Bàn về việc sử dụng màu sắc nhằm nâng cao hiêụ quả quảng cáo cho sản phẩm may mặc ở Việt Nam

Sinh viên: Đặng Văn Tâm Lời nói đầu: Nói đến màu sắc thường làm cho người ta nghĩ đến mằu sắc nghệ thuật trong hội hoạ. Nó làm tôn vinh hay làm những tác phẩm nghệ thuật trở nên sinh động hơn. Nhưng không phải màu sắc nó chỉ có tác dụng như vậy mà nó có tác dụng rất nhiều trong các tất cả các lĩnh vực khác nữa và nó luôn luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo nói chung và quảng cáo hàng may mặc nói riêng, không dám nói là nó quýêt định tất cả đến sự thành công của

doc27 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bàn về việc sử dụng màu sắc nhằm nâng cao hiêụ quả quảng cáo cho sản phẩm may mặc ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản phẩm may mặc. Nhưng sự thành công của màu sắc đối với quảng cáo hàng may mặc nó góp phần rất lớn đối với sự thành đạt của nghành may mặc. Cho dù có truyền tải thông điệp quảng cáo trên phương tiện nào đi chăng nữa. Cho nên khi sử dụng màu sắc trong quảng cáo sản phẩm may mặc các công ty cũng như các nhà làm quảng cáo phải nghiên cứu một cách cẩn thận không được sử dụng tuỳ ý, vô thức trong lĩnh vực quảng cáo được. Hiểu được vấn đề trên nó rất quan trọng nên em đã chọn đề tài "Bàn về việc sử dụng màu sắc nhằm nâng cao hiêụ quả quảng cáo cho sản phẩm may mặc ở Việt Nam”. Đề tài này em muốn đề cập đến cách nhìn nhận, sử dụng màu sắc để quảng cáo sản phẩm may mặc sao cho phù hợp?. Màu sắc nó ảnh đến sản phẩm quảng cáo sản phẩm may mặc như thế nào?. Đề tài này đã nêu nên những thành công và những hạn chế của nó. Từ đó em cũng nêu ra những biện pháp nâng việc sử dụng màu sắc trong quảng cáo sản phẩm may mặc góp phần nhỏ của mình để đưa nghành may mặc của nước nhà phát triển hơn. Để hoàn thành đề tài này, em đã tìm tòi tham khảo rất nhiều tài liệu và lắng nghe sự hướng dẫn tận tình của thầy Cao Tiến Cường và cô Phạm Thanh Thuỷ cùng tất cả bạn bè. Nhưng chắc chắn trong bài viết này có rất nhiều sai sót và đôi chỗ làm thầy cô khó hiểu. Vì vậy em mong được đón nhận sự phê bình của các thầy cô về bài viết này. Để những bài viết sau em hoàn thành tốt hơn. Một lần nữa em xin cảm ớn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Cao Tiến Cường và coo Phạm Thanh Thuỷ các cùng các bạn đã giúp em hoàn thành bài viết này. Chương I: khoa học màu sắc trong quảng cáo I. Tổng quan về màu sắc ánh sáng và màu sắc. Để hiểu được quá trình tái tạo màu sắc, điều cần thiết đầu tiên là phải có được một sự đánh giá đúng mức về hiện tượng màu sắc. Để làm sáng tỏ điều này, chúng ta cần phải xem xét bản chất của ánh sáng, nếu không có nó, màu sắc sẽ không tồn tại. ánh sáng là năng lượng phát xạ mà mắt thường của con người có thể thấy được. Theo mục đích của phần thảo luận này chúng ta giả sử ánh sáng di chuyển theo chuyển động sóng, với màu sắc của ánh sáng biến thiên theo độ dài của bước sóng. Bước sóng có thể được đo đạc và sắp xếp với các dạng khác của năng lượng trên quang phổ năng lượng hoặc điện từ. Dải quang phổ điện từ được sắp xếp từ sóng cực ngán của tia gamma được phát ra bởi các vật liệu phóng xạ nhất định cho đến các sóng vô tuyến. Những sóng dài nhất có thể đến hàng dăm. ánh sáng khả kiến-vùng quang phổ có thể thấy được – có bước sóng từ 400 đến 700 nm (hàng triệu của mm). Dưới 400nm là các tia cực tím vốn rất quan trọng khi làm việc với các chất liệu huỳnh quang. Mốt số vật liệu hấp thụ sự bức xạ của tia cực tím vốn không nhìn thấy được và phát ra phóng xạ là một phần của vùng quang phổ thấy được trên 700nm là các tia hồng ngoại vốn có rất nhiều trong các loại kỹ thuật nhiếp ảnh Các vùng quang phổ thấy được xuất hiện trong tự nhiên như cầu vồng, nó có thể được tạo ra một cách dẽ dàng trong phòng thí nghiệm hoặc trong phòng học bằng cách cho một tia sáng hẹp của ánh sáng trắng qua một lăng kính thủy tinh. Vùng quang phổ xuất hiện được chia thành 3 mảnh màu = Blue, Green và Red nhưng thật ra nó được tạo thành từ rất nhiều màu với những sự biến thiên cực nhỏ tư 400nm đến 700nm. Các màu trong quang phổ về mặt lý tính là các màu thuần khiết. Sự phân tích ánh sáng trắng thành quang phổ có thể nhìn thấy được và sự tái kết hợp của quang phổ để tạo thành ánh sáng trắng lần đầu tiên được nhà bác học nổi tiếng người anh Isaac Newton chứng minh và tường trình vào năm 1704. Lý do mà một quang phổ có thể được hình thành bằng cách đưa ánh sáng trắng qua một lăng kính có liên quan đến sự khúc xạ ánh sáng khi no đi từ môi trường này (không khí) sang môi trường khác (thủy tinh). Lăng kính làm khúc xạ tia sáng có các bước sóng ngắn nhiều hơn tia sáng có bước sóng dài vì thế đã lan tỏa tia sáng thành quan phổ có thể nhìn thấy được (như hình minh họa). Các giọt nước mưa cũng đóng vai trò tương tự như một lăng kính khi những tia sáng hẹp của ánh nắng mặt trời đi xuyên qua các đám mây để hình thành một cầu vồng vì những tia sáng bị khúc xạ bởi hơi nước trong không khí. A. Tổng hợp màu cộng. Khi các bước sóng của ánh sáng được kết hợp lại theo những tỉ lệ không bằng nhau, thì chúng ta cảm nhận được các màu mới. Đây là nền tảng của qui trình tái tạo màu cộng. Các màu sơ cấp (Primary colors) của quá trình này là ánh sáng màu Red Blue, Green. Ngoài 3 màu này, các màu thứ cấp cũng có thể được tạo ra bằng cách cộng bất kỳ 2 màu sơ cấp nào đó lại với nhau: Red kết hợp với màu Green cho ra vàng, Red kết hợp với Green cho ra màu Cyan. Sự hiện diện của tất cả 3 màu sẽ cho ra màu trắng và khi thiếu cả 3 màu này sẽ tạo ra màu đen. Red+Green=Vàng Red+Blue=Magenta Green+blue=Cyan Red+Green+Blue= Trắng Thay đổi cường độ của bất kỳ màu nào hoặc tất cả 3 màu sơ cấp sẽ tạo ra tất cả các màu có trên giải quang phổ thấy được. Đây là nguyên tắc của truyền hình màu có thể được quan sát bằng cách kiểm tra việc ghép màu Red, Green, Blue trên màn hình bằng một kính phóng đại Nhược điểm của hệ thống tái tạo màu cộng là nó cần được rọi sáng ở cường độ cao để tạo ra các tia trắng và các màu ở một độ sáng chấp nhận được. B. tổng hợp màu trừ. Những hạn chế của quá trình tổng hợp màu cộng có thể được khắc phục bằng quá trình tổng hợp màu trừ. Hệ thống tổng hợp màu cộng bắt đầu bằng màu đen (một màn hình tivi tróng chẳng hạn và cộng màu Red, Green, Blue để có được màu trắng. Ngược lại hệ thống tổng hợp màu trừ bắt đầu với màu trắng (chẳng hạn một tờ giấy trắng được chiếu bằng ánh sáng trắng) và trừ màu Red, Green, Blue được thực hiện bằng cách sử dụng các màu nghịch của chúng. Nghịch với màu Red là màu Cyan được tào thành bởi màu Blue và Green, đối với màu Green là màu Magrenta được tạo thành từ màu Red và màu Red và Blue. Đối với màu Blue là màu vàng được tạo thành từ màu Green và Red. Các màu đạt được bằng cách loại bỏ ánh sáng trắng khỏi tờ giấy trắng (vốn gồm màu Red, Green và Blue). Ví dụ kết hợp màu vàng (trừ màu Blue) với Cyan (trừ đỏ) sẽ cho ra màu xanh lục. Bảng sau đây sẽ cho thấy những sự kết hợp khả dĩ: Trắng+Yellow+Cyan=Green Trắng+Magenta+Cyan=Blue Trắng+magenta+yellow=Red Trắng+Yellow=yellow Trắng+Magenta=magenta Trắng+Cyan=Cyan Trắng+Yellow+magenta+Cyan=Black nguyên tắc tổng hợp màu trừ được sử dụng cho kỹ thuật nhiếp ảnh màu hiện đại nhất và tất cả các qưúa trình in màu. thuyết nhìn màu của một số tác giả A. lý thuyết young-helmholtz Lý thuyết về sự cảm nhận màu sắc này đôi khi còn gọi là lý thuyết võng mạc (Rentinal approach) hoặc lý thuyết bộ phận (Compnent theory). Thomas Young là người đầu tiên phát triển lý thuyết này vào thế kỷ 19, sau đó H.L.F. von Helmholtz củng cố lại. Lý thuyết này thừa nhận sự hiện hữu của ba loại tế bào cảm nhận trong võng mạc, chúng lần lượt bị kích thích bởi ánh sáng màu RED, Blue và Green, những tế bào cảm nhận này được nối trực tiếp đến não bộ để tạo ra các tín hiệu màu Red, Blue, Green tỉ lệ với màu sắc của ánh sáng chiếu đến võng mạc. minh họa kèm theo cho thấy