Tài liệu Báo cáo Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC: ... Ebook Báo cáo Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n
KHOA KÕ to¸n
------µ------
chuyªn ®Ò
thùc tËp chuyªn ngµnh
§Ò tµi:
hoµn thiÖn quy tr×nh lËp kÕ ho¹ch kiÓm to¸n trong kiÓm to¸n b¸o c¸o tµi chÝnh t¹i c«ng ty tnhh dÞch vô t vÊn tµi chÝnh tµi chÝnh kÕ to¸n vµ kiÓm to¸n (aasc)
Sinh viªn thùc hiÖn : ®inh v¨n giao
M· sè sinh viªn : CQ 483566
Chuyªn ngµnh : kiÓm to¸n
Kho¸ : 48
Gi¸o viªn híng dÉn : ts. nguyÔn thÞ ph¬ng hoa
hµ néi - 05/2010LỜI MỞ ĐẦU
Với hai chức năng chính là xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán góp phần làm lành mạnh hoá nền kinh tế, tài chính. Đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, vai trò của kiểm toán càng được khẳng định. Ở các nước phát triển, kiểm toán xuất hiện từ rất sớm với hệ thống luật pháp và chuẩn mực ngày càng hoàn thiện. Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, kiểm toán đang dần đóng một vai trò quan trọng. Hiện nay, Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới – WTO. Điều này mở ra cho chúng ta nhiều thời cơ cũng như thách thức. Vì vậy, hàng loạt các công ty kiểm toán đã được hình thành và phát triển. Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC là một trong những công ty ra đời sớm nhất và hoạt động có uy tín đối với khách hàng. Những năm qua, AASC không ngừng hoàn thiện quy trình kiểm toán nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ.
Kiểm toán là một hoạt động độc lập dựa trên các nguyên tắc trung thực khách quan và tuân thủ các chế độ, chuẩn mực. Vì vậy, các cuộc kiểm toán phải tuân theo một quy trình chung nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. Trong đó, công tác lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên, hết sức quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán mà các KTV cần thực hiện. Từ đó, tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho cuộc kiểm toán. Công tác lập kế hoạch thường quyết định tới chất lượng và hiệu quả chung của cuộc kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán tốt sẽ giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị. Với những bằng chứng đó, KTV sẽ đưa ra các ý kiến xác đáng về BCTC, từ đó giúp KTV hạn chế những sai sót, tránh được trách nhiệm pháp lý và nâng cao uy tín nghề nghiệp với khách hàng.
Lập kế hoạch kiểm toán tốt giúp các KTV phối hợp hiệu quả với nhau cũng như phối hợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan như: kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài. Qua sự phối hợp hiệu quả đó, chương trình kiểm toán sẽ được KTV tiến hành theo đúng kế hoạch đã lập. Từ đó, giảm thiểu chi phí tới mức hợp lý, tăng cường sức mạnh cạnh tranh cho công ty AASC và giữ vững uy tín với khách hàng trong mối quan hệ làm ăn lâu dài.
Kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ dể công ty kiểm toán tránh xảy ra những bất đồng với khách hàng. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập, KTV thống nhất với khách hàng về nội dung công việc đã thực hiện, thời gian tiến hành kiểm toán cũng như trách nhiệm mỗi bên. Điều này tránh xảy ra hiểu lầm đáng tiếc giữa hai bên.
Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập, KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán, từ đó thắt chặt hơn mối quan hệ giữa AASC và khách hàng
Trong thời gian thực tập tại AASC, nhận thấy vai trò quan trọng của công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC, em xin lực chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình:
"Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC".
Nội dung chuyên đề gồm các phần sau :
Chương 1: Thực trạng quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty AASC.
Chương 2: Nhận xét và một số ý kiển đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty AASC.
Do những hạn chế về thời gian, kiến thức, kinh nghiệm nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thấy cô để bài viết thêm hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng toàn thể các anh chị cán bộ công nhân viên trong Công ty đã nhiệt tình chỉ bảo giúp đỡ em trong thời gian vừa qua.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện để em hoàn thành tốt đợt thực tập. Đặc biệt là Giảng viên TS. Nguyễn Thị Phương Hoa - người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, Ngày 10 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Đinh Văn Giao
CHƯƠNG 1: Thực trạng quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện
1.1 Khái quát về lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện
1.1.1. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện
Là một trong những Công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam , Công ty AASC đã xây dựng một quy trình kiểm toán BCTC hoàn chỉnh, được chia thành nhiều bước khác nhau để phù hợp với từng nhóm loại hình kinh doanh khác nhau. Để đảm bảo tính hiệu quả tính kinh tế trong từng cuộc kiểm toán cũng như thu thập đầy đủ bằng chứng có giá trị để đưa ra kết làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực hợp lý của số liệu trên báo cáo tài chính Công ty AASC tổ chức công tác kiểm toán theo quy trình kiểm toán bao gồm ba giai đoạn chính như sau :
Lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Hoàn thành cuộc kiểm toán và công bố báo cáo tài chính.
Tuy nhiên do có những đặc thù riêng nên quy trình kiểm toán tài chính có thể được gắn với những đặc điểm cụ thể của đối tượng. Các giai đoạn trong quá trình này là một chuỗi xuyên suốt liên tục cúa công tác kế toán. Trình tự được trình bày trên sơ đồ sau
Quản lý hợp đồng kiểm toán
Giai đoạn tiền kiểm toán
Thư mời, lệnh kiểm toán. Đánh giá ban đầu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán
Lựa chọn nhóm kiểm toán.
Lập kế hoạch
kiểm toán
Sơ bộ
Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược
Tìm hiểu khách hàng và môi trường kinh doanh
Tìm hiểu thông tin về HTKSNB
Tìm hiểu hệ thống kế toán.
Thực hiện thủ tục phân tích.
Xác lập mức trọng yếu.
Đánh giá và quản lý rủi ro
Lập kế hoạch
kiểm toán
chi tiết
Chất lượng cuộc kiểm toán
Đánh giá và quản lý rủi ro
Tổng hợp đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán.
Lập kế hoạch các thủ tục kiểm tra
hiệu quả hoạt động của HTKSNB
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Tổng hợp và thảo luận về kế hoạch kiểm toán
Thực hiện
kế hoạch
kiểm toán
Thực hiện thủ tục kiểm tra
hiệu quả hoạt động của HTKSNB
Thực hiện thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả đạt được.
Đánh giá khái quát những sai phạm và phạm vi kiểm toán
Thực hiện xem xét BCTC
Kết thúc công việc
kiểm toán và
lập báo cáo kiểm toán
Xem xét lại những sự kiện diễn ra sau ngày
kết thúc niên độ kế toán
Thu thập thư giải trình của ban giám đốc.
Tổng hợp các ghi chép.
Phát hành báo cáo kiểm toán
Những công việc thực hiện sau hợp đồng kiểm toán.
Đánh giá chất lượng hợp đồng kiểm toán
Chuẩn bị, xem xét lại và soát xét giấy tờ làm việc
Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm toán tại công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC
1.1.2. Các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán trong kiểm toán BCTC do công ty AASC thực hiện.
Lập kế hoạch là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết cho cuộc kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán là một nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán, có vai trò quan trọng chi phối đến chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán.Ở công ty AASC giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán bao gồm 3 bước chính sau đây:
- Giai đoạn tiền kiểm toán
- Lập kế hoạch kiểm toán sơ bộ
- Thiết lập chương trình kiểm toán
Giai đoạn tiền kiểm toán
Giai đoạn tiền kiểm toán được thực hiện bởi Giám đốc phụ trách hợp
đồng kiểm toán. Giám đốc phụ trách hợp đồng kiểm toán sẽ đánh giá khả năng chấp nhận hợp đồng kiểm toán dựa trên những hiểu biết lâu năm về khách hàng hoặc những điều tra ban đầu về khách hàng nếu như đó là khách hàng mới.
Giai đoạn tiền kiểm toán bao gồm các công việc chính như sau:
Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng.
Đối với khách hàng mới Công ty AASC điều tra xác định khả năng chấp nhận. Nếu khách hàng này trước đây đã được kiểm toán bởi một Công ty khác thì Công ty sẽ liên lạc với KTV tiền nhiệm để có những thông tin về khách hàng.Tuy nhiên việc liên lạc với KTV tiền nhiệm phải được sự đồng ý của khách hàng . Đối với khách hàng cũ, Công ty sẽ xem có nên tiếp tục kiểm toán không bằng cách cập nhật các thông tin mới nhất về khách hàng. Sau đó Công ty sẽ tiến hành tìm hiểu lý do kiểm toán của khách hàng, thu thập các thông tin chung của khách hàng, đánh giá khả năng chấp nhận Hợp đồng kiểm toán. Rủi ro Hợp đồng kiểm toán sẽ được Công ty xác định ở giai đoạn này từ đó đánh giá khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ đối với khách hàng cũ và chấp nhận kiểm toán đối với một khách hàng mới.
