Tài liệu Báo cáo Kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam: ... Ebook Báo cáo Kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
125 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
1
Mục lục
Danh sách các chữ viết tắt .........................................................................................3
Danh sách các bảng ....................................................................................................4
Danh sách các hình.....................................................................................................6
Các khái niệm sử dụng trong khảo sát...................................................................7
Tóm tắt chính...............................................................................................................8
Phần I: Giới thiệu về cuộc Khảo sát đổi mới công nghệ tại các doanh
nghiệp công nghiệp Việt Nam............................................................16
1. Mục đích khảo sát........................................................................................................16
2. Nội dung khảo sát ........................................................................................................16
3. Quy mô và phạm vi khảo sát .......................................................................................17
3.1. Về lĩnh vực hoạt động ...........................................................................................17
3.2. Về hình thức sở hữu: .............................................................................................18
3.3. Về địa bàn..............................................................................................................18
4. Phương pháp khảo sát..................................................................................................19
4.1. Nghiên cứu tài liệu ................................................................................................19
4.2. Khảo sát thực địa ...................................................................................................19
5. Những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện khảo sát và những hạn chế của kết
quả thu được ................................................................................................................20
5.1. Những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện khảo sát.................................20
5.2. Những hạn chế của kết quả khảo sát .....................................................................21
Phần II: Tổng quan về lĩnh vực dệt may và hoá chất ....................................23
1. Tổng quan về lĩnh vực dệt may ...................................................................................23
1.1. Vai trò và vị trí của ngành dệt may trong phát triển kinh tế xã hội .......................23
1.2. Cơ cấu các DN trong ngành ..................................................................................24
1.3. Trình độ công nghệ và đổi mới công nghệ của ngành...........................................26
1.4. Đặc điểm cung công nghệ trong nước cho ngành dệt may....................................28
2. Tổng quan về lĩnh vực sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất...........................29
2.1. Vai trò, vị trí của ngành trong phát triển kinh tế xã hội ........................................29
2.2. Cơ cấu các doanh nghiệp trong ngành...................................................................30
2.3. Trình độ công nghệ và đổi mới công nghệ của ngành...........................................31
2.4. Đặc điểm cung công nghệ trong nước cho ngành hoá chất ...................................32
Phần III: Phân tích kết quả khảo sát...................................................................33
1. Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị của các doanh nghiệp .....................................33
1.1. Về tính đồng bộ của dây chuyền công nghệ ..........................................................33
1.2. Về mức độ hiện đại của thiết bị máy móc .............................................................37
1.3. Về mức độ làm chủ công nghệ của doanh nghiệp trong sản xuất .........................40
2. Tình hình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp ................................................46
2.1. Sự cần thiết phải đổi mới công nghệ .....................................................................47
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
2
2.2. Các hoạt động đổi mới công nghệ được doanh nghiệp tiến hành..........................51
2.3. Đầu tư về tài chính cho đổi mới công nghệ...........................................................57
2.4. Kết quả của quá trình đổi mới công nghệ..............................................................61
2.5. Nguồn gốc ý tưởng đổi mới và phương thức tiến hành đổi mới công nghệ..........62
2.6. Đầu tư cho đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực .....................................69
2.7. Hoạt động nghiên cứu thị trường và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp .72
2.8. Những hỗ trợ từ phía nhà nước cho hoạt động đổi mới công nghệ của doanh
nghiệp ....................................................................................................................76
3. Các nhân tố tác động đến đổi mới công nghệ và trình độ công nghệ của các doanh
nghiệp ......................................................................................................................77
3.1. Về các nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ ...................................77
3.2. Về các nhân tố cản trở quá trình đổi mới công nghệ của các DN .........................84
Phần IV: Kết luận và các khuyến nghị...............................................................88
1. K ết luận về trình độ và tình hình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp .............88
2. Các kiến nghị về chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới công nghệ
của các doanh nghiệp...................................................................................................90
Phần V: Tài liệu tham khảo ................................................................................94
Phần VI: Các phụ lục .............................................................................................97
Phụ lục I: Bản điều khoản tham chiếu của chương trình khảo sát về Đổi mới Công
nghệ tại các Doanh nghiệp Công nghiệp Việt nam".....................................97
Phụ lục II: Danh sách 100 doanh nghiệp được phỏng vấn...........................................101
Phụ lục III: Các bảng/biểu kết quả khảo sát ..................................................................109
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
3
Danh sách các chữ viết tắt
BKHCNMT Bộ khoa học công nghệ môi trường
CN Công nghệ
CNH Công nghiệp hoá
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
ĐH Đại học
ĐMCN Đổi mới công nghệ
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
GĐ Giám đốc
HĐH Hiện đại hóa
KH Khoa học
KH - CN Khoa học - Công nghệ
KH&CN Khoa học và công nghệ
KHCN Khoa học công nghệ
KS Khảo sát
LD Liên doanh
NC & TK Nghiên cứu và triển khai
NCQLKTTW Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
NSNN Ngân sách nhà nước
R&D Nghiên cứu và phát triển
SP Sản phẩm
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
XNK Xuất nhập khẩu
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
4
Danh sách các bảng
Bảng 1 Cơ cấu mẫu khảo sát............................................................................................... 17
Bảng 2 Một số chỉ tiêu của ngành công nghiệp dệt may .................................................... 24
Bảng 3 Số lượng doanh nghiệp dệt may theo lĩnh vực và loại hình sở hữu năm 2002 ...... 25
Bảng 4 Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành hoá chất giai đoạn 2000 - 2003 ............... 29
Bảng 5 Số lượng doanh nghiệp sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất theo loại hình
sở hữu ..................................................................................................................... 30
Bảng 6 Tỷ lệ doanh nghiệp theo ngành và mức độ hiện đại của thiết bị máy móc được sử
dụng ........................................................................................................................ 39
Bảng 7 Tỷ lệ doanh nghiệp khảo sát phụ thuộc vào bí quyết công nghệ nhập khẩu chia theo
ngành và loại hình sở hữu....................................................................................... 44
Bảng 8 Tỷ lệ doanh nghiệp khảo sát phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài chia theo ngành
và loại hình sở hữu ................................................................................................. 45
Bảng 9 Sự cần thiết tiến hành các hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp ....... 47
Bảng 10 Mức độ cần thiết tiến hành các hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
theo ngành............................................................................................................... 48
Bảng 11 Mức độ cần thiết tiến hành các hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
theo loại hình sở hữu .............................................................................................. 49
Bảng 12 Mức độ cần thiết tiến hành các hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
theo địa bàn............................................................................................................. 50
Bảng 13 Tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ và mức độ ưu tiên thực hiện cho
từng hoạt động trong 3 năm qua............................................................................. 51
Bảng 14 Tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành cải tiến các quy trình sản xuất hiện có .................... 52
Bảng 15 Tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành cải tiến sản phẩm và đổi mới sản phẩm .................. 53
Bảng 16 Tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành áp dụng các quy trình sản xuất mới ........................ 55
Bảng 17 Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu triển khai ........................... 56
Bảng 18 Đầu tư tài chính cho đổi mới công nghệ trong 3 năm qua tính trung bình cho các
DN chia theo lĩnh vực hoạt động............................................................................ 59
Bảng 19 Đầu tư tài chính cho đổi mới công nghệ trong 3 năm qua tính trung bình cho các
DN chia theo loại hình sở hữu................................................................................ 60
Bảng 20 Kết quả của quá trình đổi mới công nghệ............................................................... 62
Bảng 21 Nguồn gốc ý tưởng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp............................... 62
Bảng 22 Nguồn gốc ý tưởng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp theo loại hình sở hữu .. 64
Bảng 23 Phương thức thực hiện đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ......................... 65
Bảng 24 Các phương thức tiến hành ĐMCN được DN sử dụng chia theo loại hình sở hữu 67
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
5
Bảng 25 Các phương thức tiến hành ĐMCN được DN sử dụng chia theo địa bàn .............. 68
Bảng 26 Năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật trong các DN ............................ 70
Bảng 27 Tỷ lệ đầu tư cho đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật trên tổng doanh thu ............. 72
Bảng 28 Tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường ...................... 73
Bảng 29 Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước cho quá trình đổi mới công
nghệ ........................................................................................................................ 76
Bảng 30 Tác động của các nhân tố thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh
nghiệp ..................................................................................................................... 80
Bảng 31 Đánh giá tác động của các văn bản pháp luật liên qan đến đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp........................................................................................................... 83
Bảng 32 Các nhân tố cản trở quá trình đổi mới công nghệ của các DN............................... 87
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
6
Danh sách các hình
Hình 1 Cơ cấu vốn của các DN ngành dệt may Việt Nam theo loại hình sở hữu ................. 25
Hình 2 Tỷ lệ doanh nghiệp chia theo mức độ đồng bộ của dây chuyền công nghệ được sử
dụng ........................................................................................................................... 34
Hình 3 Tính đồng bộ của dây chuyền công nghệ trong các doanh nghiệp khảo sát theo lĩnh
vực hoạt động ............................................................................................................ 34
Hình 4 Tính đồng bộ của dây chuyền công nghệ trong các doanh nghiệp khảo sát theo loại
hình sở hữu ................................................................................................................ 37
Hình 5 Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp được khảo sát......... 38
Hình 6 Mức độ hiện đại của dây chuyền công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp
khảo sát chia theo loại hình sở hữu ........................................................................... 40
Hình 7 Mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh .............................. 41
Hình 8 Tỷ lệ doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu chia theo ngành và loại
hình sở hữu ................................................................................................................ 42
Hình 9 Tỷ lệ doanh nghiệp phụ thuộc vào thiết bị công nghệ nhập khẩu chia theo ngành và
loại hình sở hữu ......................................................................................................... 43
Hình 10 Tổng doanh thu và tổng đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp tham
gia khảo sát ................................................................................................................ 58
Hình 11 Nguồn gốc ý tưởng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp phân theo ngành ...... 63
Hình 12 Phương thức thực hiện đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp chia theo ngành66
Hình 13 Tỷ lệ DN tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường và đăng ký bảo hộ theo
ngành ......................................................................................................................... 74
Hình 14 Tỷ lệ DN tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường và đăng ký bảo hộ theo loại
hình sở hữu ................................................................................................................ 75
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
7
Các khái niệm sử dụng trong khảo sát
• Trình độ công nghệ
Công nghệ theo nghiên cứu của APCTT ( Trung Tân chuyển giao công nghệ Châu á Thái
Bình Dương) bao gồm 4 thành phần chính : T là thành phần công nghệ hiện thân trong phần
cúng, trang thiết bị công nghệ, H là thành phần con người trong công nghệ bao gồm kỹ năng,
năng lực sử dụng công nghệ, I là thành phần thông tin trong công nghệ bao gồm các tài liệu
hướng dẫn sử dụng, các bí quyết công nghệ và cuối cùng là O bao gồm năng lực quản lý điều
hành, tổ chức trong hoạt động công nghệ. Tuy nhiên việc đánh giá trình độ công nghệ theo
các tiêu chí này khá phức tạp khó áp dụng cho các nước đang phát triển một khi các số liệu
thống kê về công nghệ không thường xuyên được cập nhật và cônng nghệ (phần cứng là chủ
yếu) không đồng bộ và chắp vá.
Để khắc phục khó khăn trên, trong khảo sát này với mục tiêu có một bức tranh chung về 2
lĩnh vực được khảo sát, nhóm khảo sát điều tra đã cố gắng tích hợp các chỉ tiêu trên theo 3
tiêu chí là tính đồng bộ, tính hiện đại và khả năng tự chủ đối với công nghệ. Kiến thức của
chuyên gia người sử dụng công nghệ sẽ được sử dụng để đánh giá trình độ công nghệ như
đã nêu ở trên.
• Đổi mới công nghệ
Có một số đổi mới là dựa trên cơ sở công nghệ thí dụ như máy tính cá nhân, phun nhiên liệu
bằng điện tử. Một số đổi mới khác như các sản phẩm mới, dịch vụ bảo vệ và dịch vụ tài
chính được hỗ trợ bởi công nghệ mới( có nghĩa là quá trình sử lý số liệu bằng điện tử.) Tiêu
chuẩn cho sự đổi mới thành công nghệ chính là yếu tố thương mại hơn là yếu tố kỹ thuật.
Đổi mới là kết quả của một quá trình đổi mới có thể xác định như một sự phối hợp các hoạt
động dẫn đến các sản phẩm mới có thể tiêu thụ được và những dịch vụ hoặc sản xuất mới và
hệ thống phân phối.
Năng lực đổi mới bao hàm tất cả các hoạt động nhằm nối liền những phát kiến với đổi mới
đem lại những biến đổi về công nghệ, từ những cải tiến có tính chất cơ bản cho đến các cải
tiến nhỏ đối với công nghệ hiện có.
