Tài liệu Báo cáo Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán tài chính do Chi nhánh Công ty kiểm toán AISC Hà Nội thực hiện: ... Ebook Báo cáo Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán tài chính do Chi nhánh Công ty kiểm toán AISC Hà Nội thực hiện
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán tài chính do Chi nhánh Công ty kiểm toán AISC Hà Nội thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KTV Kiểm toán viên.
BCTC Báo cáo tài chính.
TK Tài khoản.
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
KSNB Kiểm soát nội bộ.
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC TOÀN CÔNG TY: 5
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh: 8
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện qua bảng sau: 17
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty ABC: 17
Bảng 2.3: Báo cáo lỗ lãi năm 2008 20
Bảng 2.4: Bảng so sánh một số chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán 26
Bảng 2.5:Bảng so sánh một số chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 27
Bảng 2.6: Kết quả Doanh thu các mặt hàng 33
Bảng 2.7: Bảng kê doanh thu chịu các mức thuế suất GTGT 38
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp Doanh thu năm 2008(Đơn vị VNĐ) 39
Bảng 2.9: Kết quả Doanh thu tiêu thụ qua các năm 40
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp các khoản giảm trừ 41
Bảng 2.11: Bảng tổng hợp sai sót khi kiểm toán khoản phải thu của ABC 44
Bảng 2.12: Bảng kê nợ phải thu Tài khoản 131 tính đến ngày 31/12/2008 45
Sơ đồ 2.13: Sơ đồ các bước gửi thư xác nhận 46
Bảng 2.14: Bảng khách hàng nợ Công ty XYZ 52
Bảng 3.1: Bảng câu hỏi đối với hệ thống KSNB 66
LỜI MỞ ĐẦU
---o0o---
Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế đang là xu thế tất yếu cho mọi nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam với những bước chuyển mình mạnh mẽ như một dòng sông đang hoà vào biển lớn WTO. Trong xu thế đó, nhu cầu về thông tin đang ngày một trở nên tối quan trọng và không có giới hạn, những thông tin cần thiết đó phải là những thông tin chính xác, trung thực. Hoạt động kiểm toán nhằm làm minh bạch, thanh khiết nền kinh tế do đó đang rất phát triển để qua đó làm tăng sức đề kháng cho nền kinh tế và làm lành mạnh hoá tại các doanh nghiệp được kiểm toán.
Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ, mục đích cuối cùng của họ là bán hàng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng để thu tiền qua đó làm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì thế chu trình bán hàng – thu tiền luôn là một mắt xích quan trọng trong hoạt động của oanh nghiệp.Chính vì vậy mà các gian lận hay sai sót trọng yếu thường tập trung nhiều tại chu trình này, vì các mục đích khác nhau mà có thể làm cho doanh nghiệp trình bày không đúng với những gì có trên thực tế.
Yêu cầu kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC vì vậy luôn phải được coi trọng. Chu trình này liên quan tới nhiều chỉ tiêu khác trên Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán nên khi tiến hành kiểm toán chu trình này các Công ty kiểm toán cần hết sức cẩn thận để tránh khỏi những kết luận cuối cùng không đúng với tình hình thực tế tại đơn vị khách hàng.
Vì tầm quan trọng của Chu trình bán hàng – thu tiền nên khi thực tập tại Chi nhánh AISC Hà Nội em đã quyết định lựa chọn đề tài “Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty kiểm toán AISC Hà Nội thực hiện” làm đề tài nghiên cứu.
Trong chuyên đề của em, ngoài phần Mở đầu và Kết luận còn có những Nội dung chính sau đây:
Chương I : Tông quan về Chi nhánh Công ty kiểm toán AISC Hà Nội
Chương II: Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC tại một số khách hàng do AISC Hà Nội thực hiện.
Chương III: Bài học kinh nghiệm và phương hướng nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại AISC Hà Nội.
NỘI DUNG
---o0o---
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC AISC – CHI NHÁNH HÀ NỘI
1. Lịch sử hình thành và đặc điểm của chi nhánh AISC Hà Nội
1.1. Vài nét về Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ chí Minh – AISC:
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
* Trước năm 2001:
Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Thành Phố Hồ Chí Minh(AISC) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, là một tổ chức kiểm toán độc lập, hợp pháp có quy mô lớn hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán và dịch vụ về tin học.
Công ty AISC được thành lập theo Thông báo sô 637/TC/CĐKT ngày 21/03/1994 của Bộ Tài Chính và Quyết định số 1292/QĐ-UB-TM ngày 29/04/1994 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, theo Giấy phép kinh doanh số 103020 ngày 04/05/1994 của Trọng tài kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Trụ sở giao dịch của Công ty đặt tại 142, đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay sau 15 năm hoạt động Công ty đã có những kết quả hết sức khả quan và đang khẳng định là một trong những Công ty có chất lượng cao trong lĩnh vực kiểm toán.
Tên gọi : Công ty Kiểm toán và dịch vụ tin học.
Tên giao dịch quốc tế: Auditing and Informatic Services Company(AISC).
Địa chỉ : 142, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TPHCM.
Tài khoản giao dịch : 710A02227 tại Ngân hàng Công thương.
Đến nay sau 15 năm thành lập và hoạt động công ty đã có thêm các chi nhánh tại các thành phố lớn: Tại Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, và Hải Phòng.
AISC là Công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam có liên doanh với một Công ty kiểm toán Quốc tế Price Waterhose Cooper trong lĩnh vực kiểm toán để cùng tham gia kiểm toán, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm kiểm toán quốc tế.
AISC là thành viên của tổ chức kế toán quốc tế Inpact Asia Pacific. AISC cũng là một trong các công ty kiểm toán độc lập được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép kiểm toán các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
AISC cũng là một trong những công ty kiểm toán độc lập đầu tiên tại Việt Nam được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cho phép kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán theo quyết định số 51/2000/QĐ-UBCK2 ngày 19/6/2000 của chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước.
Hình thức vốn sở hữu vốn Công ty thuộc nhà nước, Công ty hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, được Ngân sách cấp vốn ban đầu và được trích lập các quỹ theo quy định của nhà nước.
* Từ năm 2001 đến nay:
Ngày nay do xu thế thị trường, mô hình Doanh nghiệp nhà nước không còn phù hợp. Trước tình hình đó, Công ty quyết định chuyển đổi thành hình thức Công ty cổ phần vào tháng 8/2001 và đổi tên thành công ty Trách nhiệm hữu hạn.
1.1.2 Tổ chức Bộ máy quản lý:
Đứng đầu Công ty là Ông Nguyễn Hữu Trí - Tổng giám đốc Công ty.Công ty có đội ngũ chuyên viên, KTV có trình độ nghiệp vụ cao được đào tạo hệ thống tại Việt Nam, Anh, Bỉ, Ailen.Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, tài chính kế toán, tư vấn, quản lý doanh nghiệp, tin học.Công ty không ngừng nâng cao chất lượng cũng như số lượng cán bộ công nhân viên của mình qua các năm.Hiện nay công ty có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và có 4 chi nhánh tại các thành phố trên toàn cõi Việt Nam.
SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC TOÀN CÔNG TY:
Tổng giám đốc
Phòng Kế hoạch và marketing
Chi nhánh
Hải Phòng
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh Cần Thơ
Phòng Kiểm toán và Tư vấn
Phòng Đào tạo
Phòng Tin học
Phòng Dự án đầu tư
Phòng Hành chính tổng hợp
Trụ sở chính Công ty đặt tại: 142, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 9 305 163.(10 lines).
Giám đốc: Ông Nguyễn Hữu Trí.
Các chi nhánh trên toàn quốc:
* Chi nhánh tại Hà Nội:
Địa chỉ : C2,Tầng 24,Toà nhà VIMECO,Lô E9,Phạm Hùng,Hà Nội.
Điện thoại: (04) 847 3960.
Giám đốc chi nhánh: Ông Đào Tiến Đạt.
* Chi nhánh tại Thành phố Đà Nẵng:
Địa chỉ:92A,Quang Trung,Thành phố Đà Nẵng.
Điện thoại: 0511 895 620.
Giám đốc chi nhánh: Ông Nguyễn Vĩnh Lợi.
* Văn phòng đại diện tại Cần Thơ:
Địa chỉ: 64, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Thành phố Cần Thơ.
Điện thoại: (071) 813 004.
Trưởng đại diện: Ông Trần Ngọc Khôi.
* Văn phòng đại diện tại Hải Phòng:
Địa chỉ: 21,Lương Khánh Thiện,Ngô Quyền,Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (031) 920 973.
Trưởng đại diện: Bà Đào Thị Kim Liên.
Các chi nhánh của toàn Công ty hoạt động độc lập, do đó chức năng nhiệm vụ của các chi nhánh này cũng giống như của chức năng và nhiệm vụ của Công ty ở TPHCM. Các chi nhánh được quyền tự do ký kết hợp đồng và triển khai hợp đồng với tất cả các khách hàng sau đó lãi chuyển về Công ty tiến hành hạch toán. Trong một số trường hợp, nếu các chi nhánh cần hỗ trợ về nhân lực, công nghệ Công ty sẽ hỗ trợ để chi nhánh ký kết và tiến hành hợp đồng. Các chi nhánh đều có tư cách pháp nhân, có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với nhà nước độc lập như Thuế thu nhập Doanh nghiệp, thuế GTGT và các nghĩa vụ khác tại nơi chi nhánh đặt.