mối quan hệ này. Các thí nghiệm đã cho thấy rằng các tế bào cảm nhận hình nón trong mắt thực có những phản ứng màu sắc khác nhau. Tuy nhiên đó không chỉ là những phản ứng màu Red, Blue và Green mà có khuynh hướng rộng hơn nhiều so với lý thuyết Young Helmholtz nêu ra. Lý thuyết này không đưa ra một lời giải thích đủ sức thuyết phục cho sự cảm nhận màu sắc dị biệt, cũng không giải thích thỏa đáng việc chúng ta cảm nhận những màu sắc đặc biệt nào đó như thế nào chẳng hạn màu vàng quang phổ. B. lý thuyết hering Ewald Hering đã phát triển lý thuyết về sự cảm nhận màu sắc vào những năm 1870. Lý thuyết này được gọi là lý thuyết đối nghịch. Lý thuyết này cho rằng ba loại tế bào cảm nhận màu sắc trong võng mạc có những phản ứng hoặc tính nhạy cảm đối lập nhau. Nghĩa là một tế bào cảm nhận nhạy với màu Red và màu Green, một nhạy với màu Blue và màu vàng và loại tế bào thứ ba nhạy với màu trắng và màu đen. Trước khi xẩy ra quá trình đồng hóa hoặc dị hóa, thí dụ như vùng Red hoặc vùng Green của tế bào thu nhận tín hiệu Red-green gởi tín hiệu đến não bộ. Tín hiệu này đại diện cho tính chất Red hoặc Green của ánh sáng đến võng mạc. quá trình này được gọi là đối nghịch vì không thể có màu Green ngả Red hoặc vàng ngả Blue, vì thế các màu này phải đối nghịch với nhau. Các tế bào cảm nhận trắng-đen hoạt động hơi khác biệt (có thể có màu đen hơi trắng hoặc màu xám). hiệu ứng tương phản liên tục tạo ra màu đen. Nghĩa là một vùng tối gần một vùng trắng sẽ có khuynh hướng tạo ra màu đen vì những tế bào cảm nhận trắng đen vì những tế bào cảm nhận trắng đen trong vùng trắng sẽ gây ra hiệu ứng đối nghịch lên những tế bào cảm nhận tượng tự trên những phần lân cân của võng mạc. Minh họa kèm theo tóm tắt lý thuyết cảm nhận màu sắc Hering. Chưa có bằng chứng nào cho thấy có bất kỳ một chất nào có thể tạo ra hiệu ứng tách biệt nhau bằng quá trình đồng hóa và dị hóa. Các tế bào lưỡng cực kết nối vào các tế bào hình nón tạo ra các tín hiệu đối lập, nhưng cũng không có bằng chứng nào đáng tin cậy chứng minh rằng cơ chế này sẽ chi phối tất cả các hiện tượng cảm nhận màu sắc. cụ thể là lý thuyết này không thể giải thích được hại loại khác nhau của chứng mù màu Red-Green. Lý thuyết Hering cho rằng hai loại này là một. C. Lý thuyết quá trình đối nghịch Lý thuyết này còn được gọi là lý thuyết vùng (Zone theory) hoặc lý thuyết Hurvich-jameson. (Leo.M. hurvich và Dorothea Jaméon). Lý thuyết này kết hợp các yếu tố của lý thuyết Young-Helmholtz và lý thuyết Hering. Ba tế bào phản ứng riêng lẻ hình nón trong lý thuyết Yung – Helmholtz được kết hợp trong mô hình này. Các phản ứng của mỗi tế bào hình nón này rất rộng, tuy nhiên chỉ có những đỉnh điểm tại các bước sóng 450nm, 530nm và 560nm. Vì thế thay vì gọi chúng là các điểm tiếp nhận màu Red – Green – Blue, hay gọi chính xác hơn là các tiếp nhận các bước sóng ngắn, trung bình và dài. ý tưởng đối lập trong lý thuyết Hering được kết hợp lại ở cấp độ tế bào thần kinh. Một số tế bào thần kinh luôn luôn ở trong tình trạng hoạt động dù không có sự kích thích. Nếu được kích thích thì tần số rung động của chúng tăng lên và nếu ngừng kích thích thì tần số rung sẽ giảm. Vì thế hai loại thông tin đối lập nhau có thể được truyền dẫn bởi một dây thần kinh. Người ta cho rằng các tế bào hạch hoạt động như các tế bào đối lập (mỗi tế bào hạch được nối với ba tế bào hình nón). Lý thuyết qui trình đối lập đã có những giải thích đáng tin cậy cho sự cảm nhận màu sắc không bình thường cũng như các dư ảnh âm và sư tương phẩn đồng thời. Các yếu tố như tương phản màu đồng thời và tương phản biên diễn tả một khía cạnh khác của sự cảm nhận màu vốn rất quan trọng đối với sự phục chế màu. Tương quan màu đồng thời là một phản ứng xẩy ra khi các màu giống nhau có vẻ khác nhau khi chúng có các màu viền khác nhau. Tương phản màu biên xẩy ra khi hai tông gặp nhau để có độ tương phản cao hơn ở biên. Lời giải thích cho những phản