Báo cáo Hoàn thiện kiểm toán quyết toán vốn công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn thực hiện

Lời mở đầu Ngay từ thời kỳ mở cửa, Việt nam đã không ngừng thúc đẩy phát triển kinh tế, đang tự khẳng định mình, tiến tới hội nhập kinh tế Thế giới. Các ngành nghề như: công nghiệp, công nghệ thông tin…đã được quan tâm chú ý phát triển từ rất lâu. Song song với sự phát triển của tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đào tạo XDCB cũng đang được Nhà nước ta quan tâm, nó cũng dần khẳng định vị trí của mình bên cạnh sự phát triển không ngừng của các ngành nghề khác. XDCB góp phần to lớn vào công cuộc cô

doc93 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện kiểm toán quyết toán vốn công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện để các ngành nghề khác phát triển. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như hiện nay thì lĩnh vực XDCB là rất cần thiết. Nước ta đang trong quá trình hội nhập đuổi kịp sự phát triển tốc độ của kinh tế Thế giới. Nhu cầu về nhà máy sản xuất, nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều… Do đó XDCB là không thể thiếu. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và thành tựu mà XDCB đã mang lại thì còn không ít những tiêu cực mà nó để lại ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế. Trong đó phải kể đến tình trạng thất thoát, lãng phí trong XDCB đã và đang phải báo động, đang ở trong tình trạng rất nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, ảnh hưởng đến uy tín của Việt nam trong quá trình hợp tác và phát triển hiện tại và sau này. Không những thế, quá trình đầu tư XDCB lại là một ngành rất phức tạp, đòi hỏi sự quản lý của nhiều bên có liên quan đến dự án, công trình và sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Các bên có liên vì thế mà rất quan tâm đến tình hình đầu tư và thi công xây dựng công trình. Do đó, báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành rất quan trọng, nó giống như báo cáo tài chính, mà các bên đều quan tâm. Để báo cáo quyết toán này được minh bạch. Kết quả chính xác, thì kiểm toán là nhu cầu cấp thiết, không thể thiếu. Hơn 10 năm qua, hoạt động kiểm toán ở nước ta đã và đang phát triển mạnh, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Sự phát triển của nền kinh tế yêu cầu cao về quản lý, quản lý kinh tế nói chung và quản lý về XDCB nói riêng. Việc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và hiệu quả trong sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả. Nhận thức được vai trò quan trọng của kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn công trình đầu tư XDCB hoàn thành” do công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn thực hiện làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Đề tài của em ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng ký hiệu các từ viết tắt, danh mục và tài liệu tham khảo, gồm có 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành. Chương II: Thực trạng kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành. Chương III: Một số giải pháp hòan thiện kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành. Trong quá trình làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của TH.S Phan Trung Kiên và các anh chị trong Chi nhánh Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn, đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I Cơ sở lý luận của kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành 1. Tổng quan về kiểm toán báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản 1.1. Đặc điểm đầu tư XDCB và quản lý đầu tư XDCB ở Việt Nam 1.1.1. Đặc điểm đầu tư XDCB Đầu tư là việc bỏ vốn để thu lợi ích kinh tế trong tương lai. Đầu tư XDCB là việc bỏ vốn trong lĩnh vực XDCB nhằm tạo ra sản phẩm là những công trình, HMCT phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong tương lai, phục vụ cho các mục đích, lợi ích xã hội. XDCB là ngành sản xuất vật chất, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, nó quyết định đến sự phát triển đất nước và quy mô sản xuất của các ngành có liên quan. Đầu tư XDCB dù ở lĩnh vực nào, ở nước ta hay trên thế giới, tốc độ và tỷ lệ đầu tư XDCB ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong đầu tư. Nó tạo ra cơ sở, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác như: công nghiệp, sản xuất vật liệu, hoá chất… phát triển theo với tốc độ rất nhanh. Quá trình đầu tư XDCB vô cùng phức tạp, liên quan và đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các cơ quan chức năng, ban ngành và nhiều lĩnh vực. Sản phẩm XDCB và quá trình đầu tư làm thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường đổi mới công nghệ, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, tăng năng lực sản xuất, tạo điều kiện áp dụng thành tựu khoa học công nghệ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tạo công ăn việc làm, đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo điều kiện và tăng cường hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mỗi ngành nghề kinh tế đều có đặc điểm riêng có của nó, XDCB cũng không ngoại trừ. Đặc điểm của đầu tư XDCB thể hiện thông qua đặc điểm của ngành, của quá trình đầu tư XDCB và sản phẩm của quá trình này. Nó chính là yếu tố quyết định đến đặc điểm của quá trình quản lý dự án đầu tư XDCB. Dự án đầu tư là những đề xuất liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định. Sản phẩm của quá trình đầu tư là các CT, HMCT. Các công trình xây dựng là sản phẩm của các ngành nghề xây lắp gắn liền với đất (bao gồm cả khoản không, mặt nước, mặt biển và thềm lục địa), được tạo thành bằng vật liệu xây dựng, thiết bị và lao động. Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiều HMCT nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh (có tính đến việc hợp tác sản xuất) để sản xuất ra sản phẩm nêu trong dự án. Như vậy, công trình XDCB là sản phẩm tất yếu của giai đoạn thực hiện đầu tư của dự án và thông qua đó đạt được mục tiêu cuối cùng đã nêu ra trong dự án đó là sự tăng trưởng về số lượng, duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. Các công công trình XDCB thường có giá trị lớn, thời gian thi công lâu, địa điểm thi công cố định, nó có dự toán, thiết kế và phương pháp thi công riêng. Mỗi một dự án, công trình XDCB khi được phê duyệt sẽ được tiến hành lập dự toán, thiết kế công trình sau đó thi công xây dựng. Các công trình khác nhau nhưng đều tuân thủ theo ba bước trên và tuỳ đặc điểm mỗi công trình mà dự toán, thiết kế và thi công khác nhau. Công trình XDCB có nhiều loại và rất phức tạp, phong phú, muốn quản lý tốt các công trình XDCB ta phải biết được các loại công trình XDCB đang tồn tại hiện nay. w Hiện nay có các tiêu thức phân loại công trình XDCB sau được ban hành kèm theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 17/02/2005 của Chính phủ. - Theo quy mô và tính chất: Các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư. Các dự án còn lại được phân thành ba nhóm sau: + Các công trình thuộc dự án nhóm A: Các dự án đầu tư XDCB thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị xã hội quan trọng, sản xuất chất độc hại, chất nổ hạ tầng khu công nghiệp thì không kể mức vốn đầu tư. Các dự án đầu tư xây dựng công trình từ trên 200 tỷ đồng đến trên 600 tỷ đồng như: ỉ Trên 600 tỷ như: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất… ỉ Trên 400 tỷ như: thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật… ỉ Trên 300 tỷ như: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên… ỉ Trên 200 tỷ như: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình… + Các công trình thuộc dự án nhóm B: Các dự án công trình xây dựng trên nhưng mức vốn đầu tư từ 7 tỷ đồng đến 600 tỷ đồng. + Các công trình thuộc dự án nhóm C: Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, các trường phổ thông nằm trong khu vực (không kể mức vốn đầu tư)… có mức vốn đầu tư dưới 30 tỷ đồng. Và các dự án có mức vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng, dưới 15 tỷ đồng, dưới 7 tỷ đồng. - Phân loại theo nguồn vốn đầu tư + Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước + Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. + Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước. + Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều vốn khác. - Phân loại theo yêu cầu phạm vi quản lý + Công trình do trung ương quản lý. + Công trình do địa phương quản lý. - Phân loại theo đặc điểm kỹ thuật công trình. + Công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp. + Công trình cầu đường, sân bay. + Công trình bến cảng, đê điều, nhà máy thuỷ điện. + Công trình cấp thoát nước, cải tạo môi trường, trồn cây gây rừng. + Công trình cơ khí, cải tạo máy, điều kiện tự động. - Phân loại theo tính chất kinh tế + Công trình sản xuất kinh doanh. + Công trình phi sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Đặc điểm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Đặc điểm này được thể hiện thông qua các bước cơ bản đầu tư XDCB. Trên thế giới trình tự các bước đầu tư XDCB thể hiện thông qua 6 bước sau: 1-Nghiên cứu luận chứng chung và tính khả thi của dự án. 2-Thiết kế, lập dự toán và tính toán chi tiết các đặc điểm kinh tế kỹ thuật công trình. 3-Cung ứng dịch vụ, vật tư, trang thiết bị, công nghệ. 4-Xây dựng (thực hiện đầu tư). 5-Vận hành thử và bổ sung. 6-Sử dụng công trình. Nhưng ở nước ta đặc điểm quản lý đầu tư XDCB chỉ thể hiện qua ba giai đoạn sau: -Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư. -Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư. -Giai đoạn 3: Kết thúc xây dựng và đưa công trình vào sử khai thác sử dụng. Kiểm toán báo cáo quyết toán công trình đầu tư XDCB xẽ quan tam chủ yếu đến giai đoạn thứ 2 của quá trình đầu tư ở nước ta. Đây là giai đoạn tạo ra công trình xây dựng là sản phẩm của quá trình xây lắp tại bởi vật tư, lao động, thiết bị. ở nước ta giai đoạn này bao gồm các công việc cụ thể sau: - Xin giao đất hoặc cho thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất). - Xin cấp giấy phép xây dựng (nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng). - Thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư và phục hồi (đối với các dự án có yêu cầu tái định cư và phục hồi), chuẩn bị mặt bằng xây dựng nếu có. - Mua sắm thiết bị và công nghệ. - Thực hiện việc kiểm soát, thiết kế xây dựng. - Thẩm định phê duyệt, thiết kế và tổng dự toán, dự toán công trình. - Tiến hành thi công xây lắp. - Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng. - Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng. - Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện bảo hành công trình, sản phẩm. * Thành tựu quản lý đầu tư XDCB hiện nay. Cùng với sự phát triển của các ngành nghề kinh tế khác nhau với nhiều thành tựu đạt được trong cả nước. Công tác quản lý đầu tư XDCB ở nước ta đã có nhiều chuyển biến và đạt được những thành tựu sau: - Các công trình XDCB đều có dự án đầu tư được duyệt, thực thi có hiệu quả. - Việc tổ chức quản lý các công trình thuộc các dự án có sự phân chia phù hợp giữa dự án, với điều kiện của chủ đầu tư và hình thức quản lý. - Đối với các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước đã áp dụng rộng rãi phương thức đấu thầu thay thế cho phương thức chỉ định thầu. - Tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Trình độ chuyên môn và hiệu qủ trong quản lý ngày càng được nâng cáo do: + Tự nghiên cứu thực tiễn, du học nước ngoài. + Do sự đầu tư từ Nhà nước. - Nhà nước liên tục ban hành các quy chế và quản lý đầu tư XDCB, các sửa đổi bổ sung phù hợp từng dự án, công trình xây dựng, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. - Khuyến khích các đối tác trong và ngoài nước tích cực đầu tư vào các công trình xây dựng ở Việt nam khi có một cơ chế quản lý tốt. