Báo cáo Kế toán tổng hợp Kế toán tài chính Công ty Rượu Đồng Xuân đã giúp

Lời mở đầu Xã hội ngày càng phát triển thì thông tin càng trở nên đa dạng và bức thiết. Hiện nay thông tin được xem như là một yếu tố trực tiếp của quá trình sản xuất kinh doanh. Thông tin kế toán là thông tin hết sức cần thiết và quan trọng đối với các nhà quản lý. Bất kỳ nhà quản lý nào trong bất kỳ doanh nghiệp nào - từ một tổ hợp công nghiệp đến một cửa hàng thực phẩm - đều phải dựa vào thông tin của kế toán để quản lý,điều hành, kiểm soát và ra quyết định kinh tế. Kế toán tài chính là

doc123 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Kế toán tổng hợp Kế toán tài chính Công ty Rượu Đồng Xuân đã giúp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân hệ thông tin thuộc hệ thống thông tin kế toán, thực hiện chức năng cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp để phục vụ cho yêu cầu quản lý của nhiều đối tượng khác nhau, bên trong cũng như bên ngoài của doanh nghiệp. Chất lượng của thông tin kế toán tài chính có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả quản lý không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp, mà còn với nhiều đối tượng khác trong đó có các cơ quan chức năng của nhà nước. Do vậy việc tổ chức, thực hiện tốt kế toán tài chính không chỉ là mối quan tâm của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp. Vì vậy trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận nghiệp vụ phải không ngừng tìm hiểu, thay đổi và hoàn thiện hơn nữa hệ thống kế toán doanh nghiệp để phù hợp với chế độ hiện hành giúp cho công tác kế toán được đơn giản nhằm tránh những sai sót. Trong thời gian thực tập tại Công ty rượu Đồng Xuân, em đã có những nghiên cứu, tìm hiểu phần hành kế toán tại doanh nghiệp. Công tác kế toán đã kết hợp được chặt chẽ giữa các vấn đề lý luận về tổ chức kế toán với việc hướng dẫn thu thập, xử lý tổng hợp và cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau phù hợp với yêu cầu quản lý Phần I Những đặc điểm chung của công ty rượu Đồng xuân. I - quá trình hình thành và phát triển của công ty - Trụ sở chính của công ty : Thị trấn Thanh Ba - Thanh Ba - Phú Thọ. - Tên giao dịch của công ty : Công ty rượu Đồng Xuân. - Tên giao dịch quốc tế : DONG XUAN LIQUOR COMPANY. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh những sản phẩm có chất lượng cao như cồn thực phẩm, rượu các loại. Ngày 15/09/1965 xưởng rượu Đồng Xuân được thành lập là tiền thân của Công ty rượu Đồng Xuân ngày nay. Ngày 21/07/1967 công trình cơ bản đã hoàn thành được bàn giao đi vào sản xuất. Khi sản xuất đã ổn định trong 4 năm từ 1969 - 1972 làm ăn có lãi. Năm 1973 xí nghiệp đã lắp thêm hệ thống tháp cất gồm 52 mâm chóp để thu hồi cồn thành phẩm công suất 2.500 lít/năm. Một thời kỳ lại bắt đầu khó khăn, làm ăn thua lỗ trong 3 năm (1973 - 1975) khi giai đoạn đầu kết thúc, chuyển sang giai đoạn 2 là giai đoạn ổn định sản xuất. Hơn 10 năm liền xí nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi (1976 -1989). Giai đoạn này xí nghiệp có sự thay đổi, lắp đặt thêm về dây chuyền công nghệ. Từ năm 1981 đến 1983, xí nghiệp lắp thêm 3 lò hơi, 2 nồi nấu, 6 thùng ủ, 2 thùng đường hoá và lắp thêm hàng loạt máy móc thiết bị để nâng công suất cồn lên 7.500 lít/năm. Đến năm 1983 là năm kết thúc giai đoạn 2. Chuyển sang giai đoạn 3 phát triển toàn diện, sản xuất đi vào chiều sâu của sự tích luỹ kinh nghiệm. Dây chuyền sản xuất cồn 540.000 lít/năm được hoàn thành, mẻ cồn đầu tiên là 96o ra đời. Ngày 03/11/1992, UBND tỉnh Vĩnh Phú quyết định xí nghiệp rượu Đồng Xuân là doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 1126/QĐ - UB và lấy tên là Công ty rượu Đồng Xuân. Thời kỳ đầu khi mới thành lập, Công ty rượu Đồng Xuân cũng như nhiều doanh nghiệp khác đều gặp khó khăn mà khó khăn lớn nhất là vấn đề thiếu vốn sản xuất. Theo quyết định thành lập năm 1992 hội đồng giao vốn tỉnh Vĩnh Phú đã giao cho Công ty rượu Đồng Xuân với số vốn kinh doanh của Công ty là: 561.719.759 đồng. Trong đó: - Vốn cố định là: 269.102.680 đồng - Vốn lưu động là: 165.056.408 đồng - Vốn XDCB là: 127.560.671 đồng Với số vốn quá ít như vậy, không thể đảm bảo cho sản xuất kinh doanh. Để giải quyết khó khăn này Công ty đã tìm nhiều giải pháp tháo gỡ tạo thêm nguồn vốn từng bước đưa sản xuất kinh doanh vào ổn định. Cụ thể: Công ty đã xây dựng lại cơ cấu tổ chức sắp xếp bố trí lại lao động cho phù hợp với nhu cầu và nhiệm vụ mới, thực hiện chính sách quảng cáo, tiếp thị, hậu bán hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trờng, để có thể tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh, vấn đề quan trọng nhất là phấn đấu hạ giá thành sản phẩm nhưng phải trên cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm và được thị trường chấp nhận. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty rượu Đồng Xuân rất coi trọng vấn đề này, vì thế công tác lập định mức kế hoạch sản xuất đợc tiến hành nghiêm túc và cụ thể. Trong quá trình hoạt động Công ty đã chú trọng việc tính toán đầu ra, đầu vào của sản phẩm và các mặt hàng kinh doanh sao cho thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay của vốn, thực hiện phơng châm kinh doanh có hiệu quả để tích luỹ tái sản xuất mở rộng. Do đó tổng vốn kinh doanh của Công ty đến nay đã nâng lên 7.774.844.421 đồng. Trong đó: Vốn cố định là: 502.720.480 đồng. Vốn lưu động là: 5.813.779.870 đồng Vốn XDCB là: 1.458.344.071 đồng. Những thành quả bước đầu tuy không lớn nhưng góp phần đánh giá được những bước trưởng thành của Công ty. Năm 1996 Công ty đã bước sang một giai đoạn mới xúc tiến lắp đặt một nhà máy bia với công suất 5 triệu lit/năm. Sản phẩm của Công ty đã đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo hiệu quả kinh doanh lớn cho Công ty. Trong khoảng thời gian 10 năm từ 1992 - 2001 có nhiều sản phẩm của Công ty được giải thưởng Huy chương vàng Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp chất lượng cao như: cồn tinh chế, rượu Hoàng đế, rượu VODKA, rượu chanh - cam - dâu, rượu sâm panh... Đi đôi với việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty đã chú trọng nâng cao trình độ quản lý và trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Đường lối kinh tế mở đã cho phép Công ty có điều kiện tiếp xúc với thị trường nước ngoài, tìm kiếm bạn hàng mới đưa khoa học công nghệ mới vào sản xuất bắt kịp với xu hướng phát triển cuả thị trường. Để thấy rõ xu hướng phát triển của Công ty ta xem bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty những năm qua (Chỉ tính cho rượu và cồn) Bảng kết quả sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 So với năm 1999 2000 (%) 2001 (%) I. Giá trị sản xuất Công nghiệp (Tính theo giá cố định năm 1999) Tr.đ 12.917.105 16.738.355 21.571.093 129,6 167 II. Tổng doanh thu Trong đó: Doanh thu C.nghiệp Doanh thu xuất khẩu Tr.đ Tr.đ Tr.đ 17.093.593 14.830.345 2.263.238 24.932.361 21.762.878 1.974.065 29.796.911 27.774.615 2.105.411 145,8 146,7 79,3 174,3 187,3 93 III. Sản phẩm sản xuất Tổng cồn quy ra 100o Trong đó: Cồn thực phẩm Rượu chai các loại Ng. lít Ng. lít Ng. lít Ng.chai 842.418 587.048 1.658.024 793.637 587.015 1.216.276 965.725 725.809 1.233.732 90,6 100 73 114,6 123,6 74 IV. Nộp Ngân sách Tr. đ 2.200.000 2.200.800 2.710.000 113,6 123,2 V. Thu nhập bình quân Đ/ng 435.127 450.215 454.522 103,4 104,4 Nộp Ngân sách có tăng nhưng không tăng tương xứng với doanh thu vì sản phẩm xuất khẩu thuế suất = 0. Sản lượng sản phẩm có giảm nhưng doanh thu vẫn tăng là do Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó sản xuất trong số lượng sản phẩm ít nhưng doanh thu vẫn tăng. Thu nhập bình quân người lao động không tăng lên đáng kể, Công ty vẫn đảm bảo mức lương bình thường cho người lao động. Như vậy tình hình sản xuất sản phẩm của Công ty trong những năm qua có hướng tăng lên. II. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của Công ty Cùng với quá tình phát triển, Công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của mình để tận dụng năng lựa sản xuất sẵn có nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao.Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty do bộ máy điều hành sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của Công ty Phòng tổ chức hành chính Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc điều hành SX Kế toán trưởng Phòng thị trường Các văn phòng đại diện Phòng kinh tế Phân xưởng cồn Phân xưởng rượu Phân xưởng bia Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty. Giúp việc cho giám đốc hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ với Nhà nước có 2 Phó giám đốc: Phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc thị trường và kế toán trưởng sau đó là hệ thống các phòng ban, phân xưởng, các phòng đại diện bán hàng trong toàn quốc. Các phòng ban gồm: Phòng Tổ chức Phòng Thị trường Các văn phòng đại diện Phòng Kinh tế Các bộ phận sản xuất gồm: - Phân xưởng Cồn - Phân xưởng Rượu - Phân xưởng Bia III. Đặc Điểm tổ chức hoạt Động sản xuất kinh doanh của công ty Quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được tổ chức theo dây chuyền và chuyên môn hoá cho từng phân xưởng. Sản phẩm chính của Công ty là cồn thực phẩm, rượu các loại và nước giải khát, sản xuất trên dây chuyền công nghệ chính là: Dây chuyền sản xuất cồn, dây chuyền sản xuất rượu, dây chuyền sản xuất bia. Bộ máy sản xuất của Công ty được chia thành 3 phân xưởng là: Phân xưởng cồn, phân xưởng rượu, phân xưởng bia. Các phân xưởng này chịu trách nhiệm sản xuất ra các loại sản phẩm theo yêu cầu của Công ty 1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Trong Công ty có 3 phân xưởng: - Phân xưởng rượu trắng (sản xuất cồn), phân xưởng rượu mùi (sản xuất ra các loại rượu). Hai phân xưởng này được sản xuất tại Thị trấn Thanh Ba - Phú Thọ. - Phân xưởng bia mới hoàn thành đi vào sử dụng năm 1998 tại Mê Linh - Vĩnh Phúc (Vì thời gian có hạn nên chỉ đi sâu nghiên cứu hai phân xưởng cồn và rượu). 1.1. Phân xưởng cồn Chỉ sản xuất một loại sản phẩm là cồn 96o phục vụ bán ra thị trường và đưa sang chế biến ra các loại rượu. Để sản xuất được cồn thì quá trình sản xuất phải liên tục, đây là dây chuyền bán tự động. Quá trình sản xuất được tiến hành như sau: Nguyên liệu (là sắn khô) được đưa vào nghiền thành bột, từ bột được đưa lên nơi nấu thánh cháo loãng sau đó chế phẩm enzim, dưới tác dụng của enzim dung dịch chuyển sang đướng hoá. Từ đường hoá dung dịch lên men khi dấm đã đủ 80o đến 90o thì được đa sang hệ thống tháp cất. Theo hệ thống tháp cất sản phẩm là cồn đã được cất xong đưa vào bình chứa, thủ kho và phân xưởng giao nhận khi bộ phận KCS đã kiểm tra xong. Sơ đồ quy trình Công nghệ sản xuất cồn Nguyên liệu sắn, gạo Nghiền nguyên liệu Nấu nguyên liệu Đường hóa Lên men Trưng cất Cồn thành phẩm - Kiểm tra nguyên liệu - Bảo quản nguyên liệu - Máy nghiền nguyên liệu - Nồi nấu - Chế phẩm enzim - Nồi đường hóa - Men giống - Tháp cất thô - Tháp cất tinh và tháp Anđêhit - Kho chứa thành phẩm - Chuyển sang đóng rượu 1.2. Phân xưởngrượu Quy trình sản xuất rượu như sau: Cồn được xuất kho đưa sang phân xưởng rượu pha chế hương liệu, phụ gia của từng loại rượu theo nồng độ do yêu cầu kỹ thuật. Sau đó chuyển lọc trong đưa sang tàng trữ từ 5 - 7 ngày. Chai, nhãn, nút, bao bì, hộp cáttông được chuẩn bị chuyển vào phân xưởng cho đóng chai. Khi đóng chai xong người ta đóng chai rượu vào các hộp theo từng loại rượu, đóng xong được bộ phận KCS kiểm tra rồi nhập kho và được chuyển đi tiêu thụ Sơ đồ quy trình sản xuất công nghệ rượu mùi Cồn thực phẩm Pha chế Lọc trong Tàng trữ Đóng chai Dán nhãn Đóng hộp catton Nhập kho Chai Rửa chai Hương liệu, phụ gia 2. Hình thức tổ chức công tác kế Việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và nội dung của công tác kế toán trong doanh nghiệp đều do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Do vậy việc tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán phù hợp, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ và hữu ích cho các đối tượng sử dụng, đồng thời phát huy nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán. ở Công ty rượu Đồng Xuân, công tác kế toán thống kê được hợp nhất lại trong một bộ máy chung gọi là phòng kế toán. Hình thức tổ chức công tác kế toán áp dụng ở Công ty là hình thức tổ chức tập trung, toàn bộ công tác hạch toán do phòng kế toán thực hiện , các phân xưởng không có bộ phận kế toán riêng. Đây là hình thức phù hợp với quy mô và đặc điểm của doanh nghiệp. Cụ thể tổ chức bộ máy kế toán của Công ty rượu Đồng Xuân bao gồm các bộ phận với chức năng, nhiệm vụ như sau: Kế toán trưởng: Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong bộ máy kế toán của Công ty. Kế toán trưởng là người giúp việc cho Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành công tác kế toán của toàn đơn vị. Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí, tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh. Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, BHYT và tiền mặt: Có trách nhiệm kiểm tra thanh toán đầy đủ tiền lương, BHXH, BHYT và các chế độ khác cho người lao động trong toàn Công ty. Mặt khác kế toán phải chịu trách nhiệm kiểm tra và thanh toán các chi phí phát sinh tại văn phòng Công ty và các phòng ban trực thuộc Công ty, kiểm tra và thanh toán các chi phí dịch vụ cho người cung cấp. Kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ: Mở sổ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty. Kế toán theo dõi công nợ, các khoản phải trả, tạm ứng: và tiền mặt Hàng ngày mở sổ theo dõi công nợ phải thu của khách hàng. Lập bảng kê phân loại lên chứng từ ghi sổ cuối kỳ lập báo cáo nhập xuất tồn kho, tính thuế, theo dõi đốc thúc thu hồi công nợ. Kế toán TSCĐ kiêm tiền gửi Ngân hàng: Có nhiệm vụ kiểm tra và lập các thủ tục thanh toán chi phí qua Ngân hàng. Mở sổ kế toán theo dõi tình hình thu chi và rút số dư các tài khoản tiền vay, tiền gửi tại Ngân hàng. Khi nhận các chứng từ của Ngân hàng phải kiểm tra, đối chứng với chứng từ gốc kèm theo, nếu có chênh lệch phải báo với kế toán trưởng và thông báo với Ngân hàng để đối chiếu và xử lý kịp thời. Mặt khác kế toán có trách nhiệm lập thẻ TSCĐ (mỗi TSCĐ một thẻ). Đồng thời hàng quý kế toán TSCĐ tính trích khấu hao TSCĐ theo tỷ lệ đã đăng ký với cục quản lý vốn và tài sản. Kế toán tiêu thụ thành phẩm: Có nhiệm vụ tập hợp chứng từ tiêu thụ sản phẩm, theo dõi nhập - xuất thành phẩm, lập báo cáo thống kê. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty rượu đồng xuân Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ kiêm TGNH Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ tạm ứng các khoản phải trả Kế toán tiêu thụ thành phẩm Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Thủ quỹ Các nhân viên viết phiếu Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng tại Công ty rượu Đồng Xuân là hình thức nhật ký chứng từ cho nên hệ thống sổ sách kế toán được áp dụng là các bảng kê, bảng phân bổ, sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà Công ty rượu Đồng Xuân đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Niên độ kế toán theo năm Kỳ kế toán theo quý. Trình tự ghi sổ Chứng từ gốc Sổ hạch toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký chứng từ Sổ Cái Bảng kê Báo cáo kế toán Sổ quỹ Bảng phân bổ Ghi chú Ghi cuối tháng Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Phần II Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại công ty rượu đồng xuân - thanh ba - phú thọ A.kế toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định I. chứng từ, sổ sách,cách đánh giá các loại tscđ và kế toán tscđ 1.Thủ tục chứng từ sổ sách 1.1. Tăng TSCĐ Khi nhận TSCĐ hoặc chuyển giao TSCĐ cho đơn vị khác đều phải lập biểu giao nhận TSCĐ theo nội dung chủ yếu đã được ghi theo từng phiếu thu. Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ các chứng từ liên quan khác kế toán lập thẻ kế toán cố định cho từng đối tượng giá trị TSCĐ, thẻ TSCĐ được lập phải được đăng ký vào sổ đăng ký TSCĐ, kế toán còn phải mở số chi tiết TSCĐ sổ chi tiết TSCĐ được theo dõi chi tiết cho từng TSCĐ phân theo từng nguồn hình thành và theo dõi tình hình khấu hao TSCĐ qua từng năm, mỗi một TSCĐ được ghi một dòng theo thứ tự và kết cấu TSCĐ đối với nhiều TSCĐ cùng loại, có đặc điểm kỹ thuật giống nhau, cùng mua sắm tại một thời điểm có thể ghi nhận. 1.2. Giảm TSCĐ Việc chuyển giao TSCĐ cho đơn vị khác trong cùng một tổ chức kinh tế đợc cơ quan quản lý cấp trên đồng ý và phải báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp biết. Đối với TSCĐ không cần dùng Công ty phải báo cáo cho cơ quan cấp trên để có KH điều chuyển đi đơn vị khác trong cùng một tổ chức kinh tế sau 90 ngày không nhận được ý kiến được phép nhường lại cho đơn vị khác theo giá thoả thuận hoặc giá đấu thầu. Khi nhượng bán phải lập biên bản, giao nhận TSCĐ. Đối với TSCĐ bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được những tài sản lạc hậu về kỹ thuật... không thể nhượng bán được cho doanh nghiệp có thể tiến hành thanh lý, khi thanh lý có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh lý lập biên bản thanh lý TSCĐ biên bản này mọi căn cứ để ghi chép giảm TSCĐ. Mọi TSCĐ giảm đều phải căn cứ vào chứng từ giảm để giá trị giảm TSCĐ vào sổ chi tiết số 5, sổ TSCĐ. 2. Đánh giá TSCĐ Việc đánh giá TSCĐ là rất quan trọng bởi nó được tính làm cơ sở để xác định mức khấu hao hàng năm 2.1.Trường hợp mua sắm TSCĐ NG TSCĐ = Giá mua thực tế - Chiết khấu giảm giá + CP lắp đặt chạy thử + Thuế trước bạ (nếu có) Vì Công ty áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên NGTSCĐ là giá chưa có VAT. 2.2 Trường hợp TSCĐ đầu tư xây dựng cơ bản. NG TSCĐ = Giá trị thực tế của công trình XDCB + Các chi phí khác có liên quan + Thuế và lệ phí trước bạ (nếu có) 3. Kế toán TSCĐ 3.1. Kế toán tăng TSCĐ Khi có TSCĐ tăng do bất kỳ lý do bất kỳ nguyên nhân nào đều phải cho ban kiểm nghiệm TSCĐ làm thủ tục nghiệm thu, đồng thời cùng với bên giao, lập "biên bản giao nhận TSCĐ". Sau đó phòng kế toán phải sao lục cho mọi đối tượng 01 bản để lưu vào hồ sơ riêng.Hồ sơ đó bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật (nếu có), hoá đơn, giấy bảo hành, giấy vận chuyển. Căn cứ vào các hồ sơ TSCĐ, phòng kế toán mở thẻ TSCĐ theo mẫu. Sau khi lập xong, thẻ TSCĐ được đăng ký vào sổ TSCĐ. Quý II năm 2002 không phát sinh trường hợp tăng TSCĐ 3.2. Kế toán giảm TSCĐ Khi có phát sinh giảm TSCĐ ,kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng những khoản thiệt hại. Chứng từ chủ yếu là biên bản thanh lý.Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán tiến hành ghi sổ. Trong quí II/2002 bộ phận chuyên chở hàng của công ty đã xin thanh lý xe ô tô Zin 130 do điều kiện yêu cầu sử dụng không còn phù hợp ,hội đồng kỹ thuật của công ty đã tiến hành kiểm nghiệm phẩm chất thiết bị xin thanh lý. CTY rượu Đồng Xuân Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ****** Biên bản kiểm nghiệm phẩm chất thiết bị (xin thanh lý) Hôm nay ngày 10 tháng 04 năm 2002 Phiên họp hội đồng kỹ thuật của Công ty Rượu Đồng Xuân gồm có: 1.Nguyễn Văn Hải: Phó giám đốc kỹ thuật 2. Hoàng Văn Phi: Trưởng phòng kế toán 3. Trần Anh Tuấn: Cán bộ quản lý thiết bị 4. Nguyễn Hoàng Long: Cán bộ kế toán theo dõi thiết bị. Sau khi nghiên cứu thực trạng của xe ô tô Zin 130 Căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và yêu cầu sử dụng trước mắt cũng như lâu dài của công ty .Hội đồng kỹ thuật thống nhất đề nghị giám đốc công ty duyệt thanh lý TSCĐ sau đây: - Tên TSCĐ : Xe ô tô Zin 130 - Ký hiệu : 19L - 1269 - Công suất - Nước sản xuất : Nga - Năm sử dụng: 1990 - Giá trị tài sản + Nguyên giá : 59.500.000 đồng. + Đã khấu hao: 59.500.000 đồng. + Giá trị còn lại: 0 - Hiện trạng của tài sản : Xe đang bị hỏng. - Biện pháp thanh lý tài sản : Bán thanh lý thu hồi vốn Phú Thọ ngày 10/04/2002 Giám đốc công ty (Ký, họ tên, đóng dấu) Khi đã có quyết định của giám đốc ban thanh lý có thể mở đấu thầu và bán cho người trả giá cao nhất ,tiến hành lập biên bản thanh lý (đấu thầu) và lập thành 02 bản,1 bản giao cho phòng kế toán theo dõi, 01 bản giao cho đơn vị quản lý . CTY rượu Đồng Xuân Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******* Quyết định ( Về giá bán tối thiểu xe ô tô Zin 130) Căn cứ nhu cầu sử dụng của công ty Xét đề nghị của các ông trong hội đồng kỹ thuật Nay Giám đốc công ty Công ty Rượu Đồng Xuân Quyết định Điều 1 : Giá bán thanh lý tối thiểu xe ô tô Zin 130 là 15.000.000 đồng Giá bán tối thiểu trên với chất lượng xe hiện tại và giao tại công ty Công ty Rượu Đồng Xuân - Thanh Ba - Phú Thọ Điều 2 : Các ông (bà) trưởng phòng tài vụ ,trưởng phòng công nghệ và trưởng phòng kinh doanh tổng hợp có trách nhiệm thi hành quyết định này Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Ngày 15 tháng 04 năm 2002 Giám đốc công ty CTY rượu Đồng Xuân Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ****** Biên bản đấu thầu xe ô tô zin 130 Hôm nay vào hồi 8h ngày 25 tháng 04 năm 2002 Chúng tôi gồm : Đại diện công ty Ông : Hoàng Văn Phi : Kế toán trưởng Ông : Nguyễn Tuấn Lợi : Trưởng phòng kinh doanh Mở thầu: Kết quả mở thầu như sau: Ông : Trần Ngọc Tuấn trả giá :14.500.000 đồng. Ông : Hà Văn Anh trả giá: 15.000.000 đồng Bà : Nguyễn Ngọc Tuyết trả giá: 16.500.000 đồng Vậy theo kết quả mở thầu thì Bà Nguyễn Ngọc Tuyết là người trúng thầu với giá là 16.500.000 đồng (Mười sáu triệu năm trăm ngàn đồng chẵn) Phòng tài vụ Đại diện người mua xe (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) bảng kê chi tiết tài sản xin thanh lý (Công ty rượu Đồng Xuân) Đơn vị tính : Đồng Tài sản Ký hiệu Năm SD Công suất Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại Nguồn vốn Xe ô tô Zin 130 19L - 1269 1990 1,5 Tấn 59.500.000 59.500.000 0 Tự bổ sung Căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến giảm TSCĐ, kế toán phản ánh vào NKCT số 9 .Cuối quý tiến hành khoá sổ Nhật ký chứng từ số 9 Quý II/2002 Đơn vị : đồng Chứng từ Diễn giải Ghi có TK 211, ghi nợ các TK SH NT 214 821 Cộng có TK 211 Xe ô tô Zin 130 59.500.000 59.500.000 Máy phát điện 125 KVA 112.477.881 2.354.019 114.831.900 Cộng 171.977.881 2.354.019 174.331.900 II. Kế toán khấu hao TSCĐ 1. Phương pháp tính khấu hao Công ty rượu Đồng Xuân tính khấu hao TSCĐ được tiến hành căn cứ vào nguyên giá và thời gian sử dụng của TSCĐ. DN phải xác định thời gian sử dụng (tuổi thọ kinh tế, kỹ thuật và hiện trạng thực tế) của TSCĐ TSCĐ và đăng ký với cơ quan tài chính trực tiếp quản lý. Mức khấu hao của công ty được tính như sau : Mức KH quí = Mức KH năm 4 Mà Mức KH năm = Nguyên giá Số năm sử dụng 2. Kế toán khấu hao TSCĐ Định kỳ hàng quý công ty trích khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh kế toán ghi. Nợ TK 627 : 454.816.303 Nợ TK 641: 2.170.755 Nợ TK 642 : 16. 855. 