thái giản đơn ( Hay ngầu nhiên ) của tiền tệ. Khi quá trình phân công lao động xã hội ngày càng phát triển cao, số lượng hàng hóa, dịch vụ ngày một nhiều thì việc trao đổi phải được mở rộng tất yếu đã đòi hỏi vật ngang giá chung phải được cố định và thông nhất.
Khi vật ngang giá cố định ở vàng thì tiền tệ và hình thái giá trị của tiền xuất hiện. Như vậy, “ Tiền là hàng hóa đặc biệt được tách ra khỏi thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung cho mọi loại hàng hóa, dịch vụ. ” .
Theo quan diểm của C.Mac, lúc này tiền có năm chức năng cơ bản là :
+ Thước do giá trị : Để thực hiện chức năng là thước do giá trị theo C.Mác thì bản thân tiền cung phải có giá trị nhưng không nhất thiết là tiền mặt mà chỉ cần tiền trong “ ý niệm”. Để đo giá trị của hàng hóa, dịch vụ bản thân tiền cung phải được do lường, được chia thành đơn vị tiền tệ mà mỗi đơn vị tiền tệ đại diện cho một khối lượng vàng nhất định.
+ Phương tiện lưu thông : Tiền được sử dụng là môi giới trung gian trong trao đổi hàng hóa. Do vậy không nhất thiết tiền phải mang đầy đủ giá trị.
+ Phương tiện cất trữ : Tiền là đại diện cho của cải của xã hội, nhưng để có thể thực hiện chức năng lưu trữ của mình tiền phải thực sự có đầy đủ giá trị nội tại, tức phải là tiền vàng.
+ Phương tiện thanh toán : Tiền có thể thực hiện chức năng trả lương, trả nợ, nộp các nghĩa vụ thuế cho nhà nước… Tiền làm chức năng thanh toán có thể có, có thể không đủ giá trị nội tại.
+ Phương tiện trao đổi quốc tế và tiền tệ thế giới : Tiền thực hiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế, di chuyển tài sản và của cải giữa các quốc gia.
Khi nền kinh tế phát triển cao, quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa được mở rộng thì tiền tệ không chỉ là vàng mà tiền là bất cứ phương tiện nào như tiền giấy và các dạng bút tệ khác được thừa nhận và là hương tiện trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Vậy, tiền có thể được định nghĩa rộng là : “ Tiền là tất cả những phương tiện có thể đóng vai trò trung gian trao đổi và được nhiều người thừa nhận ”.
Những chức năng vốn có của tiền cũng ngày càng bó hẹp dần, tiền hầu như chỉ là phương tiện cho quá trình lưu thông, phục vụ quá trình thanh toán .
Dưới góc độ kế toán tiền là một khoản mục trong tài sản lưu động có tính luân chuyển cao, là tất cả các hình thức tiền tệ được tồn tại trực tiếp dưới dạng hình thái giá trị và có thể chuyển đổi ngay thành tiền của đơn vị chủ sở hữu như: Tiền mặt bằng đồng Việt Nam, Tiền mặt bằng ngoại tệ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
1.1.2/ Những đặc điểm cơ bản của tiền
- Tiền là khoản mục quan trọng trong tài sản lưu động của các doanh nghiệp. Là phương tiện thanh toán có biên độ dao động lớn nên dễ xảy ra sai sót, thậm chí là đối tượng của sự gian lận và biển thủ công quỹ. Thông qua quy mô số dư tài khoản tiền mặt các nhà phân tích có thể nhận định về khả năng thanh toán các khoản nợ và tình hình lưu thông tiêu thụ của đơn vị.
Khi đánh giá khả năng thanh toán của một đơn vị thường sử dụng các tỷ suất sau:
Tổng số Vốn bằng tiền
+ Tỷ suất thanh toán tức thời =
Tổng số nợ ngắn hạn
Tổng số Vốn bằng tiền
+ Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động =
Tổng số tài sản lưu động
Khi thực hiện phân tích đánh giá khả năng thang toán của các doanh nghiệp cần xem xét tới các yếu tố về ngành nghề kinh doanh, tính thời vụ, chính sách tiêu thụ sản phẩm… của đơn vị.
- Tiền là khoản mục có tác động rất lớn tới nhiều khoản mục trọng yếu khác trên báo cáo tài chính như: nợ phải trả, chi phí và đặc biệt là doanh thu tiêu thụ hàng hóa sản phẩm. Đồng thời, số dư khoản mục tiền cũng bị chi phối bởi nhiều chỉ tiêu, nghiệp vụ kinh tế . Do vậy, những sai phạm xuất phát từ khoản mục tiền sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều chỉ tiêu trên báo cáo tàu chính và ngược lại.
- Tiền là tài sản lưu động có tính thanh khoản cao ( Đặc biệt là tiền mặt ), lại ngọn nhẹ, dễ dàng cho cất giấu, di chuyển … Vì thế, trong các doanh nghiệp những thủ tục kiểm soát nội bộ rất khó kiểm soát và quản lý một cách tuyệt đối.
- Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh mà số dư trên khoản mục tièn có thể lớn hay nhỏ nhưng thông thường với hầu hết các đơn vị số phát sinh của tài khản này là rất lớn. Do số lượng nghiệp vụ kinh tế thu- chi có liên quan đến tiền là không nhỏ. Trong kiểm toán báo cáo tài chính, khoản mục tiền luôn đươc xem là một khoản mục trọng yếu, kiểm toán khoản mục tiền luôn là nội dung rất quan trọng.
1.2/ Quy trình hạch toán khoản mục tiền
1.2.1 / Những nguyên tắc hạch toán khoản mục tiền
Quá trình hạch toán khoản mục tiền trong các đơn vị phải thực hiện theo nguyên tắc, chế độ quản lý và lưu thông tiền tệ hiện hành của nhà nước :
- Nguyên tắc tiền tệ thống nhất : Nguyên tắc này yêu cầu, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải ghi nhận một cách thông nhất bằng một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Nguyên tắc cập nhật : Trong hạch toán khoản mục tiền kế toán phải thực hiện phản ánh kịp thời, trung thực, cập nhật số tiền hiện có và thực trạng tình hình thu chi các loại tiền, mở sổ theo dõi cho từng loại ngoại tệ theo cả nguyên tệ và đồng Việt Nam quy đổi.
- Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ : Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên qua đến ngoại tệ đều phải quy đổi về đồng Việt Nam để ghi nhận. Tỷ giá thực hiện quy đổi là tỷ giá mua bán bình quân trên thị trường liên ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ đó.
Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam đối với ngoại tệ đó thì hạch toán quy đổi ngoại tệ đó thông qua USD.
1.2.2 Hạch toán khoản mục tiền
1.2.2.1 Hạch toán tiền mặt
- Theo hạn hạn mức được quy định từ trước ( Của Bộ Tài chính với một số ngành nghề, của Tổng công ty, của Ban Giám đốc ) đơn vị có quyền giữ lại một số tiền mặt nhất định để chi tiêu cho các nhu cầu thường xuyên của mình. Với mỗi khoản thu, chi tiên phải có đầy đủ phiếu thu, phiếu chi và đủ chữ ký của những người liên qua ( kế toán trưởng, người nhận, người thu, người phê chuẩn, người lập chứng từ). Cuối ngày, thủ quỹ thực hiện chuyển chứng từ cho Phòng kế toán mà trực tiếp là kế toán tiền mặt để ghi sổ.
- Tài khoản sử dụng :
+ Tài khoản 111 “ Tiền Mặt “ : Phản ánh tình hình thu, chi tiền mặt và số dư tiền mặt của doanh nghiệp. Được chi tiết theo 3 tài khoản cấp II : :
Tài khản 1111 “ Tiền Việt Nam Đồng “.
Tài khản 1112 “ Ngoại tệ “ : Chi tiết theo từng loại ngoại tệ.
Tài khoản 1113 “ Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý.”
Sơ đồ 1: hạch toán tiền mặt VND TK : 1111
Tk : 511,512
Doanh thu B.H
Tk : 515,711
Doanh thu TC và HĐK
Tk: 121,128221,222,228,244
Thu vốn đầu tư, vay, ký quỹ, ký cước
Tk : 112
Rút tiền gửi NH về quỹ
Tk : 333
Nộp thuế cho NS
Thu hồi nợ, tạm ững
Tk : 131,136,141,331
Tk : 3381
Phát hiện thừa khi kiểm kê
Tk: 151,152,153,156,211,213,241
Chi mua VT, TS
Tk : 133
VAT đầu vào
Tk : 311,331,341
Chi thanh toán
Tk : 112
Nộp tiền vào
Ngân hàng
Tk : 141
Tạm ứng cho CNV
Tk : 623.627.811.635,641….
Chi SXKD, XDCB và chi khác
Tk : 1381
Phát hiện thiếu khi kiểm kê
- Hạch toán tiền ngoại tệ :
ài khoản sử dụng:
+ Tài khoản 112 “ Tiền Gửi ngân hàng“ : Phản ánh tình hình tăng, giảm tiền gửi ngân hàng và số dư tiền gửi của doanh nghiệp. Được chi tiết theo 3 tài khoản cấp II : :
Tài khản 1121 “ Tiền gửi Việt Nam Đồng “.
Tài khản 1122 “ Tiền gửi ngoại tệ “ : Chi tiết theo từng loại ngoại tệ.
Tài khoản 1123 “ Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý.”
Theo thông tư 105/2003/TT-BTC và chuẩn mực kiểm toán số 10 “Ảnh hưởng của thay đổi tí giá hối đoái” thì việc hạch toán khoản mục tiền ngoại tệ phải sử dụng tài khoản 431 “ Chênh lệch tỉ giá hối đoái “ .
+ Tài khoản 431 “ Chênh lệch tỉ giá hối đoái ”: Phản ánh số chênh lệch tỉ giá hối đoái phát sinh trong các hoạt động xây dựng cơ bản, chênh lệch tỉ giá khi thực hiện đánh giá lại các khoản mục tiền có gốc ngoại tệ, khoản chênh lệch tỉ giá khi chuyển đổi báo cáo tài chính ở nước ngoài và tình hình sử lý khoản chênh lệch tỉ giá hối đoái đó. Tài khoản 431 có 3 tài khoản chi tiết:
Tài khoản : 4311 “ Chênh lệch tỉ giá do đánh giá lại cuối năm tài chính”.
Tài khoản: 4312 “Chênh lệch tỉ giá hối đoái trong giai đoạn DT XDCB “.
Tài khoản: 4313 “ Chênh lệch tỉ giá hối đoái từ chuyển đổi BCTC “.
+ Tài khoản 007 “ Ngoại tệ các loại “ : Là tài khoản ngoài bảng. Phản ánh, theo dõi các khoản tiền ngoại tệ theo nguyên tệ. Phải được mở cho từng loại ngoại tệ mà doanh nghiệp đang có.
+ Theo quy định khoản tiền được hách toán vào tài khoản này, phải bù trừ giữa chênh lệch tỉ giá hối đoái tăng hoặc giảm do đánh giá lại phải được kết chuyển toàn bộ vào chi phí hoạt động tài chính hay doanh thu hoạt động tài chính tương ứng. Thực tế, để phù hợp với quy mô hoạt động của mình các doanh nghiệp có thể vận dụng hai cách hạch toán ngoại tệ là sử dụng giá hạch toán và không sử dụng giá hạch toán.
Sơ đồ 2 : Sơ đồ hạch toán khoản mục tiền ngoại tệ theo tỉ giá hạch toán
Tk : 1112
DT bằng ngoại tệ theo tỉ giá thực tế
Tk : 3331
V A T
TK : 635
Lỗ tỉ giá HT
Tk : 515
Lãi tỉ giá HT
Tk: 131,163,138
Thu nợ bằng ngoại tệ
Lỗ tỉ giá HT
Tk : 635
Tk: 515
Lãi tỉ giá HT
Tk : 431
Lỗ tỉ giá do đánh giá lại cuối năm tài chính các tài khoản tiền có gốc ngoại tệ
Tk : 151.15,153,156
213,642,211,623,627 …
Chi mua VT, HH, chi phí SXKD.. theo giá thực tế
Tk: 1331
Tk : 635
Lỗ tỉ giá HT
Lãi tỉ giá HT
Tk: 515
Tk: 311,336,338
Trả nợ ngoại tệ theo tỉ giá ngày giao dịch
Lỗ tỉ giá HT
Lãi tỉ giá HT
Tk: 635
Tk : 515
Tk : 431
Lãi tỉ giá do đánh giá lại cuối năm tài chính các tài khoản tiền có gốc ngoại tệ
Tk: 511
Hạch toán vàng, bạc, kim khí quý hiếm, đá quý:
Là tài sản lưu đông thường có giá trị rất lớn đối với các doanh nghiệp nên yêu cầu cho công tác quản lý và hạch toán vàng, bạc, kim khí quý hiếm, đá quý là sư dụng giá thực tế đích danh của từng loại mặt hàng. Kế toán phải cung cấp được đầy đủ thông tin về: người mua, người bán, kích cớ, trọng lượng. giá thanh toán, màu sắc… của chúng.
