TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KHOA CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT – NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
BÁO CÁO ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH CHẤT MÀU TỰ NHIÊN TỪ HOA ĐẬU BIẾC
(CLITORIA TERNATEAN) VÀ ỨNG DỤNG TRONG
CHẾ BIẾN MỘT SỐ THỰC PHẨM.
Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Tuyết
Phối hợp: ThS. Trần Thị Duyên
BÀ RỊA-VŨNG TÀU - NĂM 2020
THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
Tên đề tài : Nghiên cứu quy trình chiết tách chất màu tự nhiên từ hoa đậu biếc
(Clitoria ternatean) và ứng dụng trong chế bi
98 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Đề tài - Nghiên cứu quy trình chiết tách chất màu tự nhiên từ hoa đậu biếc (clitoria ternatean) và ứng dụng trong chế biến một số thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến một số thực phẩm.
Mã số:
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Tuyết
Danh sách cán bộ tham gia chính:
STT Họ và tên Học vi Chức danh Đơn vị công tác
1 Trần Thị Duyên Thạc sỹ Giảng viên Trường Đại học Bà Rịa – Vũng
Tàu
Nội dung chính: Nội dung nghiên cứu đề tài bao gồm:
Xây dựng quy trình trích ly anthocyanin từ hoa đậu biếc
Khảo sát sự ảnh hưởng của pH đến màu và độ bền màu của anthocyanin
Khảo sát sự ảnh hưởng tỷ lệ dung môi đến khả năng trích ly anthocyanin
Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng trích ly anthocyanin
Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian đến khả năng trích ly anthocyanin
Nghiên cứu tính kháng khuẩn và ứng dụng chất màu tự nhiên anthocyanin
vào một số thực phẩm.
Kết quả đạt được:
Đề tài tiến hành khảo sát được một số yếu tố tối ưu trong quá trình trích ly
chất màu tự nhiên anthocyanin từ hoa đậu biếc. Tiến hành trích ly với tỉ lệ nguyên
liệu và dung môi (hoa đậu biếc: etanol) là 1:10, tại nhiệt độ 60oC trong thời gian 2h.
Khảo sát ứng dụng của bột hoa đậu biếc vào một số loại thực phẩm và tính
kháng khuẩn của bột đối với vi khuẩn lactic và nấm men:
Bột khi ứng dụng vào thực phẩm có màu xanh biếc rất bắt mắt.
Bột không có tính kháng khuẩn nên sử dụng được trong thực phẩm có chứa
vi khuẩn lactic và nấm men.
Thời gian nghiên cứu: Từ 12/2018 – 7/2020
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Ký và ghi rõ họ tên)
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................ix
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
1.1. Hoa đậu biếc .............................................................................................. 4
1.1.1. Tên khoa học và mô tả ........................................................................ 4
1.1.2. Phân bố ................................................................................................ 5
1.1.3. Công dụng ........................................................................................... 5
1.1.4. Thành phần hóa học của hoa đậu biếc ................................................. 6
1.2. Tổng quan về chất màu thực phẩm ............................................................ 8
1.2.1. Tầm quan trọng của chất màu trong chế biến thực phẩm ................... 8
1.2.2. Vai trò chất màu thực phẩm ................................................................ 8
1.2.3. Phân loại chất màu thực phẩm ............................................................ 9
1.3. Giới thiệu về chất màu anthocyanin ........................................................ 11
1.3.1. Khái niệm vế chất màu anthocyanin ................................................. 11
1.3.2. Cấu trúc hóa học của Anthocyanin ................................................... 11
1.3.3. Tính chất vật lý và hóa học của các anthocyanin .............................. 14
1.3.4. Khái niệm về các chất màu pyranoanthocyanin ................................ 19
1.3.5. Chức năng sinh học và ứng dụng của anthocyanin ........................... 20
1.4. Tổng quan về các phương pháp chiết .................................................... 22
1.4.1. Các khái niệm cơ bản về quá trình chiết ........................................... 22
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chiết .......................................... 23
1.4.3. Các phương pháp chiết ...................................................................... 25
1.4.4. Vài kỹ thuật chiết hiện đại dùng để chiết xuất chất màu tự nhiên .... 25
1.5. Tình hình nghiên cứu, khai thác và sử dụng anthocyanin tự nhiên ......... 28
1.5.1. Tình hình trên thế giới ............................................................................ 28
1.5.2. Tình hình trong nước .............................................................................. 29
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 31
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiêm cứu .................................................... 31
i
2.1.2. Nguyên vật liệu nghiên cứu ............................................................... 31
2.2. Bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 31
2.2.1. Quy trình đề xuất để chiết tách chất màu từ hoa đậu biếc ................ 31
2.2.2. Khảo sát sự ảnh hưởng của hệ dung môi đến khả năng trích ly chất
màu từ hoa đậu biếc .......................................................................................... 33
2.2.3. Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến khả năng trích ly
anthocyanin ....................................................................................................... 34
2.2.4. Khảo sát sự ảnh hưởng của pH đến màu của anthocyanin từ hoa đậu
biếc ........................................................................................................... 36
2.2.5. Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi đến khả năng
trích ly ...37
2.2.6. Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng trích ly
anthocyanin từ hoa đậu biếc ............................................................................. 38
2.2.7. Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian đến khả năng trích ly
anthocyanin từ hoa đậu biếc ............................................................................. 40
2.2.8. Khảo sát sự ảnh hưởng của phương pháp chiết đến khả năng trích ly
anthocyanin ....................................................................................................... 41
2.2.9. Khảo sát sự ảnh hưởng của số lần chiết đến khả năng trích ly
anthocyanin từ hoa đậu biếc ............................................................................. 42
2.2.10. Khảo sát sự ảnh hưởng hàm lượng maltodextrin đến chất lượng bột
hoa đậu biếc sau khi sấy phun ........................................................................ 44
2.2.11. Nghiên cứu ứng dụng bột màu sấy phun của hoa đậu biếc vào một số
loại thực phẩm .................................................................................................. 44
2.2.12. Khảo sát sự ảnh hưởng của bột và cao boa đậu biếc đến một số loại
vi sinh vật dùng trong chế biến thực phẩm....................................................... 45
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 46
2.3.1. Phương pháp xử lý và bảo quản nguyên liệu .................................... 46
2.3.2. Phương pháp định tính thành phần cao ............................................. 46
2.3.3. Phương pháp xác định tính kháng khuẩn .......................................... 47
2.3.4. Phương pháp phân tích cảm quan ..................................................... 48
2.3.5. Phương pháp cô quay chân không..................................................... 51
ii
2.3.6. Phương pháp xác định hàm lượng anthocyanin bằng phương pháp vi
sai ........................................................................................................... 51
2.3.7. Phương pháp xác định hiệu xuất chiết .............................................. 52
2.3.8. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ............................................. 52
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN .............................. 53
3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố trích ly ........................................................... 53
3.1.1. Ảnh hưởng của hệ dung môi đến khả năng trích ly anthocyanin từ
hoa đậu biếc .................................................................................................... 53
3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến khả năng trích ly anthocyanin
từ hoa đậu biếc .................................................................................................. 55
3.1.3. Ảnh hưởng của pH đến màu của anthocyanin từ hoa đậu biếc ......... 56
3.1.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến khả năng trích ly ... 57
3.1.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng trích ly anthocyanin từ hoa
đậu biếc .................................................................................................... 59
3.1.6. Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng trích ly anthocyanin từ hoa
đậu biếc .................................................................................................... 60
3.1.7. Ảnh hưởng của phương pháp chiết đến khả năng trích ly anthocyanin
từ hoa đậu biếc .................................................................................................. 62
3.1.8. Ảnh hưởng của số lần chiết đến khả năng trích ly anthocyanin từ hoa
đậu biếc ........................................................................................................... 63
3.1.9. Ảnh hưởng của hàm lượng maltodextrin đến chất lượng bột màu hoa
đậu biếc .................................................................................................... 64
3.2. Định tính anthocyanin .............................................................................. 65
3.3. Nghiên cứu ứng dụng bột màu sấy phun của hoa đậu biếc vào một số loại
thực phẩm ......................................................................................................... 66
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của bột và cao boa đậu biếc đến một số loại vi
sinh vật dùng trong chế biến thực phẩm........................................................... 71
3.5. Quy trình hoàn thiện cho trích ly chất màu anthocyanin từ hoa đậu
biếc...73
3.6. Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm .................................................... 74
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 75
4.1. Kết luận .................................................................................................... 75
iii
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 77
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 80
Phụ lục 1. Kết quả xử lý ANOVA cho các thí nghiệm ........................................ 80
Phụ lục 2. Một số thiết bị sử dụng khi làm đồ án ................................................. 86
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MHA: Mueller Hinton Agar - Môi trường thạch Mueller Hinton.
DMSO: Dimethyl sulfoxit, là một hợp chất hữu cơ lưu huỳnh với công thức
(CH3)2SO.
TSB: Tryptone Soy Broth - Môi trường dinh dưỡng TSB.
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cây hoa đậu biếc ......................................................................................... 4
Hình 1.2. Hoa đậu biếc ................................................................................................ 4
Hình 1.3. Cấu trúc cơ bản của aglucon của anthocyanin .......................................... 12
Hình 1.4. Cấu trúc phân tử của các anthocyanidin thường gặp trong tự nhiên ........ 13
Hình 1.5. Ví dụ về cấu trúc của một anthocyanin phức tạp
(delphinidin 3,7,3’,5’-tetra-(6-O-p-coumaroyl-β-glucosid)) .................................... 13
Hình 1.6. Sự thay đổi cấu trúc phân tử và màu sắc của anthocyanin theo pH .......... 15
Hình 1.7. Sự tổ hợp màu liên phân tử giữa delphinidin 3-glucosid và rutin tạo thành
ra 2 dạng phức: phức kẹp (A) và phức song song (B) .............................................. 18
Hình 1.8. Sự tổ hợp màu nội phân tử của các antyhocyanin acyl hóa ...................... 19
Hình 1.9. Cấu trúc phân tử của một số pyranoanthocyanin ...................................... 20
Hình 1.10. Sơ đồ thiết bị chiết SFE .......................................................................... 27
Hình 1.11. Sơ đồ thiết bị chiết ASE .......................................................................... 27
Hình 1.12. Một số dạng sản phẩm anthocyanin thương mại .................................... 29
Hình 2.1. Quy trình chiết tách màu anthocyanin từ hoa đậu biếc ............................. 32
Hình 2.2. Bố trí thí nghiệm chọn dung môi thích hợp .............................................. 34
Hình 2.3. Bố trí thí nghiệm chọn nồng độ dung môi thích hợp ................................ 35
Hình 2.4. Bố trí thí nghiệm chọn pH thích hợp ........................................................ 36
Hình 2.5. Bố trí thí nghiệm chọn tỷ lệ nguyên liệu/dung môi thích hợp .................. 38
Hình 2.6. Bố trí thí nghiệm chọn nhiệt độ chiết thích hợp ....................................... 39
Hình 2.7. Bố trí thí nghiệm chọn thời gian chiết thích hợp ...................................... 41
Hình 2.8. Bố trí thí nghiệm chọn phương pháp chiết thích hợp ............................... 42
Hình 2.9. Bố trí thí nghiệm chọn số lần chiết thích hợp ........................................... 43
Hình 3.1. Mẫu nước chiết ở nhiệt độ 60oC ............................................................... 53
Hình 3.2. Mẫu nước chiết ở nhiệt độ 60oC sau 12h .................................................. 53
Hình 3.3. Mẫu nước chiết ở nhiệt độ thường ............................................................ 53
Hình 3.4. Mẫu nước chiết ở nhiệt độ thường sau 12h ............................................... 53
Hình 3.5. Mẫu cồn chiết ở nhiệt độ 60oC .................................................................. 54
Hình 3.6. Mẫu cồn chiết ở nhiệt độ 60oC sau 12h .................................................... 54
Hình 3.7. Mẫu cồn chiết ở nhiệt độ thường .............................................................. 54
vi
Hình 3.8. Mẫu cồn chiết ở nhiệt độ thường sau 12h ................................................. 54
Hình 3.9. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hiệu suất chiết anthocyanin ........ 55
Hình 3.10. Màu sắc anthocyanin của hoa đậu biếc ở môi trường pH từ 1-14 .......... 56
Hình 3.11. Dãy đổi màu của anthocyanin trong pH(ph = 5÷9) ................................ 57
Hình 3.12. Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/dung môi đến hiệu suất chiết
anthocyanin ............................................................................................................... 58
Hình 3.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất chiết anthocyanin ...................... 59
Hình 3.14. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất chiết anthocyanin ..................... 61
Hình 3.15. Ảnh hưởng của phương pháp chiết đến hiệu suất chiết anthocyanin ..... 62
Hình 3.16. Ảnh hưởng của số lần chiết đến hiệu suất chiết anthocyanin ................. 63
Hình 3.17. Màu của từng loại bột với khối lượng maltodextrin tương ứng ............. 64
Hình 3.18. Định tính mẫu bột màu ............................................................................ 65
Hình 3.19. Định tính dung dịch chiết ........................................................................ 65
Hình 3.20. Ứng dụng của mẫu bột chứa 20g maltodextrin ....................................... 66
Hình 3.21. Ứng dụng của mẫu bột chứa 25g maltodextrin ....................................... 66
Hình 3.22. Ứng dụng của mẫu bột chứa 30g maltodextrin ....................................... 67
Hình 3.23. Sản phẩm chứa 2g bột rau câu ............................................................ 67
Hình 3.24. Sản phẩm chứa 4g bột rau câu ............................................................ 67
Hình 3.25. Sản phẩm chứa 6g bột rau câu ................................................................ 68
Hình 3.26. Sản phẩm chứa 40g nếp .......................................................................... 68
Hình 3.27. Sản phẩm chứa 50g nếp .......................................................................... 68
Hình 3.28. Sản phẩm chứa 60g nếp .......................................................................... 69
Hình 3.29. Sản phẩm chứa 40g bột bánh bò ............................................................. 69
Hình 3.30. Sản phẩm chứa 50g bột bánh bò ............................................................. 69
Hình 3.31. Bánh bao sau khi tạo hình ....................................................................... 70
Hình 3.32. Bánh bao chứa 0,8g bột màu ................................................................... 70
Hình 3.33. Bánh bao chứa 1g bột màu ...................................................................... 70
Hình 3.34. Bánh bao chứa 1,2g bột màu ................................................................... 70
Hình 3.35. Môi trường lỏng vi khuẩn Lactic ............................................................ 71
Hình 3.36. Môi trường hansen của nấm men ............................................................ 71
Hình 3.37. Khả năng kháng nấm men của bột màu .................................................. 72
Hình 3.38. Khả năng kháng nấm men của cao chiết ................................................. 72
vii
Hình 3.39. Khả năng kháng lactic của bột màu ........................................................ 72
Hình 3.40. Khả năng kháng lactic của cao chiết ....................................................... 72
Hình 3.41. Quy trình hoàn thiện trích ly chất màu anthocyanin từ hoa đậu biếc.....73
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Chức năng các thành phần của cây hoa đậu biếc ....................................... 5
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của cây hoa đậu biếc ................................................. 6
Bảng 1.3. Liều sử dụngcho phép của một số chất màu hữu cơ tổng hợp ................... 9
Bảng 1.4. Một số chất màu tự nhiên thông dụng ...................................................... 10
Bảng 1.5. Các nhóm chính của anthocyanin ............................................................. 12
Bảng 2.1. Tỷ lệ nguyên liệu/etanol...37
Bảng 2.2. Điểm chất lượng sản phẩm bột màu từ hoa đậu biếc ............................... 50
Bảng 3.1. Kết quả thống kê hàm lượng anthocyanin sau khi trích ly với các nồng độ
dung môi khác nhau .................................................................................................. 55
Bảng 3.2. Kết quả thống kê hàm lượng anthocyanin sau khi trích ly với các tỉ lệ
nguyên liệu/dung môi khác nhau .............................................................................. 58
Bảng 3.3. Kết quả thống kê hàm lượng anthocyanin sau khi trích ly ở các nhiệt độ
khác nhau .................................................................................................................. 59
Bảng 3.4. Kết quả thống kê hàm lượng anthocyanin sau khi trích ly với các khác
khoảng thời gian khác nhau ...................................................................................... 61
Bảng 3.5. Kết quả thống kê hàm lượng anthocyanin sau khi trích ly bằng hai
phương pháp khác nhau ............................................................................................ 62
Bảng 3.6. Kết quả thống kê hàm lượng anthocyanin sau khi trích ly với số lần chiết
khác nhau .................................................................................................................. 63
Bảng 3.7. Bảng định tính mẫu hoa đậu biếc ............................................................. 66
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá chất lượng bột màu anthocyanin từ hoa đậu biếc ......... 74
ix
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề bài
Chất màu thực phẩm là một phụ gia thực phẩm (PGTP) quan trọng, được sử
dụng không chỉ trong chế biến thực phẩm mà cả trong công nghiệp mỹ phẩm (kem
trang điểm, thuốc nhuộm tóc, ), dược phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác.