451 Nợ TK 1543: 29.740.425 Có TK 214 : 503.582.934 Chú ý: Những TSCĐ của Công ty không tham gia vào hoạt động SXKD thì không phải trích KH TSCĐ (không cần dùng hay chưa cần dùng đã có quy định của cơ quan có thẩm quyền).TSCĐ đó KH hết nhng vẫn sử dụng vào hoạt động SXKD của Công ty. Tình hình tăng giảm TSCĐ cững như trích khấu hao từng quý được kế toán theo dõi trên "Bảng trích khấu hao TSCĐ năm 2002" Để phân bổ chi phí KHTSCĐ kế toán sử dụng bảng phân bổ số 3. Bảng trích khấu hao TSCĐ năm 2002 (trích) Đơn vị tính : đồng Tên tài Mức trích khấu hao TB năm Khấu hao theo nguồn vốn Mức khấu hao Ngân sách Tự có Đi vay Máy móc thiết bị 376.956.891 84.637.582 1.614.864 276.170.668 94.239.223 Phương tiện vận tải 118.961.700 36.937.200 81.988.500 29.740.425 Vật kiến trúc 5.799.572 5.799.572 1.449.893 Nhà xưởng 519.831.439 503.557.959 886.020 7.413.280 129.957.808 Cộng 1.087.901397 656.550333 3.911.194 392.239.115 268.554.929 Bảng phân bổ số 3 Quý II/2002 Đơn vị tính:đồng Chỉ tiêu Tgian SD Nơi sử dụng toàn DN TK 627 TK 641 TK 642 TK 154 Nguyên giá Số KH Tài sản đang dùng 14.895.968.858 503.582.934 454.816.303 Máy móc thiết bị 454.040.943 201.943.240 Phương tiện vận tải 61.230.115 1.449.893 Vật kiến trúc 8.693.575.965 251.423.170 Nhà xưởng 713.771.605 29.740.425 TS văn phòng 432.617.118 16.855.451 Cửa hàng 446.703.112 2.170.755 Từ NKCT số 9 và bảng phân bổ số 3 kế toán ghi vào sổ cái TK 214, TK 211 Sổ cái Tài khoản 211 Quí II/2002 Số dư đầu năm Nợ Có 24.189.929.330 Ghi có các TK, đối ứng nợ TK 211 Tháng ..... Tháng 4 .................... Cộng số phát sinh Nợ ....................... Tổng số phát sinh Có ....................... 174.331.900 Số dư cuối tháng Nợ ....................... 24.364.261.230. Có ....................... Sổ cái TK 214 Quí II/ 2002 Số dư đầu năm Nợ Có 14.721.827.943 Ghi có các TK, đối ứng nợ TK Tháng............... Tháng 4 .......................................................... ........................ ........................... Nhật ký chứng từ số 9 171.977.881 Công số phát sinh Nợ 171.977.881 Tổng số phát sinh Có 503.582.934 Số dư cuối tháng Nợ Có 15.053.432.996 B.Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ I. chứng từ và tập hợp chi phí vật liệu Để hạch toán nguyên vật liệu kế toán sử dụng các loại sổ sau: Cuối tháng, khi nhận được “Phiếu nhập kho”, “Bảng kê nhập”, “Phiếu xuất kho”, “Báo cáo kho”, hoá đơn mua hàng ... từ thủ kho và các nhân viên thu mua vật liệu, “Báo cáo sử dụng vật tư”, kế toán phân loại các phiếu nhập theo phương thức mua. Những phiếu nhập mua bằng tạm ứng hoặc bằng tiền mặt thì ghi vào “Sổ chi tiết vật liệu” Đồng thời, từ “Báo cáo sử dụng vật tư” kế toán vật liệu xác định vật liệu thực dùng lập “Bảng tính giá vật liệu xuất” cho từng bộ phận sử dụng khác nhau trong công ty. Trên cơ sở đó, lập “Bảng phân bổ nguyên vật liệu" cho toàn công ty. Sau đó, dựa vào “Sổ chi tiết vật liệu” và các phiếu nhập kho vật liệu chưa được ghi vào “Sổ chi tiết” để vào cột nhập trên “Sổ đối chiếu luân chuyển”. Giá trị ghi trên cột xuất của “Sổ đối chiếu luân chuyển” lấy từ “Bảng phân bổ nguyên vật liệu”. Để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, kế toán mở các nhật ký chứng từ vào cuối tháng. Nguyên vật liệu mua chưa thanh toán cho người bán kế toán vật liệu phản ánh trên “Nhật ký chứng từ số 5”, nguyên vật liệu mua bằng tạm ứng kế toán thanh toán sẽ ghi vào “Nhật ký chứng từ số 10 theo dõi tạm ứng”, mua bằng tiền mặt ghi vào “Nhật ký chứng từ số 1”, mua bằng tiền gửi ngân hàng ghi vào “Nhật ký chứng từ số 2”. Từ “Bảng phân bổ nguyên vật liệu” kế toán giá thành tập hợp chi phí vào bảng kê số 4, 5 và lấy số liệu tổng hợp ghi vào “Nhật ký chứng từ số 7”. Kế toán tổng hợp dựa trên “Nhật ký chứng từ số 7” và các Nhật ký chứng từ 1, 2, 5, 10 để ghi “Sổ cái TK 152”. Sổ cái tài khoản 152 sau khi được lập phải đối chiếu chính xác với “Sổ đối chiếu luân chuyển nguyên vật liệu” trên các chỉ tiêu: tổng nhập trong kỳ khớp với tổng phát sinh Nợ TK 152, tổng xuất khớp với tổng phát sinh Có TK 152, tồn cuối kỳ bằng số dư nguyên vật liệu vào thời điểm cuối tháng. II.Tính giá nguyên vật liệu. 1.Tính giá nguyên vật liệu nhập kho Vật liệu nhập kho được tính theo giá thực tế. Việc đánh giá theo giá thực tế giúp cho hạch toán chính xác, giảm khối lượng ghi sổ song bên cạnh đó cũng khiến cho việc hạch toán thường chậm và chưa phát huy được vai trò của kế toán trong quản lý. Đối với nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho thì giá trị nguyên vật liệu nhập kho bằng giá mua ghi trên hoá đơn của người bán cộng với tất cả các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến quá trình thu mua nguyên vật liệu nhập kho (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, tiền ăn ở đi lại cho cán bộ thu mua...) cộng với tiền thuế nhập khẩu (nếu có) trừ các khoản giảm giá hàng mua được hưởng. Trường hợp công ty mua ngoài các loại vật tư mà được dùng trực tiếp cho việc sản xuất rượu - là một mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt - ví dụ nút rượu thì ngay cả khi trên hoá đơn của người bán ghi thuế GTGT nhưng khoản tiền này công ty sẽ không được khấu trừ. Do đó, khoản thuế này sẽ được tính vào giá trị thực tế của nguyên vật liệu nhập kho. Đối với nguyên vật liệu tự gia công nhập kho: Trường hợp mua sắn lát chuyển cho bộ phận xay sát thành sắn bột nhập kho thì giá trị thực tế nguyên vật liệu nhập kho là giá trị vật liệu mang đi chế biến (giá sắn) cộng các chi phí để xay xát bao gồm: chi phí nhân công xay xát, chi phí máy móc, tiền điện và các chi phí bằng tiền khác ... 2.Tính giá nguyên vật liệu xuất kho Giá trị nguyên vật liệu xuất kho là chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở lập bảng phân bổ nguyên vật liệu từ đó tập hợp chi phí và tính giá thành để xác định chính xác giá bán sao cho có lãi. Do đó việc lựa chọn phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho sao cho phù hợp với tình hình biến động giá cả trên thị trường là rất khó. Công ty hiện nay đang sử dụng đơn giá thực tế vật liệu xuất kho là phương pháp giá bình quân gia quyền. Đơn giá bình quân = T.giá TT NVL tồn ĐK + T.giá TT NVL nhập trong kỳ K. lượng NVL tồn ĐK + K. lượng NVL nhập trong kỳ T. giá TT NVL xuất kho = K.lượng NVL xuất kho x Đơn gia bình quân gia quyền III. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty Công ty Rượu Đồng Xuân là một điển hình doanh nghiệp có nhiều chủng loại nguyên vật liệu khác nhau. Do đó, để có thể theo dõi được chính xác kịp thời tình hình biến động của từng thứ (danh điểm) nguyên vật liệu công ty sử dụng phương pháp hạch toán chi tiết là phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Việc hạch toán được tiến hành ở 2 nơi là kho và phòng kế toán. 1.Tại kho Thủ kho mở “Thẻ kho” theo dõi tình hình nhập, xuất và tồn kho vật liệu theo chỉ tiêu số lượng và theo từng thứ nguyên vật liệu . Có bao nhiêu loại vật liệu trong kho thì có chừng ấy thẻ kho. Nguyên vật liệu do nhân viên phòng kế hoạch vật tư mua về sau khi đã được ban kiểm nghiệm đánh giá đạt nhập kho thì nhân viên thống kê phòng kế hoạch vật tư mới viết “Phiếu nhập kho”. Thủ kho giữ một liên phiếu nhập kho để ghi vào cột nhập trên thẻ kho và cuối tháng phiếu nhập này được gửi lên phòng kế toán. Công ty Rượu Đồng Xuân Mẫu số 01VT QĐ số 1141TC/CĐKT Ngày 1/11/95 của Bộ Tài chính Phiếu nhập kho Ngày 15/04/2002 Số PN Nợ: Họ tên người giao hàng: Vũ Hoài Nam Có: Theo HĐ số 037380 ngày 15 tháng 04 năm 2002 Nhập tại kho: Công ty Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập Vỏ chai Cái 123.975 123.975 3.500 433.912.500 Cộng