Báo cáo Hoàn thiện kiểm toán thuế giá trị gia tăng (VAT) trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện

LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay Việt Nam đang là một trong những nước hàng đầu về thu hút đầu tư trên thế giới và có tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai Đông Nam Á. Hơn bao giờ hết, vấn đề minh bạch trong hoạt động kinh doanh trở thành một yếu tố quyết định để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Cùng với sự tăng trưởng phát triển kinh tế, quyền và nghĩa vụ nộp thuế là hoạt động không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, hoạt động kiểm toán ngày nay đang phát

doc114 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện kiểm toán thuế giá trị gia tăng (VAT) trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huy vai trò quan trọng của mình là trong sạch hóa bộ máy kinh tế của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, trong đó có việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn KPMG là một trong những công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Trong quá trình thực tập ở công ty, em đã tham gia hực hiện kiểm toán phần hành thuế cho một số doanh ngiệp và nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của việc hoàn thiện kiểm toán phần hành này. Vì vậy, em đã hoàn thành chuyên đè thực tập: “Hoàn thiện kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện” . Chuyên đề thực tập bao gồm ba chương: ♦ Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH KPMG ♦ Chương 2: Kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện ♦ Chương 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toán thuế GTGT tại công ty TNHH KPMG Việt Nam Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Ths. Tạ Thu Trang đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập tổng hợp này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị kiểm toán viên của công ty TNHH KPMG Việt Nam đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM KPMG là công ty đa quốc gia có trụ sở đầu não tại Thụy Sĩ, chuyên cung cấp các dịch vụ như kiểm toán, tư vấn thuế và tư vấn tài chính. KPMG đã có lịch sử hơn 100 năm và là sự kết hợp của hai công ty Peat MarWick International (PMI) và Klynveld Main Goerdeler (KMG). Tên gọi KPMG cũng là bắt nguồn từ bốn thành viên đã có công sáng lập ra công ty từ buổi sơ khai: Klynveld (Nethẻland), Peat (USA), Marwick (UK u.a), Goerdeler (Deutsch). Đến nay, KPMG Quốc tế có mạng lưới toàn cầu bao gồm các công ty con cung cấp dịch vụ chuyên môn về kiểm toán, thuế và tư vấn với sự chuyên môn hóa cao theo ngành. Mục tiêu của công ty là biến kiến thức thành giá trị vì lợi ích của các khách hàng, nhân viên của KPMG và các thị trường vốn. Với gần 104.000 nhân viên toàn cầu, các công ty thành viên của KPMG cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn tại 144 nước. Trong các năm qua có sự thay đổi nhanh với sự tập trung lớn vào tính độc lập của kiểm toán viên, qui định khắt khe mới về kế toán doanh nghiệp và một cam kết về sự tin cậy và trách nhiệm trong kinh doanh. KPMG là công ty đi đầu về thực hiện các thay đổi này, thực hiện vai trò chủ đạo trong việc tái cơ cấu ngành chuyên môn để đảm bảo một tương lai rực rỡ và tạo dựng niềm tin của công chúng trên các thị trường tài chính thế giới. KPMG cam kết ba vấn đề chính sau: chất lượng, hiểu biết sâu sắc và độ tin cậy cao. Sự cam kết về chất lượng giúp công ty luôn đi tiên phong trong việc tìm ra các cách tiếp cận tiên tiến trong quá trình thu thập thông tin và biến kiến thức thành giá trị cho lợi ích của các khách hàng của công ty. KPMG cung cấp các dịch vụ trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, một trong những lĩnh vực lớn nhất và lâu đời nhất là Dịch vụ Tài chính Ngân hàng Toàn cầu của KPMG. Dịch vụ Tài chính Ngân hàng Toàn cầu của KPMG cung cấp dịch vụ chất lượng cao nhất trên mọi khía cạnh cho các khách hàng - về kỹ năng, nhân viên và ý tưởng. KPMG là một trong những công ty đầu tiên đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức dịch vụ tài chính đa quốc gia và chúng tôi tiếp tục là một trong những nhà tư vấn quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực này. Mạng lưới của KPMG bao gồm gần 10.000 nhân viên trong nhóm Dịch vụ Tài chính Ngân hàng Toàn cầu. KPMG kiểm toán 25% trong 500 ngân hàng lớn nhất thế giới, bao gồm 5 trong số 10 tập toàn ngân hàng hàng đầu toàn cầu, và 30% trong 100 công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới. Ngoài ra, KPMG cung cấp các dịch vụ chuyên môn cho 56% trong 500 ngân hàng lớn nhất thế giới và 70% trong 100 công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới. Tại Việt Nam KPMG hoạt động tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1992 khi Việt Nam bắt đầu mở cửa đón làn sóng đầu tư từ nước ngoài. Đến 17 tháng 5 năm 1994. công ty đã chính thức đi vào hoạt động theo hình thức doanh nghiệp 100% vón nước ngoài, giấy phé đầu tư số 863/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tên gọi “Công ty TNHH KPMG Việt Nam”. Sau 12 năm chính thức đi vào hoạt động. KPMG Việt Nam gồm trên 300 người có trình độ Đại học và trên Đại học về các chuyên ngành kiểm toán. Kế toán, ngân hàng tài chính, kinh tế, quản trị kinh doanh. Phần lớn nhân viên cấp cao đã có chứng chỉ kiểm toán viên công chứng CPA do Bộ Tài Chính Việt Nam cấp. Các nhân viên của KPMG đều được công ty tạo điều kiện để tham gia khóa học lấy chứng chỉ kế toán viên công chứng của Vương quốc Anh ACCA. Bởi vậy mà trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc của nhân viên không ngừng được nâng cao. Chức năng của KPMG Việt Nam đã được ghi rõ trong giấy phép đầu tư số 863/G cấp ngày 17/5/1994. Theo đó công ty được thành lập nhằm cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập, tư vấn thuế và pháp luật, tư vấn tài chinh và các dịch vụ tư vấn khác như tư vấn quản lý tài chính chiến lược, tư vấn công nghệ thông tin. Nhiệm vụ của công ty là hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực trên cocư sở tuân theo các quy định luật pháp của Việt Nam, các chuẩn mực hành nghề kiểm toán quốc tế và Việt Nam đã được công nhận. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM Là một công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ, yếu tố con người được KPMG rất chú trọng. Bên cạnh xây dựng độ ngũ nhân viên chuyên nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty là yếu tố quyết định đến sự thành công và phát triển của KPMG quốc tế cũng như KPMG Việt Nam. Ở tất cả các nước, mô hình bộ máy tổ chức đều được áp dụng một cách nhất quán, tuy nhiên mô hình này cũng có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện của từng nước. Bộ máy quản lý của KPMG Việt Nam bao gồm BGĐ giữ nhiệm vụ quản lí vĩ mô toàn công ty và các phòng ban chức năng. Các giám đốc phụ trách của KMG Việt Nam đều là các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính đến từ nhiều nước trên thế giới như Malayxia, Nhật Bản, Philipines. Các nhân viên Việt Nam của công ty đều tốt nghiệp cao học hay đại học từ các trường đại học hàng đầu trong cả nước về lĩnh vực tài chính, kế toán. Sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy quản lí công ty KPMG Việt Nam TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI NGHIỆP VỤ Phòng hành chính Phòng thuế Phòng kiểm toán Phòng tư vấn Phòng tin học Phòng kế toán Theo sơ đồ trên, chức năng của từng phòng BGĐ và từng phòng ban chức năng được thể hiện như sau: Tổng giám đốc: có nhiệm vụ quản lý toàn diện tất cả các mặt hoạt động của công ty tại Việt Nam, trực tiếp quản lý các hoạt động của văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh và gián tiếp quản lý hoạt động của văn phòng tại Hà Nội thông qua Phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc còn phụ trách việc xây dựng các chiến lược kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp. Phó tổng giám đốc: chịu trách nhiệm hoàn toàn về các mặt hoạt động của văn phòng Hà Nội, thực hiện các kế hoạch theo chiến lược phát triển chung của công ty và có trách nhiệm báo cáo về tình hình hoạt động của văn phòng Hà Nội lên Tổng giám đốc. Các thành viên của BGĐ của công ty đều là các chủ phần hùn (partner). Họ là người trực tiếp đánhh giá rủi ro kiểm toán, quyết định kí hợp đồng kiểm toán, thực hiện các soát xét cuối cùng đối với một cuộc kiểm toán và là người đại diện của Công ty ký và ban hành báo cáo kiểm toán hay thư quản lí tới khách hàng. Khối nghiệp vụ bao gồm 3 phòng ban tương ứng với 3 lĩnh vực hoạt động chính của công ty: Phòng Kiểm toán, phòng Thuế và phòng Tư vấn. Nhiệm vụ của từng phòng ban được qui định cụ thể như sau: Phòng kiểm toán: được chia thành ba bộ phận phụ trách trên 3 lĩnh vực hoạt động là ngân hàng, sản xuất và các tổ chức phi chính phủ, dự án. Dẫn dắt mỗi bộ phận là giám đốc kiểm toán phụ trách từng bộ (Senior Manager), người có nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu sâu trong lĩnh vực mình phụ trách. Hiện nay, cả ba bộ phận này đều hoạt động rất hiệu quả, tuy nhiên, kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng hiện đang là thế mạnh của KPMG Việt Nam với thị phần chiếm tới 80% trong tổng số các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Phòng tư vấn: Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn doanh nghiệp và tư vấn nguồn lực nhằm tìm kiếm ứng cử viên vào vị trí thích hợp. Đặc biệt là tư vấn quản trị doanh nghiệp, trợ giúp phát triển công nghệ thông tin trong quản lí và nâng cao trình độ quản lí của nhân viên trong các doanh nghiệp. Phòng thuế: Thực hiện các dịch vụ tư vấn thuế và luật pháp nhằm giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và có được các giải pháp tối ưu nhất. Ngoài ba phòng chuyên môn có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ tới khách hàng, KPMG Việt Nam còn tổ chức bộ phận hành chính bao gồm bộ phận kế toán, bộ phận tin học và bộ phận văn phòng. Đây thực sự là những cánh tay đắc lực hỗ trợ cho hoạt động của 3 phòng chuyên môn. Đặc biệt phảo kể đến vai trò của bộ phận tin học với nhiệm vụ cung cấp máy vi tính, phần mềm, đảm bảo hệ thống mạng thông tin cho toàn bộ công ty. Là một công ty kinh doanh dịch vụ chuyên nghiệp, hệ thống máy tính là một yếu tố cóc ý nghĩa to lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty. Vì vậy, công ty KPMG Việt Nam có một đội ngũ nhân viên phụ trách này còn phố ợp với đội ngũ nhân viên phụ trách tin học ở các nước khảc trong mạng lưới hệ thống KPMG quốc tế để đảm bảo vệ an ninh mạng và hoạt động hiệu quả của hệ thống máy tính. Như vậy, hệ thống phòng ban chức năng cũng như các bộ phận được KPMG Việt Nam tổ chức rất khoa học, vừa đảm bảo hiệu quả công tác cũng như cho thấy một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp của KPMG. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM Các loại hình dịch vụ của công ty KPMG Việt Nam Công ty KPMG Việt Nam đã cung cấp cho khách hàng những dịch vụ rất chuyên nghiệp và đa dạng, bao gồm: Về kiểm toán: Kiểm toán báo cáo tài chính Kế toán tuân thủ Kiểm toán nội bộ Các loại hình cung cấp dichj vụ bảo đảm có liên quan. Về Tư vấn thuế: Tư vấn hợp nhất quốc tế Tư vấn thuế doanh nghiệp Tư vấn thuế cá nhân Về tư vấn tài chính: Tư vấn tài chính doanh nghiệp Tư vấn tái cơ cấu Tư vấn pháp lý Tư vấn quản lý tài chính chiến lược Về tư vấn rủi ro: Tư vấn quản lý rủi ro thông tin Quản lý rủi ro tài chính Tư vấn kế toán Tư vấn hoàn thiện và cải tiến quản lý hoạt động kiinh doanh Về tư vấn gia nhập thị trường: Tư vấn chiến lược ra nhập thị trường và cơ cấu đầu tư Hoàn thiện thủ tục cấp giấy phép đầu tư Tư vấn các thủ tục sau cấp giấy phép Tư vấn nhân lực Trong những dịch vụ trên, kiểm toán và tư vấn tài chính là hai loại hìn đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất và cũng là thế mạnh của KPMG Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh. Sơ đồ 2 Doanh thu của KPMG Việt Nam theo loại hình dịch vụ Doanh thu của KPMG Việt Nam theo loại hình dịch vụ (tỷ USD) Loại hình dịch vụ 2007 2006 Tăng (%) Kiểm toán 9,39 8,29 13,3% Thuế 3,99 3,35 20,0% Tư vấn 6,43 5,26 22,2% Tổng 19,81 16,88 17,4% Thị trường và khách hàng của công ty Đã có mặt trên thị trường Việt Nam được 15 năm, các dịch vụ do KPMG cung cấp luôn có được uy tín cao, chiếm được lòng tin của khách hàng. Tại Việt Nam, kiểm toán và tư vấn tài chính là mảng dịch vụ mới đang phát triển. Số lượng các công ty kiểm toán và tư vấn tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Đồng nghĩa với đó là sự cạnh tranh giữa các công ty trở nên gay gắt hơn. Mặc dù vậy, KPMG Việt Nam luôn khẳng định được vị thế của mình. Nhân viên KPMG đã có mặt tại hầu khắp các khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nước. Tỉnh thành nào có sự xuất hiện của các công ty nước ngoài, các tổ chức quốc tế thì ở đó có khách hàng của KPMG. Trong năm 2007, KPMG Việt Nam đã ký hợp đồng kiểm toán và tư vấn tài chính với hơn 950 khách hàng trong cả nước. Cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng nên khách hàng của công ty cũng rất đa dạng, chủ yếu là các doanh nghiệp, các dự án có vốn đầu tư trong và ngoài nước về những lĩnh vực: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, nông nghiệp, tự động hóa, thực phẩm,… Cung cấp dịch vụ tài chính: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, môi trường tài chính… Thương mại, nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. Kinh doanh bất động sản Xây dựng dầu khí, đóng tàu Viễn thông, công nghệ thông tin Những dự án, chương trình lợi nhuận và phi lợi nhuận của chính phủ Việt Nam, của các tổ chức quốc tế. Nhờ thế mạnh kiểm toán và tư vấn tài chính, đặc biệt là kiểm toán ngân hàng nên KPMG Việt Nam có một lượng lớn khách hàng là các ngân hàng ở trong và ngoài nước. Hiện tại 80% các ngân hàng và tổ chức tài chính có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là khách hàng của công ty, trong số đó phải kể đến những ngân hàng nổi tiếng thế giới như ABN Amro Bank, ANZ, HSBC, Chinfon Bank… Các khách hàng là ngân hàng quốc doanh bao gồm ngân hàng Công thương, Ngoại thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, .. Bằng năng lực và kinh nghiệm của mình, KPMG Việt Nam đã lấy được lòng tin từ khách hàng và khẳng định uy tín của mình. Chất lượng dịch vụ mà KPMG mang lại đã thực sự đem lại lợi ích cho đối tác khiến họ trở thành khách hàng lâu năm của công ty. Sơ đồ 3. Thị phần của thành viên khu vực của công ty KPMG Kết quả hoạt động của công ty KPMG Việt Nam Nằm trong mạng lưới của KPMG quốc tế, KPMG Việt Nam đã chứng tỏ được năng lực của mình. Qui mô hoạt động không ngừng được mở rộng, vốn đầu tư của công ty từ 1 triệu USD năm 1994 đã tăng lên 4 triệu USD tính đến tháng 4 năm 1999, tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng số vốn đầu tư là 100%. Doanh thu của công ty đạt tỷ lệ gia tăng khá ổn định, cụ thể: tăng 14,8% giai đoạn 2004-2005, tăng 13% giai đoạn 2005-2006 và tăng 15% giai đoạn 2006-2007. Riêng trong năm 2007, tổng doanh thu của KPMG Việt Nam đạt 4,5 triệu USD. Sơ đồ 4. Biểu đồ về doanh thu theo tháng của công ty KPMG Việt Nam Là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, KPMG Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào Ngân hàng Nhà nước. Công ty cũng đã hỗ trợ và tham gia kiểm toán tư vấn cho nhiều dự án, giúp chính phủ Việt Nam trong công tác cải thiện năng lực thể chế và điều hành nền kinh tế. Bằng thành tích hoạt động của mình, KPMG Việt Nam đã góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực kế toán, kiểm toán của nước ta. Công ty đã được Bộ Tài chính tặng bằng khen, được thời báo kinh tế Việt Nam trao tặng giải thưởng Rồng Vàng trong 5 năm liền từ năm 2003-2007 cho nhà cung cấp dịch vụ tài chính tốt nhất, được nhận Cúp Vàng “vì sự phát triển của cộng đồng năm 2004”. Bảng 1.1 Doanh thu của thành viên của công ty KPMG tại các khu vực Doanh thu của KPMG tại các khu vực (tỷ USD ) KPMG khu vực 2007 2006 Tăng (%) Mỹ 6,59 5,96 10,6% Châu Á Thái Bình Dương 2,55 2,10 21,6% Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi, Nam Á 10,67 8,82 20,9 Tổng 19,81 16,88 17,4% 1.4 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG 1.4.1. Tổ chức công tác kiểm toán KPMG Việt Nam hiện đang áp dụng một hệ thống phương pháp kiểm toán tiên tiến, mang tính đặc thù cao, đó là phương pháp KAM (KPMG Audit Manual). Theo đó các cuộc kiểm toán của công ty đều phải được tiến hành với một trình tự chuẩn được sử dụng đối với mọi chi nhánh của KPMG trên toàn thế giới, có sửa đổi cho phù hợp với chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam. Các điểm chính của phương pháp này là: Đáp ứng các yêu cầu của chuẩn mực quốc tế và quốc gia tương ứng: KPMG thiết lập các tiêu chuẩn cao trong việc thực hiện kiểm toán chất lượng dựa trên rủi ro và thực hiện kiểm toán tuân theo các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế. Nhấn mạnh nội dung trọng tâm của các thử nghiệm cơ bản và đánh giá rủi ro hiệu quả và thử nghiệm kiểm soát: mỗi khía cạnh của KAM tập trung vào việc kiểm tra nghiêm nghặt các báo cáo tài chính của khách hàng: Các rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến các khoản mục trên báo cáo tài chính? Các thủ tục kiểm toán nào có thể xử lý được các rủi ro này? Rủi ro sai sót lớn nhất nằm ở đâu? Hệ thống kiểm soát nội bộ làm giảm mức độ rủi ro này như thế nào? Các nghiệp vụ và số dư được tính toán và ghi nhận có chính xác không? Áp dụng phương pháp đa ngành với các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành và am hiểu tường tận nội dung công việc và có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để thực hiện kiểm toán. Khả năng thực hiện một cuộc kiểm toán có chất lượng phụ thuộc vào sự hiểu biết tường tận về qui trình hoạt động, chính sách kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và các vấn đề báo cáo tài chính cụ thể của ngành và của Ngân hàng. Các nhân viên chuyên ngành của KPMG có thể bao gồm cả các chuyên gia về thuế và quản lý rủi ro thông tin. Cung cấp nền tảng cho một phương pháp kiểm toán đồng bộ ở mọi nơi mà KPMG hoạt động và cũng cố tính liên tục và phối hợp toàn cầu. KAM được thiết lập bởi các công ty thành viên KPMG và các chuyên gia trên thế giới tại 144 quốc gia. Điều này có nghĩa là ở bất kỳ nơi nào có kiểm toán, thì các nhân viên của KPMG sẽ được hướng dẫn với cùng một phương pháp kiểm toán, các qui trình và cách thức thu thập và ghi nhận bằng chứng kiểm toán. Các công cụ kỹ thuật KAM KAM được hỗ trợ bởi các công cụ kỹ thuật mạnh và dễ sử dụng; hỗ trợ việc thực hiện đồng bộ trong chu trình kiểm toán; và giúp nâng cao chất lượng kiểm toán. Công cụ kỹ thuật chính của chúng tôi là Vector được xây dựng trên nền tảng công nghệ của CaseWare International Inc và Groove Networks Inc, và được điều chỉnh bởi KPMG cho mục đích sử dụng của các kiểm toán viên ở các công ty thành viên trên thế giới. Từ chuẩn này, căn cứ vào đặc điểm riêng về qui mô và ngành nghề kinh doanh của khách hàng mà kiểm toán viên sẽ xây dựng nên những chương trình kiểm toán phù hợp với mỗi khách hàng và yêu cầu của cuộc kiểm toán ở KPMG Việt Nam bao gồm những bước sau: Sơ đồ 7. Các bước tổ chức công tác kiểm toán tại công ty KPMG Việt Nam Chuẩn bị kiểm toán Chấp nhận thư mời Ký kết hợp đồng kiểm toán Lựa chọn đội ngũ kiểm toán Xây dựng chiến lược kiểm toán Tìm hiểu mục tiêu và chiến lược kinh doanh của khách hàng. Xác định mức độ rủi ro Phân tích và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Đánh giá mực độ rủi ro và các thủ tục kiểm soát nội bộ Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết Tổng hợp và đánh giá ban đầu Đánh giá các rủi ro kinh doanh và tính hiệu quả của các thủ tục kiểm soát nội bộ. Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cơ bản Thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán Thu thập và đánh giá số dư cuối năm Phân tích xu hướng và tình hình tài chính Tổng hợp và chuẩn bị báo cáo kiểm toán Trao đổi với khách hàng Xác định các vấn đề cần hoàn thiện Lập báo cáo kiểm toán chính thức Đưa ra ý kiến kiểm toán Phát hành thư quản lý 1.4.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán Đây là bước vô cùng quan trọng có tính quyết định đến nội dung của cuộc kiểm toán. Các kiểm toán viên cao cấp (các chủ nhiệm kiểm toán) trong KPMG sẽ có nhiệm vụ lập ra chiến lược và kế hoạch kiểm toán, giúp nhóm thực hiện kiểm toán dễ dàng hơn khi xác định các lĩnh vực cần phải quan tâm trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, các phương pháp tiếp cận và tìm kiếm bằng chứng một cách hiệu quả, cá phương pháp kiểm soát thích hợp cho mỗi phần hành mà từng kiểm toán viên đảm nhiệm. KPMG sử dụng phương pháp kiểm toán trên cơ sở rủi ro để tìm hiểu khách hàng, môi trường và ngành kinh doanh. Nhóm kiểm toán sẽ nhận định các khoản mục có khả năng xảy ra rủi ro sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. KPMG có thể thực hiện việc này thông qua việc phỏng vấn ban giám đốc và các nhân viên khác của khách hàng, thực hiện các thủ tục phân tích, quan sát và kiểm tra. Cụ thể là KPMG sẽ xem xét: Cơ sở lập báo cáo tài chính Lĩnh vực kinh doanh và ngành Các chính sách và thực tiễn kế toán Đánh giá hoạt động tài chính Hệ thống kiểm soát nội bộ KPMG sẽ xác định các khoản mục mà ước tính và đánh giá của ban giám đốc có thể có ảnh hưởng trọng yếu trên báo cáo tài chính. Công ty phân tích độ lớn của các rủi ro phát hiện được và xác định các thủ tục tương ứng. Sơ đồ hoạch định của KPMG liên kết các rủi ro đến các tài khoản trọng yếu và các cơ sở dẫn liệu có liên quan trong báo cáo tài chính, và tập hợp các cơ sở dẫn liệu về các tài khoản này vào các mục tiêu kiểm toán. Những cơ sở dẫn liệu này bao gồm tính đầy đủ của một tổng thể, tồn tại, chính xác, đánh giá, quyền sở hữu và sự trình bày. Với mỗi mục tiêu, nhóm kiểm toán xác định một mức rủi ro và xác định sơ bộ việc kết hợp hiệu quả khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và kiểm tra các nghiệp vụ riêng biệt và các số dư. 1.4.1.2. Thực hiện kiểm toán Bước này được thực hiện trên cơ sở kế hoạch đã được lập về thời gian, phạm vi thực hiện, nội dung kiểm toán. Quá trình thực hiện được tiến hành một cách toàn diện, đảm bảo đúng tiến độ xây dựng trong kế hoạch. Thực tế, KPMG thường tiến hành hai cuộc kiểm toán đối với mỗi khách hàng: kiểm toán giữa năm tài chính và kiểm toán kết thúc năm tài chính. Đối với cuộc kiểm toán vào giữa năm tài chính, kiểm toán viên thường tiến hành các công việc: phân tích chu trình, thực hiện thủ tục kiểm soát và một phần các thử nghiệm cơ bản. Trong việc phân tích chu trình, KTV đi sâu vào tìm hiểu các hoạt động chính của chu trình: các nghiệp vụ mang tính trọng yếu, diễn ra thường xuyên, các nghiệp vụ phức tạp, có giá trị giao dịch lớn, đồng thời KTV xem xét cả hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình. Việc rà soát lại một lần nữa hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng cho phép KTV đưa ra đánh giá cuối cùng về mức độ rủi ro của những sai phạm trọng yếu và quyết định số lượng các thử nghiệm cơ bản sẽ thực hiện. Đối với mỗi cuộc kiểm toán kết thúc năm tài chính, KTV cập nhật thêm các hiểu biết về khách hàng, kết luận sau cùng về hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đây các thủ tục kiểm toán cơ bản được thực hiện tương ứng với kết luận sau cùng. Đó là các thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết số dư. Một điểm luôn được các KTV của KPMG lưu ý trong kiểm toán báo cáo tài chính là về hình thức các tài khoản trên báo cáo được kiểm tra riêng biệt nhưng thực tế KTV luôn xem xét chúng trong các mối quan hệ nội tại có ảnh hưởng đến công việc kiểm toán và việc ra ý kiến kiểm toán. Trong quá trình thực hiện, KTV vừa nghiên cứu tổng quan (ví dụ như liên hệ và xem xét đến các hoạt động sản xuất của khách hàng), vừa đi sâu vào điều tra chọn mẫu trên cơ sở khai thác tối đa các tài liệu và những kết luận có sẵn. Điều này giúp co công việc kiểm toán trở nên linh hoạt và đạt hiệu quả cao nhất. 1.4.1.3. Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán chính là sản phẩm của KTV. Trong bước này KTV tiến hành tổng hợp các bằng chứng thu thập được và đưa ra những điều chỉnh cần thiết cho báo cáo tài chính, đồng thời trao đổi với ban giám đốc của công ty khách hàng. Cùng với báo cáo kiểm toán, thư quản lý cũng được lập để gửi tới khách hàng. Thư quản lý trình bày chi tiết các nhược điểm còn tồn tại trong hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng được tìm ra bởi KTV khi tiến hành thực hiện cuộc kiểm toán. Đông thời thư quản lý cũng đề xuất với ban giám đốc khách hàng cách thức sửa chữa, khắc phục các yếu điểm đó. Báo cáo kiểm toán trình bày ý kiến cuối cùng của KTV về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính về hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng. Báo cáo kiểm toán được lập đảm bảo đúng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được công nhận. 1.4.1.4. Công việc thực hiện sau khi phát hành báo cáo kiểm toán Thời điểm KTV phát hành báo cáo kiểm toán là lúc công việc kiểm toán kết thúc. Tuy nhiên nếu có sự kiện phát sinh dẫn đến việc điều chỉnh hoặc sửa đổi trên báo cáo tài chính của công ty khách hàng thì KTV sẽ có trách nhiệm xem xét lại báo cáo của mình liệu có phải điều chỉnh theo. Lợi ích của phương pháp này là: Tập trung rõ ràng vào các chu trình chủ yếu của Công ty kết hợp với những phản hồi liên tục về các rủi ro, những yếu kém về kiểm soát nội bộ và các cơ hội để cải thiện hoạt động của khách hàng; Các vấn đề chính được phát hiện một cách nhanh chóng và được thông báo đến Ban Giám đốc; Tính hữu hiệu và hiệu quả chi phí cùng với phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro của KPMG; và Đáp ứng tất cả các nhu cầu về ngày phát hành báo cáo của khách hàng mà không có các vấn đề bất ngờ phát sinh vào phút cuối. 1.4.2 Tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán là tài liệu do công ty kiểm toán lập, phân loại, sử dụng và lưu trữ trong một cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán bao gồm mọi thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán để làm cơ sở cho việc hình thành và đưa ra ý kiến của kiểm toán viên theo đúng chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam hoặc kiểm toán quốc tế được công nhận. Xác định tầm quan trọng của hồ sơ kiểm toán trong hoạt động kinh doanh của mình, KPMG Việt Nam đã tổ chức việc lập, lưu trữ và bảo quản các hồ sơ kiểm toán rất khoa học và nghiêm ngặt. Công ty thực hiện kiểm toán theo phương pháp KAM- KPMG Audit Manual, theo đó trong mỗi một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khách hàng, các giấy tờ xác nhận của bên thứ ba hoặc các bên có liên quan cũng như các báo cáo mà kiểm toán viên lập ra trong quá trình thực hiện kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán được sắp xếp khoa học, tuân theo dúng qui định, có đầy đủ chữ kí, xác nhận của người có thẩm quyền. Các phần trong hồ sơ kiểm toán của KPMG được đánh dấu theo thứ tự từ A->Z, trong đó có những phần bắt buộc cho mọi cuộc kiểm toán và có những thay đổi tuỳ theo đặc điểm của công ty khách hang và yêu cầu kiểm toán. Cụ thể như sau : Quản lí cuộc kiểm toán Báo cáo Các trao đổi của KPMG Phân tích chiến lược Chương trình kiểm toán chuẩn mực Phân tích chu trình và các thủ tục kiểm toán cơ bản Từ G trở đi là phần không bắt buộc, thay đổi tuỳ theo loại hình kinh doanh và yêu cầu kiểm toán của công ty khách hang. Mỗi phần sẽ lưu lại giấy tờ làm việc trong một chu trình (process) trong cuộc kiểm toán. Z – Các nhiệm vụ trọng yếu Kết thúc mỗi cuộc kiểm toán, hồ sơ kiểm toán sẽ được duyệt bởi cấp lãnh dạo cao hơn như trưởng nhóm, trưởng phòng kiểm toán, giám đốc. Sau đó, hồ sơ dược lưu trữ và bảo quản tại hai nơi, một là thư viện của công ty, hai là trên mạng máy tính nội bộ của công ty. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và lưu trữ hồ sơ kiểm toán không những đảm bảo chính xác mà còn giúp kiểm toán hoàn thành nhanh chóng cuộc kiểm toán. Công việc kiểm toán được hỗ trợ thêm nhiều chức năng tính toán, tìm kiếm và liên kết thông tin, tiết kiệm được chi phí và lại nâng cao chất lượng. Các tài liệu trong Hồ sơ kiểm toán sẽ được lưu trữ, sắp xếp thành bốn loại File chính: CAF (Current Audit File) bao gồm các giấy tờ mang thông tin về khách hàng, các bằng chứng thu thập được, các tác nghiệp kiểm toán do kiểm toán viên lập. PAF (Past Audit File) gồm các hợp đồng kiểm toán được tập hợp qua nhiều năm giữa KPMG và một khách hàng.. CORR (Correspondence file) chứa đựng các thư từ trao đổi giữa KPMG và khách hàng. FOA (File of account) bao gồm mọi báo cáo kiểm toán. 1.4.3 Hệ thống kiểm soát chất lượng tại công ty KPMG Việt Nam Công việc kiểm soát chất lượng của hoạt động kiểm toán là việc làm cấp thiết, giống như một hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo cho việc cung cấp các dịch vụ đạt hiệu quả cao nhất. Tại KPMG, các thủ tục kiểm tra chất lượng được xây dựng căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành trong quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và được chia thành hai lĩnh vực chính: Kiểm soát chất lượng chung toàn công ty và kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán. 1.4.3.1 Kiểm soát chất lượng chung toàn công ty Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 về “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán” nêu rõ “Nội dung, lịch trình và phạm vi của những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lợng của một công ty kiểm toán phụ thuộc vào các yếu tố nhất định về qui mô, tính chất hoạt động của công ty, địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức, việc tính toán xem xét giữa chi phí và lợi ích” Ví dụ điển hình cho công việc kiểm soát chất lượng chung toàn công ty chính là các chính sách, quy định về rất nhiều mặt được đặt ra bởi Ban giám đốc và được cụ thể hóa từ những qui định của KPMG quốc tế với điều kiện thực tế tại Việt Nam, cụ thể: Tính độc lập, đạo đức nghề nghiệp cũng như năng lực chuyên môn của kiểm toán viên. Quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn: phân công công việc kiểm toán; hướng dẫn và giám sát thực hiện kiểm toán; các yêu cầu khi tham khảo ý kiến chuyên gia; điều kiện của việc ký kết hợp đồng kiểm toán và tiêu thức chấp nhận, duy trì khách hàng; quy trình và kĩ thuật kiểm toán, hồ sơ kiểm toán; quy định trong công tác tuyển dụng và đào tạo, trong xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh. Cách thức kiểm tra, theo dõi tính hiệu quả và đầy đủ khi thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty. Các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty kiểm toán KPMG được phổ biến tới tất cả cán bộ, nhân viên của công ty để giúp họ hiểu và thực hiện đầy đủ các chính sách và thủ tục đó. 1.4.3.2 Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán Việc kiểm toán chất lượng cuộc kểm toán thực hiện rất chặt chẽ bao gồm ba giai đoạn: hướng dẫn, giám sát, kiểm tra theo hai nguyên tắc cơ bản: Thực hiện kiểm soát ở mọi giai đoạn của cuộc kiểm toán. Cấp trên tổ chức, phân công, quản lý, bao quát công việc và rà soát kết quả làm việc của cấp dưới. Trong mỗi cuộc kiểm toán, kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán là một công cụ quan trọng để hớng dẫn kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán thực hiện các thủ tục kiểm toán, đó chính là một khâu kiểm soát chất lượng hữu hiệu để đảm bảo công việc kiểm toán đi đúng qui trình, mục tiêu, sự phân công công việc và thời gian đã dịnh. Các giai đoạn sau đó đều có sự giám sát trực tiếp của trưởng nhóm kiểm toán. Trưởng nhóm là người đầu tiên và có trách nhiệm rà soát lại công việc dã thực hiện bởi các kiểm toán viên trong nhóm. Chủ nhiệm kiểm toán là người soát xét chung các công việc đã thực hiện trong quá trình kiểm toán và kết quả đạt được. Ban giám đốc có trách nhiệm xem xét lần cuối cùng trước k._.hi ký vào Báo cáo kiểm toán và thư quản lý gửi đến khách hàng. Các bước kiểm soát tại công ty KPMG Việt Nam được thực hiện như sau Hướng dẫn kiểm toán: Kiểm toán viên phải hướng dẫn trợ lý kiểm toán những nội dung cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán và trách nhiệm của họ đối với công việc được giao, mục tiêu của những thủ tục mà họ phải thực hiện, đặc điểm, tính chất hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng và những vấn đề kế toán hoặc kiểm toán có thể ảnh hưởng tới nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán mà KTV đang thực hiện. Giám sát kiểm toán: Bước kiểm soát này nhằm mục đích xác định xem - Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc đợc giao hay không; - Các trợ lý kiểm toán có hiểu các hướng dẫn kiểm toán hay không; - Công việc kiểm toán có đợc thực hiện theo đúng kế hoạch kiểm toán tổng thể và chơng trình kiểm toán hay không; Người chịu trách nhiệm giám sát quá trình kiểm toán có nhiệm vụ nắm bắt và xác định các vấn đề kế toán và kiểm toán quan trọng phát sinh trong quá trình kiểm toán để điều chỉnh kế hoạch kiểm toán tổng thể và chơng trình kiểm toán cho phù hợp. Đồng thời tiến hành xử lý các ý kiến khác nhau về chuyên môn giữa các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán cùng tham gia vào cuộc kiểm toán và cân nhắc xem có phải tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn không; Kiểm tra kiểm toán Kiểm toán viên và công ty kiểm toán thường xuyên kiểm tra các công việc sau: - Thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể và chơng trình kiểm toán; Việc đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, bao gồm cả việc đánh giá kết quả của các thử nghiệm kiểm soát và đánh giá những sửa đổi (nếu có) trong kế hoạch kiểm toán tổng thể và chơng trình kiểm toán; - Việc lưu vào hồ sơ kiểm toán những bằng chứng kiểm toán thu