MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC
Báo cáo tài chính
TSCĐ
Tài sản cố định
TSCĐHH
Tài sản cố định hữu hình
TSCĐVH
Tài sản cố định vô hình
XDCBDD
Xây dựng cơ bản dở dang
HTKSNB
Hệ thống kiểm soát nội bộ
KTV
Kiểm toán viên
PM
Mức trọng yếu
TE
Sai sót có thể bỏ qua
SAD
Tổng giá trị các sai lệch có thể chấp nhận được
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sơ đồ
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty Ernst & Young Việt Nam:
Sơ đồ 2: T
107 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Ernst và Young Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ chức bộ máy kiểm toán của công ty TNHH Ernst & Young
Sơ đồ 3: Quy trình kiểm toán tại công ty theo phương pháp GAM
Bảng biểu
Bảng 1: Doanh thu của Big4 toàn cầu
Bảng 2: Doanh thu của Big4 Việt Nam
Bảng 3: Doanh thu các dịch vụ của công ty
Bảng 4: Hệ thống phần hành kiểm toán
Bảng 5: Mẫu giấy tờ làm việc của công ty Ernst & Young Việt Nam
Bảng 6: Tìm hiểu HTKSNB đối với các nghiệp vụ về TSCĐ tại công ty ABC
Bảng 7: Xác địch PM, TE VÀ SAD tại công ty ABC
Bảng 8: Xác định các nghiệp vụ kinh tế quan trọng và các sai sót có thể bỏ qua tại công ty ABC.
Bảng 9: Đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty ABC
Bảng 10: Chương trình kiểm toán TSCĐ áp dụng cho công ty ABC
Bảng 11: Thực hiện Thử nghiệm kiểm soát khoản mục TSCĐ tại công ty ABC
Bảng 12: Phân tích tình hình biến động của TSCĐ
Bảng 13: Phân tích tình hình biến động của giá trị hao mòn TSCĐ
Bảng 14: Bảng tổng hợp tình hình biến động TSCĐHH của công ty ABC
Bảng 15: Bảng tổng hợp tình hình tăng TSCĐHH tại công ty ABC
Bảng 16: Sử dụng phần mểm MicroSTART xác định số lượng mẫu chọn
Bảng 17: Sử dụng chương trình EY Random xác định mẫu chọn
Bảng 18: Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐHH tại công ty ABC
Bảng 19: Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐHH tại công ty ABC
Bảng 20: Bảng tổng hợp biến động TSCĐVH tại công ty ABC
Bảng 21: Bảng tổng hợp biến động TSCĐ thuê tài chính tại công ty ABC
Bảng 22: Bảng kiểm tra khấu hao TSCĐHH tại công ty ABC
Bảng 23: Bảng kiểm tra khấu hao TSCĐVH tại công ty ABC
Bảng 24: Tổng hợp chi phí XDCBDD tại công ty ABC
Bảng 25: Kiểm tra chi tiết các chi phí XDCB tăng trong kỳ của công ty ABC
Bảng 26: Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm chi phí XDCB tại công ty ABC
Bảng 27: Bảng tổng hợp TSCĐ toàn công ty ABC
Bảng 28: Tìm hiểu HTKSNB của công ty ABC đối với các nghiệp vụ về TSCĐ
Bảng 29: Xác định PM, TE và SAD tại công ty XYZ
Bảng 30: Xác định các nghiệp vụ quan trọng và sai sót có thể xảy ra
Bảng 31: Đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty XYZ
Bảng 32: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với các nghiệp vụ về TSCĐ tại công ty XYZ
Bảng 33: Thực hiện thủ tục phân tích đối với nguyên giá TSCĐHH
Bảng 34: Thực hiện thủ tục phân tích đối với nguyên giá TSCĐVH
Bảng 35: Thực hiện thủ tục phân tích đối với nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Bảng 36: Kiểm tra số dư đầu kỳ của TSCĐHH
Bảng 37: Kiểm toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH tháng 12 tại công ty XYZ
Bảng 38: Kiểm tra chi tiết chi phí XDCBDD phát sinh tháng 12/2007
LỜI MỞ ĐẦU
“Việt Nam, miền đất hứa của các nhà đầu tư”, đây là tựa đề của hàng loạt bài báo trong và ngoài nước viết về sự phát triển và triển vọng của đất nước trong thời gian tới. Sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, hình ảnh Việt Nam được quảng bá rộng rãi và nền kinh tế Việt Nam đón nhận rất nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp tăng nguồn vốn đầu tư, tiếp cận tư duy kinh doanh hiện đại và đổi mới công nghệ. Song song với nó, thách thức về chiến lược kinh doanh khả thi, tình hình tài chính hấp dẫn làm đau đầu nhiều chủ doanh nghiệp.
Trong thực tế không ít công ty đã phản ánh sai lệch tình hình kinh doanh của mình để làm Báo cáo tài chính trở nên đẹp và hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Một trong những hành vi gian lận xảy ra nhiều nhất đó là phóng đại tài sản, khai tăng, khai khống và khai giảm khấu hao Tài sản cố định đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất. Bởi vì, Tài sản cố định lớn tạo cơ sở vững chắc cho chiến lược phát triển dài hạn, khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng và tăng độ an toàn khi đầu tư.
Vấn đề này đã đặt ra câu hỏi lớn cho các nhà làm luật và thúc đẩy nhu cầu kiểm toán đối với Báo cáo tài chính mà đặc biệt là kiểm toán Tài sản cố định. Đây là khoản mục phức tạp, gồm nhiều tài khoản con có đặc điểm, với quy trình kế toán khác nhau, ảnh hưởng tới nhiều khoản mục khác trên Báo cáo tài chính. Vì vậy các sai phạm có thể xảy ra rất đa dạng và khó phát hiện.
Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, em đã tìm hiểu quy trình kiểm toán và lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện” là đề tài nghiên cứu trong quá trình thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề gồm có ba phần chính:
Chương I: Tổng quan về công ty kiểm toán Ernst & Young
Chương II: Thực trạng kiểm toán Tài sản cố định tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Chương III: Nhận xét và bài học rút ra từ quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS. Tạ Thu Trang đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN
ERNST & YOUNG
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty kiểm toán Ernst & Young
Ernst & Young là một trong những cái tên được nhiều người biết đến khi nhắc đến lĩnh vực kiểm toán. Cái tên được khai sinh từ năm 1929 và từ đó đã trở thành thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Công ty kiểm toán Ernst & Young là công ty hoạt động trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán với bề dày gần 80 năm kinh nghiệm và phong cách làm việc chuyên nghiệp làm hài lòng rất nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty.
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Ernst & Young toàn cầu
Lí do công ty mang tên Ernst & Young là bởi nó xuất phát từ tên của hai thành viên tạo tiền đề cho việc sáng lập và phát triển trên toàn cầu: A.C. Ernst và Arthur Young. Từ khi thành lập, Ernst & Young đã nhanh chóng khẳng định chất lượng và đẳng cấp, trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong sự phát triển mang tính toàn cầu. Ernst & Young được nhắc đến với sự đổi mới và nỗ lực, nhạy bén và nắm bắt, tin cậy và tín nhiệm đã tạo ra phong cách riêng của công ty
Trong suốt quá trình hoạt động Ernst & Young luôn nằm trong top các công ty kiểm toán dẫn đầu trên thế giới về chất lượng dịch vụ đem đến cho khách hàng và doanh thu hàng năm. Tự hào là một trong những Big4 của làng kiểm toán thế giới, công ty luôn không ngừng trau dồi, nâng cao kĩ thuật kiểm toán để đạt được phương châm của mình “Quality in everything we do”- chất lượng trong mọi công việc. Để làm được điều đó, Ernst & Young đã đặt ra tiêu chí “People first” -con người đầu tiên, chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Điều đó đã tạo ra các thành tựu rất đáng tự hào cho công ty như được bầu chọn là một trong 100 công ty cung cấp dịch vụ tài chính, kế toán-kiểm toán hàng đầu do tạp chí Working Mother của Mỹ bình chọn vào tháng 9 năm 2007. Tại Canada, đây là công ty tư vấn thuế hàng đầu. Tại Australia, công tu vinh dự là công ty kiểm toán với nguồn nhân lực và công nghệ tốt nhất và vào tháng 9 năm 2006, giành được giải thưởng công ty của năm. Tại Việt Nam, Ernst & Young được chú ý với đội ngũ kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng tốt nhất…
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Đổi mới và nhạy bén, công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam tự hào trở thành công ty kế toán-kiểm toán và dịch vụ chuyên nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được thành lập tại Việt Nam. Văn phòng đại diện của công ty tại Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động năm 1992 với số vốn đầu tư ban đầu 1 tỷ USD theo giấy phép đầu tư Số 448/GP ngày 3 tháng 11 năm 1992 và giấy phép đầu tư điều chỉnh Số 448/GPĐC1 ngày 23 tháng 1 năm 2002 do Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.
Ernst & Young Việt Nam có văn phòng đại diện tại hai trung tâm kinh tế của cả nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Văn phòng tại Hà Nội: tầng 15 tòa nhà Daeha Business Centre, 360 Kim Mã, Hà Nội. Văn phòng tại Hồ Chí Minh: lầu 8, Sài Gòn Riverside Office, 2A Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Khi mới thành lập, số nhân viên của công ty chỉ có 10 người (1992), 12 người (1995) và hiện hay con số này là gần 300 nhân viên và 13 partners (chủ phần hùn) trong và ngoài nước.
Mười lăm năm là khoảng thời gian Ernst & Young Việt Nam nghiên cứu, tích lũy được những kiến thức và có được hiểu biết sâu rộng về các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh, công ty đều trải nghiệm để xây dựng phương thức cung cấp dịch vụ thích hợp để đem đến hiệu quả cao nhất. Không những thế công ty đã điều chỉnh quy trình, phương pháp kiểm toán quốc tế để thích hợp với hệ thống luật pháp, chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế vốn rất phức tạp ở Việt Nam. Điều đó đã tạo ra thế mạnh của công ty trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính.
Sự phát triển của Ernst & Young Việt Nam gắn liền với sự phát triển của Ernst & Young toàn cầu, chính vì thế sự hội nhập toàn cầu cũng đồng nghĩa với công ty có được sự liên kết quốc tế chặt chẽ. Thông qua sự hỗ trợ của Ernst & Young toàn cầu, Ernst & Young Việt Nam đã tiếp cận được với kiến thức, phương thức hoạt động chuẩn quốc tế, tiếp cận với các chuyên gia quốc tế để phát triển nguồn nhân lực trong nước và tiếp thu kinh nghiệm tốt nhất.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của công ty kiểm toán Ernst&Young
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí
Ernst & Young Việt nam là một bộ phận của Ernst & Young toàn cầu nên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty về cơ bản chính là cơ cấu thống nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Ernst & Young Việt Nam đã điều chỉnh, thay đổi một số bộ phận chức năng để phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam, và phù hợp với các loại hình dịch vụ công ty cung cấp.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty Ernst & Young Việt Nam:
Partner
Tổng giám đốc
Partner
Phó Tổng giám đốc
Bộ phận hành chính
Bộ phận nghiệp vụ
Bộ phận kế toán
Bộ phận nhân sự
Bộ phận văn phòng
Bộ phận Tin học
Bộ phận tư vấn tài chính kế toán
Bộ phận Kiểm toán
Bộ phận tư vấn thuế
Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và của từng phòng ban được quy định rất cụ thể và chặt chẽ:
Tổng giám đốc là người quản lý toàn diện tất cả hoạt động của công ty tại Việt Nam, đưa ra chiến lược kinh doanh và các quyết định quan trọng của công ty. Tổng giám đốc quản lý văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh với Ban giám đốc Ernst & Young khu vực và toàn cầu.
Phó Tổng giám đốc: trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý các văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và báo cáo lên Tổng giám đốc. Thực hiện theo kế hoạch, chiến lược chung của công ty.
Ban giám đốc của công ty gồm có Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc. Họ là những partner – chủ phần hùn- với trình độ chuyên môn giỏi, kinh nghiệm làm việc lâu năm, xuất sắc trong công việc. Ban giám đốc có quyền chấp nhận khách hàng kiểm toán, kí hợp đồng kiểm toán, trực tiếp đánh giá rủi ro kiểm toán, thực hiện việc soát xét cuối cùng đối với mọi hồ sơ kiểm toán và ra quyết định kiểm toán, đại diện công ty kí và ban hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lí gửi tới khách hàng.
Bộ phận nghiệp vụ: thực hiện cung cấp các dịch vụ của công ty cho khách hàng. Là bộ phận rất chủ chốt và quan trọng của công ty.
Bộ phận kiểm toán
Đây là bộ phận với số nhân viên lớn nhất trong công ty. Bộ phận này được chia thành các bốn mảng:
Kiểm toán BCTC của doanh nghiệp sản xuất
Kiểm toán BCTC của ngân hàng
Kiểm toán chương trình, dự án
Kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản
Bộ phận tư vấn thuế
Cung cấp các dịch vụ tư vấn về thuế nhằm nâng cao trình độ quản lí thuế và tài chính đối với từng khách hàng.
Bộ phận tư vấn tài chính - kế toán: thực hiện tư vấn kế toán và tài chính doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, thẩm định doanh nghiệp, xác định cơ cấu vốn… Trong đó tư vấn quản trị doanh nghiệp là thế mạnh đối với dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin trong quản lý và tư vấn quản lí nguồn nhân lực nhằm tìm kiếm, tuyển chọn nhân tài.
Bộ phận hành chính: chịu trách nhiệm quản lý chung về mặt hành chính toàn công ty.
Bộ phận nhân sự: tìm kiếm, tuyển dụng đào tạo nhân viên mới, theo dõi, quản lý tình hình nhân viên trong công ty. Thực hiện việc tính lương, thưởng hàng tháng, xây dựng, điều chỉnh các quy định về tổ chức nhân sự.
