Báo cáo Kiểm toán chu trình tiền lương - Nhân viên trong kiểm toán tài chính do Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện

Phần I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM I. Tổng quan về Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Deloitte Việt Nam Gần một năm sau khi chính thức trở thành thành viên đầy đủ của một trong bốn hãng kiểm toán hàng đầu thế giới Deloitte Touche Tohmatsu vào tháng 5/2007, Deloitte Việt Nam vẫn tiếp tục kế thừa, phát triển trên nền tảng và thành quả mà đơn vị tiền thân là Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) đã xây dựng trong suốt hơn 16 năm

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2157 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Kiểm toán chu trình tiền lương - Nhân viên trong kiểm toán tài chính do Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) được thành lập năm 1991 theo Quyết định số 165TC/QĐ/TCCB ngày 13 tháng 5 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tuy nhiên do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường công ty muốn tham gia đấu thầu các dự án nước ngoài thì cần chuyển đổi loại hình hoạt động của công ty vì vậy công ty đã thực hiện chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên theo Quyết định số 1927/QĐ-BTC ngày 30/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên số 0104000112 ngày 19 tháng 01 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. VACO là công ty kiểm toán đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam cung cấp dịch vụ chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế, và các dịch vụ liên quan cho nhiều khách hàng lớn thuộc mọi thành phần kinh tế như doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và các dự án quốc tế. Trong xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh cao, ban lãnh đạo VACO đã mạnh dạn đưa một bộ phận của VACO liên doanh với hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu, một trong bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới từ năm 1992 và tháng 4 năm 1994 liên doanh VACO-DTT chính thức được thành lập. Sự kiện đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành kiểm toán độc lập ở Việt Nam đó là: từ ngày 01 tháng 10 năm 1997, VACO với sự đại diện của phòng dịch vụ quốc tế (ISD), đã chính thức được công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu. VACO – ISD là đại diện hợp pháp của Deloitte Touche Tohmatsu tại Việt Nam. Sự kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn kinh nghiệm của một hãng kế toán, kiểm toán có bề dày và danh tiếng hàng trăm năm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán với Công ty kiểm toán đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam có những hiểu biết toàn diện về môi trường kinh doanh, luật pháp Việt Nam chính là chìa khóa cho sự thành công vượt bậc hơn hẳn các công ty kiểm toán khác ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đặc biệt tới ngày 7/5/2007 VACO đã chính thức công bố hoàn thành việc chuyển đổi sở hữu và trở thành thành viên đầy đủ của Deloitte Touche Tohmatsu -một trong bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới. Nhân dịp này, VACO cũng công bố chính thức đổi tên thành Deloitte Việt Nam, hiện diện đầy đủ của hãng kiểm toán danh tiếng nhất trên thế giới tại Việt Nam Cùng trong chuỗi sự kiện này, Deloitte Vietnam cũng tuyên bố chính thức gia nhập Deloitte Đông Nam Á. Deloitte Đông Nam Á được thành lập từ tháng 6 năm 2006. Việc gia nhập của Deloitte Vietnam và trở thành thành viên thứ 7 của Deloitte Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược kinh doanh nhằm nhân đôi sức mạnh của Deloitte tại khu vực Đông Nam Á trong vòng 5 năm tới. Như vậy, với sự kết hợp của bảy nước thành viên bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Guam và sắp tới là Việt Nam, Deloitte Đông Nam Á sẽ có hơn 170 đối tác, và gần 4.300 chuyên gia và nhân viên làm việc tại hơn 19 văn phòng trong khu vực. 2. