Tài liệu Báo cáo Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn trong Kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện: LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương Mại thế giới WTO, các doanh nghiệp nói chung và các công ty kiểm toán nói riêng luôn phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Và vì vậy, chỉ có thể đứng vững và phát triển khi không ngừng tự hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.
Hiện nay, Kiểm toán đã và đang trở thành một ngành dịch vụ thiết yếu trong nền kinh tế thị trường tại Việt n... Ebook Báo cáo Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn trong Kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn trong Kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am. Đối với các công ty Kiểm toán độc lập, kiểm toán Báo cáo tài chính luôn là dịch vụ truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu. Trước nhu cầu thực tiễn này, đòi hỏi các công ty kiểm toán độc lập trong nước phải nhạy bén trong việc tạo ra một dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính tương đối hoàn hảo nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng đồng thời có thể cạnh tranh với các công ty kiểm toán nước ngoài, vốn đã hoạt động lâu năm và rất thành công trong lĩnh vực này trên thế giới.
Kiểm toán là ngành dịch vụ đã được hình thành từ khá lâu ở Việt Nam, tuy nhiên trước tình hình kinh tế trong nước và thế giới luôn luôn biến động, đòi hỏi các công ty kiểm toán phải có những điều chỉnh cần thiết và kịp thời cho phù hợp với thực tiễn, nhằm chính xác hóa nội dung và kết quả kiểm toán.
Chính vì vậy việc hoàn thiện các khâu trong kiểm toán báo cáo tài chính đang là vấn đề cần thiết và cấp bách khi mà yêu cầu về độ chính xác của báo cáo kiểm toán ngày càng cao.
Trên thực tế, việc kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn là một phần quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Các khoản Nợ ngắn hạn phát sinh trong kỳ kế toán là rất lớn và khó kiểm soát các chứng từ và nội dung.
Trong quá trình được tiếp cận với hệ thống và quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, em đã có cơ hội được thực tập và so sánh giữ lý thuyết và thực trạng kiểm toán.Chính vì vậy em đã chọn đề tài :
"Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn trong Kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện"
Nội dung đề tài gồm 3 chương
Phần I : Tổng quan về Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Phần II : Thực trạng Kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Phần III : Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình Kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn do Công ty TNHH Deloitte thực hiện
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Phương Hoa – giảng viên khoa Kế toán Kiểm toán trường đại học Kinh tế Quốc Dân, các anh chị trong công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã giúp em hoàn thành chuyên đề này!
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Deloitte Touche Tohmatsu là một hãng kiểm toán lớn và danh tiếng trên toàn cầu, có mặt tại 142 quốc gia với hơn một trăm ngàn nhân viên. Deloitte Việt Nam là một thành viên của Deiloitte Touche Tohmatsu, là công ty kiểm toán lớn nhất Việt Nam. Dưới sự giúp đỡ và trao đổi về kỹ thuật và nhân lực với các thành viên Deloitte khác trên toàn cầu, Deloitte Việt Nam luôn khẳng định vị thê là một trong những công ty hàng đầu của nền kiểm toán độc lập Việt Nam.
Công ty TNHH Deloitte Việt Nam với tiền thân là Công ty Kiểm toán Việt Nam ( VACO) được thành lập năm 1991 theo Quyết định số 165TC/QĐ/TCCB ngày 13 tháng 5 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chuyển sang công ty TNHH 1 thành viên theo Quyết định số 1927/QĐ-BTC ngày 30/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên số 0104000112 ngày 19 tháng 01 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty được chuyển đổi từ Công ty Kiểm toán Việt Nam TNHH(VACO) một thành viên theo Quyết định 1811/QĐ-BTC ngày 28/4/2006 của Bộ Tài Chính về việc xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi Công ty Kiểm toán Việt Nam trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên và theo Quyết định số 4269/QĐ-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính về việc duyệt phương án chuyển công ty Kiểm toán Việt Nam trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty TNHH có hai thành viên trở lên.
Mục tiêu chính của công ty là cung cấp các loại dịch vụ chuyên ngành về tư vấn chuyên ngành, dịch vụ kế toán, kiểm toán với tư cách là thành viên của Hãng Kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu.
Trụ sở Công ty:
Trụ sở chính Công ty : Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Địa chỉ : Số 8 Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Điện thoại : 048524143
Fax: 04.8524123
Email: deloittevaco@vacodtt.com
Website: deiloitte.com
Các chi nhánh của Công ty:
Chi nhánh Công ty TNHH Deilotte Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ : Phòng 1104-1105 Trung tâm Thương mại Sài Gòn
Số 37 Tôn Đức Thắng , quận I , thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại : (84-8)9100751
Fax :(84-8)9100750
Email : deloittevaco-hcm@vacodtt.com
Chi nhánh Công ty TNHH Deloitte Việt Nam tại Hải Phòng
Số 99 Bạch Đằng, quận Hồng Bàng , thành phố Hải Phòng
Điện thoại : (84-313) 669113
Fax : (84-313) 669414
Email deloittevietnam@deloitte.com
Chi nhánh Công ty TNHH Deloitte Việt Nam tại miền Trung
Số 64 Lê Lợi , quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại : (84-511) 889123
Fax : (84-511) 899345
Email : deloittevietnam@deloitte.com
Ban đầu khi mới thành lập Deloitte Việt Nam ( tiền thân là VACO)có văn phòng tại Hà Nôi với 9 cán bộ công nhân viên. Ngày 27/5/1996, thành lập thêm chi nhánh VACO ở Hải Phòng, ngày 02/8/1997 thành lập chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và gần đây nhất 15/7/2004 thành lập chi nhánh VACO miền Trung có trụ sở tại Đà Nẵng.
Trải qua 17 năm hình thành và phát triển, với những thành tựu đã đạt được VACO đã có bước tiến vượt bậc, luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh đã đề ra và trở thành lá cờ đầu của ngành kiểm toán Việt Nam. Với những thành tích đó VACO đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý.
Những thành tích đã đạt được:
Năm 1999: đón nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ
Năm 2001: Huân chương Lao động hạng Ba
Năm 2002: Giải thưởng Sao vàng đất Việt
Năm 2003: Giải thưởng Ngôi sao bạch kim về thương hiệu VACO do tổ chức BDI có trụ sở tại Madrit, Tây Ba Nha bình chọn
Năm 2005: Cúp vàng Sản phẩm uy tín chất lượng do Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam tổ chức bình chọn
Năm 2005: Huân chương Lao động hạng Nhì
1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Cơ cấu ban quản lý
- Chủ tịch hội đồng
- Giám đốc nghiệp vụ:
+ Giám đốc kiểm toán
+ Giám đốc tư vấn
+ Giám đốc Thuế
+ Giám đốc chi nhánh
- Trưởng/ Phó phòng.
Cơ cấu Phòng/ Chi nhánh
- Phòng Nghiệp vụ 1
- Phòng Nghiệp vụ 2
- Phòng Nghiệp vụ 3
- Phòng Nghiệp vụ 4
- Phòng Đào tạo và phát triển kinh doanh
- Phòng Dịch vụ Quốc tế
- Phòng Kiểm toán ĐT&XDCB
- Phòng Tư vấn
- Phòng Kế toán
- Chi nhánh Công ty TNHH deloitte. Việt Nam tại Hải Phòng
- Chi nhánh Công ty TNHH deloitte. Việt Nam tại Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Công ty TNHH deloitte. Việt Nam tại Miền Trung
Deloitte. Việt Nam Organization
Sơ đồ 1.1 : Bộ máy lãnh đạo tại Deloitte Việt Nam
1
©
SEA BOD
SEA AUDIT LEADER
ALAN
SEA TAX LEADER
AJIT
SEA FAS LEADER
CHEE CHONG
SEA ERS LEADER
UARTCHERN
Chairman/MP
Md. Thanh
Audit Function
Ngoc Tran
Partner + Director: 11
Staff: 170
FAS + Consulting Function
Md. Thanh
Partner + Director: 2
Staff: 33
TAX Function
Richard B.
Partner : 1
SM: 3
Staff: 24
ERS Function
Nam T
SUPPORT FUNCTION
RRL : HUNG TRUONG
HR & TRAINING : NGOC TRAN
FINANCE & ACCOUNTING: HAI HUNG
IT : THANH DO
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức Công ty theo phòng ban
Chủ tịch công ty
Ban giám đốc
Đội ngũ chuyên gia nước ngoài
Các phòng nghiệp vụ
Các phòng tư vấn
Các chi nhánh: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng
Khối hành chính
o
Phòng dịch vụ trong nước: NV1, NV2, NV3.
Phòng dịch vụ quốc tế: ISD1, ISD2.
Phòng IT và dịch vụ quản lý rủi ro
Phòng quản trị nhân sự
Phòng hành chính
Phòng kế toán
Phòng tư vấn thuế
Phòng tư vấn tài chính và giải pháp
Nguồn: Bảng cáo bạch công ty Kiểm toán Việt Nam
Cơ cấu ban lãnh đạo
Từ khi Deloitte Việt Nam chính thức là thành viên của Deloitte quốc tế, đã có một số thay đổi về quản lý và nhân sự.
