Tài liệu Báo cáo Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH kiểm toán Đông Dương thực hiện: ... Ebook Báo cáo Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH kiểm toán Đông Dương thực hiện
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH kiểm toán Đông Dương thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong khoảng thời gian hai mươi năm trở lại đây mọi người được làm quen với khái niệm kiểm toán nói chung và kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ, các công ty dịch vụ tư vấn kế toán – kiểm toán nói riêng. Việc hình thành và phát triển dịch vụ kiểm toán là nhu cầu không thể thiếu của nền kinh tế thị trường nhằm thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế chuyển đổi và hội nhập quốc tế, hoạt động kiểm toán ở nước ta đã nhanh chóng hình thành và phát triển. Từ hai công ty kiểm toán thành lập đầu tiên năm 1991 đến nay đã có hơn 150 công ty kiểm toán được phép hành nghề với loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn là chủ yếu. Là một sinh viên năm cuối của chuyên ngành kiểm toán và được sự giúp đỡ cũng như tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc với kiến thức thực tế trước khi ra trường của nhà trường và thầy cô, em đã chọn Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Đông Dương để thực tập. Đề tài nghiên cứu của em là: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương thực hiện”
Em xin cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Mỹ cùng Công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn và tạo điều kiện cho em về mọi mặt để em có cơ hội thực tập tốt nhất. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm nên chắc chắn đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sẽ nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng bạn đọc để em có thể hoàn thiện đề tài hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CễNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Đông Dương.
Giới thiệu sơ lược về công ty:
- Tên công ty : Công ty TNHH kiểm toán Đông Dương
- Tờn giao dịch: Indochina Auditing Company Limited
- Tờn viết tắt : I.A CO., LTD
- Số đăng ký kinh doanh: 0102027935
- Ngày cấp : 29/08/2006, thay đổi lần hai ngày 15/11/2007, thay đổi lần cuối ngày 21/01/2009.
- Người đại diện theo pháp luật: Giám đốc Nguyễn Văn Học
- Vốn điều lệ: 3.600.000.000,00
- Trụ sở chớnh: Số nhà 29 - Ngừ 171 - Phố Nguyễn Ngọc Vũ - Phường Trung Hũa - Quận Cầu Giấy – Hà Nội
- Văn phũng đại diện: Phũng 1505 toà nhà 198 - Đường Nguyễn Tuân – Quận Thanh Xuân – Hà Nội
- Điện thoại: (04) 210 5538 - (04) 210 7935 Fax: (04) 224 9408.
- Email: audit@imct.com.vn
- Số nhõn viờn: 20
- Lĩnh vực hoạt động chính của công ty: Công ty hoạt động chính trong các lĩnh vực kiểm toán, tư vấn và thẩm định giá.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Đông Dương (I.A) (sau đây sẽ gọi tắt là công ty) là doanh nghiệp kiểm toán độc lập được thành lập ngày 24/08/2006 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102027935, công ty đã được Bộ Tài chính cũng như Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) công nhận là doanh nghiệp Kiểm toán đủ điều kiện thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm cho các doanh nghiệp. Qua nhiều lần chuyển nhượng phần vốn góp thì đến nay công ty có 2 thành viên góp vốn:
Ông Nguyễn Văn Học Hiện sở hữu 50% vốn điều lệ công ty
Ông Nguyễn Anh Tuấn Hiện sở hữu 50% vốn điều lệ công ty
1.2. Các hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương.
1.2.1. Các dịch vụ chính của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương.
Dịch vụ kiểm toán:
Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm (Doanh nghiệp, Dự án, Hành chính sự nghiệp, Các tập đoàn, tổ chức kinh tế, …);
Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, quyết toán dự án, các Công trình xây dựng cơ bản;
Kiểm toán Báo cáo tài chính các dự án do các tổ chức Quốc tế tài trợ;
Kiểm toán hoạt động;
Kiểm toán tuân thủ;
Dịch vụ kiểm toán xác nhận tỷ lệ nội địa hoá;
Dịch vụ kế toán:
Dịch vụ kế toán bao gồm việc ghi chép, giữ sổ, lập báo cáo thuế, lập các báo cáo tài chính quý, năm theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam và của Công ty mẹ;
Trợ giúp các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi báo cáo tài chính được lập theo Chế độ Kế toán Việt Nam sang hình thức phù hợp với các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung, hoặc theo yêu cầu cụ thể của tập đoàn;
Xây dựng hệ thống kế toán, phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp;
Dịch vụ tư vấn tài chính:
Tư vấn về chính sách tài chính, thuế, quản trị doanh nghiệp;
Tư vấn quyết toán vốn đầu tư, tư vấn quyết toán đầu tư XDCB;
Tư vấn về hợp nhất và mua lại doanh nghiệp;
Cổ phần hoá, tư nhân hoá và thủ tục niêm yết;
Tư vấn nghiệp vụ kinh doanh;
Tư vấn đầu tư;
Tư vấn luật và kinh doanh;
Tư vấn giải pháp doanh nghiệp;
Triển khai và đánh giá hệ thống mạng;
Lựa chọn hình thức công nghệ thông tin;
Dịch vụ tư vấn thuế:
Kế toán thu nhập và chuẩn bị tờ khai thuế;
Dịch vụ tư vấn thuế liên quốc gia;
Dịch vụ trợ giúp giải quyết khiếu nại thuế;
Thuế thu nhập cá nhân và các dịch vụ thuế quốc tế;
Dịch vụ định giá tài sản:
Định giá bất động sản và tài sản của doanh nghiệp;
Định giá doanh nghiệp cho mục đích mua bán và thanh lý;
Định giá cho mục đích liên doanh và cơ cấu lại doanh nghiệp;
Thẩm định, đánh giá tài sản và nguồn vốn theo yêu cầu;
Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, chuyển đổi doanh nghiệp;
Dịch vụ đào tạo:
Đào tạo kế toán, kiểm toán và quản trị kinh doanh;
Đào tạo về kỹ thuật kiểm toán nội bộ;
Tổ chức các lớp học cập nhật kiến thức Chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán Quốc tế; Luật Kế toán; Chế độ kế toán; Chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán Việt Nam;
Như vậy công ty đã đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của nền kinh tế và mở rộng thị trường.
1.2.2. Các nhóm khách hàng của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương.
Từ khi mới thành lập cho đến nay, công ty đã nỗ lực trong việc phát triển thị trường, các khách hàng của công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, các khách hàng của công ty:
Kiểm toán Báo cáo tài chính:
Công ty kiểm toán báo cáo tài chính cho các công ty thuộc các loại hình doanh nghiệp khác nhau và thuộc các lĩnh vực khác nhau như:
- Các công ty kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và đặc biệt là các công ty thuộc tập đoàn VINASHIN: Công ty công nghiệp tàu thủy Thành Long, công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Cà Mau, công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển công nghiệp tàu thủy Hậu Giang, v.v...
- Các công ty kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam và các công ty thành viên như công ty ván dăm Thái Nguyên, công ty lâm nghiệp Hòa Bình, công ty lâm nghiệp Đông Bắc, v.v...
- Các công ty kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng: Tổng công ty xây dựng Thanh Hóa, công ty cổ phần xây dựng Minh Cát, công ty cổ phần xây dựng các công trình giao thông, v.v...
- Các công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật cao Việt Nhật, công ty TNHH MTV thương mại và du lịch Vinashin Quảng Bình, v.v...
- Các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Yên, các doanh nghiệp thuộc tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, công ty cổ phần bao bì Thanh Hóa, công ty sách thiết bị và xây dựng trường học Hà Nội, v.v...
Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư, quyết toán các dự án, các công trình XDCB:
- Các ban quản lý dự án: Ban quản lý dự án thủy lợi tỉnh Yên Bái, ban quản lý các dự án đầu tư XDCB tại các chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hà Nội, ban quản lý dự án quận Long Biên - Hà Nội, v.v…
- Sở LĐTB&XH các tỉnh: Tỉnh Phú Yên, tỉnh Bình Thuận, v.v…
- Các ngân hàng, các trường trung học, câc trường đại học: Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL - Chi nhánh Hải Dương, trường đại học điều dưỡng Nam Định - Bộ Y Tế, trường trung học kinh tế Hà Nội, v.v…
- Các công trình xây dựng: Các công trình XDCB của ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, v.v…
- Các khách hàng kiểm toán khác: Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình - Đài Truyền hình Việt Nam, trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ, trụ sở làm việc và trung tâm thương mại Tuấn Tài, Chi cục đê điều và phòng chống bão lụt TP Hà Nội - Sở NN & PTNT, v.v…
Công ty đã có được một lượng khách hàng tương đối và được sự tín nhiệm cũng như niềm tin của khách hàng khi hợp tác cùng công ty.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Đông Dương.
