Tài liệu Báo cáo Hoàn thiện công tác lập và phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Vũ Gia: ... Ebook Báo cáo Hoàn thiện công tác lập và phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Vũ Gia
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện công tác lập và phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Vũ Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt. Để đứng vững trên thị trường, để có các quyết định kinh doanh đúng đắn, các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư phải sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau trong đó thông tin từ Báo cáo tài chính được xem là quan trọng hơn cả.
Xuất phát từ nhu cầu quản lý kinh tế ngày càng cao, các doanh nghiệp đã có sự quan tâm thích đáng đến công tác phân tích tình hình tài chính. Việc phân tích tình hình tài chính giúp cho thông tin cung cấp trên các Báo cáo tài chính thực sự có ý nghĩa với người sử dụng. Qua phân tích họ có căn cứ để đánh giá tốt hơn tình hình sử dụng vốn cũng như thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, xác định được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ cũng như xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, từ đó, các đối tượng quan tâm có thể ra quyết định tối ưu nhất.
Báo cáo tài chính là báo cáo phản ánh tổng hợp tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển các dòng tiền trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, có thể nói Báo cáo tài chính là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp và là công cụ hữu ích để phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó, các chủ thể có quyết định cần thiết về quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Vũ Gia là một doanh nghiệp non trẻ, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ taxi. Không nằm ngoài quy luật chung của nền kinh tế thị trường, để kiểm soát tốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã chú trọng đến công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính.
Xuất phát từ thực trạng trên, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia”, một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần Vũ Gia nói chung.
Kết cấu ngoài lời mở đầu và kết luận, bản chuyên đề gồm 3 chương cơ bản:
- Chương 1 : Khái quát chung về công ty cổ phần Vũ Gia.
- Chương 2 : Thực trạng lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
- Chương 3 : Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BĐS
:
Bất động sản
CNV
:
Công nhân viên
ĐTTC
:
Đầu tư tài chính
GTGT
:
Giá trị gia tăng
KD
:
Kinh doanh
KH
:
Khách hàng
KH – KT
:
Khoa học – Kỹ thuật
NN
:
Nhà nước
NSNN
:
Ngân sách nhà nước
SP
:
Sản phẩm
TC – KT
:
Tài chính – Kế toán
TK
:
Tài khoản
TSCĐ
:
Tài sản cố định
TTNDN
:
Thuế thu nhập doanh nghiệp
TTSBQ
:
Tổng tài sản bình quân
VCSH
:
Vốn chủ sở hữu
VCSHBQ
:
Vốn chủ sở hữu bình quân
XHCN
:
Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong những năm gần đây như sau (nguồn Báo cáo tài chính năm 2004, 2005, 2006)
7
Bảng 2.1. Thời gian sử dụng của các nhóm tài sản cố định tại công ty cổ phần Vũ Gia
24
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Vũ Gia năm 2007
Bảng 2.3. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Vũ Gia năm 2007
34
38
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu phân tích Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Vũ Gia
40
Bảng 2.5. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp năm 2006
41
Bảng 2.6. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp năm 2007
44
Bảng 2.7. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2006
46
Bảng 2.8. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2007
47
Bảng 2.9. Bảng phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp năm 2006
49
Bảng 2.10. Bảng phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp năm 2007
52
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần Vũ Gia
10
Sơ đồ 1.2. Mô hình tạo sản phẩm dịch vụ của công ty
14
Sơ đồ 1.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
17
Sơ đồ 1.4. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán CTGS
22
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận của công ty qua các năm
6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ GIA
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Vũ Gia
1.1.1. Sự hình thành của công ty cổ phần Vũ Gia
Công ty cổ phần Vũ Gia được thành lập vào ngày 2 tháng 09 năm 2002 với sự góp vốn của các cổ đông sáng lập sau:
+ Vũ Tuấn Phong góp 300.000.000 đồng tương ứng 3.000 cổ phần.
+ Vũ Văn Nam góp 1.000.000.000 đồng tương ứng 10.000 cổ phần.
+ Vũ Thị Thoa góp 400.000.000 đồng tương ứng 4.000 cổ phần.
+ Phạm Duy Hiển góp 1.200.000.000 đồng tương ứng 12.000 cổ phần.
+ Hoàng Kim Cương góp 400.000.000 đồng tương ứng 4.000 cổ phần.
Theo nhận định ban đầu thì đây là một công ty non trẻ với sáu năm tồn tại và phát triển, đã một lần thay đổi ngành nghề kinh doanh:
- Đăng kí lần đầu: giấy đăng kí kinh doanh số 020300276 ngày 11 tháng 9 năm 2002 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp .
- Đăng kí thay đổi lần thứ hai: giấy đăng kí kinh doanh số 0200900276 ngày 9 thang 9 năm 2005 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp.
Sau đây là một số thông tin cơ bản về công ty:
+ Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần Vũ Gia.
+ Tên giao dịch quốc tế : Vu Gia Joint stock company.
+ Địa chỉ : 20 Trần Nhân Tông - Quán Trữ - Kiến An - Hải Phòng.
+ Điện thoại : 031.3877161
+ Fax : 031.3778778
+ Website :
+ Giám đốc công ty : Vũ Văn Nam
Công ty cổ phần Vũ Gia là một trong những công ty chuyên về lĩnh vực vận tải hành khách bằng taxi có uy tín và chất lượng hàng đầu trên thị trường thành phố Hải Phòng. Cho đến nay, công ty Vũ Gia đã chiếm lĩnh được thị phần đáng kể cả khu vực nội và ngoại thành cũng như các tỉnh lân cận thành phố Hải Phòng, góp phần mang lại những tiện ích và giá trị to lớn cho khách hàng với phương châm: "nhanh hơn, tốt hơn, rẻ hơn".
1.1.2. Một số chỉ tiêu minh hoạ cho quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Vũ Gia
Được thành lập từ năm 2002 với 5 cổ đông sáng lập, 32 xe ôtô và 80 nhân viên, sau 5 năm đi vào hoạt động kinh doanh, công ty đã phấn đấu đạt 90 xe ôtô các loại và hơn 250 nhân viên có trình độ và tay nghề cao, trở thành một trong năm hãng xe hàng đầu được khách hàng ưa chuộng và tin cậy ở Hải Phòng hiện nay.
Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận
(Tỷ đồng)
Bên cạnh đó việc tăng vốn điều lệ từ 3.300.000.000 đồng từ năm 2002 lên đến 9.000.000.000 đồng vào năm 2007 đã chứng tỏ được sự phát triển và hướng đi đúng đắn của các nhà quản lí. Điều này được thể hiện rõ trong biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1.1. Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận của công ty qua các năm
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong những năm gần đây như sau (nguồn Báo cáo tài chính năm 2004, 2005, 2006, 2007):
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
(dự kiến)
2009
(dự kiến)
Doanh thu thuần (tỷ đồng)
7,06
7,87
8,36
12,27
16,6
17,2
LNST (tỷ đồng)
0,32
0,36
0,63
1,18
1,66
2,064
LNST/DTT (%)
4,53
4,57
7,54
9,62
10
12
LNST/VCSHBQ (%)
13,11
14,13
15,52
16,15
17
18
Thông qua một số chỉ tiêu quan trọng trong Bảng 1.1, ta có thể đánh giá sơ bộ tình hình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng tốt. Doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng qua các năm chứng tỏ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tăng theo chiều rộng. Quan trọng hơn nữa, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty cổ phần Vũ Gia
1.2.1. Chức năng của công ty cổ phần Vũ Gia
Công ty cổ phần Vũ Gia là một mắt xích cấu thành nên hệ thống dịch vụ vận tải ở Hải Phòng nói riêng và trong phạm vi cả nước nói chung. Công ty có mối liên hệ mật thiết với các công ty khác về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính và phát triển dịch vụ vận tải. Công ty gồm có những chức năng cụ thể sau đây:
+ Tổ chức vận hành, khai thác mạng lưới dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường thủy, đường bộ.
+ Tổ chức vận hành, khai thác mạng lưới dịch vụ chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện.
+ Tổ chức vận hành, khai thác mạng lưới dịch vụ kho vận.
+ Sản xuất hàng hóa, vật tư thiết bị phục vụ tiêu dùng.
+ Sửa chữa bảo hành máy móc và phương tiện vận tải.
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty cổ phần Vũ Gia
Nhiệm vụ chính của công ty cổ phần Vũ Gia là tổ chức sản xuất, quản lý khai thác, vận hành tốt mạng lưới dịch vụ, đáp ứng nhu cầu về vận tải taxi cho mọi đối tượng đầu tiên là trong phạm vi thành phố, tiếp đó là trên phạm vi cả nước.
Với những chức năng kể trên thì công ty cổ phần Vũ Gia có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau:
+ Quyền tự chủ quản lý sản xuất kinh doanh của công ty:
- Quản lý, sử dụng vốn, tài sản do các cổ đông đóng góp, đất đai và tài nguyên được giao sử dụng và các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của công ty.
- Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất, kinh doanh phù hợp với mục tiêu của công ty; phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
- Đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty ở trong nước, ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Kinh doanh những ngành nghề đã đăng ký kinh doanh của công ty và những ngành nghề theo quy định của pháp luật.
- Tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với các khách hàng trong và ngoài nước, được trực tiếp xuất nhập khẩu theo yêu cầu hoạt động kinh doanh của công ty và phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.
- Quyết định toàn bộ giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, hàng hóa và dịch vụ, trừ những sản phẩm và dịch vụ do nhà nước định giá.
- Được bảo hộ về quyền sở hữu công nghệ, bao gồm: các sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Đầu tư, liên doanh, liên kết góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật với mục đích phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng, quyết định mức lương trên cơ sở cống hiến và sản xuất kinh doanh và có các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định khác của pháp luật.
- Mời và tiếp khách nước ngoài hoặc cử cán bộ, nhân viên của công ty đi học tập và công tác nước ngoài phù hợp chủ trương mở rộng hợp tác của công ty và các quy định của Nhà nước.
+ Quyền quản lý tài chính của công ty
- Sử dụng vốn và các quỹ của công ty để phục vụ các nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và sinh lãi.
- Nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không dung đến hoặc chưa dung hết công suất.
- Phát hành, chuyển nhượng, bán các cổ phiếu, trái phiếu theo quy định của pháp luật; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của công ty tại các ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Quyết định sử dụng và phân phối phần lợi nhuận còn lại cho các cổ đông sau khi đã làm đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, lập và sử dụng các quỹ theo nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.
- Được hưởng các chế độ ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
1.3. Đặc điểm tổ chức, bộ máy quản lý của công ty cổ phần Vũ Gia
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Vũ Gia
Công ty cổ phần Vũ Gia có bộ máy quản lý được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, bao gồm ban lãnh đạo và các phòng ban trực thuộc quản lý sản xuất và phục vụ sản xuất.