Nhu cầu về chất màu thực phẩm rất lớn và không ngừng tăng lên trong những năm
gần đây [33].
Nước ta do chưa sản xuất được chất màu thực phẩm nên tất cả đều phải nhập
từ nước ngoài. Một số trường hợp, sử dụng chất màu không đủ tiêu chuẩn gây ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe người dùng. Vì thế, nghiên cứu cây nhuộm màu thực phẩm
và các chất màu từ chúng có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế xã hội của đất nước.
Anthocyanins, thuộc nhóm flavonoid, là sắc tố trong không bào thực vật tan
trong nước chịu trách nhiệm về màu đỏ sáng, tím hoặc màu xanh của hoa, vỏ, hạt,
quả và lá. Nguồn cung cấp anthocyanin chính trong quả ăn được là nho, anh đào,
mận, mâm xôi, dâu tây, táo, đào, việt quất... Nhóm rau có chứa sắc tố anthocyanin
là cà tím, bắp cải tím, tía tô, hoa đậu biếc... Cường độ và độ bền màu anthocyanin
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thành phần cấu trúc, nồng độ chất màu, pH, nhiệt
độ, ánh sáng, sự hiện diện của các chất màu khác, ion kim loại, enzyme, oxy,
vitamin C và đường, [14], [20].
Bên cạnh các tính năng màu sắc của chúng, anthocyanins có gần đây đã thu
hút sự quan tâm nhiều hơn do chúng còn là hợp chất có nhiều hoạt tính sinh học quí
cho sức khỏe như khả năng chống oxy hóa, chống dị ứng, chống các tia phóng xạ,
chống viêm, chống vi khuẩn, chống đông huyết tạo các bệnh mạch vành và có tác
dụng bảo vệ tim mạch và thuốc giãn mạch vành [25], [19].
Anthocyanins không có độc tính và không có bất kỳ giới hạn tối đa cho các
ứng dụng trong thực phẩm. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động sản
xuất công nghiệp.
Chất màu anthocyanin có thể được nghiên cứu dựa vào ảnh hưởng có lợi của
chúng đối với sức khỏe con người [21] và các ứng dụng của chúng như sự lựa chọn
tiềm năng để thay thế màu sắc tự nhiên trong thực phẩm [26]. Do vậy, nghiên cứu
sử dụng anthocyanin làm chất màu thực phẩm là việc làm cần thiết, có ý nghĩa
nhằm khai thác, phát triển hơn nữa các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc thiên nhiên.
1
Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu quy trình tách
chiết chất màu tự nhiên từ hoa đậu biếc (Clitoria ternatean) và ứng dụng trong chế
biến một số thực phẩm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục đích khảo sát các điều kiện chiết tách chất
màu tự nhiên anthocyanin từ hoa đậu biếc, từ đó xây dựng được quy trình chiết tách
hiệu quả chất màu từ loại nguyên liệu này. Đồng thời định tính một số chất có trong
sản phẩm và ứng dụng nhuộm màu cho một số loại thực phẩm.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục tiêu tìm ra chất màu thực phẩm từ thiên nhiên, an toàn, tốt cho sức
khỏe, dễ sử dụng từ hoa đậu biếc. Nội dung nghiên cứu đề tài bao gồm:
Xây dựng quy trình trích ly anthocyanin từ hoa đậu biếc;
Khảo sát sự ảnh hưởng của pH đến màu và độ bền màu của anthocyanin;
Khảo sát sự ảnh hưởng tỷ lệ dung môi đến khả năng trích ly anthocyanin;
Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng trích ly anthocyanin;
Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian đến khả năng trích ly anthocyanin;
Định tính sản phẩm cao và bột màu thu được;
Nghiên cứu tính kháng khuẩn và ứng dụng chất màu tự nhiên anthocyanin
vào một số thực phẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin về số liệu
Thu thập thông tin từ sách, báo và các đề tài nghiên cứu khoa học đã có;
Thu thập, tìm kiếm dữ liệu từ Internet;
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Phương pháp phân tích
Tiến hành trích ly anthocyanin từ hoa đậu biếc, sau đó xác định hàm lượng
anthocyanin từ dịch chiết bằng phương pháp pH vi sai.
Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu;
2
Sử dụng phương pháp cơ sở dữ liệu (phần mềm Excel) kết hợp với thống
kê để xác định các yếu tố ảnh hưởng;
Sử dụng một số phần mềm tin học khác phục vụ cho việc phân tích và xử
lý số liệu.
5. Kết quả đạt được của đề tài
Đề tài tiến hành khảo sát được một số yếu tố tối ưu trong quá trình trích ly
chất màu tự nhiên anthocyanin từ hoa đậu biếc. Tiến hành trích ly với tỉ nguyên
liệu: dung môi (hoa đậu biếc: etanol) là 1:10, tại nhiệt độ 60oC trong thời gian 2h.
Khảo sát ứng dụng của bột hoa đậu biếc vào một số loại thực phẩm và tính
kháng khuẩn của bột đối với vi khuẩn lactic và nấm men:
Bột khi ứng dụng vào thực phẩm có màu xanh biếc rất bắt mắt.
Bột không có tính kháng khuẩn nên sử dụng được trong thực phẩm có chứa
vi khuẩn lactic và nấm men.
6. Cấu trúc của đồ án
Đồ án gồm có 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả thực nghiệm và thảo luận
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hoa đậu biếc
1.1.1. Tên khoa học và mô tả [31]
Hình 1.1. Cây hoa đậu biếc Hình 1.2. Hoa đậu biếc
Cây hoa đậu biếc còn gọi đậu hoa tím hay bông biếc, tên khoa học Clitoria
ternatean, thuộc họ đậu. Đậu biếc là một cây họ đậu lâu năm, loại thảo, leo, thân và
cành mảnh có lông.
Lá: hình bầu dục, nhọn ở đầu màu xanh đậm, có gân nổi rõ, giống lá cỏ lạc
cảnh, đặc biệt lá xanh quanh năm.
Hoa: có màu tím, màu trắng, với hình dáng lạ mắt dạng trứng ngược. Hoa
này mọc thành chùm hay riêng lẻ rất sai hoa.
Quả: dài từ 4 đến 13 cm, giống như đậu ván, khi non có màu xanh khi già thì
quả có màu nâu đốm từ 6 đến 10 hạt.
Chi Đậu biếc (danh pháp: Clitoria) thuộc họ Fabaceae và tiểu họ
Papgroupaceae. Có nguồn gốc từ châu Á nhiệt đới và sau đó được phân phối rộng
rãi ở Nam và Trung Mỹ, Đông và Tây Ấn, Trung Quốc và Ấn Độ.
Cây hoa đậu biếc thuộc loại cây thân leo khỏe mạnh, dễ trồng và chăm sóc,
chịu được nắng nóng và hạn rất tốt, sợ rét, ít sâu bệnh. Nhiệt độ ưa thích của đậu
biếc là từ 20-32oC.
4
1.1.2. Phân bố [34]
Clitoria ternatea là một trong những cây trồng địa phương có dược tính,
có nguồn gốc từ châu Á nhiệt đới và sau đó được phân phối rộng rãi ở Nam và
Trung Mỹ, Đông và Tây Ấn, Trung Quốc và Ấn Độ.
Đất trồng đậu biếc là các loại đất tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát
nước tốt.
Ở nước ta, cây Đậu biếc có nhiều ở Quảng Ninh, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng,
Khánh Hòa, Bình Thuận và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
1.1.3. Công dụng [35]
Hoa thường được sử dụng để nhuộm bánh gạo ở Malaysia và được ăn như
rau ở Ấn Độ và Philippines
Trong y học cổ truyền, cây được sử dụng trong điều trị vàng da, đau nửa đầu,
viêm họng, nhiễm trùng mắt, bệnh ngoài da, hen suyễn, sưng khớp, đau tai, sốt,
nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón, rắn cắn, nhức đầu, khó tiêu, bệnh phong và rối
loạn hệ thần kinh trung ương. Các chất chiết xuất khác nhau của nó có tác dụng
dược lý được báo cáo như nootropic, anxiolytic, thuốc chống co giật, thuốc an thần,
chống viêm, chống tiểu đường, chống oxy hóa, chống căng thẳng, điều hòa miễn
dịch, chống nhiễm trùng, chống oxy hóa và tăng cường trí nhớ. Công dụng các
thành phần của cây hoa đậu biếc được thể hiện rõ qua bảng 1.1 dưới đây.
Bảng 1.1. Chức năng các thành phần của cây hoa đậu biếc
Thành phần Chức năng Tài liệu tham khảo
Hoa Làm màu thực phẩm. [16]
Rễ Giải lo âu, thuốc chống [16]
trầm cảm, thuốc chống co
giật.
Thân Điều trị bệnh tình dục [15]
chẳng hạn như: vô sinh
và bệnh lậu.
5
Trích xuất của hoa đậu Ổn định nhiệt [21]
biếc
1.1.4. Thành phần hóa học của hoa đậu biếc [36]
Hoa đậu biếc chứa một este và một chất nhựa glycosid. Nó chứa
anthoacyanin, blue proanthocyanidin là một chất chống oxy hóa mạnh. Terahara và
cộng sự [27] đã phân lập sáu anthocyanins chính từ hoa đậu biếc C. ternatea với
cấu trúc đặc trưng là malonylationdelphinidin, thu được chuỗi cạnh 3’5 với D-
glucose xen kẽ và bốn axit p-coumaric với một phân tử axit malonic. Delphinidin
glucoside là anthocyanin chính tạo ra màu xanh lam đặc biệt của loại hoa này.
Các thành phần hóa học chính được tìm thấy ở Clitoria ternatea là các
triterpenoids pentacyclic như taraxerol và taraxerone. Trong rễ có sự hiện diện của
ternatins, ancaloit, flavonoid, saponin, tannin, carbohydrate, protein, nhựa, tinh bột,
taraxerol và taraxerone [28].