1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương.
Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty TNHH kiểm toán Đông Dương gồm một Giám đốc, một Phó Giám đốc, có các chủ nhiệm kiểm toán, các trưởng phòng kiểm toán, kế toán trưởng và các nhân viên trong công ty. Các chức vụ cụ thể tại công ty như sau:
Ông Nguyễn Văn Học
Kiểm toán viên Bộ Tài Chính - Giám đốc
Ông Nguyễn Minh Ân
Kiêm toán viên Bộ Tài Chính - P.Giám đốc
Ông Nguyễn Minh Chung
Kiểm toán viên BTC -Chủ nhiệm kiểm toán
Ông Nguyễn Lương Thuyết
Kiểm toán viên BTC -Chủ nhiệm kiểm toán
Ông Nguyễn Anh Tuấn
Kiểm toán viên BTC -Chủ nhiệm kiểm toán
Bà Bùi Thị Kim Thanh
Kiểm toán viên - Trưởng phòng Kiểm toán
Bà Lương Thị Nguyệt
Kỹ sư xây dựng - Kiểm toán viên - Trưởng phòng Kiểm toán XDCB
Ngoài ra Bà Bùi Thị Kim Thanh còn là kế toán trưởng. Mô hình này là khá phù hợp đối với một doanh nghiệp có quy mô như công ty.
Có thể khái quát mô hình tổ chức bộ máy của công ty theo mô hình sau:
Sơ đồ quản lý công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương:
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Kế toán trưởng
Trưởng phòng kiểm toán
Chủ nhiệm kiểm toán
Giám đốc công ty: Là người điều hành cao nhất trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên công ty về quyết định của mình…
Phó giám đốc: Phụ trách từng lĩnh vực được phân công có trách nhiệm giúp giám đốc công ty điều hành công ty theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc công ty. Phó giám đốc chịu trách nhiệm về những lĩnh vực được phân công hoặc được ủy quyền…
Bộ phận kế toán: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Giúp giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê và hạch toán tại công ty…
Bộ phận nghiệp vụ: Chịu trách nhiệm về nghiệp vụ kiểm toán, thẩm định giá, tư vấn tài chính, kế toán theo đúng yêu cầu của pháp luật. Tham gia ký kết hợp đồng kinh tế và giao dịch với các đối tác trong lĩnh vực mình phụ trách…
Bộ phận văn phòng: Quản lý hồ sơ nhân sự, sổ BHXH, sổ lao động, hợp đồng lao động, soạn thảo các quyết định tiếp nhận và thuyên chuyển nhân sự khi có lệnh của giám đốc công ty. Quản lý và lưu trữ các công văn đến - đi của công ty. Quản lý con dấu trên cơ sở các văn bản pháp quy của nhà nước về quản lý con dấu.
1.3.2. Tổ chức nhân sự của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương.
Trình độ và kinh nghiệm của nhân sự công ty là nhân tố quyết định cho sự thành công của công ty. Công ty luôn đặt yếu tố con người lên hàng đầu và con người luôn là yếu tố được quan tâm đặc biệt nhất để đảm bảo dịch vụ của công ty cung cấp đạt chất lượng cao. Do vậy, đội ngũ nhân sự của công ty được trang bị đầy đủ các kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để có thể đáp ứng phù hợp với yêu cầu của từng công việc cụ thể và đặc biệt với yêu cầu kiểm toán của khách hàng và các đơn vị thành viên. Công ty có đội ngũ trên 20 kiểm toán viên và nhân viên chuyên nghiệp tốt nghiệp các trường đại học, cao học trong và ngoài nước, có kiến thức kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, đã từng làm việc trong lĩnh vực kiểm toán từ 5 đến 10 năm tại các công ty kiểm toán lớn trong nước và các hãng kiểm toán Quốc tế tại Việt Nam. Với kinh nghiệm đã tích luỹ trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế, .... Nhân viên công ty có phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tình, đồng hành và phát triển cùng khách hàng; ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên công ty cam kết mang lại cho khách hàng chất lượng phục vụ tốt nhất.
Trong mỗi cuộc kiểm toán, công ty cử ra một đoàn kiểm toán có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm về kiểm toán các cơ quan đơn vị có cùng lĩnh vực ngành nghề và loại hình doanh nghiệp để tiến hành công việc này. Đây là một đoàn kiểm toán bao gồm những nhân viên đã được đào tạo có hệ thống, có nhiều kinh nghiệm thực tế, có hiểu biết sâu rộng và đã tham gia kiểm toán báo cáo tài chính của những đơn vị có mức độ phức tạp cao. Ngoài lãnh đạo Công ty Kiểm toán phụ trách chung thì thành phần của đoàn kiểm toán gồm 1 chủ nhiệm Kiểm toán 1 kiểm toán viên và các nhân viên chuyên nghiệp (tuỳ theo khối lượng công việc của khách hàng và công ty căn cứ vào năng lực cũng như trỡnh độ chuyên môn của từng nhân viên để bố trí nhân sự cho các cuộc kiểm toán một cách hợp lý nhất). Công ty tin tưởng rằng với thành phần đoàn kiểm toán mang tính chuyên nghiệp cao, có trình độ chuyên môn vững vàng sẽ mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Công ty.
Bên cạnh đó công ty còn có các cộng tác viên, hợp tác với công ty trong các mùa kiểm toán, ngoài ra công ty thường xuyên tạo điều kiện cho các nhân viên có cơ hội được học tập nõng cao kiến thức ngành nghề, tuyển dụng nhõn viờn mới và tổ chức cỏc lớp đào tạo cho kiểm toán viên. Ngoài ra cụng ty luụn cú có những chính sách khen thưởng, hỗ trợ nhân viên trong quá trỡnh cụng tỏc cũng như nõng cao trỡnh độ nghiệp vụ. Với các nhân viờn cú thành tớch trong cỏc kỳ thi như kỳ thi lấy chứng chỉ CPA hàng năm thỡ cụng ty cũng cú mức khen thưởng nhất định nhằm động viờn tinh thần nõng cao năng lực chuyờn mụn của nhõn viờn cụng ty. Cụng ty cũng tuyển thờm nhõn sự hàng năm để tăng cường nguồn nhõn lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khỏch hàng.
1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương.
Công ty TNHH kiểm toán Đông Dương là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ với nghề kiểm toán – một nghề đặc thù với tiền lương của nhân viên chiếm phần lớn tổng chi phí, đầu vào chính là chất xám của đội ngũ nhân sự và đầu ra chính là kết quả mang lại từ thành quả lao động chất xám của đội ngũ nhân sự công ty. Bên cạnh đó vì là một công ty kiểm toán nên nhân sự của công ty phần lớn là các kiểm toán viên và có kiến thức về kế toán rất vững chắc, do đó bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức khá đơn giản, gọn nhẹ, bộ máy kế toán chỉ bao gồm một kế toán trưởng và một kế toán tổng hợp. Bộ phận kế toán tài chính chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Bộ phận kế toán tài chính có các trách nhiệm sau đây:
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác, trung thực kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong từng kỳ kế toán, giúp giám đốc công ty kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch hàng năm.
- Định kỳ tổ chức chỉ đạo việc kiểm kê tài sản của công ty bao gồm: Kiểm kê quỹ tiền mặt, kiểm kê tài sản cố định, công cụ dụng cụ,…
- Thực hiện việc lập báo cáo kế toán theo đúng quy định của luật kế toán và các luật khác có liên quan.
- Tổ chức chỉ đạo việc lưu trữ chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán. Giữ bí mật số liệu kế toán và tài liệu kế toán.
Bộ máy kế toán tài chính của công ty có các chức năng và quyền hạn sau đây:
- Giúp giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê và hạch toán tại công ty.
- Tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê tại công ty.
- Thực hiện việc thu hồi và giải quyết công nợ.
- Đề xuất và quản lý quỹ của công ty theo đúng những quy định của công ty cũng như của nhà nước.
- Phối hợp với bộ phận nghiệp vụ và văn phòng đại diện của công ty để làm công tác thanh toán quyết toán và thu hồi công nợ.
Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
1.5. Quy trình kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương.
Một cuộc kiểm toán nói chung thường chia làm 3 giai đoạn nhưng quy trình kiểm toán tại công ty được cụ thể hóa thành 5 bước như sau:
Bước 1 - Công tác tiếp xúc và giới thiệu
B1.1. Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng.
Công ty tiếp nhận yêu cầu của khách hàng bằng Điện thoại, Fax, bằng thư mời hoặc tiếp xúc trực tiếp.