Kho, vật tư
Quĩ
Ban kiểm soát
Kỹ thuật phương tiện
Mỹ thuật P.tiện
Hồ sơ bảo hiểm
Kế toán
Ban thanh tra
Trưởng phòng
Phó phòng
kĩ thuật
Phòng quản lí phương tiện
Nhân sự
Tổ điều hành
Phòng kinh doanh
Phòng tài chính kế toán
Phó giám đốc tài chính
Giám đốc điều hành
Hội đồng quản trị
Tổ sơn, gò, rửa xe
Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần Vũ Gia
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty cổ phần Vũ Gia
* Ban lãnh đạo của công ty: Công ty hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, điều hành công ty gồm có Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc và Ban kiểm soát. Các cổ đông tham gia công ty theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng dân chủ và tôn trọng pháp luật.
Hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị gồm có 3 thành viên, số lượng thành viên Hội đồng quản trị có thể thay đổi theo từng nhiệm kỳ do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Chủ tịch hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp luật pháp, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông.
Quản lý, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty là giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc là người đại diện trước pháp luật của công ty trong mọi giao dịch. Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như tuyển dụng, thuê mướn, bố trí lao động theo qui định của Hội đồng quản trị cũng như khen thưởng, kỉ luật và cho thôi viêc người lao động phù hợp với Bộ luật lao động. Giám đốc có thể là thành viên của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về quản lý điều hành công ty.
Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành công ty. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiệm với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiếu kín với số lượng là 5 người. Ban kiểm soát sẽ có 1 người là kiểm soát viên trưởng do Đại hội cổ đông bầu ra. Kiểm soát viên trưởng có trách nhiệm phân công kiểm soát viên phụ trách từng loại công việc. Mỗi kiểm soát viên dưới sự chỉ đạo và phân công của kiểm soát viên trưởng thực hiên các nhiệm vụ là kiểm soát các hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bản báo cáo, quyết toán năm tài chính của công ty và kiến nghị khắc phục các sai phạm nếu có, đựợc quyền đề nghị với chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc giám đốc chỉ thị cho các phòng ban của công ty cung cấp tình hình số liệu và thuyết minh các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Kiếm soát viên trưởng đựợc tham gia các cuộc họp Hội đồng quản trị nhưng không tham gia biểu quyết, kiểm soát viên trưởng có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị họp phiên bất thường hoặc yêu cầu Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường.
Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính: là người có nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính trong công ty.
* Các phòng ban trực thuộc:
Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật, nghiên cứu lập kế hoạch, sản xuất, kiểm tra chất lượng dịch vụ, sáng tạo dịch vụ mới.
Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nghiên cứu thị trường, đề ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ hợp lý, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh.
Phòng kế toán-tài chính có chức năng giúp đỡ giám đốc trong việc quản lí tài sản nguồn vốn có các bộ phận: kế toán, kho, vật tư, quĩ, văn thư.
1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Vũ Gia
1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty cổ phần Vũ Gia
Công ty được thành lập để sản xuất, kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao. Công ty hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, công khai, thống nhất, tôn trọng pháp luật nhằm mục đích tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông và không ngừng đóng góp cho ngân sách Nhà nước theo luật định, phát triển công ty ngày càng vững mạnh trên các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Phạm vi kinh doanh của công ty bao gồm:
+ Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường thuỷ, đường bộ.
+ Dịch vụ cho thuê xe.
+ Dịch vụ chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện.
+ Vận tải taxi, dịch vụ kho vận.
+ Sản xuất hàng hoá, vật tư thiết bị phục vụ tiêu dùng.
+ Sửa chữa bảo hành máy móc và phương tiện vận tải.
Trong hai năm đầu, công ty tập trung kinh doanh vào tất cả các ngành nghề đã đăng ký trong điều lệ kinh doanh. Nhưng từ năm 2004, do nhận thấy lợi nhuận từ hoạt động vận tải hành khách bằng đường thuỷ và đường bộ, hoạt động cho thuê xe vượt trội so với những ngành nghề kinh doanh còn lại, công ty đã có sự chuyển hướng trong chiến lược sản xuất kinh doanh. Hoạt động vận tải hành khách bằng đường thuỷ và đường bộ, hoạt động cho thuê xe được đặc biệt chú ý và quả thực hoạt động này đã mang lại lợi nhuận không nhỏ cho công ty. Do công ty mới được thành lập 6 năm và đang trong quá trình đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nên lĩnh vực hoạt động chính của công ty là vận tải hành khách bằng taxi với nhiều dịch vụ: xe đi đường dài liên tỉnh với nhiều lại xe đời mới như Honda Civic, Innova, Zace, Lanos, Deawoo Matiz; vận chuyển hành khách trong thành phố và cho thuê trong ngày theo nhu cầu với các mức thuê bao khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu đảm bảo cung cấp dịch vụ một cách phong phú và tiện ích nhất cho mọi khách hàng.
Do vận tải là ngành sản xuất mang tính đặc thù: sản phẩm vận tải vừa sản xuất vừa tiêu dùng (không có hai quá trình riêng biệt là sản xuất và tiêu dùng) và quá trình sản xuất lại chủ yếu bên ngoài phạm vi của doanh nghiệp nên công tác quản lý hoạt động vận tải mang tính đặc thù riêng. Việc tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm các quy trình hay các bước có quan hệ chặt chẽ để tao ra một sản phẩm dịch vụ. Điều này có thể được khái quát hóa qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2. Mô hình tạo sản phẩm dịch vụ của công ty
Bộ phận nhân viên trực tổng đài công ty
Khách hàng
Khách hàng
Khách hàng
Phòng kinh doanh của công ty
Bộ phận nhân viên trực tổng đài công ty
Khách hàng
Khách hàng
Khách hàng
1.4.2. Đặc điểm về thị trường kinh doanh của công ty cổ phần Vũ Gia
* Địa bàn kinh doanh của công ty: Hầu hết địa bàn kinh doanh của công ty là khách hàng nội thành, ngoại thành Hải Phòng và một số tỉnh lân cận như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương… Công ty cũng đã mở 2 chi nhánh ở Đồ Sơn và Quán Toan để bao quát được thị trường nội thành và ngoại thành.
* Khách hàng chính của công ty: Công ty đã tạo đựợc mối quan hệ làm ăn với hơn 30 doanh nghiệp trong thành phố tạo nguồn khách hàng ổn định, ví dụ như: Xí nghiệp mút xốp Khải Thắng, công ty TNHH Giấy Konya, Công ty giầy Kaiyang, công ty TNHH Essteel, Xí nghiệp Khải Hoàn Môn…
* Đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần Vũ Gia: Hiện nay, Hải Phòng đã có 31 hãng taxi với hơn 1.500 đầu xe hoạt động. Đó là sự tăng trưởng rất nhanh nếu biết rằng năm 1993, Hải Phòng chỉ có 1 hãng taxi với hơn 30 đầu xe; đầu năm 2007, Hải Phòng có 25 hãng taxi với hơn 1.000 đầu xe hoạt động.
Sự tăng trưởng nhanh đi đôi với sự cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt hơn. Một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực vận tải ô tô tại Hải Phòng là công ty cổ phần Mai Linh. Được thành lập vào năm 1993, đây là công ty tiên phong trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng taxi tại Hải Phòng. Năm 2007, công ty thực hiện tăng vốn điều lệ từ 380 tỷ đồng lên 980 tỷ đồng và bổ sung một số ngành nghề kinh doanh. Thị trường vận tải ô tô không chỉ sôi động trong phạm vi thành phố mà là trong cả nước. Ví dụ tiêu biểu là công ty cổ phần Thành Hưng với các phương thức, dịch vụ độc đáo: xe gia đình, cho thuê tự lái, taxi tải dọn nhà…Công ty cổ phần Thành Hưng có trụ sở chính ở thủ đô Hà Nội, có ba công ty trực thuộc và nhiều chi nhánh lớn ở các thành phố lớn khác trải dài trên cả nước, đã có bề dày lịch sử mười hai năm kể từ năm thành lập 1996 - là doanh nghiệp khai sinh ra mô hình taxi tải đầu tiên ở Việt Nam. Công ty cổ phần Thành Hưng đã triển khai sản phẩm dịch vụ của mình tại nhiều thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Long An, Cần Thơ, Huế, Vinh, Hải Phòng và Hạ Long. Cuối năm 2007, công ty thực hiện tăng vốn điều lệ từ 60 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng bằng cách phát hành cổ phiếu. Quả thực đây là quãng thời gian hưng thịnh nhưng cũng đầy dãy sự cạnh tranh của vận tải hành khách bằng taxi. Công ty cổ phần Vũ Gia muốn tồn tại và phát triển trong môi trường đó cần phải có chiến lược kinh doanh trong thời gian dài, đồng thời cũng cần có những giải pháp để thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các hãng taxi Hải Phòng đều vất vả khi đối mặt với nạn taxi dù. Cước của loại taxi này tính theo kiểu "tuỳ cơ ứng biến", thấp hơn và đương nhiên không theo giá của hãng. Đứng trước thực trạng đó, chính phủ đã ban hành Nghị Định 110/2006/NĐ-CP có nhiều nội dung quy định để vận tải ô tô phát triển mạnh hơn nữa. Theo đó, chỉ có doanh nghiệp có phù hiệu do cơ quan có thẩm quyền cấp mới được kinh doanh vận tải bằng taxi. Nhưng các nhà chức trách cũng nói thêm là nạn taxi dù chỉ có thể được hạn chế chứ không thể chấm dứt hoàn toàn. Số liệu cuối năm 2005 và đầu năm 2007 cho thấy lượng taxi dù tham gia hoạt động đã giảm 15%. Hiện nay, ước tính lượng taxi dù tham gia hoạt động vào khoảng 30% số xe taxi hoạt động.
1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và tình hình vận dụng chế độ kế toán tại công ty cổ phần Vũ Gia
1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Vũ Gia
Công ty áp dụng hình mô hình kế toán tập trung tức là chứng từ gốc do đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung tại bộ phận kế toán. Theo mô hình này, toàn công ty chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm, mọi công việc kế toán đều được thực hiện ở đây. Các bộ phận trực thuộc của công ty không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có nhân viên trực thuộc bộ phận kiêm kế toán viên. Những nhân viên này được hướng dẫn lập, thu thập và kiểm tra chứng từ rồi chuyển về phòng kế toán trung tâm.
Bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ lưỡng tất cả mọi chứng từ đã nhận hoặc đã lập và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh là đúng thì mới dùng chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
Phòng kế toán gồm có năm người: một kế toán trưởng, một kế toán vật tư, một kế toán công nợ, một kế toán tiền lương và một kế toán tiền mặt.
