LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình lớn. Hơn một năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, đón nhận cơn gió hội nhập mới, nhiều cơ hội song cũng đây thử thách, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước trưởng thành và vững vàng hơn trong một môi trường mới. Sự phát triển, mở rộng theo chiều hướng đa dạng hoá, đa phương hoá của nền kinh tế thị trường đã đặt ra cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại Việt Nam một bài toán lớn. Với các điều kiện đã có, chúng ta
110 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đang đi tìm lời giải đúng, tức là tìm cách thức tồn taị, con đường phát triển đúng đắn và ổn định.
Sự hình thành và lớn mạnh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong một môi trường kinh doanh tạo nên nhiều kênh thông tin khác nhau. Nhu cầu sử dụng thông tin tài chính ngày càng nhiều và đa dạng do đó đặt ra yêu cầu cung cấp những thông tin chính xác và kịp thời ngày càng tăng. Trong xu thế phát triển tất yếu đó, dịch vụ kiểm toán là có uy tín nhất trong việc thẩm định thông tin tài chính của các doanh nghiệp. Những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp coi báo cáo kiểm toán là ý kiến cuối cùng trong việc thẩm định, xác minh tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính.
Dịch vụ kiểm toán đã phát triển từ rất lâu trên thế giới, song tại Việt Nam mới bắt đầu hình thành từ năm 1991. Ra đời muộn nhưng đã nhanh chóng có một chỗ đứng quan trọng, góp phần đắc lực trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước về mọi mặt. Công ty TNHH Deloitte Việt Nam là một trong những công ty có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam. Hơn 15 năm hình thành và phát triển, Deloitte Việt Nam luôn thể hiện là một trong những công ty hàng đầu trong các dịch vụ kiểm toán, tư vấn và giải pháp doanh nghiệp, tư vấn thuế, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực. Trong thời gian thực tập tại công ty, tôi đã có được sự hiểu biết về một công ty kiểm toán, tìm hiểu cụ thể về dịch vụ kiểm toán, thu được những kiến thức thực tế về quy trình kiểm toán. Xuất phát từ yêu cầu đặt ra với ngành kiểm toán, xuất phát từ một trong những điều kiện đầu tiên và cơ bản để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam”, bởi việc đánh giá đúng đắn rủi ro kiểm toán có vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ sở để xây dựng các bước công việc kế tiếp và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của toàn cuộc kiểm toán. Từ những kiến thức đã học, tham khảo tài liệu chuyên ngành, qua tìm hiểu thực tế, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Phương Hoa, các anh chị trong công ty, tôi đã cố gắng hoàn thành Chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Chương 2: Thực trạng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Chương 3: Nhận xét, kiến nghị và giải pháp hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
Tổng quan về công ty TNHH Deloitte Việt Nam
* Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty kiểm toán Việt Nam (gọi tắt là VACO) được Bộ trưởng Bộ Tài chính ký quyết định 165TC/QĐ/TCCB thành lập vào ngày 13 tháng 5 năm 1991 và chuyển sang công ty TNHH một thành viên theo quyết định số 1927/QĐ-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. . Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên số 0104000112 ngày 19 tháng 01 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. VACO, hiện nay là Deloitte Việt Nam, đã hoàn thành việc chuyển đổi sở hữu và trở thành thành viên của Deloitte Southeast Asia kể từ tháng 5 năm 2007. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102030181 ngày 18/10/2007 công ty Kiểm toán Việt Nam từ ngày 1/11/2007 đã chuyển đổi thành công ty TNHH Deloitte Việt Nam.
Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Tên Tiếng Anh: Deloitte Vietnam Company Limited
Tên viết tắt : Deloitte Viet Nam
Biểu tượng :
Trụ sở chính : Số 8 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại : +(84-4) 852 4123
Fax : +(84-4) 852 4143
Email : tbui@deloitte.com
Website : www.deloitte.com/vn
Nhằm tiếp thu và đón nhận những kĩ thuật kiểm toán tiên tiến của thế giới, ngay từ khi mới thành lập, Deloitte Việt Nam đã tăng cường hợp tác với tất cả các hãng kiểm toán hàng đầu thế giới như Deloitte Touche Tohmatsu (DTT), Price Waterhouse Coopers (PWC), KPMG, Ernst & Young (E&Y), Arthur Andersen (A&A). Việc hợp tác kinh doanh của Deloitte Việt Nam với các hãng kiểm toán quốc tế này không chỉ trong phạm vi các hợp đồng kiểm toán làm chung mà còn tập trung trong lĩnh vực đào tạo các chuẩn mực kế toán - kiểm toán quốc tế, các nguyên tắc thực hành kiểm toán quốc tế tại Việt Nam. Với việc hợp tác quốc tế rộng rãi này, Deloitte Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận được với các khách hàng quốc tế là các dự án lớn, các công ty đa quốc gia. Deloitte Việt Nam là công ty kiểm toán đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam cung cấp dịch vụ chuyên ngành cho nhiều khách hàng lớn thuộc mọi thành phần kinh tế như doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và các dự án quốc tế.
Deloitte Việt Nam bắt đầu hợp tác với hãng Deloitte Touche Tohmatsu từ năm 1992 và tháng 4 năm 1994 liên doanh VACO-DTT chính thức được thành lập. Sự kiện đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành kiểm toán độc lập ở Việt Nam đó là: từ ngày 01 tháng 10 năm 1997, VACO, với sự đại diện của phòng dịch vụ quốc tế (ISD), đã chính thức được công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu. Hiện tại, với việc trở thành thành viên chính thức của Deloitte Southeast Asia đã tạo cho Deloitte Việt Nam một sức mạnh riêng có hơn hẳn các công ty kiểm toán khác ở Việt Nam. Là thành viên của hãng Deloitte Touche Tohmatsu, Deloitte Việt Nam cung cấp các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, kết hợp giữa sự thông hiểu về môi trường kinh doanh, luật pháp tại Việt Nam với thế mạnh và kinh nghiệm của một hang cung cấp dịch vụ đẳng cấp quốc tế để giúp khách hàng thành công vượt bậc.
Hơn 15 năm hình thành và phát triển, với những thành tựu đã đạt được Deloitte Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh đã đề ra và trở thành lá cờ đầu của ngành Kiểm toán Việt Nam. Với những thành tích đó Deloitte Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý.
Khái quát tốc độ phát triển của công ty từ khi thành lập cho đến nay:
Khái quát về quy mô lao động
Ban đầu khi mới thành lập Deloitte Việt Nam chỉ có văn phòng tại Hà Nôi với 9 cán bộ công nhân viên. Ngày 27/5/1996, thành lập thêm chi nhánh ở Hải Phòng, ngày 02/8/1997 thành lập chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và gần đây nhất 15/7/2004 thành lập chi nhánh miền Trung có trụ sở tại Đà Nẵng. Cho đến nay, tổng số nhân viên của Deloitte Việt Nam lên tới gần 300 người, đông nhất trong số các công ty kiểm toán.Trong hai năm gần đây, số lượng nhân viên giảm hơn so với năm 2005 do nhân viên của Deloitte Việt Nam tách ra thành lập công ty riêng, đáp ứng nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng lên.
Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh
Hơn 15 năm hoạt động, Deloitte Việt Nam đã không ngừng phát triển với tốc độ cao nhất và khẳng định vị thế của mình trên thị trường Việt Nam. Kết quả đó thể hiện ở những chỉ tiêu sau:
Bảng 1: Những kết quả đạt được trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tổng doanh thu
64,826
82,075
98,763
2
Lợi nhuận trước thuế
3,535
1,250
3
Lợi nhuận sau thuế
2,545
774
4
Nộp ngân sách Nhà nước
8,430
12,078
13,705
Chỉ trong vòng 3 năm qua, doanh thu của công ty đã tăng gấp 1,5 lần từ 64.826.000.000đ năm 2005 lên đến 98.763.000.000đ năm 2007 cho thấy hoạt động của công ty ngày càng hiệu quả, ngày càng có nhiều hợp đồng kiểm toán có giá trị lớn, uy tín của công ty ngày càng được khẳng định. Tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh thu hàng năm đạt 20%, cao nhất trong số các công ty kiểm toán tại Việt Nam. Deloitte Việt Nam là một trong 4 công ty có tổng doanh thu cao nhất tại Việt Nam.
Số nộp Ngân sách Nhà nước cũng tăng lên đáng kể. Deloitte Việt Nam đã nộp lại cho ngân sách một nguồn lớn và tăng dần qua các năm theo hiệu quả kinh doanh thu được theo từng năm, góp phần làm giàu thêm ngân sách, giảm bớt khó khăn về nguồn kinh phí của Nhà Nước.
Khái quát về cơ cấu doanh thu năm 2007
1.2 Hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty TNHH Deloitte Việt Nam
1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 1/7 và kết thúc ngày 30/6 hàng năm. Công ty sử dụng đồng tiền hạch toán là Đồng Việt Nam. Báo cáo tài chính được lập theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định về kế toán hiện hành tại Việt Nam.
Khái quát thị trường cung cấp dịch vụ của Deloitte Việt Nam:
Sau hơn 15 năm hoạt động, cho đến nay, khách hàng của Deloitte Việt Nam đã tăng lên với 681 khách hàng năm 2002, 780 khách hàng năm 2004 và khoảng 800 khách hàng trong năm 2007. Deloitte Việt Nam là công ty được nhiều khách hàng là các DN thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức quốc tế biết đến bởi chất lượng nhân viên, tính chuyên nghiệp, uy tín nghề nghiệp, tốc độ phát triển và quy mô hoạt động. Deloitte Việt Nam là công ty kiểm toán giữ thị phần kiểm toán lớn nhất cho các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các Tổng công ty 90-91.
Hiện nay khách hàng của Deloitte Việt Nam thuộc rất nhiều lĩnh vực:
Các tổng công ty Nhà nước lớn nhất Việt Nam:
Tổng Công ty Điện lực
Tổng Công ty Dầu khí
Tổng Công ty Hàng không
Tổng Công ty xi măng
Tổng Công ty Bưu chính viễn thông
Tổng Công ty đường sắt Việt Nam...
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như:
Các công ty liên doanh: Công ty Procter & Gamble Việt Nam; Công ty Kao Việt Nam, Công ty điện tử Deawoo-Hanel; LG Electronics Vietnam – Hàn Quốc; Công ty ôtô Việt Nam – Deawoo (VIDAMCO); Denso Nhật Bản,...
Các khách sạn lớn như: Sofitel Metropole; Khách sạn Deawoo, khách sạn Fortuna,...
Các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài như: Canon Vietnam; Tập đoàn WPP – Anh; IBM Việt Nam - Mỹ;...
Các dự án như:
Dự án quốc tế của Ngân hàng Thế giới (WB): Dự án rừng ngập mặn ở Tây Nam Bộ, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
Các Ban quản lý dự án lớn ở trong nước: Dự án đường Hồ Chí Minh, dự án Mỹ Thuận, dự án Thăng Long;...
Trong suốt quá trình phát triển, Deloitte Việt Nam luôn khẳng định và giữ vững vị trí là công ty Kiểm toán đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam trên tất cả các phương diện.Các dịch vụ Deloitte Việt Nam cung cấp đã và sẽ góp phần vào sự thành công của các doanh nghiệp.
