CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Kính thưa cô và các bạn!
Trong chuyên ngành chăn nuôi – thú y, chúng ta đã được học nhiều môn chuyên ngành như: Cơ thể động vật, dược lý, dinh dưỡng, bệnh học đại cươngTrong đó, bệnh truyền nhiễm nói riêng là môn học chuyên nghiên cứu những bệnh có tính chất lây lan ở gia súc.
Việt Nam chúng ta, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa, nóng, lạnh rất thất thường nên đàn trâu, bò, nguy cơ xảy ra bệnh đường hô hấp rất cao, với nhiều loại bệnh nguy hiểm, trong đó bệnh tụ huyết trùng ở
26 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Bệnh tụ huyết trâu bò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trâu bò là phổ biến, dễ lây lan, song mang tính chất địa phương là chính. Chính vì thế, dưới sự hướng dẫn của cô Lữ Ngọc Thảo – giảng viên bộ môn Bệnh truyền nhiễm, nhóm chúng tôi đã chọn chủ đề: “ Bệnh tụ huyết trùng trâu bò”, nhằm mục đích cung cấp các kiến thức cơ bản về chần đoán, điều trị và biện pháp phòng trị bệnh này, để việc chăn nuôi của bà con nông dân đạt được sự thuận lợi nhất.
Trong quá trình biên soạn tài liệu có phần gấp rút, nguồn tài liệu tham khảo cũng hạn chế, do đó khó tránh khỏi những sai sót, rất mong cô và các bạn thông cảm. Nhóm chúng tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp và xây dựng để khắc phục những lỗi trong tài liệu và cũng như làm cho tập tài liệu này thêm phần hoàn thiện hơn.
Cuối cùng nhóm xin chúc cả lớp đạt nhiều thành công trong môn học – Bệnh truyền nhiễm nói riêng và trong học kỳ cuối nói chung đều đạt nhiều thành tựu. Nhóm cũng xin kính chúc cô dồi dào sức khỏe, mẹ tròn con vuông, và hạnh phúc! Chúc buổi báo cáo của lớp ta ngày hôm nay thành công tốt đẹp!
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm do loại cầu trực khuẩn Pasteurella multocida và Pasteurella heamolitica gây ra hiện tượng tụ huyết, xuất huyết ở một số vùng trong cơ thể, chủ yếu là phổi, tim và có thể cả ruột. Vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nên bại huyết toàn thân. Bệnh mang tính chất địa phương cục bộ.
Trên thế giới bệnh đã có từ lâu : ở châu Âu, châu Á, châu Phi. Ở Việt Nam với khí hậu nóng ẩm bệnh tụ huyết trùng ở các loại gia súc đều xẩy ra hầu như quanh năm, tập trung vào mùa mưa, tại mọi địa phương Bắc, Trung, Nam và ở tất cả các vùng từ vùng núi, trung du cho đến đồng bằng. Tuy vậy, bệnh tụ huyết trùng có đặc điểm địa phương ít lây lan.
1. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH LÝ
1.1 Trên thế giới
Bệnh tụ huyết trùng được Bollinger phát hiện lần đầu tiên trên bò năm 1878 ở Munich (Đức). Những năm tiếp theo bệnh được phát hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, trên nhiều loài gia súc, gia cầm. Năm 1885, Kitt đã phân lập được vi khuẩn. Khi nghiên cứu vi khuẩn tụ huyết trùng gây bệnh ở các loài gia súc, các nhà khoa học thấy sự giống nhau về tính chất gây bệnh, tương đồng kháng nguyên, nhưng khác nhau về tính gây bệnh cho các loài vật. Năm 1887, Trevisan đã đề nghị đặt tên cho vi khuẩn là Pasteurella để ghi nhớ công lao của Louis Pasteur, người có nhiều đóng góp nghiên cứu phát hiện ra loại vi khuẩn này (De Alwis, 1992) [50].
Vi khuẩn pasteurella gây bệnh cho nhiều loài gia súc nên tên của chúng được gắn với tên của loài vật mà chúng gây bệnh:
Pasteurella suiseptica gây bệnh ở lợn
Pasteurella boviseptica gây bệnh ở bò
Pasteurella oviseptica gây bệnh ở dê, cừu
Pasteurella aviseptica gây bệnh ở gà
Đến năm 1939, Rosenbush và Merchant [79] đã đề nghị đặt tên cho vi khuẩn này là Pasteurella multocida, để chỉ khả năng gây bệnh cho nhiều loài vật của chúng, tên này đã được công nhận chính thức trên thế giới và sử dụng cho đến ngày nay.
Lignieres (1900)[62] cho rằng: bệnh tụ huyết trùng có ít nhất ở 6 loài vật nuôi khác nhau. Hai thuật ngữ chỉ bệnh là Haemorrhagic septicaemia và Pasteurellosis được xem là đồng nghĩa. Tuy nhiên, gần đây theo qui ước của tổ chức FAO (FAO/WHO/CIF, 1970), trong các tài liệu quốc tế về súc sản, hai thuật ngữ này được dùng phân biệt, Haemorrhagic septicaemia dùng chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ệnh do P. multocida thuộc serotype I Roberts gây ra, còn Pasteurellosis dùng chỉ bệnh do vi khuẩn Pasteurella gây ra.
