Báo cáo Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán tài chính do Công ty kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện

Lời mở đầu Báo cáo tài chính luôn là vấn đề quan tâm của đông đảo mọi người; Từ những nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, nhà nước, ngưòi lao động, khách hàng, nhà cung cấp cũng như các đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp trên thương trường. Thông tin tài chính là một trong những cơ sở để người sử dụng đưa ra các quyết định của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng có những hiểu biết cần thiết để đánh giá sự đúng đắn của các thông tin tài chính và phân tích chúng. Để đảm bảo cho những thông tin tài chí

doc105 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán tài chính do Công ty kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh được trình bày một cách trung thực và hợp lý trên Baó cáo tài chính thì cần có một tổ chức độc lập đứng ra kiểm tra, đây là lý do quyết định sự ra đời của kiểm toán trên thế giới và ở Việt Nam. Thông qua hoạt động kiểm toán, các doanh nghiệp có thể thấy được những yếu kém của của mình trong công tác kế toán cũng như cách điều hành quản lý để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó hoạt động kiểm toán còn làm lành mạnh hoá nền kinh tế quốc dân đồng thời giúp các cơ quan chức năng xác định đúng trách nhiệm của mình với nhà nước và đưa ra chính sách hợp lý nhằm khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp. Kiểm toán độc lập Việt Nam với hơn mười năm hình thành đã và đang phát triển không ngừng, có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế nhiêu thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta hiện nay. Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có hơn 80 công ty kiểm toán ra đời và phát triển với rất nhiều hình thức sở hữu khác nhau từ công ty cổ phần đến các công ty hợp danh, các công ty trách nhiệm hữu hạn… nhằm đa dạng hoá sự lựa chọn của khách hàng. Trong các chỉ tiêu tài chính, thì doanh thu được coi là một chỉ tiêu đặc biệt quan trọng luôn ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo kết quả kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu về thuế cũng như lợi nhuận chưa phân phối cuả doanh nghiệp. Vì vậy, khi tiến hành kiểm toán khoản mục doanh thu kiểm toán viên cần phải đặc biệt quan tâm đến việc phản ánh trung thực và hợp lý chỉ tiêu này trên Báo cáo kết quả kinh doanh, từ đó tạo niền tin cho người sử dụng về khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Do tầm quan trọng của việc kiểm toán doanh thu, trong thời gian thực tập tại công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam, được sụ hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths. Bùi Thị Minh Hải và các anh chị ở phòng nghiệp vụ I em đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện” Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được trình bày làm ba phần: Phần I: Lý luận chungy về kiểm toán doanh thu trong Kiểm toán Báo cáo tài chính. Phần II: Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện. Phần III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kiểm toán khoản mục doanh thu do Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện. Do có sự hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên báo cáo còn có những khuyến khuyết, em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các anh chi để hoàn thiện bài viết của mình. Phần I: Lý luận chung về kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính I. Khái quát về kiểm toán Báo cáo tài chính. 1. Tổng quát về báo cáo tài chính 1.1. Khái niệm về kiểm toán Báo cáo tài chính. Hoạt động tài chính gắn liền với mọi hoạt động không phân biệt mục tiêu (kinh doanh hay sự nghiệp công cộng) không phân biệt lĩnh vực (sản xuất hay dịch vụ) không phân biệt hình thức sở hữu (công cộng hay tư nhân)… Trong khi đó kế toán tài chính là sự phản ánh hoạt động tài chính: Đó là hệ thống thông tin và kiểm tra về tình hình tài sản bằng hệ thống các phương pháp khoa học như chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá và tổng hợp cân đối. Khi nền kinh tế chưa phát triển các quan hệ kế toán phát sinh ít, hệ thống kế toán với hai chức năng cơ bản của mình đã đáp ứng được nhu cầu đặt ra là ghi chép và kiểm tra, nhưng từ khi nên kinh tế phát triển số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, có sự tách bạch giữa người quản lý và người sở hữu tài sản của doanh nghiệp thì hệ thống kế toán với đặc tính cố hữu là kiểm tra kế toán không còn đủ hiệu quả các sai sót kế toán nhiều hơn gian lận kết toán cúng trở lên phổ biến hơn. Một yêu cầu đặt ra là cần phải có một cơ quan độc lập để giám sát hoạt động tài chính ở các doanh nghiệp cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp nhằm đảm bảo sự đúng đắn của các thông tin tài chính mà kế toán cung cấp, Như vậy Kiểm toán ra đời do nhu cầu của quản lý và phục vụ cho nhu cầu quản lý nó không phải là hoạt động vị thân và tự thân. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về Kiểm toán: theo quan điểm của Anh, Mỹ, Pháp, tuy nhiên theo quan điểm được chấp nhận rộng rãi hiện nay, thì Kiểm toán được định nghĩa là: ”Kiểm toán là một quá trình, trong đó một người độc lập có đầy đủ năng lực nghiệp vụ tập hợp, đánh giá những thông tin có thể lượng hoá được liên quan đến một thực thể kinh tế riêng biệt, nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin có thể lượng hoá được với những tiêu chuẩn đã được thiết lập”. Kiểm toán được chia theo nhiều cách phụ thuộc vào đối tượng kiểm toán, trong đó kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trung nhất trong lĩnh vực kiểm toán do đối tượng nó quy định. Như vậy kiểm toán Báo cáo tài chính là hoạt động kiểm toán có đối tượng trực tiếp là các Báo cáo tài chính. 1.2. Chức năng của kiểm toán Báo cáo tài chính Cũng giống như kiểm toán nói chung, chức năng của kiểm toán tài chính là việc xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng được kiểm toán, mà cụ thể ở đây là các Báo cáo tài chính. Phương pháp kiểm toán được sử dụng là: kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ, tuy nhiên cách thức kết hợp 2 phương pháp trên có những nét đặc thù do đặc điểm về đối tượng, chức năng quy định. Đối với kiểm toán Báo cáo tài chính do đối tượng là các bảng khai tài chính, vì thế khi kiểm toán sử dụng kết hợp cả hai phương phát kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ , song phương pháp kiểm toán chứng từ sẽ được chý trọng hơn. 2. Đối tượng và phương pháp kiểm toán Báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kiểm toán số 200: “Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu của đơn vị”. Báo cáo tài chính bao gồm các đối tượng chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh Báo cáo tài chính. Để đảm bảo hiệu quả cho công việc kiểm toán viên cần phải nắm được những đặc trưng có bản nhất của Báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là những bảng tổng hợp có đặc điểm chung là: Mang tính thời điểm: do được lập ở một thời điểm cụ thể vì vậy số liệu trên Báo cáo tài chính chỉ có giá trị pháp lý ở thời điểm lập. Các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính có quan hệ mật thiết với nhau chỉ tiêu này liên quan mật thiết đến chỉ tiêu kia Từ những đặc điểm trên có thể nhận thấy khi thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến thì kiểm toán Báo cáo tài chính không thể tách rời các tư liệu kế toán, các hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của đơn vị nhằm xác định sự tin cậy của số dư tài khoản, xác minh được các mối quan hệ trên Báo cáo tài chính để xem xét tính hợp lý chung đồng thời thấy được những nét đặc thù của các quan hệ, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành hai phương pháp tiếp cận Báo cáo tài chính. 2.1. Phân chia theo khoản mục: Là cách phân chia máy móc từng khoản mục hoặc nhóm các khoản mục theo thứ tự trong các Báo cáo vào một phần hành. Cách phân chia này đơn giản song không hiệu quả do tách biệt những khoản mục ở vị trí khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau, điều này dẫn đến hạn chế cái nhìn tổng quát của kiểm toán viên về sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các quan hệ đối ứng. 2.2. Phân chia theo chu trình: ưu, nhược điểm Đây là cách phân chia dựa vào mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành ,các yếu tố trong một chu trình hoạt động tài chính. Cách phân chia này hiệu quả hơn do xuất phát từ mối quan hệ vốn có của các nghiệp vụ , tuy nhiên để thực hiện được phương pháp này đòi hỏi trình độ của Kiểm toán viên cao và phải xây dựng được phần mềm chuyên dụng. Theo cách này Báo cáo tài chính được phân thành sáu phần hành cơ bản: Chu trình bán hàng - thu tiền Chu trình tiền mặt Chu trình mua hàng - thanh toán Chu trình tiền lương - nhân viên Chu trình hàng tồn kho Chu trình huy động và hoàn trả II. Những đặc điểm cơ bản của doanh thu ảnh hưởng đến vấn đề kiểm toán Báo cáo tài chính 1. Doanh thu và phương pháp ghi nhận doanh thu 1.1. Khái niệm về doanh thu Hệ thống tài chính kế toán trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều các mối quan hệ đan xen tác động lẫn nhau, hoạt động này sẽ bổ trợ hoạt động kia tạo tiền đề cho hoạt động kia phát triển, các hoạt động này nối tiếp nhau tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín. Bán hàng và ghi nhận doanh thu có thể coi là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động nay sẽ đem lại thu nhập cho doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp quyết định có nên đầu tư tái mở rộng sản xuất hay không. Quá trình này bắt đầu bằng một đơn đặt hàng và kết thúc bằng sự chuyển đổi sản phẩm hàng hoá thành một khoản phải thu và cuối cùng thành tiền. Theo quan niệm của Mác: Doanh thu là kết quả của quá trình tiêu thụ, đó là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng chu chuyển vốn” Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 14: “ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thưòng của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Như vậy theo cả hai quan niệm trên thì doanh thu là một chỉ tiêu để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Phân loại doanh thu Theo chuẩn mực kế toán số 14, Doanh thu của các doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (bao gồm cả doanh thu nội bộ) và doanh thu hoạt động tài chính. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Bao gồm tài khoản 511 và 512 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài theo chuẩn mực kế toán số 14 tgù đây là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài nếu có. 512: Doanh thu tiêu thụ nội bộ là doanh thu số lượng hàng hoá lao vụ sản phẩm tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh thu hoạt động tài chính 515: Dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. Bao gồm các khoản cụ thể sau: Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm trả góp lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá dịch vụ, lãi cho thuê tài chính. Thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính…) Cổ tức, lợi nhuận được chia. Thu nhập từ hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn dài hạn. Thu nhập về chuyển nhượng cho thuê cơ sở hạ tầng. Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác. Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn. Các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản hàng bán bị trả lại (531): Theo dõi số lượng hàng hoá lao vụ đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân thuộc về phía doanh nghiệp: như chất lượng quy cách không đảm bảo, thời gian giao hàng chậm… khách hàng từ chối nhận hàng. Các khoản giảm giá hàng bán (532): Theo dõi lượng hàng hoá kém phẩm chất không đúng yêu cầu của hợp đồng nhưng khách hàng vẫn chất nhận mua và để nghị doanh nghiệp giảm giá hàng bán. Các khoản chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách hàng do đã mua với số khối lưọng lớn, số tiền được chiết khấu phải được ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc trên cam kết mua hàng. Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp là những khoản được ghi nhận giảm trừ doanh thu. 1.3. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh kết quả của doanh nghiệp nói chung và của quá trình tiêu thụ hàng hoá dịch vụ nói riêng, do tầm quan trọng của chỉ tiêu này trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự ảnh hưởng của nó đến các chỉ tiêu khấc tồn tại trên bảng cân đối kế toán, việc ghi nhận doanh thu phải tuân theo một số quy định sau: Theo chuẩn mực kế toán số 14 về doanh thu và thu nhập khác thì Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời 5 tiêu chuẩn : Doanh nghiệp đã chuyển phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho người mua. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hoá. Doanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch . Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Đối với doanh thu cung cấp dịch vụ thì doanh thu được ghi nhận khi thỏa mãn 4 điều kiện: Doanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Xác định được phần công việc đã hoàn thành bàn giao vào ngày lập Bảng cân đối kế toán Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành cung cấp dịch vụ đó. Đối với doanh thu thu được từ hoạt động tài chính (515) được ghi nhận khi: Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó Doanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn. Khi một hàng hoá dịch vụ được trao đổi để lấy một hang hoá dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị giao dịch này không được ghi nhận doanh thu. Chu trình ghi nhận doanh thu có thể được tóm tắt như sau: Khi người mua hàng gửi phiếu yêu cầu mua, đơn đặt hàng đến thì doanh nghiệp sẽ xem xét khả năng chấp nhận bán hàng thông qua phiếu tiêu thụ và lập hoá đơn bán hàng. Sau khi quyết định bán hàng doanh nghiệp tiến hành xét duyệt bán chịu một phần hay toàn bộ lô hàng. Quyết định này có thể đồng thời thể hiện trên hợp đồng kinh tế như một điều kiện được thoả thuận trong quan hệ mua bán hợp đồng, xét duyệt bán chịu là một công việc quan trọng, xét duyệt tốt sẽ vẫn đảm bảo tình hình thanh toán của doanh nghiệp đồng thời vẫn thu hút được khách hàng, doanh nghiệp sẽ tiến hành chuyển giao hàng và viết vận đơn khi giao nhận hàng, đây là điều kiện ghi nhận sổ bán hàng, trong một só trường hợp thì hoá đơn được phát hành cùng với vận đơn. Căn cứ trên hoá đơn bán hàng thì kế toán ghi nhận vào Nhật ký bán hàng và theo dõi các khoản phải thu, lúc này doanh thu đã được ghi nhận. Trong trường hợp xuất hiện các khoản giảm trừ doanh thu, tuỳ thuộc vào nguyên nhân kế toán phải tiến hành ghi vào nhật ký hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, hay chiết khấu cho khách hàng, những khoản này được kế toán tiêu thụ hạch toán vào các tài khoản giảm trừ tương ứng. 1.4. Nguyên tắc hạch toán doanh thu Theo chuẩn mực kế toán số 14 về doanh thu và thu nhập khác, doanh thu là tổng lợi ích kinh tế thu được hoặc sẽ thu được vì vậy doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ 3. Doanh thu được xác định là giá hợp lý của cá khoản đã thu hoặc sẽ thu được, giá trị này được hiểu là giá được chấp nhận thanh toán một cách tự nguyên giữa các bên có đầy đủ những hiểu biết về trao đổi ngang giá. Do đó kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được thực hiện theo nguyên tắc sau: Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu là giá bán không thuế GTGT, và hoá đơn sử dụng là hoá đơn GTGT Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu có thuế GTGT và doanh nghiệp sử dụng hoá đơn bán hàng. Đối với hàng hoá thuộc diện tiêu thụ đặc biệt hoặc xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán. Đối với hàng hoá nhận ký gửi đại lý bán theo đúng giá hợp đồng thì doanh thu là phần hoa hồng được hưởng Đối với hàng bán theo phương thức trả chậm thì doanh thu bán hàng theo giá trả ngay và phần lãi trả chậm được cho vào doanh thu tài chính. Trong kỳ đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền nhưng cuối kỳ vẫn chưa giao hàng thì không được coi là tiêu thụ trong kỳ mà hạch toán vào bên có của tài khoản 131 phần khách hàng ứng trước. Đối với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước được trợ cấp trợ giá thì theo quy định doanh thu trợ cấp trợ giá là số tiền được nhà nước chính thức thông báo. Đối với các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ được hạch toán riêng trên tài khoản 531,532,521. Các khoản này sẽ được tính vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làn căn cứ xác định kết quả kinh doanh Sơ đồ 1.1: Hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK911 TK 511 TK111,112,131 Hoa hồng được hưởng TK331 TK521,531,532 Phải trả Toàn bộ tiền Giảm trừ chủ hàng hàng thu được doanh thu TK3331 Kết chuyển doanh thu Thuế/ hoa hồng thuần Thuế GTGT TK3387 Lãi suất Tổng số trả chậm tiền bán Doanh thu bán hàng trả ngay trả chậm 2. Kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính. 2.1. Vai trò kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính Kiểm toán Báo cáo tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính, bao gồm 4 Báo cáo tài chính bắt buộc là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết qua kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và Thuyết minh Báo cáo tài chính, trong đó Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, chỉ tiêu trên báo cáo này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu trên báo cáo kia, chính vì vậy trong quá trình kiểm toán kiểm toán viên cần hết sức lưu ý đến các mối quan hệ này cũng như sự tác động qua lại giữa chúng để cuộc kiểm toán diễn ra hiệu quả và đáng tin cậy. Kiểm toán doanh thu đóng một vai trò rất quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính vì: Doanh thu có liên quan đến chu kỳ bán hàng thu tiền, vì vậy liên quan đến một số các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán. Cụ thể doanh thu sẽ liên quan đến chỉ tiều về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu của doanh nghiệp, doanh thu thuần sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối trên Báo cáo kết quả kinh doanh vì vậy ảnh hưởng đễn chỉ tiêu về thuế và các nghĩa vụ đối với nhà nước trên Bảng cân đối kế toán. Doanh thu thường gắn với các chỉ tiêu tiền măt, tiền gửi, HTK là yếu tố linh hoạt nhất, dễ biến động nhất nên khả năng xảy gian lận là lớn nhất. Do đó khi kiểm tra chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán có thể phát hiện ra sai sót gian lận về doanh thu và ngược lại thông qua việc kiểm tra doanh thu có thể phát hiện ra những sai sót, gian lận trong quá trình hạch toán các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán. Là yếu tố xác định lợi nhuận và nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước nên khả năng xảy ra gian lận là cao. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn có tình hình tài chính tốt đẹp phục vụ cho hoạt động thu hút đầu tư hoặc vay vốn thì chỉ tiêu này thường có xu hướng gian lận là ghi tăng, trong khi đó khi doanh nghiệp muốn trốn thuế thì xu hướng gian lận sẽ là ngược lại. 2.2. Mục tiêu kiểm toán doanh thu Kiểm toán Báo cáo tài chính là hoạt động có ý thức của con người, cũng giống như các loại hình kiểm toán khác, mục tiêu của kiểm toán tài chính là xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng được kiểm toán, theo chuẩn mực kiểm toán số 200: ‘ Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu không’. Kiểm toán tài chính bao gồm hai hệ thống mục tiêu là: Mục tiêu kiểm toán chung: xem xét tính trung thực và hợp lý của số dư tài khoản. Mục tiêu kiểm toán đặc thù: Tuỳ thuộc vào các khoản mục khác nhau, cũng như yêu cầu kiểm toán khác nhau hệ thống mục tiêu này sẽ khác nhau. Đối với việc kiểm toán doanh thu thì hệ thống mục tiêu kiểm toán sẽ được thể hiện cụ thể thông qua bảng sau: Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán doanh thu Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán doanh thu Mục tiêu hợp lý chung Các khoản doanh thu được ghi nhận là chính xác, việc ghi nhận doanh thu là có căn cứ hợp lý Mục tiêu hiện hữu Doanh thu được ghi nhận thực thế có phát sinh đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán Mục tiêu trọn vẹn Mọi nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu đã được ghi sổ đầy đủ không bị bỏ sót khi đủ điều kiện ghi nhận Mục tiêu quyền và nghĩa vụ Hàng bán thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các khoản doanh thu được ghi nhận tương ứng với số hàng hoá đã bán trong kỳ thuộc sở hữu của doanh nghiệp Mục tiêu chính xác số học Các khoản doanh thu và giảm trừ doanh thu được tính toán chính xác dựa trên số lượng và đơn giá cụ thể của từng nghiệp vụ bán Mục tiêu phân loại và trình bày Các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu được ghi nhận đúng vào các tài khoản. Các khoản doanh thu được ghi nhận trên Báo cáo tài chính là phù hợp với chuẩn mực 3. Quy trình kiểm toán doanh thu Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của toàn bộ cuộc kiểm toán, cũng như thu thập bàng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của Kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý cảu số liệu trên Báo cáo tài chính, cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình chung gồm 3 giai đoạn là: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán khoản mục doanh thu thì quy trình này cũng được thực hiện tương tự. 3.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán có vai trò quan trọng chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung cảu toàn bộ cuộc kiểm toán. ý nghĩa của lập kế hoạch kiểm toán được thể hiện thông qua các điểm sau: Giúp kiểm toán viên thu thập được những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở đưa ra ý kiến xác đáng làm giảm trách nhiệm pháp lý của KTV Giúp các kiểm toán viên phối hợp với nhau có hiệu quả với nhau cũng như với các bộ phận có liên quan của khách hàng và với chuyên gia bên ngoài. Là căn cứ giúp KTV và công ty kiểm toán tránh được những bất đồng với khách hàng. Là căn cứ để kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc đã và đang được thực hiện. Các loại hình kế hoạch kiểm toán, theo chuẩn mực kiểm toán số 300: Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết mọi khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, phát hiện gian lận rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn, đảm bảo cho cuộc kiểm toán hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán bao gồm: Kế hoạch kiểm toán chiến lược: là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến. Chương trình kiểm toán: Là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành. Các bước lập kế hoạch kiểm toán được cụ thể hoá bằng sơ đồ như sau: Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán Thu thập thông tin cơ sở Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý Thực hiện thủ tục phân tích Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và thiết kế chương trình kiểm toán 3.1.