Lời mở đầu
Năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành một thành viên của tổ chức WTO(Tổ chức thương mại quốc tế), sự kiện kinh tế quan trọng này đã mở ra cho nước ta nhiều cơ hội và thách thức lớn. Năm vừa qua cũng được xem là năm thị trường chứng khoán hoạt động sôi động. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã khẳng định thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng trong hoạt động thị trường tài chính của nước ta. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán các thuật ngữ kinh tế và thông tin
12 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện kết cấu và nội dung phản ánh của kết quả kinh doanh hiện hành ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế tài chính được nhiều người quan tâm hơn trước đây. Cho nên các báo cáo tài chính của các đơn vị, tổ chức kinh tế có vài trò quan trọng khi đưa ra các quyết định kinh tế tài chính trong nền kinh tế thị trường. Báo cáo tài chính gồm nhiều báo cáo khác nhau nhưng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những báo cáo bắt buộc không thể thiếu và trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà kinh tế và tất cả mọi đối tượng quan tâm. Lý do chính là vì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin kinh tế quan trọng cho đối tượng quan tâm về tình hình lỗ lãi trong chu kỳ hoạt động vừa qua, dựa vào đó có thể đánh giá tiềm năng của đơn vị và đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.
Báo cáo tài chính nói chung và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng là những tài liệu kinh tế rất quan trọng. Theo Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã đáp ứng phần nào nhu cầu thônh tin cho các đối tượng sử dụng nhưng còn tồn tại một số bất cập trong cơ chế cần được bổ sung và sửa đổi để phù hợp với thực tế.
Xuất phát từ lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn thực hiện đề tài:” Hoàn thiện kết cấu và nội dung phản ánh của báo cáo kết quả kinh doanh hiện hành ở Việt Nam”.
Phần I : Cơ sở lý luận về kết cấu và nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.Khái niệm và vai trò của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.1 Các khái niệm:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành:” Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một thời kỳ nhất định, báo cáo gồm kết quả hoạt động kinh doanh (hoạt động bán hàng và cung cấp dich vụ, hoạt động tài chính) và các hoạt động khác”(Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính,PGS. TS Ngyễn Văn Công, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Năm 2006).
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quan điểm Bắc Mỹ như sau: Trong hệ thống báo cáo kế toán của Mỹ, Báo cáo kết quả kinh doanh là Báo cáo thu nhập. Báo cáo thu nhập (Income Stament) là báo cáo khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua một kỳ hoạt động bằng cách liệt kê tổng doanh thu phát sinh trong kỳ và tổng chi phí phát sinh tương ứng tạo ra doanh thu(Giáo trình Kế toán quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Năm 2002). Kết quả hoạt động được xác định dựa vào phương trình kinh tế:
Thu nhập thuần= Tổng doanh thu-Tổng chi phí
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được hiểu theo quan điểm kế toán Tây Âu: Trong hệ thống báo cáo của Kế toán Pháp, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được gọi là Báo cáo kết quả liên độ. Báo cáo liên độ là báo cáo kết quả hoạt động của doanh nghiệp thể hiện trên các chỉ tiêu lãi lỗ. Cho nên các chỉ tiêu lãi lỗ là các chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Mỗi quốc gia thực hiện theo một chế độ kế toán riêng đã trở thành rào cản khó khăn cho đối tượng sử dụng báo cáo, các chuẩn mực kế toán quốc tế được hình thành góp phần tìm ra tiếng nói chung cho kế toán các nước. Chuẩn mực Kế toán quốc tế Số 1(ISA1 “Trình bày báo cáo tài chính”): Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay còn gọi là Báo cáo thu nhập được trình bày theo những hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành nghĩa là phải trình bày thu nhập(lãi, lỗ) theo hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoatj động đầu tư (Chuẩn mực Kế toán quốc tế)
Tham khảo và tìm hiểu kế toán của các nước và kế toán quốc tế so với kế toán Việt Nam có những điểm khác biệt. Theo tôi có thể hiểu khái quát như sau:Báo cáo kết quả kinh doanh hay còn gọi là báo cáo thu nhập là báo cáo tài chính phản ánh toàn bộ doanh thu cùng với chi phí tương ứng để tạo ra doanh thu trong kỳ, từ đó xác địng kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo thông qua chỉ tiêu lãi lỗ.
Phần 2: Thực trạng chế độ kế toán Việt Nam về kết cấu và nội dung Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.Khái quát lịch sử hình thành báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Chế độ kế toán Việt Nam phát triển qua nhiều giai đoạn trong đó có những mốc thời gian quan trong trong kịch sử hình thành Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh :
Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995: đây là thời kỳ nước ta đang chuyển dần từ chế độ tập trung bao cấp sang nền kinh tế cơ chế thị trường. Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã ban hành chế độ Báo cáo kế toán định kỳ áp dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh theo Quy định 224-TC/CĐKT ngày 18 tháng 4 năm 1990. Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần:
Phần I: Thu nhập vàchi phí của các loại hoạt động kinh doanh.