đợc bao gồm cả ý kiến của chuyên gia t vấn và những kết luận rút ra từ việc tiến hành các thử nghiệm cơ bản; - Báo cáo tài chính, những dự kiến điều chỉnh báo cáo tài chính và dự thảo báo cáo kiểm toán. Bên cạnh đó, KPMG Việt Nam còn chịu sự kiểm tra, giám sát từ mạng lưới KPMG quốc tế dưới hình thức cá cuộc kiểm toán “nóng” và “lạnh”. Kết quả của cuộc kiểm toán này sẽ đánh giá và xếp loại về chất lượng và kiểm soát chất lượng trong hoạt động của KPMG Việt Nam. Việc phân công trách nhiệm trong việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ dồ 8.Sơ đồ phân công trách nhiệm kiểm soát chất lượng kiểm toán Tổng giám đốc Trưởng phòng kiểm toán Phó tổng giám đốc Trưởng nhóm kiểm toán Phó phòng kiểm toán Giám sát viên Trợ lý kiểm toán cấp I Trợ lý kiểm toán cấp II CHƯƠNG 2 KIỂM TOÁN THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN 2.1 Thực trạng kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện tại công ty A 2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán A là khách hàng mới của KPMG, đây là năm đầu tiên A được kiểm toán bởi công ty KPMG. Giai đoạn này đóng vai trò quan trọng và định hướng cho toàn bộ cuộc kiểm toán vì vậy thường được thực hiện bởi những KTV có kinh nghiệm. Bước 1: Xác định phạm vi cuộc kiểm toán Hợp đồng kiểm toán được kí kết giữa A và công ty KPMG là hợp đồng kiểm toán điển hình cho một năm tài chính. Theo đó cuộc kiểm toán sẽ được tiến hành theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Cuộc kiểm toán này không bao gồm những yêu cầu đặc thù của ngành trong việc trình bày BCTC. Thời gian kiểm toán của khách hàng A là 300 giờ. Những thông tin trên được trình bày cụ thể trong mục phạm vi kiểm toán của tài liệu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Bước 2: Xem xét các quyết định kiểm toán Bước này bao gồm các công việc: Bố trí nhóm kiểm toán, xem xét nhu cầu sử dụng chuyên gia thuế, IRM- chuyên gia phân tích rủi ro. Với cuộc kiểm toán của khách hàng A - là khách hàng không có quy mô lớn, nhóm kiểm toán bao gồm 5 người bao gồm 1 nhân viên kinh nghiệm S1 làm trưởng nhóm, 1 nhân viên A1- trợ lý cấp cao và 2 nhân viên A2- trợ lý và 1 thực tập sinh. Cuộc kiểm toán với khách hàng A có yêu cầu được sử dụng nhân viên phân tích rủi ro thông tin (IRM) do hệ thống thông tin của khách hàng tương đối phức tạp đòi hỏi phải có sự thử nghiệm trước khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát, đồng thời dây là năm đầu tiên KPMG tiến hành kiểm toán khách hàng A nên việc phân tích rủi ro ban đầu cần được coi trọng. Cuộc kiểm toán được tiến hành vào tháng 2 đến tháng 3 năm 2008 Bước 3: Tìm hiểu thông tin cơ sở về khách hàng Công ty TNHH A là công ty 100% vốn nước ngoài của Nhật được thành lập theo giấy phép đầu tư số 32/GP-KCN-HN cấp bởi ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Hà Nội, cấp ngày 29/4/2002. Thời hạn của giấy phép kinh doanh là 45 năm kể từ ngày cấp.. Trong giấy phép đầu tư sửa đổi số 32/GPDC1-KCN-HN cấp ngày15/04/2005 công ty đã tăng tổng vốn đầu tư từ 3,8 triệu USD lên 13,3 triệu USD và tăng vốn pháp định từ 1,2 triệu USD lên 4 triệu USD. Vốn pháp định của công ty hiện nay là gần 63 triệu đồng. Hiện nay, công ty tập trung vào hoạt động sản xuất và lắp đặt các trang thiết bị vận tải. Công ty bắt đầu sản xuất từ 01/03/2003 và có lợi nhuận từ năm 2004. Trong 9 tháng đầu năm 2007, công ty thua lỗ VND1,354,868 nghìn, tuy nhiên 3 tháng gần đây nhất, công ty có mức lợi nhuận đạt VND 632,415 nghìn. Sau 4 năm hoạt động, công ty A đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài và các nhà sản xuất trong nước vì các sản phẩm đều đáp ứng được các yêu cầu chất lượng và yêu cầu kỹ thuật Hiện tại, công ty sử dụng 139 lao động Việt Nam and 2 chuyên gia nước ngoài, tất cả đều có hợp đồng lao động. Tỉ lệ thay thế các lao động chủ chốt khá cao. *Khách hàng: Trong năm 2007, công ty đã tiêu thụ hầu hết sản phẩm trong thị trường nội địa (HAL Việt Nam: 72%), xuất khẩu sang công ty mẹ 22% và xuất khẩu sang Honda Thái Lan 6%. Công ty A đã được thừa hưởng công nghệ hiện đại từ công ty mẹ. Công ty cũng bán sản phẩm cho Honda Việt Nam và một số khách hàng nhỏ lẻ tại địa phương (tuy nhiên đây không phải là những khách hàng thường xuyên). Các nhà đầu từ luôn mong đợi lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của công ty phụ thuộc vào nhu cầu của những khách hàng chính là công ty mẹ, HAL Việt Nam và Honda Thái Lan. * Các đơn vị cung cấp: phân thành 2 loại lớn là nhà cung cấp nội địa và nhà cung cấp nước ngoài trong đó có công ty mẹ ở Nhật Bản. * Cơ hội và thách thức: - Các sản phẩm của công ty chủ yếu để xuất khẩu và cung cấp cho HAL Việt Nam (một trong những nhà cung cấp của Yamaha), tuy nhiên, công ty cũng có ý định mở rộng và đa dạng hóa khách hàng nội địa từ năm 2007. - Công ty còn có thêm ưu thế cạnh tranh chính là công nghệ hiện đại được chuyển giao từ công ty mẹ. Đồng thời đơn vị cung cấp nguyên liệu thô lớn nhất cho công ty chính là công ty mẹ. Giá mua được qui định bởi công ty mẹ. - Lợi thế từ các khách hàng: Hiện tại, chỉ có những khách hàng chính là công ty mẹ và HAL Việt Nam. Công ty có kế hoạch tăng cường khách hàng nội địa từ năm tới, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến lợi thế cao này. Từ những điều kiện và xu hướng trên có thể sẽ ảnh hưởng tới lượng hàng bán vào đầu năm tới, do đó thuế GTGT phát sinh được kì vọng cũng thay đổi theo xu thế này. Thuế GTGT áp dụng theo phương pháp khấu trừ. * Các chính sách kế toán hiện hành: Các bản ghi kế toán của công ty chịu ảnh hưởng nhất định từ luật kế toán Việt Nam và 6 tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (bao gồm những thay đổi trong chính sách kế toán, ước lượng kế toán và sai số; những hoạt động sau ngày quyết toán, và việc hoãn thuế) được công bố năm 2005. Một trong những chính sách kế toán quan trọng của doanh nghiệp là ghi nhận doanh thu. Việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán ở công ty A là phù hợp và chấp nhận được. Doanh nghiệp có cơ cấu nhỏ: Phòng kế toán gồm 2 người: chị Thủy phụ trách kế toán tổng hợp và chị Nhung kế toán viên. Tổng giám đốc phụ trách trực tiếp các giao dịch với ngân hàng. Đây là những người phụ trách hành chính của công ty. Sự phân chia nhiệm vụ này là hợp lý vì đây là một doanh nghiệp nhỏ. Các bản ghi kế toán không lớn và đơn giản. Bước 4: Tìm hiểu hoạt động kế toán phần hành thuế GTGT và hệ thống kiểm soát nội bộ Hệ thống kiểm soát nộ bộ và các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục thuế được khách hàng thực hiện đầy đủ và được đánh giá hiệu quả, đảm bảo sự phân công phân nhiệm. Do vậy, qua quá trình tìm hiểu hoạt động kế toán và hoạt động kiểm soát đối với khoản mục thuế GTGT, KTV có thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ trong quá trình thực hiện kiểm toán tại khách hàng A. Bảng 2.1: Tìm hiểu về hoạt động kế toán và HTKSNB đối với thuế GTGT của khách hàng A Tìm hiểu hoạt động kế toán và HTKSNB đối với khoản mục VAT Khách hàng: Công ty A Kỳ kế toán 31/12/2007 Người thực hiện TQH Ngày thực hiện 11/10/2007 WP C128 Các hoạt động kiểm soát nội bộ để đảm bảo không xảy ra sai sót trọng yếu Mô tả hoạt động kiểm soát Sử dụng hệ thống thông tin? Đã được kiểm tra? VAT VAT đầu vào: Bao gồm VAT từ doanh thu hàng nội địa với mức thuế suất VAT đàu vào là 0%, 5% và 10%. VAT đầu ra: chỉ bao gồm VAT từ doanh thu hàng hàng nội địa bán cho Hal Việt Nam. Thuế suất VAT đầu ra là 10%, trừ hàng xuất khẩu cho công ty mẹ ở Nhật có thuế suất là 0%. Dựa vào từng hóa đơn, kế toán nhập VAT đầu ra và đầu vào lên sổ nhật kí. Đồng thời kế toán ghi nhận VAT được khấu trừ vào một danh sách VAT khấu trừ khác để chuẩn bị cho quá trình hoàn thành tờ khai thuế cho cả tháng. Danh sách này sẽ được đình kèm theo từng tháng. Tờ khai thuế GTGT được cơ quan thuế Hà Nội chấp nhận. . Đối chiếu giữa tờ khai thuế, hóa đơn và Sổ Cái Không Có Hàng tháng các nhân viên phòng kế toán chuẩn bị tờ khai thuế. Cuối tháng, chị Thủy kế toán thuế thực hiện đối chiếu giữa tờ khai thuế và Sổ Cái bao gồm cả thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu ra. Sau khi đối chiếu, họ sẽ lập biên bản đối chiếu hàng tháng trên đó ghi rõ số liệu kê khai và số liệu trên sổ cái của thuế GTGT (đầu vào và đầu ra), tính toán lượng chênh lệch và nêu rõ nguyên nhân. Công việc này được trình bày trên GTLV và được chị Hiền kế toán trưởng xem xét và kiểm tra lại. Sau đó, tờ khai thuế và danh sách các hóa đơn sẽ được trình cho bộ phận thuế xem xét. Thủ tục kiểm soát đối với khoản mục thuế này được thực hiện từ năm 2004 Ban giám đốc xem xét và phê chuẩn tờ khai thuế Không Không Sau khi được chuẩn bị bởi kế toán trưởng, tờ khai thuế sẽ được đưa cho Tổng Giám đốc xem xét và thông qua. Bước 5: Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ Sau khi đã thu thập những thông tin cơ bản về khách hàng cũng như về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ trên Bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD bằng cách so sánh trị số của các khoản mục vào thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ. Thuế GTGT là khoản mục nhỏ nên KTV tiến hành phân tích sơ bộ những khoản mục lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động thuế GTGT như bảng sau: Bảng 2.2. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ của khách hàng A Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ Khách hàng: Công ty A  WP: C130 Người thực hiện : N.H.N Kỳ kế toán :31-12-2007 Ngày thực hiện : 12/10/2007 Bảng cân đối kế toán Đơn vị: 1000 VND Chỉ tiêu Số liệu chưa kiểm toán Số liệu đã kiểm toán Chênh lệch Ghi chú 12/31/2007 12/31/2006 VND % ….. Tài sản cố định 14.321.973 13.379.107 942.866 7 … Phân tích sơ bộ tình hình tài chính Tài sản cố định Công ty mua thêm một số tài sản mới nhằm tăng năng lực sản xuất. TSCĐ tăng 18.287 tỉ đồng bao gồm có xây dựng cơ sở mới là 15.619 tỉ đồng. Do tài sản cố dịnh tăng nên VAT đầu vào cũng tăng tương ứng. Báo cáo Kết quả kinh doanh Đơn vị: 1000 VND Chỉ tiêu Số liệu chưa kiểm toán Số liệu đã kiểm toán Chênh lệch Ghi chú  … 2007 2006 1000 VND % Doanh thu thuần 17,500,627 20,335,241 (2,834,614) -0,14 N1 Giá vốn hàng bán 15,033,473 18,215,421 (3,181,948) -0,17 N2 Phân tích sơ bộ về kết quả hoạt động kinh doanh Doanh thu Doanht hu từ hàng hóa xuất khẩu sang công ty mẹ chiếm 32%, (năm 2006 là 69%) và doanhh thu từ Hal Việt Nam chiếm 68%. Doanh thu từ khách hàng địa phương Hal tăng đáng kể từ năm 2006. Công ty A đã đáp ứng được những yêu cầu từ phía khách hàng và trở thành nhà cung cấp chính do đó số hợp đồng cũng tăng theo. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng sản phẩmcủa công ty mẹ giảm nên sản lượng doanh thu giảm đáng kể. Khoản mục doanh thu ảnh hưởng trực tiếp tới thuế GTGT đầu ra do vậy thuế GTGT đầu ra có xu hướng giảm. Giá vốn hàng bán và tỉ lệ lợi nhuận gộp Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các chi phí khấu trừ nhà xưởng, máy móc. Giá vốn hàng bán giảm 17% không phù hợp với lượng doanh thu giảm vì sản phẩm của công ty giảm trong giai đoạn này do giảm nhu cầu từ công ty mẹ, nhưng chi phí sản xuất chung vẫn không thay đổi Tỉ lệ lợi nhuận gộp của công ty nằm trước là 33% trong khi năm nay chỉ đạt 20% do hai nguyên nhân: Nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty mẹ giảm và chi phí cố định tăng. Kết luận: Dựa vào thủ tục phân tích sơ bộ KTV nhận thấy không tồn tại sự thiếu phù hợp nào giữa các số liệu trên báo cáo tài chính của công ty cũng như giữa báo cáo tài chính và những hiểu biết của KTV về tình hinh kinh doanh của khách hàng. Bước 6: Đánh giá rủi ro và lựa chọn cách thức tiếp cận kiểm toán Qua trao đổi với khách hàng và những thông tin thu thập được trong quá trình lập kế hoạch, cũng như thực hiện các thủ tục phân tích rủi ro, KTV nhận thấy rủi ro tiềm tàng lớn nhất là do hội đồng quản trị đồng thời là Ban giám đốc (chưa có ủy ban kiểm soát) nên tồn tại khả năng thông tin tài chính bị sai lệch đặc biệt là chi tiêu doanh thu. Dưới áp lực của việc ra báo cáo hàng quí và hàng năm được tốt hơn, sai sót về tính đúng kì vào cuối năm tài chính có thể ảnh hưởng quan trọng đến báo cáo tài chính. Điều này ảnh hưởng gián tiếp tới khoản mục thuế GTGT phát sinh. Mức rủi ro tiềm tàng thể hiện trong “ma trận lập kế hoạch” (planning matrix). Qua bảng 2.1 ta thấy khoản mục thuế và phải nộp ngân sách nhà nước cũng như thuế GTGT được khấu trừ của A được đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức trung bình do đó phương pháp tiếp cận kiểm toán được áp dụng là chi tiết số dư tài khoản, tức là kiểm toán chủ yếu sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết. Tài khoản và khoản mục Số dư Rủi ro tiềm tàng xác định Cách thức tiếp cận kiểm toán Kì trước tai ngày 31/12/06 Giai đoạn Lập kế hoạch tại ngày 30/9/07 Cơ sở dẫn liệu RủI ro về gian lận Dẫn chiếu đến mục tiêu kiểm toán Đánh giá rủi ro tiềm tàng Nhu cầu về chuyên gia của KPMG và bên ngoài Áp dụng thử nghiệm kiểm soát Trắc nghiệm độ vững trãi Cách thức tiếp ba tổng thể Tính đầy đủ Hiện hữu và phát sinh Chính xác số học Tính giá Quyền và nghĩa vụ Phân loại và trình bày Không có CSDL Thủ tục phân tích Kiểm tra chi tiét Bảng CĐKT ... ... Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 0 183,186 X X X ¨ R100 M Có Có Có Chi tiết số dư tài khoản Phải nộp Ngân sách Nhà nước 425,862 53,446 X X X ¨ R100 M Có Có Có Chi tiết số dư tài khoản Báo cáo KQKD ... Doanh thu thuần 20,335,241 17,500,627 X X X ¨ X K100 S Có Có Có Trắc nghiệm kiểm soát và công việc Giá vốn hàng bán 18,215,421 15,033,473 X X X X ¨ L101 M Có Có Có Trắc nghiệm kiểm soát và công việc Bảng 2.3. Ma trận lập kế hoạch của khách hàng A Bước 7: Đánh giá tính trọng yếu Đánh giá tính trọng yếu là một khâu quan trọng của mỗi cuộc kiểm toán. Với mỗi công ty kiểm toán khác nhau sẽ có một cách tiếp cận với tính trọng yếu khác nhau. Như đã nói ở phần trước, đánh giá tính trọng yếu được KPMG thể hiện qua 3 chỉ tiêu là MPP, SMT và ADPT: - MPP (Mức độ trọng yếu cho giai đoạn lập kế hoạch) được xác định trên cơ sở 5% lợi nhuận (lỗ) trước thuế hoặc 0.5% tổng doanh thu hoặc tổng tài sản (tùy theo đánh giá của kiểm toán viên chỉ tiêu nào phù hợp hơn) chính là mức sai sót tối đa mà kiểm toán viên có thể chấp nhận cho toàn bộ báo cáo tài chính. Cần lưu ý rằng MPP có thể được điều chỉnh trong suốt cuộc kiểm toán nếu như cơ sở để tính MPP thay đổi đáng kể so với khâu lập kế hoạch. Cụ thể đối với cả khách hàng A cơ sở để tính MPP phù hợp là tổng tài sản. - SMT (ngưỡng sai phạm có thể chấp nhận được của báo cáo tài chính) được dùng như một tiêu thức xác định tính trọng yếu của số dư tài khoản, loại giao dịch (class of transaction), và xác định bằng 75% MPP. Nếu số dư tài khoản, hoặc giao dịch nào nhỏ hơn SMT, kiểm toán viên có thể đánh giá là không trọng yếu và có thể không cần phải thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết mà chỉ cần trình bày bản chất. - ADPT (ngưỡng sai khác có thể bỏ qua đối với mỗi phát hiện kiểm toán) với ngưỡng này sẽ giúp cho kiểm toán viên đánh giá được các sai khác đối với các phát hiện của kiểm toán là có thể bỏ qua hay cần điều tra thêm. ADPT được xác định bằng 3- 5 % MPP. Đối với khách hàng A, ADPT được xác định bằng 5% MPP (theo nhận định của partner phụ trách khách hàng). Các chỉ tiêu về tính trọng yếu của A được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4: Bảng đánh giá tính trọng yếu của khách hàng A (đơn vị 1000 VND) chỉ tiêu khách hàng Tổng tài sản (Tổng TS) MPP (= 0,5% tổng TS) SMT (= 75% MPP) ADPT (= 5% MPP) A 55,554,375 277,772 208,329 13,889 Bước 8: Thiết lập chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là khâu cuối cùng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Trong chương trình kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán cho giai đoạn thực hiện kiểm toán. a. Thiết kế thử nghiệm kiểm soát: KTV thiết kế thử nghiệm kiểm soát dựa trên hướng dẫn chuẩn và các hoạt động kiểm soát cụ thể của khách hàng. Vì kiểm toán thuế nhất là thuế GTGT thiên về khía cạnh kiểm toán tuân thủ, nên chương trình kiểm toán được áp dụng tương đối đồng nhất giữa các khách hàng của KPMG. Cho cả khách hàng A và B, thủ tục kiểm tra chi tiết được thiết kế chung thông qua bảng câu hỏi (check list). Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên sẽ dựa vào bảng câu hỏi này để định hướng tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ từ đó đưa ra đánh giá ban đầu về mức rủi ro kiểm soát làm cơ sở cho việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát. Những thông tin thu thập được sẽ được điền vào bảng hoặc dẫn chiếu tới các GTLV liên quan được trình bày rõ trên bảng 2.3 đối với khách hàng A. b. Thiết kế thử nghiệm cơ bản: thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết Những thủ tục này mang tính chất bắt buộc phải có khi thực hiện thử nghiệm cơ bản. Vì vậy, chương trình kiểm toán được thiết kế cho thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết của các khách hàng là tương đối giống nhau và được trình bày trong bảng 2.4. Khi thực hiện thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên thực hiện sẽ dẫn chiếu GTLV chi tiết liên quan và ngày hoàn thành vào chương trình kiểm toán. Bảng 2.5. Bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với thuế GTGT của khách hàng A Dẫn chiếu tới GTLV số Thực hiện bởi VẤN ĐỀ CHUNG Xem xét lại các biên bản quyết toán thuế hiện có của các năm trước và đánh giá những phần chứa đựng có rủi ro như giảm trừ khai báo thu nhập, tăng lượng đề nghị khấu trừ, thiếu chứng từ hợp lệ... Bảo đảm rằng thuế được theo dõi và phân loại trong tài khoản thích hợp Yêu cầu giải trình của nhà quản lý về những biến động lớn hoặc những khoản mục bất thường và tìm bằng chứng kiểm toán chi tiết cho những vấn đề đó Biên bản quyết toán thuế hiện có của năm 2005 và 2006 Thuế được theo dõi và phân loại phù hợp Không có NTS 19/10/07 THUẾ GTGT 1. Có mức thuế suất 5%, 10% cho hàng hóa dịch vụ bán ra hay không? Có. Vật liệu phế thải (nhôm) bán ra áp dụng mức thuế suất 5% 2. Thuế GTGT hoàn lại hàng tháng có được đệ trình lên cơ quan thuế trong vòng 10 ngày đầu tháng tiếp theo và thuế GTGT hoàn lại hàng năm có được đệ trình trong vòng 60 ngày của năm tiếp theo hay không? Có. Đã kiểm tra tháng 5 và tháng 9 3. Việc chi trả thuế GTGT cho Nhà nước có được thực hiện tuân theo thời hạn quy định của Luật thuế (trước ngày 25 tháng kế tiếp) hay không? Khoản phải trả thuế GTGT kê khai trong biên bản xin hoàn thuế GTGT (nếu có) có được thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ thời hạn cuối cùng của việc đệ trình báo cáo quyết toán thuế hay không? Có. Đã kiểm tra biên lai nộp thuế của kho bạc tháng 5 và tháng 9. 4. Nếu công ty sử dụng hóa đơn GTGT do mình phát hành, thì họ đã xin phê duyệt và đăng kí sử dụng với cơ quan thuế sở tại hay chưa? Công ty sử dụng hóa đơn do tự mình phát hành. Đã xem biên bản đăng kí với Bộ Tài chính. 5. Trong các chủng loại hàng hóa dịch vụ mà công ty sản xuất và cung cấp, có loại nào thuộc diện miễn thuế GTGT hay không? Nếu có, ảnh hưởng của chúng tới thuế GTGT đầu vào tương ứng có được kê khai hay không? Có, hàng xuất khẩu thuộc diện miễn thuế. 6. Thuế GTGT đầu vào và đầu ra có được ghi nhận hợp lý, hợp lệ (thời điểm ghi nhận, chứng từ ghi nhận) hay không? Thực hiện chọn mẫu. xem R 310 NTS 19/10/07 7. Công ty có kê khai thuế GTGT đầu vào muộn hơn 3 tháng sau ngày hóa đơn được phát hành không? Không. Thực hiện chọn mẫu. Xem R312 8. Đánh giá rủi ro về việc kê khai thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vượt quá lượng thực tế phát sinh hay không? (Trong các trường hợp, thuế GTGT đầu vào kê khai từ các chứng từ không hợp lệ, đặc biệt là các hóa đơn không đầy đủ các thông tin yêu cầu của Luật thuế như các bên giao dịch, địa chỉ, mã số thuế...) Khách hàng có nhận thức tốt về qui định thuế hiện hành. Tờ khai thuế GTGT hàng tháng được chuẩn bị và kiểm tra lại bởi tổng Giám đốc. Rủi ro được đánh giá ở mức thấp. 9. Công ty có duy trì biện pháp kiểm soát nội bộ nào đối với khoản mục thuế GTGT đầu vào và đầu ra hay không? Nếu có, nêu nhận định ban đầu về tính hiệu quả của biện pháp kiểm soát đó. Có, biện pháp kiểm soát được nhận định là thiết kế phù hợp. Cần thực hiện thử nghiệm kiểm soát. Bảng 2.6. Chương trình kiểm toán thuế GTGT Mục tiêu kiểm toán C E A V O P Hoàn thành bởi Dẫn chiếu VẤN ĐỀ CHUNG vỀ THUẾ 1. Xem xét chinh sách kể toán của công ty với khoản mục thuế có nhất quán với kì trước √ NTS 6/8/07 Chính sách kế toán nhất quán với năm trước và tuân thủ qui định hiện hành. 2. Đánh giá thái độ của ban quản lý đối với việc tuân thủ các quy định về thuế thông qua các văn bản trao đổi của cơ quan thuế với công ty Thái độ của ban quản lý đối với khoản mục thuế tốt Thuế GTGT Thử nghiệm cơ bản ban đầu 1. Đối chiếu số đầu kì với số được kiểm toán cuối kì trước để đảm bảo rằng số đầu kì được chuyển sang từ kì trước là phù hợp √ √ √ NTS 6/8/07 R200 2. Cân nhắc những chú ý từ việc đánh giá thuế năm trước với năm nay để xem xét ảnh hưởng √ 3. Đối chiếu số dư cuối kì trên sổ cái với số dư trên bảng cân đối phát sinh và báo cáo tài chính. √ √ √ Thủ tục phân tích 1. Thực hiện tính toán lại thuế GTGT đầu vào theo từng mức thuế suất trên cơ sở những giao dịch mua có giá trị lớn tương ứng và so sánh với số trên sổ sách của khách hàng. Nếu có chênh lệch lớn cần phải điều tra nguyên nhân và bằng chứng phù hợp. √ √ √ R340 2. Thực hiện tính toán lại thuế GTGT đầu ra theo từng mức thuế suất GTGT trên doanh thu (bao hàm thu nhập khác) và so sánh với số trên sổ sách của khách hàng. Nếu có sai khác đáng kể, cần tìm ra nguyên nhân và bằng chứng kiểm toán phù hợp. √ √ √ R330 Thủ tục kiểm tra chi tiết 1. Tìm hiểu và trình bày về thủ tục ghi nhận thuế GTGT của khách hàng. Thuế GTGT đầu vào phải bao gồm cả thuế GTGT từ hàng mua nội địa và hàng nhập khẩu, phần thuế GTGT trong thuế nhà thầu ) √ Chị Hiền kế toán trưởng ghi nhận các bút toán thuế vào những TK riêng biệt. Chị Thủy nhân viên kế toán chuẩn bị các tờ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế. (R310) 2. Xem xét lượng thuế GTGT được khấu trừ (lượng thuế GTGT đầu vào phải được kê khai khấu trừ trong vòng 3 tháng kể từ tháng phát hành hóa đơn) √ 3. Kiểm tra thuế suất GTGT đầu ra có phù hợp với quy định hiện hành . √ 4. Xem xét hóa đơn GTGT của khách hàng có đầy đủ yếu tố theo quy định hay hay chưa. (tính hợp lệ) √ 5. Kiểm tra chứng từ thanh toán thuế GTGT bao gồm biên lai của Kho bạc Nhà nước, bảng sao kê tiền gửi ngân hàng, giấy báo nợ tiền gửi ngân hàng, hoặc biên bản kiểm tra thuế (nếu có) √ 6. Cân nhắc các vấn đề sau có ảnh hưởng tới lượng thuế GTGT phải tra của công ty : Công ty có bán hàng xuất khẩu hay không? Nếu có, xem xét hợp đồng có đủ điều kiện để chịu mức thuế suất 0% GTGT đầu ra hay không và dấu hiêu thực hiện của hợp đồng (như các khoản thanh toán trong năm hoặc năm kế tiếp thực hiện thông qua tài khoản L/C) √ 2.1.