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty 3.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 3.1.1. Dịch vụ kiểm toán Deloitte Việt Nam cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho các tổng công ty nhà nước, các công ty liên doanh, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, các dự án được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Deloitte Việt Nam thực hiện kiểm toán độc lập theo các chuẩn mực kiểm toán việt Nam và Quốc tế và cung cấp giá trị gia tăng cho khác hàng thong qua tư vấn bằng văn bản hàng năm về cánh thức cải thiện các hệ thống hoạt động và kiểm soát nội bộ. 3.1.2. Dịch vụ tư vấn thuế Các chuyên gia tư vấn thuế của Deloitte Việt Nam bao gồm các chuyên gia tư vấn thuế trong nước am hiểu sâu sắc về chế độ thuế Việt Nam và các chuyên gia tư vấn thuế quốc tế giàu kinh nghiệm có thể tối đa hoá thu nhập của khách hàng bằng cách kết hợp giữa kiến thức toàn diện về các luật thuế và khả năng hoạch định sáng tạo làm giảm bớt thuế phải đóng một cách hợp pháp. Công ty giúp khách hàng khối doanh nghiệp cơ cấu đầu tư của họ tại Việt Nam,vàn hỗ trợ hoạt động quốc tế để đầu tư vốn vào những nơi hoặc lĩnh vực có mức thuế suất thấp giữa các nơi thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau. Đối với khách hàng là cá nhân người Việt hay người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam công ty cung cấp các giải pháp về lương trọn gói có tính hiệu quả cao về thuế và tư vấn về các giải pháp chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Deloitte Việt Nam còn giúp khách hàng làm việc với cơ quan thuế, cung cấp thông tin cập nhật về thuế, và tổ chức các buổi đào tạo, hội thảo về thuế. 3.1.3. Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp Dịch vụ này của Deloitte Việt Nam giúp khách hàng thực hiện được những mục tiêu tài chính doanh nghiệp của mình bằng việc xây dựng các chiến lược và kế hoạch hiệu quả với nhiều phương án như sáp nhập, mua lại, cổ phần hoá, mở rộng, đầu tư mới, tái cơ cấu tài chính, phục hồi hoạt động kinh doanh, giảm vốn hay bán lại công ty thông qua những dịch vụ tư vấn Tài chính Doanh nghiệp đa dạng. Đồng thời các dịch vụ thiết kế cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, tư vấn về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ thích hợp… giúp cho khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian, do đó, sẽ có nhiều thời gian đóng góp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hơn 3.1.4. Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực Dịch vụ đào tạo của Deloitte Việt Nam do những chuyên gia cao cấp giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế và quản trị kinh doanh thực hiện,chương trình này bao gồm nhiều lĩnh vực: kế toán, kiểm toán, thuế và quản trị kinh doanh, không những giúp khách hàng áp dụng đầy đủ theo chuẩn mực kế toán và kiểm toán mà còn giới thiệu với khách hàng các kỹ năng quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và cập nhật các chế độ chính sách của nhà nước. Hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ đem lại cho khách hàng sự đảm bảo chắc chắn về việc lập báo cáo tài chính, tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành.Nhằm trợ giúp các doanh nghiệp vận hành chế hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả, Deloitte Việt Nam cũng tổ chức các khoá đào tạo về kỹ năng kiểm toán nội bộ. Các chương trình này được xây dựng trên các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận chung tại Việt Nam và các phương pháp thực hành kiểm toán quốc tế. 3.