Trong mọi trường hợp, yêu cầu của khách hàng được báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Công ty (hoặc Phó giám đốc trong trường hợp Giám đốc đi vắng) (dưới đây gọi tắt là Giám đốc) để được xem xét và phân công đi khảo sát yêu cầu cụ thể của khách hàng.
B1.2. Khảo sát yêu cầu và hồ sơ khách hàng
- Khi được phân công khảo sát yêu cầu và hồ sơ khách hàng, người đi khảo sát thực hiện các nội dung sau:
Lý do tại sao khách hàng phải kiểm toán
Thu thập đầy đủ các thông tin theo mẫu khảo sát chung của công ty.
Thu thập thêm các thông tin khác căn cứ vào đặc điểm và yêu cầu riêng của khách hàng.
Đánh giá chung về báo cáo, hồ sơ, chứng từ và sổ kế toán của khách hàng.
Các thông tin quan trọng như: khách hàng đang bị kiện tụng, khách hàng đang bị phá sản, tranh chấp nội bộ...được đặc biệt chú ý và ghi nhận vào mẫu khảo sát.
- Kết quả khảo sát được ghi chép rõ ràng, đánh giá sơ bộ về mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán, thời gian dự kiến và nhân sự cần thiết để thực hiện. Trong trường hợp xét thấy công việc kiểm toán có thể gặp nhiều rủi ro, người được phân công có thể đề xuất không ký hợp đồng với khách hàng nhưng nêu rõ lý do trong báo cáo khảo sát.
- Kết quả khảo sát được trình cho phụ trách phòng nghiệp vụ trước khi đệ trình cho Giám đốc.
B1.3. Gửi thư báo giá
B1.3.1 Đối với khách hàng mới
- Căn cứ vào báo cáo khảo sát, Giám đốc xem xét và quyết định giá phí. í kiến của Giám đốc được ghi trực tiếp vào báo cáo khảo sát và sẽ được chuyển cho thư ký Giám đốc (dưới đây gọi tắt là thư ký).
- Thư ký căn cứ vào báo cáo khảo sát đã có ý kiến của Giám đốc tiến hành soạn thảo thư báo giá.
- Thư ký trao đổi với bộ phận nghiệp vụ về nội dung thư báo giá trước khi trình Giám đốc.
- Thư báo giá sau khi được ký duyệt chuyển qua bộ phận hành chính để gửi cho khách hàng; được lập thành 2 bộ (tiếng Việt hoặc tiếng Anh tùy thuộc khách hàng), một bộ gửi cho khách hàng, một bộ lưu tại bộ phận quản trị hành chính.
- Thư ký theo dõi ý kiến của khách hàng đối với thư báo giá đã gửi và trình Giám đốc để được chỉ đạo kịp thời.
B1.3.2 Đối với khách hàng thường xuyên
- Vào đầu tháng 8 hàng năm trở đi, các nhóm trưởng kiểm toán có trách nhiệm liên hệ với các khách hàng đã được phân công theo dõi để đề nghị khách hàng ký hợp đồng kiểm toán cho năm hiện hành. Nhóm trưởng nhóm kiểm toán, sau khi khảo sát những biến động so với năm trước, lập báo cáo trình phụ trách phòng nghiệp vụ, phòng nghiệp vụ đệ trình Giám đốc, nêu rõ những thay đổi khối lượng công việc, mức độ phức tạp... so với năm trước, đề nghị giá phí và các vấn đề có liên quan.
- Sau khi có ý kiến của Giám đốc, thư ký soạn thảo thư báo giá gửi cho khách hàng (nếu có yêu cầu). Việc trình ký, phát hành thư báo giá, theo dõi thư báo giá... được thực hiện giống như khách hàng mới.
Bước 2: Công tác chuẩn bị
B2.1. Nhận hồi báo và lập hợp đồng kiểm toán
- Hồi báo của khách hàng có thể bằng văn thư hoặc bằng điện thoại. Mọi trường hợp hồi báo đều được báo cáo trực tiếp với Giám đốc.
- Thư ký căn cứ vào thư báo giá và ý kiến chỉ đạo của Giám đốc tiến hành lập hợp đồng theo mẫu thống nhất của công ty. Hợp đồng được lập thành 3 bộ và chuyển qua phòng hành chính để gửi đến khách hàng ký trước.
- Hợp đồng được khách hàng ký và gửi lại sẽ được chuyển cho thư ký để trình Giám đốc ký, sau đó được chuyển qua phòng hành chính quản trị để thực hiện các thủ tục hành chính khác.
B2.2. Tổ chức nhóm kiểm toán
Nhóm kiểm toán do phụ trách phòng nghiệp vụ trực tiếp phân công, chỉ định người tham gia sau khi có ý kiến chỉ đạo của Phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ.
Bước 3: Thực hiện kiểm toán
B3.1. Lập kế hoạch kiểm toán.
- Nhóm trưởng lập kế hoạch kiểm toán, đối với những khách hàng được xác định là trọng điểm, quan trọng, nhóm trưởng phải bổ sung thêm các trắc nghiệm vào chương trình mẫu của Công ty cho hợp với tình hình cụ thể của khách hàng.
- Sau khi lập xong kế hoạch kiểm toán, nhóm trưởng lập tờ trình, trình phụ trách phòng nghiệp vụ, trong đó nêu rõ các căn cứ cho việc hoạch định chương trình kiểm toán.
- Phụ trách phòng nghiệp vụ phê duyệt chương trình kiểm toán, trong những trường hợp xét thấy cần thiết, phụ trách phòng nghiệp vụ báo cáo để xin ý kiến chỉ đạo cụ thể của Phó Giám đốc phụ trách phòng nghiệp vụ.
Chương trình kiểm toán được lập cho các khách hàng thường xuyên bao gồm kế hoạch kiểm toán giữa niên độ, tham gia kiểm kê cuối niên độ.
B3.2. Thực hiện chương trình kiểm toán
- Nhóm trưởng soạn thư báo trước 10 ngày gửi cho khách hàng để thông báo thời gian và nội dung dự định kiểm toán. Thư báo trước được chuyển cho phụ trách phòng nghiệp vụ xem xét trước khi trình duyệt ký.
- Tuỳ theo loại khách hàng, trưởng nhóm, hoặc phụ trách phòng nghiệp vụ, hoặc phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ sẽ có buổi họp đầu tiên với ban Giám đốc của khách hàng tại văn phòng của khách hàng. Trong buổi họp nêu rõ phương pháp làm việc và các vấn đề cần sự hỗ trợ từ phía khách hàng.
- Truởng nhóm phân công và giám sát toàn bộ công việc của nhóm viên theo kế hoạch kiểm toán đã được duyệt.
- Phụ trách phòng nghiệp vụ giám sát công việc của nhóm trưởng và báo cáo tiến dộ thực hiện, cũng như những khó khăn với phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ khi phát sinh khó khăn vướng mắc hoặc trong cuộc họp giao ban để ban Giám đốc có hướng chỉ đạo.
- Sau khi hoàn tất công việc tại văn phòng của khách hàng, nhóm trưởng hoặc phụ trách phòng nghiệp vụ thông báo sơ bộ kết quả kiểm toán cho khách hàng trước khi rút về văn phòng công ty để tổng hợp hồ sơ.
B3.3. Hoàn tất hồ sơ tại văn phòng.
- Cá nhân hoàn thiện hồ sơ phần hành kiểm toán do mình thực hiện.
- Nhóm trưởng kiểm tra hồ sơ, soát xét rủi ro kiểm toán và thông qua toàn bộ kết quả của cuộc kiểm toán.
- Để công việc kiểm toán đáp ứng được yêu cầu về thời gian, nhóm trưởng soạn thảo thư (lần 1) đề nghị các bút toán điều chỉnh hoặc đề nghị giải thích, cung cấp thêm hồ sơ (nếu cần). Đính kèm thư này là kết quả kiểm toán sau khi đã được điều chỉnh theo đề nghị của nhóm trưởng. Thư đề nghị được trình cho phụ trách phòng nghiệp vụ cùng với hồ sơ kiểm toán đã được hoàn tất. (Nhóm trưởng có tờ trình báo cáo đầy đủ các vấn đề quan trọng của hồ sơ).
- Phụ trách phòng nghiệp vụ sau khi xem xét thư đề nghị cho ý kiến cụ thể và trình phó Giám đốc phụ trách phòng nghiệp vụ.
- Tuỳ theo yêu cầu và mức độ phức tạp của hồ sơ, Phó Giám đốc trao đổi với nhóm kiểm toán hoặc tổ chức cuộc họp với những người có trách nhiệm của khách hàng để trình bày thêm về các nội dung trong thư.