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của cây hoa đậu biếc (24)
STT Tên của hợp chất Cấu trúc
1 Kaempferol
2 Quereetin
3 Myriceti
4 Taxaxerol
6
5 Tannic acid
6 3-monogluciside
7 β-sitosterol
8 Delphinidin-3,5-
diglucoside
9 Malvidin -3-β-
glucoside
10 p-hydroxycinnamic
acid
11 Ethy-α –D
galactopyranoside
7
12 Anthoxanthin
glucoside
1.2. Tổng quan về chất màu thực phẩm [11]
1.2.1. Tầm quan trọng của chất màu trong chế biến thực phẩm
Màu sắc là một trong những chỉ tiêu cảm quan quan trọng đầu tiên đối với
mỗi sản phẩm thực phẩm. Quan trọng hơn hết là màu sắc ảnh hưởng tới chất lượng,
mùi vị, độ ngọt của thực phẩm. Nếu giữa màu sắc và mùi vị không có sự tương ứng,
phù hợp lẫn nhau thì người tiêu dùng sẽ không cảm nhận được chính xác được mùi
vị và chất lượng của thực phẩm. Thực vậy, trong một nghiên cứu của nhà thực
phẩm học Johnson với đề tài “Bảo vệ thực phẩm” năm 1983 đã chứng minh rằng vị
ngọt của nước giải khát trái dâu sẽ tăng lên 2-12% nếu ta tăng hàm lượng của chất
màu của loại nước giải khát này. Do vậy, việc sử dụng các chất màu trong chế biến
thực phẩm là điều rất cần thiết.
1.2.2. Vai trò chất màu thực phẩm
Chất màu thực phẩm mặc dù không có ý nghĩa nhiều về mặt dinh dưỡng,
nhưng có những chức năng quan trọng sau đây:
Đảm bảo sự đồng nhất về màu sắc thực phẩm từ lô sản phẩm này đến lô sản
phẩm khác.
Tăng cường màu sắc tự nhiên vốn có của thực phẩm để thu hút người tiêu
dùng.
Làm cho người tiêu dùng chú ý đến mùi vị tự nhiên của thực phẩm do giữa
màu sắc và mùi vị thường có quan hệ... và tiết kiệm dung môi. Nguyên tắc của nó tương tự như phương pháp
chiết Soxhlet cổ điển, ngoại trừ việc quá trình chiết được thực hiện ở nhiệt độ và áp
suất cao (nhưng vẫn dưới điểm tới hạn của dung môi sử dụng). Trong phương pháp
ASE, nguyên liệu cần chiết được xay nhỏ, làm khô (thường là đông khô), rồi nhồi
vào một ống chiết (extraction cell). Ống chiết này được đặt trong lò duy trì ở nhiệt
độ thích hợp (có thể điều chỉnh từ 40 – 200oC). Dung môi được bơm vào ống chiết
và giữ ở áp suất 10 -20 MPa trong vài phút (static time), sau đó dịch chiết được đẩy
vào một bình hứng bằng một thể tích dung môi mới (flush volume).
Quá trình được lặp lại vài lần (cycles). Cuối cùng, toàn bộ dịch chiết được
đẩy ra bằng một dòng khí trơ (N2).
Hình 1.10. Sơ đồ thiết bị chiết SFE Hình 1.11. Sơ đồ thiết bị chiết ASE
27
1.5. Tình hình nghiên cứu, khai thác và sử dụng anthocyanin tự nhiên
Một số đề tài, công trình nghiên cứu về anthocyanin trong thời gian gần đây:
Huỳnh Thị Kim Cúc, Phạm Châu Huỳnh (2013). Xác định hàm lượng
anthocyanin trong một số nguyên liệu rau quả bằng phương pháp pH vi sai, Tạp chí
Khoa học & Công nghệ, Trường Đại học Đà Nẵng. Kết quả cho thấy một số nguyên
liệu có hàm lượng anthocyanin tương đối cao như: quả dâu ta 1,188 %; bắp cải tím
0,909%; lá tía tô 0,397%; trà đỏ 0,335%, vỏ nho 0,564%, vỏ cà tím 0,441%.
Kiều Thị Nhi, Nguyễn Tuấn Kiệt, Hoàng Thị Ngọc Nhơn (2017). Nghiên
cứu quy trình chiết tách anthocyanin hiệu quả từ hành tím, hành lá, tỏi tía, cần tây,
cần ta, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 12 (1) (2017) 100-107, Đại học
Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM. Kết quả thu nhận anthocyanin từ hành tím đạt
giá trị cao nhất trong nhóm nguyên liệu đã khảo sát.
Nguyễn Thị Trang (2011). Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ
cây Cẩm, Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại học Nha Trang. Kết quả xác định được một
số thành phần hóa học cơ bản của lá Cẩm như sau: Hàm lượng nước 78.32%,
anthocyanin tổng số 39272 ( mg/kg khô), hiệu suất chiết anthocyanin từ lá Cẩm
bằng phương pháp ngâm chiết ở 100oC và phương pháp siêu âm ở 80oC gần như
nhau và khá cao (93-96%).
Nguyễn Thị Hiền và các cộng sự (2013). Nghiên cứu chiết tách anthocyanin
từ Hibiscus Sabdariffa - ứng dụng để sản xuất giấy chỉ thị phát hiện nhanh hàn the
trong thực phẩm, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu sản xuất được giấy chỉ thị phát hiện nhanh hàn the trong thực
phẩm có ngưỡng tối thiểu tốt hơn và độ nhạy tương tự như giấy nghệ.
1.5.1. Tình hình trên thế giới
Trên thế giới chất màu anthocyanin thường được thu nhận từ dịch chiết của
quả nho, vỏ nho, bắp cải đỏ, củ cải đỏ, Hỗn hợp anthocyanin sử dụng rộng rãi
nhất trong thực phẩm là anthocyanin từ vỏ nho (E163 (i)) và anthocyanin chiết xuất
từ quả nho đen (E163 (iii)). Hiện nay, bắp cải đỏ (Brassica oleracea L.) cũng được
xem là nguồn anthocyanin tự nhiên có giá trị do có khả năng trồng với diện tích lớn,
có thể thu hoạch quanh năm, tạo ra màu hồng sáng ở pH thấp và màu hồng/tím hoa
28
cà ở pH trung tính, không có mùi lạ, bền với nhiệt và ánh sáng hơn so với các
anthocyanin chiết từ các nguồn tự nhiên khác như vỏ nho, quả nho đen,
Trong thực tế anthocyanin chủ yếu được chiết xuất dưới dạng thô để sử dụng
trong thực phẩm do việc tinh chế anthocyanin khá khó khăn. Sản phẩm anthocyanin
thương mại có thể ở dưới dạng dịch chiết cô đặc hay ở dạng bột khô (bằng cách trộn
dịch chiết anthocyanin cô đặc với chất mang thích hợp rồi sấy phun).
Hình 1.12. Một số dạng sản phẩm anthocyanin thương mại
Hiện nay trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm hình
thái và tác dụng trong nông nghiệp, cũng như y học của cây hoa đậu biếc. Theo tác
giả Niral Kumar Singh cùng các cộng sự, thì cây hoa đậu biếc có rất nhiều dược
tính tốt: khả năng chống oxy hoá, chống ung thư, phòng bệnh tiểu đường [23].
Nghiên cứu của tác giả Kamkean N., Wilkinson J. M. cũng chỉ ra rằng trong dịch
chiết của hoa đậu biếc có chứa chất chống oxy hoá và có thể ứng dụng trong sản
xuất dược mỹ phẩm [18]. Tại Thái Lan dịch chiết từ hoa đậu biếc đã được ứng dụng
sản xuất gel bôi mắt chống nếp nhăn.
1.5.2. Tình hình trong nước
Ở nước ta, điều kiện khí hậu không thuận lợi lắm cho việc phát triển các
vùng nguyên liệu truyền thống để sản xuất chất màu anthocyanin như các nước
vùng ôn đới. Gần đây, chúng ta cũng đã di thực và thương mại hóa một số loài thực
vật giàu anthocyanin như nho đỏ, nho đen, bắp cải tím, Tuy nhiên, với sản lượng
29
còn hạn chế, các nguyên liệu này chủ yếu chỉ dùng làm thực phẩm tươi hay đồ uống
(rượu vang, nước ép quả nho, ).
Các anthocyanin chiết từ hoa đậu biếc tạo nên màu xanh rất đẹp (trong môi
trường trung tính), dễ tan trong nước nên thuận tiện cho việc sử dụng làm chất màu
thực phẩm. Do vậy, hoa đậu biếc đã được sử dụng lâu đời trong dân gian để tạo
màu tím rất đẹp cho thực phẩm (trà hoa đậu biếc, xôi hoa đậu biếc, ). Ngoài ra,
hoa đậu biếc khá dễ trồng, sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiều địa phương trong
nước lại không đòi hỏi kỹ thuật canh tác phức tạp và chi phí đầu tư. Có thể nói, hoa
đậu biếc là một trong các nguồn anthocyanin tự nhiên đầy triển vọng, cần được khai
thác sử dụng ở nước ta. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sản xuất chất màu anthocyanin
từ hoa đậu biếc chưa được quan tâm nhiều.
Vì vậy, việc khảo sát khả năng sử dụng dung môi chiết có nhiệt độ sôi thấp
hơn để chiết anthocyanin từ hoa đậu biếc là điều rất cần thiết để có thể đi đến sản
xuất công nghiệp và ứng dụng chất màu này trong thực tế.
Đề tài này sẽ nghiên cứu và so sánh hiệu quả chiết chất màu anthocyanin từ
hoa đậu biếc trồng ở Việt Nam bằng phương pháp ngâm chiết và phương pháp
soxlet sử dụng các dung môi nước và etanol. Từ đó, chọn lựa quy trình thích hợp
cho việc chiết anthocyanin từ nguồn nguyên liệu này.
30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Nghiên Cứu Khoa Học bộ
môn Công Nghệ Thực Phẩm, Khoa Công nghệ kỹ thuật – Nông nghiệp công nghệ
cao, trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thời gian thực hiện 12 tháng.
2.1.2. Nguyên vật liệu nghiên cứu
a) Nguyên liệu và cách chuẩn bị
Nguyên liệu hoa đậu biếc có nguồn gốc thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hoa
mua về được rửa nhẹ nhàng cho sạch bụi, để ráo.
Chuẩn bị nguyên liệu tươi: rửa nhẹ, để ráo.
Chuẩn bị nguyên liệu khô: Hoa tươi sau khi làm sạch được đem đi sấy đến
độ ẩm 5-6% ở nhiệt độ 55oC, cắt nhỏ 2-3mm.
b) Hóa chất sử dụng
Etanol 70o Maltodextrin 4-6%
NaOH 10% HCl 10%
c) Dụng cụ - thiết bị
Máy sấy Bể điều nhiệt
Máy do pH Máy quan phổ UV – Vis (Spectronic 200)
Tủ lạnh Thiết bị cô quay chân không
Cân phân tích
2.2. Bố trí thí nghiệm
2.2.1. Quy trình đề xuất để chiết tách chất màu từ hoa đậu biếc
31
Nguyên liệu
Xử lý
Ngâm trong dung môi
Ngâm chiết
Lọc
Cô đuổi dung môi
Bổ sung maltodextrin
Sấy phun
Đóng gói, bảo quản
Hình 2.1. Quy trình chiết tách màu anthocyanin từ hoa đậu biếc
Thuyết minh quy trình
Xử lý: Hoa đậu biếc sau khi thu mua được loại bỏ hoa dập, úng, đem rửa qua
nước, để ráo, sau đó đem sấy ở nhiệt độ 55oC đến độ ẩm 5-6%.
Chiết: Tiến hành chiết chất màu anthocyanin bằng dung môi, sử dụng
phương pháp chiết thích hợp.
32
Lọc: loại bỏ bã chiết và các tạp chất không tan để thu lấy dịch chiết.
Cô đuổi dung môi: Dịch chiết thu được đem cô đuổi dung môi dưới áp suất
thấp, nhiệt độ không quá 60oC nhằm hạn chế sự phân hủy chất màu anthocyanin bởi
nhiệt và ánh sáng.
Bổ sung maltodextrin: Sau khi dịch chiết anthocyanin được cô đặc đến nồng
độ chất khô xác định, tiến hành bổ sung maltodextrin với tỷ lệ thích hợp cho việc
sấy phun.
Sấy phun: hỗn hợp anthocyanin-maltodextrin được đem đi sấy phun ở điều
kiện: nhiệt độ 140 - 160oC, tốc độ vòi phun 350ml/giờ, gió 0.40m3/phút, áp suất 15
- 16×10kPa, nồng độ chất khô từ 15% trở lên hoặc ít nhất 5% maltodextrin trong
dung dịch đem sấy phun để thu bột màu anthocyanin.
Đóng gói – Bảo quản: Sản phẩm bột màu anthocyanin từ hoa đậu biếc được
đem đóng gói trong bao bì kín, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh
sáng trực tiếp.
2.2.2. Khảo sát sự ảnh hưởng của hệ dung môi đến khả năng trích ly chất màu từ
hoa đậu biếc
a) Mục đích thí nghiệm
Khảo sát khả năng trích ly anthocyanin của các hệ dung môi khác nhau, từ
đó tìm ra hệ dung môi có khả năng trích ly tối ưu nhất. Do bột màu sản xuất ra được
ứng dụng vào chế biến thực phẩm, đồng thời giúp người sản xuất đơn giản hóa quá
trình sản xuất nên đề tài nghiên cứu hướng đến khảo sát những dung môi thường
được dùng phổ biến, an toàn và dễ dàng xử lý trong quá trình sản xuất.