Theo quan điểm của viện nghiên cứu phát triển Thái lan (TDRI- 1989) thì Năng lực đổi mới
được đánh giá Nghiên cứu triển khai, cải tiến lớn đối với sản phẩm; thay đổi lớn (dây chuyền
công nghệ); Phát kiến mới (mức độ sáng chế đưa ra quy trình và sản phẩm hoàn toàn mới)
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
8
Tóm tắt chính
1. Giới thiệu về khảo sát
Nằm trong khuôn khổ của Dự án VIE/01/025 do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung
ương chủ trì thực hiện, Công ty Công ty Vision & Associates được giao nhiệm vụ thực hiện
cuộc khảo sát theo hợp đồng dịch vụ về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công
nghiệp Việt Nam.
• Mục đích của khảo sát: Khảo sát về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công
nghiệp ở Việt Nam được thực hiện nhằm tìm hiểu hiện trạng công nghệ và tình hình
đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp hiện nay cũng như các nhân tố tác động đến quá
trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho việc đưa ra các quyết định
mang tính chính sách.
• Nội dung khảo sát: Khảo sát sẽ thu thập các thông tin bao gồm: thông tin chung của
doanh nghiệp; thông tin về hiện trạng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp như trình
độ công nghệ, tình hình đầu tư ĐMCN, nguồn gốc và phương thức tiến hành, nhu cầu
và chiến lược ĐMCN.... ; đánh giá của DN về các nhân tố tác động đến ĐMCN của DN;
kế hoạch ĐMCN của DN trong thời gian tới.
• Quy mô và phạm vi khảo sát: Khảo sát được thực hiện với 100 doanh nghiệp thuộc
ba loại hình sở hữu: DNNN, DNTN, DN có vốn ĐTNN hoạt động sản xuất trong lĩnh
vực dệt may và hoá chất trên địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Mục đích của việc
lựa chọn DN theo tiêu chí ngành và loại hình sở hữu như trên là nhằm đánh giá những
tác động (nếu có) của hai yếu tố này tới quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
• Phương pháp khảo sát: Phương pháp khảo sát được thực hiện là sự kết hợp, bổ trợ
cho nhau giữa "Nghiên cứu tài liệu" và "Khảo sát thực địa". Nghiên cứu tài liệu nhằm
thu thập và nghiên cứu các thông tin liên quan đến ĐMCN đã có, đến hai ngành nghiên
cứu và đến chính sách của nhà nước liên quan đến ĐMCN. Trong khi đó, khảo sát thực
địa nhằm tìm hiểu các thông tin cụ thể của các DN theo nội dung khảo sát ở trên.
Sau đây là những phát hiện và kiến nghị chính:
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
9
2. Các phát hiện chính:
• Trình độ công nghệ của các DN
Nhìn chung, trình độ công nghệ, máy móc thiết bị của các doanh nghiệp đạt mức trung bình
tiên tiến. Phần lớn các DN hiện đang sử dụng các dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị có
mức độ đồng bộ từ mức trung bình đến cao và thuộc thế hệ từ những năm 80 trở lại đây.
Mức độ tự động hóa trong các DN cũng được nâng cao với 60% DN được khảo sát có tỷ lệ
thiết bị tự động và bán tự động trong dây chuyền công nghệ đạt từ 40% trở lên. Số DN sử
dụng dây chuyền công nghệ đồng bộ thấp và chắp vá thuộc thế hệ những năm 70 còn không
nhiều. Về mức độ làm chủ công nghệ, các DN vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu
nhập khẩu, thiết bị công nghệ nhập khẩu; phụ thuộc ít hơn vào bí quyết công nghệ và
chuyên gia nước ngoài.
Sự khác biệt về trình độ công nghệ giữa các DN phân theo ngành là tương đối rõ nét do khác
nhau về đặc thù về lịch sử phát triển, cấu trúc, đặc trưng công nghệ, đặc trưng sản phẩm và
thị trường, chiến lược phát triển ngành. Tuy nhiên, việc so sánh trình độ công nghệ giữa các
DN thuộc ngành này với các DN thuộc ngành khác chỉ có ý nghĩa khi xem xét đến mối quan
hệ giữa trình độ công nghệ với yêu cầu phát triển của ngành đó.
- Trong lĩnh vực dệt may, trình độ công nghệ của các DN may trong ngành đã được
nâng lên một bước so với những khảo sát trước đây, trong khi đó, trình độ công
nghệ trong các DN dệt chưa có sự cải thiện đáng kể. Nguyên nhân do ngành may
công nghệ không quá phức tạp, vốn đầu tư thấp; sản phẩm chủ yếu xuất khẩu, nên
có tốc độ đổi mới công nghệ nhanh hơn, vì vậy máy móc thiết bị trong các doanh
nghiệp may khá tiên tiến, đồng bộ và hiện đại. Trong khi đó, máy móc thiết bị trong
nhiều DN dệt, ít nhiều đã được đầu tư cải tiến và đổi mới trong mấy năm gần đây,
nhưng vẫn còn ở mức thấp, lạc hậu và chắp vá, dẫn đến năng suất thấp do đầu tư
vào các thiết bị dệt đòi hỏi vốn lớn, thời gian hoàn vốn dài trong khi hiệu quả lại
thấp. Sự tham gia của các DN mới đầu tư vào lĩnh vực này, đặc biệt các DN nước
ngoài vẫn hạn chế.
- Trong lĩnh vực hoá chất, trình độ công nghệ của phần lớn các DN được khảo sát
nhìn chung đạt mức đồng bộ và hiện đại trung bình, tuy nhiên rất khác biệt theo các
phân ngành và loại hình sở hữu. Ngành hoá chất bao gồm nhiều phân ngành khác
nhau nhưng phát triển chưa đồng bộ. DN thuộc các phân ngành như hoá mỹ phẩm;
cao su - săm lốp; điện hoá (pin, acquy), khí công nghiệp có trình độ công nghệ tiên
tiến hơn các phân ngành khác như phân bón, hoá chất cơ bản, và đã đáp ứng được
các yêu cầu về sản xuất. Trong khi đó, DN thuộc các phân ngành còn lại cần có sự
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
10
đầu tư căn bản cho đổi mới công nghệ, trang thiết bị nhằm đáp ứng được yêu cầu
về năng lực sản xuất của phân ngành cũng như mục tiêu đồng bộ hoá toàn ngành
hóa chất.
Theo loại hình sở hữu, các DN có vốn ĐTNN hiện đang có ưu thế hơn cả về trình độ công
nghệ do có khả năng về vốn và cơ hội chuyển giao công nghệ, tiếp cận công nghệ tiên tiến
của nước ngoài. Hầu hết các DN có vốn ĐTNN được khảo sát hiện đang sử dụng các dây
chuyền công nghệ tiên tiến và đồng bộ cao. Trong khi đó, ở các DNTN, ngoại trừ một số
doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều công nghệ, máy móc thiết bị cũ, thủ công, và chắp vá
hiện vẫn được sử dụng tương đối phổ biến. Nguyên nhân là do hầu hết các doanh nghiệp
này thiếu vốn để đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ.
• Thái độ/hành vi đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các DN
Hầu hết các DN được phỏng vấn đã nhận thức được vai trò quan trọng của công nghệ trong
việc nâng cao năng suất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế như hiện nay và có thái độ tương đối tích cực khi đánh giá sự cần thiết phải
ĐMCN. Tuy nhiên, đánh giá mức độ cần thiết giữa các hoạt động của DN chưa có sự khác
biệt đáng kể và điều này đặt ra câu hỏi phải chăng DN chưa xác định được rõ hoạt động nào
là cấp thiết nhất trong hoàn cảnh của mình mà mới nhận thức các nhu cầu đổi mới công nghệ
một cách khá chung chung.
Không có sự khác biệt đáng kể về đánh giá của các DN thuộc hai ngành nghiên cứu về mức
độ cần thiết tiến hành các hoạt động ĐMCN. Tuy nhiên, xét theo loại hình sở hữu, các
DNNN đánh giá hầu hết các hoạt động ĐMCN là ở mức độ cần thiết khá cao và gần như
ngang bằng nhau, ngoại trừ hoạt động bố trí lại tổ chức sản xuất được các DN dệt may đánh
giá cần thiết hơn. Đối với các DN có vốn ĐTNN, điều dễ hiểu là do có ưu thế về trình độ
công nghệ, lại chịu sức ép của thị trường nước ngoài, nên các DN này đánh giá các hoạt động
liên quan đến sản phẩm mới và nâng cao nguồn nhân lực công nghệ cần thiết hơn các hoạt
động cải tiến/đầu tư mới dây chuyền công nghệ. Đánh giá về mức độ cần thiết đối với các
hoạt động ĐMCN của các DNTN thường thấp hơn so với các khối khác, tuy nhiên việc bố trí
lại tổ chức sản xuất được các DN này cho là cần thiết tương đương với cải tiến dây chuyền
công nghệ hay đầu tư cho sản phẩm mới. Điều này là do các DNTN do ít vốn, sản phẩm chủ
yếu phục vụ thị trường nội địa, lại khá mềm dẻo, linh hoạt trong kinh doanh nên việc tối đa
hoá tận dụng các nguồn lực là thực sự phù hợp và cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của ĐMCN với sản xuất, hầu hết các DN đã tiến hành đầu
tư vào ĐMCN. Việc đầu tư này đôi khi không trùng với những đánh giá về mức độ cần thiết,
xét về cả quy mô và tính chất của hoạt động đổi mới. Nguyên nhân một phần cũng là do các
DN đôi khi "lực bất tòng tâm", muốn đổi mới nhưng không đủ nhân lực, vật lực, hoặc bị cản
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
11
trở bởi những yếu tố khách quan khác. Phần khác, do các doanh nghiệp chưa xác định được
ưu tiên trước mắt trong tiến hành đổi mới công nghệ.
Hoạt động được các DN tiến hành nhiều nhất, không kể theo ngành, loại hình sở hữu, hay
địa bàn của DN là cải tiến quy trình sản xuất hiện có. Đối với các DN trong nước, hoạt động
cải tiến thường ít tốn kém và dễ thực hiện hơn so với đầu tư mới trong khi đối với các DN có
vốn ĐTNN, do trình độ công nghệ đã tiên tiến nên cải tiến đã có thể đáp ứng yêu cầu của sản
phẩm. Ngoài ra, thống kê của DN ở đây bao gồm cả những can thiệp nhỏ vào quy trình sản
xuất nên cũng làm cho số DN tiến hành cải tiến tăng lên.
Áp dụng các quy trình sản xuất mới cũng được nhiều DN tiến hành tuy nhiên đa phần là
phục vụ mục đích mở rộng sản xuất hơn là ĐMCN. Theo ngành, không có sự khác biệt lớn
giữa tỷ lệ các DN tiến hành, tuy nhiên theo loại hình sở hữu, các DNTN có tỷ lệ tiến hành
thấp nhất.
Nghiên cứu triển khai đã được chú ý đầu tư ở nhiều doanh nghiệp, kể cả các DNTN. Tuy
nhiên, nghiên cứu triển khai ở đây phần nhiều là những nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho việc
tiếp thu và vận hành những công nghệ nhập khẩu hơn là các nghiên cứu liên quan đến cải
tiến/nâng cấp, sáng tạo ra công nghệ mới. Các DN dệt may có tỷ lệ tiến hành nghiên cứu
triển khai cao hơn so với các DN hoá chất. Theo loại hình sở hữu, hầu hết các DNNN và DN
có vốn ĐTNN đều tiến hành hoạt động này do có động lực là sự hỗ trợ từ phía nhà nước đối
với DNNN và từ công ty mẹ đối với DN có vốn ĐTNN. Trong khi đó, các DNTN ít thực hiện
hoạt động này hơn vì trong điều kiện của họ, hoạt động này chưa thực sự cần thiết.
Mức độ đầu tư tài chính cho ĐMCN của DN đã tăng lên so với những kết quả khảo sát trước
đây, chiếm khoảng 3% doanh thu một năm, tương đương với khoảng 5 tỷ đồng một doanh
nghiệp/năm. Tuy nhiên, mức độ đầu tư tài chính rất khác biệt trong từng DN. Những DN
thành công và có chỗ đứng trên thị trường, những DN có vốn nước ngoài thường có tỷ lệ đầu
tư tài chính cho ĐMCN trên doanh thu cao hơn so với các DN khác.
Do cơ chế đầu tư ĐMCN xuất phát từ nhu cầu cấp bách của bản thân DN, nên hoạt động
ĐMCN đã đem lại một số kết quả nhất định. Tỷ lệ DN tiến hành ĐMCN thu được kết quả là
tương đối cao, mặc dù đây chỉ là những tính toán tương đối vì quá trình ĐMCN không có
chu kỳ xác định.
• Các yếu tố tác động đến đổi mới công nghệ của DN
Quá trình đổi mới công nghệ trong các DN chịu tác động của nhiều nhân tố, tuy nhiên
những nhân tố có tác động mang tính quyết định đến quá trình đổi mới công nghệ của DN
chính là những nhân tố xuất phát từ nhu cầu của DN, từ thực tế sản xuất kinh doanh của
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
12
doanh nghiệp, nói một cách khác, đây chính là những sức ép trực tiếp đối với doanh nghiệp.
Nguyên nhân của thực tế này đến từ hai phía: doanh nghiệp và nhà nước.
