cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
xác nhận của cơ quan thực tập
Sinh viên : Phùng Tuấn Anh
MSSV : 359342
Lớp : 42CG
Khoa : Công trình thuỷ - Trường Đại học xây dựng
Thực tập tại công ty: Tư vấn Xây dựng Đường Thuỷ
Sau thời gian thực tập 5 tuần tại Công ty, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các chú, các cô trong Công ty em đã được tiếp xúc với những vấn đề mới, với thực tế sản xuất tại Công ty và đến nay đã hoàn thành tốt đợt thực tậ CBKT này. Em đã ng
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Đồ án tổng hợp về các bước thiết kế và nội dung tính toán cho một công trình cảng, đường thuỷ, giới thiệu các quy phạm hiện hành, một lcktkt cho một công trình cụ thể cảng, đường thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiêm chỉnh chấp hành nội quy của cơ quan trong suốt quá trình thực tập.
Vậy em kính đề nghị quý cơ quan xác nhận cho em.
Em xin chân thành cảm ơn quý cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2003
Xácnhận của cơ quan thực tập.
lời nói đầu
Trải qua quá trình học tập trên giảng đường, mỗi sinh viên đều tích luỹ được những kiến thức cơ bản về lý thuyết. Đây là cơ sở để đánh giá ý thực học tập và là hành trang không thể thiếu của mỗi sinh viên khi ra trường. Tuy nhiên chỉ với lượng kiến thức lý thuyết như vậy, mọi sinh viên đều khó có thể vận dụng được những cái đã học vào cuộc sống nếu không có kinh nghiệm thực tế. Đây cũng là mặt yếu nhất cảu sinh viên khi ra trường.
Để giải quyết vấn đề này, nhà trường đã tạo ra những khoảng thời gian nhất định để sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tế sản xuất, thực hành và củng cố những kiến thức đã học. Thực tập cán bộ kỹ thuật là một trong những khoảng thời gian đó.
Thực tập cán bộ kỹ thuật giúp sinh viên nắm vững, củng cố và mở rộng thêm những kiến thức đã được học tập, rèn luyện ở trường; tiếp cận dần với công việc thực tế sản xuất. Hơn nữa nó giúp mỗi sinh viên nhanh nhạy hơn trong việc xem xét các vấn đề của thực tế thiết kế, thi công và đặc biệt là tác phong làm việc, ứng xử của một kỹ sư. Sau cùng có thể nói: những kiến thức, tài liệu và mọi điều thu thập được từ nơi thực tập sẽ giúp sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho đồ án tốt nghiệp của mình và sẽ là một hành trang không thể thiếu cho cuộc sống tương lai sau này.
Thời gian 5 tuần thực tập cán bộ kỹ thuật tại Công ty Tư vấn Xây dựng Đường thuỷ (TEDI - WECCO) trực thuộc Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI) em đã được tiếp cận với một loạt các quy trình, quy phạm và các đồ án thiết kế với các loại hình: Tiền khả thi, thiết kế kỹ thuật, TKKT thi công và TK bản vẽ thi công. Qua đó đã tiếp thu thêm được nhiều kiến thức trong thực tế sản xuất.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty, đặc biệt là dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thạc sỹ Nguyễn Kiên quyếtvà sự chỉ đạo của thầy giáo TS. Trần Văn Sung đã giúp em hoàn thành tốt đợ thực tập cán bộ kỹ thuật này.
Hà Nội, ngày 6 tháng 1 năm 2003
Sinh viên
Phùng Tuấn Anh
phần mở đầu
1. Mục đích.
- Làm quen với thực tế sản xuất của ngành bằng các công việc cụ thể của cán bộ kỹ thuật như tham gia thiết kế, chỉ đạo thi công.
- Vận dụng và củng cố các kiến thức đã học.
- Thu thập tài liệu cho đồ án tốt nghiệp
- Trao đổi ý thức trách hiệm và công tác chỉ đạo sản xuất.
2. Nhiệm vụ chính
a. Ghi chép các chuyên đề theo các hướng sau:
- Các bước thiết kế và nội dung tính toán cho một công trình cảng, đường thuỷ.
- Giới thiệu các quy phạm hiện hành
- Giới thiệu về một đồ án LCKTKT cho một công trình cụ thể cảng, đường thuỷ.
- Giới thiệu về một cảng cụ thể hoặc một tuyến công trình đường thuỷ chính.
b. Thu thập đồ án cho đồ án tốt nghiệp.
- Bình đồ khu vực xây dựng công trình.
- Số liệu kinh tế, số liệu về tàu thiết kế.
- Số liệu thuỷ mức độ dự toán, đơn giá xây dựng.
- Các văn bản nhà nước có liên quan.
3. Thời gian thực tập.
- Thời gian thực tập từ 9/12/2002 - 11/12/2003
4. Địa điểm thực tập.
Công ty tư vấn xây dựng Đường thuỷ.
Địa chỉ: Khương Đình - Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
chương i.
nội dung công tác thực tập
I. các quy trình quy phạm và các tài liệu tham khảo
1. Các quy trình quy phạm
- Quy trình thiết kế công nghệ cảng biển.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình giao thông.
