Tài liệu Báo cáo Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương thực hiện: ... Ebook Báo cáo Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương thực hiện
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nội dung
1
BCTC
Báo cáo tài chính
2
HTKSNB
Hệ thống kiểm soát nội bộ
3
VN
Việt Nam
4
KTV
Kiểm toán viên
5
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
6
CNV
Công nhân viên
7
XDCB
Xây dựng cơ bản
8
TSCĐ
Tài sản cố định
9
TSCĐHH
Tài sản cố định hữu hình
10
TSCĐVH
Tài sản cố định vô hình
11
HĐKT
Hợp đồng kinh tế
12
SCT
Sổ chi tiết
13
SC
Sổ cái
14
TGNH
Tiền gửi ngân hang
15
CPBH
Chi phí bán hang
16
CPQL
Chi phí quản lý
17
SXKD
Sản xuất kimh doanh
18
HTK
Hàng tồn kho
19
BCĐKT
Bảng cân đối kế toán
20
BCKQKD
Báo cáo kết quả kimh doanh
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 1.1: Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương 3
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 5
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: 9
Sơ đồ1.3: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 12
Biểu 2.1: Thư chào hàng ( khách hàng thường niên) 20
Biểu 2.2: Thư chào hàng ( khách hàng mới) 22
Biểu 2.3: Kế hoạch kiểm toán với khách hàng thường niên 25
Biểu 2.4: Hợp đồng kiểm toán với Công ty TNHH 27
Biểu 2.5: Thông tin về khách hàng Công ty TNHH X 31
Biểu 2.6: Tìm hiểu thủ tục kiểm soát tại Công ty TNHH X 35
Biểu 2.7: Bảng cân đối kế toán của Công ty X 36
Biểu 2.8: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty X 38
Biểu 2.9: Xem xét cơ sở dẫn liệu Công ty TNHH X 39
Biểu 2.10: Đánh giá rủi ro của Công ty TNHH X 40
Biểu 2.11: Bảng đánh giá rủi ro kiểm soát 42
Biểu 2.12: Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 43
Biểu 2.13. Chương trình kiểm toán Vốn bằng tiền 49
LỜI MỞ ĐẦU
Gia nhập WTO một cơ hội lớn cho Việt Nam trong thời gian tới, có thể nói đây là giai đoạn để VN khẳng định khả năng của mình trên các lĩnh vực kinh tế nói chung và trên lĩnh vực kiểm toán nói riêng. Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn dịch vụ tài chính, đặc biệt là dịch vụ kế toán - kiểm toán. Điều này dẫn đến một thực tế là thị trường tài chính, đặc biệt là các dịch vụ kế toán, kiểm toán, bảo hiểm cũng như thị trường chứng khoán sẽ có sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân các nhà đầu tư trong nước cũng sẽ chuyên nghiệp hơn khi ra các quyết định đầu tư. Khi đó, đòi hỏi của họ về thông tin tài chính minh bạch và đáng tin cậy sẽ gia tăng đáng kể. Do vậy sự bùng nổ trong lĩnh vực dịch vụ kế toán - kiểm toán sẽ là điều tất yếu. Đứng trước thực tế đó, Việt Nam đang gặp một trở ngại đáng kể, đó là nguồn nhân lực, cụ thể là kiểm toán viên (KTV) chất lượng cao rơi vào tình trạng cung không đủ cầu. Chỉ mới thực sự xuất hiện và phát triển từ những năm 91, lại trong một môi trường cạnh tranh gay gắt các công ty kiểm toán độc lập nói riêng phải xây dựng cho mình một hướng đi đúng và chắc chắn. Để thu hút được một khách hàng là rất khó nhưng không vì thế mà họ sẵn sang chấp nhận mọi hợp đồng mà không tính đến rủi ro. Cũng như bao công ty khác, Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương (HVAC) sẽ phải cân nhắc từng khách hàng và chuẩn bị cho một cuộc kiểm toán thật chu đáo ngay từ bước lập kế hoạch kiểm toán. Hiện nay các công ty kiểm toán hang đầu trên thế giới hầu hết đã xây dựng cho mình một quy trình chuẩn về lập kế hoạch kiểm toán, giúp cho các KTV thực hiện công việc kiểm toán đạt hiệu quả và tránh được những rủi ro không mong muốn đồng thời giảm chi phí kiểm toán. Tuy nhiên ở thực tế VN công việc này chưa được thực sự quan tâm nhiều. Vì vây việc tìm hiểu và hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC là một vấn đề rất bất cập hiện nay của nghành kiểm toán nói chung và của HVAC nói riêng. Sau một thời gian được học tập và tìm hiểu tại HVAC em xin trình bày cho chuyên đề thực tập của mình về vấn đề: “ Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương thực hiện”. Mục đích của chuyên đề này là từ lý thuyết về lập kế hoạch kiểm toán BCTC đến việc vận dụng vào thực tế cụ thể là của HVAC sẽ được tiến hành như thế nào. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đồng thời đưa ra những kiến nghị, phương hướng nhằm hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán. Chuyên đề gồm ba phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương
Phần II: Thực trạng về quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại HVAC
Phần III: Những phương hướng và giải pháp hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC do HVAC thực hiện.
Từ những kiến thức được học tại trường đại học KTQD và quá trình tích luỹ thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương (HVAC) của mình bằng chủ nghĩa duy vật biện chứng, các phương pháp toán học, nghiệp vụ về kế toán và kiểm toán, chuyên đề này em xin được trình bày theo phương pháp kết hợp giữa phân tích và tổng họp, đồng thời trình bày trên các sơ đồ và bảng biểu. Do giới hạn về thời gian và kiến thức, nên chuyên đề này em chỉ xin phép được trình bày về quá trình lập kế hoạch kiểm toán đối với kiểm toán độc lập. Trong quá trình tìm hiểu do còn nhiều hạn chế về thời gian, trình độ cũng như những kinh nghiệm nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của thầy giáo và các anh, chị của HVAC đóng góp ý kiến để em hoàn thiện hơn nữa bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s CPA Trần Mạnh Dũng cùng toàn thể nhân viên HVAC đã nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện bài chuyên đề này.
Sinh viên thực hiện:
BÙI THỊ LÝ
PHẦN MỘT
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN HÙNG VƯƠNG (HVAC)
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty HVAC
Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương là một thành viên mới trong thị trường kiểm toán đã chính thức đi vào hoạt động bắt đầu từ ngày 27/4/2006, theo Giấy đăng ký kinh doanh số: 0102026150 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. Là một Công ty kiểm toán độc lập, lại mới được thành lập Công ty đã khẳng định được vị trí của mình sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động và đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Sau đây là một vài thông tin về Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương:
Biểu 1.1: Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương
- Tên giao dịch quốc tế: Hung Vương Auditing Co ., Ltd
- Trụ sở chính: Phòng 808, toàn nhà CT5 - ĐN4, Mỹ Đình II, Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại : 84-47871160
- Fax : 84-47871161
- Vốn điều lệ : 1tỷ VND
- Tổng số cán bộ CNV: 42 người
- KTV đăng ký hành nghề kiểm toán: 5 người
- Giám đốc công ty: Nguyễn Quốc Tuấn
Nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng có sự biến động lớn, các công ty lớn nhỏ với các hình thức hoạt động kinh doanh rất đa dạng. Điều đó đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả. Kiểm toán xuất hiện từ rất sớm, hoạt động đó đơn thuần chỉ là kiểm tra xem hoạt động của doanh nghiệp đó có thực sự đạt hiệu quả không và vai trò của những người đó đã làm đúng chức trách của mình chưa. Kiểm toán chính thức hoạt động tại Việt Nam từ những năm 1991 và cho đến nay nó phát triển rất mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu nhất định. Hiện nay trên thị trường kiểm toán tại Việt Nam đã xuất hiện trên 100 công ty kiểm toán lớn nhỏ, trong đó cũng xuất hiện một vài công ty lớn như: KPMG, Ersnt &Young, Price Waterhouse & Coopers… Điều này đòi hỏi những công ty kiểm toán mới ra đời phải hết sức nỗ lực khẳng định vị trí của mình để nâng cao uy tín, đứng vững trong thị trường kiểm toán đang phát triển rất mạnh mẽ hiện nay.