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán Quá trình kiểm toán được bắt đầu bằng việc KTV và công ty kiểm toán có những liên lạc với khách hàng kiểm toán. Tiếp nhận khách hàng: là một trong những điều kiện đảm bảo sự tồn tại và đi lên của một công ty kiểm toán, đây chính là việc duy trì và phát triển một khách hàng. Có hai dạng khách hàng: Khách hàng truyền thống: tìm hiểu bổ xung những thông tin cần thiết mới phát sinh về khách hàng. Khách hàng mới: Thông qua quan hệ hoặc giới thiệu năng lực đến khách hàng, cần tìm hiểu những vấn đề về: lý do thay đổi KTV, lý do kiểm toán cần đặc biệt chú ý đến việc kiểm toán để định giá tài sản liên quan đến các vụ kiện của khách hàng, xem xét bộ máy quản lý của ban giám đốc cũng như tính liêm chính của họ thông qua phỏng vấn sơ bộ, những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải trong quá trình hoạt động. Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên Là những người có đầy đủ năng lực chuyên môn đồng thời có đầy đủ hiểu biết về lĩnh vưc hoạt động của khách hàng. Đối với những khách hàng cũ cần tránh việc thay đổi trưởng nhóm kiểm toán do họ đã có những hiểu biết nhất định về khách hàng. Ký kết hợp đồng kiểm toán. Đây là sự thoả thuận của khách hàng và công ty kiểm toán về lĩnh vực kiểm toán cũng như những điều kiện liên quan như về thời gian nhân sự, trách nhiệm của các bên, giá phí kiểm toán…. Theo VSA số 210 cũng quy định ký kết hợp đồng kiểm toán phải tuân thủ pháp lệnh hợp đồng kiểm toán ban hành ngày 25/09/1989 và nghị định số 17/HĐBT (nay là Chính phủ) ban hành 16/01/1990 quy định chi tiết về việc thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. 3.1.2. Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 (VSA 310): ” Để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết cần thiết đầy đủ về tinh hình kinh doanh nhằm đánh giá đầy đủ và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động kiểm toán của đơn vị được kiểm toán mà theo KTV có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của kiểm toán hoặc đến báo cáo kiểm toán”, việc tìm hiểu bao gồm các thông tin sau: Tìm hiểu về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng: Xem xét đăc trưng, đặc thù về ngành nghề đó ảnh hưởng đến việc tổ chức hạch toán kế toán, cũng như nguyên tắc kế toán đặc thù áp dụng cho ngành nghề kinh doanh đó. Thông tin này được thu thập thông qua việc hỏi các kiểm toán viên tiền nhiệm, trực tiếp phỏng vấn BGĐ khách hàng, xem xét hoạt động của các đơn vị cùng loại Xem xét kết quả cuộc kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chung: mục đích là để tìm kiếm những thông tin chung về khách hàng những điểm yếu cũng như là những điểm cần lưu ý của mà kiểm toán viên tiền nhiệm đã chỉ ra. Bên cạnh đó KTV có thể tiến hành tham quan nhà xưởng: để có những nhận định ban đầu về tình hình kinh doanh thực tế của khách hàng, xem xét các bên có liên quan như các bộ phận trực thuộc hoặc các tổ chức hay cá nhân có ảnh hưởng đáng kể tới các chính sách kinh doanh của khách hàng, từ đó dự kiến khả năng phải thuê thêm chuyên gia bên ngoài do kiểm toán viên không đủ chuyên môn về lĩnh vực đó. 3.1.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Việc thu thập những thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp cho KTV nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách thể kiểm toán, bao gồm: Các giấy tờ có liên quan đến nghĩa vụ pháp lý của khách hàng như: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty, các Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra trong một vài năm qua, biên bản các cuộc họp cổ đông, BGĐ, các hợp đồng hay cam kết quan trọng của khách hàng trong năm. Xem xét hệ thống luật pháp, những quy định có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của khách hàng từ đó xem xét những hành vi vi phạm pháp luật.( theo chuẩn mực số 250 về xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán Báo cáo tài chính) 3.1.4. Thực hiện thủ tục phân tích Theo chuẩn mực kiểm toán số 520 “ Quy trình phân tích” “Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán kiểm toán viện phải áp dụng quy trình phân tích để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro”, cụ thể là: Thu thập những hiểu biết về nội dung các BCTC và những biến đổi quan trọng về kế toán cũng như hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra kể từ lần kiểm toán trước. Tăng cường sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh của khách hàng và giúp kiểm toán viên xác định các vấn đề nghi vấn. Đánh giá sự hiện diện của các sai số có thể có trên BCTC Thông qua việc thực hiện thủ tục phân tích giúp KTV và công ty kiểm toán xác định được nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán BCTC, mức độ phạm vi và thời gian áp dụng các thủ tục phân tích, bao gồm hai loại phận tích chủ yếu là: Phân tích ngang (hay còn gọi là phân tích xu hướng):Là việc phân tích thông qua việc so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC: So sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm nay so với cùng kỳ năm trước, so sánh doanh thu của đầu năm với cuối năm để xem xét xu hướng biến động tăng hay giảm So sánh tỷ lệ doanh thu hàng bán bị trả lại, doanh thu giảm giá hàng bán trên tổng doanh thu của năm nay so với năm trước của các tháng trong cùng một năm để tìm nguyên nhân biến động. So sánh doanh thu theo kế hoạch và doanh thu theo thực tế. So sánh doanh thu tổng hợp với doanh thu của các bộ phận cấu thành. So sánh doanh thu của doanh nghiệp với doanh thu của các đơn vị cùng ngành trong cùng thời điểm. Phân tích dọc (hay phân tích tỷ suất) Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh tỷ suất tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác trên BCTC. Phân tích tỷ suất giúp so sánh tính hợp lý về tình hình TC của một công ty nào đó với mọt công ty khác trong cùng một ngành. Chẳng hạn xem xét tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, doanh thu bán hàng trên tổng doanh thu của khách hàng tại thời điểm kiểm toán sau so sánh với tỷ suất này của cả ngành…kết hợp giữa việc phân tích tỷ suất và phân tích xu hướng để đưa ra những nhận xét khái quát nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của ._.khách hàng. 3.1.5. Đánh giá trọng yếu và rủi ro Theo VSA số 200 “ trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong Báo cáo tài chính, thông tin được coi là trọng yếu nếu thiếu thông tin đó hay thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng Báo cáo tài chính. Mức trọng yếu phụ thuộc vào tầm quan trọng của các thông tin hay của các sai sót được đáy giá trong hoàn cảnh cụ thể” Đánh giá mức trọng yếu để xác định mức độ sai sót có thể chấp nhận được của Báo cáo tài chính. Ước lượng mức trọng yếu: là lượng tối đa mà KTV tin rằng ở mức đó các Báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhưng chưa ảnh hưởng đến quyết định của người sủ dụng, mức ước lượng này sẽ phụ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên và cũng sẽ ảnh hưởng đến số lượng các bằng chứng.Việc xây dựng các ước lượng ban đầu cần chú ý tới các đặc điểm: Yếu tố định lượng: Quy mô các khoản mục càng lớn thì càng trọng yếu, tuy nhiên mức độ trọng yếu này còn tuy thuộc vào vị trs của từng khoản mục, trong đó thì thông tin về thu nhập trước thuế thường được xem là thông tin quan trọng nhất vì ảnh hưởng đến nhiều người sủ dụng, điều này dẫn đến khoản mục doanh thu trên báo cáo kết quả kinh doanh cũng đặc biệt quan trọng. Yếu tố định lượng: Bản chất của sai sót, một hành vi gian lận luôn trọng yếu hơn hành vi sai sót, sai phạm có tính lặp và dây chuyền thì luôn trọng yếu, sai phạm ảnh hưởng đến thu nhập cũng luôn trọng yếu. Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục: đây là sai số có thể chấp nhậ được của từng khoản mục, thông qua việc phân bổ mức trọng yếu kiểm toán viên sẽ dự đoán được số lượng bằng chứng cần thu thập tương đương. Việc phân bổ chủ yếu dựa vào: kinh nghiệm kiểm toán, bản chất các khoản mục, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát liên quan đến từng khoản mục. Đánh giá rủi ro: Theo VSA số 400 Rủi ro kiểm toán (audit risk: AR) là “ Rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi Báo cáo tài chính đã được kiểm toán vẫn còn những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận là rủi ro kiểm soát (DR), rủi ro tiềm tàng(IR), và rủi ro pháp hiện(DR). Công thức tính: AR= IRẽ CRẽ DR DR= IR (Inhesent risk): Rủi ro tiềm tàng của doanh thu: Là việc trong khoản mục doanh thu còn tồn tại các sai sót trọng yếu mà chưa tính đến bất kỳ hoạt động kiểm soát nào của hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro này phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, quy mô kinh doanh của từng doanh nghiệp. CR(control risk): là những sai sót trọng yếu còn tồn tại trong khoản mục doanh thu mà hệ thống kiểm toán nội bộ không phát hiện được. DR(derection risk): là sai sót trọng yếu đối với doanh thu mà kTV đã không phát hiện ra khi thực hiện kiểm toán Bảng 1.2: Đánh giá rủi ro kỉêm toán Trường hợp Rủi ro kiểm toán Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Rủi ro phát hiện Bằng chứng cần thu thập 1 Cao Thấp Thấp Cao Thấp 2 Thấp Thấp Thấp TB TB 3 Thấp Cao Cao TB Cao 4 TB TB TB TB TB 5 Cao Tháp TB Cao Thấp 3.1.6. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 40 (VSA 400): “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải tiến hành xem xét hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, tìm hiểu hệ thống này phải dựa vào: Khả năng và hiểu biết của kiểm toán viên về lĩnh vực kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Nội dung và kết quả trao đổi với BGĐ, với phòng ban và đối chiếu với các tư liệu khác. Việc kiểm tra xem xét các tài liệu các thông tin do HTKT và hệ thống kiểm soát nội bộ cung cấp Quan sát các hoạt động và nghiệp vụ của đơn vị Đối với môi trường kiểm soát: (bao gồm những chính sách trong và ngoài đơn vị được áp dụng để tăng cường hiệu quả hoạt động) Xem xét các quy định của nhà nước và của doanh nghiệp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, về doanh thu và ghi nhận doanh thu Chức năng nhiệm vụ của hội đồng quản trị của BGĐ và các phòng ban Tư duy quản lý, phong cách điều hành Cơ cấu tổ chức quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận trong cơ cấu đó. Các nhân tố chủ yếu để KTV đánh giá hệ thống kế toán Nguồn gốc của các khoản doanh thu: doanh thu từ bán hàngvà cung cấp dịch vụ hay doanh thu từ hoạt động đầu tư… Tổ chức bộ máy của khách hàng có phù hợp với ngành nghề kinh doanh không, phù hợp với đặc trưng và nguyên tắc riêng của ngành không. Tổ chức công tác kế toán đối với việc hạch toán doanh thu: các điều kiện để tiến hành ghi nhận doanh thu có được tôn trọng và áp dụng không, các khoản ghi nhận doanh thu có được ghi nhận phù hợp với chính sách giá bán của doanh nghiệp không, các khoản doanh thu có được hạch toán đúng vào các tài khoản chi tiết không. Các thủ tục kiểm soát: Thủ tục kiểm toán trong doanh thu là các chính sách và thủ tục về bán hàng và ghi nhận doanh thu mà BGĐ đã thiết lập và thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể , thủ tục này được thiết lập dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản là : phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm va uỷ quyền phê chuẩn. Cụ thể đối với việc bán hàng và ghi nhận doanh thu: bắt đầu bằngviệc tiếp nhận đơn đặt hàng sau đó phê chuẩn bán (là người có đủ thẩm quyền thường là thành viên BGĐ) sau đó chuyển hàng và ghi hoá đơn, doanh thu chỉ được ghi nhận khi người mua chấp nhận thanh toán, các công việc này sẽ phải được thực hiện bởi các bộ phận độc lập để đảm bảo quá trình phân công phân nhiệm. Bộ phận kiểm toán nội bộ: Là bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hành công việc kiểm tra đánh giá các hoạt động phục vụ cho yêu cầu quản trị nội bộ doanh nghiệp. Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động nhằm hướng tới các mục tiêu kiểm tra sự hoạt động của kế toán, nhằm đảm bảo cho các hoạt động ghi nhận doanh thu được kịp thời chính xác đầy đủ đúng thời điểm phát sinh nghiệp vụ. 3.1.7. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán Sau khi đã có được những hiểu biết sơ bộ về khách hàng, KTV và công ty kiểm toán sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán.Đây là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán bao gồm thủ tục kiểm toán cần thực hiện hoàn thành các thủ tục và sự phân công phân lao động giữa các kiểm toán viên cũng như là dự kiến về tư liệu, các thông tin cần thu thập sử dụng. Chương trình kiểm toán bao gồm các trắc nghiệm công việc trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư, chương trình kiểm toán được thiết kế thích hợp sẽ đem lại nhiều lợi ích như: Sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực đảm bảo sự phối hợp giữa các KTV. Giúp chủ nhiệm kiểm toán quản lý giám sát cuộc kiểm toán thông qua việc xác định các bước công việc cần thực hiện Là bằng chứng chứng minh các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện, KTV sẽ ký tắt lên chương trình kiểm toán đã hoàn thành. 3.2. Thực hiện kiểm toán đối với khoản mục doanh thu Là việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp kỹ thuật thích hợp với từng đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đây là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý các báo cáo kiểm toán trên cơ sở những bằng chứng đã thu thập được. 3.2.1. Thử nghiệm kiểm soát liên quan đến khoản mục doanh thu Theo VSA số 500: “ Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành có hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ” tức là tìm bằng chứng để chứng minh cho hệ thống kiểm soát nội bộ là thích hợp để ngăn ngừa phát hiện và sửa chữa những sai sót trọng yếu. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có một vai trò và ý nghĩa quan trọng có thể giảm thiểu số lượng các trắc nghiệm phân tích và trực tiếp số dư trong tương lai, từ đó giảm bớt chi phí kiểm toán, vì vậy khi tiến hành thử nghiệm kiểm soát cần xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ ở khía cạnh: sự đồng bộ của hệ thống chứng từ, sự đánh số theo dõi đầy đủ, phân tách nhiệm vụ trong công tác kế toán, phê duyệt các nghiệp vụ bán hàng mà cụ thể là: Sự đồng bộ của hệ thống sổ sách: xem xét doanh nghiệp có thiết kế một hệ thống kế toán hiệu quả với đầy đủ chứng từ sổ sách theo dõi các nghiệp vụ không, so sánh chương trình thiết kế đã được thiết lập với việc hạch toán thực tiễn tại đơn vị , đối với doanh thu cần xem xét có theo sổ chi tiết, sổ cái doanh thu không, doanh thu có được theo dõi theo từng loại dịch vụ cung cấp… Các chứng từ có được đánh số từ trước không: Công việc này đảm bảo giảm thiểu khả năng xảy ra việc bỏ sót, giấu diếm hoặc ghi trùng các khoản doanh thu, các khoản ghi sổ hàng bán, KTV sẽ chọn ra một dãy liên tục các hoá đơn đối chiếu chúng với sổ nhật ký tiêu thụ, sổ chi tiết để kiểm tra việc đánh số các hoá đơn và phát hiện trường hợp bỏ sót, ghi trùng. Xem xét việc doanh nghiệp có lập bảng cân đối thanh toán tiền hàng và gửi cho khách hàng có số phát sinh lớn hay không. Công việc này sẽ giúp tăng cường sự hữu hiệu trong việc xác nhận quan hệ mua bán và ghi nhận doanh thu. KTV kiểm tra xem có tồn tại bảng cân đối thanh toán tiền hàng không. Xét duyệt nghiệp vụ bán hàng: (phần liên quan đến doanh thu) Xem xét người phê duyệt nghiệp vụ bán hàng có đủ thẩm quyền không, chính sách bán chịu có hợp lý không, giá bán có phù hợp với giá chung của toàn doanh nghiệp không, điều này sẽ quyết định đến giá trị ghi sổ của các khoản doanh thu. KTV tiến hành xem xét các thủ tục và các chính sách xét duyệt bán hàng và xét duyệt giá bán. Đối với các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn thủ tục kiểm soát này thường tập trung vào các chú ý sau: Việc bán chịu phải được phê duyệt thận trọng trước khi bán hàng. Hàng hoá chỉ được vận chuyển sau khi duyệt với đầy chứng từ (tài khoản, con dấu, chứ ký hợp pháp của bên mua) Giá bán phải được phê duyệt, bao gồm cả cước phí vận chuyển hạ giá, chiết khấu thương mại và điều kiện thanh toán. Thủ tục xét duyệt tương ứng theo các điểm then chốt nêu trên. Phân cách nhiệm vụ đầy đủ trong việc hạch toán kế toán: Ngăn ngừa những gian lận và sai sót kế toán nói chung và ghi nhận doanh thu nói riêng. KTV kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị và xem xét việc ghi chép thực tế có phù hợp không. Tính độc lập của người kiểm tra, kiểm soát: sự độc lập của nhân viên kiểm toán nội bộ có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho những công việc kiểm soát được thực hiện một cách khách quan và hiệu quả. KTV sẽ kiểm tra các dầu hiệu kiểm soát mà kiểm toán nội bộ đã lưu lại: như là ký tắt, dấu hiệu quy ước đã kiểm tra, kiểm tra các báo cáo của kiểm toán viên nội bộ. Cụ thể kiểm soát nội bộ và thử nghiệm kiểm soát được thực hiện như sau: 3.2.2. Thực hiện thử tục phân tích đối với khoản mục doanh thu Theo VSA 520 Quy trình phân tích:”Trong quá trình kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro liên quan đến cơ sở dữ liệu của BCTC, KTV phải thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai nhằm xác định thủ tục kiểm toán thích hợp cho một mục tiêu kiểm toán cụ thể, KTV phải xét đoán hiệu quả của từng thủ tuc kiểm toán” thủ tục phân tích áp dụng đối với khoản mục doanh thu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán là so sánh, đối chiếu, đánh giá mối quan hệ để xác định tính hợp lý trên số dư tài khoản, bao gồm các mối quan hệ giữa thông tin tài chính với nhau và giữa những thông tin tài chính với thông tin phi tài chính. Kỹ thuật phân tích gồm 3 nội dung sau: dự đoán, so sánh, đánh giá. Dự đoán là việc sự đoán về số dư tài khoản, giá trị, tỷ suất, hoặc xu thế biến động. So sánh: là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn và các phương pháp kỹ thuật khác để phân tích và kết luận chênh lệch khi so sánh, bao gồm các dạng sau: Kiểm tra tính hợp lý: So sánh giữa số thực tế với số kế hoạch, từ kết quả so sánh điều tra các sai khác lớn hơn thực tế với khách hàng sẽ giúp KTV phát hiện sai sót. So sánh doanh thu theo kế hoạch với doanh thu thực tế đạt được, so sánh doanh thu của đơn vị với doanh thu trung bình của các đơn vị cùng ngành trong cùng một thời điểm để thấy được hiệu quả của việc bán hàng. Tính toán lại doanh thu của đơn vị khách hàng có phù hợp chính sách giá bán không. Phân tích xu hướng: phân tích những thay đổi theo thời gian của số dư tài khoản. so sánh các thông tin của kỳ này so với kỳ trước. Đối với khoản mục doanh thu lập bảng doanh thu chi tiết cho từng mặt hàng bán, theo từng tháng cho từng địa điểm bán trong mối quan hệ với giá vốn hàng bán để thấy được xu thế biến động của doanh thu. So sánh doanh thu của kỳ này so với kỳ trước. Với doanh thu hoạt động tài chính so sánh doanh thu hoạt động tài chính giữa kỳ này so với kỳ khác, lập bảng phân tích quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạng các quan hệ đối ứng bất thường hoặc nội dung không rõ ràng để điều tra nguyên nhân, phân loại doanh thu hoạt động tài chính theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tiến hành so sánh với tổng doanh thu tài chính, lập bảng ghi chép các khoản thu từ hoạt dộng tài chính có tình chất định kỳ… Phân tích dọc ( phân tích tỷ suất): tỷ lệ giữa số dư tài khoản với các bộ phận cấu thành số dư tài khoản, phân tích tính hợp lý về tình hình tài chính của một công ty với công ty khác trong cùng ngành. Xem xét các tỷ suất có liên quan đến doanh thu bao gồm: doanh thu từng loại hàng hoá dịch vụ trên tổng doanh thu, doanh thu trên giá vốn hàng bán, lợi nhuận trước thuế trên doanh thu…Khi tiến hành phân tích về doanh thu cần đặc biệt chú ý đễn một số chỉ tiêu sau: Tỷ suất lợi nhuân = lợi nhuận gộp/ doanh thu bán hàng. Tỷ suất này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản tỷ suất này càng cao thì khả năng kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá càng tốt. Kiểm toán viên có thể so sánh tỷ suất này qua các năm hoặc với cá doanh nghiệp khác trong cùng ngành nghề kinh doanh. Tỷ suất hiệu quả kinh doanh = lợi nhuận trước thuế/ doanh thu bán hàng Tỷ suất hiệu quả cao hay thấp tuỳ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh, từng đơn vị trong ngành. Cùng với tỷ suất lợi nhuận gộp, KTV có thể đánh giá mức lợi nhuận của doanh nghiệp qua các năm. Tỷ trọng phải thu/ doanh thu, hàng tồn kho/ doanh thu. Thông qua các thủ tục phân tích có thể phát hiện và giải trình các phương hướng quan trọng của việc thực hiện chỉ tiêu doanh thu bán hàng, lợi túc bán hàng, thuế phải nộp. Nếu chênh lệch cao hơn nhiều so với mức được chấp nhận theo kế hoạch, KTV không thu được bằng chứng như dự tính điều tra để tìm nguyên nhân chênh lệch xem xét ảnh hưởng của nó tới hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Nếu chênh lệch thấp hơn đáng kể so với kế hoạch, KTV kết luận rằng mục tiêu kiểm toán đã đạt được. Nếu chênh lệch nói trên xấp xỉ độ chệnh lệch so với kế hoạch, KTV sẽ sử dụng đánh giá của mình để xem xét việc có tiến hành các công việc như: chấp nhận chênh lệch kiểm toán đồng thời chuyển nó vào bảng tóm tắt chênh lệch kiểm toán chưa được điều chỉnh hay tiếp tục hoàn thiện dự án của mình đưa vào nhiều biến hơn và đưa ra ít số chênh lệch đạt được đến mức đó. 3.2.3. Thực hiện kiểm tra chi tiết với doanh thu Sau khi có được những hiểu biết sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ với doanh thu, cũng như là những phân tích sơ bộ về sự biến động của doanh thu, kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết: Kiểm tra việc lập, luân chuyển sử dụng hoá đơn bán hàng xem chúng có được lập ghi chép đầy đủ, chính xác các yếu tố cần thiết, luân chuyển và sử dụng theo quy định không: (thủ tục) Đối chiếu bảng giá được duyệt với hợp đồng để xác định đơn giá bán ghi trên hoá đơn. Đối chiếu với lệnh bán đơn hàng để xác định chủng loại, số lượng hàng bán ghi trên hoá đơn Đối chiếu tỷ suất thuế quy định cho tưng mặt hàng với số thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn. Kiểm tra việc xác định giá bán, giá thanh toán ghi trên hoá đơn GTGT, nếu