Đối với các doanh nghiệp không sản xuất kinh doanh vàng bạc phương pháp hạch toán là sử dụng tài khoản 1113. Giá trị của vàng, bạc, kim khí quý hiếm, đá quý được xác định đích danh theo giá nhập trong kỳ, nếu phát sinh chênh lệch do đánh giá lại chúng thì hạch toán vào tài khoản 421 “ Chênh lệch đánh giá lại tài sản” . Khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản này được kết chuyển vào cuối kỳ vào tài khoản 635 “ Chi phí hoạt động tài chính” hay tài khoản 515 “ Doanh thu hoạt động ài chính” tương ứng.
Đối với các đơn vị thực hiện sản xuất, chế tác vàng, bạc, kim khí quý hiếm, đá quý thì giá trị của chúng sẽ được phản ánh vào tài khoản 156 “ Hàng hóa “ , và được hạch toán như đối với hàng hóa của đơn vị sản xuất kinh doanh. Và giá trị của chúng không nhất thiết là giá thực tế đích danh mà có thể là giá bình quân cả kỳ dự trữ, nhập trước xuất trước…
1.2.2.2 : Hạch toán tiền gửi ngân hàng
Phương pháp hạch toán tiền gửi ngân hàng hoàn toàn tương tự như phương pháp hạch toán tiền mặt đã được trình bày ở trên. Việc hạch toán được sử dụng tài khoản:
- Tài khoản sử dụng :
+ Tài khoản 112 “ Tiền gửi ngân hàng “ : Phản ánh tình hình gửi, rút và thanh toán các laọi tiền gửi ngân hàng. Tài khoản phải được mở chi tiết cho từng ngân hàng . Được chi tiết theo 3 tiểu khoản cấp I :
Tài khản 1121 “ Tiền gửi Việt Nam Đồng “.
Tài khản 1122 “ Tiền gửi ngoại tệ “ :
Tài khoản 1123 “ Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý.”
Hàng ngày khi nhận được chứng từ do các ngân hàng chuyển đến, kế toán tiền gửi thực hiện kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo. Mọi khoản chênh lệch giữa các số liệu phải được thông báo kịp thời để chỉnh sửa. Nếu đến cuối thánh vẫn tồn tại chênh lệch thị kế toán phải lấy số liệu ngân hàng làm chuản và só chênh lệch phải được ghi nhận vào tài khoản 338 “ Phải trả phải nộp khác” hoặc 138 “ Phải thu khác”. Khi nào xác định được nguyên nhân chênh lệch thì phải điều chỉnh kịp thời.
1.2.2.3 : Hạch toán tiền đang chuyển
Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã làm thủ tục nộp tiền vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước hay đã gửi vào Bưu điện để chuyển vào Ngân hàng hoặc đã làm thủ tục để chuyển tiền từ Tài khoản tại Ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được Giấy báo, bảng sao kê của ngân hàng. (Cả thẻ tín dụng, thẻ thanh toán đang làm thủ tục).
Theo quy định chế độ tài chính hiện nay, các khoản được ghi nhận là tiền đang chuyển là các khoản sau:
Thu tiền mặt, séc chuyển thẳng cho ngân hàng.
Chuyển tiền qua bưu điện tới ngân hàng hay các đối tượng khác.
Thu tiền hàng nộp ngay cho Kho bạc Nhà nước.
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 113 “Tiền đang chuyển” : tài khoản phản ánh tình hình tăng giảm và biến động tiền đang chuyển trong kỳ của doanh nghiệp. Tài khoản 113 có hai tài khoản chi tiết:
TK 1131: Tiền đang chuyển Việt Nam
TK 1132: Tiền đang chuyển ngoại tệ
TK 511
TK 112
TK 331
TK 111
TK 112
TK 113
Thu tiền từ bán hàn, HDTC không qua quỹ chưa nhận được giấy báo của NH
Nhận được giấy báo có về khoản tiền đang chuyển
Nhận được giấy báo Nợ của NH vê khoản tiền trả nợ
Sơ đồ số 3: hạch toán Tiền đang chuyển
TK 131
V A T
Gửi tiền mặt vào NH chưa nhận được giấy báo Có
Chuyển tiền gửi NH trả nợ chưa nhận được giấy báo Nợ
1.3/ Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất quan trọng và khả năng sai phạm của tiền trong mỗi doanh nghiệp mỗi đơn vị có thể định ra những thủ tục kiểm soát nội bộ đối với tiền thích hợp nhất. Nhưng cơ bản nhà quản lý thường hướng tới những mục tiêu chính khi thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ với khoản mục tiền là:
+ Phân tách các chức năng phê chuẩn nghiệp vụ thu, chi tiền với nghiệp vụ ghi chép sổ sách về tiền, chức năng quản lý tiền.
+ Ghi chép đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ thu chi tiền.
+ Tăng cường hiệu quả sử dụng tiền trong thanh toán, lưu thông.
+ Tập trung các đầu mối thu tiền và kiểm soát được tổng số thu của đơn vị.
+ Đối chiếu số liệu giữa bộ phận kế toán với bộ phận quả lý tiền.
1.3.1/ Kiểm soát nội bộ với nghiệp vụ thu tiền
- Với các hoạt động thu tiền từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tại doanh nghiệp những thủ tục kiểm soát thường được vận dụng là:
+ Thực hiện thu tiền tập trung và có sự phân công một nhân viên thực hiện độc lập là rất cần thiết.
+ Đánh số trước và kiểm tra sự liên tục của các dẫy số trên các phiếu thu, biên lai nhận tiền… ngăn ngừa khả năng ghi khống hay bị bỏ sót.
- Với hoạt động bán lẻ đơn vị có một số thủ tục kiểm soát đăc trưng riêng như:
+ Sử dụng thống nhất hệ thống mã vạch quản lý từng loại hàng hóa và một hệ thống máy tính quản lý rõ ràng.
+ Hóa đơn (phiếu tính tiền cho khách hàng mua lẻ) phải được ghi đầy đủ thông tin về giá, sản phẩm và tránh tình trạng khách hàng mua hàng mà không lấy hóa đơn bán hàng.
+ Cuối mỗi ngày hay cuối mỗi buổi giao ca (tùy thuộc quy mô tiêu thụ) cần kiểm tra đối chiếu tổng số tiền tiêu thụ và kết quả kiểm kê hàng hóa.
+ Với các hệ thống bán lẻ không có sự trợ giúp của hệ thống thông tin trong kiểm soát và tính toán số tiền thu được thì việc thực hiện lập báo cáo tiêu thụ trong ngày và ghi chép lại mọi nghiệp vụ bán hàng là cần thiết.
Ngoài ra do nhu cầu, đòi hỏi của thị trường cũng và năng cao hiệu quả việc kiểm soát hoạt động thu của doanh ng hiệp việc phát triển hệ thống thanh toán điện tử và thông quan hệ thống ngân hàng là rất cần thiết. Trong quá trình thanh toán đó cũng thực hiện thường xuyên thủ tục đối chiếu các khoản công nợ với khách hàng và giữa chứng từ ngân hàng với sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
1.3.2/ Kiểm soát nội bộ với nghiệp vụ chi tiền
Với nghiệp vụ chi tiền, hệ thống kiểm soát nội bộ tập trung hơn vào các thủ tục kiểm soát sau:
- Vận dụng triệt để nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn trong hoạt động chi tiền. Khi thực hiện việc chi tiền thông thường đơn vị có các văn bản quy phạm hạn mức, điều kiện chi tiết và có sự kiểm soát, phê duyệt của các cấp quả lý. Sự phê chuâne này phải để lại dấu vết.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Ngăn chặn những gian lận và sai sót trong thanh toán sẽ hiệu quả hơn khi doanh nghiệp thực hiện nhiều việc thanh toán điện tử, thanh toán qua các ngân hàng.
- Thực hiện đánh số trước các chứng từ chi tiền. Trong quá trình chi tiền nếu có những chứng từ nào sai sót, phải viết lại phải được lưu trữ làm căn cứ kiểm tra tính liên tục của chứng từ nhằm phát hiện các nghiệp vụ bị ghi khống hay bỏ sót.
- Thực hiện đối chiếu định kỳ đối với ngân hàng, nhà cung cấp. Những khoản chênh lệch phải được tìm ra nguyên nhân và điều điều chỉnh thích hợp.
Không chỉ trong quy trình kiểm toán khoản mục tiền mà khi thực hiện kiểm toán cho mỗi khoản mục trong báo cáo tài chính, thông qua hiểu việc xem xét quá trình kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp sẽ là cơ sở qua trọng giúp kiểm toán viên đưa ra hướng, nội dung và phương pháp kiểm toán thích hợp nhất cho từng khách hàng.
1.4/ Mục tiêu kiểm toán đối với tiền
1.4.1 / Vai trò của kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC
Là một chỉ tiêu rất quan trọng khộng chỉ trong quá trình quản trị tài chính của doanh nghiệp xét trên các trên khía cạnh: Khả năng thanh toán, tình hình thu tiền từ tiêu thụ sản phẩm và thanh lý nợ, hiệu quả sử dụng vốn… các thông tiêu về số phát sinh và số dư trong kì của khoản mục tiền con có ý nghĩ rất qua trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Do vậy, kiểm toán khoản mục tiền luôn thể hiện được vai trò qua trọng của mình trong mỗi cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cho dù số phát sinh là không trọng yếu đi nữa.
Trong kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán khoản mục tiền là việc kiểm toán viên thu thập đầy đủ những bằng chứng kiểm toán tin cậy làm cơ sở cho việc xác minh và bày tỏ ý kiến của mình trên báo cáo kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của khoản mục tiền trên báo cái tài chính của khách hàng.
Cụ thể việc kiểm toán khoản mục tiền là rất quan trọng vì :
Thứ nhất, tiền là một tài sản lưu động được trình bày trước tiên trên bảng cân đối kế toán. Là chỉ tiêu được chú trọng đầu tiên khi xem xét trong quá trình phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tiền có số dư quá thấp chứng tiềnỏ khả năng thanh toán tức thời gặp nhiều khó khăn trong khi nếu số dư này quá cao cũng cho thấy sự không tốt vì sử dụng tiền trong vòng quay vốn là không hiệu quả.
Thứ hai, hầu hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều liên qua đến các loại tiền thông qua quan hệ thu – chi. Mặc dù có nhiều thuận lợi phục vụ quá trình thanh toán, bảo quản, cất trữ và sử dụng nhưng cũng chính đặc điểm này dẫn tời những sai phạm cao kiểm toán viên phải chú ý.
Thứ ba, Tiền là khoản mục có liên qua đến rất nhiều chu trình khác nhau điều này dẫn đến những ảnh hưởng của các sai phạm từ những chu trình khác tời khoản mục và ngược lại. Mối quan hệ của khoản mục tiền với các chu trình khác có thể khái quát tại Biểu số 6.
Tiền là một khoản mục qua trọng nhưng lại dẽ bị trình bày sai lệch, khả năng bị mấtt mát, gian lận là rất cao. Cho dù số dư của khoản mục tiền là không trọng yếu đối với báo cáo tài chính thi cuộc kiểm toán không thể xem nhẹ vai trò của kiểm toán khoản mục tiền được.
Biểu số 4 : Khoản mục tiền và các chu trình khác.
Tiền
Phải thu
Doanh thu
Giảm trừ
Chu trình bán hàng thu tiền
Phải trả CNV
Chi phí
Chi phí phải trả
Chu trình tiền lương
nhân viên
Phải trả người bán
HTK, DV
TSCD
Chu trình mua hàng
thanh toán
1.4.2/ Những rủi ro thường gặp trong việc kiểm toán khoản mục tiền
Rủi ro trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và trong kiểm toán khoản mục tiền nói riêng là nói đến khả năng tồn tại những sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính mà kiểm toán viên không phát hiện thấy trong quá trình kiểm toán. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân thuộc về đặc điểm tính thanh khoản cao, dễ vận chuyển, cất trữ nên khả năng sai phạm có thể xẩy ra ở cả ba loại tiền tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển là cao. Đồng thời, sai phạm cũng có thể liên qua đến tiền Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại hay các loại vàng, bạc, kim khí quý hiếm.
Với tiền mặt, khả năng sai phạm thường rơi vào các trường hợp sau:
- Tiền mặt được ghi nhận là không có thực trong két tiền mặt.
- Chi tiền quá giá trị thực tế, chi khống thông qua việc sửa chữa, làm giả chứng từ.
- Khai tăng thu, giảm chi nhằm biển thủ tài sản (tiền).
- Thủ quỹ thông đồng với người làm công tác thanh toán hay trực tiếp với khách hàng để biển thủ tiền.
- Và nhiều hình thức sai phạm khác dẫn tới làm tăng, giảm khoản mục tiền mặt trên Báo cáo Tài chính.