Như vậy mạng lưới chi nhánh Công ty đã và đang được thành lập và hoạt động có hiệu quả đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ khách hàng ở khắp các tỉnh trên cả nước, tất cả các khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Trong bộ máy toàn Công ty, các phòng ban hoạt động độc lập nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động của Công ty, đặc biệt là lĩnh vực kiểm toán.Khi tiến hành thực hiện các chương trình kiểm toán tại các đơn vị, công ty của khách hàng các bộ phận chức năng tại các phòng ban được phân công nhiệm vụ rõ ràng, chi tiết, có sự đối chiếu, gắn kết các bộ phận, đặc biệt có sự kiểm tra thường xuyên để nâng cao chất lượng kiểm toán.
1.2. Về Chi nhánh Công ty Kiểm toán AISC tại Hà Nội
1.2.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm Chi nhánh AISC Hà Nội
Chi nhánh AISC tại Hà Nội được thành lập theo quyết định số 4485/QĐ-UB ngày 09/08/2001 của UBND Thành phố Hà Nội. Chi nhánh hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 314886 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 04/08/2001.
Địa chỉ chi nhánh : C2, Tầng 24, Toà nhà VIMECO, Lô E9, Đường Phạm Hùng, Thành phố Hà Nội.
Tài khoản của Chi nhánh: 720A 02227 tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Mặc dù mới được thành lập nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của Giám đốc cùng sự nỗ lực không ngừng của cán bộ nhân viên trong Chi nhánh sau khoảng thời gian hoạt động của mình, Chi nhánh đã thu được rất nhiều thành công và đang tạo được chỗ đứng vững chắc trong làng nghề Kiểm toán Việt Nam, Chi nhánh còn cố gắng mở rộng phạm vi hoạt động của mình không chỉ trong mảnh đất hình chữ S mà còn ra nước ngoài.
Khách hàng của Chi nhánh bao gồm tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh doanh phát hành chứng khoán, các đoàn thể công cộng, các tổ chức kinh tế xã hội...Các khách hàng của Chi nhánh cũng rất đa dạng, họ hoạt động trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề như Ngân hàng, thương mại, xây dựng dịch vụ, bưu chính viễn thông, công nghiệp, dự án phi chính phủ...cũng như tất cả các thành phần kinh tế trong toàn cõi Việt Nam.
Số lượng nhân viên của Chi nhánh khoảng 50 nhân viên, họ đều là những nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao và có đạo đức nghề nghiệp. Chi nhánh còn có đội ngũ cán bộ và cộng tác viên đông đảo bao gồm các chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm công tác trong ngành Quản lý kinh tế, kế toán, kiểm toán, pháp lý, tư vấn...
Nguyên tắc hoạt động của chi nhánh là độc lập về nghiệp vụ chuyên môn, tự chủ về tài chính, khách quan, chính trực, chịu sự kiểm tra kiểm soát của cơ quan chức năng Nhà nước theo luật pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chi nhánh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác, bí mật về những tài liệu mà Chi nhánh kiểm tra và cung cấp cho các doanh nghiệp cũng như các đồng nghiệp ở các Công ty kiểm toán khác. Chi nhánh phải có trách nhiệm kinh doanh có lãi bảo toàn và phát triển vốn theo cơ chế thị trường. Với giá cả, lệ phí dịch vụ hợp lí, chất lượng đảm bảo Chi nhánh AISC Hà Nội ngày càng có uy tín trong lĩnh vực kiểm toán và đạt được những hiệu quả kinh doanh hết sức thành công.
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh AISC Hà Nội
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh:
Ban Gi¸m ®èc
Phßng Hµnh chÝnh, tæ chøc, kÕ to¸n , marketing
Phßng KiÓm to¸n I
Phßng KiÓm to¸n II
Phßng KiÓm to¸n XDCB
Phßng еo t¹o vµ T vÊn
Chi nhánh AISC Hà Nội do Giám đốc Đào Tiến Đạt lãnh đạo, Giám đốc chi nhánh có toàn quyền điều hành và quyết định mọi hoạt động của Chi nhánh theo đúng luật pháp Nhà nước Việt Nam. Tuỳ theo tình hình kinh doanh của Chi nhánh, Giám đốc có quyền tổ chức bộ máy gọn nhẹ và có hiệu quả kinh doanh cao. Giám đốc phải chịu trách nhiệm về tình hình của Chi nhánh. Chi nhánh còn có một Phó Giám đốc và một Kế toán trưởng, những người này chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc được Giám đốc phân công và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật như các cá nhân khác. Phó Giám đốc và Kế toán trưởng đều do Giám đốc đề nghị cấp trên bổ nhiệm.
Mỗi phòng ban trong Chi nhánh đều có một trưởng phòng, phó phòng, trưởng nhóm, các kiểm toán viên, và các trợ lý kiểm toán.
Trưởng phòng kiểm toán I là : Bà Nguyễn Thị Thanh Huế.
Trưởng phòng kiểm toán II là : Ông Nguyễn Hồng Dư.
Trưởng phòng kiểm toán XDCB là : Ông Trần Lâm.
Các phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng theo đúng như tên gọi của mình. Tuy nhiên, việc phân chia thánh các phòng ban chủ yếu nhằm thuận tiện cho công tác quản lý vì khi ký kết hợp đồng kinh tế Ban Giám đốc thường lựa chọn những cán bộ, kiểm toán viên phù hợp với yêu cầu công việc trong từng hợp đồng cụ thể để giao nhiệm vụ sao cho phù hợp nhất với khả năng và đặc biệt là tiến trình công việc của Chi nhánh.
2. Các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh AISC Hà Nội:
* Các dịch vụ về kiểm toán:
- Cung cấp dịch vụ Báo cáo tài chính (bao gồm cả báo cáo các dự án)
- Cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính hoàn thành.
- Kiểm toán các tổ chức phi chính phủ.
- Kiểm toán báo cáo của nhóm đồng quan điểm.
- Kiểm toán các dự án hoàn thành (theo chuẩn mực 1000: kiểm toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước, vốn vay ưu đãi ODA).
* Dịch vụ xác định giá trị Doanh nghiệp:
* Các dịch vụ tư vấn:
- Tư vấn về tài chính doanh nghiệp.
- Tư vấn về thuế.
- Tư vấn về cổ phần hoá.
- Hướng dẫn về lập báo cáo hợp nhất.
* Cung cấp dịch vụ kiểm toán tuân thủ:
Cung cấp dịch vụ kiểm toán hoạt động cho các doanh nghiệp có nhu cầu.
Các hoạt động mà Chi nhánh cung cấp và thực hiện đã thu được những thành công và tạo cho Chi nhánh kinh doanh có lãi. Cụ thể Doanh thu của Chi nhánh vài năm gần đây nhất như sau:
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu
18 tỷ đồng.
25 tỷ đồng.
38 tỷ đồng.
Tỷ lệ lãi/doanh thu ước đạt khoảng 20%.
Trong tình hình nền kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế Việt Nam nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn và bất lợi, kinh tế các nước đang trên đà suy thoái nghiêm trọng như hiện nay trong năm 2009 tới Chi nhánh chỉ đề ra mục tiêu doanh thu đạt khoảng từ 40-42 tỷ đồng.
Mặc dù doanh thu thu được là một con số không nhỏ trên, nhưng trong khoản doanh thu đó, doanh thu từ hoạt động kiểm toán chiếm tới 80%(trong đó doanh thu kiểm toán báo cáo tài chính chiếm 70% còn 30% là từ kiểm toán tuân thủ và kiểm toán dự án hoàn thanh) còn doanh thu từ hoạt động tư vấn chỉ chiếm khoảng 20%. Để phát triển Chi nhánh trong thời gian tới và hướng tới sự cân bằng trong kiểm toán và tư vấn, Ban giám đốc sẽ đề ra chiến lược kinh doanh sao cho Doanh thu từ hoạt động kiểm toán chiếm 60% còn Doanh thu từ dịch vụ tư vấn sẽ chiếm khoảng 40%.
CHƯƠNG II. KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ KHÁCH HÀNG DO CHI NHÁNH AISC HÀ NỘI THỰC HIỆN
Việc tìm hiểu quy trình của một công ty kiểm toán đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu và tích luỹ kinh nghiệm, vì với mỗi khách hàng khác nhau có đặc điểm kinh doanh và ngành nghề khác nhau thì việc kiểm toán chắc chắn không giống nhau. Với khuôn khổ của đợt thực tập tốt nghiệp không thể cho phép nghiên cứu tất cả các quy trình kiểm toán cũng như không thể nghiên cứu cuộc kiểm toán ở tất cả các loại hình Doanh nghiệp của khách hàng. Tuy nhiên với tinh thần học hỏi các KTV trong công ty cùng với việc nghiên cứu tài liệu áp dụng trong thực tiễn của hai khách hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ mà em đã trực tiếp tham gia kiểm toán, hy vọng rằng qua đây em đã trình bày được tương đối đầy đủ và trung thực quy trình kiểm toán bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC của Chi nhánh tại hai khách hàng.
Khách hàng được đề cập đến là Công ty TNHH ABC và Công ty nhà nước XYZ.