hạch toán bằng ngoại tệ cần xác định xem việc hạch toán ngoại tệ có phù hợp với thời điểm phát sinh không. Thực hiện kiểm tra việc ghi sổ: Nhằm đảm bảo hạch toán các nghiệp vụ bán hàng cung cấp đã phát sinh và hoàn thành đều đã được ghi sổ chính xác đầy đủ: Từ chứng từ bán đối chiếu với sổ nhật ký bán hàng hoặc từ nhật ký bán hàng chọn một số các nghiệp vụ xem xét có đầy đủ chứng từ làm căn cứ ghi vào sổ không. Có thể đối chiếu chứng từ , nhật ký bán hàng với các tài liệu khác có liên quan như hợp đồng kinh tế, sổ theo dõi thanh toán, chứng từ xuất kho… Kiểm tra chi tiết các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Kiểm tra các nghiệp vụ về giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại để xem xét các khoản hạch toán giảm trừ doanh thu có chính xác không. Xem xét các quy định về bán hàng và quản lý hàng bán so sánh với việc thực hiện chúng trong thực tế, kiểm tra nội dung trường hợp giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phải có đủ các chứng từ và các tư liệu cần thiết ghi rõ lý do trả lại . Kiểm tra việc khoá sổ hàng bán Các nghiệp vụ bán hàng phải đảm bảo đúng niên độ kế toán, cần kiểm tra các nghiệp vụ bán trước và sau ngày khoá sổ. Kiểm tra việc phân loại doanh thu bán hàng Cần phải phân biệt rõ giữa doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ, phân biệt doanh thu bán hàng thu tiền ngay và doanh thu bán hàng chưa được thanh toán, doanh thu bán hàng với doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập bất thường, doanh thu gia công với doanh thu do đơn vị sản xuất để bán, doanh thu giữa các nhóm hàng có tỷ lệ thuế suất khác nhau. Thực hiện thủ tục phân tích doanh thu để kiểm tra tính hợp lý chung: So sánh doanh thu kế hoạch với doanh thu thực hiện, so sánh doanh thu giữa các thời kỳ, lập bảng phân tích doanh thu theo tháng quý năm. So sánh tỷ lệ lãi gộp bán hàng của những mặt hàng chủ yếu… Ta có bảng tổng hợp các thử nghiêm được chi tiết theo bảng sau: Bảng 1.2: Các loại thử nghiệm với khoản mục doanh thu Mục tiêu kiểm toán doanh thu Thủ nghiệm kiểm soát Với khoản mục doanh thu Thử nghiệm cơ bản Với khoản mục doanh thu Doanh thu được ghi sổ là có thực. Mục tiêu này hướng tới khả năng doanh thu đã phản ánh trên sổ nhật ký bán hàng nhưng chưa xảy ra hoạt động chuyển hàng hoặc mới nhận tiền ứng trước của người mua đã ghi nhận doanh thu Chọn một dãy liên tục các hoá đơn bán hàng. Đối chiếu khoản bán hàng đã ghi sổ với các hoá đơn để xem có phù hợp không. Xem xét các nghiệp vụ phát sinh có doanh thu lớn ghi trên sổ nhật ký bán hàng xem có vận đơn , chứng từ vận chuyển đi kèm không. Trường hợp ghi ngờ có sự giả mạo giấy vận chuyển cần kết hợp với kiểm tra cân đối hàng tồn kho. Trường hợp nghi ngờ khách hàng không có thật kết hợp với kiểm tra 131 Doanh thu bán hàng được phê chuẩn là đúng đắn. Liên quan đến việc phê chuẩn về bán chịu, về vận chuyển và về giá bán Xem bảng kê hoặc ghi sổ chi tiết bán hàng về thu tiền từng người mua đối chiếu với lệnh bán hàng, hoá đơn vân chuyển cho phép bán chịu trên các hoá đơn, xem xét quyền hạn của người phê duyệt. Liên quan đến các chính sách về phê duyệt giá bán và phê duyệt bán chịu. Kiểm toán viên tiến hàng so sánh giá bán cho từng hợp đồng và giá chung của đơn vị, kiểm tra quy định về phê duyệt. Doanh thu ghi sổ đầy đủ. Các khoản doanh thu được ghi sổ đầy đủ tránh việc ghi giảm để trốn thuế. Chọn một dãy liên tục các hoá đơn và đối chiều chúng với sổ nhật ký bán hàng Đối chiếu từ các vận đơn chứng từ vận chuyển lên hoá đơn bán hàng và đối chiếu với nhật ký bán hàng, ngoài ra cần kiểm tra tài khoản 338 để phát hiện các khoản doanh thu được treo trên tài khoản này. Doanh thu bán hàng được định giá đúng. Liên quan hàng hoá đặt mua. Hàng hoá gửi đi được tính tiền chính xác và ghi nhận vào sổ chính xác. Đối chiếu số tiền trên hoá đơn với bảng giá hoặc quy định về giá bán cho từng nghiệp vụ, kiểm soát việc quy đổi ngoại tê. Tính toán lại các thông tin trên sổ kế toán để kiểm tra tính chính xác, chọn ra một số hoá đơn so sánh giá trên hoá đơn với giá được phê chuẩn. Doanh thu được phân loại đúng.Tránh việc ghi nhầm các khỏan ứng trước với khoản phải thu và thu được tiền. Xem xét các sơ đồ hạch toán trong đơn vị liên quan đến doanh thu Kiểm tra lại các mặt hàng bán đặc biệt là các mặt hàng có tính chất tương tự nhau để tránh việc hạch toán nhầm lẫn. Kiểm tra các quan hệ đối ứng tài khoản tránh nhầm lẫn Doanh thu được ghi sổ đúng kỳ. Mục đích phản ánh đúng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị trong niên độ kế toán. Kiểm tra chéo các chương trình giao hàng, chấp nhận thanh toán nhưng chưa ghi sổ. Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trước sau ngày khoá sổ Đối chiếu ngày ghi trên hoá đơn với ngày ghi trên nhật ký bán hàng và sổ quỹ những chênh lệch lớn về thời gian có khả năng chứa đựng những sai sót Bảng 1.3: Tổng hợp các mục tiêu các qúa trình kiểm soát nội bộ và các loại trắc nghiêm với nghiệp vụ bán hàng Mục tiêu kiểm soát nội bộ Công việc kiểm soát nội bộ chủ yếu Thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm cơ bản Doanh thu được ghi sổ là có thực Quá trình vào sổ doanh thu được chứng minh bằng các chứng từ vận chuyển. Các hoá đơn, chứng từ được đánh số và theo dõi Xem xét các hóa đơn bán hàng trong quan hệ với vận đơn đặt hàng và vận đơn. Kiểm tra tính liên tục của hoá đơn bán hàng. Xem xét sổ cái sổ nhật ký, sổ chi tiết tài khoản 131 đối chiếu các bút toán trên cơ sở nhật ký bán hàngvà chứng từ vận chuyển. đối chiếu hoá đơn với chứng từ phê duyệt phương thức bán. các mục tiêu thu được phê chuẩn và cho phép một cách đúng đắn Sự phê duyệt tập trung vào: Phương thức bán và giao hàng Giá bán, phương thức thanh toán, cước phí vận chuyển Xem xét các chứng từ và sự phê duyệt các vấn đề trọng điểm có đầy đủ và đứng đắn So sánh giá bán trên hoá đơn với biểu giá hiện hành tại đơn vị đối chiếu các chứng từ phê chuẩn với các quy định tại đơn vị Các khoản thu đều được ghi sổ đầy đủ Các chứng từ vận chuyển đều được đánh sổ và ghi chép Các hoá đơn đều được đánh số trước và ghi chép Kiểm tra tính liên tục của vận đơn Kiểm tra tính liên tục của các hoá đơn bán hàng đối chiếu các chứng từ vận chuyển với các hoá đơn bán hàng và các bút toán ghi sổ kế toán Doanh thu đã được tính toán đúng và ghi sổ đúng đắn Kiểm soát tính độc lập của quá trình lập hoá dơn và ghi nhận daonh thu bán hàng Xem xét sự vi phạm quy chế kiểm soát nội bộ trên các chứng từ nghi vấn Tính lại số liệu trên hoá đơn. Đối chiếu bút toán trên chứng từ với sổ sách. Đối chiếu các thông tin trên hoá đơn với các chứng từ vận chuyển, đơn đặt hàng Doanh thu được ghi sổ đúng kỳ Các thr tục ghi sổ doanh thu đặc biệt là nghiệp vụ trước và sau ngày khoá sổ kế toán Kiểm tra nội bộ Xem xét các chứng từ chưa túnh tiền và chưa vào sổ, doanh thu ghi nhận trước và doanh thu bán chịu Kiểm tra sự vi phạm quy chế kiểm soát nội bộ So sánh ngày các nghiệp vụ tiêu thụ đã ghi sổ với ngày giao hàng, ngày vận chuyển. Kiểm tra nghiệp vụ phát sinh gần ngày kết thúc nien độ Các khoản thu được ghi chép dúng và cộng dồn đúng Phân cách trách nhiệm ghi sổ Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ Quan sát dối chiếu các nghiệp vụ Kiểm tra sự vi phạm quy chế kiểm soát nội bộ Cộng lại số nhật ký theo dõi quá trình ghi sổ TK131,511 3.3. Kết thúc kiểm toán. Khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính là công việc lập báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính, tuy nhiên trước khi đưa ra báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính KTV cần xem xét đến một số vấn đề sau: 3.3.1. Các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán có thể ảnh hưởng đến BCKT Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về tình hình tài chính cua một doanh nghiệp, nhằm cung cấp cho những người quan tâm những thông tin đáng tin cậy, giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn giảm thiểu tối đa những rui ro có thể gặp phải do quyết định sai lầm đưa ra, vì vậy khi kiểm toán báo cáo tài chính kiểm toán viên cũng đặc biệt chú ý đến những sụ kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán, nhưng dự kiến có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của khách hàng trong năm nay. Việc xem xét các sự kiện này cũng là nhân tố giúp bảo vệ uy tín của Công ty Kiểm toán. Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến: Là nghĩa vụ của khách hàng đối với những khoản công nợ ngoài dự kiến, các khoản bồi thường nhưng đến ngày khoá sổ vẫn chưa thể kết luận là có thể xảy ra hay không. Đối với những trường hợp này, kiểm toán viên nên tiến hành trao đổi với ban giám đốc về khả năng phát sinh các khoản nợ ngoài dự kiến, xem xét các biên bản họp của HĐQT, Ban Giám đốc, cũng như đánh giá mức trọng yéu và rủi ro đối với các khoản này, nếu khoản công nợ đó được xác định là rrọng yếu cần phải được thể hiện trên Báo cáo kiểm toán, ngược lại thì có thể bỏ qua. Xem xét những sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán: Đối với những sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC mà xét thấy cần phải điều chỉnh trên BCKT do ảnh hưởng trọng yếu thì kiểm toán viên phải điều chỉnh trên BCKT, ngược lại với những ảnh hưởng trực tiếp nhưng không đáng kế kiểm toán viên có thể đưa vào thư quản lý Xem xét khả năng hoạt động liên tục:Đây là cơ sở để đảm bảo cho báo cáo tài chính được lập cua doanh nghiệp là phù hợp. Kiểm toán viên cần xét khả năng doanh nghiệp bị lỗ liên tục trong thời gian dài và không có khả năng thanh toán các khoản nợ đáo hạn, Liên quan các vụ kiện có thể gây ra ảnh hưởng trọng yếu, các chính sách của nhà nước có tạo bất lợi gì cho doanh nghiệp không? Đánh giá kết quả: Cần đánh giá tổng quát về kết quả thu được trước khi lập Báo cáo kiểm toán 3.3.2. Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý Báo cáo kiểm toán là loại báo cao do Kiểm toán viên lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về BCTC đã được kiểm toán (chuẩn mực số 700). Kiểm toán viên có thể lựa chọn một trong số 4 dạng ý kiến sau để đưa vào Báo cáo Kiểm toán. ý kiến chấp nhận toàn phần: “ Theo ý kiến của chúng tôi, Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của Công ty X tại ngày 31/12/X cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp luật có liên quan”.ý kiến loại này còn được sử dụng trong trường hợp Báo cáo tài chính đã được kiểm toán có những sai sót nhưng dơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của Kiểm toán viên, Báo cáo sau điều chỉnh được Kiểm toán viên chấp nhận, ý kiến này cũng có thể được sử dụng trong một đoạn nhận xét nhằm làm sáng rõ thêm một vài yếu tố có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính nhưng không ảnh hưởng đến ý kiến KTV. ý kiến chấp nhận từng phần: “ Theo ý kiến của chúng tôi, Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của Công ty X tại ngày 31/12/X cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp luật có liên quan, tuỳ thuộc vào:…”.