Lời mở đầu
Hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu trong tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Trước sự quan tâm của nhà nước và là yêu cầu của quản lí, yêu cầu của hội nhập, các dịch vụ kiểm toán cần nâng cao chất lượng , đáp ứng được nhu cầu cầu khách hàng. Hoạt động kiểm toán góp phần làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả trong nguồn lực trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Kiểm toán báo cáo tài chính là nhu cầu thiết yếu khách quan cho việ
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện quy trình kiểm toán một số ước tính kế toán trong kiểm toán tài chính tại Công ty AASC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đấnh giá chất lượng cho hoạt động kiểm toán của doanh nghiệp . Trên báo cáo tài chính, các ước tính kế toán là những chỉ tiêu phức tạp, được đánh giá là trọng yếu và có mối quan hệ chặt chẽ với các khoản mục chi phí, công nợ, ảnh hưởng đến các khoản mục trên báo cáo tài chính . Trong doanh nghiệp sản xuất, các ước tính kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với chi phí sản xuất, ảnh hướng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh trong kì. Vì vậy, kết quả kiểm toán sẽ giúp các doanh nghiệp thấy được điểm bất hợp lí trong kế toán và quản lí tài sản góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Với ý nghĩa trên, trong thời gian học tập tại trường ĐHKTQD và thực tập tại công ty AASC, em đã trọn đề tài: "Hoàn thiện qui trình kiểm toán một số ước tính kế toán trong kiểm toán báo cáo tài chính taị công ty AASC " để hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Đề tài đề cập sâu đến qui trình kiểm toán khấu hao và chi phí trả trước. Nội dung của chuyên đề gồm ba phần:
Phần I: Những vấn đề chung về kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán BCTC tại các doanh nghiệp .
Phần II: Thực trạng kiểm toán các ước tính kế toán trong
kiểm toán BCTC tạI công ty AASC
Phần III: Bài học kinh nghiệm và phương hướng hoàn thiện
qui trình kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm
toán BCTC tại AASC
Chuyên đề được tiếp cận dựa trên phương pháp duy vật bịên phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp kiểm toán chứng từ, kết hợp các phương pháp chung và phương pháp cụ thể mô tả kết hợp phân tích, lập bảng biểu, sơ đồ. Do còn hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, hơn nữa ước tính kế toán là các khoản mục phức tạp, nên chuyên đề chỉ đề cập được một số vấn đề trong kiểm toán các ước tính kế toán. Em kính mong nhận được sự góp ý từ phía các thầy cô để bài viết của em được hoàn thành tốt hơn.
PHần I: Cơ sở lí luận về kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp .
I Lý luận chung về các ước tính kế toán
I.1 Khái niệm về các ước tính kế toán
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540: "Ước tính kế toán là một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến báo cáo tài chính được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính chính xác hơn hoặc một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập báo cáo tài chính".
Các ước tính kế toán đánh gía ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh doanh hoặc các sự kiện trước đây hoặc tình hình tài sản công nợ hiện tại của công ty. Những đánh giá này thường không chính xác tuỳ thuộc vào kết quả của các sự kiện trong tương lai hoặc vì dư liệu thích hợp liên quan đến các sự kiện đã phát sinh nhưng không thể cộng dồn kịp thời hoặc việc thu thập các dữ liệu này quá tốn kém.
Thực chất, các ước tính kế toán xuất phát từ các bút toán kế toán trong doanh nghiệp nhưng cần tính toán trong quan hệ với nguồn vốn của doanh nghiệp hoạc với Ngân sách nhà nước. Trong quan hệ với thời gian phát sinh, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540 xác định các ước tính kế toán gồm :
l Ước tính các chỉ tiêu đã phát sinh như:
- Dự phòng giảm giá phải thu khó đòi và giảm giá hàng tồn kho.
- Đánh giá sản phẩm dở dang
- Khấu hao tài sản cố định theo thời gian sử dụng ước tính hoặc theo số lượng sản phẩm ước tính
- Doanh thu chưa thực hiện
- Tổn thất do hợp đồng xây lắp dở dang
- Ước tính chi phí trả trước
- Chi phí làm sạch môi trường
- Dự phòng tổn thất phát sinh từ các vụ kiện chưa được kết luận..
l Ước tính các chỉ tiêu chưa phát sinh như:
- Dự phòng chi phí bảo hành
- Thuế hoàn lại……
Giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp được kiểm toán phải chịu trách nhiệm lập các ước tính kế toán. Để đưa ra được các ước tính kế toán tương đối sát thực, ban quản lí phải căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau:
àXác định các ước tính kế toán cần thiết
àXác định các nhân tố ảnh hưởng đến các ước tính kế toán
àĐưa ra các giả định để ước tính ảnh hưởng có thể của những nhân tố này
à Cộng dồn dữ liệu và uức tính giá trị
I.2 Bản chất các ước tính kế toán
Ước tính kế toán là giá trị xấp xỉ của một khoản mục trong báo cáo tài chính, chưa có biện pháp đánh giá chính xác như :
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Khấu hao tài sản cố định ….
Việc lập một ước tính kế toán có thể đơn giản hoặc phức tạp tuỳ theo tính chất của các chỉ tiêu. Đối với những ước tính phức tạp, kiểm toán viên cần có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và khả năng xét đoán cao.Ví dụ như ước tính phân bổ chi phí thuê nhà xưởng phải trả đơn giản hơn ước tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho vì ước tính này phải phân tích dữ liệu hiện tại và dự tính bán hàng trong tương lai.
Các ước tính kế toán có thể được lập một cách thường xuyên hoặc được lập vào cuối kì kế toán. Trong nhiều trường hợp, ước tính kế toán được lập trên cơ sở kinh nghiệm thực tế như: Sử dụng định mức chi phí trên doanh thu bán hàng để ước tính chi phí bảo hành. Trong trường hợp đó, kiểm toán viên phải so sánh kế quả thực tế với số liệu đã ước tính để điều chỉnh các ước tính kì sau. Ví dụ, bằng cách đánh giá lại thời gian khấu hao còn lại của tài sản hoặc giám sát lại kết quả thực tế sau đó để so sánh với dữ liệu và điều chỉnh công thức khi cần thiết.
Trong một số trường hợp, các ước tính không thể được lập một cách hợp lí do thiếu thông tin khách quan hoặc do mức độ không chắc chắn của một số yếu tố thì kiểm toán viên cần xem xét có nên sửa đổi báo cáo kiểm toán theo đúng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700: "Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính" hay không.
I.3 Phương pháp hạch toán một số chỉ tiêu ước tính
Khi thực hiện các thủ tục kiểm toán, kiểm toán tài chính trực tiếp xác minh các nghiệp vụ cụ thể gồm nghiêp vụ thường xuyên, nghiệp vụ không thường và các ước tính kế toán. Các ước tính kế toán điển hình như: Chi Phí trả trước, khấu hao TSCĐ, dự phòng giảm giá tài sản, đánh giá sản phẩm dở dang…
w Đối với khấu hao tài sản cố định
Theo qui định hiện hành (Quyết định 166 / QĐ Bộ tài chính ngày 31-12-1999), mọi TSCĐ liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao. Các TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không trích khấu hao gồm :
- TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp cất giữ bảo quản …
- TSCĐ thuộc dự trữ của Nhà nước giao cho doanh nghiệp giữ hộ
- Các TSCĐ không tham gia vào hạot động kinh doanh khác
Theo qui định, TSCĐ trong doanh nghiệp được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng (Khấu hao bình quân theo thờigian). Doanh nghiệp pphải xác điịnh thời gian sử dụng của TSCĐ và đăng kí với cơ quan tài chính ttrực tiếp quản lí, sau đó xác định mức khấu hao trung bình hàng năm theo công thức :
Mức khấu hao TSCĐ trung bình hàng năm
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng TSCĐ
Mức khấu hao TSCĐ trung bình một tháng
=
Mức khấu hao TSCĐ trung bình hàng năm
12 tháng
Tổng mức tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trong một tháng ở bảng tính và phân bổ khấu hao được xác định theo công thức sau:
Số khấu hao TSCĐ phải trích tháng này
+
Số khấu hao TSCĐ tăng tháng trước
Số khấu hao TSCĐ đã trích tháng trước
Số khấu hao TSCĐ giảm tháng trước
=
-
Sơ đồ hạch toán khấu hao TSCĐ như sau:
TK 211, 212, 213
TK 214 214214
TK 212
Giảm TSCĐ đã KH hết
hoặc thanh lý nhượng bán
Nhận lại TSCĐ khi hết
hợp đồng
Trích KHTSCĐ
TK 211
Nhận lại TSCĐ
Nhận TSCĐ được cấp
TK 627, 641, 642, 142, 335
s Đối với chi phí trả trước
Chi phí trả trước là chi phí đã phát sinh nhưng chưa trích hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì mà tính vào hia hay nhiều kì sau đó. Đây là chi phí đã phát sinh một lần, khá lớn hoặc do bản thân chi phí có tác động tới kết quả kinh doanh nhiều kì. Chi phí trả trước được hạch toán theo quyết định 1141/TC/QĐ của Bộ tài chính. Chi phí trả trước hạch toán được theo sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch toán 142
TK 153
TK 142
TK 627, 641, 642
TK 111, 112, 331
Gtrị CCDC, bao bì luân chuyển
đã dùng, cho thuê, xuất pbổ >= 2 lần
Pbổ dần vào chi phí
TK 911
Kết chuyển dần CPBH & C
& CPQLDN
TK 133
TK 641, 642
CPQLDN
Kết chuyển CPBH,
I.4 Rủi ro thường gặp đối với các ước tính kế toán
Khi kiểm toán các ước tính kế toán, kiểm toán viên có thể gặp phải rủi ro tiềm tàng và rủi ro sai sót đáng kể cao. Các rủi ro tiềm tàng có thể cao đối với nhiều mục tiêu liên quan đến các ước tính kế toán.