tiền hàng 433.912.500 Thuế VAT 10 % 43.391.250 Cộng: 477.303.750 Viết bằng chữ: Bốn trăm bảy mươi bảy triệu ba trăm linh ba nghìn bảy trăm năm mươi đồng chẵn./ Khi các phân xưởng có nhu cầu vật liệu và được Giám đốc cũng như trưởng phòng Kế hoạch vật tư phê duyệt, phòng kế hoạch vật tư sẽ viết “Phiếu xuất kho” xí nghiệp cầm phiếu xuất kho xuống kho lĩnh vật tư. Thủ kho chỉ được phép xuất kho khi đã có đủ 2 chữ ký của 2 người kể trên và ghi số lượng thực._. xuất trên phiếu xuất kho. Số lượng thực xuất chỉ được nhỏ hơn hoặc bằng số lượng yêu cầu ghi trên phiếu xuất. PX: Rượu mùi Phiếu Xuất kho Ngày 21/04/2002 Họ tên người nhận hàng: Chị Sinh - Rượu mùi Lý do xuất kho: Sản xuất Xuất tại kho: Công ty Mẫu số 02/ VT QĐ số 1141TC/CĐKT Ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính Số PX: Nợ: Có: STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Vỏ chai Cái 85.470 85.470 Cộng Tổng số tiền viết bằng chữ : Thủ trưởng KTT Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Thủ kho ghi số lượng thực nhập và thực xuất vào cột nhập, xuất tương ứng trên “Thẻ kho”. Cuối tháng, thủ kho tính ra tổng lượng nhập xuất, tồn trên từng thẻ kho và ghi vào “Báo cáo kho” như dưới đây: Công Ty Rượu Đồng Xuân Mẫu số 10 VT Tên kho: Công ty Tờ số: 2 Lập thẻ ngày 1 tháng 04 năm 2002 Thẻ kho Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư sản phẩm Đơn vị tính Mã vật tư Dự trữ tối đa Dự trữ tối thiểu Vỏ chai cái TT Chứng từ Trích yếu Ngày N- X Số lượng KT xác nhận SH NT Nhập Xuất Tồn 1 Tồn 2/4/2002 1.720 2 37380 Nhập 15/4 123.975 3 5/4 21/4 Xuất 21/4 85.470 28/4/2002 40.225 báo cáo kho TT Tên vật tư Đ.vị Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ 1 2 3 4 5 6 7 Hương cốm Ghim đóng thùng Mực đỏ sen Xích xe máy Mũi khoan Phớt chắn mỡ Vòng bi .......... Lít KG Hộp Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc ....... 1.146.116 100 01 1 1 2 5 ... 10 200 04 1 1 8 10 ... 216 0 0 0 0 0 0 ... 1.140.960 300 05 02 02 10 15 ... Cuối tháng, thủ kho chuyển toàn bộ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, báo cáo kho cho phòng kế toán để kế toán ghi sổ. 2. Tại phòng kế toán Kế toán mở “Sổ chi tiết vật liệu” và “Sổ đối chiếu luân chuyển vật liệu” để theo dõi tình hình biến động vật liệu cả chỉ tiêu số lượng và giá trị cho toàn bộ nguyên vật liệu hiện có trong công ty mà không mở theo từng kho. Trình tự ghi sổ như sau: 2.1.Đối với nghiệp vụ nhập kho Cuối tháng, mỗi nhân viên tiếp liệu phải hoàn tất toàn bộ chứng từ liên quan đến việc thu mua nguyên vật liệu của họ trong tháng và gửi cho phòng kế toán để kế toán ghi sổ và làm thủ tục thanh toán cho họ. Phương thức thanh toán tiền mua vật liệu của từng người khác nhau, có thể bằng tiền mặt, tiền tạm ứng, chuyển khoản hoặc mua chịu. Trước khi ghi sổ, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu các chứng từ đi kèm với nhau. Chẳng hạn, phiếu nhập và bảng kê nhập phải khớp nhau về giá trị và đơn giá ghi trên đó phải đúng với giá ghi trên hoá đơn hoặc giấy biên nhận của người bán. Sau đó, kế toán phân loại các chứng từ thu mua theo phương thức thanh toán. 2.1 Trước hết, nếu vật liệu mua bằng tiền mặt hoặc tạm ứng Kế toán ghi vào “Sổ chi tiết vật liệu”. Sổ chi tiết vật liệu chỉ theo dõi số lượng và giá trị vật liệu nhập bằng tiền mặt và tạm ứng theo từng thứ vật liệu, mỗi thứ được ghi một dòng trên sổ và ghi theo từng người nhập. Trên sổ chi tiết, các loại vật liệu cũng được theo dõi theo nhóm thông qua việc hạch toán giá trị vật liệu vào các tài khoản vật liệu (đã được chi tiết) như hạch toán tổng hợp. Vì vậy, sau khi ghi sổ chi tiết kế toán định khoản trên “Bảng kê nhập”. Định khoản này sẽ được dùng để ghi sổ tổng hợp sau này. Ví dụ: Bảng kê mua nhập Vật tư Tháng 4 năm 2002 Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hồng- PX cồn. A. Số dư tạm ứng tháng trước chuyển sang tháng này: 1.000.000 B. Tạm ứng tháng này ngày.. tháng....năm... Phiếu chi số ..... : 0 C. Vật tư mua nhập trong tháng : TT Phiếu Nhập SHĐ Tên vật tư ĐV SL ĐG Tiền Ngày Số 1. BN 20 Sơn ghi AK hộp 4 16.000 64.000 2. 12/4 12 35375 Mực đỏ sen TH 5 130.000 650.000 VAT 10% 65.000 Tổng: 779.000 (Kế toán vật liệu ký tên) D. Số tiền dư nợ chuyển sang tháng sau (A + B - C): 221.000 đồng Tổng số tiền viết bằng chữ : Hai trăm hai mươi mốt nghìn đồng chẵn./ GĐ Công ty KTT Người lập bảng Đối với những phiếu nhập kho vật liệu mua bằng tiền ngân hàng hoặc chưa thanh toán kế toán vật liệu không ghi vào “Sổ chi tiết vật liệu” mà cùng với giá trị vật liệu trên sổ chi tiết để ghi vào cột nhập trên “Sổ đối chiếu luân chuyển vật liệu”. 2.2.Đối với nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu Mặc dù kế toán nhận được “Phiếu xuất kho” do kho gửi lên nhưng kế toán không căn cứ vào số lượng xuất ghi trên đó để tính ra giá trị vật liệu xuất ghi vào "Sổ đối chiếu luân chuyển" mà phải căn cứ vào lượng vật liệu đã thực dùng trên “Báo cáo sử dụng vật tư” Công ty Rượu Đồng Xuân PX Rượu mùi Báo cáo sử dụng vật tư Nơi nhận báo cáo: Tháng 4 năm 2002 TT Tên vật tư ĐV Tồn đầu kỳ Nhận trong kỳ Thực sử dụng Tồn kho Ghi chú Chênh lệch SS KK 1 Hương cốm lit 250 216 2 Đường kính kg 617 20.000 15.617 5.000 5.000 3 Phẩm chanh kg 3 0 3 3 4 Muối kg 140 100 40 40 5 Hương liệu lít 75 6 69 69 6 Nút In đô vàng cái 58 178 58 178 58 178 7 Nút INđô trắng cái 33 400 135 000 152 490 15 910 14 590 - 20 1300 8 Nút Inđô nâu cái 7 920 135 000 114 720 28 200 25 320 - 20 1860 9 Nhãn nếp mới cái 4 255 32 325 30 614 5 966 5 966 (Ghi chú: Dấu +: Thừa; Dấu -: Thiếu) Theo phiếu xuất, số lượng xuất 250 nhưng mới thực dùng 216 do đó, kế toán ghi số lượng hương cốm xuất kho là 216, không phải 250. Sau khi xác định được số lượng vật liệu thực dùng kế toán tính giá trị vật liệu xuất cho từng phân xưởng. Kết hợp “Bảng tính giá vật liệu xuất” với “ phiếu xuất kho”, kế toán lập “Bảng phân bổ vật liệu”. Căn cứ vào bảng phân bổ, kế toán ghi tổng giá trị từng loại nguyên vật liệu đã dùng trong kỳ vào cột xuất trên “Sổ đối chiếu luân chuyển”. "Sổ đối chiếu luân chuyển" được mở theo dõi giá trị nhập, xuất, tồn theo từng danh điểm vật liệu. Công ty chỉ mở 1 "Sổ đối chiếu luân chuyển" để theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu cho toàn công ty mà không mở tương ứmg mỗi kho một sổ đối chiếu luân chuyển. Bảng phân bổ nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ Tên vật tư TK 152 - NVL TK 1531 - CCDC TK 1532 - Bao bì luân chuyển TK 627 260.524.415 TK 154 6.271.097.734 996.270.725 TK 641 52.506.278 30.138.413 TK 642 TK 621 1.140.546.389 Cộng 7.411.644.123 313.030.693 1.026.409.138 IV. hạch toán tổng hợp nvl Công ty chọn phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên. Theo đó công ty sử dụng những tài khoản sau: 1. Tài khoản sử dụng TK 152: Nguyên vật liệu TK 152.1: Nguyên vật liệu chính TK 152.2: Vật liệu phụ TK 152.3: Nhiên liệu TK 1531 : Công cụ dụng cụ TK 1532 : Bao bì luân chuyển Ngoài TK 152 trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng những TK 111, 112, 331, 133, 142, 621, 627, 642. 2. Hạch toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu Vật tư mua về được nhập kho ngay nếu có hoá đơn đỏ của người bán. Thủ kho tiếp nhận vật tư ghi rõ số lượng vật tư thực nhận lên hoá đơn bán hàng của nhà cung cấp. hoá đơn Gtgt Mẫu số: 01/ GTKT - LL Liên 2 (Giao cho khách hàng) Ký hiệu: AA/99/A Ngày 21 tháng 4 năm 2002 Số: 024113 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Hoa Nam Địa chỉ: Số TK: Điện thoại: Mã số: 01 00799805-1 Họ tên người mua: Nguyễn Hồng Vân Đơn vị: Công ty Rượu Đồng Xuân Địa chỉ: Thanh Ba - Phú Thọ Hình thức thanh toán: Thanh toán sau 15 ngày. STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đ.vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Chai 0.65 16.000 14.070 225.120.000 Kho thực nhận : 16.000 Cộng tiền hàng: 225.120.000 Thuế suất: 10% Tổng tiền thuế: 22.512.000 Tổng tiền thanh toán: 247.632.000 Tổng số tiền viết bằng chữ: Hai trăm bốn mươi bảy triệu, sáu trăm ba mươi hai nghìn đồng./ Lúc này, nguyên vật liệu dù đã nằm trong kho nhưng chưa đủ chứng từ để được thanh toán vì chưa có phiếu nhập kho.