Cùng với sự hợp tác và liên kết với các thành viên khác trong khu vực Châu Á , các chuyên gia nước ngoài của Deloitte thường xuyên hỗ trợ và trao đổi kinh nghiệm với các nhân viên của Deloitte Việt Nam.
Các chuyên gia đó là :
Phụ trách về Kiểm toán
Phụ trách về Thuế
Phụ trách về kiểm soát rủi ro
Lãnh đạo khu vực
Chức năng nhiệm vụ:
Chủ tịch công ty: là người đứng đầu công ty, có toàn quyền quyết định các chiến lược hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến công ty.
Đội ngũ chuyên gia nước ngoài: thực hiện sự hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các phòng ban và các hợp đồng kiểm toán của công ty.
Ban giám đốc: có trách nhiệm lập các định hướng chung như chiến lược kinh doanh, chính sách tuyển dụng và đào tạo…Giám đốc là đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty, có quyền điều hành, quyết định mọi hoạt động của công ty và các văn phòng đại diện. Phó giám đốc là người phụ trách soát xét kỹ thuật kiểm toán và nghiên cứu khoa học tại các bộ phận mình phụ trách, giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc uỷ quyền và phân công thực hiện.
Các phòng nghiệp vụ:
Phòng nghiệp vụ trong nước: thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp Nhà nước.
Phòng nghiệp vụ quốc tế: thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án quốc tế.
Phòng IT và dịch vụ quản lý rủi ro: thực hiện hỗ trợ khách hàng các phần mềm, đánh giá, quản lý rủi ro, tăng cường độ tin cậy của hệ thống cũng như chu trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Các phòng tư vấn
Phòng tư vấn tài chính và giải pháp: thực hiện tư vấn tài chính, giải pháp quản lý, tư vấn kế toán và các dịch vụ hỗ trợ dự án.
Phòng tư vấn thuế: hoạt động trên các lĩnh vực: hoạch định chiến lược thuế, cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích thuế, soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp, lập kế hoạch, tính toán và kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thuế nhà thầu nước ngoài, tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp khi gặp vướng mắc trong quá trình quyết toán với cơ quan thuế, tổ chức hội thảo và đào tạo kiến thức về thuế.
Khối hành chính
Phòng kế toán: thực hiện thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty nhằm phục vụ công tác quản lý, công tác tín dụng.
Phòng hành chính: thực hiện quản lý hồ sơ nhân sự, lưu trữ văn thư, giải quyết các thủ tục liên lạc, giao dịch hành chính, update thông tin, văn bản mới….
Phòng quản trị nhân sự: theo dõi, phân công lao động, bố trí điều kiện cho nhân viên đi công tác…
Các chi nhánh: đại diện cho công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn và thuế.
1.2. Hoạt động cung cấp dịch vụ của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
Các ngành nghề kinh doanh của đơn vị
- Dịch vụ kiểm toán
- Dịch vụ kế toán
- Dịch vụ thuế
- Dịch vụ tư vấn
- Dịch vụ đào tạo
1.2.1.1. Dịch vụ kiểm toán
Dịch vụ kiểm toán của công ty gồm:
Kiểm toán độc lập
- Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định
- Kiểm toán báo cáo tài chính theo mục đích đặc biệt
- Kiểm toán hoạt động
- Kiểm toán tuân thủ
- Soát xét thông tin trên báo cáo tài chính
- Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước
Dịch vụ kiểm soát rủi ro doanh nghiệp
- Soát xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
- Kiểm toán nội bộ
- Kiểm soát đánh giá rủi ro hệ thống công nghệ thông tin
- Các dịch vụ kiểm soát và đánh giá rủi ro khác
Chính vì đặc thù dịch vụ của mình, Deloitte Việt Nam luôn có những hiểu biết đầy đủ về hoạt động cũng như lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, có thể hỗ trợ khách hàng xác định rủi ro và tìm ra cơ hội kinh doanh thông qua công việc kiểm toán. Deloitte có số lượng nhân viên chuyên nghiệp đông đảo tại các văn phòng trên cả nước nên khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ kiểm toán và tư vấn hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu kinh doanh, quản lý rủi ro ngành nghề và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam là rất lớn.
Thông qua mạng lưới các chi nhánh, văn phòng toàn quốc, Deloitte cung cấp những công cụ, nguồn lực và phương pháp kiểm toán hiệu quả cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của mình để thực hiện dịch vụ kiểm toán với chất lượng cao nhất. deloitte luôn tuân thủ các chuẩn mực khắt khe về tính độc lập, khách quan nghề nghiệp và các chuẩn mực về kỹ thuật nghiệp vụ.
Các văn phòng, chi nhánh Deloitte áp dụng nhất quán phương pháp kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn đảm bảo được tính linh hoạt khi áp dụng cho các khách hàng có đặc thù và tính đa dạng khác nhau. Phương pháp thực hiện kiểm toán của deloitte là tập trung tìm hiểu kỹ tình hình hoạt động cũng như vấn đề kiểm soát nội bộ của khách hàng. Phương pháp kiểm toán này bao gồm việc đánh giá rủi ro, áp dụng quy trình thử nghiệm kiểm toán và kiểm tra liên tục về hoạt động của khách hàng.
Là thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu , Deloitte Việt Nam được trang bị phương tiện kiểm toán đặc thù – chương trình kiểm toán A/S2. Chương trình này kết hợp phương pháp, hồ sơ kiểm toán thông thường với công nghệ thông tin hiện đại, cho phép nâng cao hiệu quả, giảm chi phí cho các hợp đồng kiểm toán. Deloitte Việt Nam đồng thời áp dụng chương trình phần mềm mang tên Deloitte Audit Platform. Phần mềm này không những áp dụng những quy dịnh pháp lý mới ban hành, duy trì thế mạnh về chất lượng dịch vụ của deloitte Việt Nam trên thị trường mà còn tạo ra điểm nối để tiếp cận với các công cụ, kiến thức, phương pháp và nguồn nhân lực tạo nên sức mạnh của hãng kiểm toán hàng đầu thế giới.
Là bộ công cụ chuyên ngành (industry packs), hồ sơ kiểm toán thông thường được lập trên cơ sở thực tiễn qua hàng nghìn cuộc kiểm toán. Bộ công cụ này tập hợp các mô hình công cụ lập kế hoạch kiểm toán, kiểm soát nội bộ, cơ sở dữ liệu về thủ tục kiểm toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, mẫu chuẩn giấy tờ làm việc và các hướng dẫn thực hiện. Theo đó, Deloitte Việt Nam đảm bảo thực hiện công việc kiểm toán theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và các quy định về kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam.
Kiểm toán viên của Deloitte được trang bị kiến thức sâu rộng về quản lý, kiểm toán, kế toán và tích luỹ những kinh nghiệm quý báu qua nhiều năm hành nghề. Đặc biệt, nhân viên Deloitte am hiểu tường tận về hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các quy định về thuế hiện hành tại Việt Nam và các thông lệ quốc tế liên quan.
Deloitte Việt Nam thường xuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán tới các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty đa quốc gia hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất, khai thác dầu khí, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn, tin học và dịch vụ công cộng.
1.2.1.2.Dịch vụ tư vấn thuế:
Dịch vụ tư vấn thuế bao gồm
- Hỗ trợ nhà đầu tư tham gia thị trường
- Tư vấn doanh nghiệp
- Hoạch định chiến luợc thuế
- Cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích tính thuế
- Soát xét tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp
- Tính và lập tờ khai thuế
- Tư vấn thuế cho chuyên gia nước ngoài
- Tư vấn cơ cấu tối đa hoá vốn quốc gia
- Tư vấn thuế cho nghiệp vụ mua bán doanh nghiệp
- Tư vấn hỗ trợ lập hồ sơ chuyển giá
Giải pháp thuế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt trong một thị trường đang phát triển như Việt Nam, nơi các quy định và các chính sách thuế đang liên tục được hoàn thiện.
Nhóm tư vấn thuế của Deloitte Việt Nam bao gồm các chuyên gia tư vấn thuế trong nước am hiểu sâu sắc về chế độ thuế Việt Nam, có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng; và các chuyên gia tư vấn thuế quốc tế giàu kinh nghiệm có thể cung cấp tới khách hàng các giải pháp thuế tầm cỡ toàn cầu.
Từ việc tuân thủ cho đến hoạch định thuế, Deloitte Việt Nam xây dựng chiến lược thuế nhằm hỗ trợ khách hàng đạt được các mục tiêu kinh doanh.