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý đầu tư XDCB không tránh khỏi những hạn chế ảnh hưởng dến sự phát triển chung của kinh tế cả nước. * Hạn chế: - Vấn đề nan giải nhất hiện nay đó là đã có quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, rất nhiều các quy định, Nghị định của Chính phủ, Bộ xây dựng, Bộ kế hoạch… được ban hành nhưng chưa việc chấp hành trình tự đầu tư, xây dựng còn thiếu nghiêm túc, mà chưa có biện pháp xử lý nghiêm. - Nhà nước chưa ban hành bộ luật về quản lý đầu tư xây dựng, mới chỉ ban hành các Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cùng các quy định , nghị định, có tính chất hướng dẫn nhiều hơn tính chất bắt buộc. - Tình trạng thất thoát lãng phí và tham nhũng vốn đầu tư trong XDCB rất nghiêm trọng, đặc biệt là nạn lạm dụng quyền lực bòn rút vốn, thiết bị, không những ảnh hưởng đến tiến độ thi công, ảnh hưởng dến nguồn vốn đầu tư cho công trình mà quan trọng hơn đó là chất lượng các công trình xây dựng rất kém, gây thiệt hại, nguy hiểm đến tính mạng của con người, không thể đền bù nổi. - Các bộ, ban ngành liên quan chưa phối hợp chặt chẽ trong việc đưa ra các quy định có tính chất bắt buộc thực thi đối với các bên liên quan đến công trình xây dựng. Khi có vi phạm thì chưa có hình phạt thích dáng chấm dứt ngay tình trạng. Đây là nguyên nhân cơ dẫn đến tình trạng thát thoát, lãng phí trong XDCB vì họ còn chưa bị xử lý nặng, họ vẫn còn coi thường. 1.2. Đặc điểm đầu tư XDCB ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành. Đặc điểm quản lý đầu tư XDCB ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành được thể hiện qua những đặc điểm sau: - Sản phẩm là những công trình, HMCT đơn chiếc có thiết kế và dự toán riêng, phương phương thi công riêng, địa điểm thi công cũng khác nhau. Do đó quá trình kiểm toán được tiến hành riêng biệt độc lập cho từng HMCT với những quy định đặc thù riêng có của nó về thiết kế, dự toán, địa phương, đơn giá cùng các quy định của khu vực địa phương. - Đặc trưng sở hữu vốn đầu tư xây dựng chi phối đến quá trình đầu tư và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kiểm toán. Vốn dùng vào đầu tư phải tuân thủ nghiêm ngặt về quy trình đầu tư xây dựng, xét duyệt, thẩm định, cấp phát, thanh toán và có rất nhiều tổ chức có liên quan tham gia vào quá trình quản lý. Chính vì thế, quá trình kiểm toán không chỉ đơn thuần kiểm tra, xem xét báo cáo quyết toán của chủ đầu tư với những tài liệu hợp pháp của các bên co liên quan mà phải xem xét độ tin cậy và tính tuân thủ của chúng đồng thời nó phải được chứng minh bằng thực tế trên công trường và chất lượng sản phẩm XDCB. Để làm được điều này kiểm toán viên cần phải có nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về lĩnh vực XDCB và nắm chắc những quy định có liên quan đến các bên tham gia quản lý, thực hiện đầu tư XDCB, cũng như phải hiểu rõ những hiện tượng tiêu cực, gian lận phổ biến hay xảy ra trong quá trình đầu tư và xây dựng. - Do đặc trưng của quá trình quản lý đầu tư XDCB (điều 34-48 Nghị định 52/CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ). + Quản lý về kỹ thuật và chất lượng công trình. + Quản lý khối lượng. + Quản lý về giá cả. 1.3. Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành. Báo cáo quyết toán XDCB hoàn thành với tư cách là một bảng khai tài chính được quy định cụ thể dựa trên những đặc trưng riêng có của lĩnh vực đầu tư XDCB. Mỗi lĩnh vực có một đặc thù riêng. Vì vậy, các bảng khai tài chính được quyết định nhằm mục đích cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ việc nhận biết và quản lý điều hành ở lĩnh vực đó. XDCB là một lĩnh vực phức tạp, sản phẩm XDCB được tạo nên bởi nhiều bên có liên quan đến việc quản lý và thi công xây dựng công trình, các khoản chi tiêu đều được định mức, dự toán hoá cao. Khi toàn bộ dự án hoàn thành gồm các dự án nhóm A, B, C hay các dự án sử dụng vốn nước ngoài kể các dự án của các cơ quan đại diện Việt nam ở nước ngoài. Chủ đầu tư và cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm quyết toán các chi phí chung liên quan đến dự án, trình Bộ chủ quản phê duyệt và tổng hợp chung vào kết quả quyết toán vốn đầu tư của toàn bộ dự án để báo cáo các cơ quan chức năng và các bên có liên quan. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm tra và phê duyệt quyết toán theo quyết định về chế độ quyết toán vốn đầu tư. "Vốn đầu tư được quyết toán" là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện đúng với hồ sơ thiết kế - dự toán đã phê duyệt, bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán, hợp đồng kinh tế đã ký kết và những quy định của Nhà nước đã ban hành. Vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn về tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh (nếu có). Tổng dự toán là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng (chi phí thiết bị, chi phí thực hiện đầu tư kể cả việc mua sắm thiết bị, các chi phí khác của dự án), được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật xây dựng, không vượt mức tổng mức dự toán đã duyệt. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: TSCĐ, TSLĐ, đồng thời phải đảm bảo đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt theo quy định. Nội dung của Báo cáo quyết toán công trình XDCB gồm những điểm sau: - Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án tính đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyết toán. - Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán: + Chi phí xây lắp. + Chi phí thiết bị. + Chi phí khác. Hoặc chi tiết theo khoản mục; khoản mục chi phí đầu tư. - Xác định chi phí thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: + Chi phí thiệt hại do thiên tai, địch hoạ và các nguyên nhân bất khả kháng không thuộc phạm vi và đối tượng được bảo hiểm. + Chi phí thiệt hại do khối lượng các công việc phải huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền của dự án, công trình, HMCT; chi tiết theo nhóm, loại TSCĐ, TSLĐ theo chi phí thực tế. + Việc phân bổ chi phí khác cho từng loại TSCĐ được xác định theo nguyên tắc: ỉ Chi phí trực tiếp liên quan đến TSCĐ nào thì tính cho TSCĐ đó. ỉ Chi phí chung liên quan đến nhiều TSCĐ thì phân bổ theo chi phí trực tiếp của từng TSCĐ so với tổng chi phí trực tiếp của toàn bộ TSCĐ. + Trường hợp tài sản do chủ đầu tư mang lại được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị của TSCĐ, TSLĐ của dự án bàn giao cho từng đơn vị. Thông qua Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành giúp các bên liên quan như chủ đầu tư, nhà thầu, các cấp chính quyền… có thể đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại. Qua đó xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh tra, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Ngoài ra, Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành còn góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư trong cả nước. 2. Nội dung kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư XDCB hoàn thành. 2.1. So sánh kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư XDCB hoàn thành và kiểm toán Báo cáo tài chính. 2.1.1. Đặc điểm chung. - Khi thực hiện một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính hay kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành, kiểm toán viên và công ty kiểm toán đều phải thực hiện các công việc kiểm toán theo trình tự ba bước sau: + Lập kế hoạch kiểm toán. + Thực hiện kiểm toán. + Kết thúc kiểm toán. - Báo cáo kiểm toán về Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành gồm nội dung cơ bản của một Báo cáo tài chính đó là: + Tên và địa chỉ công ty kiểm toán. + Số hiệu Báo cáo kiểm toán. + Tiêu đề Báo cáo kiểm toán. + Người nhận Báo cáo kiểm toán. + Mở đầu của Báo cáo kiểm toán: ỉ Nêu đối tượng của cuộc kiểm toán. ỉ Nêu trách nhiệm của giám đốc (người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán và trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán. + Phạm vi căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán. ỉ Chuẩn mực kiểm toán đã áp dụng để thực hiện cuộc kiểm toán. ỉ Những công việc, thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên thực hiện. + ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về Báo cáo. + Địa chỉ và thời gian lập Báo cáo kiểm toán. + Chữ ký, số hiệu chứng chỉ kiểm toán viên đóng dấu. 2.1.2. Đặc điểm riêng có của Báo cáo kiểm toán công trình XDCB hoàn thành khác với Báo cáo tài chính. Đầu tư XDCB là một lĩnh vực có tính đặc thù riêng khác biệt với các ngành nghề kinh doanh, sản xuất khác do đặc điểm của ngành, của sản phẩm, của quá trình đầu tư và quá trình quản lý. Ngoài các yếu tố trên giống với Báo cáo tài chính thì Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành có những nét đặc thù mà Báo cáo tài chính không có: - Thứ nhất: Kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành là một trường hợp đặc thù của kiểm toán Báo cáo tài chính. Kiểm toán Báo cáo tài chính là một bảng khai tài chính về các thông tin tài chính trong khi đó do đặc điểm khác biệt của XDCB đó là sản phẩm của quá trình xây lắp, sự kết hợp của vệt liệu, thiết bị và lao động. Hệ thống báo cáo quyết toán về XDCB gồm các báo cáo hàng năm về vốn và quyết toán công trình XDCB hoàn thành, nó có nội dung hoàn toàn khác biệt so với các Báo cáo tài chính trong các ngành kinh tế, công nghiệp khác. Các Báo cáo tài chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh còn Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành có nội dung chủ yếu liên quan đến xây dựng, đầu tư… Do đặc điểm riêng có này mà Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành là một trường hợp đặc thù của kiểm toán Báo cáo tài chính. - Thứ hai: Kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành là một sự kết hợp chặt chẽ giữa ba loại: kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán tính tuân thủ và kiểm toán hoạt động trong cùng một cuộc kiểm toán là do đặc điểm của XDCB khác với các ngành khác. Ngoài việc tuân thủ theo quy định giống kiểm toán Báo cáo tài chính, mặt khác nó phải tuân thủ các tiêu chuẩn trong XDCB như các quy chế đầu tư XDCB về đầu tư, thiết kế, thi công, quản lý XDCB. Đặc biệt là những hoạt động trong quá trình XDCB phát sinh cần được kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo tiến độ thi công quyết toán công trình XDCB hoàn thành đạt kết quả tốt nhất. - Thứ ba: Kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành là một trường hợp đặc thù của kiểm toán Báo cáo tài chính song nổi bật lại là kiểm toán tuân thủ. Khi thực hiện đầu tư dự án phải được sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền, khi dự án được duyệt, trong khâu lập dự toán và thiết kế cũng cần phải được phê duyệt kiểm tra xem có tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư XDCB hay không. Trong quá trình thi công công trình XDCB phải tuân thủ các quy định về quyết toán khối lượng và đơn giá theo quy định của các đơn vị sở tại. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện; quyết toán phải đảm bảo đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt theo quy định. - Thứ tư: Kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành có đặc trưng riêng là không bao giờ có khái niệm "kiểm toán năm sau": vì các công trình XDCB khi được phê duyệt đầu tư, tính từ lúc đó cho đến khi công trình hoàn thành dưa vào sử dụng thì thời gian không phải là một năm cụ thể là xong. Công trình đó có khi chỉ ba tháng, sáu tháng hay có khi kéo dài nhiều năm đối với các công trình có tính chất quốc gia, có quy mô đầu tư vốn lớn. Mỗi một công trình có đặc điểm riêng, thời gian thi công công trình khác nhau, khi lập dự toán có thể chỉ là tạm thời quyết toán năm nay sau đó lại quyết toán từng hạng mục tiếp theo cho đến khi hoàn thành. Đặc biệt công trình XDCB phát sinh thay đổi liên tục chứ không có tính chất lặp đi lặp lại như hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó khi Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành các kiểm toán viên thường xuyên cập nhật thu thập thông tin, các quy định có liên quan đến công trình. - Thứ năm: Tìm hiểu về HTKSNB trong kiểm toán báo cáo cũng khác so với tìm hiểu HTKSNB trong kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung. Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành cung cấp thông tin cho rất nhiều bên có liên quan quan tâm đến Báo cáo tài chính như: cơ quan chủ quản đầu tư, cơ quan thiết kế, cơ quan cấp phát, chủ đầu tư, các bên cung cấp thiết bị vật liệu, các cơ quan phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền… Do đó, việc tìm hiểu HTKSNB trong kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành rất phức tạp, không đơn giản như trong kiểm toán Báo cáo tài chính chỉ liên quan đến kiểm soát của bản thân doanh nghiệp. -Thứ sáu: Nội dung kiểm toán Báo cáo quyết toán cũng khác với nội dung kiểm toán Báo cáo tài chính đó là: + Kiểm toán tuân thủ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. + Do không có tính chu kỳ lặp đi lặp lại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy việc phân loại quyết toán công trình XDCB liên quan đến từng HM, CT là khác nhau tuỳ thuộc đặc điểm riêng của từng công trình. - Thứ bảy: Tính trọng yếu trong kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành cũng được đánh giá khác so với kiểm toán Báo cáo tài chính do đặc thù của XDCB là sản phẩm của quá trình xây lắp, sự kết hợp của vật liệu, thiết bị và lao động. Do đó tính trọng yếu được đánh giá trên nhiều khía cạnh từ khâu phê duyệt dự án đầu tư cho đến khi công trình hoàn thành đưa công trình vào sử dụng, trong mỗi giai đoạn là khác nhau. - Thứ tám: Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính cũng khác: Các bằng chứng trong kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành là các văn bản quy phạm liên quan liên quan đến đầu tư và xây dựng, các hồ sơ pháp lý liên quan đến công trình. Các bằng chứng này càng đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ của các bên tham gia quản lý công trình và đúng thiết kế, định mức, dự toán thì sẽ có tính thuyết phục và độ tin cậy cao. - Thứ chín: Phương pháp kỹ thuật vận dụng để kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình cũng khác: + Phương pháp tuân thủ là chủ yếu. + Phương pháp cơ bản được thực hiện ở diện rộng. + Kỹ thuật thu thập bằng chứng chủ yếu dựa vào kiểm soát. + Mẫu kiểm toán rộng hơn, nhiều nội dung kiểm toán luôn được kiểm toán 100% không có khái niệm chọn mẫu đặc biệt là việc kiểm toán tuân thủ quy chế quản lý đầu tư XDCB và các văn bản pháp lý có liên quan đến công trình. + Đánh giá HTKSNB là việc đánh giá cho cả hệ thống của nhiều bên có liên quan đến quá trình quản lý thi công xây dựng công trình. + Phương pháp kiểm toán cho từng nội dung cụ thể cũng có sự khác nhau và thường đi từ thử nghiệm tuân thủ đến thử nghiệm cơ bản. Những điểm khác biệt trên đã tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB và kiểm toán báo cáo tài chính. Chính vì vậy yêu cầu các kiểm toán viên cần chú ý: Trong khâu lập kế hoạch kiểm toán: Kiểm toán viên phải có sự am hiểu về từng kiểu quản lý và đặc trưng của từng kiểu này để lập kế hoạch kiểm toán cho phù hợp. Đồng thời cũng phải biết được trình tự tiến hành và các thủ tục cần thiết cho từng công việc ở mỗi kiểu quản lý. Bên cạnh đó nó còn làm cơ sở để kiểm toán viên dự kiến về biên chế, chi phí và thời gian kiểm toán cần thiết. Trong khâu thực hiện kiểm toán: Kiểm toán viên phải biết được những quy định có liên quan đến từng kiểu quản lý cụ thể hiện nay, về phê duyệt, trình tự thực hiện và những tồn tại thường gặp. Một trong những công việc có sự khác nhau nổi bật của giai đoạn thực hiện kiểm toán liên quan đến từng hình thức quản lý thực hiện đầu tư đó là việc nghiên cứu đánh giá HTKSNB của chủ đầu tư. Nếu kiểm toán viên không nắm được đặc thù này thì không thể nghiên cứu về nó và không thể vận dụng một cách có hiệu quả các phương pháp kiểm toán. Mặt khác, khi kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB, các đặc điểm của từng hình thức quản lý và quy định riêng của nó sẽ tác động rất lớn đến việc kiểm toán tính tuân thủ và trình tự XDCB kể cả các kỹ thuật và thủ tục kiểm toán cụ thể. 2.2. Mục tiêu kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành. Kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình XDCB do phải tuân thủ các quy định, các quy chế quản lý hiện hành liên quan đến XDCB. Chính vì vậy, mục tiêu kiểm toán cũng khác so với mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính, nó được thể hiện: - Kiểm tra xem báo cáo quyết toán có phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình và kết quả đầu tư hay không. + Tính trung thực được thể hiện trên cơ sở tình hình đầu tư, khối lượng, chất lượng công trình và đơn giá được phản ánh theo đúng nội dung, bản chất và giá trị của từng công trình, theo từng khu vực và địa điểm thi công. + Tính hợp lý được thể hiện là các thông tin về đầu tư, khối lượng, chất lượng và đơn giá được phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được thừa nhận. - Kiểm tra xem Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành có được lập trên cơ sở chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định về quyết toán vốn đầu tư hiện hành được chấp nhận rộng rãi hay không. - Kiểm tra xem toàn bộ vốn đầu tư hợp lý, vốn đầu tư được duyệt hay số vốn được tạo thành tài sản như thế nào? + Việc cấp phát vốn. + Dự toán và quyết toán vốn có hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế hay không? + Xác định tài sản như thế nào? (tính giá). 2.3. Nội dung kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành. 2.3.1. Kiểm toán tính tuân thủ. Tính tuân thủ là một đặc trưng nổi bật của kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành vì quá trình XDCB không giống như các ngành khác, đây là các sản phẩm rất phức tạp có giá trị lớn, thi công lâu, việc quản lý quá trình thi công liên quan đến rất nhiều ngành nghề khác nhau. Tính tuân thủ của Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành được thể hiện: - Tuân thủ chế độ kế toán, hệ thống Báo cáo quyết toán của đơn vị chủ đầu tư. - Tuân thủ chính sách, chế độ và những quy định về quản lý, cho vay và sử dụng vốn đầu tư. - Tuân thủ quy chế quản lý dự toán và xây dựng. Do đó kiểm toán tính tuân thủ của Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành thể hiện trên các khía cạnh sau: - Các văn bản pháp lý có liên quan đến việc cho phép xây dựng có hợp lý hay không. Tuỳ từng loại công trình nhóm A, B, C mà các văn bản pháp lý quy định cho từng công trình có sự khác nhau như: các quyết định đầu tư, cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật, các văn bản phê duyệt về các phương thức thi công và phương thức quản lý thi công xây dựng của chủ đầu tư... Đây là việc xem xét đảm bảo tính hợp lý và đầy đủ. - Kiểm toán việc chấp hành các quy định và thực hiện về trách nhiệm của các bộ phận tham gia quản lý đầu tư xây dựng có thực ._.hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ và đúng quyền hạn hay không. - Việc tuân thủ về chế độ và quản lý sử dụng vốn đầu tư. Vốn đầu tư chỉ được sử dụng đúng mục đích đầu tư, chi tiêu đúng trình tự, đúng quy định, đúng đối tượng, đúng dự toán, định mức đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm. Kiểm tra xem hiện nay các đơn vị đang tuân theo văn bản pháp lý nào. - Kiểm tra xem có tuân thủ chế độ kế toán và hệ thống Báo cáo kiểm toán của đơn vị chủ đầu tư. Kiểm toán tính tuân thủ được thể hiện qua từng giai đoạn của một dự án từ lúc đầu tư cho đến kết thúc đưa công trình vào sử dụng: w Kiểm toán tuân thủ giai đoạn chuẩn bị đầu tư. ỉ Xem xét việc chấp hành quy định về thẩm quyền của cơ quan quy định chuẩn bị đầu tư. ỉ Xem xét hồ sơ thủ tục đấu thầu hoặc chỉ định thầu về tính đầy đủ, đúng đắn, hợp lệ theo đúng Quy chế quản lý đầu tư xây dựng và Quy chế đấu thầu. ỉ Xem xét tính toán của dự toán chi phí thăm dò, khảo sát, tư vấn, thẩm định (về khối lượng, đơn giá hoặc tỷ lệ chi phí theo quy định). ỉ Xem xét tư cách pháp nhân và hành nghề đúng giấy phép của bên nhận điều tra, khảo sát, lập báo cáo đầu tư. ỉ Xem xét tính hợp pháp, hợp lệ của hợp đồng nhận thầu phù hợp với các quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế và phù hợp với các chỉ tiêu khối lượng, tiền vốn…ghi trong các văn bản thủ rtục đầu tư (quy định chuẩn bị đầu tư dự toán…) ỉ Xem xét hồ sơ nghiệm thu bàn giao tài liệu trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư về số lượng và nội dung tài liệu phù hợp với các quy định quản lý đầu tư xây dựng. w Kiểm toán tuân thủ giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc dự án đầu tư đưa vào sử dụng. ỉ Xem xét tính hợp pháp, hợp lệ của các cơ quan tham gia lập thủ tục đầu tư ( khảo sát, thiết kế, tư vấn về tư cách pháp nhân và giấy phép kinh doanh hành nghề phù hợp với việc nhận thầu). ỉ Xem xét việc chấp hành quy định về: Thẩm quyền của cơ quan thẩm định ( báo cáo khả thi, thiết kế, tổng dự toán) và thẩm quyền của cơ quan ra quy định phê duyệt hoặc cấp giấy phép. ỉ Xem xét việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo đầu tư phải được lập, thẩm định, phê duyệt đúng trình tự và nội dung. Trình tự thiết kế công trình theo các bước đã được quy định: việc thực hiện thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế 2 bước. Thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán phải được thẩm định trước khi phê duyệt. ỉ Kiểm tra các văn bản thủ tục đầu tư về yêu cầu, mục lục, chỉ tiêu, mẫu biểu theo quy định. So sánh về quy mô, mức độ, chỉ tiêu với các văn bản thủ tục khác của dự án đầu tư đã ra trước có tính pháp lý hơn. ỉ Xem xét kiểm tra tính đúng đắn hợp pháp của hồ sơ thủ tục đấu thầu, đối tượng tham gia đấu thầu. Xem xét kiểm tra giá trị dự toán công trình (chỉ định thầu) về khối lượng xây lắp theo đúng thiết kế, đơn giá, phụ phí đúng chế độ quy định. ỉ Xem xét kế hoạch đầu tư hàng năm phải đúng chế độ quy định về điều kiện ghi kế hoạch, thẩm quyền giao kế hoạch. 2.3.2. Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư vào công trình. Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào công trình là một loại đặc thù của kiểm toán Báo cáo tài chính. Nếu không tính đến sự lặp lại của chu kỳ thì việc kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào công trình giống như kiểm toán Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác kiểm toán Báo cáo quyết tsoán vốn đầu tư vào công trình còn khác ở việc chấp hành và tuân thủ về định mức, dự toán và khối lượng trong kinh tế kỹ thuật và quá trình kiểm soát bởi nhiều tổ chức có liên quan. Nội dung kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào công trình gồm: - Kiểm toán nguồn vốn đầu tư. - Kiểm toán công nợ. - Kiểm toán chi phí đầu tư XDCB. + Kiểm toán chi phí xây lắp. + Kiểm toán chi phí thiết bị. + Kiểm toán chi phí khác (chi kiến thiết cơ bản khác). - Kiểm toán vốn bằng tiền. - Kiểm toán TSCĐ. * Nội dung kiểm toán nguồn vốn đầu tư. Trong XDCB mỗi công trình có thể được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Đồng thời mỗi nguồn vốn đầu tư lại có sự khác nhau về yêu cầu quản lý, vì vậy kiểm toán nguồn vốn đầu tư phải được tiến hành theo từng công trình và HMCT. Kiểm toán nguồn vốn đầu tư phải xác định được tổng số vốn đầu tư đã được cấp phát theo từng nguồn, theo từng HMCT... cụ thể: - Nếu là nguồn vốn ngân sách phải kiểm toán cả số đã đầu tư, đã cấp phát, đã thực hiện, số chưa cấp phát, chưa thanh toán và số chưa sử dụng. Việc kiểm toán phải tiến hành cả ở đơn vị chủ đầu tư có đối chiếu với Bộ tài chính, kho bạc Nhà nước. - Nếu là nguồn vốn vay ngân hàng trong nước hay nguồn vốn vay nước ngoài như WB, ADB, IMF thì việc kiểm toán phải được tiến hành cả ở đơn vị chủ đầu tư có đối chiếu với ngân hàng và những quy định trong hiệp định vay của các tổ chức này. - Nếu là nguồn vốn tự có, nguồn liên doanh, nguồn khác phát sinh trong quá trình sử dụng vốn, như giá trị ngày công đóng góp... cần phải có sự hiểu biết để đối chiếu, xác định phù hợp. Khi kiểm toán về nguồn vốn đầu tư cũng cần xác định và làm rõ mối tương quan hay mức độ phù hợp giữa việc cấp phát thanh toán cho vay... với tiến độ thi công, đảm bảo sự phù hợp và đúng quy định về việc cấp phát, thanh toán và cho vay, kể cả việc quy đổi nguồn vốn ngoại tệ ra tiền Việt nam. w Mục đích kiểm toán nguồn vốn đầu tư: - Xem xét quá trình kiểm soát nội bộ đối với nguồn vốn đầu tư xem có đầy đủ, chặt chẽ, đúng quy định và có hiệu quả hay không. - Các nguồn vốn đầu tư có được quản lý, sử dụng và đánh giá một cách đúng đắn hay không. - Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguồn vốn đầu tư có thực sự xảy ra đúng quy định của Nhà nước và được ghi chép đầy đủ hay không. - Số dư về tài khoản nguồn vốn đầu tư phải được tính toán chính xác và thống nhất với sổ cái. - Các nguồn vốn đầu tư phải được trình bày một cách đúng đắn và phản ánh đầy đủ. w Kiểm soát nội bộ đối với nguồn vốn đầu tư: - Có sổ chi tiết theo dõi riêng biệt từng nguồn vốn, phải phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, phù hợp với những quy định cấp phát, cho vay, thanh toán của công trình. - Phải có sự xét duyệt đối với việc ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến nguồn vốn đầu tư. -Số dư nguồn vốn đầu tư phải được đối chiếu định kỳ và được kế toán trưởng kiểm tra một cách chặt chẽ. - Nếu là ngoại tệ phải được quy đổi ra tiền Việt nam theo đúng quy định tại các thời điểm phát sinh... * Nội dung kiểm toán công nợ - Xác định các khoản công nợ là có thật và phù hợp với từng đối tượng, có sự xác nhận của chủ nợ, khách nợ. - Các khoản nợ được đánh giá đúng và tính toán đúng. - Các khoản nợ được ghi chép đầy đú, đúng quy định với các chứng từ hợp lý hợp lệ. - Quá trình kiểm soát công nợ chặt chẽ và hiệu quá. - Các khoản nợ đươc trình bày đúng đắn và đầy đủ. - Các khoản nợ thuộc nghĩa vụ phải trả của chủ nợ. * Nội dung kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. Mục đích kiểm toán chi phí đầu tư XDCB là xác định tổng chi phí đầu tư XDCB phù hợp với khối lượng thực tế của từng HMCT và toàn bộ công trình. - Mục tiêu kiểm toán chi phí đầu tư XDCB gồm: + Tính có thật: công trình xây dựng thực tế tồn tại. + Tính toán và đánh giá: Công trình XDCB được đánh giá và tính toán đúng theo định mức, đơn giá áp dụng cho công trình. + Các khoản chi phí đều được ghi chép đầy đủ đúng quy định, đúng phương pháp. - Kiểm soát nội bộ đối với chi phí đầu tư XDCB. + Có dự toán, định mức chi phí được duyệt và kế hoạch chi tiêu, sự dụng vốn đầu tư đúng mục đích, hiệu quả. + Các quy chế về quản lý giám sát quá trình thi công, thanh toán,nghiệm thu bảo quản tài sản, vật tư thiết bị và chi phí cho ban quản lý công trình. + Các khoản chi được kiểm duyệt đúng quy định, đúng mục đích và được ghi chép. + Ban quản lý phải có nhật ký công trình để kiểm tra đối chiếu. + Phải có sự quy định cụ thể rõ ràng về chế độ kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê hiện vật, điều chỉnh chi phí, phân bổ chi phí… + Có các quy định về áp dụng phương pháp tập hợp chi phí đầu tư, phân bổ, tỉnh giả thành công trình một cách khoa học, phù hợp với chế độ. -Rủi ro kiểm toán trong kiểm toán chi phí đầu tư XDCB. + Chi phí đầu tư XDCB thường không phù hợp với khối lượng thực tế. Có nhiều khối lượng không có thật, gian lận khối lượng ở phần che khuất, hoặc khó kiểm tra xác nhận, trùng lặp khó tách bạch. + áp dụng sai định mức, đơn giá một cách vô tình hoặc cố ý, nhằm đem lại lợi ích cho các bên, hại cho Nhà nước. Các định mức, đơn giá thường cao hơn trong dự toán. + Các khoản chi thường vượt định mức chi phí theo quy định trong dự toán. + Chi phí tập hợp phân bổ không đúng cho từng đối tượng, từng hạng mục công trình, số liệu kém chính xác. + Các biên bản nghiệm thu khối lượng thường có nhiều sai sót, thiếu trung thực. + Chi phí vật tư thường sự dụng vật tư kém chất lượng, không đúng kỹ thuật chất lượng, nhưng khi đơn giá lại tính đơn giá cao hơn. w Nội dung kiểm toán chi phí xây lắp. Kiểm toán chi phí đầu tư XDCB thông qua kiểm toán giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành. Chi phí đầu tư hay khối lượng xây lắp được tạo thành từ khối lượng, định mức, đơn giá, khu vực, tỷ lệ chi phí chung, lợi nhuận định mức…Vì vậy, khi kiểm toán chi phí đầu tư ta cần đi sâu vào các nội dung sau: ỉ Kiểm toán về khối lượng xây lắp hoàn thành: Do khối lượng xây lắp hoàn thành phải được bảo đảm tuân theo thiết kế và đúng thực tế theo kết quả đo được nghiệm thu bàn giao. ỉ Kiểm tra việc áp dụng đơn giá, định mức được duyệt của Nhà nước. Định mức và đơn giá là những vấn đề phức tạp có khối lượng đến quy định của Nhà nước và của khu vực thi công. Để kiểm toán đúng đắn về đơn giá ta cần hiểu rõ về từng loại định mức, đơn giá, ta phải thể hiện cho từng loại công việc, từng điề Kiểm tra và từng giai đoan. Nội dung kiểm toán chi phí xây lắp thường đi sâu chú trọng vào kiểm toán cho từng loại chi phí trực tiếp về chi phí chung, thuế và lãi thường được xác định theo tỷ lệ % trên giá thành xây lắp. ỉ Kiểm tra biên bản nghiệm thu bàn giao, đánh giá chất lượng, chất lượng sản xuất xây lắp với các biên bản nghiệm thu bàn giao. Để kiểm toán chi phí xây lắp ta căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau: ỉ Căn cứ vào các biên bản nghiệm thu và các phiếu giá thanh toán, có xác nhận của cơ quan tài chính, kho bạc, ngân hàng.Căn cứ vào các biên bản giám định chất lượng công trình hoặc khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao thanh toán được cơ quan có thẩm quyền quyết định. ỉ Căn cứ vào tỷ lệ định mức chi phí chung, lợi nhuận định mức áp dụng cho từng loại công trình. ỉ Căn cứ vào các thông báo giá vật liệu đến tận hiện trường xây lắp theo từng quý của cơ quan có thẩm quyền. ỉ Căn cứ vào các bộ đơn giá, định mức của Nhà nước áp dụng cho công trình. Chi phí về công tác xây lắp thanh toán cho bên nhận thầu tạo nên giá trị khối lượng xây lắp. Giá trị khối lượng xây lắp được tạo nên từ chi phí trực tiếp, chi phí chung, thuế và lãi. w Nội dung kiểm toán chi phí vật tư, thiết bị. Đối với công trình công nghiệp, khi tiến hành xây dựng thường có các loại vật tư và thiết bị. Vật tư để tiến hành phục vụ cho quá trình chuẩn bị sản xuất hoặc những vật tư còn tồn đọng chưa sử dụng hết của chủ đầu tư. Thiết bị dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất sau nay, kể cả các loại thiết bị cần lắp hay không cần lắp. Khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, các thiết bị này đều phải được kiểm toán theo từng đối tượng TSCĐ, từng loại kể cả giá mua và các chi phí khác phải tuân theo quy định và dự toán được duyệt. ỉ Máy móc thiết bị được chia thành hai loại: ỉ Máy móc thiết bị cần lắp đặt. ỉ Máy móc thiết bị không cần lắp đặt. Do đó khi kiểm toán chi phí vật tư thiết bị có thể kiểm toán theo các chỉ tiêu sau: ỉ Kiểm tra lại các hợp đồng nhận thầu cung cấp vật tư thiết bị. ỉ Kiểm tra đối chiếu so sánh thực tế với danh mục chủng loại thiết bị, tiêu chuẩn kỹ thuật. ỉ Kiểm tra lại chất lượng thiết bị, số liệu, chủng loại thông qua Kiểm tra tình hình thực tế. Kiểm tra lại việc tính toán giá của các loại thiết bị. ỉ Đối chiếu giá gốc của những loại máy móc thiết bị có nhiều nghi ngờ và đối chiếu với hoá đơn. ỉ Kiểm tra chế độ bảo quản, tiến độ mua sắm, bàn giao thanh toán có phù hợp với quy định của dự toán và thiết kế hay không. w Nội dung kiểm toán chi phí kiến thiết cơ bản khác. Kiểm toán chi phí kiến thiết cơ bản khác đòi hỏi kiểm toán viên phải nắm được từng nội dung chi phí và quy định của Nhà nước về từng khoản chi. Việc chi tiêu phải tuân theo định mức đầu tư và quy định của Nhà nước. Các khoản chi khác bao gồm các khoản sau: ỉ Các khoản chi phí khảo sát, thiết kế, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, giả phóng mặt bằng đền bù và kinh phí lán trại tạm thời phục vụ thi công. ỉ Chi phí ban quản lý công trình ỉ Chi bảo vệ công trình ỉ Chi chuyên gia phục vụ chuyên gia ỉ Chi phí nghiệm thu khách hàng ỉ Chi phí bảo hiểm… Khi kiểm toán chi phí đầu tư XDCB cần chú ý: ỉ Những kiến thiết cơ bản khác tính vào giá trị tái sản cố định phải tính toán lại và đối chiếu với kết quả của đơn vị có yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh lại cho phù hợp. ỉ Chú ý đến chi phí đào tạo công nghệ kỹ thuật, chi phí cho bộ máy chuẩn bị sản xuất. ỉ Chú ý chi phí đầu tư tạo thành TSCĐ và TSlĐ bàn giao cho đơn vị khác để giúp sử dụng. ỉ Chú ý chi phí ban quản lý dự án được chi theo quy định của Nhà nước và dự toán được duyệt. Như vậy nội dung kiểm toán chi phí kiến thiết cơ bản khác cũng tương đối phức tạp, do đó khi kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng vào công trình cần quan tâm đến khoản chi phí này một cách thận trọng. * Nội dung kiểm toán vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền mà chủ đầu tư, ban quản lý công trình sử dụng bao gồm hai loại: tiền Việt nam và ngoại tệ. ỉ Kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền là đầy đủ chặt chẽ và có hiệu lực. ỉ Các nghiệp vụ liên quan đến vốn bằng tiền là có thực và được ghi chép đầy đủ. ỉ Số dư tài khoản vốn bằng tiền trên sổ cái phải khớp đúng với số liệu kiểm kê thực tế về từng loại tiền và số liệu tổng cộng trên các sổ kế toán chi tiết. ỉ Việc quy đổi ngoại tệ ra tiền Việt nam phù hợp và tuân theo tỷ giá quy định. Xây dựng quá trình kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền: ỉ Kế toán không được kiêm thủ quỹ. ỉ Ghi chép kịp thời đầy đủ. ỉ Xây dựng các thủ tục xét duyệt các khoản chi và áp dụng đúng nguyên tắc uỷ quyền phê chuẩn. * Nội dung kiểm toán tài sản cố định. - Kiểm