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 2.1.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát Qua trao đổi với khách hàng cũng như qua kết quả tìm hiểu về việc ghi nhận và quản lý thuế GTGT của khách hàng A (bảng 2.1), kiểm toán viên xác định ở khách hàng A có thiết kế và duy trì biện pháp kiểm soát nội bộ đối với khoản mục thuế GTGT. Mặc dù cách tiếp cận vẫn là chi tiết số dư tuy nhiên hệ thống kiểm soát nội bộ ban đầu được đánh giá là tốt nên trưởng nhóm xác định có thể thực hiện được thử nghiệm kiểm soát và nếu hệ thống kiểm soát có hiệu quả thì có thể sử dụng thông tin cung cấp từ khách hàng và giảm bớt thủ tục kiểm tra chi tiết. Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện như mẫu sau: Mẫu 1. Thử nghiệm kiểm soát thuế GTGT của khách hàng A Thử nghiệm kiểm soát đối với tính hiệu quả của việc đối chiếu VAT định kì Khách hàng Ngày kết thúc niên độ kế toán Công ty TNHH A 31 tháng 12 năm 07 Người thực hiện Ngày GTLV dẫn chiếu NTS 18 tháng 11 năm 07 R300 Mục tiêu : Đảm bảo một cách hợp lý việc đối chiếu định kì hàng tháng thuế GTGT trên tờ kê khai thuế và sổ cái được thực hiện liên tục và có hiệu quả. Công việc thực hiện: Kiểm tra giấy tờ làm việc thể hiện công việc đối chiếu với tờ khai thuế để kiểm tra việc thực hiện đối chiếu có được thực hiện đầy đủ không. - Phỏng vấn chị Hiền kế toán trưởng về thủ tục kê khai thuế và đối chiếu thuế GTGT trên tờ khai với sổ cái. Đánh giá hiểu biết của họ về quy định hiện hành của Nhà nước đối với thuế GTGT. - Xem xét chữ kí của kế toán trưởng trên mỗi biên bản đối chiếu hàng tháng - Chọn 2 mẫu dối chiếu thuế trong 2 tháng (tháng 3 và tháng 8) để thực hiện lại đối chiếu giữa tờ khai thuế GTGT và sổ cái. Điều tra nguyên nhân khi phát hiện được bất kì sai lệch nào đáng kể. Kết quả thực hiện: Qua phỏng vấn được biết chị Hiền và các nhân viên kế toán đều có kinh nghiệm làm kế toán và nắm bắt được các quy định của Nhà nước về thuế GTGT cũng như đặc thù nghiệp vụ phát sinh của công ty. Các nhân viên kế toán này theo dõi các bước trong thủ tục kiểm soát một cách chặt chẽ. Biên bản đối chiếu thuế GTGT háng tháng có chữ kí phê duyệt của kế toán trưởng. Kết quả đối chiếu lại tháng 3 và tháng 8 đồng nhất với của khách hàng và thu được thông tin sau: VND’000 Nội dung Tháng 8/2007 Tháng 3/2007 Tờ khai thuế Sổ cái Chênh lệch Tờ khai thuế Sổ cái Chênh lệch Thuế GTGT đầu vào 30,861k 30,643k 218k 22,396k 22,396k - Thuế GTGT đầu ra 135,656k 129,718k 5,938k 94,620k 94,620k - Qua phỏng vấn kế toán KTV được biết nguyên nhân chênh lệch khi đối chiếu thuế giữa tờ khai thuế và sổ cái trong tháng 8 vì thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng 7 nhưng đến tháng 8 mới được ghi sổ. Kết luận: Dựa vào kết quả như trên, chúng tôi tin tưởng hoạt động kiểm soát của công ty được thực hiện hiệu quả trong giai đoạn chúng tôi xem xét (mục tiêu đã đạt được) Với kết quả của thử nghiệm kiểm soát như trên, KTV có thể tin tưởng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng A đối với khoản mục thuế GTGT hoạt động hiệu quả và theo đó RoSM (rủi ro phát hiện) đối với khoản mục này sẽ được đánh giá ở mức thấp (L). Do vậy, số mẫu chọn trong để kiểm tra chi tiết sẽ giảm đi đáng kể. 2.1.2.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản Các thủ tục thực hiện trong thử nghiệm cơ bản được tiến hành theo trình tự nhằm đạt được các mục tiêu kiểm toán đã đặt ra tương ứng từng thủ tục trong chương trình kiểm toán thuế GTGT. (Bảng 2.4) ù A. Thực hiện thử nghiệm cơ bản ban đầu òThủ tục 1: Lập bảng tổng hợp số dư khoản mục thuế GTGT Mục tiêu kiểm toán: Thủ tục được thực hiện nhằm đảm bảo số dư đầu kì của thuế GTGT năm nay phù hợp với số liệu đã được kiểm toán năm trước và đảm bảo việc cộng sổ, chuyển sổ các số liệu trên sổ Cái, sổ chi tiết, bảng cân đối phát sinh với báo cáo tài chính được thực hiện đúng đắn. Cũng giống như bất kì việc kiểm toán khoản mục nào, trước khi thực hiện thủ tục kiểm tra phân tích và kiểm tra chi tiết, KTV cần thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng về khoản mục mình thực hiện kiểm toán, cụ thể đối với khoản mục thuế GTGT, kiểm toán viên sẽ cần phải yêu cầu khách hàng cung cấp sổ cái, sổ chi tiết của tài khoản (bao gồm tất cả tiểu khoản) 133 - thuế GTGT đầu vào, và tài khoản 3331 - thuế GTGT đầu ra bên cạnh bảng cân đối phát sinh và báo cáo tài chính là những tài liệu không thể thiếu. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên sẽ lập leadsheet (là 1 bảng tổng hợp số dư của khoản mục kiểm toán) (Mẫu 1) bao gồm cả số đã được kiểm toán kỳ trước, số chưa được kiểm toán kỳ này đồng thời sẽ có thêm cột điều chỉnh (tổng hợp bút toán điều chỉnh trong quá trình kiểm tra chi tiết về sau) và số liệu kiểm toán sau điều chỉnh, thông tin trên 2 cột này sẽ được điền khi kiểm toán viên kết thúc việc thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết, ví dụ trên Mẫu 3 ta có thể thấy có số liệu điều chỉnh đối với khoản mục VAT phải nộp từ hàng bán nội địa, muốn biết chi tiết số điều chỉnh này, chúng ta sẽ phải xem sang GTLV số R200. Số liệu trên bảng tổng hợp này sẽ được kết chuyển lên khoản mục tương ứng trên báo cáo tài chính mà cụ thể là khoản mục thuế GTGT được khấu trừ và phải nộp.._.g thiết bị vận tải. Cơ cấu điều hành: Hội đồng quản trị gồm 4 thành viên: Ông Masahiko Mori                    Chủ tịch      Ông Seiichiro Kawai                   Thành viên      Ông Masataka Uchiyama            Thành viên      Ông Hideyuki Yamada                Thành viên Ban giám đốc bao gồm: Ông Masahiko Mori                   Chủ tịch      Ông Masataka Uchiyama           Tổng giám đốc      Ông Seiichiro Kawai               Giám đốc      Ông Hideyuki Yamada                Giám đốc (kiêm kế toán trưởng) Công ty được cơ cấu thành bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất, mỗi bộ phận có trách nhiệm như sau: - Bộ phận quản lý: + Các công việc hành chính và kế toán + Bán hàng + Kiếm soát sản xuất - Bộ phận sản xuất: + Kiểm soát chất lượng + Quy trình công nghệ + Sản xuất Bởi vì đây là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cho nên tất cả các thành viên trong ban giám đốc đều là người Nhật Bản và chuyển sang từ công ty trách nhiệm hữu hạn A Nhật Bản và các thành viên này đều đã có kinh nghiệm trong các lĩnh vực sản xuất của công ty. Triết lý của công ty là tập trung vào quản lý và chất lượng (không ngừng cải tiến chất lượng). Mục tiêu và chiến lược: Hội đồng quản trị của công ty có trách nhiệm và xây dựng và quản lý chiến lược cho công ty A Vietnam. Ngân sách hàng năm của công ty được xây dựng dựa trên những dự đoán về đơn đặt hàng từ công ty mẹ và công ty TNHH Hal Việt Nam sau đó công ty mẹ ở Nhật Bản sẽ có trách nhiệm xem xét và thông qua. Trong những trường hợp cần thiết, hội đồng quản trị sẽ họp và ra nghị quyết về những vấn đề cần giải quyết. Ban giám đốc chịu trách nhiệm điều các công việc sản xuất cũng như thực hiện chế độ phúc lợi của công ty trong khuôn khổ nhưng công việc được tổng giám đốc phân công và được hội đồng quản trị thông qua. Công ty mẹ giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của A Việt Nam thông qua các báo cáo hàng quí được công ty con gửi sang. Các hoạt động sản xuất: Theo giấy phép đầu tư số 32/GPDC2-KCN-HN cấp ngày 17/08/2005, các hoạt động sản xuất chính của công ty gồm: Sản xuất máy và chi tiết máy công cụ, máy dệt, máy chiếu la-de; Sản xuất các thiết bị bán dẫn, chi tiết thiết bị điện cho máy tính và máy xây dựng; Xử lý và tái chế kim loại; và Sản xuất và lắp đặt các thiết bị vận tải. Hiện tại, công ty mới chỉ tập trung vào hoạt động cuối là sản xuất và lắp đặt các trang thiết bị vận tải. Khách hàng: Công ty mẹ Nhật Bản: xuất khẩu thành phẩm Công ty TNHH HAL Việt Nam: chế tạo khung xe máy. Honda Thái Lan: sản xuất và xuất khẩu thành phẩm Công ty cũng bán sản phẩm cho Honda Việt Nam và một số khách hàng nhỏ lẻ tại địa phương (tuy nhiên đây không phải là những khách hàng thường xuyên). Các đơn vị cung cấp: Dragon Logistic: cung cấp dịch vụ giao thông vận tải; Logitem: cung cấp nhà ở và phuơng tiện đi lại cho tổng giám đốc và giám đốc sản xuất; và Khu công nghiệp Thăng Long. Công ty mẹ Nhật Bản. Đội ngũ lao động: Hiện tại, công ty sử dụng 139 lao động Việt Nam and 2 chuyên gia nước ngoài, tất cả đều có hợp đồng lao động. Các kỹ sư và kỹ thuật viên chủ chốt được gửi sang đào tạo ở Nhật trong thời gian 1 năm. Những lao động này phải ký cam kết làm việc cho công ty ít nhất 3 năm sau khi kết thúc khóa đào tạo. Trên thực tế, với những lao động chấm dứt hợp đồng trước khi kết thúc thời hạn cam kết, công ty chỉ thu hồi bảo hiểm xã hội và không yêu cầu bồi hoàn chi phí đào tạo. Công ty có chính sách nhân sự chính thức và được phổ biến đền từng lao động. Các lao động của mỗi bộ phận chịu sự quản lý trực tiếp của quản đốc bộ phận đó. Đồng thời, công ty cũng đã xây dựng điều lệ trong đó quy đinh cụ thể nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi vị trí chức vụ trong công ty. Các cán bộ và công nhân viên trong công ty đều tỏ ra hài lòng với điều kiện làm việc, phấn đấu công tác. Tỉ lệ thay thế các lao động chủ chốt khá cao. Trong giai đoạn này đã có 15 lao động xin thôi việc hoặc bị chấm dứt hợp đồng trong số gần 40 lao động được thuê thêm đa phần là công nhân. Đầu tư: Trong năm nay, công ty đã đầu tư thêm 1 số tài sản cố định nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Tình hình tài chính: Vốn pháp định của công ty như sau: USD Tương đương VND’000 % Công ty TNHH A 4,000,000 62,555,100 100% Giấy phép đầu tư được sửa đổi gần đây nhất số 32/GPDC2-KCN-HN ngày 17/08/2005 chỉ sửa đổi hoạt động sản xuất kinh doanh. Những thay đổi trong vốn pháp định trong thời ký này như sau: 30/09/2006 VND’000 31/12/2005 VND’000 Quyết toán đầu kỳ 62,555,100 18,300,000 Vốn từ các khoản vay dài hạn - 33,978,600 Tiền từ A Nhật Bản. - 10,276,500 Quyết toán cuối kỳ 62,555,100 62,555,100 2 Môi trường và lĩnh vực công nghiệp của doanh nghiệp We should consider the following matters when understanding the entity’s industry and environment relative to the engagement; industry, economic, political and social environment. Trên phương diện chính trị và pháp luật: Hiện nay, nhằm thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chính phủ Việt Nam đang cố gắng cải cách các thủ tục hành chính cũng như các quy định pháp luật để tạo một môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt, là cho những công ty xuất khẩu hàng hóa như A. Hơn nữa, môi trường chính trị ổn định cũng giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trên phương diện kinh tế: Là một nước đang phát triển, Việt Nam có 1 nguồn lao động giá rẻ và dồi dào và đây cũng chính là 1 lợi thế mà công ty muốn nắm bắt khi đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, đầu tư vào Việt Nam còn có những thuận lợi khác như thuế suất thấp hoặc miễn thuế. Về mặt xã hội: Ngoại trừ những ảnh hưởng từ tác phong lao động của công nhân địa phương, yếu tố xã hội không có ảnh hưởng gì đáng kể lên hoạt động của công ty vì các sản phẩm của công ty chủ yếu sử dụng trong công nghiệp và xuất khẩu. Về mặt kỹ thuật: Các sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền sản xuất kỹ thuật cao được nhập từ công ty mẹ.. Công ty chủ yếu sản xuất 7 sản phẩm chính là khung xy lanh, đầu xy lanh, ống xả, vỏ TC, thân phụ, các chi tiết gá lắp và khung xe máy cho ngành công nghiệp cơ giới. Trong năm 2006, công ty đã tiêu thụ hầu hết sản phẩm trong thị trường nội địa (HAL Việt Nam: 72%), xuất khẩu sang công ty mẹ 22% và xuất khẩu sang Honda Thái Lan 6%. A Việt Nam đã được thừa hưởng công nghệ hiện đại từ công ty mẹ. Dây chuyền sản xuất được thiết kế chuyên dụng nhằm sản xuất các sản phẩm theo yêu cần của khách hàng cũng chính là những cổ đông của công ty. Những thay đổi về thông số kỹ thuật của các sản phẩm nếu có đều phải thông báo trước về công ty mẹ A Nhật Bản. Thách thức cho với các doanh nghiệp cùng ngành: Các sản phẩm của công ty chủ yếu để xuất khẩu và cung cấp cho HAL Việt Nam (một trong những nhà cung cấp của Yamaha), tuy nhiên, công ty cũng có ý định mở rộng và đa dạng hóa khách hang nội địa từ năm 2007. Công ty còn có thêm ưu thế cạnh tranh chính là công nghệ hiện đại được chuyển giao từ công ty mẹ. Lợi thế từ các đơn vị cung cấp: Đơn vị cung cấp nguyên liệu thô lớn nhất cho công ty chính là công ty mẹ. Giá mua được qui định bởi công ty mẹ. Đây là 1 lợi thế lớn. Lợi thế từ các khách hàng: Hiện tại, chỉ có những khách hàng chính là công ty mẹ và HAL Việt Nam. Công ty có kế hoạch tăng cường khách hàng nội địa từ năm tớ, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến lợi thế cao này. Các phần thay thế: Không có ghi chú Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: Do khách hàng chính là công ty mẹ nên các đối thủ cạnh tranh từ thị trường nội điạ và quốc tế không phải là vấn đề quan trọng của công ty. Những khách hàng quan trọng: Các nhà đầu từ luôn mong đợi lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của công ty phụ thuộc vào nhu cầu của những khách hàng chính là công ty mẹ, HAL Việt Nam và Honda Thái Lan B. Chính sách và các hoạt động kế toán của doanh nghiệp[KAM ] We consider the following matters when understanding accounting and financial reporting relative to the engagement; applicable financial reporting framework, regulatory inquiries (including investigations and enforcement actions), changes to accounting policies, critical accounting policies and the impact of the entity’s structure on financial reporting. Các chính sách kế toán hiện hành: Công ty áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (“VAS”) để chuẩn bị các báo cáo tài chính và gửi các báo cáo cho công ty mẹ hàng quí. Hàng tháng, công ty cũng gửi báo cáo kế toán cho công ty meh dưới dạng ngắn (short form). Các bản ghi kế toán của công ty chịu ảnh hưởng nhất định từ luật kế toán Việt Nam và 6 tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (bao gồm những thay đổi trong chính sách kế toán, ước lượng kế toán và sai số; những hoạt động sau ngày quyết toán, và trì hoãn thuế) được công bố năm 2005. Chính sách kế toán quan trọng: Một trong những chính sách kế toán quan trọng trong công nghiệp là ghi nhận doanh thu. Việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán ở A là phù hợp và chấp nhận được. Ảnh hưởng của cơ cấu doanh nghiệp lên báo cáo tài chính: Doanh nghiệp có cơ cấu nhỏ. Phòng kế toán gồm 2 người: cô Thủy phụ trách kế toán tổng hợp và cô Nhung kế toán viên. Tổng giám đốc phụ trách trực tiếp các giao dịch với ngân hàng. Đây là những người phụ trách hành chính của công ty.. Sự phân chia nhiệm vụ này là hợp lý vì đây là một doanh nghiệp nhỏ. Các bản ghi kế toán không lớn và đơn giản. C. Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp [KAM ] To conduct effective planning analysis we consider the following matters: client’s process for managing its performance, our expectation and the results of the analysis relative to the expectation. Nói chung hiệu quả tài chính của công ty trong thời kỳ này tốt hơn năm 2005. Trong 9 tháng đầu năm doanh số bán hàng tăng nhẹ, đặc biệt là 3 tháng 7, 8, 9 do có nhiều đơn đặt hàng từ Hal Việt Nam. Hoạt động sản xuất do đó cũng gia tăng. Nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại giảm do đơn đặt hàng từ công ty mẹ giảm. Công ty bắt đầu sản xuất từ 01/03/2003 và có lợi nhuận từ năm 2004. Trong 9 tháng đầu năm 2006, công ty thua lỗ VND1,354,868K, tuy nhiên 3 tháng gần đây nhất, công ty có mức lợi nhuận đạt VND632,415K. Sau 4 năm hoạt động, A Việt Nam đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài và các nhà sản xuất trong nước vì các sản phẩm đều đáp ứng được các yêu cầu chất lượng và yêu cầu kỹ thuật. Công ty đang tiến hành đăng ký sửa đổi giấy phép đầu tư nhằm: Sản xuất và lắp ráp máy và chi tiết máy công cụ, máy dệt và máy chiếu la-de. Sản xuất và lắp ráp các linh kiện điện và bán dẫn cho máy tính và máy xây dựng. Xử lý và tái chế kim loại. Sản xuất là lắp đặt các trang thiết bị vận tải. Key observations: Refer to C300 series in planning document. D. Những vấn đề liên quan [KAM ] We consider the following matters when understanding the entity’s industry and environment relative to the engagement; related parties and the relevant transactions entered into with the related party, litigations and claims, legal and regulatory environment and going concern indicators. Hoạt động liên tục Như đã viết ở trên, sự tăng trưởng của hoạt động bán hàng và lợi nhuận cận biên về cơ bản nhờ vào sự mở rộng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ và A Việt Nam. Trong thời kỳ chuyển tiếp này, chắc chắn răng công ty mẹ sẽ tiếp tục hỗ trợ công ty A Việt Nam, điều này được minh chứng qua lợi nhuận của 3 tháng gần đây nhất. Các bên liên quan Trong thời kỳ này có các giao dịch quan trọng giữa các bên liên quan như sau: Bên liên quan Quan hệ Giao dịch A Ltd. Công ty mẹ Bán hàng A Ltd. Công ty mẹ Mua tài sản cố định A Ltd. Công ty mẹ Mua nguyên liệu A Ltd. Công ty mẹ Mua trang thiết bị A Ltd. Công ty mẹ Góp vốn Ghi chú: công ty có 1 nhà cung cấp nguyên liệu thô duy nhất là công ty A Nhật Bản – đây cũng là công ty mẹ. Giá cả trong những giao dịch với công ty mẹ luôn được phía công ty mẹ quyết định. Ngoại trừ vấn đề này, tất cả các giao dịch khác và các bản ghi kế toán đều đơn giản. Các vấn đề kiện tụng, tranh chấp Sau khi xem xét bản báo cáo tài chính năm 2006 và cho đến ngày kiểm toán, không có tranh chấp hay kiện tụng gì. Các điều luật và quy định Công ty chấp hành mọi quy đinh của pháp luật áp dụng cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. PHỤ LỤC 2. Tìm hiểu thông tin khách hàng B A. Môi trường kinh doanh [KAM ] 1 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp We consider the following matters when understanding the entity’s business relative to the engagement; legal and operating structure, objectives and strategies, conduct of operations, customers, suppliers, employees, investments and financing activities. Cơ cấu hoạt động B nguyên là công ty dịch vụ hàng hải và đường biển, thành lập theo quyết định 197QD/TCCD-LD ngày 23/8/2006 của ban quản lý B Cong ty đổi tên là… (1 thành viên TNHH của công tu Nhà nước).. Bằng đăng kí kinh doanh của công ty lần đầu tiên được công nhận bởi bộ kế hoạch và đầu tư HN vào 28 April 2006 No .0104000392 Nguyên tắc hoạt động của công ty là: Đại diện cho đội tàu xây dựng những bộ phận và chức năng khác nhau của các loại tàu lớn (bao gồm cả giải cứu các tàu) Dịch vụ vận chuyển bằng tàu đa dạng Sửa chữa tàu Cho thuê các loại tàu. Hoạt động như một công ty vận chuyển, chở hàng và dỡ hàng bằng tàu. Đào tạo các nhân viên và thủy thủ đạt nhu cầu trong nước và nước ngoài. Xuất nhập khẩu các nguyên liuệ, phương tiện máy móc, dụng cụ và phụ tùng của tàu, và các hàng hóa khác. Buôn bán và vận chuyển bằng tàu các sản phẩm dầu thô và xăng Giao thương các trang thiết bị vận tải Cung cấp các dịch vụ lai dắt tàu Dịch vụ du lịch nước ngoài và về nước. Nhà cho thuể với mục đích ở, kinh doanh, nhà kho và khu vực đỗ xe. Tổng nguồn vốn pháp định của công ty là 50 tỉ Việt Nam đồng. Cấu trúc hoạt động Công ty được quản lý bởi Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc, những người chịu trách nhiệm cho hoạt động hằng ngày của công ty. Ban giám đốc được triệu tập định kì nhằm xem sét các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cuối mỗi năm, báo cáo được đưa ra chứa đụng những thông tin về doanh thu dự tính và doanh thu thực tế với các số liệu liên quan. Nhằm giải thích cho sự thay đổi của doanh thu dự tính, các hoạt động sau khi ra báo cáo được tiến hành, báo cáo hàng tháng được gửi cho tổng công ty. Hiệnnay công ty có 360 nhân viên The Company currently has 360 local employees, 88 nhân viên và 272 thủy thủ. Cơ cấu tổ chức và chức năng của ban quản lý và nhân viên được phân định rõ ràng. Board of Directors Tran Van Liem General Director Nguyen Van Hai Deputy GD Do Dung Deputy GD Mục tiêu và chiến lược hoạt động Mục tiêu Chiến lược và thực hiện chiến lược Đạt mục tiêu doanh thu hàng năm Xây dựng chính sách và môi trường làm việc để tận dụng được nguồn nhân lực hiệu quả nhất Tuân thủ chặt chẽ các chính sách bảo vệ môi trường Tuyển nhân sự năng lực để đạt đượchiệuq ủa và chất lượng Bảo trì tình trạng kĩ thuật tốt cho tàu để cung cấp các dịch vụ an toàn và hiệu quả. Thiết lập kế hoạch hoạt động vận chuyển hiệu quả để đảm bảo thời gian quay vòng sử dụng tàu ngắn nhất có thể. Chỉ đạo hoạt động Các cấp bậc nghiệp vụ quan trọng Doanh thu và hệ thống ghi nhận doanh thu; Mua vốn hóa tài sản ví dụ như tàu Quản lý nguồn lực Khách hàng Khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng nước ngoài với thời hạn thanh toán là 5 ngày (97%) sau khi chất hàng hóa lên tàu và 3% còn lại được trả sau khi dỡ hàng khỏi tàu. Thời hạn thanh toán của khách hàng nội địa thường là 15 ngày. Rủi ro không trả đúng kì hạn là thấp. 5 khách hàng lớn nhất bao gồm: Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Tổng công ty thực phẩm miền Nam Tổng công ty thực phẩm miền Bắc Sun Light Mercantile Pte. Ltd. Treasure Group Pte. Ltd. Các đơn vị cung cấp Các đơn vị cung cấp nước ngoài chính là các công ty cung cấp xăng dầu và diesel bao gồm B&L Traansoil và Cockett Marine Oil. Thời hạn thanh toán thường là 1 tháng. Những nhà cung cấp chính gồm: Công ty TNHH Vietnam Caltex Lubricant Công ty cổ phần Petrolimex Công ty bảo hiểm Hanoi Công ty bảo hiểm Sai Gon Bao Minh Sử dụng lao động Tất cả các lao động đuợc tuyển dụng dựa trên luật lao động Việt Nam. Quyền và trách nhiệm của lao động được ghi rõ trong hợp đồng lao động ký kết giữa tổng giám đốc và từng lao động. Công ty cũng cung cấp quỹ và các khoản dự trữ theo yêu cầu của luật lao động Việt Nam. Các hoạt động đầu tư Trong năm 2006, công ty thành lập 2 chi nhánh nữa: Hoạt động chính của chi nhánh: Thanh kiểm tra các hoạt động vận tải biển của các tàu được đóng bởi các công ty đóng tàu trong tập đoàn Vinasin. Đăng ký vận tải biển tại Việt Nam theo ủy quyền của các chủ tàu. Điều hành vận tải biển theo ủy quyền của các chủ tàu Sửa chữa tàu biển v.v… Chi nhánh có