Công ty TNHH ABC
Công ty TNHH ABC là khách hàng thường xuyên của Chi nhánh AISC Hà Nội nên thông qua nhiều năm kiểm toán tại đây AISC Hà Nội thường thực hiện cập nhật các thông tin về sự thay đổi của công ty. Hợp đồng kiểm toán thường được ký lại sau một năm, nó là căn cứ pháp lý trong đó xác định rõ mục tiêu, phương thức, thời gian, phạm vi và trách nhiệm của mỗi bên trong cuộc kiểm toán. AISC Hà Nội thường yêu cầu Ban giám đốc của Công ty khách hàng hoặc bộ phận có liên quan đưa ra bản báo cáo KSNB của Công ty để KTV xem xét và đánh giá nhằm đưa ra các nhận định ban đầu cũng như là báo cáo kiểm toán và các ý kiến tư vấn thích hợp sau cuộc kiểm toán.
Công ty XYZ
Công ty XYZ là khách hàng mới của AISC Hà Nội, do đó các KTV của Chi nhánh phải tiến hành tìm hiểu kỹ lưỡng về hoạt động kinh doanh của khách hàng đông thời nghiên cứu hồ sơ kiểm toán của các năm trước nhằm hiểu rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Vì là khách hàng mới nên Công ty được các KTV và trưởng nhóm kiểm toán của AISC Hà Nội đánh giá rủi ro rất tỉ mỉ và thận trọng để giảm thiểu những sai sót trong quá trình kiểm toán đồng thời nâng cao chất lượng của báo cáo kiểm toán.
Quy trình kiểm toán BCTC tại Chi nhánh AISC Hà Nội được thực hiện theo các bước sau:
Hàng năm AISC đều gửi thư chào hàng đến cho các khách hàng có nhu cầu kiểm toán, thư chào hàng là bức thông điệp giới thiệu về Công ty, về các dịch vụ mà AISC cung cấp cũng như chất lượng và uy tín của mình đến với khách hàng.
Dưới đây là mẫu thư chào hàng của AISC:
Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin hoc AISC
Th chµo hµng
Hµ néi, ngµy th¸ng n¨m
KÝnh göi: Ban gi¸m ®èc c«ng ty A
Tríc hÕt chóng t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n sù quan t©m cña quý c«ng ty ®Õn ho¹t ®éng kiÓm to¸n cña chóng t«i, chóng t«i xin phÐp ®îc giíi thiÖu víi quý c«ng ty vÒ AISC cña chóng t«i.
AISC lµ mét trong nh÷ng tæ chøc hîp ph¸p ®Çu tiªn vµ lín nhÊt cña ViÖt Nam ho¹t ®éng trong lÜnh vùc kÕ to¸n, kiÓm to¸n vµ t vÊn tµi chÝnh. AISC cã kü n¨ng cung cÊp cho c¸c doanh nghiÖp Nhµ níc, doanh nghiÖp t nh©n, doanh nghiÖp cã vèn ®Çu t níc ngoµi, c¸c tæ chøc trong níc vµ quèc tÕ hiÖn ®ang ho¹t ®éng t¹i ViÖt nam c¸c ho¹t ®éng sau:
- KiÓm to¸n b¸o c¸o tµi chÝnh
- KiÓm to¸n b¸o c¸o quyÕt to¸n vèn c«ng tr×nh x©y dùng c¬ b¶n hoµn thµnh
- KiÓm to¸n x¸c ®Þnh gi¸ trÞ tµi s¶n, gi¸ trÞ doanh nghiÖp
- KiÓm to¸n ho¹t ®éng dù ¸n
- KiÓm to¸n gãp vèn liªn doanh
- LËp hå s¬ ®¨ng ký chÕ ®é kÕ to¸n víi Bé tµi chÝnh
- T vÊn tµi chÝnh kÕ to¸n, thuÕ
- Båi dìng nghiÖp vô qu¶n trÞ kinh doanh, kÕ to¸n, tin häc, kiÓm to¸n néi bé
- X©y dùng cµi ®Æt vµ híng dÉn phÇn mÒm tin häc phôc vô c«ng t¸c qu¶n lý tµi chÝnh, kÕ to¸n vµ kiÓm to¸n tr¸nh ®îc nh÷ng rñi ro vµ ®¹t hiÖu qu¶ cao trong kinh doanh.
Môc tiªu ho¹t ®éng cña AISC lµ nh»m gióp c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam vµ c¸c doanh nghiÖp cã vèn ®Çu t níc ngoµi, c¸c tæ chøc x· héi, c¸c c¬ quan ®oµn thÓ vµ c¸c tæ chøc quèc tÕ ho¹t ®éng taÞ ViÖt Nam n¾m b¾t c¸c quy ®Þnh ph¸p lý cña nhµ níc n©ng cao chÊt lîng cña c«ng t¸c kÕ to¸n vµ gióp c¸c chñ doanh nghiÖp, c¸c thµnh viªn cña héi ®ång qu¶n trÞ vµ Ban l·nh ®¹o doanh nghiÖp cã ®îc th«ng tin tin cËy ®Ó thùc hiÖn tèt c«ng t¸c qu¶n lý kinh tÕ tµi chÝnh.
ChÊt lîng cña c¸c dÞch vô mµ chóng t«i cung cÊp ®îc kh¼ng ®Þnh b»ng sè lîng c¸c kh¸ch hµng cña chóng t«i: Tæng c«ng ty, doanh nghiÖp Nhµ níc, doanh nghiÖp cã vèn ®µu t níc ngoµi, doanh nghiÖp t nh©n, tæ chøc tÝn dông quèc tÕ (WB, ADB, UNFA... )
Chóng t«i ®îc biÕt Quý c«ng ty ®ang t×m hiÓu vµ lùa chän ®¬n vÞ cung cÊp c¸c dÞch vô kiÓm to¸n vµ tµi chÝnh kÕ to¸n.
Chóng t«i tin tëng tµi liÖu nµy sÏ gióp Quý ngµi cã thªm ®iÒu kiÖn lùa chän ®¬n vÞ phôc vô m×nh
Chóng t«i hy väng chøng minh kh¶ n¨ng cña m×nh vµ lµm hµi lßng Quý c«ng ty.
Xin göi tíi Quý c«ng ty lêi chµo tr©n träng.
KÝnh th
Gi¸m ®èc
Sau khi nhận được thư chào hàng, khách hàng đồng ý họ sẽ phát thư mời kiểm toán. Thư mời kiểm toán có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng. Khi nhận được thư mời kiểm toán, đại diện của AISC sẽ tiến hành gặp gỡ trao đổi với Ban Giám đốc để từ đó tiến hành ký hợp đồng với khách hàng.
Cuộc gặp gỡ dài hay ngắn phụ thuộc vào từng khách hàng, ví dụ nếu là khách hàng mới cuộc gặp gỡ sẽ được tiến hành cẩn thận hơn so với các khách hàng quen thuộc của AISC. Với khách hàng XYZ AISC sẽ tiến hành tìm hiểu chi tiết hơn khách hàng ABC. Tiếp theo đó, KTV của AISC sẽ tiến hành các công việc tiếp theo:
+ Lập kế hoạch kiểm toán và quản lý công việc kiểm toán:
Đánh giá khách hàng.
Đánh giá môi trường kiểm soát đối với khoản mục phải thu.
Tìm hiểu môi trường kinh doanh.
Cử KTV phụ trách kiểm toán.
Các thủ tục phân tích chính.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng.
Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán cụ thể.
+ Thực hiện kiểm toán:
* Đối chiếu số phát sinh, số dư của từng tháng trên hệ thống sổ chi tiết, sổ Cái, nhật ký, bảng cân đối kế toán.
* Kiểm tra chi tiết các khoản phải thu
+ Kết thúc kiểm toán:
Thảo luận với khách hàng một số vấn đề.
Lập báo cáo kiểm toán.
1. Lập kế hoạch kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại AISC Hà Nội:
Kế hoạch kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền là một bộ phận của kế hoạch kiểm toán. Vì vậy những thông tin trình bày bên dưới có thể thuộc chu trình khác, nhưng do tính liên đới tới chu trình bán hàng – thu tiền nên có thể xem nó cũng là một phần kế hoạch của chu trình bán hàng – thu tiền.
Trong quá trình tiếp cận với khách hàng, Chi nhánh tiến hành giao dịch với khách hàng, gửi cho khách hàng nội dung, cách thức tiến hành cuộc kiểm toán cùng với giá phí kiểm toán để kiểm toán đơn vị của khách hàng. Sau khi nhận được lời mời kiểm toán của khách hàng, Chi nhánh tiến hàng khảo sát tổng quan để đưa ra quyết định có nhận lời kiểm toán đơn vị của khách hàng hay không? Trong lần khảo sát này KTV của Chi nhánh chủ yếu khảo sát quy mô và đặc điểm kinh doanh của khách hàng cùng với những rủi ro tiềm tàng từ việc đánh giá sơ qua hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Sau khi đã quyết định sẽ kiểm toán, Chi nhánh sẽ ký hợp đồng với khách hàng và tiến hành chọn đội ngũ KTV sẽ tham gia kiểm toán. Tất cả các công việc đó được thực hiện trong bước công việc trước kiểm toán. Sau khi tiến hành ký hợp đồng kinh tế với khách hàng, các KTV sẽ thực hiện các quy trình kiểm toán để tiến hành cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục bán hàng – thu tiền nói riêng.
Thu thập những thông tin cơ sở về khách hàng:
Công việc này được thực hiện nhiều hơn với những khách hàng mới của Chi nhánh, những khách hàng cũ thì Chi nhánh chỉ cần thu thập những thông tin thay đổi về đặc điểm kinh doanh hay các điểm có thể ảnh hưởng trọng yếu đến tiến trình cuộc kiểm toán.