- Về phía DN, các DN chưa có được tầm nhìn lâu dài, mang tính chiến lược, do đó,
chưa có kế hoạch ĐMCN dài hạn nhằm đạt được sự phát triển bền vững. Hiện tại,
quyết định vệ ĐMCN của nhiều DN, xét cho cùng, cũng dựa trên lợi ích ngắn hạn.
- Về phía Nhà nước, việc đưa ra các chính sách, quy định pháp luật khuyến khích
DN đầu tư ĐMCN chưa thực sự thích hợp, thoả đáng, chưa đặt DN trước sức ép
phải đổi mới công nghệ để tồn tại. Đồng thời, công tác tuyên truyền cho các chính
sách, quy định chưa đầy đủ, việc thực hiện chưa nghiêm nên chưa khuyến khích
DN ĐMCN, thậm chí, đôi khi lại có những tác động tiêu cực.
Cụ thể, về các nhân tố thúc đẩy, nhân tố có tác động thúc đẩy lớn nhất là những yêu cầu từ
bên trong doanh nghiệp như nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; nâng cao năng
suất; nâng cao sức cạnh tranh, ... Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài có tác động thúc
đẩy ít hơn nhiều, đa phần không mang tính quyết định đối với quá trình đổi mới công nghệ
của doanh nghiệp.
Tương tự, các nhân tố cản trở chính cũng chính là những nhân tố từ bên trong doanh nghiệp
như thiếu vốn, thiếu thông tin công nghệ/thị trường, thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn.
Trong khi đó, tác động cản trở của các nhân tố khác như môi trường luật pháp, những rủi ro
đầu tư, quy trình xin hỗ trợ đổi mới kéo dài tương đối hạn chế và không mang tính quyết
định.
Xét theo ngành, các nhân tố tác động đến quá trình ĐMCN giữa các nhóm DN không có sự
khác biệt đáng kể. Điều này cho thấy, yếu tố ngành không có tác động nhiều đến việc ĐMCN
của các DN.
Xét theo loại hình sở hữu, có sự khác biệt giữa mức độ tác động của một số nhân tố đến các
nhóm DN khác nhau. Những khác biệt này chủ yếu do đặc thù về sở hữu của DN tạo nên.
Chẳng hạn, các DN có vốn ĐTNN ít chịu tác động thúc đẩy của các nhân tố thúc đẩy bởi lẽ
việc ĐMCN ở nhóm DN này được thực hiện mang tính chiến lược và thường xuyên, tuy
nhiên, nhân tố có tác động cản trở lớn nhất đối với các DN này lại là thiếu nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn cao để có thể thích ứng được với những đổi mới.
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
13
• Nguồn gốc của ý tưởng đổi mới, phương thức thực hiện đổi mới công nghệ, cách
thức nghiên cứu thị trường của DN
- Về nguồn gốc ý tưởng đổi mới
._.Hầu hết các DN hiện nay chủ yếu tiến hành đổi mới là do nhu cầu nảy sinh trong quá trình
sản xuất của DN khi đã trở nên quá cấp thiết và bức bách. Đây không những là nguồn gốc
chính của các hoạt động đổi mới công nghệ của DN mà còn là động lực có tác động thúc đẩy
DN đổi mới công nghệ lớn nhất.
Kết quả khảo sát cho thấy không phải DN nào cũng nhận thức được rằng, những hoạt động
đổi mới kiểu "đối phó", mang tính tình huống như vậy có thể giải quyết những khó khăn
trước mắt, nhưng hiệu quả kinh tế không cao, nếu xét về lâu dài. Những doanh nghiệp thành
công và có chỗ đứng trên thị trường, bất kể lĩnh vực hoạt động là dệt may hay hoá chất;
thuộc loại hình sở hữu nhà nước, tư nhân hay có vốn ĐTNN, đều có chính sách đầu tư cho
ĐMCN tương đối tích cực, mạnh dạn và dài hạn. Bức tranh đổi mới công nghệ tại các DN
này là đáng khích lệ cả về số lượng các hoạt động cũng như quy mô và tính chất của các hoạt
động. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp này đã xây dựng được cho mình một chiến lược
kinh doanh, thị trường cần chiếm lĩnh và thực sự sẵn sàng tham gia vào cuộc cạnh tranh trên
thương trường. Còn lại, việc đầu tư cho đổi mới công nghệ ở các DN khác chủ yếu vẫn mang
tính bị động, nhỏ lẻ và từng phần.
Xét theo ngành, các DN hoá chất dường như chủ động trong việc ĐMCN hơn là các DN dệt
may. Điều này thể hiện ở chỗ, việc ĐMCN ở các DN hoá chất xuất phát từ nhiều nguồn hơn,
trong đó bao gồm những đề xuất của cán bộ được đào tạo, trung tâm thông tin, hội chợ, hội
thảo, vv...
Xét theo loại hình sở hữu, một điều dễ hiểu là các DNTN và DN có vốn ĐTNN chủ yếu
ĐMCN xuất phát từ nhu cầu nảy sinh trong quá trình sản xuất và do khách hàng yêu cầu gợi
ý. Trong khi đó, việc ĐMCN ở các DNNN xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và
mang tính tổng hợp.
- Về phương thức tiến hành:
Về phương thức thực hiện ĐMCN, thông thường các DN kết hợp một số phương thức để
quá trình ĐMCN đạt hiệu quả, tuy nhiên vẫn mang tính tương đối khép kín, chủ yếu là mua
công nghệ từ nước ngoài vốn được cho là có hiệu quả nhanh nhất, và bắt chước thiết kế lại
theo mẫu. Số các DN tự nghiên cứu triển khai trong nội bộ DN hay số DN có quan hệ hợp tác
với các cơ quan KH trong nước và số DN mua công nghệ từ nguồn trong nước đã có nhưng
chưa nhiều. DN chưa chú ý liên kết, hợp tác với các cơ quan khoa học trong nước và nếu có
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
14
phần nhiều ở các DNNN và do phía cung chủ động tiếp cận. Mối quan hệ giữa các DN thuộc
các thành phần sở hữu khác nhau còn hạn chế, do đó chưa phát huy được tác động tràn từ
các DN có vốn ĐTNN vốn ưu việt về trình độ CN, ĐMCN cũng như kỹ năng quản lý.
Xét theo ngành, các DN hoá chất sử dụng nhiều phương thức hơn trong khi các DN dệt may
chủ yếu là mua công nghệ từ nước ngoài và bắt chước thiết kế lại theo mẫu. Điều này một
phần cũng là do năng lực sản xuất trong nước đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về máy
móc thiết bị trong một số phân ngành của lĩnh vực hoá chất, do đó, các DN hoá chất có nhiều
sự lựa chọn hơn.
Xét theo loại hình sở hữu, ngoài phương thức mua công nghệ từ nguồn ngoài nước được hầu
hết các DN thuộc các hình thức sở hữu khác nhau sử dụng, các DNNN sử dụng kết hợp
nhiều phương thức hơn so với các nhóm DN còn lại. Các DNTN chủ yếu sử dụng phương
thức bắt chước thiết kế lại theo mẫu vì phương thức này ít tốn kém, phù hợp với điều kiện
của họ. Trong khi đó, với năng lực vốn và công nghệ, các DN có vốn ĐTNN chủ yếu tiến
hành nghiên cứu triển khai trong nội bộ DN.
- Về hoạt động nghiên cứu thị trường và đăng ký bảo hộ
Kết quả khảo sát cho thấy các DN đã chú trọng hơn trong việc đầu tư tiến hành các hoạt
động này so với các đánh giá trước đây. Tuy nhiên, nghiên cứu thị trường ở các DN mới chỉ
rất sơ khai, giản đơn, thiếu tính thường xuyên, liên tục.
Xét theo ngành, do đặc thù gia công là chủ yếu, các DN dệt may ít chú trọng đến nghiên cứu
thị trường hơn so với việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Trong khi đó, xét theo loại hình sở
hữu, không có sự khác biệt đáng kể giữa các DNNN và DN có vốn ĐTNN về tỷ lệ DN tiến
hành các hoạt động này. Tuy nhiên, ở khối DNTN, ngoại trừ các DN thành công và có chiến
lược kinh doanh dài hạn, ở các DN còn lại, các hoạt động này chưa được chú trọng ở mức độ
cần thiết.
3. Các kiến nghị chính
Kết quả khảo sát cho thấy mặc dù Nhà nước đã ban hành và thực hiện những chính sách hỗ
trợ DN tiến hành ĐMCN, tuy nhiên về phía DN, họ vẫn chưa nắm bắt đầy đủ thông tin về
các chính sách này cũng như chưa tích cực hưởng ứng các cơ chế và chính sách đó. Vì vậy, để
nâng cao nhận thức cũng như thúc đẩy DN tiến hành ĐMCN, trước hết Nhà nước cần thực
hiện đồng bộ các chính sách mang tính vĩ mô nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho các DN và tạo
lòng tin cho DN vào các chính sách của NN. Cụ thể:
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
15
- Tiếp tục thực hiện cải cách kinh tế vĩ mô, hoàn thiện môi trường pháp lý theo hướng
kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh cho các DN thuộc mọi thành phần kinh
tế, soạn thảo và ban hành luật DN chung cho tất cả các loại hình DN, đẩy nhanh quá
trình sắp xếp, đổi mới các DNNN
- Tạo cơ chế gắn kết giữa DN và các tổ chức nghiên cứu triển khai để tăng tính ứng dụng
của các đề tài nghiên cứu, sao cho các đề tài nghiên cứu xuất phát từ và phục vụ nhu
cầu thực tế trong sản xuất kinh doanh của DN.
- Có chính sách khuyến khích hình thành các tổ chức cung cấp và thông tin công nghệ
đồng thời có cơ chế cung cấp thông tin công bằng cho mọi đối tượng DN để các DN có
cơ hội cập nhật thông tin, lựa chọn và xác lập phương án ĐMCN.
Cùng với những giải pháp vĩ mô, Nhà nước cần hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi và ban hành
những chính sách cụ thể liên quan đến ĐMCN như sau:
• Đẩy mạnh công tác thông tin, phổ biến chính sách và triển khai các chính sách đã ban
hành. Hiện nay, các DN chưa nắm bắt một cách đầy đủ về cơ chế và chính sách khuyến
khích ĐMCN của Nhà nước cũng như đối tượng được áp dụng các ưu đãi này. Mặt khác,
các chính sách trên phần nhiều mới chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật mà
chưa thực sự được triển khai và đi vào thực tế. Việc triển khai thực hiện, nếu có lại phức
tạp, rườm rà và tốn nhiều thời gian gây mất lòng tin của DN.
• Bổ sung và ban hành các chính sách mới, bao gồm:
- Miễn giảm thuế thu nhập đối với các Viện nghiên cứu bán các kết quả nghiên cứu
công nghệ, đối với hoạt động chuyển giao công nghệ và đạo tạo liên quan đến công
nghệ
- Khuyến khích DN lập quỹ nghiên cứu ĐMCN, phát triển sản phẩm thông qua cho
phép DN trích tỷ lệ % từ doanh thu và sử dụng một phần quỹ phát triển sản xuất và
cho phép DN tính chi phí nghiên cứu khoa học vào giá thành sản xuất
- Sớm cho ra đời quỹ Đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ DN đầu tư ĐMCN
- Cho phép DN thành lập quỹ hỗ trợ phát triển sản phẩm để khuyến khích DN đầu tư
và cải tiến sản phẩm
- Miễn thuế GTGT cho việc nhập khẩu các thiết bị sử dụng cho hoạt động nghiên cứu
triển khai và cho phép hạch toán chi phí nghiên cứu triển khai vào chi phí cố định
- Có chính sách cho vay ưu đãi với lãi suất thấp cho các dự án ĐMCN nhằm hỗ trợ DN
về vốn.
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
16
Phần I: Giới thiệu về cuộc Khảo sát đổi mới công nghệ tại
các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
Phần I sẽ trình bày các nội dung liên quan đến mục đích của khảo sát, nội dung khảo sát, quy
mô và phạm vi khảo sát, phương pháp sử dụng để thực hiện khảo sát, những khó khăn trong
quá trình tổ chức thực hiện khảo sát cũng như những hạn chế của kết quả thu được nhằm tạo
thuận lợi cho việc sử dụng kết quả khảo sát vào công tác nghiên cứu một cách hiệu quả.
1. Mục đích khảo sát
Công nghệ và đổi mới công nghệ đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng tác động đến
năng suất, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Trong những năm qua, Đảng và nhà
nước đã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Tuy
nhiên, các chính sách đó trên thực tế đã có tác động như thế nào đến hoạt động đổi mới công
nghệ ở doanh nghiệp, hiện vẫn còn là vấn đề cần nghiên cứu. Do đó, việc tìm hiểu về tình
hình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian qua cũng như những đánh giá của
doanh nghiệp về các cơ chế chính sách hỗ trợ hiện hành là một công việc cần thiết và có ý
nghĩa, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước.