Nội dung của phần này phản ánh toàn bộ thu nhập và các khoản chi phí phát sinh mà kế toán tập hợp từ các hoạt động kinh doanh doanh nghiệp đã tiến hành trong kỳ. Thu nhập và chí phí được trình bày thành hai bên đối xứng với nhau. Bên trái là toàn bộ các khoản chi phí, bên phải là toàn bộ các khoản thu nhập từ các hoạt động kinh doanh doanh nghiệp đã tiến hành .
Phần II: Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Nội dung của phần này thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với các khoản thuế của Nhà nước và trách nhiệm thực hiện với ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp.Trong phần này các chỉ tiêu được trình bày theo hành dọc, gồm hai cột: cột chỉ tiêu và cột số tiền.
Giai đoạn từ năm 1995 đến nay: thời kỳ này nền kinh tế nước ta đã có thực sự vận hành theo cơ chế thị trường, Nhà nước không trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các doanh nghiệp mà chỉ thông qua các chính sách kinh kế vĩ mô quản lý nền kinh tế.-
Hệ thống chế độ kế toán theo quyết định số1141 TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 1/11/1995 đã có sự gắn bó giữa đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp với nhu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng trong cơ chế thị trường kể cả yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều chưa hợp lý cần thay đổi.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2000 bao gồm 3 phần có nội dung kết cấu như sau:
Phần I-Lãi, lỗ
Phần này phản ánh các khoản doanh thu và chi phí để xác định kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Kết cấu hàng dọc gồm 5 cột: “Chỉ tiêu”, “Mã số”, “Thuyết minh”, “Năm nay”, “Năm trước”.
Phần II- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Nội dung của phần này phản ánh các khoản thuế doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp và tình hình thực hiện của doanh nghiệp. Kết cấu phần II gồm 8 cột: “Chỉ tiêu”, “Mã số”, “ Số còn phải nộp đầu kỳ”, “Số phải nộp trong kỳ này”, “Số đã nộp trong kỳ”, “Số phải nộp luỹ kế từ đầu năm”, “Số còn phải nộp đến cuối kỳ”. Trong phần này các chỉ tiêu được trình bày hàng dọc theo thứ tự sau:
1.Thuế
2.Thuế GTGT hàng bán nội địa
3.Thuế GTGT hàng nhập khẩu
4.Thuế tiêu thụ đặc biệt
5.Thuế xuất, nhập khẩu
6.Thuế thu nhập doanh nghiệp
7.Thu trên vốn
8.Thuế tài nguyên
9.Thuế nhà đất
10.Tiền thuê đất
11.Các loại thuế khác
12. Các khoản phải nộp khác
13.Các khoản phụ thu
14.Các khoản phí, lệ phí
15.Các khoản khác.
Phần III-Thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ,Thuế GTGT được hoàn lại, Thuế GTGT được giảm, Thuế GTGT hàng bán nội địa.
Nội dung các chỉ tiêu ở phần này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ; Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại; Số thuế GTGT được giảm, số thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp, đã nộp và còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo.
Kết cấu của phần này gồm 4 cột: “Chỉ tiêu”, “mã số”, “Số tiền kỳ này”, “Luỹ kế từ đầu năm”.Các chỉ tiêu được trình bày hành doc.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ban hành theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 do phần II và phần III có kết cấu và nội dung giống báo cáo chuyên dụng nên đã bỏ bớt trong báo cáo kết quả kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh theo chế độ kế toán hiện hành được quy định cụ thể trong Chuẩn mực số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”(Ban hành và công bố theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo mẫu bảng B 02- DN áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp của Việt Nam.(Mẫu bảng B 02 –DN xem phần phụ lục).
2.2 Kết cấu và nội dung phản ánh báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
2.2.1 Kết cấu phản ánh báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
Trong Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) có quy định về kết cấu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau: “Cách thức được sử dụng để mô tả và sắp xếp các khoản mục hàng dọc có thể được sửa đổi phù hợp để diễn giải rõ hơn các yếu tố về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp. Các nhân tố cần được xem xét bao gồm tính trọng yếu, tính chất và chức năng của các yếu tố khác nhau cấu thành các khoản thu nhập và chi phí.....”
Kết cấu của Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh gồm:
Phần – Lãi, lỗ:Trong phần này các chỉ tiêu được trình bày theo hàng dọc theo thứ tự lần lượt như trong Chuẩn mực kế toán số 21về trình bày báo cáo tài chính.Việc trình bày các chỉ tiêu phải tuân theo biểu mẫu đã quy định cụ thể là Mẫu số B 02- DN. Mẫu bảng bao gồm 5 cột:
Cột thứ nhất là tên các chỉ tiêu được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Cột thứ hai là cột mã số
Cột thứ balà cột thuyết minh
Cột thứ tư là cột số liệu năm nay
Cột thứ năm là cột số liệu năm trước
Phía dưới bảng biểu là ngày tháng năm lập báo cáo và phần chữ ký, họ tên của đối tượng liên quan cụ thể là người lập biểu, kế toán trưởng, giám đốc(có kèm theo con dấu)
Chú ý : những chỉ tiêu không có số liệu có thể không trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”.