Những thông tin tóm lược về khách hàng bao gồm những điểm chủ yếu như: Tên công ty hay đơn vị khách hàng được kiểm toán, địa chỉ, loại hình và ngành nghề kinh doanh, Quyết định thành lập, nguồn vốn kinh doanh, Hội đồng quản trị và ban giám đốc các đơn vị thành viên, Kế toán trưởng, hình thức sổ kế toán, quá trình hình thành và phát triển, KTV tiền nhiệm,...
Cụ thể được áp dụng với hai khách hàng cụ thể:
Công ty TNHH ABC
Là Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động theo giấy phép số 23/CP _ ACP _ HL ngày 30/3/2000. Công ty chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm phụ tùng và mũ bảo hiểm xe máy. Sản phẩm của Công ty chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Hà Nội và các tỉnh giáp Hà Nội cùng với một phần xuất khẩu.
Trụ sở chính và văn phòng đại diện của công ty tại đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Công ty hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và tuân thủ theo pháp luật Việt Nam. Hàng năm, BCTC của Công ty phải được kiểm toán theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài trước khi được gửi tới cơ quan chức năng để công khai.
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Năm
Doanh thu thuần
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên doanh thu thuần
2007
38.021.654.250
1.493.974.500
25,45
2008
65.511.310.275
2.061.400.575
31,78
Hội đồng quản trị của Công ty được sắp xếp tương đối hợp lý. Bộ máy kế toán được tổ chức tập trung và có sự phân công rõ ràng.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty ABC:
Phã Tæng Gi¸m ®èc phô tr¸ch Tµi chÝnh
KÕ to¸n trëng
KÕ to¸n thanh to¸n
KÕ to¸n chi phÝ
KÕ to¸n x¸c ®Þnh kÕt qu¶
KÕ to¸n gi¸ thµnh s¶n xuÊt
KÕ to¸n tæng hîp
Thñ quü
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam. Niên độ bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Hình thức mở sổ là Nhật ký chứng từ.
Mọi nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ đều được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán, cuối kỳ theo tỷ giá thực tế chênh lệch tỷ giá phát sinh trong thanh toán được kết chuyển vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Các khoản nợ phải thu, phải trả chưa được thanh toán tại ngày 31/12 có số dư ngoại tệ được quy đổi bằng Việt Nam đồng theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng.
Các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được báo cáo hàng tuần và được kế toán trưởng kiểm tran. Báo cáo này chứa đựng những đánh giá về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp.
Khấu hao tài sản được trích theo nguyên tắc đường thẳng và tỷ lệ khấu hao năm được ước tính theo quy định của Bộ Tài chính.
Doanh thu được ghi nhận khi các sản phẩm, dịch vụ của công ty cung cấp cho khách hàng, có biên bản thanh lý hợp đồng hoặc giấy nhận nợ của khách hàng. Hoá đơn GTGT chỉ được phát hành cho khách hàng khi đã thu được tiền. Chi phí thực tế phát sinh được ghi nhận phù hợp với doanh thu trong kỳ.
Phương thức bán hàng: Công ty chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ bán hàng trực tiếp theo phương thức trả chậm. Sở dĩ Công ty chấp nhận việc bán hàng cho khách hàng như vậy vì như thế mới cạnh tranh được với các Công ty khác trong cùng ngành với mình. Khi nghiệp vụ bán hàng phát sinh, trưởng phòng kinh doanh sẽ trực tiếp trao đổi với khách hàng về giá cả cũng như các điều khoản về chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, ...Tiếp đó là sự ký kết hợp đồng mua bán, lập hoá đơn, giao hàng cho khách hàng. Cuối cùng là chuyển chứng từ lên phòng tài chính kế toán, ở đó kế toán viên sẽ lập phiếu thu và nhập tiền vào quỹ (nếu khách hàng thanh toán ngay) hoặc ghi nhận các khoản nợ phải thu của khách hàng (nếu khách hàng trả chậm). Đối với các khoản phải thu khó đòi Công ty lập dự phòng theo chế độ quy định.
Công ty XYZ
Công ty XYZ là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định 563/QĐ – TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng và hạch toán độc lập.
Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, một phần vốn vay từ ngân hàng và phần còn lại được bổ sung từ lợi nhuận để lại. Công ty phải trích lập các quỹ theo các quy định như sau:
Trích lập quỹ đầu tư và phát triển 50% lợi nhuận để lại.
Trích 10% lợi nhuận để lại để lập quỹ dự phòng.
Về ngành nghề kinh doanh: Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm đóng hộp như thịt hộp, cá hộp, patê.
Đơn giá bán các sản phẩm của Công ty:
Loại sản phẩm
Đơn giá
Thịt hộp
24000
Cá hộp
22500
Patê
22000
Về tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Công ty trong năm 2008 được thể hiện trên Bảng cân đối kế toán, tình hình kinh doanh của Công ty được thể hiện trên bảng báo cáo lỗ (lãi).
Bảng 2.3: Báo cáo lỗ lãi năm 2008
Đơn vị VNĐ
Chỉ tiêu
Số tiền
Tổng Doanh thu
- Trong đó Doanh thu xuất khẩu
77.037.472.500
125.422.500
Các khoản giảm trừ Doanh thu
155.031.000
Doanh thu thuần
76.882.441.500
Giá vốn hàng bán
70.403.505.000
Lãi (lỗ) gộp
6.478.936.500
Chi phí hoạt động
3.371.784.000
Lãi (lỗ) ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh
3.107.152.500
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền:
Các thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong bước công việc lập kế hoạch của các KTV vì chính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ là căn cứ để xác định chương trình kiểm toán cũng như khối lượng công việc trong mỗi cuộc kiểm toán nhất định. Để đạt được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của chu trình bán hàng – thu tiền, KTV cần dựa vào:
+ Kinh nghiệm kiểm toán của KTV đối với mỗi khách hàng.
+ Phỏng vấn nhân viên của khách hàng, công việc này giúp KTV thu thập được những thông tin cần thiết ban đầu (đối với các khách hàng mới) hay cập nhật và củng cố thêm những thông tin về sự thay đổi trong chính sách của khách hàng (đối với những khách hàng thường xuyên).
+ Quan sát thực tế, đây là công việc quan trọng của KTV phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán. Thông qua phương pháp này, KTV có thể đánh giá sơ qua được tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng mà thông qua sổ sách chưa chắc đã phản ánh hết. KTV xem xét bố trí chỗ làm việc, công việc được phân công, kiểm tra, giám sát đối với từng bộ phận... từ đó đưa ra những nhận xét khách quan ban đầu.
+ Xác minh tài liệu, đối với khách hàng mới, KTV yêu cầu được cung cấp các tài liệu liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, đó là các quy chế tài chính, kế toán, quyết định bổ nhiệm nhân sự hay các chính sách khác có liên quan đến cuộc kiểm toán sẽ tiến hành.
Công ty ABC
Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ bán hàng – thu tiền:
KTV đã thực hiện việc kiểm tra các giấy tờ như: bản sao điều lệ của khách hàng, quy chế về việc ghi nhận Doanh thu, các khoản giảm trừ Doanh thu, lập dự phòng giảm giá nợ khó đòi, xoá sổ.
Qua tìm hiểu ban đầu KTV Chi nhánh nhận thấy các cán bộ và nhân viên phòng kế toán của khách hàng đều là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao và đều là những người đáng tin cậy. Các công việc cũng được phân công khá rõ ràng nên các số liệu thường xuyên được đối chiếu đầy đủ, kịp thời. Các chính sách của Công ty được thiết kế phù hợp với đặc thù của chu trình bán hàng – thu tiền.
Đối với các khoản chiết khấu và hoa hồng:
Công ty thường xuyên thay đổi chính sách chiết khấu và hoa hồng nhằm thúc đẩy quy trình bán hàng và tăng doanh thu mỗi tháng cho công ty. Tuy nhiên, theo chính sách của Công ty, việc chiết khấu và hoa hồng không được phép vượt quá tỷ lệ quy định trước trong chiến lược kinh doanh từng thời kỳ kinh doanh của Công ty, tỷ lệ này dao động từ 10 đến 50%.
Chiết khấu: Các khoản chiết khấu phải được phản ánh trên hoá đơn và làm giảm doanh thu ghi nhận. Mức chiết khấu bán hàng phải được phê chuẩn của Ban giám đốc Công ty. Tuỳ theo từng khách hàng để quy định mức chiết khấu khác nhau. Thông thường mức chiết khấu dao động từ 20 đến 50% mức hàng hóa bán ra.
Tiền hoa hồng được trả cho người gửi vì vậy k._.hông có tài liệu bổ sung cho chi phí này được xác nhận. Do đó, phải chú ý mẫu phiếu thu nhưng hầu hết người nhận không ký vào mẫu này như một bằng chứng của việc nhận tiền. Tiền hoa hồng được đưa cho nhân viên và họ có trách nhiệm gửi cho khách hàng. Kế toán trưởng sẽ thu lại phiếu thu từ nhân viên.
Các khoản phải thu: Các khoản phải thu được phân tích cho mỗi khách hàng tuỳ theo mục tiêu kiểm soát. Đến cuối tháng họ phải chuẩn bị báo cáo thời kỳ và chia ra thành các khoảng thời gian nhất định. Báo cáo thời kỳ được chuẩn bị trên Excel trên cơ sở dữ liệu từ Sổ Cái.