Mặc dù mới đi vào hoạt động từ tháng 4/2006 nhưng Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương đã đạt được những thành công nhất định. Công ty luôn đặt ra những nguyên tắc hoạt động mang tính quy định chung như: làm việc độc lập, khách quan, bí mật số liệu của khách hàng, luôn đặt uy tín và chất lượng của khách hàng lên hàng đầu. Cho đến nay Công ty đã thu hút được một số lượng khách hàng đáng kể, trong đó có cả những doanh nghiệp lớn như: Các Tổng công ty Nhựa, Tổng công ty Than, Tổng công ty Điện lực… và rất nhiều những công ty khác. Công ty đã thực sự tạo được niềm tin cho khách hàng ngay từ những bước đi đầu tiên. Không chỉ hoạt động mang tính chất lượng mà công ty còn hoạt động đa dạng các dịch vụ khác nhau như: tư vấn, kế toán…để đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện nay. Ngay từ những ngày đầu thành lập Công ty đã lựa chọn được đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn cao, làm việc chuyên nghiệp, nhiệt huyết với công việc. Cho đến nay Công ty có đến 42 người trong đó có 4 người có chứng chỉ KTV do Bộ Tài chính cấp đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế, tài chính… và đã từng giữ một vài chức danh trong các công ty kiểm toán lớn như: KPMG, VACO…
Với đội ngũ nhân viên của Hùng Vương là những kiểm toán viên, tư vấn viên được đào tạo bài bản, có hệ thống tại các trường đại học chính quy trong và ngoài nước, 100% nhân viên có trình độ đại học và sau đại học.
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty HVAC
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Hội đồng thành viên
Ban giám đốc
Phòng hành chính kế toán
Các ban
Phòng nghiệp vụ 1, 2, 3
Hội đồng cố vấn chuyên gia
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
* Hội đồng thành viên
Gồm tất cả các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Quyết định phương hướng phát triển của công ty
- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn.
- Quyết định chiến lược phát triển của Công ty
- Quyết định giải pháp phát triển, thị trường, tiếp thị
- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Công ty
- Quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
- Quyết định tổ chức lại Công ty
- Quyết định giải thể Công ty
* Ban giám đốc
Giám đốc (Tổng giám đốc) của Công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật cao nhất của Công ty và chịu trách nhiệm cuối cùng đối với công việc kiểm toán.
Giám đốc có chức năng sau đây:
- Lập kế hoạch, chương trình hoạt động của hội đồng thành viên. Chuẩn bị tất cả từ chương trình, nội dung, tài liệu cho các cuộc họp, triệu tập đến việc giữ cương vị là chủ tọa cuộc họp
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty
- Quyết định lương, thưởng, phụ cấp đối với cán bộ CNV trong Công ty
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên hội đồng thành viên
* Hội đồng cố vấn chuyên gia
Các chuyên gia là những KTV độc lập (CPA) được đào tạo trong và ngoài nước, đã từng là chủ nhiệm kiểm toán, chuyên gia tư vấn cao cấp về kế toán, tài chính cho hàng trăm doanh nghiệp ở Việt Nam. Ngoài ra họ đã và đang cung cấp cho các chủ đầu tư, các doanh nghiệp, các nhà đầu tài trợ thực hiện các dự án, các công trình tại Việt Nam có hiệu quả kinh tế nhất.
* Các ban: Ban tư vấn thuế - kế toán, Ban dịch vụ kiểm toán, Ban tư vấn tài chính - đầu tư.
Các ban này làm nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về các lĩnh vực thuế, kế toán, tài chính, đầu tư, kiểm toán, cung cấp các dịch vụ liên quan đặc biệt là lĩnh vực tư vấn thuế - một vấn đề vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp.
* Phòng nghiệp vụ 1, 2, 3
Các phòng này có trách nhiệm phục vụ khách hàng về các lĩnh vực kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán nghiệp vụ. Các phòng nghiệp vụ được tổ chức thực hiện theo mô hình đứng đầu là trưởng phòng sau đến các trợ lý kiểm toán và các kỹ thuật viên.
* Phòng hành chính kế toán
Đây là bộ phận có nhiệm vụ quản lý chung của Công ty, các vấn đề về quản lý hành chính và nhân sự trong Công ty. Quản lý các công văn, hồ sơ nội bộ, khách hàng, quản lý việc mua sắm các thiết bị văn phòng, lập kế hoạch hàng tháng về lương và tiền lương…
1.3. Các loại dịch vụ và khách hàng của HVAC
Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương hoạt động trên nhiều lĩnh vực với phương châm mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng cũng như cho chính bản thân mình nên ngoài việc cung cấp những dịch vụ sẵn có, Công ty còn lắng nghe và tìm hiểu yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng từ đó phát triển thêm một số dịch vụ mới. Hiện nay Công ty đã và đang cung cấp một số dịch vụ sau:
Dịch vụ kiểm toán:
- Kiểm toán BCTC thường niên cho các loại hình doanh nghiệp
- Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế
- Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán nội bộ
- Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án
- Kiểm toán thông tin tài chính
-Kiểm toán Dự án Đầu tư XDCB Hoàn thành
Dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và thuế:
- Tư vấn Giám sát Tài chính Dự án, bao gồm cả các vấn đề phân tích và giải ngân
- Hỗ trợ kế hoạch tài chính, tìm kiếm nguồn tài trợ trong quá trình chuẩn bị đầu tư
- Tư vấn cổ phần hoá
- Tư vấn tài chính, tư vấn thuế, dịch vụ kế toán
- Tư vấn các giải pháp đầu tư, kinh doanh
- Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp
- Dịch vụ soát xét BCTC
Một số khách hàng:
- Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
- Tổng Công ty Than Việt Nam
- Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
- Tổng Công ty Nhựa Việt Nam
- Công ty may Thăng Long
- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh TPHCM và Bình Định
………………………………………………………………
Và rất nhiều khách hàng khác.
1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty HVAC
1.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty HVAC
HVAC tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
Kế toán trưởng: Phụ trách công tác kế toán và tài chính chung của toàn Công ty, tổng hợp các thông tin kinh tế tài chính kế toán cung cấp, phục vụ cho yêu cầu của giám đốc và các phòng ban có liên quan.
Kế toán tổng hợp: Cuối quý ( tháng, năm) kế toán tổng hợp số liệu tại phòng kế toán làm căn cứ để lập BCTC. Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm hạch toán các phần hành.
Thủ quỹ: Nắm giữ tài chính của Công ty, có trách nhiệm thu chi theo sự phê duyệt của Ban giám đốc.
1.4.2.Chính sách kế toán mà Công ty áp dụng
* Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty theo quyết định 48/TC/TCDN của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, chế độ kế toán mới được áp dụng tại công ty như sau:
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 1/1 kết thúc 31/12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam
* Hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung
* Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Trong kỳ dựa vào hợp đồng kinh tế và tiến độ thực hiện dịch vụ, KTV phát hành “ giấy đề nghị chuyển tiền” giấy này sẽ được kế toán theo dõi trong sổ chi tiết riêng nhằm theo dõi, thúc nợ và đòi nợ mà không dùng để ghi nhận doanh thu. Khi thu được tiền cho những khoản này, kế toán ghi nhận là tiền trả trước của khách hàng. Đối với các hợp đồng kinh tế hoàn thành trong kỳ (đã giao báo cáo kiểm toán và lập thanh lý hợp đồng) hoặc khi khách hàng yêu cầu, KTV lập “giấy yêu cầu phát hành hợp đồng” chuyển cho kế toán lập và phát hành hợp đồng tài chính, kế toán thực hiện kết chuyển toàn bộ doanh thu của hợp đồng đó tại thời điểm hoàn thành hợp đồng. Cuối năm tài chính căn cứ vào toàn bộ giấy đề nghị chuyển tiền đã phát hành để lập hợp đồng và kết chuyển toàn bộ doanh thu cho hợp đồng dịch vụ trong năm.
Tất cả các chứng từ tài liệu được ghi chép lưu giữ tại bộ phận kế toán của Công ty các phòng nghiệp vụ và các bộ phận khác trong Công ty phối hợp với bộ phận kế toán của Công ty để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế cho đầy đủ, chính xác dưới sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của kế toán trưởng. Chi phí tiền lương của Công ty được xác định căn cứ vào tỷ lệ phần trăm doanh thu, tiền lương của các cán bộ nhân viên trong Công ty được thanh toán làm hai lần trong một tháng, vào giữa tháng này và đầu tháng sau.
Hệ thống số sách tài khoản kế toán, BCTC của Công ty thực hiện theo quyết định của BCTC và các quy định khác có liên quan của các cơ quan chức năng khác, tuy nhiên do đặc thù về nghành nghề kinh doanh nên Công ty sử dụng một số tài khoản chi tiết để hạch toán cho phù hợp với tình hình cụ thể tại Công ty
* Chính sách về chênh lệch tỷ giá hối đoái:
Sổ sách kế toán của Công ty được phản ánh bằng đồng Việt Nam. Các đồng tiền khác VNĐ được coi là ngoại tệ. Các nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ được ghi theo nguyên tệ và được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Mọi khoản lãi, lỗ do chênh lệch tỷ giá của các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ hoạt động được hạch toán vào doanh thu tài chính (515) hoặc chi phí tài chính (635). Tại thời điểm lập BCTC, Công ty đã tiến hành đánh giá lại số dư các tài khoản tiền và công nợ của các đồng tiền khác đồng VNĐ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
* Tài sản cố định và khấu hao TSCĐ:
TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại
Nguyên giá của TSCĐHH gồm: giá mua, thuế nhập khẩu (nếu có) các khoản thuế không được hoàn lại và các chi phí liên quan đến việc đưa tài sản vào trạng thái và vị trí sẵn sàng sử dụng
KHTSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng đối với từng TSCĐ hoặc đối với nhóm TSCĐ. Tỷ lệ khấu hao được áp dụng theo tỷ lệ đã đăng ký.