1.2.2 Dịch vụ kiểm toán
Kiểm toán độc lập
Kiểm toán BCTC theo luật định
Kiểm toán BCTC cho mục đích đặc biệt
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán tuân thủ
Soát xét thông tin trên BCTC
Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước
Dịch vụ kiểm soát rủi ro doanh nghiệp (ERS)
Soát xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm toán nội bộ
Kiểm soát, đánh giá rủi ro hệ thống công nghệ thông tin
Các dịch vụ kiểm soát và tư vấn rủi ro khác
1.2.3 Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp
Tư vấn huy động vốn
Tư vấn doanh nghiệp
Soát xét toàn diện hoạt động doanh nghiệp
Tư vấn Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp
Tư vấn mua bán, tách, sáp nhập. giải thể doanh nghiệp
Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp
Tư vấn nghiên cứu thị trường
1.2.4 Dịch vụ tư vấn thuế
Hỗ trợ nhà đầu tư tham gia thị trường
Hoạch định chiến lược thuế
Cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích tính thuế
Soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp
Tính và lập tờ khai thuế
Tư vấn thuế cho chuyên gia nước ngoài
Tư vấn cơ cấu tối ưu hoá thuế đa quốc gia
Tư vấn thuế cho nghiệp vụ mua bán doanh nghiệp
Tư vấn hỗ trợ lập hồ sơ chuyển giá
1.2.5 Dịch vụ Đào tạo và Quản lý nguồn nhân lực
Tổ chức đào tạo và hội thảo
Quản lý nguồn nhân lực
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Công ty TNHH Deloitte Việt Nam có đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý như sau:
Sơ đồ 1.2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Deloitte Việt Nam
CHỦ TỊCH HĐTV
Đội ngũ chuyên gia nước ngoài
Ban giám đốc
Các phòng nghiệp vụ
Các phòng tư vấn
Khối hành chính
Các chi nhánh: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng
Phòng kiểm toán 1
Phòng kiểm toán 2
Phòng IT và dịch vụ quản lý rủi ro
Phòng tư vấn tài chính và giải pháp
Phòng tư vấn thuế
Phòng kế toán
Phòng hành chính
Phòng quản trị nhân sự
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
BAN KIỂM SOÁT
o
Nguồn: Bảng cáo bạch Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận trong công ty:
Hội đồng thành viên: Bao gồm các thành viên góp vốn là nhân viên của Công ty, có chứng chỉ kiểm toán viên quốc gia (CPA), hoặc các chứng chỉ hành nghề khác theo quy định do Bộ tài chính cấp, và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề. Hội đồng thành viên có trách nhiệm phê duyệt tất cả các loại hợp đồng, giao dịch.
Chủ tịch Hội đồng thành viên: Là người đứng đầu công ty, có toàn quyền quyết định các chiến lược hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề có liên quan đến công ty. Tất cả các hợp đồng giao dịch của công ty với thành viên, Tổng Giám đốc công ty, với người có liên quan của họ đều phải được thông báo cho Chủ tịch HĐTV và phải được Chủ tịch HĐTV phê duyệt.
Đội ngũ chuyên gia nước ngoài: thực hiện sự hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các phòng ban và các hợp đồng kiểm toán của công ty.
Ban Giám đốc: chịu trách nhiệm và có quyền giám sát các hoạt động quản lý, kinh doanh của Công ty cũng như đề ra các Điều lệ, chính sách cho công ty.
** Tổng Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổng điều hành hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐTV về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, đảm nhiệm chức năng quản lý và trực tiếp điều hành hoạt động của công ty; chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh hàng năm trình HĐTV; có nhiệm vụ đề xuất với HĐTV cơ cấu tổ chức của công ty, bổ nhiệm các thành viên cấp bậc quản lý, thiết lập hoạt động kinh doanh và các kế hoạch tài chính, phân chia lợi nhuận và các khoản thu nhập cho các thành viên và nhân viên; chịu trách nhiệm thiết lập các mối quan hệ với các khách hàng quan trọng và khách hàng tiềm năng của công ty, thu hút các khách hàng lớn,. Tại Deloitte Việt Nam, chủ tịch HĐTV kiêm tổng giám đốc.
* Phó Tổng Giám đốc: giúp Tổng Giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyềnm của Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền.
Các phòng nghiệp vụ:
- Phòng kiểm toán 1: thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của các DN trong nước.
- Phòng kiểm toán 2: thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án quốc tế.
- Phòng IT và dịch vụ quản lý rủi ro: thực hiện hỗ trợ khách hàng các phần mềm, đánh giá, quản lý rủi ro. Tăng cường độ tin cậy của hệ thống cũng như chu trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Các phòng tư vấn:
- Phòng tư vấn tài chính và giải pháp: thực hiện tư vấn tài chính, giải pháp quản lý, tư vấn kế toán và các dịch vụ hỗ trợ dự án.
- Phòng tư vấn thuế: hoạt động trên các lĩnh vực: hoạch định chiến lược thuế, cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích thuế, soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp, lập kế hoạch, tính toán và kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thuế nhà thầu nước ngoài, tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp khi gặp vướng mắc trong quá trình quyết toán với cơ quan thuế, tổ chức hội thảo và đào tạo kiến thức về thuế.
Khối hành chính
Phòng kế toán: thực hiện thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty nhằm phục vụ công tác quản lý, công tác tín dụng. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm giám sát và quản lý các hoạt động tài chính kế toán của công ty, đồng thời phải thực hiện tất cả các chức năng quản lý khác theo sự phân công của Tổng Giám đốc; quản lý các hoạt động về tài chính kế toán hàng ngày của công ty, giám sát các hoạt động hành chính, hỗ trợ tham gia các hoạt động với Deloitte,...
Phòng hành chính: thực hiện quản lý hồ sơ nhân sự, lưu trữ văn thư, giải quyết các thủ tục liên lạc, giao dịch hành chính, cập nhật thông tin, văn bản mới….
Phòng quản trị nhân sự: theo dõi, phân công lao động, bố trí điều kiện cho nhân viên đi công tác…
Các chi nhánh: đại diện cho công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn và thuế, là đơn vị hạch toán phụ thuộc, được tổ chức theo khu vực, phù hợp với quy mô và yêu cầu quản lý, hoạt động của công ty. Mỗi chi nhánh, văn phòng đại diện có Giám đốc, Phó Giám đốc và các bộ phận chức năng nghiệp vụ. Các chức danh chủ chốt của chi nhánh, văn phòng đại diện do Tổng Giám đốc bổ nhiệm theo phân cấp của HĐTV.
Ban Kiểm soát: Thực hiện nhiệm vụ giúp HĐTV giám sát hoạt động của công ty, giám sát việc quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, việc chấp hành điều lệ của công ty, nghị quyết của HĐTV và quyết định của HĐTV; thẩm định báo cáo tài chính định kỳ và hàng năm của công ty; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của HĐTV.
1.4 Tổ chức kiểm toán tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam
1.4.1 Tổ chức nhân sự kiểm toán
Tổ chức nhân sự kiểm toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Managing Partner (Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc)
Partner (Phó Tổng Giám đốc)
Directors (Giám đốc kiểm toán)
Senior Manager (Trưởng phòng)
Manager (Phó phòng)
Senior (KTV có thâm niên)
Junior (Trợ lý kiểm toán)
1.4.2 Quy trình kiểm toán
Hiện nay Deloitte Việt Nam đang áp dụng Hệ thống kiểm toán AS/2 của Deloitte Touche Tohmatsu đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế của Việt Nam. Hệ thống theo tiêu chuẩn của AS/2 bao gồm: Quy trình kiểm toán AS/2, hồ sơ kiểm toán AS/2 và Phần mềm kiểm toán ứng dụng AS/2
Smart Audit Support Technology (Phương pháo kiểm toán)
Audit System 2
Common
Documentation
(Hồ sơ kiểm toán)
Audit
Approach (Hướng dẫn kiểm toán)
1.4.3 Quy trình kiểm toán AS/2
Quy trình kiểm toán AS/2 được thực hiện theo các bước công việc sau:
Đánh giá và quản lý rủi ro
Chất lượng kiểm toán
Quản lý hợp đồng kiểm toán
Chuẩn bị xem xét lại và kiểm soát các giấy tờ làm việc
Các bước công việc kiểm toán
Sáu bước công việc trên được được chi tiết thành những công việc cụ thể từ khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán và được thể hiện trên sơ đồ sau:
Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán
Lựa chọn nhóm phụ trách hợp đồng
Thiết lập nhóm kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán chiến lược
Tìm hiểu KH và môi trường hoạt động kinh doanh
Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
Tìm hiểu chu trình kế toán
Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ
Xác lập mức trọng yếu
Bước 1:Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Đánh giá mức độ rủi ro của các sai sót tiềm tàng
Lập kế hoạch quy trình kiểm toán
Lập kế hoạch các thủ tục kiểm tra hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Tổng hợp và trao đổi, thảo luận về kế hoạch kiểm toán
- Thực hiện các thủ tục kiểm tra hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát
Thực hiện các quy trình phân tích và kiểm tra chi tiết
Đánh giá khái quát các sai phạm và phạm vi kiểm toán
Thực hiện xem xét lại BCTC
Bước 5: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán
- Xem xét lại những sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán
- Thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc
- Tổng hợp các ghi chép
- Phát hành báo cáo kiểm toán
Đánh giá chất lượng hợp đồng
Bước 6: Những công việc thực hiện sau kiểm toán
Các bước công việc trên gắn bó chặt chẽ với nhau tạo ra sự đầy đủ khi thu thập bằng chứng kiểm toán cũng như tránh việc chồng chéo. Đây là một hệ thống đầy đủ, thống nhất và khép kín.
Mỗi giai đoạn kiểm toán được thực hiện bởi một nhóm kiểm toán. Trước hết những công việc đánh giá, xử lý rủi ro kiểm toán và thiết lập các điều khoản hợp đồng kiểm toán là những công việc mà Ban Giám đốc có sự tham mưu của các chuyên gia thực hiện trước khi kiểm toán. Sau khi tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán, trên cơ sở phân công của cấp trên, các trưởng nhóm và các kiểm toán viên có kinh nghiệm sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và chi tiết. Tiếp đó, các kiểm toán viên cùng các trợ lý kiểm toán sẽ thực hiện kiểm tra các BCTC để thu thập bằng chứng phục vụ cho việc đưa ra kết luận kiểm toán. Sau đó Kiểm toán viên phụ trách sẽ phát hành báo cáo dự thảo để thống nhất với khách hàng và các bước điều chỉnh cuối cùng để đưa ra báo cáo kiểm toán chính thức.
1.4.4. Hồ sơ kiểm toán theo AS/2
Hồ sơ được trình bày theo thứ tự công việc và rất chi tiết cho từng giai đoạn kiểm toán. Hồ sơ được sắp xếp thành File Hồ sơ kiểm toán và là nơi kiểm toán viên lưu vào các tài liệu thu thập được phục vụ cho cuộc kiểm toán.
Sau đây là các chỉ mục cơ bản trong hồ sơ kiểm toán theo AS/2:
Bảng 2: CHỈ MỤC HỒ SƠ KIỂM TOÁN AS/2
TÊN CÔNG VIỆC
1000
Lập kế hoạch kiểm toán
1100
Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng
1200
Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát
1300
Các điều khoản thực hiện hợp đồng kiểm toán
1400
Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng
1500
Tìm hiểu về quy trình kế toán
1600
Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
1700
Xác định mức độ trọng yếu
1800
Đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán
2000
Báo cáo
2100
Báo cáo về giao dịch và dịch vụ khách hàng
2200
Báo cáo tài chính
2300
Tóm tắt kiểm toán
2400
Báo cáo khác
3000
Quản lý cuộc kiểm toán
3100
Đánh giá và thực hiện giao dịch và dịch vụ khách hàng
3200
Quản lý thời gian và nguồn tài liệu kiểm toán
3300
Các cuộc họp của khách hàng
4000
Hệ thống kiểm soát
4100
Kết luận về kiểm tra kiểm soát nội bộ
4300
Kiểm soát hệ thống bằng máy tính không có rủi ro cụ thể
4400
Kiểm soát các chu trình áp dụng không có rủi ro cụ thể
5000
Kiểm tra chi tiết tài sản
5100
Tiền
5200
Các khoản đầu tư
5300
Các khoản phải thu
5400
Hàng tồn kho
5500
Chi phí trả trước
5600
Tài sản
5700
Tài sản cố định vô hình và các tài sản khác
6000
Kiểm tra chi tiết công nợ
6100
Phải trả người cung cấp
6200
Chi phí trích trước (dồn tích)
6300
Nợ dài hạn
6400
Thuế
7000
Kiểm tra chi tiết nguồn vốn
7100
Nguồn vốn
8000
Kiểm tra chi tiết Báo cáo lãi - lỗ
8100
Doanh thu
8200
Giá vốn hàng bán
8300
Chi phí hoạt động
8400
Thu nhập khác, chi phí khác
5100
Tiền
5200
Các khoản đầu tư
5300
Các khoản phải thu
5400
Hàng tồn kho
5500
Chi phí trả trước
5600
Tài sản
5700
Tài sản cố định vô hình và các tài sản khác
6000
Kiểm tra chi tiết công nợ
6100
Phải trả người cung cấp
6200
Chi phí trích trước (dồn tích)
6300
Nợ dài hạn
6400
Thuế
7000
Kiểm tra chi tiết nguồn vốn
7100
Nguồn vốn
8000
Kiểm tra chi tiết Báo cáo lãi - lỗ
8100
Doanh thu
8200
Giá vốn hàng bán
8300
Chi phí hoạt động
8400
Thu nhập khác, chi phí khác
1.4.5. Phần mềm kiểm toán ứng dụng
Đó là một dạng phần mềm hỗ trợ các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán, bằng việc hệ thống hoá các chỉ mục, tự động lựa chọn một số chỉ tiêu thống kê trong việc chọn mẫu kiểm toán, được sắp xếp một cách khoa học để kiểm toán viên lưu dữ liệu của hồ sơ kiểm toán, đồng thời tiết kiệm được thời gian kiểm toán. Phần mềm kiểm toán AS/2 là một công cụ hết sức hiệu quả giúp cho cuộc kiểm toán luôn đạt hiệu quả cao nhất. Nhờ áp dụng phần mềm kiểm toán này mà công việc kiểm toán ngày càng được nâng cao chất lượng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY
2.1 Vai trò của đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC
Theo định nghĩa của nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế IAG 25, Trọng yếu và rủi ro kiểm toán, “ Rủi ro kiểm toán là những rủi ro mà KTV có thể mắc phải khi đưa ra những nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai sót nghiêm trọng”.