Sơ đồ 1.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán
Kế toán TSCĐ và tính chi phí giá thành
Kế toán tiền lương
Kế toán vật tư
Kế toán viên tại các chi nhánh
Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán có nhiệm vụ phụ trách chung, chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các công việc do kế toán viên thực hiện, chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc và cơ quan chủ quản về số liệu kế toán cung cấp. Kế toán trưởng đồng thời là kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm tập hợp các số liệu từ các phần hành kế toán để ghi vào sổ cái, sổ nhật ký chung tính số thuế phải nộp và các khoản nộp ngân sách nhà nước.
Kế toán vật tư: chịu trách nhiệm theo dõi quá trình mua bán vật tư.
Kế toán tiền lương: thực hiện tất các các nghiệp vụ liên quan đến việc tính toán, chi trả lương và các khoản trích theo lương (BHYT, BHXH, KPCĐ...).
Kế toán vốn bằng tiền: chịu trách nhiệm theo dõi ghi chép tính toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trinh kinh doanh liên quan đến tiền mặt (kế toán tiền mặt có 2 người đảm bảo việc theo dõi doanh thu trong cả ngày và đêm).
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: tiến hành tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh cho từng loại hình dịch vụ trên cơ sở đó tính đúng và tính đủ giá thành cho từng loại hình dịch vụ hoàn thành trong kỳ. Giám sát tình hình thực hiện các định mức và lập báo cáo chi phí sản xuất theo đúng chế độ. Đồng thời, kế toán theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, lập báo cáo tổng hợp và chi tiết, giám sát thanh lý nhượng bán tài sản cố định, sửa chữa tài sản cố định để tham mưu cho công ty trong việc khai thác và sử dụng TSCĐ.
Theo sơ đồ này kế toán trưởng là người duy nhất chịu trách nhiệm điều hành bộ máy kế toán của toàn công ty. Giữa các kế toán viên và kế toán chi tiết có sự liên hệ cung cấp thông tin lẫn nhau.
Trình độ của nhân viên kế toán: Nhân viên kế toán tại phòng kế toán trung tâm đều có trình độ đại học chuyên ngành Kế toán - Tài chính. Tuy nhiên, nhân viên thuộc các bộ phận khác kiêm kế toán viên lại có trình độ hạn chế về nghiệp vụ kế toán nên rất dễ dẫn đến sai sót trong việc phản ánh và giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
1.5.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty cổ phần Vũ Gia
1.5.2.1. Tổ chức chứng từ kế toán tại công ty
Công tác kế toán tại công ty đang vận dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Công ty đã sử dụng hệ thống chứng từ về lao động – tiền lương, hàng tồn kho, bán hàng, tiền tệ, tài sản cố định theo đúng quy định của Bộ tài chính. Một số chứng từ chủ yếu được sử dụng trong công ty là:
+ Bảng chấm công
+ Bảng chấm công làm thêm giờ
+ Bảng thanh toán tiền lương
+ Bảng thanh toán tiền thưởng
+ Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
+ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho
+ Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
+ Phiếu thu
+ Phiếu chi
+ Giấy đề nghị tạm ứng
+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng
+ Biên bản giao nhận tài sản cố định
+ Biên bản thanh lý tài sản cố định
+ Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành
+ Biên bản kiểm kê tài sản cố định
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác như:
+ Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội
+ Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản
+ Hóa đơn giá trị gia tăng
1.5.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty Vũ Gia sử dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Hệ thống tài khoản bao gồm:
+ Tài khoản loại 1: tài sản lưu động
+ Tài khoản loại 2: tài sản cố định
+ Tài khoản loại 3: nợ phải trả
+ Tài khoản loại 4: nguồn vốn chủ sở hữu
+ Tài khoản loại 5: doanh thu
+ Tài khoản loại 6: chi phí
+ Tài khoản loại 7: thu nhập hoạt động khác
+ Tài khoản loại 8: chi phí hoạt động khác
+ Tài khoản loại 9: xác định kết quả kinh doanh
+ Tài khoản loại 0: tài khoản ngoài bảng
Công ty Vũ Gia là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ nên trong tài khoản loại 1 không có tài khoản 155, 156.
Tài khoản 621 được chi tiết thành chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ.
6211 – chi phí nguyên vật liệu chính
62111 – chi phí nguyên vật liệu chính dịch vụ taxi vận tải hành khách
62111M – chi phí nguyên vật liệu chính dịch vụ taxi vận tải hành khách của xe Matiz
62111I – chi phí nguyên vật liệu chính dịch vụ taxi vận tải hành khách của xe Innova
62112 – chi phí nguyên vật liệu chính dịch vụ cho thuê taxi
62111M – chi phí nguyên vật liệu chính dịch vụ cho thuê taxi của xe Matiz
62111I – chi phí nguyên vật liệu chính dịch vụ cho thuê taxi của xe Innova
6212 – chi phí nguyên vật liệu phụ
62121 – chi phí nguyên vật liệu phụ dịch vụ taxi vận tải hành khách
62111M – chi phí nguyên vật liệu phụ dịch vụ taxi vận tải hành khách của xe Matiz
62111I – chi phí nguyên vật liệu phụ dịch vụ taxi vận tải hành khách của xe Innova
62122 – chi phí nguyên vật liệu phụ dịch vụ cho thuê taxi
62111M – chi phí nguyên vật liệu chính dịch vụ cho thuê taxi của xe Matiz
62111I – chi phí nguyên vật liệu chính dịch vụ cho thuê taxi của xe Innova
Tài khoản 622 được mở chi tiết theo từng loại hình dịch vụ
6221 – chi phí nhân công dịch vụ taxi vận tải hành khách
6221M – chi phí nhân công dịch vụ taxi vận tải hành khách của xe Matiz
6221I – chi phí nhân công dịch vụ taxi vận tải hành khách của xe Innova
6222 – chi phí nhân công dịch vụ cho thuê taxi
6222M – chi phí nhân công dịch vụ taxi vận tải hành khách của xe Matiz
6222I – chi phí nhân công dịch vụ taxi vận tải hành khách của xe Innova
Tương tự như vậy, tài khoản 154, tài khoản 632 và tài khoản 511 cũng được mở chi tiết cho từng loại hình dịch vụ và từng loại xe.
Tài khoản 627 cũng được chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất dịch vụ.
Các tài khoản còn lại nếu cần thì mở chi tiết như tài khoản 152, 131, 331…khi đó công ty sẽ mở chi tiết theo tên kho, tên phân xưởng, hay khách hàng, nhà cung cấp.
1.5.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty
Công ty cổ phần Vũ Gia đang áp dụng hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ” để thực hiện công tác kế toán trong công ty, việc áp dụng hình thức này là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ, khối lượng công tác kế toán không nhiều và đơn giản. Với hình thức “chứng từ ghi sổ” mà công ty đang áp dung, công ty có sử dụng các loại sổ:
+ Chứng từ ghi sổ
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Sổ chi tiết vật tư
+ Bảng phân bổ số 1, 2, 3
+ Sổ cái
Ngoài ra do công ty áp dụng kế toán máy nên công ty đã thiết kế một mẫu sổ chi tiết theo dõi các nghiệp vụ trên máy tính như báo cáo bán hàng, báo cáo công nợ.
Sơ đồ 1.4. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán CTGS
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ kế toán chi tiết theo đối tượng
Sổ quỹ
Sổ đăng ký CTGS
Chứng từ ghi sổ theo phần hành
Sổ cái tài khoản
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết theo đối tượng
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Như vậy, với hình thức “chứng từ ghi sổ” việc hạch toán ở công ty thực hiện dựa trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng, giữa việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi chép theo hệ thống, nhờ đó tạo điều kiện thúc đẩy các phần hành kế toán tiến hành kịp thời, đảm bảo số liệu chính xác, đáp ứng yêu cầu quản lý.
1.5.2.4. Hệ thống báo cáo tài chính tại công ty
Công ty Vũ Gia sử dụng hệ thống Báo cáo tài chính theo Quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Hệ thống Báo cáo tài chính công ty sử dụng bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 03 - DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 04 - DN
Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số báo cáo kế toán do công ty quy định và lưu hành nội bộ như các báo cáo quản trị, báo cáo về dự phòng ngân sách, báo cáo về xác định chi phí sản xuất theo một số sản phẩm trong một khoảng thời gian bất kỳ, báo cáo kết quả kinh doanh riêng về thuế giá trị gia tăng, báo cáo bộ phận là các xí nghiệp sản xuất dịch vụ, báo cáo về doanh thu tiêu thụ, chi phí sản xuất hoặc bất kỳ khi nào công ty cần dùng th._.ì kế toán viên sẽ lập theo yêu cầu.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ GIA
2.1. Quy chế quản lý tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Căn cứ vào Luật doanh nghiệp, Luật kế toán, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành cùng điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần Vũ Gia do Đại hội đồng cổ đông thành lập thông qua ngày 15/2/2002; căn cứ vào quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị liên quan đến công tác tổ chức hạch toán kế toán và quản lý tài chính; công ty lập quy chế quản lý tài chính với mục đích theo dõi, quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, hợp pháp các nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Sau đây là những nội dung cơ bản của quy chế quản lý tài chính dựa trên yêu cầu cụ thể hóa các quy định của Bộ tài chính vào công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính của công ty cổ phần Vũ Gia.
2.1.1. Quản lý và sử dụng tài sản tại công ty
+ Tài sản cố định
Công ty đã đăng ký phương pháp trích khấu hao bình quân với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao. Mức khấu hao cụ thể do Giám đốc công ty quyết định phù hợp với quy định của Bộ tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Thời gian sử dụng của các loại tài sản đã được phê duyệt tại công ty như sau:
Bảng 2.1. Thời gian sử dụng của các nhóm tài sản cố định tại công ty cổ phần Vũ Gia
STT
Nhóm tài sản cố định
Thời gian khấu hao (năm)
1
Nhà cửa, vật kiến trúc
10 – 27
2
Máy móc thiết bị
5 – 9
3
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
7
4
Dụng cụ quản lý
5 – 6
5
Tài sản cố định vô hình
10
(Nguồn: Công ty cổ phần Vũ Gia)
+ Cho thuê, thế chấp, cầm cố, thanh lý, nhượng bán tài sản
- Công ty được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của công ty theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật.
- Đối với tài sản có giá trị nhỏ hơn 10% tổng giá trị tài sản trên sổ sách kế toán, Giám đốc công ty có quyền quyết định cho thuê, nhượng bán, thanh lý.
- Đối với những tài sản có giá trị từ 10% đến 50% tổng giá trị tài sản trên sổ sách kế toán, giám đốc phải báo cáo bằng văn bản trình Hội đồng quản trị phê chuẩn. Trong vòng 5 ngày, Hội đồng quản trị phải trả lời bằng văn bản.