Ở Châu Á, bệnh tụ huyết trùng trâu, bò do P. multocida gây ra thường ở hai thể chủ yếu: Nhiễm trùng máu - xuất huyết (Haemorrhagic septicaemia - HS) và viêm phổi ở bò (Bovine pneumonic pasteurellosis). Ngày nay, sau hơn một trăm năm kể từ khi phát hiện lần đầu, P. multocida vẫn là nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng cho nhiều loài gia súc gia cầm. Tuy có tính thích nghi gây bệnh trên các loài vật khác nhau, nhưng P. multocida đều có những đặc tính cơ bản giống nhau.
1.2 Ở Việt Nam
Bệnh tụ huyết trùng ở Việt Nam được phát hiện vào những năm cuối thế kỷ 19: Cudamie thông báo về bệnh ở trâu thuộc tỉnh Bà Rịa và Long Thành năm 1868, sau đó Gemain (1869) phát hiện bệnh ở Gò Công, Yersin phát hiện bệnh ở ở các tỉnh miền Trung vào các năm 1889-1895. Năm (1901) Shein bằng phương pháp phân lập và tiêm truyền qua động vật thí nghiệm đã xác nhận ổ dịch ở trâu, bò xảy ra ở Tây Ninh là do vi khuẩn P. multocida (Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh, 1958) [4]). Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987)[31], tại Việt Nam bệnh thường xảy ra ở Nam bộ và đặc biệt ở miền tây Nam bộ, vào những năm 1910, 1919, 1920, 1933, 1935 dịch xảy ra rất lớn và mạnh. Bệnh gây thiệt hại và lây lan nhiều hơn ở những vùng đất trũng, thấp, khí hậu ẩm ướt. Bùi Quý Huy (1998) [11] cũng cho biết: Trước đây bệnh tụ huyết trùng xảy ra mạnh ở các tỉnh phía Nam và xảy ra lẻ tẻ ở các tỉnh phía Bắc. Trong những năm 70 có 80% số ổ dịch tụ huyết trùng và 84% số thiệt hại gia súc do bệnh tụ huyết trùng thuộc về các tỉnh ở phía Nam. Đến những năm 90 phân bố địa lý của bệnh nghiêng về các tỉnh phía Bắc, số địa phương có dịch tụ huyết trùng cũng tăng lên nhiều, hàng năm có 20 - 25 tỉnh thông báo có bệnh lưu hành.
Ở nước ta khí hậu nóng ẩm, mỗi miền Bắc - Trung - Nam có điều kiện khí hậu và hệ sinh thái khác nhau. Các tác giả (Nguyễn Vĩnh Phước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên [25], Nguyễn Ngã (1996)[21], Nguyễn Thiên Thu (1996)[34]) đã nhận định bệnh tụ huyết trùng trâu, bò xảy ra thường trùng với những cơn mưa ở từng vùng và kéo dài đến hết mùa mưa.
TRUYỀN NHIỄM HỌC
2.1 Mầm bệnh
Bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò do vi khuẩn Pasteurella multocida và P. hemolytica gây ra, thể hiện đặc trưng là tụ và xuất huyết ở các vùng đặc biệt trên cơ thể. Vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng máu, thể nặng gọi là bại xuất huyết trâu bò.
Hình 1: Vi khuẩn P. multocida
Vi khuẩn có sức đề kháng không cao cho nên vi khuẩn không tồn tại lâu ngoài cơ thể trâu bò; trong đất ẩm và thiếu ánh sáng, đầm lầy, ao bẩn có nhiều chất hữu cơ, trong chuồng trại thường tồn tại 1-3 tháng. Vi khuẩn tụ huyết trùng dễ bị diệt bằng nước nóng 58 0C trong 20 phút, ánh sáng mặt trời trong 12 giờ, nước vôi 10%, formol 1%, axit fenic 5% đều diệt được trong thời gian 1-3 phút. Các chất sát trùng thông thường cũng dễ tiêu diệt được vi khuẩn.
Nguồn bệnh chính là các trâu bò mang trùng. Vi khuẩn ký sinh ở niêm mạc mũi, hầu và tuyến hạnh nhân. Trên đàn gia súc đã từng xảy ra bệnh, có đến hơn 40% trâu bò khoẻ mạnh vẫn mang trùng.
Hình 2: Vi khuẩn P. multocida và các tế bào
Về đặc tính sinh học của vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng. P. multocida là vi khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, ưa kiềm nhẹ, pH=7,2-7,4, có thể nuôi cấy ở nhiệt độ từ 13 độ C đến 38 độC, thích hợp nhất là 37 độ C. Vi khuẩn gram âm, cầu trực khuẩn, không di động, không hình thành nha bào, không có giáp mô. Đặc tính kháng nguyên không đồng nhất: có 2 nhóm kháng nguyên chính P. multocida, P. hemolytica.
Vi khuẩn P. multocida có thể nuôi cấy ở nhiều loại môi trường như: Môi trường nước thịt, môi trường thạch thường. Theo (Jablonski và cs, 1996) để vi khuẩn P. multocida phát triển tốt trên môi trường nhân tạo cần thêm một số chất như: cystein, glutamic axit, leucine, methionine, muối vô cơ, nicotinamide, pantothenate, thiamine và đường. Trong đó leucin tác dụng kích thích tăng trưởng. Trên các môi trường nuôi cấy thông thường vi khuẩn phát triển kém, vi khuẩn phát triển tốt hơn trên môi trường nuôi cấy có bổ sung 5-10% huyết thanh hoặc máu động vật.