1.4.3.Nhận xét về bộ máy kế toán tại HVAC
Là một công ty mới thành lập HVAC ban đầu đã có một bộ máy kế toán đảm bảo cung cấp những thông tin tài chính và quá trình hạch toán của Công ty. Với quy mô nhỏ bộ máy kế toán của HVAC chỉ bao gồm 3 nhân viên đó là: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 1 thủ quỹ nhưng vẫn đảm bảo các khoản thu chi đúng của Công ty. Chỉ trong vòng 7 tháng Công ty đã ký được rất nhiều hợp đồng và đem lại lợi nhuận đáng kể. Trong thời gian tới Công ty dự định sẽ tăng quy mô về số lượng nhân sự và cả chất lượng kiểm toán đáp ứng nhu cầu thị trường đặt ra.
1.5. Khái quát quy trình kiểm toán tại HVAC
1.5.1. Quy trình kiểm toán chung tại HVAC
Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương là một trong những Công ty mới xuất hiện trong một môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt của thị trường kiểm toán hiện nay. Đứng trong danh sách các công ty kiểm toán độc lập để có thể tồn tại và phát triển thì Công ty chỉ có thể khẳng định vị trí của mình bằng chính chất lượng trên mỗi cuộc kiểm toán. Sự hài lòng của khách hàng là sự thành công và uy tín của Công ty. Cũng như bao công ty kiểm toán lớn nhỏ khác trên Việt Nam để có một cuộc kiểm toán thành công đòi hỏi công ty kiểm toán phải có được một quy trình kiểm toán cụ thể, khoa học, hiệu quả, phù hợp với đặc thù kinh doanh của mình. Đây là bước khởi đầu và quyết định sự thành công của mỗi cuộc kiểm toán.
Quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương gồm 4 bước:
Sơ đồ1.3: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Bước 1: Gửi thư chào hàng
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán
Bước 3: Thực hiện kiểm toán
Bước 4: Kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo tài chính
Bước 1: Gửi thư chào hàng
Vì là mới xuất hiện trong làng kiểm toán nên danh tiếng cũng như uy tín của Công ty còn nhiều khách hàng chưa biết tới. Để chủ động cho việc này Công ty đã tiến hành gửi thư chào hàng đến các khách hàng truyền thống và tiềm năng. Mặc dù đặc thù hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập là khách hàng sẽ tìm đến dịch vụ kiểm toán của công ty. Sau khi khách hàng xem xét về Công ty và tin tưởng vào chất lượng hoạt động của Công ty thì khách hàng sẽ liên hệ với công ty và yêu cầu về dịch vụ mà mình cần. Về phía Công ty sau khi xem xét về khách hàng, Công ty sẽ cân nhắc xem có thể thực hiện được cuộc kiểm toán này hay không như: có nhân viên nào hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của khách hàng hay không, nhân sự có đảm bảo để thực hiện cuộc kiểm toán cả về chất và lượng hay không… Nếu Công ty nhận thấy về khả năng có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì hai bên sẽ đi đến ký kết hợp đồng. Trong hợp đồng kiểm toán sẽ ghi rõ nội dung cần kiểm toán của khách hàng cùng với những chi phí mà khách hàng phải bỏ ra cho cuộc kiểm toán này.
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán
Bất kể là cuộc kiểm toán với công ty có quy mô lớn hay nhỏ thì việc đầu tiên sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán thì Công ty đều phải lập kế hoạch, định hướng rõ ràng cho cuộc kiểm toán để công việc được tiến hành nhanh chóng và có hiệu quả. Kế hoạch chi tiết này sẽ do người phụ trách hay nhóm trưởng lập ra, sau đó trình lên Ban giám đốc nếu được phê duyệt mới được đưa vào thực hiện. Kế hoạch kiểm toán chiến lược là cơ sở lập kế hoạch tổng thể, là cơ sở chỉ đạo thực hiện và xem xét kết quả cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán sẽ chi tiết từ việc xác định phạm vi dự kiến, cách thức tiến hành công việc kiểm toán đến phương pháp và kỹ thuật đặc thù do KTV sử dụng. Sau khi lập kế hoạch kiểm toán Công ty sẽ tiến hành thiết kế chương trình kiếm toán cụ thể, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể.
Bước 3: Thực hiện kiểm toán
Trên cơ sở đã lập kế hoạch ở bước 2 KTV sẽ tiến hành kiểm toán từng số dư tài khoản hoặc các khoản mục trên BCTC. Công việc thuận tiện cho việc phân chia nhân sự và tiện theo dõi, kiểm tra công việc kiểm toán. Sau đó nhóm trưởng sẽ tiến hành thu thập các thông tin và lựa chọn thông tin nào phục vụ cho kết luận kiểm toán là phù hợp, chính xác. Trong quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán, KTV và các trợ lý tuân thủ theo nguyên tắc:
- Tuyệt đối tuân thủ theo kế hoạch đã định trước, không được tự ý thay đổi nội dung kế hoạch đó.
- Mọi sự thay đổi phạm vi, trình tự thực hiện đều có sự thống nhất khách hàng và chủ nhiệm kiểm toán.
Bước 4: Kết thúc kiểm toán và phát hành BCTC
Sau khi đã thu thập, phân tích các thông tin mang tính trọng yếu KTV sẽ đưa ra kết luận cuối cùng là việc lên báo cáo kiểm toán và tuân thủ theo 3 bước:
Xem xét các sự việc phát sinh trước ngày ký báo cáo kiểm toán và đánh giá những bằng chứng kiếm toán để đưa ra ý kiến của mình về BCTC
Ở đây chủ yếu là đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, từng phần, hầu như không đưa ra ý kiến bác bỏ hoặc từ chối.
Mặc dù chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 không bắt buộc công ty kiểm toán phải áp dụng hay xem xét những vấn đề liên quan đến BCTC sau ngày ký báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên khi nhận thông báo của đơn vị khách hàng hoặc nhờ sự cập nhật thông tin mà HVAC biết được về các sự kiện đã xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày ký báo cáo kiểm toán đến ngày công bố báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC đã được kiểm toán.
1.5.2. Khái quát chung về việc lập kế hoạch kiểm toán của Công ty HVAC
1.5.2.1. Các công việc trước khi kiểm toán
* Gửi thư chào hàng
Cũng như bao công ty kiểm toán độc lập khác trên thế giới để khách hàng biết đến và lựa chọn mình như một sự đúng đắn, Công ty có chiến lược gửi thư chào hàng đến các khách hàng cũ và mới - một hình thức quảng cáo về các dịch vụ của Công ty. Qua thư chào hàng họ sẽ biết được nội dung hoạt động mà Công ty có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sau khi xem xét cả hai bên sẽ cân nhắc, thỏa thuận để đi đến chấp nhận hay từ chối dịch vụ kiểm toán cũng như giá phí kiểm toán.
* Khảo sát khách hàng và đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán
Bất kể một khách hàng nào khi có yêu cầu về các dịch vụ của Công ty thì bước đầu tiên là có những nhận định chung về khách hàng, đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán trước khi ký hợp đồng. Ở đây Công ty đưa ra ba mức rủi ro: Trung bình, cao hơn trung bình và rủi ro rất cao. Nếu rủi ro ở mức cao hơn trung bình hoặc rất cao thì KTV sẽ tiến hành điều tra thu thập đầy đủ các bằng chứng rồi sẽ đưa ra quyết định là nên hay không nên kiểm toán cho khách hàng. Còn nếu là rủi ro ở mức trung bình thì KTV sẽ chấp nhận thực hiện cuộc kiểm toán này. Công việc khảo sát khách hàng sẽ được tiến hành như sau:
Với khách hàng cũ: KTV sẽ xem xét lại hồ sơ kiểm toán của năm trước và tiếp tục cập nhật những thông tin mới. Xem công ty có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy hay các chính sách lớn đối với các lĩnh vực kinh doanh hay không
Với khách hàng mới: Đầu tiên Công ty sẽ tiến hành gặp gỡ Ban Giám đốc khách hàng, sau khi nghe những trình bày về một số thông tin quan trọng của công ty khách hàng sẽ đưa ra bảng câu hỏi để có những bước đánh giá khái quát về khách hàng. Quá trình đánh giá này thông thường do Ban Giám đốc công ty là những người có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm
* Lựa chọn nhóm kiểm toán
Sau khi KTV đồng ý thực hiện cuộc kiểm toán này cho khách hàng, HVAC sẽ căn cứ vào quy mô, đặc điểm kinh doanh của khách hàng và mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán…
Nếu cuộc kiểm toán này có mức độ rủi ro cao, phức tạp thì HVAC sẽ lựa chọn những đội ngũ KTV có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm tiến hành. Cơ cấu một nhóm kiểm toán sẽ bao gồm: 1 chủ nhiệm kiểm toán, 1 KTV chính, 2 trợ lý kiểm toán. Trong đó chủ nhiệm kiểm toán và KTV chính sẽ làm nhiệm vụ soát xét và trao đổi với khách hàng, còn các thành viên còn lại sẽ tiến hành thực hiện cuộc kiểm toán và trình lên chủ nhiệm kiểm toán để kiểm tra chất lượng.