Để đánh giá rủi ro Hợp đồng kiểm toán, Giám đốc phụ trách Hợp đồng kiểm toán phải dựa trên sự giao kết với khách hàng, đánh giá các sai phạm do gian lận gây ra từ đó đánh giá rủi ro Hợp đồng ở mức nhỏ hơn mức bình thường, mức bình thường, lớn hơn mức bình thường hay lớn hơn nhiều so với mức bình thường. Các thông tin KTV thu thập để đánh giá rủi ro từ nhiều nguồn khác nhau, đó là các thông tin do khách hàng cung cấp, các thông tin từ các phương tin thông tin đại chúng, hoặc các thông tin do chính KTV thu thập được từ việc quan sát, phỏng vấn BGĐ và thông tin xác nhận từ bên thứ ba có liên quan.
Lựa chọn nhóm kiểm toán.
Ngay sau khi chấp nhận khách hàng, Giám đốc kiểm toán phụ trách Hợp đồng sẽ thiết lập nhóm kiểm toán. Nhóm kiểm toán được lựa chọn phù hợp với Hợp đồng về năng lực, về số lượng và có sự am hiểu nhất định về khách hàng. Nhóm kiểm toán phải bao gồm đầy đủ Giám đốc kiểm toán, Chủ nhiệm kiểm toán, KTV chính, trợ lý KTV. Danh sách nhóm kiểm toán sẽ được gửi tới khách hàng, nếu khách hàng không đồng ý với danh sách nhóm kiểm toán thì Công ty phải thay đổi nhóm kiểm toán cho phù hợp yêu cầu của khách hàng trên cơ sở phù hợp.
Thiết lập điều khoản Hợp đồng kiểm toán.
Hợp đồng kiểm toán được thiết lập dựa trên sự thỏa thuận của Công ty AASC và khách hàng với những điều khoản cụ thể. Hợp đồng kiểm toán là căn cứ quy định quyền và nghĩa vụ của Công ty kiểm toán và thực thể kiểm toán trong suốt quá trình kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán sơ bộ
Sau khi ký được hợp đồng cung cấp dịch vụ với khách hàng, nhóm kiểm toán tiến hành việc lập kế hoạch kiểm toán sơ bộ. Kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược tại Công ty lập cho những cuộc kiểm toán lớn về quy mô và có tính chất phức tạp, cuộc kiểm toán sơ bộ bao gồm lập kế hoạch chiến lược và lập kế hoạch tổng thể. Kế hoạch chiến lược vạch ra mục tiêu và định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm của cuộc kiểm toán và phương pháp tiếp cận cuộc kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán là người phụ trách lập kế hoạch chiến lược. Kế hoạch chiến lược là cơ sở để lập kế hoạch tổng thể.
Lập kế hoạch tổng thể: Là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch làm việc và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể được AASC lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để KTV có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến. Kế hoạch kiểm toán tổng thể làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán.
Lập kế hoạch tổng thể bao gồm các công việc cụ thể sau:
Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng
KTV tiến hành thu thập những thông tin hiểu biết cơ bản về hoạt động của đơn vị kiểm toán, những hiểu biết chung về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh có tác động đến đơn vị được kiểm toán, các đặc điểm cơ bản khác của khách hàng như: lĩnh vực hoạt động, kết quả tài chính và nghĩa vụ cung cấp thông tin kể cả những thay đổi từ lần kiểm toán trước, năng lực quản lý của Ban Giám đốc. Công việc này được thực hiện bởi Giám đốc kiểm toán, Chủ nhiệm kiểm toán và KTV chính và được thực hiện không chỉ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán mà còn thực hiện trong suốt quá trình tiến hành kiểm toán.
KTV phải thu thập những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để xem xét những thay đổi trong chính sách kế toán Công ty khách hàng, thay đổi trong cơ cấu tổ chức của Công ty. Giám đốc kiểm toán là người đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ sau đó KTV chính sẽ thực hiện các bước tiếp theo để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Các bước này bao gồm: Tìm hiểu môi trường kiểm soát; Tìm hiểu hệ thống kiếm soát quản lý; Tìm hiểu hệ thống thông tin và giao dịch; Tìm hiểu hệ thống kế toán của khách hàng; Đánh giá rủi ro và trọng yếu; Tìm hiểu hệ thống kế toán của khách hàng.
Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Sau khi thu thập được những hiểu biết về khách hàng, KTV sẽ tiến hành thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ. Thủ tục phân tích sơ bộ được thực hiện bởi KTV chính dựa trên những thông tin trên BCTC của năm nay và năm trước, các chỉ tiêu kế hoạch và các ước tính của KTV. Thông qua các thủ tục phân tích, KTV đánh giá được những biến động của các chỉ tiêu trên BCTC hoặc những biến động so với kế hoạch đặt ra của doanh nghiệp. Từ những biến động bất thường và trọng yếu KTV sẽ xác định được rủi ro.
Xác định mức độ rủi ro
Từ những hiểu biết chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, KTV xác định tổng thể kiểm toán sau đó tiến hành đánh giá ban đầu rủi ro cho từng khoản mục, từng bộ phận. Tổng thể kiểm toán là toàn bộ các khoản mục, nội dung của khách hàng mà KTV sử dụng để tiến hành công việc.
Dựa trên mô hình đánh giá rủi ro cho từng bộ phận, KTV xây dựng và hoàn thiện mô hình đánh giá rủi ro. Với các mức độ rủi ro xác định, KTV tập hợp tổng thể kiểm toán và đưa ra kết luận mức độ rủi ro cho toàn bộ tổng thể kiểm toán.
Xác định mức độ trọng yếu
Công ty AASC chia mức độ trọng yếu thành 3 mức độ như sau: Quy mô nhỏ, quy mô lớn nhưng chưa đủ mức quyết định nhận thức về đối tượng kiểm toán, quy mô lớn đủ quyết định bản chất đối tượng kiểm toán.
Quy mô nhỏ là những khoản mục, nghiệp vụ được coi không trọng yếu.Việc AASC phản ánh một khoản mục, một nghiệp vụ có quy mô nhỏ coi như không ảnh hưởng đến quy mô chung của đối tượng kiểm toán.
Một khoản mục có quy mô lớn sẽ ảnh hưởng đến nhận thức tài chính của đơn vị và từ đó ảnh hưởng đến các quyết định được đưa ra nhưng một số khoản mục trên BCTC có quy mô lớn nhưng chênh lệch lại nhỏ thì khoản mục này có thể xem không trọng yếu.
Tại AASC xác định trọng yếu BCTC dựa trên 3 chỉ tiêu:
Trọng yếu kế hoạch PM là tổng mức sai sót tối đa trên BCTC có thể chấp nhận được.
Giá trị trọng yếu chi tiết MP được xác định khoảng 80% - 90% giá trị trọng yếu kế hoạch. Khoảng chênh lệch giữa MP và PM được coi là khoảng an toàn. Các sai sót của các khoản mục không được vượt quá PM. Bản chất giá trị trọng yếu chi tiết MP là giá trị ước tính của KTV dùng làm cơ sở so sánh giá trị ghi sổ kế toán của khách hàng và cũng thể hiện sự thận trọng của Công ty AASC trong khi tiến hành kiểm toán.
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát:
Quá trình này được thực hiện bởi KTV chính. Dựa trên sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ KTV thu được trong quá trình thu thập thông tin cơ sở về khách hàng, KTV tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát của khách hàng và quyết định có sử dụng các thông tin khách hàng cung cấp hay không. Để có được quyết định chính xác, KTV thực hiện lập kế hoạch về các thủ tục kiểm soát mà khách hàng áp dụng, xem xét tính hiệu quả của các thủ tục này.
Có những hiểu biết về HTKSNB của khách hàng đủ để lập kế hoạch kiểm toán BCTC
Đánh giá BCTC có thể kiểm toán không
Ý kiến từ chối hoặc rút khỏi Hợp đồng
Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát
Mức tối đa
Mở rộng
hiểu biết nếu cần thiết
Quyết định về mức đánh giá thích hợp về rủi ro kiểm soát
sử dụng
Mức được chứng minh bằng sự hiểu biết có được
Mức thấp hơn khả dĩ có thể chấp nhận được
Lập kế hoạch và khảo soát quá trình kiểm soát
Xác định liệu mức đánh giá về rủi ro kiểm soát có được giảm hơn từ kết quả của các thử nghiệm kiếm soát không
Không thể kiểm toán
Có thể kiểm toán
Quyết định về mức rủi ro phát hiện gắn liền với mức tối đa của rủi ro kiểm soát hoặc mức độ của rủi ro kiếm toán cao hơn mức kế hoạch ban đầu và lập kế hoạch các cuộc khảo sát chính thức để thỏa mãn rủi ro phát hiện thấp hơn đó.