- Quy chế quản lí đầu tư và xây dựng.
2. Các tài liệu tham khảo.
II. Thành phần dự án nghiên cứu khả thi về công trình cảng.
Phần I. Mở đầu
1. Khái quát về dự án
2. Các căn cứ pháp lí báo cáo
3. Mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu
4. Tổ chức thực hiện
5. Nguồn tài liệu sử dụng
6. Thành phần hồ sơ
Phần II. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi
Chương I. Sự cần thiết đầu tư xây dựng
I. Vùng hấp dẫn của cảng
II. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
III. Dự báo nhu cầu dịch vụ dầu khí và đội tàu dịch vụ qua cảng.
IV. Tổng hợp dự báo hàng hoá và đội tàu đến cảng.
V. Sự cần thiết đầu tư xây dựng cảng.
Chương II. Hình thức đầu tư của dự án.
Chương III. Vị trí và điều kiện tự nhiên khu vực dự án
Chương IV. Xác định quy mô xây dựng cảng
Chương V. Quy hoạch phát triển cảng
VI. Đánh giá tác động môi trường của dự án
VIII. Tổ chức khai thác cảng.
IX. Phana tích hiệu quả đầu tư
X. Kết luận và kiến nghị.
Phần III. Tài liệu sử dụng và các phụ lục
III. Thành phần dự án nghiên cứu KT về đường thuỷ
Chương I. Các văn cứ lập báo cáo và sự cần thiết đầu tư
Chương II. Hiện trạng tuyến vận tải
Chương III. Dự báo nhu cầu vận tải
Chương IV. Quy mô - giải pháp cải tạo nâng cấp.
Chương V. Biện pháp tổ chức thi công công trình.
Chương VI. Tổng mức đầu tư - nguồn vốn - tổ chức thực hiện dự án.
Chương VII. Đánh giá tác động môi trường
Chương VIII. Phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án.
IX. Kết luận - kiến nghị
các bước thiết kế và nội dung tính toán đối với một công trình cảng
I. Các bước thiết kế
I.1 Lựa chọn kết cấu bến
1. Phải xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tổng thể của công trình
2. Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng
3. Những yêu cầu sử dụng .
4. Điều kiện thi công
5. Điều kiện vật tư
I.2. Xác định các kích thước cơ bản của bến
1. Chiều rộng bến L
2. Chiều rộng bến B
4. MN TTK: Lấy theo mực nước tính toán theo tần suất bảo đảm quy định.
4. MNCTK: Lấy theo quy định của các tiêu chuẩn thiết kế công trình thuỷ
+ 1% đối với công trình bến cấp I.
+ 5% đối với công trình bến cấp II và III
+ 10% đối với công trình bến cấp IV
5. Cao trình mặt bến
6. Cao trình đáy bến
I.3. Quyết định hình dạng và vị trí tuyến bến
I.4. Kiểm tra điều kiện ổn định của công trình
I.5. Tính toán các cấu kiện của công trình
II. Nội dung thiết kế kỹ thuật
I.1. Phần thuyết minh
1. Thuyết minh tổng quát
- Căn cứ vào cơ sở thiết lập kỹ thuật.
- Nội dung chủ yếu của quyết định đầu tư (đối với DA sử dụng vốn nhà nước) hoặc giấy phép đầu tư (đối với DA không sử dụng vốn nhà nước)
- Danh mục quy chuẩn XD, tiêu chuẩn XD, thiết kế mẫu được sử dụng.
- Tóm tắt thiết kế nội dung thiết kế được chọn và các phương án thiết kế so sánh (qui hoạch, kiến trúc, nền móng, kết cấu…)
- Các thông số và chỉ tiêu cần đạt được của công trình theo phương án chọn.
2. Tài liệu, thuyết minh về điều kiện tự nhiên và kỹ thuật chi phối thiết kế.
- Địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, thuỷ văn, khí tượng và động đất ở khu vực XD.
- Tác động môi trường.
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lượng công trình (đối với công trình cũ cần sửa chữa)
- Các tài liệu khác.
3. Những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
- Năng lực, công suất thiết kế và các thông số của công trình
4. Công nghệ thiết bị.
- Dây chuyền sản xuất, công năng sử dụng.
- Tính toán và lựa chọn thiết bị (chủng loại, nhãn hiệu, đặc tính kỹ thuật, nước và năm sản xuất)
5. Giải pháp kiến trúc, xây dựng
- Tổng mặt bằng, diện tích chiếm đất, diện tích xây dựng của công trình.
- Giải pháp về kiến trúc
- Giải pháp kxy thuật xây dựng, kết cấu chịu lực chính, nền, móng, có bảng tiníh kèm theo nêu rõ phương pháp và kết quả tính toán tiết diện, chuyển vị biến dạng của kết cấu, độ lún dựa báo…)
- Tổ chức giao thông và thiết bị vận tải.