Với ý nghĩa đó, khảo sát về Đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam
được thực hiện nhằm mục đích:
• tìm hiểu bức tranh đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam
• phân tích các nhân tố tác động đến quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
• rút ra những khuyến nghị về chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp đổi mới
công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
2. Nội dung khảo sát
Khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam sẽ thu thập
thông tin theo các nội dung chính như sau:
1. Thông tin chung về doanh nghiệp, bao gồm: tên, năm đi vào hoạt động, lĩnh vực
hoạt động, thông tin về lao động, thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh.
2. Thông tin về hiện trạng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, bao gồm: trình độ
công nghệ của doanh nghiệp; các hoạt động đổi mới công nghệ và đầu tư cho đổi
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
17
mới công nghệ (về tài chính và nhân lực), phương thức tiến hành đổi mới, nhu cầu
và chiến lược đổi mới công nghệ của doanh nghiệp...
3. Đánh giá của doanh nghiệp về các nhân tố tác động đến quá trình đổi mới công
nghệ của doanh nghiệp, bao gồm các nhân tố thúc đẩy và cản trở.
4. Kế hoạch đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian tới và các khuyến
nghị đối với các chính sách hỗ trợ của nhà nước.
3. Quy mô và phạm vi khảo sát
Dựa trên Bản Điều khoản tham chiếu và những đề xuất đã được Viện Nghiên cứu Quản lý
Kinh tế Trung Ương (CIEM) phê duyệt, quy mô và phạm vi của chương trình khảo sát bao
gồm 100 doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may và hoá chất trên địa bàn Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh, thuộc 3 loại hình sở hữu: DNNN, DNTN và DN có vốn ĐTNN. Các doanh nghiệp
khảo sát được phân bổ theo lĩnh vực hoạt động, địa điểm và loại hình sở hữu như trong Bảng
1 dưới đây:
Bảng 1 Cơ cấu mẫu khảo sát
Ngành Dệt may Ngành Hóa chất
Loại hình sở hữu Hà Nội TP. HCM Hà Nội TP. HCM
DN nhà nước 9 14 6 6
DN tư nhân 14 16 6 7
DN có vốn đầu tư nước ngoài 4 8 5 5
Tổng cộng 27 38 17 18
Tổng cộng 65 35
Việc phân bổ các doanh nghiệp được khảo sát theo lĩnh vực hoạt động, loại hình sở hữu và
địa bàn nhằm mục đích nghiên cứu xem các yếu tố này có hay không có ảnh hưởng đến hoạt
động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Vì vậy, việc lựa chọn mẫu phải đảm bảo tính đại
diện về lĩnh vực hoạt động, loại hình sở hữu cũng như địa bàn.
3.1. Về lĩnh vực hoạt động
Dệt may và hoá chất là hai lĩnh vực đã được lựa chọn khảo sát vì đây được coi là hai ngành
công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Thật vậy, dệt may là một ngành có
kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trung bình trên 9% toàn
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
18
ngành công nghiệp. Đây cũng là ngành thu hút lực lượng lao động đáng kể và có sức hấp
dẫn đầu tư nước ngoài. Xét về số doanh nghiệp dệt may, năm 2003 có khoảng 1.623 doanh
nghiệp, chiếm 10% tổng số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong cả nước.
Trong khi đó, sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất chiếm trung bình khoảng 6% giá
trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành công nghiệp và là lĩnh vực quan trọng phục vụ đời
sống của người dân cũng như thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. Năm 2003,
ngành sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất có khoảng 630 doanh nghiệp, chiếm 4%
tổng số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong cả nước.
3.2. Về hình thức sở hữu:
Các doanh nghiệp được lựa chọn khảo sát thuộc 3 thành phần kinh tế chính là khu vực nhà
nước, khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Để đảm bảo tính khách quan
của mẫu khảo sát, mỗi khu vực này bao gồm các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Cụ thể:
9 Khu vực nhà nước gồm các loại hình doanh nghiệp sau:
+ Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động theo luật DNNN
+ Công ty cổ phần mà nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn điều lệ và công ty TNHH
một thành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
9 Khu vực tư nhân bao gồm các loại hình doanh nghiệp
+ Các DNTN;
+ Các công ty hợp danh;
+ Các công ty trách nhiệm hữu hạn;
+ Các công ty cổ phần tư nhân
+ Các công ty cổ phần có vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống.
9 Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, bao gồm:
+ Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
+ Các doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với các đối tác trong nước.
3.3. Về địa bàn
Ngoài ra, việc lựa chọn các doanh nghiệp ở hai địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh,
bên cạnh mục đích tạo thuận lợi cho công tác khảo sát thực địa, cũng đảm bảo tính đại diện
của mẫu khảo sát. Điều này là do năng lực sản xuất của 2 ngành dệt may và hoá chất chủ yếu
phân bổ tập trung vào hai vùng kinh tế trọng điểm là vùng đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng
Nam Bộ, trong đó, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai khu vực năng động nhất.
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
19
4. Phương pháp khảo sát
Phương pháp thực hiện khảo sát là sự kết hợp giữa "Nghiên cứu tài liệu" và "Khảo sát thực
địa". Việc tiến hành nghiên cứu tài liệu và Khảo sát thực tế không được thực hiện riêng rẽ mà
được kết hợp thực hiện chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình thực hiện khảo sát. Sự kết hợp
này được trình bày trong sơ đồ sau:
4.1. Nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu tài liệu nhằm mục đích:
• Thu thập và nghiên cứu các thông tin tài liệu liên quan đến vấn đề đổi mới công
nghệ trong các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm các báo cáo của các khảo sát
trước đó cũng như các dự án phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt
Nam.
• Thu thập và nghiên cứu thông tin tài liệu liên quan đến sự phát triển của ngành
dệt may và hóa chất cũng như xu hướng đổi mới công nghệ trong hai lĩnh vực
này.
• Thu thập và nghiên cứu chính sách của nhà nước về khoa học công nghệ nói
chung, các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp
4.2. Khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa được tiến hành nhằm tìm hiểu các thông tin theo nội dung khảo sát như đã
trình bày trong phần 2 ở trên.
Khảo sát thực địa được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp được lựa
chọn theo các tiêu chí như đã trình bày trong phần Đối tượng và phạm vi khảo sát. Quá trình
khảo sát thực địa đã được thực hiện trải qua các bước như sau:
NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
20
9 Lập danh sách các doanh nghiệp thuộc 3 loại hình sở hữu, hoạt động sản xuất trong
hai lĩnh vực dệt may và hóa chất tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
9 Liên hệ qua điện thoại tới các doanh nghiệp nhằm xác định quy mô của doanh nghiệp
và số năm hoạt động tính đến thời điểm khảo sát. Các doanh nghiệp phải đi vào hoạt
động trên 5 năm mới đủ điều kiện tham gia.
9 Gửi phiếu khảo sát kèm theo công văn giới thiệu của Viện NCQLKTTW thông qua
fax cho Ban Giám đốc hoặc Phòng Kỹ thuật của công ty
9 Liên hệ với Ban Giám đốc hoặc Phòng Kỹ thuật của công ty qua điện thoại để thu xếp
các vấn đề liên quan đến phỏng vấn như thời gian, địa điểm và người được phỏng
vấn
9 Tiến hành phỏng vấn theo lịch hẹn
9 Thu thập Phiếu khảo sát đã phỏng vấn (trong trường hợp người được phỏng vấn cần
xem xét các thông tin liên quan và gửi Phiếu khảo sát đến đơn vị thực hiện khảo sát
sau thời gian phỏng vấn)
5. Những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện khảo sát và những hạn
chế của kết quả thu được
5.1. Những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện khảo sát
Trong quá trình triển khai khảo sát, đơn vị thực hiện khảo sát gặp một số khó khăn làm ảnh
hưởng đến tiến độ khảo sát. Cụ thể:
• Khó khăn trong việc thu xếp thời gian phỏng vấn: do thời điểm tiến hành khảo sát
trùng với thời điểm các doanh nghiệp tổng kết 6 tháng đầu năm, một số doanh nghiệp
bận kiểm toán, các doanh nghiệp dệt may bận lo quôta xuất khẩu nên các doanh nghiệp
không bố trí được thời gian và phân công cán bộ để tiếp thành viên nhóm nghiên cứu.
Đối với một số doanh nghiệp từ chối tham gia vì những lý do trên, đơn vị thực hiện
khảo sát phải tìm và liên hệ với các doanh nghiệp khác để thay thế. Đối với những
doanh nghiệp hứa sẽ tham gia nhưng chưa thu xếp được thời gian và cán bộ, đơn vị
thực hiện phải liên hệ lại nhiều lần để hẹn gặp.
• Khó khăn trong việc thu thập số liệu trong và sau khi phỏng vấn: Do lãnh đạo bận
không thể tham gia phỏng vấn, một số doanh nghiệp cử nhân viên (kế toán, thư ký,
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
21
hoặc cán bộ phòng kỹ thuật) tiếp thành viên nhóm nghiên cứu. Trong khi đó, thông tin
cần hỏi vừa mang tính tổng hợp và do các bộ phận khác nhau trong công ty quản lý (về
tài chính, về nhân sự, về công nghệ, vv...), vừa ở tầm khái quát vĩ mô (kế hoạch trong
tương lai, đánh giá về văn bản luật, đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới
công nghệ, kiến nghị về chính sách, vv...) nên người được phỏng vấn không đủ thẩm
quyền và năng lực để cung cấp. Họ thường từ chối không trả lời hoặc đề nghị sẽ cung
cấp câu trả lời sau. Ngoài ra, một số doanh nghiệp không sẵn sàng cung cấp những
thông tin được cho là "nhạy cảm" như doanh thu, đầu tư cho đổi mới công nghệ, chi
phí đào tạo, vv...
Bên cạnh đó, việc thu thập số liệu sau khi phỏng vấn cũng rất khó khăn và mất nhiều
thời gian do người trả lời phòng vấn đi công tác, nghỉ phép, bận các việc khác của công
ty nên chưa trả lời được, vv... hoặc né tránh trả lời khi đơn vị thực hiện khảo sát liên hệ
qua điện thoại.
5.2. Những hạn chế của kết quả khảo sát
Mặc dù khảo sát được tiến hành thông qua trực tiếp phỏng vấn, nhưng thông tin thu được về
tình hình của doanh nghiệp liên quan đến công nghệ và đổi mới công nghệ lại được phản
ánh gián tiếp qua lăng kính chủ quan của những người trả lời phỏng vấn. Ngoài ra, việc
tham gia khảo sát của các doanh nghiệp hoàn toàn mang tính tự nguyện. Vì vậy, kết quả của
khảo sát không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Việc hiểu rõ các hạn chế này sẽ giúp
cho việc sử dụng, nghiên cứu các kết quả khảo sát được chính xác và khách quan hơn. Một số
hạn chế cụ thể như:
• Một số thông tin bị phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của doanh nghiệp hay của một
số cá nhân trong doanh nghiệp được khảo sát, bao gồm:
- Thông tin về trình độ công nghệ của doanh nghiệp (tính đồng bộ, mức độ hiện đại
hay mức độ làm chủ)
- Thông tin về các hoạt động đổi mới công nghệ được doanh nghiệp tiến hành
- Đánh giá của DN về các nhân tố tác động đến ĐMCN, về các văn bản pháp luật,
vv...
Đánh giá chủ quan của người trả lời phỏng vấn sẽ hạn chế tính chính xác của kết quả thu
được. Nguyên nhân là do:
9 Bản thân doanh nghiệp/người trả lời phỏng vấn có thể chưa hiểu rõ và chính xác
một số khái niệm mà khảo sát đưa ra, do đó, một số thông tin trả lời sẽ sai lệch.
Đồng thời, sự hiểu biết cũng như thẩm quyền của một số người trả lời phỏng vấn
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
22
chỉ giới hạn trong một phạm vi nào đó, do vậy, các đánh giá không thuộc phạm vi
đó sẽ mang tính tham khảo nhiều hơn là thống kê.
9 Không có chuẩn mực cụ thể cho các ước lượng và đánh giá của doanh nghiệp.
Chẳng hạn một doanh nghiệp có thể có rất nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau
về chủng loại, tính năng, các thông số kỹ thuật, thế hệ, xuất xứ cũng như công nghệ
sử dụng, do đó việc đánh giá tính đồng bộ hoặc tính hiện đại của máy móc thiết bị
trong toàn doanh nghiệp thông qua một chỉ số là tương đối khó. Hoặc, một số
doanh nghiệp cho rằng chỉ một số cải tiến rất nhỏ trong một khâu nào đó của máy
móc thiết bị cũng được coi là đổi mới công nghệ mà ít quan tâm đến hiệu quả của
cải tiến đó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh là lớn hay nhỏ1. Vì vậy, các kết
quả khảo sát liên quan đến đổi mới công nghệ ở một số doanh nghiệp trong chừng
mực nào đó có thể tích cực hơn so với thực tế.