* Ký kết hợp đồng kiểm toán
Sau khi xem xét cả hai bên đi đến thống nhất ký kết hợp đồng kiểm toán. Trong hợp đồng này sẽ bao gồm các nội dung sau: Nội dung về dịch vụ Công ty cung cấp, phạm vi, mục đích cuộc kiểm toán, thời gian thực hiện, trách nhiệm mỗi bên và cuối cùng là phí kiểm toán - một khâu quan trọng để đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán. Tuy nhiên, không nhất thiết lúc nào Công ty cũng đưa ra mức phí cao mà nhiều khi Công ty vẫn chấp nhận lợi nhuận thấp vì muốn thu hút khách hàng mới, mở rộng thị phần. Là một thành viên mới trong làng kiểm toán nên Công ty muốn khẳng định mình, thu hút khách hàng bằng chất lượng và giá phí một cuộc kiểm toán. Sau khi hợp đồng đã được ký kết, HVAC sẽ gửi bản dự thảo kế hoạch về thời gian và nhân sự kiểm toán để khách hàng chủ động chuẩn bị tài liệu và sắp xếp công việc.
1.5.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
* Tìm hiểu, xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng
Ban đầu là những đánh giá sơ bộ của khách hàng để đi đến quyết định có chấp nhận cuộc kiểm toán hay không. Còn sau khi đã đi đến ký kết hợp đồng thì KTV phải có cái nhìn cụ thể về công việc của mình sẽ phải thực hiện, KTV sẽ đưa ra những xét đoán chuyên môn về rủi ro kiểm soát và xem xét mức độ trọng yếu. KTV yêu cầu đại diện phía công ty khách hàng sẽ cung cấp những thông tin về cơ cấu tổ chức, đặc điểm sản xuất kinh doanh… KTV cần lưu ý đến những sự kiện bất thường, quan sát tình hình chung như tham quan nhà xưởng, tình trạng kho bãi vật tư và quy trình sản xuất thực tế… Một khâu quan trọng nữa KTV cần yêu cầu khách hàng cung cấp BCTC, các quyết định thành lập, các quy định và điều lệ của công ty khách hàng.
* Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng
Môi trường kiểm soát: Để có những thông tin về môi trường kiểm soát của khách hàng, KTV sẽ trực tiếp trao đổi với Ban lãnh đạo khách hàng để xem xét về tác phong quản lý làm việc và tính chính trực của Ban Giám đốc.
Tìm hiểu chu trình kế toán của Công ty khách hàng:
Đầu tiên KTV yêu cầu kế toán trưởng cung cấp các tài liệu có liên quan như chính sách kế toán, hệ thống tài khoản và sơ đồ hạch toán. Ngoài ra KTV còn tiến hành phân tích khái quát các phần hành, tìm hiểu môi trường kiểm soát và sự phù hợp trong việc áp dụng.
* Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Phân tích khái quát BCTC của công ty khách hàng trên cơ sở đảm bảo BCTC được lập đúng chế độ kế toán và phản ánh trung thực tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Công ty đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp phân tích ngang tức là so sánh số năm trước và năm nay, phân tích tỷ suất tài chính, phân tích sự biến động.
* Đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định mức độ trọng yếu
Bước 1: Trong giai đoạn lập kế hoạch, việc đánh giá rủi ro kiểm toán được thực hiện trên 2 mặt: đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Rủi ro tiềm tàng được đánh giá trên phương diện BCTC thông qua việc tìm hiểu các thông tin chung của khách hàng và cả những sự kiện bất thường. Ngoài ra, KTV còn phải chú ý đến những yếu tố chính gây nghi ngờ về danh tiếng, uy tín của khách hàng. Bắt đầu bằng việc xem xét cơ sở dẫn liệu, mục tiêu kiểm toán cụ thể liên quan đến việc đánh giá rủi ro kiểm toán, sau đó đưa ra nhận xét khái quát về khoản mục trên BCTC.
Đánh giá rủi ro kiểm toán
Đánh giá rủi ro kiểm soát trên phương diện BCTC sẽ được tiến hành bằng cách thu thập những thông tin theo bảng câu hỏi về soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng. Bảng này giúp KTV đạt được những hiểu biết và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Thông qua hiểu biết của KTV về công ty khách hàng, KTV tiến hành đánh giá hai yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ là môi trường kiểm soát và hệ thống kế toán.
Bước 2: Ước lượng tính trọng yếu
Việc ước lượng tính trọng yếu tại HVAC sẽ do các chủ nhiệm kiểm toán thực hiện thông qua các khoản mục trên BCTC, dựa vào quy mô của doanh nghiệp… mà không dựa trên một tỷ lệ ước lượng trọng yếu cụ thể nào. Do không định lượng được giá trị trọng yếu, HVAC áp dụng chọn mẫu phi thống kê. Quy mô mẫu được xác định dựa trên những kinh nghiệm và ước lượng của KTV. Trong đó cỡ của mẫu chọn phụ thuộc và quy mô tổng thể và độ phân tán của các giá trị tổng thể đảm bảo tính đại diện của mẫu chọn, tập trung vào những đối tượng có quy mô lớn.
PHẦN II
THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN HÙNG VƯƠNG
2.1. Các công việc được tiến hành trước khi kiểm toán
2.1.1. Gửi thư chào hàng tới khách hàng kiểm toán
Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương (HVAC) một gương mặt mới trong làng kiểm toán, để bắt nhịp với sự vận động của nền kinh tế nói chung và của nghành kiểm toán nói riêng HVAC tuy mới ra đời nhưng bước đầu đã khẳng định được vị trí của mình cả về chất lượng và giá phí kiểm toán. Để khách hàng biết đến dịch vụ của mình với sự tin cậy, HVAC thường xuyên gửi thư chào hàng (một hình thức quảng cáo) đối với cả những khách hàng cũ và mới. Thư chào hàng với muc đích để khách hàng biết đến những dịch vụ mà HVAC sẽ cung cấp. HVAC luôn đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu với mong muốn doanh nghiệp khắc phục những mặt yếu, chưa được và phát huy những mặt tích cực. HVAC có một đội ngũ KTV chuyên nghiệp, có năng lực và kinh nghiệm đã từng tham gia kiểm toán cho nhiều khách hàng lớn. Trong thư chào hàng HVAC sẽ gửi đến khách hàng mức phí của các dịch vụ sẽ cung cấp để khách hàng tham khảo, tuỳ theo từng khách hàng và nội dung mà họ yêu cầu sẽ có mức phí chi tiết cụ thể và phù hợp.
Đối với khách hàng, sau khi tìm hiểu các dịch vụ của HVAC nếu họ đồng ý ký hợp đồng với HVAC khi đó hai bên sẽ cân nhắc, thoả thuận để đi đến quyết định cuối cùng về giá phí kiểm toán cũng như Công ty sẽ đảm bảo chất lượng kiểm toán.
Biểu 2.1: Thư chào hàng ( khách hàng thường niên)
Hà Nội, Ngày 10 tháng 12 năm ._.2006
THƯ CHÀO HÀNG
Kính gửi: Ban giám đốc Công ty TNHH F
Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương (HVAC) xin chân thành cảm ơn sự tín nhiệm của Quý công ty tới dịch vụ kế toán , kiểm toán và tư vấn tài chính - thuế của chúng tôi cho năm tài chính 2006. Để khẳng định sự lựa chọn của quý công ty đối với các dịch vụ của chúng tôi như một sự đúng đắn và ngày càng phục vụ tốt hơn nữa, HVAC xin gửi đến Quý công ty thư chào hàng về các dịch vụ đã và đang hoạt động.