Hình 3: Vi khuẩn P. Multocida được nuôi cấy trong môi trường thạch máu.
Môi trường thạch - huyết thanh - huyết cầu tố : là môi trường dùng để phân lập, giám định, xác định độc lực của vi khuẩn:
100ml thạch + 1ml huyết cầu tố 1/10 (cừu, dê) + 4ml huyết thanh (bò, ngựa, dê).
VK phát triển hình thành những khuẩn lạc đặc biệt : có hiện tượng tán sắc (iridescent). Khi xem khuẩn lạc bằng KHV 2 thị kính với độ phóng đại thấp (x20) và góc chiếu phản quang của ánh sáng đèn điện 45°.
Tùy theo độc lực của VK màu sắc của khuẩn lạc khác nhau.
VK có độc lực cao, quan sát thấy KL 2/3 diện tích về phía đèn có màu xanh lơ hay xanh lá mạ; 1/3 diện tích KL màu vàng kim loại hay da camàKL Fg (greenish fluorescent).
VK có độc lực vừa, quan sát thấy KL 2/3 diện tích về phía đèn có màu vàng kim loại hay da cam; 1/3 diện tích KL màu xanh lơ hay xanh lá mạ àKL Fo (orange fluorVK có độc lực rất yếu, KL của chúng không có hiện tượng tán sắc, không màu gọi là Nf (not fluorescent).
Hiện tượng tán sắc của KL xem rõ khi nuôi cấy sau 24 giờ, nếu để lâu sau 72 giờ sẽ mất đi.
Với PA, VK có độc lực mạnh àKL dạng Foescent).
Đặc tính sinh hóa cơ bản của vi khuẩn tụ huyết trùng như sau:
- Dương tính trong các phản ứng Indole, khử Nitrat, Catalase, Oxidase.
- Phân giải lên men các loại đường Glucose, Galactose, Saccarose, Mannose và Levulose.
- Không lên men đường Lactose, Maltose, Ducitol và Rafinose.
Prederickson (1973) khi nghiên cứu tính chất sinh hóa của vi khuẩn đã chia P. multocida thành 6 type (biotype) dựa trên các phản ứng phân giải các loại đường sau:
- Type 1: Phân giải Arabinose, Ducitol và Xylose
- Type 2: Không phân giải Arabinose, Ducitol và Xylose
- Type 1, 6: Phân giải Xylose
- Type 2, 3, 4, 5: Không phân giải Xylose
- Type 6: Không phân giải Manitol, Sorbitol.
2.2 Loài vật mắc bệnh
Trong tự nhiên hầu hết các loài gia súc, gia cầm, loài có vú và loài chim đều mẫn cảm với bệnh. Theo Lignieres (1900) [62] ít nhất có 6 dạng bệnh tụ huyết trùng khác nhau: Ở gà, trâu, bò, lợn, cừu, dê, ngựa và chó, cả 6 dạng bệnh này đều thấy ở thỏ. Bệnh thấy ở trâu, bò, lợn, thỏ, chó, mèo, hươu, ngựa, chồn, khỉ, dê và cừu (Carter, 1959[44]). Bệnh còn thấy ở bò rừng, nai, sơn dương, lợn rừng, thỏ rừng, voi, lạc đà và báo tuyết ở Hymalaya (De Alwis,1982[48]). Nhiều tác giả đã khẳng định: Nơi nào có bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thì ở đó người ta cũng phát hiện bệnh này ở động vật hoang dã.
De Alwis (1982) [48] cho rằng loài vật cảm nhiễm mạnh nhất đối với bệnh tụ huyết trùng là trâu, bò trong đó trâu mẫn cảm hơn bò. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết của các loài vật với bệnh tụ huyết trùng trâu, bò phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ cảm nhiễm của vùng, mức độ bùng nổ của các vụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ịch trước đó, mức độ miễn dịch toàn đàn, đặc biệt phụ thuộc vào lứa tuổi mắc bệnh.
Ở Việt Nam, trâu dễ bị nhiễm và mắc bệnh nặng hơn bò. Trâu, bò rừng cũng mắc bệnh (Đoàn Thị Băng Tâm, 1987) [31]. Trâu thường chết khi gặp thể quá cấp hoặc cấp tính.
2.3 Cơ chế lây lan
Đường lây bệnh : Bệnh lây chủ yếu do thức ăn bị nhiễm mầm bệnh hoặc qua đường hô hấp, da bị sây sát (nhất là ở nơi mổ thịt gia súc bệnh, bán thịt,da,móng ).
Vai trò của ngoại ký sinh trùng cắn hoặc hút máu lây lan bệnh vẫn chưa được rõ mặc dù Macadam (1962) đã thí nghiệm trên thỏ chứng minh ve có thể truyền bệnh .
Các Stress do ngoại cảnh là yếu tố quan trọng cho bệnh phát ra. Bệnh thường xảy ra khi trâu bò bị lạnh, ẩm ướt, nhốt trong chuồng trị không thích hợp, đói hoặc kiệt sức. Khi sức khỏe gia súc yếu sẽ giảm sức đề kháng, mất thế cân bằng sinh học thì vi khuẩn có trong cơ thể gia súc trở nên cường độc gây bệnh hoặc bài thải ra môi trường gây bệnh cho trâu bò, gia súc khác.