• Một số thông tin, đặc biệt là các thông tin liên quan đến tài chính không được các DN
cung cấp một cách đầy đủ. Nguyên nhân là do:
9 Đối với một số doanh nghiệp, đặc biệt là các DNTN và các DN có vốn đầu tư nước
ngoài, những thông tin liên quan đến tài chính là khá nhạy cảm và các doanh
nghiệp thường không sẵn sàng cung cấp cho thành viên nhóm nghiên cứu.
9 Mặt khác, chi phí cho các hoạt động đầu tư cho đổi mới công nghệ được các doanh
nghiệp thống kê không giống nhau. Ở một số doanh nghiệp tiên tiến, chủ yếu là các
DN có vốn ĐTNN2, các hoạt động đổi mới công nghệ như nghiên cứu triển khai, cải
tiến sản phẩm và quy trình sản xuất, vv... được tiến hành thường xuyên, định kỳ và
các chi phí này được tính vào chi phí sản xuất. Vì vậy việc thống kê các chi phí này
theo yêu cầu của phiếu khảo sát là khó và chỉ mang tính tương đối.
1 Chẳng hạn ở doanh nghiệp Phát triển xuất nhập khẩu may mặc, việc thay thiết bị là khô bằng thiết bị là hơi tuy
có ảnh hưởng không lớn đến chất lượng sản phẩm và năng suất nhưng cũng được coi là đổi mới công nghệ.
2 Như công ty LD Choong Nam Việt Thắng, Công ty LD Hoá chất LG Vina, Công ty TNHH Yara Việt Nam
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
23
Phần II: Tổng quan về lĩnh vực dệt may và hoá chất
Phần II sẽ trình bày khái quát về vai trò, vị trí của hai ngành dệt may và hoá chất, cơ cấu các
doanh nghiệp trong mỗi ngành, trình độ công nghệ và đổi mới công nghệ của mỗi ngành cũng
như đặc điểm cung công nghệ trong nước cho mỗi ngành nhằm tạo cơ sở cho những nhận
định, đánh giá và những so sánh liên quan đến kết quả khảo sát được trình bày ở phần III.
1. Tổng quan về lĩnh vực dệt may
1.1. Vai trò và vị trí của ngành dệt may trong phát triển kinh tế xã hội
Công nghiệp dệt may là ngành có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển công nghiệp
cũng như phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Bên cạnh việc cung cấp các
mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của xã hội (như vải vóc, quần áo, khăn rèm,
mũ nón,...) ngành còn cung cấp các vật liệu khác phục vụ sản xuất (như các thiết bị đóng gói,
bao bọc, lót, lọc, cách nhiệt, cách âm, dụng cụ y khoa, thiết bị bên trong xe hơi, xe lửa, máy
bay....). Lịch sử phát triển của công nghiệp dệt may trên thế giới cho thấy, ngành dệt may đi
liền với sự phát triển của các nước công nghiệp và là một trong hai ngành (cùng với ngành
sắt thép) vừa được ưu tiên thừa hưởng những phát minh kỹ thuật vừa là động cơ chuyển
biến cả nền kinh tế từ thủ công sang công nghiệp trong thời kỳ cách mạng khoa học kỹ thuật.
Ở Việt Nam, công nghiệp dệt may được coi là một ngành kinh tế chủ chốt, thu hút một lực
lượng lao động đáng kể, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho NSNN từ xuất khẩu, đồng thời với
tư cách là ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, công nghiệp dệt may không những góp phần tăng tích luỹ tư bản cho quá trình
CNH, HĐH nền kinh tế mà còn tạo cơ hội cho Việt nam hoà nhập kinh tế với khu vực và thế
giới. Như vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may còn có ý nghĩa phản ánh kết quả
hoạt động kinh tế của cả nước một cách tương đối tổng hợp.
Trong những năm qua, công nghiệp dệt may đã đạt được những thành tựu đáng kể. Giá trị
sản xuất công nghiệp của ngành dệt may chiếm bình quân 9% toàn ngành công nghiệp, kim
ngạch xuất khẩu chiếm từ 12 - 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, và 41% kim ngạch
xuất khẩu của công nghiệp chế tác. Dệt may hiện là một trong hai ngành công nghiệp có kim
ngạch xuất khẩu lớn nhất với tổng giá trị xuất khẩu năm 2003 đạt xấp xỉ 3,7 tỷ đôla và tốc độ
tăng trưởng bình quân trên 30% trong ba năm qua. Bảng 2 dưới đây sẽ trình bày một số chỉ
tiêu của ngành dệt may.
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
24
Bảng 2 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2000 - 2003
Chỉ số Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Trị giá xuất khẩu (tỷ USD) 1,89 1,98 2,73 3,68
Tăng trưởng (%) 4% 38% 35%
Nguồn: Niên giám Thống kê 2003
Dệt may còn là ngành sử dụng nhiều lao động nhất với gần 1,6 triệu lao động công nghiệp,
chưa kể lực lượng lao động tham gia trong các lĩnh vực như phát triển cây bông và trồng dâu
nuôi tằm (ước tính khoảng 70 nghìn người). Theo chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt
may, đến năm 2005 và 2010, lực lượng lao động ngành dệt may sẽ tăng lên tương ứng là 3
triệu và 4 triệu người.
Xét từ góc độ thương mại quốc tế, dệt may được đánh giá là ngành mà Việt Nam có lợi thế so
sánh do tận dụng được nguồn nhân công giá rẻ và có tay nghề. Tuy nhiên, hiện tại, sản xuất
trong nước lại bị phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (90% bông, 100% xơ sợi
tổng hợp, thuốc nhuộm, hoá chất và hầu hết thiết bị phụ tùng), dẫn đến tình trạng "dệt kém
nên may phải gia công", một điểm yếu căn bản trong cơ cấu của ngành dệt may hiện nay.
Ngành dệt kém là do thiếu nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, thiếu công nghệ, máy móc
đồng bộ, hiện đại, thiếu vốn đầu tư nên năng lực sản xuất của ngành dệt chưa đáp ứng được
nhu cầu cho ngành may. Do vậy, sản phẩm may xuất khẩu của Việt Nam hiện có tới 70%
được xuất theo hình thức gia công và 30% theo hình thức bán gia công. Trên thực tế, hình
thức gia công theo các hợp đồng phụ chỉ phù hợp với giai đoạn đầu khi các nhà sản xuất và
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam còn thiếu kiến thức về thị trường quốc tế vì nó đem lại giá
trị gia tăng thấp và khiến các nhà sản xuất trở nên rất thụ động trong sản xuất kinh doanh.
Để khắc phục tình trạng này cũng như đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu một cách bền vững,
không phụ thuộc vào sự dịch chuyển thuần tuý của thị trường và hạn ngạch, ngành dệt may
đã và đang thực hiện "chiến lược tăng tốc" với mục tiêu xuất khẩu năm 2010 đạt 7 - 8 tỷ đôla,
tỷ lệ nội địa hoá 75%, năng lực sản xuất bông tăng lên 13 lần, sợi lên 2,5 lần, vải lên 3 lần và
may lên 2 lần so với năm 2000.
1.2. Cơ cấu các DN trong ngành
Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, tính đến cuối năm 2002, toàn ngành dệt may có
khoảng hơn 1.200 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, chưa bao gồm các hộ sản xuất
cá thể (khoảng 30 nghìn hộ). Phân theo loại hình sở hữu, các DNTN có số lượng đông đảo
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
25
nhất, chiếm 53% tổng số DN toàn ngành, tiếp đến là các DN có vốn ĐTNN, chiếm 29%. Các
DNNN chiếm tỷ lệ ít nhất, 19% tổng số DN trong ngành. Cụ thể, phân bổ doanh nghiệp dệt
may theo thành phần sở hữu như sau:
Bảng 3 Số lượng doanh nghiệp dệt may theo lĩnh vực và loại hình sở hữu năm
2002
Lĩnh vực Tổng số Tỷ lệ trong tổng số
DNNN 231 19%
DNTN 646 53%
DN có vốn ĐTNN 351 29%
Tổng cộng 1028 100%
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Xét về quy mô vốn, khu vực tư nhân có tỷ lệ vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư của toàn
ngành lớn nhất trong khi khu vực quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ vốn đầu
tư trong tổng vốn bằng nhau. Cơ cấu vốn đầu tư trong ngành dệt may theo loại hình sở hữu
được trình bày trong hình dưới đây:
Hình 1 Cơ cấu vốn của các DN ngành dệt may Việt Nam theo loại hình sở hữu
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Một điều dễ nhận thấy là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp không
nhỏ trong sự phát triển của ngành dệt may. Tính đến hết tháng 9 năm 2002, tổng số vốn đầu
tư nước ngoài vào ngành dệt may đạt 2,5 tỷ đô la, chiếm 6,5% tổng số vốn đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam tại thời điểm đó. Tuy nhiên, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành
này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực may và hình thức đầu tư phổ biến là 100% vốn. Nguyên
nhân là do đầu tư vào ngành dệt đòi hỏi vốn lớn nhưng thời gian hoàn vốn dài và hiệu quả
thấp. Trong khi đó, các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu phụ liệu cho ngành dệt trong nước
DNNN
28%
DNTN
40%
DN cã vèn
§TNN
32%
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
26
chưa phát triển, nên mặc dù nhà nước đã có nhiều ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, hỗ trợ thủ
tục hành chính cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt nhưng số lượng dự án đến nay vẫn chỉ
chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Về hình thức, các nhà đầu tư nước ngoài chuộng hình thức đầu tư 100%
vốn hơn vì nó đảm bảo giữ được các bí quyết trong sản xuất kinh doanh, bao gồm cả bí
quyết công nghệ không bị đánh cắp hoặc bắt chước.
Hiện nay, trong ngành dệt may chưa có mối quan hệ phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa các DN
hoạt động trong các công đoạn khác nhau. Chẳng hạn, chưa có sự phối hợp giữa các doanh
nghiệp có công nghệ sợi tốt, nhuộm tốt với các doanh nghiệp có công nghệ dệt tốt nên các
DN đều muốn đầu tư khép kín trong khi nguồn vốn đầu tư lại có hạn. Do đó việc khai thác
năng lực sản xuất chưa cao, chất lượng sản phẩm còn kém và khả năng trả nợ của doanh
nghiệp bị hạn chế.
Xét theo nguồn vốn sở hữu, hiện tượng các DNTN tham gia gia công cho các DNNN theo
từng khâu của quá trình sản xuất là khá phổ biến và sự hợp tác này đem lại hiệu quả cho cả
hai bên. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các DN trong nước với các DN có vốn ._.ễn, Từ Liêm, Hà Nội Sản xuất hàng may mặc xuất
khẩu
DNTN 4-7640032
54 Công ty CP sản xuất
XNK Á Đông
Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội May mặc. DNTN 4-8766575 4-6780114
55 Công ty TNHH XNK
Hoà Bình
64 Trương Định, Quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội
Sản xuất hàng may mặc. DNTN 4-6620964
6620769
4-6621411
56 Công ty TNHH Hiệp
Hưng
44 Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội
Sản xuất, xuất khẩu hàng may
mặc, thêu ren.
DNTN 4-8264941,
8286448
4-8285241
57 Công ty TNHH Thanh
Hùng
28 Tổ 9, Vũ Xuân Thiều, Sài Đồng, Gia
Lâm, Hà Nội
Sản xuất hàng may thêu công
nghiệp. Sản xuất phụ liệu
ngành may.
DNTN 4-8276453 4-
87528824-
5374787
58 Công ty TNHH dệt Quốc
Tuấn
61C2 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội Sản xuất, kinh doanh hàng dệt
may, nguyên phụ liệu ngành
dệt may.
DNTN 4-5371123 4-9283984
59 Công ty LD Coats Total
Phong Phú
378 Minh Khai, Hà Nội Sản xuất và kinh doanh chỉ
may
DN có vốn
ĐTNN
8622033 4-8622031
6331687
60 Công ty LD TNHH
SXKD tấm bông PE Hà
Nội
Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội Sản xuất tấm bông PE. DN có vốn
ĐTNN
4-8276929,
8276930
4-8276933
61 Công ty TNHH Arksun 164 Tôn Đức Thắng, Đống Đa Dist. May mặc. DN có vốn
ĐTNN
4-8512239 4-8233554
62 Công ty TNHH Hàn Việt Km14, Quốc lộ 1A, Thanh Trì, Hà Nội Sản xuất và kinh doanh chăn,
ga, gối, đệm PE.
DN có vốn
ĐTNN
4-8617978 4-8618040
63 Công ty Dệt May Thành
Công
36 Tây Thạnh, phường Tây Thạnh,
Quận Tân Phú, TP. HCM
Sản xuất các loại hàng may
mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội
địa.
DNNN 8-8153962 8-8154008,
64 Công ty may Nhà Bè Liên Tỉnh 15, Phường Tân thuận Đông,
Quận 7, TP. HCM
Sản xuất các loại hàng may
mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội
địa.
DNNN 8-8720077, 8-8729937
8725107
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
106
STT Tên tiếng Việt Địa chỉ Hoạt động chính Loại hình sở hữu Điện thoại FAX
65 Công ty dệt may-7, Bộ
Quốc Phòng
148, Hoàng Hoa Thám, Phường13,
Quận Tân Bình, TP. HCM
Sản xuất, kinh doanh hàng dệt
may. Dệt nhuộm.