- Đối với những tài sản có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản trên sổ sách kế toán thì phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
- Khi cho thuê, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, công ty phải lập hội đồng giao nhận, hội đồng thanh lý, hội đồng nhượng bán tài sản cố định, gồm các thành viên bắt buộc:
Giám đốc công ty
Kế toán trưởng
Chuyên gia kỹ thuật am hiểu về loại tài sản cố định (trong hoặc ngoài công ty)
Đại diện bên giao tài sản (nếu có)
Các thành viên khác do công ty quyết định
Phòng tài chính – kế toán làm thường trực hội đồng thanh lý tài sản
Trong vòng 10 ngày sau nhượng bán, thanh lý tài sản giám đốc phải báo cho Hội đồng quản trị bằng văn bản.
+ Quản lý các khoản nợ phải thu
- Mở sổ theo dõi các khoản nợ phải thu theo từng đối tượng nợ.
- Đầu kỳ, đối chiếu, tổng hợp, phân tích tình hình công nợ phải thu, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn, nợ quá hạn. Riêng đối với số dư công nợ cuối năm phải gửi thư xác nhận.
- Công ty phải trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi.
- Công ty được bán các khoản nợ phải thu theo quy định của pháp luật (nợ phải thu trong hạn, nợ khó đòi) để thu hồi vốn. Gia bán các khoản nợ do các bên tự thỏa thuận.
- Đối với các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi, công ty phải lập hội đồng xử lý, xác định rõ nguyên nhân không thể thu hồi, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và kiến nghị biện pháp xử lý.
Nợ không có khả năng thu hồi, nếu do nguyên nhân chủ quan, sau khi trừ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể phạm lỗi được bồi thường bằng các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính. Nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty (Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp).
- Nợ không có khả năng thu hồi sau khi xử lý như trên, công ty vẫn phải tho dõi trên tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán và tổ chức thu hồi. Số tiền thu hồi được hạch toán vào thu nhập khác của công ty (Tài khoản 711 – Thu nhập khác).
Giám đốc công ty phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về các khoản phải thu của công ty. Giám đốc các xí nghiệp hoặc người được giám đốc ủy quyền chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về các khoản phải thu phát sinh từ việc ủy quyền, phân cấp cho đơn vị hoặc cá nhân đó.
+ Kiểm kê tài sản
- Công ty phải tổ chức kiểm kê, xác định số lượng tài sản, đối chiếu các khoản công nợ phải trả, phải thu trong các trường hợp sau:
Khi khóa sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính năm
Khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu
Sau khi xảy ra thiên tai, dịch họa
Khi có một lý do nào đó gây ra biến động tài sản của công ty
Theo chủ trương của nhà nước
- Đối với tài sản thừa, thiếu, nợ không thu hồi được, nợ quá hạn cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của người có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định tại quy chế tài chính của công ty và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Công ty thực hiện kiểm kê tài sản vào ngày 31/12 hàng năm.
+ Đánh giá lại tài sản
Công ty thực hiện đánh giá lại tài sản và hạch toán tăng, giảm vốn do đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:
- Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
- Dùng tài sản để liên doanh, liên kết, góp vốn vào các doanh nghiệp khác (khi góp và khi nhận về).
+ Xử lý tổn thất tài sản
Khi phát hiện ra bất cứ sự tổn thất, mất mát tài sản nào của công ty, đơn vị sử dụng tài sản phải báo ngay cho phòng Tài chính – Kế toán để cùng tiến hành lập biên bản xác định giá trị đã bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể và cá nhân có liên quan và lập phương án xử lý.
Người gây tổn thất bồi thường.
Tài sản đã mua bảo hiểm: xử lý theo hợp đồng bảo hiểm
Tài sản thiếu được bù đắp bằng Quỹ dự phòng tài chính, trong trường hợp chưa đủ thì hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Giám đốc quyết định phương án xử lý đối với tổn thất tài sản có giá trị nhỏ hơn 10% vốn diều lệ, nếu lớn hơn thì giám đốc phải báo cáo bằng văn bản trình Hội đồng quản trị phê duyệt phương án xử lý.
- Trường hợp đặc biệt do thiên tai hoặc nguyên nhân bất khả kháng, gây thiệt hại nghiêm trọng công ty không thể tự khắc phục được, giám đốc công ty lập phương án xử lý trình Hội đồng quản trị, Đại hội đông cổ đông, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý.
- Sau khi xử lý tổn thất tài sản theo phương án do các cấp có thẩm quyền quyết định, công ty phải diều chỉnh lại sổ kế toán theo quyết định xử lý.
Công ty có trách nhiệm xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất và các khoản nợ không có khả năng thu hồi (tại quy định về quản lý các khoản nợ phải thu) và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn.
Dự phòng trợ cấp mất việc, thôi việc.
2.1.2. Quản lý doanh thu và chi phí kinh doanh
+ Doanh thu của công ty
Căn cứ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ:
Hợp đồng kinh tế
Biên bản giao nhận
Sản phẩm dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Hóa đơn phát hành
+ Thu nhập khác của công ty
Thu nhập khác của công ty bao gồm các khoản thu từ hoạt động không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo doanh thu.
Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước Hội đông quản trị và pháp luật về tính đúng đắn, hợp pháp của các khoản doanh thu và thu nhập khác của công ty. Toàn bộ doanh thu và thu nhập khác phát sinh trong kỳ phải được phản ánh đầy đủ vào sổ sách kế toán của công ty theo chế độ kế toán hiện hành.
+ Chi phí của công ty
Chi phí của công ty bao gồm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh (hoạt động cung cấp dịch vụ) và chi phí khác.
Các khoản chi phí phải trả phù hợp theo đúng định mức kinh tế, kỹ thuật được giám đốc công ty phê duyệt. Các khoản chi phí phải có hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của Bộ tài chính.
+ Hạch toán giá thành, dịch vụ
Công ty thực hiện hạch toán giá thành theo khoản mục chi phí theo đúng chế độ hiện hành.
2.1.3. Lợi nhuận và trích lập các quỹ
Lợi nhuận thực hiện trong năm của công ty là kết quả kinh doanh, bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ các hoạt động khác.
Lợi nhuận thực hiện trong năm của công ty được phân phối theo trình tự sau:
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định.
- Bù đắp khoản lỗ cho các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế.
- Trả thù lao cho Hội đồng quản trị và thành viên ban kiểm soát.
- Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản trên được sử dụng như sau:
Thực hiện chia cổ tức cho các cổ đông: 15% tổng lợi nhuận còn lại.
Trích lập các quỹ: Quỹ dự phòng tài chính 5%.
Quỹ đầu tư phát triển 50% số còn lại.
Quỹ khen thưởng phúc lợi số còn lại.
Tỷ lệ chia cổ tức và mức trích lập các quỹ do Hội đồng quản trị đề nghị và Đại hội đồng cổ đông thường niên quyết định hàng năm tùy theo kết quả kinh doanh trong năm tài chính và mục tiêu phát triển của công ty.
- Định kỳ hàng quý, phòng Tài chính – Kế toán căn cứ vào Báo cáo tài chính tạm trích bằng 10% tổng lợi tức sau thuế lũy kế đến cuối kỳ để phân phối cho quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi.
2.2. Thực trạng lập Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
Công ty cổ phần Vũ Gia là đơn vị thực hiện hạch toán độc lập. Vì vậy, công tác hạch toán kế toán của công ty phải tuân thủ các quy định cụ thể của Bộ tài chính về những vấn đề có liên quan. Công tác lập Báo cáo tài chính của công ty cũng không phải là một ngoại lệ.
Để phục vụ cho công việc lập Báo cáo tài chính trong những năm tới, công ty cổ phần Vũ Gia có những quy định cụ thể về trình bày Báo cáo tài chính như sau:
- Yêu cầu trình bày tất cả các khoản mục của Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kể cả các khoản mục công ty không có số liệu.
- Các khoản mục trong Báo cáo tài chính được trình bày theo mã số cụ thể đến từng khoản mục chi tiết do công ty quy định dựa trên mã số quy định của Bộ tài chính.
- Những nội dung khác được thực hiên theo quy định hiện hành của Bộ tài chính.
Hệ thống Báo cáo tài chính của công ty được lập theo mẫu Báo cáo tài chính của Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Hệ thống Báo cáo tài chính của công ty gồm có:
- Bảng cân đối kế toán, mẫu số B 01 – DN
- Báo cáo kết quả kinh doanh, mẫu số B 02 – DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B 03 – DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B 09 – DN
Công ty tuân thủ nghiêm túc yêu cầu cũng như nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính được quy định tại chuẩn mực số 21 – Trình bày Báo cáo tài chính và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan.
- Yêu cầu lập và trình bày Báo cáo tài chính:
Trung thực và hợp lý;
Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy.
- Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính:
Hoạt động liên tục
Cơ sở dồn tích
Nhất quán
Trọng yếu
Tập hợp
Bù trừ
Có thể so sánh
Để đáp ứng yêu cầu trung thực và hợp lý, công ty đã lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với các quy định trong chuẩn mực, chế độ kế toán và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng:
- Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giá gốc.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng để lập Báo cáo tài chính là đồng Việt Nam (VNĐ).
- Trong năm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng đồng ngoại tệ được quy đổi thành đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
Trên tài khoản tiền và công nợ được quy đổi theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh của ngân hàng ngoại thương.
Kết chuyển doanh thu quy đổi theo tỷ giá thực tế tại ngày khách hàng trả tiền vào ngân hàng.
Cuối kỳ, số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng bằng đồng ngoại tệ được tính theo tỷ giá ngày 31/12 của ngân hàng ngoại thương.
Phương pháp kế toán tài sản cố định
- Nguyên tắc đánh giá: tài sản cố định được xác định theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế.
- Phương pháp khấu hao áp dụng:
Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng, phù hợp với quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Thời gian sử dụng của các nhóm tài sản cố định tại công ty cổ phần Vũ Gia được quy định cụ thể trong quy chế quản lý tài chính của công ty.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
- Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: bình quân sau mỗi lần nhập.
Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng
Trong năm, đơn vị có trích lập dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Chính sách thuế
- Thuế giá trị gia tăng:
Phương pháp tính thuế: phương pháp khấu trừ.
Thuế suất thuế giá trị gia tăng: 10%.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 28%.
- Các loại thuế khác: công ty kê khai và nộp theo quy định hiện hành.
Phương pháp ghi nhận doanh thu và chi phí
Kế toán tổng hợp lập các Báo cáo tài chính dựa trên số liệu do kế toán viên các phần hành có trách nhiệm cung cấp. Sau khi kế toán trưởng duyệt, các Báo cáo tài chính được trình lên giám đốc công ty. Giám đốc phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo này để trình Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông theo đúng quy chế quản lý tài chính tại công ty.
2.3.1. Quy trình chung để lập Báo cáo tài chính
Trong phần mềm kế toán của công ty cổ phần Vũ Gia, phần hành kế toán tổng hợp chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý. Các mẫu biểu được cập nhật theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm lập Báo cáo tài chính cũng như báo cáo nội bộ, việc này được thực hiện trên excel sau khi tổng hợp số liệu từ bảng cân đối số phát sinh, hệ thống sổ cái, sổ chi tiết và Báo cáo tài chính niên độ kế toán trước.