1.2.1.3.Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp
Dịch vụ này bao gồm
- Tư vấn huy dộng vốn
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn Tái cơ cấu tài hính doanh nghiệp
- Tư vấn mua bán tách
- Tư vấn sáp nhập
- Tư vấn giải thể
- Soát xét toàn bộ hoạt động doanh nghiệp
- Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp
- Tư vấn nghiên cứu thị trường.
Deloitte Việt Nam Consulting nổi tiếng về khả năng cung cấp dịch vụ tài chính doanh nghiệp có chất lượng cao. Đội ngũ nhân viên tư vấn giàu kinh nghiệm có khả năng nhanh chóng đánh giá hiện trạng doanh nghiệp, làm rõ mọi vấn đề tồn tại và đem đến niềm tin về triển vọng phát triển cho khách hàng.
Deloitte Việt Nam cung cấp cho khách hàng mọi dịch vụ kế toán từ ghi sổ, lập kế hoạch ngân sách đến lập báo cáo tài chính. Deloitte Việt Nam thể hiện cam kết của mình trong việc nâng cao các chuẩn mực kế toán tại Việt Nam bằng nỗ lực trợ giúp Bộ Tài chính soạn lập và ban hành Hệ thống Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán.
Điểm nổi bật có thể nhận thấy trong dịch vụ kế toán của Deloitte Việt Nam là khả năng xây dựng hệ thống kế toán đáp ứng mọi yêu cầu cụ thể của các công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế trong khi hệ thống này vẫn tuân thủ Chế độ Kế toán Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính.
1.2.1.4.Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực
Bao gồm
- Tổ chức đào tạo và hội thảo
- Quản lý nguồn nhân lực
Dịch vụ đào tạo của Deloitte Việt Nam do những chuyên gia cao cấp giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế và quản trị kinh doanh thực hiện.
Chương trình đào tạo của Deloitte Việt Nam bao gồm nhiều lĩnh vực: kế toán, kiểm toán, thuế và quản trị kinh doanh, không những giúp khách hàng áp dụng đầy đủ theo chuẩn mực kế toán và kiểm toán mà còn giới thiệu với khách hàng các kỹ năng quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và cập nhật các chế độ chính sách của nhà nước.
Hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ đem lại cho khách hàng sự đảm bảo chắc chắn về việc lập báo cáo tài chính, tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành. Nhằm trợ giúp các doanh nghiệp vận hành chế hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả, Deloitte Việt Nam cũng tổ chức các khoá đào tạo về kỹ năng kiểm toán nội bộ. Các chương trình này được xây dựng trên các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận chung tại Việt Nam và các phương pháp thực hành kiểm toán quốc tế.
1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Bảng 1.1. Chỉ tiêu tổng hợp
Nội dung
Năm 05
1/10/04-30/9/05
Năm 06
1/10/05-30/06/06
Năm 07
1/07/06-30/06/07
1.Doanh thu
64825709338
62751543486
98762685216
2.Nộp ngân sách
8430058575
8070584846
13705314208
3.Số lao động
409
345
293
Bảng 1.2. Doanh thu theo loại hình khách hàng
DT theo loại hình khách hàng năm 07
98762685216
DN vốn đầu tư nước ngoài
55869612825
DNNN
21624486760
Dự án quốc tế
11054098686
Hành chính sự nghiệp
10214486945
Bảng 1.3. Doanh thu theo loại hình dịch vụ
Doanh thu theo loại hình dịch vụ
98762685216
Kiểm toán BCTC
62953028522
Kiểm toán XDCB
1856405739
Kiểm toán DA
10879862110
Tư vấn thuế TC
21186347569
Dịch vụ khác
1887041276
Cụ thể : Số lượng Kiểm toán viên
Biểu 1.4. Số lượng kiểm toán viên
Số lượng Kiểm toán viên của Công ty có chiều hướng giảm nhanh trong 2 năm. Điều này được một phần nằm trong chiến lược phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận yếu tố thị trường. Cụ thể là do sự phát triển khá nóng của thị trường khách thể kiểm toán, các doanh nghiệp và công ty có yêu cầu và mong muốn được kiểm toán tăng nhanh. Tuy nhiên với uy tín và chất lượng của Deloitte Việt Nam thì giá cả dịch vụ cũng lớn. Sự phân đoạn thị trường tạo ra nhiều công ty dịch vụ kiểm toán mới. Đó là một trong những nguyên nhân thu hút các kiểm toán viên của Deloitte Việt Nam tách ra hoạt động ở các Công ty khác, các lĩnh vực khác.
Biểu 1.5. Doanh thu của Công ty:
Kỳ ghi nhận doanh thu:
Năm 2005 : 01/10/2004 - 30/9/2005
Năm 2006 : 01/10/2006 - 30/6/2006
Năm 2007 : 01/07/2006 - 30/06/2007
Deloitte luôn tự hào là hãng có hệ số tăng trưởng 2 con số trong nhiều năm liền. Đặc biệt với Deloitte Việt Nam, trong năm 2007 khi chính thức trở thành thành viên Deloitte Touche Tohmatsu, đã có bước nhảy vọt về doanh thu và lượng khách hàng.
Deloitte Việt Nam cung cấp dịch vụ chuyên ngành cho nhiều khách hàng lớn thuộc mọi thành phần kinh tế như doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và các dự án quốc tế. Sự đa dạng từ các loại hình khách hàng được thể hiện trong biểu đồ sau
Biểu 1.6. Doanh thu theo loại hình khách hàng:
Cụ thể :
Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài 55869 triệu đồng
Doanh nghiệp nhà nước : 21624 triệu đồng
Dự án quốc tế : 11054 triệu đồng
Các doanh nghiệp khác : 10214 triệu đồng
Với việc chính thức trở thành thành viên của Deloitte quốc tế, Deloitte Việt Nam đã mở rộng thêm nhiều khách hàng là các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một thị trường lớn và rất tiềm năng. Khách hàng là chi nhánh hoặc các công ty con của các tập đoàn lớn trên phạm vi toàn thế giới. Doanh thu từ thị trường này là rất lớn và chiếm tỷ trọng hơn nửa doanh thu của cả công ty.
Đứng thứ hai là mảng doanh nghiệp nhà nước. Nguyên nhân là Deloitte Việt Nam có tiền thân là Công ty TNHH một thành viên do quyết định của Bộ tài chính. Với lịch sử gần hai thập kỷ trong ngành, lượng khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước là rất lớn.
1.2.3 Đặc điểm hoạt động kiểm toán của Công ty
1.2.3.1 Quy trình kiểm toán
Quy trình kiểm toán gồm các giai đoạn sau:
1: Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán
2: Lập kế hoạch kiểm toán theo chuẩn chung
3: Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết khách hàng
4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán
5: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán
6: Công việc thực hiện sau kiểm toán.
Có một điều đặc biệt ở Deloitte toán cầu là với sự hỗ trợ rất tốt của Chương trình A/S 2 ( Audit system 2) , công việc của một cuộc kiểm toán được lên mẫu các bước xác định. Từ đó đảm bảo công việc kiểm toán của mọi cuộc kiểm toán đều tiến hành và tuân theo các chuẩn mực và quy định . Song nói như vậy không có nghĩa tính linh hoạt sẽ mất đi , tùy vào đặc thù của từng cuộc kiểm toán , dịch vụ mà công ty cung cấp để có những thay đổi cho hợp lý, điều này phụ thuộc rất nhiều kinh nghiệm của kiểm toán viên . Mỗi giai đoạn ở trên sẽ được phân thành các công việc cụ thể và phân cho từng cấp bậc trong nhóm kiểm toán thực hiện, đồng thời yêu cầu mọi thành viên trong nhóm kiểm toán có sự phối hợp chặt chẽ,ăn ý với nhau để tránh chồng chéo khi thu thập bằng chứng kiểm toán.
Sơ đồ 1.3. Chương trình Audit System 2
1.2.3.2 Kiểm soát chất lượng
Theo cách tiếp cận kiểm toán của Deloitte toàn cầu, việc kiểm soát chất lượng được thực hiện ngay từ những bước đầu tiên và nó là một vòng khép kín.
Đầu tiên là bước Quản lý hợp đồng kiểm toán. Là bước đầu tiên nhưng rất quan trọng. Việc ký kết một hợp đồng kiểm toán tài chính nghĩa là sự chuyển giao rủi ro từ doanh nghiệp cho Công ty Kiểm toán. Đánh giá được tầm quan trong của công việc này nên việc giao kết hợp đồng kiểm toán chỉ dành cho các nhân viên quản trị và chủ tịch của các Deloitte thành viên
Tiếp theo là bước đánh giả rủi ro, yêu cầu của bước này đòi hỏi nhân viên đánh giá phải có óc xét đoán nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên công việc này lại được công cụ AS 2 hỗ trợ khá hiệu quả bằng một loạt các câu hỏi nhằm hỗ trợ đánh giá mực độ rủi ro của khách thể kiểm toán
Các bước tiếp theo là thực hiện kiểm toán, ra báo cáo kiểm toán và các hoạt động sau khi ra báo cáo cũng được chương trình AS 2 hỗ trợ khá tốt.