- Xây dựng bên ngoài (trồng cây xanh, sân, đường, vỉa hè, chiếu sáng)
6. Thiết kế tổ chức xây dựng
Các chỉ dẫn chính về biện pbhpá thi công để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, thiết kế an toàn trong xây dựng
II.2. Phần bản vẽ
1. Hiện trạng của mặt bằng tuyến và vị trí trên bản đồ của công trình được thiết kế.
2. Tổng mặt bằng bố trí chi tiết các hạng mục công trình.
3. Chuẩn bị kỹ thuật hạ tầng ngoài nhà: Đường, cấp điện, cấp nước, thải nước, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường.
4. Dây chuyền công nghệ
5. Mặt bằng kiến trúc các tầng, các mặt cắt ngang và mặt cắt dọc chính, các mặt đứng của các thiết bị.
6. Bố trí trang thiết bị.
7. Chi tiết các kết cấu chịu lực chính (nền, móng, thân mái…) và các bộ phận có cấu tạo phức tạp.
8. Trang thiết bị nội thất
9. Phối cảnh toàn bộ công trình
10. Các hệ thống công trinh kỹ thuật bên trong nhà: Cấp điện cấp nước, thải nước thông gió, chiếu áng, âm thanh điều hoà nhiệt, thông tin, báo cháy, và chữa cháy tức thời.
11. Lối thoát nạn và giải pháp chống cháy nổ công trình.
12. Xây dựng bên ngoài (hàng rào, cây xanh, sân đường, chiếu sáng, biển báo).
13. Tổng mặt bằng tổ chức xây dựng và tổ chức thi công các hạng mục công trình đặc biệt.
14. Mô hình toàn bộ công trình hoặc từng bộ phận công trình (theo yêu cầu riêng của thủ đầu tư)
II.3. Phần rổng dự toán
II. 4. Nội dung thiết kế bản vẽ thi công
1. Bản vẽ thi công
- Ci tiết mặt bằng, mặt cắt của các hạng mục công trình, thể hiện đầy đủ vị trí và các chi tiết kết cấu, thiết bị công nghệ, có biểu liệt kê khối lượng xây lắp và thiết bị của hạng mục công trình đó, chất lượng qui cách của từng loại vật liệu, cấu kiện điển hình được gia công sẵn, có thuyết minh hướng dẫn về trình tự thi công, các yêu cầu về kỹ thuật an toàn lao động trong thi công.
- Chi tiết về lắp đặt thiết bị công nghệ trong đó có thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, qui cách và số lượng của từng loại thiết bị, cấu kiện, linh kiện và vật liệu, những ghi chú cần thiết cho người thi công và hướng dẫn của nhà máy chế tạo.
2. Dự toán tiết kế bản vẽ thi công
2.1. Các căn cứ cơ sở lập dự toán, có diễn giải tiên lượng và các phụ lục cần thiết.
chương iii
Dự án xây dựng đê chắn cát luồng tàu vào cảng cửa lo giai đoạn V
Báo cáo nghiên cứu khả thi
I.1. Đặt vấn đề
- Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999, Cảng Cửa Lò là cảng biển thuộc nhóm cảng số 2 và là một trong 10 cảng trọng điểm đầu tư đến năm 2003.
- Cảng được xây dựng năm 1979 đưa vào khai thác 1985 với bến số 1 và 2. Để đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hoá ngày một tăng, cảng được nâng cấp xây dựng thêm 2 bến cập tàu 10.000 DUT.
- Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu giải pháp kỹ thuật để duy trì chiều sâu luồng bảo đảm cho tầu ra vào cảng thuận lợi. Bằng QĐ số 3780 QĐ/BGTVT ngày 13/11/2001 Bộ trưởng Bộ GTGT đã cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng đê chắn cát luồng tàu vào cảng Cửa Lò giai đoạn II và giao cho Tổng Công ty tư vấn thiết kế GTGT thực hiện.
I.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất giải pháp và trình tự ưu tiên xây dựng đồng bộ hệ thống công trình chắn cát bảo vệ luồng tàu 10.000 DUT vào cảng Cửa Lò - giai đoạn II (đê Bắc và đê Nam) nhằm giảm chi phí nạo vét duy tu luồng hàng năm để duy trì độ sâu luồng chạy tàu.
I.3. Phạm vi nghiên cứu
Trồng rừng: Từ đập Nghi Quang đến Mũi Rồng
Ngoài biển: Từ Lèn Chu đến Mũi Gà
Trọng tâm nghiên cứu đê Bắc và đê Nam.
I.4. Các căn cứ nghiên cứu
+ Các văn bản pháp lý
+ Các quy trình quy phạm và các tài liệu liên quan
I.5. Nội dung nghiên cứu
1. Thu thập số liệu về địa hình thuỷ, hải văn, khí tượng địa chất công trình và các số liệu kỹ thuật các tài liệu dự án khác có liên quan.
2. Khảo sát bổ sung các yếu tố địa hình, thuỷ hải văn, địa chất, chế độ thuỷ lưu, dòng chảy, vận chuyển bùn cát và các giải pháp kỹ thuật.
3. Nghiên cứu dự báo nhu cầu vận tải thuỷ triều luồng vào cảng Cửa Lò.
4. Đánh giá hiệu quả đê Nam chắn cát luồng tàu vào cảng Cửa Lò.