Dựa vào kết quả kiểm toán của sáu tháng đầu năm 2006, chúng tôi đã nắm bắt được một số thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, hệ thống KSNB cũng như hệ thống kế toán của công ty. Vì vậy công việc kiểm toán của chúng tôi cho sáu tháng cuối năm sẽ chỉ tập trung vào những nghiệp vụ quan trọng và những vấn đề thay đổi của Quý công ty trong thời gian qua với mong muốn cuộc kiểm toán đạt kết quả cao hơn. Với phương châm tư vấn cho khách hàng, HVAC sẽ giúp cho khách hàng tìm ra những sai sót còn tồn tại để khắc phục và có hướng giải quyết. Vì vậy để cuộc kiểm toán đạt kết quả cao trong một thời gian ngắn chúng tôi rất mong sự hợp tác của Quý công ty.
1.Trách nhiệm của Ban giám đốc khách hàng:
- BCTC được lập và trình bày một cách trung thực, hợp lý
- Cung cấp đầy đủ các giấy tờ, sổ sách có liên quan
2.Trách nhiệm của HVAC
HVAC sẽ cử ra một nhóm kiểm toán có trình độ chuyên môn cao để tiến hành cuộc kiểm toán. Nhóm này có trách nhiệm đưa ra ý kiến về BCTC một cách chi tiết và chính xác.
3.Quy trình kiểm toán của HVAC:
HVAC sẽ dựa trên các chuẩn mực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam và các chuẩn mực của thế giới được thừa nhận tại VN. Từ đó đưa ra ý kiến của mình về BCTC và tình hình hoạt động của Quý công ty.
4. Dự tính về phí kiểm toán và thời gian sẽ tiến hành cuộc kiểm toán.
- Thời gian tiến hành: Sau khi hai bên chính thức đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán HVAC sẽ lập ra một bản kế hoạch chi tiết và gửi đến Quý công ty trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu.
- Giá phí kiểm toán: HVAC sẽ dựa trên thời gian làm việc cuộc kiểm toán và năng lực của KTV sẽ thực hiện để đưa ra mức phí phù hợp:
Phí kiểm toán: 2.000 USD
VAT (10%) : 200 USD
Tổng : 2.200 USD
Trên đây là một số thông tin HVAC xin gửi đến Quý công ty, nếu Công ty hài lòng về tất cả những thông tin mà chúng tôi đưa ra hay còn vướng mắc về vấn đề nào xin Quý công ty thông báo và cùng nhau trao đổi. Rất mong được sự hợp tác của Quý công ty trong một thời gian gần nhất.
Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ Quý công ty
Xin gửi tới Quý công ty lời chào và cảm ơn chân thành nhất
Chúc Quý công ty ngày càng phát triển.
Giám đốc công ty
Nguyễn Quốc Tuấn
(*) Nguồn: Hồ sơ kiểm toán tại HVAC năm 2006
Biểu 2.2: Thư chào hàng ( khách hàng mới)
Hà Nội, Ngày 01 tháng 01 năm 2006
THƯ CHÀO HÀNG
Kính gửi: Ban giám đốc Công ty Cổ phần ACB
Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương ( HVAC) xin gửi tới Quý công ty ACB lời chào và lời chúc tới toàn thể Công ty một năm sức khoẻ, ngày càng thịnh vượng. Hoà vào không khí của nền kinh tế thị trường, HVAC nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của kiểm toán là góp phần phát triển vào nền kinh tế nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng nên đã đi vào hoạt động với các dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính và thuế. Đến nay HVAC đã thực sự chiếm được lòng tin của các doanh nghiệp.
Chúng tôi xin đến Quý công ty thư chào hàng với mục đích quảng cáo về các dịch vụ mà chúng tôi sẽ cung cấp cùng với sự đảm bảo tuyệt đối về chất lượng. Với một đội ngũ đông đảo KTV có trình độ chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề kiểm toán, chúng tôi tin tưởng sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà Quý công ty đặt ra cùng với một mức phí phù hợp. Hi vọng sẽ được hợp tác với Quý công ty trong thời gian gần nhất.
Xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại!
Giám đốc công ty
Nguyễn Quốc Tuấn
(*) Nguồn: Hồ sơ kiểm toán tại HVAC năm 2006
2.1.2. Tìm hiểu khách hàng và đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán của Công ty HVAC
Có thể nhận thấy rằng hiện nay thị trường kiểm toán đang rất phát triển, đã có không ít công ty kiểm toán lớn nhỏ ra đời và cạnh tranh khốc liệt. Chính vì vậy để có được một khách hàng kiểm toán là không dễ dàng, nhưng điều đó không có nghĩa là chấp nhận tất cả các khách hàng kiểm toán vì khi đó cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro kiểm toán. Mà điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
Việc đánh giá được mức độ rủi ro kiểm toán là một khâu rất quan trọng trước khi đi vào kiểm toán và nó phụ thuộc vào thực tế khả năng suy đoán, dựa trên sự đánh giá tổng thể và kinh nghiệm của KTV. HVAC đưa ra ba mức rủi ro: trung bình, cao hơn trung bình và rủi ro rất cao. Khi KTV xác định được rủi ro kiểm toán ở mức trung bình thì có thể chấp nhận được, còn nếu mức rủi ro kiểm toán mức cao hơn trung bình hoặc rất cao KTV cần điều tra, thu thập đầy đủ bằng chứng để đưa ra quyết định là nên hay không nên chấp nhận khách hàng kiểm toán này.
Công việc khảo sát khách hàng này HVAC sẽ tiến hành như sau:
Với khách hàng cũ
Việc xem xét khách hàng cũ, đầu tiên KTV sẽ dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước, xem khách hàng còn tồn tại những vấn đề gì và tiếp tục phát huy được những mặt nào. Tiếp đó sẽ tiến hành cập nhật những thông tin mới đặc biệt là thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị xem có mở rộng quy mô sản xuất hay không, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và các chính sách luật đối với lĩnh vực kinh doanh của công ty khách hàng có sự thay đổi nào không và lý do thay đổi là gì.
Việc xác định rủi ro kiểm toán là một công việc mang tính xét đoán nghề nghiệp, nó đòi hỏi KTV phải có trình độ chuyên môn cao có thể lường trước được mọi khả năng có thể xảy ra nếu như chấp nhận kiểm toán cho khách hàng này.
Với khách hàng là năm đầu tiên
Bước đầu tiên HVAC sẽ tiến hành gặp gỡ Ban giám đốc nghe họ trình bày về một số những thông tin quan trọng của khách hàng và sẽ đưa ra một bảng câu hỏi để có bước đánh giá sơ bộ về khách hàng. Công việc này thường do Ban giám đốc công ty đứng ra xem xét vì đây là người có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm qua các cuộc kiểm toán. Đây là công việc phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ quan của KTV.
2.1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán
Sau khi hai bên đã đi đến thoả thuận tức là KTV đã xác định mức độ rủi ro kiểm toán của công ty khách hàng là chấp nhận được, HVAC sẽ tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán. Công việc này căn cứ vào quy mô của khách hàng, khối lượng công việc cũng như tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán. HVAC sẽ đi đến quyết định số lượng nhân viên tham gia vào cuộc kiểm toán này đảm bảo chất lượng cũng như thời gian tiến hành kiểm toán như đã thoả thuận.
Thông thường một nhóm kiểm toán gồm 3 - 5 người: một Chủ nhiệm kiểm toán, một KTV chính, một KTV và một hoặc hai trợ lý kiểm toán. Công việc chủ yếu của chủ nhiệm kiểm toán là soát xét và thoả thuận với khách hàng, những thành viên còn lại sẽ đi vào chi tiết của cuộc kiểm toán. Và công việc cuối cùng là những KTV này sẽ trình bày kết quả đạt được qua quá trình kiểm toán để chủ nhiệm kiểm toán tổng hợp, soát xét chất lượng và đi đến kết luận cuối cùng.
Với khách hàng cũ: Những người nào đã tham gia kiểm toán năm trước sẽ tiếp tục tiến hành kiểm toán năm nay vì họ đã nắm bắt được những thông tin cơ bản của khách hàng rồi.
Với khách hàng mới: Để tạo được uy tín lâu năm cho khách hàng HVAC sẽ cử ra những đội ngũ KTV chuyên nghiệp hơn, có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm lâu năm trong nghề và Giám đốc sẽ trực tiếp điều hành công việc này.
Dưới đây em xin trình bày giấy tờ làm việc của HVAC để minh hoạ cho việc lựa chọn nhóm KTV cho từng loại khách hàng
Biểu 2.3: Kế hoạch kiểm toán với khách hàng thường niên
Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2006
Kính gửi: Hội đồng quản trị Công ty cổ phần XYZ
Căn cứ Hợp đồng kiểm toán số 152/HĐKT ngày 15/10/2006 đã được ký kết giữa Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương và Công ty cổ phần XYZ về việc thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2006 được kết thúc tại thời điểm ngày 31/12/2006.