Với gửi ngân hàng, khả năng sai phạm thường rơi vào các trường hợp sau:
- Thanh toán tiền lãi cao hoặc thấp hơn giá trị thực tế.
- Kế toán thực hiện biển thủ tiền gửi ngân hàng thông qua việc không ghi sổ các nghiệp vụ đã thanh toán của khách hàng qua ngân hàng.
- Thanh toán một hóa đơn nhiều lần.
- Thông đồng giữa kế toán tiền gửi với nhân viên thực hiện các giao dịch tại ngân hàng hướng tới việc biển thủ tiền của đơn vị.
- Và nhiều hình thức sai phạm khác dẫn tới sai lệch thông tin về số dư khoản mục tiền gửi ngân hàng trên báo cáo tài chính.
Với tiền đang chuyển, khả năng sai phạm thường rơi vào các trường hợp sau:
- Tiền bị chuyển sai địa chỉ.
- Nộp tiền vào tài khoản, chuyển tiền thanh toán muộn hay sai kỳ.
- Tính toán sai số tiền đã chuyển vào ngân hàng, chuyển thanh toán.
Với ngoại tệ, khả năng sai phạm thường rơi vào các trường hợp sau:
- Hạch toán sai tiền ngoại tệ do áp dụng những nguyên tắc kế toán không phù hợp.
- Ghi nhận sai tỷ giá của ngoại tệ vào thời điểm phát sinh ngoại tệ hay cuối kỳ với mục đích kiếm lời khin tỷ giá thay đổi (tăng hoặc giảm).
- Và các sai phạm khác như những sai phạm có thể có với khoản tiền mặt.
Khoản mục tiêng là khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính cho dù số dư của khoản mục là không lớn, những sai phạm liên quan đến khoản mục tiền diễn ra phổ biến và rất đa dạng. Rủi ro trong quá trình kiểm toán khoản mục tiền là không hề nhỏ.
1.4.3 / Mục tiêu của kiểm toán vốn bằng tiền
Bất kể một cuộc kiểm toán nào được thực hiện, kiểm toán độc lập hay kiểm toán Nhà nước, việc xác định mục tiêu kiểm toán cho từng khoản mục là công việc hàng đầu và rất quan trọng đối với kiểm toán viên . Bởi vì, mục tiêu là cái đích cần đạt tới trong cuộc kiểm toán, là xác định phương hướng và công việc cụ thể trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. Trong kiểm toán, mỗi loại hình kiểm toán lại có sự khác biệt về mục tiêu kiểm toán. Điều này hoàn toàn lệ thuộc vào khách thể và nội dung của cuộc kiểm toán. Phần mục tiêu được trình dưới đây là mục tiêu cơ bản của kiểm toán khoản mục tiền trong cuộc kiểm toán tài chính do bộ phận kiểm toán độc lập thực hiện.
Biểu số 5 : Mục tiêu kiểm toán chung của khoản mục tiền .
Mục tiêu kiểm toán chung
Mục tiêu kiểm toán cụ thể
Hiện hữu
Số dư tài khản tiền vào ngày lập các báo cáo tàic hính phải thực sụ tồn tại
Đầy đủ
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến khoản mục tiền đều được ghi chép, việc phản ánh phải phản ánh hết tất cả các loại tiền
Tính giá
Việc tính giá tất cả các loại tiền phải thực hiện đúng đắn theo các nguyên tắc chế độ trong hạch toán khoản mục tiền.
Phân loại và trình bày
Tiền phản ánh trên các báo cáo tài chính là tiền mặt, tiền đang chuyển, tiền gửi phân loại và trình bày đúng theo quy định.
chính xác số học
Hạch toán tài khoản tiền phải được tính toán, ghi sổ, chuyển sổ chính xác.
Quyền và nghĩ vụ
Tiền được phản ánh phải thực sự là tiền của doanh nghiệp.
Ngoài các mục tiêu trên kiểm toán viên còn có xem xét đơn vị có tuân thủ các văn bản pháp lí hiện hành về khoản mục tiền hay không ? Chẳng hạn như đơn vị có thực hiện thường xuyên việc kiểm kê và việc kiểm kê tiền tại quỹ có theo yêu cầu, các khoảnn mục tiền có gốc ngoại tệ cuối kỳ có được đánh giá lại theo tỉ giá trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố năm tài chính…
II / Quy trình kiểm toán khoản mục tiền
2.1 / Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán khoản mục tiền là một trong các công việc kiểm toán quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính vì khoản mục có tác động đến nhiều khoản mục trọng yếu trong báo cáo tài chính và là một trong các yếu tố quan trọng phản ánh tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng các nguồn lực nói chung và khả năng thanh toán các khoản công nợ nói riêng của doanh nghiệp. Việc thực hiện tổ chức công tác Kiểm toán khoản mục tiền là một bộ phận trong tổng thể cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, nó có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong các cuộc kiểm toán vì có mối liên hệ trực tiếp với các phần hành khác trong cuộc kiểm toán. Khi xem xét quy trình kiểm toán khoản mục tiền chúng ta đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ với quy trình kiểm toán chung của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.
2.2/ Nội dung và trình tự kiểm toán khoản mục tiền
Xem xét quy trình kiểm toán khoản mục tiền chúng ta đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ với quy trình kiểm toán chung của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Vì vậy trong quá trình trình bày quy trình kiểm toán khoản mục tiền sẽ đặt nó trong một cuộc kiểm toán hoàn chỉnh.
2.2.1 / Chuẩn bị kiểm toán
Một quy trình kiểm toán thực sự bắt đầu khi công ty kiểm toán tiếp nhận được thư mời kiểm toán của khách hàng. Công ty sẽ thực hiện đánh giá khả năng chấp nhận một khách hàng mới hay tiến hành kiểm toán với một khách hàng cũ. Để cuộc kiểm toán thực sự có hiệu quả thì công việc đánh giá trên phải được thực hiện một cách khách quan và chính xác với công ty khách hàng. Chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn tiền đề phải được thực hiện kỹ lưỡng bởi nó quyết định tới chất lượng cuộc kiểm toán được thực hiện sau này.
Biểu số 6 : Chu trình kiểm toán báo cáo tài chính
Quản lý cuộc kiểm toán
Đánh giá, kiểm soát rủi ro kiểm toán
Lựa chọn nhóm kiểm toán
Thực hiện các công việc trước kiểm toán
Thiết lập điều hợp đồng kiểm toán
Tìm hiểu môi trường pháp lý
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh
Tìm hiểu chu trình kế toán
Lập kế hoạch kiểm toán
Phân tích tổng quát
XD kế hoạch GD và Phục vụ
Đánh giá rủi ro tiềm tàng trong các tài khoản
Rủi ro chi tiết xác định được
Rủi ro chi tiết không xác
định được
Xây dựng kế hoạch kiểm toán
Tin cậy vào HTKS
Tin cậy vào HTKS
Thực hiện chuẩn mực phục vụ khách hàng
Không
tin cậy
Tin cậy
Không
tin cậy
Tin cậy
Tổng hợp và liên kết với kế hoạch kt
Thực hiện thủ tục kiểm soát và đánh giá KQ
Kết luận và báo cáo
Thực hiện kiểm tra chi tiết và đánh giá KQ
Tiến hành thủ tục phân tích
Thu thập thu giải trình của BGD khách hàng
Soát xét sự kiện sẩy ra sau ngày lập BCTC
Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán
Các hoạt động sau
kiểm toán
Lập Báo cáo kiểm toán
Đánh gi._.á chất lượng và kết quả cuộc kt
Soát xét, kiểm soát giấy tờ làm việc
2.2.1.1/ Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán, nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của cả cuộc kiếm toán; Điều này được thể hiện rõ trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300, theo đó quy định “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả”.
Việc chuẩn bị kế hoạch kiểm toán được thực hiện sau khi công ty kiểm toán chấp nhận thư mời kiểm toán và bắt đầu bằng việc xác định các mục tiêu, phạm vi, các điều kiện nhân lực, vật lực cho cuộc kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 “ Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán” nêu rõ “ Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng cua công ty kiểm toán và tính chính trực của Ban giám đốc của khách hàng.”
Như vậy, trong giai đoạn đầu này của cuộc kiểm toán cần nhận diện được lý do kiểm toán của khách hàng, lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên phù hợp thục hiện kiểm toán, xác định mục tiêu của cuộc kiểm toán và các nhân tố vật lực (máy tính, phương tiện giao thông, …) phục vụ cho cuộc kiểm toán đã được chấp nhận thực hiện.
2.2.1.2/ Thu thập thông tin
Việc thu thập thông tin là rất quan trọng vì thông tin được thu thập trong giai đoạn này là những thông tin tổng quan nhất về khách thể kiểm toán. Giúp kiểm toán viên có được cái nhìn toàn diện về khách hàng và chuẩn bị cho giai đoạn lập kế hoạch và chương trình kiểm toán. Thông tin cần được thu thập đầy đủ trên cả hai loại: thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.
Kiểm toán viên có thể tìm hiểu thông tin khách hàng bằng các cách sau:
- Đọc báo cáo kiểm toán kỳ trước (nếu có)
- Đọc báo cáo tổng kết, các biên bản hội nghị cổ đông, hội đồng quản trị, các báo cáo thanh tra, kiểm tra;
- Phỏng vấn người quản lý doanh nghiệp và người thứ ba có liên quan.
- Xem quan hệ thống chứng từ, sổ và báo cáo kế toán của khách hàng…
* Thông tin cơ sở: Trong giai đoạn này Kiểm toán viên tiếp xúc với khách hàng để tìm hiểu tình hình khách hàng, thu thập những thông tin về các hoạt động kinh doanh (thông tin cơ sở). Bao gồm:
- Nhiệm vụ, chức năng hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp;
- Quy mô và phạm vi hoạt động kinh doanh;
- Quá trình hình thành, phát triển, triển vọng kinh doanh của khách hàng
- Quy trình công nghệ sản xuất - kinh doanh và các rủi ro tiềm tàng;
- Tổ chức quản lý kinh doanh, năng lực tổ chức điều hành của Ban giám đốc của doanh nghiệp.
- Tổ chức bộ máy,công việc kế toán, tài chính, thống kê.
- Tổ chức kiểm tra nội bộ.
- Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu trong sản xuất - kinh doanh, trong quản lý và hạch toán;
* Thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: Việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng sẽ giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lí, có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động - kinh doanh này. Những thông tin cần thu thập trong quá trình này là Giấy phép thành lập và điều lệ công ty, các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm tài chính hiện hành và các năm trước, biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, các hợp đồng và các cam kết khác…
Đối với quá trình kiểm toán khoản mục tiền, thông tin trong giai đoạn này cung cấp cung rất hữu hiệu. Khách hàng được kiểm toán thuộc loại hình doanh nghiệp nào, ngành nghề kinh doanh? Tỉ trọng của khoản mục tiền trong tổng tài sản của toàn ngành? Mức độ trọng yếu của khoản mục tiền đối với báo cáo tài chính của khách hàng. Đây là những nhận định ban đầu và toàn diện về khoản mục tiền của đơn vị phục vụ cho công việc lập kế hoạch và chương trình kiểm toán sau đó được tốt.
2.2.1.3 / Thực hiện các thủ tục phân tich
Theo giáo trình Kiểm toán (Học viện Tài Chính) của PGs.TS.Vương Đình Huệ và TS.Đoàn Xuân Tiên thì: “Quy trình phân tích là phương pháp sử dụng quá trình so sánh các mối quan hệ để xác định tính hợp lý hay không của các số liệu trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp”. Đây là kỹ năng bao trùm nhất của việc khai thác bằng chứng kiểm toán; Thông qua việc phân tích các số liệu, các mối quan hệ, kiểm toán viên có thể đánh giá tổng qua các thông tin tài chính của doanh nghiệp có đúng không hay còn vấn đề nghi ngờ ?
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 “ Quy trình phân tích” đã nêu rõ khái niệm quy trình phân tích hay thủ tục phân tích: " là việc phân tích các số liệu thông tin, các tỷ suất quan trọng qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến."
Trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán, việc thực hiện thủ tục phân tich đối với thông ti đã thu thâp được sẽ hỗ trợ cho lập kế hoạch kiểm toán và nhận diện rõ hơn các vấn đề quan trọng đòi hỏi sự quan tâm trong quá trình kiểm toán sau này. (Thực chất là những yếu tố, khoản mục có khă năng sai phạm, rủi ro cao).
* Kiểm tra tính hợp lý :
- So sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán: Thông qua việc so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán sẽ giúp kiểm toán viên điều tra phát hiện những sai sót lớn giữa số liệu thực tế và kế hoạch hoặc dự toán. Qua đó có thể cho thấy những sai sót trong Báo cáo tài chính hoặc những biến động lớn về sản xuất - kinh doanh mà kiểm toán viên cần xem xét thẩm định. Trong kiểm toán khoản mục tiền các chỉ tiêu về định mức tồn quỹ, số dư các loại tiền trên các báo cáo tài chính kế hoạch của doanh nghiệp sẽ là những căn cứ tốt để phân tich với các số liệu thực tế đạt được.
