LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển ở Việt Nam trong hơn mười lăm năm qua, trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và góp phần nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp.
Kiểm toán độc lập đã tham gia tích cực vào việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính, góp phần đáng kể vào hoạt động sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp và thu hút các hoạt động đầu t
91 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán tài chính do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư của nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế đất nước.
Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam đã thực sự đi vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế khu vực và thế giới. Mốc quan trọng trong quá trình này là sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006, đây là một bước ngoặt mới, con đường mới cho nền kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội vàng nhưng đó cũng là những thách thức vô cùng khó khăn. Một trong những khó khăn đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong môi trường kinh doanh. Vì thế, trong môi trường kinh tế đất nước hiện nay, với vai trò và chức năng của mình kiểm toán độc lập đã và đang khẳng định được vị trí quan trọng của mình.
Trong thời gian thực tập tại AISC, em nhận thấy TSCĐ là một trong những phần hành quan trọng, là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn trong BCTC và đồng thời là chỉ tiêu có độ rủi ro cao. Vì vậy em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC – Chi nhánh Hà Nội thực hiện” để nghiên cứu.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm ba phần chính như sau:
Chương I: Tổng quan về Công ty kiểm toán và dịch vụ tin hoc AISC – Chi nhánh
Hà Nội
Chương II: Thực trạng kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện
Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC – Chi nhánh Hà Nội thực hiện
Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm thực tiễn, chuyên đề thực tập của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô các anh chị kiểm toán viên trong Công ty AISC để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Th.s Tạ Thu Trang và các anh chị kiểm toán viên Công ty AISC đã giúp em hoàn thiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC AISC CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty kiểm toán và dịch vụ
tin học AISC
1.1.1 Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty kiểm toán và
dịch vụ tin học AISC
Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC) là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, tư vấn và đào tạo trên toàn lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo thông báo số 637/TC/CĐKT ngày 21/03/1994 của Bộ Tài Chính và quyết định số 1292/QĐ-UB-TM ngày 29/04/1994 của UBND thành phố Hồ Chí Minh. AISC là một trong ba Công ty kiểm toán được thành lập đầu tiên ở Việt Nam.
Trụ sở chính của AISC đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Công ty có chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng và có hai văn phòng đại diện tại Cần Thơ, Hải Phòng. Công ty đang xem xét khả năng mở thêm các văn phòng tại một số tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam. Đây chính là một phần trong lập kế hoạch chiến lược của Công ty.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội
Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC) – Chi nhánh Hà Nội được thành lập theo quyết định số 4485/QĐ - UB ngày 09/08/2001 của UBND thành phố Hà Nội. Chi nhánh hoạt động theo giấy phép kinh doanh Số 314886 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 04/08/2001.
Khách hàng của Chi nhánh bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm khoảng 18%), các doanh nghiệp Nhà nước và đặc biệt là các doanh nghiệp chuẩn bị lên sàn như Công ty Thép Việt Nhật, Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO1…
Chi nhánh có khoảng 30 nhân viên đều có trình độ, kinh nghiệm trong các lĩnh vực ngành nghề Công ty yêu cầu. Giám đốc Chi nhánh là ông Đào Tiến Đạt (số chứng chỉ KTV Đ0078/KTV) là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về hoạt động của Chi nhánh. Giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh có hai Phó Giám đốc.
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh
AISC thực hiện các hoạt động dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán và tin học trên cơ sở hợp đồng kinh tế được ký kết giữa Công ty với khách hàng, bao gồm các nội dung sau:
Các dịch vụ kiểm toán và thẩm định
Kiểm toán BCTC
Kiểm toán xác nhận tỷ lệ nội địa hoá
Kiểm toán theo mục đích cụ thể và kiểm toán theo thủ tục thoả thuận
Kiểm toán dự toán và quyết toán xây dựng công trình cơ bản
Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo luật định
Thẩm định giá trị TS và góp vốn liên doanh.
Kiểm toán và thẩm định là một bộ phận chủ yếu trong hoạt động của AISC
Tư vấn Quản lý - Tài chính - Kế toán - Thuế
Tiến hành đăng kí chế độ kế toán
Hướng dẫn áp dụng chế độ Kế toán - Tài chính - Thuế theo luật định
Tư vấn về tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực tại thị trường Việt Nam
Tư vấn đầu tư
Tư vấn về quản lý
Tư vấn cải tổ hệ thống kế toán và quản trị kinh doanh, môi trường kiểm soát nội bộ
Tư vấn thuế
Hướng dẫn và thực hiện kế toán, lập BCTC, báo cáo thuế
Đào tạo, bồi dưỡng kế toán trưởng và KTV nội bộ.
Ngoài ra Công ty còn thực hiện các dịch vụ về tin học tuy nhiên Chi nhánh Hà Nội không cung cấp dịch vụ này.
1.2.2 Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động
những năm gần đây của AISC
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Doanh thu
23.668,12
27.189,66
30.812,05
- Kiểm toán
14.820,32
18.299,03
21.914,60
- Tư vấn
4.116,25
4.307,17
4.395,13
- Dịch vụ tin học
4.731,57
4.583,46
4.502,32
Chi phí
19.847,26
23.081,39
25.837,69
Lợi nhuận
3.820,86
4.108,27
4.974,36
Kết quả trên cho biết doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên hàng năm. Cụ thể, so với năm 2005, doanh thu năm 2006 đã tăng từ 23,67 tỷ lên 27,2 tỷ đồng tức là tăng 14,8%. Năm 2006, Công ty đứng trong top 10 Công ty kiểm toán tại Việt Nam có doanh thu cao nhất. Sang năm 2007, doanh thu của Công ty tiếp tục tăng lên 30,8 tỷ đồng, đạt 113% so với năm 2006.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AISC
Công ty tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng.
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AISC
Phòng Kiểm toán
BCTC
Phòng Kiểm toán XDCB
Bộ phận hành chính
Bộ phận Tài chính kế toán
Phòng Kiểm toán
BCTC
Phó Giám đốc
kỹ thuật
Phó Giám đốc kinh doanh
Giám đốc
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý
Giám đốc Công ty: Đứng đầu Công ty là Giám đốc Công ty. Giám đốc Công ty là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặt, thay mặt cho Công ty trong các giao dịch thương mại, là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty.
Phó Giám đốc Công ty: Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc điều hành doanh nghiệp theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách về mặt kế toán tài chính của Công ty.
Phó Giám đốc kỹ thuật: Phụ trách về công tác kiểm toán.
Phòng hành chính của Công ty: Là bộ phận thực hiện công tác quản lý và hành chính. Bộ phận này có tác dụng phục vụ và tạo điều kiện cho các phòng ban, các đơn vị, các tổ chức đoàn thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phòng hành chính của Công ty là bộ phận có thể bố trí sắp xếp cán bộ, quản lý việc mua sắm các thiết bị văn phòng phẩm, quản lý văn thư lưu trữ.
Bộ phận tài chính kế toán: Giúp Ban Giám đốc thực hiện toàn bộ về công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán, thống kê thông tin kinh tế của Công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê, luật kế toán và các quy định của pháp luật đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn.
Phòng kiểm toán BCTC: Là bộ phận có số lượng nhân viên chuyên nghiệp lớn nhất trong Công ty. Bộ phận này thực hiện tất cả các hợp đồng kiểm toán BCTC theo luật định của Công ty. Nhóm kiểm toán thường được thành lập từ bộ phận này và có bổ sung các thành viên thuộc các nhóm khác trong các trường hợp cần thiết.
Phòng kiểm toán XDCB: Có nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng kiểm toán Báo cáo đầu tư xây dựng hoàn thành. Bộ phận này chủ yếu là các kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm và thường phải kết hợp với các thành viên trong Bộ phận kiểm toán BCTC để tạo thành nhóm kiểm toán thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo đầu tư công trình xây dựng hoàn thành.
1.4 Thực trạng tổ chức kiểm toán tại Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC – Chi nhánh Hà Nội
1.4.1 Tổ chức công tác kiểm toán
Một trong những thế mạnh tạo nên uy tín của AISC là Công ty đã xây dựng được chương trình kiểm toán chung thống nhất và tùy theo từng đối tượng khách hàng mà có những điều chỉnh phù hợp. Quy trình kiểm toán này được khái quát ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Quy trình kiểm toán chung của AISC
Tìm hiểu môi trường kinh doanh
Giai đoạn III
Kết thúc kiểm toán
Gửi bản dự thảo để
lấy ý kiến
Hoàn chỉnh báo cáo
lần cuối
Phát hành báo cáo
chính thức
Gặp gỡ khách hàng
Giai đoạn II
Thực hiện
kế hoạch kiểm toán
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
đối với các khoản mục
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
đối với các khoản mục
Các thủ tục phân tích
Lập kế hoạch và chương trình
kiểm toán
Đánh giá khánh hàng
Đánh giá môi trường kiểm soát
Giai đoạn I
Chuẩn bị kiểm toán
Đánh giá rủi ro tiềm tàng và xác định mức độ trọng yếu
1.4.1.1 Chuẩn bị kiểm toán
Đây là giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, bao gồm tất cả các công việc khác nhau nhằm tạo ra cơ sở pháp lý, kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho công việc kiểm toán. Giai đoạn này cần phải thực hiện các bước sau:
Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng
Khách hàng gửi thư mời đến Công ty bằng điện thoại, fax, bằng thư mời hoặc tiếp xúc trực tiếp. Trong mọi trường hợp, yêu cầu của khách hàng phải được báo trực tiếp cho Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc khi Giám đốc đi vắng) Công ty hoặc Chi nhánh. Hiện tại Công ty còn tiếp cận khách hàng theo hình thức đấu thầu (nhận thư mời thầu từ khách hàng hoặc tự tìm kiếm khách hàng và gửi thư chào giá thầu).
Thực hiện khảo sát sơ bộ về khách hàng, đánh giá môi trường kinh doanh, môi trường kiểm soát của khách hàng
Khi được phân công khảo sát yêu cầu và hồ sơ khách hàng, người đi khảo sát cần thực hiện các nội dung sau:
Thu thập đầy đủ các thông tin theo mẫu khảo sát chung của Công ty
Thu thập thêm các thông tin khác căn cứ vào địa điểm và yêu cầu riêng của khách hàng
Đánh giá chung về hồ sơ và sổ sách của khách hàng
Đánh giá rủi ro tiềm tàng, thực hiện các thủ tục phân tích tài chính
Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Các thông tin quan trọng như: khách hàng đang bị kiện tụng, khách hàng đang phá sản, tranh chấp nội bộ... cần phải chú ý và ghi nhận vào mẫu khảo sát.
Kết quả khảo sát phải được ghi chép rõ ràng, đánh giá về mức độ phức tạp của hồ sơ, thời gian dự kiến sẽ thực hiện, nhân sự.
Kết quả khảo sát được trình cho trưởng phòng kiểm toán trước khi đệ trình cho Giám đốc.
Gửi thư báo giá
Nội dung thư báo giá cần đảm bảo các yêu cầu:
Tóm lược lại yêu cầu của khách hàng
Phạm vi công việc, phương pháp làm việc, những giới hạn trong công tác kiểm toán
Các loại báo cáo sẽ gửi đến khách hàng
Giá phí đề nghị.
Thư báo giá sau khi được ký duyệt sẽ được chuyển sang bộ phận hành chính để gửi cho khách hàng và được lập làm 3 bộ (bao gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh), một bộ gửi cho khách hàng, một bộ thư ký lưu và một bộ lưu phòng hành chính.
Thư ký có trách nhiệm theo dõi ý kiến của khách hàng đối với thư báo giá đã gửi và trình Giám đốc để được chỉ đạo kịp thời.
Công tác chuẩn bị
Nhận hồi báo và lập hợp đồng kiểm toán
Tổ chức nhóm kiểm toán
Nhóm kiểm toán do Trưởng phòng kiểm toán trực tiếp phân công, chỉ định người tham gia sau khi có ý kiến chỉ đạo của Giám đốc.
Lập kế hoạch kiểm toán
Để đánh giá HTKSNB của khách hàng KTV sử dụng bảng câu hỏi về HTKSNB được thiết kế chung cho mọi khách hàng. Sau khi đánh giá được HTKSNB cần phải xây dựng kế hoạch kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán cần phân chia rõ công việc giao cho ai, thời hạn cần thiết và thời điểm thực hiện công việc cụ thể đã phân công cho từng người.
Nhóm trưởng có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán, đối với những khách hàng được xác định là trọng điểm, quan trọng, Nhóm trưởng phải bổ sung thêm các trắc nghiệm vào chương trình chọn mẫu của Công ty cho hợp với tình hình cụ thể của khách hàng.
Sau khi lập xong kế hoạch kiểm toán, Nhóm trưởng có trách nhiệm lập tờ trình, trình Trưởng phòng kiểm toán, trong đó nêu rõ các căn cứ cho việc hoạch định chương trình kiểm toán.
Trưởng phòng nghiệp vụ có trách nhiệm phê duyệt chương trình kiểm toán, trong những trường hợp xét thấy cần thiết, phụ trách phòng nghiệp vụ báo cáo để xin ý kiến chỉ đạo cụ thể của Giám đốc.
1.4.1.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Sau khi được phân công công việc với các phần hành cụ thể, các KTV, trợ lý KTV sẽ nhận các chương trình kiểm toán tương ứng và tiến hành thực hiện phần công việc của mình.
