Báo cáo Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn NVL Nguyên vật liệu CCDC Công cụ dụng cụ CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung KTV Kiểm toán viên HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ PS Phát sinh BCTC Báo cáo tài chính BCĐKT Bảng cân đối kế toán DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Khái quát quy trình kiểm toán BCTC 3 Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song 11 Bảng

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1: Bảng ước lượng mức trọng yếu trên BCTC của Công ty ABC 20 Bảng 1.2: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục của Công ty ABC 21 Biểu 1.1: Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB Công ty ABC 22 Biểu 1.2: Tìm hiểu quy trình kiểm soát nội bộ Công ty ABC đối với hàng tồn kho 23 Biểu 1.3: Tìm hiểu HTKSNB Công ty XYZ 24 Biểu 1.4: Tổng hợp thông tin về HTK Công ty ABC 25 Biểu 1.5: Tổng hợp thông tin về HTK Công ty XYZ 26 Biểu 1.6:Thử nghiệm kiểm soát đối với HTK Công ty ABC 27 Biểu 1.7:Thử nghiệm kiểm soát đối với HTK Công ty XYZ 27 Biểu 1.8: Thủ tục phân tích biến động PS Nợ - Có TK 152 công ty ABC 28 Biểu 1.9: Thủ tục phân tích biến động PS Nợ - Có TK 155 công ty ABC 29 Biểu 1.10: Thủ tục phân tích biến động PS Nợ - Có TK 156 Công ty XYZ 30 Biểu 1.11: Đối chiếu kiểm kê Công ty ABC 32 Biểu 1.12: Đối chiếu kiểm kê Công ty XYZ 33 Biểu 1.13: Đối chiếu số liệu Công ty ABC 34 Biểu 1.14: Đối chiếu số liệu Công ty XYZ 34 Biểu 1.15: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết nhập mua NVL, CCDC công ty ABC 35 Biểu 1.16: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết xuất dùng NVL, CCDC Công ty ABC 36 Biểu 1.17: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra giá NVL Công ty ABC 37 Biểu 1.18: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết CPNVLTT, CPSXC công ty ABC 38 Biểu 1.19: Kiểm tra phương pháp tính giá thành sản phẩm, giá vốn Công ty ABC 39 Biểu 1.20: Kiểm tra chia cắt niên độ Công ty ABC 40 Biểu 1.21: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết nhập mua NVL, CCDC công ty XYZ 41 Biểu 1.22: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết XK NVL, CCDC công ty XYZ 42 Biểu 1.23: Kiểm tra chi tiết TK 154 công ty XYZ 43 Biểu 1.24: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết nhập mua hàng hóa công ty XYZ 44 Biểu 1.25: Kiểm tra phương pháp tính giá vốn hàng bán Công ty XYZ 45 Biểu 1.26: Kiểm tra trích lập dự phòng giảm giá HTK Công ty XYZ 46 Biểu 1.27: Kết luận kiểm toán về chu trình HTK Công ty ABC 47 Biểu 1.28: Thuyết minh chênh lệch sau kiểm toán Công ty ABC 48 Biểu 1.29: Kết luận kiểm toán về chu trinhg HTK Công ty XYZ 49 Biểu 1.30: Thuyết minh chênh lệch sau kiểm toán Công ty XYZ 50 LỜI MỞ ĐẦU Tháng 5 năm 1991 hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam ra đời sau thời gian dài thai nghén và khi đó chỉ có hai công ty được Bộ tài chính thành lập với 15 người cũng như số lượng kiểm toán viên đếm trên đầu ngón tay. Một trong hai công ty đó là AASC. Đã trải qua gần 20 năm hoạt động, công ty AASC luôn khẳng định là vị thế của công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, công ty không ngừng nâng cao về mất chất lượng dịch vụ cũng như uy tín trên thị trường kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Trong một nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay, ngày càng nảy sinh nhiều mối quan hệ kinh tế phức tạp khiến các doanh nghiệp phải chú trọng đến việc ổn định tài chính và tìm cách giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt những năm trở lại đây, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, môi trường kinh tế Việt Nam càng đòi hỏi tính minh bạch của thông tin tài chính. Do đó, các doanh nghiệp kiểm toán đang đứng trước những cơ hội rất lớn cho việc phát triển mở rộng mạng lưới. Tuy nhiên cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp kiểm toán khi thị trường cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt hơn. AASC nhận thức rõ điều đó, luôn chú trọng xây dựng hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, trong đó có chu trình hàng tồn kho. Hàng tồn kho là khoản mục có giá trị lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, ảnh hưởng và liên quan đến hầu hết các khoản mục trên báo cáo tài chính, sai sót trong chu trình hàng tồn kho có thể ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán, từ đó ảnh hưởng đên lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, kiểm toán chu trình hàng tồn kho là một phần công việc quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Nhận biết được tầm quan trọng đó, em chọn Đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Kết cấu chuyên đề gồm hai phần cơ bản. Cụ thể: Chương 1: Thực trạng quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện. Chương 2: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Phương Hoa và Ban lãnh đạo Công ty mà trực tiếp là các anh chị trong phòng kiểm toán 2 của AASC đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này. Mặc dù vậy, do còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm cũng như thời gian nên bài chuyên đề chắc chắn còn nhiều hạn chế, rất mong được sự góp ý, chỉ dẫn của cô giáo và các nhân viên kiểm toán tại Công ty. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN MỤC TIÊU KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN Khái quát về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Khảo sát và đánh giá khách hàng Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán Thực hiện kế hoạch kiểm toán Hoàn tất công việc kiểm toán, phát hành báo cáo kiểm toán, thư quản lý (nếu có). Sơ đồ 1.1: Khái quát quy trình kiểm toán BCTC Mục tiêu kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện Mục tiêu kiểm toán chu trình HTK nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán đối với hàng tồn kho. AASC xác định mục tiêu kiểm toán chu tình HTK gồm có: Thứ nhất: Cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu. Các khoản chi phí, các nghiệp vụ liên quan đến HTK có đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp tại thời điểm phát sinh và được phản ánh đúng kỳ kế toán. Số dư HTK được hạch toán thực sự tồn tại và chia cắt niên độ được thực hiện chính xác; Thứ hai: Cơ sở dẫn liệu về tính trọn vẹn. Tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến HTK được phản ánh đầy đủ trên sổ sách kế toán. Số dư HTK cuối kỳ phản ánh đã thực sự bao gồm toàn bộ HTK thuộc quyền sở hữu của đơn vị; Thứ ba: Cơ sở dẫn liệu về quyền và nghĩa vụ. Tất cả hàng tồn kho được hạch toán thuộc quyền sở hữu của khách hàng kiểm toán; Thứ tư: Cơ sở dẫn liệu về đo lường và tính giá. Nguyên tắc hạch toán các chi phí thu mua, chi phí NVL, giá thành sản phẩm, sản phẩm dở dang phải được tính toán chính xác, phù hợp với các chuẩn mực áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán. Giá trị của hàng tồn kho được tính chính xác, dựa theo phương pháp được chấp nhận bởi các chuẩn mực kế toán áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán (FIFO – nhập trước xuất trước, PUMP – giá bình quân gia quyền, LIFO – Nhập sau xuất trước). Giá trị của hàng tồn kho được xác minh, các khoản dự phòng giảm giá cần thiết được hạch toán; Thứ năm: Cơ sở dẫn liệu về trình bày và khai báo. Tất cả các chi phí, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến HTK phải được tập hợp đúng đối tượng, hạch toán đúng, được phân loại chính xác. Số dư HTK cần được sắp xếp và phân loại theo đúng bản chất và vị trí trên BCĐKT. Đối với hàng bán gửi đại lý, thế chấp, vay, cầm cố cần khai báo đầy đủ. ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO CỦA KHÁCH HÀNG KIỂM TOÁN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN Bản chất chu trình hàng tồn kho ảnh hưởng tới công tác kiểm toán Theo C.Mác đồng tiền vận động theo công thức T – H – T’ (tiền – hàng – tiền) tức là sự chuyển hóa của tiền thành hàng hóa, rồi hàng hóa lại chuyển hóa ngược lại thành tiền. Lưu thông hàng hóa đóng vai trò quan trọng tạo ra giá trị thặng dư trong nền kinh tế. Trong kế toán, hàng hóa được biểu hiện qua khái niệm hàng tồn kho. Hàng tồn kho là những tài sản của doanh nghiệp được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh, đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh và NVL, CCDC để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. HTK bao gồm: hàng mua để bán, thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, sản phẩm dở dang, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ dở dang. Thứ nhất: Hàng tồn kho là những tài sản lưu động của doanh nghiệp, biểu hiện dưới hình thái vật chất cụ thể, bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào đặc điểm loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhóm khách hàng của AASC hết sức đa dạng và phong phú bao gồm các khách hàng lớn và thường xuyên như: Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn hóa chất Việt Nam, Tổng công ty thép Việt Nam, Tổng công ty lương thực Việt Nam, Tổng công ty rượu Việt Nam, Tổng công ty mía đường, Tổng công ty rượu bia nước giải khát, Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, Tổng công ty Vàng bạc đá quí Việt Nam, Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng, Tổng công ty dược Việt Nam… Ngoài ra, Công ty còn có một lượng lớn các khách hàng kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm cả sản xuất và thương mại, dịch vụ. Trong hầu hết các doanh nghiệp, HTK chiếm tỉ trọng tỉ trọng lớn trong tổng tài sản và có ảnh hưởng tới nhiều chỉ tiêu trên BCTC. Cụ thể, trong doanh nghiệp sản xuất việc xác định giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất có ảnh hưởng tới việc xác định giá trị sản phẩm dở dang và giá thành sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới giá vốn hàng bán, kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại, việc tập hợp chi phí mua hàng chính xác và phương pháp tính giá xuất hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán. Do tính chất phức tạp và trọng yếu của HTK nên đòi hỏi kiểm toán viên cần nắm được những đặc điểm cơ bản của chu trình HTK. Bên cạnh đó, một số khách hàng hoạt động trên lĩnh vực tài chính: ngân hàng, công ty chứng khoán, môi giới đầu tư tài chính chu trình hàng tồn kho không trọng yếu nên việc kiểm toán khá đơn giản so với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thương mại; Thứ hai: Chu trình HTK là chu trình có liên quan đến nhiều chu trình khác như chu trình tiền lương và nhân viên, chu trình mua hàng và thanh toán, chu trình bán hàng thu tiền… Trong quá trình thực hiện kiểm toán tại các khách hàng, đặc biệt kiểm toán chi phí sản xuất KTV luôn kết hợp với các phần hành khác nhằm giảm đáng kể chi phí, thời gian nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cuộc kiểm toán; Thứ ba: HTK bao gồm nhiều hình thái khác nhau tùy vào từng giai đoạn trong sản xuất và từng loại hình doanh nghiệp. Khách hàng của AASC khá đa dạng về ngành nghề kinh doanh nên tính đa dạng, phức tạp về tính năng, đặc thù của một số HTK như các loại khoáng sản: than, quặng, thép, đất, vàng, bạc, đá quí, các công trình xây dựng cơ bản dở dang cũng tạo nên những khó khăn nhất định cho KTV trong quan sát và đánh giá HTK cả về chất lượng và giá trị. Bên cạnh đó, những tác dụng hữu hình và vô hình đối với HTK như hư hỏng, lỗi thời, lạc hậu làm giá trị HTK giảm đáng kể so với giá trị sổ sách. Trong những trường hợp này KTV phương pháp tối ưu là sử dụng ý kiến của các chuyên gia; Thứ tư: Khối lượng và giá trị là hai chỉ tiêu cơ bản chi phối đến giá trị của HTK. Do đó, trọng tâm của kiểm toán HTK là kiểm kê vật chất xác định khối lượng và quan tâm đến sự biến động, chính sách giá cả cũng như phương pháp kế toán HTK tại đơn vị. Tuy nhiên, đối với một số loại hình hàng tồn kho mang tính chất đặc thù, KTV gặp khó khăn trong việc thực hiện kiểm kê vật chất HTK. Ví dụ, đối với doanh nghiệp sản xuất vật liệu chịu lửa, sản phẩm chủ yếu là các loại gạch men và nguyên vật liệu chính là đất sét. Quá trình kiểm kê vật chất khó thực hiện bởi khó có thể sử dụng biện pháp cân, đo để xác định khối lượng của các mỏ đất. Trong doanh nghiệp sản xuất thép, KTV cũng gặp trở ngại khi xác định giá trị sản phẩm dở dang khi thép đang ở giai đoạn nung…; Thứ năm: HTK là tài sản hữu hình được bảo quản và lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau do nhiều người, nhiều bộ phận cùng quản lý đòi hỏi cách thức, điều kiện bảo quản đa dạng. AASC là 1 trong 5 công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam nên khách hàng gồm nhiều công ty lớn, qui mô, có mạng lưới trên nhiều địa phận, vùng miền. Do vậy, khi tiến hành kiểm toán, KTV thường sử dụng kĩ thuật quan sát, phỏng vấn đánh giá công tác kiểm soát của đơn vị; Thứ sáu: Tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, chu trình HTK được xác định là trọng yếu thường bao gồm các sai phạm đa dạng, phức tạp nên trong quá trình kiểm toán, KTV vận dụng linh hoạt các kỹ thuật kiểm toán theo những trình tự nhất định tùy thuộc vào kết quả của thủ tục phân tích; Thứ bảy: Chu trình HTK là một chu trình phức tạp yêu cầu KTV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương xứng thực hiện. Nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và uy tín với khách hàng, AASC luôn giao trách nhiệm thực hiện kiểm toán chu trình HTK cho các KTV giày dặn kinh nghiệm và có sự hiểu biết về HTK của khách hàng. Các chức năng của chu trình hàng tồn kho Chu trình HTK bao gồm các chức năng cơ bản sau: Chức năng mua hàng Nhu cầu mua hàng được thể hiện trên Phiếu yêu cầu mua do bộ phận có nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ viết. Sau khi được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền, phiếu yêu cầu mua sẽ được chuyển tới phòng thu mua để lập Đơn đặt hàng. Chức năng nhận hàng Phòng nhận hàng có trách nhiệm kiểm định số lượng, chất lượng, mẫu mã trên cơ sở đơn đặt hàng sau đó lập Biên bản nhận hàng và chuyển tới bộ phận kho. Chức năng lưu kho Tất cả hàng sẽ được chuyển tới kho lưu trữ và sẽ được kiểm tra về số lượng và chất lượng. Thủ kho lập Phiếu nhập kho thành 3 liên, 1 liên được lưu trữ tại bộ phận kho, bộ phận vật tư và 1 liên làm cơ sở ghi sổ kế toán. Chức năng xuất kho vật tư, hàng hóa Thủ kho lập Phiếu xuất kho dựa trên cơ sở Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư, đơn đặt mua hàng, phiếu này cũng được lập thành 3 liên cho các bộ phận có yêu cầu, bộ phận kho và phòng kế toán. Chức năng sản xuất Nghiệp vụ này bắt đầu từ khi tiếp nhận NVL đến khi sản phẩm hoàn thành nhập kho. Trong quá trình này các chứng từ, sổ sách được sử dụng chủ yếu để ghi chép theo dõi bao gồm các phiếu yếu cầu sử dụng vật tư, phiếu xuất kho, bảng chấm công, các bảng kê, bảng phân bổ… và hệ thống sổ sách kế toán chi phí. Chức năng lưu kho thành phẩm Sản phẩm hoàn thành trong khâu sản xuất được kiểm định chất lượng xong sẽ nhập kho để lưu trữ chờ bán. Quá trình kiểm soát được xem như một phần của chu trình bán hàng thu tiền. Chức năng xuất kho thành phẩm đi tiêu thụ Trong nghiệp vụ này xuất hiện phiếu vận chuyển cũng được lập