I.4.1 Các rủi ro tiềm tàng đối với các ước tính kế toán
- Các nguyên tắc kế toán đối với các ước tính kế toán có thể không rõ ràng, không chặt chẽ thậm chí không nêu ra.
- Những đánh giá về đối tượng ước tính thường mang tính chủ quan phức tạp
và đòi hỏi giả định về ảnh hưởng của những sự kiện trong tương lai.
- Những đánh giá có thể bỏ qua hoặc hiểu sai những phát triển hiện tại
Mặt khác, rủi ro sai sót đáng kể có thể gặp đối với một ước tính kế toán tăng lên khi:
- Số lượng các yếu tố ảnh hưởng đến các ước tính kế toán tăng lên
- Giả định trở lên phức tạp hơn và chủ quan hơn
- Tính toán những ước tính dựa trên những dữ liệu không đầy đủ, tính thích hợp và độ tin cậy không cao.
Giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp được kiểm toán phải gánh chịu trách nhiệm về các ước tính kế toán đã lập trong báo cáo tài chính. Các ước tính kế toán này được lập dựa vào những xét đoán và trong điều kiện không có sự chắc chắc về kết quả của các sự kiện đã phát sinh hoặc có thể phát sinh. Vì vậy mức độ rủi ro, sai sót của báo cáo tài chính thường là rất cao khi có các ước tính kế toán.
Đối với khấu hao TSCĐ, các gian lận sai sót thường gặp như:
Kế toán không trích khấu hao hoặc trích không đầy đủ số khấu hao của một số TSCĐ.
Tỉ lệ và mức trích khấu hao TSCĐ không theo qui định của Nhà nước.
Ghi giảm nguồn vốn kinh doanh khi trích khấu hao.
Sai sót do hạch toán nhầm hoặc định khoản sai, trùng lắp.
Chi phí khấu hao TSCĐ bị tính nhầm do thay đổi phương pháp tính khấu hao hoặc thay đổi thời gian sử dụng ước tính.
Chính sách khấu hao không phù hợp với thực tế do thay đổi về công nghệ hoặc doanh nghiệp không thường xuyên xem xét chính sách khấu hao.
Các gian lận sai sót thường gặp đối với tài khoản chi phí trả trước: nhằm điều chỉnh chi phí, giá thành và kết quả kinh doanh như:
Hạch toán nhầm và định khoản sai, cộng sai
Chi phí trả trước không thoe chế độ, hạch toán khống và không phản ánh đuúng nội dung Chi phí trả trước như xuất khống công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần cho sản xuất…
Chi phí trả trước bị phân bổ không đúng đối tượng và thường bị ghi tăng khi thấy giá thành có thể gánh chịu được.
Vì vậy, khi kập kế hoạch và thực hiện các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên cần cân nhắc các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới các ước tính kế toán với một thái độ nghề nghiệp thích hợp.
I.4.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các ước tính kế toán
Để giảm thiểu rủi ro tiềm tàng, ban quản lý có thể thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ như sau :
- Cử những nhân viên có kinh nghiệm và trình độ (bao gồm cả chuyên gia bên ngoài) lập ra các ước tính kế toán.
- Việc soát xét và phê duyệt những yếu tố liên quan và soát xét, phê duyệt các giả định về sự kiện tương lai.
- So sánh ước tính kế toán lập trong kỳ trước với kết quả trong kỳ sau.
- Người quản lý thích hợp có trách nhiệm xét xem hiện các ước tính kế toán có nhất quán với kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp hay không.
- Các ước tính kế toán thường dựa trên các dữ liệu lấy ra từ những nghiệp vụ thường xuyên do hệ thống thông tin tài chính của doanh nghiệp xử lý. Hệ thống kiểm soát nội bộ có thể có hiệu lực đối với tính đầy đủ, tính chính xác, và tính hữu hiệu của những dữ liệu này.
Ban quản lý doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn hơn trong việc thiết lập nên hệ thống kiểm soát nội bộ có hiêụ lực đối với những đánh giá để đưa ra các ước tính kế toán. Đồng thời, ban quản lý còn gặp phải nhiều khó khăn hơn nữa khi đánh giá này phải thay đổi vì điều kiện kinh tế cũng như ngành nghề kinh doanh đã thay đổi.
II. Kiểm toán các ước tính kế toán
Các ước tính kế toán là một bộ phận cấu thành nên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy kiểm toán các ước tính kế toán cũng tuân theo quy trình chung trong kiểm toán báo cáo tài chính. Khi đó, kiểm toán viên phải cân nhắc các vấn đề sau :
- Xem xét việc tính toán lâp và hạch toán các ước tính kế toán có chính xác và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành không, xem xét đối tượng hạch toán chi phí, phương pháp kế toán áp dụng.
-Xác định mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với các ước tính kế toán.
- Xem xét hệ thống KSNB đối với các ước tính kế toán
- Đánh giá mức độ trọng yếu, rủi ro và phân bổ cho các ước tính kế toán
- Thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với các ước tính kế toán.
II.1.Mục tiêu kiểm toán đối với các ước tính kế toán
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, khoản 11 xác định “ Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận rộng rãi, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Mục tiêu kiểm toán còn giúp cho đơn vị kiểm toán thấy được những tồn tại, sai sót để khắc phụ nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.
ở đây, khái niệm trung thực, hợp lý, hợp pháp được hiểu như sau:
* Trung thực: Thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thực nội dung, bản chất và giá trị nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
* Hợp lý: Thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận.
* Hợp pháp: Thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và đúng chế độ kế toán hiện hành.
Mục tiêu kiểm toán được xác định trên cơ sở đối tượng kiểm toán và khách thể kiểm toán, giúp kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán đúng hướng và có hiệu quả. Mục tiêu của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính thường được triển khai theo các bước như sơ đồ sau :
Sơ đồ : Trình tự triển khai mục tiêu kiểm toán
Báo cáo tài chính
Các bộ phận cấu thành Báo cáo tài chính (các ƯTKT )
Cơ sở dẫn liệu đối với các bộ phận cấu thành (các ƯTKT)
Mục tiêu kiểm toán chung đối với các bộ phận cấu thành
(các ƯTKT)
Mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với các bộ phận cấu thành
(các ƯTKT)
Do bản chất của các ước tính kế toán có những đặc thù khác so với các tài khoản trên báo cáo tài chính, các ước tính kế toán là giá trị xấp xỉ của các khoản mục trong Báo cáo tài chính và thường không có biện pháp tính toán chính xác hơn. Các ước tính này liên quan đến các sự kiện đã phát sinh hoặc chưa phát sinh và có thể được lập thường xuyên hoặc vào cuối kỳ kế toán. Do đó mục tiêu kiểm toán của ước tính kế toán thường hướng tới :
- Các ước tính kế toán có đựơc lập hay không và được lập như thế nào ( tính phát sinh )
- Các ước tính kế toán có được lập hợp lí so với kết quả của các kì trước không? Đồng thời các ước tính này có nhất quán với các giả định được sử dụng để lập các ước tính kế toán khác không và có nhất quán với kế hoạch đã lập ra không?
- Các con số ước tính cùng việc sử lý và hạch toán chênh lệch giữa số ước tính với số thực tế đã phát sinh của doanh nghiệp có trung thực không?
