Báo cáo Hoàn thiện phân tích tài chính với việc tăng cường Quản lý tài chính tại Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel

Tài liệu Báo cáo Hoàn thiện phân tích tài chính với việc tăng cường Quản lý tài chính tại Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel: ... Ebook Báo cáo Hoàn thiện phân tích tài chính với việc tăng cường Quản lý tài chính tại Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện phân tích tài chính với việc tăng cường Quản lý tài chính tại Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Phân tích báo cáo tài chính gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các Tổng công ty. Trong điều kiện sản xuất chưa phát triển, thông tin cho quản lý chưa nhiều, chưa phức tạp nên công việc phân tích báo cáo tài chính chỉ được tiến hành chỉ là những phép tính cộng trừ giản đơn. Nền kinh tế cáng phát triển, những đòi hỏi về quản lý kinh tế không ngứng tăng lên. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích báo cáo tài chính ngày càng hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập. Chính vì lý do trên, cùng với sự giúp đỡ của TS. Trần Quý Liên, tôi đã nghiên cứu chuyên đề: “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel”. Ngoài danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ thì nội dung chính của chuyên đề gồm: Chương 1. Tổng quan về Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel. Chương 2. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội. Chương 3. Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Trần Quý Liên cùng ban lãnh đạo, các anh (chị) trong Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này. Hy vọng, kết quả nghiên cứu chuyên đề này sẽ góp phần cải thiện tình hình phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty và giúp Tổng công ty hoạt động hiệu quả hơn. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 1.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng. Ngày 01/06/1989 Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định 58/HĐBT quyết định thành lập Tổng Công ty Thiết bị Thông tin. Vào ngày 20/6/1989 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 189/QĐ-QP về việc qui định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin; là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Binh chủng Thông tin Liên lạc - Bộ Quốc phòng. Ngày 21/3/1991 theo Quyết định 11093/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng, về thành lập Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin và Tổng hợp phía Nam trên cở sở Công ty Điện tử Hỗn hợp II (là một trong ba đơn vị được thành lập theo Quyết định 189/QĐ-QP ngày 20/6/1989); Ngày 27/7/1991 theo quyết định số 336/QĐ-QP của Bộ quốc phòng, về thành lập lại DNNN, đổi tên thành Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin, tên giao dịch SIGELCO. Ngày 27/7/1993, Bộ quốc phòng ra quyết định số 336/QĐ - QP thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước Công ty Điện tử và thiết bị thông tin thuộc Bộ tư lệnh thông tin liên lạc. Công ty Điện tử và thiết bị thông tin được phép kinh doanh các ngành nghề: Xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghệ; khảo sát, thiết kế, lắp ráp các công trình thông tin, trạm biến thế; lắp ráp các thiết bị điện và điện tử. Ngày 13/6/1995 Thủ tướng Chính phủ ra thông báo số 3179/TB-Ttg cho phép thành lập Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội. Căn cứ vào thông báo này, ngày 14/7/1995 Bộ Quốc phòng ra quyết định 615/QĐ-QP, đổi tên Công ty điện tử thiết bị thông tin thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế là VIETEL. Ngày 18/9/1995 Bộ tổng tham mưu ra quyết định số 537/QĐ-TM qui định cơ cấu tổ chức của Công ty Điện tử Viễn Thông Quân đội. Ngày 19/4/1996 Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết định số 522/QĐ-QP trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị: Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, Công ty Điện tử và thiết bị thông tin 1, Công ty Điện tử và thiết bị thông tin 2. Theo đó ngoài ngành nghề kinh doanh truyền thống Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được bổ sung kinh doanh trên lĩnh vực bưu chính viễn thông trong và ngoài nước. Ngày 28/10/2003, Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế là VIETTEL CORPORATION và bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quyết định số 262/QĐ-BQP của Bộ Quốc phòng. Thực hiện QĐ số 43/2005/QĐ-TTg ngày 2/3/2005 của TTCP và QĐ số 45/2005/QĐ-BQP ngày 6/4/2005 của Bộ trưởng BQP về thành lập Tổng Công ty VTQĐ trên cơ sở tổ chức lại Công ty VTQĐ. Ngày 1/6/2005, Công ty Viễn Thông Quân Đội được đổi tên thành Tổng Công Ty Viễn Thông Quân Đội Viettel, tên giao dịch quốc tế là VIETTEL CORPORATION. Trải qua quá trình hình thành, Tổng công ty Viễn thông Quân đội đã có phát triển và đạt được một số kết quả sau : Năm 1989: Thiết lập mạng bưu chính công cộng và dịch vụ chuyển tiền trong nước; thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến. Năm 2000: Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế; kinh doanh thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài trong nước sử dụng công nghệ mới VoIP. Năm 2001: Chính thức cung cấp rộng rãi dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ mới VoIP và cung cấp dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn nội hạt và đường dài trong nước. Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy cập Internet ISP và dịch vụ kết nối Internet IXP. Năm 2003: Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại cố định PSTN; triển khai thiết lập mạng thông tin di động; thiết lập Cửa ngõ Quốc tế và cung cấp dịch vụ thuê kênh quốc tế. Năm 2004: Chính thức cung cấp dịch vụ điện thoại di động trên toàn quốc. Ngày 01/06/2005: VIETTEL đã long trọng tổ chức buổi lễ chính thức công bố trở thành Tổng công ty. Sau 16 năm xây dựng và trưởng thành VIETTEL đã trở thành một Tổng công ty lớn của Quân đội và là một trong những doanh nghiệp viễn thông hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay các dịch vụ, vùng phủ sóng, hoạt động sản xuất kinh doanh đã có mặt 64/64 tỉnh, thành phố, trong đó có hệ thống đồn biên phòng khu vực Tây Nguyên, biên giới phía Bắc, Tây Nam rộng lớn cùng các đảo xa như Côn Đảo, Phú Quốc, Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Vĩnh Thực…với 3.500 trạm phủ sóng toàn quốc và trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có nhiều trạm phát sóng nhất tại Việt Nam. Mạng lưới bưu chính viễn thông của chúng ta thực sự là hạ tầng thứ 2 trực tiếp phục vụ cho hệ thống thông tin quân sự, sẵn sàng đáp ứng cho nhiệm vụ quốc phòng khi cần thiết. Việc phát triển hạ tầng viễn thông và tăng tốc phát triển các dịch vụ thiết thực góp phần xây dựng hạ tầng viễn thông quốc gia. Viettel còn là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt Nam đầu tư cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại thị trường nước ngoài. Cuối năm 2006, Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia cấp phép cho Viettel cung cấp dịch vụ thông tin di động hệ GSM và dịch vụ Internet tại nước này. Trụ sở chính của Tổng Công ty tại: Số 1 đường Giang Văn Minh - Quận Ba Đình - Hà nội. Điện thoại: (84)-266.0064 Fax(84) – 266.00634 Website: 1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Viễn thông Quân đội 1.