thành 3 liên (lưu tại phòng tiếp vận, phòng kinh doanh và 1 liên đính ngoài bao kiện của hàng trong quá trình vận chuyển) nếu bộ phận vận chuyển trực thuộc đơn vị, hoặc 4 liên nếu sử dụng dịch vụ vận chuyển bên ngoài. Trên đây là các chức năng cơ bản của chu trình HTK tại doanh nghiệp sản xuất, đối với doanh nghiệp thương mại, các chức năng của chu trình này đơn giản hơn bao gồm: chức năng mua hàng, chức năng nhận hàng, chức năng lưu kho, chức năng xuất kho hàng hóa đi tiêu thụ. Từ đặc điểm này cũng dẫn tới sự khác biệt trong công tác kiểm toán tại doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Đối với doanh nghiệp thương mại, KTV không cần thực hiện kiểm tra tính đúng đắn trong việc tập hợp chi phí sản xuất, xác định giá trị sản phẩm dở dang, việc tính giá thành phẩm và giá vốn hàng bán như thực hiện kiểm toán tại doanh nghiệp sản xuất. Do đó, kiểm toán chu trình hàng tồn kho ở doanh nghiệp thương mại đơn giản hơn so với doanh nghiệp sản xuất. Kiểm soát nội bộ đối với chu trình hàng tồn kho Các hoạt động kiểm soát nội bộ được thiết kế gắn liền với các chức năng của chu trình hàng tồn kho. Một hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là tốt cần đảm bảo: Thứ nhất: Đối với nghiệp vụ mua hàng. Nghiệp vụ mua hàng chỉ được thực hiện khi có Phiếu yêu cầu của bộ phận mua hàng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phiếu được đánh số thứ tự liên tục, có cuống phiếu và có một bộ phận riêng biệt thực hiện chức năng này độc lập với các bộ phận nhận hàng, ghi sổ HTK nhưng không được quyền quyết định. Phiếu yêu cầu mua được chuyển tới bộ phận mua hàng để làm căn cứ chuẩn bị đơn đặt hàng. Đơn đặt hàng được lập thành 3 liên gửi tới người bán, phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ và bộ phận tiếp nhận làm căn cứ đối chiếu; Thứ hai: Đối với nghiệp vụ nhận hàng. Chức năng này do phòng nhận hàng thực hiện. Phòng này độc lập với các phòng mua hàng, bộ phận kho và có trách nhiệm kiểm tra tất cả các hàng hóa, vật tư mua về, lập Biên bản nhận hàng và chuyển hàng tới bộ phận kho; Thứ ba: Đối với nghiệp vụ lưu kho. Nguyên vật liệu, CCDC, hàng hóa, sản phẩm hoàn thành đều được kiểm định chất lượng, quy cách trước khi nhập kho. Phiếu nhập kho cũng được lập thành 3 liên lưu tại bộ phận kho, bộ phận vật tư và kế toán. Phiếu nhập được đánh số thứ tự liên tục đảm bảo tránh bị sót hoặc trùng lặp; Thứ tư: Đối với nghiệp vụ xuất kho. Việc xuất hàng chỉ được thực hiện khi có Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư, hàng hóa đã được phê duyệt. Phiếu này được lập dựa trên đơn đặt hàng hoặc kế hoạch sản xuất, và được lập thành 3 liên do bộ phận có yêu cầu, bộ phận kho và phòng kế toán lưu làm căn cứ ghi sổ; Thứ năm: Đối với nghiệp vụ sản xuất. Việc kiểm soát được thực hiện chủ yếu thông qua kế hoạch và lịch trình sản xuất và có sự giám sát của những người quản lý phân xưởng, trưởng nhóm…; Thứ sáu: Đối với nghiệp vụ vận chuyển hàng đi tiêu thụ. Việc xuất bán hàng hóa hoặc thành phẩm chỉ được thực hiện khi có sự phê chuẩn đúng đắn của những người có thẩm quyền. Phiếu xuất kho cần được đánh số thứ tự liên tục từ trước và được lập thành 3 liên. Cuối cùng: Kiểm soát vật chất đối với HTK. Cụ thể, thông qua hệ thống an ninh, kho bãi, điều kiện bảo quản hạn chế việc mất mát, hư hỏng, giảm sút chất lượng ảnh hưởng tới giá trị HTK. Trên thực tế, rất hiếm các trường hợp các đơn vị được kiểm toán xây dựng HTKSNB hoàn hảo đối với HTK. Tuy nhiên, do rủi ro tiềm tàng đối với chu trình hàng tồn kho cao nên ban giám đốc luôn quan tâm thiết kế HTKSNB khá chặt chẽ. Do vậy, những sai phạm thường xuất hiện đó là: chứng từ thiếu chữ kí của những người có trách nhiệm liên quan, ghi chép nhầm lẫn, … Theo đó, KTV thường thực hiện các kĩ thuật phỏng vấn, kiểm tra tính liên tục của các phiếu nhập, xuất, dấu hiện kiểm tra nội bộ nhằm phát hiện những sai phạm. Hệ thống kế toán hàng tồn kho Về tính giá hàng tồn kho Tính giá HTK là nội dung quan trọng và phức tạp trong hạch toán HTK, thực chất đây là việc xác định giá trị ghi sổ của HTK. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02: “Giá gốc HTK bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại”[1]. Hàng tồn kho được tính theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần thực hiện được. Trong đó, giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của HTK trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và để tiêu thụ chúng. Tùy thuộc vào trình độ quản lý, trình độ kế toán, quy mô, đặc điểm của doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những phương pháp tính giá xuất HTK: LIFO (nhập sau, xuất trước), FIFO (nhập trước, xuất trước), giá thực tế đích danh, giá thực tế đơn vị bình quân, giá thực tế đích danh, phương pháp giá hạch toán. Doanh nghiệp cần đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong tính giá giữa các kỳ kế toán, nếu có thay đổi phải có giải trình đầy đủ trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Mặc dù hệ thống khách hàng phong phú, đa dạng nhưng ba hình thức kế toán chủ yếu áp dụng: FIFO, giá thực tế đơn vị bình quân và giá thực tế đích danh. Tại các đơn vị thuộc nhóm sản xuất, kinh doanh thương mại thường sử dụng phương pháp bình quan gia quyền, một số trường hợp có sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước. Đối với các đơn vị có hoạt động xuất, nhập khẩu phương pháp tính giá được sử dụng thường xuyên là giá thực tế đích danh. AASC quan tâm, tổ chức hướng dẫn KTV cách thức kiểm tra phương pháp tính giá của khách hàng theo những công thức đơn giản và hiệu quả nhất nhằm khẳng định tính đúng đắn của giá trị HTK được hạch toán. Về phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho Một là, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đây là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, sản phẩm, hàng hóa trên các tài khoản HTK. Chi phí sản xuất trong kỳ được tập hợp trên các tài khoản 621, 622, 623, 627 và cuối kỳ được tập hợp kết chuyển sang tài khoản 154. Do đó, số liệu HTK trên sổ sách có thể được xác định tại bất cứ thời điểm nào. Vào thời điểm cuối kỳ, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê xác định lượng hàng thừa thiếu để kịp thời xử lý; Hai là, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp này hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế cuối kỳ để phản ánh giá trị HTK cuối kỳ vào sổ kế toán tổng hợp, từ đó xác định giá trị hàng đã xuất trong kỳ. Những biến động về HTK trong kỳ và việc tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ không được phản ánh trên các TK trung gian 611 – Mua hàng và 631 – Giá thành sản xuất. Các tài khoản HTK chỉ được sử dụng để phản ánh số dư HTK tại thời điểm cuối kỳ và đầu kỳ. Ưu điểm của phương pháp này là giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán nhưng độ chính xác không cao. Đa số các khách hàng của AASC đều lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên bởi có tính chính xác cao. Về phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho Ba phương pháp kế toán chi tiết HTK đó là: phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, phương pháp sổ số dư. Trên thực tế, phương pháp thẻ song song được sử dụng phổ biến nhất và trong quá trình kiểm toán, KTV cần thu thập thẻ kho của thủ kho làm cơ sở đối chiếu với phiếu nhập, phiếu xuất của kế toán. Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại HTK ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng. Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập, xuất thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi ghi sổ số thực nhập, thực xuất vào thẻ kho trên cơ sở các chứng từ đó. Cuối tháng, thủ kho tính ra tổng số nhập, xuất và số tồn cuối kỳ của từng loại trên thẻ kho và đối chiếu số liệu với kế toán chi tiết. Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của từng loại cả về hiện vật và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho do thủ kho nộp, kế toán kiểm tra ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ và vào sổ chi tiết. Cuối kỳ kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng loại, đồng thời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với thẻ kho tương ứng. Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết kế toán lấy số liệu để ghi vào Bảng tổng hợp nhập xuất tồn; Tại nhiều đơn vị, việc lập thẻ kho của thủ kho được sử dụng là căn cứ hình thành phiếu nhập, xuất nên kiểm toán viên phải tăng cường kiểm tra tính độc lập nhằm đảm bảo độ tin cậy của thông tin được phản ánh. Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN Khái quát về quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện Lập kế hoạch kiểm toán Bước 1: Thu thập thông tin chung về khách hàng Kiểm toán viên thu thập những thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Kiểm toán viên tiến hành thu thập toàn bộ hay một phần thông tin tùy thuộc vào đối tượng khách hàng là kiểm toán năm đầu hay khách hàng thường xuyên của Công ty. Trong trường hợp là khách hàng thường xuyên, các thông tin chung của khách hàng được thu thập trong hồ sơ kiểm toán năm trước hoặc trong hồ sơ chung tại Công ty. Do đó, KTV sẽ thu thập thêm những thông tin liên quan đến yếu tố kinh tế, chính trị ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của khách hàng. Đối với khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, KTV phải thu thập toàn bộ thông tin về khách hàng từ khi thành lập cho tới niên độ tiến thực hiện kiểm toán. Các thông tin về loại hình, ngành nghề kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng đáng kể tới phán xét của KTV về mức trọng yếu của bất kỳ khoản mục nào trên báo cáo tài chính; Bước 2: Thủ tục phân tích sơ bộ Sau khi thu thập được các thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ đối với các thông tin thu thập được nhằm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kiểm toán. Ở giai đoạn này, thủ tục phân tích có tác dụng nhận diện các vấn đề cần chú ý khi thực hiện kiểm toán HTK; Bước 3: Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Trong bước này, KTV đánh giá mức trọng yếu của toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá cho khoản mục hàng tồn kho. Dựa trên mức ước lượng này, KTV lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp về phạm vi và quy mô. Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ và bản chất của các sai phạm của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ, hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc sẽ rút ra những kết luận sai lầm. Dựa trên mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và cho khoản mục HTK, kiểm toán viên đánh giá khả năng sai sót trọng yếu với khoản mục hàng tồn kho để thiết kế thủ tục kiểm toán và xây dựng kiểm toán chương trình kiểm toán cho chu trình này. Rủi ro kiểm toán đối với chu trình hàng tồn kho được xác định dựa trên 3 loại rủi ro: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện. Một là, rủi ro tiềm tàng. Do HTK có khối lượng lớn lại phong phú về chủng loại, tồn tại dưới nhiều hình thái vật chất khác nhau, được bảo quản phân tán ở nhiều bộ phận, do nhiều người quản lý nên rủi ro bị mất mát, biển thủ khá cao. Bên cạnh đó, tính chất hóa học và vật lý khác nhau cũng đòi hỏi điều kiện bảo quản khác nhau. Không chỉ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện hữu hình mà còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội, nhu cầu người tiêu dùng, do đó ảnh hưởng tới giá trị HTK. Vì vậy công việc kiểm soát vật chất, kiểm kê, quản lý và sử dụng HTK sẽ gặp nhiều khó khăn, đôi khi có sự nhầm lẫn, sai sót và dễ bị gian lận. Khi lập kế hoạch kiểm toán chu trình HTK, KTV cần chú ý rủi ro tiềm tàng thường xảy ra rất nhiều đối với cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu hoặc phát sinh và đo lường, tính giá; Hai là, rủi ro kiểm soát. Ở hầu hết các doanh nghiệp, do rủi ro tiềm tàng đối với chu trình HTK được xác định là lớn nên ban giám đốc thường thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót, gian lận. KTV cần quan tâm, xem xét tính hiện hữu và tính hiệu lực của các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với chu trình HTK; Ba là, rủi ro phát hiện. Là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận mà không được ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và cũng không được KTV phát hiện thông qua các phương pháp kiểm toán. KTV cần nhìn nhận các yếu tố tác động tới việc phát hiện gian lận và sai sót đối với chu trình HTK như: sự thông đồng nghĩa là có sự nhất trí làm sai các chính sách, chế độ do ban quản lý đề ra, phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhìn nhận được sai sót nên thường đưa ra kết luận sai lầm… Bước 4: Đánh giá sơ bộ về HTKSNB của khách hàng dối với chu trình HTK Trước tiên, KTV cần đạt được những hiểu biết sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với HTK của khách hàng. Việc tìm hiểu HTKSNB là để kiểm tra các nhân tố cơ bản mà thông qua đó có thể xác định báo cáo tài chính có được thực hiện trong một môi trường kiểm soát nội bộ tốt hay không. KTV cần tìm hiểu và nắm rõ các chính sách kế toán, thủ tục quản lý đối với HTK đặc biệt hệ thống kiểm soát vật chất HTK như kho tàng, bến bãi, nhà xưởng và các điều kiện kỹ thuật khác. Để đạt được sự hiểu biết về HTKSNB, KTV thường dựa vào kinh nghiệm, qua phỏng vấn nhân viên, xem xét sổ tay về thủ tục, chế độ của công ty khách hàng, kiểm tra chứng từ, quan sát hoạt động. KTV quan sát việc tách ly trách nhiệm trong việc thực hiện các chức năng của chu trình và ai là người thực hiện các chức năng đó. KTV thường mô tả hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua hệ thống bảng hỏi kết hợp với bảng tường thuật hoặc hệ thống lưu đồ. Sau khi đạt được sự hiểu biết sơ bộ về HTKSNB đối với HTK, KTV đưa ra mức rủi ro kiểm soát ban đầu đối với cơ sở dẫn liệu trên báo cáo tài chính; Bước 5:Thiết kế chương trình kiểm toán Nhằm nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán, với mục đích đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng của mình, tháng 7 năm 2001 Công ty đã chính thức ban hành một chương trình kiểm toán chung cho tất cả các khách hàng. Chương trình kiểm toán hàng tồn kho dựa trên các mục tiêu cơ bản: Một là, hàng tồn kho được hạch toán, tồn tại và thuộc sở hữu của doanh nghiệp (tính đầy đủ, tính hiện hữu, sở hữu); Hai là, giá trị hàng tồn kho được tính chính xác, dựa theo phương pháp được chấp nhận bởi các chuẩn mực kế toán áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán (PUMP, FIFO, LIFO) (tính chính xác); Ba là, chia cắt niên độ được thực hiện chính xác (tính đầy đủ, tính hiện hữu); Cuối cùng, giá trị của hàng tồn kho được xác minh, các khoản dự phòng giảm giá cần thiết được hạch toán (giá trị, cách trình bày). Chương trình kiểm toán chu trình HTK trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC (tham khảo phụ lục số 01). Thực hiện kiểm toán Bước 1: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát hướng vào tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm giúp KTV đánh giá được tính hiệu lực đó và khẳng định lại mức rủi ro kiểm soát ban đầu mà họ đã đưa ra đối với các cơ sở dẫn liệu về hàng tồn kho. Các thử nghiệm kiểm soát được tập trung vào các chức năng chính như nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu, hàng hóa; nghiệp vụ sản xuất, nghiệp vụ lưu kho vật tư hàng hóa. Nghiệp vụ xuất kho vật tư, hàng hóa KTV cần chú ý kiểm tra tính có thật của các yêu cầu sử dụng vật tư, hàng hóa bằng việc kiểm tra lại các phiếu yêu cầu và sự phê duyệt đối với các yêu cầu đó. Đồng thời, KTV tiến hành kiểm tra các chứng từ, sổ sách có li._.