ý kiến dạng này được đưa ra khi Kiểm toán viên cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại trừ hoặc tuỳ thuộc mà KTV nêu ra trong BCKT, trưởng hợp có yếu tố ngoại trừ khi kiểm toán viên bị giới hạn về phạm vi kiểm toán hoặc bất đồng với người quản lý về phương pháp kế toán, trường hợp có yếu tố tuỳ thuộc khi có các yếu tố không chắc chắn có thể xảy ra tuỳ thuộc vào sự kiện xảy ra trong tương lai. ý kiến không chấp nhận: “Theo ý kiến của chúng tôi vì ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đề nêu trên, Báo cáo tài chính phản ánh không trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu”.Trường hợp này xảy ra khi có sự bất đồng nghiêm trọng giữa nhà quản lý với Kiểm toán viên về việc lựa chọn và áp dụng các chuẩn mực và chế độ kế toán hoặc sự không phù hợp của thông tin ghi trên BCTC hoặc thuyết minh BCTC, ý kiến dạng này cũng được đưa ra khi có sự giới hạn về phạm vi kiểm toán liên quan đến phần lớn các khoản mục. ý kiến từ chối: “Theo ý kiến của chúng tôi, vì những lý do nêu trên, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính…”Kiểm toán viên đưa ra ý kiến dạng này khi hậu quả của việc giới hạn thông tin là nghiệm trọng hoặc thiếu khối lượng lớn thông tin liên quan tới các khoản mục đến mức mà KTV không thể thu thập được đầy đủ các bằng chứng cân thiết để đưa ra ý kiến. Việc đưa ra ý kiến loại này mang tính khách quan và phụ thuộc vào tính trọng yếu. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu, KTV và công ty kiểm toán sẽ tiến hành lập thư quản lý để đưa ra những nhận xét về tình hình tài chính cũng như việc hạch toán kế toán tại doanh nghiệp, từ những gợi ý nói trên khách hàng sẽ tiến hành hoàn thiện hệ thống kê toán của mình. Phần II. Thực trạng kiểm toán doanh thu trong kiểm toán tài chính ở VAE I. khái quát chung về công ty kiểm toán và định giá Việt Nam (VAE) 1. Lịch sử hình thành và phát triển 1.1. Quá trình phát triển Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam(có tên giao dịch là Viet Nam Auditing and evaluation join stock company, tên viết tắt là VAE) được thành lập ngày 21/12/2001 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000692 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp với số vốn điều lệ là 1 tỷ đồng có trụ sở chính tại: Số 54- Đường Giang Văn Minh- Ba Đình-Hà Nội, do ông Nguyễn Đình Thới làm chủ tịch hội đồng quản trị. Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ về kế toán, kiểm toán độc lập, các dịch vụ tư vấn đầu tư cũng như định giá tài sản, tư vấn tài chính, thuế, chứng khoán bảo hiểm… tại Việt Nam. Đặc biệt, Công ty là Cơ quan đầu tiên thông qua công tác kiểm toán sẽ giúp khách hàng thiết lập một quy trình kiểm soát nội bộ hợp lý và hiệu quả. Trải qua bốn năm hình thành công ty đã tiến hành thay đổi kinh doanh 4 lần với mục đích làm thay đổi cơ cấu vốn, tăng cường vốn đầu lệ và bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Tại lần thay đổi Giấy phép kinh doanh gần đây nhất (lần thứ 5) thì số vốn điều lệ của công ty là 2 tỷ đồng và do ông Phạm Ngọc Toản làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trong những năm qua Công ty đã không ngừng phát triển về mọi mặt cụ thể là: 1.1.1. Địa bàn hoạt động của công ty Địa bàn hoạt động của công ty tương đối rộng trải dài từ Bắc vào Nam,. Ngoài trụ sở chính ở Hà Nội công ty còn mở thêm các văn phòng đại diện tại các tỉnh Hà Gi._.ẫu và tài liệu kỹ thuật, bên A sản xuất 3 mẫu cho mỗi mặt hàng, trong đó 2 mẫu giao cho khách ngoại, một mẫu giao cho bên B để làm đối chứng khi xảy ra khiếu nại giữa hai bên. Mẫu hàng được chuyên gia kỹ thuật của khách ngoại duyệt là cơ sở để sản xuất và giao hàng. Bên A đảm bảo sản xuất theo đúng mẫu đã được chấp nhận và theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của chuyên gia về quy cách kiểu dáng, màu sắc… quần áo thành phẩm phải đảm bảo vệ sinh công nghiệp không nhàu nát ố bẩn Bên A chịu trách nhiệm về quy cách phẩm chất, số lượng hàng hoá đến tận tay người nhận hàng được chỉ định trên tài liệu kỹ thuật. Điều 3: Cung cấp nguyên phụ liệu ùa tài liệu kỹ thuật Khi được thông báo giao nguyên phụ liệu và tài liệu kỹ thuật của phía nước ngoài, bên B phải làm ngay thủ tục nhập khẩu và giao nguyên phụ liệu cho bên A kịp thời Nguyên phụ liệu và tài liệu kỹ thuật phải được giao cho bên A trước khi bắt đầu sản xuất Bên B giao toàn bộ nguyên phụ liệu cho bên A theo chứng từ ngoại hoặc giao theo số lượng do khách ngoại quyết định tại kho bên A hoặc kho bên B. bên A được hưởng phần hao hụt quy định theo hợp đồng ngoại. Điều 4: bao bì đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá. Theo quy định của hợp đồng ngoại hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia Điều 5: Vận chuyển và giao nhận Nguyên tắc và địa điểm giao nhận: đối với nguyên phụ liệu: Bên B sẽ xuất kho cho bên A theo định mức phù hợp với yêu cầu sản xuất. Đối với thành phẩm: Giao nguyên đai, nguyên kiện phù hợp với chỉ định của khách ngoại Thời gian giao nhận: Thành phẩm: Bên A phải đảm bảo tiến độ sản xuất và giao hàng đúng theo quy định tại phụ kiện hợp đồng hoặc theo xác nhận giữa bên A và chuyên gia kỹ thuật. Thời gian và địa điểm cụ thể bêb A sẽ liên hệ trực tiếp với bên B. Nếu giao hàng chậm thì bên A phải chịu mọi trách nhiệm, chi phí phát sinh do giao hàng chậm gây nên như, ước phí vận chuyển bằng máy bay và các phát sinh khác (nếu có) Chứng từ và thủ tục giao nhận Bên B chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm để bên A nhận hàng và giao hàng được thuận tiện, kịp thời. Trường hợp bên B làm thủ tục chậm hoặc không đầy đủ, gây phát sinh chi phí thì bên B phải chịu trách nhiệm. đối với giao thành phẩm xuất khẩu, bên A phải cung cấp trước cho bên B ít nhất 3 ngày trứoc ngày đóng gói hàng vào Cotainer. Packing list chi tiết: 3 bản Giấy chứng nhận chất lượng hoặc xác nhận của chuyên gia nước ngoài (trong trường hợp hợp đồng hoặc L/C quy định Điều 6: Thanh toán Việc thanh toán cho bên A sẽ do khách hàng ngoại là Sun trading chi trả bằng điện chuyển tiền hoặc uỷ nhiệm chi Chứng từ thanh toán: Bên A phải phát hành hoá đơn Thuế GTGT cho bên B với thuế suất 0% Thời gian thanh toán: được thực hiện khi hàng đã đến tay khách hàng ngoại Điều 7: Các điều khoản khác. Bên A chịu trách nhiệm về an toàn và bảo quản nguyên phụ liệu kể từ khi nhận hàng đến khi kết thúc giao thành phẩm. Mọi thiệt hại tổn thất xảy ra từ lúc nhận nguyên phụ liệu đến khi giao đủ thành phẩm bên A phải đển bù toàn bộ…. Đại diện bên B Đại diện bên A 3.3.4. Tổng hợp kết quả kiểm toán doanh thu tại khách hàng. Thể hiện trên tờ tổng hợp T20 T20 Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam VIETNAM AUDITING AND EVALUATION COMPANY Client/ Khách hàng:Công ty Gold Prepere/Người lập: NVX Date: Perid/ Kỳ: Reviewed/Người soát xét: Date: Subject: Tổng hợp doanh thu. 31/12/2005 Số điều chỉnh Số kiểm toán T100 Tổng doanh thu 41.505.895.878 - - T20 Công ty kiêm toán và định giá Việt Nam VIETNAM AUDITING AND EVALUATION COMPANY Client/ Khách hàng:Công ty Sun Prepere/Người lập: NVX Date: Period/ Kỳ: Reviewed/Người soát xét: Date: Subject/ Nội dung:Tổng hợp doanh thu Nảm 2004 31/06/05 số d/c sau d/c Việt Pacific 254.849.886 Deashin 385.371.617 Shun TD 5.921.161.215 10.165.354.548 59.969.937 10.225.304.485 Vina Korea 3.929.352.590 Prime one 46.268.028 Trade Line 336.129.550 Shin won 1.401.731.291 CT may Đức Giang 291.454.476 Cty may Garnet NĐ 710.622.216 XN may lntimex 519.701.992 Cty may 10 842.476.540 Cty TNHH Vĩnh Phát 362.632.258 Hàng bán hội trợ 13.681.818 Cty may Bắc Ninh 605.511.242 605.511.242 Cty may và Quảng cáo 396.690.360 396.690.360 Việt TOTAL 1 5.015.433.577 11.167.556.150 11.227.506.087 4. Kết thúc kiểu toán Công ty kiểm toán và Kiểm toán viên sẽ đưa ra Báo cáo kiểm toán và thư quản lý cho khách hang Kiểm toán. Tại công ty Gold Việt Nam Báo cáo kiểm toán được lập như sau: Báo cáo kiểm toán Kính gửi: Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Chúng tôi công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam tiến hành kiểm toán BCTC gồm bảmg cân đối kế toán tại ngày 31/12/05, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền, và thuyết minh báo cáo tài chính cho kỳ hoạt động từ ngày 1/1/05 đến 31/12/05 của Công ty Gold gọi tắt là Công ty từ trang 7-21 Trách nhiệm của BGD và KTV Theo quy định của chế độ Kiểm toán việt nam và như đã trình bày tại trang 02,03,04, BGD của công ty có trách nhiệm lập báo cáo tài chính một cách trung thực và hợp lý. Trách nhiệm của KTV là đưa ra ý kiến độc lập về báo cáo tài chính này dựa trên kết quả của kiểm toán và báo cáo ý kiến của chúng tôi cho BGD công ty Gold Cơ sở đưa ra ý kiến Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các hướng dẫn thực hành chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam và quy chế kiểm toán độc lập hiện hành ở Việt Nam. Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các ghi chép kế toán, những bằng chứng liên quan đến các số liệu và thông tin được trình bày trong báo cáo tài chính. Chúng tôi cũng đồng thời đánh giá những kế hoạch và quyết định trọng yếu cuả BGD trong quá trình lập báo cáo tài chính này và xem xét các chính sách kế toán có được áp dụng nhất quán, trình bày đầy đủ và phù hợp với điều kiện của công ty hay không… Giới hạn phạm vi kiểm toán Số liệu ngày 01/01/04 đến ngày 31/12/04 được kiểm toán bởi công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn thuế, nên chúng tôi không đưa ra nhận xét về số dư này. Trong năm 2005 việc tiêu thụ của công ty phụ thuộc lớn vào đơn đặt hàng của công ty mẹ. Tồn tại yếu tố không chắc chắn, trọng yếu có thể gây ra nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tuc của công ty trong những năm tài chính tiếp theo. ý kiến Theo ý kiến của chúng tôi ngoại trừ ảnh hưởng của những vấn đề nêu trên, xét trên khía cạnh trọng yếu, báo cáo của công ty từ ngày 01/01/05 đến ngày 31/12/05 đã phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thư quản lý Thư ngỏ của BGD công ty kiểm toán và định giá Việt Nam Kính gửi: Hội đồng quản trị và BGD công ty Gold Thưa các quý ông quý bà. Chúng tôi, công ty kiểm toán và định giá Việt Nam đã hoàn thành cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/05 của công ty. Trong quá trình kiểm toán, chúng tôi đã soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán của các đơn vị và các ghi chép trong năm tài chính nói trên. Kèm theo thư này là tổng hợp các nhận xét về những điểm còn tồn tại và gợi ý của chúng tôi nhằm trợ giúp hội đồng quản trị và BGD hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thông kế toán nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý của công ty. Thư quản lý đối với công ty được trình bày dựa trên việc tổng hợp các ý kiến đã được nêu trong thư quản lý do các KTV độc lập đã trao đổi chi tiết với kế toán trưởng, BGD công ty. Thư quản lý này chỉ nhằm mục đích trợ giúp cho công ty hoàn thiện hệ thống kế toán, không nhằm cung cấp cho bên thứ ba sử dụng vì mục đích khác. Chúng tôi muốn nhân cơ hội này, được bày tỏ sự cảm ơn tới hội đồng quản trị, BGD công ty bà kế toán trưởng và các bộ phận đã cộng tác với chúng tôi trong quá trình kiểm toán. Trân trọng Đối với Công ty Sun Báo cáo cũng được lập tương tự như với công ty Gold Việt Nam. Phần III: Một số ý kiến nhận xét và kiến nghị để nâng cao hiệu quả kiểm toán khoản mục doanh thu của VAE I. Đối với việc kiểm toán khoản mục doanh thu do Công ty VAE thực hiện 1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 1.1. Ưu điểm Công ty đã xây dựng được một hệ thống quy trình tiếp cận khách hàng hết sức hiệu quả với nhiều phương thức đa dạng khác nhau từ việc trực tiếp giới thiệu năng lực đến khách hàng, đến thông qua các mối quan hệ, thể hiện sự năng động trong việc tìm kiếm các khách hàng, từ đó có thể vừa tư vấn cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ mà khách hàng nên lựa chọn vừa cung cấp những dịch vụ mà khách hàng yêu cầu, dẫn đến số lượng khách hàng ngày càng tăng về số lượng. Quy trình kiểm toán được xây dựng cụ thể thông qua bảy bước, từ đó giúp nhóm kiểm toán có thể thực hiện các công việc một cách đúng trình tự và khoa học, giúp rút ngắn thời gian kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán được lập chi tiết cho mỗi cuộc kiểm toán giúp cho việc phân công công việc được dễ dàng tránh sự chồng chéo đồng thời đảm bảo được sự báo quát của trưởng nhóm đến quá trình làm việc của các thành viên trong nhóm. Công ty cũng đã tiến hành xây dựng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ chung của khách hàng đồng thời thực hiện việc phân tích một số chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh để xem xét sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm. VAE cũng đã xây dựng được một hệ thống các bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, nhằm mục đích dánh giá khả năng tin tưởng vào số liệu do hệ thống kế toán của khách hàng cung cấp. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên thì quy trình kiểm toán của VAE cũng còn có một số hạn chế 1.2. Nhược điểm Việc tìm hiểu về Công ty khách hàng là chưa được chi tiết các công việc tìm hiểu mới chỉ dừng lại ở mức sơ bộ khi tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm toán. Quy trình kiểm toán được xây dựng chi tiết để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tuy nhiên thực tế khi tiến hành kiểm toán công ty thường ít chú trọng đến việc xem xét kiểm soát nội bộ một cách có hệ thống mà thường đánh giá dựa vào trực giác và phán đoán của Trưởng nhóm Kiểm toán. Việc xem xét hệ thống KSNB mới chỉ dừng lại ở việc phỏng vấn BGĐ và Kế toán trưởng về những vấn đề chung các chính sách kế toán được áp dụng chủ yếu trong công ty. Việc đánh giá rủi ro và trọng yếu có được xây dựng nhưng thực tế thường không được thực hiện, nhân viên có đủ năng lực để thực hiện công việc đánh giá này là rất ít, ngoài trưởng phòng và thành viên BGĐ khi thực hiện ký kết hợp đồng có tìm hiểu và đánh giá sơ bộ thì các thành viên khác trong nhóm kiểm toán (kể cả trưởng nhóm) chưa có đủ khả năng để đánh giá rủi ro kiểm toán hoặc đánh giá không chính xác. Điều này dẫn đến số lượng kiểm tra chi tiết sẽ tăng, chi phí kiểm toán vì thế cũng tăng lên đáng kể. Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch cũng được thực hiện tuy nhiên công việc này chỉ thực sự được đầu tư trong trường hợp Kiểm toán viên cảm thấy ghi ngờ về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty khách hàng (như tình trạng lỗ kéo dài, giá vốn luôn cao hơn so với doanh thu đạt được), đối với các khách hàng là khách hàng lần đầu hoặc là với những khách hàng có phát sinh doanh thu lớn (phí kiểm toán cao). 2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 2.1. Ưu điểm Tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch kiểm toán đã được trưởng nhóm lập và trưởng phòng phê duyệt. Giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên được thiết kế một cách hết sức khoa học, việc ghi chép được tuân thủ theo một trình tự chung là đi từ tờ tổng hợp sang tờ chi tiết. Giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên được thiết kế theo một form chung, tờ 20 luôn là tờ ghi chép tổng hợp, tờ 30 đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ và tờ 100 tiến hành kiểm tra chi tiết. Giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên luôn được đánh tham chiếu đầy đủ và theo trật tự điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc soát xét và nghiên cưu file Kiểm toán. Kiểm tra chi tiết được tiến hành bài bản tiến hành phân tích biến động doanh thu theo tháng, quý để tìm những biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những biến động đó. Thưỡng xuyên báo cáo tình hình với trưởng nhóm Kiểm toán và với trưởng phòng để tìm cách xử lý. 2.2. Nhược điểm Đấnh giá hệ thống Kiểm soát nội bộ của khách hàng được thể hiện trên giấy tờ làm việc số T30 thực chất được tiến hành đồng thời hoặc sau khi kiểm tra chi tiết, các phát hiện về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng chính là việc ghi chép các sai sót và gian lận đối với khoản mục kiểm tra chi tiết, điều này dẫn đến chi phí kiểm toán thực chất vẫn không thay đổi. Các sai sót chưa được thể hiện dưới dạng các bảng kê xác minh hay bảng kê chênh lệch điều này gây khó khăn trong quá trình đọc file kiểm toán. 3. Kết thúc kiểm toán 3.1. Ưu điểm Sau khi tổng hợp giấy tờ làm việc từ các Kiểm toán viên phân hành, Trưởng nhóm Kiểm toán sẽ xem xét thống nhất với Ban Giám đốc khách hàng về những sai sót và gian lận đã phát hiện ra trong từng phần hành trước khi đưa ra Báo cáo Kiểm toán tài chính và Thư quản lý. Thư quản lý là những kiến nghị hay gợi ý của Kiểm toán viên giúp cho khách hàng hoàn thiện quy trình hạch toán và hệ thống sổ sách của mình. Công việc này được VAE đặc biệt chú ý quan tâm vì sẽ tạo được uy tín cũng như mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Hệ thống soát xét chất lượng báo cáo kiểm toán được xây dựng chi tiết cho từng cấp đảm bảo cho báo cáo đuợc trình bày phù hợp và giảm thiểu tối đa những rủi ro mà Công ty có thể gặp phải trong quá trình kiểm toán. 3.2. Nhược điểm Số lượng các hợp đồng Kiểm toán với VAE hiện tại là tương đối lớn thường tập trung vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm. Trong khi đó yêu cầu của khách phục vụ cho quá trình kiểm tra của Nhà nước thường tập trung vào một thời điểm dẫn đến khối lượng công việc đối với Kiểm toán viên trong giai đoạn này là rất lớn, áp lực công việc nhiều điều này dẫn đến không thể tránh khỏi các sai sót trong quá trình làm việc. Qua thời gian thực tập tại Công ty VAE em nhận tuy còn một số nhược điểm nhưng nhìn chung quy trình và chương trình kiểm toán của VAE tương đốii hoàn chỉnh và khoa học. II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại VAE. 1. Tính tất yếu phải hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu. Sau khi nghị định 105/NĐ - CP của Chính phủ được thực hiện đã mở ra một thi trường rất rộng lớn cho các Công ty Kiểm toán, chính vì vậy trong vòng 2 năm gần đây số lượng các Công ty Kiểm toán liên tục tăng, hiện tại ở Việt Nam đã có trên 80 Công ty Kiểm toán điều này dẫn đến việc cạnh tranh để thu hút khách hàng đang ngày một tăng. Một trong những nhân tố quyết định sự thành công của các Công ty Kiểm toán hiện nay đó chính là uy tín và chất lượng sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp. Xây dựng một quy trình kiểm toán hoàn chỉnh và có hiệu quả sẽ là nhân tố quyết định đến chất lượng Kiểm toán, hiểu rõ tầm quan trọng của điều này trong những năm qua VAE đã không ngừng hoàn thiện quy trình kiểm toán của mình để tăng tính cạnh tranh thu hút khách hàng. Doanh thu luôn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn muốn thể hiện chỉ tiêu này ở mức tốt nhất bên cạnh đó số lượng các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu lại rất lớn và thường phát sinh thường xuyên, chính vì thế mà khả năng tồn tại những gian lận và sai sót thường lớn. Vì vậy trong quá trình kiểm toán để đảm bảo hiệu quả của cuộc kiểm toán nói chung, thì chương trình kiểm toán doanh thu cần phải được xây dựng hiệu quả và không ngừng hoàn thiện. Tại VAE mặc dù Kiểm toán viên đã thực hiện Kiểm toán vởi trình độ cũng như khả năng phán đoán nghề nghiệp cao nhưng vẫn còn những điểm hạn chế, đặc biệt đối với khoản mục doanh thu: Khi sử dụng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ mới chỉ dùng lại ở việc sử dụng bảng tưòng thuật và bảng hỏi mà chưa sử dụng lưu đồ, việc phỏng vấn chưa được thể hiện trên giấy tờ làm việc. Chọn mẫu theo quy mô nghiệp vụ và theo phán đoán nghề nghiệp của Kiểm toán viên. Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro ít được thực hiện. Thủ tục phân tích áp dụng còn ít 2. Việc mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Tìm hiểu và đánh giá hệ thống Kiểm soát nội bộ của khách hàng là một trong những nhân tố làm giảm thiểu chi phí và thời gian kiểm toán. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ có thể sử dụng bảng tường thuật, bảng câu hỏi, vẽ lưu đồ hoặc kết hợp cả cách trên. Sử dụng bảng câu hỏi có tác dụng mô tả chi tiết hoạt động của khách hàng nhưng có nhược điểm là làm mất cái nhìn tổng quát và tốn thời gian, sử dụng bảng câu hỏi đối dạng đóng với câu trả lời có hoặc không có ưu điểm đơn giản dễ thực hiện, tuy nhiên nhược điểm là không thể tìm hiểu sâu hơn đối với những vấn đề được trả lời là không, hơn nữa việc thiết kế các câu hỏi đòi hỏi phải rất đơn giản dễ hiều nhưng vẫn phải đạt được mục đích là hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ là rất khó, việc sử dụng lưu đồ sẽ mô tả chi tiết quá trình kiểm soát nội bộ của khách hàng một cách dễ hiểu và tổng quát nhất, tuy nhiên nhược điểm là tốn thời gian và chi phí. Hiện tại VAE đang thực hiện việc sử dụng bảng tường thuật và bảng câu hỏi, bên cạnh đó đối với những khách hàng lớn và quan trọng công ty nên thực hiện thủ tục vẽ lưu đồ mô tả (ví dụ về lưu đồ) 3. Thực hiện phân tích doanh thu Việc sử dụng các tỷ suất như thế nào Sử dụng kỹ thuật phân tích Sai phạm có thể có Phân tích ngang: So sánh giữa số thực tế /kế hoạch, so sánh doanh thu của đơn vị với doanh thu trung bình của các đơn vị cùng ngành trong cùng một thời điểm để thấy được hiệu quả của việc bán hàng. Tính toán lại doanh thu của đơn vị khách hàng có phù hợp chính sách giá bán không. Xem xét doanh thu trong quan hệ với giá bán. Có thể có sự khai tăng hoặc khai giảm, tồn tại những khoản doanh thu khống Phân tích dọc ( phân tích tỷ suất): Xem xét các tỷ suất có liên quan đến doanh thu bao gồm: doanh thu từng loại hàng hoá dịch vụ/tổng doanh thu, doanh thu/giá vốn hàng bán, lợi nhuận trước thuế. Khai tăng hoặc giảm So sánh tỷ lệ doanh thu bán chịu giữa các tháng trong năm và giữa các năm với nhau. Từ đó xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp Khai tăng doanh thu So sánh tỷ lệ doanh thu hàng bán bị trả lại giữa các năm Giảm doanh thu VAE nên tăng cường việc phân tích các tỷ suất để thấy được những bất hợp lý ở khoản mục doanh thu. Tại Công ty Gold VAE đã tién hành phân tích tỷ lệ doanh thu của trên giá vốn, tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu, điều này là rất cần thiết và phục vụ đắc lực cho công tác kiểm toán, tuy nhiên công việc này vẫn chưa được VAE thực hiện thường xuyên và với mọi đối tượng khách hàng, các thủ tục này chỉ được thực hiện đối với các khách hàng mới hoặc với những khách hàng có phát sinh doanh thu lớn, đối với các khách hàng nhỏ thì công việc này vẫn chưa được chú trọng thực hiện, thiết nghĩ công ty lên tiến hành việc phân tích này nhiều hơn để kết hợp với các xét đoán nghề nghiệp của mình đưa ra mẫu kiểm tra chi tiết hiệu quả và tiết kiệm. Đối với vấn đề mấu chọn để kiểm tra chi tiết mặc dù công ty đã kết hợp thủ tục phân tích với việc ước lượng các rủi ro để tìm ra mẫu chon song chưa xây dựn được cho mình một quy trình đánh giá rủi ro và chọn mẫu phù hợp điều này dẫn đến rủi ro mà VAE