Sau khi hai bên đã đi đến thống nhất ký kết hợp đồng kiểm toán, để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành theo đúng thời gian và đạt được kết quả tốt nhất chúng tôi xin đề nghị Công ty cần cung cấp cho nhóm kiểm toán sẽ tiến hành cuộc kiểm toán này một số tài liệu sau đây:
- Báo cáo tài chính của Công ty kết thúc tại thời điểm 31/12/2006
- Biên bản họp Hội đồng quản trị và Ban giám đốc từ 1/1/2006 đến nay
- Quy chế tài chính của Công ty
- Kế hoạch kinh doanh của Công ty năm 2006 đã được phê duyệt
- Biên bản đối chiếu công nợ năm 2006
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Rất mong nhận được sự hợp tác của quý Công ty để nhóm kiểm toán hoàn thành công việc trong thời gian sớm nhất và đạt hiệu quả cao.
Chủ nhiệm kiểm toán
Trần Mạnh Cường
(*) Nguồn: Giấy tờ làm việc của nhân viên kiển toán HVAC
2.1.4. Ký kết hợp đồng kiểm toán
Đây là công đoạn cuối cùng sau khi hai bên thoả thuận về các nội dung như: nội dung dịch vụ mà HVAC sẽ cung cấp về thời gian, phạm vi thực hiện, mục đích cuộc kiểm toán, giá phí kiểm toán và trách nhiệm của mỗi bên. Trong một bản hợp đồng sẽ có đầy đủ nội dung trên để hai bên cùng xem xét, trong đó giá phí là vấn đề rất đáng quan tâm ở đây. HVAC với phương châm sự hài lòng của khách hàng là sự thành công của công ty. Vì vậy vấn đề giá phí kiểm toán ngoài việc dựa vào thời gian tiến hành cuộc kiểm toán, cấp bậc KTV, mục đích và tính phức tạp mỗi cuộc kiểm toán. HVAC sẵn sàng chấp nhận một mức phí thấp vì đây là một cách thu hút khách hàng, không những cạnh tranh về chất lượng mà HVAC còn đưa ra một mức phí ưu đãi. Hoàn tất về nội dung hợp đồng, hai bên xem xét và đưa ra quyết định. HVAC sẽ gửi một bản dự kiến kế hoạch về thời gian và nhân sự để công ty khách hàng có thể chủ động xắp xếp và chuẩn bị sổ sách, giấy tờ phục vụ cho cuộc kiểm toán.
Dưới đây em xin trình bày một mẫu Hợp đồng kiểm toán giữa HVAC và Công ty TNHH X:
Biểu 2.4: Hợp đồng kiểm toán với Công ty TNHH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------o0o----------
HỢP ĐỒNG CUNG CẤP DỊCH VỤ
KIỂM TOÁN BÁO CÁO BCTC
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2004 VÀ NĂM 2005
Số: 025/2006/HVAC/HĐKT
V/v:
- Kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán cho Báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2004;
- Kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán cho Báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2005.
- Căn cứ vào Bộ luật dân sự và Luật thương mại được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006;
- Căn cứ Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Chính phủ quy định về kiểm toán độc lập, Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP;
- Thực hiện chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán ban hành theo quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 27 tháng 09 năm 1999 của Bộ Tài chính về việc: Ban hành và công bố 4 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam;
Hợp đồng này được lập ngày 16 tháng 10 năm 2006 và đã được thoả thuận giữa các bên:
BÊN A : Công ty TNHH N
Giám đốc công ty : Ông Đặng Văn Hải
Điện thoại : (048)567023 / Fax: (048)567024
Địa chỉ : Số 5, Đường Láng Hà Nội
Mã số thuế : 001234004
Tài khoản số : 34500.00.11 45098
Ngân hàng : Ngân hàng TMCP
BÊN B : CÔNG TY TNHH HVAC
Tổng Giám đốc : Ông Nguyễn Quốc Tuấn
Điện thoại : 84-4-7.871 160 / Fax: 84-4-7.871 160
Địa chỉ : Mỹ Đình II, Hà Nội
Mã số thuế : 01 01 932048
Tài khoản số : 22010.00.00 81442
Ngân hàng : Ngân hàng ACB
Sau khi thoả thuận, hai bên nhất trí ký hợp đồng với những điều khoản sau:
Điều 1: Nội dung dịch vụ:
Bên A đồng ý hợp đồng với Bên B về việc cung cấp các dịch vụ sau:
- Kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán cho Báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2004;
- Kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán cho Báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2005.
Điều 2: Luật định và chuẩn mực:
Dịch vụ kiểm toán được tiến hành theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quy định về kiểm toán độc lập hiện hành của Việt Nam. Các chuẩn mực này đòi hỏi Bên B phải lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo tài chính không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu. Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra và thực hiện các thử nghiệm cơ bản các bằng chứng cho những khoản mục và những thông tin trong Báo cáo tài chính. Công việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các chính sách kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể Báo cáo tài chính.
Điều 3: Trách nhiệm của mỗi bên
Trách nhiệm của Bên A:
- Bên A cung cấp ,Báo cáo tài chính năm 2004 và năm 2005.
- Bảo đảm cung cấp đầy đủ và nhanh chóng các tài liệu và thông tin cần thiết có liên quan để Bên B tiến hành kiểm toán.
- Bên A chịu trách nhiệm pháp lý về những tài liệu cung cấp.
Trách nhiệm của Bên B:
- Tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán hiện hành (đã nêu tại điều 2)
- Xây dựng và thông báo cho Bên A nội dung, kế hoạch kiểm toán.
- Thực hiện cuộc kiểm toán theo kế hoạch và theo nguyên tắc độc lập, khách quan và bảo mật số liệu.
- Quản lý sổ sách, chứng từ kế toán, Báo cáo tài chính do Bên A cung cấp đảm bảo an toàn, bí mật.
Điều 4: Báo cáo kiểm toán:
- Sau khi kết thúc kiểm toán, Bên B sẽ phát hành Báo cáo tài chính năm 2004 và năm 2005 cho Bên A.
Điều 5: Phí dịch vụ và phương pháp thanh toán:
- Phí dịch vụ là: 40.000.000 VND ( Bốn mươi triệu đồng )
- Phương thức thanh toán:
Bên A sẽ tạm ứng cho Bên B 50% giá trị hợp đồng ngay sau khí ký kết hợp đồng.
Số phí dịch vụ còn lại sẽ được thanh toán ngay sau khi Bên B bàn giao Báo cáo chính thức cho Bên A.
Phí kiểm toán sẽ được thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Bên B đã ghi trong hợp đồng này.
Điều 6: Cam kết thực hiện và thời gian hoàn thành:
Hai bên cam kết thực hiện tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, hai bên phải kịp thời thông báo cho nhau và trao đổi, tìm giải pháp thích hợp. Mọi thông tin phải được thông báo trực tiếp cho mỗi bên bằng văn bản theo địa chỉ đã ghi trong hợp đồng.
Điều 7: Hiệu lực và thời gian hợp đồng:
Hợp đồng này được thành lập 02 bản Tiếng Việt có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký, mỗi bên giữ 01 bản. Hợp đồng này có giá trị thực hiện cho đến khi thanh lý hợp đồng.
ĐẠI ĐIỆN BÊN A
Giám đốc
Đặng Văn Hải
ĐẠI DIỆN BÊN B
Chủ tịch/Tổng giám đốc
Nguyễn Quốc Tuấn
2.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
2.2.1. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Quá trình thu thập những hiểu biết cần thiết về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng là một quá trình liên tục và tích luỹ. Từ những hiểu biết này trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán sẽ tạo ra một mô hình chung để KTV đưa ra những xét đoán nghề nghiệp.
Đây là giai đoạn quan trọng nó sẽ quyết định sự thành công của mỗi cuộc kiểm toán. Trước khi tiến hành cuộc kiểm toán công ty kiểm toán đã có những nhận định sơ bộ về công ty khách hàng nhằm ước lượng mức rủi ro là cao hay thấp. Việc tìm hiểu cụ thể tình hình hoạt động kinh doanh của khác hàng sẽ giúp cho KTV có cái nhìn chi tiết về công việc của mình sẽ phải tiến hành trong suốt quá trình kiểm toán. Để việc tìm hiểu đạt hiệu quả thì KTV phải có sự hiểu biết khách hàng trên nhiều phương diện: doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nào, loại hình doanh nghiệp hoạt động, mối quan hệ của các bên liên quan… Ở đây có thể chia ra hai đối tượng cần xem xét là khách hàng cũ hay khách hàng mới.
Với khách hàng cũ: Công việc sẽ đơn giản và đỡ mất thời gian hơn, do trong hồ sơ kiểm toán năm trước đã được tiến hành và đến năm nay chúng ta chỉ tiến hành cập nhật những thông tin mới. HVAC sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thêm những tài liệu có liên quan đến sự thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian qua.