Kiểm toán viên cần đánh giá ba loại rủi ro kiểm toán sau:
Rủi ro cố hữu: Là sự nghi ngờ một số dư tài khoản nào đó trong một khoản nghiệp vụ nào đó mà sai sót có thể xảy ra giả sử rằng không có một bước kiểm soát nội bộ liên quan nào. Rủi ro này liên quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanh của khách hàng.
Rủi ro kiểm soát: Đây là loại rủi ro liên quan đến sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ. Rủi ro kiểm soát là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu do hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả do đó đã không phát hiện và ngăn chặn các sai phạm này.
Rủi ro phát hiện: là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận mà không được ngăn chặn hay phát hiện của hệ thống kiểm soát nội bộ và cũng không được KTV phát hiện thông qua các phương pháp kiểm toán.
VSA số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” cho thấy vai trò của việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong quá trình lập kế hoạch: “Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn” và “khi xây dựng chương trình kiểm toán, KTV phải xem xét các đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thông qua thử nghiệm cơ bản”.
VSA 530 “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác” quy định về cỡ mẫu như sau: “Kiểm toán phải đảm bảo rủi ro kiểm toán do áp dụng phương pháp lấy mẫu giảm xuống mức có thể chấp nhận được khi xác định cỡ mẫu. Cỡ mẫu chịu ảnh hưởng bởi mức rủi ro kiểm toán. Rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được càng thấp, thì cỡ mẫu cần thiết sẽ càng lớn.” Như vậy rủi ro kiểm toán có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến cỡ mẫu đồng thời ảnh hưởng tới quá trình thu thập bằng chứng, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của cuộc kiểm toán. Trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán, KTV phải sử dụng khả năng xét đoán nghề nghiệp để đánh giá rủi ro tiềm tang thấp đến mức có thể chấp nhận được.
VSA 240 “Gian lận và sai sót” cũng quy định: “Khi lập kế hoạch và khi thực hiện kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro về những gian lận và sai sót có thể có, làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC và phải trao đổi với Giám đốc (hoặc người đứng đầu đơn vị) về mọi gian lận hoặc sai sót quan trọng phát hiện được.”
Như vậy có thể thấy đánh giá rủi ro kiểm toán được đề cập đến trong suốt cuộc kiểm toán, cho thấy tầm quan trọng và mức ảnh hưởng của nó tới công việc kiểm toán BCTC.
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC là thực sự cần thiết. Thông qua đánh giá rủi ro kiểm toán sẽ đánh giá được rủi ro phát hiện, nhóm kiểm toán viên sẽ xác định được kế hoạch kiểm toán, xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp. Từ đó kiểm toán viên sẽ xác định số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập và tiến hành thu thập những bằng chứng kiểm toán có hiệu lực. Đây là một công việc rất quan trọng giúp kiểm toán viên cũng như công ty kiểm toán giữ được uy tín nghề nghiệp, đạt được hiệu quả kiểm toán mong muốn, giảm thiểu khả năng sai sót, nghĩa vụ pháp lý và có được những thuận lợi để phát triển tốt trong tương lai.
Chính vì vậy mà công việc đánh giá rủi ro kiểm toán là rất quan trọng và cần được thực hiện bởi các kiểm toán viên có trình độ cao.
2.2 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty
Việc đánh giá rủi ro kiểm toán tại Deloitte Việt Nam được thực hiện với phần mềm kiểm toán AS/2 kết hợp với sự đánh giá của các kiểm toán viên giàu kinh nghiệm. Công việc này được thực hiện ở ba bước đầu theo quy trình kiểm toán tiêu chuẩn của Deloitte Touche Tohmatsu đó là: Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, lập kế hoạch kiểm toán chi tiết.
Để có thể hiểu cụ thể hơn về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Deloitte Việt Nam, tôi xin phép được trình bày minh hoạ hai khách hàng cụ thể của Deloitte Việt Nam, đưa ra những phân tích về những điểm khác nhau giữa hai khách hàng này, trên cơ sở các kiểm toán viên đã áp dụng những hướng dẫn chuẩn của Deloitte Touche Tohmatsu vào quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán.
2.3.1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán BCTC
Đối với mọi khách hàng, trước khi bắt đầu tiến hành cuộc kiểm toán, Deloitte Việt Nam đều tiến hành đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Đây là công việc tiền kiểm toán với mục đích xác định có thể tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ hoặc thực hiện một hợp đồng kiểm toán với khách hàng mới, trên cơ sở đó sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp. Các tài liệu và thông tin thu thập được trong giai đoạn này được lưu tại:
Chỉ mục 1100: Kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng.
Chỉ mục 1200: Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm toán.
Với tính chất là một công ty kiểm toán độc lập, hàng năm, Deloitte Việt Nam tiến hành gửi thư chào hàng đến tất cả các khách hàng, kể cả khách hàng truyền thống và khách hàng mới. Thư chào hàng này nhằm mục đích giới thiệu cho khách hàng những dịch vụ cùng với những bảo đảm mà Deloitte Việt Nam cung cấp. Đó cũng là cơ sở để thiết lập các điều khoản trong hợp đồng. Trước khi kí kết hợp đồng kiểm toán, KTV phải thu thập những thông tin chung nhất về khách hàng kiểm toán để có thể đưa ra những nhận định ban đầu về rủi ro của hợp đồng và đưa đến kết luận có thực hiện kiểm toán cho khách hàng đó hay không. Những thông tin này thường tập trung vào: đặc điểm, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, hình thức sở hữu, quy mô của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý,… và thường được lưu trong Hồ sơ kiểm toán chung.
Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng có thể xảy ra rủi ro. Deloitte Việt Nam quy định có thể đánh giá rủi ro của cuộc kiểm toán ở một trong các mức sau:
Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán là bình thường thì Giám đốc nghề nghiệp phụ trách và trưởng nhóm kiểm toán đại diện cho Deloitte Việt Nam sẽ xem xét chấp nhận hợp đồng kiểm toán với khách hàng và thảo luận, thiết lập các điều khoản trong hợp đồng.
Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán cao thì Giám đốc phải xem xét để đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu có nghi ngờ về khả năng chấp nhận hay tiếp tục với khách hàng thì công ty cần thu thập ý kiến của các chuyên gia tư vấn.
Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng là rất cao thì công ty không chấp nhận hợp đồng kiểm toán vì khi đó chất lượng của cuộc kiểm toán không đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn của Deloitte Touche Tohmatsu.
Để thu thập được các nguồn thông tin đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm ._.toán, KTV dựa vào các cách thức sau:
Kinh nghiệm và sự hiểu biết của kiểm toán viên về công ty khách hàng và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng nếu trong các năm kiểm toán trước kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán cho khách hàng.
Trao đổi với KTV tiền nhiệm đối với khách hàng truyền thống của Deloitte Việt Nam song năm nay có thể thay đổi nhóm kiểm toán thực hiện hợp đồng kiểm toán đó.
Xem xét hồ sơ kiểm toán các năm trước.
Thu thập các văn bản pháp lý có liên quan.
Trao đổi với ban giám đốc, kế toán trưởng công ty khách hàng.
Trong năm kiểm toán 2007, phòng kiểm toán 1 của Deloitte Việt Nam đã thực hiện kiểm toán cho hai khách hàng là Trường Đào tạo nghề mỏ X và công ty Y.Trong đó, công ty Y là khách hàng truyền thống, trường X là khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên của Deloitte Việt Nam. Qua quá trình thu thập thông tin nhằm đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, KTV đã thu được kết quả như sau:
Trường đào tạo nghề mỏ X, là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Tổng công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) đã được đổi tên theo Quyết định số 1097/QĐ – TCCB ngày 22/7/1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Hoạt động chính của nhà trường là: Đào tạo công nhân kỹ thuật khai thác mỏ, vận hành và sửa chữa máy mỏ phục vụ sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp Than và công nghiệp khai thác mỏ khác; bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý điều hành về khai thác than và tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra nâng bậc cho công nhân mỏ theo kế hoạch và yêu cầu của các Công ty than và Tổng Công ty Than Việt Nam; hợp tác liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước để thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ gắn với đào tạo và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên của trường. Ngoài ra, Nhà trường còn hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 113086 ngày 20/4/2000 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh với các ngành nghề kinh doanh sau: sản xuất chế biến than, các loại vật liệu xây dựng; xây lắp và sửa chữa đường dây trạm điện hạ thế.
Nguồn thu của trường có hai nguồn: Nguồn sự nghiệp (Kinh phí được TCT, Nhà nước cấp, nguồn thu học phí); nguồn từ sản xuất kinh doanh (là nguồn thu từ bán than cho Công ty Cảng và kinh doanh than)
Trụ sở chính của Nhà trường đóng tại Thị xã Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh.
Ban lãnh đạo của Nhà trường bao gồm 5 thành viên, cụ thể như sau:
STT
Họ và tên
Chức vụ
1
2
3
4
5
Ông Nguyễn Văn Sỹ
Ông Đỗ Thiện Triệu
Ông Trần Ngọc Hoàng
Ông Vũ Hồng
Ông Nguyễn Quốc Quân
Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
Trưởng phòng kế toán
Tập đoàn than bổ nhiệm Deloitte Việt Nam làm kiểm toán viên nhằm xác nhận số liệu và thay đổi phương cách thức kiểm toán sau nhiều năm Nhà trường được kiểm toán bởi Kiểm toán nội bộ. Khách hàng mong muốn Deloitte Việt Nam sẽ làm thật kỹ, tất cả bút toán điều chỉnh đưa ra Nhà trường sẽ đồng ý điều chỉnh nếu phù hợp với chế độ tài chính kế toán. Qua tìm hiểu những thông tin bổ sung, trao đổi với Hội đồng Quản trị của Tập đoàn, Kiểm toán nội bộ phía Tập đoàn, nhóm Kiểm toán viên của Deloitte Việt Nam nhận thấy một số điểm như sau:
Trong năm 2006, Nhà trường không gặp rủi ro gì lớn liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chính sách kế toán áp dụng để lập BCTC tuân thủ theo chuẩn mực kế toán và hệ thống kế toán Việt Nam. Doanh thu của Nhà trường được thực hiện bán cho công ty Cảng và kinh doanh theo đơn giá bán theo quy định của Tập đoàn, việc giao than phải qua giám định của Vinacontrol và Công ty đo lường giám định của Tập đoàn. Chi phí phát sinh của Nhà trường thực hiện theo kế hoạch của Tập đoàn giao. Đối với nguồn thu sự nghiệp theo đơn giá quy định về đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo và phải nộp vào kho bạc Nhà nước.
Đây là lần đầu tiên Deloitte Việt Nam tiến hành kiểm toán cho trường X, song Tập đoàn lại là khách hàng lâu năm của Deloitte Việt Nam và nhóm kiểm toán viên nhận thấy: Hoạt động của Nhà trường đơn giản, quy mô nhỏ, Hệ thống kiểm soát nội bộ của Nhà trường và của Tập đoàn rất tốt nên nhóm kiểm toán viên đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán với trường X là trung bình. Do đó Deloitte Việt Nam sẽ ký kết hợp đồng kiểm toán với trường X cho năm kiểm toán 2007.