Việc xây dựng một phần mềm kiểm toán chuyên nghiệp (AS 2) và quan tâm tới đào tạo và trao đổi, cập nhất kiến thức cho các kiểm toán viên đã đảm bảo cho Deloitte trở thành một Công ty Kiểm toán có chất lượng hàng đầu trên thế giới và Việt Nam nói riêng.
1.2.3.3 Hồ sơ kiểm toán
Đây là một phần quan trọng và rất được quan tâm bới hồ sơ kiểm toán chính là các dữ liệu duy nhất giúp các kiểm toán viên đưa ra ý kiến và hỗ trợ cuộc kiểm toán của các năm tiếp theo.
Tuy nhiên đây cũng được coi là thế mạnh của Deloitte toàn cầu khi mà chương trình AS 2 đã làm rất tốt công việc lưu trữ và kết nối các phần hành kiểm toán với nhau.
Tuy nhiên cũng có các tài liệu được lưu trữ dưới dạng file giấy tờ, đó là các biên bản xác nhận, các thư xác nhận. Các giấy tờ này được lưu vào một file kẹp và lưu trữ trong thư viện của Deloitte.
PHẦN II: KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ NGẮN HẠN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN
2.1. Mục tiêu và ý nghĩa của kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính
Nợ ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán trong thời gian một năm hay trong một chu kỳ kinh doanh .Một khoản nợ phải trả được xếp vào loại nợ ngắn hạn, khi khoản nợ này được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, hoặc được thanh toán trong vòng 12 tháng từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng cách cộng (+) số liệu của các chỉ tiêu có mã số 311 “ Vay và nợ ngắn hạn”, mã số 312 “Phải trả người bán”, mã số 313“ người mua trả tiền trước”, mã số 314“ thuế và các khoản phải nộp nhà nước”, mã số 315“ phải trả công nhân viên”, mã số 316“ Chi phí trả trước”, mã số 317“ Phải trả nội bộ”, mã số 318“ Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng”, mã số 319“ Các khoản phải trả, phải nộp khác”.
Nợ ngắn hạn là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá tình hình tài chính và tài sản của doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp mới được hình thành, chưa có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì chỉ tiêu này chưa xuất hiện. Trên thực tế trong quá trình hoạt động, không một doanh nghiệp nào chỉ sử dụng hoàn toàn vốn chủ sở hữu mà luôn có sự chiếm hữu tạm thời các nguồn vốn bên ngoài. Việc đảm bảo tỷ trọng nợ ngắn hạn hợp lý trên tổng tài sản giúp doanh nghiệp tránh khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán và sự cân đối về tài chính.
Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản:
Vay và nợ ngắn hạn ( Mã số 311 ) : “Vay và nợ ngắn hạn” là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền mà doanh nghiệp còn đang vay ngắn hạn của các ngân hàng, các tổ chức tín dụg và các tập thể cá nhân khác chưa tính đến thời điểm báo cáo. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn bao gồm các khoản vay và nợ trung hạn, vay và nợ dài hạn đến hạn trả trong kỳ báo cáo nhưng chưa trả.
Số liệu ghi vào các chỉ tiêu này được tính bằng cách cộng( + ) số dư Có cuối kỳ trên Sổ cái các tài khoản 311 “ Vay ngắn hạn “ và tài khoản 315 “ Nợ dài hạn đến hạn trả ”
Phải trả cho người bán( Mã số 312 ): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư chi tiết bên Có trên sổ Cái của tài khoản 331” Phải trả cho người bán” ( Phần phải trả ngắn hạn).
Người mua trả tiền trước ( Mã sỗ 313 ): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền hàng mà người mua đặt trước ngắn hạn hay trả thừa cho doanh nghiệp. Ngoài ra được tính vào chỉ tiêu này còn gồm khoản doanh thu chưa thực hiện.Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có trên sổ Cái tài khoản 131 “Phải thu khách hàng” ( phần phải trả ngắn hạn) của tài khoản 338 (3387 “ Doanh thu chưa thực hiện”, phần doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn).
Thuế và các khoản nộp cho nhà nước( Mã số 314 ): Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản mà doanh nghiệp còn nợ Ngân sách nhà nước tính đến thời điểm báo cáo, bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số ghi có trên sổ Cái tài khoản 333” Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” (phần phải nộp ngắn hạn)
Phải trả công nhân viên ( Mã số 315) : “ Phải trả công nhân viên” là chỉ tiêu phản ánh các khoản doanh nghiệp còn nợ ngắn hạn chưa trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác tính đến thời điểm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư bên Có trên sổ Cái tài khoản 334 “ Phải trả công nhân viên” ( Phần phải trả ngắn hạn).
Chi phí phải trả ( Mã số 316 ): “Chi phí phải trả” ngắn hạn (Còn gọi là chi phí trích trước ngắn hạn) là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận vào kỳ kế toán. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của đơn vị mà do tính chất hoặc yêu cấu quản lý nên được tính trước vào chi phí kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhắm đảm bảo cho giá thành sản phẩm, lao vụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý khỏi đột biến tăng khi những khoản chi phí này phát sinh. Chi phí trả trước trong doanh nghiệp thường bao gồm :
Chi phí sửa chữa tài sản cố định theo kế hoạch
Chi phí bảo hành sản phẩm theo kế hoạch
Thiệt hại về ngừng sản xuất theo kế hoạch
Lãi tiền vay chưa trả đến hạn
Tiền thuê tài sản cố định, mặt bằng kinh doanh, dụng cụ, công cụ.. chưa trả
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Các dịch vụ mua ngoài cung cấp.
...vv….vv..
Các khoản Nợ ngắn hạn là các khoản mục trọng yếu trên BCTC bởi chúng thường được coi là nguồn tài trợ cho sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nợ ngắn hạn được quản lý một cách đúng đắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đơn vị trong việc huy động và sử dụng vốn. Khi đánh phân tích báo cáo tài chính, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn. Bao gồm hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời. Khi công ty có nhu cầu vay ngân hàng hay một tổ chức tín dụng một số tiền nhất định, các ngân hàng hay tổ chức tín dụng sẽ đáng giá tình hình thanh toán nợ ngắn hạn để ra quyết định cho vay hay không. Các chỉ tiêu đánh giá có thể là các hệ số ở trên, bảng phân tích tuổi nợ, chu ký độ dài kinh doanh… Vì vậy nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ góp phần làm doanh nghiệp mất cân đối về tài chính và mất khả năng thanh toán.
Việc kế toán có xu hướng ghi giảm và bỏ qua các khoản Nợ ngắn hạn vi phạm nguyên tắc kế toán nhằm mục đích làm sai lệch báo cáo tài chính và làm đẹp các tỷ số thanh toán nhanh và thanh toán tức thời. Vì vậy kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn thường chú trọng kiểm tra chi tiết các khoản Nợ ngắn hạn, xác định chính xác số dư .
Khi xem xét tính liêm chính của ban quản lý và của các kế toán, sẽ nảy sinh một hướng kiểm tra khác là xác định tính có thật của các nghiệp vụ. Kiểm tra các chứng từ liên quan theo hướng từ sổ sách xuống thực tế đảm bảo các nghiệp vụ thực sự phát sinh, tránh tình trạng biển thủ công quỹ và gia._.n lận.
2.2 Thực trạng kiểm toán các khoản nợ ngắn hạn do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
2.2.1 Các bước công việc tiến hành trước khi thực hiện kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn
2.2.1.1 Thu thập thông tin khách hàng
Trong mọi cuộc kiểm toán, việc tìm hiểu và thu thập thông tin về khách hàng là một công việc quan trọng và cần thiết. Với các thông tin tìm hiểu được các kiểm toán viên có thể đánh giá sơ bộ về mức độ rủi ro và đảm bảo của công việc kiểm toán. Công việc này thường được thực hiện bởi các giám đốc kiểm toán trước khi thực hiện kiểm toán.
Đối với các khách hàng công ty đã thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán từ năm trước, công việc này sẽ dựa vào thông tin đã có được về khách hàng trong cuộc kiểm toán lần trước và cập nhật các thông tin mới hoặc những thay đổi nếu có phát sinh. Các thông tin trong hồ sơ kiểm toán giúp các kiểm toán viên xác định được ngành nghề kinh doanh và đặc thù sản xuất của khách hàng. Các thông tin cập nhật có thể là về một số thay đổi trong lĩnh vực sản xuất, môi trường kinh doanh, nhân sự và pháp lý.
Khi đó công việc này được thực hiện chủ yếu bởi KTV chính và được trình bày và lưu trữ tại chỉ mục 1410 trong hồ sơ kiểm toán và trong chương trình AS2.