- Đối với công tác xem xét giữa niên độ không phải phát hành báo cáo kiểm toán, nhóm truởng cũng có trách nhiệm soạn thư đề nghị, trình phụ trách phòng nghiệp vụ và phó Giám đốc như trình tự nêu trên. Riêng hồ sơ kiểm toán giữa niên độ do nhóm trưởng bảo quản, không phải trình cho phụ trách phòng nghiệp vụ như kiểm toán báo cáo tài chính cả năm.
Bước 4 : Công tác kiểm tra soát xét
B4.1. Kiểm tra soát xét.
- Công việc kiểm tra soát xét do nhóm kiểm toán và phòng nghiệp vụ thực hiện, xem xét các vấn đề sau:
Việc tuân thủ các quy định tổ chức hồ sơ kiểm toán.
Các kỹ thuật kiểm toán quan trọng đối với từng hồ sơ.
Chế độ kế toán tài chính đang áp dụng so với các chế độ do Nhà nước ban hành.
Hình thức, cách thức trình bày trong báo cáo kiểm.
Xem xét toàn bộ các vấn đề có liên quan đến thuế.
Trưởng nhóm lập tờ trình về kết quả xem xét đối với từng nội dung nêu trên trình cho phụ trách phòng nghiệp vụ. Phụ trách phòng nghiệp vụ chỉ đạo việc điều chỉnh, bổ sung trước khi trình phó Giám đốc .
B4.2. Duyệt dự thảo báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
- Căn cứ vào hồ sơ do phòng nghiệp vụ chuyển đến phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ sẽ phê duyệt toàn bộ dự thảo báo cáo kiểm toán và chuyển lại cho phòng nghiệp vụ để hoàn chỉnh.
- Trong trường hợp xét thấy có những vấn đề cần đề nghị thêm với khách hàng, nhóm trưởng lập thư đề nghị điều chỉnh lần 2. Việc trình và ký thư đề nghị lần hai cũng giống như thư đề nghị lần thứ nhất.
Bước 5: Phát hành báo cáo kiểm toán
B5.1. Gửi bản thảo để lấy ý kiến.
Các vấn đề phát hiện, các bút toán điều chỉnh, các thủ tục kiểm toán bổ sung và kết quả kiểm toán sau điều chỉnh (nếu có) được gửi đến cho khách hàng để lấy ý kiến.
B5.2. Hoàn chỉnh báo cáo lần cuối.
- Trưởng nhóm kiểm tra, theo dõi việc in, foto và đóng quyển báo cáo để đảm bảo không có sai sót xảy ra.
- Báo cáo kiểm toán sau khi đã có ý kiến của khách hàng được hoàn chỉnh và gửi đến khách hàng ký trước.
- Báo cáo kiểm toán được khách hàng ký trước trên các báo biểu và sau đó trình cho phụ trách phòng nghiệp vụ. Phụ trách phòng nghiệp vụ sẽ đệ trình Ban Giám đốc ký duyệt.
B5.3. Phát hành báo cáo chính thức .
Giám đốc Công ty phê duyệt báo cáo kiểm toán chính thức, số lượng Báo cáo kiểm toán phát hành được căn cứ theo Hợp đồng kiểm toán đã ký kết trong đó có một bộ để lưu trong hồ sơ kiểm toán.
B5.4. Quản lý hồ sơ kiểm toán và theo dõi các vấn đề sau khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức.
- Đồng thời với việc trình Báo cáo kiểm toán, nhóm trưởng chuyển toàn bộ hồ sơ kiểm toán cho phụ trách phòng nghiệp vụ xem xét, sau đó trong vòng 3 ngày hồ sơ sẽ được chuyển giao cho bộ phân lưu trữ.
- Hồ sơ kiểm toán đưa vào lưu trữ ngoài các giấy làm việc, các văn bản pháp lý có liên quan đến khách hàng, còn phải bao gồm:
Các thư từ giao dịch với khách hàng trong quá trình kiểm toán.
Tờ trình về các vấn đề quan trọng của nhóm trưởng.
Tờ trình của phụ trách phòng nghiệp vụ .
Bản dự thảo và bản chính thức Báo cáo tài chính đã kiểm toán
Các loại tài liệu cần thiết khác liên quan đến khách hàng.
- Sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán, phòng nghiệp vụ có trách nhiệm theo dõi và tư vấn cho khách hàng các vấn đề phát sinh xảy ra.
1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương trong những năm gần đây.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương trong những năm gần đây có những bước phát triển đáng kể, điều đó được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của công ty. Sau đây là bảng một số chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây để thể hiện rõ sự phát triển của công ty qua các năm:
Một số chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương qua các năm.
Đơn vị tính: 1000VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
1,838,899
1,331,580
2,371,455
2. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2,000,000
2,000,000
2,800,000
3. Tổng tài sản
1,862,870
2,358,882
3,628,675
4. Doanh thu thuần về bán hàng
48,253
1,551,825
3,500,542
5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(156,949)
50,068
150,974
6. Lợi nhuận sau thuế TNDN
(156,949)
35,995
108,626
Nhìn vào bảng một số chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương có thể thấy được sự tăng trưởng của các chỉ tiêu qua từng năm. Năm 2008 tổng tài sản của công ty là 3,628,675 nghìn đồng; về số tuyệt đối tổng tài sản năm 2008 tăng so với tổng tài sản năm 2007 là +1,269,793 nghìn đồng (3,628,675 - 2,358,882) và tăng so với tổng tài sản năm đầu tiên 2006 là +1,765,805 nghìn đồng (3,628,675 - 1,862,870); về số tương đối tổng tài sản năm 2008 tăng gấp 1,95 lần so với năm 2006 và tăng gấp 1,54 lần so với năm 2007. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008 là 108,626 nghìn đồng; về số tuyệt đối tăng so với năm 2006 là +307,923 nghìn đồng và tăng so với năm 2007 là +100,906 nghìn đồng. Điều này phản ánh việc kinh doanh của công ty là có hiệu quả. Trên thực tế lượng khách hàng của công ty cũng ngày càng tăng lên. Trong thời gian tới công ty sẽ phát triển thị trường của mình, đồng thời phát triển đội ngũ nhân viên cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt tháng 1 năm 2009 vốn điều lệ của công ty được nâng lên 3.600.000.000VNĐ hứa hẹn quy mô của công ty sẽ ngày càng được mở rộng hơn nữa.
PHẦN 2. THỰC TẾ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG.
2.1. Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các khách hàng do công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương thực hiện.
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về khách hàng ABC và khách hàng XYZ
Khách hàng của công ty TNHH kiểm toán Đông Dương thuộc nhiều loại hình, nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Em xin tìm hiểu về thực tế quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán Đông Dương thực hiện tại hai khách hàng là khách hàng ABC và khách hàng XYZ cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2008.
ABC là một doanh nghiệp sản xuất và là khách hàng kiểm toán lần đầu của công ty TNHH kiểm toán Đông Dương. Trong năm 2008, bằng các nghiệp vụ Marketing của công ty, công ty đã đặt được mối quan hệ với khách hàng ABC và cuối năm 2008 công ty ABC đã đề nghị công ty TNHH kiểm toán Đông Dương kiểm toán báo cáo tài chính cho niên độ kế toán từ ngày 01/01/2008 và kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2008 của công ty. Do ABC là khách hàng kiểm toán lần đầu của công ty TNHH kiểm toán Đông Dương nên các thủ tục kiểm toán tại công ty ABC được công ty TNHH kiểm toán Đông Dương thiết kế nhiều.
XYZ là công ty kinh doanh trong lĩnh vực phân phối vật liệu xây dựng và là khách hàng thường niên của công ty TNHH kiểm toán Đông Dương. Công ty đã kiểm toán XYZ cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2006 và niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2007. Trong quá trình đó, công ty cử người liên hệ thường xuyên với khách hàng XYZ, theo dõi những biến đổi của XYZ và tạo mối quan hệ với XYZ trên nhiều mặt. Cuối năm 2008 công TNHH kiểm toán Đông Dương nhận được đề nghị kiểm toán báo cáo tài chính cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2008 từ công ty XYZ. Từ những thông tin đã nắm được về XYZ và từ sự theo dõi những thay đổi của XYZ nên công ty hiểu về XYZ khá rõ. Do đó các thủ tục kiểm toán tại công ty XYZ sẽ đơn giản hơn so với các thủ tục kiểm toán mà công ty TNHH kiểm toán Đông Dương thiết kế cho chương trình kiểm toán tại công ty ABC.
2.1.2. Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại khách hàng ABC
2.1.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán.
Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng:
Công ty ABC là doanh nghiệp nhà nước và mục đích kiểm toán của công ty ABC là kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, các nguyên tắc và phương pháp áp dụng, các ước tính quan trọng của công ty cũng như cách trình bày tổng quát các Báo cáo tài chính và tuân thủ quy định của Bộ tài chính, hoàn thiện tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó công ty cần kiểm toán báo cáo tài chính do bắt buộc.
Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng.
Tên tiếng Việt: Công ty ABC
Tên tiếng Anh: ._.ABC Company
Công ty có trụ sở chính tại: Xã Y, huyện Z, tỉnh H;
Hình thức sở hữu vốn: Doanh nghiệp Nhà nước;
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
Trồng rừng nguyên liệu;
Khai thác, thu mua nguyên liệu rừng trồng;
Dịch vụ vật tư kỹ thuật nông lâm nghiệp;
Sản xuất giống phục vụ trồng rừng;
Xây dựng các mô hình thâm canh trồng rừng, ứng dụng tiến bộ khoa học trong cải tạo giống, nâng cao hiệu quả trồng và khai thác rừng;
Sản xuất, chế biến, mua bán, xuất nhập khẩu nông, lâm sản, hàng tiêu dùng;
Thiết kế các hạng mục công trình lâm nghiệp;
Xây dựng các công trình dân dụng, kỹ thuật (giao thông, thuỷ lợi, san lấp mặt bằng);
Dịch vụ du lịch sinh thái, vận tải hàng hoá đường độ;
Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá;
Mua bán (máy móc thiết bị, vật tư kỹ thuật ngành nông lâm nghiệp, vật liệu xây dưng, chất đốt).
Những thông tin cơ bản về các chính sách kế toán đối với hàng tồn kho của công ty ABC:
- Kỳ kế toán của Công ty: Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ hạch toán: Đồng Việt Nam (sau đây được viết tắt là “VND”) được sử dụng làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính.
- Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính.
- Các Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Các Báo cáo tài chính đã tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng tại Việt Nam.
- Các chính sách kế toán áp dụng đối với hàng tồn kho:
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo nguyên tắc giá gốc.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí chế biến bốc xếp vận chuyển trong quá trình mua hàng và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Giá gốc hàng tồn kho do đơn vị tự sản xuất bao gồm: Chi phí mua nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên vật liệu thành thành phẩm.
Những chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho:
Các khoản chiết khấu thương mại và giám giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất;
Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản hàng tồn kho phát sinh trong quá trình mua hàng;
Chi phí bán hàng;
Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: theo sổ kế toán tại thời điểm cuối kỳ kế toán;
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên;
Dự phòng tổn thất hàng tồn kho: Theo thực tế báo cáo của Công ty.
Trong năm, những biến động của nền kinh tế không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Thu thập thông tin pháp lý về khách hàng.
Công ty ABC được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số xxxxxxxxxx do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh H cấp ngày xx tháng xx năm 199x.
Vốn điều lệ: 13.000.000.000 đồng (Mười ba tỷ đồng)
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với hàng tồn kho.
Hàng tồn kho và giá vốn hàng bán luôn ảnh hưởng trọng yếu đối với tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Số lượng các nghiệp vụ tại công ty ABC xảy ra nhiều, hàng tồn kho được bảo quản ở nhiều kho bãi khác nhau dẫn đến khó kiểm soát vật chất và dễ bị mất trộm,… gây khó khăn cho việc hạch toán các khoản luân chuyển hàng tồn kho nội bộ giữa các điểm kho bãi, do đó mà rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho ở công ty ABC là cao.
Thực hiện các thủ tục phân tích.
Kiểm toán viên thực hiện các trắc nghiệm phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán để giúp kiểm toán viên xác định những khoản mục, nghiệp vụ trọng yếu cần kiểm toán tương ứng rủi ro dự kiến. Khoản mục hàng tồn kho là khoản mục trọng yếu trên bảng cân đối kế toán, còn các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho được đánh giá là trọng yếu khi các nghiệp vụ đó có số dư lớn hoặc nghiệp vụ bất thường. Kiểm toán viên của công ty thường đánh dấu những nghiệp vụ bất thường đó trên bản photo của chứng từ sổ sách kế toán để thực hiện kiểm tra chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Trong đó kiểm toán viên thực hiện những phân tích ngang là sự phân tích những thay đổi theo thời gian của số dư những tài khoản, nghiệp vụ và thường được sử dụng để so sánh thông tin tài chính của kỳ này với thông tin tài chính kỳ trước nhằm phát hiện những biến động bất thường. Ngoài ra kiểm toán viên cũng sử dụng các thủ tục phân tích dọc khác.
Bảng 2.1. So sánh giá trị hàng tồn kho với niên độ kế toán trước.
Đơn vị: VNĐ
Số dư tài khoản
1/12/2008
31/12/2008
Chênh lệch
Số tuyệt đối
Số
tương đối
Hàng tồn kho
31,153,352,294
25,874,108,780
(5,279,243,514)
83
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(1,831,731,944)
(4,032,084,707)
(2,200,352,763)
220
Nhìn vào bảng so sánh giá trị hàng tồn kho, kiểm toán viên nhận thấy sự biến động của hàng tồn kho trong năm là khá lớn. Tại thời điểm cuối năm 2008, chênh lệch về hàng tồn kho nhỏ hơn so với đầu năm 2008 là 5 tỷ đồng nhưng dự phòng giảm giá hàng tồn kho lại cao hơn so với thời điểm đầu năm là 2 tỷ đồng. Kiểm toán viên nhận thấy đây là điểm đáng lưu ý và sẽ làm rõ hơn khi đi vào kiểm tra chi tiết.
Tính toán tỷ trọng hàng tồn kho so với tổng tài sản của doanh nghiệp:
Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2007
Hàng tồn kho
Tổng tài sản
0.41
29.321.620.350
71.864.895.583
Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2008
Hàng tồn kho
Tổng tài sản
0.35
21.842.024.073
62.801.837.630
Nhận thấy tại khách hàng ABC, hàng tồn kho là một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn, do vậy rất dễ xảy ra các sai phạm đối với khoản mục hàng tồn kho.
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Đánh giá mức trọng yếu
Bảng 2.2: Trích bảng CĐKT ngày 31/12/2008 của công ty ABC
Đơn vị: VNĐ
Tài Sản
Số tiền
Nguồn vốn
Số tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền
3.902.988.092
Nợ ngắn hạn
3.375.596.942
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
11.556.700.000
Nợ dài hạn
37.863.782.027
Các khoản phải thu ngắn hạn
5.317.856.030
Vốn chủ sở hữu
18.371.079.301
Hàng tồn kho
21.842.024.073
Nguồn kinh phí khác
3.191.379.360
Tài sản ngắn hạn khác
2.461.355.119
Tài sản cố định
17.128.344.741
Tài sản dài hạn khác
592.569.575
Tổng cộng tài sản
62.801.837.630
Tổng cộng nguồn vốn
62.801.837.630
KTV dựa trên kinh nghiệm của mình đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của báo cáo tài chính có thể chấp nhận được và phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục, ước lượng ban đầu về tính trọng yếu của tổng tài sản là 0.9%. Mức trọng yếu được xác định đối với khoản mục hàng tồn kho là 13,762,581đ. Như vậy khi phát hiện các sai phạm liên quan đến khoản mục hàng tồn kho mà lớn hơn 13,762,581đ thì được coi là sai phạm trọng yếu và đề nghị phía công ty ABC điều chỉnh lại.
Đánh giá rủi ro.
KTV của công ty dựa vào báo cáo kiểm toán năm trước của khách hàng cùng những thông tin mà KTV thu thập được đã đưa ra nhận định về các rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện như sau:
Bảng 2.3. Trích bảng đánh giá rủi ro khoản mục khách hàng ABC
Tài Sản
Rủi ro tiềm tàng
Rủi ro kiểm soát
Rủi ro phát hiện
Tiền và các khoản tương đương tiền
TB
Thấp
TB
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Cao
TB
TB
Các khoản phải thu ngắn hạn
Cao
TB
TB
Hàng tồn kho
Cao
TB
TB
Tài sản ngắn hạn khác
Thấp
Thấp
Thấp
Tài sản cố định
TB
TB
TB
Tài sản dài hạn khác
Thấp
Thấp
Thấp
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục hàng tồn kho.
Công ty ABC thành lập từ năm 199x có thời gian hoạt động tương đối lâu trong lĩnh vực lâm nghiệp, trên thực tế ABC là thành viên của tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam, do đó mọi hoạt động của ABC ngoài việc tuân thủ sự chỉ đạo của ban giám đốc còn phải tuân thủ sự chỉ đạo có liên quan từ tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam.