Công ty Y là một công ty cổ phần được thành lập theo Quyết định số 54/BXD/TCLĐ ngày 28 tháng 01 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Theo quyết định số 1007/QĐ-BXD ngày 18/02/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc thực hiện cổ phần hoá các công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam, công ty Y đã được tiến hành cổ phần hoá. Ngày 01/05/2006, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0603000105, công ty Y chính thức trở thành công ty cổ phần và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty là 900 tỷ VND. Trụ sở chính : Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà Nam.
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh xi măng và các sản phẩm từ xi măng; sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác; kinh doanh các ngành nghề phù hợp với quy định của pháp luật.
Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên, cụ thể như sau:
STT
Họ và tên
Chức vụ
1
2
3
4
5
Ông Trịnh Công Loan
Ông Bùi Văn Tròn
Ông Nguyễn Huy Quế
Ông Nguyễn Mạnh Hùng
Ông Bùi Hồng Minh
Chủ tịch HĐQT
Uỷ viên HĐQT
Uỷ viên HĐQT
Uỷ viên HĐQT
Uỷ viên HĐQT
Ban Giám đốc gồm 6 thành viên cụ thể như sau:
STT
Họ và tên
Chức vụ
1
2
3
4
5
6
Ông Bùi Văn Tròn
Ông Nguyễn Mạnh Hùng
Ông Đinh Quang Dũng
Ông Nguyễn Trường Giang
Ông Nguyễn Huy Quế
Ông Bùi Hồng Minh
Giám đốc
Phó Giám đốc ĐT&XDCB
Phó Giám đốc sản xuất
Phó Giám đốc tiêu thụ
Phó Giám đốc cơ điện
Kế toán trưởng
Công ty Y là khách hàng kiểm toán lâu năm của Deloitte Việt Nam, nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán cho công ty Y không thay đổi. Thực tế cho thấy trong các năm kiểm toán trước đây, khi kiểm toán cho công ty Y, kiểm toán viên không thấy tồn tại các sai phạm nghiêm trọng. Nhưng trong năm 2007, công ty Y tiến hành bán đấu giá cổ phần ra thị trường, do đó có khả năng sẽ xảy ra nhiều sai phạm. Mặt khác, có rất nhiều cổ đông và các nhà đầu tư quan tâm đến thông tin chính xác của kiểm toán viên. Từ thực tế trên, kiêm toán viên đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán với công ty Y ở mức cao hơn bình thường. Deloitte Việt Nam chấp nhận hợp đồng kiểm toán với công ty Y cho năm kiểm toán 2007.
Sau khi có quyết định thực hiện hợp đồng kiểm toán và phân công nhóm kiểm toán thì các kiểm toán viên phải cam kết về tính độc lập của mình trong quá trình thực hiện kiểm toán. Tính độc lập của kiểm toán viên là một trong những điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán. Bản cam kết này được coi là cơ sở chắc chắn và ràng buộc về tính độc lập của kiểm toán viên. Mặt khác, hàng năm DTT đều cử các chuyên gia sang Deloitte Việt Nam để rà soát lại tính độc lập của KTV trong các cuộc kiểm toán. Nếu phát hiện có sự vi phạm quy chế về tính độc lập của KTV, DTT có quyền bác bỏ vị trí thành viên của Deloitte Việt Nam trong hãng kiểm toán DTT. Do vậy, để đảm bảo danh tiếng và sự phát triển bền vững của công ty, Deloitte Việt Nam luôn yêu cầu các nhân viên phải tuyệt đối tuân thủ quy chế về tính độc lập của KTV. Sau đây là bảng cam kết về tính độc lập đối với công ty Y.
Số 8 Phạm Ngọc Thạch
Đống Đa – Hà Nội
CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
BẢN CAM KẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP
Kính gửi: Tổng Giám đốc
Từ nhóm kiểm toán: Công ty Y
Phòng : Kiểm toán 1
Khách hàng: Công ty Y
V/v : Bản cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên
Chúng tôi đã đọc và hiểu rõ quy chế độc lập của kiểm toán viên nêu trong Bản quy chế nhân viên của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam và theo đúng yêu cầu của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200. Trên cơ sở đó, chúng tôi xin cam đoan, với sự trung thực tuyệt đối của mình là:
đã thực hiện đúng quy chế và
không có dấu hiệu nào được xem là vi phạm đến quy chế về tính độc lập của kiểm toán viên, trừ những điểm dưới đây:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thành viên nhóm kiểm toán
Vị trí trong nhóm
Chữ ký
Ngày tháng
Trần Ngọc Anh
Chủ nhiệm kiểm toán
Trần Minh Tuấn
Kiểm toán viên
Nguyễn Văn Long
Kiểm toán viên
Lê Quang Dũng
Kiểm toán viên
Bùi Thị Hằng
TL Kiểm toán viên
Bản cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên được lập tương tự đối với Nhà trường X. Các bản cam kết này được lưu ở phần đầu của hồ sơ kiểm toán năm cùng với bản phê duyệt hợp đồng kiểm toán. Để có cơ sở đảm bảo cho bản cam kết tính độc lập của mình, kiểm toán viên của Deloitte Việt Nam phải trả lời các câu hỏi về tính độc lập như sau:
Số 8 Phạm Ngọc Thạch
Đống Đa – Hà Nội
CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
CÂU HỎI VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN
Khách hàng: Công ty cổ phần Y Kỳ kế toán kết thúc: 31/12/2007
Câu hỏi
Có
Không
1. Kiểm toán viên có góp vốn cổ phần trong công ty sắp tiến hành kiểm toán không?
x
2. Kiểm toán viên có vay vốn của khách hàng không?
x
3. Kiểm toán viên có là cổ đông chi phối của công ty khách hàng không?
x
4. Kiểm toán viên có cho khách hàng vay vốn không?
x
5. Kiểm toán viên có ký kết hợp đồng gia công sản phẩm với công ty khách hàng không?
x
6. Kiểm toán viên có cung cấp nguyên vật liệu hay dịch vụ cho khách hàng không?
x
7. Kiểm toán viên có quan hệ họ hàng thân thích với những người trong bộ máy quản lý (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các trưởng phó phòng và những người tương đương) của khách hàng không?
x
8. Kiểm toán viên có làm đại lý bán sản phẩm cho khách hàng không?
x
9. Kiểm toán viên có làm dịch vụ trực tiếp ghi sổ kế toán, giữ sổ kế toán và lập báo cáo tài chính cho khách hàng không?
x
10. Kết luận: Kiểm toán viên sẽ tham gia kiểm toán đã đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán về tính độc lập.
x
Sau khi đánh giá được rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán và cam kết về tính độc lập của KTV đối với khách hàng kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ lập biên bản tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng với Nhà trường X và với công ty cổ phần Y. Các bản hợp đồng này sẽ được Giám đốc nghề nghiệp phụ trách thay mặt Ban Giám đốc Deloitte Việt Nam ký duyệt. Sau đây là biên bản tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng đối với công ty Y và Nhà trường X
Số 8 Phạm Ngọc Thạch
Đống Đa – Hà Nội
CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
BIÊN BẢN TIẾP TỤC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO KHÁCH HÀNG
THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG
Họ và tên khách hàng: Công ty cổ phần Y
Kỳ kiểm toán : 31/12/2007
Là khách hàng của Deloitte Việt Nam: 1997
Loại hình kinh doanh: Sản xuất clinker, xi măng
PHÂN LOẠI
Xin mời đánh dấu vào ô thích hợp
Nhà nước Kiểm toán chung Tạm ngừng hoạt động
Đầu tư nước ngoài Chuẩn bị hoạt động
Dự án Đã niêm yết DTT
X
X
Cổ phần Không thuộc DTT
Các doanh nghiệp khác (xin ghi rõ)
ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Theo dõi những thay đổi trong năm hiện tại và năm trước có ảnh hưởng tới công tác kiểm toán
Giải thích tóm tắt (Rủi ro đã được xác định phải được trình bày chi tiết theo từng mục)
Đối chiếu chi tiết trong Mục 1210
Phong cách và tính chính trực của Ban quản lý
Không có vấn đề gì
Số 1,2 và 3
Cơ cấu quản lý và tổ chức
Không có vấn đề gì
Số 4,5,6,7,8,9
Loại hình kinh doanh
Không có vấn đề gì
Số 10
Môi trường kinh doanh
Không có vấn đề gì
Số 11
Kết quả tài chính
Không có vấn đề gì
Số 12 và 13
Đặc thù của công tác kiểm toán
Nhằm mục đích xác nhận tính trung thực và hợp lý của BCTC kết thúc ngày 31/12/2007
Số 14, 15,16
Các mối quan hệ kinh doanh và các bên liên quan
Không có rủi ro
Số 17
Hiểu biết và kinh nghiệm về khách hàng này
KTV của Deloitte Việt Nam đã thực hiện kiểm toán từ năm 1997 nên có thể kết luận
Số 18 và 19
Khả năng của việc cố ý trình bày sai
Không có
Số 20
ĐÁNH GIÁ RỦI RO BỔ SUNG
Vấn đề kế toán/kiểm toán trong kỳ của năm trước
(Kèm theo bản copy của form 3281):……………………………………………..
Phí kiểm toán: Năm trước:440.000.000 đồng
Đề nghị cho năm nay: 570.000.000 đồng
Số ngày/giờ tính phí : Năm trước: 3034h Dự kiến cho năm nay: 2890h
Liệu mức phí của chúng ta có đủ để đáp ứng
được yêu cầu của khách hàng không: Có
Dấu hiệu khách hàng thuê kiểm toán viên khác: Không
(Tên đơn vị kiểm toán đó)
Đánh giá chung về rủi ro : Cao hơn bình thường
(Chỉ khoanh tròn một mục)
ĐỘC LẬP VÀ MÂU THUẪN LỢI ÍCH : KTV đảm bảo tính độc lập trong cuộc kiểm toán và không có mâu thuẫn về lợi ích giữa Deloitte Việt Nam và khách hàng.
(Đối chiếu với cuốn Cẩm nang hướng dẫn thực hành 1420 và 1430)
QUYẾT ĐỊNH CỦA CỐ VẤN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
X
qUYẾT ĐU Tiếp tục dịch vụ kiểm toán
(Chữ ký của TV.BGĐ phụ trách khách hàng)
Xgvd Không tiếp tục dịch vụ kiểm toán ………………………………
(Chữ ký của TV.BGĐ phụ trách khách hàng)
Các quyết định khác …………………………………………….
(Chữ ký của TV.BGĐ phụ trách khách hàng)
Ghi chú: Nếu rủi ro được đánh giá là cao và nếu có quyết định tiếp tục triển khai dịch vụ, chúng ta cần lập kế hoạch để quản lý các rủi ro đó trong mục 1210.
Sự chấp nhận của TV.BGĐ thứ hai:………… Ngày:………………………
Phê chuẩn của TV.BGĐ quản lý rủi ro (chỉ áp dụng
với rủi ro vượt mức bình thường) :…….......... Ngày:………………………
Chữ ký của TV.BGĐ phụ trách chung (chỉ để
chỉ ra rằng hợp đồng kiểm toán đã được ký):….Ngày:………………………
Số 8 Phạm Ngọc Thạch
Đống Đa – Hà Nội
CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
BIÊN BẢN TIẾP TỤC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO KHÁCH HÀNG
THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG
Họ và tên khách hàng: Trường Đào tạo nghề Mỏ X
Kỳ kiểm toán : 31/12/2007
Năm bắt đầu : 2007
Hoạt động kinh doanh: Đơn vị đào tạo học viên và kinh doanh than
Kiểm toán viên của các năm trước: Không áp dụng
Lý do thay đổi kiểm toán viên : Không áp dụng
Dịch vụ cung cấp : Kiểm toán báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính năm gần đây nhất: Năm 2007
PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG
Nhà nước
ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN
Giải thích tóm tắt (Rủi ro đã được xác định phải được trình bày chi tiết theo từng mục)
Đối chiếu chi tiết trong Mục 1210
Phong cách và tính chính trực của Ban quản lý
Không có vấn đề gì
Số 1,2 và 3
Cơ cấu quản lý và tổ chức
Không có vấn đề gì
Số 4,5,6,7,8,9
Loại hình kinh doanh
Không có vấn đề gì
Số 10
Môi trường kinh doanh
Không có vấn đề gì
Số 11
Kết quả tài chính
Không có vấn đề gì
Số 12 và 13
Đặc thù của công tác kiểm toán
Nhằm mục đích xác nhận tính trung thực và hợp lý của BCTC kết thúc ngày 31/12/2007
Số 14, 15,16
Các mối quan hệ kinh doanh và các bên liên quan
Không có rủi ro
Số 17
Hiểu biết và kinh nghiệm về khách hàng này
Chưa có
Số 18 và 19
Bản chất của các sai sót cố hữu
Không có
Số 20
ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN
Có vấn đề gì đáng lưu ý trong hợp đồng kiểm toán các năm trước: Không áp dụng
Khách hàng có ý định thay đổi kiểm toán viên không: Không áp dụng
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN: Trung bình
Phí kiểm toán dự tính: 270.000.000 đồng (chưa bao gồm VAT)
Thời gian kiểm toán dự tính: 900 giờ
Tính độc lập và vấn đề mâu thuẫn lợi ích: Kiểm toán viên đảm bảo tính độc lập trong cuộc kiểm toán và không có mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty kiểm toán với khách hàng.