ứng này bắt đầu từ thực tế là võng mạc được tạo thành bởi các nhóm tế bào có cùng đặc tính được gọi là các vùng cảm nhân. Các vùng này có kích thước thay đổi, những vùng gần vùng trung tâm bằng khoảng 1/20 kích thước của những vùng nằm ở rìa mắt. lý thuyết về quy trình đối lập của sự cảm nhận màu sắc cho rằng tạo thành những ảnh hưởng tương phổ đơn phương. Do đó trung tâm của vùng tiếp nhận có thể cảm nhận màu Red, trong khi vùng biên có thể ghi nhận màu Green, nên nếu màu Red này bao quanh một chấm màu Green thì chấm này trông sẽ mạnh mẽ hơn một chấm tương tự nhưng trên nền trung tính bởi vì ảnh hưởng của màu Red mạnh hơn ảnh hưởng của màu Green. Những loại tác động tương hỗ như thế cũng được đưa ra để giải thích sự thay đổi rõ ràng về mật độ tại các biên của hai tông màu xám kề cận nhau. II. Cảm nhận màu sắc dưới tác động văn hóa Màu sắc không chỉ đơn giản là một hiện tượng vật lý lệ thuộc vào mỗi vật nguồn chiếu sáng. Nó nhất thiết phải là sự phức tạp có thể thấy được bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm sinh lý, có thể làm cho sự cảm nhận của người này hơi khác với người kia. Tuy nhiên, sự cảm nhận về màu sắc của mỗi người còn có sự tác động rất lớn của nền văn hoá mà anh ta đang chịu ảnh hưởng. Màu sắc tác động đến tâm tư tình cảm của mỗi con người, cụ thể như màu sắc sáng, tươi tạo cảm giác dễ chịu, màu tối sẫm trông u buồn. Tác dụng của nhiều màu sắc khác nữa cần được nhận dạng cho thật đầy đủ, chính xác. Ví dụ như ở phương Tây và Mỹ người ta quan niệm màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, trong trắng và sạch sẽ nên cô dâu mặc đồ trắng. Phương Đông trong đó có Việt Nam thì coi màu trắng như sự thất bại, chết chóc và lạnh gía nên nhà nào có ma chay thì mới mặc đồ tang trắng mỏng, người chết được liệm bằng vải trắng. Ngày nay cô dâu mặc đồ trắng trong ngày cưới là do bị ảnh hưởng của phương Tây. Như vậy, chúng ta có thể phân tích tác động của văn hoá Việt Nam tới sự cảm nhận về màu sắn của mỗi người như sau. Đỏ Màu đỏ tượng trưng cho nhiều may mắn và hạnh phúc, đỏ là chỉ sức mạnh, có danh vọng. Theo truyền thống, cô dâu mặc áo cưới màu đỏ thắm, ngày tết cho tiền đựng trong bao lì xì màu đỏ. Theo quan niệm xưa, khi mặt trời ló dạng ở đường chân trời, là lúc bình minh lên, đây là thời khắc đẹp nhất trong ngày và màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh của đất trời. Người Việt nam quan niệm về màu đỏ cũng khá phức tạp, nếu là màu đỏ tươi thì nó không được coi trọng vì nó thể hiện sự trơ tráo, không chung thuỷ. Xong nếu là màu đỏ sẫm lại được người Việt nam rất coi trọng vì nó là màu lá quốc kỳ Việt nam, biểu tượng cho ý chí cách mạng. Các bằng cấp, chứng chỉ nếu là đỏ sẫm hoặc là màu đỏ tía thì chứng tỏ chủ nhân của nó đã học tập và nghiện cứu với kết quả xuất sắc. Vàng Do màu vàng thuộc hành thổ trong âm dương ngũ hành, là màu của trung tâm đất trời. Nên màu vàng tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực, vì thế các vua chúa và các công tử ngày xưa đã chiếm lấy màu vàng cho riêng mình, các đồ vật dụng của họ đều được trang trí bằng màu vàng. Ngày nay tại trụ sở của các cơ quan chính quyến nhà nước đều được sơn màu vàng cho ngôi nhà, điều này nhằm để tạo sự uy nghiêm và sức mạnh của quyền lực. Tuy nhiên, nếu là màu vàng thuần khiết thì không được người Việt nam tôn trọng lằm vì nó gắn liền với sự tàn lụi của mùa thu. Màu đen Quan niệm về màu đen của người Việt nam và các dân tộc khác trên thế giới là khá giống nhau. Theo đúng nghĩa tên gọi của màu đen hoặc các vật thể có màu sẫm tối, nó tạo cảm giác sâu thẩm, thâm trầm cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Màu đen là biểu hiện của sự không tốt lành, tang tóc và tội ác. Tuy nhiên ngày nay , trong một số trường hợp màu đen còn biểu hiện sự sang trọng và quý phái. Màu xanh lá cây Đây là màu chỉ sự tươi tốt của cây rừng, tượng trưng cho mùa xuân, hy vọng, màu của hoà bình