gặp phải trong việc kiểm toán sẽ tăng lên, trong thời gian tới Công ty nên sớm hoàn thiện Công việc này. 4. Các chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến kiểm toán khoản mục doanh thu. Kiểm toán độc lập ra đời và phát triển trong vòng hơn muời năm qua do yêu cầu bức thiết của việc quản lý nền kinh tế thị trưòng nên tốc độ phát triển của ngành rất cao, tuy nhiên hoạt động này hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do các thành phần kinh tế vẫn chưa có đủ những hiểu biết cần thiết về hoạt động Kiểm toán cũng như hệ thống hành lang pháp lý cho hoạt động này chưa được xây dựng một cách đầy đủ. Hiện nay, Bộ tài chính đã soạn thảo và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán và Kiểm toán làm cơ sở cho hoạt động Kiểm toán hiện nay. Trong thời gian tới nhà nước nên đẩy mạnh công tác điều tiết vĩ mô hoạt động Kiểm toán độc lập tại Việt Nam thông qua việc xây dựng hoàn chỉnh Luật Kiểm toán nói chung (Nhà nước mới ban hành Luật kiểm toán Nhà nước) và cần đẩy mạnh việc ban hành và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán. Các chuẩn mực đã được ban hành cần sớm có thông tư hướng dẫn để sớm được vận dụng vào thực tế. Hiện nay bộ tài chính đang là cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề cho các Kiểm toán viên (CPA) và giám sát chất lượng của đội ngũ Kiểm toán viên này, tuy nhiên nên chăng trong thời gian tới việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng của các Kiểm toán viên quốc gia nên được giao cho Hiệp hội Kiểm toán viên Việt Nam đảm nhận. 5. Với hiệp hội Kiểm toán viên Việt Nam (VNCPA) Hiệp hội Kiểm toán viên Việt Nam (VNCPA) ra đời là một trong những bước phát triển quan trọng đánh dầu một sự trưởng thành nhất định của Kiểm toán độc lập nói riêng và Kiểm toán tại Việt Nam nói chung. Hiệp hội ra đời nhằm mục đích nâng cao tính liên kết trao đổi học hỏi lẫn nhau giữa các Công ty Kiểm toán, từ đó tạo điều kiện cho ngành này phát triển. Trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội thông qua việc: Tạo ra các diễn đàn, mở rộng trao đổi học hỏi kinh nghiêm giữa các Công ty Kiểm toán. Tích cực chủ động trong việc gặp gỡ các tổ chức hiệp hội Kiểm toán việ các nước phát triển để tăng cường xúc tiến các hoạt động hợp tác phát triển, cũng như học hỏi kinh nghiệm của họ. Kết luận Mặc dù Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam mới được thành lập năm 2002, nhưng trong bốn năm qua Công ty đã không ngừng phát triển về mọi mặt với đội ngũ nhân viên năng động sáng tạo và rất yêu nghề, công ty đã từng bước vượt qua các khó khăn khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực Kiểm toán và trong tương lai không xa công ty sẽ trở thành một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về doanh thu cũng như số lượng khách hàng khách hàng. Thông qua việc nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn tại Công ty VAE em nhận thấy rằng, Kiểm toán khoản mục doanh thu đóng một vai trò rất quan trong trong quá trình Kiểm toán Báo cáo tài chính tại khách hàng nhằm đảm bảo cung cấp cho những người quan tâm những thông tin trung thực và hợp lý nhất về tình hình tài chính của Khách hàng. Xây dựng một quy trình Kiểm toán hiệu quả nói chung sẽ là nhân tố giúp các Công ty nói chung và VAE nói riêng tạo nên uy tín của mình trên thị trường đồng thời tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả Công việc. Do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài viết này vãn còn những hạn chế thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và các anh chị Kiểm toán viên để em có thêm những hiểu biết sâu sắc hơn trong quá trình học tập và Công tác sau này. Em xin chân thành cám ơn cô giáo hướng dẫn- ThS. Bùi Thị Minh Hải và các anh chị Kiểm toán viên phòng nghiệp vụ I đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Hà nội, ngày 9 tháng 4 năm 2006 Sinh viên Hoàng Thị Thu Hiền Phụ lục Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại VAE Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Tham chiếu I. Kiểm tra hệ thống Kiểm soát 1. Kiểm tra chính sách và thủ tục ghi nhận doanh thu, chính sách giá bán trong từng thời kỳ. Bao gồm doanh thu bán hàngvà doanh thu nội bộ 2. Thu thập, lập và cập nhật những văn bản về hệ thống KSNB của khách hàng, chính sách và quy trình kiểm soát, trình tự và việc lập hoá đơn bán hàng, xác định giá bán cho từng loại hàng và từng thời kỳ bao gồm hệ thống thu tiền mặt. Kiểm tra tính tuân thủ: Chọn một dãy các nghiệp vụ bán hàng cho khách và kiểm tra xem các nghiệp vụ này có tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ từ quá trình mua bán cho đến khi thu tiền không. Việc kiểm tra phải ghi trên WP Kiểm tra tính tuân thủ: Chọn một số nghiệp vụ bán hàng nội bộ và kiểm tra xem các nghiệp vụ ấy có tuân thủ hệ thống kiếm soát nội bộ từ khi bán cho đến thu tiền và hạch toán vào tài khoản phải thu nội bộ không, việc kiểm tra phải được ghi nhận trên giấy tời làm việc. Ghi chép sai sót trên giấy tờ làm việc. Kết luận về hệ thống KSNB Xác định các cán bộ chủ chốt của HTKSNB phần doanh thu( tên tuổi, chức vụ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc) II. Phân tích soát xét 1. Khuynh hướng biến động của doanh thu theo tháng bán hàng: Phân tích doanh thu theo từng tháng trong kỳ và so sánh với các kỳ trước, xác định nguyên nhân biến động doanh thu.Bao gồm cả doanh thu bán hàng và doanh thu nội bộ. Xác định nguyên nhân biến động doanh thu như tăng sản lượng hàng hoá bán ra điều chỉnh giá thay đổi cơ cấu sản lượng hàng bán. 2. Phân tích các khoản doanh thu xem có phù hợp với qui định hiện hành và chuẩn mực kế toán không: xác định tỷ trọng phải thu/ doanh thu; hàng tồn kho/ doanh thu, từ đó đưa ra phương pháp kiểm toán III. Kiểm tra chi tiết 1. Lập bảng phân loại doanh thu theo loại dịch vụ (theo thuế suất thuế GTGT) từ đó xem xét biến động qua các tháng trong năm, xem xét và cập nhật bất cứ một chính sách nào thay đổi liên quan đến doanh thu 2 Xem xét hàng xuất bán có đủ hoá đơn không: Đối chiếu tài khoản tiền, giá vốn hàng bán và hàng tồn kho với các tài khoản doanh thu Kiểm tra chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ với hàng tồn kho, doanh thu và thu tiền. 3 Liệt kê các khoản doanh thu lớn hoặc bất thường trên sổ doanh thu hoặc sổ cái cả năm, thực hiện kiểm tra chi tiết chứng từ với khoản mục này. 4 Kiểm tra tính chính xác của doanh thu: Kiểm tra các yếu tố bắt buộc trên hoá đơn đối chiếu với hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, đối chiếu từ hoá đơn vào sổ bán hàng… 5 Liệt kê và kiểm tra các khoản hàng bán bị trả lại, giảm giá chiết khấu. Xem xét quan điểm của cơ quan thuế về các khoản này. Kiểm tra việc ghi giảm doanh thu đối chiếu tài khoản doanh thu với các chứng từ ghi nhận hàng bán bị trả lại. Kiểm tra giá ghi trên hoá đơn, ngày trên hoá đơn. Chọn một dãy liên tục các nghiệp vụ bán hàng bị trả lại đối chiếu với chứng từ chi trả tiền khách hàng hoặc hạch toán phải trả. Đối chiếu chứng từ nhập lại hàng do khách hàng trả lại, kiểm tra xem đã được hạch toán nhập lại chưa. Kiểm tra tỷ lệ chiết khấu có được thực hiện theo quy định của nhà nước không. Các hoá đơn hàng bán bị trả lại hoặc chiết khẩu giảm giá hàng bán có được tính toán một cách chính xác không. Các chứng từ phê duyệt hàng bán bị trả lại có được phê duyêt không. 6 Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Kiểm tra hoá đơn bán hàng của mười ngày cuối năm và mười ngày đầu năm để đảm bảo doanh thu đã được ghi chép đúng kỳ: Kiểm tra các hoá đơn chứng từ về hàng gửi bán Kiểm tra hàng hoá được bán thẳng từ nhà cung cấp đến khách hàng của Công ty 7 Kiểm tra các khoản tiền bán hàng thanh toán chuyển khoản và tiền mặt được gửi ngay vào ngân hàng. Đối chiếu giữa phiếu thu bán hàng ngày với sổ tiền gửi ngân hàng/ sổ tiền mặt Đối chiếu giữa chứng từ kê khai các khoản thu tiền bán hàng vào sổ tiền gửi ngân hàng và vào sổ phụ ngân hàng. Đối chiếu các chứng từ gốc với sổ phụ ngân hàng về các khoản phải thu khác. Kiểm tra các khoản tiền thanh toán bằng chuyển khoản và tiền mặt được ghi chép đúng đắn trong sổ kế toán Đối chiếu giữa các bút toán thu tiền mặt với sổ phải thu khách hàng và sổ Cái 8 Kiểm tra doanh thu trong mối liên hệ với các khoản phải thu của khách hàng. 9 Kiểm tra đối với phần doanh thu bán hàng nội bộ 10 Các thủ tục kiểm toán khác 2. Bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ cùa khách hàng. Tên khách hàng : …………………… Khoản mục : Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Ngày thực hiện : …../…./….. Người thực hiện : …………………….. Nội dung Không áp dụng Có Không Ghi chú A Tổng quát (1) (2) (3) (4) 1 Toàn bộ các ghi chép kế toán được cập nhật hàng ngày và lập bảng cân đối phát sinh tháng 2 Các ghi chép có được thực hiện đầy đủ không 3 Tất cả các chứng từ hạch toán có được duyết bởi Ban lãnh đạo không 4 Công ty có quy định các cán bộ chủ chốt phải nghỉ hết phép hàng tháng hay không? 5 Công việc của những người nghỉ phép có được người khác đảm nhiệm thay hay không? B Đối chiếu với ngân hàng (1) (2) (3) (4) 1 Các khoản tiền gửi ngân hàng có được đối chiếu hàng tháng không? 2 Bản xác nhận Số dư ngân hàng có được kiểm tra bởi lãnh đạo hay không? 3 Ban lãnh đạo có đối chiếu số dư TK tiền gửi ngân hàng trên sổ sách kế toán với bảng xác nhận số dư Ngân hàng không? Nếu có chênh lệch được điều chỉnh trên sổ kế toán chưa? C Thu tiền (1) (2) (3) (4) 1 Hàng tháng toàn bộ tiền mặt thu về có được gửi hết vào Ngân hàng không 2 Ban lãnh đạo có kiểm tra thư từ đến đơn vị hay không 3 Các phiếu thu có được đánh số seri tương úng với các khoản tiền nhận được hay không 4 Các phiếu thu có đầy đủ chữ ký của lãnh đạo đơn vị không/ 5 Các phiéu thu và HĐBH bị huỷ bỏ có được lưu lại bản gồc không? 6 Các phiéu thu và HĐBH chưa phát hành có được kiểm soát chặt chẽ bởi lãnh đạo đơn vị hay không? D Các khoản phải thu (1) (2) (3) (4) 1 Có sự phân nhiệm rõ ràng giữa người lập hóa đơn và người ghi sổ không? 2 Tổng hợp số dư chi tiết cho các khoản phải thu có được đối chiếu hàng tháng với sổ cái không? 3 Báo cáo nhận công nợ hàng tháng có được lập và gửi cho các con nợ không? Nếu có chênh lệch đơn vị đã tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh trên sổ kế toán chưa? 4 Các báo cáo hàng tháng có được Ban lãnh đạo xem xét trước khi gửi đi hay không? 5 Các báo cáo có được gửi đi bởi một người khác kế toán công nợ không? 6 Việc xoá sổ các khoản nợ khó đòi có được Ban giám đốc phê duyệt không? 7 Các HDBH và giấy báo có cho khách hàng có được phê duyệt không? 8 Công ty có đôn đốc khách hàng trả nợ hay không? Công ty có giao các nghiệp vụ đôn đốc thu hồi nợ cho một người hay không? 9 Công ty có cơ chế xác định các khoản nợ chậm trả, nợ khó đòi hay không? 10 Công ty có biện pháp cụ thể để thu hồi nợ chậm trả, nợ khó đòi hay không? E Doanh thu (1) (2) (3) (4) 1 Có chữ ký của khách hàng trên hoá đơn không? 2 Các bản copy của Hoá đơn có được theo dõi để bảo đảm việc giao hàng được thực hiện chính xác và nhanh chóng không? Các hoá đơn bán hàng có phản ánh đúng só hàng thực tế đã giao cho khách hàng hay không? 3 Các hóa đơn có được viết theo đúng số seri và trình tự thời gian hay không 4 Chức năng giao hàng và viết hóa đơn có được tách biệt không? Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36312.doc
Tài liệu liên quan