- So sánh số liệu thực tế của doanh nghiệp với kết quả dự kiến của kiểm toán viên. Dựa trên số liệu đã thu thập được, nhận định chuyên môn của mình kiểm toán viêc ước lượng số dư tài khoản, quy mô nghiệp vụ của một số tài khoản và thực hiện đối chiếu kết quả thực tế với số ước tính của mình.
- So sách số liệu thực tế của doanh nghiệp với kết quả và tình hình chung của nền kinh tế, ngàng nghề kinh doanh: Những sự khác biệt lớn, mâu thuẫn có thể có là những điểm cần chú ý. Trong mỗi ngành nghề kinh doanh xuuất phát từ những đặc điểm, điều kiện kinh doanh tương đồng mà thông thường những xu hướng, tỉ trọng… của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính cung có nhiều điểm tương đồng.
* Phân tích xu hướng: Là sự phân tích thay đổi theo thời gian của số dư tài khoản hay nghiệp vụ. Mục đích của phân tích xu hướng là phát hiện những khoản mục hoặc tài khoản có sự biến động không bình thường để tập trung kiểm tra. Trong kiểm toán khoản mục tiền, giai đoạn chuẩn bị kiểm toán kiểm toán viên thường thực hiện phận tich xu hương và tập trung vào :
- So sánh số dư của các loại tiền của năm nay với năm trước để thấy được sự tăng giảm cả tương đối và tuyệt đối của chúng.
- So sánh số tương qua giữa thu chi trong khoản mục tiền với tỉ lệ của các khoản mục khác như doanh thu và chi phí..
* Phân tích tỷ suất : là cách thức so sánh những số dư tài khoản hoặc những loại hình nghiệp vụ: Khi phân tích tỷ suất cần xem xét xu hướng của tỷ suất tuỳ theo kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán viên có thể tính toán, phân tích một hay nhiều tỷ suất mà kiểm toán viên cho là cần thiết.
Như vậy quy trình phân tích được sử dụng để đánh giá các thông tin nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán. Các kĩ thuật phân tích được trình bày ở trên được áp dụng rất rộng rãi trong các cuộc kiểm toán; Nó được coi là phương pháp có hiệu quả cao đăc biệt thời gian để thu thập bằng chứng không dài nhưng các bằng chứng lại có tính đồng bộ, và có giá trị về số liệu kế toán, thể hiện tính khái quát cao không bị sa vào các nghiệp vụ chi tiết.
2.2.1.4 / Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
Theo chuẩn mực kiểm toán số 400 “ Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ “ thì khái niệm trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính là :
+ trọng yếu: là một thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin hay một số liệu trong báo cáo tài chính. Thông tin chỉ được coi là trọng yếu nếu thiếu thông tin đó hay thông tin đó thiếu chính xác thì sẽ ảnh hưởng tới các quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính, mức độ trọng yếu phụ thuộc vào tầm quan trọng của thông tin hay sai sót trong những hoàn cảnh cụ thể.
+ Rủi ro kiểm toán (AR) : là rủi ro do Công ty kiểm toán và kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính còn có những sai phạn trọng yếu. Rủi ro kiểm toán được chia làm ba loại là: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.
Rủi ro tiềm tàng ( IR) : là rủi ro vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hay tính gộp dù không có hay có sự tồn tại hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp.
Rủi ro kiểm soát (CR) : là khả năng xảy ra sái sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hay tính gộp mà hhệ thống thông tin kế toán và kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết haợc không thể phát hiện và xửa chữa kịp thời.
Rủi ro phát hiện (DR) : là khả năng xảy ra sai sot trọng yếu trong từng nghiệp vụ, khoản mục trên báo cáo tài chính khi tính gộp hay đứng riêng rẽ mà trong quá trình kiểm toán kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được.
+) Đánh giá trọng yếu: Kiểm toán viên phải ước lượng ban đầu về mức trọng yếu bằng sự xét đoán nghề nghiệp của mình vì khái niệm trọng yếu thực chất mang nhiều tính chất định tính hơn là định lượng. Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà kiểm toán viên tin rằng ở mức đó các BCTC có thể bị sai lệnh nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng thông tin. Sau khi ước lượng được mức trọng yếu kiểm toán viên xác định sai sót có thể chấp nhận được cho từng khoản mục. Sau đó trong giai đoạn lập kế hoạch và chương trình kiểm toán, kiểm toàn viên dựa vào mức độ trọng yếu của từng khoản mục để xác định bản chất, thời gian, phạm vi và số lượng các thủ tục kiểm toán với khoản mục.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên so sánh mức độ sai sót thực tế với mức trọng yếu đã phân bổ cho từng khoản mục đưa ra quyết định thích hợp chấp nhận toàn phần, đưa ra bút toán điều chỉnh, ý kiến loại trừ.
+) Đánh giá rủi ro: Kiểm toán viên xem xét bản chất, đặc điểm sản xuất- kinh doanh của khách hàng và của nghiệp vụ để đánh giá rủi ro kiểm toán. Xét về bản chất hoạt động kiểm toán thì rủi ro là điều không thể trành được và vấn đề quan trọng nhất là hạn chế rủi ro ở mực độ có thể chấp nhận được.
Tính ra rủi ro phát hiện cho cuộc kiểm toán giúp kiểm toán viên xác định một cách rõ nét các thủ tục kiểm toán cần thực hiện, số lượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập. Ta có hai công thức rất quan trọng trong quá trình xác định mức độ rủi ro là:
- AR = IR x CR x DR
- DR = AR / IR x CR
Đối với khoản mục tiền trong quá trình kiểm toán rủi ro cao nhất thường là số dư tài khoản bị ghi nhận sai, nhân sai tỉ giá đối với các khoản tiền có gốc ngoại tệ.
2.2.1.5 / Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ra kiểm soát
* Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ :
Theo chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ “ thì hệ thống kiểm soát nội bộ là “ các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ theo pháp luật và các quy định để kiểm tra kiểm soát nhằm ngăn ngừa và phát hiện các gian lận và sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực hợp lý; bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị “.
Với khoản mục tiền, kiểm soát nội bộ là các biện pháp thủ tục kiểm soát nhằm bảo vệ sự an toàn với các tài khoản tiền; ghi sổ khoản mục tiền đúng đắn và có căn cứ hợp lý, trung thực.
* Đánh giá rủi ro kiểm soát :
Kiểm toán viên thường đưa ra đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao trong các trường hợp sao đây:
- Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không đầy đủ.
- Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không hiệu quả.
- Kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ thông tin để đưa ra nhận định về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ tại đơn vị.
Trong trường hợp rủi ro kiểm soát được xác định là ở mức cao kiểm toán viên phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản. Và nếu rủi ro kiểm soát là thấp thì có thể dựa nhiều hơn thông tin từ hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ và có thể hạn chế các thử nghiệ cơ bản đối với các số dư và nghiệp vụ.
2.2.1.6/ Lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán
Trên cơ sở là những hiểu biết về tình hình kinh doanh, nghĩa vụ pháp lý, hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro vàmức độ trọng yếu kiểm toán viên tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và tiến hành thiết kế chương trình kiểm toán.
* Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể:
Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán vì nó là bản mô tả một cách chi tiết phạm vi dự kiến và các cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Đồng thời, kế hoạch kiểm toán tổng thể còn là bản cân đối giữa nhu cầu cần thực hiện trong cuộc kiểm toán với những nguồn lực hiện có cảu công ty kiểm toán.
Công việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được chủ nhiệm kiểm toán thực hiện dựa trên những thông tin đã thu thập được và xét đoán nghề nghiệp. Với nội dung chính của kế hoạch kiểm toán tổng thể:
- Những hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
- Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu.
- Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán.
- Các công việc phối hợp, giám sát và chỉ đạo.
- Các vấn đề quan trọng khác có liên quan.
* Chương trình kiểm toán:
Chương trình kiểm toán là những chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lí kiểm toán thực hiện công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép cũng như kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán sẽ xác định các thủ tục kiểm toán đối với các phần hành, quy mô mẫu chọn, cách lựa chọn khoản mục, thời gian bắt đầu và kết thúc thủ tục kiểm toán cho từng phần hành cụ thể … Mỗi công ty kiểm toán sẽ có chương trình kiểm toán mẫu và chương trình kiểm toán cụ thể đối với từng khách hàng tuỳ theo đặc thù ngành nghề, lĩnh vực sản xuất - kinh doanh của khách hàng. Chương trình kiểm toán được lập bắt buộc đối với mọi cuộc kiểm toán và là căn cứ để kiểm toán viên tiến hành theo trình tự và kế hoạch định trước.
Khoản mục tiền là đối tượng trực tiếp và thường xuyên của mỗi cuộc kiểm toán tài chính nên chương trình kiểm toán đối với khoản mục tiền thông thường được thiết kế chi tiết gồm ba phần chính:
- Trắc nghiệm công việc: Có bao gồm hai loại trắc nghiêm là trắc nghiêm đạt yêu cầu và trắc nghiệm độ vững trãi. Thông thường để đạt hiệu quả cao nhất hai loại trắc nghiệ này được thực hiện đồng thời trên một chứng từ thu chi hay một tài khoản tiền khi kiểm toán.
+ Trắc nghiệ đạt yêu cầu:: Hay còn được gọi là trắc nghiệm kiểm soát nhằm đánh giá sự hoạt động liên tục và hiện diện hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội. Đối với khoản mục tiền, kiểm toán viên cần kiểm tra các chứng từ, sổ sách liên quan có liên hệ với các quy định trong kiểm tra luân chuyển chứng từ, thể thức và quy định đối với tiền tại doanh nghiệp.
+ Trắc nghiệm độ vững trãi: Hay còn được gọi là trắc nghiệm độ tin cậy mục tiêu của trắc nghiệm độ vững trãi là những con số (Số dư) các tài khoản tiền có tin cậy hay không ? Như vậy trắc nghiệm này không tập trung vào các thủ tục kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ với khoản mục tiền mà tập trung vào các mục tiêu phê chuẩn, tính giá và chính xác số học của khoản mục tiền.
- Trắc nghiệm phân tích: là phương pháp có hiệu quả cao đăc biệt thời gian để thu thập bằng chứng không dài nhưng các bằng chứng lại có tính đồng bộ và có giá trị về số liệu kế toán, thể hiện tính khái quát cao không bị sa vào các nghiệp vụ chi tiết. Vì vậy thủ tục phân tích được sử dụng trong hầu hết các cuộc kiểm toán. Đối với khoản mục tiền thủ tục phân tích là thủ tục không thể thiếu, có khả năng cung cấp thông tin (bằng chứng kiểm toán) đánh giá khái quát tính hợp lý chung của các số dư tài khoản tiền trên báo cáo tài chính.
Cụ thể các thủ tục phân tích được sử dung phổ biến trong quy trình là :
- So sánh số dư vốn bằng tiền trên báo cáo tài chính năm hiện hành và các năng trước.
- So sánh số dư từng tháng của các tháng trong năm kiểm toán với số dư từng tháng của năm trước để loại trừ ảnh hưởng của tính thời vụ tới số dư của khoản mục tiền.
- So sanh số liệu tổng thu, chi với những ước tính của kiểm toán viên.
- So sánh số thực tế thu chi với kế hoạch thu chi mà doanh nghiệp đã đề ra. Có xem xét tời các sự thay đổi về điều kiện kinh doanh của công ty.
- Phân tích và đối chiếu các tỉ suất quan trọng của khoản mục:
Tổng số Vốn bằng tiền
+ Tỷ suất thanh toán tức thời =
Tổng số nợ ngắn hạn
Tổng số Vốn bằng tiền
+ Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động =
Tổng số tài sản lưu động
- Trắc nghiệm trực tiếp số dư: Trắc nghiêm trực tiếp số dư là cách thực kết hợp các phương pháp cân đối, đối chiếu logíc, phân tích đối chiếu trực tiếp với số kiểm kê và kiểm tra thực tế… xác định độ tin cậy của các số dư cuối kỳ hay tổng số phát sinh ở các sổ cái ghi vào bảng cân đối tài khoản hay báo cáo tài chính. Trắc nghiêm trực tiếp số dư tập trung vào các số dư cuối kỳ trên các sổ cái tổng hợp và các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Với khoản mục tiên các số dư trên tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và chỉ tiêu về khoản mục tiền trên báo cáo tài chính.
2.2.2/ Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm toán khoản mục tiền là thực hiện một cách đồng bộ và hệ thống các thủ tục kiểm toán đã được chỉ định trong kế hoạch và chương trình kiểm toán. Với mục đích cuối cùng là thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán có giá trị cao là cơ sở cho ý kiến về sự trung thực và hợp lý của khoản mục tiền trên báo cáo tài chính. Như đã trình bày ở trên, kiểm toán khoản mục tiền là thực hiện kiểm toán trên ba tài khoản chính là :
- Kiểm toán tiền mặt tài quỹ.