Bảng 2.4: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên số 07
Khách hàng:
Công ty ABC
Tên
Biểu 07
Niên độ kế toán:
01/01-31/12/08
Người thực hiện
NMH
Tham chiếu
F33
Tìm hiểu sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho
Ngày thực hiện
15/01/09
Tìm hiểu sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ
Kết quả tìm hiểu
C
K
Ghi chú
1. Hệ thống kế toán HTK có theo dõi chi tiết cho từng loại HTK không?
x
2. Hệ thống sổ sách kế toán có đợc đối chiếu với kết quả kiểm kê HTK trong năm hay không?
x
3. HTK có được đánh dấu theo một dãy số được xây dựng trước không?
x
4. Chênh lệch giữa sổ sách kế toán với kiểm kê thực tế có được giải quyết dứt điểm không?
x
5. Có tồn tại một phòng thu mua hàng độc lập chuyên thực hiện trách nhiệm nhập hàng không?
x
6. Các vật tư hàng hóa có được kiểm soát và cất trữ bởi một bộ phận kho độc lập không và chúng có được kiểm soát chặt chẽ trong việc xuất dùng không?
x
……………………..…
…
…
…
Kết luận: Tại ABC có tồn tại hệ thống kiểm soát nội bộ
Từ những tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức trung bình.
Thiết kế chương trình kiểm toán.
Tại công ty I.A đã có một khung chương trình kiểm toán cho toàn bộ tổng thể báo cáo tài chính cũng như cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Khi tiến hành kiểm toán khoản mục hàng tồn kho, kiểm toán viên thường dựa vào khung chương trình có sẵn này để thiết kế chương trình kiểm toán và bổ sung những thử nghiệm cũng như các trắc nghiệm cần thiết. Khung chương trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho được trích trong phần phụ lục số 1 về chương trình kiểm toán hàng tồn kho.
2.1.2.2. Thực hiện kiểm toán
Các KTV thường dựa vào sự tin cậy đối với hệ thống kiểm soát nội bộ để thực hiện các thủ tục kiểm soát nhằm làm giảm bớt các trắc nghiệm độ vững chãi. Tại công ty ABC, các kiểm toán viên thực hiện các trắc nghiệm độ vững chãi với số lượng lớn.
Dựa vào những tài liệu công ty yêu cầu khách hàng chuẩn bị như bảng cân đối phát sinh, bảng tổng hợp xuất nhập tồn, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết,... KTV thực hiện đối chiếu số dư đầu kỳ, số phát sinh và số dư cuối kỳ giữa bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh với sổ cái tài khoản, báo cáo tài chính năm trước (đã được kiểm toán hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt), biên bản kiểm kê, đối chiếu giữa sổ cái tài khoản với sổ chi tiết, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn hàng tồn kho.
Bảng 2.5. Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên số 04
Khách hàng:
Công ty ABC
Tên
Biểu 04
Niên độ kế toán:
01/01-31/12/08
Người thực hiện
NMH
Tham chiếu
F33
Kiểm tra tổng hợp
Ngày thực hiện
Kiểm tra tổng hợp TK 152 (Số liệu lấy từ BCĐPS)
Năm 2008
Nợ
GC
Cú
GC
PS thỏng 1/2008
5,027,584,696
3,673,534,143
PS thỏng 2/2008
9,033,138,247
10,322,213,725
…
…
…
…
…
Dư Ckỳ
5,015,416,082
BCĐKT
5,015,416,082
: Khớp đúng với sổ tổng hợp TK152 năm 2008 và BCĐKT 2008
Tại thời điểm khóa sổ kế toán, I.A cử KTV tới chứng kiến kiểm kê HTK tại khách hàng ABC. Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho được trích dẫn trong phần phụ lục số 2. KTV xác định quy mô mẫu kiểm kê. Bên cạnh việc chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho, KTV còn sử dụng các thủ tục quan sát vật chất HTK
Bảng 2.6. Trích giấy tờ làm việc của KTV số 03:
Khách hàng:
Công ty ABC
Tên
Biểu 03
Niên độ kế toán:
01/01-31/12/08
Người thực hiện
NMH
Tham chiếu
Nội dung:
Ngày thực hiện
Trình tự thực hiện
HTK ghi trên thẻ kho và sổ kho có căn cứ và chứng từ hợp lý (Chọn ngẫu nhiên 1 loại vật tư, xem xét thấy việc ghi chép từ các chứng từ nhập xuất kho vào thẻ kho đã đầy đủ. Lấy vật tư bất kỳ và kiểm tra việc mở sổ, thẻ theo dõi đối với vật tư đó của thủ kho)
HTK tại các nơi bảo quản trong doanh nghiệp không bị bỏ sót trong quá trình kiểm kê và vào sổ => HTK hiện có thực tế đều đã được kiểm kê và ghi đầy đủ vào sổ kho. Tuy nhiên ngoài hàng hóa trong kho còn một số hàng khác trên xe (nằm tại bãi đậu xe của công ty) chưa được kiểm kê bao gồm:
Xe 55-HP-1505 chở hàng giao cho khách hàng T theo hóa đơn bán hàng số 1082, điều kiện bán hàng: Hàng giao tại kho công ty T. Giá trị lô hàng là 19.720.000 đồng.
Trong ngày có một xe chở hàng đến công ty, số hàng nhận được đã ghi trong phiếu nhập kho số 1851. Trị giá số hàng là 15.082.000 đồng.
Ngoài ra khi quan sát kiểm kê nhận thấy có một số hàng hư hỏng và không bán được có giá gốc là 5.340.000đ.
Điều tra về hàng nhận giữ hộ, hàng nhận ký gửi => Đã đảm bảo HTK được kiểm kê không bao gồm hàng hóa mà ABC nhận giữ hộ, nhận ký gửi hoặc theo yêu cầu của bên thứ ba.
Khách hàng không có hàng gửi bán, hàng nhờ giữ hộ,… => không phải tiến hành gửi thư xác nhận đối với HTK được lưu ở bên thứ ba.
Đã xem xét tính liên tục của số thứ tự trên các thẻ kho, đối chiếu việc vào ghi sổ thông qua việc kiểm tra các thẻ kho đã sử dụng và thẻ kho chưa sử dụng, phát hiện trên thẻ kho có một số vật tư đã mua, đã nhận (phiếu nhập kho số 2158) nhưng do hóa đơn bị thất lạc nên kế toán đã không ghi nhận vào sổ. Số hàng này trị giá 7.823.000đ.
Đã kiểm tra lại biên bản kiểm kê để xác minh tính chính xác của kiểm kê HTK.
………………………………………………………………………
Kết luận: Ngoại trừ những sai phạm phát hiện trên thì tính chính xác của kết quả kiểm kê được đảm bảo
2.1.2.3. Kết thúc kiểm toán
Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết đối với hàng tồn kho, KTV tiến hành lập trang kết luận kiểm toán về khoản mục HTK để đưa ra ý kiến kiểm toán của mình đối với khoản mục HTK của khách hàng ABC. KTV báo cáo kết quả công việc cho trưởng nhóm kiểm toán và các giấy tờ làm việc cùng bằng chứng kiểm toán thu thập được, trưởng nhóm kiểm toán soát xét lại kết quả kiểm toán và lưu vào hồ sơ kiểm toán, trưởng nhóm dựa vào kết luận kiểm toán của KTV sau khi soát xét để lập báo cáo kiểm toán.
Bảng 2.8. Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
Khách hàng:
Công ty ABC
Tên
Biểu 05
Niên độ kế toán:
01/01-31/12/08
Người thực hiện
NMH
Tham chiếu
Kết luận kiểm toán
Ngày thực hiện
Kết luận kiểm toán
Công việc đã tiến hành
Công việc thực hiện đối với phần kiểm toán khoản mục hàng tồn kho đã tiến hành theo chương trình kiểm toán từ ngày... đến ngày...
Các vấn đề phát sinh và kiến nghị
Công ty chưa thực hiện đối chiếu công nợ đối với một số khách hàng
=> Công ty cần thực hiện đối chiếu công nợ với các khách hàng của công ty.
Kết quả kiểm kê hàng tồn kho và áp dụng các thủ tục quan sát vật chất hàng tồn kho phát hiện ra các vấn đề sau:
Xe 55-HP-1505 chở hàng giao cho khách hàng T theo hóa đơn bán hàng số 1082, điều kiện bán hàng: Hàng giao tại kho công ty T, xe hiện đang ở tại bãi đậu xe của công ty ABC. Giá trị lô hàng là 19.720.000 đồng.
=> Công ty vẫn phải tính trị giá lô hàng này vào biên bản kiểm kê HTK và chưa được ghi nhận vào hóa đơn bán hàng.