Khảo sát dung môi:
Nước
Cồn với nồng độ 70o
b) Chuẩn bị thí nghiệm
Chuẩn bị mẫu hoa đậu biếc
Chuẩn bị dung môi như trên
c) Tiến hành thí nghiệm
33
Hoa đậu biếc
o
Etanol 70 Nước
Ngâm chiết ở điều kiện thường
và điều kiện nhiệt độ 60oC
Lọc
So sánh màu Dung môi thích hợp
Hình 2.2. Bố trí thí nghiệm chọn dung môi thích hợp
Thí nghiệm được bố trí và tiến hành như hình 2.2, với nhân tố thay đổi là hệ
dung môi và 3 lần lặp lại. Tổng số thí nghiệm là 6. Dịch màu sau khi trích ly được
để vào các ống nghiệm và quan sát màu qua các khoảng thời gian 6h, 12h,18h. Trên
cơ sở này biết được loại dung môi nào giúp bền màu và lựa chọn dung môi thích
hợp trong quá trình chiết.
d) Chỉ tiêu theo dõi
Màu của anthocyanin trong mỗi dịch chiết qua các mốc thời gian khác nhau.
2.2.3. Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến khả năng trích ly
anthocyanin
a) Mục đích thí nghiệm
Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ cồn đến khả năng trích ly anthocyanin,
từ đó tìm ra nồng độ dung môi có khả năng trích ly tối ưu nhất.
Khảo sát nhân tố nồng độ ethanol trích ly với nồng độ tăng dần từ 40o đến
70o (mỗi giá trị nồng độ khảo sát hơn kém nhau 10o).
34
b) Chuẩn bị thí nghiệm
Chuẩn bị mẫu hoa đậu biếc
Chuẩn bị các nồng độ dung môi
c) Tiến hành thí nghiệm
Hoa đậu biếc
Thêm etanol với nồng độ thay đổi
40o 50o 60o 70o 80o
Ngâm chiết (bể điều nhiệt, 60oC)
Lọc Nồng độ etanol
thích hợp
Dịch chi ế t Đo độ hấp thụ
Hình 2.3. Bố trí thí nghiệm chọn nồng độ dung môi thích hợp
Thí nghiệm được bố trí và tiến hành như hình 2.3, với 1 nhân tố thay đổi là
nồng độ dung môi và lặp lại 3 lần. Tổng số thí nghiệm là 15. Dịch màu sau khi trích
ly được tiến hành đo quang phổ hấp thụ nhằm xác định nồng độ của dịch màu trong
dịch chiết.
35
d) Chỉ tiêu theo dõi
Hàm lượng chất màu anthocyanin trong mỗi dịch chiết.
2.2.4. Khảo sát sự ảnh hưởng của pH đến màu của anthocyanin từ hoa đậu biếc
a) Mục đích thí nghiệm
Khảo sát sự đổi màu của anthocyanin trong các môi trường pH khác nhau.
Từ đó xác định được khoảng pH bền màu anthocyanin.
b) Chuẩn bị thí nghiệm
Chuẩn bị mẫu hoa đậu biếc
Chuẩn bị HCl 10% và NaOH 10% để hiệu chỉnh pH.
c) Tiến hành thí nghiệm
Hoa đậu biếc
pH thích hợp
Chiết
So sánh màu bằng
(nhiệt độ phòng, dung mắt
môi thích hợp)
Quan sát màu, để
Lọc qua đêm
Hiệu chỉnh pH
Dịch chiết
(pH = 1-14)
Hình 2.4. Bố trí thí nghiệm chọn pH thích hợp
Thí nghiệm được bố trí và tiến hành như hình 2.4, với 1 nhân tố thay đổi là
dãy pH (pH từ 1-14). Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần, tổng số thí nghiệm là 15. Quan
sát cảm quan bằng mắt, để qua đêm xem màu của anthocyanin bị biến đổi theo dãy
pH như thế nào, từ đó chọn pH tối ưu nhất có thể làm bền màu anthocyanin.
36
d) Chỉ tiêu theo dõi
Màu của anthocyanin với pH tương ứng.
2.2.5. Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi đến khả năng trích ly
a) Mục đích thí nghiệm
Khảo sát khả năng trích ly anthocyanin từ hoa đậu biếc theo các tỉ lệ của
nguyên liệu/ dung môi (hoa đậu biếc/ etanol), từ đó tìm ra tỷ lệ dung môi có khả
năng trích ly tối ưu nhất.
Bảng 2.1. Tỷ lệ nguyên liệu/etanol
Stt mHoa(g) VEtanol(ml) Tỷ lệ
1 10 50 1:5
2 10 80 1:8
3 10 100 1:10
4 10 120 1:12
5 10 150 1:15
6 10 200 1:20
7 10 250 1:25
b) Chuẩn bị thí nghiệm
Chuẩn bị mẫu hoa đậu biếc
Chuẩn bị dung môi theo tỷ lệ như bảng 2.1
c) Tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí và tiến hành như hình 2.5, với nhân tố thay đổi là tỷ
lệ nguyên liệu/dung môi và lặp lại 3 lần. Tổng số thí nghiệm 21. Dịch màu sau khi
trích ly được tiến hành đo quang phổ hấp thụ nhằm xác định nồng độ của dịch màu
trong dịch chiết.
37
Hoa đậu biếc
Thêm dung môi chiết thích hợp
Thay đổi tỷ lệ nguyên
liệu/dung môi
1:05 1:08 1:10 1:12 1:15 1:20 1:25
Ngâm chiết (1h,
60oC)
Lọc Tỷ lệ
nguyên liệu/dung
môi thích hợp
Dịch chiết
So sánh hiệu quả
Đo độ hấp thụ
chiết
Hình 2.5. Bố trí thí nghiệm chọn tỷ lệ nguyên liệu/dung môi thích hợp
d) Chỉ tiêu theo dõi
Hàm lượng chất màu anthocyanin trong mỗi dịch chiết.
2.2.6. Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng trích ly anthocyanin từ hoa
đậu biếc
a) Mục đích thí nghiệm
Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng trích ly anthocyanin từ hoa
đậu biếc, từ đó tìm ra nhiệt độ cho khả năng trích ly cao nhất.
38
Khảo sát nhân tố nhiệt độ trích ly, với nhiệt độ tăng dần từ 40oC đến 80oC
(mỗi giá trị nhiệt độ khảo sát hơn kém nhau 10oC).
b) Chuẩn bị thí nghiệm
Thí nghiệm 6 được tiến hành dựa trên điều kiện tối ưu của các thí nghiệm
trên.
Được tiến hành trong bể điều nhiệt với các giá trị nhiệt độ tương ứng.
c) Tiến hành thí nghiệm
Hoa đậu biếc
Chiết
(dung môi, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi,
phương pháp chiết thích hợp)
Nhiệt độ chiết
thích hợp
Nhiệt độ chiết
So sánh hiệu suất
chiết
o o o o o
40 C 50 C 60 C 70 C 80 C Đo độ hấp thụ
Lọc Dịch chiết
Hình 2.6. Bố trí thí nghiệm chọn nhiệt độ chiết thích hợp
Thí nghiệm được bố trí và tiến hành như hình 2.6, thí nghiệm tiến hành với 1
nhân tố thay đổi là nhiệt độ. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần với từng nhiệt độ
tương ứng. Tổng số thí nghiệm là 15 thí nghiệm. Tiến hành xác định nồng độ dịch
chất màu sau khi chiết.
39
d) Chỉ tiêu theo dõi
Hàm lượng chất màu anthocyanin trong mỗi dịch chiết.
2.2.7. Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian đến khả năng trích ly anthocyanin từ
hoa đậu biếc
a) Mục đích thí nghiệm
Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian đến khả năng trích ly anthocyanin, từ
đó tìm ra thời gian cho khả năng trích ly cao nhất.
Khảo sát nhân tố thời gian của quá trình trích ly với khoảng thời gian khảo
sát từ 1 giờ đến 5 giờ (mỗi giá trị thời gian khảo sát hơn kém nhau 1 giờ).
b) Chuẩn bị thí nghiệm
Thí nghiệm 7 được tiến hành dựa trên cơ sở các điều kiện tối ưu của 6 thí
nghiệm trên.
c) Tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí và tiến hành như hình 2.7, với 1 nhân tố thay đổi là
thời gian trích ly. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần với từng thời gian tương ứng,
tổng số thí nghiệm là 15 thí nghiệm. Tiến hành xác định nồng độ dịch chất màu sau
khi chiết.
40
Hoa đậu biếc
Chiết
(dung môi, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi,
phương pháp chiết và nhiệt độ thích hợp)
Thời gian chiết
1h 2h 3h 4h 5h
Thời gian chiết
thích hợp
Lọc So sánh hiệu suất
chiết
Dịch chiết Đo độ hấp thụ
Hình 2.7. Bố trí thí nghiệm chọn thời gian chiết thích hợp
d) Chỉ tiêu theo dõi
Hàm lượng chất màu anthocyanin trong mỗi dịch chiết.
2.2.8. Khảo sát sự ảnh hưởng của phương pháp chiết đến khả năng trích ly
anthocyanin
a) Mục đích thí nghiệm
Khảo sát khả năng trích ly anthocyanin theo hai phương pháp: ngâm chiết và
shoxhlet. Từ đó chọn ra phương pháp chiết tối ưu nhất.
b) Chuẩn bị thí nghiệm
Chuẩn bị nguyên liệu, dung môi
41
c) Tiến hành thí nghiệm
Hoa đậu biếc
Ngâm chiết (bể điều
Shoxhlet nhiệt, 60oC)
Lọc
Phương pháp chiết
thích hợp
Dịch chiết
So sánh hiệu suất
Đo độ hấp thụ
chiết
Hình 2.8. Bố trí thí nghiệm chọn phương pháp chiết thích hợp
Thí nghiệm được bố trí và tiến hành như hình 2.8, với nhân tố thay đổi là
phương pháp chiết và lặp lại 3 lần. Tổng số thí nghiệm là 6. Dịch màu sau khi trích
ly được đo độ hấp thụ để chọn loại nguyên liệu phù hợp.
d) Chỉ tiêu theo dõi
Hàm lượng chất màu anthocyanin trong mỗi dịch chiết.
2.2.9. Khảo sát sự ảnh hưởng của số lần chiết đến khả năng trích ly anthocyanin từ
hoa đậu biếc
a) Mục đích thí nghiệm
Khảo sát sự ảnh hưởng của số lần chiết đến khả năng trích ly anthocyanin.
b) Chuẩn bị thí nghiệm
Chuẩn bị mẫu hoa đậu biếc.
Thí nghiệm này được thực hiện dựa vào điều kiện thời gian tối ưu ở thí
nghiệm trên.
42
c) Tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí và tiến hành như hình 2.9, với 1 nhân tố thay đổi là
số lần chiết.
Điều kiện chiết:
- Lần 1: nhiệt độ, tỷ lệ nguyên liệu và dung môi, thời gian chiết
theo giá trị xác định ở các thí nghiệm trên
- Lần 2, lần 3: Sau chiết lần 1, lọc lấy dịch sau đó cho dung môi
vào phần bã chiết tiếp. Điều kiện nhiệt độ theo giá trị xác định ở
thí nghiệm trên, thời gian và lượng dung môi giảm một nửa.
Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần, tổng số thí nghiệm là 12. Tiến hành xác
định nồng độ dịch chất màu sau khi chiết để chọn số lần chiết tối ưu nhất.
Hoa đậu biếc
Chiết
(các điều kiện chiết tối ưu)
Số lần chiết
thích hợp
Số lần chiết
So sánh hiệu suất
chiết
1 lần 2 lần 3 lần
Đo độ hấp thụ
Lọc Dịch chiết tổng
Hình 2.9. Bố trí thí nghiệm chọn số lần chiết thích hợp
d) Chỉ tiêu theo dõi
Hàm lượng chất màu anthocyanin trong mỗi dịch chiết.
43
2.2.10. Khảo sát sự ảnh hưởng hàm lượng maltodextrin đến chất lượng bột
hoa đậu biếc sau khi sấy phun
a) Mục đích thí nghiệm
Khảo sát các yếu tố khi sấy phun để chọn điều kiện tối ưu nhất cho ra lượng
bột chất lượng nhất.
b) Chuẩn bị thí nghiệm
Chuẩn bị mẫu cao của dịch chiết.
Maltodextrin để làm chất mang khi sấy phun.
c) Tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành sau khi xác định được các điều kiện chiết tối ưu.
Trong đó có 3 yếu tố cần khảo sát là khối lượng cao, tỉ lệ phần trăm maltodextrin và
lượng nước pha loãng cao. Giữ nguyên khối lượng cao, lượng nước pha loãng và
thay đổi lượng maltodextrin xem màu của bột sau khi sấy thay đổi như thế nào.
Sấy phun 3 mẫu, mỗi mẫu lấy 13ml cao ở dạng sệt cho vào 500ml nước.
Lượng maltodextrin thay đổi lần lượt của mỗi mẫu là 20g, 25g, 30g. tương ứng với
4%, 5%, 6% của dung dịch sấy phun.
d) Chỉ số theo dõi
Độ ẩm của bột.
Màu và độ mịn của bột.
2.2.11. Nghiên cứu ứng dụng bột màu sấy phun của hoa đậu biếc vào một số loại
thực phẩm
a) Mục đích thí nghiệm
Khảo sát màu của 1 số loại thực phẩm sau khi phối trộn bột hoa đậu biếc
vào. Từ đó chọn tỉ lệ phối trộn thích hợp.
b) Chuẩn bị thí nghiệm
Chuẩn bị một số loại thực phẩm như: rau câu, xôi, chè trôi nước,
44
c) Tiến hành theo dõi
Phối trộn bột vào khi nấu theo nhiều tỉ lệ khác nhau. Số gam của bột vẫn giữ
nguyên, thay đổi số gam nguyên liệu của món ăn. Sau đó chọn tỉ lệ phối trộn cho ra
màu đẹp nhất và có lợi nhất.
d) Chỉ tiêu theo dõi
Màu của thực phẩm đã được ứng dụng bột hoa đậu biếc.