Đối với những loại vật liệu có giá trị lớn để được viết phiếu nhập vật tư mua về phải được kiểm nghiệm và lập Biên bản kiểm nghiệm vật tư. Biên bản kiểm nghiệm vật tư Căn cứ vào hoá đơn số 24 ngày 13/4/2002 của công ty TNHH Hoa Nam. Theo HĐ số ... ngày ... tháng ... năm ... Ban kiểm nghiệm gồm: ông: Nguyễn Văn Tuấn: Trưởng phòng KHVT - trưởng ban. Bà: Nguyễn Thị Bình - Phòng KCS - uỷ viên Bà: Nguyễn Thị Lan - Phòng KCS - uỷ viên Đã kiểm nghiệm các loại vật tư sau: Phương thức kiểm nghiệm: TT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư Số lượng Theo CT Thực tế KN Đúng QC Không đúng QC 1 Chai 0.65 16. 000 16. 000 16. 000 0 Kết luận của ban kiểm nghiệm: Đạt nhập kho. Uỷ viên Uỷ viên Trưởng ban Sau khi có “Biên bản kiểm nghiệm vật tư” trên, phòng kế hoạch vật tư sẽ viết “Phiếu nhập kho” như mẫu dưới đây: Công ty Rượu Đồng Xuân Mẫu số 01VT Phiếu nhập kho QĐ số 1141TC/CĐKT Ngày 20/5/2002 Ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính Số: Họ tên người giao hàng: Nguyễn Hồng Vân Nợ: Theo HĐ số 24113 ngày 15 tháng 5 năm 2002 Có: Nhập tại kho: Công ty TT Tên, quy cách phẩm chất vật tư Mã số ĐV tính Số lượng ĐG Thành tiền CT Nhập 1. Chai 0.65 cái 16.000 16.000 14.070 225.120.000 Cộng tiền hàng 225.120.000 Thuế VAT 10 % 25.512.00 Cộng: 247.632.000 Viết bằng chữ: Hai trăm bốn mươi bảy triệu sáu trăm ba mươi lăm nghìn đồng. Thủ trưởng KTT Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ khyeen Đối với mỗi nguồn nhập, kế toán có cách hạch toán riêng 2.1 Nguyên vật liệu mua chưa thanh toán Đây là loại nghiệp vụ xảy ra thường xuyên tại công ty. Khi vật liệu về nhập kho, có phiếu nhập, hoá đơn của người bán chưa thanh toán, kế toán định khoản và ghi sổ như sau: Nợ TK 152 (Chi tiết vật liệu): Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 331: Tổng giá thanh toán. Cuối tháng, các nghiệp vụ mua chưa thanh toán được theo dõi tổng hợp trên "Nhật ký chứng từ số 5" (Ghi Có TK 331, Ghi Nợ TK 152). . Ví dụ: Theo phiếu nhập kho số 6/4, kế toán ghi như sau: Nợ TK 1532 : 247.632.000 đồng Có TK 331 : 247.632.000 đồng (vì chai dùng trực tiếp cho sản xuất rượu nên thuế GTGT ghi trên hoá đơn công ty không được khấu trừ nên tính vào giá thực tế vật liệu nhập kho) Trên "Nhật ký chứng từ số 5" ghi Có TK 331 đối ứng với Nợ TK 1532: 247.632.000. Khi toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh trong tháng đều đã được ghi vào "Nhật ký chứng từ" kế toán khoá sổ "Nhật ký chứng từ số 5", xác định số phát sinh bên Có TK 331, đối ứng với bên Nợ TK 152 để ghi vào “Sổ cái TK 152”. 2.2 Mua nguyên vật liệu bằng tạm ứng. Cuối tháng, khi có đầy đủ phiếu nhập, bảng kê nhập, hoá đơn bán hàng của người bán hoặc giấy biên nhận (mua với giá trị thấp hơn 100. 000 đồng), kế toán viết “Giấy thanh toán tạm ứng” cho người mua và ghi sổ nghiệp vụ căn cứ vào “Giấy thanh toán tạm ứng” đó. Công ty rượu Đồng Xuân Mẫu số 01VT Ban hành theo QĐ số 186 TC/CĐKT giấy thanh toán tiền tạm ứng Ngày 30/5/2002. Nợ: Họ tên người thanh toán: Nguyễn Ngọc Hồng Có: Địa chỉ: PX Cồn. Số tiền tạm ứng đuợc thanh toán theo bảng dưới đây: Diễn giải Số tiền I. Số tiền tạm ứng: 1. Số tạm ứng đợt trước chưa chi hết: 2. Số tạm ứng kỳ này: - Phiếu chi số: - Phiếu chi số: II. Số tiền đã chi: Theo Giấy BN và PN số 12, HĐ 35375 III. Chênh lệch. 1. Số tạm ứng chi không hết 2. Chi quá số tạm ứng 1.0000.000 1.000.000 0 221.000 Thủ trưởng đơn vị KTT KT thanh toán Người thanh toán Ví dụ: Bảng kê nhập (xem ở phần hạch toán chi tiết) và Giấy thanh toán tạm ứng cho ông Hồng- PX Cồn ở trên. Kế toán ghi: Nợ TK 152.2 : 650.000 Nợ TK 152.3 : 64.000 Nợ TK 133 : 65.000 Có TK 141 : 779.000 Cuối tháng, các nghiệp vụ mua nguyên vật liệu bằng tạm ứng được phản ánh vào "Nhật ký chứng từ số 10". 2.3. Mua nguyên vật liệu bằng tiền mặt: Công ty chỉ dùng tiền mặt để chi trả tiền mua nguyên vật liệu phụ như văn phòng phẩm. Các chứng từ làm căn cứ ghi sổ kế toán trong trường hợp này là: Phiếu nhập kho, giấy báo chi tiền mặt, phiếu chi, hoá đơn bán hàng của người bán. Ví dụ: Giấy báo chi Phòng cung tiêu Công ty Rượu Đồng Xuân Giấy báo chi Tên cơ quan nhận tiền: Cửa hàng VPP Số TK: Ngân hàng: Người báo chi: Phòng kế hoạch vật tư Người nhận trả: Đỗ Văn Tâm Hình thức chi: Tiền mặt Số tiền: 5.500.000 Viết bằng chữ: Năm triệu năm trăm nghìn đồng Lý do chi: Trả tiền mua băng dính theo phiếu nhập số: 7/4 ngày 23/4/2002 Chi ở quỹ nào: Tiền mặt tại quỹ Ngày 23/4/2002 Người nhận trả Người bảo chi Phụ trách phòng duyệt Cuối tháng, kế toán ghi các nghiệp vụ chi tiền mặt mua nguyên vật liệu phát sinh trong tháng vào "Nhật ký chứng từ số 1" Ví dụ: Theo phiếu nhập kho số 7/4 nhập băng dính và phiếu báo chi trả tiền mua băng dính nói trên, kế toán định khoản: Nợ TK 152.2: 5.000.000 Nợ TK 133: 500.000 Có TK 111: 5.500.000 2.4. Trường hợp dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán tiền mua nguyên vật liệu Công ty rượu Đồng Xuân hiện đang phải nhập khẩu nút chai rượu và một số dịch hoa quả từ Anh, Mỹ theo phương thức nhập khẩu trực tiếp.Khi hàng nhập kho, hoá đơn của nhà cung cấp, “Giấy báo nợ” của ngân hàng thì kế toán ghi sổ 3. Hạch toán biến động giảm nguyên vật liệu tại công ty rượu Đồng Xuân Là một doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu xuất kho chủ yếu cho nhu cầu sản xuất sản phẩm ở các xí nghiệp sản xuất. Ngoài ra, vật liệu có thể xuất cho xí nghiệp sửa chữa, bộ phận quản lý hay bán ra ngoài cho khách hàng. Việc xuất kho nguyên vật liệu được tiến hành theo trình tự sau: Căn cứ vào nhu cầu vật tư của từng xí nghiệp, phòng vật tư có trách nhiệm cung cấp cho các xí nghiệp theo yêu cầu. Phòng vật tư sau khi được sự đồng ý của Giám đốc, viết “Phiếu xuất kho” cho xí nghiệp. Phiếu xuất kho được lập làm 2 liên: thủ kho giữ 1 liên để ghi thẻ kho rồi chuyển cho kế toán ghi sổ kế toán, liên còn lại người lĩnh vật tư giữ làm căn cứ lập “Báo cáo sử dụng vật tư” cho xí nghiệp mình. Cuối tháng, dựa vào “Báo cáo sử dụng vật tư” kế toán tính được giá trị vật liệu xuất dùng Ví dụ: Phiếu xuất số 5/4 và báo cáo sử dụng vật tư của phân xưởng rượu mùi: dùng hết 216 kg hương cốm, kế toán căn cứ vào giá xuất đã tính được trên “Bảng kê tính giá vật liệu xuất” ghi: Nợ TK 6212: 52.513.471 đồng Có TK 1521: 52.513.471 đồng Ví dụ: Phiếu xuất kho số 6/4 và báo cáo sử dụng vật tư của phân xưởng dùng hết 100 kg thép cho phâng xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 2413: 2.576.200 đồng Có TK 1531: 2.576.200 đồng Ví dụ: Phiếu xuất kho số 7/4 ngày 12/4/2002 xuất 10 bóng đèn cho phân xưởng cồn và báo cáo sử dụng vật tư của xí nghiệp cồn đã dùng hết, kế toán ghi: Nợ TK 6272: 372.000 đồng Có TK 1531: 372.000 đồng Ví dụ: Phiếu xuất kho số 8/4 ngày 15/5/2002 xuất 10 chổi thông lò và báo cáo sử dụng vật tư của tổ lò hơi của đã dùng hết10 chổi thông lò, kế toán ghi: Nợ TK 154: 160.000 đồng Có TK 1531: 160.000 đồng Ví du: Theo phiếu xuất kho số 15/4 ngày 21/4, hoá đơn GTGT số 2987 xuất hộp rượu lúa mới 0.6 lít bán cho khách, kế toán vật liệu ghi: Nợ TK 155: 43.620 đồng Có TK 1532: 43.620 đồng Phiếu Xuất kho Ngày 21/4/2002 Họ tên người nhận hàng: Phạm