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Với bề dầy lịch sử trong ngành kiểm toán Việt Nam, Deloitte Việt Nam đã không ngừng gặt hái được những thành công.Kết quả đó thể hiện ở những chỉ tiêu sau: Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 (Tính trong 8 tháng) Năm 2007 1 Tổng doanh thu 64826 62752 98763 2 Lợi nhuận trước thuế 30107 28825 48946 3 Lợi nhuận sau thuế 21677 20754 35241 4 Nộp ngân sách Nhà nước 8430 8071 13705 5 Tổng số lao động (người) 409 345 293 Nguồn: Bảng cáo bạch công ty TNHH Deloitte Việt Nam Doanh thu của công ty liên tục tăng(năm 2006 doanh thu chỉ là 62,752 tỉ vì đó là do số liệu chỉ tổng hợp trong 8 tháng) chỉ trong vòng 2 năm doanh thu của công ty đã tăng lên gấp 1,5lần từ 64,826 tỉ đồng năm 2005 lên đến 98,763 tỉ đồng năm 2007 cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả, công ty ngày càng có nhiều hợp đồng kiểm toán có giá trị lớn, số lượng khách hàng cũng không ngừng mở rộng, uy tín của công ty ngày càng được khẳng định. Tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh thu hàng năm đạt 20% - cao nhất trong số các công ty kiểm toán ở Việt Nam. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng lên trên 1,5 lần từ năm 2005 đến năm 2007 điều này phù hợp với sự tăng lên của doanh thu và số lượng lao động của công ty. Số tiền công ty nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên không ngừng Biểu đồ 3.3.1: Doanh thu theo loại hình khách hàng Năm 2007 Biểu đồ 3.3.2: Doanh thu theo loại hình dịch vụ năn 2007 3.3. Những thành tựu đạt được Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, với những thành tựu đã đạt được Deloitte Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh đã đề ra và trở thành lá cờ đầu của ngành kiểm toán Việt Nam. Với những thành tích đó Deloitte Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý. Những thành tích đã đạt được: Năm 1999: đón nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ Năm 2001: Huân chương Lao động hạng Ba Năm 2002: Giải thưởng Sao vàng đất Việt Năm 2003: Giải thưởng Ngôi sao bạch kim về thương hiệu VACO do tổ chức BDI có trụ sở tại Madrit, Tây Ba Nha bình chọn Năm 2005: Cúp vàng Sản phẩm uy tín chất lượng do Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam tổ chức bình chọn Năm 2005: Huân chương Lao động hạng Nhì Và nhiều danh hiệu cao quý khác. Gần đây nhất vào tháng 1/2008 Deloitte Việt Nam vinh dự là một trong mười doanh nghiệp Việt Nam có hệ thống quản lí tốt nhất, nhận giải thưởng Ngôi sao quản lí do Bộ Ngoại giao Việt Nam trao tặng. 3.4. Chiến lược của công ty trong tương lai Chiến lược phát tiển trong tương lai của công ty là vẫn tiếp tục đầu tư phát triển nguồn nhân lực hiện đang là lợi thế của công ty, có chính sách thu hút thêm nhiều nhân tài ở cấp bậc kiểm toán viên, mở rộng đào tạo nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ tư vấn, kiểm toán, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng số lượng khách hàng ra cả trong và ngoài nước, từ đó trở thành công ty kiểm toán hàng đầu về cung cấp dịch vụ chất lượng và hiệu quả ở Việt Nam, phấn đấu đưa Công ty trở thành một doanh nghiệp có thương hiệu và uy tín tại Việt Nam và trong vung Châu Á Thái Bình Dương. Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty: Đầu tư phát triển toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin và giải pháp phần mềm phục vụ Deloitte Audit và mục đích kế toán quản trị. Thực hiện mục tiêu mở rộng đối tượng khách hàng ít rủi ro và hiệu quả như các khách hàng FDI và ODA. Tập trung mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ vào các địa bàn trọng điểm, có nhiều tiềm năng phát triển, bao gồm các trung tâm kinh tế lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…. đồng thời đẩy mạnh công tác Marketing, mở rộng hoạt động tư vấn tài chính và tư vấn thuế đối với khách hàng chiến lược, trong đó tập trung vào các thị trường như: Nhật, Hà Quốc và các nước trong khu vực. Nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt là chất lượng phục vụ kiểm toán và tư vấn tài chính, góp phân tăng uy tín của Công ty với khách hàng và đa dạng hóa loại hình dịch vụ. Mở rộng hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực có hiệu quả như: dịch vụ ERS, tư vấn