5. Nghiên cứu mô hình dòng chảy và mô hình vận chuyển bùn cát chế độ thuỷ lực dòng chảy, vận chuyển bùn cát khu vực nghiên cứu.
6. Xác định quy mô công trình và đề xuất các giải pháp kỹ thuật, lựa chọn phương án tối ưu để đảm bảo độ sâu của luồng tàu vào cảng. Xác định tổng mức đầu tư, phân tích tính khả thi về các mặt kỹ thuật và môi trường của việc xây dựng đê chắn cát luồng tàu cảng Cửa Lò.
I.6. Các thông tin chung liên quan đến dự án
- Chủ đầu tư: Cục Hàng Hải Việt Nam
Địa chỉ: Số 8 Phạm Hùng - Mai Dịch - Hà Nội
ĐT: 7683066 Fax: 7683058
- Cơ quan địa diện chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án hàng hải số 1
- Cơ quan tư vấn: Tổng công ty tư vấn TKCTVT (TEDI)
Địa chỉ: 278 Tôn Đức Thắng, Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 85/4431 Fax: 84-8517816
- Cơ quan phối hợp: Cảng Nghệ Tĩnh
Ban Cảng biển Cục Hàng Hải Hà Nội
II.1. Vị trí địa lý dự án
Cảng Cửa Lò nằm ở bờ phải sông Cấm ngay tại đoạn sông gần cửa biển thuộc địa phận 2 xã Nghi Tân, Nghi Thuỷ huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An có toạ độ địa lý 18046'42'' vĩ độ Bắc và 105041'45'' kinh độ đông.
II.2. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
II.2.1. Địa chất
a. Khu xây dựng đê Nam
Theo tài liệu khoan địa chất tháng 10/1998 gồm 2 lỗ khoan
- Lớp 1: Cấu tạo địa tầng lớp mặt chủ yếu là cát nhỏ xám và vỏ sò biển trạng thái rời rạc, bão hoà, nước có chiều từ khoảng 5,5 đến 2,2m, góc nghỉ tự nhiên 27012' đến 28006
- Lớp 2: Cấu tạo địa tầng chủ yếu là bùn sét pha cát lẫn vỏ sò màu xám đen, độ sệt từ 1,2 á 1,44, hệ số nén lún 0,111cm2/kg đến 0,123 cm2/kg.
b. Khu vực dự kiến xây dựng đê Bắc
Theo tài liệu khảo sát địa chất 7/2002 gồm 4 lỗ khoan
- Lớp 1: Cát hạt nhỏ lẫn vỏ sò màu xám đen cao độ mặt lớp -5,7; cao độ đáy lớp -6,3m
- Lớp 2: Bùn sét cát màu xám đen, cao độ đáy lớp -8,2m
- Lớp 3: Cát mịn màu xam đen: đáy lớp thay đổi từ -7,3m á -22,2m.
- Lớp 4: Sét/bột kết mầu nâu đỏ, phong hoá nứt nẻ mạnh.
II.2.2. Các yếu tố khí tượng thủy hải văn
II.2.2.1. Khí tượng
1. Gió (sử dụng số liệu gió trạm Hòn Ngư)
Cảng Cửa Lò nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nên chế độ gió ở đây cũng có hai mùa rõ rệt.
2. Bão:
Theo số liệu thống kê 20 năm (1970-1989) cho thấy khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của bão khá lớn.
3. Mưa:
Mùa mưa hàng năm từ 6 á 11 tổng lượng mưa trung bình là 1752,6 mm, mùa khô từ tháng 12 á 5 năm sau với tổng lượng mua trung bình là 310,7mm.
- Lượng mưa ngày lớn nhất là 356,2mm
- Tổng số ngày mưa trung bình là 126 ngày/năm.
- Số ngày mưa trung bình trong tháng là 145 ngày.
II.2.2.2. Điều kiện thuỷ hải văn
1. Mực nước:
- Khu vực xây dựng năm trong vùng chịu ảnh hưởng chủ yếu của thuỷ triều và ít nhiều còn chịu tác dụng ảnh hưởng dòng chảy sông cuốn trong mùa lũ. Thuỷ triều vùng biển Nghệ Tĩnh thuộc chế độ nhật triều không đều với hàng tháng non nửa số ngày có 2 lần nước lớn, hai lần nước dòng.
- Mực nước cao nhất 388 cm
- Mực nước TB: 194 cm
- Mực nước thấp nhất 21cm
Để có số liệu thiết kế, tương quan mực nước của 2 trạm Cửa Lò và Hòn Ngư đã được lập trên cơ sở số liệu quan trắc năm 1984. Hàm tương quan mức nước như sau:
Mức nước giờ Hcửa lò = 0,92 HHN - 0,50 (cm)
Mực nước đỉnh triều Hcửa lò = 0,92 HHN - 0,50 (cm)
Mực nước chân triều Hcửa lò = 0,91 HHN - 2,50 (cm)
2. Sóng:
Tại Hòn Ngư chế độ sóng nhìn chung phụ thuộc vào chế độ. Mưa đọng sóng thịnh hành là sóng có hướng NE&N với HTB 0,7 á1m. Mùa lũ sóng thịnh hành là hướng SE và SW. Sóng lớn nhất tại Hòn Ngư quan trắc được trong bão có hs = 6,0 cm. Kết quả phân tích số liệu quan trắc nhiều năm cho thắng tần suất xuất hiện như sau:
- Theo các hướng: sóng có hướng NE chiều 18,4% N chiếm 15,42% SE 7,5906, SW chiếm 5,16%.