DNNN 8-8425372, 8-8100489
66 Công ty dệt Việt Thắng Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức,
TP. HCM
Sản xuất, kinh doanh hàng dệt
may.
DNNN 8-8871196
8975643
8-8969319
67 Công ty May Việt Tiến 7 Lê Minh Xuân, Phường 7, Quận Tân
Bình, TP. HCM.
Sản xuất hàng may mặc
DNNN 8-8640800, 8645082, 8293362 8- 640800,
68 Công ty Dệt Phước Long Tổ 4, Phường Phước Long B, Quận 9,
TP. HCM
May mặc. Kinh doanh hàng
dệt, may
DNNN 8-8961100,
8964710,
7313457
8-8964715,
7313565
69 Công ty may Phương
Đông
1B, Quang Trung, Phường Gò Vấp,
Quận 12, TP.HCM
Sản xuất kinh doanh sản
phẩm may mặc
DNNN 8-8945729
70 Công ty dệt may Thắng
Lợi
F15, Quận Tân Bình, TP. HCM Sản xuất, kinh doanh hàng dệt
may.
DNNN 8-8153044
71 Công ty Dệt kim Đông
Phương
10 Âu cơ, Phường 17, Quận Tân Bình,
TP. HCM
Sản xuất, kinh doanh hàng dệt
may.
DNNN 8-8496047,
8496062
72 Công ty Dệt Đông á 185-189 Âu cơ, Phường 14, Quận 11,
TP. HCM
Sản xuất, kinh doanh hàng dệt
may.
DNNN 8-8651299,
8653918,
8-8650419
73 Công ty Dệt Đông Nam 18/3 Âu Cơ, Phường 17, Quận Tân
Bình, TP. HCM
Sản xuất, kinh doanh hàng dệt
may.
DNNN 8-8425520,
8496145,
8-8496119
74 Công ty Dệt may Gia
Định
189 Phạm Văn Tri, Phường 11, Bình
Thạnh, TP. HCM
Sản xuất, kinh doanh hàng dệt
may.
DNNN 8-8940509,
8942145
8-8940291
75 Công ty dệt Phong Phú Tăng Phước, Phường Tăng Nhơn Phú,
Quận 9, TP. HCM
Sản xuất, kinh doanh hàng dệt
may.
DNNN 8-8963533 8-8966088
76 Công ty Cổ phần Nam
Tiến
80 Trương Định, Phường 9, Quận 3,
TP. HCM
May mặc.Kinh doanh các sản
phẩm dệt và may mặc
DNNN 8-9318353 8-9716603
9318466
77 Công ty TNHH dệt may
Thái Tuấn
1/148 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông
Hưng Thuận, Quận 12, TP. HCM
Sản xuất sợi và vải. DNTN 8-7194611 7194609
78 Công ty CP dệt may
Quyết Thắng
304 Quang Trung , Phường 11, Quận
Gò Vấp, TP. HCM
Kinh doanh hàng may mặc, dệt
kim các loại.
DNTN 8-8944546,
8958636
8-8940339
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
107
STT Tên tiếng Việt Địa chỉ Hoạt động chính Loại hình sở hữu Điện thoại FAX
79 Công ty TNHH May mặc
Thiên Định
368/1 Kha Văn Can, Phường Linh
Chiểu, Quận Thủ Đức, TP. HCM
Sản xuất, kinh doanh hàng dệt
may.
DNTN 8-8961632 8-7200239
80 Công ty TNHH Dệt kim
Tín Thành
115/31 Phạm Đình Hổ, Phường 6, Quận
6, TP. HCM
Sản xuất, kinh doanh hàng dệt
may xuất khẩu.
DNTN 8-9691287 8-9691287
81 Công ty cổ phần may Sài
Gòn 2
15 Trần Liệu Luật, Phường 7, Quận Tân
Bình, TP. HCM
May xuất khẩu. DNTN 8-8645331
/8640086
8-8640031
82 Công ty TNHH dệt may
thương mại Tấn Minh
38 ABC Đông Hồ, Phường 8, Quận Tân
Bình, TP. HCM
Dệt. May mặc. DNTN 8-8644517,
8636833
8-8640434
83 Công ty TNHH May mặc
thương mại Thạch Bình
17/6A Phan Huy Ích, Phường 12, Quận
Gò Vấp, TP. HCM
Sản xuất, kinh doanh hàng may
mặc xuất khẩu.
DNTN 8- 9968244 8-9968242
84 Công ty TNHH Dệt May
Xuất khẩu Minh Dương
3/26 H, Đông Hưng Thuận, 2, Phường
Đông Hưng Thuận, Quận 12., TP. HCM
Sản xuất, kinh doanh hàng dệt
mayxuất khẩu.
DNTN 8-7190285 8-7193629
85 Công ty Hồng Tiến Phát Lô 1, Khu CN Tân Tạo, Đờng số 3, Xã
Tân Tạo, Huyện Bình Chánh,TP. HCM
Sản xuất sợi và dệt vải. DNTN 8-7508231 8-7508231
86 Công ty CP may Đồng
Nai
116 Trần Bình Nguyện, Phường 11,
Quận 10, TP. HCM
May mặc DNTN 8-8321759 08-
8321760
87 Công ty TNHH dệt Kim
Tấn Thành
44/4A Hoà Bình, Phường19, Quận Tân
Bình, TP. HCM
Sản xuất và kinh doanh vải cho
ngành dệt may.
DNTN 8-9731368 8-9730247
88 Công ty TNHH sản xuất
thương mại dệt kim Nghệ
Phong
9C An Dương Vương., Phường 16,
Quận 8, TP. HCM
Sản xuất và kinh doanh vải cho
ngành dệt may.
DNTN 8-8767642 8-8767632
89 Công ty CP may thêu dệt
nhuộm Tân Tiến
118/8B Đường Thống Nhất, Phường 11,
Quận Gò Vấp, TP. HCM
May thêu, dệt nhuộm. DNTN 8-8942534 8-8940382
90 Công ty TNHH thương
mại dệt in nhuộm vải
Tờng Phát
101/33B Đường Phạm Đình Hổ,
Phường 6, Quận 6, TP. HCM
Sản xuất vải thun. DNTN 8-9691537 8-9691470
91 Công ty CP dệt may Sài
Gòn
298A Nguyễn Tất Thành, Phường 13,
Quận 4, TP. HCM
Sản xuất và kinh doanh hàng
dệt may (áo Jacket, trang phục
thể thao...)
DNTN 8-8754008,
8753966
8-9404759
92 Công ty dệt nhộm Phước
Thịnh
171 Tân Tiến, Phường 8, Quận Tân
Bình, TP. HCM
Sản xuất vải các loại. DNTN 8-8645514 -
108
8-8657505
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
108
STT Tên tiếng Việt Địa chỉ Hoạt động chính Loại hình sở hữu Điện thoại FAX
93 Công ty LD Choongnam
Việt Thắng
Việt Thắng, Phường Linh Trung, Quận
Thủ Đức, TP. HCM
Sản xuất sợi và vải. DN có vốn
ĐTNN
8-8966936 8-8960181
94 Công ty LD sợi Hạ Long
Nhật Bản
34/1A Quốc Lộ 1A, Phưòng Tân Thới
Hiệp, Quận 12, TP. HCM
Sản xuất sợi, vải thô và tất các
loại.
DN có vốn
ĐTNN
8-7173225 8-7173225
95 Công ty Hualon Việt
Nam
40 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6,
Quận 3.
Sản xuất, nhuộm sợi và các sản
phẩm dệt...
DN có vốn
ĐTNN
8-9301901,
9301905
8-9301898
96 Công ty TNHH Dệt may
Lan Trần
246 Nguyễn Hồng Đào, Phường 13,
Quận Tân Bình, TP. HCM
Sản xuất và kinh doanh vải cho
ngành dệt may.
DN có vốn
ĐTNN
8-8428679 8494195
97 Công ty K-H Vina ấp Xóm Mới, Phường Phước Long B,
Quận 9, TP. HCM
Sản xuất vải. DN có vốn
ĐTNN
8-7311080 7310834
98 Công ty Sài Gòn Cap ấp 3, Xã Phước Vĩnh An, Huyện Củ
Chi, TP. HCM
Sản xuất hàng dệt. DN có vốn
ĐTNN
8-8924828 8924228
99 Công ty TNHH Apex
Việt Nam
89/7F Liên Tỉnh 15, Phường Tân Hưng,
Quận 7, TP. HCM
Dệt và may mặc. DN có vốn
ĐTNN
8-8722784
8721661 -
8721785
100 Công ty sợi TNT Việt Nam
Lầu 19, số 37 Tôn Đức Thắng, Phường
Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM Sản xuất các loại sợi.
DN có vốn
ĐTNN
8-9100330,
9100331 8-9100355
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
109
Phụ lục III: Các bảng/biểu kết quả khảo sát
Bảng 1. Cơ cấu mẫu khảo sát
Tổng số DN được khảo sát 100
Cơ cấu mẫu chia theo ngành
Dệt may 65%
Hoá chất và các sản phẩm hoá chất 35%
Cơ cấu mẫu chia theo loại hình sở hữu
Doanh nghiệp nhà nước 35%
Doanh nghiệp tư nhân 43%
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 22%
Chia theo địa bàn
Hà Nội 44%
Tp. Hồ Chí Minh 56%
Bảng 2. Tính đồng bộ của dây chuyền công nghệ
Tỷ lệ DN sử dụng dây chuyền công nghệ
Loại doanh nghiệp
Tổng số DN
được khảo sát Đồng bộ cao Đồng bộ trung bình Đồng bộ thấp (chắp vá)
Chung 100 23% 70% 7%
Các DN hoá chất 35 20% 69% 11%
Chia theo ngành Các DN dệt may 65 25% 71% 5%
Các DN nhà nước 35 20% 74% 6%
Các DN tư nhân 43 16% 72% 12%
Chia theo loại hình sở hữu Các DN có vốn ĐTNN 22 41% 59% 0%
Hà Nội 44 25% 66% 9%
Chia theo địa bàn Tp. Hồ Chí Minh 56 21% 73% 5%
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
110
Bảng 3. Mức độ hiện đại của dây chuyền công nghệ
Tỷ lệ DN sử dụng dây chuyền công nghệ thuộc thế hệ
Loại doanh nghiệp
Tổng số DN
được khảo sát Những năm 70 Những năm 80 Những năm 90
Chung 100 10% 39% 57%
Các DN hoá chất 35 11% 34% 63%
Chia theo ngành Các DN dệt may 65 9% 42% 54%
Các DN nhà nước 35 9% 43% 60%
Các DN tư nhân 43 9% 49% 47%
Chia theo loại hình sở hữu Các DN có vốn ĐTNN 22 14% 14% 73%
Hà Nội 44 5% 50% 50% Chia theo địa bàn
Tp. Hồ Chí Minh 56 14% 30% 63%
Bảng 4. Mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào các yếu tố nhập khẩu
4.1. Mức độ phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu
Tỷ lệ DN
Loại doanh nghiệp
Tổng số DN
được khảo sát Không phụ thuộc Ít phụ thuộc Rất phụ thuộc
Chung 100 1% 31% 68%
Các DN hoá chất 35 3% 43% 54%
Chia theo ngành Các DN dệt may 65 0% 25% 75%
Các DN nhà nước 35 0% 14% 86%
Các DN tư nhân 43 2% 47% 51%
Chia theo loại hình sở hữu Các DN có vốn ĐTNN 22 0% 27% 73%
Chia theo địa bàn Hà Nội 44 0,0% 36,4% 63,6%
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
111
Tp. Hồ Chí Minh 56 1,8% 26,8% 71,4%
4.2. Mức độ phụ thuộc vào thiết bị công nghệ nhập khẩu
Tỷ lệ DN
Loại doanh nghiệp
Tổng số DN
được khảo sát Không phụ thuộc Ít phụ thuộc Rất phụ thuộc
Chung 100 6% 38% 56%
Các DN hoá chất 35 17% 34% 49%
Chia theo ngành Các DN dệt may 65 0% 40% 60%
Các DN nhà nước 35 9% 31% 60%
Các DN tư nhân 43 5% 40% 56%
Chia theo loại hình sở hữu Các DN có vốn ĐTNN 22 5% 45% 50%
Hà Nội 44 4,5% 45,5% 50,0% Chia theo địa bàn Tp. Hồ Chí Minh 56 7,1% 32,1% 60,7%
4.3. Mức độ phụ thuộc vào bí quyết công nghệ nhập khẩu
Tỷ lệ DN
Loại doanh nghiệp
Tổng số DN
được khảo sát Không phụ thuộc Ít phụ thuộc Rất phụ thuộc
Chung 100 35% 46% 19%
Các DN hoá chất 35 37% 37% 26%
Chia theo ngành Các DN dệt may 65 34% 51% 15%
Các DN nhà nước 35 37% 49% 14%
Các DN tư nhân 43 47% 44% 9%
Chia theo loại hình sở hữu Các DN có vốn ĐTNN 22 9% 45% 45%
Hà Nội 44 43,2% 40,9% 15,9% Chia theo địa bàn
Tp. Hồ Chí Minh 56 28,6% 50,0% 21,4%
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
112
4.4. Mức độ phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài
Tỷ lệ DN
Loại doanh nghiệp
Tổng số DN
được khảo sát Không phụ thuộc Ít phụ thuộc Rất phụ thuộc
Chung 100 69% 30% 1%
Các DN hoá chất 35 66% 31% 3%
Chia theo ngành Các DN dệt may 65 71% 29% 0%