Quyết định về mức rủi ro phát hiện tăng lên thích hợp và lập kế hoạch các khảo sát chính thức để thỏa mãn mức rủi ro phát hiện tăng lên
này.
Sơ 1.2: Khái quát quá trình tìm hiểu hệ thống kiếm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát tại Công ty AASC
Dựa trên mức độ trọng yếu của các khoản mục, độ rủi ro của tổng thể kiểm toán, KTV xây dựng kế hoạch kiểm toán. Người phụ trách phê duyệt kế hoạch kiểm toán là Giám đốc kiểm toán. Nếu kế hoạch sơ bộ được Giám đốc kiểm toán phê duyệt, KTV sẽ liên hệ với khách hàng để thống nhất về thời gian thực hiện kế hoạch kiểm toán và chuyển cho khách hàng kế hoạch kiểm toán để khách hàng đánh giá lại xem kế hoạch đó có phù hợp với Công ty khách hàng hay không. KTV luận trao đổi với khách hàng về kế hoạch kiểm toán và đưa ra thống nhất chung. Tại trụ sở Công ty, nhóm kiểm toán sẽ tiến hành họp nhóm trao đổi về kế hoạch kiểm toán sẽ thực hiện đồng thời thống nhất cụ thể nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm.
Thiết lập chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán được xây dựng sau khi KTV tiến hành tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ. Chương trình kiểm toán đối với mỗi phần hành được lập theo chương trình cụ thể.
Có thể tóm tắt các bước lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty AASC như sau:
Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán sơ bộ
Đánh giá lại kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán
Lập kế hoạch chiến lược
Lập kế hoạch tổng thể
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
Sơ đồ 1.3: Quy trình Lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty AASC
1.2 Thực trạng về lập kế hoạch kiểm toán kiểm toán BCTC tại Công
ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC.
Công ty AASC đã xây dựng cho mình một quy trình chung về lập kế hoạch kiểm toán. Các KTV của AASC khi tiến hành kiểm toán BCTC cho khách hàng luôn ý thức vận dụng sáng tạo việc lập kế hoạch kiểm toán BCTC theo từng khách hàng cụ thể .Để có thể có cái nhìn chính xác hơn về quá trình lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty AASC, sau đây em xin được đi vào quá trình lập kế hoạch kiểm toán trong thực tế đối với một khách hàng của công ty. Cụ thể là quá trình lập kế hoạch kiểm toán đối với công ty TNHH XYZ, một khách hàng lâu năm của AASC
1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Công ty TNHH XYZ là một khách hàng lâu năm của AASC, do đó giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính của XYZ sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng mới vì công ty AASC đã có sự hiểu biết nhất định về khách hàng. Tuy nhiên, AASC vẫn không bỏ qua giai đoạn đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng. Đây là một sự thận trọng cần thiết, để dành giá những rủi ro có thể phát sinh.
1.2.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng
Sau khi nhận được thư mời kiểm toán của khách hàng, AASC sẽ tiến hành đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Để đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng. KTV tiến hành trao đổi trực tiếp và lập ra bảng đánh giá dưới đây:
Bảng 1.1: Đánh giá khả năng chấp nhận Hợp đồng với Công tyTNHH XYZ
Câu hỏi
Ảnh hưởng
tới Công ty TNHH AASC
Môi trường kiểm soát
Rủi ro Hợp đồng
Có điểm nào đáng lưu ý không?
1. Năm nay có thay đổi quan trọng nào trong bộ máy quản lý ảnh hưởng trọng yếu tính trung thực của BCTC không ?
Không
Không
Không
2. Hệ thống kiểm soát nội bộ có thay đổi bất hợp lý với quy mô , ngành nghề và tình hình kinh doanh của đơn vị không?
Không
Không
Không
3. Tình hình kinh doanh của đơn vị biến đổi theo chiều hướng xấu không?
Không
Không
Không
4. Liệu có lí do nào khiến chúng ta nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của đơn vị không?
Không
Không
Không
5. Liệu có lí do nào khiến chúng ta nghi ngờ về năng lực phục vụ khách hàng của mình không?
Không
Không
Không
( Nguồn tài liệu: AASC)
1.2.1.2 Gửi thư chào hàng
Đối với tất cả các khách hàng của Công ty AASC, dù là khách hàng thường xuyên hay khách hàng tiềm năng, hàng năm công ty AASC đều gửi thư mời kiểm toán .Sau khi đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng, Công ty AASC gửi đến Công ty khách hàng thư chào hàng. Thư chào hàng được soạn thảo bởi bộ phận khách hàng . Nội dung Thư chào hàng bao gồm: Thư chào hàng gửi Hội đồng Quản trị và BGĐ Công ty khách; Giới thiệu về Công ty AASC; Những hiểu biết của KTV về yêu cầu của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC của Công ty; Phương pháp tiếp cận và tổ chức thực hiện kiểm toán của Công ty AASC; Đề xuất mức phí kiểm toán; Lịch kiểm toán tại Công ty khách hàng.
Mức phí kiểm toán được đề xuất trong Thư chào hàng với Công ty TNHH AASC là 16x.000.000đ. Trong đó KTV trình bày mức phí trên dựa vào mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán và thời gian ước tính để hoàn thành cuộc kiểm toán. Mức phí này chưa bao gồm Thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ phí như đi lại, điện thoại, fax, gửi thư, in ấn... Các khoản phụ phí sẽ được tính trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh.
Trong thư chào hàng, AASC cam kết với khách hàng đảm bảo tính độc lập của các thông tin KTV thu thập được. Đây cũng là yêu cầu nghề nghiệp và yêu cầu của khách hàng nhằm không gây tổn hại đến khách hàng.
1.2.1.3 Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng
Trước khi lập Hợp đồng kiểm toán, Công ty AASC phải tìm hiểu lý do kiểm toán của khách hàng, phạm vi kiểm toán để xác định yêu cầu của khách hàng, xác định đối tượng sử dụng BCTC.
Qua tìm hiểu Công ty AASC nhận thấy mục đích của yêu cầu kiểm toán Công ty TNHH XYZ là đạt được mục tiêu về quản lý của Công ty trong điều kiện hiện nay. Ban lãnh đạo của Công ty TNHH XYZ mong muốn lựa chọn được hãng dịch vụ chuyên ngành có đủ năng lực và uy tín để cung cấp dịch vụ BCTC cho Công ty TNHH XYZ cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009. Bên cạnh đó, khách hàng muốn Công ty AASC giúp Công ty TNHH XYZ tìm ra điểm yếu và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán của Công ty.
Công ty TNHH XYZ cũng muốn KTV của AASC cập nhật các thông tin về chuẩn mực kế toán, các văn bản pháp luật mới nhất về kế toán cho Công ty TNHH XYZ. Đây là dịch vụ mà AASC sẽ cung cấp cho khách hàng khi khách hàng có yêu cầu và thấy cần thiết.
Dựa trên yêu cầu và mong muốn của khách hàng, KTV sẽ thiết lập mục tiêu cho từng yêu cầu thông qua từng kế hoạch cụ thể về thời gian thực hiện, người thực hiện và thứ tự ưu tiên trong công việc. Vì vậy, mục tiêu của kiểm toán BCTC là cung cấp dịch vụ chất lượng cao và phát hành báo cáo kiểm toán đúng thời hạn đã ký trong Hợp đồng với khách hàng.
Phạm vi kiểm toán của Công ty TNHH XYZ là kiểm toán toàn bộ BCTC của Công ty trong năm 2009.
Theo yêu cầu của khách hàng bên cạnh việc phát hành báo cáo kiểm toán BCTC, KTV sẽ phát hành thêm Thư quản lý trình bày rõ về các điểm yếu hoặc các vấn đề cần phải hoàn thiện trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH XYZ. Các điểm yếu hoặc các vấn đề cần phải hoàn thiện trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cần được trình bày rõ nội dung, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và BCTC của Công ty XYZ. Trong phần ảnh hưởng của những điểm yếu và các vấn đề cần hoàn thiện tới BCTC của Công ty XYZ, KTV phải nêu rõ lợi ích của việc hoàn thiện, sửa đổi các điểm yếu và tác động của việc không sửa đổi hoàn thiện các điểm yếu. Các gợi ý của KTV với Công ty XYZ cần mang tính chất hiện thực và hiệu quả.Ý kiến của KTV Công ty AASC cần được trình bày cụ thể trong Thư quản lý.