Bệnh phân bố khắp nơi trên thế giới Châu Âu, Châu Á, Châu Phithường phát sinh ở các vùng nóng ẩm và xảy ra rải rác quanh năm. Tuy nhiên có tính chất theo mùa và thường rộ lên vào lúc giao mùa mưa, nắng nóng thất thường, hoặc chuyển vùng.
Ở nước ta, bệnh tụ huyết trùng xảy ra ở khắp các vùng, thường vào đầu mùa mưa, vùng sau lũ lụt (thường từ tháng 4 đến tháng 10).
2.4 Cơ chế sinh bệnh
Cơ thể trong điều kiện bình thường có sức đề kháng cao đối với căn nguyên gây bệnh tụ huyết trùng, điều đó giải thích rằng trong đàn có nhiều cá thể mang trùng mà dịch không xảy ra. Khi sức đề kháng của cơ thể gia súc giảm xuống, P.multocida gây viêm ở các lớp niêm mạc và vào hạch lâm ba (hạch hầu, hạch sau hầu, hạch bả vai); VK nhân lên làm hạch bị viêm, thủy thũng các vùng xung quanh hạch làm cho hệ thống hàng rào bị phá hủy.
Hạch hầu : chèn ép khí quản gây khó thở.
Hạch sau hầu : đẩy lưỡi ra ngoài.
Hạch bả vai : gây què.
Sau đó Vi khuẩn tụ huyết trùng xâm nhập vào máu gây sốt, và tiết nội độc tố. Chính các nội độc tố này phá huỷ cấu tạo của thành mạch máu làm cho máu ngấm vào các mô xung quanh tạo nên hiện tượng tụ huyết, da đỏ.
Vi khuẩn sau đó đến khắp các hệ cơ quan và gây ra các bệnh lý đặc trưng. Các chủng có độc tố mạnh làm con vật chết nhanh, các chủng có độc tố yếu hơn gây bệnh kéo dài với các tổn thương viêm và hoại tử ở phổi, gan, tim, thận và khớp.
2.5 Tuổi mắc bệnh
Bệnh xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi, những con đang bú mẹ ít mắc hơn những con trưởng thành. Tuổi hay bị nhất là từ 6 tháng đến 2, 3 năm. Trâu, bò 1-3 tuổi dễ mắc hơn trâu bò già và khi mắc thì tỷ lệ chết cao hơn. Trâu bò càng béo, khỏe, trẻ càng dễ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. Bê, nghé dưới 6 tháng tuổi ít mắc bệnh. Theo De Alwis (1984) mức độ cảm nhiễm của động vật non mạnh hơn động vật già. Khi nghiên cứu dịch tại Srilanka tác giả cho biết tỷ lệ mắc bệnh đối với trâu bò dưới 2 năm tuổi là 30-32%, trong khi đó trâu, bò trên 2 năm tuổi chỉ mắc bệnh 3-5% ở bò và 8-9% ở trâu.
3. TRIỆU CHỨNG
Có 3 thể bệnh tụ huyết trùng:
3.1. Thể quá cấp tính
Gia súc thường chết nhanh, kèm theo sốt cao và triệu chứng thần kinh như vật trở nên hung dữ, điên và hút đầu vào tường, hoặc giãi dụa, run rẩy nặng thì lăn ra chết, lúc đang ăn thì bỏ chạy như điên và ngã xuống tự lịm đi và chết. Thể này thường xảy ra ở gia súc non từ 6-18 tháng tuổi.
3.2 Thể cấp tính:
+ Thời gian nung bệnh ngắn từ 1-3 ngày.
+ Thú không nhai lại, bức rứt khó chịu, sốt cao 40-42 độ C. Niêm mạc mắt mũi ửng đỏ, con vật chảy nước mắt, nước mũi: lúc đầu trong, loãng; về sau đục và đặc dần, chảy nước dãi.
+ Trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan hô hấp: Phổi tụ máu, viêm màng
phổi, viêm ngoại tâm mạc, viêm phế quản, con vật ho khan nho nhỏ, nước mũi đặc,
khó thở.
+ Trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa: Viêm ruột cấp tính, con vật đi táo, thời gian sốt kéo dài 2 ngày, khi thân nhiệt hạ, con vật đi ỉa lỏng, phân nát, nhiều nước có thể có máu. Bụng chướng hơi.
+ Trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào hạch lâm ba: Có triệu chứng viêm hạch lâm ba, hạch hầu, hạch dưới hàm, hạch sưng to, chỗ sưng nóng đau, ấn tay vào chổ sung có vết lõm và giữ nguyên dấu tay, không trở lại bình thường, thuỷ thủng (thường thấy ở hạch hầu) làm con vật khó nuốt, lưỡi thè ra. Hạch trước vai, hạch khoeo ở chân làm con vật què. Thở khó trầm trọng, ngạt thở - chết. Niêm mạc có xuất huyết li ti.
+ Thú sưng hầu, khó thở, dang hai chân để thở, các hạch sưng to, tiểu ra máu, có thể chết do ngạt thở. Triệu chứng khó thở ngày càng trầm trọng. Lúc đầu ho khan, từng tiếng một; về sau ho nhỏ hơn, từng hồi.