Việc thực hiện cuộc kiểm toán có thể chia thành hai bước chính:
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với các chu trình: kiểm tra HTKSNB của khách hàng
Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Kết thúc hai bước trên, KTV sẽ thu được một mức độ đảm bảo theo yêu cầu đối với khoản mục hoặc thông tin được kiểm tra. Mục đích của kiểm tra HTKSNB nhằm mục đích giảm bớt khối lượng công việc kiểm tra chi tiết. Việc thực hiện kiểm tra HTKSNB là không bắt buộc nhưng thường được khuyến khích để giảm thời gian thực hiện, tăng hiệu quả cuộc kiểm toán.
Kiểm toán phải tuyệt đối tuân thủ chương trình kiểm toán đã xây dựng. Trong mọi trường hợp KTV không được tự ý thay đổi chương trình kiểm toán. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nếu xuất hiện những vấn đề khác với kế hoạch đề ra, KTV có thể đề nghị điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Mọi sự thay đổi đều phải được sự đồng ý của trưởng nhóm kiểm toán và khách hàng.
1.4.1.3 Kết thúc kiểm toán
Lập báo cáo kiểm toán
Sau khi hoàn tất công việc kiểm toán phải tiến hành lập báo cáo kiểm toán. Các bước công việc cần thực hiện ở giai đoạn này bao gồm:
- Gửi bản dự thảo để lấy ý kiến
Sau khi khách hàng có ý kiến đối với các đề nghị được nêu trong thư, dự thảo BCTC đã được kiểm toán sau khi được điều chỉnh lại (nếu có) sẽ được gửi đến cho khách hàng để lấy ý kiến. Bản thảo khi gửi đi phải đóng thành tập và đóng dấu “dự thảo” lên từng trang. Bản dự thảo được lưu một bộ vào hồ sơ kiểm toán.
- Hoàn chỉnh báo cáo lần cuối
BCTC đã được kiểm toán sau khi đã có ý kiến của khách hàng sẽ được hoàn chỉnh và gửi đến khách hàng ký trước. BCTC đã được kiểm toán phải bao gồm đầy đủ các báo biểu theo quy định hiện hành.
BCTC đã được kiểm toán phải được khách hàng ký trước trên các báo biểu và sau đó trình cho Trưởng phòng kiểm toán. Trưởng phòng sẽ đệ trình Giám đốc ký duyệt.
- Phát hành báo cáo chính thức
Sau khi xem xét, Giám đốc sẽ ký duyệt báo cáo kiểm toán chính thức. Trong trường hợp xét thấy chưa thể phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức, Giám đốc sẽ chỉ đạo xử lý từng trường hợp cụ thể.
BCTC đã được kiểm toán thông thường được phát hành 6 bộ, trong đó có một bộ để lưu trong hồ sơ kiểm toán. Việc chuyển giao BCTC do Nhóm trưởng thông báo với khách hàng sau đó chuyển cho phòng tổ chức hành chính, phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm gửi đến khách hàng qua đường bưu điện hoặc giao trực tiếp.
Các công việc thực hiện sau kiểm toán
- Đồng thời với việc trình các BCTC đã được kiểm toán và đã được các khách hàng ký trước trên các báo biểu, Nhóm trưởng phải chuyển toàn bộ hồ sơ kiểm toán cho trưởng phòng kiểm toán xem xét và sau đó được chuyển cho bộ phận lưu trữ.
- Sau khi phát hành có thể có những thông tin liên quan đến BCTC đã được kiểm toán. Về nguyên tắc, mọi nhân viên trong Công ty khi nhận được các thông tin liên quan đến khách hàng xét thấy có thể dẫn đến rủi ro khi kiểm toán, cần thông báo ngay cho trưởng phòng kiểm toán để báo cáo cho Ban Giám đốc.
- Ban Giám đốc Công ty giao cho bộ phận tiếp thị có trách nhiệm theo dõi, báo cáo và lưu trữ các thông tin có liên quan đến các khách hàng của Công ty từ tất cả các nguồn thông tin để phục vụ cho việc tra cứu khi cần thiết.
- Sau khi phát hành BCTC đã được kiểm toán, phòng kiểm toán có trách nhiệm theo dõi và tư vấn cho khách hàng các vấn đề phát sinh sau khi khách hàng đã được quyết toán thuế.
Trên đây là quy trình kiểm toán chung được xây dựng chặt chẽ, yêu cầu các KTV phải tuân thủ khi tiến hành cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm kinh doanh của khách hàng…, KTV sẽ có những thay đổi cho thích hợp. Điều này thể hiện tính thống nhất cũng như tính linh động trong tổ chức chương trình kiểm toán của AISC.
1.4.2 Tổ chức hệ thống kiểm toán
1.4.2.1 Nhân sự
Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học - Chi nhánh Hà Nội gồm ba phòng trong đó có hai phòng kiểm toán BCTC, một phòng kiểm toán XDCB.
Đứng đầu mỗi phòng là một trưởng phòng, dưới là các KTV chính. Giúp việc cho các KTV chính là các trợ lý kiểm toán bao gồm: Trợ lý cấp cao, trợ lý và trợ lý mới vào nghề.
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kiểm toán
Trợ lý
Trợ lý
Trợ lý mới vào nghề
Trợ lý mới vào nghề
Trợ lý cấp cao
Trợ lý cấp cao
Trưởng phòng
KTV chính
KTV chính
1.4.2.2 Phân công nhiệm vụ
Trưởng phòng
Đóng vai trò trong nhiều lĩnh vực đặc biệt liên quan tới nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhiệm các công việc hành chính, có chức năng như một cầu nối giữa Ban Giám đốc, ban quản lý, và các nhóm nhân viên.
KTV chính
KTV chính phải là người được cấp giấy phép hành nghề (CPA) hoặc một giấy chứng nhận có giá trị tương đương. Người này sẽ đảm nhiệm những trọng trách chỉ dưới Ban Giám đốc và trưởng phòng. Bao gồm việc giám sát công việc của các trợ lý, nhân viên thực hiện hợp đồng kiểm toán với khách hàng có nhiều bộ phận phòng ban hay các Chi nhánh hoặc các vụ việc đặc biệt khác.
Trợ lý cấp cao
Chịu trách nhiệm đối với công việc kiểm toán (ngay tại thực địa) không đòi hỏi quá 5 người và trong một số trường hợp có thể phải hỗ trợ cho KTV chính trong việc theo dõi các công việc kiểm toán có tầm cỡ lớn hơn. Trợ lý cấp cao chịu trách trước người KTV chính hoặc người quản lý công việc về tất cả các vấn đề liên quan đến việc thực hiện một công việc kiểm toán. Người trợ lý cấp cao phải tiếp tục học để nâng cao trình độ chuyên môn.
Trợ lý
Là người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán cả về các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn để có thể đảm nhiệm việc xem xét các bước của những công việc kiểm toán quy mô nhỏ. Người trợ lý phải chịu trách nhiệm trước nhiều trợ lý khác và phải có năng lực soạn thảo sơ bộ các phần, mục của các bức thư của ban lãnh đạo và các báo cáo kiểm toán.
Trợ lý mới vào nghề
Theo quy định là những người có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực kế toán kiểm toán. Người trợ lý mới vào nghề được phân công thực hiện các công việc ở thực địa hoặc công việc tương tự dưới sự chỉ dẫn của một cán bộ thâm niên khác và hiếm khi phải chịu trách nhiệm về một phần hành hoàn chỉnh của một đợt kiểm toán.
1.4.3 Tổ chức hệ thống soát xét chất lượng kiểm toán tại Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội
1.4.3.1 Nhân viên
Tuyển nhân viên
Công ty duy trì một quy trình tuyển dụng nhân viên chuyên nghiêp bằng việc lập kế hoạch nhu cầu nhân viên, đặt ra mục tiêu tuyển dụng nhân viên, yêu cầu về trình độ và năng lực của người thực hiện chức năng tuyển dụng. Lập kế hoạch nhu cầu nhân viên ở các chức danh và xác định mục tiêu tuyển dụng dựa trên số lượng khách hàng hiện có, mức tăng trưởng dự tính và số nhân viên có thể giảm.
Đào tạo nhân viên
Nhân viên mới được tham dự các khoá học về đào tạo nghiệp vụ Ban Giám đốc, thường là Giám đốc trực tiếp hướng dẫn. Nhân viên mới có khoảng một tháng để làm quen với việc kiểm toán và lưu trữ hồ sơ bằng cách đọc hồ sơ và các file kiểm toán đã lưu trữ trước khi đi kiểm toán thực tế.
Khi lập chương trình đào tạo, cập nhật về chuyên môn, cần cân nhắc tới những qui định bắt buộc và những hướng dẫn không bắt buộc của pháp luật và của tổ chức nghề nghiệp.
Khuyến khích tham gia vào các chương trình đào tạo nghề nghiệp ngoài Công ty, kể cả hình thức tự học.
Những nhân viên làm việc ở Công ty sau khoảng hai năm, khi đã thực hiện những cam kết sẽ được cho tham dự khoá học để thi lấy chứng chỉ KTV Việt Nam, do Công ty chi trả các chi phí.
Đánh giá kết quả công tác của nhân viên
Được thực hiện mỗi năm một lần, vào cuối năm. Những nhân viên có thành tích xuất sắc sẽ được thưởng và có cơ hội thăng tiến. Những nhân viên có nhiều sai phạm sẽ bị kiểm điểm..
Phân công công việc cho nhân viên
- Lập kế hoạch nhu cầu nhân viên cho từng bộ phận trong Công ty
- Xác định nhu cầu nhân viên cho những hợp đồng kiểm toán cụ thể
- Bố trí nhân viên và thời gian cho từng hợp đồng kiểm toán
- Khi phân công công việc cho nhân viên phải cân nhắc các yếu tố: Qui mô và tính phức tạp của cuộc kiểm toán, số lượng nhân viên hiện có, khả năng và yêu cầu chuyên môn đặc biệt cần có, lịch trình thực hiện công việc.
1.4.3.2 Kiểm soát quy trình kiểm toán
+ Giao việc: Khi giao việc cho trợ lý kiểm toán, phải đảm bảo là công việc được giao cho người có đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết.
+ Hướng dẫn: KTV phải hướng dẫn trợ lý kiểm toán những nội dung cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán như: trách nhiệm của họ đối với công việc được giao, mục tiêu của những thủ tục mà họ phải thực hiện, đặc điểm, tính chất hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng và những vấn đề kế toán hoặc kiểm toán có thể ảnh hưởng tới nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán mà họ đang thực hiện.
Kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán là một công cụ quan trọng để hướng dẫn KTV và trợ lý kiểm toán thực hiện các thủ tục kiểm toán.
+ Giám sát: Người của Công ty kiểm toán được giao giám sát chất lượng cuộc kiểm toán phải thực hiện các chức năng sau:
Giám sát quá trình thực hiện kiểm toán để xác định xem:
KTV và trợ lý kiểm toán có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc được giao hay không.
Các trợ lý kiểm toán có hiểu các hướng dẫn kiểm toán hay không.
Công việc kiểm toán có được thực hiện theo đúng kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán hay không.
Nắm bắt và xác định các vấn đề kế toán và kiểm toán quan trọng phát sinh trong quá trình kiểm toán để điều chỉnh kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán cho phù hợp.
Xử lý các ý kiến khác nhau về chuyên môn giữa các KTV và trợ lý kiểm toán cùng tham gia vào cuộc kiểm toán và cân nhắc xem có phải tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn không.
+ Kiểm tra: KTV và Công ty kiểm toán phải thường xuyên kiểm tra các công việc sau:
Việc đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, bao gồm cả việc đánh giá kết quả của các thử nghiệm kiểm soát và đánh giá những sửa đổi (nếu có) trong kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.
Việc lưu vào hồ sơ kiểm toán những bằng chứng kiểm toán thu được bao gồm cả ý kiến của chuyên gia tư vấn và những kết luận rút ra từ việc tiến hành các thử nghiệm cơ bản. Trong khi kiểm tra chất lượng một cuộc kiểm toán, nhất là những hợp đồng kiểm toán lớn và phức tạp, có thể phải yêu cầu cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp không thuộc nhóm kiểm toán tiến hành một số thủ tục bổ sung nhất định trước khi phát hành báo cáo kiểm toán.Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về chất lượng một cuộc kiểm toán thì cần thảo luận tập thể trong nhóm kiểm toán để thống nhất đánh giá và rút kinh nghiệm. Nếu trong nhóm kiểm toán không thống nhất được ý kiến thì báo cáo Giám đốc để xử lý hoặc đưa ra cuộc họp các thành viên chủ chốt trong Công ty.
Chương 2:
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG
KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ
TIN HỌC AISC - CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN
2.1 Thực trạng áp dụng kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện tại khách hàng ABC
2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán
2.1.1.1 Thực hiện các công việc trước kiểm toán
Tìm hiểu chung về khách hàng
Công ty ABC được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 17020002 17 ngày 18/6/2005 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp.
Công ty có trụ sở tại tổ 2, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng
ABC ký hợp đồng kiểm toán với AISC nhằm làm minh bạch BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007.
Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán
Để tiến hành kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007, AISC cử ra ba nhân viên gồm:
Ông Trần Đức Hiệp Trưởng đoàn
Ông Hà Tuấn Sơn KTV
Ông Trịnh Nguyên Khánh KTV
Trong đó ông Hà Tuấn Sơn được chỉ định thực hiện kiểm toán TSCĐ.