Hải Bằng. Lý do xuất kho: Bán cho khách mua rượu. Xuất tại kho: Công ty Mẫu số 02/ VT Ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính Quyển số: 1 Nợ:TK 155 Có:TK 1532 S TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Hộp rượu nếp mới 0.6 lít hộp 100 100 Cộng Tổng số tiền viết bằng chữ : Cuối tháng, căn cứ vào “Bảng phân bổ nguyên vật liệu”, kế toán giá thành sẽ phản ánh vào các bảng kê số 4, 5. Sau đó, ghi nhật ký chứng từ số 7. Khoá sổ nhật ký chứng từ sô7, xác định só phát sinh Có TK 152 để ghi vào “Sổ cái TK 152”. Sổ cái TK 152 Số dư đầu năm Nợ Có 4.207.622.819 Ghi có các TK, đối ứng với nợ TK Tháng ... Tháng 4 Tháng ... NKCT số 1 6.635.940 NKCT số 10 79.981.318 NKCT số 5 3.198.459.137 Cộng số phát sinh Nợ 3.285.076.395 Tổng số phát sinh Có (NKCT 7) 2.188.940.278 Số dư cuối tháng Nợ 5.303.758.936 Có C. Kế toán tiền lương I. Cấu thành CBCNV trong công ty và các loại lao động 1. Cấu thành CBCNV trong công ty rượu Đồng Xuân Lao động là hoạt động chân tay, hoạt động trí óc của con ngời nhằm biến đổi các vật thể tự nhiên thành những vật phẩm cần thiết để thỏa thuận nhu cầu XH. Lao động tại công ty được hình thành trên cơ sở lao động đảm bảo đủ về số lượng ngành nghề, chất lượng và được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bộ phận và các cá nhân với nhau đảm bảo mọi người đều có việc làm, mọi việc đều có người phụ trách và ăn khớp với nhau, đồng bộ trong từng tập thể nhỏ và trên phạm vi toàn xã hội. Trên cơ sở đó Công ty rượu đã hình thành một đội ngũ CBCNV trong toàn Công ty đã có đầy đủ số lượng lao động cần thiết ở từng bộ phận. Số lao lượng lao động này đã đảm bảo được những công việc hiện nay của Công ty. Hiện nay Công ty đã có hơn 50% số lao động ở bậc Đại học và trên đại học, số lao động này đã đáp ứng đợc tình hình và SXKD của Công ty một cách xuất sắc và đã được hình thành trên cơ sở hợp đồng lao động. Bởi vậy, CBCNV trong toàn Công ty được hưởng một chế độ tiền lương, tiền thưởng phụ cấp, trợ cấp, bảo hộ lao động, BHXH như một công nhân viên chức Nhà nước. 2. Các loại lao động Dựa trên mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất kinh doanh tại Công ty rượu Đồng Xuân số lao động trong toàn XN được chia thành hai loại lao động: đó là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. 2.1. Lao động trực tiếp sản xuất Lao động trực tiếp sản xuất là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất hay trực tiếp tham gia vào quá trình XD hay thực hiện các công trình, các loại lao vụ, dịch vụ tại Công ty. 2.2. Lao động gián tiếp Đây là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình SXKD của Công ty. Bộ phận này bao gồm: nhân viên kỹ thuật trực tiếp làm công tác kỹ thuật, tổ chức chỉ đạo, hớng dẫn kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế trực tiếp lãnh đạo, quản lý hoạt động SXKD như sgiám đốc, phó giám đốc kinh doanh, cán bộ phòng ban kế toán, thống kê...thành viên quản lý hành chính, giá trị cấu thành 2 loại lao động này giúp cho Công ty đánh giá đưsợc tính hợp lý của cơ cấu lao động, từ đó có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc II. Thời gian và kết quả hạch toán lao động để làm căn cứ tính lương 1. Hạch toán thời gian lao động Thực chất là hạch toán việc sử dụng thời gian lao động đối với từng CNV ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. Chứng từ sử dụng ở đây là "Bảng chấm công" để ghi chép thời gian lao động của CNV. Cuối tháng bảng chấm công được sử dụng làm cơ sở để tính lương đối với bộ phận lao động hưởng lương theo thời gian. 2. Hạch toán kết quả lao động Để hạch toán, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng doanh nghiệp. Các chứng từ này là "Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành", "Bảng ghi năng suất cá nhân", "Hợp đồng làm khoán", "Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành"... Chứng từ hạc toán kết quả lao động do người lập ký, cán bộ kỹ thuật xác nhận, lãnh đạo (quản đốc phân xưởng hoặc trưởng bộ phận) duyệt y. Đây là cơ sở để tính tiền lương cho người lao động hay bộ phận lao động hưởng lương theo sản phẩm. bảng chấm công Họ và tên Cấp bậc lương Quy ra công 1 31 số công hưởng lương SP số công hưởng lương TG Số công hườg BHXH B C 1 31 32 33 34 35 36 Trần Thị Hương x x 28 Vũ Thị Phương x x 28 Lê Duy Đạt x x 27 Nguyễn Thị Nga x x 21 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng : III. Tính lương, BHXH và thanh toán tiền lương BHXH tại Công ty Việc tính lương, BHXH và thanh toán tiền lương, BHXH ở Công ty rượu Đồng Xuân được thực hiện định kỳ hàng tháng. Căn cứ trên cơ sở các chứng từ và lao động, kết quả lao động của CNVC như: bảng chấm công, bảng kê chất lượng công việc hoàn thành, phiếu nghỉ hưởng BHXH... 1. Đối với bộ phận quản lý hành chính và nghiệp vụ Bộ phận này công ty áp dụng phương pháp tính trả lương theo thời gian, gồm số cán bộ gián tiếp làm việc ở các bộ phận như: Ban giám đốc, phòng kế toán tài vụ, phòng kế hoạch... Căn cứ kết quả lao động đã tổng hợp trên các bảng chấm công theo số công làm việc thực tế, số công nghỉ hưởng lương chế độ và thang lương, bậc lương của từng nhân viên, bộ phận tính lương tính toán số tiền lương cho từng người. Để tính lương tháng 4/2002 của từng nhân viên phòng kế toán, thực hiện như sau: Tính đơn giá lương ngày theo lương cấp bậc của từng người theo công thức Đơn giá lương ngày = Mức lương tháng theo cấp bậc Số ngày làm việc bình quân theo chế độ Như vậy đơn giá tiền lương ngày theo cấp bậc của từng nhân viên sẽ là: 1) Trần Thị Hương = (210.000 đ x 3,22) : 26 = 26.007 đồng 2) Vũ Thị Phương = (210.000 đ x 2,74) : 26 = 22.130 đồng 3) Lê Duy Đạt = (210.000 đ x 2,42) : 26 = 19.546 đồng 4) Nguyễn Thị Nga = (210.000 đ x 2,56) : 26 = 20.676 đồng Sau đó căn cứ vào bảng chấm công thực tế và đơn giá tiền lương ngày theo cấp bậc để tính ra tiền lương phải trả thực tế cho từng nhân viên trong Công ty theo công thức: Tiền lương phải trả thực tế = mức lương ngày x Số ngày công làm việc thực tế Tiền lương của từng nhân viên như sau: 1) Trần Thị Hương = 26.007 x 28 = 728.196 đồng 2) Vũ Thị Phương = 22.130 x 28 = 619.640 đồng 3) Lê Duy Đạt = 19.546 x 27 = 527.742 đồng 4) Nguyễn Thị Nga = 20.676 x 21 = 434.196 đồng Sau khi tính lương phải trả thực tế cho từng nhân viên bộ phận tính lương lập bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận trong Công ty. 2. Đối với nhân viên trực tiếp sản xuất Việc tính tiền lương cho nhân viên trực tiếp sản xuất được thực hiện trên cơ sở thời gian làm việc thực tế, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Về cơ bản việc tính lương cho nhân viên trực tiếp sản xuất được tính tương tự nhu đối với tiền lương theo thời gian kết hợp với chế độ khoản doanh thu bán ra. Tiền lương khoán được tính trên doanh số đối với từng tổ sản xuất theo định mức, theo tỷ lệ quy định Sau khi tính được tiền lương cho từng bộ phận, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho phòng, ban, tổ sản xuất để làm cơ sở thanh toán chi phí trả lương cho công nhân viên toàn Công ty. Bảng thanh toán lương cùng được làm căn cứ để ghi sổ kế toán, tính toán phân bổ chi phí tiền lương chi phí kinh doanh của Công ty. Đông thời căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương kế toán tính ra số tiền trích BHXH, BHYT và KPCĐ, từ đó khấu trừ thu nhập của người lao động và trích nộp các cơ quan quản lý quỹ và phân bổ vào chi phí kinh doanh. 