+ Do viêm sưng đám hạch vùng hầu họng đồng thời do viêm phổi thùy dẫn đến thể tích phổi tiếp nhận O2 giảm, đường ra vào của không khí bị chèn ép nên lưỡi con vật bị đẩy ra ngoài, con vật phải há miệng để thở tưởng như trâu 2 lưỡi.
Hình 4: Bò bị tụ huyết trùng vùng hầu họng sưng to và chảy nước dãi.
- Bệnh phát triển nhanh từ 3 giờ đến 3-5 ngày thú có thể chết. Trâu chết nhanh hơn bò. Trâu tỷ lệ chết là 90-95 %, bò khoảng 5-10 %.
3.3. Thể mãn tính
Bệnh có thể kéo dài đến cuối ổ dịch, vật cũng có thể còn viêm ruột tiêu chảy, viêm phổi ho từng cơn. Bệnh tiến triển từ vài tuần đến vài tháng. Con vật có thể khỏi bệnh nếu được chăm sóc tốt và ngược lại sẽ yếu dần rồi chết.
4. BỆNH TÍCH
4.1 Bệnh tích đặc trưng
- Do chết nhanh nên xác con vật vẫn béo.
- Tụ máu ở cơ quan phủ tạng, các tổ chức liên kết dưới da xuất huyết lấm tấm, thịt
nhão.
- Gan và thận bị viêm, màng phổi xuất huyết lốm đốm, dày lên và dính vào thành mạch ngực. Tim xuất huyết.
- Phổi bị viêm bị gan hóa từ thùy trước đến 1/3 thùy sau của phổi.
Hình 5: Phổi bị xuất huyết, gan hóa có màu tím sen.
4.2 Bệnh tích chung
Tụ máu, xuất huyết ở một số xoang và cơ quan phủ tạng.
Tổ chức liên kết dưới da thủy thũng, thấm dịch nhớt màu hồng, keo nhày dễ đông.
Thịt ướt, có màu tím.
4.3 Bệnh tích ở từng cơ quan
Vùng hầu, họng : hạch lâm ba sưng to, tụ máu, bề mặt hạch có những điểm, vệt xuất huyết.
Hình 6: Vùng hầu của bò bị tụ huyết trùng
Xoang ngực : tích nhiều nước vàng, màng phổi lấm tấm xuất huyết.
+ Viêm phổi thùy: tổ chức phổi thường dai, chắc, không xốp.
+ Do kế phát bị viêm dính màng phổi với thành lồng ngực hoặc màng phổi với màng xoang bao tim.
Hình 7: Viêm dính màng phổi vào thành ngực
+ Tim: viêm ngoại tâm mạc, xoang bao tim tích nước vàng
+ Cơ tim mềm, nhão, có đám tụ máu hoặc xuất huyết.
Hình 8: Cơ tim mềm nhão, tụ máu, xuất huyết
Xoang bụng :
+ Hạch lâm ba màng treo ruột sưng to, tụ máu
+ Gan, thận tụ máu
+ Niêm mạc ruột có những đám tụ máu hoặc xuất huyết
+ Trong lòng khí, phế quản có nhiều dịch nhớt và bọt màu hồng
5. CHẨN ĐOÁN
5.1 Các phương pháp chuẩn đoán
Dựa trên những triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh: con vật sốt cao đột ngột 41 độ C – 42 độ C, niêm mạc mắt đỏ sẫm, chảy nước mắt, nước mũi. Khi sốt cao, súc vật non có thể có triệu chứng thần kinh: run rảy, đi vòng quanh, húc đầu vào chuồng, kêu rống lên.
Ăn kém hoặc bỏ ăn, giảm nhu động dạ cỏ. Hạch dưới hầu xưng to chèn ép làm cho lưỡi luôn thè ra ngoài nên người chăn nuôi còn gọi “trâu, bò hai lưỡi” hoặc “trâu, bò lưỡi đòng”.
Thấy con vật ho nhiều và thở rất khó khăn vì súc vật bị viêm phổi cấp. Hạch trước vai và trước đùi xưng rất to làm cho súc vật đi lại khó khăn hoặc không đi lại được, nằm bệt một chỗ.
Bệnh diễn biến nhanh và nặng do nhiễm trùng huyết và viêm phổi cấp làm cho trâu bò chết sau 1 – 3 ngày với tỷ lệ 100%, nếu không được điều trị kịp thời nhất là bê, nghé. Ở da bụng nổi màu tím hoa cà rất đặc trưng, còn bò khi đánh lông sẽ thấy lấm tấm những nốt đỏ bằng hạt đỗ xanh trên da.
Phổi xung huyết rất nặng, màu tím nẫu, bỏ vào nước không chìm, danh từ chuyên môn gọi là phổi bị nhục hóa. Nếu trong đàn đã có con bị tụ huyết trùng ban đêm chỉ cần soi đèn pin nếu thấy môi trên nước chảy nhỏ giọt chắc chắn con đó đã mắc bệnh vì lưỡi bị cứng lại không liếm môi được, chữa ngay những con này là kịp thời....
Chuẩn đoán vi trùng học là cơ bản : phết kính tiêu bản nhuộm Giemsa, Gram.
Tiêm truyền qua động vật thí nghiệm: chuột bạch chết nhanh trong vòng 24 giờ.