2.1.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Những hoạt động chính của Công ty trong năm tài chính 2007, bao gồm:
- Mua bán đồ điện, bảo hộ lao động, đồ dùng gia đình, gas và bếp gas, nước uống, nước đóng chai, rượu bia, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, mua bán thiết bị dụng cụ máy móc, trang thiết bị ngành y tế.
- Mua bán hàng điện tử, ôtô, xe máy, thiết bị điện, bất động sản.
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch, nhà nghỉ, vui chơi giải trí.
Bộ máy quản lý của Công ty ABC
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của Công ty ABC
Phòng kế toán- tài chính
Phòng kinh doanh bán lẻ
Phòng phân phối bán buôn
Phòng dịch vụ, bảo dưỡng thiết bị
Phòng kinh doanh dịch vụ
Phòng nghiên cứu và phát triển thị trường
Phòng xuất nhập khẩu
GĐ kinh doanh
GĐ kĩ thuật
GIÁM ĐỐC
Tìm hiểu về chính sách kế toán của Công ty
1. Kỳ kế toán năm
Kỳ kế toán năm theo năm dương lịch của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc tại ngày 31 tháng 12 hàng năm.
2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán và lập BCTC là Đồng Việt Nam (VND).
3. Chế độ kế toán áp dụng
Công ty thực hiện công tác kế toán theo Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Hình thức kế toán áp dụng
Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
5. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế theo nguyên tắc giá gốc.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao có sự khác biệt so với khung khấu hao quy định tại Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Mục tiêu kiểm toán TSCĐ
- TSCĐHH và vô hình tồn tại và thuộc sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng TSCĐ trong khuôn khổ hoạt động của mình (tính hiện hữu, sở hữu).
- Tất cả các TSCĐ của doanh nghiệp được ghi nhận đầy đủ, các yếu tố được tính toán hình thành nguyên giá TSCĐ được ghi nhận đầy đủ và phù hợp với chuẩn mực kế toán về TSCĐ, việc bán và thanh lý TSCĐ, các giá trị thu nhập hay chi phí phát sinh từ hoạt động này được ghi nhận đầy đủ (tính đầy đủ).
- Các yếu tố hình thành nguyên giá TSCĐ phải chính xác và không bao gồm các khoản chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh không được vốn hoá (tính chính xác).
- Tính toán và ghi nhận khấu hao tài sản cố định phù hợp với chính sách và các quy định khác của doanh nghiệp, nhất quán trong toán hệ thống và trong năm tài chính.
- TSCĐ được phân loại chính xác và nhất quán trong toàn hệ thống.
- Việc trình bày nguyên giá và khấu hao TSCĐ phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng (đánh giá, cách trình bày).
2.1.1.3 Xem lại kết quả của cuộc kiểm toán trước
Năm 2006, Công ty kiểm toán AFC được bổ nhiệm làm kiểm toán cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2006. Trong báo cáo kiểm toán và thư quản lý có một số vấn đề về TSCĐ cần lưu ý như sau:
Về việc ghi tăng TSCĐ
- Phát hiện: Trong năm 2006, Công ty nhận góp vốn kinh doanh bằng một cửa hàng trị giá 150.000.000 đồng nhưng ABC không hạch toán tăng TS.
- Ảnh hưởng: Hạch toán thiếu TS và nguồn vốn.
Về thủ tục thanh lý TSCĐ
- Phát hiện: Trong năm tài chính 2006, Phòng phân phối bán buôn thực hiện thanh lý một xe ôtô nhưng chưa có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Ban Giám đốc Công ty về việc thanh lý TS này.
- Ảnh hưởng: Chưa phù hợp với quy chế tài chính của Công ty, ảnh hưởng đến tính tuân thủ trong quản lý TS của Công ty.
- Ý kiến của KTV: Đề nghị các phòng ban và Ban Giám đốc thực hiện theo đúng thủ tục theo quy định hiện hành.
Thời gian khấu hao và mức trích khấu hao
- Phát hiện: Thời gian khấu hao thực tế tại đơn vị lớn hơn so với khung khấu hao quy định tại Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cụ thể:
Bảng 2.1: Khung khấu hao của công ty ABC
STT
Loại TS
Khung khấu hao theo QĐ206/2003-BTC (Năm)
Khung khấu hao thực tế
(Năm)
1
Nhà cửa, vật kiến trúc
Nhà kho
25-50
30-70
2
Máy móc thiết bi
6-10
10-13
3
Phương tiện vận tải
6-15
11-17
Bảng 2.2: Chênh lệch mức trích khấu hao
Mức trích KH của Công ty
Mức trích KH tối thiểu theo QĐ206/2003-BTC
Chênh lệch
Năm 2006
25.503.324
49.563.854
24.060.530
- Ảnh hưởng: Mặc dù Công ty có quyền lựa chọn thời gian khấu hao sau khi đã đăng ký với cơ quan thuế nhưng thời gian khấu hao quá dài (đặc biệt đối nhà cửa, vật kiến trúc chỉ có thời gian sử dụng nhất định xét về yếu tố kỹ thuật) làm khả năng thu hồi vốn chậm và chi phí kinh doanh các năm sau phải gánh chịu là lớn, điều này dẫn đến Công ty khó thu hồi vốn để đổi mới công nghệ.
- Kiến nghị: Đề nghị Công ty lựa chọn mức khấu hao phù hợp, cân đối giữa mục đích thu hồi vốn và kết quả kinh doanh giữa các năm nhằm đảm bảo lãi phải là thực tế phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội chung.
2.1.1.4 Thực hiện thủ tục phân tích
Bảng 2.3: Bảng phân tích BCĐKT của Công ty ABC
Chỉ tiêu
01/01/2007
31/12/2007
Chênh lệch
Số tuyệt đối
%
A TS ngắn hạn
B. TS dài hạn
II. TSCĐ
1.TSCĐHH
Nguyên giá
Giá trị hao mòn luỹ kế
3.Chi phí XDCBDD
V. TS dài hạn khác
1.959.229.207
507.905.945
452.878.183
452.878.183
498.119.833
(44.701.650)
0
55.027.762
5.033.139.719
1.277.778.161
1.275.633.161
1.239.376._..2861.360.182.894
(120.806.608)
36.256.875
2.145.000
3.073.910.513
769.872.216
822.754.978
786.489.103
862.063.061
(76.104.958)
36.256.875
-52.882.762
157
152
182
174
173
170
-96
Tổng TS
2.467.135.152
6.310.917.880
3.843.782.728
156
A. Nợ phải trả
B. Vốn chủ sở hữu
1.475.754.960
991.380.192
5.032.878.138
1.278.039.742
3.557.123.178
286.659.550
241
29
Tổng cộng nguồn vốn
2.467.135.152
6.310.917.880
3.843.782.728
156
Qua bảng phân tích trên ta thấy TS của đơn vị có sự thay đổi lớn. Đầu năm TSCĐ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TS (18.4%), cuối năm TSCĐ tăng 822.754.978 đồng tương ứng với tốc độ tăng 182% làm tỷ trọng TSCĐ tăng lên 20.2%. TSCĐ tăng chủ yếu là do XDCBDD hoàn thành 797.047.900 đồng. KTV cần kiểm tra chi tiết khoản này.
2.1.1.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Đánh giá trọng yếu
Bảng 2.4: Bảng tính tỷ lệ PM theo doanh thu
Doanh thu thuần (tỷ đồng)
Tỷ lệ
0-5
0.031
5-10
0.025
10-20
0.022
20-50
0.018
50-200
0.014
200-400
0.010
400-1000
0.008
1000-3000
0.007
>3000
0.005
Doanh thu thuần của ABC năm tài chính 2007 là 3.287.240.234 đồng tỷ lệ mức độ trọng yếu được tính ra theo bảng tính mức độ trọng yếu là 0.031
Mức độ trọng yếu PM = 0.031 x 3.287.240.234 = 101.904.447
Quy mô sai sót (MP) được ước tính bằng 85% mức độ trọng yếu
MP = 101.904.447 x 85% = 86.618.780
Tiêu chuẩn của AISC sử dụng để đánh giá trọng yếu:
- Yếu tố định lượng (quy mô):
Thu nhập trước thuế, tài sản lưu động, tổng vốn dài hạn, nợ ngắn hạn… được dùng làm cơ sở để đánh giá trọng yếu.
- Yếu tố định tính (bản chất, tính chất của sai sót):
+ Gian lận luôn được coi là trọng yếu. Gian lận được xem là quan trọng hơn sai sót cùng với quy mô tiền tệ.
+ Sai sót lặp đi lặp lại được coi là trọng yếu.
+ Các sai phạm làm ảnh hưởng đến thu nhập luôn là trọng yếu.
Rủi ro kiểm toán
Bảng 2.5: Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC
Câu hỏi
Có
Không
Không áp dụng
Câu 1: Có nhận thấy dấu hiệu nào cho thấy tính liêm chính của BGĐ bị vi phạm không?
X
Câu 2: Có dấu hiệu nào cho thấy tồn tại cam kết của Ban lãnh đạo về tính trung thực của BCTC?
X
Câu 3: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng cam kết của Ban lãnh đạo được thiết kế và duy trì chương trình kế toán, hệ thống thông tin hợp lý và hệ thống KSNB hiệu quả?
X
Câu 4: Cơ cấu tổ chức của khách hàng có phù hợp với bản chất loại hình kinh doanh cũng như quy mô kinh doanh không?
X
Cấu 5: Chương trình kiểm soát quản lý có phù hợp với bản chất và loại hình kinh doanh không? Có nhận thấy năng lực của Ban quản lý trong việc giám sát hoạt động hiệu quả cũng như phân công trách nhiệm vượt cấp không?
X
Câu 6: Phương pháp phân chia quyền hạn và trách nhiệm có phù hợp với bản chất loại hình kinh doanh không?
X
Câu 7: Có điều gì lo lắng về phương pháp kiểm soát công tác quản lý của lãnh đạo không?
X
Câu 8: Bản chất và quy mô của việc sử dụng hệ thống máy tính có phù hợp với bản chât loại hình kinh doanh không?
X
Câu 9: Sự tồn tại Ủy ban kiểm tra hay Ban Giám đốc có phù hợp với bản chất cũng như quy mô kinh doanh của doanh nghiệp không?
X
Câu 10: Có điều gì lo lắng về bản chất kinh doanh của doanh nghiệp không?
X
Câu 11: Có những ảnh hưởng bên ngoài trong môi trường kinh doanh mà ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và liệu có tạo nên thế mạnh cho doanh nghiệp trong thời gian tới không?
X
Câu 12: Ban quản lý của doanh nghiệp có phải chịu áp lực nào khi đưa ra kết quả tài chính không?
X
Câu 13: Có nhân tố nào tồn tại để chỉ ra rằng doanh nghiệp không thể tiếp tục kinh doanh hiệu quả trong tương lai gần không?
X
Câu 14: Có điều gì đáng quan tâm xung quanh cuộc kiểm toán không?
X
Câu 15: Có lý do gì cho rằng sự phù hợp của cuộc kiểm toán với chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi sẽ là chủ đề mọi người chú ý tới hay không?
X
Câu 16: Có chính sách kế toán đặc biệt nào làm cho rủi ro kiểm toán lớn hơn mức rủi ro thông thường của cuộc kiểm toán?
X
Câu 17: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng chúng ta không hiểu rõ về bản chất các nghiệp vụ quan trọng và mối liên hệ với doanh nghiệp khác?
X
Câu 18: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng KTV không có đủ kinh nghiệm và hiểu biết về khách hàng?
X
Câu 19: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng Công ty không đáp ứng đủ nhu cầu về nhân viên kiểm toán và các chuyên gia?
X
Câu 20: Có tồn tại nhân tố khách quan nào dẫn tới sự gian lận của Ban Giám đốc của khách hàng?
X
(Trích nguồn tư liệu AISC)
Qua bảng câu hỏi có thể khẳng định hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC hoạt động kém hiệu quả. Rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao.
Rủi ro kiểm soát của Công ty ABC được đánh giá ở mức cao, rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức trung bình, vì vậy rủi ro kiểm toán được xác định trong trường hợp này là thấp.
2.1.1.6 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC
TP HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng: Công ty ABC Tên: Ngày
Nội dung thực hiện:Kế hoạch kiểm toán Người thực hiện: Hiệp 15/2
Năm tài chính: 2007 Người kiểm tra………
ĐVT: VND
Mã số:L
Trang: 1
Thủ tục kiểm toán
- Thu thập thông tin về quy chế tài chính của đơn vị, đối chiếu với quy định hiện hành của Nhà nước và thực tế phát sinh.
- Thu thập biên bản kiểm kê TSCĐ cuối kỳ
- Kiểm toán chọn mẫu tăng - giảm TSCĐ trong năm:
+ Mẫu chọn: Kiểm tra 100% các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ
+ TSCĐ tăng: Kiểm tra kế hoạch đầu tư mua sắm, thẩm quyền quyết định, quy trình mua sắm (có tuân thủ quy định của Nhà nước /đơn vị không), hợp đồng mua sắm, hoá
đơn GTGT, các biên bản bàn giao nghiệm thu thanh lý, quyết toán giá trị XDCB hoàn thành (lưu ý đến TS tăng có đáp ứng đủ các điều kiện ghi nhận theo quy định hay không)
+ TSCĐ giảm: Thẩm quyền quyết định, thủ tục thanh lý/nhượng bán, hoá đơn GTGT đầu ra, kiểm tra việc hạch toán chi phí và thu nhập.