Đối với các khoản bán chịu, Ban Giám đốc Công ty xem xét tình hình khách hàng để có thể phê duyệt bán chịu cho khách hàng. Ban Giám đốc thường xem xét trên các khía cạnh như tình hình tài chính, tình hình nợ, hoạt động kinh doanh của khách hàng tại thời điểm khách hàng đề nghị mua chịu để giảm thiểu rủi ro cho các khoản nợ.
Đối với các khoản nợ quá hạn thì trách nhiệm thuộc về Ban Giám đốc Công ty, không thuộc về phòng kinh doanh bởi vì Ban Giám đốc phê duyệt cho khách hàng nợ. Công ty trích dự phòng cho các khoản nợ theo tỷ lệ phần trăm mà Ban Giám đốc đặt ra cho từng thời kỳ.
Nợ TK 6426 : Chi phí dự phòng.
Có TK 139: Dự phòng nợ khó đòi.
Khoản dự phòng này được sử dụng đắp cho khoản nợ xấu mà Ban giám đốc đã thông qua để xoá sổ trong năm. Khi các khoản nợ đã quá hạn và Công ty xác định không thể thu hồi được các khoản nợ đó, khi đó kế toán sẽ tiến hành bù dự phòng vào các khoản phải thu đó.
Nợ TK 139 : Dự phòng nợ khó đòi.
Có TK 131: Các khoản phải thu.
Kế toán viên phải chịu trách nhiệm theo dõi và đòi khách hàng trên cơ sở hoá đơn và sổ sách.
Thanh toán qua ngân hàng: Kế toán phải liên hệ với khách hàng để thanh toán. Hàng tuần dựa trên báo cáo của ngân hàng kế toán sẽ ghi giảm các khoản phải thu cho từng khách hàng.
Thanh toán bằng tiền mặt: Khi thu tiền, người thu tiền sẽ thông báo cho kế toán phụ trách việc theo dõi khoản phải thu khách hàng đó. Tiếp đó nhân viên kế toán sẽ thông báo cho một kế toán viên để phát hành phiếu thu. Và cuối cùng tiền được chuyển cho thủ quỹ.
Để kiểm tra hệ thống KSNB hoạt động có hiệu quả không, KTV của Chi nhánh xem xét mức độ thiết kế có phù hợp với các mục tiêu của Công ty hay không, như:
Phương tiện thực hiện chủ chốt được kiểm tra bởi ban quản lý là gì?
Việc quản lý để kiểm soát Doanh thu phải như thế nào?
Quản lý rủi ro tín dụng như thế nào?
Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC
+ Xét trên phương diện thiết kế, hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền đã đạt được những yêu cầu nhất định về tổ chức, phân công nhiệm vụ đảm bảo cho việc thực hiện các quy chế thống nhất.
+ Xét trên phương diện thực hiện, hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền còn có những điểm bất cập như đã phân tích qua ở trên, những điểm đó có thể dẫn tới khả năng không kiểm soát chặt chẽ được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách tối ưu nhất.
Từ những phân tích trên, rủi ro kiểm soát trong chu trình bán hàng – thu tiền của Công ty ABC được đánh giá là tương đối cao. Các thử nghiệm thiết kế cho giai đoạn sau cần tập trung hơn vào các thử nghiệm cơ bản để có thể giảm thiểu tối đa sai sót.
Công ty XYZ
Quan điểm và phong cách điều hành của Ban Giám đốc: Giám đốc Công ty XYZ là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi mặt nói chung cũng như mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Là người có trình độ chuyên môn tương đối cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, là một người thực tế và có uy tín. Các Phó Giám đốc cũng là những người có trình độ chuyên môn cao chịu trách nhiệm điều hành một số lĩnh vực theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và trước pháp luật.
Kế toán trưởng là người có trình độ, liêm khiết, liên tục trao đổi và tư vấn cho Giám đốc về tình hình tài chính, kế toán của toàn Công ty.
Về nhân sự: Tính đến ngày 31/12/2008 toàn Công ty có 2576 cán bộ công nhân viên chức hoạt động chủ yếu trong các phân xưởng chế biến. Mức lương trung bình vào khoảng 1.435.000 đồng/tháng. Đội ngũ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao nên hạn chế được tối đa sản phẩm hỏng và luôn tích luỹ kinh nghiệm để nâng cao chất luợng sản phẩm.
Về hệ thống kế toán: Là một Công ty có quy mô lớn, thị trường tiêu thụ rộng nên bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức một cách khoa học, gọn nhẹ. Các kế toán viên đảm nhận hết các công việc kế toán hàng ngày, cuối mỗi quý bộ phận kế toán đều lập các báo cáo để trình ban giám đốc. Phòng kế toán của Công ty gồm 16 người, trong đó gồm 1 kế toán trưởng, còn lại là các kế toán viên đảm nhận mọi công việc thuộc các phần hành khác nhau.
Công ty đang tiến hành hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành, hình thức mở sổ là Nhật ký chung, niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đồng tiền sử dụng để hạch toán là Việt Nam đồng, các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán và cuối kỳ quy đổi theo tỷ giá thực tế, chênh lệch tỷ giá được kết chuyển vào kết quả kinh doanh cuối kỳ. Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá và hao mòn luỹ kế. Khấu hao được tính theo nguyên tắc đường thẳng. Công ty hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song, hàng tháng Công ty tiến hành kiểm kê vật tư, sử dụng phương pháp nhập trước - xuất trước để tính giá nguyên vật liệu.
Về thủ tục kiểm soát: Kiểm toán viên Chi nhánh đánh giá tính hiệu quả của các thủ tục kiểm soát qua việc thực thi nguyên tắc phân công, phân nhiệm, uỷ quyền và phê chuẩn, bảo quản chứng từ và sổ sách đầy đủ. Ví dụ như về công tác bán chịu và thu hồi nợ, Công ty có chế độ tín dụng tương đối chặt chẽ. Việc phê chuẩn các khoản doanh thu bán chịu phải được phép của những người có thẩm quyền độc lập với người ghi sổ doanh thu. Khi khách hàng mua chịu Công ty chỉ cho phép trả chậm trong vòng từ 30 đến 45 ngày. Nếu muốn trả chậm lâu hơn phải có sự phê duyệt của Ban giám đốc.
Công ty cũng trích lập các khoản dự phòng đối với các khoản nợ khó đòi, khoản dự phòng được trích với tỷ lệ như đã nói ở trên.
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty XYZ:
Quy trình bán hàng – thu tiền tại Công ty XYZ được thiết kế tương đối chặt chẽ, có sự tách biệt độc lập giữa người bán hàng với người thu tiền và người ghi nhận doanh thu. Việc làm này sẽ làm tăng tính khách quan trong việc ghi chép sổ sách và giảm thiểu được những gian lận trong quá trình ghi chép sổ sách và hạch toán. Với những phân tích và đánh giá sơ bộ của các KTV Chi nhánh như trên thì có thể đánh giá rằng rủi ro kiểm soát của chu trình bán hàng – thu tiền là ở mức không cao. Tuy vậy các KTV cũng không thể chủ quan trong việc áp dụng các thủ tục phân tích và thủ tục kiểm soát.
Áp dụng thủ tục phân tích sơ bộ:
Sau khi thu được những thông tin cơ sở cần thiết nhất về khách hàng và về hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền, KTV của AISC Hà Nội tiến hành thực hiện các bước phân tích tổng quát đối với các khoản mục trọng yếu của chu trình để tiếp tục khoanh vùng rủi ro và phục vụ cho việc ra chương trình kiểm toán. Dựa vào các BCTC năm nay và các năm trước đó, KTV tiến hành so sánh, đánh giá chênh lệch số liệu.
Công ty ABC
Xác định số chênh lệch trên bảng cân đối kế toán.
Bảng 2.4: Bảng so sánh một số chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Giá trị
%
Tiền mặt tại quỹ
547.058.250
336.695.850
(210.362.400)
-62,47
Tiền gửi ngân hàng
17.736.495.900
10.986.832.500
(6.749.663.400)
-61,43
Các khoản phải thu
17.916.905.685
27.771.203.805
9.854.298.120
35.48
Hàng tồn kho
13.475.178.900
19.746.398.080
4.271.219.180
21,63
Bảng 2.5:Bảng so sánh một số chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Giá trị
%
Doanh thu thuần
38.021.654.250
65.511.310.275
27.489.656.025
41.96
Giá vốn hàng bán
16.509.002.280
27.350.972.040
10.841.969.760
39.64
Từ kết quả của việc tính toán và so sánh chênh lệch giữa hai năm tài chính liên tiếp trên của các chỉ tiêu, KTV tìm hiểu nguyên nhân của những thay đổi trọng yếu bằng các phương pháp thích hợp. Các đánh giá ban đầu dựa trên hai bảng so sánh các chỉ tiêu ở trên:
Các khoản tiền: Có sự giảm đột ngột các khoản này, đặc biệt là tiền gửi ngân hàng. Điều này được giải thích bằng quy định mới của Biên bản họp hội đồng quản trị ngày 15 tháng 3 năm 2008 yêu cầu giảm dự trữ tiền 50%. Tuy nhiên KTV vẫn phải kiểm tra lại kỹ lưỡng để tránh sai sót trọng yếu, nhất là tiền mặt tại quỹ.
Các khoản phải thu: Số dư tài khoản phải thu khách hàng của Công ty ABC tại thời điểm 31/12/2008 tăng so với thời điểm này năm trước là 35,48%. Nguyên nhân của sự tăng này là do doanh thu của năm 2008 cũng tăng so với năm 2007 là 41,96%. Mặt khác, do tình hình kinh doanh của Công ty đang trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là Công ty đang muốn thâm nhập sâu vào thị trường tiêu thụ.