Số lượng của thực phẩm được ứng dụng với số gam bột tương ứng.
2.2.12. Khảo sát sự ảnh hưởng của bột và cao hoa đậu biếc đến một số loại vi sinh
vật dùng trong chế biến thực phẩm
a) Mục đích thí nghiệm
Khảo sát sự ảnh hưởng của bột hoa đậu biếc đến một số vi sinh vật thường
được dùng bổ sung vào thực phẩm như Saccharomyces cerevisiae, Lactobacilus,
từ đó khuyến cáo đến người dùng khi sử dụng bột màu cho một số loại thực phẩm
có chứa vi sinh vật đó.
b) Chuẩn bị thí nghiệm
Chuẩn bị mẫu bột và cao.
Chuẩn bị 1 số loại vi sinh vật như: lactic, nấm men và môi trường nuôi cấy.
c) Tiến hành thí nghiệm
Nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường dinh dưỡng của đĩa thạch, sau khi
chúng phát triển mạnh cho vào môi trường TSB trong ống nghiệm. Khoảng 12-14h,
sau đó khi ống nghiệm đục đem ly tâm lấy phần đục rồi pha loãng với nước cất vô
trùng đến độ đục thích hợp. Sau đó, cấy trang lên đĩa thạch với môi trường dinh
dưỡng thích hợp của từng vi sinh vật. Gắn giấy kháng khuẩn sau khi đã nhúng vào
cao và dung dịch bột hoa đậu biếc với các nồng độ pha loãng. Đọc kết quả sau 12-
14 giờ.
d) Chỉ tiêu theo dõi
Vòng kháng khuẩn của vi sinh vật.
45
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng các phương pháp:
2.3.1. Phương pháp xử lý và bảo quản nguyên liệu
Hoa đậu biếc tươi sau khi thu mua được đem ngay về phòng thí
nghiệm, rửa nhẹ cho sạch, để ráo. Sau đó đem sấy ở nhiệt độ 55oC đến độ ẩm
5-6%, cắt nhỏ 2-3mm và bảo quản trong túi kín để dùng cho các thí nghiệm.
2.3.2. Phương pháp định tính thành phần cao
Khảo sát sự hiện diện của Steroid – triterpenoid
Thuốc thử Liebermann – Burchard:
Anhidrid acetic 1 ml
H2SO4 đậm đặc
Nếu xuất hiện màu lục, hồng, cam hoặc đỏ và bền là phản ứng dương tính.
Thực nghiệm: Lấy 1 ml dịch alcol cho vào ống nghiệm, nhỏ từ từ đến hết 1 ml
dung dịch H2SO4 đậm đặc vào ống nghiệm.
Khảo sát sự hiện diện của Alkaloid
Thuốc thử Wagner:
I2 1,27g
KI 2 g
H2O vừa đủ 100 ml
Nếu có alkaloid sẽ xuất hiện tủa màu nâu.
Thực nghiệm: Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch alcol, nghiêng ống và nhỏ từ từ từng
giọt thuốc thử theo thành ống nghiệm, để yên, quan sát.
Khảo sát sự hiện diện của Flavonoid
Thuốc thử Flavnoid:
Với dung dịch FeCl3 bão hòa: Nếu tạo thành dung dịch màu xanh đen là
phản ứng dương tính.
46
Thực nghiệm: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch alcol, nghiêng ống và nhỏ từ từ
từng giọt thuốc thử theo thành ống nghiệm, để yên, quan sát.
Khảo sát sự hiện diện của saponin
Định tính khả năng tạo bọt của saponin trong môi trường acid, base:
Thuốc thử:
HCl 0,1N
NaOH 0,1N
Ống 1: 5 ml HCl 0,1 N (pH = 1) và 3 giọt dung dịch acol chứa mẫu thử.
Ống 2: 5 ml NaOH 0,1 N (pH = 13) và 3 giọt dung dịch alcol chứa zqsmẫu
thử.
Bịt miệng ống nghiệm và lắc mạnh cả hai ống nghiệm trong 1 phút và để
yên, quan sát chiều cao cột bọt trong cả hai ống nghiệm.
Nếu cột bọt trong cả hai ống nghiệm cao bằng nhau và cột bọt có độ bền như
nhau, có thể có saponin triterpenoid.
Nếu ống pH = 13 cột bọt cao hơn nhiều so với ống pH = 1, có thể có saponin
steroid.
2.3.3. Phương pháp xác định tính kháng khuẩn
Các bước tiến hành xác định khả năng kháng khuẩn/kháng nấm của màu:
a) Cách pha loãng
Chiết ở điều kiện tối ưu (chiết khối lượng nhiều để dùng).
Cô quay chân không để thu cao (cô quay đến dạng sệt để có thể lấy ra được)
– cho vào cốc/ đĩa đem đi sấy ở nhiệt độ 60-70oC.
Cao chiết: pha loãng bằng dung dịch DMSO 5%.
1g cao chiết + 10 ml DMSO = nồng độ 0,1 g/ml = 100 mg/ml
Nồng độ dùng thử nghiệm để xác định vòng kháng khuẩn: 100mg/ml, 200
mg/ml, 300mg/ml, 400mg/ml, 500mg/ml (tùy loại cao), cần khảo sát nhiều để lựa
chọn.
b) Chuẩn bị môi trường
Môi trường Hansen lỏng và đặc cho nấm men.
47
Môi trường lỏng và đặc cho lactic.
Môi trường MP (môi trường dinh dưỡng – cao thịt peptone – rắn và lỏng).
Môi trường TSB, môi trường MHA.
Tất cả dụng cụ dùng cần phải khử trùng bằng autoclave hoặc dùng tủ sấy
1600C , 2 giờ.
Đĩa giấy đường kính 6 mm.
c) Xác định vòng kháng khuẩn/kháng nấm
Bước 1. Tăng sinh VSV từ ống gốc sang môi trường lỏng MP (môi trường
dinh dưỡng cao thịt peptone). Thời gian 12-24 giờ, điều kiện nhiệt độ 370C nếu là vi
khuẩn. Còn nếu là nấm men thì trong môi trường Hansen lỏng.
Cách tiến hành: hút 1 ml hoặc chọn 1 vài khuẩn lạc khỏe.
Bước 2. Cấy trên môi trường thạch MP hoặc MHA đối với vi khuẩn, còn với
nâm men trên môi trường Hansen đặc.
Bước 3. Chọn 2-3 khuẩn lạc đẹp cấy vào môi trường lỏng TSB. Thời gian
12-24h. Còn nấm men chọn vài khuẩn lạc cho vào nước cất đã khử trùng rồi so với
ống đục sau đó cấy trang lên môi trường Hansen – cho đĩa như bước 5) (hoặc có thể
thử các bước 4,5 giống vi khuẩn để xem có lên không)
Bước 4. Ly tâm ống VSV của môi trường TSB sau nuôi cấy 24h, bỏ phần
nước ở trên, sau đó cho nước cất đã khử trùng vào. So sánh với ống nghiệm này với
ống độ đục McFarland đã chuẩn bị.
Bước 5. Nếu xác định vòng kháng khuẩn thì hút 100 l cấy trang lên môi
trường thạch MHA, để khô, cho đĩa giấy 6mm và nhỏ 10 l dung dịch cao theo
nồng độ pha loãng khác nhau. Kháng dương dùng kháng sinh tetracylin hoặc
ampicillin hoặc penicillin (đối chứng + với vi khuẩn gram -) nồng độ 10 g/ml, đối
với nấm men dùng nystanin. Đối chứng âm là dung dịch DMSO
Bước 6. Sau 12-24 giờ đo kết quả vòng kháng khuẩn = D- d (D – đường kính
vòng lớn, d – đường kính đĩa giấy).
2.3.4. Phương pháp phân tích cảm quan [5]
Phân tích cảm quan là kỹ thuật sử dụng các cơ quan cảm giác của con người
để tìm hiểu, mô tả và định lượng các tính chất cảm quan của hoa đậu biếc như màu
48
sắc, hình dạng, mùi và cấu trúc. Phương pháp dựa trên phép thử cho điểm chất
lượng tổng hợp sản phẩm TCVN 3215-79.
Đánh giá cảm quan bột màu hoa đậu biếc ngoài mục đích phân tích sản phẩm
theo các tính chất cảm quan vốn có còn bao hàm cả nội dung thị hiếu đối với các
tính chất hoặc đối với chính sản phẩm.
Kết quả của một phép thử cảm quan lên sản phẩm bột màu đối với một chỉ
tiêu nào đó thường được lượng hóa bằng điểm hay bằng lời đều là kết quả đánh giá
chỉ tiêu đó khi đã phân tích sản phẩm để hiểu hết bản chất của từng chỉ tiêu.
Hội đồng đánh giá cảm quan gồm 5 thành viên:
1. Nguyễn Thị Ngọc Hiền
2. Trương Thị Mỹ Loan
3. Huỳnh Thị Châu Trâm
4. Đoàn Thị Tường Oanh
5. Nguyễn Thị Trang Thi
Tất cả thành viên hội đồng đều là sinh viên lớp DH15TP, ngành Công nghệ
thực phẩm, đã trải qua môn học về đánh giá cảm quan thực phẩm nên có kiến thức
cơ bản, đáp ứng điều kiện cần thiết để trở thành cảm quan viên.
Cách tiến hành đánh giá:
Chia nhỏ các mẫu sản phẩm ra đĩa, sao cho các đĩa đều nhau. Mã hóa
mẫu. sau đó, ghi mã số ký hiệu để nhận biết từng mẫu rồi chuyển cho từng
thành viên của hội đồng đánh giá cảm quan. Các cảm quan viên tiến hành
đánh giá cảm quan của mẫu theo từng chỉ tiêu quy định trong bảng 2.2 rồi cho
điểm vào phiếu kết quả.
- Về cấu trúc: tiến hành đánh giá về độ tơi, độ mịn. Các cảm quan
viên tiến hành quan sát bằng mắt và dùng tay ấn để đánh giá độ tơi
của sản phẩm.
- Về màu sắc: các cảm quan viên tiến hành quan sát bằng mắt đề
đánh giá màu sắc sản phẩm.
49
- Về mùi vị: dùng các giác quan như vị giác, khứu giác, cảm nhận và
đánh giá mùi vị sản phẩm.
Trong quá trình đánh giá cảm quan của nhiều mẫu sản phẩm, các cảm
quan viên phải được thanh vị bằng nước sau mỗi lần đánh giá mẫu.
Bảng 2. 2. Điểm chất lượng sản phẩm bột màu từ hoa đậu biếc
Hệ số
Điểm số
Các chỉ tiêu trọng Mô tả
chất lượng
lượng
0 Bột màu ướt, vón cục to và nhiều, không tơi
1 Bột vón cục nhiều, không tơi, hơi ướt
2 Bột vón cục vừa, không tơi
Trạng thái 1,2
3 Bột vón cục ít, không tơi
4 Bột không bị vón cục, không tơi
5 Bột không vón cục, tơi
0 Đắng do cháy khi sấy phun nhiệt độ cao
1 Ngăm ngăm đắng do cháy
2 Không có vị rõ ràng
Vị 0.8
3 Vị ngọt đậm
4 Vị hơi ngọt
5 Vị ngọt thanh
0 Màu tím đậm
1 Màu tím vừa
2 Màu tím nhạt
Màu sắc 0.8
3 Màu tím xanh
4 Màu xanh đậm
5 Màu xanh dương
0 Mùi khét
1 Mùi lạ
2 Không có mùi rõ ràng
3 Mùi của maltodextrin
Mùi 1.2
Mùi hơi thơm maltodextrin, có mùi hoa
4
đậu biếc
5 Mùi đặc trưng của hoa đậu biếc
50
2.3.5. Phương pháp cô quay chân không
Mục đích nhằm cô đuổi dung môi, thu cao chiết để thuận tiện cho việc bảo
quản mẫu và sấy phun.
Bay hơi chân không giữ vai trò chủ đạo bởi vì trong một hệ kín, áp suất giảm
dẫn tới làm giảm nhiệt độ sôi của các thành phần trong nó. Các thành phần trong
mẫu dung dịch được cô quay bay hơi để loại bỏ dung môi mong muốn từ mẫu dịch
chiết, nó được ứng dụng trong quá trình tách chiết môt hợp chất tự nhiên hay đơn
giản chỉ trong một bước của tổng hợp hợp chất hữu cơ. Dung môi hòa tan có thể
được loại bỏ nếu nhiệt độ không vượt quá nhiệt độ cho phép. Nhiệt độ cho phép phụ
thuộc vào độ sôi của hợp chất, chất tan và dung môi.
2.3.6. Phương pháp xác định hàm lượng anthocyanin bằng phương pháp vi sai [1],
[3], [4], [6], [8], [10]
Hàm lượng anthocyanin được xác định theo phương pháp pH vi sau và được
tính quy theo cyaniding-3-glucoside, vì đây là sang phổ biến của anthocyanin trong
tự nhiên.
Phương pháp pH vi sai dựa vào sự chuyển đổi thành các cấu trúc khác nhau
theo pH của các sắc tố anthocyanin và thể hiện rõ qua các phổ hấp thu khác nhau
tương ứng. Tại pH = 1 các anthocyanin tồn tại ở dạng oxonium hoặc flavium có độ
hấp thụ cực đại, còn ở pH = 4.5 thì chúng lại ở dạng carbinol không màu. Tất cả
phép cácpheps đo độ hấp thu bằng máy đo quang phổ đựợc thực hiện ở bước song
520 nm (là bước song cực đại của anthocyanin đo được) và 700 nm.
Sử dụng hóa chất và thiết bị:
Hóa chất: dung dịch đệm KCl, 0.025M, pH = 1 và dung dịch đệm
NaCH3COO.3H2O, 0.4M, pH= 4.5.