và tuổi trẻ. Một đặc tính rất quan trọng của màu xanh lá cây là nó tạo ra một cảm giác thư giãn và thoải mái đầu óc. Màu này rất tốt cho những người làm công việc căng thẳng trí óc, nên họ thường tìm cho mình những khoảng không gian của mùa xuân để ngắm và thư giãn. Màu nâu Màu này gợi nên cảm giác nặng nề, xong nó còn để chỉ một lập trường kiên định, không thay đổi, màu nâu còn tượng trưng cho sự bền bỉ, chắc chắn nên ở châu Âu, người ta thường sơn ngôi nhà bằng màu nâu để gợi một ý tưởng xa xôi, tồn tại về lâu về dài. Màu này cũng hợp với người cao tuổi, nó trông cũng lịch sự, phong nhã. Người Việt nam coi màu nâu là màu của sự giản dị, sạch sẽ, uyên bác. Màu hồng Màu này tượng trưng cho tình ái, tâm tư trong sáng, niềm vui, sung sướng, lãng mạn và mơ mộng. Những người đang yêu thường hay sử dụng màu này để thể hiện với người bạn tình của mình. Phòng ngủ của những cặp vợ chồng mới cưới cũng sử dụng màu hồng cho những vật dụng như chăn, gối, ga chải… Một số màu khác như: màu lục tượng trưng cho sự thanh bình, hy vọng và tươi tốt. Màu lục cũng thuộc vào hành thổ trong âm dương ngũ hành nên nó còn tượng trưng cho mùa xuân, đất tốt cây cỏ luôn xanh tươi. Màu tía cũng tượng trưng cho điềm lành, màu mà cũng được nhiều người tôn sùng, một màu may mắn hơn màu đỏ. Còn màu da cam, đây là màu phối hợp giữa màu đỏ và vàng, nó chỉ điều lành, được hưởng cuộc sống yên vui , có nhiều quyền hành. Màu hoa anh đào là màu rất gợi cảm, cũng là màu của tình yêu, nhưng màu anh đào chỉ hợp với những người còn sống độc thân, bởi nó rất quyến rũ và gợi tình người khác giới. Màu này không hợp với những người đã có gia đình vì nó dễ gây ra ngoại tình. III. vai trò của màu sắc trong quảng cáo Thực trạng về sử dụng màu của các nhà thiết kế quảng cáo. Thực tế màu sắc nó nói lên nhiều về sản phẩm quảng cáo, điều đó đã làm cho các nhà thiết kế quảng cáo phải đi sâu và tìm hiểu cặn kẽ các yếu tố của màu sắc để có thể đưa ra sự nổi bật đặc trưng của sản phẩm cũng như biểu tượng của công ty. Những nhà thiết kế cố gắng làm cho màu sắc của sản phẩm tác động đến đối tượng nhận tin thông qua bộ não. Họ đã kết hợp được những gam màu lại với nhau có sự hài hoà. Chính vì thế trong mỗi phương tiện quảng cáo riêng biệt họ đã có những cách sử dụng màu sắc khác nhau để có thể đạt được những chương trình quảng cáo tốt nhất. Cụ thể xét về quảng cáo trên truyền hình, cùng với sự phát triển của thông tin đại chúng hiện nay, truyền hình đã có vị trí trung tâm, trọng yếu trong cơ cấu truyền thông đại chúng. Nó đã trở thành phương tiện cần thiết cho mọi gia đình. Hầu như ngày nay ai cũng xem truyền hình một cách đều đặn, dù ở lứa tuổi nào, địa vị xã hội nào. Truyền hình là phương tiện truyền tải thông tin có khả năng xâm nhập vào mọi thị trường khác nhau, mọi khách hàng khác nhau. Truyền hình có thể gây chú ý tới tất cả mọi người, không kể tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập, trình độ văn hoá…Chính vì vậy các nhà thiết kế đã tận dụng được ưu điểm này, khai thác triệt để các yếu tố sử dụng màu cho sản phẩm quảng cáo vào trong truyền hình. Những sản phẩm quảng cáo có màu sắc phong phú đã được truyền hình gợi tả một cách sinh động, nêu nên đặc trưng cho sản phẩm: Chẳng hạn chương trình quảng cáo bia, các nhà thiết kế đã đưa màu vàng, chính màu vàng đặc trưng này đã giúp cho đối tượng cảm thấy bia được chưng cất từ những hạt lúa mỳ. Hay chương trình quảng cáo Cool-air hương vị bạc hà với màu xanh bạc hà, nó tạo cảm giác mát lạnh cho sản phẩm cho dù đối tượng chưa cần dùng đến sản phẩm…Bên cạnh đó quảng cáo trên truyền hình các nhà thiết kế đã tạo cho người xem một tâm lý thoả mái và thư giãn. Quảng cáo qua báo tạp trí, hiện nay báo trí đang là phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng rất rộng rãi và có hiệu quả. Nó không chỉ được coi như một phương quảng cáo chủ yếu mà còn được ưu tiên như một phương tiện quảng cáo công