Lời mở đầu
Nghề kiểm toán theo cơ chế thị trường ở Việt Nam vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ và đang mở ra nhiều cơ hội việc làm.Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay lĩnh vực kế toán-kiểm toán đang rất cần một đội ngũ nhân lực đông đảo với trình độ chuyên môn cao.Việc nước ta gia nhập WTO đã mở đường cho sự phát triển kinh tế hướng ra bên ngoài.Với sự xuất hiện của nhiều công ty lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới dạng công ty liên doanh,liên kết.Thêm vào đó là sự
31 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bàn về vấn đề nguồn nhân lực cho kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất hiện của các công ty tư nhân trong nước làm cho nền kinh tế trở nên đa dạng hơn.Nhu cầu kiểm tra báo cáo tài chính,tư vấn tài chính trở thành nhu cầu tất yếu của nền kinh tế.Nhu cầu này dẫn đến sự ra đời của hàng loạt công ty kiểm toán độc lập.Tuy nhiên so với tình hình thực tế thì hiện nay số lượng công ty kiểm toán vẫn còn quá ít so với yêu cầu đặt ra.Các công ty kiểm toán hoạt động có uy tín hiện nay vẫn là những công ty 100% vốn nước ngoài của big four thế giới.Các công ty trong nước tuy mới được thành lập nhưng cũng dần tạo chỗ dứng cho mình.Nhưng thực trạng hiện nay là sự thiếu hụt nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong ngành kiểm toán nói chung,kiểm toán độc lập nói riêng.
Là sinh viên năm cuối chuyên ngành kiểm toán đang chuẩn bị đi thực tập thì việc tìm hiểu về các công ty kiểm toán là rất quan trọng.Việc này giúp cho sinh viên có thể tìm được công việc phù hợp sau khi ra trường.Nhận thấy nguồn nhân lực của kiểm toán đang là một câu hỏi chưa có lời đáp em chọn đề tài cho đề án môn học “Bàn về vấn đề nguồn nhân lực cho kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay”Thông qua việc nghiên cứu về cơ hội việc làm tại các công ty kiểm toán độc lập là những thông tin cần thiết cho em khi năm học cuối sắp kết thúc.Là hành trang cho em khi tìm hiêủ về công việc cũng như cơ hội việc làm của bản thân em nói riêng và toàn bộ sinh viên năm cuối kiểm toán nói chung.
Được sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sỹ Phan Trung Kiên đã giúp em hoàn thành đề án môn học với nội dung chính gồm ba phần:
Phần 1: Khái quát về kiểm toán viên trong kiểm toán độc lập
Phần 2: Kiểm toán viên trong các tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Phần 3: Một số giải pháp cải thiện nguồn nhân lực kiểm toán viên hiện nay.
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Mục lục 3
Phần 1: Khái quát về kiểm toán viên trong kiểm toán độc lập 5
I.Tiêu chuẩn kiểm toán viên 5
1. Khái niệm về kiểm toán viên độc lập 5
2. Một số tiêu chuẩn về kiểm toán viên 6
3.Một số yêu cầu đối với kiểm toán viên 8
II. Đạo đức hành nghề và những hành vi nghiêm cấm đối với kiểm toán viên độc lập 11
1.Đạo đức hành nghề của kiểm toán viên 11
2.Những điều cấm với các kiêm toán viên 13
III. Điều kiên thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập 14
1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán độc lập 15
2. Hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập 15
Phần 2: Kiểm toán viên trong các tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam 17
I. Thực trạng nguồn nhân lực của kiểm toán độc lập ở Việt Nam 17
1. Nhu cầu thị trường lao động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập 17
2. Sự phát triển về số lượng các công ty kiểm toán độc lập kéo theo sự gia tăng số lượng kiểm toán viên 18
3. Sự khan hiếm trầm trọng kiểm toán viên trong các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam 21
4. Nguồn nhân lực yếu và mỏng 23
III. Đánh giá về triển vọng nghề nghiệp của một kiểm toán viên 23
Phần 3: Một số giải pháp cải thiện nguồn nhân lực kiểm toán viên độc lập hiện nay 27
I. Giải pháp mang tính lầu dài 27
1. Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập 27
2. Phát huy vai trò của hội nghề nghiệp 27
II. Giải pháp mang tính kịp thời 28
1. Nâng cao chất lượng đào tạo kế toán-kiểm toán tại các cơ sơ đào tạo phù hợp yêu cầu mới 27
2. Tạo cơ hội việc làm cho sinh viên vừa tốt nghiệp 28
3. Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm toán viên 29
Kết luận 31
Danh mục tài liệu tham khảo 32
Phần 1: Khái quát về kiểm toán viên trong kiểm toán độc lập
I. Tiêu chuẩn kiểm toán viên
1. Khái niệm về kiểm toán viên (KTV) độc lập
Nghề kiểm toán ở Việt Nam được xem là một nghề khá mới mẻ và rất nhiều triển vọng. Cùng với sự xuất hiện của các công ty kiểm toán là sự xuất hiện của các KTV.Vậy kiểm toán viên là ai?