Bộ phận kế toán: ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày như: doanh thu cung cấp dịch vụ, chi phí ăn ở, đi lại, làm việc của nhân viên, chi lương, thưởng, tính bảo hiểm, thuế thu nhập của nhân viên và toàn công ty…
Bộ phận tin học: trợ giúp nhân viên trong công ty qua việc cung cấp các thiết bị máy tính, phần cứng, phần mềm, sửa chữa nâng cấp máy móc thiết bị văn phòng.
Bộ phận văn phòng: chịu trách nhiệm soạn thảo, quản lí công văn đến và đi, các quyết định quản lý, phối hợp với bộ phận kế toán về vấn đề nhân sự, quản lý hồ sơ kiểm toán. Đặc biệt, bộ phận văn phòng còn chịu trách nhiệm cập nhật, bổ sung kiến thức, tin tức mới về kiểm toán, tài chính thế giới nhằm nâng cao tri thức cho nhân viên trong công ty.
Sự thừa nhận của thị trường quốc tế và trong nước đối với công ty Ersnt&Young
Công ty kiểm toán Ernst & Young toàn cầu là một trong bốn công ty kiểm toán có uy tín nhất trên thế giới. Khách hàng đến với công ty vì chất lượng dịch vụ cung cấp và cũng vì danh tiếng đó. Bởi các Báo cáo tài chính được công ty kiểm toán đều có sự tin tưởng cao của người sử dụng và các bên quan tâm.
Tại Việt Nam, công ty Ernst & Young qua hơn 15 năm phát triển đã tạo dựng được uy tín cho riêng mình mà không phải từ uy tín của công ty kiểm toán Ernst & Young toàn cầu.
Khách hàng đến với công ty đều là những công ty có quy mô lớn, hoạt động trong mọi lĩnh vực và có uy tín trên thị trường. Họ đã tin tưởng đến Ernst & Young kiểm toán cho mình bởi chất lượng dịch vụ cung cấp cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Điều đó đã cho thấy sự thừa nhận của thị trường đối với công ty Ernst & Young.
Các loại hình dịch vụ và thị trường của công ty kiểm toán Ersnt&Young
Các loại hình dịch vụ công ty cung cấp:
Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam cam kết làm hài lòng tất cả các khách hàng bằng chất lượng dịch vụ cung cấp. Nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, phong phú và thay đổi không ngừng. Vì thế công ty luôn mở rộng và phát triển các dịch vụ mới để đáp ứng sự tín nhiệm và nhu cầu ấy. Chính vì vậy danh mục các dịch vụ công ty cung cấp không chỉ nằm ở lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính mà còn mở rộng sang quản lý nguồn nhân lực.
Dịch vụ kế toán và kiểm toán
Đây là dịch vụ chính mà công ty cung cấp, cũng là dịch vụ mang lại danh tiếng và doanh thu chủ yếu (70%) cho công ty Ernst & Young. Trong đó bao gồm các lĩnh vực kiểm toán sau:
Kiểm toán Báo cáo tài chính
Kiểm toán chương trình, dự án
Kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư
Ngoài ra, Ernst & Young Việt Nam còn cung cấp các dịch vụ khác như thực hiện việc soát xét về khả năng sát nhập, mua bán doanh nghiệp, soát xét BCTC hàng quý và thực hiện hợp nhất BCTC trong tập đoàn quốc tế
Dịch vụ tư vấn thuế
Thuế bao gồm rất nhiều loại, từ thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu…với cách thức hạch toán và quyết toán rất phức tạp nên không phải mọi doanh nghiệp đều có thể tự thực hiện. Hơn nữa, luật thuế tại Việt Nam còn chưa thống nhất, rõ ràng, dễ hiểu nên việc thực hiện sai luật, lách luật, trốn thuế còn rất phổ biến. Vì thế nhu cầu về tư vấn thuế ngày càng tăng và công ty dã cung cấp dịch vụ tư vấn thuế để giảm bớt công việc khó khăn cho bản thân doanh nghiệp và cơ quan thuế.
Tư vấn kinh doanh
Ernst & Young Việt Nam nắm bắt được nhu cầu đối với tư vấn kinh doanh bởi chính những thiếu sót trong quản lý, kinh doanh của các doanh nghiệp. Và sự hiểu biết chuyên sâu của các chuyên gia, kinh nghiệm quốc tế đảm bảo đem lại hiệu quả cao nhất cho việc kinh doanh của khách hàng.
Các dịch vụ tư vấn kế toán bao gồm: ghi chép, lưu giữ sổ sách, lập Báo cáo tài chính quý năm phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định pháp luật, chế độ kế toán hiện hành. Có thể tư vấn tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp mới thành lập, xây dựng hệ thống thông tin, hệ thống kiểm soát nội bộ phục vụ công tác quản trị nội bộ.
Các dịch vụ tư vấn tài chính của công ty rất đa dạng:
Với mục tiêu đem lại tính hiệu năng và hiệu quả của khách hàng, công ty tiến hành phân tích nguồn lực của khách hàng để xác định hướng phát triển, chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thì trường, xác định cơ cấu vốn, huy động vốn, thẩm định giá trị doanh nghiệp, tư vấn gia nhập thị trường, thủ tục cấp giấy phép đầu tư…
Dịch vụ kiểm soát rủi ro kinh doanh
Đầu tư kinh doanh tại thị trường Việt Nam còn khá mới, them vào đó việc gia nhập WTO mang lại cơ hội vàng cho các doanh nghiệp. Cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng lớn, thách thức lớn nhất là không nắm được luật chơi của thị trường toàn cầu, rủi ro gặp phải trong kinh doanh là không thể tránh khỏi. Do vậy, nhu cầu về dịch vụ kiểm soát rủi ro kinh doanh ngày càng tăng cao, và công ty Ernst & Young chính là sự lựa chọn của rất nhiều khách hàng.
Dịch vụ kiểm soát rủi ro kĩ thuật và bảo mật
Đây là dịch vụ rất mới của công ty. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được ứng dụng trong nhiều hoạt động. Tại công ty, bộ phận công nghệ thông tin của công ty được thành lập không chỉ với mục đích hỗ trợ công việc cho các kiểm toán viên mà còn có chức năng tư vấn, nghiên cứu, xây dựng, cài đặt cho khách hàng các chương trình, phần mềm kế toán quản trị, phần mềm kế toán cho các doanh nghiệp sản xuất…
Quản lý nguồn nhân lực
Đây cũng là một trong những dịch vụ rất mới mẻ của công ty. Tuy chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong doanh thu nhưng có khả năng phát triển mạnh trong tương lai.
Thị trường hoạt động của công ty
Tại Việt Nam, kiểm toán là ngành nghề còn khá mới nhưng đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Có thể nói đây là thị trường khá hấp dẫn, ngày càng nhiều doanh nghiệp, công ty có nhu cầu kiểm toán, do vậy quy mô khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh của Ernst & Young ngày một mở rộng.
Khách hàng
Ernst & Young có thể tự hào bởi hệ thống khách hàng của mình, công ty đã phát triển mạng lưới khách hàng rộng khắp Việt Nam, tăng về số lượng và phong phú về lĩnh vực: sản xuất và chế biến, ngân hàng, khách sạn, khu nghỉ mát, các dự án của chính phủ, phi chính phủ…
Ngân hàng: Công ty Ernst & Young là đơn vị kiểm toán duy nhất được thực hiện kiểm toán cho năm ngân hàng quốc doanh lớn nhất cả nước như VietComBank, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV, ngân hàng công thương ICB, tập đoàn tài chính và bảo hiểm Bảo Việt
Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ: Kinh Do corporation, Hoang Anh Gia Lai Group, AA Corporation, công ty tài chính Vina Capital, Thien Long Pen, Pho 24
Số lượng khách hàng hàng năm lên tới hơn 300 khách hàng, đó là chưa kể đến các dự án lớn của chính phủ, phi chính phủ. Đặc biệt hơn nữa, Ernst & Young Việt Nam còn kí kết hợp đồng với các công ty ở thị trường nước bạn như Lào và Campuchia.
Đối thủ cạnh tranh
Là một trong Big4, Ernst & Young luôn luôn nằm trong top các công ty kiểm toán dẫn đầu về chất lượng. Tuy nhiên, công ty cũng đã và đang đứng trước sự cạnh tranh rất mạnh mẽ của các công ty còn lại trong Big4. Đó là Price Waterhouse Cooper, KPMG, Deloitte Touch Tomatsu. Đó là các công ty lớn và tiếng tăm trong làng kiểm toán thế giới, cùng nhau chia sẻ miếng bánh thị trường hấp dẫn.
Không chỉ có các công ty thuộc top 4, Ernst & Young Việt Nam còn có các đối thủ khác, tuy quy mô và doanh thu không lớn nhưng cũng có tiềm năng phát triển. Đó là Grant Thornton, ACPA, AASC, AISC, ACC…
Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai
Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam với 16 năm hoạt động và phát triển đã đạt được những mục tiêu của mình. Nhưng đó vẫn chưa đủ với một công ty kiểm toán danh tiếng.
Hiện tại, công ty Ernst & Young toàn cầu đứng thứ 3 trên thế giới, và công ty Ernst & Young Việt Nam đang vững vàng ở vị trí thứ 2. Nhưng mục tiêu công ty đang hướng tới là vị trí thứ nhất trên cả thị trường trong nước và toàn cầu.
Với phương châm “Quality in everything we do”, công ty đang nghiên cứu, áp dụng phương pháp kiểm toán hiệu quả nhất, thường xuyên thay đổi để phù hợp với điều kiện của từng quốc gia và khu vực.
“People first”- đó là tiêu chí và là chìa khóa thành công của công ty. Vì vậy, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên, nhân tài là kế hoạch dài hạn của công ty trong tương lai, thường xuyên tổ chức các khóa học ngắn ngày để bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chia sẻ kiến thức và thông tin qua mạng lưới “trung tâm tri thức” (Centre of Business Knowlegde)
Mở rộng hơn nữa dịch vụ cung cấp. Dịch vụ chính của công ty là kiểm toán, còn các dịch vụ khác chưa có được sự phát triển như mong muốn. Do đó, công ty sẽ hướng tới phát triển các dịch vụ khác như tư vấn, đào tạo, công nghệ…
Mở rộng mạng lưới kiểm toán rộng khắp. Công ty tiến tới sẽ mở rộng chi nhánh ra Châu Phi, thị trường còn đang rất tiềm năng chưa được khai thác. Ở Việt Nam, công ty đang hướng tới mở rộng quy mô khắp từ Bắc chí Nam để đáp ứng nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng…
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Công ty kiểm toán Ernst & Young toàn cầu đã đứng ở vị trí Big4 từ rất lâu bởi đã thỏa mãn ba tiêu chí trên và luôn là một trong những công ty dẫn đầu, đặc biệt về doanh thu.
Doanh thu qua các năm của công ty:
Năm 2006: 18,4 tỷ USD
Năm 2007: 22 tỷ USD
Tăng 3,6 tỷ tương ứng với tốc độ tăng trưởng gần 20%/năm
Có thể so sánh doanh thu của các công ty trong Big4 trong năm 2006 như sau:
Toàn cầu:
Bảng 1: Doanh thu của Big4 toàn cầu
TT
Tên Hãng Kiểm toán
Doanh thu (tỷ USD)
Tốc độ tăng doanh thu (%)
1
PWC
21,986
9
2
Deloitte
20,000
10
3
Ernst & Young
18,400
9
4
KPMG International
16,880
8
(Theo Baker Tilly International)
Tại Việt Nam:
Bảng 2: Doanh thu của Big4 Việt Nam
TT
Tên Công ty Kiểm toán
Doanh thu (triệu VND)
Tốc độ tăng doanh thu (%)
1
Công ty TNHH Price Waterhouser Coopers VN (PWC)
172,528
72
2
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y)
137,638
31
3
Công ty TNHH KPMG Việt Nam
133,586
44
4
Công ty Kiểm toán Việt Nam TNHH (VACO)
81,599
26
(Theo kiemtoan.com.vn)
Trong đó, doanh thu của dịch vụ kiểm toán chiếm tỉ lệ rất lớn, đóng góp vào doanh thu của toàn công ty:
Bảng 3: Doanh thu các dịch vụ của công ty
Lĩnh vực hoạt động
Năm 2007
% tăng trưởng
% tổng doanh thu
Kiểm toán
14.530
16
64
Thuế
5.566
18
25
Tư vấn doanh nghiệp
2.463
19
11
Tổng
22.559
15
100
1.4 Thực trạng tổ chức kiểm toán tại công ty kiểm toán Ernst & Young
1.4.1 Tổ chức bộ máy kiểm toán của công ty kiểm toán Ernst & Young
Kiểm toán là dịch vụ chính và chủ yếu của công ty Ernst & Young do vậy việc tổ chức bộ máy kiểm toán một cách hiệu quả và thích hợp với phong cách, phương châm hoạt động của công ty là nhân tố quyết định đến sự thành bại và uy tín của Ernst & Young toàn cầu.
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kiểm toán của công ty TNHH Ernst & Young
Người giám sát độc lập
(Independent Review)
Tổng/Phó tổng giám đốc (Engagement Partner
)
Giám đốc/ Quản lý
(Director/Manager)
Kiểm toán viên
(Senior)
Trợ lí kiểm toán
(Staff)
Trưởng nhóm kiểm toán
(Senior -in-charge)
Trợ lí kiểm toán
(internee)
Trợ lí kiểm toán viên cấp 1 (Staff 1): là những nhân viên mới được tuyển dụng hoặc những nhân viên đang làm việc tại công ty dưới 1 năm
Trợ lí kiểm toán viên cấp 2 (Staff 2): Là những nhân viên đã làm việc được từ 1-2 năm, trợ giúp cho các kiểm toán viên.