Theo đó các thông tin KTV có được về công ty TNHH X như sau:
“ Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép mang thương hiệu X. Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật liệu, phụ tùng phục vụ cho ngành thép,kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa. Thị trường của Công ty rất lớn và có khả năng cung cấp trên địa bàn cả nước
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành thép, hiện nay sản xuất thép xây dựng đang có sản lượng gấp đôi nhu cầu ( 7 triệu tấn so với nhu cầu khoảng 4 triệu) với 20 Công ty với đầy đủ các thành phần kinh tế. Cạnh tranh là rất cao.
Mặt khác, việc sản xuất phôi thép trong nước là không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất thép. Thị trường phôi thép thế giới rất không ổn định ảnh hương chung tới các Công ty thép nói chung và Công ty X nói riêng.
Mức thuế nhập khẩu phôi thép là 0% , không có hàng rào thuế quan làm tăng sự cạnh tranh giữa các Công ty trong nước và các tập đoàn nước ngoài.
Tuy nhiên tiến trình xây dựng các công trình trọng điểm không có gì thay đổi dẫn đến việc đẩm bảo đầu ra các sản phẩm của Công ty X. Doanh thu không có sự đột biến tăng giảm.
Phần thông tin chung về Công ty
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của nhà nước, ngày 26/12/2003 Bộ trưởng bộ Xây dựng đã có quyết định số 1744/QD – BXD về phương án cổ phần hóa.
Tổng vốn điều lệ của Công ty là 100 000 000 000 đồng ( theo Điều lệ Công ty được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2005) Trong đó :
Cổ đông là Doanh nghiệp nhà nước : 58,28% vồn điều lệ
Cổ đông là Doanh nghiệp khác :41,72% vốn điều lệ
Công ty không có hoạt động đầu tư ra bên ngoài.
Mô hình tổ chức của Công ty được tổ chức theo sơ đồ dưới đây
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty X
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
CÁC PHÓ GD
CÁC PHÒNG BAN
Khối quản lý của Công ty bao gồm những phòng ban sau :
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Kế hoạch đầu tư
Phòng thiết bị Công nghệ thông tin
Phòng Quan hệ quốc tế
Phòng Tái chính kế toán
Phòng đầu tư nước ngoài
Ban dự án quản lý phôi thép
Công ty chưa có các đơn vị hạch toán phụ thuộc mà chỉ có một chi nhánh đặt tại Sơn La, một văn phòng đặt tại Hà Nội, một ban quản lý dự án đặt tại Hải Phòng
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền dự họp và biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Bao gồm: Đại hội đồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ đông thường xuyên, và Đại hội đồng cổ đông bất thường. Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định tăng vốn.
Hội đồng Quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
Một số quyền và nhiệm vụ của HĐQT:
Giám sát TGĐ điều hành và những người quản lý khác
Quyết định giá mua vật tư, nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất kinh doanh (phôi thép và thép phế) và giá bán thành phẩm thép, phôi thép và các sản phẩm khác do công ty sản xuất.
Quyết định đầu tư các dự án phát sinh dưới 50% vốn điều lệ
Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị >= 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty.
Những vấn đề sau đây phải được HĐQT phê chuẩn:
Thành lập chi nhánh, văn phòng, công ty con
Việc thực hiện, sửa đổi, huỷ bỏ các hợp đồng lớn
Việc vay nợ và thực hiện mọi khoản thế chấp, đảm bảo, bảo lãnh và bồi thường
Các khoản đầu tư không nằm trong kế hoạch kinh doanh hoặc vượt quá 50% vốn điều lệ hoặc các khoản đầu tư vượt quá 10% giá trị kế hoạch và vốn kinh doanh hằng năm.
Việc mua bán cổ phần của các công ty khác
Nếu không có báo cáo của HĐQT, báo cáo tài chính thường niên của Công ty sẽ bị coi là không có giá trị và chưa được HĐQT thông qua
Ban Kiểm soát: thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty
Mục tiêu hoạt động chính của Công ty là cung cấp các sản phẩm thép cho các công trình xây dựng, các nhà sản xuất lắp ráp ô tô xe máy. Ngoài ra còn kinh doanh các dịch vụ vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu nguyên vật liệu
Xuất phát từ định hướng phát triển của Tổng công ty trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới là : đầu tư đổi mới và hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường.
Với 300 cán bộ công nhân viên, chủ yếu là lực lượng lao động trẻ được đào tạo cơ bản, có khả năng tiếp thụ công nghệ mới và tính kỷ luật cao, Công ty X đã thiết lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng.
Theo quan điểm cá nhà quản lý và điều hành Công ty X chính sách đó là :
Vì lợi ích người tiêu dùng và lợi ích toàn xã hội
Công ty cổ phần X cam kết cung cấp sản phẩm thép xây dựng đảm bảo chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn đã đăng ký và không ngừng nâng cao khả năng cung ứng nhu cầu khách hàng về chất lượng dịch vụ.
Cam kết này dựa trên cơ sở :
Dây truyền thiết bị công nghệ hiện đại
Đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên môn và kỹ luật cao
Cung cấp đủ nguồn lực và phương tiện để Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 và ISO/IEC 17025 đối với Trạm thí nghiệm luôn đạt hiệu quả.
Mục tiêu chất lượng của Công ty cổ phần X
Luôn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Phấn đấu giảm chi tiêu tiêu hao, giảm giá thành thực hiện tiết kiệm giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nang suất cao hơn, hiệu quả hơn, chất lượng cao hơn thu nhập nhiều hơn.
Quản lý và vận hành thiết bị ổn định.
Xây dựng đổi ngũ cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn giỏi, năng động sáng tạo đoàn kết, kỷ luật tốt.
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 và ISO/IEC 17025 đối với Trạm thí nghiệm .
Nhu cầu thị trường tăng do mức sống của người dân Việt Nam không ngừng được cải thiện. Người dân và các nhà đầu tư sẽ vẫn mua thêm các sản phẩm sản xuất từ thép. Cùng với đó sẽ là sự lớn mạnh và phát triển nhu cầu ở khu vực nông thôn, Công ty sẽ xem xét kế hoạch kinh doanh mới trong những năm tới nhằm tạo ra những bước đi thích hợp.
Các đạo luật chi phối hoạt động của Công ty X
Luật Kế toán
Luật doanh nghiệp hiện hành
Luật đầu tư….
Những thông tin quan trọng mà KTV thu thập được là thông tin về chính sách kế toán được áp dụng tại Công ty như :
“ Chính sách kế toán là sự kết hợp giữa các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các nguyên tắc kế toán khác được chấp nhận tại Việt Nam. Ký kế toán của Công ty được bắt đầu vào ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm đó”
Các thông tin khác KTV thu thập được là : Tên, địa chỉ văn phòng, chuyên môn của các vị trí chủ chốt , địa chỉ liên hệ của khách hàng. Các ngân hàng có giao dịch, văn phòng luật sư và một số thông tin khác.
2.2.1.2. Đánh giá mức độ rủi ro và xác định mức độ trọng yếu
Việc đánh giá mức độ rủi ro và xác định trọng yếu đối với các khoản Nợ ngắn hạn là một công việc quan trọng và cần thiết. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và khối lượng công việc của các KTV cần tiến hành cũng như các ý kiến của KTV trên cơ sở các bằng chứng thu thập được.
Khi một hợp đồng kiểm toán được ký kết, KTV sẽ thực hiện các công việc như điều tra và các thủ tục thích hợp để có thể có được những đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán và khả năng thực hiện hợp đồng. KTV sẽ thực hiện việc thảo luận với khách hàng và các bên thứ ba, thực hiện xem xét các thành viên chủ chốt, các chủ sở hữu của đơn vị và xem xét các BCTC trước đây. Ngoài ra KTV sẽ tìm kiếm thông tin về các bên có lợi ích liên quan, cơ cấu tổ chức danh tiếng và tình hình tài chính của đơn vị. Trong suốt quá trình thảo luận với các nhà quản lý, KTV sẽ cố gắng xác định các chính sách kế toán chủ yếu và khả năng thu thập các bằng chứng kiểm toán gồm :
Đặc điểm và tính liêm chính của ban quản lý
Lĩnh vực kinh doanh
Môi trường kinh doanh
Mô hình tổ chức quản lý
Bốn yêu cầu trên là bốn nội dung mà KTV cần thu thập và thực hiện và thể hiện vào giấy tờ làm việc. Việc xác định mức độ trọng yếu là một yêu cầu khó và phức tạp đòi hỏi khả năng xét đoán nghề nghiệp dựa trên những hiểu biết về khách hàng của KTV , cách thức đánh giá rủi ro và những yêu cầu cần thiết được thông báo của BCTC được kiểm toán.