- Các ước tính có đựơc trình bày và thuyết minh thích hợp hay không? (tính đầy đủ)
Các ước tính có được trình bày đúng tài khoản, việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và Báo cáo tài chính có được thực hiện chính xác phù hợp nguyên tắc kế toán không (trình bày và khai báo)
Từ đó đưa ra ý kiến tư vấn cho doanh nghiệp để quản lý sử dụng tài sản, nguồn vốn có hiệu quả hơn.
Đối với khấu hao TSCĐ, khi kiểm toán kiểm toán viên thường chú trọng đến việc xác định sốm dư cuối kì và kiểm tra các nghiệp vụ tăng giảm tài sản trong năm đẻ tính khấu hao. Mục tiêu quan trọng nhất khi kiểm toán khấu hao TSCĐ là xem xét việc đánh giá, tính toán khấu hao như thế nào. Các mục tiêu kiểm toán đối với khấu hao TSCĐ gồm:
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ áp dụng tại doanh nghiệp có nhất quán không? Có phù hợp với qui định hiện hành, Chuẩn mực kế toán không?
Thời gian tính khấu hao đã dăng kí có được áp dụng nhất quán không? Những thay đổi về phương pháp tính khấu hao, thời gian khấu hao có được sự cho phép của giám đốc và có giải trình trên thuyết minh BCTC không?
Quá trình tính toán khấu hao và kết quả có chính xác không?
Việc hạch toán và tỉ lệ tính khấu hao TSCĐ có theo qui định hiện hành không?
Mức khấu hao luỹ kế trên các số chi tiết có nhất quán vói sổ cái, sổ tổng hợp tài khoản 214 không? Mục tiêu này thực hiện bằng cách cộng tổng mức khấu hao luỹ kế của từng tài sản và đối chiếu với số tổng cộng của sổ cái TK214.
Mức khấu hao trên sổ phụ có được đánh giá và ghi chép đúng không?
II.2 Quy trình kiểm toán của ước tính kế toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Quy trình kiểm toán là một hệ thống phương pháp rõ ràng giúp kiểm toán viên tập hợp đầy đủ bằng chứng cần thiết. Sau đó xác định được mục tiêu kiểm toán cho từng phần hành, khoản mục, kiểm toán viên tiến hành thu thập bằng chứng cho cuộc kiểm toán. Để cuộc kiểm toán diễn ra hiệu quả và thống nhất,kiểm toán các ước tính kế toán phải tuân theo quy trình chung của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính gồm các bước sau.Tuy nhiên, do đặc điểm phần hành kiểm toán, mục tiêu đặc thù các phương pháp tiếp cận kiểm toán và thủ tục thực hiện kiểm toán có sự khác biệt nhằm đạt được mục tiêu đó. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề về kiểm toán các ước tính kế toán mà không đi sâu vào quy trình kiểm toán nói chung.
Trình thực hiện cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính
Chuẩn bị
Kiểm toán
Lập kế hoạch và thiết kế
Phương pháp kiểm toán
Thực hiện
Kiểm toán
Khảo sát kiểm toán và khảo sát nghiệp vụ
Kiểm toán chi tiết số dư TK
Kết thúc
Kiểm toán
Hoàn tất công tác kiểm toán
và phát sinh Báo cáo kiểm toán
II.2.1 Chuẩn bị kiểm toán
Chuẩn bị kiểm toán là công việc đầu tiên của tổ chức công tác kiểm toán nhằm tạo ra tiền đề và những điều kiện cụ thể trước khi thực hành kiểm toán. Đây là công việc quyết định đến chất lượng kiểm toán. Sau khi xác định chiến lược kiểm toán, chuẩn bị kiểm toán hướng tới :
- Lập kế hoạch kiểm toán
- Thiết kế chương trình kiểm toán
a. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 300 xác định kiểm toán viên cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo được rằng cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả. Đồng thời trong đoạn 8 chuẩn mực này xác định: “ Kiểm toán cần xây dựng và lưu vào tài liệu kế hoạch kiểm toán mô tả cách tiếp cận, phạm vi và tiến hành cuộc kiểm toán đó”.
Kiểm toán viên phải lập kế hoạch kiểm toán chung và kế hoạch kiểm toán chi tiết cho cuộc kiểm toán, xác định nội dung kiểm toán, mục tiêu, phạm vi, phương pháp và thời gian, nhân sự cho cuộc kiểm toán.
Những vấn đề chủ yếu kiểm toán viên phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán,bao gồm :
- Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán
- Hiểu biết về ước tính kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
- Đánh giá trọng yếu và rủi ro
- Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán
- Phối hợp chỉ đạo, giám sát kiểm tra
- Các vấn đề khác
b, Thu thập các thông tin cơ sở
* Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán phải dựa trên cơ sở về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng. Chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 300 quy định : Kiểm toán viên phải thu nhập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, ước tính kế toán, ước tính kế toán nội bộ của các bên liên quan. Qua đó có thể đánh giá sai sót trọng yếu và thủ tục kiểm toán. KTV cần có các thông tin tài chính và phi tài chính của năm nay và năm trước về về hoạt động kinh doanh của khách hàng trên các khía cạnh như:
- Tìm hiểu ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng
- Lĩnh vực kinh doanh, kết quả tài chính, số lượng sản phẩm sản xuất, doanh thu hoặc thị phần của công ty, cơ cấu vốn, vị trí của kiểm toán nội bộ…Những kiến thức này giúp kiểm toán viên đánh giá được các yếu tố, sự kiện, nghiệp vụ, hoặc các hoạt động sẽ ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính.
* Xem xét lại kết quả cuộc kiểm toán trong hồ sơ kiểm toán chung
Hồ sơ kiểm toán năm trước thường chứa đựng những thông tin về khách hàng như thông tin về công việc kinh doanh của khách hàng, lập kế hoạch kiểm toán năm trước kiểm toán viên sẽ tìm thấy những thông tin rất hữu ích để hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch của mình.
* Tham quan nhà xưởng
Thông qua việc khảo sát thực tế cung cấp cho kiểm toán viên những thông tin xác thực về quy trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quan về công việc kinh doanh của khách hàng.
* Nhận diện các bên liên quan
Kiểm toán viên nên xác định được tất cả các bên có liên quan với khách hàng. Khi đó, kiểm toán viên cần đánh giá mức độ quan hệ, quy mô giao dịch và sự ảnh hưởng của chúng đến Báo cáo tài chính. Từ đó, xác định các lĩnh vực rủi ro kiểm toán có liên quan.
* Thực hiện phân tích sơ bộ
Trong giai đoạn lập kế hoạch, việc phân tích sơ bộ cung cấp cho kiểm toán viên nhiều thông tin tính hợp lý của nhiều nghiệp vụ kinh tế, các thông tin kế toán. Qua đó, kiểm toán viên xác định rõ những lĩnh vực chứa đựng rủi ro và có khả năng sai phạm. Từ đó, kiểm toán viên quyết định về phạm vi, nội dung, thời gian các thủ tục kiểm toán được thực hiện.
c, Thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng
Công việc này giúp kiểm toán viên nắm bắt được qui trình mang tính chất pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoatj động kinh doanh. Các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng gồm :
Giấy phép thành lập doanh nghiệp và điều lệ công ty
Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán của năm hiện hành hay trong một vài năm trước
Biien bản họp cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc
Các hợp đồng và cam kết quan trọng
d, Thực hiện thủ tục phân tích
Công việc này giúp kiểm toán viên xác định nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán. Mức độ, thời gian và phạm vi áp dụng các thủ tục phân tích này tuỳ thuộc vào qui mô và tính chất phức tạp trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Các thủ tục phân tích được áp dụng gồm:
Phân tích ngang: Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các chỉ số của cùng một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Các chỉ tiêu phân tích ngang thường dùng như so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước hay so sánh số liệu thực tế với dự toán hoặc số liệu ước tính của kiểm toán viên.
Phân tích dọc: Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên báo cáo tài chính. Các tỷ suất tài chính thường dùng là tỷ suất về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán…
e, Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đối với ước tính kế toán
Sau khi tìm hiểu về hoạt động kinh doanh, ước tính kế toán và kiểm toán nội bộ,kiểm toán viên thấy đựơc tính hợp lý của thông tin kế toán, khu vực chứa rủi ro khả năng sai phạm.Từ đó đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với ước tính kế toán.
wĐánh giá tính trọng yếu
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, trọng yếu là khái niệm chỉ tầm cỡ và tính hệ trọng của sai phạm . Các sai phạm ở đây có thể là gian lận hoặc sai sót. Trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên phải thực hiện các bước công việc sau :
- Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu dựa vào kinh nghiệm và trình độ của kiểm toán viên.