Kiểm toán viên: thường gồm những người đã làm việc được hơn 2 năm, có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, thành thạo công việc
Trưởng nhóm kiểm toán (Kiểm toán viên cao cấp): những nhân viên đã làm việc khá lâu tại công ty, thường sẽ là chủ nhiệm kiểm toán
Quản lý kiểm toán: là những người làm việc lâu năm, có kiến thức, trình độ cao, giàu kinh nghiệm, có thành tích nổi bật trong công việc.
Quản lý kiểm toán cao cấp: là những người sẽ bao quát, giám sát công việc của các thành viên trong nhóm kiểm toán và của quản lý kiểm toán.
Giám đốc: có trách nhiệm xem xét đánh giá công tác kiểm toán của nhóm kiểm toán và quản lý, đưa ra quyết định kiểm toán và kí báo cáo kiểm toán. Là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với kết quả kiểm toán.
Tổng/Phó tổng giám đốc: giám sát, kiểm tra công việc một cách tổng quát
Người giám sát độc lập: kiểm tra lại phương pháp, kết quả công việc của toàn bộ bộ máy kiểm toán một cách độc lập.
1.4.2 Quy trình kiểm toán áp dụng tại công ty Ersnt & Young Việt Nam
Tất cả các công ty kiểm toán quốc tế và Việt Nam đều có phương pháp, phong cách kiểm toán riêng có, rất đặc trưng theo ý tưởng của người sáng lập, môi trường kinh doanh, đặc điểm vùng miền và thậm chí theo cả vị trí địa lý. Đối với công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam, tất cả các cuộc kiểm toán đều được tiến hành theo trình tự chuẩn được áp dụng trên hệ thống Ernst & Young toàn cầu và tuân theo phương pháp kiểm toán GAM. Tại Việt Nam, quy trình kiểm toán đã được xây dựng để phù hợp với nền kinh tế đổi mới và hội nhập, ở đó các doanh nghiệp kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, quy trình kiểm toán của Ernst & Young Việt Nam được điều chỉnh linh hoạt theo mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của khách hàng nhưng vẫn tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Việt Nam.
Quy trình kiểm toán của công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Quy trình kiểm toán tại công ty theo phương pháp GAM
Lập kế hoạch và xác định rủi ro kiểm toán
Xác định phương pháp và đánh giá rủi ro kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán
1.4.2.1 Lập kế hoạch và xác định rủi ro kiểm toán
Đây là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn rất quan trọng của mọi cuộc kiểm toán, bởi thực hiện tốt giai đoạn này thì quá trình thực hiện kiểm toán mới đạt hiệu quả cao nhất. Giai đoạn này chỉ được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán và các cấp cao hơn. Các bước công việc ở giai đoạn này bao gồm
Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, xác định phạm vi kiểm toán và xây dựng nhóm kiểm toán
Đánh giá việc chấp nhận kiểm toán khách hàng mới hoặc tiếp tục kiểm toán.
Tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng
Tìm hiểu môi trường công nghệ thông tin của khách hàng và xác định nhu cầu về chuyên gia công nghệ thông tin (IT)
Đánh giá rủi ro kiểm soát
Tiến hành thảo luận nhóm kiểm toán
Xác định rủi ro xảy ra gian lận
Xác định mức trọng yếu (PM), sai sót có thể bỏ (TE) qua và tổng giá trị các sai lệch có thể chấp nhận được (SAD).
Xác định các khoản mục trọng yếu và các cơ sở dẫn liệu có liên quan
1.4.2.2 Xác định phương pháp kiểm toán và đánh giá rủi ro kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán
Xác định các nghiệp vụ kinh tế quan trọng
Tìm hiểu quá trình xử lí nghiệp vụ, những sai sót có thể xảy ra và sự kiểm soát
Thực hiện kiểm toán từ đầu đến cuối nghiệp vụ đó
Tìm hiểu và đánh giá quá trình lên Báo cáo tài chính
Lựa chọn các hoạt động kiểm soát để kiểm toán
Tìm hiểu và đánh giá hoạt động kiểm soát của hệ thống công nghệ thông tin
Đánh giá rủi ro kiểm toán
Thiết kế thử nghiệm kiểm soát
Thiết kế thử nghiệm đối với các bút toán và các thủ tục bắt buộc khác
Thiết kế thủ nghiệm cơ bản
Thiết kế thủ tục kiểm toán toàn diện
Chuẩn bị báo cáo về các chiến lược kiểm toán
1.4.2.3 Thực hiện kiểm toán
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đã được lập theo kế hoạch hoặc đã điều chỉnh lại. Sau đó, KTV dựa vào kết quả thử nghiệm để đánh giá lại hệ thống kiểm soát nội bộ.
Thực hiện thử nghiệm đối với các bút toán và các thủ tục bắt buộc khác
KTV sẽ thực hiện các thử nghiệm theo kế hoạch đối với các bút toán và thủ tục bắt buộc khác và đánh giá kết quả.
Thực hiện thử nghiệm đối với các hoạt động kiểm soát của hệ thống công nghệ thông tin
Bước công việc này có thể cần sự tham gia của chuyên gia CNTT nếu hệ thống IT của khách hàng phức tạp. KTV đánh giá kết quả đạt được.
Thực hiện thử nghiệm cơ bản
KTV sử dụng các phương pháp: quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, tính toán lại, so sánh, đối chiếu… để thực hiện thực nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả
Thực hiện các thủ tục kiểm toán toán toàn diện
Đánh giá lại rủi ro kiểm toán
Từ kết quả thử nghiệm kiểm toán ở bước trên, KTV sẽ đánh giá lại rủi ro tiềm tàng, kiểm soát và rủi ro kiểm toán kế hoạch.
1.4.2.4 Đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán
Công việc này do các chủ nhiệm kiểm toán và các cấp cao hơn thực hiện bởi giai đoạn này cần những người có kinh nghiệm lâu năm và chuyên môn giỏi.
Tổng hợp công việc
Đánh giá tổng các sai lệch
Tiến hành soát xét cuối cùng về báo cáo tài chính
Chuẩn bị bản tổng hợp các soát xét
Hoàn thành việc soát xét và phê duyện bản tổng hợp
Chuẩn bị và gửi khách hàng Báo cáo kiểm toán
Hoàn tất hồ sơ kiểm toán và kết thúc hợp đồng kiểm toán
1.4.3 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty
Công ty Ernst & Young Việt Nam có hệ thống kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn của Ernst & Young toàn cầu. Việc áp thực hiện kiểm soát chất lượng không chỉ nhằm tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán số 220 của Bộ Tài chính mà còn vì chính lợi ích lâu dài của công ty. Công ty đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng để đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán đều có chất lượng. Điều đó được thể hiện ở các nội dung cụ thể như sau:
Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
Trước khi bắt đầu làm việc tại công ty, mọi nhân viên đều phải: Khai báo họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người thân nếu họ làm việc tại công ty là khách hàng của Ernst & Young Việt Nam. Khi đó, nhân viên sẽ không được tham gia kiểm toán các công ty đó để đảm bảo tính độc lập và khách quan; kí tên vào bản cam đoan giữ bí mật liên quan đến khách hàng và công ty.
Kỹ năng và năng lực chuyên môn
Công ty luôn tự hào vì là một trong số ít các công ty quan tâm đến chất lượng đội ngũ nhân viên qua tiêu chí “People first”. Do vậy tuyển dụng và đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu.
Tuyển dụng: có kế hoạch tuyển dụng trong từng giai đoạn rõ ràng
Đào tạo kiến thức chuyên môn. Tất cả các nhân viên đều phải tham dự khóa học đào tạo ở mọi cấp độ (Staff, senior, manager)
Cơ hội thăng tiến: thông thườ._.ng, nhân viên sẽ được thăng cấp 1 năm 1 lần tùy thuộc vào khả năng và sự cống hiến cho công việc.
Phân công công việc
Công ty luôn lên kế hoạch làm việc cho từng nhân viên: lịch cụ thể về thời gian, khách hàng, địa điểm
Trưởng nhóm luôn có trách nhiệm phân chia công việc cho các thành viên tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của họ
Hướng dẫn thực hiện công việc và giám sát quá trình, kết quả làm việc.
Các thành viên trong nhóm luôn giám sát công việc của nhau để phát hiện sai sót, hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời từ việc nhỏ nhất là phỏng vấn khách hàng, đối chiếu tới lên báo cáo kiểm toán.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia
Công viêc nhiều khi rất phức tạp khi kiểm toán các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù như: than, vàng bạc đá quý…nên nhu cầu về chuyên gia bên ngoài là rất cần thiết. Công ty lập kế hoạch cụ thể, đánh giá tính độc lập, chuyên môn và cả uy tín của các chuyên gia.
Duy trì và chấp nhận khách hàng
Những nhà quản lí cấp cao trong công ty sẽ có trách nhiệm đánh giá và chấp nhận khách hàng qua việc thu thập, xem xét tài liệu liên quan đến khách hàng, tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy về tính pháp lí, tình hình hoạt động, tính chính trực của khách hàng để giảm thiểu rủi ro cho công ty.
Kiểm tra
Tất cả các mảng dịch vụ công ty cung cấp đều được giám sát, kiểm tra thường xuyên bởi các cấp quản lí theo chiều dọc.
Trợ lí kiểm toán viên cấp 2 giám sát, hướng dẫn công việc cho trợ lí KTV cấp 1
Kiểm toán viên sẽ hướng xuyên kiểm tra công việc của các trợ lí kiểm toán.
Chủ nhiệm kiểm toán tổng hợp công việc của mọi người, kiểm tra, xem xét, đánh giá kết quả từng công việc để phát hiện những công việc chưa hoàn thành, chưa tốt để yêu cầu các thành viên trong nhóm hoàn thiện, sửa chữa.
Quản lí kiểm toán sẽ kiểm tra thường xuyên tiến độ công việc, giấy tờ làm việc và kiểm tra toàn diện khi kết thúc cuộc kiểm toán.
Giám đốc sẽ là người xem xét, đánh giá cuối cùng một cách tổng hợp, sửa chữa, hoàn thiện để đưa cấp cao hơn phê duyệt
Tổng/Phó tổng giám đốc phê duyệt báo cáo kiểm toán sau khi xem xét cẩn thận.
Ngoài ra, Ernst & Young còn bổ nhiệm một số người có chuyên mô, giỏi, kinh nghiệm lâu năm, thường là các Kiểm toán viên quốc tế để giám sát, kiểm tra một cách độc lập bên cạnh các nhà quản lí cao cấp.
1.4.4 Tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm tóan thường bao gồm hai phần chính: Hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm.
Hồ sơ kiểm toán chung lưu giữ tất cả thông tin, tài liệu về khách hàng để phục vụ cho nhiều cuộc kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán năm lưu trữ tất cả giấy tờ làm việc cần thiết phản ánh quá trình kiểm toán, kết quả kiểm toán trong năm đó. Và được chia làm nhiều phần:
Phần A: Lưu giữ các thông tin, BCTC của kháng trong 2, 3 năm gần nhất
Phần B: Lưu trữ kế hoạch, chương trình kiểm toán, kết quả thực hiện kiểm soát nội bộ và các thủ tục thực hiện trước khi kiểm toán chi tiết.
Phần C – T: gồm giấy tờ làm việc, phản ánh các phần kiểm toán cụ thể: phần hành, tài khoản, nghiệp vụ hoặc các vấn đề khác. Ví dụ như:
Bảng 4: Hệ thống phần hành kiểm toán
Phần hành
Ký hiệu
Tiền
C
Phải thu khách hàng
E
Hàng tồn kho
F
Tài sản cố định
K
Phải trả người bán
P
Phần cuối cùng là báo cáo kiểm toán và thư quản lý.
Hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm không chỉ được lưu trữ dưới dạng file giấy mà còn được tải lên hệ thống mạng nội bộ (GAMx), thường xuyên được cập nhật để lưu trữ trong một thời gian dài và mọi người đều có thể tìm hiểu và nắm rõ thông tin khi tiến hành đánh giá khách hàng hay tiếp tục kiểm toán khách hàng.
Tại văn phòng, các hồ sơ kiểm toán trong hai năm tài chính đều được lưu giữ và có người bảo quản. Quá hai năm, các hồ sơ này sẽ được lưu kho và bảo quản tại kho riêng biệt với văn phòng.
Tổ chức giấy tờ làm việc (Workingpapers)
Giấy tờ làm việc của công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam đều được qui định theo một mẫu chuẩn riêng do Ernst & Young Việt Nam toàn cầu thiết kế.
Bảng 5: Mẫu giấy tờ làm việc của công ty Ernst & Young Việt Nam
Pbc /TQA ABC co.
E-1 20/02/2008
Account Receivable
Customer A: USD 100.000
Customer B: USD 85.000
Customer C: USD 55.000
Total: A/R: USD 240.000
CC2
Bank comfirmation
Bank A
Item 1 70
Item 2 10
Item 3 20
Total 100 C1
C1
Leadsheet Banks
Cash at bank
Bank A CC2 100
Bank B CC3 200
Total 300 A1
A1
Financial statement
Assets
Bank C1 300
A/R E1 200
Các giấy tờ đều được kí hiệu riêng (gọi là Ref) để có thể đối chiếu một cách dễ dàng theo nguyên tắc: . Theo ví dụ trên, số 100 trên C1 được tập hợp từ CC2 thì ở góc trên bên trái của số 100 sẽ ghi CC2. Số 100 trên CC2 là chi tiết cho CC1 thì ở góc dưới bên phải sẽ ghi C1. Tương tự, Số 300 trên A1 được tập hợp từ C1 thì sẽ ghi C1 ở góc trên bên trái. Số 300 trên C1 là chi tiết cho A1 thi sẽ ghi A1 ở góc dưới bên phải.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT TAM
2.1 Kiểm toán Tài sản cố định tại công ty ABC
2.1.1 Lập kế hoạch và xác định rủi ro kiểm toán
2.1.1.1 Tìm hiểu tình hình kinh doanh của ABC nói chung, hệ thống kế toán riêng và các chính sách về Tài sản cố định qua tài liệu khách hàng cung cấp
Đây là công việc đầu tiên và đóng vai trò rất quan trọng bởi mang lại cái nhìn tổng quan nhất về doanh nghiệp và quyết định công việc sau này. Vì vậy, nó đòi hỏi những người có kinh nghiệm và trình độ nên thường là nhiệm vụ của trưởng nhóm và quản lý kiểm toán.