chia tách, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp. Định hướng phát triển các loại hình cụ thể: Lĩnh vực kiểm toán: tập trung phát triển các khách hàng là các công ty đa quốc gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít rủi ro. Nâng cao sức mạng cạnh tranh trong lĩnh vực kiểm toán chẩn đoán, kiểm toán dự án và kiểm toán hoạt động, mở thêm dịch vụ phát triển rủi ro doanh nghiệp. Lĩnh vực tư vấn: Tăng cường, phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, mở rộng các loại hình dịch vụ phát sinh trong quá trình hội nhập như tư vấn nghiên cứu thị trường, đánh giá môi trường đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ pháp lý; hạn chế rủi ro, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ hiện tại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tập trung phát triển các khách hàng là công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty trong nước có quy mô lớn. Lĩnh vực tư vấn thuế: tập trung phát triển các dịch vụ kiểm toán thuế và kế hoạch thuế cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và cho các loại hình doanh nghiệp khác; phấn đấu doanh thu tư vấn thuế đạt từ 15-18% tổng doanh thu. 3.5. Những điều làm nên thành công của Deloitte Việt Nam hiện nay Ngay từ khi mới thành lập Deloitte Việt Nam đã rất chú trọng đến vấn đề con người, vì mục đích đầu tư và phát triển lâu dài tại Việt Nam, hãng kiểm toán Deloitte luôn duy trì một đội ngũ chuyên gia ở các cấp cao và trong các lĩnh vực dịch vụ khác nhau làm việc tại Deloitte Việt Nam để vừa trợ giúp cho Deloitte Việt Nam phục vụ khách hàng là các công ty đa quốc gia, các dự án quốc tế lớn, vừa đào tạo trực tiếp cho các kiểm toán viên của mình. Chính điều này giúp cho Deloitte Việt Nam có cơ hội chuyển giao “chất xám” từ các chuyên gia tới cả ban lãnh đạo lẫn nhân viên của Công ty. “Nhờ vậy, cho đến nay, ở nhiều vị trí , nhân viên của Deloitte Việt Nam còn giỏi hơn cả chuyên gia nước ngoài, tạo cho Deloitte Việt Nam nhiều lợi thế cạnh tranh cao so với các công ty kiểm toán nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam”, thành viên ban lãnh đạo Deloitte Việt Nam tự hào nói. Trước xu thế hội nhập ban giám đốc Deloitte Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai chương trình quốc tế hoá đội ngũ nhân viên Việt Nam, thông qua việc liên tục cử nhân viên ra nước ngoài đào tạo các chương trình ngắn hạn và dài hạn về kiểm toán do Deloitte tổ chức. Đồng thời, Deloitte Việt Nam cũng tập trung đầu tư đào tạo nhân viên theo các khoá học quốc tế về kiểm toán, kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính quốc tế trong nước. Lợi thế thành viên của Deloitte càng được nhân mạnh hơn khi Deloitte Việt Nam có một đội ngũ quản lý và kiểm toán viên là người Việt Nam thông hiểu pháp luật và hệ thống kinh doanh trong nước và được đào tạo có hệ thống tại nước ngoài. Trong hơn 300 nhân viên của Deloitte Việt Nam ở 3 văn phòng tại Hà Nội, Hải Phòng, và TP.HCM có hơn 20% nhân viên đã và đang được đào tạo theo các chương trình quốc tế về kế toán, kiểm toán, tài chính, quản trị doanh nghiệp (DN) và gần 100 trong tổng số 800 kiểm toán viên quốc gia đang hành nghề ở hơn 90 công ty kiểm toán độc lập đăng ký hành nghề tại Việt Nam đang làm việc tại Deloitte Việt Nam. Điều này thể hiện chất lượng quốc tế của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của Deloitte Việt Nam mà không công ty kiểm toán của Việt Nam nào có được. “Mạnh dạn đầu tư cho con người là hướng đi mà Deloitte Việt Nam đã chọn trong thời gian qua và Ban giám đốc Deloitte Việt Nam xác định sẽ tiếp tục thực hiện điều này trong tương lai. Đây là cách đầu tư đúng đắn để đảm bảo sự phát triển bền vững của Công ty”, thành viên ban lãnh đạo Deloitte Việt Nam phát biểu. 3. Tổ chức bộ máy quản lí của Deloitte Việt Nam Tổ chức bộ máy quản lý của Deloitte Việt Nam được thiết kế và thực hiện theo mô hình tập trung. Deloitte Việt Nam có