Thiết bị: máy đo ph, máy đo quang phổ khả kiến, cuvet thủy tinh, bình định
mức 25ml, pipet chia vạch và có các dung tích thích hợp.
Hàm lượng anthocyanin trong dịch trích ly theo cyanidin-3-glucoside.
퐴.푀푊.퐷퐹.103
a (mg/l) =
dd 휀.푙
Trong đó:
51
add: Hàm lượng anthocyanin trong dịch trích ly (mg/l)
A = (Amax – A700nm)pH 1.0 - (Amax – A700nm)pH 4.5
MW = 449.2 g/mol: KLPT cyanidin-3-glucoside
DF: Độ pha loãng
l: Bề dày cuvet (cm)
= 26900: Hệ số hấp thụ phân tử (l.mol-1.cm-1)
2.3.7. Phương pháp xác định hiệu xuất chiết
Dịch chiết ...tsuất Hiệu 21
20.5
1:05 1:08 1:10 1:12 1:15 1:20 1:25
Tỉ lệ nguyên liệu/dung môi (g/ml)
Hình 3.12. Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/dung môi đến hiệu suất chiết
anthocyanin
Qua kết quả bảng 3.2 và hình 3.12 ta thấy, hiệu suất chiết giảm dần từ tỉ lệ
1:05 (23.45%) xuống còn 21.74% ở tỉ lệ 1:25. Nhưng ở hai tỉ lệ 1:05 và 1:08 dung
môi ít không đủ ngập hết nguyên liệu và chênh lệch hiệu suất của hai tỉ lệ này với tỉ
lệ 1:10 không quá lớn 0.14% (1:08 ÷ 1:10) và 0.2% (1:05 ÷ 1:10).
58
Vì vậy, chọn tỉ lệ 1:10 để trích ly anthocyanin trong suốt quá trình nghiên
cứu.
3.1.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng trích ly anthocyanin từ hoa đậu biếc
Sau dung môi, nhiệt độ là yếu tố tiếp theo cần được quan tâm trong quá trình
trích ly. Khi nhiệt độ tăng sẽ làm giảm độ nhớt đồng thời làm tăng vận tốc khuếch
tán. Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển các chất hòa tan từ
nguyên liệu vào dung môi [9]. Tuy nhiên, chất màu anthocyanin dễ bị phá hủy bởi
nhiệt độ cao vì vậy cần phải khảo sát nhiệt độ trích ly phù hợp để thu được hàm
lượng anthocyanin trong dịch chiết cao nhất.
Bảng 3.3. Kết quả thống kê hàm lượng anthocyanin sau khi trích ly ở các nhiệt
độ khác nhau
30
24.19
25
20.22
20 18.16
17.80 17.05
15
10
Hiệu suất chiết (%) chiết suất Hiệu
5
0
40 50 60 70 80
o
Nhiệt độ ( C)
Hình 3.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất chiết anthocyanin
59
Hiệu suất chiết anthocyanin chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ. Thực vậy,
các kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 và hình 3.13 cho thấy:
Nhiệt độ chiết tăng từ 40 ÷ 50oC thì hàm lượng anthocyanin thu được tăng,
hiệu suất chiết tăng từ 18.16 ÷ 20.22%.
Nhiệt độ chiết tăng từ 50 ÷ 60oC, hàm lượng anthocyanin thu được sau trích
ly tăng nhanh và đạt cao nhất, hiệu suất chiết tăng từ 20.22 ÷ 24.19%. Đây là
khoảng nhiệt độ thu được anthocyanin hiệu quả nhất.
Nhiệt độ tăng từ 60 ÷ 80oC, hàm lượng anthocyanin thu được sau trích ly
giảm nhanh. Hiệu suất chiết bắt đầu giảm từ 24.19% (60oC) xuống còn 17.80%
(70oC), tiếp tục giảm xuống còn 17.05% (80oC).
Việc thay đổi hàm lượng anthocyanin do thay đổi nhiệt độ chiết có thể được
giải thích như sau: Khi nhiệt độ tăng thì khả năng hoạt hóa của các phân tử tăng dẫn
đến quá trình khuếch tán anthocyanin từ hoa đậu biếc tăng nên hàm lượng
anthocyanin thu được sau trích ly tăng. Sau đó nhiệt độ tiếp tục tăng, hàm lượng
anthocyanin thu được đạt cao nhất. Do anthocyanin dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao
nên khi ta tăng nhiệt độ (>60oC) thì bắt đầu có sự phân hủy anthocyanin và khi
nhiệt độ lên cao (80oC) thì quá trình phân hủy anthocyanin diễn ra mạnh mẽ, dẫn
đến giảm hàm lượng anthocyanin trong dịch chiết sau trích ly.
Vì vậy, chọn nhiệt độ trích ly là 60oC, là nhiệt độ thích hợp cho quá trình
trích ly anthocyanin từ hoa đậu biếc.
3.1.6. Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng trích ly anthocyanin từ hoa đậu biếc
Quá trình trích ly anthocyanin cũng phụ thuộc vào thời gian trích ly. Nếu
thời gian quá ngắn, không đủ để dung môi hòa tan hết anthocyanin trong nguyên
liệu. Ngược lại, thời gian quá dài ảnh hưởng đến độ tinh khiết của sản phẩm cần
trích ly, do dung môi có thể hòa tan các chất khác trong nguyên liệu, mặc khác nếu
kéo dài thời gian trích ly có thể làm giảm lượng anthocyanin trích ly được do
anthocyanin có thể bị phân hủy do tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài.
Sau các khoảng thời gian trích ly khác nhau ta thu được kết quả ở bảng 3.4
và hình 3.14.
60
Bảng 3.4. Kết quả thống kê hàm lượng anthocyanin sau khi trích ly với các khác
khoảng thời gian khác nhau
23 22.67
22.5
22
21.46
21.5 21.33
21.04
21
20.5
19.96
20
Hiệu suất chiết (%) chiếtsuất Hiệu 19.5
19
18.5
1 2 3 4 5
Thời gian (h)
Hình 3.14. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất chiết anthocyanin
Dựa vào kết quả thống kê ở bảng 3.4 và đồ thị ở hình 3.14 ta thấy rằng:
Thời gian tăng từ 1 ÷ 2h thì hàm lượng anthocyanin thu được tăng, hiệu suất
tăng từ 21.33 ÷ 22.67%.
Thời gian tăng từ 2 ÷ 5h, hàm lượng anthocyanin thu được sau trích ly bắt
đầu giảm. Hiệu suất chiết giảm từ 22.67% (2h) xuống còn 21.46% (3h), 21.04%
(4h), 19.96% (5h).
Như vậy, 2h là khoảng thời gian thích hợp để thu được hàm lượng
anthocyanin cao, mặc khác có thể rút ngắn được thời gian trích ly.
61
3.1.7. Ảnh hưởng của phương pháp chiết đến khả năng trích ly anthocyanin từ hoa
đậu biếc
Phương pháp chiết thích hợp sẽ thu được lượng anthocyanin nhanh và hiệu
quả. Trong thí nghiệm này em chiết bằng 2 phương pháp đó là phương pháp soxhlet
và phương pháp ngâm chiết ở 60oC bằng bể điều nhiệt. Điều kiện chiết cụ thể cho
hai phương pháp chiết như sau: 10g nguyên liệu, tỷ lệ nguyên liệu: dung môi cồn là
1:10, thời gian chiết 2 giờ, nhiệt độ dung môi 60oC.
Kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.5 và hình 3.15.
Bảng 3.5. Kết quả thống kê hàm lượng anthocyanin sau khi trích ly bằng hai
phương pháp khác nhau
30
26.67
25
20
15
9.96
10
5
Hiệu suất chiết (%) chiếtsuất Hiệu
0
chiết shoxhlet chiết ngâm
Phương pháp chiết
Hình 3.15. Ảnh hưởng của phương pháp chiết đến hiệu suất chiết anthocyanin
Dựa vào kết quả thống kê ở bảng 3.5 và đồ thị ở hình 3.15 ta thấy, phương
pháp chiết anthocyanin bằng bể điều nhiệt cho hiệu suất cao hơn rất nhiều so với
phương pháp chiết bằng shoxhlet.
62
Khi chiết bằng phương pháp shoxhlet thì yêu cầu nhiệt độ chiết phải cao và
thời gian chiết phải đảm bảo đủ lâu mới trích ly được anthocyanin hiệu quả. Ngoài
ra việc chiết bằng phương pháp soxhlet thường áp dụng với nguyên liệu có kích
thước nhỏ, thường nguyên liệu ở dạng bột hoặc dạng kích thước nhỏ, trong khi ở thí
nghiệm này chúng tôi chiết trong thời gian ngắn 2h và nguyên liệu ở dạng cắt nhỏ
nên hiệu suất chiết bằng phương pháp soxhlet không cao. Còn khi chiết ngâm bằng
bể điều nhiệt thì nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với dung môi nên khả năng khuếch
tán chất màu tốt hơn. Do đó, chiết bằng bể điều nhiệt là phương pháp chiết hiệu quả
hơn so với chiết bằng phương pháp soxlet và cũng thuận tiện khi áp dụng vào thực
tiễn sản xuất.
3.1.8. Ảnh hưởng của số lần chiết đến khả năng trích ly anthocyanin từ hoa đậu
biếc
Kết quả nghiên cứu xác định ảnh hưởng của số lần chiết đến hiệu suất chiết
anthocynin được thể hiện ở bảng 3.6 và hình 3.16.
Bảng 3.6. Kết quả thống kê hàm lượng anthocyanin sau khi trích ly với số lần
chiết khác nhau
25 23.31
20
14.98
15
9.8
10
Hiệu suất chiếtsuất Hiệu 5
0
1 2 3
Số lần chiết
Hình 3.16. Ảnh hưởng của số lần chiết đến hiệu suất chiết anthocyanin
63
Qua kết quả trên ta thấy rằng, chiết lần 1 có hiệu suất cao (23.31%). Sau đó
hiệu suất giảm nhanh khi chiết lần 2 (14.98%) và lần 3 (9.8%). Nguyên nhân là sau
lần chiết thứ nhất lượng chất màu trong nguyên liệu đã được chiết triệt để nên hiệu
suất cao, ở hai lần chiết sau lượng chất màu còn lại không đáng kể nên hiệu suất
thấp.
Tuy nhiên ở lần chiết thứ 2 hiệu suất đạt được không quá thấp (14,98%),
nhưng hàm lượng anthocyanin rất thấp. Tuy nhiên, để tận dụng triệt để nguyên liệu,
tránh láng phí có thể chọn chiết 2 lần (chiết lần 1 + chiết lần 2) cho quy trình chiết
chất màu từ hoa đậu biếc.
3.1.9. Ảnh hưởng của hàm lượng maltodextrin đến chất lượng bột màu hoa đậu
biếc
Lượng maltodextrin của từng mẫu sấy phun khác nhau sẽ cho ra màu và khối
lượng của bột trong từng mẫu khác nhau.
Hình 3.17. Màu của từng loại bột với khối lượng maltodextrin tương ứng
Sau khi sấy phun độ ẩm của 3 mẫu từ 4 ÷ 5%, độn mịn tương đối giống nhau
nhưng màu thì khác nhau rõ rệt.
Dựa vào kết quả trên ta thấy:
Mẫu thứ nhất chứa 20g maltodextrin có màu xanh đậm nhất, nhưng lượng
bột ít (10.9g).
Mẫu thứ hai chứa 25g maltodextrin có màu xanh nhạt hơn mẫu thứ nhất và
đậm hơn mẫu thứ ba, khối lượng bột sau khi sấy là (13.8g).
64
Mẫu thứ ba chứa 30g maltodextrin có màu xanh nhạt, tuy khối lượng bột
nhiều (14.5g) nhưng quá trình sấy lâu hơn hai mẫu trên.
Do vậy, chọn điều kiện sấy là 25g (5%) maltodextrin là thích hợp và đạt hiệu
quả kinh tế.
3.2. Định tính anthocyanin
Kết quả khảo sát sự hiện diện của một số hợp chất có trong hoa đậu biếc.
Khảo sát trên hai mẫu: mẫu bột màu và mẫu dung dịch ngay sau khi chiết ở
điều kiện tối ưu.
Hình 3.18. Định tính mẫu bột Hình 3.19. Định tính dung
màu dịch chiết
Trong đó:
a: Định tính carbonhydrate, dung dịch xuất hiện màu hồng bền => phản ứng
dương tính.
b, c: Định tính saponin, không có bọt xuất hiện trong ống nghiệm => không
có sự hiện diện của saponin.
d: Định tính flavonoid, dung dịch xuất hiện màu xanh đen => phản ứng
dương tính.
e: Định tính alkaloid, dung dịch xuất hiện kết tủa màu nâu => có sự hiện diện
của alkaloid.
65
f: Định tính steroid-triterpenoid, dung dịch xuất hiện màu hồng => phản ứng
dương tính.
g: Mẫu đối chứng.
Từ kết quả của hình 3.18 và hình 3.19, ta kết luận được sự hiện diện của các
hợp chất có trong hoa đậu biếc ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Bảng định tính mẫu hoa đậu biếc
Steroid-
Saponin Flavonoid Alkaloid
Carbonhydrate triterpenoid
Mẫu bột
+ - + + +
màu
Mẫu
dung dịch + - + + +
chiết
3.3. Nghiên cứu ứng dụng bột màu sấy phun của hoa đậu biếc vào một số
loại thực phẩm
Kết quả khảo sát loại bột phù hợp giúp màu sản phẩm đẹp và đem lại hiệu
quả kinh tế cao.