Quyết định của thành viên Ban giám đốc về việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng : Có
Vấn đề cần lưư ý trong biên bản tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng là rủi ro kiểm toán trong phần đánh giá tổng hợp có thể không đồng nhất với rủi ro kiểm toán mong muốn được kiểm toán viên sử dụng sau này. Rủi ro kiểm toán trong phần đánh giá tổng hợp này chỉ là cơ sở để chấp nhận hay không chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Mức rủi ro kiểm toán mong muốn được kiểm toán viên sử dụng sau này chỉ được xác định sau khi kiểm toán viên đã tìm hiểu các thông tin chi tiết và toàn diện hơn đối với khách hàng kiểm toán. Mặt khác, mức rủi ro kiểm toán mong muốn cũng tuỳ thuộc vào uy tín và chất lượng kiểm toán của bản thân công ty kiểm toán. Các công ty kiểm toán danh tiếng thường yêu cầu rủi ro kiểm toán mong muốn thấp hơn mức trung bình để có thể tạo niềm tin cho những người sử dụng thông tin từ BCTC đã được kiểm toán.
Như vậy KTV Deloitte Việt Nam đã đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán đối với Nhà trường X ở mức trung bình và rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán đối với công ty Y là cao hơn mức trung bình. Mặc dù công ty Y là khách hàng truyền thống, trong các năm kiểm toán trước, KTV đã xác nhận tính trung thực và hợp lý của BCTC công ty Y nhưng do trong năm công ty Y niêm yết trên thị trường chứng khoán nên để đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp, KTV vẫn phải đánh giá rủi ro kiểm toán chấp nhận hợp đồng kiểm toán đối với công ty Y ở mức cao hơn bình thường.
Hợp đồng kiểm toán phải được lập phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 – “Hợp đồng kiểm toán”. Các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán giữa Deloitte Việt Nam và các công ty khách hàng được lưư ở chỉ mục 1300 – “Các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán”. Hợp đồng kiểm toán được coi là một trong những cơ sở để kiểm toán viên lập kế hoạch chi tiết cho cuộc kiểm toán.
2.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên báo cáo tài chính
Do trường X là khách hàng kiểm toán trong năm đầu nhưng có quy mô nhỏ và hoạt động đơn giản, hơn nữa Tập đoàn Than – Khoáng sản đã là khách hàng lâu năm của Deloitte Việt Nam nên kiểm toán viên dự kiến rủi ro kiểm toán mong muốn đối với trường X ở mức trung bình. Tương tự như vậy với công ty Y.
2.3.2.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên báo cáo tài chính
Đánh giá rủi ro tiềm tàng là một bước công việc quan trọng và là cơ sở cho kiểm toán viên trong việc lựa chọn phương pháp kiểm toán, xác định nhân sự, khối lượng công việc, thời gian và chi phí cần thiết cho một cuộc kiểm toán. Theo hướng dẫn của Deloitte, khi đánh giá rủi ro tiềm tàng thường dựa vào một số yếu tố ảnh hưởng sau:
Đặc điểm của Ban giám đốc
Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán trưởng, của các nhân viên kế toán chủ yếu, của kiểm toán viên nội bộ và sự thay đổi (nếu có) của họ
Những áp lực bất thường đối với Ban giám đốc, kế toán trưởng
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị
Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị
Các thay đổi về thị trường, đối thủ cạnh tranh
Các chính sách kế toán mà công ty khách hàng áp dụng
Ý kiến của kiểm toán viên tiền nhiệm
Tất cả các thông tin trên được kiểm toán viên thu thập và lưu trong Chỉ mục 1410 “Tìm hiểu khách hàng và môi trường kiểm soát”. Trong quá trình đánh giá rủi ro tiềm tàng trên báo cáo tài chính, có 3 mức độ được kiểm toán viên sử dụng: mức trung bình, mức cao hơn trung bình và mức rất cao.
Đối với trường X, đây là khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên của Deloitte Việt Nam, song Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam là khách hàng lâu năm. Qua tìm hiểu nhóm kiểm toán viên nhận thấy: Hoạt động của Nhà trường năm 2006 ổn định, không có sự thay đổi nào lớn liên quan đến kết quả hoạt động của Nhà trường; các chính sách tài chính và kế toán của Nhà trường không có gì thay đổi so với năm trước. Chênh lệch thu chi được phân phối theo Quy chế của đơn vị sự nghiệp áp dụng từ năm 2002; trong năm 2006, không có sự sáp nhập chia tách hoặc là mở rộng các đơn vị thành viên trong Nhà trường; nhà trường hoàn thành kế hoạch được giao trong năm 2006. Hơn nữa đây là đơn vị sự nghiệp có thu với quy mô nhỏ và đơn giản, vì vậy kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng với trường X ở mức trung bình.
Đối với công ty Y là khách hàng lâu năm của Deloitte Việt Nam, kiểm toán viên đã có những kinh nghiệm nhất định, song trong năm công ty tiến hành bán đấu giá cổ phần ra ngoài thị trường và niêm yết trên thị trường chứng khoán do đó tính trung thực, hợp lý các thông tin trình bày trên BCTC có ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của các nhà đầu tư. Ban Giám đốc công ty Y đã cam kết về tính chính trực của mình, tuy nhiên các rủi ro tiềm tàng vẫn có khả năng xảy ra cao hơn mức bình thường. Sau đây là bảng thể hiện quá trình đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với nhà trường X và với công ty Y:
Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro tiềm tàng của khách hàng
Yếu tố
Khách hàng
Nhà trường X
Công ty Y
1. Hình thức sở hữu công ty
Nhà nước
Công ty cổ phần
2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Đào tạo công nhân, hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất, chế biến than, các loại vật liệu xây dựng
Sản xuất và kinh doanh xi măng và các sản phẩm từ xi măng; sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác; kinh doanh các ngành nghề phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Tính chính trực của Ban Giám đốc
- Ban lãnh đạo của Nhà trường đều là những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong quản lý đào tạo và kinh doanh
- Ban lãnh đạo cam kết báo cáo tài chính đã trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2007
- Ban giám đốc khách hàng đều là những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.
- Ban Giám đốc cam kết báo cáo tài chính đã trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2007
4. Những áp lực bất thường
Không có
Không có
5. Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên
Không có
Không có
6. Các ước tính kế toán
Công ty đã thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và Chuẩn mực Kế toán
Công ty đã thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và Chuẩn mực Kế toán
7. Quy mô của khách hàng
Doanh thu của Công ty năm 2006: 26.245 triệu đồng
Doanh thu của Công ty năm 2006: 900,878 triệu đồng
8. Kết quả kiểm toán các năm trước
Ý kiến chấp nhận toàn phần
Ý kiến chấp nhận toàn phần
2.3.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát trên báo cáo tài chính
Theo hướng dẫn của DTT khi đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV thực hiện các công việc sau:
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Tìm hiểu môi trường kiểm soát, chu trình kế toán, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Để đánh giá rủi ro kiểm soát trên BCTC, KTV Deloitte Việt Nam thu thập các thông tin cần thiết thông qua bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ mà DTT đã xây dựng. Bảng câu hỏi này gồm 20 câu. Việc trả lời chính xác các câu hỏi này hỗ trợ kiểm toán viên đánh giá về môi trường kiểm soát, các thủ tục kiểm soát được áp dụng tại đơn vị khách hàng và từ đó đánh giá rủi ro kiểm soát. Trong mỗi câu hỏi lớn có chứa nhiều câu hỏi bổ sung, KTV không nhất thiết phải thực hiện các câu hỏi bổ sung. Tuy nhiên, việc trả lời các câu hỏi bổ sung này sẽ giúp KTV có được đánh giá hoàn chỉnh về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát. KTV sẽ tiến hành tìm hiểu các yếu tố sau của hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá rủi ro kiểm soát.
Thứ nhất, KTV tìm hiểu về môi trường kiểm soát: Bao gồm tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài để đánh giá về môi trường kiểm soát: Đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức, tổ chức nhân sự và uỷ ban kiểm soát của khách hàng,…
Thứ hai, KTV tìm hiểu về hệ thống kế toán. Thông tin tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kế toán của khách hàng được KTV Deloitte Việt Nam lưu trong chỉ mục 1500 – “Tìm hiểu quy trình kế toán áp dụng”. Để tìm hiểu hệ thống kế toán công ty khách hàng, trước hết KTV phải xem xét các văn bản đăng ký hệ thống kế toán của khách hàng với Bộ tài chính bao gồm: Hình thức sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán khác. Trong quá trình tìm hiểu hệ thống kế toán, kiểm toán viên căn cứ vào đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp để tập trung vào các quy trình kế toán chủ yếu.
Qua thảo luận với Ban lãnh đạo Nhà trường X và Ban Giám đốc công ty Y, KTV đã xác định được các thông tin sau:
Bảng 4: Bảng tìm hiểu hệ thống và chu trình kế toán của KTV Deloitte Việt Nam đối với khách hàng X và Y
Tiêu chuẩn
Trường Đào tạo nghề mỏ X
Công ty Y
Chế độ kế toán áp dụng
- Tuân theo Chế độ 9441 TC/CĐKT ngày 02/10/2001
- Tuân theo Quyết định số 1849/QĐ – BXD ngày 27/09/2005
Cơ sở lập báo cáo tài chính
- Báo cáo tài chính được lập theo hàng quý theo các biểu phù hợp với quy định của Chế độ kế toán hiện hành.
- Báo cáo tài chính được lập bằng Đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp với các quy định của Chế độ kế toán được ban hành theo Quyết định số 1195/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của HĐQT Tổng công ty Than Việt Nam
- Hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ.
Niên độ kế toán 1/1 đến 31/12 hàng năm
- Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giá gốc.
- Báo cáo tài chính được lập bằng Đồng Việt Nam (VND) phù hợp với chế độ kế toán được ban hành.
-Hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ.
Niên độ kế toán 1/1 đến 31/12 hàng năm
Luật Kế toán và Chuẩn mực Kế toán
- Công ty tuân thủ Luật kế toán và các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam
- Công ty tuân thủ Luật kế toán và các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam
Ghi nhận doanh thu
- Doanh thu bán than: Thực hiện qua Công ty Cảng và kinh doanh than theo đơn giá nội bộ của Tổng Công ty giao. Khi bàn giao sản lượng có sự giám định của Công ty đo lường và giám định sản phẩm. Cuối năm TCT sẽ xuống kiểm tra và xác định lại khối lượng mỏ cho Trường để có cơ sở xác định sản lượng tồn kho, sản lượng sản xuất, sản lượng xuất bán.
- Doanh thu XDCB: ghi nhận doanh thu bằng giá vốn và phát hành hoá đơn với thuế suất là 10%.
- Thu hoạt động sự nghiệp: không hạch toán doanh thu mà hạch toán nguồn thu sự nghiệp trên TK 461.
- Doanh thu được ghi nhận trên cở sở giá gốc và được ghi nhận theo thời điểm khách hàng chấp nhận thanh toán.