Nuôi cấy trên các loại môi trường xem đặc tính sinh hoá. (tham khảo TCVN 8400 – 14 – 2011)
5.2 Chẩn đoán phân biệt
- Nhiệt thán ở trâu bò: Thịt đen, máu đen, khó đông, lách sưng to, nát nhũn như bùn.
- Ung khí thán : ở các bắp thịt có những khối u, có tiếng lạo xạo, có mùi bơ ôi.
- Bệnh ngộ độc chết hàng loạt hay lẻ tẻ không sốt.
- Viêm màng phổi truyền nhiễm ở bò: Bò ho nhiều, bệnh thường tiến triển trong vòng vài ngày. Các nang phổi bị xơ hoá.
- Dịch tả trâu bò: mụn nhỏ liti, loét ở miệng, bệnh tích chủ yếu ở đường tiêu hóa, thể ngoài da với những mụn nước nhỏ li ti.
6. ĐIỀU TRỊ
Dùng kháng huyết thanh: Bê, nghé : 40 – 80 ml; trâu, bò : 60 – 100 ml; phòng bệnh: Bê, nghé : 20 – 30 ml; Trâu , bò : 30 – 50 ml. Song phương pháp này khá tốn kém.
Pasteurella mẫn cảm đối với một số kháng sinh như Streptomycine (và phối hợp với Penecilline); Gentamycine; Ampicilline; Tetracycline; Enrofloxacine; Thiamfenicol
Hai loại thuốc này (strep và peni) nên tiêm riêng, không nên tiêm chung một lần, vì một loại có tính axit, một loại có tính kiềm nên trộn lẫn trong một sơranh thuốc sẽ giảm tác dụng.
Ngoài ra còn có thể dùng thuốc Cefalosporin (thuốc nhân y). Trâu, Bò lớn có thể dùng 5 – 6 lọ 1g cho 1 lần tiêm, chỉ cần tiêm ngày 1 lần là đủ, liệu trình điều trị 3-5 ngày.
Tuy nhiên do bệnh diễn biến nhanh nên chỉ điều trị có hiệu quả cao khi sử dụng kháng sinh sớm, đủ liều, đủ liệu trình và kết hợp với thuốc hạ sốt, trợ sức. Đồng thời phải tăng cường quản lý, chăm sóc và bồi dưỡng tốt cho gia súc bệnh.
Có thể áp dụng một số phác đồ điều trị bệnh như sau :
+ Phác đồ 1: Thuốc điều trị dùng kháng sinh Streptomycin (hoặc Kanamyxin) liều dùng 25mg/kgTT tiêm bắp, phối hợp Gentacostrim hoặc Hancotmix liều dùng 200mg/kgTT.cho uống. Dùng thuốc liên tục 4 – 5 ngày. Thuốc chữa triệu chứng dùng thuốc tiêm Analgin, HanaginC hạ sốt cho con vật. Thuốc trợ tim mạch dùng thuốc tiêm phối hợp cafein, Multivit-forte, VitaminC; Trường hợp con vật quá yếu có thể truyền huyết thanh mặn ngọt với liều 1000 – 2000ml/100kg thể trọng. Về hộ lý vẫn phải cho con vật ăn cỏ tươi, mềm, ngon và bổ sung cho ăn thêm cám hoặc cháo gạo đồng thời cách ly con vật để điều trị.
+ Phác đồ 2: Thuốc điều trị: Hanoxylin LA: dùng liều 1 ml/10kgTT. Thuốc tiêm một liều tác dụng điều trị kéo dài 3 – 5 ngày. Các loại thuốc chữa triệu chứng, thuốc trợ tim mạch và chăm sóc hộ lý (làm giống như phác đồ 1)
+ Phác đồ 3: Dùng thuốc điều trị loại kháng sinh Hansunvil-10 (tên khác spiramycin) liều dùng 1ml/10kgTT, tiêm bắp liên tục 3 – 5 ngày. Các loại thuốc chữa triệu chứng, thuốc trợ tim mạch và chăm sóc hộ lý (làm giống như phác đồ 1)
+ Phác đồ 4: Dùng thuốc điều trị kháng sinh Hanseft (tên khác: septifur) liều dùng 1 ml/ 15kgTT; tiêm bắp 3 – 5 ngày. Các loại thuốc chữa triệu chứng, thuốc trợ tim mạch và chăm sóc hộ lý (làm giống như phác đồ 1)
Có thể dùng 3g Streptomycin hoặc 3g Kanamycin + 2 triệu UI pénicillin tiêm ngày 2 lần nếu thấy nhai lại, ỉa phân là đã chắc khỏi 100%. Có thể dùng thuốc thú y hay nhân y đều được. Nhiều người quan niệm thuốc thú y nặng hơn thuốc nhân y là không đúng, chỉ có điều thuốc nhân y tinh khiết hơn nên đắt hơn mà thôi. Những con có giá trị cao như bò sữa nên dùng Cefalosporin (thuốc nhân y). Bò sữa lớn có thể dùng 5 – 6 lọ 1g cho 1 lần tiêm, chỉ cần tiêm ngày 1 lần là đủ. Loại của Ấn Độ giá chỉ khoảng 10.000đ/1 lọ 1g có kèm dung môi. Loại của Hàn Quốc, Mỹ thì đắt hơn khoảng 30.000đ/1 lọ 1g có thứ nào ta dùng thứ nấy. Tùy theo tay nghề của thú y viên có thể tiêm tĩnh mạch tai, tĩnh mạch cổ hoặc bắp thịt đều được. Thịt trâu bò bị tụ huyết trùng đem nấu chín có thể ăn được, còn lòng, thủ, vó nhất là phổi nên chôn sâu, rắc vôi bột lên trên rồi nện kỹ không để chó bới ra ăn. Nếu chó ăn phải phổi trâu bò bị tụ huyết trùng sẽ chết sau 12 đến 14 ngày và lại là nguồn bệnh. Còn nhà có nuôi lợn thì không nên mang thịt sống về nhà vì có thể lây sang lợn. Chẩn đoán lâm sàng là cách tốt nhất để dập tắt dịch tụ huyết trùng trâu bò vì nếu đem xét nghiệm thì nhanh nhất cũng phải 6 – 7 ngày mới có kết quả lúc đó dịch đã lan rộng. Đây là kinh nghiệm trong nhiều năm chữa trị bệnh này mong góp phần nào cho người chăn nuôi nghèo giữ được cái "đầu cơ nghiệp"....