Hình 3.20. Ứng dụng của mẫu bột Hình 3.21. Ứng dụng của mẫu bột
chứa 20g maltodextrin chứa 25g maltodextrin
66
Hình 3.22. Ứng dụng của mẫu bột chứa 30g maltodextrin
Dựa vào kết quả từ hình 3.20 ÷ 3.22 ta thấy rằng, sản phẩm chứa 20g và 25g
maltodextrin có màu xanh tươi, bắt mắt hơn mẫu chứa 30g maltodextrin. Sản phẩm
chứa 20g và 25g có màu gần giống nhau.
Do đó, chọn mẫu bột chứa 25g maltodextrin giúp tăng tăng hiệu quả kinh tế.
Kết quả khảo sát tỷ lệ bột khi ứng dụng vào một số loại thực phẩm
Ứng dụng làm rau câu:
Cố định lượng nước và lượng bột màu, thay đổi số gam bột rau câu với tỷ lệ:
100ml nước, 0,3g bột màu, số gam bột rau câu thay đổi trong 3 mẫu lần lượt là 2g,
4g và 6g.
Hình 3.23. Sản phẩm chứa 2g bột Hình 3.24. Sản phẩm chứa 4g bột
rau câu rau câu
67
Hình 3.25. Sản phẩm chứa 6g bột rau câu
Từ kết quả trên ta thấy rằng, sản phẩm chứa 6g bột rau câu có màu rất nhạt,
không đạt giá trị cảm quan. Sản phẩm chứa 4g bột rau câu có màu xanh vừa phải,
gây ấn tượng với người nhìn. Còn sản phẩm chứa 2g bột rau câu có màu rất đậm,
hiệu suất kinh tế không cao.
Do đó, chọn tỉ lệ 4g bột rau câu, 100ml nước với 0,3g bột màu là thích hợp.
Ứng dụng vào xôi:
Cố định lượng bột màu, thay đổi số gam nếp theo tỷ lệ: 0,5g bột màu, số gam
nếp thay đổi trong 3 mẫu lần lượt là: 40g, 50g và 60g.
Cân bột màu, cho vào 1 ít nước để hòa tan bột màu, sau đó cho vào nếp đã
được ngâm, trộn đều để khoản 15 phút để màu thấm vào nếp. Hấp chín được sản
phẩm ở hình 3.26 – 3.28.
Hình 3.26. Sản phẩm chứa 40g nếp Hình 3.27. Sản phẩm chứa 50g nếp
68
Hình 3.28. Sản phẩm chứa 60g nếp
Dựa vào kết quả trên ta thấy, sản phẩm chứa 40g và 50g nếp có màu xanh
đậm. Sản phẩm chứa 60g nếp có màu xanh vừa phải.
Do đó, chọn tỉ lệ 0,5g bột màu với 60g nếp là thích hợp, màu đẹp có giá trị
cảm quan tốt.
Ứng dụng vào bánh bò:
Cố định lượng bột màu, thay đổi số gam bột bánh bò đã pha sẵn theo tỷ lệ:
0,15g bột màu, bột bánh bao thay đổi trong hai mẫu lần lượt là 40g và 50g.
Hình 3.29. Sản phẩm chứa 40g bột Hình 3.30. Sản phẩm chứa 50g bột
bánh bò bánh bò
Dựa vào kết quả của hình 3.29 và hình 3.30 ta thấy rằng, độ nở của hai sản
phẩm là giống nhau. Nhưng sản phẩm chứa 40g bột bánh bò có màu đậm, đạt giá trị
cảm quan hơn.
Do vậy, chọn tỷ lệ 0,15g bột màu trong 40g bột bánh bò pha sẵn là thích hợp.
69
Ứng dụng vào bánh bao:
Cố định lượng bột bánh bao, thay đổi lượng bột màu theo tỷ lệ:
50g bột bánh bao, lượng bột màu thay đổi trong 3 mẫu lần lượt là: 0,8g, 1g, 1,2g.
Hình 3.31. Bánh bao sau khi tạo hình
Hình 3.32. Bánh bao chứa 0,8g bột Hình 3.33. Bánh bao chứa 1g bột màu
màu
Hình 3.34. Bánh bao chứa 1,2g bột màu
70
Từ kết quả trên cho thấy, khi ứng dụng bột hoa đậu biếc vào bánh bao vẫn
giữ được màu xanh. Trong đó mẫu bánh bao chứa 1g bột màu có màu xanh vừa
phải nên chọn tỷ lệ 1g bột màu với 50g bột bánh bao là thích hợp.
Khi ứng dụng bột hoa đậu biếc vào bánh bò và bánh bao, bánh vẫn nở. Điều
đó chứng tỏ bột màu hoa đậu biếc có thể ứng dụng vào các sản phẩm có chứa men
vi sinh.
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của bột và cao boa đậu biếc đến một số loại vi
sinh vật dùng trong chế biến thực phẩm
Thực hiện hai nghiên cứu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của bột màu trong môi trường dinh dưỡng nuôi cấy
của nấm men và vi khuẩn Lactic.
Nghiên cứu khả năng kháng nấm/kháng khuẩn của bột màu.
Hình 3.35. Môi trường lỏng vi khuẩn Hình 3.36. Môi trường hansen của
Lactic nấm men
Từ kết quả của hình 3.35 và 3.36 ta thấy rằng, lactic làm đục ống ngiệm và
nấm men vẫn phát triển mạnh mẽ khi có bột màu trong môi trường dinh dưỡng của
chúng.
71
Hình 3.37. Khả năng kháng nấm men Hình 3.38. Khả năng kháng nấm men
của bột màu của cao chiết
Hình 3.39. Khả năng kháng lactic của Hình 3.40. Khả năng kháng lactic của
bột màu cao chiết
Trong đó:
1: Nồng độ pha loãng 1600mg/ml của bột màu hay cao chiết.
2: Nồng độ pha loãng 800mg/ml của bột màu hay cao chiết.
3: Nồng độ pha loãng 400mg/ml của bột màu hay cao chiết.
4: Nồng độ pha loãng 200mg/ml của bột màu hay cao chiết.
5: Kháng sinh tetracylin.
6: Kháng sinh ampicillin.
7: Mẫu DMSO đối chứng.
72
Dựa vào kết quả từ hình 3.37 ÷ 3.40 ta thấy, nấm men và lactic vẫn phát triển
mạnh, không có vòng kháng khuẩn trong đĩa thạch.
Do đó, bột màu không kháng nấm men và vi khuẩn Lactic. Nên bột sử dụng
được trong sản phẩm chứa hai vi sinh vật đó.
3.5. Quy trình hoàn thiện cho trích ly chất màu anthocyanin từ hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc
Xử lý
Ngâm chiết
Thu bã Lọc
lần 1
Thu dịch chiết
Cô đuổi dung môi
Dịch chiết anthocyanin
thô cô đặc
Bổ sung 5%
maltodextrin
Sấy phun
Bột màu Đóng gói, bảo quản
anthocyanin
Hình 3.41. Quy trình hoàn thiện trích ly chất màu anthocyanin từ hoa đậu biếc
73
3.6. Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm
Sau khi khảo sát tất cả các thí nghiệm và chọn được thông số thích hợp em
thực hiện quy trình đề xuất và đánh giá chất lượng sản phẩm. Hiệu xuất thu được
sau khi chiết theo quy trình hoàn thiện đạt được là 10% (tính theo khối lượng cao).
Việc tiến hành đánh giá xếp loại chất lượng sản phẩm bột màu bằng phương pháp
cảm quan theo TCVN3215-79. Kết quả được trình bày như sau:
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá chất lượng bột màu anthocyanin từ hoa đậu biếc
Điểm của các thành viên
Tổng Điểm Hệ số Điểm
Chỉ tiêu
số trung quan có
chất lượng A B C D E
điểm bình trọng trọng
lượng
Màu sắc 4 3 4 4 3 18 3.6 1.2 4.32
Mùi 3 4 4 3 3 17 3.4 0.8 2.72
Vị 3 4 3 3 4 17 3.4 0.8 2.72
Trạng thái
(độ mịn, 5 4 4 5 4 22 4.4 1.2 5.28
tơi, khô)
Tổng 4.0 15.04
Dựa vào kết quả ở bảng 3.8 ta có, điểm chung 15.04=15 và căn cứ vào điểm
trung bình chưa có trọng lượng của các chỉ tiêu (cột 8 – điểm trung bình) và tiến
hành đối chiếu so sánh với mục 4.8 của TCVN 3215 – 79 ta có mẫu bột hoa đậu
biếc đạt loại trung bình về các chỉ tiêu cảm quan.
74
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Sau quá trình khảo sát trích ly để thu nhận bột màu anthocyanin với hàm
lượng cao từ hoa đậu biếc (Clitoria ternatean), chúng tôi thu được các kết quả sau:
Điều kiện thích hợp cho quá trình trích ly là:
Dung môi được sử dụng: etanol
Nồng độ dung môi: etanol 70o
Phương pháp trích ly: ngâm chiết
Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi: 1/10
Nhiệt độ trích ly: 60oC
Thời gian trích ly: 2h
Số lần trích ly: 2 lần
Điều kiện thích hợp cho quá trình sấy phun là:
Bổ sung 5% maltodextrin
Nhiệt độ đầu vào: 160oC
Nhiệt độ đầu ra: 70oC
Tốc độ vòi phun: 350ml/giờ
Gió: 0.40m3/phút
Áp suất: 15 - 16×10kPa
Độ ẩm bột màu: 4 - 5%
Anthocyanin được ứng dụng để tạo màu xanh biếc cho một số thực phẩm
như: rau câu, xôi, bánh bao, bánh bò. Và có thể sử dụng anthocyanin trong thực
phẩm chứa vi khuẩn Lactic và men vi sinh.
Anthocyanin của hoa đậu biếc không ảnh hưởng đến một số loại vi sinh vật
dùng trong chế biến thực phẩm.
4.2. Kiến nghị
Quá trình nghiên cứu này được thực hiện trong quy mô phòng thí nghiệm với
kiến thức và thời gian còn hạn chế. Do đó, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị
như sau:
75
Nghiên cứu sâu hơn quá trình chiết tách anthocyanin từ hoa đậu biếc từ đó
tìm ra phương pháp bảo quản phù hợp.
Nghiên cứu các chỉ tiêu để đưa anthocyanin vào danh mục chất màu thực
phẩm theo chỉ tiêu Việt Nam.
Đánh giá hoạt tính sinh học của anthocyanin từ hoa đậu biếc.
Định danh một số hợp chất khác trong hoa đậu biếc để đánh giá khả năng
dược liệu của hoa này.
Nghiên cứu phân lập hợp chất anthocyanin bằng phương pháp sắc ký cột để
xác định các thành phần các chất có trong hợp chất màu anthocyanin.
Nghiên cứu về độc tính của anthocyanin.
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
[1] Huỳnh Thị Kim Cúc, Phạm Châu Huỳnh (2013). Xác định hàm lượng
anthocyanin trong một số nguyên liệu rau quả bằng phương pháp pH vi sai, Tạp chí
Khoa học & Công nghệ, Trường Đại học Đà Nẵng.
[2] Huỳnh Thị Thanh (2011). Anthocyanin và những nguyên liệu chứa anthocyanin,
Đồ án môn học, Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM.
[3] Kiều Thị Nhi, Nguyễn Tuấn Kiệt, Hoàng Thị Ngọc Nhơn (2017). Nghiên cứu
quy trình chiết tách anthocyanin hiệu quả từ hành tím, hành lá, tỏi tía, cần tây, cần
ta, Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 12 (1) (2017) 100-107, Trường Đại
học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.
[4] Lê Thị Mùi (2004). Thí nghiệm phân tích định lượng, Trường Đại học Sư
Phạm, Đại học Đà Nẵng.
[5] Lê Thị Mùi (2009). Kiểm nghiệm và phân tích thực phẩm, Trường Đại học Đà
Nẵng.
[6] Nguyễn Đình Triệu (2001). Bài tập và thực hành các phương pháp phổ, NXB
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[7] Nguyễn Thị Trang (2011). Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây
Cẩm, Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại học Nha Trang.
[8] Nguyễn Tấn Lực (2014). Nghiên cứu sự ảnh hưởng pH đến màu, độ bền màu
và ứng dụng của anthocyanin từ bắp cải tím, Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại học Bà
Rịa – Vũng Tàu.
[9] Nguyễn Thị Tố Nga (2001). Cơ sở lý thuyết và ứng dụng của các quá trình
chiết, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
[10] Nguyễn Thị Tuyết Trâm, Nguyễn Thị Chí Linh (2017). Xác định hàm lượng
anthocyanin trong một số rau quả bằng phương pháp pH vi sai, Đồ án tốt nghiệp,
Đại học Lạc Hồng.
Tiếng anh
[11] Anna Bakowska-Barczak (2005). Acylated Anthocyanins as Stable, Natural
Food Colorants – A Review, Pol. J. Food Nutr. Sci., Vol. 14/55, No 2, pp. 107-116.
[12] Andersen R.A (2005). Algal culturing techniques. Elsevier/Academic Press,
Burlington, Mass, pp. 226.
77
[13] Delgado-Vargas, F., A.R. Jimenez, and O. Paredes-Lopez (2000). Natural
pigments: Carotrnoids, anthocyanins, and betalains-characteristics, biosynthesis,
processing, and stability, Crit. Rev. Food Sci. Nutr. 40:173-289.
[14] Francis (1989). Food colourants: Anthocyanins. Cr. Rev. Food Sci. Nutri.
28:273-314.
[15] Fantz PR (1991). Ethnobotany of Clitoria (Leguminosae). Economic Botany
(New York Botanical Garden Press) 45: 511–520.