Những yêu cầu của khách hàng được trình bày trong Hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán chỉ rõ mong muốn của Công ty XYZ là nhận được báo cáo kiểm toán và thư quản lý từ Công ty AASC sau khi Công ty hoàn thành kiểm toán tại Công ty XYZ.
1.2.1.4 Hợp đồng kiểm toán
Soạn thảo và ký hợp đồng kiểm toán là công việc cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. Đây là một văn bản thỏa thuận chính thức giữa Công ty AASC với Công ty TNHH XYZ về việc kiểm toán BCTC cho một năm tài chính cụ thể (kết thúc ngày 31/12 hàng năm). Hợp đồng kiểm toán của AASC ký kết với khách hàng luôn tuân thủ quy định của Chuẩn mực kiểm toán số 210 “Hợp đồng kiểm toán”
Căn cứ pháp lý của hợp đồng kiểm toán dựa trên các văn bản :
Bộ Luật dân sự của CHXHCN Việt Nam công bố ngày 27/06/2005;
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 “Hợp đồng kiểm toán”
Bảng 1.2: Hợp đồng kiểm toán cho khách hàng XYZ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
---------------------------------------
Số. 1xx /DTT-HĐ-NV1
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2009
HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN
Về việc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty TNHH XYZ
cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009
Căn cứ Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố ngày 27/6/2005.
Căn cứ Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập.
Căn cứ vào Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng Kiểm toán, ban hành kèm theo Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 27/09/1999 của Bộ Tài chính.
Căn cứ vào thỏa thuận đã được thống nhất giữa Công ty TNHH XYZ và Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASCvề việc kiểm toán Báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009.
Hợp đồng này được lập giữa:
BÊN A: CÔNG TY TNHH XYZ
Đại diện là : Ông Nguyễn Văn A
Chức vụ : Giám đốc
Điện thoại : 043- 5584188
Fax : 043- 9642226
Địa chỉ : số 48,Phố Quan Nhân quận BĐ, thành phố Hà Nội
Mã số thuế : 0900222648
BÊN B: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC
Đại diện là : Ông Nguyễn Thanh T
Chức vụ : Phó Tổng Giám đốc.
Giấy ủy quyền số 5xx/DTT-HC ngày 15/12/2008 của Tổng Giám đốc Công ty.
Điện thoại : 84 - 43 - 5584123
Fax : 84 - 43 -5584125
Địa chỉ : Số 8 Chùa Bộc, quận Đống Đa, Hà Nội.
Tài khoản : VND 200xxxx - 003.
Tại Viettin Bank - Chi nhánh Hà Nội.
Số 24 Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.
Mã số thuế : 01 007 xxx xx .
Hai bên thống nhất hợp đồng với các điều khoản sau:
Điều 1: Nội dung dịch vụ
Bên B đồng ý cung cấp cho Bên A dịch vụ kiểm toán:
Kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009.
Điều 2: Luật định và Chuẩn mực
Dịch vụ kiểm toán được thực hiện phù hợp với các quy định của Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập, các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế chưa có trong Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.
Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra, trên cơ sở chọn mẫu, các bằng chứng liên quan đến các số liệu và việc trình bày trên Báo cáo tài chính. Cuộc kiểm toán cũng bao gồm việc xem xét các nguyên tắc kế toán áp dụng và những ước tính quan trọng của Ban Giám đốc cũng như đánh giá về việc trình bày các thông tin trên Báo cáo tài chính.
Bên B sẽ lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng các Báo cáo tài chính của Bên A không có các sai sót trọng yếu do sai sót hoặc gian lận. Tuy nhiên, do bản chất và những hạn chế vốn có của kiểm toán cũng như của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, có những rủi ro khó tránh khỏi, ngoài khả năng của KTV và công ty kiểm toán trong việc phát hiện hết sai sót. Cuộc kiểm toán không nhằm phát hiện các sai sót và gian lận không mang tính trọng yếu đối với Báo cáo tài chính cũng như không nhằm mục đích cung cấp một sự đảm bảo về hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc phát hiện các vấn đề thiếu sót trong hệ thống kiểm soát nội bộ.
Việc đưa ra ý kiến kiểm toán, cũng như việc trình bày ý kiến bằng văn bản của Bên B sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế tại ngày Bên B lập Báo cáo. Nếu vì bất kỳ lý do nào mà Bên B không thể hoàn thành cuộc kiểm toán hoặc không thể đưa ra ý kiến kiểm toán thì Bên B sẽ thông báo cho Ban Giám Đốc Bên A.
Điều 3: Trách nhiệm của Bên A và Bên B
Trách nhiệm của Bên A:
Ban Giám đốc Bên A có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, tuân thủ các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định khác về kế toán hiện hành tại Việt Nam. Theo đó, bên cạnh các trách nhiệm khác, Ban Giám đốc Bên A có trách nhiệm (1) thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với việc lập Báo cáo tài chính, (2) đảm bảo rằng Bên A tuân thủ theo các quy định hiện hành đối với mọi hoạt động của mình bao gồm việc lưu giữ và quản lý các chứng từ, sổ kế toán, Báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan theo đúng quy định của Nhà nước, (3) phản ánh các nghiệp vụ phát sinh một cách đúng đắn vào sổ sách kế toán, (4) điều chỉnh Báo cáo tài chính trong trường hợp có sai sót trọng yếu, (5) thực hiện các ước tính kế toán phù hợp, (6) bảo vệ tài sản, (7) đảm bảo tính đúng đắn của Báo cáo tài chính phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định khác về kế toán hiện hành tại Việt Nam.
Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết có liên quan cho Bên B.
Cung cấp cho Bên B các Báo cáo tài chính đã được ký và đóng dấu xác nhận.
Bố trí nhân sự liên quan cùng làm việc với Bên B trong quá trình kiểm toán và bố trí nơi làm việc hợp lý.
Theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 580 ban hành kèm theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính, Bên A sẽ cung cấp Thư giải trình của Ban Giám đốc cho Bên B nêu rõ trách nhiệm của Ban Giám đốc Bên A trong việc lập Báo cáo tài chính và khẳng định rằng ảnh hưởng của từng sai sót và tổng các sai sót không được điều chỉnh do Bên B tổng hợp trong quá trình kiểm toán cho kỳ hiện tại và kỳ hoạt động trước là không trọng yếu đối với Báo cáo tài chính.
Nếu Bên A dự định phát hành hoặc tái phát hành Báo cáo tài chính đã kiểm toán hoặc sử dụng các thông tin của bộ Báo cáo tài chính đã kiểm toán dưới bất kỳ hình thức nào thì Ban Giám đốc Bên A đồng ý cung cấp cho Bên B một bản thảo của tài liệu này, đồng thời Bên A chỉ phát hành và phổ biến các tài liệu này sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bên B. Trong trường hợp Bên A vẫn phát hàn._.h các tài liệu này mà không có sự đồng ý của Bên B thì Bên B sẽ được miễn trừ mọi trách nhiệm liên quan đến việc sử dụng các thông tin này.
Thanh toán đúng thời hạn và đầy đủ phí kiểm toán theo thỏa thuận tại Điều 5 Hợp đồng này.
Trách nhiệm của Bên B
Tuân thủ luật định và chuẩn đã nêu tại Điều 2.
Lập và thông báo cho Bên A về nội dung và kế hoạch kiểm toán, thực hiện cuộc kiểm toán theo kế hoạch, tuân thủ nguyên tắc độc lập, khách quan và bảo mật số liệu.
Các thông tin kiểm toán được đảm bảo chỉ cung cấp cho Bên A chứ không cung cấp cho các cá nhân hoặc đơn vị nào khác khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của Bên A.
Cử các KTV có năng lực và kinh nghiệm thực hiện kiểm toán;
Báo cáo Ban giám đốc Bên A bất cứ sự gian lận hay hoạt động không hợp pháp hoặc những điểm yếu quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ được phát hiện trong cuộc kiểm toán;
Bên B phải đảm bảo cung cấp cho Bên A các Báo cáo kiểm toán như đã nêu tại Điều 4.
Điều 4: Báo cáo kiểm toán
Sau khi kết thúc kiểm toán năm, Bên B sẽ cung cấp cho Bên A 06 bộ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán bằng tiếng Việt cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009.