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty gồm có: Ban Giám đốc Tổng Công ty Khối cơ quan gồm các Phòng-Ban và Đại diện phía Nam Khối đơn vị kinh doanh gồm 11 công ty trực thuộc. Khối đơn vị sự nghiệp 02. Ban Giám đốc Tổng Công ty: Tổng Công ty Viễn thông Quân đội là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ quốc phòng. Bộ máy lãnh đạo có chức năng quản lý cao nhất là Ban Giám đốc gồm 5 đồng chí: Thiếu tướng: Hoàng Anh Xuân - Tổng Giám đốc Đại tá: Dương Văn Tính - Bí thư Đảng uỷ, Phó Tổng Giám đốc Chính trị; Đại tá: Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc, trực tiếp điều hành Công ty điện thoại di động, Trung tâm công nghệ thông tin, Công ty Bưu chính, Phòng kỹ thuật; Đại tá: Lê Đăng Dũng - Phó Tổng Giám đốc, trực tiếp điều hành Công ty điện thoại đường dài, Công ty mạng truyền dẫn, Công ty xuất nhập khẩu, Phòng đầu tư; Đại tá: Tống Thành Đại - Phó Tổng Giám đốc, giúp Giám đốc trực tiếp điều hành xí nghiệp khảo sát thiết kế, xí nghiệp xây lắp công trình, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật Viễn thông, Phòng xây dựng cơ sở hạ tầng; Các phòng ban chức năng: Văn phòng Phòng chính trị Phòng tổ chức lao động Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng kế hoạch Phòng đầu tư phát triển Phòng xây dựng Ban chính sách bưu chính viễn thông Ban cáp quang Ban TSTN Khối đơn vị trực thuộc Tổng công ty viễn thông quân đội gồm có các Công ty và trung tâm sau: Khối các đơn vị thành viên: 1. Công ty Bưu chính Viettel Cung cấp các dịch vụ: phát hành báo chí, dịch vụ chuyển phát bưu phẩm (trừ thư tín), bưu kiện. Phát chuyển tiền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên mạng bưu chính. Dịch vụ viễn thông: thẻ sim , thẻ cào 2. Công ty điện thoại di động Viettel Telecom - Cung cấp các dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và Quốc tế sử dụng giao thức IP, cung cấp dịch vụ viễn thông cố định nội hạt và quốc tế. - Truy nhập Internet, dịch vụ đăng ký tên miền, dịch vụ điện thoại Internet, dịch vụ tư vấn giải pháp CNTT và sản xuất phần mềm, thương mại điện tử, dịch vụ đấu nối Internet quốc tế- IXP. - Thiết kế xây dựng mạng điện thoại di động GSM, tổ chức khai thác kinh doanh dịch vụ điện thoại di động. 3. Công ty Truyền dẫn Viettel Kinh doanh dịch vụ cho thuê kênh riêng trong nước và quốc tế, hội nghị truyền hình, truyền hình trực tiếp, tổ chức xây dựng và phát triển mạng Bưu Chính mới tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Giải quyết các thủ tục thuê kênh truyền dẫn cho các dịch vụ viễn thông của Công ty. 4. Công ty thương mại & Xuất nhập khẩu Viettel Xuất nhập khẩu các sản phẩm điện tử thông tin, các thiết bị đồng bộ như: Các tổng đài công cộng, tổng đài cơ quan, Viba, thiết bị và cáp…cho các công trình Quân sự, nhập khẩu uỷ thác các loại thiết bị tương tự cho các ngành kinh tế quốc dân, kinh doanh thiết bị đầu cuối… 5. Công ty Công trình Viettel Lắp đặt tổng đài, mạng cáp, lắp đặt hệ thống thiết bị thông tin, thiết bị Điện, Điện tử, PTTH, hệ thống Viba, cáp quang…., kinh doanh hệ thống Radio Trunking, xây dựng đường dây và trạm biến áp điện đến 35KV. 6. Công ty Khảo sát Thiết kế Viettel Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình thông tin BC-VT, khảo sát địa hình địa chất các công trình dân dụng và công nghiệp, thiết kế và lập tổng dự toán các công trình thông tin BC-VT. Khối các đơn vị sự nghiệp: 1. Câu lạc bộ thể công Viettel 2. Trung tâm Đào tạo Viettel Bộ máy quản lý Tổng công ty được thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Tổng Công ty Viễn thông Quân đội PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC Ban Kiểm soát Ban Giám đốc Ban tham mưu P. Chính trị I P. Kế hoạch I P. Tài chính kế toán I P. Kinh doanh P. Đầu tư phát triển I P. Kỹ thuật I P. Xây dựng P. Tổ chức lao động I Văn phòng I Ban TSTN Ban Cáp quang I Ban Chính sách Ban Truyền dẫn I Nhóm Nghiên cứu Phát triển I Phòng, Ban khác Khối trực tiếp sản xuất kinh doanh Khối đơn vị hạch toán phụ thuộc Khối đơn vị hạch toán độc lập Ø Công ty thu cước và dịch vụ Viettel Ø Công ty TM & XNK Viettel Ø Công ty Viễn thông Viettel Ø Công ty Bưu chính Viettel Ø Công ty Truyền dẫn Viettel Ø Công ty Tư vấn và thiết kế Viettel Ø Trung tâm Media Ø Công ty Công trình Viettel Ø Trung tâm đầu tư xây dựng Ø Trung tâm công nghệ Viettel Ø Công ty Viettel - Campuchia 64 chi nhánh viễn thông tỉnh/TP Trung tâm Viettel - IDC Khối đơn vị sự nghiệp Trung tâm đào tạo Viettel CLB Bóng đá Thể Công Viettel 1.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ chung của Tổng Công ty Chức năng Tổng Công ty đã được Chính phủ cho phép hoạt động trong nhiều lĩnh vực với phạm vi hoạt động rộng lớn, cụ thể: - Kinh doanh các loại hình dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế. - Khảo sát, thiết kế, lập dự án các công trình bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình; Tư vấn và thực hiện các dự án công nghệ thông tin cho các Bộ, Ngành. - Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các loại thiết bị điện, điện tử, tin học, thông tin viễn thông, các loại ănten, thiết bị vi ba, phát thanh truyền hình - Xây lắp các công trình, thiết bị thông tin (Trạm máy, tổng đài điện tử, tháp ănten, hệ thống cáp thông tin,...), đường dây tải điện, trạm biến thế. - Xuất nhập khẩu các thiết bị về điện, điện tử, viễn thông. - Đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản,… Nhiệm vụ - Tăng tốc phát triển nhanh, chiếm lĩnh thị trường. - Phát triển kinh doanh gắn với phát triển Tổng Công ty vững mạnh toàn diện. - Tập trung nguồn lực phát triển nhanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông. - Tiếp tục phát huy thế mạnh về kinh doanh các ngành nghề truyền thống, như: khảo sát thiết kế, xây lắp công trình, dịch vụ kỹ thuật, xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường và kinh doanh có hiệu quả. - Hoàn thành nhiệm vụ Quốc phòng, trên cơ sở nguồn lực của mình Công ty tham gia vào tất cả các dự án của các đơn vị Quốc phòng và đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin Quốc phòng. 1.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viễn thông là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng, hoạt động của ngành viễn thông ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của xã hội. Sản phẩm dịch vụ viễn thông không phải là vật chất cụ thể mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền tin tức. Do vậy, kinh doanh viễn thông trong Tổng công ty Viễn thông Quân đội có thể hiểu là các hoạt động truyền đưa tin tức nhằm mục tiêu sinh lời của Tổng công ty. Kinh doanh viễn thông phải gắn với thị trường. Thị trường và kinh doanh đi liền với nhau như hình với bóng, không có thị trường thì không có khái niệm kinh doanh. Thị trường kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội là một hệ thống bao gồm các khách hàng sử dụng, các nhà cung cấp, mối quan hệ cung - cầu giữa hạ tầng tác động qua lại để xác định giá, số lượng và chất lượng của sản phẩm dịch vụ viễn thông. 