[16] Jain N, Ohal CC, Shroff SK, Bhutada RH, Somani RS, Kasture VS and
Kasture SB (2003). Clitoria ternatea and the CNS. Pharmacology, Biochemistry
and Behavior, 75: 529.
[17] Kannan, V. (2011), Extraction of Bioactive Compounds from Whole Red
Cabbage and Beetroot using Pulsed Electric Fields and Evaluation of their
Functionality, Master Thesis, Dept. Food Sci. and Tech., University of Nebraska-
Lincoln.
[18] Kamkean N., Wilkinson J. M. (2009). The antioxidant activity of Clitoria
ternatea flower petal extracts and eye gel. Wiley online Library, phytotherapy
research.
[19] Manach, C., Wiliamson, G., Morand, C. et al (2005). Bioavaibility and
bioeffcacy of polyphenols in humans. l . Review of 97 bioavailability studies. Am J
Clin Nutr,81,230S-242S.
[20] Mazza, G. and Minitiati, E. (1993). Introduction: Anthocyanin in Fruits,
Vegetables and Grains. CRC Press, Boca Raton, Florida, pp: 1-28.
[21] Motohashi S and Nakayama T (2008). Clinical applications of natural killer T
cell-based immuno-therapy for cancer. Cancer Sci 99:638-645.
[22] Nguyen KTG, Zhang S, Nguyen NT, Nguyen P Q, Chiu M S, Hardjojo A
andTam JP (2011). Discovery and Characterization of Novel Cyclotides Originated
from Chimeric Precursors Consisting of Albumin-1 Chain and Cyclotide Domains
in the Fabaceae Family. Journal of Biological Chemistry, 286: 24275–24287.
[23] Niraj Kumar Singh, Jeetendra Kumar Gupta, Kamal Shah, et al (2017). A
review on Clitoria ternatea (Linn.): Chemistry and pharmacology. OMICS Group
eBooks, 2017.
78
[24] Pendbhaje NS, Sudheendra G, Pthan SM and Musmade DS (2011).
Ethanopharmacology, pharmacognosy and phytochemical profile of Clitorea
ternatea Linn: An overview. Pharmacology online, 3: 166-175.
[25] Puupponen-Pimiä, R.; Aura, A.M.; Oksmancaldentey, K.M.; Myllärinen, P.;
Saarela, M.; Mattila-Sanholm, T.; Poutanen, K. (2001). Development of functional
ingredients for gut health. Trends Food Sci. Technol., Amsterdam, v.13, pp.3-11.
[26] Shipp, J., Abdel-Aa, E. M. (2010). Food Applications and Physiological
Effects of Anthocyanins as Functional Food Ingredients, The Open Food Science
Journal, Vol. 4, pp. 7-22.
[27] Terahara N, Oda M, Matsui T, Osajima Y, Saito N, Toki K, et al. Five new
anthocyanins ternatins A3, B4, B3, B2 and D2 from Clitoriaternatea flowers. J Nat
Prod 1996; 59: 139-144.
[28] Trease, GE và Evans, WC (1983). Pharmacopoeia textbook, 12th version,
Tindall và Co., London, pp. 343-383.
Internet
[29]
[30]
[31]https://caycanhhanoi.vn/cay-canh/cay-hoa-dau-biec-dau-hoa-tim-bong
biec?v=e14da64a5617
[32]
[33]
pham-tu-kinh-nghiem-su-dung-thuc-vat-cua-dong-bao-dan-toc-thieu-so-576/
[34]https://www.researchgate.net/publication/263714827_Clitoria_ternatea_L_Old_
and_new_aspects
[34]https://www.researchgate.net/publication/312498930_Phytochemistry_and_pha
rmacological_activities_of_Clitoria_ternatea
79
PHỤ LỤC
1. Kết quả xử lý ANOVA cho các thí nghiệm
a) Khảo sát nồng độ dung môi
Kết quả phân tích anova thu được khi thay đổi nồng độ dung môi:
ANOVA Table for Hieu suat chiet by Nong do dm
Source Sum of Df Mean F-Ratio P-Value
Squares Square
Between 17.5774 4 4.39436 38773.74 0.0000
groups
Within 0.00113333 10 0.00011333
groups 3
Total (Corr.) 17.5786 14
So sánh sự khác biệt hiệu suất chiết giữa các nồng độ dung môi:
Multiple Range Tests for Hieu suat chiet by Nong do dm
Method: 95.0 percent LSD
Nong do Count Mean Homogeneous
dm Groups
80 3 17.77 X
40 3 20.29 X
50 3 20.3 X
60 3 20.373 X
3
70 3 20.786 X
7
Trung bình hiệu suất và độ lệch chuẩn:
Summary Statistics for Hieu suat chiet
Nong do Count Average Standard
dm deviation
40 3 20.29 0.01
50 3 20.3 0.01
60 3 20.3733 0.0057735
70 3 20.7867 0.0152753
80 3 17.77 0.01
Total 15 19.904 1.12054
80
Dựa vào kết quả khi tiến hành xử lý ANOVA, nhận thấy P-value <0,05 điều
đó có nghĩa là có sự khác biệt giữa các nồng độ dung môi khác nhau ở mức ý
nghĩa 95% và được thể hiện ở bảng sau:
Nồng độ
dung 40o 50o 60o 70o 80o
môi
Hiệu
20.29b±0.01 20.30b±0.01 20.37c±0.005 20.79d±0.015 17.77a±0.01
suất (%)
b) Khảo sát tỉ lệ nguyên liệu/dung môi
Kết quả phân tích anova thu được khi thay đổi tỉ lệ nguyên liệu/dung môi:
ANOVA Table for B.Hieu suat chiet by Ti le nguyen lieu:dung moi
Source Sum of Df Mean F-Ratio P-Value
Squares Square
Between 7.17083 6 1.19514 8365.97 0.0000
groups
Within 0.002 14 0.00014285
groups 7
Total (Corr.) 7.17283 20
So sánh sự khác biệt hiệu suất chiết giữa tỉ lệ nguyên liệu/dung môi:
Multiple Range Tests for B.Hieu suat chiet by Ti le nguyen lieu:dung moi
Method: 95.0 percent LSD
Level Count Mean Homogeneous
Groups
1:25 3 21.71 X
1:20 3 22.4433 X
1:15 3 22.5133 X
1:12 3 22.93 X
1:10 3 23.25 X
1:08 3 23.3933 X
1:05 3 23.45 X
81
Trung bình hiệu suất và độ lệch chuẩn:
Summary Statistics for B.Hieu suat chiet
Ti le nguyen Count Average Standard
lieu:dung moi deviation
1:05 3 23.45 0.02
1:08 3 23.3933 0.0057735
1:10 3 23.25 0.01
1:12 3 22.93 0.0173205
1:15 3 22.5133 0.0057735
1:20 3 22.4433 0.0057735
1:25 3 21.71 0.01
Total 21 22.8129 0.598867
Dựa vào kết quả khi tiến hành xử lý ANOVA, nhận thấy P-value <0,05 điều
đó có nghĩa là có sự khác biệt giữa các nồng độ dung môi khác nhau ở mức ý
nghĩa 95% và được thể hiện ở bảng sau:
Tỷ lệ
nguyên
liệu/dung 1:05 `1:08 1:10 1:12 1:15 1:20 1:25
môi
(g/ml)
Hiệu
23.45g± 23.39f± 23.25e± 22.93d± 22.51c± 22.44b± 21.71a±
suất
0.02 0.006 0.01 0.017 0.006 0.006 0.01
chiết (%)
c) Khảo sát nhiệt độ
Kết quả phân tích anova thu được khi thay đổi nhiệt độ chiết:
ANOVA Table for C.Hieu suat chiet by Nhiet do
Source Sum of Df Mean F-Ratio P-Value
Squares Square
Between 99.6158 4 24.9039 124519.70 0.0000
groups
Within 0.002 10 0.0002
groups
Total (Corr.) 99.6178 14
So sánh sự khác biệt hiệu suất chiết giữa các giá trị nhiệt độ chiết khác nhau:
82
Multiple Range Tests for C.Hieu suat chiet by Nhiet do
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet Count Mean Homogeneous
do Groups
80 3 17.053 X
3
70 3 17.803 X
3
40 3 18.16 X
50 3 20.22 X
60 3 24.193 X
3
Trung bình hiệu suất và độ lệch chuẩn:
Summary Statistics for C.Hieu suat chiet
Nhiet Count Averag Standard
do e deviation
40 3 18.16 0.02
50 3 20.22 0.01
60 3 24.1933 0.0057735
70 3 17.8033 0.0208167
80 3 17.0533 0.0057735
Total 15 19.486 2.6675
Dựa vào kết quả khi tiến hành xử lý ANOVA, nhận thấy P-value <0,05 điều
đó có nghĩa là có sự khác biệt giữa các giá trị nhiệt độ khác nhau ở mức ý nghĩa
95% và được thể hiện ở bảng sau:
Nhiệt độ
40 50 60 70 80
(oC)
Hiệu suất
18.16c±0.02 20.22d±0.01 24.19e±0.006 17.8b±0.02 17.05a±0.006
chiết (%)
d) Khảo sát thời gian chiết
Kết quả phân tích anova thu được khi thay đổi thời gian chiết:
ANOVA Table for C.Hieu suat chiet by Thoi gian
Source Sum of Df Mean Square F-Ratio P-Value
Squares
Between 11.2406 4 2.81016 3372.19 0.0000
83
groups
Within 0.00833333 10 0.000833333
groups
Total (Corr.) 11.249 14
So sánh sự khác biệt hiệu suất chiết giữa các giá trị thời gian chiết khác nhau:
Multiple Range Tests for C.Hieu suat chiet by Thoi gian
Method: 95.0 percent LSD
Thoi Count Mean Homogeneous
gian Groups
5h 3 19.966 X
7
4h 3 21.043 X
3
1h 3 21.33 X
3h 3 21.46 X
2h 3 22.67 X
Trung bình hiệu suất và độ lệch chuẩn:
Summary Statistics for C.Hieu suat chiet
Thoi Count Average Standard
gian deviation
1h 3 21.33 0.0264575
2h 3 22.67 0.01
3h 3 21.46 0.0264575
4h 3 21.0433 0.0208167
5h 3 19.9667 0.0472582
Dựa vào kết quả khi tiến hành xử lý ANOVA, nhận thấy P-value <0,05 điều
đó có nghĩa là có sự khác biệt giữa các giá trị thời gian khác nhau ở mức ý nghĩa
95% và được thể hiện ở bảng sau:
Thời
1 2 3 4 5
gian (h)
Hiệu suất
21.33c±0.026 22.67d±0.01 21.46e±0.026 21.04b±0.02 19.96a±0.047
chiết (%)
e) Khảo sát phương pháp chiết
Kết quả phân tích anova thu được khi thay đổi phương pháp chiết
84
ANOVA Table for untitled.Hieu suat chiet by phuong phap chiet
Source Sum of Df Mean F-Ratio P-Value
Squares Square
Between 418.836 1 418.836 1675344.60 0.0000
groups
Within 0.001 4 0.00025
groups
Total (Corr.) 418.837 5
So sánh sự khác biệt hiệu suất chiết giữa các phương pháp chiết:
Multiple Range Tests for untitled.Hieu suat chiet by phuong phap chiet
Method: 95.0 percent LSD
Level Count Mean Homogeneous
Groups
Chiet 3 9.96 X
shoxhlet
Chiet 3 26.67 X
ngam
Trung bình hiệu suất và độ lệch chuẩn:
Summary Statistics for untitled.Hieu suat chiet
Phuong phap Count Averag Standard
chiet e deviation
Chiet ngam 3 26.67 0.02
Chiet shoxhlet 3 9.96 0.01
Total 6 18.315 9.15245
Dựa vào kết quả khi tiến hành xử lý ANOVA, nhận thấy P-value <0,05 điều
đó có nghĩa là có sự khác biệt giữa các phương pháp chiết khác nhau ở mức ý
nghĩa 95% và được thể hiện ở bảng sau:
Phương pháp chiết Chiết shoxhlet Chiết ngâm
Hiệu suất (%) 26.67b±0.02 9.96a±0.01
f) Khảo sát số lần chiết
Kết quả phân tích anova thu được khi thay đổi số lần chiết:
ANOVA Table for Hieu suat chiet by So lan chiet
Source Sum of Df Mean F-Ratio P-Value
Squares Square
Between 278.617 2 139.308 659881.95 0.0000
groups
85
Within 0.00126667 6 0.00021111
groups 1
Total (Corr.) 278.618 8
So sánh sự khác biệt hiệu suất chiết giữa số lần chiết:
Multiple Range Tests for Hieu suat chiet by So lan chiet
Method: 95.0 percent LSD
So lan Count Mean Homogeneous
chiet Groups
3 3 9.80333 X
2 3 14.98 X
1 3 23.31 X
Trung bình hiệu suất và độ lệch chuẩn:
Summary Statistics for Hieu suat chiet
So lan Count Average Standard
chiet deviation
1 3 23.31 0.0173205
2 3 14.98 0.01
3 3 9.80333 0.0152753
Total 9 16.0311 5.90146
Dựa vào kết quả khi tiến hành xử lý ANOVA, nhận thấy P-value <0,05 điều
đó có nghĩa là có sự khác biệt giữa số lần chiết khác nhau ở mức ý nghĩa 95% và
được thể hiện ở bảng sau:
Số lần chiết 1 2 3
Hiệu suất chiết
23.31c±0.017 14.98b±0.01 9.80a±0.015
(%)
2. Một số thiết bị sử dụng khi làm đề tài
86
87
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_de_tai_nghien_cuu_quy_trinh_chiet_tach_chat_mau_tu_n.pdf