Điều 5: Phí dịch vụ và phương thức thanh toán
1) Tổng mức phí cho các dịch vụ nêu tại điều 1 là: 16x.000.000 VNĐ
Phương thức thanh toán:
Trả lần 1: 50% giá trị hợp đồng sau khi ký hợp đồng.
Trả lần 2: Số còn lại sau khi phát hành Báo cáo Kiểm toán
Phí kiểm toán sẽ được thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của Bên B. Bên B có quyền tính lãi trả chậm ở mức cao nhất mà luật pháp cho phép nếu Bên A không thanh toán trong vòng 15 ngày kể từ ngày Bên B phát hành chứng từ yêu cầu thanh toán.
Những dịch vụ phụ trội cung cấp ngoài những dịch vụ đã nêu tại Điều 1 sẽ được tính riêng. Trong trường hợp Bên A cần Bên B cung cấp các dịch vụ khác, nội dung và phí dịch vụ bổ sung sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận khác giữa hai Bên.
Điều 6: Thời gian thực hiện dịch vụ
Công việc kiểm toán Báo cáo tài chính năm được bắt đầu thực hiện sau khi Bên A đã cung cấp cho bên B Báo cáo tài chính đã được ký và đóng dấu xác nhận.
Báo cáo kiểm toán dự thảo sẽ được chuyển cho Bên A sau 12 ngày làm việc kể từ ngày Bên B bắt đầu thực hiện kiểm toán tại Bên A.
Sau thời gian 5 ngày kể từ ngày Bên A và Bên B thống nhất nội dung của Báo cáo kiểm toán dự thảo, Bên B sẽ chuyển cho Bên A Báo cáo kiểm toán chính thức.
Điều 7: Cam kết và các giới hạn
Hai Bên cam kết thực hiện tất cả các điều khoản nêu trên. Trong trường hợp có khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng, cả hai bên phải kịp thời thông báo cho nhau để trao đổi, tìm giải pháp thích hợp.
Bất kỳ tranh chấp hoặc khiếu kiện phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng, mà các bên không giải quyết được bằng thương thảo, sẽ được giải quyết theo Bộ Luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam và tại tòa án kinh tế do hai Bên thỏa thuận.
Điều 8: Hiệu lực và thời hạn của Hợp đồng
Hợp đồng này được lập thành 04 bản bằng tiếng Việt, mỗi bên giữ hai bản.
Bản hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi kết thúc hợp đồng (thanh lý hợp đồng, phát hành hóa đơn và thu tiền) hoặc khi có thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng của cả hai Bên.
Đại diện Bên B
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
AASC
Phó Tổng Giám đốc
Đại diện Bên A
CÔNG TY TNHH XYZ
Giám đốc
( Nguồn tài liệu: AASC)
Trong Hợp đồng kiểm toán tại Công ty TNHH XYZ, Công ty AASC dự tính kế hoạch thực hiện kiểm toán như sau:
Bảng 1.3: Dự kiến kế hoạch thực hiện kiểm toán cho Công ty XYZ
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC
THÀNH VIÊN CỦA INPACT QUỐC TẾ
Tên khách hàng : Công ty TNHH XYZ
Ngày :
Kỳ kế toán : 1/1/2009 đến 31/12/2009
Người lập: Cát Thị Hà
Nội dung : Dự kiến kế hoạch thực hiện kiểm toán Người soát xét:Nguyễn Lê Dũng
Thời gian dự kiến bắt đầu thực hiện
Thời gian dự kiến kết thúc
Kế hoạch thực hiện kiểm toán:
Lập kế hoạch
03/12/2009
07/12/2009
Thực hiện các thủ tục kiểm toán sơ bộ, soát xét
07/12/2009
31/12/2009
Quan sát kiểm kê tiền mặt, tồn kho, TSCĐ cuối năm
25/12/2009
02/01/2010
Thực hiện các thủ tục kiểm toán cuối năm
11/02/2019
08/03/2010
Lập báo cáo kiểm toán:
Dự thảo Báo cáo kiểm toán của KTV về BCTC đã được kiểm toán
21/03/2010
Báo cáo của KTV chính thức về BCTC đã được kiểm toán
28/03/2010
Thư quản lý
28/03/2010
( Nguồn tài liệu: AASC)
Công ty AASC cũng đề xuất mức phí kiểm toán và được chấp nhận trong Hợp đồng cụ thể. Tổng mức phí chưa bao gồm Thuế Giá trị gia tăng và phụ phí cho các dịch vụ tại Công ty TNHH XYZ là 16x.000.000đ. Mức phí trên bằng mức phí đề nghị trong Thư chào hàng của Công ty AASC gửi tới Công ty TNHH XYZ. Mức phí được tính toán trên cơ sở trách nhiệm, kinh nghiệm và thời gian cần thiết để thực hiện công việc.
1.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược và kế hoạch kiểm toán tổng thể
1.2.2.1. Kế hoạch kiểm toán chiến lược
AASC tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chiến lược với những khách hàng qui mô lớn tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán trong nhiều năm.
Nội dung và các bước công việc của kế hoạch chiến lược :
- Tình hình kinh doanh của khách hàng ( tổng hợp thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức dở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị ) đặc biện lưu ý đến những nội dung chủ yếu như : Động lực cạnh tranh, phân tích thái cực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trỡ sau bán hàng ...
- Xác định những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính như chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập báo cáo tài chính và quyền hạn của công ty.
- Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài chính (đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát).
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán.
- Xác định nhu cầu về sự hợp tác của chuyên gia: KTV nội bộ, KTV khác, chuyên gia tư vấn pháp luật và các chuyên gia khác như kỹ sư xây dựng, kỹ sư nông nghiệp.
- Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện.
- Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán. Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.
Các chỉ dẫn và yêu cầu.
- Kế hoạch chiến lược được lập cho cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính trong nhiều năm.
- Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giám đốc Công ty ( Phó Giám đốc được ủy quyền hoặc Giám đốc chi nhánh) phê duyệt.
- Nhóm kiểm toán phải tuân thủ các quy định của công ty và phương hướng mà Giám đốc (Phó Giám đốc được ủy quyền hoặc giám Giám đốc chi nhánh) đã duyệt trong kế hoạch chiến lược.
Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thực hiện kiểm toán nếu phát hiện ra những vấn đề khác biệt với nhận định ban đầu của Ban Giám đốc thì phải báo cáo kịp thời cho ban giám đốc để có những điều chỉnh kịp thời.
Sau khi ký Hợp đồng kiểm toán, Công ty AASC gửi kế hoạch kiểm toán tổng quát tới khách hàng. Kế hoạch kiểm toán sơ bộ do Công ty AASC cung cấp bao gồm danh sách các KTV trong đoàn kiểm toán, thời gian làm việc cụ thể với Ban Giám đốc Công ty XYZ và danh sách các tài liệu KTV yêu cầu khách hàng cung cấp.
Sau đây là kế hoạch tổng quát Công ty AASC gửi Công ty TNHH XYZ
Bảng 1.4: Kế hoạch kiểm toán tổng quát sơ bộ
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC
THÀNH VIÊN CỦA INPACT QUỐC TẾ
Tên khách hàng : Công ty TNHH XYZ
Ngày :
Kỳ kế toán : 1/1/2009 đến 31/12/2009
Người lập: Cát Thị Hà
Nội dung : Kế hoạch kiểm toán tổng quát sơ bộ Người soát xét:
Về mặt nhân sự:
Trực tiếp chỉ đạo
Ông Nguyễn Thanh T Phó Tổng Giám đốc
Ông Lê Quốc T Chủ nhiệm Kiểm toán
Trực tiếp thực hiện
Ông Phạm Tiến D KTV
Ông Nguyễn Mạnh H KTV
Ông Đinh Văn G Trợ lý KTV
Thời gian dự kiến và địa điểm
Đơn vị
Thời gian
Địa điểm
Văn phòng
12/02 – 20/02
20/02 – 22/02
Văn phòng Công ty TNHH XYZ tại Hà Nội
Chi nhánh Nghệ An
20/02 – 22/02
Chi nhánh đại diện Công ty TNHH XYZ tại Nghệ An
Chi nhánh Hà Tĩnh
20/02 – 22/02
Chi nhánh đại diện Công ty TNHH XYZ Hà Tĩnh
Chi nhánh Quảng Bình
20/02 – 22/02
Chi nhánh đại diện Công ty TNHH XYZ tại Quảng Bình
Chi nhánh Quảng Ninh
20/02 – 22/02
Chi nhánh đại diện Công ty TNHH XYZ tại Quảng Ninh
Chi nhánh Nam Định
20/02 – 22/02
Chi nhánh đại diện Công ty TNHH XYZ tại Nam Định
Chi nhánh thành phố Thái Bình
20/02 - 22/02
Chi nhánh đại diện Công ty TNHH XYZ tại Thái Bình
( Nguồn tài liệu: AASC)
AASC gửi kèm 1 bản yêu cầu cung cấp tài liệu. Trong đó có đầy đủ các tài liệu để có thể thực hiện cuộc kiểm toán. Bao gồm những tài liệu như sau:
Các tài liệu chung: Giấy phép đăng ký kinh doanh, cơ cấu tổ chức, điều lệ công ty, các biên bản họp Ban Giám đốc, các báo cáo kiểm toán và biên bản kiểm tra quyết toán của cơ quan thuế, và các văn bản khác của các cơ quan có thẩm quyền. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối số phát sinh, ghi chú báo cáo tài chính và các báo cáo theo biểu mẫu qui định của công ty...