- Phân phối ước tính ban đầu về tính trọng yếu của các khoản mục : Các khoản mục ước tính kế toán lần lượt được phân bổ ước tính ban đầu về mức trọng yếu. Các ước tính kế toán thường được đánh giá là trọng yếu là :
+ Về định lượng : Các ước tính kế toán chiếm tỉ trọng không nhỏ trong chi phí sản phẩm doanh nghiệp và nó ảnh hưởng tới các chỉ tiêu khác trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
+ Về định tính : Các ước tính kế toán dễ có khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu.
w Đánh giá rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán là khái niệm chỉ sự tồn tại của các sai phạm trọng yếu trong quá trình kiểm toán. Trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu mức sai sót có thể chấp nhận được tăng thì rủi ro kiểm toán sẽ giảm và ngược lại.
Rủi ro kiểm toán (AR) được xem xét trong mối quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện theo mô hình :
AR = IR *CR * DR
Do tính chất phức tạp của các ước tính kế toán nên việc xác định được các sai sót tiềm tàng, xác định được phương pháp kiểm toán để phát hiện sai sót hạn chế rủi ro kiểm toán là rất quan trọng. Sau khi tìm hiểu về môi trường kinh doanh, đánh giá hệ thống kiểm soát viên nội bộ, kiểm toán viên đưa ra ước lượng về rủi ro tiềm tàng, nhận diện đánh giá các sai phạm và quyết định mức rủi ro kiểm toán hợp lý. Từ đó quyết định số lượng bằng chứng phải thu nhập và thiết kế cuộc khảo sát thích hợp.
Đối với các ước tính kế toán, rủi ro tiềm tàng có thể cao do :
-Những ước tính kế toán chỉ đánh giá gần đúng giá trị của một khoản mục do thiếu một phương pháp tính toán chính xác.
- Các nguyên tắc kế toán đối với các ước tính kế toán có thể không rõ ràng, không chặt chẽ hoặc thậm chí có thể không được nêu ra.
- Những đánh giá về các đối tượng ước tính thường mang tính chủ quan phức tạp, đòi hỏi những giả định về ảnh hưởng của những sự kiện trong tương lai. Các rủi ro tiềm tàng liên quan đến các ước tính kế toán đựơc minh hoạ qua bảng sau :
* Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán
Khi tiếp cận kiểm toán phần hành này, kiểm toán viên cần quan tâm tới :
- Những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán
- ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với công việc kiểm toán
- Công việc kiểm toán nội bộ và ảnh hưởng của nó tới các thủ tục kiểm toán
* Phối hợp chỉ đạo, giám sát kiểm tra
Đối với việc phối hợp kiểm toán, IAG 3 yêu cầu: Việc thực hành kiểm toán và lập Báo cáo tài chính phải được tiến hành một cách thận trọng theo yêu cầu nghề nghiệp và trình độ của kiểm toán viên thực hiện”. Do đó, các ước tính kế toán thường được các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ và có kinh nghiệm thực hiện.
f, Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng bao gồm 4 yếu tố:
Môi trường kiểm soát
Thủ tục kiểm soát
Hệ thống kế toán
Bộ phận kiểm toán nội bộ
ỹ Môi trường kiểm soát:
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đoạn 25 yêu cầu: “KTV phải hiểu biết về môi trường kiểm soát của đơn vị để đánh giá thái độ, sự quan tâm và hành động của Ban quản lý đối với kiểm soát nội bộ”. Các nhân tố chủ yếu của môi trường kiểm soát gồm:
Chức năng, nhiệm vụ, tư duy và phong cách quản lý của Ban quản lý.
Cơ cấu tổ chức và quyền hạn trách nhiệm của các bộ phận trong cơ cấu đó.
Chính sách nhân sự.
Kế hoạch của công ty.
Các nhân tố bên ngoài.
ỹ Thủ tục kiểm soát:
Kiểm toán viên dựa trên hiểu biết về môi trường kiểm soát để xác định những thủ tục kiểm soát đã được đơn vị thiết lập hay còn thiếu cần bổ sung. Các thủ tục kiểm soát như:
Lập, kiểm tra, so sánh, phê duyệt các số liệu
Kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán.
Kiểm tra số liệu giữa số kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
So sánh, đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với thông tin trên sổ kế toán.
Phân tích, so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán, kế hoạch.
ỹ Hệ thống kế toán:
Kiểm toán viên phải tìm hiểu về hệ thống kế toán và các công tác kế toán của khách hàng nhằm xác định:
Các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.
Tổ chức bộ máy kế toán.
Tổ chức công tác kế toán gồm: Hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán và hệ thống Báo cáo tài chính.
Quy trình kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.
ỹ Bộ phận kiểm toán nội bộ:
Nếu khách hàng có bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên cần tìm hiểu đầy đủ về bộ phận này nhằm đánh giá năng lực, tính độc lập và hoạt động của Kiểm toán viên nội bộ. Từ đó, kiểm toán viên đưa ra quyết định có sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ hay không.Để tìm hiểu về ước tính kế toán và kiểm toán nội bộ khi kiểm toán các ước tính kế toán, kiểm toán viên thường hướng vào :
- Các chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng như cơ sở trích khấu hao tài sản cố định, cơ sở trích lập dự phòng.
- Doanh nghiệp có lập các ước tính kế toán không và lập như thế nào.
- Các ước tính được lập có hợp lý xét theo từng trường hợp cụ thể hay không.
- Các ước tính có đựơc trình bày và thuyết minh trên báo cáo tài chính không.
Kế hoạch kiểm toán chi tiết
Kế hoạch kiểm toán chi tiết là những dự kiến chi tiết về công việc kiểm toán.Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300:“ Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải soạn thảo chương trình kiểm toán trong đó xác định nội dung, lịch trình, phạm vi và các thủ tục, kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán”.
Khi xây dựng chương trình kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét các đánh giá về rủi ro tiềm năng, rủi ro kiểm soát để thiết kế các phương pháp kiểm toán. Theo đó, trương trình kiểm toán được thiết kế thành ba phần: Trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích, trắc nghiệm trực tiếp các số dư.
Thết kế các trắc nghiệm công việc: Kiểm toán viên cần xác điịnh các thhủ tục kiểm toán được áp dụng, quy mô mẫu chọn, khoản mục được trọn và thời gian thực hiện các trắc nghiệm này.
Thết kế các trắc nghiệm phân tích: nhằm đánh giá tính hợp lí chung của số dư tài khoản đang được kiểm toán. Từ đó, kiểm toán viên quyết định mở rộng hay thu hẹp các trắc nghiệm trực tiếp các số dư.
Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp các số dư: Các trắc nghiệm này được thiết kế gồm các phần như thủ tục kiểm toán, quy mô mẫu chọn và thời gian thực hiện các trắc nghiệm này.
II.2.2 Thực hiện kiểm toán các ước tính kế toán
Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng đối với từng kiểm toán cụ thể để thu thâp bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai, kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và đáng tin cậy.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 510 quy định : “ Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để có kết luận về tính hợp lý của các ước tính kế toán trong từng trường hợp cụ thể và các thông tin cần thiết phải đựơc trình bày._. trong thuyết minh báo cáo tài chính”. Do đó, khi tiếp cận kiểm toán đối với đối với các ước tính kế toán, kiểm toán viên phải nắm được các thủ tục, phương pháp mà đơn vị đã sử dụng khi lập các ước tính kế toán để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán, các ước tính kế toán…
Theo đó, các thủ tục kiểm toán được thực hiện để thu thập bằng chứng kiểm toán về :
- Các ước tính kế toán có được lập hay không và lập như thế nào?
- Các ước tính kế toán có hợp lý xét theo từng trường hợp cụ thể hay không?
- Có thể so sánh các ước tính kế toán lập trong kì trước với kết quả thực tế của kỳ để thu thập bằng chứng kiểm toán về tính đáng tin cậy trước đây của các ước tính kế toán mà bản quản lý đã lập. Xem xét cách hạch toán của khách hàng đối với những chênh lệch giữa kết qủa thực tế và các ước tính kế toán trước đây.
Các bằng chứng để chứng minh cho các ước tính kế toán thường là khó thu thập hơn và thuyết phục thấp hơn hơn các bằng chứng chứng minh cho các chỉ tiêu khác trong báo cáo tài chính. Vì vậy, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540 quy định : “ Kiểm toán viên phải áp dụng một hoặc kết hợp những phương pháp sau trong quá trình kết quả các ước tính kế toán”.
- Xem xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính kế toán của đơn vị
- Kiểm toán viên lập một ước tính kế toán độc lập để so sánh với ước tính kế toán của đơn vị
- Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính để xác nhận các ước tính kế toán đã lập.