toán TSCĐ sử dụng cho ban quản lý công trình. - Kiểm toán TSCĐ được hình thành qua đầu tư. Nội dung kiểm toán TSCĐ tuân theo các mục tiêu kiểm toán sau: ỉ Các TSCĐ là có thực. ỉ Các TSCĐ được phản ánh một cách đầy đủ và đúng giá trị. ỉ Việc tính toán và đánh giá TSCĐ đúng các chuẩn mực được chấp nhận rộng rãi. ỉ Sự trình bày và khai báo về TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ đúng đắn và đầy đủ. ỉ Các TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị chủ đầu tư. 2.4. Phương pháp kiểm toán. Phương pháp kiểm toán được thể hiện theo từng nội dung của kiểm toán báo cáo quyết toán công trình đầu tư XDCB. 2.4.1.Phương pháp kiểm toán nguồn vốn đầu tư. Các nghiệp vụ về nguồn vốn không nhiều và thường có giá trị lớn do đó kiểm toán viên thường tiến hành kiểm toán 100% các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vốn đầu tư. Các phương pháp kiểm toán mà kiểm toán viên thường áp dụng: - Các kiểm toán viên có sự đối chiếu với ngân hàng phục vụ, cơ quan tài chính để xác định và thu thập thông tin về nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn từ nước ngoài hay trong nước. Đồng thời, đối chiếu với các sổ cái và sổ chi tiết. - Kiểm toán việc giảm nguồn vốn đầu tư: nguồn vốn chỉ được ghi giảm khi có các thông tư duyệt quyết toán công trình hoặc HMCT hoàn thành. Từ đó đối chiếu số liệu ghi giảm vốn đầu tư với báo cáo về quyết toán được duyệt để xác minh số liệu vốn được ghi giảm. - Kiểm toán nguồn vốn tăng: kiểm tra các nguồn vốn được huy động bổ sung, bằng cách dựa vào quy định vào nội dung nguồn vốn, những quy định về số vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền để lập ra một bảng kê số được cấp phát, số đã cấp phát, số đã sử dụng và số còn lại để xác định đối chiếu nguồn bổ sung tăng. - Kiểm toán quá trình hạch toán về nguồn vốn đầu tư đúng chế độ quy định bằng cách xem quy trình hạch toán của chủ đầu tư theo từng hình thức kế toán. - Các kiểm toán viên kiểm tra việc đánh số liên tục của các chứng từ liên quan về nguồn vốn để xác định tính đầy đủ trong việc ghi chép các nghiệp vụ đúng thứ tự, đảm bảo không bỏ xót. 2.4.2. Phương pháp kiểm toán công nợ. Các khoản công nợ liên quan đến việc thanh quyết toán các công trình đầu tư xây dựng cơ bản khi nó hoàn thành, các khoản nợ của chủ đầu tư trong quá trình đầu tư, lập dự toán hay thi công và quyết toán công trình, đặc biệt là các khoản công nợ còn lại đến khi quyết toán còn rất ít. Khi bàn giao thanh quyết toán nợ, trong việc quy định trách nhiệm và xử lý giải quyết tiếp các vấn đề là còn nhiều vướng mắc. Do đó khi kiểm toán công nợ phải tiến hành kiểm tra toàn bộ các khoản công nợ. Các thử nghiệm kiểm tra chi tiết sau thường được áp dụng: - Kiểm tra tổng số vốn đã thanh toán cho từng nhà thầu theo từng hạng mục và khoản mục chi phí. Trên cơ sở đó xác định danh sách các khoản còn phải thu, phải trả các nhà thầu. - Lập bảng đối chiếu theo thời gian để đánh giá tình hình công nợ - So sánh nợ khó đòi với tổng công nợ để đánh giá khả năng trả nợ và khả năng thu hồi nợ. - Kiểm tra số dư các khoản tiền mặt, tền gửi, các khoản tiền thu được đã nộp vào ngân sách Nhà nước. - Đối chiếu các khoản phải trả với các chứng từ: phiếu giá công trình, các hoá đơn nhập hàng: đảm bảo có đủ chữ ký phê duyệt của các cấp trên, có mã số thuế của đơn vị trên hoa đơn khi mua hàng. - Thực hiện kiểm tra, so sánh các nghiệp vụ phát sinh trên sổ cân đối số phát sinh để kiểm tra quá trình ghi chép có đầy đủ đúng phương pháp hạch toán. - Xác định các khoản nợ khó đòi quá thời gian quy định đã được lập dự phòng chưa, và xác định số trích lập dự phòng được đưa vào chi phí như thế nào. - Tổng hợp kết quả kiểm tra để đưa ra kết luận trên biên bản kiểm toán. 2.4.3. Phương pháp kiểm toán chi phí. *Phương pháp kiểm toán chi phí xây lắp. Trên cơ sở các văn bản pháp quy liên quan đến chi phí xây lắp, chi phí xây lắp phát sinh thường xuyên liên tục trong quá trình thi công thực hiện công trình xây dựng. Do đó khi kiểm toán chi phí xây lắp, các kiểm toán viên thường thực hiện đầy đủ thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết đối với từng công trình hoặc HMCT. Các thủ tục phân tích được áp dụng: - Phân tích so sánh chi phí xây lắp thực tế với kế hoạch, định mức, dự toán theo từng HMCT, từng thành phần chi phí xây và lắp để xác định những nội dung, những chi phí và những HMCT sẽ kiểm toán. Các thủ tục kiểm tra chi tiết được áp dụng: w Đối với các công trình chỉ định thầu: ỉ Tính toán lại tiên lượng và khối lượng xây lắp căn cứ vào bản vẽ thiết kế và bản vẽ hoàn công đối với những khối lượng có giá trị lớn dễ dẫn đến sự trùng lắp. ỉ Kiểm tra và đối chiếu việc áp dụng định mức, đơn giá xây lắp trong quyết toán của từng hạng mục công trình theo các quy định về giá của các cơ quan có thẩm quyền với dự toán đã lập. ỉ Kiểm tra lại các tỷ lệ chi phí quy định tại các thời điểm áp dụng và phạm vi áp dụng có phù hợp với quy đinhj của Nhà nước và khu vự hay không. ỉ Kiểm tra việc áp dụng các chi phí phụ xây lắp theo chế độ quy định như: chi phí chung, thuế và lãi định mức. ỉ Kiểm tra thực tế tại các công trình, đặc biệt các phần bị che khuất hay bị tính trùng, khối lượng chìm hay khối lượng do thay đổi thiết kế. Trên cơ sở phân tích chi phí xây lắp, kiểm tra và đối chiếu với các chứng từ liên quan: Phiếu giá công trình. Chứng từ thanh toán, cấp phát của ngân hàng. Tổng hợp khối lượng đã thanh toán cho nhà thầu. ỉ Kiểm tra chi tiết chênh lệch giá vật liệu xây dựng về khối lượng vật tư đã được tính toán trên cơ sỏ khối lượng xây dựng và định mức, đơn giá vật liệu đã được áp dụng theo các quy định của các cơ quan có thẩm quyền. ỉ Kiểm tra chi tiết việc áp dụng sai đơn giá nhân công thực hiện công việc xây lắp không theo quy định của Nhà nước hay các cơ quan tại thời điểm thi công, dẫn đến sai lệch trong tính toán chi phí xây lắp trên báo cáo quyết toán. ỉ Tính toán số liệu ở một số bộ phận, xác định chênh lệch và tìm ra nguyên nhân làm cơ sở đưa ra ý kiến sau này. ỉ Khi kiểm tra các chứng từ liên quan đến công trình xây dựng như: việc mua vật tư, thiết bị hay thanh toán các khoản nợ liên quan đến chi phí xây lắp mà đơn vị đã hạch toán, cần chú ý kiểm tra ngày tháng, số chứng từ, xem xét tính hợp lý của các nghiệp vụ phát sinh. w Đối với các công trình đấu thầu. ỉ Kiểm tra xem giá trj xây lắp đã đươc thực hiện theo đúng thiết kế, dự toán, kế hoạch về khối lượng, chất lượng, kỹ thuật của công trình hay chưa. ỉ Kiểm tra việc thanh toán khối lượng hoàn thành theo các điều kiện của hợp đồng đấu thầu quy định, ỉ So sánh khối lượng giữa giá trị quyết toán và giá trị trên biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành giá trị xây lắp theo từng HMCT. ỉ Kiểm tra khối lượng xây lắp của phần phát sinh giống như trong công trình chỉ định thầu và các điều kiện của hợp đồng quy định đấu thầu, chú ý đến các hợp đồng đấu thầu về xây lắp, cung cấp vật tư để xây lắp… Tổng hợp kết quả và đưa ra kêt luận về kiểm tra chi tiết chi phí xây lắp các HMCT đã đảm bảo: ỉ Khối lượng quyết toán đã phản ánh phù hợp với thực tế thi công và các quy định của Nhà nước mặc dù còn chênh lệch đã kịp thời chỉnh sử theo ý kiến của các kiểm toán viên. ỉ Đơn giá quyết toán được áp dụng phù hợp với các quy định của Nhà nước ỉ Định mức quyết toán được áp dụng phù hợp với các quy định của Nhà nước và của dự án. Từ đó đánh giá kết quả kiểm tra về chi phí xây lắp. Như vậy phương pháp kiểm toán chi phí xây lắp đã chứng minh rõ ràng cho sự khác biệt đặc trưng của kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB. * Phương pháp kiểm toán chi phí thiết bị. - Kiểm tra lại các hợp đồng nhận thầu cung cấp vật tư thiết bị. - Kiểm tra lại thiết bị công nghệ, phụ tùng kèm theo và các trang thiết bị khác dã mua về: danh mục, chủng loại, tiêu chuẩn kỹ thuật, giá cả theo đúng nguyên tắc đấu thầu và các nguyên tắc tài chính khác. - Đối chiếu dự toán và chứng từ gốc của thiết bị đã mua trong nước hoặc nhập khẩu. - Kiểm tra các chi phí phát sinh liên quan đến chi phí thiết bị như: chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, chi phí bảo dưỡng, chi phí gia công thiết bị… có đúng như dự toán và biên bản nghiệm thu. Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng đấu thầu về công nghệ, chất lượng vật tư, kỹ thuật, hãng sản xuất, nước sản xuất và việc thực hiện hợp đồng. * Phương pháp kiểm toán chi phí kiến thiết cơ bản khác. - So sánh các chi phí kiến thiết cơ bản khác với dự toán xác định chênh lệch đi sâu tìm hiểu nguyên nhân. - Sử dụng bảng giá quy định để đối chiếu và tính lại kết quả thực tế. Những chi phí kiến thiết cơ bản khác có quy định về tỷ lệ phần trăm hoặc bảng giá thì kiểm tra tính chính xác của việc áp dụng định mức tỷ lệ hoặc bảng giá. - Những chi phí khác có tính xây lắp như trụ sở ban quản lý, kho tàng thì kiểm toán như kiểm tra giá trị xây lắp. - Kiểm tra các chứng từ chi kiến thiết cơ bản khác: tính hợp lý, tính hợp lý và kiểm tra xem các chứng từ này có đánh số liên tục hay không. - Những chi phí kiến thiết cơ bản khác còn lại như: chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí khởi công, khánh thành kiểm tra chi phí thực tế được duyệt và theo chế độ tài chính của Nhà nước. - Kiểm tra chi phí đầu tư tạo thành TSCĐ bằng cách so sánh thực tế với dự toán theo từng quy cách, phẩm cách, chủng loại. - Đối chiếu chi phí đầu tư được duiyệt bỏ với số liệu kiểm kê thực tế và quy định cho phép duyệt bỏ của cấp có thẩm quyền. - Kiểm tra các khoản ghi giảm chi phí đầu tư và việc phân bổ chi phí khác về XDCB vào từng HMCT. - Kiểm tra quá trình hạch toán về chi kiến thiết cơ bản khác bằng cách xem xét trình tự hạch toán của một số nghiệp vụ. * Phương pháp kiểm toán chi phí đầu tư không tính vào giá trị công trình. - Kiểm tra các khoản chi phí chủ đầu tư đề nghị không tính vào giá trị tài sản bàn giao theo chế độ hiện hành của Nhà nước về các mặt: + Nội dung. + Kinh phí. + Nguyên nhân và căn cứ đề nghị không tính vào giá trị tài sản bàn giao thẩm quyền của cấp cho phép không tính vào giá trị tài sản bàn giao. - Kiểm tra chi phí thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng được phép không tính vào giá trị tài sản bàn giao về các mặt: + Nội dung và giá trị thiệt hại theo các biên bản xác nhận + Mức độ bồi thường của các công ty bảo hiểm để giảm chi phí (trong trường hợp dự án đã mua bảo hiểm). - Kiểm tra chi phí thiệt hại được cấp có thẩm quyền cho phép huỷ bỏ, cho phép không tính vào giá trị tài sản bàn giao về các mặt: Nội dung, giá trị thiệt hại thực tế so với cấp có thẩm quyền, thẩm quyền của cấp cho phép không tính vào giá trị tài sản bàn giao. 2.4.4. Phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền. Phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền cũng được thực hiện tương tự như trong kiểm toán báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán chi tiết thường được áp dụng là: - Phân tích so sánh một số khoản chi có giá trị lớn so với dự toán, định mức để đi sâu kiểm toán các bộ phận cần thiết và có sự nghi ngờ. - So sánh đối chiếu số liệu về số dư tiền tồn quỹ với sổ cái và sổ chi tiết, sổ phát sinh các tài khoản… - Kiểm kê quỹ và thực hiện đối chiếu với số dơ tiền trên sổ sách kế toán, phải có chữ ký của người có trách nhiệm. - Do các nghiệp vụ về tiền phát sinh nhiều và liên quan đến nhiều khoản mục khác do đó khi