Với khách hàng mới: Để có được các thông tin chi tiết về khách hàng thì Ban giám đốc sẽ tiến hành trao đổi trực tiếp với Công ty khách hàng, quan sát thực tế hoạt động của khách hàng và gửi thư yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu đầy đủ.
Ngoài ra KTV cần tiến hành tham quan nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, quá trình thu mua và bảo quản nguyên vật liệu và quy trình sản xuất thực tế của khách hàng.
Dưới đây em xin lấy minh hoạ một khách hàng về quá trình thu thập thông tin của khách hàng:
Biểu 2.5: Thông tin về khách hàng Công ty TNHH X
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN HÙNG VƯƠNG
ĐẶC ĐIỂM KHÁCH HÀNG
Đặc điếm quá trình hành thành Công ty TNHH X
Công ty TNHH X chính thức đi vào hoạt động bắt đầu từ ngày 1/1/2000 theo giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100567023 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty X
Địa chỉ: Số 5 Văn Lâm – Hưng Yên
Tel: (0321) 567002 / Fax: (0321) 567000
- Ông Đinh Mạnh Vương: Giám đốc
- Ông Nguyễn Văn An: Phó giám đốc
- Bà Nguyễn thị May: Kế toán trưởng
- Số lượng nhân viên: 250 người
3. Mã số thuế: 0101000345
Đặc điểm sản xuất kinh doanh
- Loại hình kinh doanh: Công ty TNHH
- Mở tài khoản tại ngân hàng: Ngân hàng A
- Sản phẩm chính: Các loại quần áo xuất nhập khẩu
- Nhà cung cấp chính:
- Thị trường cạnh tranh: Trong và ngoài nước
- Khách hàng chủ yếu: Công ty TNHH A, Khách hàng S…
Công ty không những xuất khẩu một số loại sản phẩm may mặc trên chất liệu tơ tằm mà còn phục vụ nhu cầu trong nước. Tuy nhiên hiện nay thị trường may mặc của Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam gây nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất. Các sản phẩm của TQ rất đa dạng và giá cả lại rẻ hơn rất nhiều, đòi hỏi các nhà sản xuất VN phải đưa ra những chiến lược sản xuất mới trong thời gian tới.
(*) Nguồn: Hồ sơ kiểm toán HVAC
Trên đây là một số thông tin về Công ty TNHH X, KTV xác định một số rủi ro tiềm tàng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là:
- Ngành may mặc là một trong những ngành khá phát triển tại Việt Nam, hiện nay đã có không ít nhà may được ra đời và cạnh tranh khá mạnh mẽ. Điều này nó đòi hỏi các nhà kinh doanh ngay từ đầu phải có chiến lược phát triển cho riêng mình, vừa có đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước và cả nước ngoài đặc biệt là thị trường Trung Quốc
- Cạnh tranh về giá cả và mẫu mã. Cùng một sản phẩm nếu bán ra thị trường với giá cao hơn nhưng lượng tiêu thụ ít hơn sẽ làm giảm lợi nhuận, ngược lại nếu bán với giá thấp hơn sẽ bị lỗ. Điều này khiến doanh nghiệp phải có sự điều phối cho phù hợp giữa các nguyên liệu đầu vào cũng như các chi phí khác phục vụ quá trình sản xuất.
Qua đây KTV có nhận định trong tương lai của doanh nghiệp đó là sự thách thức lớn trong cạnh tranh về giá cả và mẫu mã sản phẩm.
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Tìm hiểu về môi trường kiểm soát:
Có thể nói bất cứ một doanh nghiệp, đơn vị nào nếu có được một bộ máy tổ chức quản lý tốt hay nói cách khác là ban lãnh đạo nói chung và từng cá nhân trong cơ cấu đó nói riêng đầu tiên phải có ý thức xây dựng và phát triển công ty. Ngoài yêu cầu về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ thì đội ngũ cán bộ trong ban lãnh đạo phải có tác phong quản lý và thể hiện tính chính trực của Ban giám đốc.
Đây là yếu tố mà chủ nhiệm kiểm toán cần nắm bắt khi gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với BGĐ của khách hàng. Những thông tin này sẽ khẳng định được môi trường kiểm soát đó như thế nào. Nếu một doanh nghiệp có hệ thống KSNB tốt thì KTVsẽ tiến hành ít thử nghiệm cơ bản hơn thử nghiệm tuân thủ và ngược lại. Và công việc kiểm toán sẽ tốn ít thời gian hơn mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng được tiến hành trong cả giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Để tìm hiểu môi trường kiểm soát KTV cần xem xét các nhân tố như: cơ cấu tổ chức quản lý, chính sách nhân sự, đặc thù về quản lý, uỷ ban kiểm soát, môi trường bên ngoài…Tuỳ từng đối tượng là khách hàng cũ hay mới việc tìm hiểu môi trường KSNB ít hay nhiều, với khách cũ thì ngoài việc xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước KTV chỉ cần nắm bắt những thay đổi của công ty khách hàng. Với khách hàng mới KTV phải xem xét một cách chi tiết bằng cách gặp gỡ và trao đổi với BGĐ.
2.2.1.1. Tiến hành tìm hiểu chu trình kế toán của công ty khách hàng:
Ban đầu chủ nhiệm kiểm toán yêu cầu kế toán trưởng của công ty khách hàng phải cung cấp đầy đủ các tài liệu như: Các chính sách kế toán, hệ thống tài khoản áp dụng và sơ đồ hạch toán đã thực có đúng như quy định của Bộ tài chính không.
Sau khi tìm hiểu hệ thống kế toán tại Công ty TNHH X rút ra nhận xét:
- Trước hết về bộ máy kế toán: Là một công ty có quy mô sản xuất tương đối lớn, doanh thu hàng năm tăng lên đáng kể. Mặc dù khối lượng công việc hạch toán hàng tháng là rất lớn nhưng Công ty B duy trì được một bộ máy kế toán rất gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo đạt hiệu quả cao. Bộ máy gồm: 1 kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, 1 thủ quỹ, 1 kế toán nguyên vật liệu kiêm kế toán giá thành tiêu thụ, 1 kế toán tiền lương (nhân sự) kiêm kế toán TSCĐ.
Các cán bộ trong bộ máy kế toán đều là những người có bằng Đại học và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề kế toán.
- Hình thức kế toán áp dụng: Công ty B mở sổ theo hình thức Nhật ký chung
- Công ty B sử dụng phần mềm kế toán FAST để hạch toán và được thực hiện trên Exel
Nhìn chung bộ máy kế toán Công ty B hoạt động tốt, các sổ sách chứng từ được lưu giữ cẩn thận, ghi chép chi tiết. Tuy nhiên một số tài khoản vẫn chưa lập sổ chi tiết như: Sổ chi tiết TK 141 cho từng đối tượng. Và việc ghi chép ngày tháng từ chứng từ lên SCT, SC chưa khớp đúng.
Tóm lại: Việc tìm hiểu quy trình kế toán là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của cuộc kiểm toán. Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kế toán sẽ giúp KTV có cái nhình khách quan hơn về hệ thống KSNB và đưa ra một kế hoạch phù hợp. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chủ yếu dựa vào ba phương pháp chính đó là: phỏng vấn, quan sát và thu thập tài liệu. KTV sẽ tiến hành phỏng vấn kế trưởng và các nhân viên kế toán khác về quy trình hạch toán, các chính sách của công ty việc lưu trữ sổ sách tài liệu, chứng từ.
2.2.1.2. Tiến hành tìm hiểu các thủ tục kiểm soát
Công việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát được tiến hành sau khi KTV đã tiến hành xem xét hệ thống KSNB và đánh giá là hoạt động tốt. KTV sẽ đưa ra một bảng câu hỏi yêu cầu phía công ty khách hàng trả lời, ở đây KTV sẽ sử dụng cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở để thu thập thông tin. Ngoài ra KTV phải xem xét các thủ tục này có được xây dựng dựa trên cơ sở nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn, nguyên tắc bất kiêm nhiệm… Công việc này sẽ được thực hiện trên từng phần hành kế toán và với các nội dung khác nhau. Khi đó KTV thu thập được những thông tin theo chiều rộng.
Dưới đây em xin trích dẫn một bảng câu hỏi mà KTV của HVAC sẽ tiến hành thu thập khi tìm hiểu thủ tục kiểm soát tại Công ty X năm 2006:
Biểu 2.6: Tìm hiểu thủ tục kiểm soát tại Công ty TNHH X
TÌM HIỂU THỦ TỤC KIỂM SOÁT
Tại: Công ty TNHH X- năm 2006
S
STT
Vấn đề cần tìm hiểu về khách hàng
N/A
Có
Không
1
Các ghi chép có được thực hiện đầy đủ và lưu trữ cẩn thận không
V
2
Tất cả các chứng từ có được phê duyệt hay không
V
3
Tất cả các ghi chép kế toán có được cập nhật và lập bảng cân đối phát sinh hàng ngày không?