Trình tự kiểm toán các ước tính kế toán như sau :
a. Xác định các ước tính kế toán cần thiết
Công việc này có thể được thực hiện bằng việc kết hợp giữa phỏng vấn nhà quản lý với các thủ tục kiểm toán khác. Để xác định xem ban quản lý đã cân nhắc các ước tính kế toán quan trọng đối với Báo cáo tài chính hay chưa, kiềm toán viên phải phỏng vấn ban quản lý về nhu cầu lập các ước tính kế toán và xem xét các thông tin thu nhận từ thủ tục kiểm toán khác.
b. Đánh giá tính hợp lý của các ước tính kế toán
Để thu thập bằng chứng kiểm toán về các ước tính kế toán của ban quản lý, kiểm toán viên có thể thực hiện như sau :
- Kiểm tra quá trình lập các ước tính kế toán của đơn vị
- Kiểm toán viên lập một ước tính độc lập
- Xem xét sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Cụ thể: Việc kiểm tra quá trình lập các ước tính kế toán của đơn vị được thực hiện bằng cách :
+ Kiểm tra số liệu và xem xét các giả định doanh nghiệp dùng làm cơ sở lập các ước tính kế toán, kiểm toán viên phải đánh giá sự chính xác, đầy đủ và thích hợp của các dữ liệu dùng làm cơ sở lập các ước tính kế toán. Khi sử dụng các số liệu kế toán để lập các ước tính kế toán, kiểm toán viên phải kiểm tra tính nhất quán của các số liệu đó đối với những số liệu đã được phản ánh trong sở thích kế toán.
Ví dụ như để kiểm tra số liệu dự phòng chi phí bảo hành, kiểm toán viên phải thu nhập bằng chứng chứng minh các thông tin liên quan đến sản phẩm, còn thời hạn bảo hành tính đến cuối kỳ phải nhất quán với các thông tin về doanh thu của kỳ đó.
+ Thu nhập bằng chứng kiểm toán từ bên ngoài đơn vị
+ Đánh giá các dữ liệu mà doanh nghiệp dùng làm cơ sở lập các ước tính kế toán
+ Đánh giá tính thích hợp của các giả định mà đơn vị đã sử dụng để lập các ước tính kế toán
+ Đối với các ước tính kế toán phức tạp, kiểm toán viên cần sử dụng tư liệu của chuyên gia. Đồng thời, đòi hỏi kiểm toán viên phải hiểu biết về kết quả tài chính, các phương pháp được đơn vị áp dụng và những kế hoạch của doanh nghiệp.
* Kiểm tra các tính toán liên quan đến ước tính kế toán với số liệu
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 340 yêu cầu: “ kiểm toán viên phải kiểm tra phương pháp tính toán mà đơn vị đã sử dụng để lập ước tính kế toán liên quan đến báo cáo tài chính. Nội dung, trình tự và phạm vi các thử nghiệm của kiểm toán viên tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của các ước tính kế toán và sự đánh giá của KTV về các thủ tục, phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng để lập ước tính và tính trọng yếu của các ước tính kế toán”. So sánh các ước tính kế toán đã lập của các kì kế toán trước và kết quả thực tế của kỳ đó nhằm:
+Thu thập bằng chứng về độ tin cậy nói chung đối với phương pháp lập ước tính kế toán của đơn vị
+ Xem xét sự cần thiết phải điều chỉnh phương pháp ước tính
+Tính toán và đánh giá chênh lệch giữa kết quả thực hiện với ước tính kế toán trong là, sau khi điều chỉnh hoặc đã trình bày trong thuyết minh Báo cáo tài chính.
+ Xem xét các thủ tục phê duyệt ước tính kế toán của giám đốc
Kiểm toán viên cần xem xét giám đốc doanh nghiệp có thường kiểm tra và phê duyệt các ước tính quan trọng không? Việc phê duyệt có được thực hiện bởi cấp quản lý thích hợp không và việc phê duyệt này có thể hiện trên tài liệu làm cơ sở cho việc lập ước tính chưa.
+ Xem xét kỹ năng, năng lực của từng cá nhân tham gia lập các ước tính kế toán
+ Điều tra các chứng từ tài liệu có sự soát xét và phê duyệt của Ban quản lý.
* Kiểm toán viên lập một ước tính độc lập
Khi sử dụng ước tính này, kiểm toán viên phải đánh giá các dữ liệu, xem xét các giả định và kiểm tra thủ tục tính toán được sử dụng trong quá trình lập một ước tính kế toán. Mặt khác, kiểm toán viên có thể so sánh các ước tính kế toán đã lập với kết quả thực tế của kì kế toán trước đó.
* Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo tài chính và trước khi hoàn thành quá trình thu thập bằng chứng về các ước tính kế toán.
Việc kiểm tra này có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán liên quan đến việc lập các ước tính kế toán của doanh nghiệp. Đồng thời, kiểm toán viên soát xét các nghiệp vụ, sự kiện trên có thể giúp kỉêm toán viên giảm bớt kiểm tra quá trình lập ước tính kế toán của doanh nghiệp hoặc sử dụng một với tính độc lập để đánh giá tính hợp lý của các ước tính kế toán.
àĐối với khấu hao TSCĐ thủ kiểm toán được áp dụng như sau:
w Phân tích tổng quát:
Khấu hao TSCĐ là một chỉ tiêu ước tính. Cũng như các khoản mục khác cấu thành BCTC, việc kiểm toán khấu hao thường bắt đầu bằng việc áp dụng phương pháp phân tích, đánh giá tổng quát.
Thủ tục phân tích
Mục đích
Tổng nguyên giá TSCĐ
So sánh tỷ suất:
Tổng chi phí khấu hao TSCĐ
Nhận định, tìm hiểu sai sót có thể khi tính khấu hao kỳ kiểm toán.
So sánh tỷ suất:Tổng nguyên giá TSCĐ
Tổng khấu hao luỹ kế
Nhận định, tìm hiểu sai sót có thể khi ghi số khấu hao luỹ kế TSCĐ
Tính toán lại số lãi hoặc số lỗ về thanh lý, nhượng bán để so sánh số số liệu trên sổ kế toán.
So sánh mức khấu hao tích luỹ và chi phí liên quan đến nghiệp vụ giảm TSCĐ trong sổ chi tiết.
Đối với số phát sinh có TK 214:
- Kiểm tra sổ ghi có TK 214:
- Xem xét phương pháp tính khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp đang áp dụng là phương pháp gì . Nó có được thừa nhận hay không và phương pháp áp dụng có nhất quán với niên độ trước không.
+ Theo quy đinh hiện hành, TSCĐ trong doanh nghiệp được khấu hao theo phương pháp đường thẳng (Khấu hao theo thời gian). Doanh nghiệp phải xác định thời gian sử dụng TSCĐ và đăng ký với cơ quan quản lý tài chính trực tiếp quản lý, sau đó xác định mức trích khấu hao hàng tháng.
+ Trường hợp doanh nghiệp tính khấu hao theo phương pháp khác ( Khấu hao theo sản lượng khấu hao nhanh) hoặc thay đổi phương pháp tính khấu hao cần kiểm tra cách tính khấu hao, sự nhất quán của chính sách khấu hao vì việc thay đổi phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng sang khấu hao nhanh sẽ làm thay đổi chi phí đột ngột dẫn đến ảnh hưởng lớn đến chi phí và kết quả kinh doanh.
+ Xem xét việc tính toán trích khấu hao TSCĐ có đầy đủ, đúng chế độ quy định và tính chính xác của số liệu tính toán, kiểm toán viên cần:
+Rà soát các TSCĐ có được trính khấu hao đầy đủ và đúng không, có TSCĐ nào bị bỏ sót không trích khấu hao hay không (chú ý những TSCĐ mới đưa vào sử dụng) hoặc TSCĐ không cần sử dụng nữa mà vẫn tính khấu hao (chú ý những TSCĐ đã thanh lý hoặc chuyển nhượng).
+So sánh tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao năm hiện hành với năm trước, điều tra chênh lệch. Kiểm tra tỷ lệ khấu hao, mức khấu hao TSCĐ cao hay thấp so với quy định của nhà nước. TSCĐ đã thu đủ vốn có tiếp tục trích khấu hao.
Đồng thời, KTV kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, hồ sơ bàn giao tăng giảm TSCĐ.
+Tính toán lại mức khấu hao cho một số tài sản và đối chiếu với số liệu trên sổ cái hoặc đối chiếu, so sánh với số khấu hao đã trích trong các niên độ trước để phát hiện những bất thường có nghi vấn.