2.3.2. Bảng cân đối kế toán
Để lập Bảng cân đối kế toán, kế toán tổng hợp dựa trên những chính sách kế toán mà công ty đang áp dụng cũng như các nguyên tắc được quy định tại các chuẩn mực kế toán có liên quan.
Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước với số liệu ở cột “Số cuối năm” để chuyển số liệu sang cột “Số đầu năm” của Bảng cân đối kế toán năm nay.
Đồng thời kế toán tổng hợp dựa vào số dư của từng tài khoản loại 1, 2, 3, 4 và loại 0 để lên số liệu phản ánh vào các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán năm nay. Quy trình cụ thể được áp dụng để lập Bảng cân đối kế toán như sau:
Cuối mỗi niên độ kế toán, các kế toán viên tiến hành kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu của các tài khoản chi tiết, tài khoản tổng hợp do mình phụ trách, tiến hành tổng hợp số liệu, khóa sổ (nếu là cuối niên độ tài chính) và gửi số liệu cho kế toán tổng hợp qua mạng nội bộ của công ty.
Từ sổ cái các tài khoản đã được đối chiếu, so sánh, điều chỉnh (nếu cần thiết) và thực hiện các bút toán cuối kỳ theo sự phân công, kế toán tổng hợp sẽ tập hợp để lên Bảng cân đối số phát sinh, và sau đó là Bảng cân đối kế toand của công ty. Kế toán tổng hợp thực hiện kiểm tra tính chính xác của số liệu bằng cách đối chiếu ngược từ Bảng cân đối kế toán đến sổ cái, sổ chi tiết và các Bảng tổng hợp nếu cần thiết.
Trên Bảng cân đối kế toán chỉ có các số liệu tổng hợp theo các tài khoản, các chỉ tiêu chi tiết cần thiết được trình bày trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Vũ Gia năm 2007
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Năm 2007
Đơn vị tính: đồng
TÀI SẢN
Mã số
Thuyết minh
Đầu năm
Cuối năm
1
2
3
4
5
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150)
100
1.598.708.065
1.981.899.406
I.Vốn bằng tiền
110
1.157.211.959
1.170.423.528
1.Tiền
111
V.01
1.157.211.959
1.170.423.528
2.Các khoản tương đương tiền
112
II.Đầu tư tài chính ngắn hạn
120
V.02
1.503.276
3.277.624
1.Đầu tư ngắn hạn
121
1.503.276
3.277.624
2.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
129
III.Các khoản phải thu
130
112.409.059
43.629.058
1.Phải thu khách hàng
131
87.269.585
29.571.422
2.Trả trước cho người bán
132
21.468.174
13.269.478
3.Phải thu nội bộ ngắn hạn
133
4.Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng
134
5.Các khoản phải thu khác
135
V.03
3.671.300
788.158
6.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
139
IV.Hàng tồn kho
140
142.521.890
146.677.657
1.Hàng tồn kho
141
V.04
142.521.890
146.677.657
2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
149
V.Tài sản ngắn hạn khác
150
185.061.881
617.891.539
1.Chi phí trả trước ngắn hạn
151
185.061.881
600.314.875
2.Thuế GTGT được khấu trừ
152
3.Thuế và các khoản phải thu Nhà nước
153
V.05
4.Tài sản ngắn hạn khác
158
17.576.664
B.TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+230+240+250+260)
200
9.711.138.942
22.330.654.032
I.Các khoản phải thu dài hạn
210
1.Phải thu dài hạn cảu khách hàng
211
2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
212
3.Phải thu nội bộ dài hạn
213
V.06
4.Phải thu dài hạn khác
214
V.07
5.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
219
II.Tài sản cố định
220
9.707.991.503
22.324.077.175
1.Tài sản cố định hữu hình
221
V.08
9.707.991.503
22.324.077.175
-Nguyên giá
222
-Giá trị hao mòn lũy kế
223
2.Tài sản cố định thuê tài chính
224
V.09
-Nguyên giá
225
-Giá trị hao mòn lũy kế
226
3.Tài sản cố định vô hình
227
V.10
-Nguyên giá
228
-Giá trị hao mòn lũy kế
229
4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
V.11
III.Bất động sản đầu tư
240
V.12
-Nguyên giá
241
-Giá trị hao mòn lũy kế
242
IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
2.123.865
5.074.226
1.Đầu tư vào công ty con
251
2.Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
252
3.Đầu tư dài hạn khác
258
V.13
2.123.865
5.074.226
4.Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
259
V.Tài sản dài hạn khác
260
1.023.574
1.502.631
1.Chi phí trả trước dài hạn
261
V.14
1.023.574
1.502.631
2.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
262
V.21
3.Tài sản dài hạn khác
268
Tổng tài sản (270=100+200)
270
11.309.847.007
24.312.553.438
NGUỒN VỐN
Đầu năm
Cuối năm
A.NỢ PHẢI TRẢ (300=310+320)
300
7.229.254.202
13.767.868.799
I.Nợ ngắn hạn
310
2.388.159.270
1.881.562.220
1.Vay ngắn hạn
311
V.15
1.885.021.567
385.400.659
2.Phải trả người bán
312
90.450.237
143.875.000
3.Người mua ứng trước
313
64.967.984
423.550.000
4.Thuế & các khoản nộp NSNN
314
V.16
8.756.000
9.102.083
5.Phải trả CNV
315
42.563.478
203.634.478
6.Chi phí phải trả
316
V.17
7.Phải trả nội bộ
317
8.Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng
318
9.Phải trả NH khác
319
V.18
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
320
296.400.004
716.000.000
II.Nợ dài hạn
320
4.841.094.932
11.886.306.579
1.Phải trả dài hạn người bán
321
1.828.238.191
2.338.640.158
2.Phải trả dài hạn nội bộ
322
V.19
3.Phải trả dài hạn khác
323
4.Vay và nợ dài hạn
324
V.20
3.012.856.741
9.547.666.412
5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
325
V.21
6.Dự phòng trợ câp mất việc làm
336
7.Dự phòng phải trả dài hạn
337
B.VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+420)
400
4.080.592.798
10.544.684.639
I.Vốn chủ sở hữu
410
V.22
4.080.592.798
10.544.684.639
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
3.300.000.000
9.000.000.000
2.Thặng dư vốn cổ phần
412
3.Vốn khác của chủ sở hữu
413
4.Cổ phiếu ngân quỹ
414
5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản
415
6.Chêch lệch tỷ giá hối đoái
416
7.Quỹ đầu tư phát triển
417
8.Quỹ dự phòng tài chính
418
9.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
419
147.886.798
363.522.183
10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
420
632.706.000
1.181.162..447
11.Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
421
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác
430
1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi
431
2.Nguồn kinh phí
432
V.33
3.Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định
433
Tổng nguồn vốn (430=300+400)
440
11.309.847.007
24.312.553.438
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CHỈ TIÊU
Thuyết minh
Số đầu năm
Số cuối năm
1.Tài sản thuê ngoài.
2.Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công.
3.Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi.
4.Nợ khó đòi đã xử lý.
5.Ngoại tệ các loại.
6.Dự toán chi sự nghiệp, dự án.
2.3.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Kế toán trưởng là người phụ trách tập hợp, theo dõi doanh thu, chi phí trực tiếp (cấu thành nên giá vốn hàng bán) theo từng loại hình dịch vụ. Các khoản mục khác trên Báo cáo kết quả kinh doanh được lấy từ các kế toán viên tương ứng.
Khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh, trên cơ sở sổ cái các tài khoản loại 5, 6, 7, 8 nhận được và Bảng cân đối số phát sinh, kế toán tổng hợp lập Báo cáo kết quả kinh doanh cho niên độ kế toán năm nay. Cột số liệu “Năm trước” của Báo cáo kết quả kinh doanh năm nay được lấy từ cột số liệu “Năm nay” của Báo cáo kết quả kinh doanh năm trước. Quy trình kiểm tra số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh được thực hiện tương tự như Bảng cân đối kế toán.
Bảng 2.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Vũ Gia năm 2007
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2007
Đơn vị: đồng
CHỈ TIÊU
Mã số
Thuyết minh
Năm trước
Năm nay
1
2
3
4
5
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
VI.25
8.360.000.000
12.270.000.000
2.Các khoản giảm trừ
02
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02)
10
8.360.000.000
12.270.000.000
4.Giá vốn hàng bán
11
VI.27
4.193.520.000
7.125.900.000
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20
4.166.480.000
5.144.100.000
6.Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.26
153.000
723.000
7.Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
22
23
VI.28
566.802.000
566.802.000
741.000.000
741.000.000
8.Chi phí bán hàng
24
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
2.721.073.000
2.763.320.553
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+(21-22)-(24+25))
30
878.758.000
1.640.502.447
11.Thu nhập khác
31
12.Chi phí khác
32
13.Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
50
878.758.000
1.640.502.447
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
VI.30
246.052.000
459.340.000
16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
VI.30
17.Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-52)
60
632.706.000
1.181.162.447
18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu
70
2.3.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty được lập theo phương pháp trực tiếp. Căn cứ vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm trước, kế toán tổng hợp chuyển số liệu sang cột “Năm trước” của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm nay. Đồng thời, kế toán tổng hợp căn cứ vào sổ quỹ và các báo cáo tổng hợp khác như: Báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp, Báo cáo chi phí sản xuất chung, Báo cáo doanh thu,… để hoàn thiện cột số liệu “Năm nay” của báo cáo.
Việc đối chiếu, kiểm tra tính chính xác của số liệu được thực hiện thông qua sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản, các báo cáo tổng hợp có liên quan.
2.3.5. Thuyết minh Báo cáo tài chính
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính được lập trên căn cứ là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Bản thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước của công ty và các bảng chi tiết, sổ kế toán do kế toán viên các phần hành cung cấp như báo cáo tăng, giảm tài sản cố định; báo cáo tăng, giảm nguồn vốn chủ hữu; báo cáo tổng hợp phải thu, phải trả; sổ cái tài khoản hàng tồn kho… Những số liệu cần thiết được kế toán tổng hợp thu thập và sau đó lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính tại công ty được lập một cách thủ công vì việc giải thích các chỉ tiêu không có một cơ sở chung để làm theo. Tuy nhiên, việc lập báo cáo này vẫn có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán trong việc tổng hợp số liệu. Kế toán tổng hợp yêu cầu kế toán các phần hành cung cấp số liệu cụ thể trong trường hợp cần thiết để lập báo cáo.
2.3. Thực trạng công tác phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia
2.3.1. Khái quát về phân tích Báo cáo tài chính tại công ty
Vào cuối năm tài chính, khi các Báo cáo tài chính được hoàn tất, công ty tiến hành phân tích những chỉ tiêu tài chính quan trọng thuộc những nội dung: phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản, đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích hiệu quả kinh doanh, phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán.