Chênh lệch tỷ giá
Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các nghiệp vụ kinh doanh than được hạch toán vào Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
Nhà trường thực hiện đánh giá lại ngoại tệ cuối năm tài chính.
Các giao dịch được thực hiện bằng VND, không sử dụng ngoại tệ.
Hàng tồn kho
- Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung, nếu có, để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
- Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh.
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Nhà trường được trích lập theo các quy định kế toán hiện hành. Theo đó, Nhà trường được phép trích lập Dự phòng giảm giá hàng tồn kho lỗi thời, hỏng, kém phẩm chất trong trường hợp giá trị thực tế của hàng tồn kho cao hơn giá thị trường tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán.
- Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung, nếu có, để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
- Phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên.
- Nhập kho theo giá thành sản phẩm sản xuất.
- Xuất kho theo giá đích danh.
Tìm hiểu việc thực hiện các thủ tục kiểm soát: Các thủ tục kiểm soát được Ban giám đốc công ty khách hàng sử dụng nhằm duy trì các hoạt động trong đơn vị một cách tối ưu. Các thủ tục kiểm soát này được thiết lập dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng; nguyên tắc bất kiêm nhiệm; và nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, các thủ tục kiểm soát còn bao gồm: việc quy định chứng từ sổ sách phải đầy đủ, quá trình kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách và kiểm toán độc lập các hoạt động của đơn vị. Việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát sẽ giúp cho kiểm toán viên trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về mặt thiết kế và vận hành làm cơ sở cho đánh giá rủi ro kiểm soát trên Báo cáo tài chính. Deloitte đưa ra một Bảng câu hỏi về các thủ tục kiểm soát đối với từng khách hàng tập trung vào việc đảm bảo ba nguyên tắc trên. Dưới đây là Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với Nhà trường X và công ty Y
Bảng 5: Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với Nhà trường X và công ty Y
Câu hỏi
Trường X
Công ty Y
1. Các chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong công ty có được phân công, phân nhiệm rõ ràng? Sự phân công, phân nhiệm có được thể hiện bằng văn bản không?
Có
Có
2. Có sự phân chia nhiệm vụ và công việc trong công ty một cách hợp lý không?
Có
Có
3. Sự phân công trách nhiệm và quyền lợi trong công ty có đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm không?
Có
Có
4. Quyền hạn của các cá nhân trong công ty có được phân quyền hợp lý không?
Có
Có
5. Có chế độ uỷ quyền hợp lý không?
Có
Có
6. Mọi nghiệp vụ có được phê chuẩn hợp lý không?
Có
Có
………………………..
Đánh giá tổng hợp thủ tục kiểm soát
Trung bình
Trung bình
KTV tìm hiểu hệ thống kiểm toán nội bộ: Quá trình đánh giá bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ trợ giúp đắc lực cho kiểm toán viên Deloitte Việt Nam thực hiện đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó đánh giá xác đáng rủi ro kiểm soát.
Trường Đào tạo nghề mỏ X không có ban kiểm soát, nhưng Tập đoàn có kiểm toán nội bộ, mặt khác Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là khách hàng lâu năm của Deloitte Việt Nam và theo kinh nghiệm của KTV thì hệ thống kiểm toán nội bộ này hoạt động có hiệu quả. Nhà trường chịu sự kiểm soát và quản lý của Tập đoàn thông qua các chỉ tiêu kế hoạch. Cuối năm các Ban của Tập đoàn và Bộ tài chính sẽ xuống kiểm tra và quyết toán cho Nhà trường các chỉ tiêu về kết quả sản xuất, tiền lương, lợi nhuận, chi phí, kế hoạch thu chi sự nghiệp,…Ban Giám hiệu thực hiện kế hoạch khoán chi phí cho các phòng theo định mức: vật tư, nhiên liệu, nhân công, chi phí chung. Nếu vượt, các tổ đội sẽ bị trừ lương. Hàng tuần, Ban Giám hiệu, các phòng ban đều họp giao ban để đánh giá công việc sản xuất và ra kế hoạch tiếp theo. Các Ban của Tập đoàn thường xuyên đi kiểm tra Nhà trường nhưng không có sai phạm nào lớn phát sinh. Cuối mỗi tháng các Phòng đều phải thực hiện quyết toán khoán chi phí với Phòng kế toá._. đề kiểm soát nội bộ của khách hàng. Phương pháp kiểm toán này bao gồm đánh giá rủi ro, áp dụng quy trình thử nghiệm kiểm toán và kiểm tra liên tục về hoạt động của khách hàng.
Là thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu, Deloitte Việt Nam được trang bị phương tiện kiểm toán đặc thù – chương trình kiểm toán AS/2. Chương trình này kết hợp phương pháp, hồ sơ kiểm toán thông thường với công nghệ thông tin hiện đại, cho phép nâng cao hiệu quả, giảm chi phí cho các hợp đồng kiểm toán. Deloitte Việt Nam đồng thời áp dụng chương trình phần mềm mang tên Deloitte Audit Platform. Phần mềm này không những áp dụng những quy định pháp lý mới ban hành, duy trì thế mạnh về chất lượng dịch vụ của Deloitte Việt Nam trên thị trường mà còn tạo ra điểm nối để Deloitte Việt Nam tiếp cận với các công cụ, kiến thức, phương pháp và nguồn nhân lực tạo nên sức mạnh của hang kiểm toán hàng đầu thế giới.
Là bộ công cụ chuyên ngành, hồ sơ kiểm toán thông thường được lập trên cơ sở thực tiễn qua hàng nghìn cuộc kiểm toán. Bộ công cụ này tập hợp các mô hình công cụ lập kế hoạch kiểm toán, kiểm soát nội bộ, cơ sở dữ liệu về thủ tục kiểm toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, mẫu chuẩn giấy tờ làm việc và các hướng dẫn thực hiện. Theo đó, Deloitte Việt Nam đảm bảo thực hiện công việc kiểm toán theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và các quy định về kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam.
Kiểm toán viên của Deloitte Việt Nam được trang bị kiến thức sâu rộng về quản lý, kiểm toán, kế toán và tích luỹ những kinh nghiệm quý báu qua nhiều năm hành nghề. Đặc biệt, nhân viên của Deloitte Việt Nam am hiểu tường tận về hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các quy định về thuế hiện hành tại Việt Nam và các thông lệ quốc tế liên quan.
Đạt được những thành tựu trên là do Deloitte Việt Nam đã không ngừng cố gắng vượt qua những khó khăn thường xuyên phải đối mặt. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất đó là Công ty đã xây dựng cho mình một phần mềm kiểm toán có chất lượng, có tính khoa học và hiệu quả cao dựa trên phần mềm kiểm toán AS/2 được Công ty kiểm toán Deloitte Touche Tohmatsu cung cấp, được áp dụng vào thực tiễn phù hợp với Chế độ Tài chính - Kế toán và môi trường pháp luật Việt Nam. Cụ thể trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán của Deloitte Việt Nam đã có những mặt tích cực và hạn chế sau:
3.1.1. Ưu điểm
Xét riêng việc vận dụng đánh giá rủi ro kiểm toán do Deloitte Việt Nam thực hiện đã đạt được hiệu quả trên nhiều mặt trong cuộc kiểm toán. Cụ thể như sau:
Một là, Việc đánh giá rủi ro kiểm toán tại Deloitte Việt Nam được thực hiện theo quy trình của Deloitte nhưng vẫn tuân thủ Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế. Do vậy, chất lượng các cuộc kiểm toán luôn được đảm bảo theo tiêu chuẩn của Deloitte toàn cầu. Đây là một ưu thế lớn của Deloitte Việt Nam so với các công ty kiểm toán lớn khác nhất là trong thời điểm hiện tại Deloitte Việt Nam đã chính thức là thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu.
Hai là, Công tác đánh giá rủi ro kiểm toán đã phục vụ đắc lực cho việc lập kế hoạch kiểm toán đối với toàn bộ báo cáo tài chính và từng khoản mục cụ thể. Trong quá trình đánh giá, kiểm toán viên đã linh hoạt kết hợp với phương pháp chọn mẫu theo hướng dẫn kiểm toán của Deloitte để đảm bảo đồng thời hai mục tiêu cơ bản của cuộc kiểm toán là chất lượng kiểm toán và chi phí kiểm toán.
Ba là, Việc đánh giá rủi ro kiểm toán tại Deloitte Việt Nam do các chủ nhiệm kiểm toán - là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn thực hiện nên kết quả đánh giá được sử dụng với độ tin cậy cao.
3.1.2. Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại Deloitte Việt Nam vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định:
Một là,Trong việc miêu tả chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc để phục vụ cho quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát, Công ty chưa chú ý sử dụng lưu đồ mà chỉ sử dụng bảng câu hỏi và bảng tường thuật. Để đánh giá rủi ro kiểm soát, các kiểm toán viên cấn thu thập hiểu biết về Hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả trên giấy tờ làm việc bằng việc sử dụng một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp: vẽ lưu đồ, lập Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật. Lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào từng đơn vị. Tuy nhiên, trong ba phương pháp thì phương pháp sử dụng lưu đồ thường được đánh giá cao hơn vì nó dễ theo dõi và mang tính hệ thống hơn.
Hai là, Việc áp dụng chương trình kiểm toán của Deloitte chưa được điều chỉnh ở mức thích hợp vì các công ty ở Mỹ có trình độ phát triển khác với các công ty Việt Nam.
Ba là, Thông thường trong quá trình thực hiện kiểm toán, đối với những khách hàng có quy mô nhỏ không thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao. Khi đó kiểm toán viên không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà thực hiện ngay các thử nghiệm cơ bản. Vì vậy, chi phí kiểm toán và thời gian kiểm toán tăng lên.
Xuất phát từ các khía cạnh nêu trên có thể thấy rằng việc hoàn thiện quy trình kiểm toán nói chung và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán nói riêng là một đòi hỏi cấp bách để Deloitte Việt Nam có thể nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán của mình, khẳng định vị thế của mình khi đã gia nhập với một môi trường năng động và chuyên nghiệp trên thế giới..
Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Việc hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Deloitte Việt Nam là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện cũng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định như: phải tuân thủ Chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán và các quy định hiện hành khác tại Việt Nam; phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn của Deloitte đã đề ra vì Deloitte Việt Nam là một thành viên của Deloitte toàn cầu; phải dựa trên tình hình thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nước ngoài khi đứng trước xu thế hội nhập; quá trình hoàn thiện không làm mất thêm nhiều chi phí và thời gian cho một cuộc kiểm toán vì như thế thì dù quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán có tốt lên nhưng hiệu quả của cuộc kiểm toán lại không đạt được; phải hoàn thiện ngay trong bản chất của vấn đề, đó là những kiểm toán viên, người gần như có yếu tố quyết định trong việc nhận định mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Tuân thủ những nguyên tắc trên, tôi xin phép được đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Deloitte Việt Nam như sau:
Nâng cao hiệu quả sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm soát
Trong quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên phải tìm hiểu và mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trên giấy tờ làm việc. Kiểm toán viên có thể sử dụng bảng câu hỏi, bảng tường thuật,lưu đồ hoặc kết hợp các phương pháp để miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ. Trong các công cụ sử dụng để miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ, lưu đồ được đánh giá là công cụ miêu tả hiệu quả vì nhận thức một sơ đồ bao giờ cũng trực quan và dễ tiếp thu hơn nhận thức một bảng câu hỏi hay bảng tường thuật.
Tuy nhiên trong thực tế, kiểm toán viên Deloitte Việt Nam thường chỉ sử dụng bảng câu hỏi và bảng tường thuật (đặc biệt là bảng câu hỏi) để miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trên giấy tờ làm việc. Vì vậy khi thái độ của người trả lời câu hỏi không trung thực sẽ gây khó khăn cho kiểm toán viên trong quá trình tìm ra điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ, do đó có thể dẫn đến kết luận không xác đáng về rủi ro kiểm soát, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán.
Do vậy để hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên cần tăng cường việc sử dụng lưu đồ trong việc miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc để có thể tìm ra những điểm yếu của hệ thống đó, Đặc biệt với khách hàng có quy mô lớn, mghiệp vụ kinh doanh phức tạp, bảng câu hỏi và bảng tường thuật không thể hiện được tất cả các vấn đề hoặc quá dài để có thể nhận thức một cách nhanh chóng, Khi đó lưu đồ được đánh giá là công cụ hữu hiệu nhất để khái quát và miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viên cũng cần phải kết hợp việc sử dụng lưu đồ với bảng câu hỏi hoặc lưu đồ với bảng tường thuật để đạt được hiệu quả toàn diện trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát.