3. Dòng chảy:
- Dòng chảy trong khu vực xây dựng chủ yếu là dòng chiều và dòng ven bờ do sóng gây ra.
- Vùng cửa và dọc đê và chắn cát chịu ảnh hưởng của dòng triều và dòng ven bờ. Lưu tốc dòng ven và hướng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ sóng ở đây.
III. Đánh giá hiệu quả đê nam
III.1. Mục đích nghiên cứu
III.2. Hiện trạng hệ thống cảng Cửa Lò
III.2.1. Hiện trạng cảng
- Quy mô hiện tại: Cảng Cửa lò được phân chia thành hai khu vực chính.
Khu vực bến số 1 và bến số 2 dài 320km
- Khu vực bến số 3 và số 4, bến số 3 hàng Container, bến số 4 bách hoá, gỗ cây sắt thép.l
đ Tổng chiều dài khu bến này là 358m.
III.2.2. Hiện trạng luồng tàu vào cảng.
a. Qui trình hình thành và khai thác luồng tàu vào cảng.
- Luồng tàu vào cảng Cửa Lò nằm ngay sát cửa biển có tổng chiều dài khoảng 3 km. Trong đó phần trong sông khoảng 1km tính đến đỉnh cảng về phía mũi rừng. Đoạn cửa lạch chạy sát chân mũi rừng xa Hòn Lố tính đến đường thẳng sâu -7m dài khoảng 2km.
+ Trên mặt bằng tuyến luồng gồm hai đoạn cong đối chiều một đỉnh nằm tại vị trí cuối bến số 2. Còn đỉnh sau nằm tại vị trí sát chân mũi Rồng.
+ Hiện nay sau khi được nâng cấp vào năm 2001 luồng vào cảng được chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn ngoài từ đầu luồng (phao số 0) đến cặp phao 1, 2 có hướng theo góc phương vị 98025' á 278025'.
+ Đoạn thứ 2 từ cặp phao 1 á 2 đến phao số 6 có hướng theo góc phương vị 97025 - 277025.
+ Đoạn thứ 3 từ phao 6 đến bến số 2 có hướng gần song song với kè đá nghi thiết có góc phương vị 25000 - 232000.
+ Luồng tàu đang được khai thác với các thông số kỹ thuật.
TT
Các thông số
Giá trị
1
Chiều sâu luồng (m)
80
2
Bán kính cong tối thiểu
450
3
Cao độ đáy luồng
-5,5
4
Mái dốc luồng
7
III.2.3. Hiện trạng đê nam chắn cát luồng tàu
Hiện nay đê nam chắn cát luồng tàu vào cảng Cửa Lò đã được xây dựng 1003m. Theo kết cấu có 3 đoạn chính:
+ Đoạn góc độ có chiều dài 373m, kết cấu bằng đá hộc có d = 30cm đến 50cm đổ tự do, mặt đê và mái dốc xếp khan với bề rộng mặt đê 13= 3.0m. Chiều cao đỉnh đê 4,5m, mái dốc 2 phía theo hình thang cân m = 1,5.
+ Đoạn 300m tiếp theo vùng chịu ảnh hưởng của sóng đã sử dụng kết cấu khối bê tông hộp có mang âm dương trọng lượng 5 tâns đến 2,5 tấn, xếp trên nền đá hộc dày 1,5 á3 m. B = 3m.
Chiều cao mặt đê 3m.
+ Đoạn 330m ngoài cùng là đê bằng dài đá hộc ngoài có phủ khối tetapod trọng lượng 2,2 tấn; 5,4 đất để bảo vệ chiều rộng mặt đê 4,0m. Chiều cao đỉnh đê là 3m, mái dốc m= 2; đầu đê m = 3.
III.3. Quá trình thiết kế và xây dựng đê nam.
III.3.1. Quá trình thiết kế đê
1. Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật
+ Phương án đê ngoài
Theo phương án này thì đê Bắc được thiết kế mới từ mũi Rồng đến Hòn Lô ra đến -7, dài 1250m, đê Nam nới từ Lèn Chu ra đến -7 dài 1350m tạo thành một bể cảng rộng lớn.
+ Phương án đê trong
- Đê Bắc bố trí như phương án 1.
- Gốc đê nam đặt ở bãi cao Nghi Thuỷ tại mốc HM2 hướng thẳng ra biển theo góc phương vị 69011/30''.
2. Bước thiết kế kỹ thuật thi công.
Đoạn 1 có hướng NE dài 193m
Đoạn 2 chuyển hướng sang chính đông (EI dài 480m ra đến -1,0m)
III.3.2. Quá trình xây dựng
Xây dựng đê chắn cát cảng Cửa Lò được phân thành nhiều giai đoạn trong khoảng thời gian 10 năm (1990-1999).