kiểm toán, các kiểm toán viên thường kiểm tra chọn mẫu một số tháng sau đó thực hiện kiểm tra đối chiếu chứng từ: Kiểm tra lại tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ thu chi, việc phát hành séc, các séc chưa được thanh toán. - Đối chiếu với ngân hàng về số dư tiền gửi ngân hàng, xác nhận rút số dư đúng. - Kiểm tra các khoản chi và hoàn ứng phải chú ý lập bảng kê về danh sách người xin tạm ứng, số lượng các loại tiền, thời gian, mục đích và nội dung cụ thể trên các đơn xin rút vốn. - Kiểm tra việc ghi sổ có đúng so với quy định không; Trên cơ sở chọn mẫu trên, kiểm tra một số nghiệp vụ mà kiểm toán viên cho là ttrọng yếu để tiến hành xem xét quá trình ghi chép sử lý và quy trình hạch toán của chủ đầu tư, ban quản lý công trình, xem xét một số nghiệp vụ thu chi từ khi phát sinh cho đến khi ghi sổ lập báo cáo quyết toán. 2.4.5. Phương pháp kiểm toán tài sản cố định. Do đặc điểm của TSCĐ phát sinh ít do đó các kiểm toán viên thường tiến hành kiểm toán toàn diện tất cả các nghiệp phát sinh tăng giảm TSCĐ. - Tổng hợp TSCĐ sau đó so sánh với bảmg tổng hợp TSCĐ trong dự toán. - Xem xét đánh giá tình hình tăng giảm của TSCĐ so với dự toán, kế hoạch mua sắm, theo hợp đồng, đơn đặt hàng và các chứng từ liên quan khác. - Tiến hành kiểm kê thực tế TSCĐ hiện có đối chiếu với bảng quyết toán của chủ đầu tư. - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của việc tăng giảm TSCĐ có đầy đủ chứng từ hay không. - Kiểm tra lại nguồn gốc của một số TSCĐ mà kiểm toán viên nghi ngờ để xác định tính có thật, tránh hiện tượng thế chấp, đi thuê… - Kiểm tra tính liên tục của các chứng từ t về TSCĐ để đánh giá và kiểm tra quá trình hạch toán của đơn vị có đúng quy định. - Kiểm tra và tính toán lại kháu hao TSCĐ. - Kiểm tra tính nhất quán của việc áp dụng phương pháp tính khấu hao và việc phân bổ khấu hao TSCĐ có đúng theo quy định của Nhà nước. - Phân tích chênh lệch và tìm rõ nguyên nhân. - Tổng hợp và đưa ra kết luận. 2.5. Trình tự tiến hành kiểm toán báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản. Khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, các kiểm toán viên và các công ty kiểm toán thường thực hiện các công việc kiểm toán theo trình tự gồm 3 bước sau: - Lập kế hoạch kiểm toán. - Thực hiện kiểm toán. - Kết thúc kiểm toán. Qui trình kiểm toán báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành có thể được mô tả theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Qui trình kiểm toán báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. Lập kế hoạch kiểm toán Thực hiện kiểm toán Kết thúc kiểm toán -Khảo sát và thu thập thông tin. -Chuẩn bị cơ sở pháp lý. -Lập kế hoạch kiểm toán. -Chuẩn bị một số điều kiện vật chất khác cho cuộc kiểm toán. - Kiểm toán tính tuân thủ. - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. + Nghiên cứu đánh giá hệ thống kế toán và quy chế KSNB của chủ đầu tư và Ban quản lý công trình. + Kiểm toán các bộ phận cấu thành của báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. - Phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán. - Lập báo cáo kiểm toán. - Xử lý các công việc phát sinh sau khi phát hành báo cáo kiểm toán. 2.5.1. Lập kế hoạch kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán được lập một cách thích hợp cho từng công trình, HMCT. Kế hoạch kiểm toán sẽ thay đổi tuỳ theo quy mô của dự án, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán. Do đó lập kế hoạch kiểm toán tuỳ thuộc vào kinh nghiệm và hiểu biết của các kiểm toán viên về dự án. Các kiểm toán viên phải biết được về tình hình của dự án, phải hiểu rõ đặc điểm của quá trình thi công của chủ đầu tư, và đặc thù về quản lý công trình. * Khảo sát và thu thập thông tin. w Hiểu biết về tình hình dự án và tình hình đơn vị được kiểm toán. + Hiểu biết chung về lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng và những thay đổi về chính sách quản lý đầu tư xây dựng trong giai đoạn thực hiện dự án có ảnh hưởng quan trọng đến dự án. +Thu thập thông tin cơ bản của dự án: ỉ Tính chất của dự án. ỉ Thời gian khởi công. ỉ Thời gian hoàn thành. ỉ Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án: Vốn đầu tư thực hiện xin quyết toán của toàn bộ công trình và từng HMCT. Vốn đầu tư đã cấp từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao về, tổng số, xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác. Trong đó ghi theo từng nguồn vốn và cơ quan cấp vốn (ngân sách Nhà nước, vốn tự vay, vốn tự bổ sung, vốn đóng góp). ỉ Số lượng các công trình. ỉ Hạng mục công trình dự án. ỉ Số lượng các nhà thầu. ỉ Hình thức lựa chọn các nhà thầu. ỉ Những bổ sung thay đổi lớn của dự án trong quá trình đầu tư. ỉ Hình thức quản lý của dự án. + Tình hình hồ sơ quyết toán báo cáo quyết toán của dự án: Đã hoàn thành, mức hoàn thành. + Năng lực quản lý của chủ đầu tư. + Hiểu biết về hệ thống kế toán v._.400 - 220.000 5 Sơn tường, 3 nước m2 2009,958 1953,988 1.180 1.180 -66.045 6 Công tác sơn, sơn 3 nước – phần cửa m2 233,222 135,729 2.283 2.283 - 225.577 7 Công tác tháo dỡ vách ngăn đã hoàn thiện thu dọn – phần nội thất Công 5 0 22.000 0 - 110.000 Cộng - 1.370.544 Bảng 8: Chênh lệch chi phí nhân công giai đoạn I – phần cấp thoát nước STT Nội dung hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Chênh lệch Quyết toán Kiểm toán Quyết toán Kiểm toán 1 Lắp đặt ống thép tráng kẽm nối kiểu măng sông ống dài 8m, đường kính ống 32mm 100m 0,3179 0,2783 516.001 516.001 - 20.434 2 Lắp đặt tê thép đường kính 50x20mm Cái 3 2 4.011 4.011 - 4.011 3 Lắp đặt tê thép đường kính 50x15mm Cái 1 0 4.011 4.011 - 4.011 4 Lắp đặt cút, cút chếch măng sông thép bằng phương pháp hàn, đường kính 50mm Cái 9 8 4.709 4.709 - 4.709 5 Lắp đặt cút thép bằng phương pháp hàn, đường kính 20mm Cái 10 3 4.314 4.314 - 30.198 6 Van khoá + rắc co D32 Cái 4 3 1.650 1.650 - 1.650 7 Van khoá + rắc co D20 Cái 5 2 1.650 1.650 - 1.650 8 Rọ bơm Cái 1 0 5.500 0 - 5.500 9 Lắp đặt cút nhựa 90, đường kính 110 Cái 5 0 669 0 - 3.345 10 Lắp đặt cút nhựa 40, đường kính 40 Cái 2 0 531 0 - 1.062 11 Lắp đặt côn nhựa, đường kính 90x34mm Cái 10 6 669 669 - 2.676 Cộng - 82.546 Bảng 9: Chênh lệch chi phí nhân công giai đoạn I – phần điện STT Nội dung hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Chênh lệch Quyết toán Kiểm toán Quyết toán Kiểm toán 1 Lắp đặt đèn ống trần W/220 Bộ 19 17 2.164 2.164 - 4.328 2 Lắp đặt các loại đèn ánh sáng phản quang 2 bóng Bộ 163 157 6.922 6.922 - 41.532 3 Công tắc đơn 5A/Clipsal Cái 33 19 2.164 2.164 - 30.296 4 Công tác 2 chiều 5A/220 Clipsal Cái 6 5 2.164 2.164 - 2.164 5 ổ cắm đơn 10A/220 Clipsal Cái 108 96 2.164 2.164 - 25.968 6 Automat 16A-220v Clipsal Cái 25 23 3.032 3.032 - 6.064 7 ổ cắm điện thoại đơn Cái 29 22 2.164 0 - 15.148 8 Đèn compact Bộ 17 0 2.596 0 - 44.132 9 Đèn 3 bóng 0,6m vận dụng ZE2210 & ZE2220 Bộ 8 0 10.672 0 - 85.376 10 Cộng - 255.008 Bảng 10: Chênh lệch chi phí nhân công giai đoạn II - hạng mục phá dỡ cầu thang máy + khu II trục 7 – 13’. STT Nội dung hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Chênh lệch Quyết toán Kiểm toán Quyết toán Kiểm toán 1 Vận chuyển phế thải 10m khởi điểm bằng thủ công m3 133,339 0 4.380 0 - 584.025 2 Vận chuyển phế thải 10m khởi điểm bằng thủ công m3 133,339 0 1.295 0 - 172.674 3 Cộng - 756.699 Bảng 11: Chênh lệch chi phí nhân công giai đoạn II – hạng mục xây nhà khách, hành lang, thang máy, mái tôn, mái nhựa. STT Nội dung hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Chênh lệch Quyết toán Kiểm toán Quyết toán Kiểm toán 1 Lát đá granit tự nhiên tam cấp m2 19,25 16,203 21.000 0 - 63.987 2 Tạo mũi bậc tam cấp m 31,02 0 13.200 13.200 - 409.464 3 Mài vát cạnh đá bột m 39 0 13.200 0 - 514.800 4 Nội thất-Trải thềm nhà m2 740,5 726,97 25.500 25.500 - 345.015 5 Khoan tạo lỗ bulông bich đế cột Lỗ 154 92 4.950 4.950 - 257.404 6 Bulông M20 bắt đế cột Cái 154 92 3.300 3.300 - 171.600 7 Khoan tạo lỗ bulông bich đế cột-Mái nhựa khu để xe Lỗ 154 48 4.950 4.950 - 524.700 8 Tôn úp sườn sát tường khổ 300 m 25,91 0 2.200 0 - 57.002 9 Bắt vít tôn phần diềm mái và mái tôn Cái 55,8525 0 220 0 - 12.288 10 Vận chuyển vật liệu từ ngoài đường vào các tầng bằng thủ công cự ly 10m m3 63,578 0 2.999 0 - 190.670 11 Vận chuyển vật liệu 10m tiếp bằng thủ công m3 63,578 0 3.682 0 - 234.094 12 Hoa sắt-Sản xuất cửa vuông 12x12 m2 94,644 94,644 24.256 0 - 2.295.685 13 Cộng - 5.076.709 Bảng 12: Chênh lệch chi phí nhân công giai đoạn II - phần máy thiết bị điện. STT Nội dung hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Chênh lệch Quyết toán Kiểm toán Quyết toán Kiểm toán 1 Lắp đặt quạt hút gió cửa sổ 200x200 Cái 33 23 4.589 4.589 - 45.890 2 Lắp đặt quạt hút gió lên trần 600x600 Cái 3 0 9.372 9.372 - 28.116 3 Lắp đặt quạt hút gió lên trần 300x300 Cái 7 4 4.950 4.950 - 14.850 4 Cộng - 88.856 Ta có chênh lệch về chi phí máy thi công khi kiểm toán các giai đoạn như sau: Bảng 13: Chênh lệch chi phí máy thi công. STT Nội dung hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Chênh lệch Quyết toán Kiểm toán Quyết toán Kiểm toán 1 Vận chuyển phế thải 10 000 m bằng ôtô 5 tấn m3 220,7 219,7 32.160 32.160 - 32.160 Giai đoạn I - 6.433.827 Phần phá dỡ - 3.620.640 2 Lắp dựng giàn giáo thép ống trong nhà <= 12m 100m2 7,35 2,1108 66.430 66.430 - 2.034.340 3 Máy hàn điện Ca 11 0 153.300 0 - 1.686.300 Phần xây dựng - 2.695.652 4 Vữa bê tông sản xuất bằng máy trộn bằng thủ công, bê tông sàn vữa mac 200, đá 1x2 m3 33,855 27,6309 20.321 20.321 - 126.479 5 Khoan xuyên qua cột bê tông để cắm thép dầm cột Lỗ 128 128 25.500 5.500 - 2.560.000 6 Công tác trát, trát trát dầm tường dầy 2cm cao <= 4m, vữa XM trước khi trát m2 758,13 696,56 149 149 - 9.173 Tiếp Phần cấp thoát nước - 12.945 7 Lắp đặt cút, cút chếch măng xông thép băng phương pháp hàn, đường kính 50mm Cái 9 8 1.871 1.871 -1.871 8 Lắp đặt cút thép bằng phương pháp hàn đường kính 20mm Cái 10 3 1.582 1.582 - 11.074 Phần điện - 4.590 9 Lắp đặt hộp nối và hộp phần dây lắp đặt hộp ở tườmg gạch kích thước hộp <= 150x150 Hộp 15 15 306 0 - 4.590 Giai đoạn II - 1.032.950 10 Hoa sắt-Sản xuất cửa sắt vuông 12x12 m2 86,04 86,04 11.601 0 - 998.150 11 Máy thiết bị điện-Lắp đặt quạt hút gió cửa sổ 200x200 Cái 33 23 3.480 3.480 - 34.800 Cộng - 7.498.937 Bảng 14: Chênh lệch chi phí vật liệu phòng làm việc số 1 – phần cải tạo (theo đơn giá 54/2001/QĐ-UB). STT Nội dung hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Chênh lệch Quyết toán Kiểm toán Quyết toán Kiểm toán 1 Sơn cửa xếp m2 9,04 9,04 5.952 3.832 - 19.165 2 Lát gạch Ceramic Long Hầu 30x30 cm phòng làm việc số 1 chỗ khu vực cạnh nhà wc do gạch đó là gạch bông cũ m2 17,6 14,86 74.933 74.933 - 310.223 … … … … … … … … … … Cộng - 1.095.967 Tương tự ta có chênh lệch chi phí vật liệu các hạng mục và các giai đoạn như sau: Bảng 15: Chênh lệch chi phí vật liệu phòng làm việc số 2 STT Nội dung hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Chênh lệch Quyết toán Kiểm toán Quyết toán Kiểm toán I Phòng làm việc số 2 – phần cải tạo sửa chữa - 84.000 1 - Gia công lại bộ cửa cũ Cửa 3 0 28.000 28.000 - 84.000 Cộng - 84.000 Bảng 16: Chênh lệch chi phí vật liệu giai đoạn I STT Nội dung hạng mục công việc Chênh lệch 1 Phần phá dỡ - 493.334 2 Phần xây dựng 34.485.133 3 Phần cấp thoát nước - 2.117.015 4 Phần điện - 9.242.246 5 Cộng - 46.337.728 Bảng17: Chênh lệch chi phí vật liệu giai