Kiểm toán viên là chủ thể của các cuộc kiểm toán.KTV theo tiếng La tinh
có nghĩa là người nghe ,thu thập và xác nhận thông tin – người chịu trách nhiệm kiểm tra tình trạng tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của đơn vị,doanh nghiệp trong một thời hạn nhất định. Công việc của KTV chủ yếu là kiểm tra và phân tích các tài liệu kế toán để từ đó xác nhận tính trung thực của báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.Một số nhiệm vụ cụ thể :
+Kiểm tra chế độ thanh toán lương bổng cũng như các tài liệu kể toán khác có liên quan để có thể đưa ra một cái nhìn tổng thể về cơ cấu tỷ lệ lao động trong tổ chức,tổng quỹ lương các khoản nợ,tính tuân thủ pháp luật của chính sách nguồn nhân lực
+ Kiểm tra dữ liệu về tài sản,các khoản nợ phải trả,vốn góp,tiền dư doanh thu,chi phí,lợi nhuận
+ Kiểm tra tình hình sử dụng tái sản của đơn vị
+ Phân tích dữ liệu hàng tốn kho
+ Kiểm tra hệ thống báo cáo sổ sách,làm việc với cá nhân để xác minh tính trung thực của các số liệu cũng như tính tuân thủ của nó
+ Phân tích,thẩm định các báo cáo tài chính và các loại hố sơ,sổ sách khác bằng nghiệp vụ kế toán của mình
+ Báo cáo cấp trên biết về kết quả kiểm toán đồng thời đưa ra ý kiến của mình.
Một KTV lý tưởng được phác họa bằng những yêu cầu cụ thể sau:
Về kiến thức:
+ Tốt nghiệp đại học các ngành kế toán,kiểm toán,ngân hàng
+ Có kiến thức về lý thuyết kinh tế,các nguyên tắc kế toán,thị trường tài chính,ngân hàng cũng như khả năng phân tích các báo cáo dữ liệu kế toán
+ Có kiến thức về toán và thống kê
+ Có kiến thức về các nguyên tắc kinh doanh cũng như quản trị kinh doanh.
+ Có kiến thức về luật kinh doanh
Về kỹ năng:
+ Tư duy logic để tìm ra điểm mạnh,điểm yếu của các giải pháp,các kết luận
+ Khả năng diễn giải và thuyết phục cao
+ Khả năng lắng nghe,giao tiếp tốt
Về khả năng :
+ Nhận diện các chi tiết một cách nhanh chóng các vấn đề cần giải quyết
+ Hiểu và nắm vững các thông tin cần có đồng thời biết viết ra những ý tưởng chọn lọc của mình
+ Biết lắng nghe,biết truyền đạt ý tưởng thông tin đến đồng nghiệp của mình
Có thể nói nghề kiểm toán là nghề đòi hỏi khá cao đối với người lao động với rất nhiều tiêu chuẩn cũng như đạo đức nghề nghiệp.
2.Một số tiêu chuẩn về KTV
Để thực hiện được những nhiệm vụ của công việc thì nghề kiểm toán có những quy định rất cụ thể về KTV được quy định rất cụ thể trong các Nghị định của chính phủ về kiểm toán độc lập gồm ba nghị định : đầu tiên là Nghị định 07/CP,sau đó khi ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP còn có thêm Nghị định số 133/2005/NĐ-CP để bổ sung một số nội dung.Theo đó KTV phải có một số tiêu chuẩn sau:
+ Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam ,có đăng kí hành nghề tại một tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam
+ Có lý lịch rõ ràng,phẩm chất trung thực,liêm khiết,nắm vững luật pháp và chính sách,chế độ kinh tế, tài chính ,kế toán, thống kê của nhà nước,không có tiền án tiền sự
+ Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính,kế toán đã làm công tác tài chính kế toán từ 5 năm trở lên hoặc có 4 năm làm trợ lý KTV trong các doanh nghiệp kiểm toán.