trụ sở chính ở Hà nội và các chi nhánh ở Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh ( trước công ty có 1 chi nhánh tại đà nẵng, nhưng đến nay chi nhánh này đã ngừng hoạt động ) Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức kinh doanh của công ty Trụ sở chính của công ty tại Hà Nội Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh Với mô hình như trên, Ban lãnh đạo công ty có quyền chỉ đạo, điều hành trực tiếp các hoạt động của công ty ở cả trụ sở chính và các chi nhánh. Trong đó trụ sở chính ở Hà nội sẽ tiến hành kiểm toán cho các khách hàng ở phía bắc, các tổng công ty do nhà nước bổ nhiệm cũng như các dự án quốc tế lớn khác. Mô hình tổ chức trên không có nghĩa là chi nhánh nào thì chỉ thực hiện kiểm toán cho các khách hàng ở khu vực đó mà thường xuyên có sự di chuyển nhân viên từ trụ sở chính cũng như giữa các chi nhánh với nhau. Các khách hàng của công ty nằm trên khắp các tỉnh thành trong cả nước nên sự di chuyển nhân viên của công ty là hợp lý. Các chi nhánh cũng thường xuyên nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và về nhân lực. Trụ sở chính của công ty cũng trực tiếp thực hiện việc hợp tác với Deloitte toàn cầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực, tiếp nhận phương pháp kỹ thuật. Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy tại Deloitte Việt Nam Chủ tịch công ty Ban giám đốc Đội ngũ chuyên gia nước ngoài Các phòng nghiệp vụ Các phòng tư vấn Các chi nhánh: TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng Khối hành chính o Phòng kiểm toán 1 Phòng kiểm toán 2 Phòng IT và dịch vụ quản lý rủi ro Phòng quản trị nhân sự Phòng hành chính Phòng kế toán Phòng tư vấn thuế Phòng tư vấn tài chính và giải pháp Nguồn: Bảng cáo bạch công ty TNHH Deloitte Việt Nam Chức năng nhiệm vụ: Chủ tịch công ty: là người đứng đầu công ty, có toàn quyền quyết định các chiến lược hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến công ty. Đội ngũ chuyên gia nước ngoài: thực hiện sự hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các phòng ban và các hợp đồng kiểm toán của công ty. Ban giám đốc: có trách nhiệm lập các định hướng chung như chiến lược kinh doanh, chính sách tuyển dụng và đào tạo…Giám đốc là đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ Tài chính và công ty Deloitte Touche Tohmatsu về mọi hoạt động của công ty, có quyền điều hành, quyết định mọi hoạt động của công ty và các văn phòng đại diện. Phó giám đốc là người phụ trách soát xét kỹ thuật kiểm toán và nghiên cứu khoa học tại các bộ phận mình phụ trách, giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc uỷ quyền và phân công thực hiện. Các phòng nghiệp vụ: - Phòng kiểm toán 1: thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án quốc tế. Phòng kiểm toán 2: thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay thì không có sự phân biệt rõ ràng về khách hàng giữa hai phòng kiểm toán mà hai phòng này luôn hỗ trợ nhau trong công việc để đạt mục tiêu chung của công ty. Phòng IT và dịch vụ quản lý rủi ro: thực hiện hỗ trợ khách hàng các phần mềm, đánh giá, quản lý rủi ro, tăng cường độ tin cậy của hệ thống cũng như chu trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Các phòng tư vấn Phòng tư vấn tài chính và giải pháp: thực hiện tư vấn tài chính, giải pháp quản lý, tư vấn kế toán và các dịch vụ hỗ trợ dự án. Phòng tư vấn thuế: hoạt động trên các lĩnh vực: hoạch định chiến lược thuế, cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích thuế, soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp, lập kế hoạch, tính toán và kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thuế nhà thầu nước ngoài, tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp khi gặp vướng mắc trong quá trình quyết toán với cơ quan thuế, tổ chức hội thảo và đào tạo kiến thức về thuế. Khối hành chính Phòng kế toán: thực hiện thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty nhằm phục vụ công tác quản lý, công tác tín dụng. Phòng hành chính: thực hiện quản lý hồ sơ nhân sự, lưu trữ văn thư, giải quyết các thủ tục liên lạc, giao dịch hành chính, cập nhật thông tin, văn bản mới…. Phòng quản trị nhân sự: theo dõi, phân công lao động, bố trí điều kiện cho nhân viên đi công tác… Các chi nhánh: đại diện cho công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn và thuế theo khu vực. 4. Khái quát về hoạt động kiểm toán của công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam 4.1. Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Deloitte Việt Nam Ở Deloitte Việt Nam kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện trong suốt cuộc kiểm toán, đó là một yêu cầu bắt buộc. Theo hướng dẫn kiểm toán của Deloitte Việt Nam, việc kiểm tra, soát xét lại công việc cấp dưới đã làm được thực hiện một cách nghiêm ngặt và gắn với trách nhiệm của kiểm toán viên. Đối với mỗi cuộc kiểm toán, việc kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên chính thức có ít nhất 2 năm kinh nghiệm nghề nghiệp cho đến các manager (chủ nhiệm kiểm toán, giám đốc kiểm toán). Để hạn chế các rủi ro đến mức thấp nhất, trong mỗi cuộc kiểm toán sẽ có một manager và một chuyên gia người nước ngoài phụ trách. Và trước khi báo cáo kiểm toán được phát hành thì giám đốc công ty sẽ là người soát xét cuối cùng để đảm bảo rằng báo cáo kiểm toán không có bất cứ một sai sót đáng kể nào. Chính vì cuộc kiểm toán được sự kiểm soát chặt chẽ như vậy mà chất lượng các cuộc kiểm toán của công ty không ngừng đựơc nâng cao. 4.2. Sơ lược về phương pháp kiểm toán của Deloitte (AS/2) Hệ thống kiểm toán AS/2 được DTT chuyển giao cho tất cả các thành viên của DTT trên toàn cầu trong đó có cả Deloitte Việt Nam. AS/2 là một hệ thống kiểm toán tiên tiến nhất theo tiêu chuẩn của DTT toàn cầu. Hệ thống AS/2 bao gồm 2 bộ phận là: Quy trình kiểm toán Hệ thống hồ sơ kiểm toán Phần mềm kiểm toán ứng dụng Quy trình kiểm toán theo AS/2: được DTT thiết kế và áp dụng tại tất cả các thành viên của mình. Đây là một quy trình phức tạp và chặt chẽ được thể hiện qua 6 bước như sau: - Bước 1: Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán. Bước này sẽ được thực hiện bởi các partner và cũng có thể có sự hỗ trợ của các chủ nhiệm kiểm toán, nội dung công việc của bước này sẽ gồm: Đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro của các cuộc kiểm toán Lựa chọn nhóm kiểm toán Lập và lựa chọn các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán - Bước 2: lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Công việc của bước này bao gồm: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng Tìm hiểu môi trường kiểm soát Tìm hiểu các chu trình kế toán áp dụng Thực hiện các bước phân tích tổng quát Xác định mức độ trọng yếu Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng Tổng hợp kế hoạch kiểm toán - Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể. Công việc của bước này bao gồm: Xác định mức độ rủi ro tiềm tàng Lập kế hoạch cho các thủ tục khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ Lập kế hoạch cho các kiểm tra chi tiết Tổng hợp kế hoạch kiểm toán - Bước 4: Thực hiện kiểm toán. Công việc của bước này bao gồm; Thực hiện các thủ tục kiểm soát để đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá kết quả Thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết. Trong bước này gồm 2 phần việc đó là thủ tục phân tích chi tiết và kiểm tra chi tiết. Và đánh giá kết quả Đánh giá toàn diện những sai sót và phạm vi của cuộc kiểm toán Soát xét lại báo cáo tài chính - Bước 5: Tổng hợp kết quả kiểm toán và báo cáo. Công việc của bước này bao gồm: Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo Thu thập thư giải trình của giám đốc Tổng hợp toàn bộ các bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến Lập báo cáo kiểm toán - Bước 6: Công việc thực hiện sau kiểm toán. Công việc cuả bước này bao