Tìm hiểu tình hình kinh doanh của công ty ABC
Công ty ABC là công ty cổ phần được thành lập theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 09579/GP do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp ngày 12/04/1999. Công ty ABC là doanh nghiệp hoạt động uy tín và lâu năm trong lĩnh vực sản xuất giấy bìa carton, bao bì sản phẩm và dịch vụ in ấn bao bì, nhãn mác. Ngoài ra, công ty còn gia công, chế biến và thương mại: bếp gas, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ…
Điều kiện và xu hướng kinh tế ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty ABC:
Đối thủ cạnh tranh chủ yếu: Công ty đang hoạt động trong ngành sản xuất giấy bìa carton khá cạnh tranh. Để phát triển, công ty đang áp dụng chiến lược giảm giá thành phẩm và bán chịu ưu đãi hấp dẫn với các khách hàng lớn để tối đa doanh số.
Nhà cung cấp chính: các công ty cung cấp giấy bìa nước ngoài có mối quan hệ làm ăn lâu năm và một số nhà cung cấp trong nước như Giấy Việt Trì, Hoàng Hà.
Khách hàng chính: khách hàng lớn nhất là công ty máy tính BOT, chiếm 55% tổng doanh thu, công ty máy ảnh kĩ thuật số và một số công ty sản xuất điện gia dụng.
Nguồn tài chính chủ yếu: công ty phụ thuộc lớn vào nguồn vốn vay dài hạn với ngân hàng TechComBank, nguồn vốn vay ngắn hạn với ngân hàng Phát triển Châu Á, và hợp đồng thuê tài chính với công ty cho thuê tài chính ngân hàng VietComBank
Vấn đề Thuế ảnh hưởng đến kinh doanh: Công ty có tình trạng khai giảm doanh thu và khai tăng chi phí để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và VAT phải nộp.
Kì vọng của các cổ đông ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ABC: Hầu hết nhân sự quản lý là thành viên gia đình, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và có quan điểm tương đối giống nhau.
Tìm hiểu quy trình giám sát và kiểm tra tình hình tài chính của công ty ABC:
Các nhà quản lý cấp cao giám sát công việc hàng ngày và đưa ra các quyết định kịp thời và nhanh chóng
Việc quản lý còn dựa vào các Báo cáo hàng tháng, quý, năm
Mối quan tâm chủ yếu của nhà quản lý: tình hình vay nợ và lợi nhuận.
Hệ thống kế toán và chính sách về TSCĐ của công ty CP ABC
Các chính sách kế toán chủ yếu:
Cơ sở lập BCTC đó là Luật kế toán Việt Nam, Chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam, các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi tại Việt Nam.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
Đơn vị tiền tệ: VND
Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01/2007 đến 31/12/2007.
Chính sách kế toán về tài sản cố định:
Kế toán TSCĐ và các vấn đề liên quan tuân theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC
Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế
Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động như dự kiến. Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới TSCĐ được vốn hóa và chi phí bảo trì, sửa chữa được tính vào BCKQKD. Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lỗ nào phát sinh do thanh lý đều được hạch toán vào BCKQKD
Phương pháp tính khấu hao: theo đường thẳng và phân bổ khấu hao theo mục đích sử dụng của TS
Nhà cửa, vật kiến trúc: 6 - 15 năm
Máy móc thiết bị : 1 – 8 năm
Phương tiện vận chuyển: 6 năm
Thiết bị văn phòng: 3 – 5 năm
Thiết bị khác: 5 năm
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với kế toán khoản mục TSCĐ.
Trong giai đoạn này, trưởng nhóm kiểm toán sẽ dựa vào những tài liệu mà khách hàng cung cấp như: quy chế quản lý tài chính, quy định về xử lý và cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để có những hiểu biết về quy trình kế toán cũng như HTKSNB đối với kế toán TSCĐ.
Đối với công ty ABC, kiểm toán không thực hiện công việc này bởi thủ tục này đã được thực hiện các năm kiểm toán trước. Người lập kế hoạch chỉ cập nhật những thay đổi trong quy trình áp dụng tại khách hàng để điều chỉnh kế hoạch. Trong năm 2007, công ty ABC không có thay đổi về cách thức xử lý nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ so với năm trước nên kiểm toán viên sử dụng tài liệu của năm trước. Cụ thể, quy trình kế toán TSCĐ tại công ty ABC như sau:
Bảng 6: Tìm hiểu HTKSNB đối với các nghiệp vụ về TSCĐ tại công ty ABC
Ernst & Young
A200
Khách hàng: Công ty ABC Người thực hiện: TQA
Kết thúc niên độ: 31/12/2007 Người kiểm tra: NSH
TÌM HIỂU HTKSNB ĐỐI VỚI CÁC NGHIỆP VỤ VỀ TSCĐ TẠI CÔNG TY ABC
Quy trình nghiệp vụ
Người thực hiện
Sử dụng hệ thống IT
Nghiệp vụ mua (thuê) TSCĐ
Lập Phiếu yêu cầu mua (thuê) TSCĐ
Trưởng bộ phận có nhu cầu mua TSCĐ: Bộ phận sản xuất, Bộ phận hành chính, bộ phận kho bãi, Phòng Kế hoạch…
Không
Thu thập Bảng báo giá và chuẩn bị hợp đồng mua bán (hợp đồng thuê tài sản)
Trưởng phòng Mua hàng
Không
Kiểm tra và kí hợp đồng
Giám đốc
Không
Nhận và kiểm tra TSCĐ
Kỹ thuật viên và trưởng bộ phận sản xuất có liên quan
Không
Lập Biên bản bàn giao TSCĐ và lập thẻ TSCĐ
Kế toán TSCĐ
Không
Ghi nhận TSCĐ vào sổ đăng ký TSCĐ và Sổ cái
Kế toán TSCĐ
Có
Thanh toán tiền mua TSCĐ
Kế toán thanh toán
Có
Nghiệp vụ thanh lý TSCĐ
Kiểm tra và phê duyệt Yêu cầu thanh lý và lập Quyết định thanh lý TSCĐ
Giám đốc (Anh Tuấn)
Không
Lập Hợp đồng thanh lý TSCĐ và xử lý nghiệp vụ thanh lý TSCĐ
Kế toán TSCĐ (Chị Tuyết)
Có
Hầu hết TSCĐ trong công ty (dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị đắt tiền) đều được Ban giám đốc và Hội đồng quản trị mua lại từ hợp đồng thuê tài chính. Giám đốc tài chính tìm hiểu, đưa ra quyết định mua và thỏa thuận hợp đồng thuê với bên đối tác. Hàng tháng, giám đốc tài chính phê duyệt các khoản thanh toán chi phí thuê tài chính qua ngân hàng.
2.1.1.3 Xác định mức trọng yếu (PM), sai sót có thể bỏ qua (TE) và tổng giá trị các sai lệch có thể chấp nhận được (SAD)
Đây là một trong những công việc quan trọng nhất trong quá trình lập kế hoạch và chỉ được các kiểm toán viên cao cấp thực hiện. Cơ sở xác định mức trọng yếu có thể là lợi nhuận trước thuế, sau thuế, doanh thu thuần, tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu. Việc lựa chọn cơ sở tính mức trọng yếu phụ thuộc rất nhiều vào tình hình sản xuất kinh doanh, lĩnh vực, ngành nghề hoặc hình thức sở hữu…
Công ty ABC hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, tình hình doanh khá tốt, thường xuyên có lãi và đây là khách hàng lâu năm của Ernst & Young vì vậy cơ sở xác định PM là lợi nhuận trước thuế. Từ PM được xác định ở trên, kiểm toán viên sẽ tính giá trị TE và SAD. Mức này được dùng để lựa chọn các khoản mục hoặc nghiệp vụ phát sinh có số tiền lớn hơn SAD và được gọi là khoản quan trọng (key items).
Bảng 7: Xác địch PM, TE VÀ SAD tại công ty ABC
A300
Ernst & Young
Khách hàng: Công ty ABC Người thực hiện: TQA
Kết thúc niên độ: 31/12/2007 Người kiểm tra: NSH
XÁC ĐỊNH PM, TE, SAD.
PM được tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của công ty ABC vào ngày 31/12/2007.
PM
TE
SAD
PM = 5% Lợi nhuận trước thuế
PM = 4.800.000.000
TE = 50% PM
TE = 2.400.000.000
SAD = 5% TE
SAD = 120.000.000
Cơ sở xác định PM: Lợi nhuận trước thuế
PM = 5 % Lợi nhuận trước thuế
Nếu cơ sở tính PM không phải là lợi nhuận trước thuế, ghi lại nguyên nhân
Không
2.1.1.4 Xác định các nghiệp vụ kinh tế quan trọng và các sai sót có thể xảy ra
Từ đó, xác định điểm yếu trong quy trình xử lí nghiệp vụ và các sai sót có khả năng xảy ra và thiết lập bảng gồm có các trường hợp sau:
Bảng 8: Xác định các nghiệp vụ kinh tế quan trọng và các sai sót có thể bỏ qua tại công ty ABC.
Ernst & Young
A400
Khách hàng: Công ty ABC Người thực hiện: TQA
Kết thúc niên độ: 31/12/2007 Người kiểm tra: NSH
XÁC ĐỊNH NGHIỆP VỤ KINH TẾ QUAN TRỌNG VÀ SAI SÓT CÓ THỂ XẢY RA
Các nghiệp vụ kinh tế quan trọng của công ty ABC trong năm tài chính 2007:
Nhập khẩu dây chuyền sản xuất trị giá 200.000 USD từ nước ngoài
Triển khai xây dựng khu nhà xưởng số 5
Kí kết hợp đồng thuê tài chính với công ty cho thuê tài chính ngân hàng VietComBank.
Thanh lý dây chuyển sản xuất và một số máy móc thiết bị đã lỗi thời
Xác định các sai sót có thể xảy ra
Các sai sót có thể xảy ra
Cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng
Ex/Oc
Co
Va/Me
R&O
P&D
Phân loại TSCĐ không chính xác:
Giữa TSCĐ và công cụ,dụng cụ
Giữa các loại TSCĐ
X
Các nghiệp vụ về mua sắm được ghi nhận 2 lần, không đúng kì, không có thật hoặc không được ghi nhận
x
x
x
Tài sản xây dựng đã hoàn thành, chuyển giao cho sản xuất kinh doanh không đúng kì
x
x
x
Nguyên giá xác định không chính xác, đặc biệt với TSCĐ được hình thành từ xây dựng cơ bản như chi phí không hợp lý, chi phí không được vốn hóa
x
Các nghiệp vụ giảm TSCĐ:
Thanh lý, xóa sổ được ghi nhận 2 lần, không có thật hoặc không được ghi nhận
Lãi/lỗ từ nghiệp vụ thanh lý không ghi nhận chính xác
x
x
x
x
Tài sản cố định thuê tài chính ghi nhận thành TSCĐ hữu hình
x
x
Về khấu hao TSCĐ:
Phương pháp tính khấu hao không thích hợp, không nhất quán
Ghi nhận sai chi phí khấu hao
Phân bổ sai chi phí khấu hao
X
X
x
x
Ex/Oc: Hiện hữu hoặc phát sinh Co: Đầy đủ
Va/Me: Tính giá và đo lường R&O: Quyền và nghĩa vụ
P&D: Trình bày và khai báo
2.1.1.5 Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ
Việc đánh giá rủi ro kiểm toán đã được thực hiện ở lần kiểm toán trước. KTV xem xét những thay đổi trong năm 2007 để điều chỉnh nếu cần thiết. Đối với công ty ABC, KTV đánh giá mức rủi ro như sau:
Bảng 9: Đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty ABC
Ernst & Young
A500
Khách hàng: Công ty ABC Người thực hiện: TQA
Kết thúc niên độ: 31/12/2007 Người kiểm tra: NSH
ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN
Cơ sở dẫn liệu: Hiện hữu hoặc phát sinh, đầy đủ, Quyền và nghĩa vụ, Tính giá hoặc đo lường, Phân loại và trình bày
Cơ sở dẫn liệu
IR
CR
CAR
Mở rộng thử nghiệm
Thấp
Cao
Cao
Trung bình
Cao
Hiện hữu/Phát sinh
X
X
X
Có
Đầy đủ
X
X
X
Có
Tính giá/Đo lường
X
X
X
Không
Quyền và nghĩa vụ
X
X
X
Có
Phân loại và trình bày
X
X
x
Có
IR: Rủi ro tiềm tàng; CR: rủi ro kiểm soát; CAR: rủi ro kiểm toán kết hợp
2.1.1.6 Thiết kế chương trình kiểm toán
a. Thiết kế thử nghiệm kiểm soát:
KTV thiết kế thử nghiệm kiểm soát dựa trên hướng dẫn chuẩn và các hoạt động kiểm soát cụ thể của khách hàng. Quy mô, bản chất và thời gian thực hiện tùy thuộc và CRA.
Đối với khách hàng cũ, công ty không lập kế hoạch cụ thể về thử nghiệm kiểm soát mà dựa vào kết quả của các năm trước. Tuy nhiên, công ty ABC có sự thay đổi về HTKSNB đối với quá trình xây dựng cơ bản vì vậy, KTV thực hiện thiết kế thử nghiệm kiểm soát bổ sung dựa trên các thay đổi này:
Kiểm tra sự phê duyệt đối với kế hoạch xây dựng cơ bản
Xác minh các hoạt động kiểm soát hàng tháng
b. Thiết kế thử nghiệm cơ bản: thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết về số dư.