Tại Công ty XYZ:
Tương tự như kiểm toán tại Công ty ABC, KTV cũng tiến hành phân tích sơ bộ một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo Lỗ (lãi) của Công ty đã đưa ra ở trên và rút ra một số kết luận ban đầu như sau;
Các khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng cuối năm tăng lên rõ rệt, cũng có chiều hướng tăng lên là các khoản phải thu của Công ty trong đó tất cả các loại phải thu đều tăng lên.Hàng tồn kho của Công ty cũng tăng lên nhưng với lượng không đáng kể. Sở dĩ các khoản trên của Công ty tăng lên và đặc biệt tăng một cách nhanh bởi vì Công ty đang làm ăn rất có lãi. Doanh thu của Công ty đạt được ở mức cao.
Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với từng khoản mục và thiết kế chương trình kiểm toán:
Sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền và thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ, KTV của Chi nhánh đánh giá chung về rủi ro kiểm toán đối với từng khoản mục. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để KTV thiết kế chương trình kiểm toán cho từng khoản mục. Trong giai đoạn này KTV tiến hành kiểm tra các khoản công nợ không được ghi sổ, kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu và giá vốn, kiểm tra tính hợp lý của khoản mục dự phòng, gửi thư xác nhận đối với các bên liên quan và cân đối lại số dư trên sổ sách với các khoản mục được xác nhận.
Thiết kế chương trình kiểm toán:
KTV tiến hành việc thiết kế các chương trình và kế hoạch kiểm toán, phân bổ thời gian, khối lượng công việc kèm theo chi phí cho từng KTV để cuộc kiểm toán hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. AISC Hà Nội có chương trình kiểm toán mẫu đối với tất cả các khoản mục nói chung và đối với chu trình bán hàng – thu tiền nói riêng. Chương trình thể hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán cần tiến hành. Tuy nhiên đây là những chương trình cơ bản nhất cho tất cả các khách hàng. Đối với từng khách hàng cụ thể có đặc điểm riêng thì các thủ tục có thể đơn giản hơn hoặc cũng có thể phức tạp hơn tuỳ vào từng đơn vị được kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty ABC
Sau khi tiến hành các công việc bước đầu, chủ nhiệm kiểm toán sẽ chỉ định các KTV tham gia tiến hành cuộc kiểm toán. Từ đó sẽ hình thành nên nhóm kiểm toán, nhóm kiểm toán sẽ tiến hành họp và phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ lập bảng phân công công việc đề cập tới trách nhiệm của từng KTV trong việc thực hiện kiểm toán từng khoản mục, về thời gian thực hiện để nhóm thống nhất tiến độ hoàn thành cuộc kiểm toán. Công ty ABC có hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền không tốt nên được đánh giá có mức độ rủi ro cao nên các thử nghiệm chủ yếu là thử nghiệm cơ bản. Các thử nghiệm kiểm soát cũng được áp dụng nhưng ở mức thấp hơn. Các thủ tục kiểm tra chi tiết được tăng cường bằng cách chọn mẫu đối tượng rộng.
Lập kế hoạch kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty XYZ
KTV tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty XYZ và sẽ gửi bản kế hoạch chính thức cho khách hàng. Trong bản kế hoạch này KTV nêu rõ các vấn đề như nội dung kiểm toán, phương pháp kiểm toán cùng với thời gian và lực lượng tiến hành để khách hàng bước đầu hình dung được quy mô và thời gian hoàn thành cuộc kiểm toán. Từ đó khách hàng sẽ có những bước chuẩn bị cụ thể cùng hợp tác với đoàn kiểm toán làm việc để đạt hiệu quả cao nhất, sớm đưa ra được báo cáo kiểm toán với chất lượng cao nhất.
2. Thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền
2.1 Kiểm toán các khoản tiền
Kiểm toán các khoản tiền là bước đầu tiên được tiến hành trong kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền bởi vì thông qua kết quả kiểm kê quỹ (theo biên bản kiểm kê) và tiền gửi ngân hàng tại thời điểm 31/12/2008, KTV có thể xác định được sự khớp đúng về số liệu trên sổ sách với thực tế tồn tại qua kiểm kê. KTV Chi nhánh cho rằng đối với việc xem xét các khoản thu từ bán hàng thì công việc kiểm tra chi tiết ngay từ đầu là tối ưu và hiệu quả vì có thể sử dụng ngay kết quả kiểm kê thay vì việc áp dụng thủ tục phân tích và thử nghiệm kiểm soát.
Kết quả kiểm kê quỹ không chỉ là căn cứ quan trọng để xác định những khoản thu tiền bán hàng có đúng kỳ và có thực hay không? Việc ghi sổ sách các khoản liên quan đến tiền có hợp lý và trung thực không? Trước khi tiến hành kiểm toán các khoản phải thu, KTV yêu cầu các đơn vị cung cấp Sổ quỹ tiền mặt, Sổ chi tiết ngân hàng, Sổ cái TK, Bảng cân đối số phát sinh.
Đối với Công ty ABC
Căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán, KTV biết rằng số dư TK tiền mặt tại quỹ: 447.608.850 VNĐ chênh lệch 110.913.000 VNĐ so với kết quả kiểm kê. Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch bằng cách so sánh số dư một số ngày trước khi kết thúc niên độ năm 2008, KTV nhận thấy số dư trên Bảng cân đối kế toán trùng với số dư Sổ cái tiền mặt tại ngày 28/12/2008. Điều đó chứng tỏ rằng bộ phận kế toán của Công ty đã khoá sổ sớm hơn quy định 3 ngày nên khi một số nghiệp vụ phát sinh không được ghi nhận đúng kỳ. Do đó việc các nghiệp vụ phát sinh không có doanh thu và các khoản phải thu ghi nhận không đúng kỳ tất yếu xảy ra và cần phải lưu ý với những năm tiếp theo.
KTV thực hiện các thử nghiêm kiểm soát nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền mặt:
Các khoản thu, chi tiền có được viết phiếu thu, phiếu chi, có sự phê chuẩn của người có thẩm quyền hay không?
Phiếu thu, phiếu chi có các chứng từ gốc hợp lệ đi kèm như: hoá đơn cung cấp dịch vụ, thông báo Nợ, thanh lý hợp đồng...hay không?
Đối với khoản tiền gửi ngân hàng, ngoài việc căn cứ số liệu trên sổ sách kế toán, KTV gửi thư xác nhận số dư tiền gửi thời điểm 31/12/2008 đến các ngân hàng mà Công ty giao dịch. Việc gửi thư xác nhận được thực hiện với tất cả các ngân hàng và kết quả thu được là bằng chứng quan trọng chứng minh tính trung thực, hợp lý các khoản tiền gửi. KTV xác định số dư tiền gửi ngân hàng bằng USD thực tế là khớp đúng, vì từ ngày 26 đến 31 tháng 12 không có nghiệp vụ kinh tế nào liên quan đến tiền gửi ngân hàng. Tuy nhiên KTV của Chi nhánh vẫn rất thận trọng trong việc đánh giá sai sót của số dư tiền gửi ngân hàng trong quá trình hạch toán.
Đối với Công ty XYZ
Qua kiểm tra các khoản tiền tại Công ty, KTV nhận thấy lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của Công ty tăng lên. Kiểm tra chi tiết KTV thấy sự tăng lên đó là hoàn toàn có cơ sở và có các chứng từ gốc kèm theo nên không có trọng yếu trong khoản mục này.
2.2. Kiểm toán Doanh thu
Trên cơ sở đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và phân tích Tài khoản Doanh thu tại Công ty khách hàng, KTV xây dựng chương trình kiểm toán hay đó chính là các bước mà KTV thực hiện trong quá trình kiểm toán Doanh thu.
Chương trình kiểm toán Doanh thu (trích)
C«ng ty kiÓm to¸n vµ dÞch vô tin hoc AISC
Kh¸ch hµng: c«ng ty ABC:
Kho¶n môc: Doanh thu
Bíc c«ng viÖc: Ch¬ng tr×nh kiÓm to¸n
Niªn ®é kiÓm to¸n: 31-12-2008
Tªn Ngµy
Ngêi T.H
Ngêi K.T
M· sè
Trang
Môc tiªu:
Thu thËp tõ b¸n s¶n phÈm vµ dÞch vô ®îc h¹ch to¸n ®Çy ®ñ chÝnh x¸c
Nguyªn t¾c h¹ch to¸n thu nhËp ®îc ¸p dông vµ phï hîp víi chuÈn mùc kiÓm to¸n
ViÖc lµm:
* Ph©n tÝch tæng qu¸t: dùa trªn c¬ së
LËp b¶ng tæng hîp doanh thu theo s¶n phÈm, theo khu vùc, theo ®èi tîng...so s¸nh víi niªn ®é tríc
Xem xÐt ph¬ng ph¸p ph©n bè doanh thu nhËn tríc vµ x¸c ®Þnh l¹i doanh thu ®îc ghi nhËn
* KiÓm tra chi tiÕt:
Xem xÐt viÖc ph©n lo¹i, ghi chÐp doanh thu theo kho¶n môc
KiÓm tra viÖc sö dông hãa ®¬n ®· ®¶m b¶o ®óng quy ®Þnh
Hãa ®¬n ®· ®îc ®¸nh sè liªn tôc, ghi chÐp ®Çy ®ñ c¸c chØ tiªu qui ®Þnh
ViÕt hÕt quyÓn míi ®îc chuyÓn sang quyÓn míi
Ho¸ ®¬n huû ph¶i ®îc lu ®Çy ®ñ c¸c liªn, ®Ó ch÷ huû vµ g¹ch chÐo
KiÓm tra gi¸ trªn ho¸ ®¬n víi biÓu gi¸ qui ®Þnh cña C«ng ty vµ tÝnh to¸n l¹i sè tiÒn trªn ho¸ ®¬n
KiÓm tra tÝnh ®óng kú cña doanh thu ghi sæ
Lùa chän hãa ®¬n b¸n hµng tõ ngµy 01/1/2009 ®Õn ngµy 10/01/2009 ®èi chiÕu víi sæ kÕ to¸n
Xem xÐt, ®èi chiÕu sè liÖu tæng hîp trªn B¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh víi sè ph¸t sinh trªn b¶ng tæng hîp doanh thu b¸n hµng vµ sæ C¸i Tµi kho¶n Doanh thu
Đối với Công ty ABC
Hướng chủ yếu là các thử nghiệm cơ bản. Vì vậy thử nghiệm kiểm soát cũng được thực hiện nhưng thực hiện đồng thời với các thủ tục kiểm tra chi tiết để tiết kiệm thời gian.