gồm: Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán Giữ mối quan hệ với khách hàng Thêm vào đó đối với công việc cụ thể trong từng bước trong quy trình kiểm toán theo AS/2 đều có các hướng dẫn cụ thể và chi tiết. Mỗi giai đoạn của cuộc kiểm toán đều được phân công phân nhiệm rõ ràng. Trước hết, những công việc đánh giá, xử lý các rủi ro của cuộc kiểm toán và thiết lập các điều khoản hợp đồng kiểm toán là những công việc mà ban giám đốc có sự cố vấn của các chuyên gia thực hiện trước khi kiểm toán. Sau khi tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán, trên cơ sở phân công của các giám đốc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán có thể là các kiểm toán viên cao cấp sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và chi tiết. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ giao cho các thành viên trong nhóm kiểm toán những phần việc phải thực hiện. Và trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm vào file kiểm toán. Cuối cùng là đưa ra báo cáo kiểm toán. Hệ thống Hồ sơ kiểm toán theo AS/2: Phụ lục Phần mềm kiểm toán ứng dụng: Ngoài việc cung cấp cho Deloitte Việt Nam một phương pháp kiểm toán và hệ thống hồ sơ, giấy tờ làm việc tiên tiến, AS/2 còn cung cấp một phần mềm máy tính để trợ giúp kiểm toán viên trong công việc. Như vậy có thể thấy AS/2 là một hệ thống phương pháp kiểm toán tiên tiến với rất nhiều hữu ích đã giúp cho các kiểm toán viên của Deloitte hoàn thành tốt công việc cũng như góp phần tạo nên những thành công của Deloitte như ngày hôm nay. Phần II THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TR ÌNH TIỀN LƯƠNG - NH ÂN VI ÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN I. Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính 1. Vai trò, mục tiêu kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.1. Vai trò của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp vì một số lí do sau đây: - Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi phí lớn trong hầu hết các doanh nghiệp và các tổ chức - Chi phí tiền lương được xem là một khoản mục trọng yếu khi đánh giá giá trị hàng tồn kho của các công ty sản xuất hay xây dựng vì nếu việc phân loại và phân bổ chi phí tiền lương mà không đúng đắn cho các đối tượng chịu chi phí thì sẽ dẫn đến sai sót trọng yếu về giá trị sản phẩm dở dang và giá trị hàng tồn kho và tất nhiên ảnh hưởng tới lợi tức - Tiền lương là một lĩnh vực có thể xảy ra các hình thức gian lận của nhân viên làm cho một lượng tiền lớn của công ty bị sử dụng kém hiệu quả hoặc bị thất thoát Do đó, kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên thường được kiểm toán viên chú trọng trong các cuộc kiểm toán. 1.2. Mục tiêu của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên Mục tiêu chung đối với chu trình này là kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng để khẳng định tính trung thực và hợp lý của các nghiệp vụ về tiền lương và nhân viên, tất cả các thông tin tài chính trọng yếu có liên quan tới chu trình đều được trình bày phù hợp với các nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành Mục tiêu về sự hiện hữu hay có thực: nghĩa là các nghiệp vụ tiền lương đã được ghi chép thì thực sự đã xảy ra và số dư tài khoản tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực sự tồn tại. Mục tiêu trọn vẹn: mục tiêu về sự trọn vẹn đối với các nghiệp tiền lương có ý nghĩa rằng tất cả các nghiệp vụ tiền lương đã xảy ra thì đều được ghi chép đầy đủ. Mục tiêu về quyền và nghĩa vụ: mục tiêu quyền và nghĩa vụ đối với chu trình này có nghĩa rằng đơn vị phải có nghĩa vị thanh toán tiền lương và các khoản trích trên tiền lương theo dung chế độ tài chính kế toán hiện hành. Mục tiêu đo lường và tính giá: mục tiêu về sự đo lường và tính giá đối với các nghiệp vụ tiền lương và các số dư có liên quan nghĩa là những giá trị đã được ghi chép về các nghiệp vụ tiền lương hợp lệ là đúng. Mục tiêu về sự