cộng. Quảng cáo qua báo trí có thể lựa chọn và có thể cung cấp thông tin rộng rãi. Báo trí vừa có tính chất toàn quốc vừa có tính chất địa phương, điều này đã tạo cho nó những ưu thế mà các phương tiện khác không có được. Chính vì thế ngày nay báo trí đã được coi là phương tiện truyền tải thông điệp quảng cáo nhiều màu hết sức hữu hiệu, các nhà thiết kế đã chọn lọc màu sắc cho từng loại, chỗ nào cần sử dụng ít màu, chỗ nào cần sử dụng ít màu. Các nhà thiết kế quảng cáo đã hiểu rằng không phải tất cả những chương trình quảng cáo một sản phẩm nào đó cũng có rất nhiều màu là thành công. Có khi chỉ cần hai màu đen trắng cũng có thể làm nổi bật lên sản phẩm (quảng cáo trên báo). 2. Vai trò đối với những người có nhu cầu quảng cáo. Trong thực tế có rất nhiều trong số họ có khái niệm sơ sài về màu sắc trong quảng cáo, họ cũng chỉ như đối tượng nhận tin. Tức là họ chỉ biết cảm nhận cái đã được tạo từ các nhà thiết kế mà không biết nó đã được làm thế nào. Nhưng khác đối tượng nhận tin ở chỗ họ đã giao phó toàn bộ những công việc này cho các nhà thiết kế quảng cáo, đôi khi họ cũng chỉ có một chút ít tác động đối với các nhà thiết kế. Dẫn đến họ thường bị động trong việc tạo màu sắc đặc trưng cho sản phẩm của công ty mình khi đưa ra quảng cáo. Tuy nhiên cũng có một số người có nhu cầu quảng cáo, họ đã nêu ra được ý tưởng cho sản phẩm của họ. 3. Vai trò đối nhận thức của đối tượng nhận tin. Cách duy nhất để khán giả tiếp cận những thông tin trong mục quảng cáo là sự nhận thức. Nhận thức là quá trình chú ý, tiếp nhận thông tin ở một chừng mực nào đó và sau đó diễn dịch thông điệp vừa nhận được. Sự tiếp nhận thông tin ở đây là tiếp nhận qua từ ngữ, hình ảnh, lời thoại,màu sắc…nhưng ở đây ta đề cập sự tiếp nhận màu sắc của của một chương trình quảng cáo. Sự tiếp nhận có thể sẽ được diễn dịch đúng đắn (đúng theo sự mong đợi của doanh nghiệp). Tuy các nhà thiết kế đã cố gắng đưa màu sắc cho sản phẩm quảng cáo sinh động diễn tả được sản phẩm, thực tế đối tượng nhận tin có người hiểu được màu sắc nói nên ý nghĩa của sản phẩm, nhưng vẫn vòn rất nhiều người không nhận thức được màu sắc của chương trình quảng cáo họ hiểu sai lệch, nhầm sang một ý đồ khác. Quá trình nhận thức khởi đầu bằng thông điệp quảng cáo, đó là lý do tại sao doanh nghiệp đã chi hàng triệu đôla để chen quảng cáo vào những chương trình tivi phù hợp với khán giả tiềm năng, những chương trình quảng cáo màu sắc hết sức sinh động, bắt mắt. Có những kênh thông tin mà người ta chủ động tránh né như trên truyền hình chẳng hạn, người xem có thể bỏ đi nơi khác khi tivi đến chương trình quảng cáo hoặc chuyển sang các chương trình khác, nhưng họ rất khó lòng không dán mắt vào các bảng quảng cáo ngoài trời mỗi khi đi qua một đoạn đường nào đó. Thực tế cho thấy đối tượng nhận tin ngày nay thường có những khuynh hướng sau. Người xem có khuynh hướng đơn giản hoá những thông tin trên quảng cáo. Điều này cho thấy những quảng cáo qua phức tạp, khó hiểu, khó liên kết là những quảng cáo đễ bị nhầm nhất, có những quảng cáo xem xong vẫn chưa biết là quảng cáo cái gì. Người xem có khuynh hướng tập chung vào tình huống duy nhất gọi là chủ đề phần còn lại gọi là nền thường bị lãng quên. Chủ đề quảng cáo là các sản phẩm còn các khung cảnh, con người xung quanh là nền. Có những quảng cáo quá chú ý tới mô tả phần nền làm cho người xem không chú ý hay quên phần chủ đề. Người xem có khuynh hướng liên tưởng sản phẩm với những gì gần gũi với mình về mặt vật chất. Ví dụ một sản phẩm quảng cáo ngay sau chương trình tin thế có thể có hiệu ứng không lường trước được nếu như trong chương trình đó có cảnh tai nạn, chết chóc hay nhữn tin xấu. Người xem có khuynh hướng tự mình suy diễn để đi đến kết luận riêng nếu như quảng cáo có kết thúc mở (một hình thức kết do người xem tự tưởng tượng ra). Có thể họ tự đặt ra thêm một câu tiếp theo cho lời quảng cáo hoặc tự hỏi bỏ ngỏ câu này là gì, hay tự nảy ra