Việc thiết kế thử nghiệm cơ bản theo đúng mẫu chuẩn của phương pháp kiểm toán toàn cầu và được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 10: Chương trình kiểm toán TSCĐ áp dụng cho công ty ABC
Ernst & Young
Khách hàng: Công ty ABC Người thực hiện: TQA
A600
Kết thúc niên độ: 31/12/2007 Người kiểm tra: NSH
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ
TT
Áp dụng
Thử nghiệm cơ bản
Ex/
Oc
Co
Va/
Me
R&O
P&D
Bản chất, quy mô và thời gian thực hiện các thử nghiệm cơ bản tùy thuộc vào rủi ro kiểm toán kết hợp CRA (Xem chi tiết phương pháp kiểm toán áp dụng toàn cầu GAM)
Thử nghiệm cơ bản ban đầu
1
Có
Thu thập các tài liệu liên quan đến TSCĐ như sổ chi tiết TS thuê tài chính, nghiệp vụ tăng, giảm TS, khấu hao… và đối chiếu với sổ tổng hợp, Bảng cân đối tài khoản…
X
X
X
2
Có
Đối với các nghiệp vụ tăng và giảm TSCĐ trong năm, kiểm tra hợp đồng mua bán, hóa đơn, phê duyệt của cấp có thẩm quyền, hợp đồng thuê TSCĐ và các tài liệu có liên quan (xem thủ tục thứ 11 và 12)
X
X
X
X
X
3
Có
Thu thập Biên bản kiểm kê TSCĐ cuối năm
X
X
X
X
4
Có
Kiểm tra phương pháp tính khấu hao TSCĐ
X
Thủ tục phân tích
5
Có
So sánh từng mục TSCĐ với năm trước và tìm hiểu về sự thay đổi không như dự kiến
X
X
X
6
Có
Thực hiện thủ tục phân tích hoặc tính toán lại để kiểm tra tính chính xác của chi phí khấu hao và khớp với các tài khoản trên sổ tổng hợp
X
X
X
X
7
Có
Đánh giá tính hợp lý của chi phí khấu hao kì này so với kì trước cụ thể theo tài sản tăng và giảm
X
Thủ tục kiểm tra chi tiết
8
Có
Kiểm tra tính chính xác số học của nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ trên sổ sách; Đối chiếu từ sổ tổng hợp tới các sổ chi tiết có liên quan; Điều tra các khoản mục tạo ra sự khác biệt trên
X
X
9
Có
Đối chiếu số dư trên bảng cân đối kế toán với sổ đăng ký tài sản
X
X
10
Có
Thu thập hoặc chuẩn bị bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ trong năm (Bao gồm TSCĐ thuê tài chính).
X
X
11
Có
Với những nghiệp vụ tăng TSCĐ lớn hơn SAD, kiểm tra chứng từ kèm theo: hợp đồng mua bán, hóa đơn mua hàng… để xác minh nguyên giá. Xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản
X
X
X
X
12
Có
Đối với các tài sản giảm trong năm có giá trị còn lại lớn hơn SAD, kiểm tra các chứng từ kèm theo để xác minh nghiệp vụ và tính chính xác của bút toán xóa sổ. Tính toán lại khoản lãi/lỗ từ hoạt động thanh lý và đối chiếu với số tiền trên sổ cái
X
X
X
13
Đối với nghiệp vụ sửa chữa, nâng cấp TSCĐ, kiểm tra tính hợp lý của chi phí phát sinh đặc biệt là các chi phí được vốn hóa. So sánh với số năm trước và tập trung kiểm tra đối với các khoản thay đổi lớn, hoặc không thay đổi.
X
X
X
14
Có
Thảo luận về tỉ lệ trích khấu hao TSCĐ và kiểm tra việc áp dụng nhất quán tỉ lệ này.
X
X
14
Có
Kiểm tra việc tính toán khấu hao, tính thích hợp của phương pháp khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích của tài sản
X
16
Có
Kiểm kê toàn bộ hoặc chọn mẫu TSCĐ
X
X
17
Có
Kiểm tra trên sổ kế toán các tài khoản TSCĐ và các tài khoản có liên quan và điều tra các khoản mục bất thường
X
X
18
Có
Kiểm tra thư xác nhận nhận từ ngân hàng và người mua, biên bản, hợp đồng, và các tài liệu khác liên quan đến hoạt động thế chấp, cầm cố, phong tỏa tài sản. Xác minh với trường hợp này công ty đã khai báo đầy đủ
X
X
19
Có
So sánh giá trị tài sản hình thành từ xây dựng cơ bản với giá thị trường hoặc giá dự toán để kiểm tra tính hợp lý
X
X
20
Có
Kiểm tra chi phí lãi vay được vốn hóa
X
21
Có
Kiểm tra TSCĐ có được ghi nhận đúng với quy tắc, chuẩn mực kế toán được chấp nhận và trình bày, khai báo trên BCTC có chính xác hay không
X
2.1.1.7 Lập bảng phân công công việc và thời gian thực hiện từng bước công việc của cuộc kiểm toán
Sau khi công việc thiết kế chương trình kiểm toán và các công việc bổ sung khác đã hoàn thành, trưởng nhóm kiểm toán sẽ dựa vào bản chất, quy mô và thời gian thực hiện các thử nghiệm kiểm toán để phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. Đối với phần hành TSCĐ này, mức độ rủi ro mức trung bình, quy mô TSCĐ của công ty ABC tương đối lớn và phức tạp do phát sinh nhiều loại nghiệp vụ nên công việc kiểm toán TSCĐ được giao cho kiểm toán viên cấp 1 (senior 1) thực hiện.
2.1.2 Thực hiện kiểm toán TSCĐ tại công ty ABC
2.1.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thông thường, thử nghiệm này được thực hiện vào giai đoạn kiểm toán sơ bộ (Interim) vào thời điểm 30/9/2007. Công ty ABC là khách hàng cũ, Ernst & Young đã kiểm toán cho hai năm tài chính 2005 và 2006, do vậy thử nghiệm kiểm soát đã được thực hiện ở hai năm trước. Qua tìm hiểu, HTKSNB của công ty ABC đã có những thay đổi quan trọng và đáng kể. Năm 2006, công ty bắt đầu thực hiện xây dựng nhà xưởng sản xuất bao bì số 5 nhưng chưa có bất kì thủ tục chính thức để kiểm soát nghiệp vụ này, quá trình xây dựng cơ bản. Đến năm 2007, công ty ABC bổ sung thêm thủ tục kiểm soát cho các nghiệp vụ liên quan đến xây dựng cơ bản do vậy Ernst & Young chỉ thực hiện sang năm 2007, công ty đã xây dựng thêm một số quy định và thủ tục kiểm soát thử nghiệm kiểm soát đối với các nghiệp vụ này và sử dụng kết quả thử nghiệm kiểm soát của các năm trước. Vì vậy, kiểm toán viên đã bổ sung vào phần mô tả HTKSNB của khách hàng vào giấy tờ làm việc của năm nay.
Bảng 11: Thực hiện Thử nghiệm kiểm soát khoản mục TSCĐ tại công ty ABC
Ernst & Young
BD 01
Khách hàng: Công ty ABC Người thực hiện: TQA
Kết thúc niên độ: 31/12/2007 Người kiểm tra: NSH
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát cho khoản mục TSCĐ tại công ty ABC
Đối với thuê/mua TSCĐ
Hoạt động kiểm soát
Thực hiện thực tế
Sử dụng hệ thống IT
Đối với mua sắm/thuê TSCĐ: để mua những tài sản có giá trị lớn , bộ phận sử dụng phải lập Phiếu đề nghị mua TSCĐ kèm theo Bản kế hoạch và mục đích sử dụng tài sản cùng ít nhất 3 bảng báo giá trình lên Ban giám đốc
Các giấy tờ này phải có chữ ký duyệt của trưởng bộ phận yêu cầu và Phòng cung ứng. Sau đó trình lên cho Giám đốc tài chính xem xét, phê duyệt và lựa chọn nhà cung cấp.
Thực tế chỉ có ít nhất 2 bảng báo giá
Có
Không
Khi đã có đầy đủ chứng từ như Phiếu yêu cầu mua TSCĐ, Hợp đồng, Hóa đơn, Biên bản bàn giao, kế toán TSCĐ sẽ ghi nhận vào sổ đăng ký TSCĐ, Thẻ TSCĐ và Sổ cái.
Đối với trường hợp tài sản mua về cần qua giai đoạn lắp đặt, chạy thử, kế toán sẽ ghi nhận vào TK Chi phí xây dựng cơ bản dở dang và chuyển thành TSCĐ khi việc lắp đặt đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, khi đó nhất thiết phải có Biên bản bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng.
Đối với TSCĐ đã nhận về nhưng chưa đủ chứng từ kèm theo, giá trị tài sản này không được ghi nhận vào nguyên giá mà sẽ được cộng dồn lại trong báo cáo cuối năm.
Thực hiện đúng
Có
Phiếu chi và lệnh chuyển tiền được kế toán tiền chuẩn bị khi có đầy đủ các chứng từ như Phiếu yêu cầu mua TSCĐ, Hợp đồng, Hóa đơn, Biên bản bàn giao và trình lên cho kế toán trưởng phê duyệt trước khi thực hiện thanh toán.
Thực hiện đúng
Có
Hàng tháng, kế toán TSCĐ sẽ thực hiện việc đối chiếu giữa sổ cái và sổ đăng ký tài sản cố định và được kế toán trưởng kiểm tra.
Thực hiện đúng
Không
Việc thanh lý TSCĐ chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh lý của Ban giám đốc. Kế toán TSCĐ thực hiện xóa sổ tài sản khi có đầy đủ các giấy tờ như: Hợp đồng thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ.
Thực hiện đúng
Không
Cuối năm, công ty sẽ tiến hành kiểm kê TSCĐ với sự tham gia của giám đốc, kế toán TSCĐ, trưởng các bộ phận sử dụng TSCĐ đó và đối chiếu với sổ sách của công ty.
Giám đốc không tham gia kiểm kê
Không
Đối với tài sản hình thành từ xây dựng cơ bản
Hầu hết nhà xưởng hình thành từ xây dựng cơ bản do công nhân trong công ty thực hiện do vậy thiếu những chứng từ, hóa đơn có liên quan
Hoạt động kiểm soát
Thực hiện thực tế
Sử dụng hệ thống IT
Hội đồng quản trị bàn bạc và thống nhất xây dựng chiến lược mở rộng phát triển dài hạn
Phòng kế hoạch xây dựng bản kế hoạch chi tiết về sản xuất kinh doanh và nhu cầu xây dựng nhà xưởng mới
Bản kế hoạch này phải được trình lên Giám đốc và Hội đồng quản trị kiểm tra về tính khả thi và phê duyệt
Thực hiện đúng
Không
Trong quá trình xây dựng, Giám đốc và kỹ thuật viên thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện và việc sử dụng vật liệu.
Thực hiện đúng
Không
Kế toán trưởng dựa vào hóa đơn, chứng từ để ghi nhận vào chi phí xây dựng cơ bản
Thực hiện đúng
Có
Kết thúc quá trình xây dựng, Ban giám đốc và Hội đồng quản trị kiểm tra và phê duyệt bản quyết toán xây dựng công trình.
Kế toán lập Biên bản nghiệm thu và Biên bản bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trình giám đốc ký.
Thực hiện đúng
Không
Kế toán TSCĐ trên cơ sở phê duyệt của Ban giám đốc và các tài liệu liên quan thực hiện ghi sổ đăng ký TSCĐ và Sổ cái
Thực hiện đúng
Có
2.1.2.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản
Để thực hiện được các thử nghiệm này, KTV phải thu thập các tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán như:
Biên bản kiểm kê TSCĐ vào thời điểm cuối năm
Danh mục tài sản mua, thanh lý trong kỳ (ngày mua, ngày thanh lý, nguyên giá, khấu hao lũy kế, lãi/lỗ do thanh lý TSCĐ)
Bảng chi tiết tài sản, nhà xưởng, thiết bị và tài sản vô hình, thuê tài chính trong đó chỉ rõ tên tài sản, ngày sử dụng, nguyên giá, mua sắm mới, thanh lý, nhượng bán và khấu hao lũy kế.
Từ các tài liệu đó, KTV sử dụng thông tin thu được để thực hiện thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết như sau:
a. Thực hiện thủ tục phân tích
Đây là một trong những thủ tục quan trọng nhất khi thực hiện kiểm toán TSCĐ vì KTV có thể thông qua đó để xác định tình hình biến động của TSCĐ trong năm.
Qua tài liệu khách hàng cung cấp: BCTC, Bảng tổng hợp TSCĐ, Bảng chi tiết tình hình tăng, giảm TSCĐ; Bảng tính và phân bổ khấu hao…kiểm toán viên sẽ thực hiện việc phân tích theo hai chỉ tiêu: nguyên giá và giá trị hao mòn TSCĐ qua hai năm 2006 và 2007.
Nguyên giá
Từ tài liệu khách hàng cung cấp, KTV lập bảng phân tích tình hình biến động TSCĐ theo từng tháng qua hai năm: 2006 và 2007
Bảng 12: Phân tích tình hình biến động của TSCĐ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Biến động
Tỉ lệ
TSCĐ hữu hình
69.782.065.739
72.693.092.960
2.911.027.221
4%
TSCĐ vô hình
17.723.251.683
17.739.057.263
15.805.580
0.09%
TSCĐ thuê Tài chính
16.511.953.060
22.981.133.728
6.469.180.668
39%
Chi phí XDCBDD
0
11.809.283.614
11.809.283.614
Tổng
104.017.270.482
125.222.567.565
21.205.297.083
20%
Nhìn chung, tổng TSCĐ của công ty ABC tăng khá mạnh, tăng 20%. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi công ty đang thực hiện kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh trong dài hạn như: Xây dựng thêm nhà máy sản xuất số 5 và mua sắm trang thiết bị. TSCĐ hữu hình chỉ tăng 4% do máy móc mua về còn đang trong quá trình lắp đặt, chạy thử vì vậy Chi phí XDCBDD tăng. Tuy nhiên, KTV cần tìm hiểu chi tiết để đánh giá tính hợp lý của các chi phí này. Trong năm 2007, công ty kí kết một số hợp đồng thuê tài chính nhưng mức tăng 39% đáng nghi ngờ, KTV cần kiểm tra chi tiết.