Trong hệ thống kiểm toán AS/2 mà Deloitte chuyển giao đã có hệ thống ký hiệu sử dụng trong lưu đồ. Do đó đây là cơ sở thuận lợi để cho kiểm toán viên sử dụng lưu đồ trong việc miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, Hơn nữa, việc sử dụng hệ thống ký hiệu do Deloitte thiết lập sẽ tạo điều kiện cho Deloitte Việt Nam dễ dàng hội nhập với quốc tế vì tiêu chuẩn Deloitte là tiêu chuẩn toàn cầu.
Mặt khác kiểm toán viên Deloitte Việt Nam đều là những người có trình độ chuyên môn cao do công ty có một chương trình tuyể dụng và đào tạo được đánh giá là tốt nhất Việt Nam hiện nay. Vì vậy kiểm toán viên Deloitte Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ khả năng để sử dụng các ký hiệu và lưu đồ để miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Hiện nay Ban giám đốc của Deloitte Việt Nam đang triển khai kế hoạch đào tạo nhân viên theo các hướng dẫn mới của Deloitte. Trong kế hoạch đào tạo này các chuyên gia của Deloitte sẽ cung cấp các kiến thức nghiệp vụ để kiểm toán viên của Deloitte Việt Nam có thể sử dụng lưu đồ làm công cụ hữu hiệu trong việc mô tả và nhận thức hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Để quá trình đào tạo thu được hiệu quả cao nhất, công ty sẽ tổ chức nhiều lớp theo các chức danh nghề nghiệp, mỗi lớp sẽ có nội dung và phương pháp đào tạo thích hợp.
Đánh giá rủi ro kiểm soát
Đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán bao gồm đánh giá rủi ro kiểm toán (thông qua rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện) và rủi ro tài khoản. Trong thực tế kiểm toán, kiểm toán viên Deloitte Việt Nam đã thực hiện việc đánh giá rủi ro tiềm tàng theo AS/2 là rất có hiệu quả.
Việc xác định rủi ro kiểm soát là một công việc khá quan trọng nó có liên quan trực tiếp đến việc xác định quy mô mẫu cần kiểm tra và bằng chứng kiểm toán cần thu thập thông qua việc đánh giá mức độ tin cậy vào hệ thống Kiểm soát nội bộ.
Theo AS/2, việc xác định số lượng bằng chứng kiểm toán được xây dựng trên cơ sở sau:
Độ tin cậy kiểm toán: là mức độ đảm bảo rằng các Báo cáo tài chính không chứa đựng các sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến người sử dụng thông tin. Độ tin cậy kiểm toán được xác định bằng tổng độ tin cậy mặc định, độ tin cậy kiểm soát và độ tin cậy kiểm tra chi tiết.
Độ tin cậy mặc định: là mức độ tin cậy dựa vào các bước của quá trình hạch toán để lập Báo cáo tài chính, nó được xác định bằng cách dựa vào đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và kết quả kiểm toán năm trước.
Độ tin cậy kiểm soát: là độ tin cậy dựa vào việc kiểm tra các bước kiểm soát được khách hàng thiết lập để ngăn ngừa và phát hiện sai sót tiềm tàng.
Độ tin cậy kiểm tra chi tiết: là độ tin cậy thông qua các thủ tục kiểm tra chi tiết được xây dựng nhằm phát hiện ra sai sót tiềm tàng xảy ra nhưng không được phát hiện bởi quá trình kiểm soát của khách hàng.
Do vậy, kiểm toán viên phải lập kế hoạch kiểm toán hệ thống Kiểm soát nội bộ để xác định mức độ tin cậy vào hệ thống kiểm soát:
Việc xác định mức độ tin cậy này có ảnh hưởng to lớn đến quá trình thực hiện kiểm toán vì từ trị số này, kiểm toán viên sẽ xác định được số lượng bằng chứng cần thiết, thời gian, thủ tục kiểm toán phải thực hiện. Do đó, công việc này phải được tiến hành theo đúng quy trình do Công ty xây dựng. Tìm hiểu về hệ thống Kiểm soát nội bộ là quá trình tích luỹ thông tin và cả dựa trên kinh nghiệm của những năm trước. Vì vậy, khi đưa ra đánh giá về thiết kế và hiệu quả hoạt động của quy trình Kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cần xem xét bằng chứng thu thập được trong cả năm nay và các năm trước. Kiểm toán viên phải xem xét:
Các thủ tục kiểm soát: là các chính sách và thủ tục được xây dựng và thực hiện nhằm bảo đảm rằng những hoạt động mà Ban Giám đốc cho là cần thiết để hạn chế rủi ro, được thực hiện có hiệu quả.
Môi trường kiểm soát: bao gồm những thái độ, sự nhận thức và hành động của Ban Giám đốc doanh nghiệp về tầm quan trọng của Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.
Đánh giá rủi ro: là quy trình được Ban Giám đốc sử dụng để xác định, đánh giá và kiểm soát những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải.
Thông tin và giao dịch: là những hệ thống thông tin và giao dịch được sử dụng để có thể trao đổi thông tin cần thiết cho việc thực hiện, quản lý và kiểm soát các hoạt động cuả doanh nghiệp.
Hoạt động quản lý Kiểm soát nội bộ: là quá trình đánh giá chiến lược thực hiện lâu dài của hệ thống Kiểm soát nội bộ, phục vụ cho việc nâng cao độ tin cậy vào hệ thống Kiểm soát nội bộ khi tiến hành kiểm toán.
Tuy nhiên trong thực tế, đối với các công ty Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân chưa xây dựng cho mình được một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn chỉnh và chưa hoạt động có hiệu quả nên kiểm toán viên Deloitte Việt Nam không đặt niềm tin vào hệ thống kiểm soát nội bộ của các khách hàng này. Do vậy, độ tin cậy kiểm soát luôn bằng 0. Vấn đề này là do nguyên nhân đặc điểm ngành kinh tế đi lên từ sản xuất nhỏ hơn nữa chưa có một hệ thống chiẩn mực kế toán, kiểm toán đầy đủ và đồng bộ.
Bảng 13: Bảng giá trị độ tin cậy của Deloitte Việt Nam
Cơ sở tin cậy
Rủi ro chi tiết phát hiện được
Rủi ro chi tiết phát hiện được
Tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ
Không tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ
Tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ
Không tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm tra các bước kiểm soát nhằm xác định các sai sót tiềm tàng
Kiểm tra các bước kiểm soát nhằm khẳng định độ tin cậy vào hệ thống kế toán
Độ tin cậy
mặc định
0
(tối thiểu)
0
(tối thiểu)
1
(tối đa)
1
(tối đa)
1
(tối đa)
Độ tin cậy
kiểm soát
0
(tối thiểu)
2.3
(tối đa)
2
(trung bình)
1.3
(cơ bản)
0
(tối thiểu)
Độ tin cậy
kiểm tra chi tiết
3
(tập trung)
0.7
(cơ bản)
0
(lý tưởng)
0.7
(cơ bản)
2
(trung bình)
Độ tin cậy
kiểm toán
3
3
3
3
3
Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kiểm toán
Tập trung toàn bộ vào kiểm tra chi tiết
Kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản
Kiểm tra chi tiết ở mức độ
đại diện
Kiểm tra chi tiết
ở mức độ
cơ bản
Kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình
khi kiểm toán viên không tin vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng (độ tin cậy kiểm soát bằng không) sẽ có hai trường hợp xảy ra:
Thứ nhất, Nếu kiểm toán viên phát hiện rủi ro chi tiết, độ tin cậy mặc định bằng 0. Độ tin cậy rủi ro kiểm toán luôn bằng 3 do đó độ tin cậy kiểm tra chi tiết sẽ bằng 3. Kiểm toán viên phải thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung nhất.
Thứ hai, Nếu kiểm toán viên không phát hiện rủi ro chi tiết, độ tin cậy mặc định bằng 1. Với độ tin cậy kiểm toán bằng 3, độ tin cậy kiểm tra chi tiết sẽ bằng 2. Khi đó kiểm toán viên vẫn phải thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình.
Trong cả hai trường hợp trên, độ tin cậy kiểm tra chi tiết luôn cao hơn khi kiểm toán viên không tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ. Điều này sẽ làm chi phí kiểm toán tăng cao. Vì vậy, để giảm chi phí kiểm toán xuống mức thích hợp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán, kiểm toán viên Deloitte Việt Nam nên đánh giá xác đáng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và thiết lập độ tin kiểm soát thích hợp.
3.2.3 Sử dụng tư liệu của chuyên gia
Việc sử dụng tư liệu của các chuyên gia trong quy trình kiểm toán nói chung và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán nói riêng là vấn đề cần thiết vì xét trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó, kiểm toán viên không có đủ kinh nghiệm và hiểu biết bằng các chuyên gia về lĩnh vực đó.
Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi thế giới ngày càng chuyên môn hóa cao và hợp tác hóa thì tính chuyên biệt của một lĩnh vực nào đó càng tăng lên. Vì vậy vấn đề sử dụng tư liệu của các chuyên gia càng trở nên cần thiết.
Nguyên tắc số 18 – “Sử dụng tư liệu của chuyên gia” quy định: “Trình độ học vấn và kinh nghiệm của bản thân sẽ giúp kiểm toán viên nắm bắt được các vấn đề kinh doanh nói chung nhưng kiểm toán viên không thể là những chuyên gia thông thạo các ngành khác. Khi thực hiện kiểm toán một khách hàng có nghiệp vụ phức tạp, kiểm toán viên có thể thu thập ý kiến đánh giá và ý kiến xác định từ các nguồn tài liệu của chuyên gia”
Trong thực tế, các kiểm toán viên Deloitte Việt Nam có đầy đủ điều kiện sử dụng các nguồn tài liệu của chuyên gia trong quá trình thực hiện kiểm toán vì:
Thứ nhất, với tư cách là thành viên của hãng kiểm toán lớn trên thế giới, Deloitte Việt Nam thường xuyên được cung cấp các tài liệu chuyên môn và các tài liệu tham khảo của các chuyên gia,
Thứ hai, Deloitte Việt Nam là công ty kiểm toán độc lập luôn đi đầu trong việc hợp tác với các tổ chức quốc tế và các hiệp hội nghề nghiệp trên thế giới. Vì vậy, Deloitte Việt Nam có ưu thế trong việc tiếp cận và sử dụng tư liệu của các chuyên gia.
Thứ ba, khách hàng của Deloitte Việt Nam hoạt động trong nhiều lĩnh vực có tính khu biệt cao, do vậy việc sử dụng ý kiến của các chuyên gia là vấn đề cần thiết và tất yếu.
Như vậy, có thể thấy rằng nguồn tư liệu của chuyên gia ở Deloitte Việt Nam rất phong phú. Tuy nhiên với số lượng lớn và hiện nay chưa được quản lý, sắp xếp theo trật tự nên đã gây khó khăn cho kiểm toán viên trong quá trình tra cứu và sử dụng. Do vậy để tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn tư liệu từ các chuyên gia, Deloitte Việt Nam đang chuẩn bị thiết lập thư viện điện tử này được đánh giá sẽ trợ giúp đắc lực cho kiểm toán viên trong quá trình truy cập, tìm kiếm tư liệu của chuyên gia cũng như trao đổi tư liệu với kiểm toán viên khác.
Trong tiến trình thiết lập thư viện điện tử, yêu cầu đặt ra cho kiểm toán viên là thái độ tích cực và chủ động trong quá trình tìm kiếm và chia sẻ các nguồn tư liệu mới cho đồng nghiệp. Chỉ khi thực hiện được yêu cầu đó thì vai trò cung cấp thông tin của mạng nội bộ mới đem lại hiệu quả cao. Trong tiến trình thực hiện, Deloitte Việt Nam nên tận dụng các ưu thế sau:
Thứ nhất, Deloitte Việt Nam đã có mạng nội bộ để phục vụ cho quá trình thiết lập thư viện điện tử. Deloitte Việt Nam đã xây dựng mỗi nhân viên Công ty một hòm thư riêng để có thể chia sẻ thông tin. Vì vậy khi thư viện điện tử được thiết lập mỗi kiểm toán viên đều có thể chủ động tìm kiếm và chia sẻ các thông tin quý giá.