một hình ảnh nào đó tiếp theo hình ảnh họ vừa xem trong phim quảng cáo hoặc tự hát theo giai điệu chưa kết thúc…Việc nhận thức này làm cho người xem tự nhận thức được sản phẩm tốt hơn. Bởi vì đối tượng nhận tin là tất cả mọi người từ nam nữ, trẻ già nên có rất nhiều cách cảm nhận khác nhau về màu sắc của sản phẩm được quảng cáo. Nhưng để nói về nó thì ta phải chia theo từng độ tuổi. Tuổi thiếu nhi, màu sắc đã được hình thành nhưng chúng chỉ được dựa theo cảm tính. Nên chúng thường cảm nhận sản phẩm quảng cáo phải có nhiều màu sắc phong phú. Tuổi thanh niên, theo như nghiên cứu hành vi, ở độ tuổi này họ ưa hoạt động, không muốn bị ràng buộc trong một khuôn khổ nhất định nào. Chính vì vậy hành vi của họ rất thất thường nên màu sắc của họ thay đổi bất cư lúc nào. Nó thay đổi theo mùa vụ, và họ luôn chạy theo mốt, cho nên màu sắc sản phẩm của họ cần phải có sự mạnh mẽ. Điều đó cần từ nhà thiết kế phải luôn cho ra đời các màu sắc mới mẻ, trẻ trung, sôi động trong sản phẩm luôn đi theo họ. Tuổi trung niên, đây là một lứa tuổi ổn định về tâm lý nên hành vi tiêu dùng của họ cũng ổn đinh, họ không ưa thích sự thay đổi nhiều mà cái họ cần lúc này là màu sắc cần phải tôn vinh địa vị cuả họ và họ cũng cần nữa ở màu sắc phải mang lại cho họ sự trẻ trung. Người cao tuổi rất khắt khe trong việc lựa chọn màu sắc. Và màu sắc của sản phẩm đối với họ phải có tính giáo dục cao. Chương II: Thực trạng sử dụng màu sắc trong quảng cáo sản phẩm may mặc ở Việt Nam 1. Sơ lược về thị trường thời trang may mặc ở Việt Nam hiện nay. Dệt và may mặc Việt nam hiện nay đang được coi là một trong những nghành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Bởi nghành này đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế và xã hội cho đất nước như giải quyết công ăn việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia… nên cũng được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng, quan tâm đầu tư và khuyến khích phát triển. Nhất là việc đổi mới, nâng cấp công nghệ, nâng cao tay nghề công nhân và trình độ quản lý của cán bộ nhằm đưa nghành dệt may Việt nam phát triển ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới. Vì vậy mà từ những năm đầu thập niên 90 trở lại đây tổng sản lượng của nghành đã không ngứng tăng lên. cụ thể là: Bảng 1. Sản lượng sản phẩm công nghiệp chủ yếu Tên sản phẩm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1998 2000 Sơ bộ 2001 Vải lụa (triệu m) 280 272 215 226 263 285 299 315 322 356 379 Quần áo dệt kim (tr cái) 26,1 18,0 31,4 28,7 30,2 25,3 25,1, 29,4 34,5 45,8 47.7 Quần áo may sẵn (tr cái) 106,1 104,4 90,9 121,0 172,9 207,0 302,2 275,0 304,4 339,2 351,4 Theo số liệu của Thời báo Kinh tế Việt nam (VietNam Economic Times) kinh tế năm 2001- 2002 tr51. Cùng với việc mở cửa nền kinh tế với phương châm "Việt nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới" và "hợp tác hai bên cùng có lợi" đã tạo điều kiện rất tốt cho nghành dệt may Việt nam vươn ra thị trường quốc tế. Do đó, tổng kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may kể từ năm 1991 đến nay đã tăng lên đáng kể. Cụ thể là: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu hàng dệt may (triệu USD) 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 117 190 239 476 850 1.150 1.503 1.450 1.747 1.892 2.000 Thời báo Kinh tế Việt nam - Kinh tế 2001 - 2002, tr52 Bảng.2 EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất của hàng dệt may Việt nam. Tổng kim nghạch xuất khẩu sang EU đã liên tục tăng trong suốt từ năm 1994 trở lại đây. Số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy rõ điều này : Năm Xất khẩu vào EU (triệu USD) 1994 289 1995 355 1996 428 1997 400 1998 546 1999 605 2000 650 Trích Kinh tế và Dự báo số 2/2002, tr14 Bảng. 3 Trong 6 tháng đầu năm 2002 hàng dệt may đã có gía trị xuất khẩu lớn đứng hàng thứ hai sau dầu thô và nó nằm trong top 5 mặt hàng xuất khẩu cao nhất Việt nam. Năm mặt