Giá trị hao mòn
Bảng 13: Phân tích tình hình biến động của giá trị hao mòn TSCĐ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Biến động
Tỉ lệ
GTHM TSCĐHH
29.624.499.549
34.962.417.179
5.337.917.630
18%
GTHM TSCĐ thuê tài chính
2.757.599.790
4.798.969.801
2.041.370.011
43%
GTHM TSCĐVH
4.440.657.892
5.078.988.988
638.331.096
14%
Tổng
36.822.757.231
44.840.375.968
8.017.618.737
22%
Tỉ lệ hao mòn biến động khá lớn, tăng 22% toàn công ty tương ứng với biến động tăng 20% của nguyên giá
Đặc biệt TSCĐ thuê tài chính có biến động tăng hao mòn lớn nên cần mở rộng mẫu chọn để kiểm tra chi tiết
TSCĐ vô hình tăng nhẹ trong kì nhưng giá trị hao mòn tăng 14%, cần xem xét
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng 4%, giá trị hao mòn tăng 18%, cần xem xét
b.Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết về số dư TSCĐ
Sau khi đã nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát, KTV thấy rằng tài sản của công ty tăng trong năm 2007. Vì vậy KTV tập trung kiểm tra sự tăng lên đó có đúng như chiến lược và kế hoạch đã đặt ra hay không, giá trị tài sản có được phản ánh hợp lý và đúng đắn hay không và sự chính xác của giá trị hao mòn tài sản.
KTV sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết đối với lần lượt từng loại TSCĐ
Kiểm tra chi tiết TSCĐHH
Thu thập bảng tổng hợp tình hình TSCĐHH:
Công ty ABC là khách hàng đã được Ernst & Young kiểm toán hai năm, theo kế hoạch thỏa thuận, năm nay công ty không tiến hành kiểm toán sơ bộ (interim) mà thực hiện luôn kiểm toán cuối năm (final). Vì vậy bước đầu tiên, KTV phải thu thập Bảng tổng hợp TSCĐHH 1/1/2007 đến 31/12/2007 được chuẩn bị bởi khách hàng. Để lập được bảng này, khách hàng lấy số liệu từ các sổ theo dõi chi tiết vì vậy có thể khác với số trên Bảng cân đối số phát sinh (có chi tiết cho từng TK con), do đó KTV sẽ đối chiếu với giữa hai nguồn số liệu này để kiểm tra số có khớp đúng hay không.
Bảng 14: Bảng tổng hợp tình hình biến động TSCĐHH của công ty ABC
Ernst & Young
CÔNG TY ABC
Kỳ kế toán kết thúc: 31/12/2007
BẢNG TỔNG HỢP BIẾN ĐỘNG TSCĐHH
K200
Người thực hiện
TQA
Người kiểm tra
NSH
Mục đích: Đảm bảo sự biến động về TSCĐHH được ghi nhận chính xác
Công việc: Thu thập Bảng tổng hợp tình hình biến động TSCĐ được lập bởi khách hàng.
Nhà cửa,
vật kiến trúc
Máy móc
thiết bị
Phương tiện
vận tài
Thiết bị
văn phòng
Tổng
Nguyên giá
Số đầu kì
6.960.274.901
18.533.305.514
567.041.818
43.688.119.697
69.748.741.930
Tăng trong kì
379.513.082
2.868.920.177
227.279.298
77.619.047
3.553.331.604
Giảm trong kì
-
133.711.128
-
475.269.446
608.980.574
Số cuối kì
7.339.787.983
21.268.514.563
794.321.116
43.290.469.298
72.693.092.960
Hao mòn lũy kế
Số đầu kì
4.001.006.070
5.462.282.437
380.010.299
19.781.200.743
29.624.499.549
Tăng trong kì
752.103.027
981.526.194
132.840.062
3.904.555.181
5.771.024.464
Giảm trong kì
50.379.673
382.727.161
433.106.834
Số cuối kì
4.753.109.097
6.393.428.958
512.850.361
23.303.028.763
34.962.417.179
Giá trị còn lại
Số đầu kì
2.959.268.831
13.071.023.077
187.031.519
23.906.918.954
40.124.242.381
Số cuối lì
2.586.678.886
14.875.085.605
281.470.755
19.987.440.535
37.730.675.781
Phát hiện: Trên đây là Bảng tổng hợp khách hàng lập từ các sổ theo dõi chi tiết, chúng tôi đã tiến hành đối chiếu với Bảng cân đối số phát sinh và phát hiện sự chênh lệch sau:
Khoản mục
Theo bảng tổng hợp TSCĐHH
Theo Bảng cân đối số phát sinh
Chênh lệch
Nhà cửa, vật kiến trúc
7.339.787.983
7.666.167.983
(326.380.000)._.oại và kiểm tra hoạt động đối chiếu cuối kỳ của kế toán trưởng.
Thực hiện thủ tục phân tích
KTV lập bảng phân tích tình hình biến động tăng giảm của từng loại hình tài sản, và từng tài sản trong loại hình đó(nếu cần thiết) trong công ty theo thời gian. Có thể so sánh giữa năm nay với năm ngoái, hoặc với nhiều năm trước (đối với khách hàng mới) để thấy rõ hơn sự biến động và phát hiện những thay đổi không hợp lý.
Một trong những công việc quan trọng và hay được thực hiện nhất đó là phân tích khấu hao TSCĐ. Công ty có thể bao gồm hàng trăm tài sản, KTV không thể kiểm tra chi tiết tất cả mà chỉ chọn mẫu các tài sản có giá trị lớn hoặc đại diện cho tổng thể. Do vậy, qua việc phân tích tình hình biến động của khấu hao, KTV so sánh với tình hình biến động của nguyên gía để đánh gía tính hợp lí của việc tính khấu hao.
Thực hiên thủ tục kiểm tra chi tiết
Đối với TSCĐHH, TSCĐVH và TSCĐ thuê tài chính, KTV kiểm tra chi tiết theo các nghiệp vụ, giảm với hai chỉ tiêu nguyên giá và khấu hao
Lập Bảng tổng hợp biến động tăng/giảm/khấu hao TSCĐ
Chọn các tài sản có số dư lớn hơn SAD để kiểm tra chi tiết
Các tài sản còn lại được đánh số từ một và sử dụng phần mềm MicroSTART để chọn số lượng mẫu, EY Random để chọn mẫu từ danh sách còn lại trên
Thu thập các chứng từ gốc và tài liệu kế toán để đối chiếu về số tiền, ngày tháng phát sinh nghiệp vụ, phê duyệt của cấp có thẩm quyền…
Đối với chi phí XDCBDD, KTV kiểm tra chi tiết cho từng hạng mục công trình có chi phí lớn hơn SAD, hoặc kiểm tra các chi phí thành phần lớn hơn SAD. Tài sản mua về cần qua giai đoạn lắp đặt, chạy thử, KTV sẽ kiểm tra giá mua, sự hợp lý và chính xác của các chi phí phát sinh. Trong một số trường hợp, KTV gửi thư xác nhận cho nhà thầu để xác nhận tiến độ và giá trị công trình xây dựng.
Khi phát hiện sai lệch lớn hơn SAD, KTV sẽ đề nghị khách hàng điều chỉnh lại, ngược lại các sai sót nhỏ hơn SAD, KTV dựa vào bản chất của sai phạm, hoặc ảnh hưởng của sai phạm đến các tài khoản khác để quyết định điều chỉnh hay không.
2.4.3 Kết thúc kiểm toán TSCĐ
Đây là giai đoạn cuối cùng và quan trọng trong quy trình kiểm toán của Ernst & Young. Đến thời điểm này, các thành viên trong nhóm đã kiểm toán xong các khoản mục trên BCTC. Trưởng nhóm kiểm toán kiểm tra kết quả công việc qua giấy tờ làm việc của từng thành viên. Đối với TSCĐ, trưởng nhóm kiểm toán kiểm tra giấy tờ làm việc từ K100 đến K600 và đánh dấu vào những phần chưa rõ ràng hoặc chưa được giải quyết sát đáng và yêu cầu KTV thực hiện chỉnh sửa, bổ sung.
KTV có thể phải thực hiện thêm các thủ tục khác để điều chỉnh và hoàn thiện phần công viêc này và trình trưởng nhóm kiểm toán xem xét. Khi đã hoàn chỉnh, trưởng nhóm kiểm toán đưa lên các cấp quản lý cao hơn để tiếp tục kiểm tra.
Cuối cùng, trưởng nhóm kiểm toán đưa ra kết luận về TSCĐ của khách hàng dựa vào mức độ sai phạm và việc khách hàng chấp nhận thực hiện các bút toán điều chỉnh. Bên cạnh đó, trưởng nhóm kiểm toán chuẩn bị thư quản lý gồm các nội dung như: sai phạm được phát hiện trong cuộc kiểm toán, tổng hợp các bút toán điều chỉnh, các giải pháp tư vấn nhằm nâng cao hiệu quả HTKSNB của khách hàng.
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ DO CÔNG TY TNHH
ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN
3.1 Đánh giá chung về thực trạng công tác kiểm toán của công ty Ernst & Young Việt Nam
3.1.1 Ưu điểm
Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam hiện áp dụng phương pháp kiểm toán theo chuẩn quốc tế. Hệ thống toàn cầu này được các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực kiểm toán, tài chính thiết lập Hơn nữa, đó còn là hệ thống được cập nhật, bổ sung, điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với nền kinh tế đang phát triển nhanh của Việt Nam, với hệ thống luật pháp, chính sách, chế độ chưa hoàn thiện để tạo hiệu quả kiểm toán cao nhất.
Quá trình thực hiện kiểm toán luôn được các nhà quản lý cấp cao theo dõi thường xuyên và chặt chẽ nên bất kì sai sót, điểm yếu nào đều được phát hiện, sửa chữa kịp thời
Quá trình lập kế hoạch kiểm toán
Công việc này rất phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán sau này nên luôn được những người có thâm niên trong nghề, trình độ cao như các nhà quản lýgiám đốc, thậm chí là phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm hoàn thành. Do vậy chất lượng luôn được đảm bảo. Tiêu chí của công ty là “Quality in everything we do” nên số công việc cần thực hiện là rất lớn, nhiều khi không thể bỏ được bất kì một bước nhỏ nào. Quá trình này không chỉ đơn thuần là viết chương trình kiểm toán mà còn là quá trình điều tra, tìm tòi, khám phá những cách thức mới, bổ sung, điều chỉnh phương pháp cũ để các cuộc kiểm toán sau này đạt hiệu quả cao nhất.
Thực hiện kiểm toán
Như đã trình bày ở phần II, quá trình thực hiện kiểm toán gồm rất nhiều các bước công việc, từ việc kiểm toán trước ngày lập BCTC, thực hiện toàn bộ thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản đến đánh giá lại các ước tính ban đầu đều rất chi tiết, cụ thể đảm bảo không bỏ sót bất kì khâu quan trọng nào. Trong quá trình thực hiện này phát sinh rất nhiều vấn đề không thể lường trước được do mỗi khách hàng có phong cách quản lý và kinh doanh khác nhau, nhưng đều được giải quyết nhanh chóng, chính xác nhờ có sự giám sát, kiểm tra thường xuyên của trưởng nhóm và nhà quản lý.
Kết thúc kiểm toán
Đây là giai đoạn cuối cùng để hình thành nên ý kiến kiểm toán. Vì tính chất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi cái nhìn bao quát toàn diện và kinh nghiệm nên thường do các quản lý, giám đốc và phó tổng giám đốc thực hiện. Chính vì vậy, chất lượng báo cáo kiểm toán luôn ở mức cao nhất.
Về bộ máy kiểm toán
Đội ngũ nhân viên công ty đều được đào tạo, có kiến thức và kinh nghiệm do:
Công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chu đáo và tận tình trên quan điểm coi con người là nhân tố quan trọng nhất giúp cho nhân viên làm việc làm việc được hiệu quả nhất.
Công ty cũng có chính sách đãi ngộ và lương thưởng hợp lý với tất cá các nhân viên. Bên cạnh đó nhân viên trong công ty đựợc hỗ trợ trong việc học ACCA và thi chứng chỉ CPA Việt Nam khi có nhu cầu nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên tạo tiền đề tốt cho các cuộc kiểm toán.
Tổ chức bộ máy kiểm toán
Là một trong những công ty có bộ máy kiểm toán nhiều cấp bậc nhất trên thế giới và Việt Nam và cũng là một trong số ít công ty có người giám sát độc lập hoạt động kiểm toán nên chất lượng cả bộ máy và từng nhân viên rất cao. Công ty quản lý bộ máy kiểm toán theo cả chiều dọc từ Tổng/Phó tổng giám đốc đến trợ lý kiểm toán và chiều ngang từ người giám sát độc lập đến từng cấp bậc kiểm toán viên. Có thể thấy, hệ thống này xuyên suốt và rất chặt chẽ. Chất lượng công việc của từng cá nhân trong bộ máy đều đạt tiêu chuẩn bởi vì mọi công việc đều phải đưa lên giấy tờ làm việc để từng cấp cao hơn sẽ kiểm tra, đánh dấu phần chưa tốt để hòan thiện tiếp, sửa chữa, điều chỉnh khi cần thiết. Chính vì vậy, Tổng/Phó tổng giám đốc đều có thể biết công việc của trợ lý kiểm toán.
Do vậy, có thể nói công tác kiểm toán tại công ty hoàn toàn đạt tiêu chuẩn.