- Kiểm toán tiền gửi ngân hàng.
- Kiểm toán tiền đang chuyển.
2.2.2.1/ Kiểm toán tiền mặt tài quỹ
Do tập quán thanh toán và những hạn chế nhất định trong cơ sở hạ tầng hiện nay mà với hầu hết các doanh nghiêph thì việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán vẫn chiếm tỉ trọng rất cao trong các nghiệp vụ thanh toán của các đơn vị. Cộng với đặc điểm dễ chuyển đổi, lưu thông, cất trữ của mình thì tiền mặt là khoản mục kiểm toán phức tạp và chứa đựng nhiều gian lận và sai sót.
A/ Thủ tục kiểm soát nghiệp vụ tiền mặt:
Khi và chỉ khi kiểm toán viên nhận định hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán hoạt động là liên tục thì thủ tục khảo sát nghiệp vụ tiền mặt mới được thực hiện. Thủ tục cho ta một cái nhìn rõ nét về sự thiết kế và vận dụng hệ thống thông tin kế toán và kiểm soát nội bộ. Từ đó kiểm toán viên nhận định được những điểm yếu và những nghiệp vụ thu chi tiền mặt có chứa đựng nhiều khả năng gian lận và sai sót mà thay đổi, mở rộng phạn vi kiểm toán, tăng thêm tính thuyết phục cho những ý kiển của kiểm toán viên.
Biểu số 7 : Tổng hợp các thủ tục kiểm soát nghiệp vụ tiền mặt.
Mục tiêu Kiểm toán
Kiểm soát nghiệp vụ tiền mặt
Các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt ghi trên sổ sách kế toán đều thực tế đã phát sinh và có đầy đủ căn cứ hợp lý.
- Đối chiếu các chứng từ thu chi với chững từ gốc, Đối chiếu sổ tiền mặt với các sổ có liên quan.
- Xem xét sổ nhật ký quỹ, sổ cái tài khoản tiền mặt và các sổ kế toán khác liên quan của các nghiệp vụ phát sinh lớn và bất thường.
- Khảo sát các bằng chứng và sự phê chuẩn các khoản thu chi tiền mặt.
Các nghiệp vụ thu chi tiền mặt phát sinh đều được ghi sổ đầy đủ và không bị ghi trùng.
- Đối chiếu trực tiếp chứng từ thu chi tiền mặt với nhật ký quỹ, sổ cái tài khoản 111.
Đối chiếu giữa nhật ký quỹ với sổ cái 111.
Đồng thời kiểm soát nghiệp vụ mua hàng-thanh toán và bán hàng-thu tiền để có cơ sở đối chiếu kiểm tra.
Các khoản thu chi tiền mặt đều được tính toán và đánh giá đúng.
xem xét các bằng chứng thu chi tiền mặt.
Tính toán lại các khoản chiết khấu, giảm giá
Khảo sát nghiệp vụ đánh giá ngoại tệ tồn quỹ.
Khảo sát việc hạch toán các khoản ngoại tệ và có đối chiếu với tỉ giá do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ thu chi tiền mặt.
Khảo sát việc tính toán số thu chi tiền mặt.
Đối chiếu giá trị trên sổ quỹ và sổ cái tài khoản 111
Các nghiệp vụ thu chi tiền mặt được ghi nhận cập nhật kịp thời, đúng quy định.
So sánh về ngày tháng trên các chứng từ thu chi với các sổ sách kế toán tiền mặt.
So sánh ngày tháng ghi trên các sổ theo dõi khách hàng, sổ theo dõi đối chiếu công nợ… với sổ cái tài khoản tiền mặt.
Các nghiệp vụ thu chi tiền mặt có được phê chuẩn đúng.
Xem xét dấu hiệu của sự phê chuẩn trên các chứng từ kế toán.
Đối chiếu các quy định và định mức thu chi tiền mặt của đơn vị với các sổ phát sinh lớn và bất thường.
Các loại tiền mặt được phân loại và trình bày đúng.
- Kiểm tra sự phân biệt chi tiết trong hạch toán các sổ kế toán và sự trình bày trên các bảng kê và báo cáo tài chính..
Tổng hợp cộng sổ chuyển sổ, lên báo cáo tài chính là đúng đắn và hợp lý.
- Tính toán lại trên các sổ kế toán chi tiết như sổ nhật ký quỹ, nhật ký mua hàng… và đối chiếu với sổ cái và sổ tổng hợp khác của tiền mặt.
Do yêu cầu phải tiết kiệm chi phí và thời gian cho cuộc kiểm toán mà chất lượng cuộc kiểm toán được đảm bảo thì kiểm toán viên phải cân đối và phối hợp tốt giữa hai loại trắc nghiệm (trắc nghiệm đạt yêu cầu, trắc nghiệm độ vững trãi) trong kiểm toán.
B/ Thực hiện các thủ tục phân tích đối với tiền mặt
Với khoản mục tiền thủ tục phân tích là thủ tục không thể thiếu, có khả năng cung cấp thông tin (bằng chứng kiểm toán) đánh giá khái quát tính hợp lý chung của các số dư tài khoản tiền trên báo cáo tài chính. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán thủ tục phân tích đối với tiền mặt sẽ xem xét những biến động của tiền mặt có hợp lý không từ đó cùng với những kết quả thu được từ thủ tục kiểm soát tiền mặt mà đi đến các quyết định tăng cường hay thu hẹp các thủ tục kiểm tra chi tiết khác.
Các thủ tục phân tích được sử dung phổ biến là :
- So sánh số dư vốn bằng tiền trên báo cáo tài chính năm hiện hành và các năng trước.
- So sánh số dư từng tháng của các tháng trong năm kiểm toán với số dư từng tháng của năm trước để loại trừ ảnh hưởng của tính thời vụ tới số dư của khoản mục tiền.
- So sánh số liệu tổng thu, chi với những ước tính của kiểm toán viên.
- So sánh số thực tế thu chi với kế hoạch thu chi mà doanh nghiệp đã đề ra. Có xem xét tời các sự thay đổi về điều kiện kinh doanh của công ty.
Kết thức quá trình thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục tiền mặt kiểm toán viên sẽ nhận thức được tính hợp lý chung của khoản mục tiền mặt của khách hàng trên báo cáo tài chính. Khoanh vùng được những vùng có khả năng tồn tại gian lận và sai sót trong yếu cần mở rộng các thủ tục kiểm tra chi tiêt và ngược lại.
C/ Kiểm tra chi tiết tiền mặt:
Khi thực hiện kiểm tra chi tiết tiền mặt, kiểm toán viên hướng tới việc kiểm tra tính chính xác của số dư tiền mặt tại quỹ doanh nghiệp. Công việc kiểm tra chi tiết khoản mục tiền mặt bao gồm các nội dung chính là:
+ Đối chiếu biên bản kiểm kê quỹ với các sổ nhật ký quỹ, sổ chi tiết và sổ cái đảm bảo sổ dư tiề mặt trênbáo cáo tài chính ghi là trung thực và hợp lý. Trường hợp cuộc kiểm toán không vào thời điểm kiểm kê cuối năm thì kiểm toán viên phải tiến hành kiểm kê bất thường tài thời điểm kiểm toán. Cộng, trừ lùi để xác định lại số dư tài khoản tiền mặt vào thời điểm kết thức năm tài chính của doanh nghiệp đó.
+ Chọn mẫu một vài tháng bất kỳ, mỗi tháng chọn một vài nghiệp vụ trên sổ cái, tiến hành đối chiếu với chứng từ gốc về số tiền, ngày tháng và nội dung kinh tế.
+ Chọn mẫu một vài tháng bất kỳ và mỗi tháng chọn ra một vài chứng từ tiền mặt, tiến hành đối chiếu với các sổ kế toán xem xét sự phù hợp về giá trị, nội dung và số tiền phát sinh.
+ Rà soát việc hạch toán và quy đổi tiền ngoại tệ có đúng không. Đối chiếu sổ chi tiết tiền ngoại tệ với sổ tổng hợp sổ cí tài khaản 111 theo dõi bằng nguyên tệ.
+ Chọn mẫu ra một vài nghiệp vụ thu chi tiền mặt của doanh nghiệp tại ngày trước và sau ngày khóa sổ kế toán xem xét việc doanh nghiệp phân chia niên độ kế toán.
Vì thủ tục kiểm tra chi tiết luôn là thủ tục kiểm toán đòi hỏi nhiều thời gian của kiểm toán viên và chi phí kiểm toán sẽ cao nếu chúng ta không kết hợp sử dụng hiệu quả các thủ tục kiểm toán khác. Số lượng kiểm tra chi tiết sẽ được giảm đi đáng kể khi các thủ tục kiểm soát nghiệp vụ tiền mặt và thủ tục phân tích cho thấy khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu là nhỏ. Nhưng trong bất cứ cuộc kiểm toán nào thủ tục kiểm tra chi tiết cũng không thể không được sử dụng cho dù rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng ở mức thấp nhất.
Kết quả là kiểm toán viên có đầy đủ bằng chừng kiểm toán giá trị để đưa ra ý kiến về sự trung thực, hợp lý của số dư khoản mục tiền mặt của doanh nghiêp.
2.2.2.2/ Kiểm toán tiền gửi ngân hàng
Do sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế vai trò của các ngân hàng trong nghiệp vụ thanh toán, tín dụng ngày một mở rộng hơn. Số lượng các nghiệp vụ tiền gửi tại các doanh nghiệp không nhỏ, khả năng tồn tại gian lận và sai sót ngày một lớn đối với khoản tiền gửi này. Kiểm toán tiền gửi ngân hàng nhằm thu thập đầy đủ và có giá trị những bằng chứng kiểm toán cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về sự trung thực và hợp lý của tiền gửi ngân hàng của khách hàng được kiểm toán.
A/ Thủ tục kiểm soát nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng:
Khi và chỉ khi kiểm toán viên nhận định hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán hoạt động là liên tục thì thủ tục khảo sát nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng được thực hiện. Thủ tục cho ta một cái nhìn rõ nét về sự thiết kế và vận dụng hệ thống thông tin kế toán và kiểm soát nội bộ đối với việc ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm trọng yếu liên quan đến tiền gửi ngân hàng. Từ đó kiểm toán viên thu hẹp hay mở rộng phạn vi kiểm toán, tăng thêm tính thuyết phục cho những ý kiển của kiểm toán viên và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho hoạt động kiểm toán.
Thông qua việc thực hiện thủ tục khiểm soát nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng kiểm toán viên đưa ra kết luận về tính hiện hữu và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trong việc ngăn ngừa và phát hiện các gian lận và sai sót trọng yếu với tài khoản tiền gửi ngân hàng.
Quá trình kiểm soát nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng khái quát qua bảng tổng hợp sau:
Biếu đồ 8 : Các thủ tục kiểm soát nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng
Mục tiêu Kiểm toán
Kiểm soát nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng
Các nghiệp vụ tăng giảm tiền gửi ngân hàng đều thực tế đã phát sinh và có đầy đủ căn cứ hợp lý.
Đối chiếu sổ cái tài khoản 112 với các chứng từ gốc: giấy ủy nhiệm chi, bảng sao kê của ngân hàng… về số tiền và nội dung kinh tế.
Kiểm tra dấu hiệu của kiểm soát nội bộ,
Các nghiệp vụ tăng giảm tiền gửi ngân hàng đều được ghi sổ không bị bỏ sót hay ghi trùng.
Đối chiếu chứng từ tiền gửi với sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 112 về số tiền và nội dung kinh tế, ngày tháng…
Kiểm tra dấu hiệu của kiểm soát nội bộ,
Các khoản tiền gửi ngân hàng đều được tính toán và đành giá đúng.
Xem xét, kiểm tra việc tính toán các số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng.
Xem xét, kiểm tra việc tính toán số lãi tiền gửi ngân hàng.
Kiểm trả việc tính toán chênh lệch tỷ giá của tiền gửi ngân hàng có gốc ngoại tệ.
Các nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng được ghi nhận kịp thời, đúng quy định.
So sánh về ngày tháng trên các chứng từ với các sổ sách kế toán tiền gửi.
Các nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng có được phê chuẩn.
Xem xét dấu hiệu của sự phê chuẩn trên các chứng từ kế toán.
Xem xét các quy định về phê chuẩn các nghiệp vụ tiền gửi của doanh nghiệp.
Tổng hợp cộng sổ chuyển sổ, lên báo cáo tài chính là đúng đắn và hợp lý.