Có thể dùng một trong các sản phẩm sau của công ty ANOVA.
+ NOVASONE: Tiêm bắp 1ml/ 12-15 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3-4 ngày.
+ NOVA –D.O.T: Tiêm bắp 1ml/5-10 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3-4 ngày.
+ NOVA-NORCINE: Tiêm bắp 1ml/20 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 4-5 ngày.
+ NOVA-GENTASONE 10%: Tiêm bắp 1ml/20kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3-4ngày.
+ NOVA-AMDECOL: Tiêm bắp 1ml/12-15 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 4-5
ngày.
+ NOVA-TETRA LA: Tiêm bắp 1ml/ 20 kg thể trọng, 2 ngày tiêm một lần.
+ TIALIN 10%: Tiêm bắp 1ml/10-12 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 4-5 ngày liên
tục.
+ NOVA-DOXYCOL: Tiêm bắp 1ml/15-20 kg thể trọng, ngày 1 lần trong 4-5 ngày.
+ NOVA-PEN-STREP: 1 lọ/ 80kg thể trọng, ngày tiêm 2 lần trong 4-5 ngày.
+ NOVA-PENI-STREPTO: Tiêm bắp 1ml/12kg thể trọng, ngày 1 lần trong 3-
4ngày.
- Kết hợp với việc tăng cường sức kháng bệnh, giúp thú mau hồi phục bệnh, tăng
hiệu quả điều trị bệnh. Dùng 1 trong các sản phẩm sau:
+ NOVASAL: Tiêm bắp 15-20ml/ con/ lần, 2 ngày tiêm một lần cho đến khi hết
bệnh.
+ NOVA-C.VIT: Tiêm bắp 1ml/10 kg thể trọng, ngày 1 đến 2 lần cho đến khi hết
bệnh.
+ NOVA-B.COMPLEX: Tiêm bắp 10ml/con, ngày 1 lần trong 4-5 ngày.
- Khi có triệu chứng sốt cao, khó thở dùng thêm chế phẩm trợ hô hấp, hạ sốt:
+ NOVA-ANA C: Tiêm bắp 10ml/con/lần, ngày 2 lần cho đến khi hết sốt (hoặc
dùng NOVA-ANAZINE 20%).
+ NOVA-ACB.COMPLEX: 1ml/20-30 kg thể trọng, ngày 1 đến 2 lần cho đến khi
hết sốt.
+Trợ hô hấp NOVA-BROMHEXINE PLUS: Tiêm bắp 1ml/10 kg thể trọng, ngày 1
đến 2 lần cho đến khi hết sốt, khó thở.
- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tăng cường việc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn
nuôi 2 ngày một lần trong thời gian điều trị bằng một trong các sản phẩm sau:
NOVACIDE hoặc NOVASEPT hoặc NOVADINE hoặc NOVA-MC.A30
7. PHÒNG BỆNH
7.1. Vệ sinh phòng bệnh
a. Khi dịch chưa xảy ra
Đảm bảo vệ sinh chuồng trại và môi trường, thực hiện chuồng khô sạch, thoáng mát, hàng ngày quét dọn chuồng trại. Định kỳ phun thuốc sát trùng 2 – 3 lần/tháng, bằng một số loại thuốc sát trùng như Vikol, Haniodine10%, Halamit
Cung cấp thức ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và đủ nguồn nước sạch cho trâu bò. Hàng ngày chú ý quan sát con vật, khi thấy biểu hiện không bình thường như các triệu chứng trên cần cách ly ngay con vật ra nơi khác để điều trị kịp thời.
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh thức ăn nước uống, quản lý đàn hợp lý. Định
kỳ tiêu độc chuồng trại bằng các loại thuốc sát trùng của ANOVA như: NOVACIDE, NOVASEPT, NOVADINE, NOVA-MC.A30.
- Chăm sóc dinh dưỡng cho thú tốt, thường xuyên bổ sung vào thức ăn tinh cho bò
sản phẩm NOVA-DAIRY MIX hoặc NOVA-ADE B.COMPLEX hoặc định kỳ tiêm NOVA-B.COMPLEX (1-2 tuần tiêm một lần).
- Phòng bệnh bằng vaccin tụ huyết trùng trâu bò (1 năm tiêm 2 lần).