3.1.2 Hạn chế
Quy trình kiểm toán
Có thể nói, quy trình kiểm toán tại công ty Ernst & Young Việt Nam gần như hoàn hảo. Mọi bước công việc được chuẩn bị, lên giấy tờ một cách cụ thể chi tiết. Tuy nhiên, quy trình này không tránh khỏi một số điểm còn hạn chế.
Lập kế hoạch dù có chi tiết đến mấy nhưng không thể dự báo trước được những khó khăn, vấn đề bất thường có thể xảy ra nên không thể thiết kế chương trình kiểm toán giải quyết những điểm này.
Thực hiện kiểm toán: mọi bước công việc đều phải thực hiện nên gây mất thời gian và chi phí.
Kết thúc kiểm toán: qua nhiều cấp xem xét, đánh giá nên mất khá nhiều thời gian.
Tổ chức bộ máy kiểm toán
Bộ máy kiểm toán của công ty rất lớn, số lượng trợ lí kiểm toán và kiểm toán viên lớn hơn rất nhiều lần so với cấp quản lý, gây ra hiện tượng thiếu hụt nhân lực chất lượng cao phụ trách giám sát.
3.2 Nhận xét về công tác kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Ernst & Young thực hiện
Là một trong những Big4 của thế giới và Việt Nam, ra đời và phát triển hàng chục năm, Ernst & Young đã đúc kết kinh nghiệm, tri thức, sự sáng tạo của các chuyên gia, nhân viên giàu kinh nghiệm để thiết lập phương pháp kiểm toán GAM áp dụng toàn cầu. Tất cả khoản mục và chu trình kế toán đều được nghiên cứu kĩ lưỡng để thiết kế lên chương trình kiểm toán chuẩn quốc tế.
Qua tìm hiểu quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty ABC và XYZ, có thể thấy rằng phương pháp kiểm toán TSCĐ của Ernst & Young khá hoàn chỉnh và hiệu quả. Từ giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện và kết thúc kiểm toán, tất cả bước công việc đều dựa trên phương pháp GAM với sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam.
Quy trình kiểm toán TSCĐ chuẩn quốc tế đã bao quát một cách tổng quan nhất những thử nghiệm kiểm toán cần thực hiện để phát hiện các sai sót.
3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán được Ernst & Young thiết kế rất chi tiết từ giai đoạn tìm hiểu khách hàng đến thiết kế chương trình kiểm toán.
Giai đoạn tìm hiểu khách hàng được Ernst & Young rất chú trọng và nghiên cứu chi tiết. Người lập kế hoạch việc tìm hiểu về tình hình kinh doanh của khách hàng từ khi thành lập, số vốn điều lệ, đã từng thay đổi giấy phép kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, tình hình pháp lý, yếu tố môi trường tác động, thậm chí còn tìm hiểu về kì vọng của cổ đông và những người quan tâm đến BCTC của khách hàng. Đó là điểm mạnh của Ernst & Young, bởi vì những điều đó đem lại sự hiểu biết sâu sắc nhất về khách hàng, dựa vào đó đánh giá rủi ro tiềm tàng chính xác hơn.
Quá trình tìm hiểu HTKSNB của Ernst & Young
Có thể nói quá trình này được thực hiện tốt. KTV thu thập các tài liệu về quy định, chính sách, quy chế quản lý tài chính chung và cụ thể cho từng khoản mục hoặc chu trình quan trọng. Đặc biệt, KTV tập trung vào vấn đề phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm và quy trình kế toán, kiểm soát tất cả các nghiệp vụ về TSCĐ tại khách hàng. Giai đoạn này cần có sự nhìn nhận toàn diện và kinh nghiệm lâu năm, do vậy chỉ có trưởng nhóm kiểm toán và quản lý, giám đốc mới được thực hiện, chất lượng công việc được nâng cao.
Mặc khác, khi đánh giá tính hiêu quả của HTKSNB, KTV chỉ sử dụng hai cấp độ hiệu quả và phi hiệu quả. Vì thế khi khách hàng có thiết kế và sử dụng thủ tục kiểm soát liên tục nhưng không thể phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa tất cả các sai sót trọng yếu. Trong trường hợp này, HTKSNB không thể được đánh giá ở mức hiệu quả (vì không phát hiện tất cả sai sót trọng yếu) hoặc phi hiệu quả (vì đã họat động liên tục và có phát hiện các sai sót tuy không trọng yếu)
PM, TE và SAD là các chỉ tiêu có tầm quan trọng rất lớn, bởi nó ảnh hưởng đến việc xác định khoản mục, nghiệp vụ về TSCĐ được chọn kiểm tra chi tiết, là căn cứ đánh giá tính trọng yếu của khoản mục TSCĐ nói riêng và toàn bộ BCTC nói chung. Tại Ernst & Young, các chỉ tiêu này được tính toán đơn giản và nhanh chóng dựa trên cơ sở lợi nhuận, doanh thu hoặc tổng tài sản.
Tuy nhiên, việc tính toán PM, TE và SAD không phải là máy móc áp dụng công thức mà dựa trên đánh giá của KTV về bản chất, quy mô của khoản mục cần kiểm toán.
Dự báo các sai sót có thể xảy ra không phải quá khó khăn khi KTV đã tìm hiểu các thông tin tổng quan, về HTKSNB và quy trình xử lý nghiệp vụ của khách hàng đối với Ernst & Young. Từ việc nhận đinh các nghiệp vụ kinh tế quan trọng tiềm ẩn nhiều rủi ro, KTV định hướng sai sót sẽ xuất hiện ở phần nào để tập trung kiểm tra (thông thường đó là khấu hao TSCĐ và chi phí XDCBDD).
Thực tế tồn tại vấn đề sau: các sai sót có thể xảy ra đối với các khách hàng khác nhau thì không giống nhau, nhưng hiện tại, KTV đều sử dụng mẫu sai sót cho từng khoản mục từ phương pháp kiểm toán toàn cầu cho tất cả khách hàng. Do vậy, không bao gồm các sai sót mang tính đặc thù của ngành nghề, sai sót từ đặc điểm quản lý, kiểm soát của khách hàng không thể đi sâu chi tiết và có thể ảnh hưởng đến kết quả sau này.
Phương thức đánh giá rủi ro kiểm toán ở công ty kiểm toán Ernst & Young khá chuẩn mực vì đã xác định rủi ro dựa trên tất cả các cở dẫn liệu có nguy cơ bị vi phạm. Rủi ro tiềm tàng được đánh giá trên cơ sở hiểu biết chung về toàn công ty và có hai mức độ: cao và thấp. Xác định rủi ro kiểm soát dựa vào tìm hiểu việc thiết kế và hoạt động hiệu quả, liên tục hoạt động của HTKSNB và có ba mức độ: cao, trung bình và thấp. Từ các rủi ro này, KTV có thể xác định mức rủi ro kiểm toán kết hợp trên bốn cấp độ: cao, trung bình, thấp và rất thấp. Thông thường khoản mục TSCĐ được đánh giá là ít rủi ro và sai phạm.
Tuy nhiên: vấn đề nảy sinh ở bước này tương tự với vấn đề phát sinh ở bước tìm hiểu và đánh giá HTKSNB đó là IR chỉ được đánh giá ở mức cao hoặc thấp.
Thiết kế thủ tục kiểm soát TSCĐ không được chú trọng thực hiện ở Ernst & Young do ẩn chứa ít rủi ro hơn các khoản mục khác, đặc biệt là đối với khách hàng cũ, thậm chí KTV không thiết kế thủ tục này mà chỉ sử dụng kết quả thực hiện từ các năm trước trong khi quy trình xử lý nghiệp vụ có thể thay đổi mà KTV bỏ qua.
Thiết kế thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết tại công ty Ernst & Young thực sự đơn giản bởi KTV chỉ sử dụng bảng liệt kê các công việc cần thực hiện trong từng thủ tục kiểm toán. Các công việc này đều được đánh số thứ tự nhất định, trưởng nhóm kiểm toán sẽ quyết định các bước bỏ qua không thực hiện, các bước sẽ thực hiện một cách cẩn thận tương ứng với các cơ sở dẫn liệu sẽ kiểm tra. Cuối bảng sẽ là phần ghi chú các thủ tục khác sẽ thực hiện tùy thuộc vào từng cuộc kiểm toán.
Mặc dù vật, qua thực tế tìm hiểu tại công ty Ernst & Young, hầu hết các các nhóm kiểm toán đều không hoàn thiện phần này
3.2.2 Thực hiện kiểm toán
Đây là giai đoạn thứ hai trong quy trình kiểm toán và cũng là giai đoạn chiếm nhiều thời gian và nhân lực nhất bởi đó là giai đoạn hiện thực hóa các kế hoạch đặt ra và giúp hình thành nên ý kiến kiểm toán.
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát:
Như đã trình bày ở trên, các thử nghiệm kiểm soát đối với TSCĐ không được lập kế hoạch chi tiết và cụ thể. Do vậy, khi thực hiện, KTV phụ trách kiểm toán TSCĐ không chú trọng thực hiện các thử nghiệm này, và thậm chí có thể bỏ qua nhất là đối với các khách hàng đã kiểm toán năm trước.
Còn các khách hàng mới kiểm toán năm nay, KTV bắt buộc phải thực hiện thử nghiệm kiểm soát, quy mô, phạm vi thực hiện tùy thuộc vào rủi ro của khoản mục này, tính chất của tài sản và phán đoán của KTV. Theo tiêu chuẩn chung, thứ nhất họ phải thực hiện phỏng vấn kế toán trưởng, kế toán TSCĐ và các nhân viên có liên quan, kiểm tra tài liệu để xác định quy trình có được thực hiện đúng hay không. Thứ hai, KTV phải thực hiện đối chiếu giữa sổ sách và chứng từ để đánh giá kiểm soát có tốt hay không.
Tuy vậy, trong thực tế, KTV thường phỏng vấn khách hàng và chọn một số ít khoảng 20 -25 mẫu để kiểm tra chi tiết trong tổng số hàng trăm, hàng nghìn tài sản tại khách hàng. Vì thế mức độ đại diện của mẫu cho tổng thể rất thấp, khó đảm bảo cho các khoản không được chọn.
Thực hiện thủ tục phân tích
Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu quy trình kiểm toán TSCĐ, tôi thấy công ty Ernst & Young chưa chú trọng vào việc thực hiện thủ tục phân tích này. Bởi vì các phân tích chỉ dừng lại ở việc phân tích biến động tăng giảm của tài sản theo chiều ngang giữa năm nay so với năm trước hoặc nhiều năm trước đối với khách hàng mới. Việc phân tích cũng chỉ dừng lại ở số dư tổng hợp của từng loại hình tài sản mà không đi sâu chi tiết hơn. Đặc biệt, công ty không sử dụng phương pháp phân tích dọc tính ra các tỉ suất để kiểm tra tính hợp lý của số dư TSCĐ cuối kỳ.
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết về số dư.
Đối với khoản mục TSCĐ, KTV rất chú trọng kiểm tra chi tiết số phát sinh của các nghiệp vụ và số dư của các tài khoản, đặc biệt là khoản mục Giá trị hao mòn lũy kế. Tại Ernst & Young, phương pháp kiểm tra chi tiết chủ yếu là đối chiếu và điều tra tài liệu và được thực hiện rất cẩn thận cho từng mẫu chọn. Số lượng mẫu chọn khá lớn tùy thuộc vào bản chất và khả năng có sai sót của tài khoản, nghiệp vụ phát sinh. Do vậy, khoản mục giá trị hao mòn và chi phí XDCBDD thường có lượng mẫu chọn lớn để đảm bảo đại diện cho toàn bộ tổng thể. Việc xác định số lượng mẫu dựa vào phần mềm hiện đại MicroSTART, và xác định chi tiết mẫu chọn dựa vào EY Random nên tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.
Tuy nhiên, đó cũng là hạn chế của việc sử dụng các phần mềm này. EY Random chọn ra các mẫu cần kiểm tra dựa trên số lượng đã xác định ở MicroSTART, đó là lựa chọn ngẫu nhiên, không giới hạn số dư như vậy có trường hợp tổng số dư của mẫu chọn rất nhỏ, nếu xảy ra sai phạm ở toàn bộ mẫu này thì tổng sai phạm nhỏ hơn SAD, không thực hiện điều chỉnh. Có thể nói, kiểm tra chi tiết đối với các mẫu này không hiệu quả đặc biệt đối với khoản mục Giá trị hao mòn TSCĐ.
Nhìn chung, công ty Ernst & Young luôn thực hiện các thử nghiệm và thủ tục kiểm toán một cách chi tiết, cẩn thận và cụ thể vì vậy các sai sót trọng yếu đề có thể bị phát hiện.
3.2.3 Kết thúc kiểm toán
`Công ty Ernst & Young tự hào về hệ thống kiểm soát chất lượng của mình và điều đó được thể hiện rất rõ trong giai đoạn cuối cùng này. Khi các thành viên trong nhóm đã thực hiện xong phần việc được giao, trưởng nhóm kiểm toán có nhiệm vụ thu thập và kiểm tra kết quả công việc được thể hiện trên giấy tờ làm việc.
Khi có bất cứ vấn đề nào chưa rõ ràng hoặc còn sai sót trên tài khoản TSCĐ, trưởng nhóm kiểm toán đều ghi lại và yêu cầu KTV làm rõ, điều chỉnh lại cho đúng. Thông thường, vấn đề được tập trung kiểm tra đó là Giá trị hao mòn, chi phí XDCBDD, các Bảng tổng hợp. Sau đó, quản lý và tiếp đến là giám đốc và cuối cùng là người giám sát độc lập (independent reviewer) sẽ tiến hành kiểm tra cuối cùng và phê duyệt ý kiến kiểm toán cho phần TSCĐ này.
Đồng thời, trưởng nhóm kiểm toán tập hợp các bút toán điều chỉnh, đã và không được khách hàng điều chỉnh để lập thư quản lý. Ngoài ra những điểm yếu của HTKSNB đối với TSCĐ cũng được nêu ra trong thư quản lý cùng những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho toàn công ty.