- Tính toán lại trên các sổ kế toán chi tiết như sổ nhật ký quỹ, nhật ký mua hàng… và đối chiếu với sổ sái và sổ tổng hợp khác của tiền tiền gửi ngân hàng
B/ Thực hiện các thủ tục phận tich đối với tiền gửi ngân hàng:
Tương tự với tiền mặt, trong quá trình kiểm toán khoản mục tiền gửi ngân hàng thủ tục phân tich sẽ cung cấp bằng chứng kiểm toán đánh giá khái quát tính hợp lý chung của các số dư tài khoản tiền trên báo cáo tài chính. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán thủ tục phân tích đối với tiền tiền gửi ngân hàng sẽ xem xét những biến động của tiền tiền gửi có hợp lý không từ đó đi đến các quyết định tăng cường hay thu hẹp các thủ tục kiểm tra chi tiết khác.
Cũng tương tự như việc sử dụng thủ tục phân tích với tiền măt thì với kiểm toán tiên gửi ngân hang cũng tiến hành các phân tích xu hướng và phân tích tỉ xuất nhằm đưa ra kết luân về sự hợp lý chung cuae số dư tiền gửi.
C/ Kiểm tra chi tiết tiền gửi ngân hàng:
Khi thực hiện kiểm tra chi tiết tiền gửi ngân hàng, kiểm toán viên hướng tới việc kiểm tra tính chính xác của số dư, nghiệp vụ tiền gửi. Công việc kiểm tra chi tiết khoản mục tiền gửi ngân hàng bao gồm các nội dung chính là:
+ Tiền hành xác nhận toàn bộ hay chọn mẫu các số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng có số dư cuối kỳ bằng việc gửi thư xác nhận trong đó gồm cả số dư, số phát sinh và có giải thích các khoản chênh lệch nếu có.
+ Lập các bảng đối chiếu số dư ngân hàng.
+ Chọn mẫu một vài chứng từ gốc tiền gửi và đối chiếu với số ghi sổ kế toán.
+ Chọn mẫu (nghiệp vụ lớn, bất thường, ngẫu nhiên) hay toán bộ nghiệp vụ tiền gửi trên sổ cái tài khoản112 để đối chiếu với chứng từ xem xét sự hợp lý và hợp lệ của chứng từ đã làm căn cứ ghi sổ.
+ Chọn một vài nghiệp vụ trước và sau ngày khóa sổ kế toán của tiền gửi ngân hành và tiến hành kiểm tra tính đúng kỳ của chúng.
Kết thức các thủ tục kiểm tra chi tiết của tiền xẽ cho ta những băng chứng kiểm toán tin cậy và đầy đủ về sự trung thực và hợp lý của khoản mục tiền gửi ngân hàng trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, Số lượng các nghiệp phải kiểm tra chi tiết phải được tăng lên đáng kể khi các thủ tục kiểm soát nghiệp vụ tiền mặt và thủ tục phân tích cho thấy khả nă._.
Số Phát sinh
Note1
Note2
SH
NT
3
1/1/07
Chi phí hội họp tổng kết 2007
642
3,600,000
ν
ν
6
2/1/07
A.Tuấn TT tiền tạm ững VT
141
19,500,000
ν
ν
…
…
……………………….
…………..
………….
ν
ν
1358
24/12/06
Công ty An Đức Thanh toán
331
23,850,000
ν
ν
1380
26/12/06
Tạm ững A.Hùng Tổ lái I
141
17,000,000
ν
ν
1441
31/12/06
Mua văn phòng phẩm
153
863,000
v
ν
Ghi chú :
Note1 : Đã kiểm tra Phiếu thu, phiếu chi đúng ngày tháng ghi sổ.
Note 2: Đã kiểm tra, đối chiếu với hóa đơn, giấy đề ghi thanh toán…
Kết luận:
Các nghiệp vụ tiền mặt được hạch toán đúng kỳ.
Biểu số 24: Kiểm tra tính đúng kỳ của khoản mục tiền mặt.
B/ Kiểm tra tính đúng kỳ của khoản mục tiền gửi:
Do số lượng các nghiệp vụ tiền gửi ngân hang của khách hàng vào khoản thời gian 5 ngày trước và sau ngày kết thúc năm tài chính là ít. Kiểm toán viên đã kiểm tra toán bộ các nghiệp vụ này theo hướng kiểm tra từ chứng từ tới sổ cái với các khoản thu và từ sổ cái tời chứng từ với các khoản chi do doanh nghiệp sai phạm có xu hướng tăng thu và giảm chi so với thực tế.
Biểu số 25: Kiểm tra tính đúng kỳ của khoản mục tiền gửi.
Member of Kreston International
Khách hàng: Công ty VTCX
Kì kế toán: 31/12/2006 Người lập: TNL Ngày: 5/3/2007
Nội dung: KT tính đúng kỳ của khoản mục tiền gửi NH
Chứng Từ
Nội Dung
TK Đ.Ư
Số Phát sinh
Note
SH
NT
1
1/1/07
Thanh toán cho PETAJICO
331
128,000,000
ν
2
2/1/07
Lãi tiền gửi VCB
515
4,500,000
ν
3
15/1/07
Tiền điện T 11/12 Năm 2006
642
7,000,000
ν
498
24/12/06
Mua săm lốp A.Nhật
153
5,750,000
ν
500
26/12/06
Nộp tiền vào ngân hàng
111
55,000,000
ν
501
31/12/06
C.ty An Đức thanh toán tiền nhờn T11
153
9,000,000
v
Ghi chú :
Note : Đúng kỳ
Kết luận:
Các nghiệp vụ tiền mặt được hạch toán đúng kỳ.
2.3.3.3/ Kiểm toán viên đánh giá số dư ngoại tệ cuối kỳ
Viêc kiểm toán viên đánh giá số dư ngoại tệ cuối kỳ được thực hiện cho mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên qua đến ngoại tệ. Với Công ty Vận tải và Thương mại VTCX số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên qua tới ngoại tệ ít vì thế trong khi kiểm toán khoản mục tiền kiểm toán viên không thực hiện đanh giá số dư ngoại tệ riêng biệt mà thực hiện trong từng khoản mục riêng biệt và đưa ra bút toán điều chỉnh ngay trên khoản mục đó.
Như vậy, quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền đã kết thúc. Thông qua các giấy tờ là việc của kiểm toán viên nhận thấy về cơ bản các khoản mục tiền mặt, tiền mặt và tiền đang chuyển được lập và trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Chỉ có số dư tài khoản tiền gửi có gốc ngoại tệ kiểm toán viên đã đưa ra một bút toán điều chỉnh với số tiền gửi tại ngân hàng công thương.
2.4/ Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo tài chính
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán kiểm toán viên xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ như các việc khách hàng bị chiếm dụng, mất mát tiền do thiên tai động đất, hỏa hoạn…thì thấy không có sự kiện nào. Kiểm toán viên kết luận sau ngày lập báo cáo tài chính kết thúc niên độ kế toán 31/12/2006 đến thời điểm kiểm toán không có sự kiện kinh tế nghiêm trọng nào phát sinh làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của đơn vị.
Tổng hợp lại các kết quả kiểm toán thu thập được qua kiểm toán khoản mục tiền, kiểm toán viên đưa ra nhận xét về khoản mục tiền tại đơn vị: hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty VTCX là tương đối tốt, các nghiệp vụ thu chi tiền đã được hạch toán đúng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Không có sai phạm trọng yếu nào đối với khoản mục và chỉ có một bút toán điều chỉnh đối với số dư tài khoản tiền gửi có gốc ngoại tệ.
Trong thư quản lí, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến đóng góp đối với Công ty nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng và tổ chức thực hiênh tương đối tốt và kiểm toán viên đưa ra tư vấn là VTCX cần thường xuyên hơn nữa trong việc kiểm kê tiền mặt tại quỹ thay vì chỉ kiểm kê vào cuối năm tài chính như hiện nay. Do tiền mặt có tính chất thanh khoản cao, dễ vận chuyển và dễ biển thủ, chiếm dụng.
Chương 3 :
NHẬN XÉT VÀ VÀI Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
THỰC HIỆN
I / Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục tiền do ACA Group thực hiện
1.1/ Nhận xét về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
- Tiếp cận khách hàng:
Trước khi chấp nhận thư mời kiểm toán của khách hàng, Công ty sẽ thu thập thông tin cơ sở, tìm hiểu mục đích kiểm toán của khách hàng, đánh giám sơ bộ về rủt ro kiểm toán để đi đến quyết định có chấp nhận thư mời kiểm toán của khách hàng hay không?
Đối với những khách hàng quen của Công ty công việc đánh giá khách hàng chỉ được thực hiện khi có những sự kiện quan trọng có thể làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa công ty kiểm toán và khách hàng như: khách hàng thay đổi hoạt động, lãnh đạo bị thải hồi hay từ chức…
Đối với các khách hàng mới, những thông tin được công ty thu thập rất phong phú gồm thông tin về nghĩa vụ pháp lý, thông tin cơ sở làm cơ sở rất tốt cho công ty đưa ra những quyết định chấp nhận hay từ chối thư mới kiểm toán phù hợp điều kiện năng lực của công ty, mức rủi ro kiểm toán thấp và chất lượng kiểm toán được đảm bảo.
Tuy nhiên, đối với những khách hàng truyền thống Công ty cũng nên thực hiện thu thập lại những thông tin về khách hàng ngay cả khi không có sự thay đổi nào lớn trong mối quan hệ của khách hàng với Công ty nhằm hạn chế rủi ro và có hiểu biết tốt nhất và thông tin cập nhập về khách hàng.
Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán:
Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, Ban giám đốc Công ty thực hiện phân công cho những kiểm toán viên có năng lực nhất và hiểu biết tốt về ngành nghề kinh doanh của khách hàng thực hiện lập kế hoạch kiểm toán và lập chương trình kiểm toán chi tiết. Các công việc lập, kiểm tra, phê chuẩn các kề hoạch, chương trình kiểm toán được thực hiện rất chi tiết và giao trách nhiện cho từng công đọan, độc lập.
Kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán được xây dựng trên cơ sở chương trình, biểu mẫu chuẩn của Công ty. Đây là cơ sở đảm bảo toàn bộ cuộc kiểm toán được thực hiện thống nhất, có sự phối hợp và có chất lượng.
Thực hiện kiểm toán:
Theo đúng chương trình kiểm toán và sự phân công trong kế hoạch kiểm toán tổng thể. Các kiểm toán viên thực hiện các phần hành của mình theo sự phân công và cách thực đã định.
Kiểm toán khoản mục tiền được thực hiện lần lượt từ: đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với khoản mục tiền, tổng hợp khoản mục vàt thủ tục phân tich, thủ tục kiểm tra chi tiết với khoản mục tiền, qua đó giúp kiểm toán viên thu thập một cách đầy đủ những bằng chứng kiểm toán có giá trị làm cơ sở đưa ra ý kiến về tính trung thực và hơp lý của khoản mục tiền của khách hàng. Trắc nghiệp đạt yêu cầu và trắc nghiệ độ vững trãi sẽ được vân dụng một cách thích hợp để hướng tới tiết kiệm chi phí kiểm toán và hiệu quả thu được từ các bằng chứng thu được.
Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo tài chính:
Tuân thủ theo đúng chuẩn mực của kiểm toán báo cáo tài chính, sau khi thực hiện kiểm toán Công ty thực hiện xem xét tính liên tục của hoạt động của khách hàng, các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán và thực hiện soát xét các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. Nhằm đưa đến một kết quả là báo cáo tài chính chứa đựng rủi ro thấp nhất và đem lại sự hài lòng cho khách hàng từ chất lượng kiểm toán tốt nhất.
Đồng thời, sau mỗi cuộc kiểm toán công tác đánh giá chất lượng kiểm toán thông qua nhận định từ phía khách hàng, Ban giám đốc và của chính các kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toàn sẽ đảm bảo hơn nữa cho chất lượng dịch vụ cung cấp của ACA. Các mối quan hệ thường xuyên với khách hàng luôn được coi trọng thông qua nhiều hình thức như đa dạng hóa dịch vụ cung cấp, thảo luận…
Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính đã thiết lập và thực hiện quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đến giai đoạn kết thúc kiểm toán được thực hiện một cách đầy đủ tuân thủ chặt chẽ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế.
1.2/ Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1/ Ưu điểm
Kiểm toán khoản mục tiền luôn được xác định là quy trình kiểm toán rất quan trọng trong quy trình thực hiện kiểm toán của Công ty. Kiểm toán khoản mục tiền đạt hiệu quả cao, Công ty đã thực hiện kiểm toán theo quy trình chuẩn và phát huy những ưu điểm của mình trong quá trình thực hiện.
Công ty xây dựng cho mình một quy trình kiểm toán thống nhất và chuẩn mục theo tiêu chuẩn quốc tế. Với mỗi cuộc kiểm toán cụ thể, chương trình vốn bằng tiền sẽ được xây dựng trên cơ sở chương trình kiểm toán chuẩn này và có những điều chỉnh phù hợp với những đặc thù quản lý, kinh tế của khách hàng. Điều đó đảm bảo quản lý chất lượng kiểm toán thống nhất và phù hợp nhất cho mọi khách hàng.