Kiểm toán khấu hao TSCĐ:
+ Thu thập thông tin về phương pháp khấu hao, tỷ lệ khấu hao áp dụng cho từng loại (lưu ý đối chiếu với khung của QĐ206 và tính nhất quán của việc thực hiện), yêu cầu cung cấp mức khấu hao đã đăng ký với cơ quan thuế.
+ Yêu cầu cung cấp bảng tính khấu hao theo kỳ khấu hao, thực hiện tính toán lại theo căn cứ hợp lý mà KTV đã thu thập được (chú ý đến những TSCĐ không dùng phục vụ SXKD)
+ Kiểm tra việc phân bổ khấu hao theo nguyên tắc TSCĐ dùng cho hoạt động nào thì tính vào chi phí cho hoạt động đó, trường hợp dùng chung thì kiểm tra và xác định tiêu thức phân bổ phù hợp.
Kiểm toán XDCBDD:
+ Lập bảng kê chi tiết các công trình XDCB dở dang theo từng công trình/vụ việc: Số đầu kỳ, số phát sinh tăng - giảm, số dư cuối kỳ, tìm hiểu nguyên nhân của các công trình không có biến động nhiều năm.
+ Yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ XDCB dở dang để kiểm tra liệu đã đủ điều kiện để ghi nhận là TSCĐ hay chưa.
+ Kiểm tra chọn mẫu: Kiểm tra 100%. Chú ý chi phí sửa chữa lớn đối chiếu với dự toán và kế hoạch được duyệt. Đối với phần xây dựng thì tập trung kiểm tra thủ tục đầu tư.
(Trích nguồn tư liệu AISC)
2.1.2 Thực hiện kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ của Công ty ABC do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện
2.1.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Tìm hiểu HTKSNB của Công ty khách hàng đối với TSCĐ và khấu hao TSCĐ
Việc hạch toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ
Khối lượng TSCĐ của Công ty không lớn và chỉ bao gồm TSCĐHH. TSCĐHH được trình bày theo nguyên giá trừ đi hao mòn luỹ kế:
TSCĐHH = NG - HMLK
Nguyên giá TSCĐ mua vào bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá TSCĐHH do các nhà thầu xây dựng bao gồm giá trị công trình hoàn thành bàn giao, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ.
Nguyên giá TSCĐ do tự làm bao gồm toàn bộ chi phí thực tế phát sinh và chi phí lắp đặt chạy thử. Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng.
Công ty ABC hoạt động trong lĩnh vực thương mại, TSCĐ chiếm tỷ trọng không cao trong tổng TS (cuối năm 2007 là 20.2%), tuy nhiên Công ty vẫn có những chính sách chặt chẽ trong việc quản lý, sử dụng, mua TS mới và thanh lý TS.
Các chính sách, thủ tục liên quan tới tăng TSCĐ:
+ Tăng do mua sắm mới
TSCĐ mua sắm mới trị giá trên 100 triệu phải có kế hoạch trước.
+ Tăng do đầu tư xây dựng cơ bản
Các công trình xây dựng cơ bản đều phải thông qua Ban Giám đốc, khi thực hiện phải thường xuyên báo cáo tiến độ.
Các chính sách, thủ tục liên quan tới giảm TSCĐ:
+ Thanh lý nhượng bán
Trước khi thanh lý nhượng bán cần xin ý kiến của Ban Giám đốc, khi có quyết định thanh lý tiến hành thành lập hội đồng thanh lý để đánh giá giá trị nhượng bán hợp lý.
Đánh giá về HTKSNB của khách hàng đối với TSCĐ:
Năm 2007 ABC đã có quy chế cụ thể về các thủ tục mua bán, thanh lý TSCĐ, tuy nhiên thủ tục thanh lý TSCĐ không đầy đủ. Cụ thể, qua kiểm tra phát hiện: Phòng kinh doanh dịch vụ thực hiện thanh lý một hệ thống cáp điện nhưng chưa có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Ban Giám đốc Công ty về việc thanh lý TS này. Trong khi, hiện tượng thanh lý tài sản thiếu thủ tục đã được đề cập trong thư quản lý năm 2006.
Việc đánh giá HTKSNB của khách hàng đối với TSCĐ được tiến hành thông qua hệ thống câu hỏi do Công ty AISC lập sẵn.
Bảng 2.6: Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ của
Công ty ABC
Câu hỏi
Có
Không
Không áp dụng
Câu 1: Có sự tách biệt giữa bộ phận quản lý TSCĐ và bộ phận ghi sổ TSCĐ?
X
Câu 2: Mỗi TSCĐ có được theo dõi riêng từ khi mua, nhận đến khi nhượng bán thanh lý?
X
Câu 3: Có dấu hiệu nào cho thấy sự đầy đủ của việc phê chuẩn các nghiệp vụ tăng giảm, trích khấu hao TSCĐ được phân cấp đối với các nhà quản lý doanh nghiệp?
X
Câu 4: Doanh nghiệp có các quy định về phân loại chi tiết TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý không?
X
Cấu 5: Hệ thống thẻ TSCĐ có được duy trì và cập nhật kịp thời không?
X
Câu 6: Ngoài bộ phận kế toán có bộ phận nào quản lý TSCĐ không?
X
Câu 7: Việc mua sắm TSCĐ có được lập kế hoạch trước hàng năm không?
X
Câu 8: Có sự phân cấp trong quyết định mua tài sản không?
X
Câu 9: TSCĐ mua về có bắt buộc phải có bộ phận kiểm tra và lâp biên bản trước khi giao cho bộ phận sử dụng và trước khi thanh toán không?
X
Câu 10: TSCĐ giao cho bộ phận sử dụng có được lập biên bản bàn giao cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng không?
X
Câu 11: TSCĐ có được đánh mã để quản lý riêng để có thể đối chiếu giữa TSCĐ trên sổ và thực địa không?
X
Câu 12: Đơn vị có văn bản quy định về trách nhiệm của người sử dụng TSCĐ không?
X
Câu 13: TSCĐ mang ra ngoài công ty bắt buộc phải có sự đồng ý của cấp có thẩm quyền?
X
Câu 14: Những TS đang thế chấp cầm cố để đảm bảo cho các khoản vay có được ghi chép để theo dõi riêng không?
X
Câu 15: Có bộ phận riêng chuyên chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề liên quan đến TSCĐ không?
X
(Trích nguồn tư liệu AISC)
2.1.2.2 Thử nghiệm cơ bản
Thủ tục phân tích
Bảng 2.7: So sánh nguyên giá, hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại của TSCĐ của Công ty ABC so với kỳ trước
TSCĐ
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Số tiền
%
Nguyên giá
498.119.833
1.360.182.894
862.063.061
173,1
Hao mòn luỹ kế
44.701.650
120.806.608
76.104.950
170,3
Giá trị còn lại
452.878.183
1.239.376.286
786.498.103
173,4
Bảng 2.8: So sánh số phát sinh tăng, giảm TSCĐ của Công ty ABC
TSCĐ
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Số tiền
%
Số phát sinh tăng
289.154.123
877.278.421
588.124.298
203,4
Số phát sinh giảm
85.355.394
15.215.360
(70.140.034)
(82,2)
Bảng 2.9: So sánh số liệu TSCĐ thực tế và số kế hoạch của Công ty ABC
TSCĐ
Kế hoạch
Thực tế
Chênh lệch
Số tiền
%
Mua mới TSCĐ
100.000.000
80.230.531
(19.769.469)
(19,8)
XDCBDD hoàn thành
950.000.000
797.047.900
(152.952.100)
(16.1)
Qua ba bảng phân tích trên KTV đi đến kết luận TSCĐ trong năm 2007 nhiều hơn năm 2006, tốc độ tăng nhanh là hợp lý do ABC đang trong giai đoạn phát triển. So sánh số kế hoạch với số thực tế kiểm toán viên đánh giá XDCB hoàn thành cần được kiểm tra do các công trình chủ yếu được xây dựng đã hoàn thành nhưng số liệu lại bị chênh lệch so với kế hoạch là 152.952.100 đồng.
Kiểm tra chi tiết
Bảng 2.10: Thuyết minh TSCĐ của Công ty ABC
Nội dung
Nhà cửa vật kiến trúc
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
Thiết bị văn phòng
Tổng cộng
I. Nguyên giá TSCĐ
1. Số dư đầu kỳ
360.152.312
85.714.286
52.253.235
498.119.833
2. Số tăng trong kỳ
797.047.900
80.230.521
0
877.278.421
3. Số giảm trong kỳ
0
15.215.360
0
15.215.360
4. Số dư cuối kỳ
1.157.200.212
150.729.438
52.253.235
1.360.182.894
II. Hao mòn TSCĐ
1. Số dư đầu kỳ
20.234.152
21.235.265
3.232.233
44.701.650
2. Số tăng trong kỳ
51.708.056
17.045.571
10.564.657
79.318.284
3. Số giảm trong kỳ
0
3.213.326
0
3.213.326
4. Số dư cuối kỳ
71.942.108
35.068.510
13.796.890
120.806.608
III. Giá trị còn lại
1. Số đầu kỳ
339.918.160
63.939.021
49.021.002
452.878.183
2. Số cuối kỳ
1.085.258.104
115.660.928
38.456.345
1.239.376.286
Qua bảng thuyết minh TSCĐ trên, KTV nhận thấy TSCĐ thanh lý và mua sắm trong kỳ không nhiều mà chủ yếu tập trung vào XDCBDD.
Kiểm toán nghiệp vụ biến động tăng TSCĐ
Tổng giá trị TSCĐ tăng trong kỳ là 877.278.421 đồng trong đó tăng do mua sắm là 80.230.531 đồng.
- Trong năm đơn vị đã mua một ôtô tải trị giá 68.213.256 đồng để vận chuyển hàng, một hệ thống cáp điện mới được lắp đặt trị giá 12.017.275 đồng. Hai tài sản trên đều được mua sắm theo kế hoạch.
KTV tiến hành kiểm tra hoá đơn người bán và chứng từ gốc, đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Các nghiệp vụ này đều có đủ hợp đồng, hóa đơn và đúng theo kế hoạch mua sắm của đơn vị. Giá trị được hạch toán chính xác.
Kết luận của KTV: Các nghiệp vụ tăng tài sản do mua sắm là hợp lý và được ghi sổ đúng đắn.
- Kiểm toán XDCBDD: Trong năm ABC tiến hành đầu tư xây dựng 2 khu nhà 3 tầng và một nhà để xe cho cán bộ công nhân viên. Trong đó hai ngôi nhà 3 tầng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tổng giá trị của công trình theo báo cáo là 797.047.900 đồng. KTV tiến hành kiểm tra lại các chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư XDCB đồng thời phối hợp với KTV thực hiện kiểm toán phần hành chi phí khác nhận thấy một số khoản chi phí trực tiếp liên quan đến việc hình thành TS trên đã được kế toán hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ là không hợp lý.
Cụ thể: ABC đã mua vật liệu xây dựng cho khu nhà 3A là 75.215.354 đồng, cho khu nhà C là 28.152.256 đồng. Chi khảo sát thiết kế cho khu nhà 3A là 10.502.000 đồng, cho khu nhà C là 8.006.185 đồng. Chi phí này bị hạch toán sai dẫn đến XDCB hoàn thành trong kỳ bị giảm 121.875.795 đồng, khấu hao trong kỳ giảm 4.924.297 đồng.
Tham chiếu phụ lục 1.
Kiểm toán nghiệp vụ biến động giảm TSCĐ
Trong năm tài chính 2007, ABC tiến hành thanh lý một hệ thống cáp điện đã không còn sử dụng được trị giá 15.215.360 đồng. KTV tiến hành kiểm tra trên sổ TSCĐ và kiểm tra chứng từ thanh lý.
Kết luận: Nghiệp vụ thanh lý hệ thống cáp điện là có thật và được hạch toán chính xác. Khấu hao giảm tương ứng là chính xác.
Kiểm toán khấu hao TSCĐ
Dựa vào danh mục TSCĐ và thời gian khấu hao do đơn vị cung cấp, KTV tiến hành kiểm tra lại khung khấu hao theo quyết định 206 và tính lại khấu hao. Kết quả, số liệu chính xác, sai sót là không trọng yếu.
KTV dựa trên bảng tính khấu hao, bảng theo dõi TSCĐ để kiểm tra, phát hiện một số TS phục vụ cho bộ phận quản lý lại được phân bổ chi phí khấu hao vào chi phí bán hàng.
Cụ thể: Thiết bị truyền dẫn điện khấu hao trong năm là 4.026.280 đồng, khấu hao của máy photo dùng cho văn phòng là 3.170.659 đồng đều được hạch toán vào chi phí bán hàng. KTV tiến hành phân loại lại chi phí khấu hao.
Tham chiếu phụ lục 2.
Kiểm toán số dư TSCĐ
KTV tiến hành so sánh số liệu trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp để khẳng định tính chính xác.
Tham chiếu phụ lục 3.