Các tài liệu phục vụ cho việc soát xét số dư đầu kỳ: Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt, xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng, biên bản đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, danh mục hàng tồn kho, hồ sơ tài sản cố định, xác nhận số dư các khoản vay ngắn hạn, vay và nợ dài hạn và lãi phải trả…
Chi tiết các tài liệu liên quan đến khác khoản mục: Tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, chi phí trả trước, tạm ứng, các khoản phải trả, doanh thu, giá vốn, chi phí, lương ...
Những vấn đề KTV quan tâm, cần tìm hiểu sẽ được thảo luận trao đổi trực tiếp trong cuộc gặp mặt với BGĐ, kế toán trưởng và các kế toán viên tại Công ty khách hàng.
Bảng 1.5: Kế hoạch trao đổi với khách hàng tại Công ty TNHH XYZ
Đại diện bên khách hàng
Chức vụ
Chủ đề thảo luận
Hình thức thảo luận
Thời gian
Ô. Nguyễn Văn A
Ô. Nguyễn Văn B
Kế toán viên khác
Giám đốc
Kế toán trưởng
Kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009
Họp mặt trực tiếp
Bằng văn bản nếu thấy cần thiết
12/02 – 22/02
Ô. Nguyễn Văn A
Ô. Nguyễn Văn B
Kế toán viên khác
Giám đốc
Kế toán trưởng
Trao đổi kết quả kiểm toán
Trao đổi trực tiếp về báo cáo kiểm toán, thư quản lý….
21/03 - 28/03
( Nguồn tài liệu: AASC)
KTV sẽ tiến hành gặp mặt trực tiếp để trao đổi thông tin với khách hàng nhằm gia tăng hiệu quả của cuộc trao đổi. KTV gặp để trao đổi với Kế toán trưởng vào bất kỳ thời gian thuận tiện trong ngày.
1.2.2.1.1 Thu thập thông tin cơ sở
Sau khi ký Hợp đồng kiểm toán, KTV bắt đầu tiến hành lập kế hoạch tổng quát trong đó bao gồm thu thập các thông tin về khách hàng như tìm hiểu ngành nghề, hoạt động kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về môi trường kinh doanh của khách hàng.
Do Công ty TNHH XYZ là khách hàng cũ của AASC nên công việc thu thập thông tin về khách hàng không mất nhiều thời gian của KTV. Với sự am hiểu lâu năm về khách hàng và thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất của khách hàng nên Công ty AASC luôn có những kiến thức nhất định về khách hàng. Trong giai đoạn này KTV chỉ kiểm tra lại những thông tin đã có và tìm hiểu những thông tin mới, những thay đổi trong cơ cấu tổ chức, ngành nghề hoạt động của khách hàng.
Kết quả thu thập thông tin cơ sở về Công ty XYZ của KTV như sau:
Bảng 1.6: Thông tin cơ sở về Công ty TNHH XYZ
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC
THÀNH VIÊN CỦA INPACT QUỐC TẾ
Tên khách hàng : Công ty TNHH XYZ
Ngày :
Kỳ kế toán : 01/01/2009 – 31/12/2009
Người lập:
Nội dung : Thông tin cơ sở của khách hàng XYZ Người kiểm tra:
Công ty TNHH XYZ được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 049888 ngày 19 tháng 08 năm 1995 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp. Đăng ký sửa đổi lần 9 cấp ngày 20 tháng 09 năm 2002. Giấy phép thành lập công ty số 2644GP/UB ngày 19/8/1995.
Vốn điều lệ cam kết của Công ty là 5.500.000.000 đồng. Ông Nguyễn Văn A góp 4.400.000.000 đồng chiếm 80%, Bà Đinh Bảo N góp 1.100..000.000 đồng chiếm 20%.
Tổ chức của Công ty bao gồm:
Văn phòng Công ty tại số 48 phố Quan Nhân, quận BĐ, thành phố Hà Nội.
Chi nhánh Nghệ An tại số 49 Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh.
Chi nhánh Quảng Ninh tại phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long.
Chi nhánh Thái Bình tại số 111 Trần Nhân Tông, thành phố Thái Bình.
Chi nhánh Nam Định tại số 92 Nguyễn Đình Chiểu, TP Nam Định
Ngành nghề kinh doanh của Công ty là
Buôn bán hàng tư liệu sản xuất;
Buôn bán hàng tư liệu tiêu dùng;
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
Buôn bán hàng lương thực, thực phẩm;
Khách sạn;
Kinh doanh rượu, thuốc lá;
Lắp ráp, lắp đặt, bảo trì và bảo dưỡng các hệ thống thiết bị lạnh, điều hòa không khí;
Hoạt động chính của Công ty: Công ty là nhà phân phối độc quyền Sơn Toa tại khu vực phía bắc( Từ Huế trở ra các tỉnh phía Bắc) từ năm 1998. Các mặt hàng sơn chủ yếu là sơn Mater, sơn Dutex, … được mua dưới hình thức hợp đồng kinh tế, không bị ràng buộc bởi giá bán.
Ngoài hoạt động kinh doanh trên, công ty đang khai thác tòa nhà 123 Lê Phụng Hiểu – Hoàn Kiếm- Hà Nội dưới hình thức cho thuê văn phòng. Công ty cũng thuê 1 lô đất tại Khu Công Nghệp Thang Long cho VINAXUKI thuê để làm kho bãi và bảo hành máy móc thiết bị.
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Văn phòng HC-SN
Phòng
Kế toán TC
Phòng Kinh doanh
Phòng Dự án thi công
Phòng Kỹ Thuật
Phòng Vạt Tư
CN Nam ĐỊnh
CN Thái Bình
CN Nghệ AN
CN Huế
CN Hà Tĩnh
Sơ đồ 1.4 : Bộ máy tổ chức Công ty TNHH XYZ
Chi phí chủ yếu
Chi phí chủ yếu của công ty là giá vốn sơn mua từ Công ty TOA, các chi phí vận chuyển hàng hóa đến người mua, chi phí văn phòng. Chi phí khấu hao kho bãi tại Khu CN Thăng Long. Các chi phí liên quan đến khai thác tòa nhà 123 – Lê Phụng Hiểu- Hoàn Kiếm- Hà Nội không đáng kể.
Nhà cung cấp chính
Nhà cung cấp chủ yếu là Công ty TNHH TOA PAINT VIỆT NAM - Lô 23, Khu Công nghiệp Sóng Thần- Bình Dương
Doanh thu
- Doanh thu bán Sơn Dutex,Master
- Doanh thu cho thuê kho bãi
Năm 2009, doanh thu từ việc bán Sơn Dutex chiếm 96% trong tổng doanh thu.
Chính sách giá: Công ty tính toán giá bán = giá vốn + lợi nhuận gộp( khoảng 10%)
Chính sách tài chính và hạch toán kế toán
Công ty lập báo cáo theo VAS.
Chính sách kế toán được áp dụng phù hợp với quy định kế toán hiện hành .
Báo cáo tài chính của Công ty TNHH XYZ được lập trên cơ sở cộng các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của văn phòng và các chi nhánh.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
Niên độ kế toán áp dụng: từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch.
Chính sách kế toán cụ thể:
Thứ nhất, Hàng tồn kho
Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, các chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm với trạng thái hiện tại. Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường (-) trừ các chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Hàng tồn kho đangh được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Thứ hai, Tài sản cố định hữu hình và hao mòn
Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế.
Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm và xây dựng chuyển giao là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để được có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng .
Công ty thực hiện khấu hao tài sản cố định theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC, ngày 12/12/2003. Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản.