Đề nghị điều chỉnh:
- Điều chỉnh giảm doanh thu trong sổ nhật ký bán hàng:
Nợ TK 511: 19.720.000đ
Nợ TK 33311: 1.972.000đ
Có TK 131: 21.692.000đ
- Điều chỉnh cộng số hàng này vào hàng tồn kho và giảm giá vốn hàng bán:
Nợ TK 156: 19.720.000đ
Có TK 632: 19.720.000đ
Trong ngày có một xe chở hàng đến công ty, số hàng nhận được đã ghi trong phiếu nhập kho số 1851, xe hàng này vẫn đang nằm tại bãi đậu xe của công ty ABC và chưa được tính vào biên bản kiểm kê => Phải tính trị giá lô hàng này vào biên bản kiểm kê HTK.
Ngoài ra khi quan sát kiểm kê nhận thấy có một số hàng hư hỏng và không bán được có giá gốc là 5.340.000đ.
=> Cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho lô hàng này.
Đề nghị điều chỉnh:
Nợ TK 159: 5.340.000đ
Có TK 155: 5.340.000đ
Trên thẻ kho có một số vật tư đã mua, đã nhận (phiếu nhập kho số 2158) nhưng do hóa đơn bị thất lạc nên kế toán đã không ghi nhận vào sổ. Số hàng này trị giá 7.823.582đ.
=> Cần phải ghi sổ nghiệp vụ mua hàng:
Nợ TK 152: 7.823.000đ
Có TK 331: 7.823.000đ
Kết luận
Kiến nghị thực hiện các bút toán điều chỉnh đã đưa ra từ những sai phạm được phát hiện trên đây.
2.1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại khách hàng XYZ.
2.1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng:
Công ty XYZ là công ty cổ phần và mục đích kiểm toán của công ty XYZ ngoài việc là kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, các nguyên tắc và phương pháp áp dụng, các ước tính quan trọng của công ty cũng như cách trình bày tổng quát các Báo cáo tài chính và tuân thủ quy định của Bộ tài chính, hoàn thiện tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty, công ty còn cần báo cáo kiểm toán để thu hút các nhà đầu tư nhằm mở rộng quy mô kinh doanh. Do đó công ty cần kiểm toán báo cáo tài chính không phải do bắt buộc.
Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng.
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng XYZ
Tên tiếng Anh: XYZ Construction & Investment Joint Stock Company
Công ty có trụ sở chính tại: XX Đường T - Quận P - thành phố H
Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần;
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoỏ.
Mua bỏn đồ gia dụng.
Mua bỏn vật liệu xõy dựng, thiết bị cấp nước trong nhà, thiết bị nhiệt, phụ tựng thay thế.
Mua bỏn đồ giải trớ gia đỡnh và đồ điện gia dụng.
Kinh doanh dịch vụ khỏch sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống.
Sản xuất cỏc sản phẩm bằng nhựa, sản phẩm cơ khớ.
Sản xuất vật liệu xõy dựng, vật liệu trang trớ nội, ngoại thất.
Sản xuất lắp rỏp đồ điện gia dụng.
Xõy dựng cụng trỡnh dõn dụng.
Xõy dựng nhà, kho tàng cho thuờ.
Quản lý tài sản và bất động sản.
Xuất nhập khẩu những mặt hàng cụng ty kinh doanh.
Những thông tin cơ bản về các chính sách kế toán đối với hàng tồn kho của công ty XYZ:
- Kỳ kế toán của Công ty: Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ hạch toán: Đồng Việt Nam (sau đây được viết tắt là “VND”) được sử dụng làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính.
- Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính.
- Các Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Các Báo cáo tài chính đã tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng tại Việt Nam.
- Các chính sách kế toán áp dụng đối với hàng tồn kho:
Hiện nay công ty XYZ đang kinh doanh trong lĩnh vực phân phối vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng cũng như các cửa hàng đại lý với một mặt hàng duy nhất hiện nay là mặt hàng xi măng. Điểm đặc biệt là tại công ty XYZ không tồn tại bất kỳ kho hàng nào. Phương thức giao hàng của công ty là phương thức tay ba tức là XYZ sẽ tiếp nhận đơn hàng của khách hàng trước, sau đó thông báo số lượng đơn hàng tới các hãng xi măng mà công ty đã đặt quan hệ làm ăn. Hàng hóa sẽ được chuyển giao trực tiếp từ kho hàng của bên sản xuất tới khách hàng của công ty. Bên sản xuất sẽ lo cả về phương tiện vận chuyển cũng như chi phí vận chuyển. Trong các đơn hàng đã bao gồm cả chi phí này. Lỏi xe sẽ mang phiếu giao hàng về cho cụng ty XYZ. Hay nói cách khác XYZ chỉ đóng vai trò như một đại lý phân phối hàng cho các công ty xi măng.
Ngoài ra do đặc thù của công ty XYZ là giao hàng theo phương thức tay ba nên công ty không có phiếu nhập kho và phiếu xuất kho. Khi nhà sản xuất phê duyệt đơn đặt hàng của công ty XYZ thì XYZ ghi nhận là nhập hàng và khi bên đặt hàng của XYZ nhận hàng thì XYZ ghi nhận là xuất hàng bán. Khi xác định giá vốn hàng bán thì chứng từ sử dụng chủ yếu là phiếu giao hàng do lái xe mang về sau khi đã chuyển hàng đến khách hàng. Khoản mục duy nhất trong hàng tồn kho mà công ty sử dụng là khoản mục hàng hóa, chi phí thu mua hàng hóa. Công ty không cần sử dụng đến khoản mục dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng như các khoản mục khác thuộc hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán.
Trong năm, những biến động của nền kinh tế không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Thu thập thông tin pháp lý về khách hàng.
Công ty XYZ được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số xxxxxxxxxx do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố H cấp ngày xx tháng xx năm 199x.
Vốn điều lệ của công ty là 10 tỷ VNĐ trong đó số vốn của công ty cổ phần PT chiếm 70%, cũn 30% cũn lại là vốn đóng góp của các thành viên.
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với hàng tồn kho.
Hàng tồn kho và giá vốn hàng bán luôn ảnh hưởng trọng yếu đối với tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Số lượng các nghiệp vụ tại công ty XYZ xảy ra nhiều, tuy nhiên hàng tồn kho của công ty không cần phải tự bảo quản, việc đảm bảo chất lượng hàng hóa do bên sản xuất, do đó mà rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho ở công ty XYZ được đánh giá ở mức độ trung bình.
Thực hiện các thủ tục phân tích.
Đây là năm thứ ba công ty I.A kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty XYZ, do đó tình hình và đặc điểm hoạt động kinh doanh của XYZ đã được I.A tìm hiểu kỹ và nắm rất rõ, I.A cũng lưu trong hồ sơ kiểm toán của mình đầy đủ các thông tin cần thiết về XYZ cũng như các thủ tục kiểm toán đã tiến hành tại công ty này. KTV dựa vào hồ sơ kiểm toán của các năm trước, tìm hiểu những biến động ảnh hưởng tới XYZ trong năm 2008 để đưa ra những thay đổi trong thủ tục kiểm toán tại XYZ so với các năm trước. Số dư của khoản mục hàng tồn kho là nhỏ so với bảng cân đối kế toán nhưng lượng phát sinh trong năm lại rất lớn. KTV nắm rõ đặc điểm kinh doanh của XYZ nên không tiến hành thực hiện thủ tục phân tích cho kiểm toán khoản mục HTK tại công ty XYZ mà đi luôn vào đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Đánh giá mức trọng yếu
Dựa trên kinh nghiệm cũng như bảng hướng dẫn xác định mức trọng yếu của công ty, KTV đã đánh giá ước lượng ban đầu về mức độ trọng yếu đối với tổng tài sản tại XYZ là 0.8% để ước lượng mức độ sai sót có thể chấp nhận được của báo cáo tài chính.
Bảng 2.9: Trích bảng CĐKT ngày 31/12/2008 của công ty XYZ
Đơn vị: VNĐ
Tài Sản
Số tiền
Nguồn vốn
Số tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền
1,498,617,712
Nợ ngắn hạn
6,593,313,032
Các khoản phải thu ngắn hạn
12,219,267,512
Nợ dài hạn
344,800,000
Hàng tồn kho
3,611,396,090
Vốn chủ sở hữu
11,399,873,358
Tài sản ngắn hạn khác
269,909,402
Tài sản cố định
540,795,674
Tài sản dài hạn khác
198,000,000
Tổng cộng tài sản
18,337,986,390
Tổng nguồn vốn
18,337,986,390
Mức trọng yếu được xác định đối với khoản mục hàng tồn kho là 1,742,275đ. Như vậy khi phát hiện các sai phạm liên quan đến khoản mục hàng tồn kho mà lớn hơn 1,742,275đ thì được coi là sai phạm trọng yếu và đề nghị phía công ty XYZ điều chỉnh lại.