Phân tích tổng quát:
Bảng 2.6: Kết quả Doanh thu các mặt hàng
Đơn vị VNĐ
S¶n phÈm
N¨m 2007
N¨m 2008
Doanh thu
%
Khung xe
22.956.840.390
35.191.758.000
153.3
MÆt n¹
8.581.692.000
21.420.888.075
249.6
§ång hå
6.483.121.860
15.221.164.200
234.8
Mũ bảo hiểm
8.873.492.000
14.938.284.000
168,3
Trên cơ sở các số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty ABC, KTV nhận thấy Doanh thu hầu hết các sản phẩm của Công ty năm 2008 đều cao hơn năm 2007. Đặc biệt là mặt nạ tăng cao nhất là 249,6%. Sở dĩ như vậy vì mặt hàng này trong nước có công nghệ hiện đại, chất lượng tương đối tốt, giá thành rẻ hơn. Bên cạnh đó, thông qua tìm hiểu KTV được biết trong năm 2008 Công ty đã đầu tư lớn cho quảng cáo, mở rộng thị trường, tìm đối tác nước ngoài... Như vậy Doanh thu tăng hàng năm là có cơ sở nhưng thực tế so sánh với các Công ty cung cấp linh kiện khác thì doanh thu của Công ty vẫn chưa cao.
KTV cũng tiến hành so sánh doanh thu giữa các tháng trong năm để xác định tháng có doanh thu bất thường. Tại Công ty ABC, KTV nhận thấy doanh thu tháng 9 và tháng 10 tăng mạnh hơn các tháng khác trong năm. Kết hợp kiểm tra chi tiết với số lượng hàng bán ra và các chính sách bán hang của Công ty, KTV thấy phù hợp và hợp lý.
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Kiểm tra tính có thật của các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu
Ghi khống doanh thu là một rủi ro thường gặp khi kiểm toán khoản mục này, sở dĩ có những trường hợp như vậy là do đơn vị muốn khai tăng doanh thu để chứng tỏ khả năng hoạt động hiệu quả của mình. KTV chú ý vấn đề này trong quá trình thực hiện kiểm toán. Các thủ tục kiểm tra chi tiết được áp dụng.
Hàng tháng tại Công ty ABC bộ phận kinh doanh lập bảng kê Giấy báo nợ nội bộ để chuyển sang bộ phận kế toán tiến hành ghi sổ. KTV sử dụng bảng kê này tiến hành kiểm tra việc trùng lặp của các chứng từ, KTV cũng tiến hành kiểm tra sai sót trong việc hạch toán và tính toán của các nghiệp vụ bán hàng với số tiền lớn. Kết quả kiểm tra KTV nhận thấy không có chứng từ nào trùng lặp. Tuy nhiên khi kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụ bán hàng KTV đã phát hiện một số sai sót được tổng hợp ở bảng sau:
Giấy làm việc của KTV (trích)
C«ng ty kiÓm to¸n vµ dÞch vô tin hoc
Kh¸ch hµng: c«ng ty ABC
Kho¶n môc: Doanh thu
Bíc c«ng viÖc: KiÓm tra chi tiÕt
Niªn ®é kiÓm to¸n: 31-12-2008
Tªn Ngµy
Ngêi T.H
Ngêi K.T
M· sè
Trang
Chøng tõ
DiÔn gi¶i
§èi øng
Sè tiÒn
Ghi chó
SH
NT
Nî
Cã
Sæ s¸ch
KiÓm to¸n
55
01/03/08
B¸n cho c«ng ty XNK B
112
3.368.332.500
3.368.332.500
b
98
19/03/08
B¸n cho c«ng ty XNK C
131
1.180.350.000
1.180.350.000
b
769
03/10/08
B¸n hµng cho c«ng ty K
131
672.930.000
336.465.000
*
1302
14/12/08
B¸n hµng cho c«ng ty G
112
1.018.350.000
1.018.350.000
b
b §· ®èi chiÕu ho¸ ®¬n b¸n hµng, phiÕu thu, giÊy b¸o cã, phiÕu nhËp kho.. vµ thÊy sù khíp ®óng.
* Ph¸t hiÖn chªnh lÖch.
KTV tiến hành kiểm tra chi tiết hoá đơn số 769 ngày 03/10/2008 bán cho Công ty K thấy số thực tế phát sinh là 336.465.000 VNĐ nhưng kế toán hạch toán là 672.930.000 VNĐ. Lý do là kế toán hạch toán nhầm. Sau khi phát hiện chênh lệch này, kế toán đã điều chỉnh số chênh lệch này và ghi giảm doanh thu năm 2008. Bút toán điều chỉnh như sau:
Nợ TK 511 : 336.465.000đ
Nợ TK 3331 : 33.646.500 đ
Có TK 131(Công ty K) : 370.111.500 đ
Kiểm tra tính đúng kỳ của Doanh thu
Để kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu ghi sổ, KTV lựa chọn một số hoá đơn bán hàng được lập trước và sau khi kết thúc niên độ kế toán và đối chiếu với ngày vào sổ kế toán. Khi kiểm tra các hoá đơn trước ngày khoá sổ KTV thấy có 1 nghiệp vụ bị nhầm số liệu nhưng giá trị không đáng kể. Đó là nghiệp vụ ngày 26/12/2008 theo hoá đơn số 1286, nghiệp vụ phát sinh doanh thu là 1.550.000đ nhưng khi hạch toán kế toán ghi vào sổ số tiền là 1.500.000đ. Với các nghiệp vụ sau ngày khoá sổ, VD: kiểm tra các hoá đơn bán hàng từ ngày 1 đến ngày 26 tháng 1 năm 2009. Nhằm tránh tình trạng doanh thu của năm trước lại ghi vào năm sau hoặc ngược lại. Qua kiểm tra KTV thu được kết quả như sau:
Giấy làm việc của KTV (trích)
C«ng ty kiÓm to¸n vµ dÞch vô tin hoc
Kh¸ch hµng: c«ng ty ABC
Kho¶n môc: Doanh thu
Bíc c«ng viÖc: TÝnh ®óng kú cña doanh thu
Niªn ®é kiÓm to¸n: 31-12-2008
Tªn Ngµy
Ngêi T.H
Ngêi K.T
M· sè
Trang
Sè
Ngµy H§
DiÔn gi¶i
Sè tiÒn
Ngµy ghi sæ
1322
08/1/2009
B¸n hµng cho c«ng ty D
518.499.000
18/01/2009
1326
13/01/2009
B¸n hµng cho c«ng ty K
1.033.500.000
13/01/2009
1360
26/01/2009
B¸n hµng cho c«ng ty T
730.545.000
26/01/2009
Với các hoá đơn chứng từ được KTV chọn mẫu, KTV tiến hành kiểm tra chứng từ dựa theo mẫu test có sẵn mà Công ty AISC đã lập như về mẫu, ngày tháng, số hiệu, lượng tiền, chữ ký của các đối tượng có liên quan, và việc ghi nhận hoá đơn trên sổ kế toán. Kết quả thu được là không có trường hợp nào doanh thu của năm trước ghi sang doanh thu của năm sau. Và các chữ kí của các cá nhân liên quan là tương đối đầy đủ.
Kiểm tra chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: Hàng bán bị trả lại, các khoản giảm giá hàng bán, những khoản chiết khấu thương mại. Các khoản giảm giá hàng bán thường chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong doanh thu của Công ty vì đặc điểm trong sản phẩm của Công ty ABC là các linh kiện, phụ tùng xe máy nên khách hàng thường không được mặc cả, nếu có giảm giá thì phải có chính sách và được quản lý bởi Ban giám đốc. Mặt khác, khách hàng của Công ty tất cả đều mua với số lượng lớn nên rất khó cho việc giảm giá ở tất cả các khách hàng. Nghiệp vụ hàng bán bị trả lại cũng thường ít xảy ra, nghiệp vụ này xảy ra khi hàng bị hỏng hóc hoặc chất lượng kém, nhưng sản phẩm của Công ty là cả một dây chuyền nên rất ít sản phẩm không đạt chất lượng.