Số dư đầu kỳ được KTV xác định dựa trên báo cáo kiểm toán năm 2006 cùng với cơ sở là các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ đã kiểm tra. KTV đi đến kết luận: Chỉ tiêu TSCĐ bị hạch toán thiếu 116.933.548 đồng trong đó NG TSCĐ bị hạch toán thiếu 121.857.795 đồng và hao mòn lũy kế bị hạch toán giảm 4.924.247 đồng.
2.1.3 Kết thúc kiểm toán
Lập báo cáo kiểm toán
Sau khi hoàn tất công việc kiểm toán phải tiến hành lập biên bản kiểm toán. Cuộc họp giữa Ban Giám đốc, kế toán trưởng và các thành viên của đoàn kiểm toán nhằm đi đến thống nhất ban đầu về các vấn đề còn tồn tại cần điều chỉnh và khắc phục. Hai bên thống nhất những vấn đề sau:
Năm 2007, Công ty đưa hai khu nhà 3 tầng vào sử dụng. Tuy nhiên chi phí XDCBDD bị hạch toán thiếu làm NG TSCĐ bị giảm 121.857.795 đồng. Khấu hao tương ứng bị giảm 4.924.247 đồng.
Bút toán điều chỉnh:
1. Nợ TK 211: 121.857.795
Có TK 331 : 121.857.795
2. Nợ TK 214: 4.924.247
Có TK 421: 4.924.247
Trong năm, chi phí khấu hao của một số TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý được hạch toán vào chi phí bán hàng 7.196.939 đồng.
Ý kiến của KTV: Đề nghị kế toán sử dụng đúng TK theo quy định.
Ngày 21/3/2008 sau khi trưởng phòng kiểm toán, giám đốc Công ty đã soát xét, kiểm tra, AISC phát hành báo cáo kiểm toán cho Công ty ABC.
AISC không phát hành thư quản lý cho ABC do trong hợp đồng không có điều khoản này.
2.2 Thực trạng áp dụng kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toánvà dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện tại khách hàng XYZ
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
2.2.1.1 Thực hiện các công việc trước kiểm toán
Tìm hiểu chung về khách hàng
Giới thiệu chung về khách hàng:
Công ty XYZ là Công ty hạch toán độc lập trực thuộc tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam. Công ty được thành lập theo Quyết định số 24/1997/QĐ-BCN ngày 29/12/1997 của Bộ trưởng bộ Công nghiệp.
Trụ sở chính: Phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh.
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng.
Hình thức sở hữu vốn: Nhà nước.
XYZ là khách hàng thường niên của AISC. Do đó việc tìm hiểu khách hàng được thực hiện từ những năm trước. Thông tin được lưu tại hồ sơ chung của XYZ.
Lý do kiểm toán của khách hàng
Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và AISC ký kết hợp đồng kiểm toán từ năm 2005 nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của các Công ty con thuộc tập đoàn. Năm tài chính 2007 là năm cuối cùng thực hiện hợp đồng này.
Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán
Để thực hiện kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007, AISC cử ra bốn thành viên tham gia kiểm toán bao gồm:
+ Ông Hồ Trung Trực Trưởng đoàn kiểm toán
+ Ông Trương Hoài Nam Thành viên
+ Bà Vũ Thị Thanh Giang Thành viên
+ Bà Hoàng Ngọc Yến Thành viên
Trong đó ông Hồ Trung Trực đã tham gia kiểm toán cho XYZ trong năm tài chính 2006. Bà Vũ Thị Thanh Giang thực hiện kiểm toán TSCĐ.
2.2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của XYZ:
- Khai thác, chế biến tiêu thụ than
- Vận tải đường bộ, than và các hàng hoá khác
- Sửa chữa và gia công cơ khí
- Sản xuất vật liệu xây dựng
- Quản lý và khai thác cảng.
Bộ máy quản lý của Công ty XYZ
Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý của Công ty XYZ
Các xưởng sản xuất vật liệu xây dựng
Các xưởng sửa chữa gia công cơ khí
Các trạm chế biến và kinh doanh than
Các trạm vận tải và cảng vận chuyển
Ban Giám đốc
Phòng Kế toán
Thống kê
Phòng Kế hoạch và thị trường
Phòng Tổ chức hành chính
Tìm hiểu về chính sách kế toán của Công ty
1. Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Kỳ kế toán năm: Kỳ kế toán năm của Công ty theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tề sử dụng trong kỳ kế toán: đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán và lập BCTC là Đồng Việt Nam (VND)
2. Chế độ kế toán áp dụng
Công ty thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành theo Quyết định 2917/QĐ-HĐQT ngày 27/12/2006 của tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam.
Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy
3. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ
TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và hao mòn luỹ kế:
TSCĐ = NG - HMLK
Nguyên tắc hạch toán TSCĐ:
Nguyên giá TSCĐ mua vào bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá TSCĐHH do các nhà thầu xây dựng bao gồm giá trị công trình hoàn thành bàn giao, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ
TSCĐ hình thành trong quá trình đầu tư XDCB tự làm, nguyên giá được xác định là giá thành xây lắp theo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành cấp duyệt. Trường hợp dự án kéo dài thì giá trị TSCĐ được tạm ghi nhận theo giá trị quyết toán, khi kết thúc sẽ được điều chỉnh lại theo số liệu được phê duyệt.
4. Phương pháp khấu hao TSCĐ
TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Chi phí XDCBDD bao gồm các khoản chi phí về đầu tư XDCB (chi phí mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB) và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ còn chưa hoàn thành tại ngày kết thúc năm tài chính. Chi phí XDCB được ghi nhận theo giá gốc.
Mục tiêu kiểm toán TSCĐ:
- TSCĐHH và vô hình tồn tại và thuộc sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng TSCĐ trong khuôn khổ hoạt động của mình (tính hiện hữu, sở hữu).
- Tất cả các TSCĐ của doanh nghiệp được ghi nhận đầy đủ, các yếu tố được tính toán hình thành nguyên giá TSCĐ được ghi nhận đầy đủ và phù hợp với chuẩn mực kế toán về TSCĐ, việc bán và thanh lý TSCĐ, các giá trị thu nhập hay chi phí phát sinh từ hoạt động này được ghi nhận đầy đủ (tính đầy đủ).
- Các yếu tố hình thành nguyên giá TSCĐ phải chính xác và không bao gồm các khoản chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh không được vốn hoá (tính chính xác).
- Tính toán và ghi nhận khấu hao TSCĐ phù hợp với chính sách và các quy định khác của doanh nghiệp, nhất quán trong toán hệ thống và trong năm tài chính.
- TSCĐ được phân loại chính xác và nhất quán trong toàn hệ thống.
- Việc trình bày nguyên giá và khấu hao TSCĐ phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng (đánh giá, cách trình bày).
2.2.1.3 Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước
Những vấn đề còn tồn tại với TSCĐ trong năm 2006
Phát hiện: Trong năm tài chính 2006, Công ty đã thanh lý và nhượng bán 03 xe KAMAZ và 01 xe ủi. Giá trị còn lại trên sổ sách là 920.922.579 đồng được điều chỉnh giảm khấu hao để phù hợp với giá bán là 1.151.428.571 đồng. Thủ tục thanh lý thiếu biên bản họp HĐQT (theo quy chế tài chính của Công ty), riêng 03 xe ủi thiếu quyết định thanh lý của Giám đốc.
Ảnh hưởng:
- Thủ tục thanh lý chưa phù hợp với quy định hiện hành về quản lý TS nói chung và quy chế tài chính của Công ty nói riêng.
- Việc hạch toán giảm khấu hao là chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán TSCĐ, làm cho lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh và thu nhập của hoạt động thanh lý TS được phản ánh không chính xác
Ý kiến của KTV: Công ty cần bổ sung các thủ tục còn thiếu và hạch toán chính xác từng hoạt động của Công ty theo đúng nội dung phát sinh.
Việc xác định nguyên giá TSCĐ
Phát hiện:
- Nguyên giá TSCĐ tạm tính hình thành từ đầu tư XDCB thuê ngoài được xác định bằng đúng giá trị đã thực thanh toán, nhỏ hơn giá trị nghiệm thu giai đoạn với nhà thầu
- Nguyên giá TSCĐ và doanh thu XDCB tự làm tại Công ty bao gồm cả thu nhập chịu thuế tính trước.
Ảnh hưởng: Nguyên giá TSCĐ được xác định chưa phù hợp làm ảnh hưởng đến khấu hao tính vào giá thành, riêng doanh thu XDCB tự làm bao gồm cả thu nhập chịu thuế tính trước còn làm cho doanh thu và lợi nhuận của Công ty được phản ánh cao hơn thực tế.
Ý kiến của KTV về việc xác định nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá tạm tính của TSCĐ hình thành từ XDCB thuê ngoài phải được căn cứ vào giá trị nghiệm thu giai đoạn với nhà thầu.
Theo quy định tại chuẩn mực kế toán TSCĐ, trong mọi trường hợp thì giá trị TSCĐ tự làm và tự chế không bao gồm các khoản lãi nội bộ. Do đó, Công ty nên chủ động loại trừ các khoản lãi nội bộ này ra khỏi nguyên giá TSCĐ hình thành.
Khấu hao TSCĐ
Phát hiện: Việc xác định giá trị hao mòn luỹ kế TSCD đến thời điểm 31/12/2006 của công ty là chưa chính xác.
Nguyên nhân: Khung khấu hao đăng ký phù hợp với quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính, tuy nhiên thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ làm cơ sở để trích khấu hao chưa được xác định đúng theo hướng dẫn.
Sau khi tính toán lại giá trị hao mòn luỹ kế giảm 797.035.295 đồng.
Ảnh hưởng: Khấu hao TSCĐ tính toán chưa chính xác làm cho giá trị còn lại của TSCĐ và lợi nhuận của Công ty được phản ánh cao hơn thực tế.
Căn cứ vào khung khấu hao đã đăng ký, các đơn vị cần tính toán, xác định thời gian khấu hao còn lại theo đúng quy định. Thời điểm khấu hao TSCĐ phải phù hợp với thời điểm nghiệm thu chạy thử và đưa vào sử dụng.
2.2.1.4 Thực hiện thủ tục phân tích
Bảng 2.11: Bảng phân tích BCĐKT của Công ty XYZ
Chỉ tiêu
01/01/2007
31/12/2007
Chênh lệch
Số tuyệt đối
%
A TS ngắn hạn
59.421.886.448
256.981.209.464
197.559.323.016
332
B. TS dài hạn
189.539.274.419
199.327.076.657
9.787.802.238
5
I. Các khoản phải thu dài hạn
3.278.763.264
0
(3.278.763.264)
-100
II. TSCĐ
179.849.014.284
192.294.131.657
12.445.117.373
7
1.TSCĐHH
162.229.116.530
149.284.990.380
(12.944.126.150)
-8
Nguyên giá
301.513.842.810
336.144.732.299
34.630.889.489
11
Giá trị hao mòn luỹ kế
(139.284.726.280)
(186.859.741.919)
(47.575.015.639)
34
2.TSCĐVH
11.312.927.972
7.517.142.737
(3.795.785.235)
-34
Nguyên giá
11.582.728.504
11.582.728.504
0
0
Giá trị hao mòn luỹ kế
(269.800.532)
(4.065.585.767)
(3.795.785.235)
1407
3.Chi phí XDCBDD
6.306.969.782
35.491.998.540
29.185.028.758
463
IV.Các khoản ĐTTC dài hạn
6.017.707.000
6.017.707.000
0
0
V. TS dài hạn khác
393.789.871
1.015.238.000
621.448.129
158
Tổng TS
248.961.160.867
456.308.286.121
207.347.125.254
83
A.Nợ phải trả
128.134.615.449
322.587.193.209
194.452.577.760
152
B. Vốn chủ sở hữu
120.826.545.418
133.721.092.912
12.894.547.494
11
Tổng cộng nguồn vốn
248.961.160.867
456.308.286.121
207.347.125.254
83
Qua bảng phân tích trên ta thấy TS của đơn vị có sự thay đổi lớn. Đầu năm TSCĐ chiếm tỷ trọng 72.2% trong tổng TS, cuối năm TSCĐ tăng 12.445.117.373 đồng tương ứng với tốc độ tăng 7%. Tuy nhiên, TS ngắn hạn tăng nhanh hơn làm tỷ trọng TSCĐ giảm xuống còn 42.1%. TSCĐ tăng chủ yếu là do XDCBDD hoàn thành 29.185.028.758 đồng. KTV cần kiểm tra chi tiết khoản này
2.2.1.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Đánh giá trọng yếu
Doanh thu thuần của ABC năm tài chính 2007 là 572.532.919.876 đồng tỷ lệ mức độ trọng yếu được tính ra theo bảng tính mức độ trọng yếu là 0,008
Mức độ trọng yếu
PM = 572.532.919.876 x 0.008 = 4.580.263.359
Quy mô sai sót (MP) được ước tính bằng 85% mức độ trọng yếu
MP = 4.580.263.359 x 85% = 3.893.223.855
Rủi ro kiểm toán
Bảng 2.12: Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty XYZ
Câu hỏi
Có
Không
Câu 1: Có nhận thấy dấu hiệu nào cho thấy tính liêm chính của BGĐ bị vi phạm không?
X
Câu 2: Có dấu hiệu nào cho thấy tồn tại cam kết của Ban lãnh đạo về tính trung thực của BCTC?