Thứ hai, Deloitte Việt Nam đang sở hữu một khối lượng lớn các nguồn tư liệu của các chuyên gia, trong đó có những tư liệu mang tính độc quyền tại Việt Nam như tư liệu của Deloitte. Do đó đây là cơ sở ban đầu để thư viện điện tử ra đời.
Kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp
Thứ nhất về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng
Thực sự ra đời từ năm 1991, đến nay hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã đi được chặng đường hơn 15 năm. Tuy vẫn còn là một lĩnh vực non trẻ nhưng kiểm toán độc lập cũng đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Song song với nó, môi trường pháp lý cho kiểm toán độc lập cũng dần từng bước được hoàn thiện. Từ những văn bản pháp quy ban đầu như nghị định 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ, một số Quyết định, Thông tư của Bộ tài chính như Thông tư số 22/TC/CĐKT ngày 19/3/1994,…mới đây sự ra đời của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 10/3/2004 và Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân cho thấy môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay đã được hoàn thiện khá đầy đủ, chi tiết rõ ràng, có nhiều thuận lợi, tạo điều kiện cho hoạt động kiểm toán phát triển.
Đến nay, Bộ tài chính đã ban hành một hệ thống chuẩn mực khá đầy đủ cho thấy sự vận động không ngừng của Nhà nước và các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý, để kiểm toán hoạt động có được một nền tảng hoạt động thống nhất.
Tuy nhiên, hệ thống luật pháp liên quan tới hoạt động kế toán, kiểm toán của Việt Nam chưa thực sự hoàn chỉnh, đồng bộ và vẫn còn thay đổi. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kiểm toán còn mới mẻ, nhiều doanh nghiệp, cá nhân chưa nắm vững, hiểu rõ và chưa quan tâm thực hiện. Chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán mới ban hành chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập so với hệ thống các luật khác như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Các chuẩn mực kế toán, kiểm toán đã ban hành chưa có đủ thông tư hướng dẫn kịp thời, đầy đủ.
Nhìn chung, hệ thống văn bản này chưa tương xứng với thị trường kiểm toán Việt Nam. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp lý về kế toán, kiểm toán được ban hành có khi lại mâu thuẫn với nhau gây khó khăn cho người thực hiện công tác kế toán, kiểm toán.
Theo kinh nghiệm của các công ty kiểm toán trên thế giới, hoạt động kiểm toán chỉ có thể phát triển nhanh chóng và toàn diện trong một môi trường pháp lý đã đầy đủ bao gồm các quy định mang tính pháp lý về quản lý hoạt động kiểm toán và những quy định mang tính chuẩn mực nghề nghiệp.Do đó, Chính phủ cũng như Bộ tài chính cần nhanh chóng ban hành những văn bản pháp lý về quản lý để đảm bảo hoạt động thành lập công ty kiểm toán, quản lý các công ty kiểm toán, hoạt động kiểm toán được quy định rõ ràng, đầy đủ. Không có sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp lý tới thực tiễn hoạt động.
Bộ tài chính cũng nên nhanh chóng ban hành đầy đủ các chuẩn mực kế toán và kiểm toán giúp cho các công ty kiểm toán thuận lợi trong khi tiến hành các hoạt động nghề nghiệp. Việt Nam cũng nên xây dựng chương trình hỗ trợ đào tạo các KTV quốc tế để giúp các công ty kiểm toán nâng cao chất lượng dịch vụ.
Việt Nam vẫn chưa ban hành được các quy chế kiểm tra, giám sát chất lượng kiểm toán nên chất lượng còn phụ thuộc vào chủ quan của các công ty kiểm toán đã gây ra các hình thức cạnh tranh bất lợi cho nghề nghiệp.
Bộ tài chính chưa có chương trình đào tạo KTV, chương trình cập nhật kiến thức hàng năm cho phù hợp theo từng loại cấp độ KTV. Đặc biệt Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, mở cửa và tiếp cận với nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh tế rất đa dạng, phức tạp, các hình thức và lĩnh vực đầu tư đang hình thành đòi hỏi trình độ, kiến thức của KTV phải không ngừng nâng cao và mở rộng.
Do vậy Nhà Nước cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán, cụ thể:
Bộ Tài chính tiếp tục ban hành đầy đủ các chuẩn mực kiểm toán, kế toán, các thông tư hướng dẫn chuẩn mực.
Bộ Tài chính sớm xây dựng cơ chế giám sát chất lượng dịch vụ của KTV và công ty kế toán, kiểm toán.
Cần tăng cường vai trò của Hội kế toán Việt Nam và Hội KTV hành nghề Việt Nam đối với công tác quản lý hoạt động kiểm toán như đã nêu trong điều lệ của Hội. Hiện nay, Hội kế toán Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 76 của IFAC và là thành viên thứ 7 của Hiệp hội kế toán Đông Nam Á (AFA). Tuy nhiên kết quả hoạt động của Hội vẫn còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng của hội cũng như đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của công cuộc đổi mới, hội nhập. Hiệp hội kế toán – kiểm toán Việt Nam phải trở thành hạt nhân liên kết, hợp tác các công ty kiểm toán để nhân sức mạnh của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam.
Thứ hai, về phía các Hiệp hội nghề nghiệp
Hiện nay, Hiệp hội Kế toán, Kiểm toán Việt Nam hoạt động còn chưa đúng với chức năng và trách nhiệm của nó, còn mang tính hình thức. Chính vì vậy, các Hiệp hội ở Việt Nam nên phát huy tích cực vai trò của mình hơn nữa trong việc hướng dẫn nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các kiểm toán viên, điều tra, soát xét chất lượng kiểm toán…đối với các công ty kiểm toán.
Để tạo điều kiện hội nhập trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán, các Hiệp hội nghề nghiệp cần quan tâm tới việc nâng cao chất lượng KTV, củng cố hoạt động của các hiệp hội, tổ chức kế toán, kiểm toán. Bộ tài chính nên xem xét việc chuyển giao một số chức năng quản lý hoạt động nghề nghiệp kiểm toán cho Hội kế toán Việt Nam và Hội KTV hành nghề Việt Nam như: Quản lý thống nhất và chặt chẽ danh sách KTV hành nghề, danh sách Công ty kiểm toán và hoạt động nghề nghiệp của KTV; thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luật về kế toán, kiểm toán và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong các công ty kiểm toán.
Thứ ba, về phía công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Deloitte Việt Nam nghiên cứu để hoàn thiện việc thiết kế quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán theo tiêu chuẩn của Deloitte nhưng phù hợp với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trước đây, khi liên doanh thực hiện chuyển giao công nghệ, Deloitte Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu trong phạm vi toàn công ty để hoàn thiện Hệ thống Kiểm toán AS/2 cho phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy trong hoàn cảnh hiện nay, Deloitte Việt Nam hoàn toàn có thể tổ chức một cuộc nghiên cứu tương tự đối với việc xây dựng và hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vừa qua, Deloitte đã chính thức ra phiên bản (Version) IAA 2006, theo đó quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính bắt buộc phải thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán, không kể quy mô của khách hàng. Do đó có thể thấy việc nghiên cứu và hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một trong những chiến lược nhằm tăng sức cạnh tranh của Deloitte Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Mặc dù hiện nay Deloitte Việt Nam là công ty kiểm toán độc lập lớn nhất tại Việt Nam, nhưng Deloitte Việt Nam mới chỉ là thành viên của Deloitte, chưa từng cung cấp một dịch vụ nào ra nước ngoài. Vì vậy để hội nhập một cách chủ động, Deloitte Việt Nam nên hoàn thiện trên mọi phương diện: đào tạo nhân lực, kiểm soát chất lượng, đa dạng hoá dịch vụ để có thể cung cấp được dịch vụ của công ty ra thị trường thế giới. Có như vậy mới khẳng định được vị thế và chất lượng dịch vụ của mình trong quá trình hội nhập hoàn toàn.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển nóng. Để nắm bắt được cơ hội kinh doanh và đưa ra những quyết định đúng đắn, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư đòi hỏi phải có được những thông tin chính xác về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp mà cụ thể nhất là các thông tin trong BCTC. Đứng trước yêu cầu đó, các công ty kiểm toán cũng tăng lên với số lượng không nhỏ. Chất lượng dịch vụ kiểm toán cũng đặt ra một vấn đề thực sự cần có sự quan tâm thích đáng.
Một trong những đặc trưng của công ty TNHH Deloitte Việt Nam là tiến hành kiểm toán những Tổng công ty có ảnh hưởng trọng yếu tới nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian thực tập tại công ty, tôi đã có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, được học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và hiểu được quy trình kiểm toán được quốc tế hoá. Qua đó tôi đã có những hiểu biết nhất định về dịch vụ kiểm toán, hiểu được tầm quan trọng của ngành kiểm toán đối với nền kinh tế Việt Nam.
Chuyên đề “Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam” của tôi đi sâu vào trình bày quy trình và thực trạng của quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán. Qua đó thấy được tầm quan trọng của nó trong việc hoàn thiện quy trình của toàn bộ cuộc kiểm toán và áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn phù hợp vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Phương Hoa, của các anh chị nhân viên trong công ty đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này.
Song do hạn chế về thời gian tìm hiểu thực tế và chưa đầy đủ về kiến thức nên phần trình bày của tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô giáo, các bạn để tôi hoàn thiện hơn chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 02 tháng 05 năm 2008
Trần Hồng Phượng
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2008
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”
2. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”
3. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 “ Tính trọng yếu trong kiểm toán”
4. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 320 (ISA 320), số 420 (ISA 420), văn bản chỉ đạo kiểm soát quốc tế số 29 (IAG 29).
5. Quyết định số 32/2007/QĐ- BTC ban hành ngày 15/5/2007 về “Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán”.
6.Báo đầu tư số ra ngày 24/08/2006, số ra ngày 16/08/2006
7. Website của công ty kiểm toán Hùng Vương: HungVuong Auditing Co..., Ltd
8.Thời báo kinh tế số ra ngày 17/09/2007
9. Diễn đàn chuyên môn kế toán kiểm toán đưa ngày 05/10/2007
10. Website của Bộ Tài chính, các bài viết số ra ngày:
“Những yêu cầu và thực tiễn kiểm soát chất lượng kiểm toán”-23/06/2006
“Kế hoạch kiểm tra tình hình hoạt động và chất lượng dịch vụ các công ty kiểm toán”
“ Kiểm toán độc lập Việt Nam: 15 năm phát triển và tiếp nối”- 15/05/2006
11. Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp
“AFC- khẳng định chất lượng quốc tế”- 08/10/2007
“VACPA hướng tới tổ chức nghề nghiệp và uy tín chất lương”-.14/06/2006
12. Bảo hiểm quốc tế nguyên tắc và thực hành
13. Tài liệu tham khảo từ: luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1: Những kết quả đạt được trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007 6
Bảng 2: CHỈ MỤC HỒ SƠ KIỂM TOÁN AS/2 20
Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro tiềm tàng của khách hàng 44
Bảng 4: Bảng tìm hiểu hệ thống và chu trình kế toán của KTV Deloitte Việt Nam đối với khách hàng X và Y 47
Bảng 5: Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với Nhà trường X và công ty Y 51
Bảng 6: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Trường X và công ty Y đo KTV Deloitte Việt Nam thực hiện 53
Bảng 7: Ma trận kiểm tra định hướng 74
Bảng 8: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của công ty Y 76
Bảng 9: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Y 77
Bảng 10: Nhận định mức độ rủi ro đối với tài khoản 78
Bảng 11: Bảng câu hỏi đánh giá kiểm soát đối với các khoản mục Công ty Y 79
Bảng 12: Bảng đánh giá rủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của Công ty Y 85
Bảng 13: Bảng giá trị độ tin cậy của Deloitte Việt Nam 97
Biểu 1: Quy mô lao động qua từng năm 5
Biểu 2: Tốc độ phát triển doanh thu của Công ty qua 3 năm 7
Biểu 3: Tỷ trọng doanh thu loại hình khách hàng 8
Biểu 4: Tỷ trọng doanh thu theo loại hình dịch vụ 8
Sơ đồ 1.2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Deloitte Việt Nam 12
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33018.doc