Các chỉ tiêu được công ty tính toán cụ thể như sau:
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu phân tích Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Vũ Gia
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn
1.1. Bố trí cơ cấu tài sản
Tài sản dài hạn/Tổng tài sản
%
84,75
85,86
91,85
Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản
%
15,25
14,14
8,15
1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
%
63,67
63,92
56,63
Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
%
36,33
36,08
43,37
2. Hệ số thanh toán
Hệ số thanh toán tổng quát
Lần
1,571
1,564
1,766
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
Lần
0,811
0,669
1,053
Hệ số thanh toán nhanh
Lần
0,711
0,485
0,624
3. Tỷ suất sinh lời
3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần
%
6,4
10,51
13,37
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần
%
4,57
7,54
9,62
3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản
%
6,49
7,81
9,21
3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu
%
20,04
21,56
22,43
(Nguồn: Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của công ty cổ phần Vũ Gia)
Phương pháp chủ yếu được công ty sử dụng để phân tích Báo cáo tài chính là phương pháp so sánh.
Công việc phân tích Báo cái tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia do kế toán trưởng phụ trách.
2.3.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
* Phân tích sự biến động về quy mô và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
Để phân tích sự biến động về quy mô và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã thực hiện so sánh số cuối kỳ với số đầu năm của các khoản, các mục kể cả số tuyệt đối và số tương đối theo chiều ngang để thấy được sự biến động về quy mô tài sản, theo chiều dọc để thấy được sự thay đổi về cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Từ kết quả phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp qua hai năm 2006 và 2007, em nhận thấy trong năm 2006, tình hình tài chính của doanh nghiệp không mấy khả quan. Tuy nhiên, sang năm 2007, doanh nghiệp đã có giải pháp khắc phục những tồn tại trong năm trước và đã thu được những kết quả nhất định. Vì vậy, trong phạm vi chuyên đề này, em xin được trình bày thực trạng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp qua hai năm 2006 và 2007.
+ Phân tích sự biến động về quy mô và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp trong năm 2006.
Bảng 2.5. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp năm 2006
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
So sánh
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tuyệt đối (đồng)
Số tương đối (%)
A.Tài sản ngắn hạn
1.708.479.733
15,25
1.598.708.065
14,14
-109.771.668
-0,06
1.Vốn bằng tiền
1.495.867.003
87,56
1.157.211.959
72,38
-338.655.044
-22,64
2.Đầu tư tài chính ngắn hạn
1.492.528
0,09
1.503.276
0,11
10.748
0,72
3.Các khoản phải thu
52.671.112
3,08
112.409.059
7,03
59.737.947
113,42
4.Hàng tồn kho
8.226.658
0,48
142.521.890
8,91
134.295.232
1632,44
5.Tài sản ngắn hạn khác
150.222.432
8,79
185.061.881
11,57
34.839.449
23,19
B.Tài sản dài hạn
9.498.291.787
84,75
9.711.138.942
85,86
212.847.155
2,24
1.Tài sản cố định
7.978.533.409
83,99
9.707.991.503
99,97
1.729.458.094
21,68
2.Đầu tư tài chính dài hạn
1.518.592.105
15,99
2.123.865
0,02
-1.516.468.240
-99,86
3.Tài sản dài hạn khác
1.166.273
0,02
1.023.574
0,01
-142.699
-12,23
Tổng tài sản
11.206.771.524
100
11.309.847.007
100
103.075.480
0,92
Tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm so với đầu năm tăng 103.075.480 đồng với số tương đối tăng 0.92%. Điều đó có thể đánh giá rằng quy mô về tài sản của doanh nghiệp được tăng lên tuy không đáng kể. Trong đó, tài sản cố định của doanh nghiệp cuối năm so với đầu năm tăng 1.729.458.094 đồng với số tương đối tăng 21,68%. Điều này thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp đã được tăng cường, quy mô và năng lực sản xuất đã được mở rộng. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng 10.748 đồng với số tương đối tăng 0,72%. Tuy khoản mục này tăng không đáng kể nhưng điều đó tạo ra nguồn lợi tức trong ngắn hạn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sự biến động của các khoản mục khác lại cho thấy sự phát triển không ổn định của doanh nghiệp. Các khoản phải thu tăng vọt, số tuyệt đối tăng 59.737.947 đồng, số tương đối tăng 113,42%. Điều này thể hiện những thất bại của doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản nợ phải thu, gây ứ đọng vốn trong khâu thanh toán. Để xem xét nguyên nhân của hiện tượng này cần xem xét với doanh thu thực hiện trong kỳ và độ tin cậy của khách hàng hiện tại của doanh nghiệp. Khoản mục hàng tồn kho cũng tăng vọt, số tuyệt đói tăng 134.295.232 đồng, số tương đối tăng 1632,44%. Do đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ là không có sản phẩm dở dang và thành phẩm nên hàng tồn kho của doanh nghiệp chủ yếu bao gồm nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Năm 2005, doanh nghiệp mới đi vào sản xuất kinh doanh nên chưa lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu cẩn thận. Sang năm 2006, để đảm bảo cho nhu cầu nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ, doanh nghiệp đã dự trữ nguyên vật liệu nhiều hơn năm 2005 rất nhiều. Tuy nhiên, việc dự trữ nguyên vật liệu cần đi đôi với xem xét chi phí bảo quản, chi phí lưu kho và hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, vốn bằng tiền của doanh nghiệp cuối năm so với đầu năm giảm 338.655.044 đồng với số tương đối giảm 22,64%. Điều này làm cho khả năng than._.h giá nhu cầu đầu tư, tại phòng kinh doanh cần các thông tin mang tính thường xuyên, cụ thể chứ không phải các thông tin có tính khái quát cao. Trong khi để đề ra các kế hoạch kinh doanh trong tương lai, ban giám đốc cần các thông tin mang tính tổng hợp cao thể hiện tình hình hoạt động của công ty và thông tin đó có thể là thường xuyên hoặc định kỳ đều được. Điều này chỉ có thể được đáp ứng thông qua việc phân tích cụ thể thực trạng của công ty.
Tóm lại, vì những lý do trên, việc hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính là thực sự cần thiết để đảm bảo tính chính xác của thông tin kế toán, mang lại tích cực với hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời, việc khắc phục và hoàn thiện hơn nữa công tác này là một việc làm cần thiết nhằm cung cấp thông tin kế toán dễ hiểu, phù hợp, tin cậy, có thể so sánh vì không phải người đọc báo cáo nào cũng hiểu rõ về công tác kế toán.
3.4. Nội dung hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty
3.4.1. Hoàn thiện lập Báo cáo tài chính tại công ty
Căn cứ trên những ưu điểm và nhược điểm của công tác lập Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vũ Gia, em xin đưa ra một số ý kiến sau:
+ Về lao động kế toán: công ty cần duy trì chất lượng đội ngũ nhân viên kế toán. Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán đều nhau và đạt yêu cầu, mỗi kế toán viên đều có khả năng hoàn thành tốt công việc của mình. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối kỳ kế toán, quá nhiều công việc tập trung vào kế toán trưởng khiến chất lượng công việc bị hạn chế. Vì vậy, công ty nên tuyển dụng thêm lao động để giảm thiểu mật độ lao động cho kế toán trưởng và cũng là để nâng cao chất lượng công việc, độ chính xác của thông tin cung cấp trên Báo cáo tài chính.
+ Về chính sách kế toán áp dụng: công ty cần trích lập dự phòng với các khoản phải thu khó đòi và các khoản đầu tư tài chính dài hạn, đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán, nâng cao tính chính xác của thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính. Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng là một công việc khó, đòi hỏi kế toán viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc lâu năm. Đây là tồn tại của nhiều doanh nghiệp hiện nay, không riêng đối với công ty cổ phần Vũ Gia. Doanh nghiệp có thể thuê các công ty kiểm toán độc lập để nhận được ý kiến về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính, đây cũng là một giải pháp tăng độ tin cậy của thông tin cung cấp trên Báo cáo tài chính mà cũng không quá tốn kém.
+ Về phần mềm kế toán: Hoàn thiện phần mềm kế toán đang sử dụng hoặc thử nghiệm phần mềm kế toán mới, hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính trên máy. Làm được như vậy không những giảm thiểu khối lượng công việc mà còn tăng độ chính xác. Phương án thử nghiệm phần hành kế toán mới không những tốn kém mà còn có tính rủi ro cao, vì vậy, trong thời gian trước mắt, doanh nghiệp nên xem xét phương án hoàn thiện phần hành kế toán đang sử dụng.
Công tác lập Báo cáo tài chính của công ty nói chung là hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về cung cấp thông tin kịp thời, chính xác. Một số hạn chế của công ty sẽ dần được khắc phục trong thời gian tới.
3.4.2. Hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại công ty
Hiện nay, việc phân tích Báo cáo tài chính của công ty được thực hiện khá cẩn thận so với tình trạng chỉ tính toán các chỉ tiêu theo quy định của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay. Bên cạnh những nhược điểm cần phát huy trong thời gian tới, doanh nghiệp cần khắc phục hạn chế trong khâu phân tích Báo cáo tài chính, cụ thể như sau:
+ Về lao động kế toán và tổ chức thực hiện phân tích: doanh nghiệp nên bổ sung nhân viên kế toán giúp kế toán trưởng phân tích tình hình tài chính vào thời điểm cuối kỳ. Doanh nghiệp không cần thiết phải lập riêng một bộ phận để thực hiện phân tích tình hình tài chính vì đây không phải là công việc tiến hành thường xuyên trong năm. Như vậy, sẽ tránh lãng phí công việc mà vẫn đáp ứng yêu cầu công việc, khắc phục đựoc hạn chế về tổ chức thực hiện phân tích.
+ Về nguồn số liệu phân tích: doanh nghiệp cần có biện pháp để đảm bảo tính tin cậy của nguồn số liệu phục vụ phân tích. Các Báo cáo tài chính cần được lập và trình bày theo quy định của chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành, được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng của hệ thống báo cáo nội bộ.
+ Về phương pháp sử dụng trong phân tích: nghiên cứu và đưa ra phương pháp đò thị để công tác phân tích Báo cáo tài chính được hoàn thiện hơn, kết quả phân tích dễ hiểu, có tính so sánh cao.
+ Về quy trình phân tích: thực hiện lập hồ sơ phân tích định kỳ hàng năm, báo cáo kèm theo bộ Báo cáo tài chính của công ty.
+ Về kết quả phân tích: các biện pháp đề ra sau phân tích Báo cáo tài chính cần được giải trình cụ thể trên một văn bản, có thể đính kèm hồ sơ phân tích hàng năm.
+ Về nội dung phân tích: sau thời gian ngắn ngủi thực tập tại công ty cổ phần Vũ Gia, em xin được đưa ra một vài ý kiến bổ sung cho công tác phân tích Báo cáo tài chính tại công ty.