Thời gian khấu hao cụ thể của từng loại tài sản cố định như sau:
Loại tài sản cố định
Thời gian khấu hao (năm)
Nhà cửa, vật kiến trúc
5 - 20
Máy móc thiết bị
3 - 8
Phương tiện vận tải
5- 10
Thiết bị dụng cụ quản lý
3 – 8
Thứ ba, Ghi nhận doanh thu
Doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp có thể thu được các lợi ích kinh tế và doanh thu có thể được xác định một cách chắc chắn.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi các rủi ro, lợi ích và quyền sở hữu hàng hóa được chuyển sang người mua; đồng thời doanh nghiệp có thể xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Thời điểm ghi nhận doanh thu thông thường trùng với thời điểm chuyển giao hàng hóa, phát hành hóa đơn cho người mua và người mua chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm cổ tức nhận được từ lãi tiền gửi ngân hàng.
Thứ tư, Chuyển đổi ngoại tệ
Các nghiệp vụ phát sinh bằng các loại ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam (VNĐ) theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các nghiệp vụ này được hạch toán vào Kết quả hoạt động kinh doanh.
Số dư các tài sản bằng tiền và công nợ có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được chuyển đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày này. Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các tài khoản này được hạch toán vào Kết quả hoạt động kinh doanh. Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các số dư tại ngày kết thúc niên độ kế toán không được dùng để chia cho cổ đông.
Thứ năm, Thuế
Thuế suất thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với sản phẩm sơn, các dịch vụ khác là 10%.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%. Lợi nhuận chịu thuế được tính dựa trên kết quả hoạt động trong năm và điều chỉnh cho các khoản chi phí không được khấu trừ hoặc không được chấp nhận cho mục đích tính thuế.
Việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ vào các quy định hiện hành về thuế. Tuy nhiên, những quy định này thay đổi theo từng thời kỳ và việc xác định sau cùng về thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền.
Các loại thuế, phí và lệ phí khác được tính theo quy định hiện hành của nhà nước.
Thứ sáu, Nguồn vốn, quỹ
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty bao gồm: vốn do các thành viên góp.
( Nguồn tài liệu: AASC)
AASC đã kiểm toán cho Công ty TNHH XYZ trong năm 2008 vì vậy báo cáo kiểm toán năm 2008, giấy phép thành lập, điều lệ của Công ty, KTV lấy từ hồ sơ kiểm toán lưu giữ tại Công ty AASC. KTV chỉ yêu cầu Công ty TNHH XYZ cung cấp thêm các BCTC của năm 2009, biên bản thanh tra,các biên bản làm việc với cơ quan thuế, biên bản kiểm tra trong năm 2009, những hợp đồng kinh tế với khách hàng.
Việc tìm hiểu khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng ở Công ty AASC bắt đầu được thực hiện từ trước cuộc kiểm toán và diễn ra trong suốt quá trình kiểm toán. Giai đoạn này không được phân tách riêng rẽ vì KTV sẽ thu thập thông tin bất cứ khi nào thấy thuận lợi nhất.
1.2.2.1.2 Thực hiện thủ tục phân tích
Sau khi thu thập thông tin cơ sở về Công ty XYZ, KTV tiến hành thủ tục phân tích để xác định các thông tin thu thập được có chính xác và tin cậy không. Đây là yêu cầu bắt buộc khi lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty AASC Việt Nam.
Thủ tục phân tích sơ bộ KTV thực hiện tại Công ty TNHH XYZ gồm 3 bước sau:
Bước 1: Thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính.
Bước 2: So sánh đối chiếu các thông tin thu thập được.
Bước 3: Phân tích các kết quả thu được.
KTV sử dụng cả phương pháp phân tích ngang và phân tích dọc tại Công ty XYZ để thấy rõ sự biến đổi của BCTC so với lần kiểm toán năm 2008.
KTV thực hiện thủ tục phân tích ngang Bảng cân đối kế toán bằng cách so sánh giữa số liệu của năm 2009 với các số liệu của năm 2008 để thấy xu hướng biến động của từng khoản mục trong Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH XYZ. Đối với những biến động lớn có tính chất trọng yếu, KTV tiến hành phỏng vấn để giải thích nguyên nhân biến động và ghi chú rõ ràng trong giấy tờ làm việc.
Bảng 1.7: Kết quả phân tích Bảng cân đối kế toán của Công ty XYZ
Đơn vị : 1000VNĐ
Bảng cân đối kế toán
31/12/2009
31/12/2008
Chênh lệch (%)
Chêch lệch (số tiền)
Ghi chú
Tài sản
Tiền và các khoản tương đương tiền
9,189,271
8,569,702
7.2%
619,569
{1}
Phải thu khách hàng
61,478,972
46,456,420
32.3%
15,022,552
{2}
Hàng tồn kho
38,755,524
29,873,482
29.7%
8,882,042
{3}
Chi phí chả trước
0
0
-
-
Tài sản ngắn hạn khác
4,425,155
2,650,059
67.0%
1,775,096
{4}
Tổng tài sản ngắn hạn
113,848,923
87,549,663
30.0%
26,299,259
Tài sản cố định hữu hình
6,190,888
6,631,786
-6.6%
(440,897)
Tài sản cố định vô hình
0
0
-
-
Đầu tư tài chính dài hạn
6,913,590
6,913,590
-
-
{5}
Đầu tư dài hạn khác
514,426
454,246
13.2%
60,179
{6
7}
Tổng tài sản dài hạn
13,618,905
13,999,623
-2.7%
(380,717)
Tổng tài sản
127,467,829
101,549,287
25.5%
25,918,541
Nguồn vốn
Phải trả người bán
-70,282,476
-42,339,121
66.0%
(27,943,354)
{8}
Phải trả khác
-104,443
-1,400,349
-92.5%
1,295,906
Nợ ngắn hạn
-17,022,602
-20,707,602
-17.8%
3,685,000
Nợ dài hạn khác
-23,939,425
-21,619,896
10.7%
(2,319,528)
Tổng nợ phải trả
-111,348,946
-86,066,970
29.4%
(25,281,976)
Vốn chủ sở hữu
-5,500,000
-5,500,000
-
-
Lợi nhuận chưa phân phối
-10,618,882
-9,982,317
6.4%
(636,565)
Tổng vốn chủ sở hữu
-16,118,882
-15,482,317
4.1%
(636,565)
Tổng cộng nguồn vốn
-127,467,829
-101,549,287
25.5%
(25,918,541)
Ghi chú:
{b}
Tiền tại công ty chủ yếu là tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng và tiền mặt tồn ở Văn phòng và chi nhánh. KTV thu thập đối chiếu xác nhận Ngân hàng, sổ phụ Ngân hàng đối chiếu với số ghi nhận trên sổ kế toán
{c}
Công nợ phải thu tại thời điểm 31/12/2009 tăng 73% so với công nợ phải thu tại thời điểm 31/12/2008 chủ yếu là phần công nợ phải thu tại Văn phòng Hà Nội.
{d}
Tài sản ngắn hạn khác chủ yếu bao gồm:
Khoản mục
Năm 2009
Năm 2008
Tiền tạm ứng
1054458
837507
Ký quỹ ký cược ngắn hạn
1318763
1318764
Thuế GTGT được khấu trừ
1917734
493788
Thuế nộp trước
134200
0
Tổng cộng
4425155
2650059
{e}
Hàng tồn kho ở Công ty chủ yếu là phần Sơn, KTV cần thu thập báo cáo kiểm kê, kiểm tra việc trích lập dự phòng đối với hàng hóa kém phẩm chất tại Công ty.
{g}
Đây là khoản đầu tư vào NEDI. KTV cần thu thập hợp đồng liên doanh, tính toán trích lập dự phòng cho khoản đầu tư này trong trường hợp NEDI bị lỗ.
{h}
Chi phí trả trước dài hạn của công ty chủ yếu là giá trị công cụ dụng cụ phân bổ.
{i}
Công nợ phải trả tại Công ty chủ yếu là công nợ phải trả Nippon Biên Hòa với số tiền hơn 60 tỷ, đã có xác nhân khoản phải trả này.