Kiểm toán khoản mục tiền được thực hiện một cách nhịp nhàng và có mối quan hệ đối chiếu, liên kết chặt chẽ với các phần hàng kiểm toán khác. Giúp cho cuộc kiểm toán thực hiện theo đúng tiến độ và tăng hiệu quả cho kiểm toán tứng quy trình.
Thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hang đối với khoản mục tiền và vận dụng thích hợp thông tin đố xây dựng và thực hiện vận dụng các trắc nghiệp kiểm toán phù hợp. Tiết kiệm chi phí kiểm toán và đạt tới thu thập bằng chứng kiểm toán có giá trị và đầy đủ.
1.2.2/ Những hạn chế còn tồn tại
Tuy nhiên, tron quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền Công ty còn có một số tồn tại cần khắc phục nhằm hoàn thiện năng cao chất lượng chung của dịch vụ kiểm toán được cung cấp.
Trong việc gửi thư xác nhận với ngân hàng: Khi khách hàng đã có bảng xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng rồi thì đối với khách hàng có số dư tài khoản tiền gửi không nhiều và không phức tạp thì kiểm toán viên không thực hiện gửi thư xác nhận nữa. Nên thu được bằng chứng kiểm toán có giá trị không cao do từ nguồn của khách hàng vad dể dẫn tới khả năng những chứng nhận là bị làm giả, có thông đồng giữa ngân hàng và khách hàng …vv
Trong sử dụng thủ tục phân tích: trong quy trình kiểm toán khoản mục tiền Công ty có sử thủ tục phân tích như là một thủ tục có hiệu quả trong việc đánh giá khái quát tình hình hoạt động của khách hàng về các số dư tiền, nhận định các dấu hiệu bất thường để thực hiện các trắc nghiệm kiểm toán hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng quy trình phân tích chỉ mới dừng lại ở phân tích ngang (phân tích xu hường) chứ chưa tiến hành phân tích tỉ xuất. Nên hiệu quả không phát huy hết hiệu quả của thủ tục phân tích trong quy trình.
Trong đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ : Trong lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tìm hiểu thông tin về khách hàng, rủi rỏ kiểm toán và đi đến xây dựng kế hoạch,chương trình kiểm toán phù hợp. Nhưng trong quy trình kiểm toán của mình, Công ty mới chỉ đưa ra cách thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát là phỏng vấn và quan sát khách hàng. Đồng thời, tài liêu quả quá trình đánh giá mới chỉ được thể hiện theo dạng bảng tường thuật chứ chưa được thể hiện qua sơ đồ hay các bảng câu hỏi.
Trong sử dụng phương pháp chọn mẫu: theo quy trình kiểm toán khoản mục tiền, kiểm toán viên thực hiện chọn mẫu phi thống kê với các nghiệp vụ kinh tế để thực hiện kiểm tra chi tiết. Phương pháp chọn mẫu phi thống kê dựa trên xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên, những nghiệp vụ được chọn thông thường là các nghiệp vụ mà kiểm toán viên cho rằng số phát sinh là trọng yếu, không thường xuyên, dễ có sai sót. Việc không kết hợp sử dụng chọn mẫu thông kê vào kiểm toán đối với khoản mục tiền sẽ có thể làm tăng rủi ro kiểm toán do chọn mẫu.
II / Một vài ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
2.1/ Thực hiện các phân tích tỉ suất trong thủ tục phân tích
Trong giai đoạn nào của cuộc kiểm toán thì thủ tục phân tích cũng cần phải thực hiện vì nó có vai trò rất qua trọng cho ta một cái nhìn toàn cục, khái quát, sự hợp lý chung của thông tin tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền do ACA thực hiện thủ tục phân tích chỉ thực hiện phân tích ngang hay còn gọi là phân tích xu hướng.
Kiểm toán viên sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính của các năm trước so sánh với năm nay nhằm đưa ra số tăng hay giảm tương đối và tuyệt đối của các loại tiền. Từ đó, tìm thấy những dấu hiệu bất thường trong thu chi của khách hàng.
Như vậy, trong việc thực hiện thủ tục phân tích của công ty còn thiết sót. Tuy đã được thực hiện nhưng không phát huy được tối đa hiệu quả. Công ty cần chú trọng và thực hiện đồng bộ:
- Phân tích xu hướng: Mở rộng so sánh định mức giừ tiền mặt tại quỹ với số dư tồn quỹ cuối năm, so sánh tỉ lệ tương qua giữa số thu, chi tiền với các khoản mục khác như doanh thu và chi phí…
-Phân tích tỷ suất: Trọng tâm là các tỷ suất thanh toán của doanh nghiệp như tỷ suất thanh toán nhanh, tỷ suất thanh toán tức thời,… cho ta cái nhìn rõ hơn về tình hình tài chính khả năng thanh toán, hoạt động liên tục và hiệu quả sử dụng tài sản của khách hàng.
2.2/ Thực hiện gửi thư xác nhận với số dư tiền gửi
Bằng chứng kiểm toán thu được từ bên thứ ba luôn luôn có tính độc lập và tin cậy hơn bằng chứng kiểm toán do doanh nghiệp cung cập. Trong quy trình kiểm toán khoản mục tiền gửi ngân hàng tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup thực hiện vai trò của thủ tục gửi thư xác nhận tới các Ngân hàng có số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng cũng được coi trọng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nếu khách hàng kiểm toán có số dư tiền gửi ngân hàng không lớn và các nghiệp vụ ngân hàng không phát sinh thường xuyên thì nếu khách hàng đã thực hiện và có giấy xác nhận số dư tiền gửi rồi thì kiểm toán viên thực hiện phần hành đó sẽ không thực hiện gửi thưc xác nhận nữa mà sử dụng bằng chứng kiểm toán do khách hàng cung cấp. Không gửi thư xác nhận như vậy sẽ giảm được chi phí kiểm toán về mức thấp nhưng đã làm tăng khả năng gian lận và sai sót trong các nghiệp vụ ngân hàng do có thể có khă năng khách hàng làm giả giấy xác nhận, có sự thông đồng…trong khi nếu việc gửi thư xác nhận độc lập với khách hàng kiểm toán viên có được những bằng chứng kiểm toán có giá trị hơn.
Vì vậy, việc gửi thư xác nhận cần được thực hiện rộng hơn nữa ngay cả khi khách hàng đã có bảng đối chiếu số dư tài khoản rồi.
2.3/ Vận dụng thích hợp phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán
Hiện nay công ty sử dụng nhiều phương pháp chọn mẫu đối tượng cần kiểm toán, đặc biệt có phương pháp chọn mẫu CMA theo chuẩn quốc tế. Phương pháp này cho phép chọn mẫu một cách đại diện, ngẫu nhiên đảm bảo tính khách quan.
Công thức Xác định cơ bản như sau:
J =MP/R N= POP./ J
Trong đó:
MP: Mức trọng yếu chi tiét
R : Chỉ số về độ tin cậy
J : Bước chọn mẫu
N : Số mẫu cần kiểm tra.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán viên thường vận dụng phương pháp chon mẫu phi thống kê. kiểm toán viên dựa trên xét đoán nghề nghiệp của mình chọn ra những nghiệp vụ thu, chi tiền để kiểm tra chi tiêt và căn cứ thường được vận dụng là các nghiệp vụ có số phát sinh lớn và bất thường. Việc thực hiện như vậy giúp kiểm toán viên tiết kiệm được chi phí kiểm toán và thời gian thực hiện nhưng rủi ro chọn mẫu có thể phát sinh nếu trong những trường hợp phải sử dụng phương pháp chọn mẫu CMA nhưng không được thực hiện.
Như vậy, trong các trường hợp chọn mẫu cho tổng thể Công ty nên vận dụng phương pháp chọn mẫu thống kê (chọn mẫu CMA) để đảm báo tính ngẫu nhiên và khách quan. Đồng thời, xem xét trên qua điểm hiệu quả và chi phí để trong những trường hợp có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu phi thống kê (theo xét đoán).
2.4/ Lập sơ đồ và bảng câu hỏi trong đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Trong lập kế hoạch kiểm toán kiểm toán viên tuân thủ theo yêu cầu của chuẩn mục kiểm toán, thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ để có thông tin đầy đủ hơn về khách hàng, rủi ro kiểm toán, khoanh vùng dễ có sai phạm… Từ đó, xây dựng chương trình kiểm toán thích hợp nhất.
Trong quá trình thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, kiểm toán viên thực hiện thông qua các cơ sở sau:
Kinh nhiệm của kiểm toán viên về khách hàng: trong trường hợp khách hàng là khách hàng truyền thống kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán cho khách hàng trong các năm tài chính trước có thể vận dụng những hiểu biết đã có về khách hàng là nguồn thông tin tốt về khách hàng.
Thẩm vấn nhân viên của khách hàng: thẩm vấn trực tiếp nhân viên thực hiện kiểm soát nội bộ, các bộ phận liên quan sẽ cho ta những thông tin trực tiếp về thiết kế và sự tuân thủ trong quá trình thực hiện.
Thể thực và chế độ kiểm soát của tông ty: qua các bảng điều lệ hoạt động, sơ đồ tổ chức, những quy chế kiểm soát… do khách hàng cung cấp cũng cho ta bằng chứng có giá trị về hệ thống kiểm soát của khách hàng.
Kiểm tra, soát xét các chứng từ và sổ sách kế toán: các thủ tục kiểm soát thường để lại dấu vết trên chứng từ và phản ánh trên sổ sách kế toán. Kiểm sát, soát xét chúng kiểm toán viên có thông tin về việc tuân thủ các quy chế kiểm soát của khách hàng.
Quan sát quá trình thực hiện: ngoài các biện pháp trên để có được thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán viên còn thực hiện trực tiếp quan sát quá trình thực hiện kiểm tra, kiểm soát, quá trình ghi sổ kế toán của khách hàng.
Những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ thu thập được phải được trình bày trên các tài liệu rõ ràng. Có ba dạng tài liệu có thể vận dụng, mỗi dạng có những ưu điểm và nhiều nhược điểm riêng trong quá trình thực hiện phải vận dụng kết hợp linh hoạt các hình thực để có kết quả cao nhất.
Bảng mô tả tường thuật: là bảng mô tả bằng văn bản về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Nó rất dễ được lập ra trong thời gian không lâu nhưng lại có nhược điểm là không có tính khái quát cao và rất khó thực hiện tại các công y lớn, hệ thống kiểm soát nội bộ được tổ chức phức tạp.
Sơ đồ kiểm soát nội bộ: Trình bày các thông tin về sự hoạt động, tổ chức qua các ký hiệu và biểu đồ. Phương pháp cho ta cái nhìn tổng thể về hệ thống kiểm soát nhưng thường không đi vào chi tiết như bảng tường thuật.
Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ: là bảng một loạt các câu hỏi về quá trình kiểm soát trong các lĩnh vực kiểm toán. Bảng câu hỏi rất dễ dạng được lập theo những mẫu có sẵn và cung cấp thông tin một cách khá đầy đủ về hệ thống kiểm soát. Bảng câu hỏi không cho ta được cái nhìn thật khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Kết luận
Kiểm toán nói chung và kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng ra đời ở nước ta chưa lâu, mười bảy năm phát triển và trưởng thành chứng kiến những đóng góp thần kỳ của kiểm toán đối với sự phát triển kinh tế, sự trong sạch và vững mạnh nền tài chính nước nhà. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy các công ty kiểm toán trong nước phải không ngừng năng cao khả năng cạnh tranh mà trọng tâm là chất lượng dịch vụ cung cấp phải có thương hiệu và phẩm chất quốc tế.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính, em đã thu thập được rất nhiều thông tin bổ ích về hoạt động của các công ty kiểm toán về tổ chức quản lý nhân sự, tổ chức thực hiện kiểm toán… Trong đó, em có đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền, khoản mục trọng yếu và có ý nghĩa rất qua trọng trong mỗi cuộc kiểm toán. Vì thế em đã chọn quy trình kiểm toán khoản mục tiền làm nội dung chính của báo cáo thực tập của mình với hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé giúp hoàn thiện hơn nữa quá trình thực hiện kiểm toán tại Công ty.
Do bản thân năng lực còn hạn chế và thời gian thực tập nghiên cứu chưa dài chuyên đề thực tập sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định em rất mong nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn của các thầy cô và anh chị trong Công ty.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tời THs. Phan Trung Kiên và các anh chị trong Công ty đã hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình giúp em hoàn thành báo cáo thực tập của mình.
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Cường
Phụ lục
Member of Kreston International
Khách hàng: Công ty VTCX Người lập: TTG Ngày: 13/01/2007
Kì kế toán: 31/12/2006 Người soát xét: TVD Ngày: 15/01/2007
Kế hoạch kiểm toán tổng thể
-Khách hàng: Thường xuyên
-Trụ sở: Số XX Đức Giang Long Biên - Hà Nội - Việt Nam.
-Mã số thuế: 0100xxxxxx- x
-Điện thoại: xx.xxxxxxx
- Giấy phép hoạt động:
+ Giấy phép đầu tư số 1125/GP ngày 30/4/1988
+ Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 1125/ GPDC Ngày 10/9/2005.