Mục đích của việc xác định Mức độ trọng yếu PM ( Planning materiality):
Ước tính mức độ sai sót có thể bỏ qua của số dư khoản mục nợ phải trả được trình bày trên BCTC
Trợ giúp cho việc ấn hành phạm vi của các thủ tục cần tiến hành
Trợ giúp đánh giá ảnh hưởng của các sai sót hiện hữu và tiềm tàng đối với các khoản Nợ ngắn hạn
Xác định bản chất thời gian và sự mở rộng của các thủ tục kiểm toán
Tuy nhiên việc sác định PM cần được xây dựng dựa trên những cơ sở và tỷ lệ % thích hợp, nghĩa là cần phải liện hệ trong mối quan hệ của từng khách hàng kiểm toán cụ thể. Giữa loại cơ sở được lựa chọn và quy mô của cơ sở ấy. Thông thường chủ nhiệm kiểm toán sẽ giựa vào một số yếu tố sau để xác định giá trị PM :
Sự liên hệ giữa cơ sở và toàn bộ BCTC
Tính ổn định của cơ sở
Trong đó việc xác định PM chủ yếu dựa vào bản chất khoản mục trên BCTC. Các khoản mục quan trọng và có tính ổn định tương đối cao trên BCTC là các đối tượng có tỷ lệ được lựa chọn cao hơn. Một trong những cơ sở được KTV lựa chọn để sử dụng doanh thu, tài sản ròng , lợi nhuận sau thuế….
Với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, KTV ước tính thu nhập sau thuế tại ngày khóa sổ kế toán và áp một tỷ lệ từ 5% - 10% của thu nhập sau thuế để tính ra giá trị PM
Với các doanh nghiệp nhà nước KTV lựa chọn một trong 3 phương thức sau:
2% tổng tài sản ngắn hạn hoặc vốn chủ sở hữu
10% tổng thu nhập sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh
0,5% đến 3% doanh thu dựa trên tỷ lệ % bậc thang
Cụ thể việc tính toán PM thường dựa trên phương pháp tỷ lệ trượt dần nhân với trị số của doanh thu dưới sự hỗ trợ của phần mềm Audit system 2 :
Bảng 2.1. Trị số PM theo phương pháp tỷ lệ bậc thang
Doanh thu ( Đơn vị USD)
Trị số
500,000
.030
600,000
.025
700,000
.023
800,000
.020
900,000
.018
1,000,000
.017
2,000,000
.016
6,000,000
.015
10,000,000
.012
15,000,000
.010
30,000,000
.009
50,000,000
.008
100,000,000
.007
300,000,000
.006
1,000,000,000 < =
.005
Trong hồ sơ kiểm toán thông minh dựa trên AS/2, phần xác định mức trọng yếu dự kiến được trình bày tại chỉ mục 1710 trong hồ sơ thông minh AS/2 với các nội dung chính như sau:
- Các hướng dẫn về mặt số lượng được sử dụng trong tính toán PM.
- PM và MP cho cả năm hiện thời và năm trước đó.
- Những giải trình cho cơ sở (doanh thu) được lựa chọn cho việc tính toán PM.
- Các xem xét khác ảnh hưởng tới việc đánh giá mức trọng yếu.
- Những giải trình cho việc lựa chọn cả MP và PM.
- Những nguyên nhân chất lượng cho một mức trọng yếu thấp hơn của một số dư một tài khoản chắc chắn nhạy cảm hoặc trình bày.
Việc đánh giá mức trọng yếu dự kiến là thống nhất cho toàn bộ các khoản mục trên BCTC. Toàn bộ các khoản mục kiểm toán, trong đó bao gồm cả các khoản công nợ đều được áp dụng chung thống nhất một và chỉ một MP cũng như PM. KTV không thực hiện công việc phân bổ mức trọng yếu cho toàn bộ các khoản mục mà chỉ thực hiện đánh giá trị số các nhân tố ảnh hưởng của từng khoản mục để có được một phạm vi công việc hợp lý.
Trong năm 2007 doanh thu Công ty X được xác định là 13,000,000,000 Việt Nam đồng tương đương với 812,000 $. Khi đó mức trọng yếu dự kiến của khách hàng này được xác định như sau:
PM : $ 812,000 x 0,017 = $ 13,804
Số $ 13,804 là PM thống nhất cho toàn bộ các khoản mục trên BCTC, toàn bộ các khoản mục kiểm toán, trong đó bao gồm cả khoản nợ ngắn hạn đều được áp dụng chung thống nhất một và chỉ một MP cũng như PM
Đánh giá rủi ro
Việc đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính là vô cùng quan trọng. Đây là một công việc đòi hỏi khả năng xét đoán nghề nghiệp dưa trên các thông tin tìm hiểu và thu thập được về môi trường kinh doanh, ngành nghề hoạt động. Các KTV sẽ dựa vào kinh nghiệm của mình để xác định một trị số R nhật định. Ngoài ra thông qua hệ thống kiểm soạt nội bộ, hệ thống kế toán, các KTV xác định các rủi ro liên quan đến các số dư và khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính. Mỗi rủi ro gắn với tương ứng một số sai sót tiềm tàng để xác định rủi ro đó có thể dẫn đến sai sót trọng yếu đối với khoản mục hay số dư nhất định trên báo cáo tài chính không.
Theo chương trình AS 2 phân loại thành 6 loại sai sót tiềm tàng :
Trọn vẹn
Hiện hữu
Chính xác
Đúng kỳ
Tính giá
Trình bày
Việc phân chia này giúp KTV xác định hướng điều tra cụ thể phát hiện và phân loại các sai sót trọng yếu tồn tại trong báo cáo tài chính.
Các rủi ro kiểm toán thường gặp khi kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn là
Giá trị hàng hóa dịch vụ mua thấp hơn thực tế
Hàng hóa dịch vụ đã nhận được, chi phí đã phát sinh nhưng chưa ghi nhận
Giá trị hàng hóa, dịch vụ mua, chi phí mua hàng được ghi nhận thấp hơn thực tế
Hàng hóa, dịch vụ đã nhận được hoặc phát sinh trong kỳ nhưng lại ghi sổ vào kỳ sau : Đúng kỳ
Hàng bán trả lại nhà cung cấp cao hơn thực tế :
Ghi giảm nợ phải trả người bán nhưng thực tế chưa trả lại
Ghi giảm nợ phải trả người bán cao hơn giá trị thực tế trả lại
Hàng trả lại ở kỳ sau nhưng ghi nhận nghiệp vụ phát sinh vào kỳ này
Giá trị thanh toán nợ cao hơn thực tế
Ghi sổ thanh toán nhưng chưa trả tiền
Ghi nhận thanh toán cao hơn thực tế
Trả tiền ký sau nhưng ghi nhận phát sinh vào kỳ này
Số dư nợ phải trả người bán không hợp lý
Số dư nợ người bán không được thanh toán đúng kỳ
Trình bày các số dư nợ người bán không hợp lý.
Bảng 2.2. Bảng mô hình đảm bảo kiểm toán
Nguồn đảm bảo
Không có rủi ro hiện hữu
Có rủi ro hiện hữu
Đảm bảo tiềm tàng
1.0
1.0
0.0
0.0
0.0
0.0
Đảm bảo kiểm soát
1.3
0.3
0.0
1.3
0.3
0.0
Đảm bảo chi tiết
0.7
1.7
2.0
1.7
2.7
3.0
Mức độ đảm bảo
3.0
3.0
3.0
3.0
3.0
3.0
Là khách hàng lâu năm của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam nên chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết trong cuộc kiểm toán này R= 1.7.
. Kiểm toán viên dựa vào giá trị trọng yếu MP và chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết để xác định bước chọn mẫu theo công thức:
Giá trị trọng yếu (MP)
Bước chọn mẫu (J) =
Chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết (R)
Dựa vào bước chọn mẫu (J), kiểm toán viên xác định số mẫu cần kiểm tra bằng cách tính:
Giá trị của khoản mục cần kiểm tra
Số mẫu cần kiểm tra (n) =
Bước chọn mẫu (J)
Dựa vào số mẫu cần kiểm tra, kiểm toán viên có thể chọn các nghiệp vụ mà kiểm toán viên nhận thấy là bất thường hoặc các nghiệp vụ có số tiền phát sinh lớn để tiến hành kiểm tra chi tiết.
2.2.1.3. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát có 2 mức độ
Thứ nhât thử nghiệm về tính tồn tại và hoạt động của hệ thống kiểm soát. Mục tiêu khi tiến hành thử nghiệm này là nhằm tìm hiêu xem hệ thống kiểm soát có thực sự được thiết lập và hoạt động hay không
Thứ hai là thử nghiệm về tính hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát. Thử nghiệm này được tiến hành để đánh giá tính hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Theo các hướng dẫn của Deloitte, các khoản Nợ ngắn hạn là tài khoản có ảnh hưởng trực tiếp tới chu trình chi phí của đơn vị. Đây là một trong 6 chu trình kiểm toán được xác định theo các hướng dẫn của Deloitte cần thiết phải thực hiện các trắc nghiệm kiểm soát. Để tiến hành các trắc nghiệm kiểm soát, KTV thường tiến hành các hoạt động sau:
- Xem xét việc thiết kế các thủ tục kiểm soát mà KTV có xu hướng dựa vào đó và việc xác định liệu các thủ tục đó có được triển khai hay không?