- Trường hợp không muốn dùng vaccin, bà con có thể dùng một trong các chế
phẩm kháng sinh sau của công ty ANOVA để phòng bệnh vào thời điểm giao mùa,
bằng cách 2 tuần cho dùng 1 đợt thuốc trong 2-3 ngày.
+ NOVA-BACTRIM 48 %: 1g/1,5 kg thức ăn tinh.
+ NOVA-TRIMOXIN: 1,5g/ kg thức ăn tinh.
+ NOVA-THIASUL: 2g/ kg thức ăn tinh.
b. Khi dịch xảy ra
Cách ly ngay với nguồn gây bệnh, nếu dịch chưa tới thì tiến hành tiêu độc khử trùng chuồng trại ngay, tránh để những vật lạ xâm nhập vào chuồng trại trâu bò: chó, mèo, chuột, diệt ruồi nhặn. Cách ly những con bệnh ra khỏi đàn để tiến hành theo dõi và điều trị. Cỏ cho ăn cũng phải đảm bảo không nằm trong nguồn lây bệnh.
Cho trâu bò dùng các chế phẩm để tăng sức đề kháng (vì bệnh thường tấn công những con có sức đề kháng yếu), có thể tiêm Catosal với liều dùng 1cc/7-10kg thể trọng cho đàn trâu bò.
Tiến hành tiêm phòng để bảo vệ cho đàn vật nuôi.
7.2. Vaccine phòng bệnh
Đây là biện pháp quan trọng nhất để chủ động không để bệnh xảy ra. Phải đảm bảo tiêm phòng định kỳ vácxin Tụ huyết trùng cho đàn trâu bò theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y, và nếu có lựa chọn thì nên chọn vaccine có chủng tương đồng với chủng đang hoành hành tại địa phương để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất (tại trại bò Ba Tri – Bến Tre họ thường dùng vaccine keo phèn chùng P52 của công ty Navetco) . Lưu ý tiêm phòng cả vácxin lở mồm long móng, khi vận chuyển ở nơi khác về cần tiêm cả một số loại thuốc phòng ký sinh trung đường máu .
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò do vi khuẩn P. multocida gây ra. Bệnh thường mang tính địa phương do chỉ xay ra ở quy mô khu vực và song ta có thể bắt gặp bệnh ở khắp nơi trên đất nước ta, đặc biệt là ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thời tiết thay đổi, gió mùa.
Bệnh phát quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9. Trâu, bò có thể bị cảm nhiễm, trâu nhạy cảm với vi khuẩn hơn bò . Nguồn bệnh lây lan chủ yếu là từ những con vật trong chuồng, song bệnh chỉ tấn cong khi cơ thể của con vật suy yếu do thời tiết, do làm việc nặng, do không quen với điều kiên môi trường thay đổi.
Trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh cần lưu ý các triệu chứng bò hai lưỡi, sưng hạch, hầu, thủy thủng,.. nếu có điều kiện cần thực hiện các biện pháp xét kiệm vi sinh để có được kết quả chần đoán chính xác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò, bài giảng Bệnh Truyền Nhiễm 2011 – giáo viên Lữ Ngọc Thảo, trang 50-53.
2. Xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella Multocida gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Cao Bằng và lựa chọn vaccine phòng bệnh, luận văn thạc sĩ Đặng Ngọc Lương, trang 5 – 10.
3. Nghiên cứu xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn P. multocida trong bệnh tụ huyết trùng trâu bò tại Hà Giang
4. Chữa bệnh tụ huyết trùng cho trâu bò
5. Một số kinh nghiệm trong phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG 2
2.1 LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH LÝ 2
2.2 TRUYỀN NHIỄM HỌC 4
2.2.1 Mầm bệnh 4
2.2.2 Loàn vật mắc bệnh 7
2.2.3 Cơ chế lây lan 8
2.2.4 Cơ chế gây bệnh 9
2.2.5 Tuổi mắc bệnh 9
2.3 TRIỆU CHỨNG 9
2.3.1 Thể quá cấp 10
2.3.2 Thể cấp tính 10
2.3.3 Thể mãn tính 11
2.4 BỆNH TÍCH 11
2.4.1 Bệnh tích đặc trưng 11
2.4.2 Bệnh tích chung 12
2.4.3 Bệnh tích ở từng cơ quan 12
2.5 CHẤN ĐOÁN 15
2.5.1 Các phương pháp chẩn đoán 15
2.5.2 Chẩn đoán phân biệt 16
2.6 ĐIỀU TRỊ 16
2.7 PHÒNG BỆNH 19
2.7.1 Vệ sinh phòng bệnh 19
2.7.2 Vaccin phòng bệnh 20
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 Vi khuẩn P. multocida 4
Hình 2 Vi khuẩn P. multocida và các tế bào 5
Hình 3 Vi khuẩn P. multocida trong môi trường thạch máu 6
Hình 4 Bò bị tụ huyết trùng hầu họng sưng to chảy nước dãi 11
Hình 5 Phổi bị xuất huyết, gan hóa, màu tím sen 12
Hình 6 Vùng hầu của bò bị tụ huyết trùng 13
Hình 7 Viêm dính màng phổi vào thành ngực 14
Hình 8 Cơ tim mềm nhão, tụ máu, xuất huyết 14
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_benh_tu_huyet_trau_bo.doc