+So sánh số phát sinh của tài khoản khấu hao TSCĐ với các tài khoản chi phí nhằm kiểm tra quá trình ghi sổ các khoản chi phí khấu hao cho từng bộ phận có đúng đắn không để phát hiện những số liệu hạch toán nhầm tài khoản chi phí. Ví dụ như TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp lại tính vào chi phí sản xuất chung và ngược lại. Đồng thời, kiểm toán viên cần đối chiếu giữa TSCĐ sử dụng ở từng bộ phận với bảng tính khấu hao TSCĐ và việc hạch toán chi phí hấu hao vào tài khoản chi phí có liên quan.
Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp cần phải xác định lại mức trích khấu hao trên cơ sở thời gian sử dụng đã xét lại.
Đối với TSCĐ thuê tài chính, thời gian sử dụng để trích khấu hao TSCĐ đúng bằng thời gian của hợp đồng thuê tài sản đó.
à Thủ tục kiểm toán đối với chi phí trả trước
Đối với chi phí trích trước, kiểm toán viên cần kiểm tra nội dung và mức tính chi phí trích trước có nằm trong dự toán và kế hoạch trước đó của doanh nghiệp.
Xem xét phương pháp tính toán và phương pháp phân bổ chi phí có được nhất quán với các kỳ trước không.
Kiểm tra các hợp đồng thuê hoặc các hợp đồng bảo hiểm bằng cách tính toán lại phương pháp tính toán còn hiệu lực tại thời điểm 31/12.
Kiểm tra nội dung chi phí chờ phân bổ, mức phân bổ, thời gian phân bổ.
Đối với tài sản thiếu hụt chờ giải quyết việc kiểm toán phải tập trung vào việc xác định nguồn hình thành tỷ lệ kết chuyển có phù hợp với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kiểm toán hay không.
Phương pháp kiểm tra có thể đi từ tổng hợp đến chi tiết, đối chiếu, so sánh, chọn mẫu như: kiểm tra bảng phân bổ vật liệu, đối chiếu với các chứng từ xuất vật liệu, sổ kế toán chi tiết…
w Kiểm tra chi tiết
Khi thực hiện kiểm toán chi tiết khấu hao TSCĐ, kiểm toán viên cần thực hiện như sau:
Kiểm toán viên lập bảng kê các nghiệp vụ về khấu hao TSCĐ trong năm trong đó nêu rõ:Số dư đầu kì, số khấu hao tăng trong kì, số khấu hao giảm trong kì, số dư cuối kì, mức khấu hao trích trong kì. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra số phát sinh của TK214.
Đối với số phát sinh Nợ TK214, kiểm toán viên kiểm tra như sau:
So sánh số dư đầu kì với số liệ kiểm toán năm trước
Đối chiếu số liệu trên bảng phân tích với nghiệp vụ giảm TSCĐ đã ghi sổ và đối chiếu mức khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại của TSCĐ trong sổ chi tiết
Để phát hiện các trường hợp ghi giảm khấu hao chưa được ghi sổ hoặc ghi sổ không đúng, kiểm toán viên cần kiểm tra các trường hợp ghi giảm TSCĐ như: Kiểm tra chứng từ giảm TSCĐ như biên bản giao nhận TSCĐ, hoá đơn bán TSCĐ, hợp đồng cho thuê TSCĐ…
c.Đánh giá chênh lệch về kiểm toán các ước tính kế toán
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540 “ Kiểm toán viên phải đánh giá lại lần cuối tính hợp lý của các ước tính kế toán dựa vào những hiêủ biết của mình về đơn vị được kiểm toán và tính nhất quán của ước tính kế toán với các bằng chứng kiểm toán khác đã thu thập trong quá trình kiểm toán”.
Vì ước tính kế toán là gía trị xấp xỉ nên việc đánh giá chênh lệch kiểm toán găp khó khăn hơn các chỉ tiêu khác. Khi có sự chênh lệch giữa giá trị ước tính của kiểm toán viên và giá trị ước tính trong báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải cân nhắc xem chênh lệch này có cần điều chỉnh hay không. Nếu chênh lệch không hợp lý, thì yêu cầu doanh nghiệp sửa lại các ước tính kế toán liên quan. Nếu doanh nghiệp từ chối sửa lại thì chênh lệch này coi là một sai sót để đánh giá mức độ ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Trường hợp chênh lệch này là hợp lý thì không cần phải điều chỉnh lại.
II.2.3 Kết thúc kiểm toán
Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán . Sau khi đã thực hiện các thủ tục kiểm toán đã thiết kế trong trương trình kiểm toán, đã thu thập được những bằng chứng làm cơ sở cho nhận xét của mình trên báo cáo kiểm toán, KTV phải tổng hợp công việc đã thực hiện theo các bước sau:
Xem xét sự kiện sau ngày kết thúc niên độ
Đánh giá kết quả
Thư quản lí và công bố báo cáo kiểm toán
ỹ Xem xét sự kiện sau ngày kết thúc niên độ
Thông thường cuộc kiểm toán thường dược thực hiện sau ngày kết thúc niên đọmột thời gian. KTV cần xem xét các sự kiện có thể ảnh hưởng đến BCTC trong thời gian này
ỹ Đánh giá kết quả
KTV cần đánh giá tính hợp lí và đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán thu thập được trên các khía cạnh:
-Tính đầy đủ của bằng chứng
- Đánh giá tổng hợp sai sót phát hiệnđược
Từ đó đưa ra kêt luận về BCTC của doanh nghiệp
ỹ Thư quản lí và công bố báo cáo kiểm toán
Sau khi đã tổng hợp sai sót phát hiện đượoc, đánh giá kết quả,KTV phải lập báo cáo tổng hợp phần hành. Từ đó, lập báo cáo kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 : "Báo cáo kiểm toán".
phần II: Thực trạng kiểm toán các ước tính kế toán tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC
I. Đặc điểm chung về AASC
I.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty AASC
Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán được thành lập theo quyết định số 164/TC/QĐ/TCCB ngày 13-51991 của Bộ trưởng bộ tài chính.
- Tên doanh nghiệp : Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán
-Tên giao dịch quốc tế : Auditing and Accounting Service Company
-Trụ sở : Số 1- lê Phụng Hiểu- Hoàn Kiếm Hà Nội
-Công ty có năm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Miinh, Vũng Tàu, Thanh Hoá, Quảnh Ninh, Hải Phòng.
AASC là một trong hai tổ chức kiểm toán đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực về kế toán kiểm toán, tư vấn tài chính và thuế. Công ty được thành lập theo quyết định số 164/TC/QĐ/TCCB ngày 13-5-1991 của Bộ trưởng Bộ tài chính với tên giao dịch quốc tế: Auditing Service Company (ASC). Công ty là một pháp nhân kinh tế độc lập với số vốn ban đầu trên 200 triệu VND do Bộ tài chính cấp. Công ty tự trang trải chi phí hoạt động bằng nguồn thu từ cung cấp dịch vụ cho khách hàng và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. ASC được thành lập đánh dấu sự ra đời của một lĩnh vực hoạt động mới, có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay.
Sau hơn hai năm ra đời, hoạt động hiệu quả và do yêu cầu đổi mới hệ thống quản lí nền kinh tế quốc dân, Uỷ Ban kế hoạch Nhà nước ra công văn số 1789/UB/KH ngày 6-9-1993 bổ sung dịch vụ kiểm toán và đôỉ tên công ty. Theo quyết định số 639/TC/TCCB ngày 14-9-1993 của Bộ trưởng báo cáo tài chính, công ty đổi tên thành: công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán với tên giao dịch quốc tế là: Auditing and Accouting Financial Consultance Service Company (AASC).