3.3.Một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kiểm toán TSCĐ do công ty THNHH Ernst & Young thực hiện
Đánh giá HTKSNB của khách hàng
Việc tìm hiểu HTKSNB của khách hàng tại công ty Ernst & Young được thực hiện đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên mức độ đánh giá tính hiệu quả của hệ thống này chỉ bao gồm hai chỉ tiêu: Hiệu quả và Phi hiệu quả. Do đó không phản ánh hết mức độ hoạt động của hệ thống này. Có thể lấy ví dụ như hệ thống này được thiết kế, hoạt động liên tục nhưng chỉ phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa một số sai sót thường gặp, nhưng không có hiệu quả với các gian lận có chủ ý. Như vậy nếu đánh giá hiệu quả hay phi hiệu quả đều không phản ánh đúng thực chất. Vì vậy, nên chăng, Ernst & Young sử dụng thêm chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả ở mức trung bình tương ứng với mức rủi ro kiểm soát trung bình để việc đánh giá được chính xác hơn.
Phân bổ mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 300, sau khi KTV xác định được mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, phải thực hiện phân bổ mức trọng yếu này cho từng khoản mục cụ thể. Thực tế tại công ty Ernst & Young, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, công việc này chỉ dừng lại ở việc xác định ước lượng ban đầu trên cơ sở lợi nhuận trước thuế, doanh thu hoặc tổng tài sản mà không phân bổ cho bất kì khoản mục nào. Việc đánh giá mức độ sai phạm phát hiện được hòan toàn dựa trên mức SAD tính ra từ PM áp dụng cho tất cả các khỏan mục trên BCTC. Đối với TSCĐ, đây là khoản mục được đánh giá là ít rủi ro, do vậy, mức trọng yếu khác với các khoản mục như tiền, chi phí, doanh thu. Do vậy, mức SAD nên được tính toán cao hơn so với SAD áp dụng cho các khoản mục khác.
Xác định các sai sót có thể xảy ra
Qua tìm hiểu hai khách hàng, các sai sót có thể xảy ra khi kiểm toán TSCĐ được Ernst & Young xác định hoàn toàn giống nhau bởi sử dụng bảng tổng hợp các sai sót liên quan đến TSCĐ của phương pháp toàn cầu GAM. Trên thực tế, các công ty khác nhau với hoạt động kinh doanh, đặc điểm TSCĐ và kiểm soát khác nhau sẽ xuất hiện các sai sót khác nhau. Việc sử dụng bảng mẫu này có tác dụng trong việc xác định các sai sót thường xảy ra trong các doanh nghiệp, không thể cụ thể chi tiết cho từng loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi KTV khi thực hiện kiểm toán TSCĐ ngoài việc sử dụng mẫu trên có thể dùng đánh giá mang tính nghề nghiệp của mình để xác định các sai sót mang tính đặc thù đối với khách hàng họ đang kiểm toán.
Tăng cường thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thông thường, đối với khoản mục TSCĐ, KTV không thường xuyên thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà tập trung thẳng vào thử nghiệm cơ bản, điều này làm tăng khối lượng công việc kiểm tra chi tiết. Thực chất của việc thực hiện thử nghiệm này để đánh giá đúng hơn tính hiệu quả của HTKSNB và giảm thiểu số lượng mẫu chọn kiểm tra chi tiết. Tuy nhiên, đối với TSCĐ, Ernst & Young ít sử dụng đến thử nghiệm này. Vì vậy, có lẽ công ty nên chú trọng hơn nữa tầm quan trọng của việc thực hiện thử nghiệm này cũng như tác dụng của nó đến chất lượng cuộc kiểm toán. Và tăng cường thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với các nghiệp vụ về TSCĐ phát sinh không chỉ trong kì kiểm toán mà còn có thể kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh từ các năm trước vẫn còn số dư đến thời điểm kiếm toán, hoặc tăng số lượng mẫu chọn để kiểm tra từ 20 lên 30 mẫu.
Thực hiện thủ tục phân tích
Không giống như thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích luôn được thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán, cho mọi đối tượng khách hàng. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây đó là việc áp dụng thủ tục phân tích còn hạn chế ở phương pháp phân tích ngang. Như đã biết, trong thủ tục phân tích có hai kĩ thuật chủ yếu là phân tích ngang (phân tích xu hướng) và phân tích dọc (phân tích tỉ suất). Do vậy, để đánh giá tốt hơn về khoản mục kiểm toán và các bằng chứng có được từ thủ tục này tăng độ tin cậy, Ernst & Young nên kết hợp thực hiện cả hai kĩ thuật này.
Cụ thể, KTC có thể thu thập và so sánh với số liệu chung của toàn ngành, với số liệu của các công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Đặc biệt, KTV có thể tính tỷ trọng của khoản mục TSCĐ trên tổng tài sản, sử dụng tỷ suất đầu tư và tự tài trợ để phân tích. Tỷ suất đầu tư để đánh giá năng lực hiện có của doanh nghiệp, đánh giá mức độ trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và quản lý. Tỷ suất tự tài trợ cho cbiết nguồn vốn chủ sở hữu dùng vào đầu tư TSCĐ và đầu tư dài hạn là bao nhiêu. Ngoài ra, KTV còn phân tích tính hợp lý của chi phí khấu hao trong kỳ bằng cách so sánh tỷ suất tổng chi phí khấu hao với tổng nguyên giá của năm trước và năm nay, so sánh tỷ suất tổng khấu hao lũy kế. Đặc biệt, cần chú trọng vào chi phí XDCBDD là loại tài khoản tiềm ẩn rất nhiều sai sót. So sánh tỷ suất tổng chi phí sửa chữa lớn trên tổng nguyên giá năm nay và năm trước để thấy sự biến động bất thường do phân loại sai hoặc tính sai chi phí được vốn hóa.
Thủ tục phân tích sẽ được sử dụng kết hợp với thủ tục kiểm tra chi tiết sẽ cung cấp các bằng chứng có độ tin cậy lớn và sức thuyết phục cao.
Một vấn đề đặt ra nữa đó là Ernst & Young chưa áp dụng sâu thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch và kết thúc kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ mà thường tập trung vào các khoản mục trọng yếu hơn. KTV cao cấp phụ trách lập kế hoạch nên tập trung phân tích tổng quát đối với các biến động tài sản bất thường, và tìm nguyên nhân cho thay đổi đó dựa vào chính sách trong năm của công ty. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV dựa vào các số liệu đã kiểm toán và các bút toán điều chỉnh để tiến hành phân tích lại những biến động đó. Như vậy, với sự kết hợp thực hiện thủ tục phân tích ở cả ba giai đoạn sẽ tạo ra những thông tin có độ tin cậy cao và đem lại đầy đủ ý nghĩa của thủ tục này.
Sử dụng ý kiến chuyên gia
TSCĐ là khoản mục đặc biệt có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Do vậy kết quả kiểm toán TSCĐ không chỉ ảnh hưởng đến một năm kiểm toàn mà còn ảnh hưởng đến nhiều năm trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Để kiểm toán chính xác, KTV phải có những hiểu biết sâu sắc về đặc điểm TSCĐ, bản chất khoản mục TSCĐ trên BCTC. Với sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ, trang thiết bị, máy móc thường xuyên thay đổi liên tục, cải tiến và nâng cấp không ngừng do đó khả năng bị lạc hậu và giảm giá trị là rất cao.
Chính vì vậy, đánh giá TSCĐ là các máy móc kĩ thuật cao, sử dụng trong những ngành đặc thù như xây dựng, khai thác khoáng sản, hay trữ lượng than, quặng, nhiên liệu trong lòng đất, dưới đại dương, thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền công nghệ… luôn gây ra rất nhiều khó khăn cho kiểm toán. Đây không phải là phạm trù kiến thức của KTV nên nếu tự đánh giá sẽ không thể chính xác và mất nhiều thời gian. Do vậy, những trường hợp như vậy cần có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành. Bởi chỉ họ mới có những hiểu biết chuyên môn, sự am hiểu tường tận để đánh giá chính xác, đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán.
Có thể thấy rằng nhu cầu về chuyên gia thực sự rất cần thiết, trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV cần xác định có hay không nhu cầu về chuyên gia, trình độ, năng lực và sự độc lập cần thiết cho cuộc kiểm toán.
KẾT LUẬN
Báo cáo tài chính với những mục đích ẩn chứa, với nhiều dạng gian lận và sai sót luôn biến đổi phức tạp đang dần mất đi ý nghĩa ban đầu của nó: phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính. Những người quan tâm và sử dụng báo cáo tài chính để ra quyết định đầu tư cũng mất dần sự tin tưởng của mình vào nó. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển của ngành kiểm toán. Với mục tiêu phản ánh trung thực nhất Báo cáo tài chính, kiểm toán đã góp phần trong sạch và lành mạnh hóa tình hình kinh doanh, tăng niềm tin của các nhà đầu tư và góp phần quản lý nhà nước về kinh tế. Ra đời và phát triển với ý nghĩa đó, các công ty kiểm toán đang ngày càng hoàn thiện hơn để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Nhận thấy tầm quan trọng của tài sản trong kinh doanh, và nguy cơ sai phạm đối với khoản mục này trên Báo cáo tài chính rất lớn em đã lựa chọn vấn đề kiểm toán Tài sản cố định làm đề tài nghiên cứu của mình. Qua thời gian thực tập ở công ty kiểm toán Ernst & Young, em có cơ hội tìm hiểu về phương pháp kiểm toán toàn cầu, tiếp cận với quy trình kiểm toán Tài sản cố định của công ty. Kết hợp với lý thuyết được học ở trường và kinh nghiệm thực tế thu được, em đã có cái nhìn tổng quan về quy trình kiểm toán TSCĐ và trình bày trên chuyên đề thực tập này.
Với thời gian thực tập hạn chế, khả năng và kinh nghiệm chưa nhiều nên sự hiểu biết chuyên sâu về vấn đề này chưa hoàn thiện và chuyên đề không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được lời nhận xét và sự góp ý từ phía thầy cô và các anh chị kiểm toán viên để em có được sự nhìn nhận sâu sắc, chính xác về vấn đề nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Tạ Thu Trang và các anh chị kiểm toán viên của công ty TNHH Ernst & Young đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt quá trình thực tập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kiểm toán tài chính- GS.TS.Nguyễn Quang Quynh- TS.Ngô Trí Tuệ- Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Chương trình kiểm toán GAM áp dụng toàn cầu của công ty Ernst & Young
Tài liệu thu thập được trong quá trình đào tạo ở Ernst & Young
Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
Một số luận văn khóa 45.
PHỤ LỤC
Bảng 15: Bảng tổng hợp tình hình tăng TSCĐHH tại công ty ABC
K201
Ernst & Young
CÔNG TY ABC
Kỳ kế toán kết thúc: 31/12/2007
BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TĂNG TSCĐHH
BẢNG CHI TIẾT TSCĐHH TĂNG TRONG KỲ
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
STT
1/3/07
Tăng TSCD
Ghi tăng TSCĐ phần di chuyển và lắp thêm nhà để xe
331
43.050.892
1
…
…
…
1/11/07
Tăng TSCD
Ghi tăng trạm biến áp mới
2412
484.723.959
Key
Tổng Nhà cửa vật kiến trúc
2.868.920.177
1/1/07
6/1-11/1
Ghi tăng Bibion thép
331
60.476.190
10
1/12/07
345/12-31/12
Ghi tăng máy tiện WM-2304 (CJ-0623)
331
17.142.857
11
Tổng máy móc thiết bị
77.619.047
1/2/07
42/2-1/2
Ghi tăng cầu trục 5T
331
89.936.000
12
28/2/07
42/2-1/2
Thuế nhập khẩu theo TK 17 ngày 22/1/07
3333
8.994.000
13
1/11/07
Tăng TSCD
Ghi tăng máy biến áp 1000 KVA
2412
280.583.082
Key
Tổng Phương tiện vận tải
379.513.082
1/3/07
5/3-22/3
Ghi tăng máy tính xách tay
331
35.746.900
14
…
…
…
1/11/07
44/11-30/11
Mua mới máy tính xách tay cho bà Hiền phòng Xuất khẩu
331
20.055.238
25
Tổng thiết bị văn phòng
227.279.298
Người thực hiện
TQA
Người kiểm tra
NSH
Bảng 16: Sử dụng phần mểm MicroSTART xác định số lượng mẫu chọn
Ernst & Young
EY/MicroSTART
THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG
Tên khách hàng: Công ty ABC. Năm tài chính kết thúc: 31/12/2007
THÔNG TIN KIỂM TOÁN
Bản chất thử nghiệm cơ bản:
Chọn mẫu để kiểm tra chi tiết
Phương pháp chọn mẫu:
Ngẫu nhiên
Rủi ro kiểm toán kết hợp:
Trung bình
Sử dụng các thử nghiệm cơ bản khác:
Rất ít
Sai sót có thể bỏ qua (TE):
2.400.000.000
Tổng số dư:
3.553.601.404
Số lượng sai sót dự tính:
0
Thông tin về mẫu trọng yếu (key items)
Số lượng mẫu trọng yếu:
5
Tổng giá trị mẫu trọng yếu:
2.410.605.287
CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN
Mẫu trọng yếu chiếm
67.8%
Kích cỡ mẫu chọn Factor
1.80
Ảnh hưởng của việc điều chỉnh mẫu chọn đến sai sót
1
Số lượng mẫu chọn
2
Tổng số mục đã chọn
7
Bảng 17: Sử dụng chương trình EY Random xác định mẫu chọn
Ernst & Young
Chọn mẫu ngẫu nhiên
Công ty ABC
Hệ thống tiến hành chọn ngẫu nhiên 2 mẫu:
1: Từ thứ tự 1- 25
Hệ thống tự động đọc cột từ trái sang phải, từ trên xuống dưới để lựa chọn mẫu.
Kết quả:
Số thứ tự 5 và 22
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28958.doc