1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ SỔ KẾ TOÁN 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội Tổng công ty Viễn thông Quân đội được tổ chức theo mô hình công ty đa ngành có quy mô lớn, cơ cấu kinh doanh phức tạp, có các công ty trực thuộc, các văn phòng chi nhánh, đại lý khắp trên cả nước và nước ngoài, do đó yêu cầu đặt ra với Tổng giám đốc và kế toán trưởng là phải tổ chức công tác kế toán một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý và kinh doanh của công ty. Ban lãnh đạo công ty phải phân cấp kinh doanh, phân cấp trong quyền hành quản lý dẫn đến phải phân cấp tổ chức kế toán. Mô hình kế toán mà Tổng Công ty đang áp dụng là mô hình kế toán phân tán gồm có Ban Kế toán - Tài chính tại Tổng Công ty và đồng thời tổ chức Phòng kế toán ở các Công ty trực thuộc. Tại các đơn vị trực thuộc có tổ chức Phòng kế toán nhưng hạch toán phụ thuộc, hàng ngày theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị mình trên các tài khoản được phân cấp và cuối tháng tổng hợp chứng từ nộp về phòng kế toán Tổng Công ty. Cuối quý, cuối năm lập và nộp báo cáo theo quy định về Ban Kế toán - Tài chính Tổng công ty để kiểm tra báo cáo và tổng hợp số liệu lập báo cáo toàn Tổng công ty. TRƯỞNG BAN KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CHUYÊN QUẢN KẾ TOÁN PHẢI TRẢ NHÀ CC KẾ TOÁN THUẾ KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TGNH KẾ TOÁN NVL, CCDC, TSCĐ KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN CẤP 2 TẠI CÁC BƯU CỤC, TRUNG TÂM, ĐẠI LÝ KẾ TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY CON TRỰC THUỘC PHÓ TRƯỞNG BAN KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Tổng công ty Viễn thông Quân đội Nhiệm vụ chính của Ban Kế toán - Tài chính Tổng công ty là: - Tổ chức điều hành bộ máy tài chính, xây dựng các quy trình, quy chế về công tác quản lý tài chính áp dụng thống nhất toàn Tổng công ty. Chấp hành nghiêm các quy định về công tác tài chính của Nhà nước, của Bộ quốc phòng. - Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cơ quan đơn vị thực hiện chế độ quản lý tài chính, thu hồi công nợ, thanh quyết toán theo quy định. Chủ trì về tổ chức và đôn đốc thu hồi công nợ các dịch vụ trên toàn Tổng Công ty. - Tổng hợp, phân tích, và ghi nhận thông tin trên cơ sở chứng từ kế toán phát sinh, ghi sổ kế toán theo đúng quy định. - Lập báo cáo tài chính theo quy định Nhà nước và theo yêu cầu quản lý nội bộ của Công ty. - Phân tích thông tin trên các báo cáo cung cấp cho Đảng uỷ, Ban Giám đốc nhằm mục đích phục vụ quyết định kinh doanh và quyết định các hoạt động trong tương lai của công ty. - Lưu trữ và quản lý toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán theo quy định. 1.2.2. Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel 1.2.2.1. Các quy định chung cho chế độ kế toán Là một doanh nghiệp Nhà nước với hình thức sở hữu vốn là sở hữu Nhà nước, công tác hạch toán kế toán tại Tổng công ty hiện nay được áp dụng theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành, đó là Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Kể từ tháng 5 năm 2006, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel đã hoạt động và hạch toán theo đúng mọi quy định và hướng dẫn của pháp lệnh kế toán của nước CHXHCN Việt Nam hiện hành. Đối với các Trung tâm khu vực, mở sổ theo dõi chi tiết theo yêu cầu từng tài khoản theo qui định. Hàng quý, tổng hợp báo cáo và in ra lưu trữ và gửi báo cáo theo đúng quy định của cơ quan thuế địa phương. Làm theo đúng mọi qui định, chế độ chuẩn mực kế toán mới ban hành của Bộ Tài chính và Tổng cục thuế. Do những đặc thù của ngành viễn thông nên song song với việc áp dụng Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Tổng Công ty còn áp dụng chế độ kế toán theo QĐ số 7526/QĐ-TCTVTQĐ ngày 06/12/2005 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Chế độ kế toán dịch vụ viễn thông này đã được Bộ Tài chính chấp thuận tại Công văn số 14987/BTC-CĐKT ngày 24/11/2005. - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 hàng năm và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ - Phương pháp kế toán tài sản cố định: ¸p dông ph­¬ng ph¸p khÊu hao ®Ých danh theo danh môc tài sản vµ tû lÖ b×nh qu©n hiÖn hµnh ®· ®¨ng ký. - Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: hàng tồn kho xác định theo giá thực tế đích danh. - Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho là phương pháp thẻ song song. 1.2.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Hình thức sổ kế toán được sử dụng tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội và các đơn vị trực thuộc là hình thức Chứng từ ghi sổ, việc ghi chép được thực hiện trên máy vi tính theo phần mềm kế toán được áp dụng chung cho các đơn vị. Đến cuối tháng, Tổng công ty tiến hành in ra sổ, đóng thành quyển và được Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng ký xác nhận. Các loại sổ được Tổng công ty áp dụng là: - Sổ Cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo các tài khoản tổng hợp quy định trong chế độ kế toán. - Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ: Là loại sổ sách kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. - Sổ (Thẻ) kế toán chi tiết: Để theo dõi chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Ban Tài chính - Kế toán đã mở các sổ kế toán chi tiết sau: Sổ chi tiết TSCĐ, khấu hao TSCĐ, sổ theo dõi nguồn vốn chủ sở hữu, các loại vốn bằng tiền, sổ chi tiết công cụ dụng cụ, sổ chi tiết thanh toán,... Sơ đồ trình tự sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội: Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tổ chức ghi sổ kế toán của Tổng công ty Viettel CHỨNG TỪ GỐC SỔ QUỸ BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CHỨNG TỪ- GHI SỔ ơ SỔ CÁI CÁC TÀI KHOẢN LIÊN QUAN BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH SỔ (THẺ) KẾ TOÁN CHI TIẾT SỔ TỔNG HỢP CHI TIỂT BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI 2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI 2.1.1. Về tổ chức phân tích báo cáo tài chính Trong Phòng Kế toán tổng hợp thuộc Ban Kế toán - Tài chính của Tổng công ty Viễn thông Quân đội có thành lập một tổ phân tích tài chính. Tổ phân tích tài chính này có nhiệm vụ tiến hành phân tích các báo cáo tài chính để đánh giá những kết quả và hạn chế của tình hình tài chính, nhằm tăng cường quản lý tài chính và xây dựng các kế hoạch kinh doanh hiệu quả trong tương lai. Tổ phân tích báo cáo tài chính tiến hành phân tích định kỳ 1 năm 1 lần, sau khi đã hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính và các báo cáo đã được kiểm toán, thường là 6 tháng sau khi kết thúc năm tài chính. Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính của Tổng công ty chủ yếu là các báo cáo tài chính sau: - Bảng cân đối kế toán; - Báo cáo kết quả kinh doanh. Các báo cáo này là nguồn tài liệu cho biết một cách tổng quát, toàn diện tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh, tình hình các khoản phải thu, phải trả,... của Tổng công ty trong kỳ hạch toán. 2.1.2. Về phương pháp phân tích Phương pháp phân tích báo cáo tài chính là cách thức hay kỹ thuật dùng để xử lý các thông tin tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của Tổng công ty. Có rất nhiều phương pháp để phân tích báo cáo tài chính nhưng tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội thì chủ yếu dùng 2 phương pháp sau: - Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Trong phân tích báo cáo tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụng bằng cách so sánh ngang và so sánh dọc. So sánh ngang là việc so sánh đối chiếu tình hình biến động cả về trị số tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu qua các thời kỳ kế toán, còn so sánh dọc là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể để rút ra kết luận. - Phương pháp tỷ lệ: Đây là phương pháp truyền thống được áp dụng trong phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty. Theo phương pháp này, tỷ số được dùng để phân tích, đó là các tỷ số đơn được thiết lập giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác. 2.1.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel 2.1.3.1. Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá khái quát tình hình tài chính của Tổng công ty Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá khái quát tình hình tài chính của Tổng công ty sẽ cung cấp một cách khái quát tình hình tài chính trong kỳ khả quan hay không khả quan. Kết quả phân tích này sẽ cho chủ doanh nghiệp và những người quan tâm thấy rõ được thực chất của quá trình kinh doanh. Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá khái quát tình hình tài chính, Công ty Viettel đã thực hiện các nội dung sau: 2.1.3.1.1. Phân tích khái quát sự biến động của tài sản Bảng 2.1. Bảng phân tích tình hình biến động của tài sản năm 2007 CHỈ TIÊU Mà SỐ ĐẦU NĂM CUỐI NĂM % Theo quy mô chung CHÊNH LỆCH ĐẦU NĂM CUỐI NĂM TUYỆT ĐỐI TƯƠNG ĐỐI (%) A. Tài sản ngắn hạn 100 3.036.643.810.081 3.661.624.981.020 42,69 43,99 624.981.170.939 20,58 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1.825.214.406.553 628.425.731.042 25,66 7,55 -1.196.788.675.511 -65,57 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 40.632.640.000 1.289.959.852.734 0,57 15,50 1.249.327.212.734 3.074,69 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 715.356.326.742 1.215.915.206.154 10,06 14,61 500.558.879.413 69,97 IV. Hàng tồn kho 140 282.585.033.872 366.004.888.508 3,97 4,40 83.419.854.636 29,52 V Tài sản ngắn hạn khác 150 172.855.402.914 161.319.302.582 2,43 1,94 -11.536.100.333 -6,67 B. Tài sản dài hạn 200 4.077.000.080.917 4.661.244.615.523 57,31 56,01 584.244.534.606 14,33 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 366.076.483.027 410.068.541.547 5,15 4,93 43.992.058.520 12,02 II. Tài sản cố định 220 2.789.063.373.474 3.271.096.605.204 39,21 39,30 482.033.231.730 17,28 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 885.287.061.183 953.724.176.367 12,44 11,46 68.437.115.184 7,73 VI. Tài sản dài hạn khác 270 36.573.163.233 26.355.292.405 0,51 0,32 -10.217.870.828 -27,94 Tổng cộng tài sản 7.113.643.890.998 8.322.869.596.543 100,00 100,00 1.209.225.705.545 17 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007) Qua bảng phân tích 2.1. Bảng phân tích tình hình biến động tài sản năm 2007, bộ phận phân tích nhận thấy tổng tài sản của Công ty cuối năm tăng so với đầu năm là 1.209.225.705.545 đồng, tức là tăng 17%. Trong đó: Tài sản ngắn hạn: Vào thời điểm đầu năm tài sản ngắn hạn có giá trị là 3.036.643.810.081 đồng, đến cuối năm tài sản ngắn hạn tăng lên là 3.661.624.981.020 đồng. Như vậy, so với đầu năm tài sản ngắn hạn đã tăng lên là 624.981.170.939 đồng, tương ứng tăng 20,58%. Để xem xét nguyên nhân tăng của tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm, ta sẽ đi xem xét từng khoản mục cụ thể. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh so với đầu năm 1.249.327.212.734 đồng (tương ứng là 3.074,6%). Đây thực chất là khoản cho vay ngắn hạn mang tính hỗ trợ của Tổng Công ty đối với các đơn vị trực thuộc và nó tăng lên là do Tổng công ty trong năm 2007 đã tăng cường hỗ trợ các đơn vị này. Các khoản phải thu ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 500.558.879.413 đồng (tương ứng tăng 69,97%). Như vậy các khoản phải thu tăng mạnh. Nếu nhìn vào Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2007, ta thấy các khoản phải thu tăng mạnh chủ yếu là do phải thu nội bộ tăng 281.313.442.893 đồng (tương ứng tăng 1384,2% so với đầu năm). Ngoài ra, các khoản phải thu của khách hàng cũng tăng 26,37%, ở đây là các đại lý cấp một và các bưu cục của Viettel chiếm 90% khoản phải thu.. Như vậy, các khoản phải thu ngắn hạn vẫn còn cao, Công ty cần có kế hoạch cụ thể để có thể thu hồi được nợ một cách cao nhất để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chu chuyển vốn, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn nhiều. Hàng tồn kho Hàng tồn kho tăng 83.419.854.636 đồng so với đầu năm (tương ứng là 29,52%). Do đặc thù của ngành, lượng vật tư trực tiếp đưa vào sản xuất kinh doanh là không lớn, cho nên vật tư tồn kho không nhiều. Tỷ trọng của hàng tồn kho so với tổng tài sản của Công ty chỉ chiếm khoảng 3 - 4%. Để không bị ứ đọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty luôn chủ động mua cho nhu cầu thường xuyên và sử dụng trong tháng, do đó không có lượng tồn kho quá lớn. Bên cạnh các khoản mục tài sản ngắn hạn tăng như trên còn có những khoản mục cuối kỳ giảm đi so với đầu năm đó là tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản ngắn hạn khác. Tiền và các khoản tương đương tiền Tiền và các khoản tương đương tiền giảm cuối năm so với đầu năm là 1.196.788.675.511 đồng (tương ứng giảm 65,57%). Nguyên nhân là do Công ty đang có kế hoạch giảm nhu cầu vốn bằng tiền trong khâu lưu thông nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn. Đây là ý định tốt của Công ty nhưng việc này sẽ làm giảm khả năng thanh toán đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời của Công ty. Tài sản ngắn hạn khác Tài sản ngắn hạn khác cũng giảm so với đầu năm là 11.536.100.333 đồng (tương ứng giảm 6,67%). Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc, ta thấy tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của Công ty tăng nhẹ (từ 42,69% lên 43,99%), chủ yếu là do tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 14,93% (từ 0,57% lên 15,5%), kế đến là sự tăng trong tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn 4,55% (từ 10,06% lên 14,61%). Trong năm 2007, tài sản ngắn hạn của Công ty tăng so với đầu kỳ chủ yếu là do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho nhưng tiền và các khoản tương đương tiền lại bị giảm mạnh do trong kỳ Công ty đã đầu tư trang bị mới tài sản cố định. Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn cuối năm cũng tăng so với đầu năm là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn cuối năm tăng so với đầu năm là 584.244.534.606 đồng (tương ứng tăng là 14,33%). Nhưng tỷ trọng của tài sản dài hạn so với tổng tài sản của Công ty cuối năm lại giảm so với đầu năm (tỷ trọng tài sản dài hạn đầu năm là 57,31%, cuối năm còn 56,01%). Cụ thể: Các khoản phải thu dài hạn: Các khoản phải thu dài hạn cuối năm tăng so với đầu năm về số tuyệt đối là 43.992.058.520 đồng, tương ứng với số tăng tương đối là 12,02%. Nhưng tỷ trọng các khoản phải thu dài hạn trong tổng tài sản lại giảm nhẹ (từ 5,15% xuống 4,93%). Tài sản cố định Nhìn vào Bảng Cân đối kế toán tại ngày 31/12/2007, ta thấy tài sản cố định của Công ty bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định cuối năm tăng so với đầu năm là 482.033.231.730 đồng tương ứng là 17,28%. Dựa vào báo cáo tăng giảm tài sản cố định của Công ty, ta thấy: Tài sản cố định tăng trong kỳ chủ yếu là do tăng tài sản cố dịnh hữu hình (cuối năm tăng so với đầu năm là 37,52%) và tăng tài sản cố định vô hình (tăng 19,22%). Nguyên nhân tăng là do Công ty đã đầu tư mua sắm mới, do lưu chuyển nội bộ, tăng do xây dựng mới, do điều chỉnh. Dựa vào thuyết minh báo cáo tài chính thì Tài sản cố định của Công ty được hình thành chủ yếu là do các nguồn sau: do nguồn vốn xây dựng cơ bản, nguồn quỹ khấu hao cơ bản. Tài sản cố định giảm trong kỳ là do trong năm 2007, Công ty hết hạn thuê tài chính tài sản cố định. Giá trị hao mòn của Tài sản cố định trong kỳ tăng 17,32% là do Công ty đầu tư trạng bị mới tài sản cố định. Điều này được đánh giá là tốt vì Công ty đã tăng cường cơ sở kỹ thuật vật chất, nâng cao hiệu quả sản xuất. Điều này trước mắt có ảnh hưởng đến kết quả của Công ty nhưng về lâu dài thì sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho Công ty. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Các khoản đầu tư tài chính dài hạn cuối năm tăng so với đầu năm là 68.437.115.184 đồng, tương ứng 7,73% chủ yếu là do đầu tư dài hạn khác (mua công trái giáo dục và trái phiếu) tăng 73,2% số tăng. Ngoài ra còn tăng do đầu tư vào công ty con (chiếm 14,33% số tăng), đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (chiếm 12,48% số tăng). Trong tương lai Công ty sẽ thu được một khoản thu nhập từ hoạt động tài chính để bổ sung vào nguồn thu nhập của mình. Tài sản dài hạn khác Tài sản dài hạn khác trong kỳ giảm về số tuyệt đối là 10.217.870.828 đồng, tương ứng 27,94% về số tương đối. Tài sản dài hạn khác giảm là do chi phí trả trước dài hạn giảm. Như vậy, có thể nói tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông thì tỷ lệ trên là chưa hợp lý. Do nhu cầu của các ho._.ạt động sản xuất, dịch vụ của công ty ngày càng được mở rộng với quy mô lớn chính vì vậy mà công ty cần phải tăng cường mua sắm các thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, đồng thời công ty phải thường xuyên xây dựng thêm các nhà làm việc, các cột viễn thông,... 2.1.3.1.2. Phân tích khái quát sự biến động của nguồn vốn Bảng 2.2. Bảng phân tích tình hình biến động của nguồn vốn năm 2007 CHỈ TIÊU Mà SỐ ĐẦU NĂM CUỐI NĂM % Theo quy mô chung CHÊNH LỆCH ĐẦU NĂM CUỐI NĂM Tuyệt đối Tương đối (%) A. Nợ phải trả 300 1.981.829.729.781 2.126.074.649.900 27,86 25,54 144.244.920.119 7,28 I. Nợ ngắn hạn 310 1.707.348.608.096 1.902.115.677.692 24,00 22,85 194.767.069.596 11,41 II. Nợ dài hạn 330 274.481.121.685 223.958.972.208 3,86 2,69 -50.522.149.477 -18,41 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 5.131.814.161.217 6.196.794.946.643 72,14 74,46 1.064.980.785.426 20,75 I. Nguồn vốn, quỹ 410 5.077.506.296.120 6.088.907.870.591 71,38 73,16 1.011.401.574.471 19,92 II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 430 54.307.865.097 107.887.076.052 0,76 1,30 53.579.210.955 98,66 Tổng cộng nguồn vốn 510 7.113.643.890.998 8.322.869.596.543 100,00  100,00 1.209.225.705.545 17,00 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007) Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm biết được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Công ty cũng như mức độ, khả năng tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà công ty đang hay sẽ gặp phải, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời. Qua bảng 2.2. Bảng phân tích tình hình biến động của nguồn vốn năm 2007, bộ phận phân tích của Tổng công ty thấy nguồn vốn cũng như tài sản của công ty cuối năm tăng so với đầu năm là 1.209.225.705.545 đồng về số tuyệt đối, tương ứng là 17% về số tương đối. Trong đó: Nợ phải trả: Nợ phải trả cuối năm tăng so với đầu năm là 144.244.920.119 đồng, tương ứng là 7,28%. Đồng thời tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn lại giảm từ 27,86% xuống còn 25,54%. Điều này mức độ tự chủ về mặt tài chính của Công ty ngày càng tăng. Cụ thể: Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn cuối năm tăng so với đầu năm là 194.767.069.596 đồng, tương ứng 11,41%. Nếu nhìn vào bảng Cân đối kế toán ta thấy tất cả các khoản mục chi tiết của nợ ngắn hạn như vay và nợ ngắn hạn; thuế và các khoản phải nộp nhà nước; phải trả người lao động; các khoản phải trả, phải nộp khác đều tăng so với đầu năm. Trong đó tăng mạnh nhất là thuế và các khoản phải nộp nhà nước (cuối năm tăng gần gấp đôi so với đầu năm), sau đó đến vay và nợ ngắn hạn cũng tăng mạnh (tăng 34,65% so với đầu năm). Điều này cho thấy công ty đã dùng khoản vay ngắn hạn để đầu tư trang trải cho tài sản ngắn hạn làm cho tài sản ngắn hạn cuối năm tăng lên so với đầu năm. Bên cạnh các khoản mục nợ ngắn hạn tăng, còn có các khoản mục nợ ngắn hạn cuối năm giảm so với đầu năm, đó là khoản mục người mua trả trước tiền hàng (giảm 37,46%) và chi phí phải trả (giảm 73,28%). Nợ dài hạn Nợ dài hạn của Công ty cuối kỳ giảm so với đầu kỳ là 50.522.149.477 về số tuyệt đối, tương ứng là 18,41%. Nợ dài hạn giảm chủ yếu là do vay và nợ dài hạn giảm. Điều này chứng tỏ trong năm công ty đã đầu tư tài sản cố định chủ yếu bằng nguồn vốn tự có của công ty, và tăng cường trả nợ vay dài hạn làm cho tiền gửi ngân hàng của công ty giảm mạnh. Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm tăng so với đầu năm 2007 là 1.064.980.785.426 đồng, tương ứng là 20,75%. Mặt khác, tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn cũng tăng từ 72,14% đầu năm 2007 lên 73,16% cuối năm. Điều này càng chứng tỏ mức độ đảm bảo và tính chủ động trong kinh doanh của Công ty tăng lên. Bên cạnh đó hầu hết các khoản mục của nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng chứng tỏ công ty làm ăn có lãi. Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chủ yếu (54,68% đầu năm và 60,72% cuối năm). Nguồn vốn kinh doanh tăng là do kết chuyển nguồn vốn đầu tư tài sản cố định trong kỳ, do doanh nghiệp bổ sung từ lợi nhuận. Tóm lại, nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm tăng so với đầu năm cả về số tuyệt đối và tương đối và tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn cũng tăng, điều đó chứng tỏ công ty đã cố gắng tự chủ trong tài chính. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả hơn trong kinh doanh, công ty nên tăng cường đi chiếm dụng vốn để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị thêm nhiều cột phát sóng hiện đại. 2.1.3.2. Phân tích cấu trúc tài chính 2.1.3.2.1. Phân tích bố trí cơ cấu tài sản Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Tình hình cụ thể tại công ty như sau: Bảng 2.3. Bảng phân tích tỷ trọng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch (%) 04 - 05 05 - 06 06 - 07 Tài sản ngắn hạn (Tỷ đồng) 609 1.693 3.037 3.662 178,00 79,36 20,58 Tổng tài sản (Tỷ đồng) 791 2.088 7.114 8.323 163,97 240,69 17,00 Tỷ lệ TS ngắn hạn/Tổng TS (%) 76,99 81,08 42,69 43,99 4,09 -38,39 3,06 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007) Giai đoạn 2004 - 2005: Năm 2005 tài sản ngắn hạn chiếm 81,08% trong tổng tài sản của công ty và tăng 178% so với năm 2004, nếu so với năm 2004 thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn đã tăng 4,09% và tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (tổng tài sản năm 2005 tăng 163,97% so với năm 2004). Giai đoạn 2005 - 2006: Giai đoạn này tài sản ngắn hạn tiếp tục tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn giai đoạn 2004 - 2005. Mặt khác tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản lại giảm mạnh (từ 81,08% năm 2005 xuống 42,69% năm 2006). Nguyên nhân là do tài sản dài hạn của doanh nghiệp tăng với tốc độ nhanh hơn tài sản ngắn hạn trong giai đoạn này, mặt khác để có sự an toàn trong kinh doanh với hiệu quả cao, công ty đã giảm một cách nhanh chóng khoản phải thu và đặc biệt là hàng tồn kho. Giai đoạn 2006 - 2007: Tài sản ngắn hạn của công ty tiếp tục tăng do sự mở rộng về qui mô sản xuất kinh doanh và tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản cũng tăng nhẹ năm 2007 so với năm 2006 (từ 42,69% lên 43,99%). Như đã phân tích ở phần trên, nguyên nhân là do công ty tăng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho. Mặt khác, tiền lại bị giảm mạnh. Nhìn chung, trong 4 năm từ 2004 - 2007, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản dao động lên xuống theo các giai đoạn khác nhau. Sự thay đổi diễn ra mạnh nhất là giai đoạn 2005 - 2006. Tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản (kết cấu nguồn vốn). Chỉ tiêu này càng cao, phản ánh quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty càng được tăng cường, năng lực sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng, đầu tư tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao. Đánh giá tỷ suất đầu tư ta cần xem xét chỉ tiêu sau: Tỷ suất đầu tư tổng quát = Tài sản dài hạn x 100 Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư tài sản cố định = TSCĐ đã và đang đầu tư = TSCĐ + CP XDCBDD Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn = Trị giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn x 100 Tổng tài sản Từ số liệu thực tế của công ty, bộ phận phân tích có bảng sau: Bảng 2.4. Bảng phân tích tỷ suất đầu tư Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 04 - 05 05 - 06 06 - 07 Tài sản dài hạn (tỷ đồng) 182 395 4077 4661 117,03 932,15 14,32 TSCĐ đã và đang đầu tư (tỷ đồng) 219 435 6.063 7.124 98,63 1.293,79 17,50 Các khoản ĐTTC dài hạn (tỷ đồng) 885 954 7,80 Tổng tài sản (tỷ đồng) 791 2.088 7.114 8.323 163,97 240,71 16,99 Tỷ suất đầu tư tổng quát (%) 23,01 18,92 57,31 56,00 -4,09 38,39 -1,31 Tỷ suất đầu tư tài sản cố định (%) 27,69 20,83 85,23 85,59 -6,85 64,39 0,37 Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn (%) 0 0 12,44 11,46 0,00 12,44 -0,98 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007) Giai đoạn 2004 – 2005: Năm 2005 tỷ suất đầu tư tổng quát là 18,92%, nếu so với năm 2004 thì bị giảm 4,09%. Trong đó tỷ suất đầu tư về tài sản cố định là 20,83%, giảm 6,85% so với năm 2004. Nguyên nhân là do tuy tài sản cố định và tài sản dài hạn năm 2005 tăng so với năm 2004 nhưng tốc độ tăng lại chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản, tài sản ngắn hạn của năm 2005 tăng 178% so với năm 2005. Như vậy xét về mặt giá trị thì tài sản cố định và tài sản dài hạn của Công ty trong năm 2005 có tăng là do Công ty tiếp tục mua sắm đầu tư thêm thiết bị văn phòng như xe khách cho Trung tâm Đường trục, xây thêm các cột viễn thông trong cả nước. Về tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn trong hai năm 2004, 2005 bằng 0 do trong hai năm đó Công ty chưa có hoạt động liên doanh với các Công ty khác. Giai đoạn 2005 – 2006: Ngược lại với giai đoạn 2004 – 2005, giai đoạn này cả tỷ suất đầu tư tổng quát và tỷ suất đầu tư tài sản cố định đều tăng đột biến. Tỷ suất đầu tư tổng quát năm 2006 là 57,31% tăng 38,39% so với năm 2005, tỷ suất đầu tư tài sản cố định năm 2006 cũng tăng 64,39% so với năm 2005. Đây là giai đoạn Công ty tăng cường đầu tư thêm nhiều tài sản cố định bằng cách mua mới, đầu tư xây dựng cơ bản,... để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, giai đoạn này đánh dấu Công ty tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực liên doanh với các Công ty khác để tăng doanh thu, do vậy tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn năm 2006 là 12,44%, và đây cũng là số tăng tuyệt đối của năm 2006 so với năm 2005. Giai đoạn 2006 – 2007: Đây là giai đoạn các tỷ suất đầu tư thay đổi không đáng kể. Trong đó tỷ suất đầu tư tổng quát và tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn năm 2007 giảm lần lượt là 1,31% và 0,98% so với năm 2006; tỷ suất đầu tư tài sản cố định tăng 0,37%. Tuy năm 2007 tỷ suất đầu tư tổng quát có giảm so với năm 2006 và tỷ suất đầu tư tài sản cố định chỉ tăng nhẹ nhưng tỷ suất tại hai thời điểm trên đều cao như vậy có thể thấy tình hình trang bị cơ sở vật chất của Công ty rất được chú ý. Như vậy, qua toàn bộ quá trình phân tích ta nhận thấy tỷ suất đầu tư của Công ty có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ cơ sở vật chất của Công ty ngày càng được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất ngày càng được mở rộng, đồng thời Công ty cũng gia tăng đầu tư. Đây là hiện tượng khả quan thể hiện sự chú trọng của Công ty vào đầu tư đổi mới tài sản cố định, một sự thay đổi phù hợp với tăng năng lực sản xuất, phù hợp với xu hướng sản xuất kinh doanh nên đây là sự thay đổi hợp lý. 2.1.3.2.1. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu nguồn vốn Tỷ suất nợ Tỷ suất nợ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của Công ty, đồng thời nó còn cho biết mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà Công ty đang được hưởng. Để tính tỷ suất nợ bộ phận phân tích dựa vào công thức sau: Tỷ suất nợ = Nợ phải trả x 100 Tổng nguồn vốn Dựa vào các tài liệu có liên quati bộ phận phân tích có bảng sau: Bảng 2.5. Bảng phân tích tỷ suất nợ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 04 - 05 05 - 06 06 - 07 Nợ phải trả (tỷ đồng) 578 1.171 1.982 2.126 102,60 69,26 7,27 Tổng nguồn vốn (tỷ đồng 791 2.088 7.114 8.323 163,97 240,71 16,99 Tỷ suất nợ (%) 73,07 56,08 27,86 25,54 -16,99 -28,22 -2,32 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007) Nhìn chung, qua 4 năm, tỷ suất nợ của Công ty tương đối cao nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm từ 2004 – 2007 do tốc độ tăng của nợ phải trả thấp hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng đòn cân nợ để góp phần tăng lợi nhuận, tuy nhhiên việc sử dụng đòn cân nợ một mặt đem lại lợi nhuận cao cho Công ty, nhưng mặt khác nó cũng làm tăng mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nếu vay quá nhiều Công ty có thể mất khả năng chi trả. Do đó Công ty đã có những biện pháp giảm tỷ suất nợ từ 73,07% năm 2004 xuống 25,54% năm 2007. Tỷ suất tự tài trợ Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của Công ty về mặt tài chính, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng vốn. Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu x 100 Tổng nguồn vốn Qua tình hình thực tế tại Công ty Viettel, bộ phận phân tích có bảng sau đây: Bảng 2.6. Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 04 - 05 05 - 06 06 - 07 NV chủ sở hữu (tỷ đồng) 213 917 5.132 6.197 330,52 459,65 20,75 Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) 791 2.088 7.114 8.323 163,97 240,71 16,99 Tỷ suất tự tài trợ (%) 26.93 43.92 72.14 74.46 16,99 28,22 2,32 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007) Giai đoạn 2004 – 2006: Tỷ suất tự tài trợ của Công ty tăng tương đối đều qua các năm từ 26,93% năm 2004 lên 72,14% năm 2006. Nguyên nhân là do nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng mạnh và tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Giai đoạn 2006 – 2007: Trong giai đoạn này tỷ suất tự tài trợ của Công ty tiếp tục tăng nhưng tăng không nhiều, năm 2007 tỷ suất này tăng 2,32% so với năm 2006. Nhưng cả hai năm 2006 và năm 2007 tỷ suất tự tài trợ đều rất cao, lần lượt là 72,14% và 74,46%. Nguyên nhân là do vốn đầu tư của chủ sở hữu và nguồn kinh phí và các quỹ đều tăng mạnh trong giai đoạn này. Từ kết quả phân tích trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của Công ty qua 4 năm có xu hướng tăng mạnh, chứng tỏ khả năng tự tài trợ của Công ty ngày càng tăng, Công ty đủ vốn và đủ sức để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 2.1.3.3. Phân tích báo cáo tài chính để xem xét tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viettel Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và hiệu quả. Để đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh, Tổng công ty cần phải tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu (vốn góp ban đầu và vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh), sau nữa được hình thành từ nguồn vốn vay hợp pháp và nợ hợp pháp, cuối cùng nguồn vốn được hình thành từ nguồn bất hợp pháp (nợ quá hạn, vay quá hạn). Có thể phân loại nguồn vốn tài trợ thành hai loại: - Nguồn tài trợ thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ dài hạn. Như vậy, nguồn vốn tài trợ thường xuyên của Tổng công ty Viettel đầu năm 2007 là 5.406.295.282.903 đồng, cuối năm 2007 là 6.420.753.918.851 đồng. - Nguồn tài trợ tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn bao gồm khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua. Nguồn tài trợ tạm thời của Tổng công ty Viettel đầu năm 2007 là 1.707.348.608.096đ, cuối năm là 1.902.115.677.692đ. Để xem xét cụ thể hơn, bộ phận phân tích của Phòng