Đánh giá rủi ro.
KTV của công ty dựa vào hồ sơ kiểm toán các năm trước của khách hàng cùng những thông tin mà KTV thu thập được đã đưa ra nhận định về các rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện như sau:
Bảng 2.10. Trích bảng đánh giá rủi ro khoản mục khách hàng XYZ
Tài Sản
Rủi ro tiềm tàng
Rủi ro kiểm soát
Rủi ro phát hiện
Tiền và các khoản tương đương tiền
TB
TB
TB
Các khoản phải thu ngắn hạn
Cao
TB
TB
Hàng tồn kho
TB
Thấp
TB
Tài sản ngắn hạn khác
Thấp
Thấp
Thấp
Tài sản cố định
Thấp
Thấp
Thấp
Tài sản dài hạn khác
Thấp
Thấp
Thấp
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục hàng tồn kho.
KTV nhận định công tác hạch toán kế toán ở công ty XYZ đối với khoản mục hàng tồn kho có thể nói là khối lượng công việc tương đối nhiều nhưng độ phức tạp của công việc không cao. XYZ không cần phải tính toán giá vốn hàng xuất kho vì giá vốn hàng xuất kho cũng chính là giá mua vào của hàng hóa. Qua nghiên cứu tìm hiểu thấy trong năm tài chính công ty XYZ không có biến động nào ảnh hưởng đến sự đánh giá đối với hệ thống kiểm soát nội bộ, như là không có sự thay đổi ban giám đốc, không có sự thay đổi về các chính sách kế toán cũng như các kế toán viên, do đó KTV sử dụng các hồ sơ lưu từ những lần kiểm toán trước để đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức trung bình.
Thiết kế chương trình kiểm toán.
Dựa vào khung chương trình kiểm toán có sẵn tại công ty I.A cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Khi tiến hành kiểm toán khoản mục HTK, KTV đã dựa vào khung chương trình có sẵn này để thiết kế chương trình kiểm toán và bổ sung những thử nghiệm cũng như các trắc nghiệm cần thiết. Khung chương trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho được trích trong phần phụ lục số 1.
2.1.3.2. Thực hiện kiểm toán
Dựa vào những tài liệu công ty yêu cầu khách hàng chuẩn bị như bảng cân đối phát sinh, bảng tổng hợp xuất nhập tồn, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết,... Kiểm toán viên tiến hành thực hiện các trắc nghiệm độ vững chãi với số lượng lớn. Kiểm toán viên thực hiện đối chiếu số dư đầu kỳ, số phát sinh và số dư cuối kỳ giữa bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh với sổ cái tài khoản, báo cáo tài chính năm trước (đã được kiểm toán hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt), biên bản kiểm kê, đối chiếu giữa sổ cái tài khoản với sổ chi tiết, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn hàng tồn kho.
Bảng 2.11. Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
Khách hàng:
Công ty XYZ
Tên
Biểu 04
Niên độ kế toán:
01/01-31/12/08
Người thực hiện
NDP
Tham chiếu
F33
Kiểm tra tổng hợp
Ngày thực hiện
Kiểm tra tổng hợp TK 156 (Số liệu lấy từ BCĐPS)
Năm 2008
Nợ
GC
Cú
GC
PS thỏng 1/2008
8,022,354,742
7,647,833,263
PS thỏng 2/2008
7,323,633,267
8,300,103,622
…
…
…
…
…
Dư Ckỳ
3,611,396,090
BCĐKT
3,611,396,090
: Khớp đúng với sổ tổng hợp TK156 năm 2008 và BCĐKT 2006
Do đặc điểm của loại hình kinh doanh của doanh nghiệp nên KTV không cần thu thập tài liệu về chứng kiến kiểm kê cũng như không áp dụng các thủ tục quan sát vật chất hàng tồn kho, thay vào đó KTV bước vào tiến hành kiểm tra chi tiết số dư và số phát sinh luôn.
Bảng 2.12. Trích giấy tờ làm việc của KTV số 03:
Khách hàng:
Công ty XYZ
Tên
Biểu 06
Niên độ kế toán:
01/01-31/12/08
Người thực hiện
NMH
Tham chiếu
Nội dung:
Ngày thực hiện
Kiểm tra chi tiết TK 156
Tiến hành kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ xảy ra trên sổ chi tiết TK 156, thấy các nghiệp vụ được chọn mẫu có đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ và đã khớp đúng với các sổ có liên quan.
Chọn mẫu hóa đơn bán hàng, tính toán lại tính toán số học trên hóa đơn và kiểm tra việc vào sổ của các hóa đơn đã chọn, thấy các hóa đơn đã chọn đều được vào các sổ có liên quan
………………………………………………………………………
Kết luận: Việc kiểm tra chi tiết qua chọn mẫu thấy các hóa đơn chứng từ đều được vào sổ sách kế toán đầy đủ, không phát hiện ra sai phạm trọng yếu.
2.1.3.3. Kết thúc kiểm toán
Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết đối với hàng tồn kho, KTV tiến hành lập trang kết luận kiểm toán về khoản mục HTK để đưa ra ý kiến kiểm toán của mình đối với khoản mục HTK của khách hàng XYZ. KTV báo cáo kết quả công việc cho trưởng nhóm kiểm toán và các giấy tờ làm việc cùng bằng chứng kiểm toán thu thập được, trưởng nhóm kiểm toán soát xét lại kết quả kiểm toán và lưu vào hồ sơ kiểm toán, trưởng nhóm dựa vào kết luận kiểm toán của KTV sau khi soát xét để lập báo cáo kiểm toán.
Bảng 2.14. Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
Khách hàng:
Công ty XYZ
Tên
Biểu 05
Niên độ kế toán:
01/01-31/12/08
Người thực hiện
NMH
Tham chiếu
Kết luận kiểm toán
Ngày thực hiện
Kết luận kiểm toán
Công việc đã tiến hành
Công việc thực hiện đối với phần kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho đã tiến hành theo chương trình kiểm toán từ ngày... đến ngày...
Các vấn đề phát sinh và kiến nghị
Qua kiểm toán không thấy phát sinh vấn đề gì cần kiến nghị đối với khoản mục hàng tồn kho.
Kết luận
Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến tôi:
Cơ sở dẫn liệu cho phần Hàng tồn kho là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng số dư. Số dư TK 156 là 3,611,396,090 được đánh giá là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước.
2.2. So sánh việc thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán Đông Dương thực hiện tại hai khách hàng ABC và XYZ.
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Tại các khách hàng, công ty I.A đều nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, thực hiện thu thập thông tin cơ sở, thông tin pháp lý cũng như các thông tin khác về khách hàng. Tuy nhiên do đặc điểm loại hình doanh nghiệp của khách hàng cũng như do kiểm toán lần đầu đối với ABC và XYZ là khách hàng thường niên của I.A nên trong khâu lập kế hoạch giữa các khách hàng cũng có sự khác nhau.
Công ty ABC là doanh nghiệp sản xuất và là khách hàng kiểm toán lần đầu của công ty I.A, I.A đã thu thập đầy đủ thông tin về ABC, chú trọng đến thực hiện các thủ tục phân tích để đánh giá rủi ro kiểm toán, tìm hiểu kỹ về sự tồn tại và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ
Công ty XYZ vừa là khách hàng cũ lại có đặc thù hoạt động đặc biệt, do đó KTV giảm bớt khối lượng công việc nhờ vào sự hiểu biết về khách hàng XYZ có được qua các năm trước thể hiện trên hồ sơ kiểm toán lưu trữ tại công ty. Hơn nữa số dư hàng tồn kho so với tổng tài sản không lớn, do đó công ty cũng đã không thực hiện thủ tục phân tích trong khâu lập kế hoạch này.
2.2.2. Thực hiện kiểm toán.
Trong bước thực hiện kiểm toán và tại cả 2 khách hàng, I.A đều tiến hành thực hiện đối chiếu số dư và số phát sinh, đều thực hiện gửi thư xác nhận tới các khách hàng và sử dụng biên bản đối chiếu công nợ tại cả 2 khách hàng. Sự khác biệt ở chỗ:
Tại khách hàng ABC, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản, dễ xảy ra các sai phạm có tính trọng yếu, ABC là doanh nghiệp sản xuất nên công ty cử nhân viên kiểm toán đến chứng kiến kiểm kê tại thời điểm khóa sổ kế toán và kiểm toán viên đã chú trọng vào việc sử dụng các thủ tục quan sát vật chất hàng tồn kho để phát hiện các sai phạm xảy ra.
Tại khách hàn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21958.doc