- Thiết kế các thủ tục để xác nhận rằng các thủ tục kiểm soát mà KTV tin tưởng sẽ cung cấp sự bảo đảm xác đáng trong việc đạt được tất cả các mục tiêu kiểm soát thích đáng được vận hành một cách hữu hiệu trong một thời gian thích đáng trong suốt kỳ được kiểm toán.
- Sự tin tưởng vào thông tin được cung cấp bởi đơn vị.
- Xác định thời gian tiến hành các trắc nghiệm kiểm soát.
- Thực hiện thủ tục trắc nghiệm kiểm soát đối với toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh từ thời điểm kết thúc kiểm toán đối với BCTC năm trước cho tới ngày thực hiện kiểm toán giữa năm.
- Thực hiện các xem xét việc đơn vị sử dụng các dịch vụ thuê ngoài về mặt tổ chức.
Thực hiện các trắc nghiệm kiểm soát đối với các khoản Nợ ngắn hạn, KTV thực hiện các bước sau:
Với các khoản Phải trả nhà cung cấp, người bán, người nhận thầu:
KTV sẽ lựa chọn một số nghiệp vụ mua hàng bất kỳ và xem xét các thủ tục kiểm soát được áp dụng với nghiệp vụ đó. Tại Công ty TNHH X, KTV đã lựa chọn hóa đơn mua hàng số 0007971 ngày 1 tháng 8 năm 2007. Theo đó, KTV thực hiện kiểm tra tới các chứng từ liên quan. KTV nhận thấy:
+ Hóa đơn có đầy đủ các yếu tố kiểm soát việc chuyển giao hàng hóa.
+ Nghiệp vụ mua hàng này được xuất phát từ yêu nhu cầu mua hàng do bộ phận sản xuất thông qua Phiếu yêu cầu mua hàng.
+ Phiếu yêu cầu mua hàng được chuyển lên cho bộ phận kế hoạch để thực hiện việc đưa ra các Đơn đặt hàng. Các Đơn đặt hàng này được phê duyệt bởi Trưởng bộ phận kế hoạch và Tổng Giám đốc Công ty. Đơn đặt hàng được sao thành 3 bản: 1 bản gửi sang cho nhà cung cấp là Công ty Y Hồng Công, 1 bản được lưu bởi bộ phận kế hoạch và 1 bản được lưu tại Phòng Kế toán.
+ Sau khi nhà cung cấp được chấp nhận, Hóa đơn của nghiệp vụ này được chuyển đến bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán căn cứ vào ngày phát hành Hóa đơn để ghi sổ theo dõi khoản công nợ phải trả nhà cung cấp và hàng mua đi đường trên hồ sơ.
+ Hàng mua về nhập kho được bộ phận Quản lý chất lượng kiểm tra và lập các Biên bản kiểm nghiệm hàng hóa. Kế toán căn cứ vào đó để lập các Phiếu nhập kho và dừng việc lưu trữ đối với các hồ sơ hàng mua đi đường.
Với các khoản vay
KTV lựa chọn một số khoản vay trên sổ chi tiết và rà soát các chứng từ liên quan, KTV thấy:
Đầy đủ hợp đồng khế ước vay và các thủ tục vay theo trình tự và quy định về tín dụng ngân hàng.
Các xác nhận số dư tiền vay của các chủ vốn vay và các thông tin liên quan đều chính xác và trùng khớp với ghi nhận của kế toán trên báo cáo và sổ chi tiết
2.2.1.4. Thiết kế chương trình kiểm toán
KTV sẽ dựa vào các hiểu biết của mình về khách hàng để thiết kế một chương trình kiểm toán phù hợp và cụ thể. Chương trình kiểm toán này là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV.
Theo cách tiếp cận kiểm toán của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, tất cả các phần hành kiểm toán cần thực hiện đều sử dụng phần mềm AS 2. Trong phần mềm AS 2 , chương trình kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn bao gồm :
- Danh mục các khoản Nợ ngắn hạn
- Các tài liệu vay, nợ các hợp đồng vay nợ, sổ chi tiết các khoản phải trả, bảng xác nhận công nợ…
- Công việc mỗi kiểm toán viên phải thực hiện
- Trình tự kiểm toán, mục tiêu và các công việc cụ thể phải làm : thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết, thủ tục bổ xung.
Các thủ tục cụ thể với mỗi khoản mục Nợ ngắn hạn sẽ được trình bày ở phần thực hiện kiểm tra chi tiết.
2.2.2. Thực hiện kiểm tra chi tiết các khoản Nợ ngắn hạn
Theo AS/2 có hai phương pháp có thể áp dụng để kiểm tra chi tiết :
Xây dựng mô hình ước tính ( SAP)
Chọn mẫu kiểm tra chi tiết (TOD)
SAP là phương pháp không tiến hành trực tiếp trên chứng từ hay các ghi chép của bộ phận kế toán hay bộ phận trực tiếp lập Báo cáo tài chính.
Khi sử dụng phương pháp này, KTV sử dụng các nguồn số liệu độc lập để xây dựng một mô hình ước tính số dư các khoản mục mà kiểm toán viên định kiểm tra. Kết quả quá trình này là kiểm toán viên có một ước tính số dư hay số phát sinh kì vọng, từ đó đem so sánh với số dư các khoản mục tương ứng trên báo cáo. Các chênh lệch sẽ được tìm hiêu và giải trình. Nếu số chênh lệch này nhỏ hơn mức độ chênh lệch cho phép thì dừng lại.
SAP là phương pháp hiệu quả và tiết kiệm trong kiểm tra chi tiết. Tuy nhiên phải có một số điều kiện nhất định như phải có nguồn số liệu độc lập, phải am hiểu kế toán và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…Khi không có đủ điều kiện thỏa mãn, KTV sẽ chuyển sang phương thức kiểm tra chi tiết thứ hai : Chọn mẫu kiểm tra chi tiết.
TOD gồm các thủ tục được lựa chọn từ các thủ tục kiểm tra chi tiết đầy đủ trong Mô hình thủ tục kiểm toán của Deloitte để đảm bảo mức độ thích hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể.
Các công việc chủ yếu cần tiến hành trong hực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết bao gồm:
- Xác định một tổng thể xác đáng và các sai phạm tiềm tàng cần kiểm tra;
- Xem xét vệc sử dụng các nguồn dữ liệu;
- Lựa chọn một phương pháp kiểm tra thích hợp;
- Xác định quy mô của mẫu kiểm tra;
- Lựa chọn mẫu để kiểm tra;
- Thẩm tra các bằng chứng liên quan đến mẫu được chọn;
- Đánh giá bằng chứng thu thập được;
- Đánh giá và đưa ra các kiến nghị điều chỉnh đối với các sai phạm được phát hiện.
2.2.2.1. Kiểm tra chi tiết các khoản nợ phải trả người bán
Các thủ tục kiểm tra chi tiêt nợ phải trả người bán
1. KIỂM TRA PHẦN HẠCH TOÁN VÀ PHẢN ÁNH CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
A. Xét xem các số liệu sau có được phân loại chính xác không:
1. Số phải trả đã thanh toán;
2. Các khoản phải trả phi thương mại
B. Xét xem các số liệu sau có được trình bày, xác định giá trị, phân loại chính xác không:
1. Các khoản phải có vấn đề
2. Các khoản phải trả cho bên thứ ba
2. KIỂM TRA TÌNH HÌNH GHI CHÉP ĐÚNG KỲ CỦA CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ (HÓA ĐƠN MUA HÀNG)
Chọn một số hóa đơn mua hàng được ghi sổ trước/ sau ngày lập báo cáo.
Đối chiếu các hóa đơn mua với sổ chi tiết và sổ cái.
Khẳng định rằng các khoản phải trả đã được ghi chép và hạch toán đúng kỳ.
Đánh giá kết quả
3. KIỂM TRA TÌNH HÌNH GHI CHÉP ĐÚNG KỲ CỦA CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ (THANH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ)
Chọn một số nghiệp vụ thanh toán nợ phải trả được ghi sổ trước/ sau ngày lập báo cáo….ngày.
Đối chiếu với chứng từ chi và sổ cái.
Khẳng định rằng các khoản phải trả đã được ghi chép và hạch toán đúng kỳ.
Đánh giá kết quả kiểm tra
4. KIỂM TRA CHI TIẾT CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
A. Soát xét chi tiết số dư các khoản phải trả. Phân tích sự biến động giữa năm nay và năm trước. Đối với các số dư phải trả giảm nhiều so với năm trước hoặc so với kỳ kiểm toán sơ bộ thì cần kiểm tra các khoản thanh toán của khách hàng với nhà cung cấp trong năm hoặc thu thập bảng tổng hợp các hóa đơn chưa thanh toán do nhà cung cấp lập. Khẳng định rằng các khoản phải trả đó đã được hạch toán đúng đắn và hợp lý.