chứng chỉ đăng ký số 0114000461 dated 1 September 2006. Các hoạt động chính: Tuyển dụng thuyền viên từ các trường đại học hàng hải. Thực hiện đào tạo thuyền viên theo các yêu cầu của các công ước quốc tế. Đảm bảo cung ứng đủ thuyền viên ở các cấp độ cho công ty và các tàu trong khu vực. Xuất khẩu thuyền viên tuân theo các quy định của pháp luật 2 Môi trường và ngành công nghiệp We should consider the following matters when understanding the entity’s industry and environment relative to the engagement; industry, economic, political and social environment. Thị trường vận tải biển có nhiều tiềm năng và giúp VN hội nhập vào thị trường thế giới, ví dụ như AFTA hay WTO. Hiến pháp và luật pháp VN chưa thật sự hoàn chỉnh và thay đổi thường xuyên. Những qui định luật pháp mới có thể có những ảnh hưởng quan trong đến các hoạt động của công ty ví dụ như luật đầu tư, luật thuế. Không có dấu hiệu xung đột lợi ích giữa các đối thủ cạnh tranh vì các công ty này hướng đến những phần thị trường khác nhau. Các công ty vận tải biển quốc doanh chiếm thị phần lớn nhất. Tuy nhiên, công ty còn phải cạnh tranh với các đội tàu nước ngoài từ Singapore, Hong Kong và Hy Lạp. B. Chính sách kế toán áp dụng [KAM ] We consider the following matters when understanding accounting and financial reporting relative to the engagement; applicable financial reporting framework, regulatory inquiries (including investigations and enforcement actions), changes to accounting policies, critical accounting policies and the impact of the entity’s structure on financial reporting. Chính sách kế toán Các báo cáo kế toán được xây dựng dựa theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam. Chủ trương của công ty là các báo cáo tài chính phải phù hợp với các tiêu chuẩn kế toán Việt Nam. To conduct effective planning analysis we consider the following matters: client’s process for managing its performance, our expectation and the results of the analysis relative to the expectation. PHỤ LỤC 3 Bảng 2.6. Bảng câu hỏi tìm hiểu về HTKSNB đơi với thuế GTGT của khách hàng B Dẫn chiếu tới GTLV số Thực hiện bởi VẤN ĐỀ CHUNG 1.Xem xét lại các biên bản quyết toán thuế hiện có của các năm trước và đánh giá những phần chứa đựng có rủi ro như giảm trừ khai báo thu nhập, tăng lượng đề nghị khấu trừ, thiếu chứng từ hợp lệ... 2.Bảo đảm rằng thuế được theo dõi và phân loại trong tài khoản thích hợp 3.Yêu cầu giải trình của nhà quản lý về những biến động lớn hoặc những khoản mục bất thường và tìm bằng chứng kiểm toán chi tiết cho những vấn đề đó Biên bản quyết toán thuế hiện có của năm 2004 Thuế được theo dõi và phân loại phù hợp Không có 1/11/07 THUẾ GTGT 1. Có mức thuế suất 5%, 10% cho hàng hóa dịch vụ bán ra hay không? Áp dụng mức thuế suất 5% cho thuế GTGT từ dịch vụ vận chuyển, 10% cho doanh thu khác 2. Thuế GTGT hoàn lại hàng tháng có được đệ trình lên cơ quan thuế trong vòng 10 ngày đầu tháng tiếp theo và thuế GTGT hoàn lại hàng năm có được đệ trình trong vòng 60 ngày của năm tiếp theo hay không? Có. 3. Việc chi trả thuế GTGT cho Nhà nước có được thực hiện tuân theo thời hạn quy định của Luật thuế (trước ngày 25 tháng kế tiếp) hay không? Khoản phải trả thuế GTGT kê khai trong biên bản xin hoàn thuế GTGT (nếu có) có được thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ thời hạn cuối cùng của việc đệ trình báo cáo quyết toán thuế hay không? Có. 4. Nếu công ty sử dụng hóa đơn GTGT do mình phát hành, thì họ đã xin phê duyệt và đăng kí sử dụng với cơ quan thuế sở tại hay chưa? Có 5. Trong các chủng loại hàng hóa dịch vụ mà công ty sản xuất và cung cấp, có loại nào thuộc diện miễn thuế GTGT hay không? Nếu có, ảnh hưởng của chúng tới thuế GTGT đầu vào tương ứng có được kê khai hay không? Có, hàng xuất khẩu thuộc diện miễn thuế. 6. Thuế GTGT đầu vào và đầu ra có được ghi nhận hợp lý, hợp lệ (thời điểm ghi nhận, chứng từ ghi nhận) hay không? Thực hiện chọn mẫu. 7. Công ty có kê khai thuế GTGT đầu vào muộn hơn 3 tháng sau ngày hóa đơn được phát hành không? Không. 8. Đánh giá rủi ro về việc kê khai thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vượt quá lượng thực tế phát sinh hay không? (Trong các trường hợp, thuế GTGT đầu vào kê khai từ các chứng từ không hợp lệ, đặc biệt là các hóa đơn không đầy đủ các thông tin yêu cầu của Luật thuế như các bên giao dịch, địa chỉ, mã số thuế...) Rủi ro được đánh giá ở mức trung bình 9. Công ty có duy trì biện pháp kiểm soát nội bộ nào đối với khoản mục thuế GTGT đầu vào và đầu ra hay không? Nếu có, nêu nhận định ban đầu về tính hiệu quả của biện pháp kiểm soát đó. Không áp dụng PHỤ LỤC 4. Kiểm tra việc ghi nhận thuế GTGT đầu vào của khách hàng B Tên khách hàng : Công ty TNHH B GTLV số R311 Ngày kết thúc niên độ kế toán : 31/12/2007 Người thực hiện NQK Chủ đề: Kiểm tra chứng từ thuế GTGT đầu vào Ngày thực hiện 30/1/08 VND'000 Mục tiêu Kiểm tra để đảm bảo thuế GTGT đầu vào được ghi nhận hợp lý trong năm kiẻm toán Từ Sổ Cái đến tờ khai thuế Ngày Khoản mục doanh thu JV Số hóa đơn Số tiền Đối chiếu với TD 10-Feb-07 Dau Mazut 3.5% 81CN/Q1/07 41100 213,143,625 X 19-Feb-07 Dau DO FO KO 101CN/Q1/07 8380 197,787,029 X 21-Apr-07 Dau DO FO KO 30CN/Q2/07 11204 322,274,582 X 12-May-07 Dau DO FO KO 121CN/Q2/07 11248 466,812,818 X 18-Aug-07 Sua chua tau VNS Pacific 103CN/Q3/07 84754 84,397,774 X 12-Jun-07 Dau Mazut 3.5% 171CN/Q2/07 41420 90,171,450 X 7-Aug-07 Dau Mazut 3.5% 100CN/Q3/07 41547 95,180,975 X 26-Dec-07 Dong moi tau 100000DWT - GD 1 255CN/Q4/07 33951 8,915,536,986 X 8-Sep-07 Sua chua, hoan cai tau Bach Dang Giang 140CN/Q3/07 85479 1,266,551,132 X 8-Sep-07 Phuc hoi tau Bach Dang Giang 141CN/Q3/07 85480 738,663,627 X 31-Dec-07 Dong moi tau cho Container 1730DWT 299CN/Q4/07 88786 13,105,477,652 X 31-Dec-07 Dong moi tau hang 54000DWT 300CN/Q4/07 88787 2,770,942,800 X 14-Sep-07 Dong moi tau H215PR 149CN/Q3/07 10562 5,644,041,550 X 10-Oct-07 Dau DO FO 41CN/Q4/07 1631 90,931,818 X 2-Nov-07 Dau DO FO 233CN/Q4/07 3273 159,363,636 X Từ Sổ Cái đến tờ khai thuế Ngày Khoản mục doanh thu JV Số hóa đơn Số tiền Đối chiếu với SC 1-Jan-07 Cap dau nhon cho tau Pacific 52CN/Q1/07 34256 60,656,548 X 7-Feb-07 Cap dau nhon cho tau VNS1 44CN/Q1/07 41076 47,365,250 X 12-Jan-07 Cap dau cho tau CL2 79CN/Q1/07 8039 85,018,182 X 22-Feb-07 Cap dau cho tau CL2 101CN/Q1/07 8386 88,254,546 X 11-Aug-07 Mua to may phat dien tau VNS1 101CN/Q3/07 50365 29,052,705 X 12-Sep-07 Khoi luong thi cong tru so Cty 137CN 49238 669,434,248 X 4-Aug-07 Cap dau nhon cho Pacific 170CN/Q3/07 34268 39,520,920 X 23-Sep-07 Cap dau cho CL4 186CN/Q3/07 73731 54,645,250 X 23-Sep-07 Cap dau cho CL4 186CN/Q3/07 73732 37,275,000 X 5-Sep-07 Cap dau nhon cho tau Pacific 60CN/Q4/07 34270 30,884,760 X 30-Sep-07 Cap dau nhon cho tau Pacific 73CN/Q4/07 1446 37,497,560 X 19-Oct-07 Dong moi tau 6300T 166CN/Q4/07 10587 539,091,169 X 31-Dec-07 Dong moi tau 12000DWT 339CN/Q4/07 71168 192,857,143 X 30-Dec-07 Dong moi tau cho hang kho 1500DWT 343CN/Q4/07 104,784,101 X 30-Dec-07 Dong moi tau cho hang kho 13500DWT 344CN/Q4/07 327,749,472 X PHỤ LỤC 5 Thủ tục kiểm tra việc ghi nhận thuế GTGT đầu vào của B GTLV số R312 Tên khách hàng: Công ty TNHH B Người thực hiện KTV Ngày kết thúc niên độ kế toán : 31/12/2007 Ngày thực hiện 17-3-08 Chủ đề: Kiểm tra việc ghi nhận đầy đủ thuế GTGT đầu vào Đơn vị VND'000 Mục tiêu: Đảm bảo thuế GTGT đầu vào được ghi nhận phù hợp Ngày Số hóa đơn Nội dung Số tiền Thời gian ghi nhận Ghi nhận phù hợp Trong năm tài chính 26-Nov-07 43727 Dong moi tau 120-GD 1 192,857,143 GL 2007 Yes 26-Nov-07 33951 Dong moi tau 100-GD1 8,915,536,986 GL 2007 Yes 21-Dec-07 32698 Dong moi tau cho hang 327,749,472 GL 2007 Yes 25-Dec-07 42749 Dong moi tau cho hang 104,784,101 GL 2007 Yes 31-Dec-07 88786 Dong moi tau cho CTN 17 13,105,477,652 GL 2007 Yes 31-Dec-07 88787 Dong moi tau cho hang 54 2,770,942,800 GL 2007 Yes 19-Dec-07 10587 Dong moi tau 6300DWT 39,091,169 GL 2008 No 2-Dec-07 3273 Cap dau cho tau Sun 59,363,636 GL 2008 No Sau năm tài chính 11-Jan-08 4649 Cap dau DO cho tau CL 2 52,282,610 GL 2008 Yes 11-Jan-08 4649 Cap dau FO cho tau CL 2 83,045,455 GL 2008 Yes 29-Jan-08 73937 Cap 100T FO cho Pacific 53,640,000 GL 2008 Yes 25-Jan-08 72649 Cap 100000 kg cho VNS1 54,550,000 GL 2008 Yes 9-Jan-08 71169 Dong moi tau 12000DWT 250,357,174 GL 2008 Yes DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACCA : Hiệp hội kế toán viên công chứng anh quốc A : Trợ lý kiểm toán CAF : Hồ sơ kiểm toán năm CPA : Chứng chỉ hành nghề kế toán viên công chứng GTGT : Giá trị gia tăng GTLV : Giấy tờ làm việc KAM : Phương pháp kiểm toán của KPMG VSA : Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam TNHH: Trách nhiệm hữu hạn KTV : Kiểm toán viên BCTC: Báo cáo tài chính WTO: Tổ chức thương mại Quốc tế HTKSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Trang Sơ đồ 1 Tổ chức bộ máy quản lí công ty KPMG Việt Nam 4 Sơ đồ 2 Doanh thu của KPMG Việt Nam theo loại hình dịch vụ 7 Sơ đồ 3 Thị phần của thành viên khu vực của công ty KPMG 9 Sơ đồ 4 Biểu đồ về doanh thu theo tháng của công ty KPMG Việt Nam 9 Bảng 1.1 Doanh thu của thành viên của công ty KPMG tại các khu vực 10 Sơ đồ 7 Các bước tổ chức công tác kiểm toán tại công ty KPMG Việt Nam 12 Sơ dồ 8 Sơ đồ phân công trách nhiệm kiểm soát chất lượng kiểm toán 19 Bảng 2.1 Tìm hiểu về hoạt động kế toán và HTKSNB đối với thuế GTGT của khách hàng A 23 Bảng 2.2.Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ của khách hàng A 24 Bảng 2.3. Ma trận lập kế hoạch của khách hàng A 26 Bảng 2.4. Bảng đánh giá tính trọng yếu của khách hàng A 27 Bảng 2.5.Bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với thuế GTGT của khách hàng A 29 Bảng 2.6Chương trình kiểm toán thuế GTGT 30 Mẫu 1. Thử nghiệm kiểm soát thuế GTGT của khách hàng A 32 Mẫu 2 Bảng tổng hợp số dư thuế GTGT của khách hàng A 35 Mẫu 3 Chi tiết khoản mục thuế GTGT đầu vào và đầu ra của khách hàng A 47 Mẫu 4: Tính toán lại thuế GTGT đầu vào của khách hàng A 38 Mẫu 5 Tính toán lại thuế GTGT đầu ra của khách hàng A 39 Mẫu 6 Đối chiếu tờ khai thuế GTGT với Sổ Cái của khách hàng A 41 Mẫu 7 GTLV kiểm tra việc chi trả thuế GTGT đối với Nhà nước 42 Mẫu 8 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 43 Mẫu 9 Kiểm tra việc chi trả thuế GTGT hàng nhập khẩu của khách hàng A 44 Bảng 2.6. Tìm hiểu về hoạt động kế toán và HTKSNB đối với thuế GTGT của B 47 Bảng 2.7 Ma trận lập kế hoạch của khách hàng B 49 Mẫu 10 Bảng tổng hợp số dư thuế GTGT của khách hàng B 52 Bảng 2.8.Phần 1. Tính toán lại thuế GTGT không được khấu trừ của dịch vụ vận chuyển 54 Bảng 2.8 Phần 2: Tính lại thuế GTGT không được khấu trừ của TSCĐ tỉ lệ % doanh thu từ nước ngoài trong năm sử dụng đầu tiên 55 Mẫu 11 Tính toán lại thuế GTGT đầu ra cho khách hàng B 57 Mẫu 12 Đối chiếu tờ khai thuế GTGT với Sổ Cái của khách hàng B 58 Mẫu 13 Kiểm tra việc ghi nhận thuế GTGT đầu vào 59 Mẫu 14 Thủ tục kiểm tra việc ghi nhận thuế GTGT đầu vào 60 Bảng 2.9 Khái quát qui trình kiểm toán thuế GTGT do công ty KPMG thực hiện 62 Sơ đồ 9 Trình tự thực hiện thử nghiệm cơ bản thuế GTGT 64 Bảng 2.10 Bảng xác định RoSM 69 Sơ đồ 10 Phương thức lựa chọn phương pháp trắc nghiệm kiểm toán của KPMG 71 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28475.doc
Tài liệu liên quan