+ Đã qua kỳ thi tuyển kiểm toán viên do Hội đồng thi cấp nhà nước tổ chức và được Bộ trưởng Bộ tài chính cấp chứng chỉ.
Điều kiện của KTV hành nghề :
+ Đối với người Việt Nam phải có lý lịch rõ ràng,phẩm chất trung thực,liêm khiết,nắm vững luật pháp và chính sách,chế độ kinh tế, tài chính ,kế toán, thống kê của nhà nước,không có tiền án tiền sự. Có hợp đồng lao động làm việc trong một doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và
hoạt động theo pháp luật Việt Nam
+ Đối với người nước ngoài phải Có đủ tiêu chuẩn kiểm toán viên,được phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên,có hợp đồng lao động làm việc trong một doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
+ Tại một thời điểm nhất định, kiểm toán viên chỉ được đăng ký hành nghề ở một doanh nghiệp kiểm toán. Trường hợp kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề kiểm toán nhưng trên thực tế không hành nghề hoặc đồng thời hành nghề ở doanh nghiệp kiểm toán khác thì sẽ bị xóa tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán.
+. Người đăng ký hành nghề kiểm toán từ lần thứ hai trở đi phải có thêm điều kiện tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
3.Một số yêu cầu về kiểm toán viên
Công việc kiểm toán độc lập do kiểm toán viên chuyên nghiệp thực hiện, công việc này không tạo ra thêm các thông tin về báo cáo tài chính mà nó chỉ làm tăng mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính. Những người sử dụng kết quả kiểm toán tin tưởng và bổ nhiệm kiểm toán viên bởi tích chất hành nghề độc lập của kiểm toán viên và khả năng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như tư chất đạo đức chính trực khách quan trong công việc của họ. Để hành nghề kiểm toán, các kiểm toán viên cần đảm bảo các yêu cầu:
Yêu cầu về tính độc lập
Các yêu cầu về tư chất đạo đức
Các yêu cầu về năng lực nghiệp vụ
+ Yêu cầu về tính độc lập
Yêu cầu này được xem như là điều kiện cần để đạt được mục tiêu của hoạt động kiểm toán, độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiêm toán viên. Kết quả kiểm toán sẽ không có giá trị khi những người sử dụng kết quả kiểm toán tin rằng cuộc kiểm toán thiếu tính độc lập cho dù cuộc kiểm toán được thực hiện bởi người có trình độ cao đến đâu. Yêu cầu về tính độc lập đòi hỏi sự trung thực và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán, đồng thời các kiểm toán viên không bị ràng buộc trong việc tiếp xúc với các tài liệu và báo cáo của doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tính thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Mọi câu hỏi về tình hình kinh doanh hoặc các sử lý kế toán trong các giao dịch của doanh nghiệp cần được trả lời đầy đủ và đảm bảo rằng kiểm toán viên không bị hạn chế trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán.
Để đảm bảo yêu cầu này, ngoài mặt chủ quan về tư chất đạo đức của kiểm toán viên cần duy trì và đảm bảo tính độc lập trong quá trình kiểm toán, pháp luật yêu cầu các kiểm toán viên không được thực hiện kiểm toán cho các khách hàng mà kiểm toán viên có quan hệ gia đình, họ hàng hoặc quyền lợi về mặt kinh tế.
+ Yêu cầu về tư chất đạo đức
Con người luôn là nhân tố quan trọng và mang tính quyết định trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán, khi mà sản phẩm của hoạt động này không có khuôn mẫu định sẵn và phụ thuộc vào tính chủ quan của kiểm toán viên. Điều quan trọng là kiểm toán viên phải luôn duy trì được tính độc lập, khách quan khi tiến hành công việc cũng như khi xem xét, đánh giá các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính. Kiểm toán viên phải là có lương tâm nghề nghiệp, luôn làm việc với sự thận trọng cao nhất với tinh thần làm việc chuyên cần. Trong quá trình kiểm toán phải đảm bảo thằng thắn trung thực và có chính kiến rõ ràng. Đồng thời kiểm toán viên phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến thiên vị.