( Nguồn tài liệu: GLV AASC)
Để thấy rõ được tình hình tài chính của Công ty khách hàng, các KTV sử dụng các tỷ số tài chính để phân tích. KTV có thể thấy được tổng quan tình hình tài chính của Công ty TNHH XYZ và phát hiện những thay đổi bất thường thông qua phân tích một số các chỉ số tài chính giữa hai năm 2009 và năm 2008. Trong đó, KTV tiến hành phân tích các chỉ số như bảng sau
Bảng 1.8: Kết quả phân tích một số chỉ số của Công ty XYZ
31/12/2009
31/12/2008
Chêch lệch
Chêch lệch (%)
Ghi chú
Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán chung
1.62
2.0
-0.38
-19.2%
Khả năng thanh toán nhanh
1.05
1.3
-0.25
-20.2%
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
0.13
0.2
-0.07
-33.4%
Sức sinh lời
Sức sinh lời của tài sản
1.01
1.7
-0.69
-41.3%
Chỉ số lợi nhuận
Lợi nhuận gộp/doanh thu
13%
7%
0.06
78.3%
EBIT
2%
-1%
0.03
-465.4%
Lợi nhuận trước thuế/doanh thu
2%
-1%
0.03
-260.8%
Lợi nhuận sau thế/doanh thu
2%
-1%
0.03
-260.8%
Chi phí hoạt động/doanh thu
11%
8%
0.03
36.5%
Hệ số nợ
Nợ dài hạn/vốn chủ
106%
134%
-0.28
-21.0%
Tổng nợ/vốn chủ
691%
556%
1.35
24.3%
Nợ dài hạn/Tổng tài sản
13%
20%
-0.07
-34.5%
Tổng nợ/Tổng tài sản
87%
85%
0.03
3.2%
Sau khi tiến hành thủ tục phân tích, KTV xác định mức trọng yếu của BCTC để làm cơ sở cho toàn cuộc kiểm toán.
1.2.2.1.3 Xác định mức trọng yếu của Báo cáo tài chính
Để xác định mức trọng yếu kế hoạch của BCTC năm 2009 của Công ty TNHH XYZ, KTV thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định cơ sở ước lượng và tỷ lệ ước lượng tính trọng yếu của BCTC
Căn cứ vào hướng dẫn ước lượng về tính trọng yếu
Bảng 1.9: Hướng dẫn ước lượng về tính trọng yếu tại AASC
Loại hình khách hàng
Cơ sở ước lượng
Tỷ lệ ước lượng
Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Thu nhập sau thuế
5% - 10%
Công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán
Tổng tài sản lưu động
2%
Vốn chủ sở hữu
2%
Lợi nhuận sau thuế
10%
Tổng doanh thu
0.5% - 3%
Chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia
Mức trọng yếu được xây dựng trên cơ sở doanh thu và ở mức độ cao hơn 2% với công ty không đăng ký trên thị trường chứng khoán ngang bậc. Mức độ trọng yếu ở chi nhánh phải thấp hơn ở công ty mẹ.
Và trên cơ sở xác định Công ty TNHH XYZ là Công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán nên cơ sở ước lượng về tính trọng yếu đối với BCTC của Công ty TNHH XYZ KTV được dựa trên chỉ tiêu tổng doanh thu. Tỷ lệ ước lượng về tính trọng yếu chung đối với toàn bộ các BCTC được áp dụng nằm trong khoảng từ 0,5% - 3%.
Bước 2: Xác định tỷ lệ % áp dụng đánh giá tính trọng yếu BCTC của Công ty TNHH XYZ
Doanh thu thuần năm 2009 của Công ty XYZ là: 107.403.228.672 đồng tương đương với 6.504.556 USD (Quy đổi theo tỷ giá 1USD = 16.512 VNĐ). Sau đó tính ra mức trọng yếu kế hoạch (PM) và mức trọng yếu kế hoạch chi tiết (MP)
Mức trọng yếu kế hoạch này tính theo đồng Việt Nam là (Tính các chỉ tiêu dựa trên phần mềm xác định mức trọng yếu của công ty).
PM= 158.512 x 16.165=2.562.346.480 đồng.
MP= 107.402 x 16.165= 1.736.153.330 đồng
Về nguyên tắc MP được xác định dựa trên PM và thường có giá trị nhỏ hơn PM. Nếu MP được đánh giá quá cao sẽ dẫn đến rủi ro cuộc kiểm toán sẽ tăng lên do có thể các quy trình kiểm toán được thiết lập không đạt được mục tiêu của nó. Nếu MP được đánh giá quá thấp thì các công việc thử nghiệm sẽ nhiều lên trong khi không cần thiết nhiều như thế các thử nghiệm dẫn đến cuộc kiểm toán sẽ không hiệu quả (phí kiểm toán sẽ tăng lên).
Khoảng chênh lệch giữa MP và PM được coi là “khoảng an toàn” để tổng hợp các sai sót của các khoản mục không vượt quá giá trị trọng yếu kế hoạch (PM) đã xác định.
1.2.2.1.4 Đánh giá rủi ro kiểm toán
Để đánh giá rủi ro và môi trường kiếm soát của Công ty XYZ, KTV đã dựa vào các thông tin thu thập được thông qua hệ thống các câu hỏi. Khi sử dụng các thông tin của năm trước, các KTV phải xác định liệu có thay đổi quan trọng nào có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của thông tin. Rủi ro hợp đồng đã được các KTV đánh giá trước khi chấp nhận khách hàng và được lưu trong hồ sơ kiểm toán
Nhằm kiểm tra đặc điểm và tính liêm chính của BGĐ, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ .AASC đã xây dựng một hệ thống các câu hỏi từ đó đánh giá sự hiểu biết của KTV về khách hàng. Sau đây là mẫu bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán.
Bảng 1.10: Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB và rủi ro kiểm toán
Ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán
Ảnh hưởng đến môi trường kiểm soát
Ghi chú
Tính liêm chính của BGĐ
Câu 1. Có lý do nào cần đặt câu hỏi đối với quan điểm và tính chính trực của BGĐ cũng như có thể tin tưởng vào những thông tin mà họ cung cấp không
Không
Không
1. Chúng ta nhận thấy BGĐ có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, làm sai các thông tin tài chính hoặc hành vi ép buộc của cơ quan chức năng không?
Không
Không
2. Liệu chúng ta có nhận biết được BGĐ có liên quan đến những hành vi được coi là bất hợp pháp đang trong nghi vấn có ảnh hưởng đến Công ty
Không
Không
4. Có lý do nào khẳng định BGĐ thường xuyên thay đổi ngân hàng giao dịch, thay đổi tư vấn pháp luật. KTV không?
Không
Không
5. Công ty có sự thay đổi bất thường nào về nhân sự trong BGĐ ?
Có
Có
6. Giám đốc có phải là người không có kinh nghiệm trong công việc?
Không
Không
7. Liệu có khó khăn trong đời sống của các thành viên trong BGĐ?
Không
Không
Cam kết về sự chính xác và hợp lý của BCTC
Câu 2. Có lý do nào băn khoăn cam kết về sự chính xác và hợp lý của BCTC
Không
Không
1. Công ty có sử dụng chính sách kế toán còn nhiều thiếu sót
Không
Không
3. Công ty có hiểu sai các chính sách kế toán không?
Không
Không
2. Liệu có những sai sót của phần mềm kế toán hoặc trình độ người sử dụng phần mếm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC không?
Không
Không
Kiếm toán nội bộ
Câu 3. Đơn vị có kiểm toán nội bộ không? Nếu có thì hoạt động của KTV nội bộ có kém hiệu quả không?
Không
Không
Cơ cấu tổ chức và quản lý
Câu 4. Cơ cấu tổ chức có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh của đơn vị không?
Không
Không
Câu 5. Quá trình kiểm soát quản lý có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh không, có lý do nào để băn khoăn khả năng của BGĐ trong việc giám sát điều hành hoạt động có hiệu quả cũng như việc phân công trách nhi
ệm?
Không
Không
Câu 6. Phương pháp phân công quyền hạn và trách nhiệm có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh không?
Không
Không
Hình thức kinh doanh
Câu 7. Có lý do nào để băn khoăn với hình thức kinh doanh của doanh nghiệp không?
Không
Không
Môi trường kinh doanh
Câu 8. Có những ảnh hưởng bên ngoài nào từ môi trường kinh doanh đến hoạt động và khả năng tiếp tục kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
Không
Không
Các kết quả tài chính
Không
Không
Câu 9. BGĐ có chịu áp lực nào trong việc đưa ra các kết quả tài chính không?
Không
Không
Câu 10. Có nhân tố nào chứng tỏ doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động trong thời gian tới?
Không
Không
Bản chất của cuộc kiểm toán
Câu 11. Có lý do nào để băn khoăn về những ảnh hưởng xung quanh cuộc kiểm toán không?
Không
Không
Câu 12. Có lý do nào để nói rằng sự tuân thủ chuẩn mực kiểm toán chung của chúng ta sẽ bị thắc mắc không?
Không
Không
Câu 13. Có vấn đề trọng yếu nào về kế toán dẫn đến mức độ rủi ro kiểm toán lớn hơn mức trung bình không?
Không
Không
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31570.doc