- Lĩch vực hoạt động: Vận tải xăng dầu.
- Địa bàn hoạt động: Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
- Vốn pháp định: 13.000.000.000 VND.
- Các bên liên doanh:
+ Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam 6.700.000.000 VND tương đương 51.5%.
+ Công ty Bảo Hiểm Dầu Khí 1.200.000.000 VND chiếm 9.2%
+ Góp vốn khác : 5.100.000.000 VND chiếm 39.3%
- Hội đồng quản trị :
+ Ông : Trần Anh T _ Chủ tịch hội đồng quản trị.
+ Ông: Lê Trân H
+ Ông Nguyễn Chấn C
-Ban giám đốc:
+ Ông: Nguyễn Chấn C _Tổng giám đốc.
+ Bà: Đỗ Thanh T _ Phó Tổng Giám Đốc.
+ Ông: Phạm Xuân Q
Kế toán trưởng: Phan Trung K
- Ban giám đốc:
1 Thông tin chung về khách hàng
- Tóm tắt các quy chế kiểm soát nội bộ:
+ Kiểm kê tiền mặt: Hàng quý và có định mức.
+ Kiểm kê tài sản cố định: 6 tháng.
+ Kiểm kê hàng hóa: Hàng tháng.
+ Kiểm soát chứng từ thu, chi tiền mặt và chững từ kế toán:
- Năng lực quản lý của Ban giám đốc: Ông: Nguyễn Chấn C _Tổng giám đốc có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh, là người có năng lực lãng đạo và có uy tín trong ngành xăng dầu do trước đó có trên 10 năm là trưởng phòng kinh doanh của Tổng Công ty Xăng dầu Miền bắc.
- Môi trường và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng: Do là Công ty vận tải và thương mại trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, Công ty có thế mạnh (Độc quyền) trong việc nhận được các hợp đồng vận tải. Thị phần được đảm bảo và ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ.
- Đặc điểm hoạt động kinh doanh và thực trạng:
+ Rủi ro kinh doanh: Ơ mức rất thất.
+ Các điều kiện bất lợi : Không.
+ Quy mô mạng bán hàng: Vẫn duy trì ít biến động.
+ Nhà cung cấp: Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam.
- Thời gian thực hiện: 28/2/2007 đến 8/3/2007.
- Địa điểm thực hiện kiểm toán: Tại Phòng Kế toán của Công ty VCTX
- Yếu cầu Báo cáo kiểm toán: Lập bằng tiềng Anh và tiếng Việt.
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Trung bính.
- Đánh giá rủi ro kiểm soát: Trung bính.
- Đánh giá chung: Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động không hiệu quả cao. Nhiều bước kiểm soát tốt đã được thiết kế tốt nhưng trong thực hiện lại bị giảm thiểu. Cần tăng cường số lượng kiểm tra chi tiết.
2 Hợp đồng kiểm toán
3 Đánh giá rủi ro
6 Nhân lực
5 Hệ thống kiểm soát nội
Khả năng có những sai phạm trọng yếu: ít
Cần chú trọng: .
Kiểm tra toàn bộ với: tài sản cố định, hàng hóa ( Xăng, dầu).
Kiểm tra chọn mẫu với: Chi phí, tiền, doanh thu.
Kiểm tra các khoản mục chủ yếu : phải thu, phải trả.
Giám đốc phụ trách: A. L
Trưởng nhóm kiểm toán: HDH
Kiểm toán viên: LNT
Trợ lý kiểm toán 1 : NVC.
Trợ lý kiểm toán 2 : NND.
Trợ lý kiểm toán 3 : TTT.
Trợ lý kiểm toán 4 : DVG.
- Kiểm kê hàng hóa: Công ty tiến hành kiểm kê và lập báo cáo kiểm kê với sự giúp đỡ của Phong kế toán và Phòng vật tư của khách hàng.
- Thời gian lập báo cáo kiểm toán: 23/3/2007
4 Xác định mức trọng yếu ( Có bảng đính kèm).
Phụ lục 2: Chương trình kiểm toán khoản mục tiền
Tên khách hàng
Niên độ kế toán
Nhóm trưởng:…………………….…….Ngày:……………………
Giám đốc (Phó giám đốc):……………..Ngày:……………………
I. Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị:
Biên bản kiểm kê cuối kỳ.
(Trong trường hợp không có kiểm toán viên chứng kiến việc kiểm kê tại thời điểm kiểm kê thì cần thiết phải phối hợp với khách hàng tổ chức kiểm kê tại thời điểm kiểm toán và cộng trừ lùi để xác định lại số dư thực tế cuối kỳ).
Văn bản có liên quan đến việc giải quyết khoản chênh lệch (nếu có chênh lệch khi kiểm kê).
Bảng xác nhận số dư của các tài khoản tại ngân hàng.
Sổ phụ ngân hàng.
Sổ cái.
Sổ quỹ.
Sổ chi tiết tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan.
II. Mục tiêu kiểm toán
Hiện hữu, đầy đủ,
Chính xác:
Số dư vốn bằng tiền phản ánh tất cả các khoản tiền có trong quỹ, tại ngân hàng, đang chuyển có thực và được ghi chép đúng và đầy đủ.
Sở hữu:
Tất cả các khoản hiện có thuộc sở hữu của Công ty.
-Đánh giá:
Số dư vốn bằng tiền phản ánh trên bảng cân đối được đánh giá đúng đắn.
-Trình bày và công bố:
Số dư vốn bằng tiền phải được trình bày, phân loại và công bố đầy đủ…
Biểu số 17: Chương trình kiểm toán khoản mục tiền
III. Thủ tục kiểm toán:
Trình tự kiểm toán
Tham chiếu
Ngoại lệ
Chữ ký, nt
Có
Không
Đã
làm rõ
A. Thủ tục phân tích
Sự biến động chỉ tiêu TM, TGNH
Tìm hiểu hệ thống thanh toán của đơn vị chủ yếu qua ngân hàng hay bằng tiền mặt.
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ về phần vốn bằng tiền của đơn vị xem có đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc phân nhiệm.
+ Bất kiêm nhiệm.
+ Phê chuẩn, phân cấp quản lý với tiền mặt.
B. Thủ tục kiểm tra chi tiết:
I. Tiền mặt:
Đối chiếu giữa Biên bản kiểm kê với sổ quỹ, sổ chi tiết và sổ cái để đảm bảo số dư đã được trình bày trên Bảng cân đối kế toán là hợp lý.
Đọc lướt qua sổ quỹ để phát hiện những nghiệp vụ bất thường và tiến hành kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc để đảm bảo việc trình bày là đúng và phù hợp.
a. Chọn – tháng bất kỳ và mỗi tháng chọn – nghiệp vụ trên sổ cái (hoặc sổ chi tiết) để đối chiếu sự khớp giữa sổ sách kế toán và chứng từ gốc về nội dung, ngày tháng, số tiền. Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền của khách hàng.
Trình tự kiểm toán
Tham chiếu
Ngoại lệ
Chữ ký
Có
Không
Đã làm rõ
+ Nếu kết quả tốt : Chấp nhận.
+ Nếu kết quả xấu : Mở rộng phạm vi thử nghiệm chi tiết.
b. Chọn – tháng bất kỳ và mỗi tháng chọn – chứng từ để đảm bảo việc ghi sổ (sổ quỹ, sổ chi tiết và sổ cái) là phù hợp.
Chọn nghiệp vụ trước ngày kết thúc niên độ, nghiệp vụ sau ngày kết thúc niên độ để kiểm tra thủ tục cut-off của khách hàng là đúng đắn và phù hợp.
II. Tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển
Xem xét có tài khoản nào được xác nhận mà đã hết số dư từ năm trước không. Bất kỳ tài khoản nào cũng đều phải được xác nhận.
Lập bảng đối chiếu số dư ngân hàng
Kiểm tra cộng dồn. Xem xét các khoản bất thường (có giá trị lớn).
Đối chiếu số dư trên sổ chi tiết với sổ cái và sổ phụ ngân hàng vào ngày cuối năm.
Kiểm tra bảng đối chiếu của 2 tháng bất kỳ đối với từng tài khoản để xem xét các khoản bất thường và xác định lại thời gian, tính chính xác. Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền.
Thu thập thư xác nhận của ngân hàng và kiểm tra ghi nhận trong sổ sách kế toán
+ Giải thích các khoản chênh lệch nếu có tại thời điểm khoá sổ.
+ Kiểm tra lại tất cả các khoản tiền gửi chưa được ghi vào ngày cuối kỳ với sổ phụ ngân hàng sau ngày khoá sổ.
Trình tự kiểm toán
Tham chiếu
Ngoại lệ
Chữ ký, ngày tháng
Có/
Không
Đã làm rõ
Xem xét khoản tiền đang chuyển được liệt kê phản ánh trong “Tiền đang chuyển” là hợp lý (xem xét khoản tiền có giá trị lớn).
Đối chiếu với sổ TGNH, phiếu chuyển tiền ngân hàng về ngày, số tiền, diễn giải.
Đối chiếu với sổ phụ ngân hàng cuối năm, cut-off về ngày, số tiền, diễn giải. Ghi chú các khoản tiền gửi được ngân hàng phản ánh sau ngày cuối năm.
Xem xét các khoản tiền gửi được ngân hàng ghi chép trong khoảng thời gian hợp lý (1-2 ngày sau ngày đơn vị ghi sổ).
Xem xét Báo cáo Tài chính năm trước và giấy tờ làm việc năm nay để thấy được các dữ liệu đối chiêú đã có trong hồ sơ.
C. Các thủ tục bổ sung (nếu có)
+ Xem xét các khoản số dư ngoại tệ đã được đánh giá theo đúng tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố (hoặc tỷ giá liên ngân hàng) tại thời điểm kết thúc niên độ.
+ Các thủ tục khác (nếu có).
IV. Kết luận và kiến nghị
A. Kết luận về mục tiêu kiểm toán
B. Kiến nghị
C. Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong những đợt kiểm toán sau:
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Kiểm toán - Nhà xuất bản Thống kê, 1996
Alvin A.Arens - James K.Loebbecke.
2. Kế toán tài chính - Nhà xuất bản tài chính, 2006
PGS.TS Nguyễn Văn Công
3. Lý thuyết kiểm toán - Nhà xuất bản Tài chính, 2006
GS.PTS Nguyễn Quang Quynh.
4. Kiểm toán tài chính – NXB ĐH KTQD, 2006
GS.TS Nguyễn Quang Quynh – TS Ngô Trí tuệ
5. Kiểm toán - Nhà xuất bản Tài chính
PGS.PTS Vương Đình Huệ - PTS Đoàn Xuân Tiên.
6. Kiểm toán - Nhà xuất bản Tài chính, 2003
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Tài liệu đào tạo nội bộ ACAGroup
Danh mục sơ đồ biểu bảng
Biểu số 1: Hạch toán tiền mặt VND
Biểu số 2 : Hạch toán khoản mục tiền ngoại tệ theo tỉ giá hạch toán
Biểu số 3: Hạch toán Tiền đang chuyển
Biểu số 4 : Khoản mục tiền và các chu trình khác.
Biểu số 5 : Mục tiêu kiểm toán chung của khoản mục tiền .
Biểu số 6 : Chu trình kiểm toán báo cáo tài chính
Biểu số 7 : Tổng hợp các thủ tục kiểm soát nghiệp vụ tiền mặt.
Biếu số 8 : Các thủ tục kiểm soát nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng
Biểu số 9: Các thành viên Ban giám đốc Công ty
Biểu số 10 : Danh sách một số khách hàng lớn của Công ty ngần đây
Biểu số11: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty :
Biểu số 12: Bảng kết quả doanh thu của Công ty.
Biểu số 13: Quy trình thực hiện kiểm toán tài ACAGroup
Biểu số 14: Kế hoạch kiểm toán tổng thể
Biểu số 15: Tính và phân bổ mức trọng yếu
Biểu số 16: Chương trình kiểm toán khoản mục tiền:
Biểu số 17: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Biểu số 18: Tổng hợp khoản mục tiền đang chuyển
Biểu sô 19: Tổng hợp tiền gửi
Biểu số 20: Tổng hợp tiền mặt
Biểu số 21: Phân tích khoản mục tiền
Biểu số 22: Kiểm tra tính đúng đắn của các nghiệp vụ tiền mặt
Biểu số 23: Kiểm tra tính đúng đắn của các nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng.
Biểu số 24: Kiểm tra tính đúng kỳ của khoản mục tiền mặt
Biểu số 25: Kiểm tra tính đúng kỳ của khoản mục tiền gửi
Phụ lục 1 : Kế hoạch kiểm toán Công ty VTCX
Phụ lục 2: Chương trình kiểm toán khoản mục tiền
Nhận xét của đơn vị thực tập
Hà Nội, ngày 7/5/2007
Trưởng đơn vị
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32156.doc