Kiểm toán viên phải thường xuyên rèn luyện tính cẩn thận một cách thoả đáng tất cả các kỹ năng và sự siêng năng cần thiết khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Mọi sự bất cẩn đều có thể dẫn đến những rủi ro kiểm toán, theo đó gây ảnh hưởng đến các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán và trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên.
Kiểm toán viên phải tôn trọng bí mật của những thông tin thu thập được trong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất kỳ một thông tin kinh tế nào liên quan đến khách hàng cho người thứ ba khi chưa được phép của người có thẩm quyền trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình.
Kiểm toán viên phải tôn trong pháp luật. Tính tôn trọng pháp luật thể hiện trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên phải chấp hành đúng các chế độ, thể lệ, nguyên tắc và luật pháp của Nhà nước và những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận. Ý kiến nhận xét của kiểm toán viên có giá trị pháp lý và các kiểm toán viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhận xét đánh giá của mình.
+ Yêu cầu về năng lực, nghiệp vụ
Nguyên tắc cơ bản chi phối cuộc kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện công việc với đầy đủ chuyên môn cần thiết... . Để đảm bảo thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, kiểm toán viên phải:
- Có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng
- Có kỹ năng, kinh nghiệm về kiểm toán
- Hiểu biết về pháp luật
Để đạt được các yêu cầu trên, các kiểm toán viên trước hết phải đạt được trình độ chuyên môn vững vàng về kế toán, hiểu biết về chế độ chính sách tài chính, kế toán và luật pháp đồng thời đồng thời để trở thành kiểm toán viên và có thể thực hiện công việc độc lập cần phải được các kiểm toán viên có kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn trong các cuộc kiểm toán thực tế. Mặt khác các kiểm toán viên phải có nghĩa vụ duy trì kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong suốt quá trình hành nghề, luôn cập nhật các thông tin về chính sánh kế toán, tài chính liên quan đến lĩnh vực kiểm toán. Về mặt pháp lý các kiểm toán viên chỉ được hành nghề khi đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và ở Việt nam là Bộ Tài chính sau khi đã trúng tuyển kỳ thi cấp quốc gia về cấp chứng chỉ kiểm toán viên.
II. Đạo đức hành nghề và những hành vi nghiêm cấm đối với KTV
1. Đạo đức hành nghề của kiểm toán viên
Trong các công ty kiểm toán,đạo đức hành nghề của KTV được quy định rất chặt chẽ.Trong các chương trình huấn luyện đầu mỗi đợt tuyển dụng KTV,các công ty đều nói kỹ đến nguyên tắc đạo đức hành nghề mà theo đó,KTV phải tuân thủ các nghuyên tăc sau đây:
+ Độc lập: Đây là nguyên tắc hành nghề cơ bản của KTV trong quá trình kiểm toán KTV thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà làm ảnh hưởng đến sự trung thực,khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình.
KTV không được nhận làm kiểm toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi knh tế như góp vốn cổ phần,cho vay hoặc vay vốn từ khách hang hoặc cổ đông chi phối của khách hàng hoặc có ký kết hợp đồng gia công,dịch vụ đại lý tiêu thụ hàng hóa…
KTV không được nhận làm kiểm toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ họ hàng thân thuộc như (bố,mẹ,anh,em) với những người trong bộ máy quản lý(Hội đồng quản trị,ban giám đốc,các trưởng phó phòng và những người tương đương)trong đơn vị được kiểm toán.
KTV không được vừa làm dịch vụ kế toán (như trực tiếp ghi chép,giữ sổ kế toán và lập báo cáo tài chính)vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng.
Trong quá trình kiểm toán,nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì kiểm toán viên phải tìm cách loại bỏ sự hạn chế này.Nếu không loại bỏ được thì KTV phải nêu rõ điều này trong báo cáo kiểm toán.
+ Chính trực: KTV phải thẳng thắn,trung thực và có chính kiến rõ ràng.