hàng xuất khẩu cao nhất (sáu tháng đầu năm 2002 đơn vị triệu USD) Dầu thô Hàng dệt và may mặc Giày dép Thuỷ sản Gạo 1.482 990 877 816 343 Trích Thời báo kinh tế Sài Gòn số 29/2002 ra ngày 11/07/02, tr7. Như vậy, để đạt được vị thế như ngày hôm nay toàn nghành đã không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên về mọi mặt, trong đó không thể không kể tới các chiến lược quảng cáo và quan hệ công chúng của các doanh nghiệp trong nghành. Sự đúng đắn trong các chiến lược quảng cáo ở trong nước cũng như quốc tế của họ đã góp phần tạo nên những thành công của ngày hôm nay. Tuy những chiến dịch quảng cáo của họ không rầm rộ, không tốn kém như các chiến dịch quảng cáo của bia TIGER, HINIKEN, COCA - COLA hay nước giả khát quốc tế PEPSI cola… nhưng vì những thông điệp quảng cáo của Cty Dệt May Việt nam vừa nhằm đúng đối tượng nhận tin mục tiêu, vừa tạo ra nhu cầu cho họ, khuyến khích họ phải hành động ngay. Vì vậy, những chiến dịch quảng cáo đó đã mang lại hiệu quả rất cao trong kết quả sản xuất kinh doanh của ngành Dệt may Việt nam, điều này được thể hiện qua các số liệu thống kê ở trên. Hà Nội với số dân hiện nay đã lên tới trên 2,7 triệu người, cùng với mức thu nhập thuộc vào dạng cao nhất trong cả nước. Nên đây được coi là một thị trường rất lớn và đầy tiềm năng đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất cũng như kinh doan dịch vụ, đặc biệt là với nghành dệt may và thời trang. Bởi hiện nay, nhu cầu về làm đẹp của người dân Thủ đô rất cao và những đòi hỏi về bộ trang phục của mình cũng rất khắt khe, vì thế mà không có doanh nghiệp nào có thể kham nổi tất cả những nhu cầu đó của thị trường, mà họ phải tự phân chia ra từng khúc thị trường để phục vụ. Có như vậy họ mới có thể làm tốt những đòi hỏi của thị trường thí dụ như Cty TNHH Dệt Thái Tuấn đã xác định đối tượng phục vụ của mình là phụ nữ, nên Cty chuyên sản xuất các loại vải thời trang cao cấp như: Gấm, Phi, Lụa, Voan… Cty SX&DVXK Nguyễn Hoàng đã xác định đối tượng tiêu dùng của mình là trẻ em cho nên họ đã tập trung gia công sản xuất rất nhiều loại mặt hàng khác nhau để có thể đáp ứng một cách tốt nhất những khách hàng khó tính hiện nay. Ngoài ra, cũng còn rất nhiều các Cty khác như Cty May Nhà Bè, Cty May 10, Cty Dệt May Thành Công, Cty May Chiến Thắng, Cty May Việt Tiến, Cty An Phước… tất cả đều xác định đối tượng phục vụ riêng cho mình, nhìn chung đa phần họ đều nhắm vào khách hàng và người tiêu dùng mục tiêu là những người ở độ tuôỉ thanh niên và trung niên. Nhưng để khách hàng nhận biết được đâu là những sản phẩm của mình, các doanh nghiệp đã rất chú trọng tới khâu quảng cáo, tiếp thị và giới thiệu sản phẩm của mình và hình thức quảng cáo đã được các doanh nghiệp quan tâm, sử dụng nhiều nhất vẫn là quảng cáo trên các phương tiện in ấn. Thực trạng quảng cáo sản phẩm may mặc ở Việt Nam trong những năm qua Thời kỳ trước năm 90. Cũng như nhiều loại sản phẩm hàng tiêu dùng khác sản phẩm may mặc nó cũng có thời kỳ phát triển của nó. Trước những năm 90, khi mà đất nước ta còn khó khăn, nền kinh tế còn tự cấp tự túc. Người dân chỉ mơ có cuộc sống “ ăn no mặc ấm”. Tức là trong cách ăn mặc con người chỉ cần chắc và bền mà không cần quan tâm đến thẩm mĩ. Thực tế ở nước ta lúc đó cũng như tất cả các nghành công nghiệp khác, nghành công nghiệp may mặc chưa phát triển sản phẩm sản xuất ra còn thiếu và khó khăn nên chưa có gì để mà quảng cáo, để giới thiệu cũng vì những lí do sau: -Thời kỳ mà hàng hoá khan hiếm, các công ty làm ăn theo kiểu tự cung tự cấp. Nên một người mua được một bộ quần áo là may mắn lắm, họ không có cơ hội và thời gian lựa chọn. - Nghành quảng cáo còn rất xa lạ đối với người dân Việt Nam, quảng cáo lúc này còn rất ít và thiếu sức mạnh để các công ty dựa vào đó mà giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng b, Thời kỳ sau năm 90._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35406.doc
Tài liệu liên quan