Phân tích tình hình thanh toán tại công ty:
Công ty chưa thực hiện phân tích các khoản nợ quan trọng, đây là một mảng quan trọng trong phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Việc phân tích các khoản nợ quan trọng cho phép người sử dụng Báo cáo tài chính và bản thân doanh nghiệp biết được việc thanh toán các khoản công nợ có được thực hiện theo đúng thứ tự ưu tiên thanh toán của nhà nước hay không. Hiện nay, các khoản công nợ trên Báo cáo tài chính chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự ưu tiên thanh toán, đây là điểm mâu thuẫn giữa chế độ và chủ trương của nhà nước khiến các công ty không thấy được tầm quan trọng của phân tích các khoản nợ quan trọng.
Số liệu về thanh toán các khoản nợ ngắn hạn qua 3 năm 2005, 2006, 2007 cho thấy tồn tại lớn nhất tại công ty là khoản mục phải trả công nhân viên tăng vọt trong năm 2007. Tuy nhiên, đây là khoản nợ được ưu tiên thanh toán nhất theo quy định của nhà nước, việc dây dưa, nợ đọng với công nhân viên cho thấy doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc thanh toán tiền lương đúng kỳ hạn cho người lao động. Doanh nghiệp cần khắc phục nhược điểm này để tạo tinh thần phấn khởi cho người lao động trong quá trình làm việc.
Doanh nghiệp chưa thực hiện tính toán và phân tích số vòng quay các khoản phải thu, thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu, số vòng quay các khoản phải trả người bán và thời gian 1 vòng quay các khoản phải trả người bán.
- Chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu được tính theo công thức sau:
Số vòng quay của các Tổng doanh thu bán chịu
= ---------------------------------------------------
khoản phải thu Số dư bình quân phải thu khách hàng
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ phân tích số vòng quay phải thu của khách hàng là bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thu hồi tiền của khách hàng của doanh nghiệp càng tốt.
- Chỉ tiêu thời gian một vòng quay các khoản phải thu của khách hàng được tính theo công thức sau:
Thời gian 1 vòng quay các khoản Thời gian của kỳ phân tích
= ------------------------------------------------------
phải thu của khách hàng Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian của một vòng quay của một khoản phải thu khách hàng là bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này cần so sánh với thời gian bình quân ghi trong hợp đồng kinh tế để thấy được thực chất khả năng thu tiền của doanh nghiệp và uy tín của khách hàng đối với doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải trả người bán được tính theo công thức sau:
Số vòng quay các khoản Tổng số tiền hàng mua chịu
= -----------------------------------------------
phải trả người bán Số dư bình quân phải trả người bán
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ phân tích số vòng quay phải trả người bán quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao thì tiến độ thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản phải trả càng nhanh.
- Chỉ tiêu thời gian bình quân của một vòng quay khoản phải trả người bán được tính theo công thức sau:
Thời gian 1 vòng quay các Thời gian kỳ phân tích
= ---------------------------------------------------------
khoản phải trả người bán Số vòng quay các khoản phải trả người bán
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian của một vòng quay của một khoản phải trả người bán là bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này cần so sánh với thời gian bình quân ghi trong hợp đồng kinh tế để thấy được tình hình thanh toán của doanh nghiệp từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Ví dụ, từ số liệu trên Báo cáo tài chính và Bảng cân đối số phát sinh của công ty, ta tính được:
Số vòng quay các khoản 90.012.684
= ------------------- = 0,9979 (vòng)
phải trả người bán năm 2006 90.205.119
Số vòng quay các khoản 123.568.103
= ------------------- = 1,0547 (vòng)
phải trả người bán năm 2007 117.162.619
Tử số của phép tính là số phát sinh khoản phải trả người bán trong năm, mẫu số là bình quân của số dư khoản phải trả người bán đầu năm và cuối năm. Số liệu tính toán trên có ý nghĩa: trong năm 2006, khoản phải trả người bán quay được 0,9979 vòng; trong khi đó, trong năm 2007, khoản phải trả người bán quay được 1,0547 vòng. Như vậy, tiến độ thanh toán của doanh nghiệp với các khoản phải trả năm 2007 cao hơn năm 2006, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc kỷ luật thanh toán, tạo được uy tín đối với các nhà cung cấp.
Thời gian 1 vòng quay các 365
= ------------ = 365,77 (ngày)
khoản phải trả người bán 0,9979
Thời gian 1 vòng quay các 365
= ------------ = 346,07 (ngày)
khoản phải trả người bán 1,0547
Số liệu tính toán trên có ý nghĩa: thời gian một quay các khoản phải trả người bán năm 2006 là 365,77 ngày; trong khi đó, thời gian một vòng quay các khoản phải trả người bán năm 2007 là 346,07 ngày.
Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty:
Công ty có thể sử dụng mô hình phân tích tài chính Dupont để làm rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh. Mô hình phân tích tài chính Dupont cho phép xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hoặc mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh với cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Từ chỗ xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, doanh nghiệp sẽ phân tích được sự thay đổi của nhân tố phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh chủ yếu là do ảnh hưởng của nhân tố nào và đề xuất giải pháp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tùy theo mục đích phân tích, có thể xây dựng mô hình phân tích tài chính Dupont theo một trong hai cách sau:
Mô hình 1:
Tỷ suất lợi nhuận trên Lợi nhuận Doanh thu
= ------------------ * -------------------------------
tổng tài sản (ROA) Doanh thu Tổng tài sản bình quân
Từ biểu thức trên, công ty xác định mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng như hiệu quả sử dụng tài sản theo doanh thu. Hơn thế nữa, công ty xác định được 2 chỉ tiêu còn lại đã ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản như thế nào và sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản chủ yếu là do ảnh hưởng của nhân tố nào.
Mô hình 2:
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH bình quân Lợi nhuận
= ------------------------------ * -----------------------
tổng tài sản (ROA) Tổng tài sản bình quân VCSH bình quân
Tương tự như trên, công ty sẽ xác định được sự thay đổi của nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản chủ yếu do sự thay đổi của nhân tố tỷ suất tự tài trợ hay tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Ví dụ, phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty theo mô hình 2:
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
ROA (LN/TTSBQ)
7,81
9,21
a (VCSHBQ/TTSBQ)
0,3621
0,4106
ROE (LN/VCSHBQ)
21,56
22,43
Nhân tố a thay đổi làm ROA thay đổi một lượng là: (0,4106 - 0,3621)*21,56 = 1,04566. Trong khi đó, ROA thay đổi do ảnh hưởng của nhân tố ROE là: 0,4106*(22,43 – 21,56) = 0,357222.
Như vậy, ROA tăng lên chủ yếu là do nhân tố a tăng lên, tuy nhiên, nhân tố ROE tăng lên cũng làm cho ROA tăng lên đáng kể. Có thể kết luận, cơ cấu vốn của doanh nghiệp đã được hợp lý hóa, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong năm 2008, doanh nghiệp muốn tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh thì nên tập trung nâng cao suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Nâng cao chỉ tiêu ROE thì một mặt phải tăng quy mô lợi nhuận, một mặt phải đảm bảo hợp lý cơ cấu vốn sản xuất.
3.5. Điều kiện thực hiện
* Đối với ban lãnh đạo công ty:
+ Nhanh chóng hoàn thiện phần hành kế toán đang sử dụng bằng cách thuê ngoài hoặc đào tạo cán bộ xây dựng phần mềm kế toán trong nội bộ công ty.
+ Tạo điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán và đặc biệt là đội ngũ phân tích Báo cáo tài chính.
+ Ban lãnh đạo yêu cầu phòng tài chính kế toán cung cấp hồ sơ hoàn chỉnh về phân tích Báo cáo tài chính cùng những biện pháp đề ra.
* Đối với những đối tượng quan tâm đến công ty:
Các đối tượng quan tâm đến công ty như: nhà đầu tư, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, chủ nợ hoặc công nhân viên.
Những đối tượng này có trách nhiệm, quyền lợi liên quan đến doanh nghiệp nên họ có thái độ rất thận trọng khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn.
* Đối với các cơ quan chức năng:
+ Bộ tài chính cần đảm bảo tính khoa học, logic của hệ thống văn bản kế toán đã và sẽ ban hành để dễ dàng phát hiện những mâu thuẫn trong nội dung của các văn bản mà có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế công tác hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp.
+ Bộ tài chính cần luôn cập nhật sự biến động của môi trường kinh doanh, những đòi hỏi của nền kinh tế ngày càng phát triển mà có ảnh hưởng đến chế độ kế toán, chế độ Báo cáo tài chính hiện hành để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và kịp thời.
+ Khi ban hành các quyết định, Bộ tài chính cần đẩy nhanh việc ban hành các thông tư hướng dẫn kèm theo
+ Bộ tài chính có thể quy định chi tiết hơn về công tác phân tích Báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp, để phân tích Báo cáo tài chính trong từng đơn vị được thực hiện thống nhất hơn, đầy đủ hơn.
+ Cơ quan thống kê cần công khai hóa số liệu trung bình ngành và những số liệu có thể công bố của các doanh nghiệp, để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế thị trường và cũng cung cấp cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện so sánh với tình hình bản thân doanh nghiệp mình.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, hệ thống những quy định liên quan đến Báo cáo tài chính của Việt Nam không ngừng được thay đổi, cho phù hợp với điều kiện mới và cho phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Vai trò cung cấp thông tin trên Báo cáo tài chính không ngừng được nâng cao. Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân theo đúng chuẩn mực nhằm cung cấp thông tin trung thực và hợp lý cho các đối tượng quan tâm. Hơn thế nữa, thông qua các kết quả phân tích tình hình tài chính, có thể đưa ra các dự báo về kinh tế, các quyết định về tài chính trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.
Công ty cổ phần Vũ Gia nhận thức rõ vai trò của lập và phân tích Báo cáo tài chính nên đã không ngừng cải thiện công tác này để đáp ứng nhu cầu về cung cấp thông tin kế toán hữu ích, kịp thời của các đối tượng quan tâm đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Vì thời gian thực tập có hạn nên việc tìm hiểu công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chuyên đề này ngoài việc đánh giá ưu nhược điểm của công tác trên còn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác này.
Em cũng xin được chân thành cảm ơn thạc sĩ Lê Kim Ngọc trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp em hoàn thành bản chuyên đề này theo thời hạn quy định của khoa kế toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần Vũ Gia.
2. Báo cáo tài chính năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006,2007 của công ty cổ phần Vũ Gia.
3. Bộ Tài Chính, Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 20 tháng 3 năm 2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp.
4. Bộ Tài chính, Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 về việc ban hành và công bố 6 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3).
5. Bộ Tài Chính, Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
6. Khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế quốc dân (2006), giáo trình Kế toán tài chính, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
7. Khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế quốc dân (1999), giáo trình Kế toán quốc tế, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
8. PGS. TS. Nguyễn Văn Công (10/2005), chuyên đề về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo tài chính, nhà xuất bản tài chính.