III.4. Đánh giá hiệu quả đê Nam (giai đoạn I)
III.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả đê Nam chắn cát luồng tàu vào cảng Cửa Lò được tiến hành theo 2 phương pháp.
+ Phương pháp phân tích hình thái - thuỷ văn
+ Phương pháp sử dụng mô hình toán
III.4.2. Kết quả nghiên cứu
III.4.2.1. Hiệu quả về kinh tế
1. Thay đổi chế độ dòng chảy
2. Giảm ra bởi luồng tàu
a. Ngăn dòng chảy từ phía nam, gây bồi trước đê
b. Tăng khả năng duy trì chiều sâu luồng tàu
c. Giảm hệ số sa bồi luồng tàu
3. Giảm chiều cao sóng luồng tàu.
IV. Sự cần thiết phải đầu tư
- Qua các kết quả phân tích ở trên cho thấy sau khi xây dựng 1003 đê Nam giai đoạn I luồng tàu đã duy trì được ở mức -3,8 á-4,0m với chiều rộng luồng là 80m.
- Đến nay cảng Cửa Lò đã được nâng cấp để có thể tiếp nhận được tàu đến 10000 DWT luồng tàu có cao độ -5,5m và chiều rộng 80m. Trọng lượng lại khi lượng hàng tăng lên, luồng tàu phải đáp ứng yêu cầu cho tàu 10.000 DWT đầy tải thông qua với chuẩn tắc luồng là chiều rộng 80m, mức độ sa bồi luồng càng tăng lên, do đó cần phải có giải pháp nhằm giảm sa bồi luồng.
V. Qui mô công trình chỉnh trị
V.1. Nghiên cứu các giải pháp công trình.
+ Để khắc phục việc bồi bằng luồng tầu như hiện nay cần nghiên cứu các giải pháp công trình chỉnh tại. Cụ thể là phải nghiên cứu xây dựng một đê bắc nhằm ngăn được dòng bùn cát do dòng ven từ phía bắc tới.
- Việc nghiên cứu chế độ dòng chảy và vận chuyển bùn cát được mô phỏng với các quy mô công trình khác nhau.
Đối với đê bắc và đê Nam nhằm đưa ra phương án công trình tối ưu.
Như vậy qu mô xây dựng công trình kiến nghị lựa chọn như sau.
+ Quy mô hoàn chỉnh
- Xây dựng 1055m đê Bắc từ Mũi Rồng đến Hòn Lố ngoài
+ Quy mô giai đoạn I
Xây dựng 375m đê Bắc từ mũi Rồng đến hòn Lố trong
Chương VI Giải pháp xây dựng
VI.1. Kết cấu đê
Kết cấu đê chắn cát có thể được thiết kế theo 3 dạng đê mái nghiêng, đê tường đứng và đê hỗn hợp.
Trong các loại kết cấu đó đê mái nghiêng có tính ổn định tốt, thi công đơn giản, có thể sử dụng vật liệu địa phương và đặc biệt để duy tu sửa chữa. Như vậy kết cấu đê chắt cát luồng tàu vào cảng cửa lò thích hợp nhất là sử dụng loại đê bến mái nghiêng.
VI.2. Tính toán kết cấu đê
VI.2.1. Các thông số tính toán
1. Cấp công tình cấp II
2. Mực nước tính toán
Mực nước H5% đỉnh triều : + 2,98m
Nước dâng trong bão : + 0,9m
Mực nước TK : 3,9m
3. Các thông số tính toán
a. Gió tính toán
- Gió thực do: V =56m/s
- gió tính toán: L = 45,66m/s
b. Các thông số sóng
Suất bảo đảm tính toán chiều cao song P = 2% thông số sóng tính toán.
TT
độ sâu (m)
H2%
Chiều dài song
1
3,9
2,45
84
2
6
4,52
101
3
10
6,72
131
d. Độ sâu tại chân công trình
Chiều sâu tại chân công trình
TT
Đoạn đê
Cao độ đóng
Độ sâu nước
1
Giới đê
+1,8 á 0,0
3,9
2
Thân đê 1
0,0 á - 2,08
6
3
Thân đê 2
- 6,1
10
VI.2.2. Kích thước đê
1. Cao trình đỉnh đê
- Cao trình đỉnh đê được lựa chọn ở mức phải thoả mãn việc kiểm soát trong quá trình thi công, quản lý khai thác đồng thời cũng đủ để có thể ngăn được dòng bùn, cát với yêu cầu như trên, cao trình đỉnh kè có thể chọn ở cao độ 2,0m, nhưng do địa hình khu vực xây dựng có cao độ đáy tự nhiên thấp và có địa chất là đá nên chiều đê ở mức + 2,0m sẽ không đảm bảo cho việc lắp đặt các khối bảo vệ. Do đó cao độ đỉnh đê được chọn ở cao độ + 3,0m như đê nam.
2. độ dốc hai bên thân đê c - 0
3. Mái dốc bên thân đê m = 1,5 hoặc 2.
Tuỳ tăng phân đoạn độ.