X
Câu 3: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng cam kết của Ban lãnh đạo được thiết kế và duy trì chương trình kế toán, hệ thống thông tin hợp lý và hệ thống KSNB hiệu quả?
X
Câu 4: Cơ cấu tổ chức của khách hàng có phù hợp với bản chất loại hình kinh doanh cũng như quy mô kinh doanh không?
X
Cấu 5: Chương trình kiểm soát quản lý có phù hợp với bản chất và loại hình kinh doanh không? Có nhận thấy năng lực của Ban quản lý trong việc giám sát hoạt động hiệu quả cũng như phân công trách nhiệm vượt cấp không?
X
Câu 6: Phương pháp phân chia quyền hạn và trách nhiệm có phù hợp với bản chất loại hình kinh doanh không?
X
Câu 7: Có điều gì lo lắng về phương pháp kiểm soát công tác quản lý của lãnh đạo không?
X
Câu 8: Bản chất và quy mô của việc sử dụng hệ thống máy tính có phù hợp với bản chât loại hình kinh doanh không?
X
Câu 9: Sự tồn tại ủy ban kiểm tra hay ban giám đốc có phù hợp với bản chất cũng như quy mô kinh doanh của doanh nghiệp không?
X
Câu 10: Có điều gì lo lắng về bản chất kinh doanh của doanh nghiệp không?
X
Câu 11: Có những ảnh hưởng bên ngoài trong môi trường kinh doanh mà ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và liệu có tạo nên thế mạnh cho doanh nghiệp trong thời gian tới không?
X
Câu 12: Ban quản lý của doanh nghiệp có phải chịu áp lực nào khi đưa ra kết quả tài chính không?
X
Câu 13: Có nhân tố nào tồn tại để chỉ ra rằng doanh nghiệp không thể tiếp tục kinh doanh hiệu quả trong tương lai gần không?
X
Câu 14: Có điều gì đáng quan tâm xung quanh cuộc kiểm toán không?
X
Câu 15: Có lý do gì cho rằng sự phù hợp của cuộc kiểm toán với chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi sẽ là chủ đề mọi người chú ý tới hay không?
X
Câu 16: Có chính sách kế toán đặc biệt nào làm cho rủi ro kiểm toán lớn hơn mức rủi ro thông thường của cuộc kiểm toán?
X
Câu 17: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng chúng ta không hiểu rõ về bản chất các nghiệp vụ quan trọng và mối liên hệ với doanh nghiệp khác?
X
Câu 18: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng KTV không có đủ kinh nghiệm và hiểu biết về khách hàng?
X
Câu 19: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng Công ty không đáp ứng đủ nhu cầu về nhân viên kiểm toán và các chuyên gia?
X
Câu 20: Có tồn tại nhân tố khách quan nào dẫn tới sự gian lận của Ban Giám đốc của khách hàng?
X
(Trích nguồn dữ liệu AISC)
Qua bảng câu hỏi có thể khẳng định HTKSNB của Công ty ABC hoạt động tương đối hiệu quả. Rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp.
Công ty XYZ hoạt động trong lĩnh vực khai thác than, khối lượng TS lớn (tổng TS tại 31/12/2007 là 456.308.286.121 đồng), rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức trung bình.
Rủi ro kiểm soát của Công ty ABC được đánh giá ở mức thấp, rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức trung bình, vì vậy rủi ro kiểm toán được xác định trong trường hợp này là thấp.
2.2.1.6 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
- Thu thập thông tin về quy chế tài chính của đơn vị liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, quản lý, trích khấu hao, sửa chữa, thanh lý và nhượng bán TSCĐ của đơn vị, đối chiếu với quy định hiện hành._.ng chứng kiểm toán
Tại AISC, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán còn hạn chế trong sử dụng thủ tục phân tích:
Thủ tục phân tích giúp cho KTV biết được tình hình tài chính, thực trạng kinh doanh của Công ty và xác định những vùng có rủi ro liên quan đến cơ sở dẫn liệu trên BCTC. Ngoài ra thủ tục phân tích còn là cơ sỏ để KTV lựa chọn quy mô mẫu kiểm tra chi tiết, phù hợp, tránh lãng phí thời gian, công sức. Đối với khách hàng có quy mô nhỏ, KTV có thể tiến hành kiểm tra chi tiết 100% nhưng nếu khách hàng có nhiều nghiệp vụ, các nghiệp vụ phát sinh phức tạp hoặc do bị giới hạn về mặt thời gian, nhân sự cũng như chi phí kiểm toán thì việc kiểm tra 100% là không thể. Do đó việc phân tích để chọn ra mẫu kiểm tra chi tiết là một việc quan trọng và có ý nghĩa lớn.
Thực tế hiện nay thủ tục phân tích mà AISC sử dụng còn nhiều bất cập, chưa phản ánh được thực trạng, tình hình tài chính cũng như chưa thể coi là căn cứ tin cậy, có hiệu quả hơn kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến chỉ tiêu TSCĐ trên BCTC. Công ty hiện chưa xây dựng cho mình được một nội dung và phương pháp phân tích khoa học với hệ thống chỉ tiêu phân tích hợp lý.
- Chất lượng đội ngũ KTV:
Đội ngũ nhân viên của Công ty đều có trình độ từ đại học trở lên và đảm bảo được đào tạo đúng chuyên ngành kế toán kiểm toán.Tuy nhiên, tại Chi nhánh Hà Nội, mới chỉ có 4 KTV có chứng chỉ CPA bao gồm Giám đốc, phó Giám đốc, và hai trưởng phòng kiểm toán BCTC. Nhân viên của Công ty đa số là những người rất trẻ, mới ra trường, ít kinh nghiệm.
Lực lượng nhân sự thay đổi hàng năm khá lớn, khoảng 30%. Những nhân viên có kinh nghiệm thường chuyển sang một số ngành khác đang thu hút lao động như ngân hàng, chứng khoán,….nhân viên mới vào lại phải có thời gian và chi phí đào tạo. Hiện tại Công ty phải thực hiện nhiều hợp đồng kiểm toán, số lượng nhân viên chưa đủ để đáp ứng nhu cầu.
- Hệ thống công nghệ thông tin trong kiểm toán:
Ngoài việc trang bị cho nhân viên máy tính xách tay thì việc xây dựng phần mềm kiểm toán là một nhu cầu không thể thiếu đặc biệt với một Công ty với nguồn nhân lực còn hạn chế như Công ty AISC. Việc cung cấp phần mềm này giúp giảm bớt công việc kiểm toán, cũng như đạt được độ chính xác của các con số tài chính. Tuy nhiên việc sử dụng phần mềmchưa được thực hiện tại AISC.
3.1.3 Bài học kinh nghiệm về quy trình kiểm toán TSCĐ do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện
- Hoàn thiện chương trình kiểm toán TSCĐ:
AISC xây dựng chương trình kiểm toán TSCĐ chung và khi thực hiện kiểm toán, các KTV phải thực hiện đầy đủ theo chương trình này. Tuy nhiên với các khách hàng thuộc các loại hình khác nhau, quy mô khác nhau, TSCĐ có sự khác nhau rất lớn, việc áp dụng chương trình chung là khó có thể mang lại hiệu quả cao. Việc xây dựng một chương trình riêng chi tiết là quan trọng. Chương trình này được thiết kế theo hướng chi tiết hoá các thủ tục kiểm toán đáp ứng từng cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng bởi các sai sót tương ứng với từng rủi ro đã xác định. Qua đó KTV thấy được mối quan hệ giữa việc đánh giá rủi ro kiểm toán với việc áp dụng các thủ tục kiểm toán. Đối với TSCĐ và khấu hao TSCĐ, các thủ tục kiểm toán được thiét kế nhằm thu thập bằng chứng hợp lý cho năm mục tiêu cụ thể là tính chính xác, tính đầy đủ, hiện hữu, sở hữu, phân loại trình bày.
- Kết hợp kiểm toán giữa các khoản mục khác với TSCĐ:
Các khoản mục trên BCTC luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, khi tiến hành kiểm toán, các KTV thường xuyên trao đổi với nhau về các chỉ tiêu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm toán TSCĐ có thể xem xét giá trị của TS mua vào có chính xác không thông qua các khoản phải trả, các khoản chi mua TS, có thể tiến hành đối chiếu số khấu hao đã tính với chỉ tiêu chi phí.
Ghi chép giấy tờ làm việc của KTV:
AISC rất coi trọng việc ghi chép giấy tờ làm việc. Vì vậy, với bất kỳ phần hành kiểm toán nào đều được lưu giữ lại tất cả từ chương trình kiểm toán, các bước công việc KTV đã tiến hành, các tài liệu thu thập được từ phía khách hàng, các kết quả đạt được theo một trình tự logic. Việc ghi chép rất dễ hiểu, dễ kiểm tra và đối chiếu.
3.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện
3.2.1 Đối với giai đoạn tiếp cận khách hàng
Với khách hàng cũ: Hồ sơ chung về khách hàng cũ luôn được lưu giữ cẩn thận tại văn phòng Công ty. KTV chỉ thu thập tài liệu liên quan đến những thay đổi phát sinh trong năm tài chính hiện tại. Hơn nữa việc kiểm toán các khách hàng cũ thường được các KTV năm trước, đã hiểu rõ về khách hàng này, thực hiện. Việc tiếp cận và tìm hiểu các khách hàng cũ đơn giản và được rút gọn.
Với khách hàng mới: Tiếp cận các khách hàng mới là một vấn đề quan trọng được đặt ra đầu tiên, trước khi ký hợp đồng kiểm toán bởi vì có một số khách hàng thuộc loại hình mà AISC chưa bao giờ kiểm toán. Chẳng hạn, năm tài chính 2007, AISC ký hợp đồng kiểm toán cho trung tâm quản lý bay, một loại hình doanh nghiệp hoàn toàn mới. Trong quá trình tiếp cận, các KTV thường không nắm bắt ngay được hết các thông tin liên quan.
Phương hướng hoàn thiện: Công ty phải đề ra những yêu cầu cụ thể đối với việc tiếp cận khách hàng và phải được giám sát chặt chẽ bởi những người có trách nhiệm.
Một số câu hỏi cần được trả lời rõ ràng sau giai đoạn tiếp cận khách hàng:
- Khách hàng thuôc loại hình doanh nghiệp gì?
- Đặc điểm chung của loại hình doanh nghiệp này là gì?
-Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là gì? Có thể ảnh hưởng đến kiểm toán như thế nào?
3.2.2 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
HTKSNB là yếu tố quan trọng trong việc hạn chế những sai phạm liên quan đến các khoản mục trên BCTC. Đánh giá HTKSNB chính xác là cơ sở để thiết kế được chương trình kiểm toán hiêu quả.
HTKSNB bao gồm bốn yếu tố: Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nôi bộ. Khi tiến hành thu thập hiểu biết về HTKSNB, KTV sẽ mô tả chi tiết HTKSNB trên giấy tờ làm việc.
Để mô tả HTKSNB, KTV có thể sử dụng 1 trong 3 hoặc cả ba phương pháp: Vẽ lưu đồ, lập bảng câu hỏi, lập bảng tường thuật.
Trên thực tế, KTV của AISC chỉ sử dụng một phương pháp là bảng câu hỏi. Tuy nhiên, do được thiết kế chung nên bảng câu hỏi không phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp.
Phương hướng hoàn thiện:
+ Thứ nhất: Bên cạnh việc sử dụng bảng câu hỏi các KTV cần thực hiện vẽ lưu đồ giúp nhận xét chính xác hơn về các thủ tục kiếm soát áp dụng đối với các hoạt động và dễ dàng chỉ ra các thủ tục kiểm soát cần bổ sung. Tuy nhiên việc vẽ lưu đồ tốn thời gian nên việc kết hợp các phương pháp này là một biện pháp tối ưu.
Khi thực hiện đánh giá về HTKSNB của Công ty khách hàng đối với TSCĐ, KTV có thể vẽ một số lưu đồ liên quan chẳng hạn: Lưu đồ thể hiện quy trình mua sắm TSCĐ, quy trình thanh lý TSCĐ.
Sơ đồ 3.1: Quy trình mua sắm TSCĐ tại Công ty ABC
Các bộ phận có nhu cầu mua TSCĐ
Phòng tài chính
Giám đốc
Phòng thu mua
Nhà cung cấp
Các bộ phận có nhu cầu sử dụng TSCĐ cần lập tờ trình đưa lên cho Giám đốc duyệt. Giám đốc xem xét nếu chấp nhận, giám đốc sẽ đưa ra quyết định gửi cho bộ phân đó một bản và gửi cho phòng tài chính một bản. Phòng tài chính chuyển đến bộ phận thu mua, phòng thu mua tiến hành tìm kiếm nhà cung cấp và mua TSCĐ theo quyết định đã được duyệt.
Khi theo dõi trên lưu đồ trên, KTV có thể dễ dàng thấy được các nghiệp vụ mua sắm TSCĐ có tuân theo đúng quy định không. Bên cạnh đó việc vẽ lưu đồ cũng thuận tiện cho việc kiểm tra soát xét của ban lãnh đạo.
+ Thứ hai: Khi tìm hiểu các thủ tục kiểm soát TSCĐ ngay từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần phải tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ để đối chiếu phân tích xem các thủ tục của đơn vị có thực sự tồn tại và hoạt động hiệu quả không.