Tài chính – Kế toán của Tổng công ty đã phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh để có thể thấy kế hoạch cho tương lai. Mức độ bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định bằng công thức: Mức độ đảm bảo vốn cho SXKD = Nguồn tài trợ thường xuyên - Nhu cầu về tài sản thực tế Từ bảng cân đối kế toán, bộ phận phân tích lập bảng sau: Bảng 2.7. Bảng phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho SXKD Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 A. Nguồn tài trợ thường xuyên 5.406.295.282.903 6.420.753.918.851 B. Nhu cầu về tài sản 7.113.643.890.998 8.322.869.596.543 1. Tài sản ngắn hạn 3.036.643.810.081 3.661.624.981.020 2. Tài sản cố định 4.077.000.080.917 4.661.244.615.523 Mức độ đảm bảo nguồn vốn -1.707.348.608.096 -1.902.115.677.692 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007) Như vậy, cả năm 2006 và năm 2007, Tổng công ty đều không đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ nguồn tài trợ thường xuyên của mình. Tuy nhiên, phần còn thiếu đã được Tổng công ty Viettel đảm bảo bằng nguồn tài trợ tạm thời như vay ngắn hạn, nợ người bán, nợ công nhân viên, nợ ngân sách Nhà nước – là tất cả các khoản chiếm dụng hợp pháp. Tóm lại, Tổng công ty hiện đang thiếu vốn để đầu tư, việc này gây khó khăn cho Tổng công ty trong việc tự chủ tài chính, phát triển kinh doanh trong thời gian tới. Vì vậy Tổng công ty cần có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp như tăng tốc độ chu chuyển hàng tồn kho, tăng cường các khoản phải thu. Có như vậy Tổng công ty mới có thêm vốn trang trải các khoản nợ vay và tăng tính độc lập của Tổng công ty với chủ nợ. 2.1.3.4. Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá về tình hình và khả năng thanh toán của Tổng Công ty Viettel Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, sản xuất sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán sẽ dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả dây dưa kéo dài. 2.1.3.4.1. Phân tích tình hình thanh toán Từ báo cáo tài chính của Tổng công ty mà cụ thể là từ Bảng Cân đối kế toán và Bảng thuyết minh bổ sung báo cáo, bộ phận phân tích lập bảng phân tích tình hình thanh toán của Công ty. Bảng này gồm hai phần: Phần 1: Bảng phân tích các khoản phải thu Phần 2: Bảng phân tích các khoản phải trả Bảng 2.8. Bảng phân tích các khoản phải thu Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền % I. Phải thu ngắn hạn 715.356.326.742 1.215.915.206.154 500.558.879.412 69,97 1. Phải thu khách hàng 370.112.951.714 467.706.354.957 97.593.403.243 26,37 2. Trả trước cho người bán 170.132.838.363 136.666.072.061 -33.466.766.302 -19,67 3. Phải thu nội bộ 20.323.089.329 201.636.532.222 181.313.442.892 892,15 4. Phải thu khác 208.704.750.666 467.796.800.063 259.092.049.397 124,14 5. DP phải thu khó đòi (53.917.303.330) (57.890.553.148) -3.973.249.818 7,37 I. Phải thu dài hạn 366.076.483.027 410.068.541.547 43.992.058.520 12,02 1. VKD ở đơn vị phụ thuộc 365.598.296.982 408.916.811.530 43.318.514.548 11,85 2. Phải thu dài hạn khác 478.186.045 1.151.730.017 673.543.972 140,85 Tổng các khoản phải thu  1.081.432.809.769 1.625.983.747.701  544.550.937.932 50,35  (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007) Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy, so với đầu năm, các khoản phải thu cả ngắn hạn và dài hạn tăng 544.550.937.932 đồng tương ứng là 50,35% tức là Công ty bị chiếm dụng thêm 544.550.937.932 đồng chủ yếu là do các nguyên nhân sau: - Phải thu của khách hàng cuối năm tăng so với đầu năm là 97.593.403.243đồng tương ứng là 26,37%, điều này hoàn toàn phù hợp với Báo cáo kết quả kinh doanh ngày 31/12/2007 (cả đầu năm và cuối năm), doanh thu năm 2007 tăng so với doanh thu năm 2006. Qua xem xét, bộ phận phân tích nhận thấy rằng, nguyên nhân các khoản phải thu tăng là do trong thời gian này Công ty đã áp dụng hình thức khuyến mãi “miễn phí cuộc gọi đầu tiên trong ngày” làm số lượng thuê bao tăng rất nhanh nhưng đến cuối tháng họ lại chưa thanh toán tiền phí. Tuy nhiên, Công ty cần tích cực thu hồi nợ, làm giảm bớt hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu tiêu thụ làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn. - Phải thu nội bộ đặc biệt tăng mạnh, năm 2007 tăng 181.313.442.892 đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 892,15%. Điều này chứng tỏ các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong kỳ đã tăng cường đi chiếm dụng vốn của Công ty để hoạt động sản xuất kinh doanh. Để thấy rõ sự tăng lên của khoản phải thu cuối kỳ so với đầu kỳ, ta tính thêm các chỉ tiêu liên quan đến các khoản phải thu như sau: Bảng 2.9. Bảng phân tích các tỷ suất liên quan đến khoản phải thu Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 1. Các khoản phải thu ngắn hạn 715.356.326.742 1.215.915.206.154 70 % 2. Tài sản ngắn hạn 3.036.643.810.081 3.661.624.981.020 21 % 3. Nợ ngắn hạn 1.707.348.608.096 1.902.115.677.692 11 % 4. Tỷ lệ phải thu NH/ Tài sản NH 23,56 % 33,21 % 9,65 % 5. Tỷ lệ phải thu NH/ Phải trả NH 41,90 % 63,92 % 22,02 % (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007) Tỷ lệ phải thu ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn năm 2007 tăng là 9,65% so với năm 2006, do tốc độ tăng của phải thu ngắn hạn mạnh hơn so với tài sản ngắn hạn, tốc độ tăng của phải thu ngắn hạn năm 2007 là 21% so với năm 2006, trong khi tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn chỉ có 70% so với năm 2006. Tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn so với phải trả ngắn hạn tăng 22,02% (từ 41,9% lên đến 63,92%) . Từ kết quả phân tích trên thì tỷ lệ phải thu ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn và tỷ lệ phải thu ngắn hạn so với phải trả ngắn hạn đều tăng. Tổng công ty cần có biện pháp tích cực hơn nữa trong việc thu hồi công nợ - các khoản phải thu nội bộ, đây là khoản chiếm tỷ trọng và giá trị cao trong tổng nợ phải thu của công ty. Bảng 2.10. Bảng phân tích các khoản phải trả Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền % I. Nợ ngắn hạn 1.707.348.608.096 1.902.115.677.692 194.767.069.596 11,41 1. Vay và nợ ngắn hạn 823.802.356.629 878.442.183.054 54.639.826.425 6,63 2. Phải trả người bán 380.073.905.094 511.787.670.019 131.713.764.925 34,65 3. Người mua trả trước tiền hàng 29.945.779.541 18.727.080.465 -11.218.699.076 -37,46 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 17.547.764 59.553.410 42.005.646 239,38 5. Phải trả người lao động 112.743.773.136 138.761.391.466 26.017.618.330 23,08 6. Chi phí phải trả 66.945.002.696 51.887.758.862 -15.057.243.833 -22,49 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 293.820.243.236 302.450.040.416 8.629.797.180 2,94 II. Nợ dài hạn 274.481.121.685 223.958.972.208 -50.522.149.477 -18,41 1. Vay và nợ dài hạn 191.442.751.178 138.092.272.939 -53.350.478.239 -27,87 2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 83.038.370.508 85.866.699.269 2.828.328.761 3,41 Tổng cộng 1.981.829.729.782 2.126.074.649.900 144.244.920.118 7,28 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007) Từ bảng phân tích 2.9 ta thấy, so với đầu năm khoản phải trả tăng 144.244.920.118 đồng tương ứng là 7,28% trong đó tăng chủ yếu là do thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả kinh doanh của năm 2007, Công ty làm ăn có lãi. Ngoài ra, khoản mục phải trả người bán cũng tăng lên đáng kể, năm 2007 tăng 34,65% so với năm 2006, nguyên nhân là do trong kỳ Công ty đã đầu tư mua sắm thêm nhiều tài sản cố định. Các khoản mục người mua trả trước tiền hàng, chi phí phải trả, vay và nợ dài hạn đều giảm. Để thấy được tình hình nợ của Công ty cần tính thêm chỉ tiêu nợ phải trả so với tổng tài sản (hệ số nợ) Hệ số nợ = Các khoản phải trả Tổng tài sản + Đầu năm = 1.981.829.729.782 = 0,28 7.113.643.890.998 + Cuối năm = 2.126.074.649.900 = 0,26 8.322.869.596.543 Kết quả tính toán trên cho thấy, hệ số nợ cuối năm giảm so với đầu năm và hệ số nợ ở cả hai thời điểm đều nhỏ hơn 0,5. Điều này chứng tỏ tổng số vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay chiếm tỷ trọng ít. Như vậy, khả năng độc lập về tài chính của Công ty cao, gánh nặng tài chính thấp; tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty cũng nên tăng cường sử dụng nguồn vốn đi vay. 2.1.3.4.2. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Để đánh giá khả năng thanh toán, cuối năm bộ phận phân tích của công ty sử dụng các chỉ tiêu: tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn và tỷ số thanh toán nhanh. Bảng 2.11. Bảng các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Hệ số thanh toán hiện hành (lần) 1,37 1,78 3,59 3,91 2. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (lần) 1,67 2,09 1,78 1,93 3. Hệ số thanh toán tức thời (lần) 0,34 1,11 1,09 1,01 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007) Từ bảng phân tích 2.9, bộ phận phân tích nhận xét: Hệ số thanh toán hiện hành qua bốn năm từ năm 2004 đến năm 2007 đều lớn hơn 1 và ngày càng tăng chứng tỏ Công ty hoàn toàn đảm bảo được khả năng thanh toán của mình. Bên cạnh đó, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn trong giai đoạn 2004 - 2007 đều lớn hơn 1,5 chứng tỏ tuy năm 2006, năm 2007 tình hình tài chính có kém khả quan hơn năm 2005 song Công ty vẫn hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hay trong một chu kỳ kinh doanh. Về hệ số thanh toán tức thời của Công ty trong các năm 2004 - 2007 đều cao, kết hợp với chỉ tiêu “hệ số thanh toán nợ ngắn hạn” cho thấy dù Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm. Tuy nhiên, trong ba năm 2005, năm 2006, năm 2007 các hệ số này quá cao (đều lớn hơn 1) chứng tỏ vốn bằng tiền nhiều, vòng quay vốn ngắn hạn thấp, hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty không cao. 2.1.3.5. Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viettel 2.1.3.5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn của Công ty như tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho,... là yếu tố quyết định tới việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, mặt khác lợi nhuận của Công ty trong kinh doanh chủ yếu là do chuy chuyển các tài sản ngắn hạn. Do vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Công ty. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, bộ phận phân tích đã xem xét các chỉ tiêu sau: Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn, sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn, số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn, thời gian một vòng luân chuyển, hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn = Tổng doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bình quân Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn = Lợi nhuận trước thuế Tài sản ngắn hạn bình quân Số vòng quay của tài sản ngắn hạn = Tổng doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bình quân Thời gian của một vòng luân chuyển = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay của tài sản ngắn hạn trong kỳ Hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn bình quân Tổng doanh thu thuần Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, năm 2007 bộ phận phân tích lập bảng sau: Bảng 2.12. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền % 1. Doanh thu thuần 4.383.878.859.553 15.930.087.443.080 11.546.208.583.527 263,38 2. Lợi nhuận trước thuế 1.953.283.975.260 6.755.273.875.106 4.801.989.899.846 245,84 3. Tài sản ngắn hạn đầu kỳ 1.692.854.246.158 3.036.643.810.081 1.343.789.563.923 79,38 4. Tài sản ngắn hạn cuối kỳ 3.036.643.810.081 3.661.624.981.020 624.981.170.939 20,58 5. TSNH bình quân 2.364.749.028.120 3.349.134.395.551 984.385.367.431 41,63 6. Sức sản xuất của TSNH 1,85 4,76 2,90 156,57 7. Sức sinh lời của TSNH 0,83 2,02 1,19 144,19 8. Số vòng quay của TSNH 1,85 4,76 2,90 156,57 9. Thời gian một vòng quay của TSNH (ngày) 194 76 -118,50 -61,02 10. Hệ số đảm nhiệm của TSNH 0,54 0,21 -0,33 -61,02 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007) Từ bảng phân tích trên, bộ phận phân tích chỉ ra rằng: - Chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản ngắn hạn năm 2006 cho biết cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn bình quân có khả năng tạo ra 1,85 đồng doanh thu thuần nhưng cũng 1 đồng tài sản ngắn hạn bình quân ở năm 2007 đem lại 4,76 đồng doanh thu thuần, tăng 2,9 đồng tương ứng 156,57%. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2007 cao hơn năm 2006 do tiết kiệm được tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2007 cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn bình quân. - Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn năm 2007 cũng tăng so với năm 2006 từ 0,83 đồng lên 2,02 đồng tức là tăng 1,19 đồng tương ứng là 144,19%. Điều này chứng tỏ 1 đồng tài sản ngắn hạn bình quân năm 2006 tạo ra 0,83 đồng lợi nhuận trước thuế ở năm 2006 thì lại ra những 2,02 đồng lợi nhuận trước thuế năm 2007. - Qua chỉ tiêu số vòng quay của tài sản ngắn hạn ta thấy năm 2006 tài sản ngắn hạn của Tổng công ty luân chuyển được 1,85 vòng đến năm 2007 đã tăng lên 4,76 vòng. Chứng tỏ số vòng quay của tài sản ngắn hạn đã tăng nhanh hơn so với năm 2007 dẫn đến nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh giảm và do đó nhu cầu vay vốn ngắn hạn giảm, làm tăng hiệu quả kinh doanh. Cụ thể là năm 2006 cần 194 ngày cho tài sản ngắn hạn quay được một vòng thì đến năm 2007 chỉ cần 76 ngày là tài sản ngắn hạn đã quay được một vòng. Như vậy tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn năm 2006 tăng nhanh hơn tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn năm 2007. - Nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay của tài sản ngắn hạn là hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn. Hệ số này cho biết mức độ lãng phí của tài sản ngắn hạn năm 2007 so với năm 2006. Do tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn trong năm 2007 nên để có 1 đồng doanh thu thuần chỉ cần đến 0,21 đồng tài sản ngắn hạn trong khi năm 2006 phải cần đến 0,54 đồng. Qua việc phân tích tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn ta có thể kết luận rằng tìnhh hình sử dụng tài sản ngắn hạn của Tổng công ty Viettel năm 2007 là tương đối tốt. Công ty đã một mặt sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn, mặt khác hiệu quả kinh doanh vẫn cao thể hiện tình hình tài chính Tổng công ty tương đối tốt và các chỉ tiêu đều tăng. 2.1.3.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định Trong tổng công ty Viettel, tài sản cố định chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản do đó việc sử dụng tài sản cố định sao cho có hiệu quả là vấn đề quan trọng của Tổng công ty, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty. Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định, bộ phận phân tích của Phòng Tài chính - Kế toán đã tính toán các chỉ tiêu sau: Sức sản xuất của tài sản cố định = Doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ Sức sản lợi của tài sản cố định = Lợi nhuận trước thuế Nguyên giá bình quân TSCĐ hay GTCL của TSCĐ Suất hao phí của tài sản cố định = ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7870.doc
Tài liệu liên quan