Qua hơn 10 năm hoạt động, AASC đã đóng góp tích cực trong họat động cung cấp dịch vụ chuyên nghành tài chính, kế toán và kiểm toán. Công ty đã phát triển mạnh về phạm vi hoạt đông, chất lượng dịch vụ cung cấp với một đội ngũ khách hàng đông đảo hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể:
ỉVề phạm vi hoạt động :
Bắt đầu thành lập, công ty đặt trụ sở tại Hà Nội và hoạt động giới hạn ở Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đến nay, công ty đã thành lập thêm năm nhánh tại các trung tâm kinh tế lớn với phạm vi hoạt động trong cả nước, thâm nhập vào mọi thành phần kinh tế. Hiện nay công ty có trên 600 khách hàng thường xuyên gồm :
- Ngân hàng, bảo hiểm viễn thông, điện lực
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Doanh nghiệp trong nước
- Các đơn vị hành chính sự nghiệp
-Các dự án được tài trợ bởi tổ chức quốc tế như UB, ODA, IMF…
ỉ Về nhân viên công ty :
Buổi đầu thành lập, công ty chỉ có bốn nhân viên tại văn phòng Hà Nội. Đến nay, công ty đã có trên 250 cán bộ nhân viên tại 6 văn phòng và chi nhánh, đều tốt nghiệp đại học. Hiện nay công ty có hơn 70 nhân viên đạt chứng chỉ KTV cấp nhà nước và đội ngũ cộng tác viêv đông đảo công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu…
ỉ Về cơ sở vật chất
Nếu khi mới thành lập công ty có tổng số vốn trên 200 triệu VND thì hiện tại, tổng giả trị tài sản của công ty đạt trên 15 tỷ VND. Bằng nguồn tự có, tự tích luỹ, công ty đã xây dựng được trụ sở, chi nhánh, mua sắm nhiều trang thiết bị văn phòng, phương tiện đi lại hệ thống thông tin khá hiện đại. Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của công ty như sau:
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Tỉ lệ % so 2001
1. Doanh thu
- Kiểm toán - Tư vấn
- Dịch vụ khác
18.5
16.8
0.8
1.1
21
17.4
2.3
1.3
112
104
288
118
2. Chi phí
18.9
15.7
120
3. Lợi nhuận
2.1
2.8
75
4. Nộp Ngân sách nhà nước
3.2
2.7
119
Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác năm 2002-2003 của AASC
Trong những năm qua, doanh thu của công ty liên tục tăng trưởng. Mức tích lũy đạt 26% đến 30% doanh thu và đồng góp vào Ngân sách khoảng 3 tỉ VND hàng năm.
I.2 Tổ chức bộ máy quản lí của AASC
Theo quyết định 556/QĐ-BTC năm 1998 của Bộ tài chính, bộ máy tổ chức của AASC gồm :
Ban giám đốc gồm: một giám đốc, một phó giám đốc tại văn phòng và hai giám đốc tại chi nhánh
Các phòng chức năng
Các phòng nghiệp vụ
Các chi nhánh văn phòng đại diện của công ty
Bộ máy quản lí của AASC được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí tại AASC
Giám đốc công ty
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng kinh doanh và tiếp thị
Phòng thương mại và dịch vụ
Phòng kiểm toán XDCB
Phòng kiểm toán dự án
Phòng tư
vấn
Bộ phận tin học
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Chi nhánh Vũng Tàu
Chi nhánh Thanh Hoá
Chi nhánh Quảng Ninh
Chi nhánh Hải Phòng
ỹ Ban lãnh đạo:
Hiện nay ban lãnh đạo của công ty gồm một giám đốc và ba phó giám đốc.
Giám đốc công ty : Là người đại diện cao nhất cho công ty , điều hành toàn bộ hoạt động, đại diện cho quyền lợi ;của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ tài chính , trước pháp luật và các bên hữu quan về toàn bộ hoạt động của công ty.
Các phó giám đốc : giúp việc cho giám đốc, thực hiện giao dịch với khách hàng, giám sát việc thực hiện kiểm toán và điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công. Đồng thời, họ cònn chịu trchs nhiểm trước giám đốc công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
ỹ Phòng hành chính tổng hợp:
Quản lí công ăn đến va công văn đi, đông thời chịu trách nhiệm về kế toán và nhân sự .
ỹ Các phòng chức năngnghiệp vụ
Ngoài phong hành chính tổng hợp, các phòng nghiệp vụ đều thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các khách hàng thường xuyên và khách hầng mới.
ỹBộ phận kế toán
Có nhiệm vụ cung cấp bổ sung các quy chế tài chính hiệnhành, rà soátvà xây dựng các kế hoạch tài chính, đồng thời phối hợp với các phòng nghiệp vụ đôn đốc thanh toán với khác hàng .
ỹChi nhánh công ty :
Cung cấp các dịch vụ của công ty tại các địa bàn của mình, đảm bảo cấc dịch vụ mà công ty cung cấp luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của AASC được xây dựng gọn nhẹ , linh hoạt, khoa học, giúp giám đốc điều hành có hiệu qủả, khai thác được tiềm năng của toàn hệ thống. Các phòng ban có nhiệm vụ riêng nhưng có mối quan hệ chặt chẽ tuơng hỗ và chịu sự lãnh đạo thống nhất của giám đốc công ty.
I.3 Các loại hình dịch vụ cung cấp và định hướng phát triển
Khi mới thành lập, công ty chỉ đào tạo và cung cấp các dịch vụ kế toán. Qua hơn mười năm hoạt động, công ty đã đóng góp tích cực trong hoạt động cung cấp dịch vụ chuyên nghành thuộc lĩnh vực tài chính, kế toán , kiểm toán. Với sự am hiểu sâu sắc và kinh nghiệm thực tiễn về quản lí tài chính, kế toán kiểm toán, và thuế công ty đã và đang hoàn thiện, phát triển các dịch vụ cung cấp về phạm vi và chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu củ khách hàng với chất lượng ngày càng cao của khách hàng. Cụ thể, các dịch vụ của công ty gồm :
1. Kiểm toán
2. Kế toán
3. Công nghệ thông tin
4. Tư vấ tài chính kế toán, quản trịi kinh doanh
5. Tư vấn thuế
6.Đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng
7.Giám định tài chính, kế toán
ỹ Dịch vụ về kiểm toán : là loại hình dịch vụ chính chiếm 82.7% trong tổng doanh thu của công ty , bao gồm:
Kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán hoạt động dự án
Kiểm toán xác điịnhvốn góp liên doanh
Giám định tài liệu kế toán, tài chính
Kiểm toán tỉ lệ nội địa hoá
Kiểm toán nhà nước phục vụ công tác cổ phần hoá.
Kiểm toán doanh nghiệp tham gia niêm yết thị trường chứng khoán
Kiểm toán tuân thủ
ỹ Dịch vụ về kế toán : là một trong những dịch vụ truyền thống của công ty gồm :
Mở và ghi sổ kế toán
Lập ncác báo cáo tài chính định kì
Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán cho khách hàng ….
Đồng thời, công ty thường xuyên hướng dẫn cho khách hàng áp dụng chế độ tài chính kế toán hiện hành và tư vấn trợ giúp trong lưạ chọn đăng kí chế độ kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
ỹ Dịch vụ tư vấn thuế gồm:
Lập kế hoạch thuế
Đăng kí, tính toán và kê khai thuế phải nộp với cơ quan thuế.
Rà soát, đánh giá việc vận dụng sắc lệnh, chính sách thuế hiện hành của nhà nước.
ỹ Dịch vụ tư vấn tài chính và quản trị kinh doanh gồm:
Tư vấn cà soạn thảo phương án đầu tư, đăng kí kinh doanh và thành lập doanh nghiệp mới.
Tư vấn, kiểm kê thẩm định giá trị tài sản.
Tư vấn quyết toán vốn đầu tư.
Tư vấn cổ phần, niêm yết chứng khoán, sáp nhập hoặc giải thể doanh nghiệp…
ỹ Dịch vụ công nghệ thông tin: Tư vấn cho khách hàng lựa chọn nhiền công nghệ thông tin khả thi và hiệu qủ như: cung cấp và hướng dẫn cho khách hàng sử dụng các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý cho cácn doanh nghiệp.
ỹ Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng như tổ chức khoá học bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kế toán trưởng, kiểm toán nội bộ, tìm kiếm và tuyển dụng cho khách hàng những ứng viên có năng lực và thích hợp nhất.
Cơ cấu doanh thu từ các dịch vụ cung cấp của công ty như sau:
I.4 Khái quát chung về trình tự kiểm toán BCTC tại AASC
Hoạt động kiểm toán BKTC tại AASC được thực hiện dựa trên dựa trên qui trình kiểm toán chuẩn của công ty gồm các bước: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, hoàn thành cuộc kiểm toán.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần xem xét về hoạt động kinh doanh của khách hàng, thu thập các thông tin liên quan và thiết kế chương triìh kiểm toán.Trong thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên kiểm toán đối với các khoản mục trên BCTC dụa trên qui trình kiểm toán chuẩn của công ty. Sau đó, kiểm toán viên tổng hợp bằng chứng kiểm toán thu thập được để lạp báo cáo kiểm toán và thư quản lý.