3. Đối với chế độ trích thưởng Công ty áp dụng chế độ tiền thưởng theo quỹ lương cho các cá nhân trên cơ sở bình bầu trong hội nghị CNVC. Kế toán tính ra số tiền thưởng cho từng nhân viên lập bảng thanh toán tiền lương tiền thưởng của các bộ phận. "trích" bảng thanh toán tiền thưởng STT Họ và tên Bậc lương Mức thưởng Ghi chú 1 Trần Thị Hương A 100.000 2 Vũ Thị Phương B 80.000 3 Lê Duy Đạt B 80.000 4 Nguyễn Thị Nga A 100.000 . . . . . . . . . . . . . . . Cộng 360.000 4. Chế độ thanh toán BHXH cho công nhân viên Theo chế độ quy định về BHXH, quỹ BHXH dùng để chi trả cho công nhân viên trong các trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như ốm đau, tai nạn lao động, mất sức, về nghỉ hưu. Trong quá trình làm việc tại đơn vị người lao động có thể phải nghỉ việc trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động ... Người lao động được hưởng chế độ trợ cấp BHXH do quỹ BHXH thanh toán theo chế độ hiện hành. Căn cứ để tính toán và thanh toán BHXH là các phiếu nghỉ hưởng BHXH của các cơ quan y tế xác nhận cho người lao động. Ví dụ : khi nhận được giấy nhập viên của nhân viên là anh Phạm Quốc Hà ở bộ phận tổ lên men. Kế toán lập phiếu nghỉ hưởng BHXH như sau: Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội Họ và tên: Phạm Quốc Hà Tuổi: 37 Tên CQ YT N.T.N lý do số ngày nghỉ YBS ký tên Số ngày thực nghỉ Xác nhận của phụ trách đv T.số Từ ngày Đến ngày Bệnh viện Phú Thọ 11/4 Nghỉ ốm 8 ẳ 8/4 Số ngày nghỉ tính BHXH lương BQ 1 ngày % tính BHXH số tiền lương BHXH 8 16.654 75% 100.110 Từ các phiếu nghỉ hưởng BHXH của công nhân viên và số liệu đã xác nhận của cơ quan y tế và cơ quan BHXH bộ phận kế toán thanh toán tổng hợp số liệu tính toán số tiền BHXH phải trả cho từng lao động lập bản thanh toán BHXH trên cơ sở thanh toán BHXH thực hiện chi trả BHXH CNV trong Công ty. Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội S TT Họ và tên Nghỉ ốm Nghỉ tại nạn ...... Tổng số tiền Ký A B 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Ngô Thị Xuân 8 100.110 100.110 2 Nguyễn Thị Hoa 15 187.706 187.706 Cộng 100.110 187.706 287.816 Tổng số tiền (Bằng chữ): Hai trăm tám mười bảy nghìn tám trăm mười sáu đồng VI. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty rượu Đồng Xuân căn cứ vào chứng từ về lao động, tiền lương, BHXH do bộ phận tính lương tính trích và thanh toán các khoản BHXH, BHYT và KPCĐ lập, làm căn cứ để thanh toán lương, BHXH và ghi sổ kế toán. Các chứng từ kế toán dùng để hạch toán ở Công ty sử dụng bao gồm: (Bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH ) Các chứng từ liên quan khác như: Bảng tính trích và phân bổ BHXH, BHYT và KPCĐ, bảng kê khấu trừ lương, phiếu chi, giấy báo của Ngân hàng... Để phản ánh tổng hợp tiền lương, các khoản trích theo lương và tình hình thanh toán các khoản trên kế toán Công ty sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: + Tài khoản 334 "Phải trả CNVC" + Tài khoản 338 (2, 3, 4) "Phải trả phải nộp khác" Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan như: TK 111, 112, 641, 642 ... Cuối tháng kế toán căn cứ vào các bảng thanh toán tiền lương, BHXH lập bảng phân bổ tiền lương, trích BHXH, BHYT và KPCĐ tháng 4/2002. Theo số liệu trên bảng phân bổ được lập như sau Bảng phân bổ tiền lương TT Ghi nợ các TK TK 334 Phải trả công nhân viên TK 338 (3382,3383, 3384) Lương chính Lương phụ Khoản khác cộng có TK 334 1 TK 622 18.472.000 18.472.000 3.509.680 2 TK 627 17.768.500 17.768.500 3.286.920 3 TK 641 10.613.500 10.613.500 2.016.565 4 TK 642 16.438.600 16.438.600 3.123.334 5 TK 431 10.496.000 10.496.000 6 TK 338 1.065.700 1.065.700 Cộng 74.854.300 74.854.300 11.936.499 Bảng phân bổ tiền lương, BHXH là căn cứ để ghi vào các bảng kê số 5, số 6 và NKCT số 7 để cuối tháng ghi vào sổ cái các tài khoản. Phản ánh vào bảng kê số 5 như: Tiền thưởng - BHXH phải trả CNV: Nợ TK 431: 10.496.000 đồng Có TK 334: 10.496.000 đồng Nợ TK 338: 1.065.700 đồng Có TK 334: 1.065.700 đồng Sau khi hoàn tất việc ghi nhật ký chứng từ số 7,để ghi sổ cái các TK 334, 338 và các TK liên quan khác. Căn cứ vào các NKCT có liên quan đến số phát sinh bên nợ của TK 334, TK 338 kế toán ghi vào dòng ghi có các TK đối ứng với nợ TK 334, TK 338 như sau: Từ NKCT số 1: Nợ TK 334: 51.719.477 đồng Có TK 111: 51.719.477 đồng Từ NKCT số 10: Nợ TK 334: 2.634.997 đồng Có TK 141: 2.634.997 đồng Từ NKCT số 7: Nợ TK 334: 2.731.446 đồng Có TK 338: 2.731.446 đồng sổ cái TK 334 Số dư đầu kỳ Nợ Có 313.245.066 Ghi có các TK, đối ứng với nợ TK . . . Tháng 4 . . . NKCT số1 51.719.477 NKCT số10 2.634.997 NKCT số7 2.731.446 Cộng số phát sinh nợ 57.085.920 Tổng số phát sinh có 74.854.300 Số dư cuối tháng Nợ Có 331.013.446 Đối với sổ cái TK 338 (3382, 3383, 3384) được ghi sổ trên cơ sở số liệu lấy ở NKCT số 7 ghi có TK 338 để ghi vào dòng tổng số phát sinh có TK 338. Từ NKCT số 2: Nợ TK 338: 6.442.687 đồng Có TK 112: 6.442.687 đồng Từ NKCT số 7: Nợ TK 338: 1.065.700 đồng Có TK 334: 1.065.700 đồng sổ cái TK 338 Số dư đầu kỳ Nợ Có 37.161.195 Ghi có các TK, đối ứng với nợ TK . . . Tháng . . . NKCT số 2 6.442.687 NKCT số 7 1.065.700 Cộng số phát sinh nợ 7.508.387 Tổng số phát sinh có 14.667.945 Số dư cuối tháng Nợ Có 44.320.753 D. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm I Tập hợp chi Phí NVL trực tiếp Tại Công ty Rượu Đồng Xuân ,chi phí NVL trực tiếp bao gồm: NVLchính : Sắn khô, Enzim + Tecmanul và một số hóa chất khác. NVL phụ : Phẩm màu, dịch quả, phụ gia đặc biệt. Nhiên liệu : Than, điện Ngoài ra ,công ty sử dụng một số CCDC tham gia vào quá trình sản xuất cũng được coi là chi phí NVL Căn cứ vào kế hoạch sản xuất ,nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao NVL, hàng tháng được các phân xưởng lập ra phiếu yêu cầu xuất kho NVL .Sau khi được phòng kế hoạch vật tư ký duyệt .Thủ kho sẽ căn cứ vào số lượng trên phiếu xuất vật tư. Cuối quý,căn cứ vào số lượng vật tư tồn,nhập trong kỳ để tiến hành xác định trị giá NVL xuất thực tế Trên cơ sở bảng kê số 3 và bảng phân bổ số 2,kế toán tổng hợp trên sổ cái TK 621 Phiếu xuất vật tư hạn mức Lý do xuất : phục vụ sản xuất Xuất tại kho của xí nghiệp STT Tên nhãn hiệu quy cách vật tư MS Đơn vị tính Hạn mức được duyệt trong quý Số lượng xuất Đơn giá Thành tiền Ngày Ngày Cộng Cộng Ngày tháng năm 2002 Người nhận Phụ trách cung tiêu Thủ kho Phiếu này được lập thành 02 liên và giao cả 2 liên cho bộ phận sử dụng ,khi lĩnh phiếu lần đầu bộ phận sử dụng mang cả hai liên đến kho,người nhận vật tư giữ 1 liên,một liên giao cho thủ kho. Cuối quý dù hạn mức còn hay hết thủ kho thu cả 2 phiếu đó để tiến hành kiểm tra ghi vào thẻ kho. Nếu chưa hết quý mà hạn mức được duyệt đã lĩnh hết thì phải lập thêm phiếu xuất vật tư theo hạn mức cơ sở vật chất kỹ thuật mới có xác nhận của phòng kế hoạch vật tư Từ bảng phân bổ NVL ta vào sổ cái TK 621. Cuối kỳ kết chuyển sang TK 154 Sổ cái tk 621 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng nợ TK Tháng Tháng 4 Tháng TK 152 7.411.644.123 Cộng số PS nợ 7.411.644.123 Tổng số PS có 7.411.644.123 Số dư cuối tháng Nợ Có 2 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Căn cứ vào bảng chấm công cũng như năng suất của từng phân xưởng kế toán tiền lương và BHXH tính ra tiền lương thực tế của từng công nhân sản xuất. Từ bảng phân bổ tiền lương ta vào sổ cái TK 622. Cuối kỳ kết chuyển chi phí NC trực tiếp vào TK 154 Sổ cái tk 622 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng nợ TK Tháng... Tháng 4 Tháng... TK 334 18.472.000 TK 338 3.509.680 Cộng số PS nợ 21.981.680 Tổng số PS có 21.981.680 Số dư cuối tháng Nợ Có 3.Tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng sản xuất bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng ,chi phí khấu h._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT1152.doc
Tài liệu liên quan