đoạn II STT Nội dung hạng mục công việc Chênh lệch 1 Xây nhà khách, hành lang, thang máy, mái tôn, mái nhựa - 17.323.901 2 Lắp đặt thiết bị vệ sinh và nước - 3.688.000 3 Máy thiết bị điện - 2.580.000 4 Cộng - 23.591.901 Bảng 18: Chênh lệch chi phí vật tư phát sinh thay đổi khi cải tạo sửa chữa phần cửa-phần xây dựng giai đoạn I STT Nội dung hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Chênh lệch Quyết toán Kiểm toán Quyết toán Kiểm toán 1 Bản lề sàn Hàn Quốc Bộ 9 9 737.000 495.000 - 2.178.000 2 Cửa gỗ D9 không lắp m2 3,696 0 528.000 528.000 - 1.829.520 3 Khuôn cửa không lắp của 4 bộ md 22.88 0 105.600 105.600 - 2.416.128 4 Cộng - 6.423.648 Bảng 19: Chênh lệch về vật tư ở giai đoạn I và giai đoạn II STT Nội dung hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Chênh lệch Quyết toán Kiểm toán Quyết toán Kiểm toán 1 Giai đoạn I - 9.421.639 2 Gạch xây (6,5x10,5x22) Viên 51204,56 51204,56 578 394 - 9.421.639 3 Giai đoạn II-phần xây - 32.567.289 4 Gỗ hộp m3 0,8734 0,8734 7.000.000 4.000.000 - 2.620.200 5 Gạch xây (6,5x10,5x22) Viên 23230,06 23230,06 614 420 - 4.506.632 6 Thép tròn D>18mm kg 503,39 503,39 8.910 6.160 - 1.384.323 7 Thép tròn D<=18mm kg 819,06 819,06 8.910 6.325 - 2.117.270 8 Thép tròn D<=10mm kg 427,83 427,83 9.020 5.995 - 1.294.186 9 Thép tròn kg 18,326 18,326 9.020 5.995 - 55.436 10 Tôn úp nóc m 41,668 41,668 37.715 26.191 - 480.182 11 Tôn múi chiều dài bất thường m2 541,95 541,95 78.095 70.476 - 4.129.117 12 Thép tấm kg 729,72 729,72 8.910 6.380 - 1.846.192 13 Thép hình kg 5586,463 5586,463 8.910 6.380 -14.133.751 14 Cộng - 41.988.928 Bảng 19: Tổng cộng chênh lệch giá trị trong chi phí xây lắp. Stt Nội dung công việc Thành tiền chênh lệch Vật liệu Nhân công Máy thi công Phòng làm việc số 1 (theo đơn giá 54/2001/QĐ-UB) - 1.095.967 - 219.076 - 32.160 - Phần phá dỡ - 28.790 - 32.160 - Phần cải tạo - 1.095.967 - 190.286 Phòng làm việc số 1(theo đơn giá 24/1999/QĐ/UB). - 7.158 Phòng làm việc số 2 (theo đơn giá 54/2001/QĐ/UB). - 84.000 - 273.032 Khu vệ sinh (theo đơn giá 54/2001/QĐ/UB). - 113.797 Giai đoạn I - 46.337.728 - 6.433.827 – Hạng mục phá dỡ - 493.334 - 5.529.810 - 3.620.640 – Phần xây dựng - 34.485.133 - 1.370.544 - 2.695.652 – Phần cấp thoát nước - 2.117.015 - 82.546 - 12.945 – Phần điện - 9.242.246 - 255.008 Giai đoạn II - 23.591.901 - 5.922.264 - 1.032.950 - Hạng mục phá dỡ cầu thang máy + khu II trục 7 – 13’ - 756.699 - Hạng mục xây nhà khách, hành lang, thang máy, mái tôn, mái nhựa - 17.323.901 - 5.076.709 - 998.150 - Phần máy thiết bị điện - 2.580.000 - 88.856 - 34.800 - Lắp đặt thiết bị vệ sinh và nước - 3.688.000 Cộng - 71.109.596 - 6.535.372 - 7.498.937 Từ các bảng trên ta tính được giá trị phần xây lắp bị chênh lệch của các hạng mục. Bảng 20: Chi phí xây lắp phòng làm việc số 1 (theo đơn giá 54/QĐ-UB) A1 = - 1.095.967 A2 = 0 B1 = - 219.076 C1 = - 32.160 STT Khoản mục chi phí Ký hiệu Cách tính Thành tiền I Chi phí trực tiếp 1 Chi phí vật liệu VL A1 - 1.095.967 -Chênh lệch vật liệu CVL A2 0 2 Chi phí nhân công NC B1*1,4 - 306.706,4 3 Chi phí máy thi công M C1*1,06 - 34.098,6 Cộng chi phí trực tiếp T VL + NC + M - 1.436.763 II Chi phí chung C 58%*NC - 177.889,7 III Thu nhập chịu thuế tính trước TL (T + C)*5,5% - 88.805,9 Giá trị xây lắp trước thuế Z T + C + TL - 1.703.458,6 IV Thuế giá trị gia tăng đầu ra VAT Z*10% - 170.345,86 Giá trị xây lắp sau thuế Gxl Z + VAT - 1.873.804,46 Tính tương tự với các hạng mục chi phí phòng làm việc số 1 (theo đơn giá 24/1999/QĐ-UB), phòng làm việc số 2, 3 (theo đơn giá 24/1999/QĐ-UB), phòng làm việc số 2, 3 (theo đơn giá 54/2001/QĐ-UB), phần phá dỡ giai đoạn I. Riêng với các hạng mục sau được tính khác, đó là: Bảng 21: Chi phí xây lắp hạng mục phần xây dựng giai đoạn I. A1 = - 34.485.133 A2 = - 9.421.639 B1 = - 1.370.544 C1 = - 2.695.652 STT Khoản mục chi phí Ký hiệu Cách tính Thành tiền I Chi phí trực tiếp 1 Chi phí vật liệu VL A1*1,02 - 35.174.835,7 - Chênh lệch vật liệu CVL A2 - 9.421.639 2 Chi phí nhân công NC B1*2,04*1,05 - 2.935.705,2 3 Chi phí máy thi công M C1*1,06 - 2.857.391 Cộng chi phí trực tiếp T VL + NC + M - 50.389.571 II Chi phí chung C 58%*NC - 1.702.709 III Thu nhập chịu thuế tính trước TL (T + C)*5,5% - 2.865.075 Giá trị xây lắp trước thuế Z T + C + TL - 54.957.355 IV Thuế giá trị gia tăng đầu ra VAT Z*5% - 2.747.867,8 Giá trị xây lắp sau thuế Gxl Z + VAT - 57.705.223 Bảng 22: Chi phí thiết bị Stt Nội dung công việc Giá trị quyết toán Giá trị kiểm toán Chênh lệch Ghi chú 1 Chi phí thiết bị 1.366.800.000 1.366.800.000 o Chưa đủ chứng từ 2 Cộng 1.366.800.000 1.366.800.000 Bảng 23: Chi phí khác. Stt Nội dung công việc Giá trị quyết toán Giá trị kiểm toán Chênh lệch Ghi chú 1 Chi phí kiến thiết cơ bản khác 183.367.200 183.367.200 0 Chưa đủ chứng từ 2 Dự phòng phí 324.232.800 324.232.800 O 3 Cộng 507.600.000 507.600.000 Trên là một số kết quả mà các kiểm toán đã phát hiện trong quá trình kiểm toán công trình cải tạo nhà X. Chương III Một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn thực hiện 1. Nhận xét về tình hình kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn thực hiện. Qua thực tế tìm hiểu quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn, công ty dã thực hiện các cuộc kiểm toán theo đúng quy trình kiểm toán mà công ty dã xây dựng và vận dụng. A&C.co đã thực hiện đầy đủ, tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành. Công ty đã kịp thời tuân thủ theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt nam về kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành và chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt nam. Công ty đã phát huy sáng tạo và vận dụng khá linh hoạt các thủ tục kiểm toán cho khách hàng với mục đích đưa ra kết luận kiểm toán chính xác nhưng vẫn dảm bảo được chi phí của cuộc kiểm toán. Hiện nay, lĩnh vực đầu tư XDCB bộc lộ rất nhiều hạn chế, nhiều công trình dự án được tiến hành đầu tư chưa đảm bảo đúng trình tự về đầu tư XDCB hiện hành; nhiều dự án đầu tư không hiệu quả và thất thoát lớn. Công việc kiểm toán về XDCB đã giúp các chủ đầu tư và các nhà quản lý khắc phục được các hạn chế trong công tác XDCB nhằm đảm bảo công tác đầu tư XDCB có hiệu quả và tiết kiệm được chi phí đầu tư XDCB. Qua quá trình tìm hiểu quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán công trình đầu tư XDCB hoàn thành do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn thực hiện, có thể rút ra một số nhận xét sau: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn này, các kiểm toán viên tại A&C.Co thực hiện các công việc sau: Tiếp cận khách hàng, lập kế hoạch kiểm toán, và thiết kế chương trình kiểm toán. Công việc đầu tiên đó là tiếp cận khách hàng: đây là công việc rất quan trọng, nó quyết định việc ký kết hợp đồng kiểm toán có được thực hiện hay không. Công việc này được A&C.Co thực hiện một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng và mối quan hệ với từng khách hàng, không máy móc rập khuôn. Các kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện tiếp cận khách hàng, không gây khó khăn cho khách hàng, đạt đến mục đích cuối cùng đó là chấp nhận kiểm toán và ký hợp đồng kiểm toán. Khi đã tiếp cận được khách hàng, để đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp, A&C.Co tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. Để có thể lập được kế hoạch kiểm toán phù hợp các kiểm toán viên của A&C .Co chú trọng thu thập tìm hiểu các thông tin chi tiết về khách hàng. Đối với khách hàng là kiểm toán năm đầu, A&C.Co thu thập thông tin về khách hàng rất chi tiết, thu thập từ nhiều nguồn, không chỉ để thực hiện kiểm toán năm đầu mà còn là cơ sở sau này kiểm toán các công trình tiếp theo có liên quan đến khách hàng này. Việc lập kế hoạch kiểm toán ngoài các bước thông thường để thu thập thông tin về khách hàng, do đựa điểm riêng có của kiểm toán báo cáo quyết toán, trước khi kiểm toán các kiểm toán viên phải xem xét kiểu quản lý và điều hành của chủ đầu tư. Theo đó mà A&C.Co đã tiến hành thiết kế các thủ tục cần thiết cho từng công trình. A&C.Co xác định số lượng kiểm toán viên và chi phí rất phù hợp cho từng cuộc kiểm toán, điều này vừa tiết kiệm chi phí cho công ty vừa giúp công ty sắp xếp công việc một cách thích hợp. Công việc này càng được thực hiện một cách thận trọng với các khách hàng đầu tiên. Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, A&C.Co đã hiểu được về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đưa ra phương pháp tiếp cận kiểm toán phù hợp cũng như ý kiến tư vấn chính xác cho khách hàng. Nhờ việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, A&C.Co đã đánh giá rủi ro và trọng yếu một cách thích hợp, từ đó đưa ra mô hình đánh giá múc trọng yếu, tuy chỉ là dựa vào kinh nghiệm của các kiểm toán viên nhưng nó cũng giúp các kiểm toán viên rất nhiều trong quá trình kiểm toán. Sau khi lập kế hoạch kiểm toán, các kiểm toán viên xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết. Thông qua chương trình này, kiểm toán viên chính thực hiện các công việc và phân công công việc dễ dàng, thuận lợi, giúp các kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán đạt kết quả, đưa ra kết luận kiểm toán chính xác và nhanh nhất. Giai đoạn thực hiện kiểm toán. Khi kế hoạch kiểm toán được hoàn thành, cuộc kiểm toán được tiến hành trên cơ sở chương trình kiểm toán chi tiết đó. A&C.Co đã thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn ddt XDCB hoàn thành mọit cách chặt chẽ, đầy đủ và nhanh gọn. Các kiểm toán viên đã kết hợp chặt chẽ các phương pháp kiểm toán từ phân tích tổng quát cho đến kiểm tra chi tiết. A&C.Co đã đi sau nghiên cứu, chọn mẫu kiểm toán phù hợp, tận dụng tối đa dự án tài liệu có sẵn do đơn vị cung cấp và các văn bản pháp quy của Nhà nước. Trong quá trình kiểm toán, các tài liệu thu thập được, các kiểm toán viên lưu vào hồ sơ kiểm toán năm và hồ sơ kiểm toán thường trực. Các giấy tờ làm việc được chuẩn bị ký lưỡng theo quy định của A&C.Co, khi kiểm toán các giấy tờ làm việc được đánh tham chiếu chi tiết cẩn thận theo từng khoản mục trên báo cáo quyết toán. Hệ thống này được công ty xây dựng và áp dụng thống nhất toàn công ty từ trước đến nay và rất có hiệu quả. A&C.Co đã thực hiện cuộc kiểm toán linh hoạt, nhanh gọn và hiệu quả, đưa ra kết quả kiểm toán chính xác và nhanh nhất, đáp ứng yêu cầu khách hàng. Giai đoạn kết thúc kiểm toán. Tại A&C, để phát hành được Báo cáo kiểm toán hoàn chỉnh, các kiểm toán viên thực hiện việc soát xét các công việc dã thực hiện trên các hồ sơ kiểm toán. Công việc soát xét được thực hiện bởi trưởng đoàn là các kiểm toán viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn giỏi. Sau khi được khách hàng chấp nhận phát hành báo cáo kiểm toán, các kiểm toán viên hoàn thiện báo cáo và trình lãnh đạo Công ty, chi nhánh phê duyệt. Báo cáo kiểm toán mà A&C.Co lập được thực hiện theo các Chuẩn mực Kiểm toán của Việt Nam đã ban hành. 2. Một số phương hướng hoàn thiện kiểm toán báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành do công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn thực hiện Hoạt động kiểm toán về XDCB phức tạp. Theo đánh giá của Hiệp hội Kiểm toán Việt Nam, Kiểm toán Việt Nam ngang bằng với các quốc gia trong khu vực. Với xu thế hội nhập toàn cầu hoá, Việt nam không ngừng thúc đẩy tiến trình hội nhập bằng việc tham gia vào các