PHỤ LỤC
BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Năm 2007
I- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
1- Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần.
2- Lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ.
3- Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh vận tải taxi.
4- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
II- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
1- Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày 01/01/2007 kết thúc vào ngày 31/12/2007).
2- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng.
III- Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng
1- Chế độ kế toán áp dụng: theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006.
2- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán
3- Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
IV- Các chính sách kế toán áp dụng
1- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền.
Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán:
- Trên tài khoản tiền và công nợ được quy đổi theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh của ngân hàng ngoại thương.
- Kết chuyển doanh thu quy đổi theo tỷ giá thực tế tại ngày khách hàng trả tiền vào ngân hàng.
- Cuối kỳ, số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng bằng đồng ngoại tệ được tính theo tỷ giá ngày 31/12 tại ngân hàng ngoại thương.
2- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: kiểm kê theo giá thực tế.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: bình quân cả kỳ dự trữ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
3- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư:
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): tài sản cố định được xác định theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): khấu hao bình quân.
4- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư
- Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư;
- Phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư.
5- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:
- Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát;
- Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn;
- Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác;
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
6- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay:
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay;
- Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ;
7- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác:
- Chi phí trả trước;
- Chi phí khác;
- Phương pháp phân bổ chi phí trả trước;
- Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại.
8- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả.
9- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả.
10- Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
- Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ sở hữu.
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản.
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá.
- Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối.
11- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
- Doanh thu bán hàng;
- Doanh thu cung cấp dịch vụ: căn cứ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ của công ty bao gồm: hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận, sản phẩm dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hóa đơn phát hành.
- Doanh thu hoạt động tài chính;
- Doanh thu hợp đồng xây dựng.
12. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính.
13. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
14- Các nghiệp vụ dự phòng rủi ro hối đoái.
15- Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác.
V- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán
(Đơn vị tính: đồng)
01- Tiền
Đầu năm
Cuối năm
- Tiền mặt
- Tiền gửi ngân hàng
- Tiền đang chuyển
22.256.147
1.134.955.812
25.865.149
1.144.558.379
Cộng
1.157.211.959
1.170.423.528
02- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
- Chứng khoán đầu tư ngắn hạn
- Đầu tư ngắn hạn khác
- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Đầu năm
1.503.276
Cuối năm
3.277.624
Cộng
1.503.276
3.277.624
03- Các khoản phải thu ngắn hạn khác
Đầu năm
Cuối năm
- Phải thu về cổ phần hoá
- Phải thu về cổ tức và lợi nhuận được chia
- Phải thu người lao động
3.671.300
788.158
- Phải thu khác
Cộng
3.671.300
788.158
04- Hàng tồn kho
Đầu năm
Cuối năm
- Hàng mua đang đi đường
- Nguyên liệu, vật liệu
89.587.546
95.412.983
- Công cụ, dụng cụ
52.934.344
51.264.674
- Chi phí SX, KD dở dang
- Thành phẩm
- Hàng hóa
- Hàng gửi đi bán
- Hàng hoá kho bảo thuế
- Hàng hoá bất động sản
Cộng giá gốc hàng tồn kho
142.521.890
146.677.657
08 - Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình:
Khoản mục
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
...
TSCĐ hữu hình khác
Tổng cộng
Nguyên giá TSCĐ hữu hình
Số dư đầu năm
13.588.086.952
13.588.086.952
- Mua trong năm
- Đầu tư XDCB hoàn thành
- Tăng khác
- Chuyển sang bất động sản đầu tư
- Thanh lý, nhượng bán
- Giảm khác
16.173.793.975
1.749.186.788
16.173.793.975
1.749.186.788
Số dư cuối năm
28.012.694.139
28.012.694.139
Giá trị hao mòn lũy kế
Số dư đầu năm
3.880.095.449
3.880.095.449
- Khấu hao trong năm
- Tăng khác
- Chuyển sang bất động sản đầu tư
- Thanh lý, nhượng bán
- Giảm khác
1.808.521.515
1.808.521.515
Số dư cuối năm
5.688.616.964
5.688.616.964
Giá trị còn lại của TSCĐ
hữu hình
- Tại ngày đầu năm
- Tại ngày cuối năm
9.707.991.503
22.324.077.175
9.707.991.503
22.324.077.175
- Giá trị còn lại cuối năm của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo các khoản vay:
- Nguyên giá TSCĐ cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng:
- Nguyên giá TSCĐ cuối năm chờ thanh lý:
- Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ hữu hình có giá trị lớn trong tương lai:
- Các thay đổi khác về TSCĐ hữu hình:
13- Đầu tư dài hạn khác:
- Đầu tư cổ phiếu
- Đầu tư trái phiếu
- Đầu tư tín phiếu, kỳ phiếu
- Cho vay dài hạn
- Đầu tư dài hạn khác
Đầu năm
2.123.865
Cuối năm
5.074.226
Cộng
2.123.865
5.074.226
14- Chi phí trả trước dài hạn
Đầu năm
Cuối năm
- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ
1.023.574
1.502.631
- Chi phí thành lập doanh nghiệp
- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn
- Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình
- ...
Cộng
1.023.574
1.502.631
15- Vay và nợ ngắn hạn
Đầu năm
Cuối năm
- Vay ngắn hạn
- Nợ dài hạn đến hạn trả
1.885.021.567
385.400.659
Cộng
1.885.021.567
385.400.659
16- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Đầu năm
Cuối năm
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất, nhập khẩu
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế tài nguyên
- Thuế nhà đất và tiền thuê đất
- Các loại thuế khác
- Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
8.756.000
9.102.083
Cộng
8.756.000
9.102.083
20- Vay và nợ dài hạn
Đầu năm
Cuối năm
a - Vay dài hạn
- Vay ngân hàng
- Vay đối tượng khác
- Trái phiếu phát hành
b - Nợ dài hạn
- Thuê tài chính
- Nợ dài hạn khác
2.156.873.269
2.156.873.269
855.983.472
855.983.472
6.452.693.569
6.452.693.569
3.094.972.843
3.094.972.843
Cộng
3.012.856.741
9.547.666.412
22- Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu
Số đầu năm
Tăng trong năm
Giảm trong năm
Số cuối năm
A
1
2
3
4
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
3.300.000.000
5.700.000.000
9.000.000.000
2.Thăng dư vốn cổ phần
3.Vốn khác của chủ sở hữu
147.886.798
215.635.385
363.522.183
4.Cổ phiếu quỹ
5.Chênh lệch tỷ giá hối đoái
6.Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
7.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
632.706.000
854.723.576
306.267.129
1.181.162.447
Cộng
4.080.592.798
6.770.358.961
306.267.129
10.544.684.630
VI- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị tính: đồng)
Năm nay
Năm trước
25- Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)
Trong đó:
- Doanh thu bán hàng
- Doanh thu cung cấp dịch vụ
12.270.000.000
12.270.000.000
8.360.000.000
8.360.000.000
- Doanh thu hợp đồng xây dựng (Đối với doanh nghiệp có hoạt động xây lắp)
+ Doanh thu của hợp đồng xây dựng được ghi nhận trong kỳ;
+ Tổng doanh thu luỹ kế của hợp đồng xây dựng được ghi nhận đến thời điểm lập báo cáo tài chính;
27- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
Trong đó:
- Doanh thu thuần trao đổi sản phẩm, hàng hóa
- Doanh thu thuần trao đổi dịch vụ
12.270.000.000
12.270.000.000
8.360.000.000
8.360.000.000
28- Giá vốn hàng bán (Mã số 11)
Năm nay
Năm trước
- Giá vốn của hàng hóa đã bán
- Giá vốn của thành phẩm đã bán
- Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp
- Giá trị còn lại, chi phí nhượng bán, thanh lý của
BĐS đầu tư đã bán
- Chi phí kinh doanh Bất động sản đầu tư
- Hao hụt, mất mát hàng tồn kho
- Các khoản chi phí vượt mức bình thường
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
7.125.900.000
4.193.520.000
Cộng
7.125.900.000
4.193.520.000
29- Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh (Mã số 21)
Năm nay
Năm trước
- Lãi tiền gửi, tiền cho vay
- Lãi đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu
- Cổ tức, lợi nhuận được chia
- Lãi bán ngoại tệ
- Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện
- Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện
- L·i b¸n hµng tr¶ chËm
- Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh kh¸c
Céng
723.000
723.000
153.000
153.000
30- Chi phí tài chính (Mã số 22)
Năm nay
Năm trước
- Lãi tiền vay
- Chiết khấu thanh toán, lãi bán hàng trả chậm
- Lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn
- Lỗ bán ngoại tệ
- Lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện
- Lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện
- Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn
- Chi phí tài chính khác
741.000.000
566.802.000
Cộng
741.000.000
566.802.000
33- Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố
Năm nay
Năm trước
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
3.056.823.146
1.961.468.038
2.039.582.196
68.026.620
1.909.036.459
958.893.473
1.256.863.025
68.727.043
Cộng
7.125.900.000
4.193.520.000
VII- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Đơn vị tính: đồng)
34- Các giao dịch không bằng tiền ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển
tiền tệ và các khoản tiền do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng
Năm nay
Năm trước
a-
Mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính:
- Mua doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu:
- Chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu:
…
…
…
…
b-
Mua và thanh lý công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác trong kỳ báo cáo.
- Tổng giá trị mua hoặc thanh lý;
- Phần giá trị mua hoặc thanh lý được thanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền;
- Số tiền và các khoản tương đương tiền thực có trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý;
- Phần giá trị tài sản (Tổng hợp theo từng loại tài sản) và nợ phải trả không phải là tiền và các khoản tương đương tiền trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý trong kỳ.
…
…
…
…
…
…
…
…
c-
Trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thực hiện.
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Năm 2007
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Năm trước
Năm nay
1
2
3
4
5
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác
01
8.272.730.415
12.327.698.163
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ
02
73.539.827
2.802.657
3. Tiền chi trả cho người lao động
03
1.918.904.560
797.822.473
4. Tiền chi trả lãi vay
04
566.802.000
741.000.000
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
05
246.052.000
459.340.000
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
06
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
07
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
20
5.467.432.028
10.326.733.033
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác
21
1.000.000.000
15.000.000.000
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác
22
3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác
23
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác
24
5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
25
6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
26
7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
27
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
(1.000.000.000)
(15.000.000.000)
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu
31
2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành
32
3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
33
1.500.000.000
5.000.000.000
4.Tiền chi trả nợ gốc vay
34
6.306.087.072
313.521.461
5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính
35
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
36
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
(4.806.087.072)
4.686.478.539
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40)
50
(338.655.044)
13.211.569
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
60
1.495.867.003
1.157.211.959
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
61
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61)
70
VII.34
1.157.211.959
1.170.423.528
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tc-4.doc
- Tc-4 (LV).doc