4. Mái dốc đầu đê m = 3
5. Chiều rộng mặt đê
Việc xác định chiều rộng đỉnh mặt đê phải thoả mãn yêu cầu cấu tạo và yêu cầu thi công. ở đây do thi công dưới nước và kè không có yêu cầu kết hợp làm đường công vụ hoặc đường giao thông nên chỉ cần thoả mãn yêu cầu cấu tạo và đảm bảo ổn định. Riêng đầu đê được mở rộng đều sang 2 bên. Kích thước cụ thể từng phân đoạn đê.
6. Kích thước khối phủ mặt.
- Trọng lượng khối phủ được xác định theo tính chất ngành.
22T CN 222 - 95 cẩn trọng và tác động .
Côgn thức áp dụng
m =
Trong đó:
m: Khối lượng của khối gia cố (T)
kjr: thị số vật liệu tra bảng
m: KL riêng của VL
: Khối lượng riêng của nước
j: góc nghiêng của mái dốc so với phương ngang
h: chiều cao sóng tính tại chân CT.
l chiều dài sóng
7. Lớp dưới lớp phải, kích thước gia cô chân và chiều dài cô.
- Lớp lót được tính toán đố đảm bảo thoả mãn ổn định trong quá trình khai thác và trong quá trình thi công.
- Kích thước khối lớp gia cô chân được xác định theo Van Der Meer. Kích thước cụ thể cho từng phân đoạn.
8. Lõi đê và lớp đệm đáy
Lõi đê được xác định theo nguyên tắc cấp phối, theo tiêu chuẩn BS 6349 Par + 7
Kết quả tính toán xác định được vật liệu làm lõi là đã có trọng lượng từ 3 đến 30kg.
9. Mặt cắt ngang điển hình và pa tổng thể.
PAKC1: Dùng khối phủ là tê trapod.
PAKC2: Dùng khối phủ là Aceropod.
10. Mặt cắt ngang điển hình của đê bắc XDGĐ1
PAKC1: Khối phủ tê Trapod
PAKC2: Khối phủ là aCCro pod.
VI.4. Lựa chọn giải pháp kết cấu khối phủ.
Xét về phương diện kỹ thuật thì 2 pá dùng khối phủ Te Trapod và accropod như sau. Pá dùng khói phủ Te Trapod có cao độ đỉnh tường bê tông ngăn cát là + 1,5m pá dừng khối phủ là Accropod cũng có cao trình đỉnh lõi là + 1,5m nên khả năng ngăn cát là tương đương.
Phương án lựa chọn là pá có tổng mức đầu tư nhỏ hơn pá khối phủ tetrapod có tổng mức đầu tư thấp hơn.
VI.5. Biện pháp thi công chủ đạo
a. Công tác đá
Vật liệu xây dựng lõi đê tập kết tại công cửa lò sau đó được chỉ bằng đường thuỷ ra khu vực xây dựng.
- Sử dụng cẩu ngoạn trên phao kết hợp nhân lực để thi công.
- Lãi đê được thi công từng lớp từ 30 á 160m, ưu tiên dành đá có kích thước lớn hơn ra phía ngoài để tránh tác động của sóng.
- Sau khi thi công xong mỗi lớp cần có thợ lặn để kiểm tra.
b. Công tác
- Các khối Tetrapod và từng lõi bê tông được thi công tại bãi đúc gần cảng.
- Vận chuyển khối đến chân công trình bằng đường thuỷ.
VI.6. Điều tra vật liệu xây dựng.
Trên cơ sở khối lượng xây dựng, các vật liệu xây dựng chủ yếu để xây dựng đè chắn cát cửa lò gồm: Xi măng, sắt thép, cát vàng, đá 2 x 4.
Đá không phân loại trọng lượng từ 3 á 30kg.
Đá hộc lựa chọn đường kính 40 á 50cm.
Nguồn vật liệu được nhập từ các khu vực
Xi măng: Nhà máy xi ngang Hoàng Mai
Sắt thép: Tại thành phố Vinh.
cắt vàng, sỏi mưa Hưng Nguyên.
Đá hộc và đá không phân loại, từ khu vực lân cận cửa lò.
Chương VII. tính toán kinh tế
VII.1. Cơ cấu vốn đầu tư
- Vốn đầu tư xây dựng đê chắn cắt luồng tàu vào cảng của lò được phân theo các giai đoạn thực hiện xây dựng.
Nguồn vốn xây dựng: Vốn ngana sách Nhà nước.
VII.2. Tổng mức đầu tư.
VII.2.1. Các căn cứ xác định vốn đầu tư
VII.2.2. Phân kỳ vốn đầu tư
Vốn đầu tư xây dựng công trình dự kiến phân kỳ làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 xây dựng 375m đoạn gió đê được thực hiện trong 2 năm 2002 - 2003, giai đoạn hai sau khi có kết quả đánh giá hiệu quả công trình giai đoạn 1 .
VII.2.3. Các lợi ích kinh tế
1. Các lợi ích.
- Về giảm khối lượng nạo vét duy tu
- Lượng hoá lợi ích do giảm chi phí chuyển tải.
- Lượng hoá lợi ích từ giảm thiệt hại do chuyển đổi xơ tàu.
2. Các chi phí.
Các chi phí được xem xét trong việc đánh giá kinh tế của dự án gồm.