ên quan tới việc hạch toán nghiệp vụ xuất vật tư, hàng hóa như lệnh sản xuất, đơn đặt hàng, phiếu xuất kho và các sổ chi tiết, sổ phụ nhằm khẳng định độ tin cậy của các thông tin về nghiệp vụ xuất vật tư, hàng hóa. KTV cũng có thể kiểm tra các chữ kí nhận trên phiếu xuất kho vật tư, hàng hóa hoặc kiểm tra các dấu vết của công tác kiểm tra đối chiếu giữa các sổ sách kế toán của đơn vị. Nghiệp vụ sản xuất Để đánh giá hoạt động kiểm soát đối với nghiệp vụ này, KTV có thể thiết kế và thực hiện nhiều thử nghiệm kiểm soát khác nhau trong đó đề cập đến cơ sở dẫn liệu, các hoạt động kiểm soát chủ yếu. Cụ thể: Kiểm tra dấu hiệu của công tác kiểm tra nội bộ. Điều tra, quan sát việc sử dụng các tài liệu có đánh số trước, kiểm tra tính liên tục cũng như chữ ký phê duyệt liên quan. Phỏng vấn về việc sử dụng hệ thống định mức chi phí, kiểm tra báo cáo về sự chênh lệch. Phỏng vấn về việc cập nhật thông tin hàng tồn kho để xác định định mức sản xuất, số lượng sản xuất và kiểm tra dấu hiệu của việc sử dụng. Phỏng vấn và quan sát các chính sách thiết lập các chuẩn mực kĩ thuật và chính sách kiểm tra chất lượng, thủ tục kiểm tra và dấu hiệu của công tác kiểm tra. … Nghiệp vụ lưu kho hàng hóa, vật tư Các thử nghiệm kiểm soát thường sử dụng đối với nghiệp vụ lưu kho: Thực hiện đối chiếu lại và kiểm tra dấu vết kiểm tra nội bộ. Kiểm tra các phiếu nhập kho, báo cáo giao nhận hàng hóa. Kiểm tra sự đính kèm giữa phiếu xuất kho với các lệnh xuất, phiếu lĩnh vật tư, hàng hóa, lệnh sản xuất. Quan sát kiểm kê hàng tồn kho, điều tra về việc sử dụng kho bãi và nhân viên bảo vệ. Quan sát và phỏng vấn sự cách li trách nhiệm giữa người ghi sổ, người quản lý HTK. Điều tra, phỏng vấn và so sánh chi phí HTK với chi phí định mức. Kiểm tra danh mục các vấn đề cần khai báo và kiểm tra lại tính chính xác, đầy đủ của các vấn đề cần khai báo. … Các thử nghiệm kiểm soát giúp kiểm toán viên có bằng chứng về điểm mạnh, yếu của HTKSNB đối với HTK. Dựa trên các thông tin này, KTV đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với các cơ sở dẫn liệu về HTK. Từ đó KTV điều chỉnh lại các thử nghiệm trong kế hoạch kiểm toán nếu cần thiết cho phù hợp và tiết kiệm chi phí kiểm toán. Bước 2: Thử nghiệm cơ bản đối với chu trình hàng tồn kho Thứ nhất: Thực hiện thủ tục phân tích Thủ tục phân tích hữu ích trong việc phát hiện ra các sai phạm trọng yếu về hàng tồn kho thông qua việc kiểm tra tính hợp lý chung của các con số. Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng cũng như các điều kiện kinh tế xã hội tác động tới xu hướng của ngành nghề kinh doanh đó cho phép kiểm toán viên đưa ra phán đoán chính xác về tính hợp lý tương đối của số liệu. Kiểm tra tính hợp lý thường bao gồm những so sánh cơ bản so sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự đoán. So sánh các chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu của ngành, nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và phi tài chính (như so sánh lượng hàng tồn kho với diện tích kho lưu trữ…), so sánh số liệu của khách hàng với ước tính của KTV. Phân tích xu hướng (phân tích ngang) bằng việc so sánh giá vốn hàng bán giữa các tháng, các kỳ với nhau để phát hiện ra sự thay đổi đột biến. KTV cũng có thể phân tích theo các khoản mục cấu tạo giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Phân tích tỉ suất (phân tích dọc) là cách thức so sánh các số dư tài khoản hoặc các loại hình nghiệp vụ. Một số tỉ suất quan trọng mà KTV thường hay sử dụng để kiểm toán chu trình HTK: Tỷ lệ lãi gộp = Tổng lãi gộp Tổng doanh thu Tỷ lệ vòng quayHTK = Tổng giá vốn hàng bán Bình quân hàng tồn kho Thứ hai: Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết Một là, kỹ thuật đối chiếu trực tiếp. KTV đối chiếu trị số của cùng một chỉ tiêu trên sổ chi tiết, sổ tổng hợp và báo cáo kế toán. Nếu có sự không khớp đúng giữa các số liệu KTV yêu cầu đơn vị được kiểm toán giải thích và tìm ra nguyên nhân chênh lệch sau đó sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp tiếp theo; Hai là, kỹ thuật kiểm kê. Đây là kĩ thuật được áp dụng rộng rãi trong kiểm toán tài sản nói chung và trong kiểm toán hàng tồn kho nói riêng. Tham dự kiểm kê không chỉ cung cấp bằng chứng có giá trị về sự hiện hữu và tình trạng HTK mà còn giúp KTV quan sát hoạt động của những thủ tục kiểm soát tại khách hàng; Ba là, kỹ thuật xác minh tài liệu. KTV kiểm tra trực tiếp chứng từ gốc nhằm xác minh tính có thật, tính đầy đủ, chính xác của các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến HTK đồng thời xem xét các chứng từ này có đầy đủ yếu tố theo qui định hiện hành không, có được phê duyệt đầy đủ không... Những phát hiện của KTV được ghi chép lại trên trang kết luận kiểm toán và được đưa vào biên bản họp với khách hàng, thư quản lý (nếu có); Bốn là, kỹ thuật tính toán. Trong kiểm toán HTK KTV thường áp dụng kỹ thuật tính toán để xác định giá trị HTK xuất trong kỳ, việc trích lập dự phòng, giá trị sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ, giá trị sản phẩn hoàn thành nhập trong kỳ; Năm là, kỹ thuật lấy xác nhận đối với hàng tồn kho của đơn vị lưu trữ ở các bên thứ ba. Khi HTK của khách hàng được lưu trữ ở một bên thứ ba nào đó thì KTV nên thu thập các bằng chứng kiểm toán về sự hiện hữu của hàng hóa. Nếu số lượng hàng không quá lớn hoặc không chiếm tỉ trọng nhiều trong tổng tài sản thì chỉ cần thu thập những bằng chứng kiểu xác nhận là đủ. Trong trường hợp ngược lại, KTV cần thực hiện bổ sung một số các thủ tục như: quan sát kiểm kê vật chất HTK, xem xét độ trung thực và tính độc lập của bên thứ ba, thu thập báo cáo của KTV khác về các thủ tục kiểm soát đối với HTK và thủ tục kiểm kê HTK tại đơn vị thứ ba; Sáu là, kiểm tra các hợp đồng kinh tế và các khế ước vay nợ. Hàng hóa, vật tư có thể được nắm giữ bởi khách hàng nhưng chưa hẳn đã thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc những hàng hóa, vật tư không nằm trong kho bãi nhưng vẫn thuộc sở hữu của đơn vị do hàng đi trên đường hoặc hàng gửi bán. Cũng có trường hợp HTK được đem đi thế chấp tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Do đó, KTV cần kiểm tra các hợp đồng kinh tế, khế ước nhận nợ để xác định rõ quyền sở hữu đối với HTK tránh sự nhầm lẫn khi kiểm kê. Kết luận kiểm toán về chu trình hàng tồn kho Trong giai đoạn này, trưởng nhóm kiểm toán sẽ đánh giá lại kết quả công việc do KTV phụ trách phần hành thực hiện thông qua việc kiểm tra, soát xét giấy tờ làm việc. Sau đó, KTV tập hợp các phát hiện kiểm toán và đưa ra các bút toán xử lý chênh lệch. Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện tại khách hàng ABC và khách hàng XYZ Để tìm hiểu thêm về qui trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại Công ty, tác giả xin được trình bày công việc kiểm toán thực tế chu trình HTK tại hai khách hàng kiểm toán khách hàng trong cuộc kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009. Trong đó, khách hàng ABC là doanh nghiệp sản xuất, khách hàng lâu năm còn khách hàng XYZ là doanh nghiệp thương mại kiểm toán năm đầu tiên. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán đối với chu trình hàng tồn kho Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng Khách hàng ABC Đây là năm thứ năm Công ty thực hiện kiểm toán khách hàng ABC nên nhóm kiểm toán sẽ nghiên cứu lại hồ sơ kiểm toán năm trước và hồ sơ chung để có sự hiểu biết khái quát về khách hàng. Công ty ABC được chuyển đổi từ công ty ACB theo Quyết định số 277/QĐ-BCN ngày 13/12/2003 của Bộ Công Nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trụ sở chính tại Văn Điển – Thanh Trì – Hà Nội. Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất công nghiệp các sản phẩm pin và các vật liệu thiết bị liên quan. Ngành nghề kinh doanh: Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0120004334 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 01/02/2004, đăng ký kinh doanh thay đổi lần 3 ngày 01/10/2008 hoạt động kinh doanh của công ty là: sản xuất pin và kinh doanh pin các loại; kinh doanh NVL sản xuất pin; xuất nhập khẩu trực tiếp NVL, sản phẩm pin các loại và máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh; cho thuê nhà xưởng, kho bãi. Vốn điều lệ của Công ty: 19.740.000.000 VND tương đương 1.947.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 VND. Thị trường tiêu thụ: Nhờ uy tín chất lượng được nâng cao mà thị trường tiêu thụ sản phẩm đã không ngừng được mở rộng. Hiện nay, mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm đã trải khắp các miền của đất nước. Thị phần pin "Con Thỏ" chiếm khoảng 40% thị phần pin nội địa cả nước góp phần ổn định thị trường, cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm pin đạt chất lượng cao, ổn định. Trong thời gian tới, nhằm mở rộng thị trường và khẳng định vị trí của mình trong sản xuất pin ở Việt Nam, Công ty tiếp tục đầu tư phát triển, đưa ra thị trường những sản phẩm mới có chất lượng cao về các chỉ tiêu dung lượng, dòng điện, mẫu mã cũng như các chỉ tiêu môi trường để có thể thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Hiểu biết về nền kinh tế ảnh hưởng tới hoạt động của khách hàng: Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua hai cơn bão lớn đó là lạm phát cao năm 2008 và suy giảm kinh tế năm 2009. Tuy nhiên, pin là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu nên những biến động của thị trường không ảnh hưởng đáng kể đến tình hình sản xuất kinh doanh của ngành nói chung và của đơn vị nói riêng. Chế độ kế toán: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: HTK được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị HTK được xác định theo phương pháp sau: giá trị HTK của NVL chính được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền năm; giá trị HTK của nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản được xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước; giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định dựa trên giá trị nguyên vật liệu chính sử dụng cho sản phẩm đó. HTK được hạch toán thep phương pháp kê khai thường xuyên. Dự phòng giảm giá HTK được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của HTK lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc và khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Khách hàng XYZ Công ty XYZ là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên nên nhóm kiểm toán phải thu thập toàn bộ các thông tin từ khách hàng. Công ty XYZ là công ty cổ phần, có trụ sở chính tại phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, được thành lập theo Quyết định số 1829/QĐ ngày 22/06/1994. Tổng số vốn điều lệ của Công ty là 59.537.470.000 VND. Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh thương mại. Ngành nghề kinh doanh: Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 00329049 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Thái Nguyên ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: kinh doanh sắt thép, xi măng, xăng dầu và vận tải đường bộ; nhập khẩu phế liệu kim loại, quặng kim loại, phôi thép và thép xây dựng; sửa chữa và cải tạo, nâng cấp ô tô, máy kéo và thiết bị nâng hạ. Thị trường tiêu thụ: Thị phần của Công ty chiếm khoảng 13% thị trường cả nước, trong đó khu vực miền Bắc chiếm 82% sản lượng. Mục tiêu kinh doanh của Công ty là tiếp tục duy trì thị phần và cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Hiểu biết về nền kinh tế ảnh hưởng tới hoạt động của khách hàng: Bộ Tài chính cho biết năm 2009 hầu hết các doanh nghiệp thép đã thay đổi giá tới 163 lần, tăng bình quân 6,7%. Ngoài nguyên nhân cơ bản là tác động của tình hình kinh tế thế giới, giá nhập khẩu tăng cao, giá các mặt hàng đều có xu hướng tăng dần một phần còn do có doanh nghiệp lợi dụng, tạo tâm lý tăng giá để kiếm lời. Chế độ kế toán: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Nguyên tắc ghi nhận HTK: HTK được thể hiện theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán HTK. Giá thực tế của hàng hóa xuất kho được xác định theo phương pháp bình quan gia quyền năm. Dự phòng giảm giá HTK được trích lập theo qui định kế toán hiện hành. Theo đó, Công ty được phép trích lập các khoản dự phòng giảm giá HTK lỗi thời, hỏng hóc, kém phẩm chất trong trường hợp giá trị thực tế của HTK cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán. Tài sản cố định hữu hình và khấu hao: TSCĐHH được trình bày theo nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình từ mua sắm và xây dựng chuyển giao là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có tài sản cố định tính tới thời điểm tài sản đó đưa vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ Giai đoạn này ban đầu do cả 2 công ty khách hàng chưa cung cấp đầy đủ số liệu về HTK nên thủ tục phân tích sẽ được áp dụng vào giai đoạn sau. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Công ty ABC Xác định mức độ trọng yếu là vấn đề phức tạp yêu cầu sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. Để đảm bảo tính thận trọng, AASC đã xây dựng được một hệ thống căn cứ để xác định mức độ trọng yếu thống nhất áp dụng trong kiểm toán tài chính. Sau đây là bảng ước lượng mức trọng yếu cho BCTC Công ty ABC Bảng 1.2: Bảng ước lượng mức trọng yếu trên BCTC của Công ty ABC Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Số liệu trên BCTC 2009 Mức trọng yếu Tỉ lệ % Số tiền Min Max Min Max Lợi nhuận kế toán trước thuế 5 753 150 963 4 8 230 126 039 460 252 077 Doanh thu 133 346 292 031 0.4 0.8 533 385 168 1 066 770 336 TS ngắn hạn 35 428 197 601 1.5 2 531 422 964 708 563 952 Nợ ngắn hạn 18 263 909 509 1.5 2 273 958 643 365 278 190 Tổng tài sản 43 637 612 310 0.8 1 349 100 898 436 376 123 Nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng, KTV quyết định chọn mức trọng yếu trên toàn bộ BCTC là 230.126.089 VNĐ. Ước lượng ban đầu về trọng yếu được KTV phân bổ cho các khoản mục trên Bảng Cân đối kế toán dựa trên rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán đối và kinh nghiệm của KTV. Công thức xác định mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục: Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục = Ước lượng ban đầu về trọng yếu * Số dư khoản mục * Hệ số đi kèm Tổng SD từng khoản mục * HS đi kèm Bảng 1.3: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục của Công ty ABC Đơn vị: VNĐ STT Khoản mục Số dư Hệ số Sai số có thể chấp nhận được 1 Vốn bằng tiền 3 740 009 551 2 11 012 234 2 Các khoản phải thu 15 602 302 393 2 45 940 046 3 Hàng tồn kho 14 830 865 792 3 65 502 896 4 TSNH khác 1 215 019 565 1 1 788 776 5 TSDH 8 209 414 709 1 12 086 065 6 Các khoản nợ ngắn hạn 18 263 909 509 2 53 776 989 7 Nợ dài hạn 1 808 474 978 2 5 324 946 8 Nguồn vốn, quỹ 23 565 827 363 1 34 694 085 Như vậy, mức trọng yếu phân bổ cho HTK của Công ty là 65.502.896 VNĐ. Công ty XYZ Đối với Công ty XYZ việc phân bổ mức trọng yếu được tiến hành tương tự và mức trọng yếu cho HTK là: 1.380.328.405 VNĐ. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát Tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC việc tìm hiểu về HTKSNB chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV, kĩ thuật quan sát và phỏng vấn. Công ty ABC Nhìn chung môi trường kiểm soát nội bộ của đơn vị được đánh giá chặt chẽ và tổ chức khoa học, gọn nhẹ hơn so với năm trước và rủi ro kiểm soát thấp. KTV mô tả HTKSNB của khách hàng thông qua Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật. Biểu 1.1: Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB Công ty ABC Biểu 1.2: Tìm hiểu quy trình kiểm soát nội bộ Công ty ABC đối với hàng tồn kho Công ty XYZ Biểu 1.3: Tìm hiểu HTKSNB Công ty XYZ Thiết kế chương trình kiểm toán. Sau khi đánh giá về mức trọng yếu, rủi ro cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ đối với HTK tại từng khách hàng, KTV đã có cơ sở xác định các thủ tục cần thiết và qui mô mẫu chọn thích hợp dựa trên Chương trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho do công ty AASC thiết kế sẵn. Thực hiện kiểm toán Tổng hợp thông tin Công ty ABC Biểu 1.4: Tổng hợp thông tin về HTK Công ty ABC Công ty XYZ Biểu 1.5: Tổng hợp thông tin về HTK Công ty XYZ Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Công ty ABC Biểu 1.6:Thử nghiệm kiểm soát đối với HTK Công ty ABC Công ty XYZ ơ Biểu 1.7:Thử nghiệm kiểm soát đối với HTK Công ty XYZ Thực hiện thủ tục phân tích Thủ tục phân tích được thực hiện nhằm phát hiện các biến động bất thường trước khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết. Thông qua thủ tục này, KTV có thể xác định hướng công việc trong bước tiếp theo. Ở công ty AASC chủ yếu thực hiện phân tích xu hướng. Công ty ABC Qua kết quả biểu đồ phân tích xu hướng biến động qua các tháng, KTV quyết định lựa chọn phát sinh của các tài khoản hàng tồn kho vào tháng 6, tháng 11 và tháng 12. Biểu 1.8: Thủ tục phân tích biến động PS Nợ - Có TK 152 công ty ABC Biểu 1.9: Thủ tục phân tích biến động PS Nợ - Có TK 155 công ty ABC Biểu 1.10: Thủ tục phân tích biến động PS Nợ - Có TK 156 Công ty XYZ Qua thủ tục phân tích xu hướng, KTV phát hiện tháng 12 cả phát sinh Nợ và phát sinh Có tăng đột biến KTV thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ nhập xuất tháng 12. Thực hiện thủ tục kiểm kê vật chất hàng tồn kho Công ty ABC ABC là khách hàng thường xuyên nên khi kết thúc năm tài chính, nhóm kiểm toán đã có kế hoạch tham gia chứng kiến kiểm kê. Sau đây là Biên bản chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho của Công ty ABC vào thời điểm 31/12/2009 (trích): BIÊN BẢN CHỨNG KIỂN KIỂM KÊ HÀNG TỒN KHO Hà Nội, Ngày 31/12/2009 Đại diện Công ty ABC: Bà Dương Thị L: Trưởng nhóm Ông Nguyễn Văn T: Thủ kho Bà Lê Xuân H: Nhân viên công ty Đại diện Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC: Ông Trần Quang M: Chứng kiến kiểm kê. Vào hồi 16h ngày 31/12/2009 chúng tôi cùng nhau tham gia kiểm kê vật tư, hàng hóa tại các kho và kết quả kiểm kê như sau: Loại sản phẩm Số lượng tồn (hộp) Kho Phương pháp kiểm kê Ghi chú Pin R6p 40,989 KTP1 Đếm Pin R20P 888 KTP1 Đếm Pin R14 16,227 KTP1 Đếm Pin R20C 491,766 KTP1 Đếm Pin R40 2,224 KTP1 Đếm Pin R03 500,670 KTP1 Đếm Trưởng nhóm Thủ kho KTV Biểu 1.11: Đối chiếu kiểm kê Công ty ABC Công ty XYZ Tại Công ty XYZ do vào thời điểm cuối năm chưa kí kết hợp đồng kiểm toán nên nhóm kiểm toán không tham gia kiểm kê vào thời điểm 31/12/2009. Tuy nhiên, do HTKSNB đối với HTK được đánh giá là tốt nên KTV thực hiện thu thấp Báo cáo kiểm kê vào thời điểm 31/12/2009 của đơn vị và phỏng vấn kế toán nhằm khẳng định công việc kiểm kê đã thực sự diễn ra. Biểu 1.12: Đối chiếu kiểm kê Công ty XYZ Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết Thứ nhất: Kỹ thuật đối chiếu trực tiếp Giấy tờ làm việc đối chiếu số liệu HTK tại hai khách hàng ABC và XYZ: Biểu 1.13: Đối chiếu số liệu Công ty ABC Biểu 1.14: Đối chiếu số liệu Công ty XYZ Thứ hai: Kỹ thuật xác minh tài liệu Ở bước này, KTV thực hiện kiểm tra các nghiệp nghiệp vụ nhập, xuất vật tư, thành phẩm, hàng hóa với mục đích khẳng định tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính đầy đủ, phân loại và trình bày. Công ty ABC Bước 1: KTV tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ nhập, xuất NVL, CCDC bằng cách chọn mẫu các nghiệp vụ nhập mua tháng 6, tháng 11 và tháng 12. Biểu 1.15: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết nhập mua NVL, CCDC công ty ABC Biểu 1.16: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết xuất dùng NVL, CCDC Công ty ABC Bước 2: Kiểm toán viên kiểm tra tính giá NVL xuất kho. Biểu 1.17: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra giá NVL Công ty ABC Trên cơ sở đánh giá việc ghi nhận đúng đắn giá trị NVL, CCDC kiểm toán viên tiến hành kiểm tra giá thành sản phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Bước 3: Kiểm tra giá thành sản phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, phương pháp tính giá và giá vốn. Kiểm tra CPNVLTT: Ở bước công việc này, KTV chỉ cần thực hiện kiểm tra các nghiệp vụ xuất trực tiếp NVL vào sản xuất không qua kho do các nghiệp vụ nhập xuất nguyên vật liệu, tính chính xác của giá trị NVL xuất kho đã được thực hiện ở bước công việc trên. Biểu 1.18: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết CPNVLTT, CPSXC công ty ABC Kiểm tra CPNCTT: Công việc phần này có thể được giản lược do có liên quan đến chu trình tiền lương và nhân viên. Kiểm tra chi phí sản xuất chung: KTV dựa trên kết quả kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên, tài sản cố định cùng kết quả của việc đánh giá chi phí NVL, CCDC đã thực hiện. Công việc KTV là kiểm tra tính đúng đắn của các tiêu thức phân bổ. Chi phí sản xuất chung tại đơn vị được phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Qua kiểm tra sự phân bổ này trên thẻ tính giá thành, KTV kết luận chi phí sản xuất chung được phân bổ một cách đúng đắn và hợp lý. Kiểm tra phương pháp tính giá và giá vốn: Biểu 1.19: Kiểm tra phương pháp tính giá thành sản phẩm, giá vốn Công ty ABC Kiểm tra chia cắt niên độ: KTV lựa chọn các nghiệp vụ xung quanh thời điểm kết thúc năm tài chính nhằm đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế được phản ánh đúng kỳ kế toán phát sinh. Biểu 1.20: Kiểm tra chia cắt niên độ Công ty ABC Công ty XYZ Tại khách hàng XYZ đối với kiểm toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và việc tập hợp chi phí cho dịch vụ vận chuyển cũng được tiến hành như khách hàng ABC. Biểu 1.21: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết nhập mua NVL, CCDC công ty XYZ Biểu 1.22: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết XK NVL, CCDC công ty XYZ Biểu 1.23: Kiểm tra chi tiết TK 154 công ty XYZ Kiểm tra nhập mua hàng hóa: KTV thực hiện đối chiếu sổ chi tiết HTK với chứng từ gốc nhằm xác minh tính đúng đắn của các nghiệp vụ mua hàng. Biểu 1.24: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết nhập mua hàng hóa công ty XYZ Kiểm tra giá vốn hàng bán: Biểu 1.25: Kiểm tra phương pháp tính giá vốn hàng bán Công ty XYZ Kiểm tra trích lập dự phòng giảm giá HTK: Thông qua nhưng hiểu biết và những bằng chứng thu thập được KTV tiến hành kiểm tra cơ sở trích lập dự phòng giảm giá HTK tại đơn vị: Biểu 1.26: Kiểm tra trích lập dự phòng giảm giá HTK Công ty XYZ Kết luận kiểm toán về chu trình hàng tồn kho KTV tổng hợp những phát hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán chu trình HTK tại khách hàng sau đó đưa ra các kết luận và các bút toán điều chỉnh nếu cần thiết. Công ty ABC Biểu 1.27: Kết luận kiểm toán về chu trình HTK Công ty ABC Biểu 1.28: Thuyết minh chênh lệch sau kiểm toán Công ty ABC Công ty XYZ Biểu 1.29: Kết luận kiểm toán về chu trinhg HTK Công ty XYZ Biểu 1.30: Thuyết minh chênh lệch sau kiểm toán Công ty XYZ SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG ABC VÀ XYZ ABC và XYZ đều là công ty cổ phần, là khách thể kiểm toán bắt buộc theo luật định. Là hai loại hình doanh nghiệp khác nhau trong đặc điểm kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm HTK nên công tác kiểm toán ở 2 khách thể này cũng có sự khác biệt nhất định. Lập kế hoạch kiểm toán hàng tồn kho Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại cả 2 công ty khách hàng ABC và XYZ đều được thực hiện đầy đủ các bước: thu thập thông tin cơ sở về khách hàng, thủ tục phân tích sơ bộ, đánh giá trọng yếu và rủi ro, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát, thiết kế chương trình kiểm toán. Tuy nhiên, trong từng bước công việc cụ thể, có sự khác nhau nhất định. ABC là khách hàng thường xuyên của Công ty nên KTV nghiên cứu các thông tin chung về khách thể cũng như thông tin về HTK qua hồ sơ kiểm toán năm trước, hồ sơ kiểm toán chung và chỉ cần cập nhật sự thay đổi trong hoạt động, chính sách cũng như các yếu tố kinh tế, xã hội có ảnh hưởng xu hướng hoạt động của khách hàng. XYZ là khách hàng kiểm toán năm đầu nên KTV phải thu thập toàn bộ thông tin từ khi thành lập đến khi thực hiện kiểm toán. Trong bước tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm soát cũng có sự khác biệt rõ ràng. Qua phỏng vấn nhân viên trong đơn vị, KTV xác định hệ thống kiểm soát nội bộ tại 2 đơn vị đều ở mức khá. Tuy nhiên, do XYZ là khách hàng kiểm toán năm đầu nên để đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao. Về nhân sự cho cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán tại công ty ABC được lựa chọn là người đã từng thực hiện kiểm toán tại khách hàng trong những năm trước trong khi tại XYZ, trưởng nhóm kiểm toán được lựa chọn là người có sự hiểu biết về ngành, nghề kinh doanh của khách hàng. Thực hiện kiểm toán Tương tự ở giai đoạn lập kế hoạch, các bước trong thực hiện kiểm toán đều được thực hiện đầy đủ tại khách hàng ABC và XYZ. Hợp đồng kiểm toán với công ty ABC đã được kí trước thời điểm kết thúc năm tài chính nên KTV tham gia chứng kiến kiểm kê tại thời điểm 31/12/2009. Tại khách hàng XYZ, do không chứng kiến kiểm kê nên KTV tiến hành phỏng vấn nhân viên đơn vị để khẳng định độ tin cậy của các thông tin trên báo cáo kiểm kê của đơn vị tại thời điểm 31/12/2009. ABC là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm pin, XYZ là doanh nghiệp thương mại kinh doanh thép nên có sự khác biệt đáng kể trong việc thực hiện kiểm toán, đặc biệt trong việc kiểm tra giá HTK. Tại công ty XYZ, KTV thực hiện kiểm tra tính đúng đắn trong việc sử dụng phương pháp tính giá hàng xuất kho, giá vốn hàng bán. Tại công ty ABC, KTV thực hiện kiểm tra tính đúng đắn trong việc tập hợp chi phí sản xuất, xác định giá trị sản phẩm dở dang, giá thành sản phẩm và giá vốn hàng bán. So với doanh nghiệp thương mại, thủ tục kiểm tra giá HTK tại doanh nghiệp sản xuất phức tạp, đòi hỏi KTV có trình độ nghiệp vụ cao hơn. Kết luận kiểm toán về chu trình hàng tồn kho Trong giai đoạn này công việc kiểm toán được thực hiện như nhau ở hai khách hàng. KTV phụ trách phần hành tập hợp, hoàn thiện giấy tờ làm việc và chuyển cho trưởng nhóm kiểm toán soát xét. Sau đó, KTV tập hợp các phát hiện kiểm toán và đưa ra các bút toán xử lý chênh lệch, lập trang kết luận kiểm toán và thuyết minh xử lý chênh lệch. CHƯƠNG 2 NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN Những ưu điểm trong quy trình kiểm toán hàng tồn kho kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC là một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong thị trường kiểm toán Việt Nam về thị phần và chất lượng dịch vụ cung cấp. Tận dụng thế mạnh về mặt quy mô, tài chính và nguồn nhân lực, AASC đã không ngừng phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ truyền thống đó là kiểm toán BCTC. Riêng đối với công tác kiểm toán chu trình HTK của Công ty có những ưu điểm nổi bật: Thứ nhất: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn này, KTV thực hiện đầy đủ các bước công việc cần thiết bao gồm: thu thập thông tin cơ sở về khách hàng, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát từ đó đưa ra đánh giá về trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán có ý nghĩa quan trọng, được đề cao thực hiện bởi có thể giảm chi phí kiểm toán tới mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả, chất lượng cuộc kiểm toán. Công ty luôn có thái độ thận trọng trong khâu tìm hiểu thông tin về khách hàng dù là khách hàng thường xuyên hay khách hàng kiểm toán lần đầu. Công ty đã thiết kế một chương trình kiểm toán chung cho các chu trình, trong đó có chu trình HTK hướng dẫn chi tiết các bước nghiệp vụ cần thực hiện. Thực hiện theo chương trình kiểm toán này giúp KTV tránh được bất kỳ một sự bỏ sót nào. Ngoài ra, KTV được giao trách nhiệm kiểm toán chu trình HTK là những người nắm vững kiển thức chuyên môn, giàu kinh nghiệm và làm việc với thái độ thận trọng đúng mức. Ưu điểm nổi bật trong lập kế hoạch kiểm toán chu trình HTK đó là chú trọng việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Qua nghiên cứu hồ sơ kiểm toán hai công ty ABC va XYZ nhận thấy, KTV đã vận dụng nhiều kỹ năng rất hiệu quả đối để có được sự hiểu biết về HTKSNB của khách hàng như: quan sát, phỏng vấn… Việc sử dụng linh hoạt hình thức bảng hỏi và tường thuật giúp KTV có được sự hiểu biết khái quát về HTKSNB của khách hàng. Thứ hai: Giai đoạn thực hiện kiểm toán KTV thực hiện tổng hợp thông tin về kiểm soát với chu trình HTK của khách hàng, thực hiện thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích, kiểm kê vật chất HTK, thủ tục kiểm tra chi tiết. Một là, sự phối hợp ăn ý giữa các KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán là yếu tố cần thiết nhằm giảm thiểu khối lượng và tránh trùng lặp công việc, giúp cuộc kiểm toán đảm bảo tiến độ, tiết kiệm chi phí và thời gian cho Công ty và khách hàng. KTV thực hiện kiểm toán chu trình HTK có thể tham chiếu sang kết quả kiểm toán của các chu trình tiền lương và nhân viên, tài sản cố định…. Bên cạnh đó, sự trao đổi thường xuyên trong quá trình là việc giúp các KTV củng cố kiến thức chuyên môn cần thiết và có hướng xử lý cho những tình huống phức tạp, mới lạ; Hai là, thủ tục kiểm tra chi tiết được vận dụng kết hợp với kết quả của thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán HTK để tăng cường hiệu quả bởi việc kiểm tra chi tiết với qui mô lớn làm gia tăng chi phí về mặt thời gian và vật chất; Ba là, thủ tục phân tích chủ yếu được sử dụng là phân tích xu hướng. Đây là thủ tục đơn giản nhưng hiệu quả, có thể giúp KTV phát hiện những biến động bất thường trong năm tài chính để chọn ra thời điểm có khả năng xảy ra sai sót nhiều nhất; Bốn là, hệ thống kiểm soát chất lượng được thiết kế chặt chẽ nhằm đảm bảo uy tín đối với khách hàng và giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Kiểm soát chất lượng được th._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31562.doc
Tài liệu liên quan