B. Kiểm tra chi tiết các khoản phải trả:
1. Thu thập sổ chi tiết các khoản phải trả và:
- Đối chiếu tổng`phát sinh có với sổ mua hàng.
- Đối chiếu tổng phát sinh nợ với số tiền
- Kiểm tra các chứng từ phát sinh đối với các nghiệp vụ lớn
2. Chọn một số nghiệp vụ mua hàng phát sinh trong năm và:
- Đối chiếu, kiểm tra tới các hóa đơn mua hàng và chứng từ nhập
- Xem xét tính ghi chép đúng kỳ của các nghiệp vụ mua hàng
3. Chọn một số nghiệp vụ thanh toán khoản phải trả phát sinh trong năm và:
- Đối chiếu, kiểm tra tới các hóa đơn mua hàng và chứng từ nhập
- Đối chiếu, kiểm tra tới các phiếu chi và khẳng định rằng chúng đã được ghi chép đúng kỳ hạch toán.
- Đối chiếu tổng số chi trả với sổ cái
4. Đánh giá kết quả kiểm tra.
5. XÁC NHẬN SỐ DƯ CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
A. Lựa chọn một số khoản phải trả có số dư trọng yếu.
B. Yêu cầu khách hàng cung cấp và soát xét số chi tiết phải trả của các nhà cung cấp đã chọn.
C. Nếu không có báo cáo công nợ đã được khách hàng và nhà cung cấp xác nhận thì yêu cầu khách hàng lập thư xác nhận công nợ rồi thực hiện những việc sau:
1. Gửi thư xác nhận dưới sự kiểm soát của KTV
2. Gửi lại lần 2 nếu không nhận được phúc đáp
3. Đối chiếu số được xác nhận với số dư chi tiết.
4. Đối chiếu các Thư xác nhận không được phúc đáp, kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán tiếp theo sau kỳ báo cáo và các hóa đơn mua hàng chưa thanh toán trong kỳ để khẳng định rằng số dư khoản phải trả đó đã được hạch toán đúng đắn tại ngày lập báo cáo.
E. Đánh giá kết quả kiểm tra.
6. KIỂM TRA CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ CHO CÁC BÊN THỨ BA
A. Yêu cầu khách hàng cung cấp và xem xét các bằng chứng phản ánh các nghiệp vụ mua hàng phải trả cho bên thứ ba. Thu thập bảng tổng hợp các nghiệp vụ có liên quan với bên thứ ba. Đối chiếu với Sổ Cái đảm bảo rằng số dư các tài khoản này được phản ánh trên báo cáo kế toán tại ngày báo cáo.
B. Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh để đảm bảo rằng các nội dung kinh tế của chúng là phù hợp với việc ghi chép và phản ánh trên sổ sách kế toán.
C. Đánh giá tính hợp lý và phản ánh trung thực hoặc ghi chú của các khoản phải thu từ bên thứ ba trên báo cáo kế toán.
D. Xem xét việc gửi thư xác nhận các số dư phải trả trọng yếu với bên thứ ba.
Việc kiểm toán các khoản phải trả nhà cung cấp được thực hiện đầy đủ các bước sao cho đảm bảo tất cả các mục tiêu kiểm toán. Các mục tiêu này bao gồm mục tiêu chung và các mục tiêu đặc thù. Cụ thể
Mục tiêu tính hợp lý chung : Số dư nợ phải trả người bán và các số dư nợ trong sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả, các tài khoản phản ánh tài sản và chi phí liên quan đều hợp lý
Mục tiêu đặc thù :
Sự chính xác về mặt số học, sự thống nhất rong danh sách bảng kê với sổ chi tiết các khoản phải trả.
Các khoản này phải có căn cứ hợp lý
Các khoản phải trả hiện đều có trong danh sách các khoản phải trả
Các khoản phải trả được đánh giá đúng đắn
Việc phản ánh nợ phải trả người bán trong chu kỳ mua hàng và thanh toán được vào sổ đúng kỳ
Tài khoản phải trả người bán trong chu trình mua hàng và thanh toán được trình bày đúng đắn.
Khi tiến hành kiểm toán các khoản phải trả nhà cung cấp tại Công ty X, các KTV cũng tiến hành tuần tự để đảm bảo các mục tiêu kiểm toán này được thực hiện đầy đủ để có thể đưa ra kết luận về các khoản phải trả nhà cung cấp trong khoản mục Nợ ngắn hạn.
Mục tiêu tính hợp lý chung :
Khi tiếp cận và bắt đầu công việc kiểm toán các khoản Nợ ngắn hạn, các KTV sẽ tiến hành theo một quy trình định trước. Đầu tiên, KTV sẽ thu thập các sổ sách và báo cáo tài chính. Báo cáo gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và các thuyết minh Báo cáo tài chính. Sổ sách kế toán là Bảng tổng hợp số dư phải trả nhà cung cấp chi tiết theo từng đối tượng, phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ.
KTV sẽ xác minh theo hướng từ sổ sách xuống chứng từ, nghĩa là từ các BCTC, KTV sẽ so sánh số dư và tổng số dư với bảng tổng hợp số dư chi tiết theo từng đối tượng. Tại Công ty X, nhận thấy không có sự chênh lệch.
Sau khi kiểm tra không thấy chênh lệch, KTV sẽ dựa vào Bảng tổng hợp số dư phải trả nhà cung cấp chi tiết theo từng đối tượng, phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ để tìm ra các tiểu khoản có số dư lớn hoặc có dấu hiệu bất thường. Khi đó kiểm toán viên kiểm tra các chứng từ liên quan. Các chứng từ liên quan đến các khoản vay phải trả của đơn vị có thể là
Các hợp đồng về cung cấp hàng hóa dịch vụ với các nhà cung cấp
Các Hóa đơn mua hàng
Biên bản bàn giao hàng hóa
Phiếu nhập kho hay các chứng từ khác như: Tờ khai Hải quan, Phiếu đặt hàng…
Khi kiểm tra một số tiểu khoản của phần phải trả người bán, phải trả nhà cung cấp theo phương pháp chọn mẫu chi tiết tại Công ty X, KTV nhân thấy các tài khoản có số dư này đều đầy đủ các chứng từ và được giải trình một cách hợp lý, hợp lệ.
Xét thấy điệu kiện kinh doanh, định hướng phát triển và môi trường pháp luật không có nhiều thay đổi. Các kế hoạch sản xuất năm 2006 và năm 2007 không có đột biến nào lớn nên tổng số dư các khoản nợ phải trả nhà cung cấp, nợ phải trả người bán không có sự đột biến tăng và sự biến dộng nằm trong logic chung của hệ thống tài chính của Công ty. KTV cũng thực hiện việc xem xét việc phân loại các khoản phải trả và kết luận rằng: các khoản phải trả đều có tính chất thương mại, việc trình bày các số dư khoản phải trả là hợp lý.
Các mục tiêu đặc thù
Mục tiêu đảm bảo sự thống nhất giữa bảng kê và sổ hạch toán chi tiết
Trước tiên KTV tiến hành so sánh tổng số dư của bảng kê các khoản phải trả với số tổng cộng trên sổ cái tổng hợp, nhận thấy không có chênh lệch giữa hai số liệu này, KTV chuyển sang công việc đối chiếu hóa đơn. Do có nhiều giao dịch diễn ra trong một năm, ngoài ra một số nhà cung cấp có số dư phải trả không lớn nên KTV sẽ thực hiện phương pháp chọn mẫu kiểm tra chi tiết. Việc chọn mẫu và kiểm tra chi tiết dựa trên số liệu của Bảng tổng hợp số dư phải trả nhà cung cấp chi tiết theo từng đối tượng, phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ.
Bảng 2.3 Tổng hợp các khoản Nợ phải trả nhà cung cấp
chi tiết theo đối tượng
STT
Khách hàng
Nội dung
Cuối kỳ
31/12/2007
Đầu kỳ
31/12/2006
1
Công ty A
Phải trả nhà cung cấp
2,243,000
123,000
2
Công ty B
Phải trả nhà cung cấp
9,234,000
4,180,000
3
Công ty C
Phải trả nhà cung cấp
0
12,222,000
3
Công ty TNHH D
Phải trả nhà cung cấp
0
190,000
4
Công ty TNHH E
Phải trả nhà cung cấp
4,250,000
0
5
Nhà máy AS
Phải trả nhà cung cấp
83,176,200
134,567,000
6
Liên doanh vận tải JK
Phải trả nhà cung cấp
764,900
567,000
7
Doanh nghiệp M
Phải trả nhà cung cấp
2,358,000
34,000,000
8
Công ty TNHH ABC
Phải trả nhà cung cấp
48,275,000
32,050,000
9
Doanh nghiệp ORI
Phải trả nhà cung cấp
78,115,000
54,089,000
10
Doanh nghiệp tư nhân KHA
Phải trả n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11331.doc