V
4
Ban lãnh đạo có rà soát các hợp đồng bảo hiểm theo định kỳ không?
V
5
Các tài khoản tiền gửi có được đối chiếu hàng tháng hay không?
V
6
Có đối chiếu số dư tài khoản TGNH trên sổ kế toán với bản xác nhận số dư của ngân hàng không?
V
7
Các phiếu thu có đầy đủ chữ ký của Ban lãnh đạo không
V
8
Phiếu thu có đánh số thứ tự tương ứng với số tiền nhận được không?
V
9
Các phiếu thu và hoá đơn bán hàng bị huỷ bổ có lưu lại bản gốc hay không
V
10
Các phiếu thu và hoá đơn bán hàng chưa phát hành có được kiểm soát bởi Ban lãnh đạo không?
V
11
……
(*) Nguồn: Giấy tờ làm việc của nhân viên kiểm toán HVAC
Nếu Công ty X là khách hàng cũ thì KTV có thể sử dụng kết quả của lần kiểm toán trước để giảm bớt thời gian cho cuộc kiểm toán. Tuy nhiên việc này không có nghĩa là KTV bỏ bước tìm hiểu thủ tục kiểm soát, mà phải tiến hành cập nhật thông tin mới, thay đổi của công ty khách hàng có liên quan đến hệ thống KSNB như: thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy, một số chính sách quy định mới về vai trò của từng cá nhân trong bộ máy đó… Đồng thời xem xét các vấn đề còn tồn tại đối với quy trình kiểm soát mà KTV đánh giá rằng không hữu hiệu. KTV tiến hành xem xét những vấn đề đã được thay đổi trong năm tài chính của Ban lãnh đạo bằng cách phỏng vấn, kiển tra, quan sát các tài liệu có liên quan để đưa ra kết luận là hệ thống KSNB có đáng tin cậy không?
2.2.1.3. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Để tiến hành bước này KTV sẽ thu thập số liệu của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối và Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty khách hàng, tính ra chênh lệch và phần trăm chênh lệch. Từ đó có những nhận xét khái quát nhất, phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị là trung thực, hợp lý.
Biểu 2.7: Bảng cân đối kế toán của Công ty X
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Tài sản ngắn hạn
14.256.489.001
40.023.783.256
22.145.365
287,45
Tiền mặt
298.156.003
178.601.324
(129.102.055)
54,23
Tiền gửi ngân hàng
2.126.345.023
1.321.089.179
(1.023.589.426)
54,34
Phải thu khách hàng
1.589.017.183
20.456.702.156
18.983.026.120
1045,02
Trả trước cho người bán
42.156.498
0
(42.156.498)
0,00
Thuế GTGT được khấu trừ
1.789.230.489
2.458.029.037
876.026.987
139.73
Phải thu khác
349.026.149
2.783.014.856
1.987.245.126
715,06
Nguyên vật liệu
0
2.687.025.973
2.687.025.973
100,00
Công cụ dụng cụ
654.023.790
415.028.459
(213.490.153)
57.98
Sản phẩm dở dang
800.256.236
2.569.012.589
2.046.379.230
364.23
Thành phẩm
5.360.651.594
7.049.360.753
1.688.709.159
131.50
Tài sản ngắn hạn khác
253.302.523
1.148.502.123
913.189.789
479.55
Tài sản dài hạn
33.890.056.810
41.236.760.259
7.466.190.298
120.56
Tài sản cố định hữu hình
33.790.265.232
41.236.760.259
7.569.025.159
120.22
Tài sản cố định vô hình
51.368.029
141.596.022
91.269.154
270.11
Nợ phải trả
20.317.556.085
61.812.091.293
38.269.734.220
209.25
Vay ngắn hạn
5.006.263.413
4.591.263.028
(243.923.256)
95.70
Chi phí phải trả
7.895.049.961
7.492.123.695
(413.596.003)
94,65
Phải trả người bán
0
29.982.163.522
29.982.163.522
100,00
Thuế, các khoản phải nộp Nhà nước
3.026.943
2.894.265
(326.980)
87,92
Phải trả người lao động
1.723.853.026
1.269.079.556
(602.890.265)
71,42
Phải trả, phải nộp khác
10.592.000
1.987.369.025
55.952.279
105.23
Vay và nợ dài hạn
7.598.046.310
13.685.236.588
6.890.259.043
178,96
Vốn chủ sở hữu
27.495.253.750
24.625.456.000
(3.258.085.750)
84,26
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
37.489.236.000
37.489.236.000
-
-
Lợi nhuận chưa phân phối
(10.560.982.463)
(14.496.006.431)
-3.258.085.750
64,96
Tổng TS = Tổng NV
47.259.981.268
84.301.593.001
34.683.256.490
172,00
(*) Nguồn: Giấy tờ làm việc của HVAC
Biểu 2.8: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty X
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
%
Doanh thu
42.598.924.368
49.892.369.230
6.326.560.220
115,45
Các khoản giảm trừ
0
0
0
0,00
Doanh thu thuần
42.598.924.368
49.892.369.230
6.326.560.220
115,45
Giá vốn hàng bán
27.126.598.032
34.698.569.236
6.598.236.990
114.26
Lợi nhuận gộp
15.472.326.336
15.193.800.006
(271.676.770)
95,65
CPBH và CPQL
4.233.589.026
5.265.792.344
877.026.149
115.89
Lợi nhuận thuần
11.238.837.310
9.928.007.662
(605.349.379)
87,92
Thu nhập khác
26.023.598
798.269.396
706.265.233
3062,03
Chi phí khác
973.026.366
465.900.563
(529.367.011)
36,56
Lợi nhuận trước thuế
9.895.265.133
9.895.265.133
177.359.580
100,36
Thuế TNDN
0
0
0
0,00
Lợi nhuận sau thuế
9.895.265.133
9.895.265.133
177.359.580
100,36
(*) Nguồn: Giấy tờ làm việc của HVAC
2.2.2. Đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định mức trọng yếu
2.2.2.1.Xác định mức rủi ro trong kiểm toán
Xác định rủi ro tiềm tàng:
KTV tiến hành tìm hiểu những thông tin chung nhất của khách hàng, đồng thời những thông tin hay sự kiện bất thường. Xác định nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì, có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả BCTC. Việc xác định rủi ro tiềm tàng giúp KTV tránh được những ảnh hưởng lớn trong tương lai. Ngoài ra cần chú ý đến những yếu tố chính gây nghi ngờ về danh tiếng cũng như uy tín của khách hàng.
Công việc này được bắt đầu từ việc xem xét cơ sở dẫn liệu và những mục tiêu kiểm toán cụ thể. Sau khi có những nhận định ban đầu KTV sẽ đưa ra nhận xét khái quát về các khoản mục trên BCTC
Biểu 2.9: Xem xét cơ sở dẫn liệu Công ty TNHH X
Cơ sở dẫn liệu
Tham chiếu
Trình bày những sai sót đặc biệt
Phân loại và trình bày
A
Phân loại TSCĐ, HTK ( mua TS có giá trị trên 10 triệu và có thời gian sử dụng lâu dài phải ghi nhận vào TSCĐ và tính khấu hao)
Tính đánh giá
A
Đánh giá sai HTK
Tính chính xác
A
Ghi sai khoản mục vốn bằng tiền ( tiền mặt )
Tính đầy đủ
A
Ghi thiếu doanh thu ( do giảm giá bán)
Tính hiện hữu
A
Các khoản phải thu
Tính sở hữu
A
HTK, TSCĐ
(*) Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của HVAC năm 2006
Sau khi xem xét các cơ sở dẫn liệu ta có nhận xét về khoản mục TSCĐ, HTK. Công ty X mua một máy vi tính trị giá 12 triệu nhưng lại không ghi nhận vào TSCĐ để tính khấu hao, điều này ảnh hưởng đến việc làm giảm chi phí khấu hao và TSCĐ giảm. Như vậy nó đã ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu phân loại và trình bày, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên BCTC.
Để đánh giá về khả năng tồn tại các sai sót trọng yếu trên số dư của các khoản mục, KTV sẽ tiến hành xem xét một số yếu tố sau:
- Bản chất, quy mô của các khoản mục
- Mức độ trọng yếu của số dư từng tài khoản
- Các rủi ro được KTV phán đoán qua việc thực hiện các thủ tục phân tích cho bước lập kế hoạch
- Các yếu tố rủi ro được xác định trong quá trình KTV tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Rủi ro kiểm toán (có thể do hệ thống KSNB không đáng tin cậy hoặc một số vấn đề mà các cuộc kiểm toán gặp phải)
Dưới đây em xin trình bày bảng đánh giá rủi ro tại Công ty TNHH X
Biểu 2.10: Đánh giá rủi ro c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36602.doc