Các DN nhà nước 35 66% 34% 0%
Các DN tư nhân 43 84% 16% 0%
Chia theo loại hình sở hữu Các DN có vốn ĐTNN 22 45% 50% 5%
Hà Nội 44 72,7% 27,3% 0,0%
Chia theo địa bàn Tp. Hồ Chí Minh 56 66,1% 32,1% 1,8%
Bảng 5. Đánh giá của doanh nghiệp về năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật
Loại doanh nghiệp Tổng số DN
được khảo sát
Năng lực vận
hành công nghệ
Năng lực tiếp
thu và làm chủ
công nghệ
Năng lực hỗ trợ
cho tiếp thu
công nghệ
Năng lực đổi
mới công nghệ
Chung 100 3,6 3,4 2,9 2,6
Các DN hoá chất 35 3,5 3,4 3,0 2,7
Chia theo ngành Các DN dệt may 65 3,6 3,4 2,9 2,6
Các DN nhà nước 35 3,5 3,5 3,1 2,8
Các DN tư nhân 43 3,6 3,2 2,7 2,4
Chia theo loại hình sở hữu Các DN có vốn ĐTNN 22 3,5 3,5 3,1 2,9
Hà Nội 44 3,5 3,2 2,8 2,5
Chia theo địa bàn Tp. Hồ Chí Minh 56 3,6 3,5 3,1 2,7
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
113
Bảng 6. Tỷ lệ thiết bị tự động và bán tự động
Loại doanh nghiệp Tổng số DN được khảo sát Dưới 25% Từ 25% - 50% Trên 50%
Chung 100 24% 30% 46%
Các DN hoá chất 35 23% 23% 54%
Chia theo ngành Các DN dệt may 65 25% 34% 42%
Các DN nhà nước 35 20% 34% 46%
Các DN tư nhân 43 33% 30% 37%
Chia theo loại hình sở hữu Các DN có vốn ĐTNN 22 14% 23% 64%
Hà Nội 44 27% 23% 50%
Chia theo địa bàn Tp. Hồ Chí Minh 56 21% 36% 43%
Bảng 7. Tình hình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp
7.1 Tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ
Loại doanh nghiệp
Số DN đã
khảo sát
Nghiên cứu
triển khai
Cải tiến sản
phẩm
Cải tiến quy
trình sản xuất
Áp dụng các
quy trình sản
xuất mới
Thiết kế hoặc
đưa ra các sản
phẩm mới
Các hoạt
động khác
Chung 100 67% 78% 91% 74% 73% 0%
Các DN hoá chất 35 54% 77% 94% 66% 63% 0%
Chia theo ngành Các DN dệt may 65 74% 78% 89% 78% 78% 0%
Các DN nhà nước 35 91% 89% 94% 91% 89% 0%
Các DN tư nhân 43 47% 63% 86% 56% 58% 0% Chia theo loại hình
sở hữu Các DN có vốn ĐTNN 22 68% 91% 95% 82% 77% 0%
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
114
Hà Nội 44 61% 64% 91% 66% 64% 0%
Chia theo địa bàn Tp. Hồ Chí Minh 56 71% 89% 91% 80% 80% 0%
7.2. Điểm số trung bình của các hoạt động đổi mới công nghệ
Loại doanh nghiệp
Nghiên cứu triển
khai Cải tiến sản phẩm
Cải tiến quy trình
sản xuất
Áp dụng các quy
trình sản xuất mới
Thiết kế hoặc đưa ra các
sản phẩm mới
Chung 3,2 2,4 1,9 2,9 3,1
Các DN hoá chất 3,3 1,8 2,0 3,0 3,3 Chia theo
ngành Các DN dệt may 3,1 2,8 1,9 2,9 3,0
Các DN nhà nước 3,5 2,6 1,9 2,9 3,4
Các DN tư nhân 3,0 2,4 1,8 2,7 2,8 Chia theo loại
hình sở hữu Các DN có vốn ĐTNN 2,8 2,3 2,1 3,3 3,1
Hà Nội 2,8 2,2 2,0 2,7 3,1 Chia theo địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh 3,5 2,6 1,9 3,1 3,1
Bảng 8. Đầu tư tài chính cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
8.1. Tỷ lệ DN cung cấp số liệu về đầu tư tài chính cho ĐMCN trong tổng số DN tiến hành ĐMCN
Chia theo ngành Chia theo loại hình sở hữu Chia theo địa bàn
Chung cho
các DN Lĩnh vực dệt may Lĩnh vực hoá chất DNNN DNTN
DN có vốn
ĐTNN
Hà Nội Tp. Hồ Chí
Minh
Số DN tiến hành ĐMCN 99 64 35 35 42 22 44 56
Số DN cung cấp thông tin về
tài chính cho ĐMCN 85 56 29 33 34 18 37 45
Tỷ lệ 86% 88% 83% 94% 81% 82% 84% 80%
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
115
8.2. Đầu tư về tài chính cho ĐMCN trong các DN
Tổng doanh thu Tổng đầu tư cho ĐMCN
Loại doanh nghiệp 2001 2002 2003 2001 2002 2003
Tỷ lệ đầu tư cho ĐMCN
trên doanh thu tính trung
bình trong 3 năm
Chung10.227.086 12.608.669 16.120.274 310.539 317.754 562.717 3,0%
Các DN hoá chất 4.258.854 4.938.770 5.763.670 81.468 160.504 257.724 3,2% Chia theo
ngành Các DN dệt may 5.988.038 7.669.899 10.356.604 229.072 157.250 304.994 2,9%
Các DN nhà nước 7.506.443 9.094.666 10.747.429 201.288 228.174 405.537 3,0%
Các DN tư nhân 1.109.708 1.436.647 1.589.206 31.756 40.399 50.996 3,0% Chia theo
loại hình sở
hữu
Các DN có vốn
ĐTNN 1.610.935 2.077.356 3.783.639 77.496 49.180 106.185 3,3%
Hà Nội 4.037.735 4.910.638 5.920.715 194.607 202.219 310.518 4,4% Chia theo địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh 6.209.157 7.698.031 10.184.559 115.932 115.535 252.200 2,8%
Ghi chú: Tổng doanh thu chỉ bao gồm doanh thu của các doanh nghiệp cung cấp đầy đủ số liệu về đầu tư tài chính cho ĐMCN
Bảng 9: Chi phí đào tạo cho cán bộ kỹ thuật và công nhân trong các DN
Tổng đầu tư cho đào tạo
Loại doanh nghiệp
Tỷ lệ DN chi
cho đào tạo 2001 2002 2003
Tỷ lệ đầu tư cho đào tạo trên tổng doanh thu
tính trung bình trong 3 năm
Chung 69% 18.236 18.236 18.236 0,18%
Các DN hoá chất 74% 10.119 13.078 16.826 0,17% Chia theo
ngành Các DN dệt may 66% 8.117 10.371 14.468 0,17%
Các DN nhà nước 80% 7.341 9.264 12.456 0,16% Chia theo loại
hình sở hữu Các DN tư nhân 63% 1.110 1.717 1.778 0,15%
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
116
Các DN có vốn ĐTNN 64% 9.785 12.468 17.060 0,30%
Hà Nội 55% 11.668 15.267 19.843 0.19% Chia theo địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh 57% 6.568 8.182 11.450 0.18%
Bảng 10. Nguồn gốc ý tưởng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Nguồn gốc ý tưởng đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp
Loại doanh nghiệp
Số DN
được khảo
sát
Nảy sinh
trong quá
trình sản xuất
Do khách
hàng yêu
cầu gợi ý
Học tập các
doanh nghiệp
khác
Do cán bộ đi đào
tạo/học tập nâng
cao trình độ đề
xuất
Gợi ý của
nhà cung
cấp
Trung tâm thông tin
công nghệ, tạp chí,
sách báo chuyên
ngành
Hội chợ, triển
lãm, hội nghị,
hội thảo
Chung 100 81% 52% 49% 21% 15% 15% 31%
Các DN hoá chất 35 86% 37% 46% 43% 14% 17% 40% Theo
ngành Các DN dệt may 65 78% 60% 51% 26% 25% 14% 26%
Các DNNN 35 83% 66% 51% 51% 29% 29% 40%
Các DNTN 43 81% 42% 53% 19% 16% 12% 26% Theo loại
hình sở
hữu
Các DN có vốn
ĐTNN 22 77% 50% 36% 27% 18% 0% 27%
Hà Nội 44 80% 45% 50% 32% 14% 11% 32% Chia theo
địa bàn Tp. Hồ Chí Minh 56 82% 57% 48% 32% 27% 18% 30%
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
117
Bảng 11. Phương thức đổi mới công nghệ
Chia theo ngành Chia theo hình thức sở hữu Chia theo địa bàn Phương thức thực hiện đổi mới công
nghệ
Chung cho
các doanh
nghiệp
Các doanh
nghiệp hoá
chất
Các doanh
nghiệp dệt
may
Các DN nhà
nước
Các DN tư
nhân
Các DN có
vốn đầu tư
nước ngòai
Hà Nôị Tp. Hồ Chí
Minh
Số lượng doanh nghiệp khảo sát 100 35 65 35 43 22 44 56
Tự tổ chức NC & TK trong nội bộ DN 39% 51% 32% 54% 16% 59% 34% 43%
Hợp tác với các cơ quan khoa học trong
nước 31% 40% 26% 40% 33% 14% 27% 34%
Hợp tác với các cơ quan khoa học
nước ngòai 8% 14% 5% 9% 9% 5% 9% 7%
Bắt chước, thiết kế lại theo mẫu
(reverse engineering) 52% 49% 54% 66% 53% 27% 59% 46%
Mua công nghệ từ nguồn trong
nước 23% 29% 20% 14% 35% 14% 25% 21%
Mua công nghệ từ nguồn ngoài
nước 56% 60% 54% 43% 58% 73% 70% 45%
Liên doanh, liên kết với các doanh
nghiệp trong nước 18% 9% 20% 29% 16% 5% 14% 21%
Liên doanh, liên kết với các doanh
nghiệp ở nước ngoài 23% 31% 23% 31% 12% 32% 27% 20%
Thuê tư vấn trong nước 5% 9% 18% 9% 5% 0% 5% 5%
Thuê tư vấn nước ngoài 13% 14% 3% 23% 5% 14% 16% 11%
Các nguồn khác (nêu cụ thể) 0% 0% 12% 0% 0% 0% 0% 0%
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
118
Bảng 12: Kết quả của quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp
Chia theo ngành Chia theo hình thức sở hữu Chia theo địa bàn
Kết quả của đổi mới công nghệ
Chung cho các
doanh nghiệp
Các doanh
nghiệp hoá
chất
Các doanh
nghiệp dệt
may
Các DN nhà
nước
Các DN
tư nhân
Các DN có
vốn đầu tư
nước ngòai Hà Nội
Tp. Hồ Chí
Minh
Số DN thu được kết quả
Đề tài được nghiệm thu 39 14 25 24 9 6 13 26
Đầu sản phẩm mới 60 21 39 28 22 10 20 40
Quy trình công nghệ mới 49 18 31 28 14 7 20 29
Sản phẩm cải tiến 36 12 24 23 5 8 10 26
Quy trình công nghệ cải tiến 37 13 24 25 7 5 15 22
Kết quả của đổi mới công nghệ tính trung bình cho một doanh nghiệp
Đề tài được nghiệm thu 7,3 5,6 8,2 9,0 5,3 3,2 5,9 7,9
Đầu sản phẩm mới 20 11 25 26,1 17,8 6,8 16,2 21,7
Quy trình công nghệ mới 4 3 4 4,3 3,1 2,6 3,6 3,8
Sản phẩm cải tiến 76 10 109 19,1 405,0 32,6 20,5 96,9
Quy trình công nghệ cải tiến 5 4 6 5.7 4.0 4.8 4,7 5,6
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
119
Bảng 13. Hoạt động nghiên cứu thị trường và đăng ký bảo hộ trong các doanh nghiệp
Chia theo ngành Chia theo hình thức sở hữu Chia theo địa bàn
Các hoạt động nghiên cứu thị trường
Chung cho
các doanh
nghiệp
Các DN
hoá chất
Các DN
dệt may
Các DN
nhà nước
Các DN tư
nhân
Các DN có
vốn đầu tư
nước ngoài Hà Nội
Tp. Hồ Chí
Minh
Số DN có thực hiện các hoạt động dới đây 100 35 65 35 43 22 44 56
Phát triển/tìm kiếm SP mới / quy trình CN mới 41% 54% 34% 66% 19% 45% 15 26
Nghiên cứu thị trường SP mới / CN mới 59% 63% 57% 77% 40% 68% 22 37
Dự báo SP mới / CN mới 27% 29% 26% 43% 7% 41% 13 14
Đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích (trong n-
ước, ngòai nước) 12% 20% 8% 17% 7% 18%
9
4
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp 24% 46% 12% 29% 12% 41% 10 14