II. Thực hiện kiểm toán một số chỉ tiêu ước tính tại AASC
Mỗi hãng kiểm toán thường xây dựng cho công ty một qui trình kiểm toán riêng dựa trên các chuẩn mực kiểm toán và qui định về kế toán hiện hành được thừa nhận. Theo đó, qui trình kiểm toán báo cáo tài chính của AASC được lập theo sơ đồ sau:
Sơ đồ: Qui trình kiểm toán BCTC của AASC
Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Kết thúc kiểm toán , lập và phát hành báo cáo kiểm toán
Soát xét giấy tờ làm việc
Xem xét sự kiện sau ngày lập BCTC
Lập và công bố báo cáo kiểm toán
Mục tiêu kiểm toán các ước tính kế toán
Kiểm toán các chỉ tiêu ước tính kế toán là một phần việc trong kiểm toán báo cáo tài chính nên AASC cũng thực hiện theo qui trình chung nêu trên. Song để thu được bằng chứng có hiệu quả , tiết kiệm chi phí đối với mỗi khách hàng cụ thể, AASC đã vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp kiểm toán cho phù hợp. Trong phạmvi nghiên cứu của chuyên đề giới hạn ở kiểm toán các chỉ tiêu ước tính kế toán, trong phần này em xin tập trung trình bày qui trình kiểm toán một số chỉ tiêu ước tính kế toán như khấu hao, chi phí trả trước tại hai công ty khách hàng gọi tắt là công ty A và công ty B.
II.1 Xác định mục đích , yêu cầu cuộc kiểm toán
Kiểm toán viên và đoàn kiểm toán của công ty thực hiện nghiêm túc mục đích yêu cầu của cuộc kiểm toán để đạt được chất lượng và hiệu quả. Trong các cuộc kiểm toán, công ty thường hướng về nhận xét đánh giá về sự trung thưc hợp pháp khách quan của các tài lệu, sổ sách kế toán, BCTC được kiểm toán. Từ đó, chỉ ra và góp ý với đơn vị được kiểm toán sửa chữa sai sót, chấn chỉnh công tác quản lí tài chính, kế toán của khách hàng. Các mục tiêu cụ thể đối với một số chỉ tiêu ước tính như sau :
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
Đối với chi phí trả trước
Đối với khấu hao TSCĐ
Tính có thật
-Kiểm tra tính hiện hữu của các khoản đưa vào chi phí trả trước
- Xem xét những khoản thực tế đã chi hết nhưng vẫn treo trên TK142
-Tài sản đã và đang đưa vaò sử dụng
- Doanh nghiệp đã phản ánh khấu hao trên sổ sách kế toán
Tính đầy đủ
-Kiểm tra tính đầy đủ và trọn vẹn của các khoản trên TK142
-Chi phí phát sinh đã phản ánh , ghi chép vào sổ kế toán
- Xác định khấu hao đầy đủ cho tất cả các tài sản theo qui định
- Đã phản ánh, ghi chép vào sổ sách kế toán
Tính chính xác
Kiểm tra việc tính toán đo lường chi phí trả trước từ TK142
- Việc hạch ttoán khấu hao chính xác
- Việc xác định số khấu hao tăng, giảm trong kì đúng về mặt giá trị
Tính nhất quán
Kiểm tra tính đúng kì của việc ghi nhận chi phí trả trước phát sinh
Phương pháp tính khấu hao trong kì phải nhất quán
Tình bày và khai báo
- Kiểm tra viểctình bày TK142
- Kiểm tra các khoản thực ra phải đưa vào tài khoản TSCĐ nhưng lại đưa vào TK142 và phân bổ vào chi phí trong kì
BCTC trình bày đày đủ thông tin về phương pháp tính khấu hao, tỉ lệ khấu hao áp dụng, những khác biệt trong việc xác định tỉ lệ khấu hao so với qui định hiện hành
II.2 Chuẩn bị kiểm toán
II.2.1 Chấp nhận thư mời kiểm toán
Hàng năm, công ty kiểm toán sẽ gửi thư chào kiểm toán tới các khách hàng. Sau khi được khách hàng mời kiểm toán, AASC tiến hành đánh giá xem việc chấp nhận kiểm toán hoặc thiếp tục kiểm toán một khách hàng cụ thể có làm tăng rủi ro cho kiểm toán viên, có mang lại hiệu qủ và cố tổn hại đến uy tín và hình ẩnh của công ty không? Nếu không có vấn đề gì cần thay đổi, AASC tiến hành kí hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Khi kí xong hợp đồng kiểm toán, công việc kiểm toán viên chính thức bắt đầu và nAASC cử kiểm toán viên phụu ntrách công việc.
II.2.2 Cử kiểm toán viên phụ trách
Đây là công việc quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán. Giám đốc công ty căn cứ vào đặc điểm về phạm vi, qui nmô, tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán để thành lập đoàn kiểm toán gồm trưởng đoàn kiểm toán và một số kiểm toán viên để kiểm toán tại các bộ phận.
II.2.3 Tìm hiểu khách hàng
Việc tìm hiểu khách hàng giúp kiểm toán viên có được định hướng kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán phù hợp với đối tượng kiểm toán. Công việc này gồm:
- Tìm hiểu khái quát về khách hàng
- Tìm hiểu chi tiếtkhách hàng
a, Tìm hiểu khái quát về khách hàng
Công việc này tuỳ thuộc vào đặc điểm của cuộc kiểm toán và khách hàng được chấp nhận kiểm toán là khách hàng thường xuyên hay khách hàng mới. Kiểm toán viên cần thu thập các thông tin sau:
Đối với khách hàng thường xuyên là công ty A: Công ty A là khách hàng thường xuyên của AASC từ 1996. Năm 2003 AASC cung cấp các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính niên độ 2002 cho khách theo hai giai đoạn trong một năm tài chính: sáu tháng đầu năm và sáu tháng cuối năm. Công ty A là khách hàng thường xuyên nên các thông tin về công ty được lưu trên hồ sơ kiểm toán từ năm bắt đầu cung cấp các dịch vụ kiểm toán . Các thông tin liên quan đến công ty A được lưu trên hồ sơ kiểm toán năm trước tại AASC. Do đó khi kiểm toán công ty A, kiểm toán viên xêm xét lại những dữ liệu trê3n hồ sơ kiểm toán. Đồng thời, đoàn kiểm toán có thể trực tiếp tham gia kiểm kê quĩ, kiểm kê tài sản và thu thập có độ tin cậy cao. Việc thu thập bằng chứng kiểm toán dựa trên hồ sơ kiểm toán, các thông tin được kiểm toán viên bổ sung trong cuộc họp với ban giám đốc khách hàng và trong quá trình kiểm toán.
Đối với công ty B là khách hàng mới, AASC thực hiện kiểm toán trong năm đầu tiên. Do đó AASC cử kiểm toán viên có trình độ chuyên môn cao để thực hiện kiểm toán. Qua tìm hiểu sơ bộ,kiểm toán viên đánh giá Ban quản lý của công ty B là những người có năng lực và trách nhiệm, cơ cấu sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lí phù hợp, hệ thống KSNB khá tốt.
b,Tìm hiểu chi tiết về khách hàng
Đây là bước công việc quan trọng giúp kiểm toán viên đánh giá và nhận xét được các sự kiện, hoạt động đã phát sinh có thể ảnh tới BCTC của khách hàng. Việc tìm hiểu chi tiết về khách hàng của AASC gồm:
- Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Tìm hiểu về hệ thống KSNB
Tại công ty A
Quá trình hình thành và phát triển công ty : A là công ty cổ phần được thành lập theo quyết định số 1559/GP/UB ngày 09-12-1994 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp và các qui định hiện hành. Công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm vật tư kĩ thuật, thiết bị điện cung cấp chủ yếu cho các bưu điện , công ty xây dựng theo đơn đặt hàng.
Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản lí của công ty A
Đại hội đại biểu
cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng kĩ
thuật
Phòng quản lí chất lượng
Bộ phận sản xuất
Phòng hành chính
Phòng kế toán
Về hệ thông KSNB: Kiểm toán viên thu thập thông tin về tổ chức quản lí và các quy chế kiểm soát chất lượng của công ty được mô tả qua sơ đồ trên. Theo nhận xét của kiểm toán viên thì tổ chức quản lí của đơn vị được phân cấp phù hợp với yêu cầu sản xuất, gọn nhẹ thống nhất. Bộ phận quản lí sản xuất đồng thời quản lí nguyên vật liệu mua về nhập kho. Các tài sản được quản lí và theo dõi tại cá bộ phận sử dụng chặt chẽ bởi bộ phận kiểm soát và qui chế tài chính tại các phòng ban ước tính kế toán và hệ thống KSNB: kiểm toán viên thu thập được các thông tin về hệ thống KSNB do khách công ty A cung cấp (Phỏng vấn , trao đổi với ban giám đốc và nhân viên công ty). Các thông tin vế chính sách kế toán chủ yếu áp dụng tại công ty như sau :
Về chế đô kế toán : áp dụng chế đô kế toán Viêt Nam ban hành theo quyết định 1141/QĐ/CĐKT ngày 11-11-1995.
Hình thức sổ kế toán áp dụng : Nhật kí chung.
Niên độ kế toán : bắt đầu từ ngày 10/01 và kết thúc 31/12 hàn năm
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán :._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36811.doc