3.2.4 Kết hợp các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán TSCĐ
Các kỹ thuật thu thập bằng chứng thường được sử dụng trong kiểm toán TSCĐ là kiểm kê, xác minh tài liệu, quan sát, phỏng vấn, tính toán và phân tích. Bằng chứng kiểm toán có ảnh hưởng trực tiếp đến kết luận kiểm toán, vì vậy cần thu thập được những bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục. Sự kết hợp các bằng chứng kiểm toán sẽ có giá trị cao hơn một thông tin đơn lẻ. Tuy nhiên tại AISC, với kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán còn hạn chế sau:
Phân tích:
Thủ tục phân tích là một thủ tục không thể thiếu đối với mọi cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng và đánh giá chúng. Bằng thủ tục phân tích chúng ta có thể thấy được những rủi ro mang tính đặc trưng của khách hàng và định hướng được công việc cần tiến hành. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán thủ tục phân tích được áp dụng linh hoạt giúp phát hiện được những mâu thuẫn, những bất hợp lý trên các khoản mục và chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu TSCĐ và khấu hao TSCĐ. Kết thúc kiểm toán, KTV sử dụng thủ tục này để rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện của mình. Kỹ thuật phân tích gồm ba loại là: kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng (phân tích ngang), phân tích tỷ suất (phân tích dọc). Hiện tại, khi thực hiện kiểm toán, các KTV của AISC thường chỉ thực hiện những so sánh cơ bản giữa số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, dự toán, phân tích những thay đổi theo thời gian của số dư tài khoản: So sánh thông tin giữa kỳ này với kỳ trước nhằm phát hiện những biến động bất thường để từ đó tập trung kiểm tra chi tiết. Việc so sánh số liệu đơn vị với số bình quân ngành và tính toán các tỷ suất chưa được chú ý nhiều. Điều này là do hạn chế về mặt thông tin ngành, trình độ của KTV. Hậu quả của vấn đề này là làm ảnh hưởng đến chi phí và thời gian kiểm toán do phải tập trung kiểm tra chi tiết nhiều. Đặc biệt với chỉ tiêu TSCĐ và khấu hao TSCĐ thủ tục này rất hiệu quả. Khi quy mô hoạt động của khách hàng tăng nếu không đánh giá đúng được vai trò của kỹ thuật này sẽ khiến chất lượng cuộc kiểm toán bị hạn chế.
Phương hướng hoàn thiện:
- Thủ tục phân tích trong giai doạn lập kế hoạch kiểm toán
Xuất phát từ thực tế trên, AISC cần hoàn thiện thủ tục phân tích, đặc biệt là phân tích dọc, của mình trong kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ.
Phân tích dọc là sự phân tích trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên BCTC. Theo đó, hệ thống tỷ suất mà AISC có thể sử dụng khi lập kế hoạch kiểm kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ là:
+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính:
Hệ số tự tài trợ TSCĐ =
Vốn chủ sở hữu
TSCĐ
Hệ số khả năng thanh toán =
Tổng TS
Nợ phải trả
KTV có thể dựa vào chỉ tiêu này để khẳng định khách hàng có bị lâm vào tình trạng phá sản không. Những rủi ro liên quan là gì?
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính:
Hệ số TSCĐ so với tổng TS =
TSCĐ
Tổng TS
Qua đây, KTV có thể đánh giá tính hợp lý của cơ cấu TSCĐ trong đơn vị. Chẳng hạn, đối với công ty XYZ, Công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác than, tỷ lệ này ở mức 0,85 là hợp lý.
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi:
Sức sinh lợi của doanh thu thuần =
LNST
DTT
Sức sinh lợi của TSCĐ =
LNST
TSCĐ bình quân
Thủ tục phân tích trong giai doạn lập thực hiện kiểm toán
AISC có thể phát triển các mô hình kết hợp với các biến tài chính và biến hoạt động. Khi phát triển mô hình này cần xác định biến tài chính và mối quan hệ giữa các biến này. Thông qua mô hình kiểm toán viên có thể dự đoán được số dư các tài khoản liên quan như chi phí khấu hao, hao mòn TSCĐ…. Sau đó KTV tiến hành phân tích nguyên nhân chênh lệch. Tuy nhiên, trong thủ tục phân tích này cần hết sức chú ý đến tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả ước tính.
Mô hình được đưa ra trong giai đoạn này có thể là:
KH TSCĐ trong kỳ =
NGTSCĐ
x Thời gian khấu hao
Thời gian sử dụng ước tính
Khi đó có thể thực hiện so sánh khấu hao trong kỳ theo ước tính của kiểm toán viên với khấu hao do đơn vị tính để phát hiện những vấn đề bất hợp lý.
Như vậy, các thủ tục phân tích trên sử dụng trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán sẽ hướng các thủ tục kiểm tra chi tiết vào các sai sót tiềm tàng. Kết hợp thủ tục phân tích với thủ tục kiểm tra chi tiết KTV sẽ thu thập được những bằng chứng có độ tin cậy lớn, sức thuyết phục cao.
3.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ KTV
Nâng cao chất lượng đội ngũ KTV là một yêu cầu tất yếu đối với kiểm toán độc lập Việt Nam nói chung và Công ty AISC nói riêng. Hiện tại nhân viên của AISC đa số là những người còn rất trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều. Cả Chi nhánh hiện tại mới chỉ có bốn người có chứng chỉ CPA. Khi thực hiện kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ các KTV chủ yếu dựa vào những phán đoán và đánh giá của mình, không có sự trợ giúp của chuyên gia về mặt thẩm định TSCĐ cũng như các dự án đầu tư.
Phương hướng hoàn thiện
Ngay từ khi tuyển nhân viên, AISC cần đưa ra tiêu chuẩn cụ thể về trình độ nghiệp vụ, trình độ tiếng Anh, trình độ tin học nhằm tuyển được những nhân viên đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong ngành kiểm toán hiện nay.
Xuất phát từ thực tế nói trên, Công ty cần tổ chức các khoá học nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Khi thực hiện kiểm toán có thể thuê chuyên gia cung cấp dịch vụ thẩm định dự án và đánh giá TSCĐ.
3.2.6. Hoàn thiện hệ thống thông tin trong quá trình kiểm toán BCTC
Ngày nay trong thời đại khoa học công nghệ không ngừng phát triển vượt bậc thì hệ thống thông tin không còn là vấn đề của riêng một vài doanh nghiệp mà điều đó trở thành vấn đề cấp thiết cho những con người làm nghề kiểm toán nói riêng và các Công ty kiểm toán nói chung.
Các Công ty kiểm toán Việt Nam đang sử dụng rất nhiều phần mềm tiên tiến điều này đẩy nhanh tiến độ công việc cũng như tiết kiệm được thời gian và chi phí cho một cuộc kiểm toán. Hiện nay tại Việt Nam chỉ có Công ty kiểm toán Deloitte Touche Tohmatsu có chương trình kiểm toán AS/2 theo tiêu chuẩn của Deloitte.
Phần mềm kiểm toán phải là một phần mềm có thể thực hiện theo chương trình lập sẵn, sau khi KTV nhập các thông tin hiểu biết về khách hàng và BCTC năm kiểm toán thì phần mềm tự động tiến hành phân tích và xác định mức trọng yếu PM cho tổng thể và MP cho các khoản mục. Sau đó, phần mềm cũng sẽ lọc ra cho mình những mẫu để KTV tiến hành kiểm tra chứng từ. Sau đó, các số liệu về kiểm tra chứng từ sẽ được nhập vào máy. Máy sẽ tự động đưa ra cho mình những phán xét ban đầu về báo cáo kiểm toán là yếu tố đáng tin cậy để đưa ra báo cáo kiểm toán có giá trị và hiệu quả.
AISC có thể sử dụng phần mềm MUS để hỗ trợ chọn mẫu và phần mềm Audit Gague để xây dựng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.
KẾT LUẬN
Trong quá trình kinh tế hội nhập hiện nay, để đứng vững và phát triển trong lĩnh vực mới mẻ này, các Công ty kiểm toán đã luôn củng cố để có thể thích nghi kịp với sự phát triển của xã hội. Ngay từ khi thành lập đến nay, ý thức được sự tồn tại của mình, AISC đã không ngừng tìm tòi những cách thức kiểm toán mới phù hợp với từng thể loại khách hàng, luôn thực hiện công việc kiểm toán với phương châm đáp ứng nhu cầu vượt lên trên sự mong đợi của khách hàng.
Qua thời gian ngắn thực tập ở AISC, được tham gia vào một số cuộc kiểm toán do AISC thực hiện đã giúp cho em hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện kiểm toán, bổ sung thêm kiến thức thực tế về các phần hành em từng được học trong trường, đặc biệt là kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ.
Bài báo cáo chuyên đề của em được hoàn thành là nhờ sự hướng dẫn tận tình của Th.s Tạ Thu Trang cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong Công ty, đặc biệt là phòng nghiệp vụ kiểm toán.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Alvin A.Arens – Jame.Lobbecke - Kiểm toán – NXB Thống kê – 2000
GS.TS Nguyễn Quang Quynh – Giáo trình Kiểm toán tài chính – NXB Đại học kinh tế quốc dân – 2006
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam - Bộ Tài chính
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Bộ Tài chính
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế
Tạp chí kiểm toán
Một số bài luận văn tốt nghiệp khoá 44 – 45.
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt
TS
Tài sản
TSCĐ
Tài sản cố định
TSCĐHH
Tài sản cố định hữu hình
TSCĐVH
Tài sản cố định vô hình
NG
Nguyên giá
BCTC
Báo cáo tài chính
KTV
Kiểm toán viên
XDCBDD
Xây dựng cơ bản dở dang
XDCB
Xây dựng cơ bản
KH
Khấu hao
BCĐKT
Bảng cân đối kế toán
HTKSNB
Hệ thống kiểm soát nội bộ
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AISC 6
Sơ đồ 1.2: Quy trình kiểm toán chung của AISC 8
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kiểm toán 13
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của Công ty ABC 19
Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý của Công ty XYZ 35
Sơ đồ 3.1: Quy trình mua sắm TSCĐ tại Công ty ABC 6768
Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động những năm gần đây của AISC 5
Bảng 2.1: Khung khấu hao của công ty ABC 21
Bảng 2.2: Chênh lệch mức trích khấu hao 22
Bảng 2.3: Bảng phân tích BCĐKT của Công ty ABC 22
Bảng 2.4: Bảng tính tỷ lệ PM theo doanh thu 23
Bảng 2.5: Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC 24
Bảng 2.6: Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ của Công ty ABC 29
Bảng 2.7: So sánh nguyên giá, hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại của TSCĐ của Công ty ABC so với kỳ trước 30
Bảng 2.8: So sánh số phát sinh tăng, giảm TSCĐ của Công ty ABC 30
Bảng 2.9: So sánh số liệu TSCĐ thực tế và số kế hoạch của Công ty ABC 30
Bảng 2.10: Thuyết minh TSCĐ của Công ty ABC 31
Bảng 2.11: Bảng phân tích BCĐKT của Công ty XYZ 39
Bảng 2.12: Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty XYZ 40
Bảng 2.13: Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ của Công ty XYZ 45
Bảng 2.14: So sánh nguyên giá, hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại của TSCĐ
so với kỳ trước tại Công ty XYZ 46
Bảng 2.15: So sánh số phát sinh tăng, giảm TSCĐ của Công ty XYZ 47
Bảng 2.16: So sánh số liệu TSCĐ thực tế và số kế hoạch của Công ty XYZ 47
Bảng 2.17: Tình hình tăng giảm TSCĐHH của công ty XYZ trong năm 48
Bảng 2.18: Tình hình tăng giảm TSCĐVH của Công ty XYZ trong năm 49
Bảng 2.19: Bảng tính tỷ lệ PM theo doanh thu 56
Bảng 2.20: Bảng phân tích rủi ro kiểm toán 56
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2008
Giáo viên hướng dẫn
Phụ lục 1: Giấy tờ làm việc của KTV
Khách hàng: ABC - Nội dung thực hiện: CPXDCBDD
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC
TP HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng:Công ty ABC Tên: Ngày
Nội dung thực hiện:CPXDCBDD Người thực hiện: Sơn 15/2
Năm tài chính:2007……. Người kiểm tra………
ĐVT: VND
Mã số:L4
Trang:……….
Mục tiêu: Chi phí XDCBDD được hạch toán chính xác
Công việc: Kiểm tra chi tiết chi phí XDCBDD cho công trình hoàn thành trong kỳ
Kết quả:Chi phí XCDCBDD bị hạch toán thiếu:
Giá trị (đồng)
Công trình
1. Mua vật liệu xây dựng
75.215.354
Nhà 3 tầng 3A
28.152.256
Nhà 3 tầng khu C
2.Chi khảo sát công trình
10.502.000
Nhà 3 tầng 3A
8.006.185
Nhà 3 tầng khu C
Kết luận của KTV: CPXDCBDD bị hạch toán thiếu làm cho giá trị TSCĐ hoàn thành trong kỳ của đơn vị giảm:
Khu nhà 3A: 85.717.354 đồng
Nhà khu C: 36.158.441 đồng
Nhà 3 tầng 3A đưa vào sử dụng từ 15/06/2007, nhà 3 tầng khu C được đưa vào sử dụng từ 22/9/2007, thời gian khấu hao của cả hai khu nhà được xác định là 10 năm. Chi phí khấu hao được hạch toán thiếu tương ứng là:
Nhà 3A: 3.933.605 đồng
Nhà khu C: 990.642 đồng
…………………………………………………………………………………
Phụ lục 2: Giấy tờ làm việc của KTV
Khách hàng: ABC - Nội dung thực hiện: Khấu hao TSCĐ
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC
TP HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng:Công ty ABC Tên: Ngày
Nội dung thực hiện: KHTSCĐ Người thực hiện: Sơn 16/2
Năm tài chính: 2007……. Người kiểm tra………
ĐVT: VND
Mã số:L5
Trang:……….
TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý, kế toán hạch toán khấu hao vào CPBH:
STT
TS
NG
Năm KH
HMLK
GTCL
KH trong kỳ
1
Thiết bị truyền
dẫn điện
32.210.238
8
9.487.659
22.722.579
4.026.280
2
Máy phôtô dùng cho vp
15.853.295
5
4.682.843
11.170.452
3.170.659
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Phụ lục 3: Giấy tờ làm việc của KTV
Khách hàng: ABC - Nội dung thực hiện: Kiểm toán số dư TSCĐ
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC
TP HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng: Công ty ABC Tên: Ngày
Nội dung thực hiện: TSCĐ Người thực hiện: Sơn 15/2
Năm tài chính: 2007 Người kiểm tra………
ĐVT: VND
Mã số:L1
Trang: 1
Mục tiêu: Đảm bảo tính chính xác
Công việc thực hiện: So sánh số liệu trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp
Số đầu năm Số cuối năm
TSCĐHH
Số liệu trên sổ chi tiết 452.878.183 1.239.376.286
Số liệu trên BCĐKT 452.878.183 1.239.376.286
Chênh lệch 0 0
CPXDCBDD
Số liệu trên sổ chi tiết 0 36.256.875
Số liệu trên BCĐKT 0 36.256.875
Chênh lệch 0 0
Kết quả: Khớp đúng
Ý kiến của KTV: Không có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Phụ lục 4: Giấy tờ làm việc của KTV
Khách hàng: XYZ - Nội dung thực hiện: Kiểm toán nghiệp vụ tăng TSCĐ
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC
TP HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng: XYZ Tên: Ngày
Nội dung thực hiện:TSCĐ Người thực hiện: Giang 7/3/08
Năm tài chính:2007……. Người kiểm tra………
ĐVT: VND
Mã số:L1
Trang:……….
Mục tiêu: Các nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ do mua sắm được hạch toán chính xác
Công việc: Kiểm tra hợp đồng, hoá đơn của một số nghiệp vụ mua sắm giá trị lớn
TS
Đã kiểm tra khớp với hoá đơn đầu vào
Giá trị TS
Mua máy bơm nước 2c
HĐồng 282 ngày 03/08/07 của viện NCứu
384.000.000
5 bộ tời điện phòng nổ
HĐ số 97 ngày 08/02/07 với cty TM&XD Hà Nội
824.783.240
Máy phun betong 2 bộ
85.360.000
Kích rút nổ 1 bộ
50.440.000
Máy đo gió 02c
HĐ ngày 04/10/07 Viện NCứu
209.520.000
Khởi động từ 03c
86.400.000
Máy bơm nước sử dụng khí nén 8c
HĐ 03/04/07 cty Cơ khí & thiết bị áp lực
179.200.000
Quạt gió cục bộ đảo chiều 3 c
HĐ 05/08/07 XN TM & XD Hà Nội
612.000.000
Máy biến áp dầu 1c
Cty TB điện
72.000.000
Máy đo khí metan 10c
Viện NC điện tử tin học
94.000.000
Nạp pin 3 bộ
7.200.000
Máy photo kỹ thuật số
TNHH Long Long
136.612.800
Mua xe UAZ
184.727.273
Xe thùng Kamas 1xe
HĐ 15/7/07 Cty TNHH Hà Phương
489.904.762
Xe INOVA
HĐ 20/2/07 Cty TNHH Mạnh Cường
348.822.546
Kết quả: Có đầy đủ hoá đơn, hợp đồng, kế toán hạch toán chính xác.
……………………………………………………………………………………………..
Phụ lục 5: Giấy tờ làm việc của KTV
Khách hàng: XYZ - Nội dung thực hiện: Lãi vay đầu tư cho XDCBDD
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC
TP HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng: XYZ Tên: Ngày
Nội dung thực hiện: XDCBDD Người thực hiện: Giang 8/3/08
Năm tài chính: 2007 Người kiểm tra………
ĐVT: VND
Mã số:L5…
Trang:……….
Tổng lãi vay cho XDCB
Đầu tư XDCB tự làm (GĐII)
Công trình
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cả năm
Lò hạ thi công 97,5 - 250 khu CĐ
674.508.327
761.776.461
219.304.400
0
1.655.589.188
Lò nối hầm trục tải với cửa hầm
365.118.470
0
0
0
365.118.470
Lò nối sân ga với hầm trục tải
1.028.731.694
0
0
0
1.028.731.694
Ngầm trục tải trung tâm
0
574.326.322
939.239.414
116.283.606
1.629.849.342
Lò nối thông gió hầm trục tải
0
320.254.681
0
0
320.254.681
Lò hạ cánh đông
0
898.298.795
298.816.140
0
1.197.114.935
Lò XV 2 đường xe mức 250 khu đông
0
0
0
1.799.096.017
1.799.096.017
Khớp với bản thanh toán giai đoạn đào lò XDCB
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Phụ lục 6: Giấy tờ làm việc của KTV
Khách hàng: XYZ - Nội dung thực hiện: XDCB thuê ngoài
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC
TP HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng: XYZ Tên: Ngày
Nội dung: XDCB thuê ngoài Người thực hiện: Giang 8/3/08
Năm tài chính: 2007………. Người kiểm tra………
ĐVT: VND
Mã số:L6
Trang:……….
XDCB thuê ngoài
1.Nhà ăn 450 chỗ
Nhà ăn 450 chỗ
Khấu hao tăng
Chi phí đầu tư
Khảo sát nhà ăn 450 chỗ
311.445
18.686.678
Thiết kế kỹ thuật dự toán đầu tư nâng công suất (450 chỗ )
6.956.209
417.372.561
Thuê lập báo cáo đánh giá tác động MT đầu tư NCSM (450 chỗ )
2.672.127
160.327.590
Thanh toán khối lượng nhà ăn 450 chỗ
11.477.721
688.663.273
Lập báo cáo nâng công suất mỏ ( 450 chỗ )
683.220
40.993.209
Tổng
46.008.958
2.760.537.454
Kết quả: Số liệu chính xác.
2.Sông Mông Dương
Sông Mông Dương
Khấu hao tăng
Chi phí đầu tư
Cải tạo môi trường sông Mông Dương
792.094
3.971.503
Lập BCNCKT-TKKT cải tạo MT sông MD
94.798.674
475.313.684
Tiền phôtô tài liệu dự án cải tạo môi trường sông MD
336.056
1.684.960
Trả tiền bồi thường rừng gập mặn sông MD
4.726.036
23.696.000
Thuê lập báo cáo đánh giá tác động MT sông MD
12.014.646
60.240.566
Thuê mời thầu sông MD, chi phi khác
14.263.552
71.516.415
TKKKTC- TDT dự án cải tạo cảnh quan sông MD
80.895.062
441.245.792
Thuê thi công dò tìm xử lý bom mìn tồn tại trong chiến tranh sông Mông dương
80.616.721
404.206.400
Bồi thường GPMB cải tạo môi trường sông MD
9.382.067
47.041.006
Bồi thường GPMB cải tạo môi trường sông MD
0
7.955.200
Thanh toán GPMB cải tạo sông MD
19.496.428
97.753.680
Chi phí phục vụ lễ khánh thành cải tạo sông MD
6.527.273
32.727.272
Dự án cải tạo sông MD
706.883.226
3.544.261.300
Bồi thường hỗ trợ GPMB dự án đầu tư cải tạo MT sông MD
30.809.625
154.477.230
Xây ke thượng lưu sông Mông Dương
153.446.324
769.368.756
Tổng
1.214.987.784
6.135.459.764
Số đầu năm công trình sông Mông Dương
Khấu hao: 3.008.371.180 đồng NG đầu năm: 15.041.855.898 đồng
Tổng điều chỉnh giảm khấu hao công trình Sông Mông Dương: 4.223.358.963 đồng
Đã hạch toán vào TK 6274 Chuyển sang báo Nợ tập đoàn
Phụ lục 7: Giấy tờ làm việc của KTV
Khách hàng: XYZ - Nội dung thực hiện: Sửa chữa lớn TSCĐ
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC
TP HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng: XYZ Tên: Ngày
Nội dung thực hiện:SCL TSCĐ Người thực hiện: Giang 7/3/08
Năm tài chính:2007……. Người kiểm tra………
ĐVT: VND
Mã số:L3…
Trang:……….
Mục tiêu kiểm toán: Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng hợp lý.
Công việc: Kiểm tra Sửa chữa lớn TSCĐ trên 200 triệu
Số tiền (đồng)
- Thuê XD CT giai đoạn I công trình trạm y tế
- Thuê sửa chữa công trình trạm y tế
- Thuê sữa chữa máy xúc EX 300-1
- Thuê sửa chữa xe gạt TY220
- Giá trị quyết toán CT sửa chữa nhà ăn 200 chỗ
- Thuê sửa chữa xe gạt TY220 số 3
- Thuê sửa chữa xe ô tô benlaz số 24
- Thuê sữa chữa xe benlaz số 03
- Thuê sửa chữa xe benlaz số 23
- Thuê sửa chữa xe benlaz số 19
- Thuê sữa chữa xe benlaz số 06
- Thuê sửa chữa xe benlaz số 09
- Thuê sữa chữa xe benlaz số 02
- Thuê sửa chữa xe benlaz
- Thuê sửa chữa xe benlaz
- Thuê sửa chữa xe benlaz số 05
- Thuê sữa chữa xe ô tô benlaz số 21
- Thuê sữa chữa xe benlaz số 22
803.472.531
780.854.076
730.650.616
576.277.524
510.063.035
481.786.494
291.602.866
283.060.000
280.633.379
277.709.907
275.115.585
270.422.971
268.256.722
262.369.387
260.488.294
259.356.609
255.275.725
244.270.398
Đã kiểm tra:
Biên bản bàn giao thiết bị đưa đi sửa chữa, biên bản giám định kỹ thuật bước 2, dự toán, biên bản thẩm định dự toán, biên bản hội đồng giá, quyết định duyệt dự toán, biên bản nghiệm thu khối lượng, kỹ thuật, cụm động cơ, hộ chiếu kỹ thuật, biên bản bàn giao thiết bị sau sửa chữa, biên bản thu hồi hàng cũ sau sửa chữa, quyết toán, biên bản thẩm định quyết toán, quyết định phê duyệt quyết toán, hoá đơn, hoá đơn bán phế liệu thu hồi, thanh lý hợp đồng .
Kết luận của KTV: Hợp lý và chính xác
Phụ lục 8: Giấy tờ làm việc của KTV
Khách hàng: XYZ - Nội dung thực hiện: TSCĐVH
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC
TP HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng: XYZ Tên: Ngày
Nội dung thực hiện: TSCĐVH Người thực hiện: Giang 8/3/08
Năm tài chính: 2007…. Người kiểm tra………
ĐVT: VND
Mã số:L8
Trang:……….
Nội dung
Đề tài khoa học
Lợi thế kinh doanh
Tổng cộng
I. Số liệu trước kiểm toán
Nguyên giá
Tại 01/01/2007
334.924.800
8.931.258.003
9.266.182.803
Tại 31/12/2007
334.924.800
8.931.258.003
9.266.182.803
Hao mòn luỹ kế
Tại 01/01/2007
215.840.426
0
215.840.426
Khấu hao trong năm
59.542.186
2.977.086.003
3.036.628.188
Tại 31/12/2007
275.382.611
2.977.086.003
3.252.468.614
Giá trị còn lại
Tại 01/01/2007
119.084.374
8.931.258.003
9.050.342.378
Tại 31/12/2007
59.542.189
5.954.172.001
6.013.714.189
II. Số liệu điều chỉnh của KTV
Nguyên giá
Tại 01/01/2007
0
-8.931.258.003
-8.931.258.003
Giảm khác
0
0
-8.931.258.003
Tại 31/12/2007
0
-8.931.258.003
-17.862.516.006
Hao mòn luỹ kế
Tại 01/01/2007
0
0
0
Khấu hao trong năm
0
-2.977.086.003
-2.977.086.003
Tại 31/12/2007
0
-2.977.086.003
-2.977.086.003
Giá trị còn lại
Tại 01/01/2007
0
-8.931.258.003
-5.954.172.001
Tại 31/12/2007
0
-5.954.172.001
-5.954.172.001
III. Số liệu sau kiểm toán
Nguyên giá
Tại 01/01/2007
334.924.800
0
334.924.800
Giảm khác
0
0
0
Tại 31/12/2007
334.924.800
0
334.924.800
Hao mòn luỹ kế
Tại 01/01/2007
215.840.426
0
215.840.426
Khấu hao trong năm
59.542.186
0
59.542.186
Tại 31/12/2007
275.382.611
0
275.382.611
Giá trị còn lại
Tại 01/01/2007
119.084.374
0
119.084.374
Tại 31/12/2007
59.542.189
0
59.542.189
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28956.doc