Đăng ký nhãn hiệu 60% 69% 55% 74% 37% 77% 25 34
Bảng 14: Những hỗ trợ từ phía nhà nước
Chia theo ngành Chia theo hình thức sở hữu Chia theo địa bàn
Hỗ trợ từ phía nhà nước
Chung cho các
doanh nghiệp
Các doanh
nghiệp hoá
chất
Các doanh
nghiệp dệt
may
Các DN nhà
nước
Các DN tư
nhân
Các DN có
vốn đầu tư n-
ước ngòai Hà Nội
Tp. Hồ Chí
Minh
Số DN được nhận hỗ trợ 100 65 35 43 22 44 56
Về thông tin (công nghệ, sản phẩm, thị
trường, pháp luật..) 44% 18% 91% 51% 44% 32% 41% 46%
Về tài chính từ ngân sách nhà nước 13% 9% 20% 31% 5% 0% 11% 14%
Chính sách tín dụng 19% 15% 26% 14% 21% 23% 20% 18%
Hỗ trợ từ các quỹ hỗ trợ phát trển 20% 6% 46% 43% 9% 5% 18% 21%
Các quỹ hỗ trợ khác 10% 6% 17% 3% 16% 9% 14% 7%
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
120
Bảng 15: Đánh giá của doanh nghiệp về các nhân tố tác động đến quá trình đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp
15.1. Các nhân tố thúc đẩy
Chia theo ngành Chia theo hình thức sở hữu Chia theo địa bàn
Các nhân tố thúc đẩy đổi mới công nghệ
Chung cho
các doanh
nghiệp
Các DN hoá
chất
Các DN dệt
may
Các DN nhà
nước
Các DN tư
nhân
Các DN có
vốn đầu tư
nớc ngòai Hà Nội
Tp. Hồ Chí
Minh
Yêu cầu về nâng cao chất lượng và hạ giá
thành sản phẩm 4,1 3,9 4,2 4,7 3,4 4,0 3,8 4,2
Yêu cầu về nâng cao năng suất 4,1 3,9 4,3 4,4 3,8 4,0 3,9 4,2
Yêu cầu về đa dạng hóa sản phẩm 3,4 3,1 3,5 3,8 2,9 3,4 2,9 3,6
Chính sách khuyến khích đổi mới công
nghệ của nhà nước 2,6 2,7 2,5 2,9 2,0 2,8 2,5 2,5
Môi trờng luật pháp thuận lợi
Quy định về thuế 2,9 2,9 2,9 3,0 2,5 3,0 2,7 2,9
Quy định về ưu đãi vay vốn 2,9 2,9 2,8 3,1 2,6 2,7 2,7 2,9
Quy định về đất đai 2,7 2,8 2,7 2,8 2,2 3,0 2,5 2,7
Quy định khác (ghi rõ) 2,8 2,5 3,0 0,6 0,3 0,3 0,5 0,3
Các quy định tiêu chuẩn về chất lượng sản
phẩm 3,1 3,0 3,1 3,5 2,2 2,7 2,6 2,9
Yêu cầu về nâng cao sức cạnh tranh 3,9 3,9 3,9 4,1 3,7 3,3 3,7 3,9
Các quy định về bảo vệ môi trường 2,9 3,3 2,8 3,4 2,3 3,3 2,5 3,2
Mở rộng thị trờng xuất khẩu 3,1 2,7 3,3 3,6 2,1 3,4 2,5 3,3
Chiến lược, chính sách phát triển ngành
của Việt Nam/chiến lược phát triển của
công ty mẹ 2,8 3,3 2,6 3,2 1,5 3,1 2,1 2,7
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
121
15.2 Các nhân tố cản trở
Chia theo ngành Chia theo hình thức sở hữu Chia theo địa bàn
Các nhân tố thúc đẩy đổi mới công nghệ
Chung cho
các doanh
nghiệp
Các DN hoá
chất
Các DN dệt
may
Các DN nhà
nước
Các DN tư
nhân
Các DN có
vốn đầu tư
nước ngòai Hà Nội
Tp. Hồ Chí
Minh
Thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
cần thiết 3,1 2,6 3,3 3,7 2,4 3,4 2,9 3,2
Thiếu vốn 3,6 3,4 3,8 3,9 3,6 3,2 3,6 3,6
Thiếu thông tin công nghệ 3,3 3,1 3,4 3,7 2,9 3,1 3,4 3,1
Thiếu thông tin thị trường 3,3 3,3 3,3 3,7 3,0 3,4 3,4 3,3
Thiếu cơ hội tiếp xúc, nắm bắt công nghệ mới, cơ
hội hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ
bên ngoài 3,0 3,0 3,0 3,5 2,6 2,6 2,8 3,0
Sợ các rủi ro đầu tư (thời gian hoàn vốn dài, đổi
mới bị sao chép…) 2,7 2,6 2,8 2,9 2,4 2,7 2,5 2,7
Chính sách về đổi mới công nghệ 2,7 2,8 2,6 3,0 2,3 2,7 2,5 2,7
Môi trường luật pháp
Quy định về chuyển giao công nghệ 2,5 2,5 2,5 2,5 1,9 2,4 2,2 2,3
Các quy định về giám định công nghệ 2,5 2,5 2,5 2,6 1,9 2,4 2,2 2,3
Các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp 2,7 2,9 2,7 2,7 2,1 2,6 2,4 2,4
Quy trình xin hỗ trợ cho đổi mới công nghệ phức
tạp và kéo dài 2,8 2,9 2,8 3,1 2,2 2,1 2,5 2,5
Quy định về thuế (giá trị gia tăng, thu nhập
doanh nghiệp) 2,8 2,9 2,8 3,1 2,1 2,5 2,7 2,4
Sợ đổi mới phải đối mặt với tình trạng lao động d-
ư thừa 2,2 2,3 2,2 2,1 1,5 1,7 0,3 0,4
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
122
Bảng 16: Đánh giá của doanh nghiệp về ảnh hưởng của các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp
Chia theo ngành Chia theo hình thức sở hữu Chia theo địa bàn
Các văn bản pháp luật
Chung cho
các doanh
nghiệp
Các DN
hoá chất
Các DN dệt
may
Các DN nhà
nước
Các DN tư
nhân
Các DN có
vốn ĐTNN Hà Nội
Tp. Hồ Chí
Minh
Nghị định 145/1998/NĐ-CP về chuyển giao
công ngệ 3,7 3,3 3,9 3,0 3,3 2,3 2,6 3,3
Nghị định 63/1996/NĐ-CP về quy định về sở
hữu công nghiệp 3,5 3,5 3,4 3,3 2,9 2,2 2,8 2,9
Quyết định 1693/1999/QĐ_BKHCNMT về
thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ 3,2 3,0 3,3 3,0 2,6 2,2 2,6 2,7
Nghị định 119/1999/NĐ-CP về khuyến khích
các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ 3,6 3,5 3,6 3,3 3,0 2,5 2,9 3,1
Nghị định 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh 3,4 3,4 3,5 3,1 2,9 2,4 2,6 3,1
Luật thuế giá trị gia tăng 3,3 3,1 3,4 2,7 2,9 2,5 2,6 2,9
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 3,3 3,2 3,4 2,7 2,9 2,8 2,7 2,8
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
123
Bảng 17: Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ cần thiết của các hoạt động đổi mới công nghệ
Chia theo ngành Chia theo hình thức sở hữu Chia theo địa bàn
Chung cho
các doanh
nghiệp
Các DN
hoá chất
Các DNdệt
may
Các DN nhà
nước
Các DN tư
nhân
Các DN có
vốn đầu tư
nước ngòai Hà Nội
Tp.Hồ Chí
Minh
Cải tiến các dây chuyền công nghệ hiện tại 2,5 2,5 2,4 2,7 2,3 2,3 2,4 2,5
Đầu tư mới dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết b 2,4 2,5 2,3 2,7 2,2 2,2 2,3 2,4
Nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm mới 2,5 2,6 2,5 2,7 2,3 2,6 2,5 2,6
Nâng cao năng lực nguồn nhân lực công nghệ
(tuyển dụng, đào tạo) 2,3 2,5 2,3 2,7 2,0 2,5 2,3 2,4
Bố trí lại tổ chức sản xuất 2,2 2,1 2,3 2,3 2,3 2,0 2,4 2,1
Bảng 18: Đánh giá của doanh nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh trong 5 năm tới
Số DN khảo sát Gặp khó khăn Trung bình Phát triển mạnh
Chung 100 22,0% 63,0% 15,0%
Các DN hóa chất 35 8,6% 74,3% 17,1%
Chia theo ngànhCác DN dệt may 65 29,2% 56,9% 13,8%
Các DN nhà nước 35 31,4% 57,1% 11,4%
Các DN tư nhân 43 18,6% 72,1% 9,3%
Chia theo hình
thức sở hữu Các DN có vốn đầu tư nước ngoài 22 13,6% 54,5% 31,8%
Hà Nội 44 25,0% 52,3% 22,7% Chia theo địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh 56 19,6% 71,4% 8,9%
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
124
Bảng 19: Số DN có kế hoạch đổi mới công nghệ trong thời gian 5 năm tới
Chia theo ngành Chia theo hình thức sở hữu
Chung cho các
doanh nghiệp Các DN hoá chất Các DN dệt may
Các DN nhà
nước Các DN tư nhân
Các DN có vốn
ĐTNN
Nghiên cứu và triển khai 44 21 23 22 8 8
Cải tiến sản phẩm 49 20 29 23 10 6
Cải tiến các quy trình sản xuất 50 18 32 22 11 8
Áp dụng các quy trình sản xuất mới 41 14 27 22 6 5
Thiết kế hoặc đa ra các sản phẩm mới 2 1 1 0 0 0
Bảng 20: Phương thức thực hiện đổi mới công nghệ của các DN trong thời gian tới
Chia theo ngành Chia theo hình thức sở hữu
Phương thức thực hiện đổi mới công nghệ
Chung cho các
doanh nghiệp Các DN hoá chất Các DN dệt may
Các DN nhà
nước Các DN tư nhân
Các DN có vốn
ĐTNN
Tự tổ chức NC & TK trong nội bộ DN 41% 29% 63% 51% 21% 64%
Hợp tác với các cơ quan khoa học trong nước 42% 29% 66% 51% 51% 9%
Hợp tác với các cơ quan khoa học nước ngoài 11% 11% 11% 14% 12% 5%
Bắt chước, thiết kế lại theo mẫu (reverse
engineering) 41% 20% 80% 63% 53% 27%
Mua công nghệ từ nguồn trong nước 22% 14% 37% 11% 30% 23%
Mua công nghệ từ nguồn ngoài nước 59% 34% 106% 66% 51% 64%
Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong
nước 13% 9% 20% 17% 16% 0%
Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp ở nước
ngoài 26% 15% 46% 43% 12% 27%
Thuê tư vấn trong nước 8% 5% 14% 11% 5% 9%
Thuê tư vấn nước ngoài 20% 11% 37% 40% 7% 14%
B¸o c¸o kÕt qu¶ kh¶o s¸t về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
125
Bảng 21: Kiến nghị của doanh nghiệp về các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động đổi mới công nghệ
Kiến nghị về Tỷ lệ doanh nghiệp kiến nghị
Về chính sách thuế, bao gồm: miễn giảm thuế thu nhập DN, thuế GTGT, thuế suất nhập khẩu các thiết bị máy móc
phục vụ đổi mới công nghệ, ... 36%
Về chính sách hỗ tợ tín dụng, bao gồm cho vay lãi suất thấp, trả chậm, vay bảo lãnh với các điều kiện ưu đãi, ... 39%
Về chính sách hỗ trợ thông tin, bao gồm: đa dạng hoá nguồn thông tin, kênh thông tin đến các doanh nghiệp, hỗ trợ
kinh phí về xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động thăm quan học hỏi, tìm kiếm đối tác, thành lập các trung
tâm hỗ trợ doanh nghiệp... 29%
Chính sách về chuyển giao công nghệ bao gồm: hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan, tạo môi trường thông
thoáng hơn cho hoạt động chuyển giao công nghệ, đơn giản hoá các thủ tục thẩm định, xét duyệt... 12%
Chính sách về đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (chủ yếu liên quan đến việc thực hiện nghiêm túc và
triệt để các quy định hiện hành) 18%
Các chính sách khác (chính sách về nhân sự đối với các DNNN theo hướng gắn lợi ích với hiệu quả kinh doanh;
các giải pháp hỗ trợ của nhà nước thi các ưu đãi về thuế suất nhập khẩu không còn khi tham gia AFTA...) 4%
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH0024.pdf