tổ chức và thể chế hợp tác kinh tế – thương mại khu vực và thế giới như ASEAN/AFTA, APEC, ASEM và tiến tới là WTO. Quá trình hội nhập mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới nhiều hơn cho tất cả các ngành nghề trong đó kiểm toán cũng không ngoại trừ. Đặc biệt, với quy mô phát triển kinh tế như trên thì nhu cầu về các công trình xây dựng ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao hơn về các báo cáo quyết toán. Do đó hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán là một yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản. Như vậy, có thể đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán của công ty A&C nói riêng và kiểm toán báo cáo quyết toán vốn công trình đầu tư XDCB hoàn thành nói chung. Các biện pháp đó gồm: 2.1.Từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước. Các chuẩn mực kế toán và kiểm toán ở Việt nam chưa đầy đủ, các kiểm toán viên thường chỉ sử dụng các chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi. Điều này tạo ra sự khác biệt trong nhận thức về việc tuân theo các chuẩn mực. Các chuẩn mực này mang tính hướng dẫn hơn là tính bắt buộc. - Khung pháp lý giữa kiểm toán và các đơn vị quản lý khác nhau chưa rõ ràng cụ thể tạo nên hoặc là các công việc kiểm toán bị trùng, hoặc là bị bỏ sót: Kiểm toán có nên kiểm tra các phần khối lượng của các công trình xây lắp sau khi đơn vị đã thi công đúng như hồ sơ đã trúng thầu trọn gói? - Một số văn bản pháp quy về xây dựng cơ bản có một số nội dung không rõ ràng, cụ thể, từ đó khi áp dụng các nội dung này có thể hiểu thế nào cũng được: Thông tư 04/2002/TT-BXD ngày 27/06/2002 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB. Thông tư này được áp dụng từ 01/01/2002 nhưng ngày thông tư có hiệu lực thì không đưa ra, nhưng một số nội dung thì lại được áp dụng từ ngày thông tư có hiệu lực. Điều này dẫn đến có thể hiểu về hiệu lực của thông tư như thế nào cũng được. Nhà nước cần ban hành Luật kiểm toán, góp phần tạo ra cơ sở cho các kiểm toán phải tuân theo các quy định về kiểm toán. Luật kiểm toán là những quy định pháp lý chặt chẽ trong mọi lĩnh vực kiểm toán. Nó gắn chặt mối quan hệ giữa trách nhiệm, quyền hạn và kết quả kiểm toán. Nó bảo vệ quyền lợi cho cả kiểm toán và các đối tượng kiểm toán, kể những người sử dụng thông tin kiểm toán. Khi Luật kiểm toán ra đời sẽ thống nhất mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra, các cơ quan thuế và các cơ quan kiểm toán. Vì vậy, sự ra đời của Luật kiểm toán là cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Nhà nước có chủ trương khuyến khích đào tạo các kiểm toán viên trong kiểm toán về báo cáo quyết toán công trình đầu tư XDCB Nhà nước nên đưa ra quy định khi kiểm toán báo cáo quyết toán một công trình đầu tư XDCB hoàn thành, không chỉ kiểm toán chủ đầu tư công trình, mà cần phải Kiểm tra tất cả các bên có liên quan đến lập dự toán, thiết kế, thi công… Làm như thế sẽ đưa ra được kết luận chính xác nhất về báo cáo quyết toán công trình đầu tư XDCB. 2.2. Từ phía công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn. Bên cạnh những ưu điểm mà công ty có được trong quá trình kiểm toán báo cáo quyết toán công trình đầu tư XDCB, Công ty nên có một số giải pháp sau để hoàn thiện hơn nữa về kiểm toán báo cáo quyết toán công trình đầu tư XDCB. Một số dự án vừa và nhỏ, Công ty tiến hành kiểm tra và soát xét 100% các nội dung. Tuy nhiên, có những dự án nhóm A có giá trị rất lớn, một số công việc lặp đi lặp lại. Khi xem xét lập kế hoạch kiểm toán, các trưởng đoàn kiểm toán cần đề xuất kiểm toán chọn mẫu sau đó nhân rộng ra để kiểm toán. Công việc kiểm toán XDCB rất phức tạp, thời gian thường dài, do đó để giảm bớt gánh nặng trong công việc, công ty nên xây dựng một phần mềm kiểm toán riêng phục vụ cho công ty mình. Phần mềm kiểm toán là chương trình được thiết kế phù hợp với các chương trình kiểm toán mà công ty thiết kế. Phần mềm kiểm toán được chạy cho mỗi chương trình kiểm toán, không chỉ là đối với riêng kiểm toán XDCB mà được dùng cho tất cả các chương trình kiểm toán trong công ty. Các chương trình phầm mềm kiểm toán sẽ góp phần đơn giản hoá, tự động chạy để cho ra kết quả nhanh nhất. Công việc sẽ được giảm bớt, công việc kiểm toán sẽ được tiến hành nhanh và hiệu quả, đặc biệt là với các dự án phức tạp và có vốn đầu tư lớn. Trên đây là một số nhận xét về quy trình kiểm toán XDCB do công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn thực hiện, một số giải pháp đối với phía Nhà nước, và phía công ty. Kết luận Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành là công việc rất phức tạp, khó khăn, tốn thời gian. Công việc này đòi các kiểm toán viên phải có trình độ chuyên môn cao đồng thời phải rất am hiểu về XDCB. Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, góp phần thực hiện công ngiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để làm tốt công tác kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành, việc nâng cao chất lượng, quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán là rất cần thiết. Công việc này đòi sự quan tâm, phối hợp chỉ đạo chặt chẽ của các đơn vị, các cơ quan chức năng có thẩm quyền, góp phần quản lý tốt về đầu tư XDCB. Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn – Chi nhánh Hà nội đã giúp em hiểu được một phần quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành. Mặc dù đã có sự nỗ nực của bản thân, nhưng do kiến thức và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nên đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp của các thầy cô, các anh chị trong Công ty cũng như các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn, giúp em có hiểu biết sau hơn về kiểm toán nói chung và kiểm toán về XDCB nói riêng. Chuyên đề thực tập của em được hoàn thành với sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của TH.S Phan Trung Kiên , các thầy cô trong khoa kế toán – Trường Đại học kinh tế quốc dân, Ban Giám đốc và các anh chị kiểm toán viên trong Chi nhánh Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Hà Nội. Em xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày 08/04/2005. Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Chinh Danh sách tại liệu tham khảo Thông tư số 16 TC/ĐT ngày 10/5/1991 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định khối lượng XDCB thực hiện được thanh toán. Thông tư số 28 TC/ĐT ngày 10/5/1991 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ quyết toán vốn đầu tư khi công trình XDCB hoàn thành. Thông tư 70/2000/TT-BTC ngày 17/7/2000 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư. Thông tư 44/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn ngân sách nhà nước. Thông tư 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư. Công văn số 168/BXD-VKT ngày 12/3/1991 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập dự toán công trình XDCB. Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính Phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính Phủ. Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính Phủ. Tháng 9/1995 - TS. Nguyễn Đình Hựu - Tạp chí Kiểm toán Nhà nước số 1. Tháng 04/1999 - Tạp chí Kiểm toán. Tạp chí Kiểm toán – Số 2 năm 2003 Nhà xuất bản Tài chính - Tháng 7/2001 - GS.TS Nguyễn Quang Quynh - Giáo trình Kiểm toán tài chính. Năm 2000 - TS. Thịnh Văn Vinh - Tạp chí Kế toán số 23 – Những đặc trưng cơ bản của kiểm toán báo cáo quyết toán đầu tư XDCB. Nhà xuất bản Tài chính - Năm 1997 - Tập thể tác giả: Vũ Hữu Đức, Võ Anh Dũng, Trần Thị Giang Tân, Đoàn Văn Hoạt, Mai Thị Hoàng Minh - Giáo trình Kiểm toán (Trường Đại học Kinh tế TPHCM). Thông tin tài chính – Số 21+22 tháng 11/2003. Kinh tế và dự báo – Soó 5/2003 Công nghiệp – Số 12/1999. Công báo – Số 52-10-6-2003. Bảng ký hiệu những từ viết tắt XDCB: Xây dựng cơ bản HMCT: Hạng mục công trình TSCĐ: Tài sản cố định TSLĐ: Tài sản lưu động UBND: Uỷ ban nhân dân QĐ: Quyết định CT: Công trình HTKSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ Mục lục Lời mở đầu 1 Chương i: Cơ sở lý luận của kiểm toán báo cáo công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. 3 1. Đầu tư xây dựng cơ bản với quản lý và kiểm toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản. 3 1.1. Đặc điểm đầu tư XDCB và quản lý đầu tư XDCB ở Việt Nam. 3 1.1.1. Đặc điểm đầu tư XDCB. 3 1.1.2. Đặc điểm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. 5 1.2. Đặc điểm đầu tư XDCB ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành 8 1.3. Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành. 8 2. Nội dung kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư XDCB hoàn thành. 10 2.1. So sánh kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư XDCB hoàn thành và kiểm toán Báo cáo tài chính. 10 2.1.1. Đặc điểm chung. 10 2.1.2. Đặc điểm riêng có của Báo cáo kiểm toán công trình XDCB hoàn thành khác với Báo cáo tài chính. 11 2.2. Mục tiêu kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành. 14 2.3. Nội dung kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành. 15 2.3.1. Kiểm toán tính tuân thủ. 15 2.3.2. Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư vào công trình. 17 2.4. Phương pháp kiểm toán. 24 2.4.1.Phương pháp kiểm toán nguồn vốn đầu tư. 24 2.4.2. Phương pháp kiểm toán công nợ. 24 2.4.3. Phương pháp kiểm toán chi phí. 25 2.4.4. Phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền. 29 2.4.5. Phương pháp kiểm toán tài sản cố định. 29 2.5. Trình tự tiến hành kiểm toán báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản. 30 2.5.1. Lập kế hoạch kiểm toán. 31 2.5.2. Thực hiện kiểm toán. 35 2.5.3.Kết thúc kiểm toán. 38 Chương II:Thực trạng kiểm toán báo cáo quyết toán Công trình xây dựng cơ bản hoàn thành tại Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn 40 1. Khái quát về Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn. 40 1.1. Quá trình hình thành Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn. 40 1.2. Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn. 43 1.3. Kiểm soát về mặt chất lượng. 46 2. Kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB do A&C thực hiện. 48 2.1. Tổng quan về công trình X. 48 2.2. Bằng chứng kiểm toán. 50 2.2.1.Hồ sơ pháp lý do nhà nước ban hành. 50 2.2.2.Hồ sơ pháp lý do đơn vị cung cấp liên quan đến công trình. 51 2.3. Kiểm toán chi phí xây lắp. 52 2.3.1.Cơ sở pháp lý để kiểm toán chi phí xây lắp. 52 2.3.2. Thực hiện kiểm toán chi phí xây lắp. 54 2.3.3.Thực hiện kiểm toán chi phí thiết bị. 58 2.3.4.Thực hiện kiểm toán chi phí khác. 58 Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác báo cáo kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình dựng cơ bản hoàn thành do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn thực hiện .81 1. Nhận xét về kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành tại Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn .81 2. Giải pháp hoàn thiện kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành trong quy trình kiểm toán do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn thực hiện .83 2.1. Từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước 84 2.2. Từ phía Công ty cổ phần Kiểm toán và tư vấn 85 Kết luận 86 Danh mục tài liệu tham khảo 87 Nhận xét của cơ quan thực tập ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36216.doc
Tài liệu liên quan