Đối với các khoản chiết khấu thương mại của Công ty ABC đã được trừ trực tiếp vào doanh thu ngay tại thời điểm kế toán ghi nhận doanh thu. Phần chiết khấu này được thể hiện chi tiết trên các hoá đơn bán hàng và các tài liệu sổ sách có liên quan tới các nghiệp vụ bán hàng có chiết khấu thương mại. Kết quả kiểm tra KTV nhận thấy có sự hợp lý giữa việc ghi nhận doanh thu và các khoản chiết khấu của Công ty.
Kiểm toán doanh thu trong mối quan hệ với thuế GTGT đầu ra
Luật thuế GTGT là thước đo đúng đắn cho phép KTV xác định sự trung thực và hợp lý trong việc kê khai doanh thu và thuế GTGT đầu ra thông qua mức thuế suất cho từng mặt hàng. Tại Công ty ABC áp dụng chính sách tín dụng đối với khách hàng ngắn nên hoá đơn GTGT kê khai thường không bị tồn đọng lâu ngày trước khi đến tay khách hàng. Qua tìm hiểu chế độ thuế suất hiện hành áp dụng với tất cả các hàng hoá của Công ty ABC và có nhiều mức thuế suất được áp dụng. Dưới đây là các mức thuế suất được áp dụng với các mặt hàng của Công ty ABC và doanh thu chịu thuế GTGT:
Bảng 2.7: Bảng kê doanh thu chịu các mức thuế suất GTGT
Đơn vị VNĐ
Mức thuế suất
Doanh thu chịu thuế
0%
6.551.130.150
5%
26.204.523.675
10%
32.755.654.950
Tổng cộng
65.511.308.775
Đánh giá chung
KTV Chi nhánh AISC Hà Nội đánh giá khách hàng ABC đã trình bày trung thực và hợp lý các khoản doanh thu, Công ty ABC có nhiều điểm tích cực trong công tác kế toán nhưng bên cạnh đó còn phải điều chỉnh một số chính sách ghi chép cho phù hợp với chế độ kế toán như quy trình hạch toán doanh thu. Một số hoá đơn được lưu giữ không đồng bộ như thiếu lệnh giao hàng, thiếu hợp đồng, thiếu ngày tháng ghi và đóng dấu, thiếu chữ ký. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh trọng yếu thi doanh thu của Công ty ABC đã được trình bày trung thực và hợp lý.
Đối với Công ty XYZ
Chương trình kiểm toán Doanh thu tại Công ty XYZ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Đối chiếu sổ sách.
Bước 2: Thực hiện thủ tục phân tích.
Bước 3: Kiểm tra chi tiết Doanh thu.
Bước 4: Các bút toán điều chỉnh và nhận xét.
Cụ thể KTV Chi nhánh đã tiến hành tuần tự qua các bước và thu được kết quả như sau.
Khi đối chiếu sổ sách kế toán tại Công ty, KTV đã thu được bảng tổng hợp Doanh thu trong năm 2008 của Công ty XYZ như sau:
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp Doanh thu năm 2008(Đơn vị VNĐ)
v: Khớp đúng với bảng tổng hợp chi tiết Doanh thu các tháng.
Tổng hợp Doanh thu cuối năm khớp đúng với Báo cáo Lỗ lãi, biên bản quyết toán thuế và sổ cái TK 511.
Khi tiến hành thực hiện phân tích khoản mục Doanh thu, KTV thấy rằng Doanh thu hàng năm không có sự biến động mạnh và tăng dần đều. Điều đó là do đặc tính sản phẩm là những thực phẩm ăn liền đạt tiêu chuẩn chất lượng cao mà hiện nay thực phẩm ăn liền đang rất được ưa chuộng và dần dần ảnh hưởng tới từng người dân. Trong giai đoạn hiện nay việc các sản phẩm ăn liền đang chiếm ưu thế cho nên sản phẩm của Công ty bán rất chạy trên thị trường làm cho tổng Doanh thu tăng lên. Tuy nhiên do tính thận trọng nghề nghiệp nên KTV AISC Hà Nội vẫn tiến hành các thủ tục phân tích để tìm ra các điểm bất thường và đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2.9: Kết quả Doanh thu tiêu thụ qua các năm
S¶n phÈm
N¨m 2006
N¨m 2007
N¨m 2008
Doanh thu
%
Doanh thu
%
Doanh thu
%
Pa tª
10353360000
100
12940200000
124.98
17692160000
170,88
ThÞt hép
9708600000
100
13130700000
135.25
17123255000
176,37
C¸ hộp
9282500000
100
12731500000
137.16
17152900000
184,78
Céng
27544460000
100
38802400000
140.87
51968315000
188,67
Thông qua kiểm tra chi tiết KTV đã biết thêm được là trong những năm qua Công ty không ngừng nâng tăng kinh phí cho việc quảng cáo, mở rộng thị trường, tìm các đối tác chiến lược. Bên cạnh đó Công ty cũng không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó Doanh thu tăng lên là hoàn toàn có cơ sở.
Tiến hành kiểm tra chi tiết, KTV tiến hành chọn mẫu để kiểm tra chi tiết với mục tiêu là mẫu chọn phải đảm bảo được tính đại diện và quy mô thích hợp. KTV đã chọn mẫu ở các tháng có doanh thu cao nhất. Kết quả kiểm tra phát hiện ra một số trường hợp sau:
Hoá đơn số 2560 ngày 20/12/2008 xuất sản phẩm trả lương cho công nhân viên thực tế là 50.000.000 đồng nhưng kế toán hạch toán là 59.000.000. Như vậy phải ghi giảm Doanh thu 9.000.000 đồng.
Hoá đơn số 713 ngày 5/6/2008 xuất hàng để đổi hàng với thực tế phát sinh là 27.650.000 đồng nhưng kế toán hạch toán là 72.650.000. Như vậy phải ghi giảm doanh thu 45.000.000 đ.
KTV cũng đã tiến hành kiểm tra chi tiết Doanh thu xuất khẩu, kết quả thu được hoàn toàn khớp đúng giữa hoá đơn, sổ chi tiết và sổ cái TK 511.
KTV tiến hành kiểm tra các khoản giảm trừ Doanh thu, do đặc điểm sản phẩm là các thực phẩm ăn liền nên chỉ có giới hạn sử dụng, ngoài thời gian sử dụng thì các sản phẩm đó sẽ không sử dụng được nữa. Chính vì vậy Công ty đề ra một quy định chặt chẽ là chỉ có những khách hàng lớn và thường xuyên nếu tồn kho nhiều không bán được thì Công ty sẽ nhận lại. Còn các khoản chiết khấu hầu như không có bởi vì khách hàng của Công ty thường giao dịch với số lượng lớn nên không thể thanh toán được một lần nên rất khó có các khoản chiết khấu.
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp các khoản giảm trừ
C«ng ty Kiểm toán và dịch vụ tin học
Tªn kh¸ch hµng: c«ng ty XYZ.
Niªn ®é kÕ to¸n:31/12/2008. Tham chiÕu : H.
Kho¶n môc: gi¶m trõ doanh thu. Ngêi thùc hiÖn: NTT.
Bíc c«ng viÖc: kiÓm tra chi tiÕt. Ngµy thùc hiÖn: 18//02/2009
B¶ng tæng hîp chi tiÕt.
Chøng tõ
DiÔn gi¶i
Sè tiÒn
15
02/02/08
Cöa hµng ®¹i lý H¹ Long
Patª: 500
ThÞt hép: 700
11.000.000
16.800.000
52
26/05/08
Cöa hµng ®¹i lý Lª Ch©n
C¸ hộp: 700
15.750.000
69
19/8/08
Kh¸ch s¹n hoµng Hµ
ThÞt hép: 550
Pa tª: 450
13.200.000
9.900.000
105
12/11/08
Cöa hµng ®¹i lý §µ N½ng
Patª: 600
ThÞt hép: 1000.
C¸ hộp: 1000
13.200.000
24.000.000
22.500.000
143
18/12/08
Cöa hµng b¸n lÎ sè 11.
ThÞt hép 500
12.000.000
Céng
138.350.000
Sau khi kiểm tra chi tiết các khoản hàng bán bị trả lại và đối chiếu với các phiếu nhập kho và các giấy tờ có liên quan, KTV nhận thấy các khoản giảm trừ Doanh thu là có thật và được ghi sổ phù hợp.
Kết thúc quá trình kiểm tra chi tiết, KTV đưa ra các nhận xét về tình hình kế toán tại Công ty.
Nhận xét:
* Ưu điểm:
Công ty thường xuyên tiến hành đối chiếu kiểm tra giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Hoá đơn, chứng từ gốc được lưu đầy đủ và khoa học thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát.
* Nhược điểm:
- Một số hoá đơn không có hợp đồng đi kèm hoặc không đầy đủ các chữ ký của các bên liên quan.
- Một số hợp đồng bị tẩy xoá nhưng không đóng dấu giáp lai vào chỗ tẩy xoá, sửa chữa.
2.3. Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng.
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong các cuộc kiểm toán luôn được coi là khoản mục trọng yếu, vì thông qua công nợ phải thu KTV có thể biết được tình hình tài chính của đơn vị có được đảm bảo hay không? Nếu các khoản phải thu lớn và nhiều khoản nợ quá hạn thì tính hoạt động liên tục của Doanh nghiệp sẽ khó có thể đảm bảo và Doanh nghiệp cần phải xem xét lại. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV đã đánh giá tổng quát TK phải thu khách hàng tại hai công ty ABC và XYZ và đều xác định là khoản mục trọng yếu. Trong giai đoạn này KTV thực hiện chương trình kiểm toán nợ phải thu như sau:
Chương trình kiể._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22091.doc