2.2.2 Nội dung phản ánh báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu trình bày trong mỗi phần trên báo cáo:
Phần I- Lãi, lỗ: Nội dung báo cáo là phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh sản xuất và cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động khác.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01):chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm và cung cấp dịch vụ trong kỳ báo cáo.Chế độ kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định, doanh thu là “ tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. Chuẩn mực kế toán số 14 cũng quy định doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được, không bao gồm các khoản giữ hộ hay thu hộ đơn vị, cá nhân khác. Doanh nghiệp chỉ được xác định thời điểm ghi nhận doanh thu khi thoả mãn các điều kiện sau:
Người bán đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua;
Người bán không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoánhư người sở hữu hàng hoá hoặc kiểm soát hàng hoá;
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Người bán đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
Xác định được chi phí liên quan đến bán hàng;
Doanh thu phải được thực hiện , phải thực tế phát sinh.
Các khoản giảm trừ (Mã số03): chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong kỳ bao gồm : Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế Giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định kỳ báo cáo.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ(Mã số 10): Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm và cung cấp dịch vụ thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu.Chỉ tiêu này là căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán(Mã số 11): chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn hàng hoá,giá thành phẩm sản xuất, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã bán và cung cấp trong kỳ báo cáo.Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành có 5 phương pháp tính giá,doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp đó để hạch toán giá sản xuất sao cho phù hợp với đơn vị của mình và phải áp dụng thống nhất trong cả kỳ kinh doanh. Nếu có sự thay đổi phải thông báo trước.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ( Mã số 20): Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ.
Doanh thu hoạt động tài chính(Mã số 21): Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo cáo
Chi phí tài chính(Mã số 22): Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm chi phí tiền lãi vay phải trả, chí phí bản quyền, chi phí hoạt động liên quan...phát sinh tronh kỳ báo cáo.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh(Mã số 30):Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phần III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện nội dung và kết cấu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chế độ kế toán hiện hành.
3.1.Hoàn thiện kết cấu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chế độ kế toán hiện hành.
Báo cáo kết quả hoạt động chế chuẩn mực kế toán quôc tế và chuẩn mực kế toán Mỹ không xuất cột “Mã số”.Hiện nay trên Báo cáo kết quả kinh doanh gồm có 4 cột và có cột “Mã số”. Cột mã số này không phụ thuộc vào số liệu các chỉ tiêu trình bày trên báo cáo nên kiến nghị là bỏ cột mã số.Khi bỏ bớt cột mã số làm cho báo cáo kết quả trông đơn giản , dễ theo dõi số liệu, tránh sự nhầm lẫn mà không làm mất đi độ chính xác hay độ tin cậy vào các con số.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những báo cáo tài chính quan trọng, cần thiết cho các đối tượng sử dụng để xem xét phân tíc, đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh, cũng như tình hình sinh lời từ các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Đây là Báo cáo tài chính bắt buộc các doanh nghiệp phải lập và nộp theo đúng quy định.Như đã trình bày, có hai cách lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hai cách phân loại chi phí: theo chức năng và tính chất của chi phí. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai cách trên sao cho phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình. Trong hệ thống Báo cáo tài chính Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được quy định thống nhất theo Mẫu số B 02-DN(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như chúng ta đã biết, nước ta có nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mỗi thành phần kinh tế có những hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh theo những đặc trưng rất khác biệt nhau về hình thức sở hữu,quy mô và lĩnh vực hoạt động...Mẫu báo cáo áp dụng trong các doanh nghiệp theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành được lập theo cách thứ hai tức là theo chức năng chi phí. Việc quyết định như trên thật là cứng nhắc bởi vì trong nền kinh tế của một quốc gia có nhiều thành phần kinh tế phức tạp bao gồm nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Cho nên việc quy định duy nhất một phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hệ thống Báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp là chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụngthông tin cho các đối tượng cũng như kiểm soát và tiến hành thu thuế.
Để hệ thống báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không cứng nhắc và áp đặt, để thuận lợi cho việc lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phù hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế(IFRS) đề nghị báo cáo kết quả kinh doanh nên đưa ra cả hai phương pháp lập.Việc lựa chọn phương pháp nào là do doanh nghiệp tự quyết định cho phù hợp với quy mô và tính chất của mình.
3.2.Hoàn thiện nội dung Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chế độ kế toán hiện hành.
Trong Chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán của các nước đều có quy định thống nhất và chi tiết về các chỉ tiêu được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng và Báo cáo tài chính nói chung.Tuy nhiên hầu hết các nước đều trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thành hai loại:
Kết quả hoạt động kinh doanh thông
Kết quả hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động thông thường.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30271.doc