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, như tính toán tỏng phần xác định vốn đầu tư.
- Chi phí nạo vét duy tu hàng năm. Khối lượng nạo vét duy tu được xác định trong phần nghiên cứu pá cải tạo.
- Chi phí duy tu công trình.
VIII. Sơ bộ đánh giá tác động môi trường.
VIII.1. Cơ sở pháp lý của việc đánh giá tác động môi trường.
- Luật bảo vệ môi trường, do chính phủ nước CHXHCNVN ban hành ngày 27/12/1993.
- Nghị định số 175/CP. Do chính phủ nước CHXHCNVN ban hành ngày 18/11/1994, về hướng dẫn luật bải vệ môi trường.
- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP do chính phủ nước CHXHCNVN ban hành ngày 8/7/1999.
VIII.2. Sơ bộ đánh giá tác động môi trường
1. Giai đoạn xây dựng
a. Về địa hình địa mạo và các quá trình quản lý
b. Về sinh thái
c. Về kinh tế xã hội
d. Về lĩnh vực giác quan con người
e. Về chấtlượng trước không khí đất.
2. Trong quá tình khai thác.
VIII.3. Các biện pháp giảm thiếu
IX. Kết luận và kiến nghị
IX.1. Kết luận
1. Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp mở rộng cửa lò để nhằm nâng cao năng lực thông qua của cảng khoảng 2,0 triệu t/năm vào năm 2010. Là góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh Nghệ An, đó là khia thác có hiệu quả của ngành kinh tế xã hội đã được xây dựng.
2. Kết quả nghiên cứu cho thấy được việc đầu tư xây dựng đê chắn cát giai đoạn 1 (đệ Nam)
Có mang lại hiệu quả cao, hiện tượng xa bời tường tàu đã được cải thiện đáng kể. Bằng công tình đê Nan. Tuy vậy luồng sa bời từ pương bắc tới vẫn chưa được ngăn chặn lên luồng vẫn bị xa bời. Qua nghiên cứu và phân tích cho thấy giải pháp tối ưu để hạn chế sa bời luồng tàu vào cảng cửa Lò hiện nay là xây dựng ngay đê chắn cát phía Bắc luồng tàu và cần thiết kéo dài đê Nam.
3. Quy mô công tình đê Bắc chắn cát.
Kết quả nghiên cứu diễn biến hình thái và nghiên cứu chế độ thuỷ lực và vận chuyển bùn cát trên mô hình toán cho thấy cần thiết phải xây dựng 375m đê Bắc giai đoạn 1. Việc kéo dài đê bắc ra đến hàn ló ngoài 1055m chỉ nên đầu tư xây dựng sau khi đã em xét hiệu quả việc xây dựng đê bắc giai đoạn 1 (375m).
Quy mô đê Bắc giai đoạn 1 như sau:
- Chiều dài 375m
- Dạng kết cấu… Kết cấu mái nghiêng có khối te trapod chắn sáng, Rút kinh nghiệm mực điểm của đê nam do lõi ngăn cát quá thấp đê bắc sẽ có là ngăn cát bằng công trình đảm bảo ngăn dongf bùn cát sát đáy đến cao độ 15m.
- Chiều rộng mặt đê từ 4m đến 7,7m tuỳ từng đoạn.
- Cao độ đỉnh đê = + 3,6m
- Mái dốc ngang m =1,5 ở đoạn gốc đê, m = 2,0 ở đoạn đầu đê.
- Mái dốc dọc đầu đê m = 3,0
4. Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư theo phương án đã chọn như sau:
Tổng mức đầu tư 23.023.468.000đ
(Hai mươi ba tỷ, không trăm hai ba triệu , bốn trăm sáu tám nghìn đồng)
Trong đó
Kinh phí lắp 18.515.209.000đ
Kinh phí dự phòng 2.093.043.000đ
Các khoản chi phí khác 2.415.416.000đ
5. Việc xây dựng đê Bắc, chắn cát luồng tàu cảng cửa Lò sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn.
IX. Kiến nghị
1. Đề nghị bộ Giao thông vận tải, Cục hàng hải Việt Nam và các cơ quan hữu quan sở, có quyết định phê duyệt dự án để có cơ sở triển khai bước tiếp theo.
2. Đây la công trình chắn cát, giảm sóng đầu tiên có tính chất thí điểm, do vậy đề nghị hàng năm dành một khoảng kinh phí thích đáng cho việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả làm bài học cho công tác thiết kế các công trình tương tự.
mục lục
Lời nói đầu 2
phần mở đầu 4
Chương I. Nội dung công tác thực tập 5
Chương II. Các bước thiết kế và nội dung tính toán đối với một công trình cảng 7
Chương III. Dự án xây dựng đê chắn cát luồng tàu vào cảng cửa Lò giai đoạn V 11
Chương IV. Sự cần thiết phải đầu tư 17
Chương V. Qui mô trình chỉnh trị 18
Chương VI. Giải pháp xây dựng 18
Chương VII. Tính toán kinh tế 22
Chương VIII. Sơ bộ đánh giá tác động môi trường 23
Chương IX. Kết luận và kiến nghị 23
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC464.doc