đo lường và sự phân loại đối với các nghiệp vụ tiền lương còn có ý nghĩa quan trọng trong công việc lập các bản báo cáo các khoản thuế phải nộp và các khoản phải nộp khác có liên quan tới tiền lương. Để tránh rủi ro về sai phạm trong việc tính toán các khoản thuế và các khoản phải nộp liên quan tới tiền lương thì các tổ chức thường phân công một nhân viên thực hiện rà soát một cách độc lập về vấn đề tính toán và lập các báo cáo. Mục tiêu phân loại và trình bày: mục tiêu phân loại và trình bày đối với nghiệp vụ tiền lương là việc tất cả các chi phí tiền lương và các khoản phải thanh toán cho công nhân viên phải được trình bày vào các tài khoản thích hợp. Có nhiều khi chi phí nhân công trực tiếp lại được phản ánh vào tài khoản chi phí sản xuất chung, chi phí quản lí doanh nghiệp hay chi phí bán hàng. Những sai phạm như vậy sẽ dẫn đến những sai lệch trong các khoản chi phí và ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho cũng như những tài sản có liên quan khác trên báo cáo tài chính. 1.3. Các loại hình kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền lương Các loại hình kiểm soát nội bộ trong chu trình tiền lương và nhân viên được thiết lập nhằm thực hiện các chức năng của chu trình Nghiệp vụ phê duyệt: Các cần được tuyển dụng dựa trên các tiêu chuẩn do ban quản lí phê duyệt để phòng nhân sự có thể tuyển chọn được đúng người, đúng việc thì doanh nghiệp cần có các tiêu chí tuyển dụng lao động rõ ràng. Nếu không, sẽ chỉ tuyển chọn, thuê mướn được những lao động kém về năng lực và phẩm chất dẫn tới việc tăng chi phí đào tạo, phải bỏ ra những chi phí không đáng có. Ghi sổ kế toán về tiền lương: các khoản chi liên quan tới lương, thưởng, các khoản trích theo lương, khoản khấu trừ, thuế, phúc lợi phải được ghi chép chính xác về số học, nếu không sẽ dẫn tới việc chi phí và nợ sau đó bị trình bày sai, và việc phân bổ chi phí nhân công sẽ không chính xác. Thực chi: thiết lập các thủ tục tiền lương và nhân viên cần phải tuân thủ theo sự phê chuẩn của ban quản lí, tất cả các khoản chi tiền lương phải căn cứ váo các khoản nợ đã được ghi nhận. Tiếp cận hệ thống sổ sách: nhằm kiểm soát đối với các khoản chi không đúng chỗ và những chi phí nhân công không được thông qua thì ban quản lí doanh nghiệp cần đưa ra chính sách nhằm hạn chế việc tiếp cận hệ thống báo cáo sổ sách nhân sự và kế toán tiền lương ở một số người có thẩm quyền. Chẳng hạn, ban quản lí có thể tạo ra các hàng rào cản trở những nhân viên không có phận sự tiếp cận tới tài liệu của bộ phận nhân sự và bộ phận tiền lương, và phân chia trách nhiệm tách bạch giữa các quyền phê duyệt, quyền ghi chép sổ sách, và quyền thanh toán tiền lương để hạn chế các hành vi gian lận Phân chia trách nhiệm: để đảm bảo một cánh thoả đáng về việc phân chia tách bạch các trách nhiệm thì bộ phận nhân sự cần phải tách bạch khỏi trách nhiệm tính toán lương, thưởng; lập bảng lương, thưởng; chi lương, thưởng và trách nhiệm giám sát thời gian lao động hoặc dịch vụ hoàn thành. Nếu không chức năng phê duyệt của bộ phận nhân sự sẽ phối hợp với chức năng thanh toán tiền lương dẫn tới các cơ hội tăng mức lương, bậc lương một cách cố ý vì mục đích tư lợi hoặc tạo ra nhân viên khống. 2. Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính 2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho cuộc kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 về “lập kế hoạch kiểm toán” cũng đã nêu rõ kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo rằng cuộc kiểm toán đã được tiến hành một cách có hiệu quả. Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm các bước công việc Chuẩn bị kiểm toán: Kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và ký hợp đồng kiểm toán Thu thập thông tin cơ sở: Kiểm toán viên sẽ thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn này kiểm toán viên đánh giá khả năng có nhữ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31352.doc