+ Khách quan: KTV phải công bằng,tôn trọng sự thật và không được thành kiến,thiên vị.Kết quả kiểm toán phải mang tính khách quan.Trong công việc,KTV không thể bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ cá nhân (gia đình,tình cảm,kinh tế)với khách hàng mà mình đang phục vụ.
+ Năng lực chuyên môn và tính thận trọng :KTV phải thực hiện công việc kiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết,với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần.KTV có nhiệm vụ duy trì,cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn,trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc.KTV phải giữ được phong cách chuyên nghiệp trước khách hàng,không được phép khuyếch trương thanh thế của đơn vj mình cũng như của bản thân.Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ,có ý thức bảo vệ danh dự và uy tín của đơn vị mà bản thân đang làm việc.
+ Tính bảo mật của thông tin: KTV không phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán,không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền,trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình đồng thời không được sử dụng các thông tin đó vào mục đích cá nhân.
+ Tư cách nghề nghiệp: KTV phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp,không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp.
+ Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn : KTV phải thực hiện công việc kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam(hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt nam chấp nhận)và cũng như các quy định phấp luật hiện hành.Các chuẩn mực kiểm toán này quy định các nguyên tắc,thủ tục cơ bản của liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính.KTV phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán,phải luôn ý thức được rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính.Ví dụ: Khi nhận được bản giải trình của giám đốc đơn vị,kiểm toán viên không được thừa nhận ngay các giải trình đó đã đúng,mà phải tìm được những bằng chứng cần thiết chứng minh cho giải trình đó.
Đạo đức nghề nghiệp của KTV là vấn đề đáng quan tâm đặc biệt là người làm công việc kiểm toán thì phải xem những chuẩn mực đạo đức đó như phương châm sống và làm việc.
2.Những điều cấm với các KTV
Ngoài việc tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp KTV cần phải thuộc lòng những điều cấm sau:
+ Nghiêm cấm KTV mua bất kỳ loại cổ phiếu nào,không phân biệt số lượng là bao nhiêu của đơn vị được kiểm toán.
+ Nghiêm cấm KTV mua trái phiéu hoặc các tài sản khác của đơn vị được kiểm toán.
+ Nghiêm cấm KTV nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất nào từ đơn vị được kiểm toán ngoài khoản phí dịch vụ và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng,hoặc lợi dụng vị trí KTV của mình để thu các lợi ích khác từ đơn vị được kiểm toán.
+ Nghiêm cấm KTV cho thuê,cho mượn hoặc cho các bên khác sử dụng tên và chứng chỉ kiểm toán viên của mình để thực hiện các hoạt động nghề nghiệp.
+ Nghiêm cấm KTV làm việc cho hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên trong cùng một thời gian.
+ Nghiêm cấm KTV tiết lộ thông tin về đơn vị được kiểm toán mà mình biết được trong khi hành nghề,trừ trường hợp đơn vị được kiểm toán đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác
+ Nghiêm cấm KTV và công ty kiểm toán trả hoa hồng cho đơn vị được kiểm toán
+ Nghiêm cấm KTV thực hiện các hành vi khác mà pháp luật về kiểm toán nghiêm cấm
Trong điều Cấm Kỵ nói trên,việc nhận quà dự tiệc tùng,nhận tiền hối lộ của đơn vị được kiểm toán đâu đó vẫn xảy ra,mặc dù không phải là hiện tượng phổ biến,và thường ít khi xảy ra đối với các đơn vị kiểm toán viên độc lập.
Tuy nhiên,ở Việt Nam,tại nhiều công ty nhà nước hoặc tư nhân vẫn xảy ra tình trạng hối lộ KTV,đặc biệt là các KTV nội bộ
Ở Trung Quốc chính phủ đã ban hành 7 điều không áp dụng cho các KTV:
+ Không cho phép các đơn vị được kiểm toán thu xếp chỗ ở cho KTV của đơn vị thực hiện kiểm toán.
+ Không cho phép đơn vị được kiểm toán thu xếp,bố trí bữa ăn hoặc mở tiệc chiêu đãi các KTV của các đơn vị thực hiện công việc kểm toán.
+ Không cho phép KTV sử dụng phương tiện giao thông của đơn vị được kiểm toán mà không thanh toán phí sử dụng
+ Không cho phép KTV tham gia những hoạt động du lịch,giải trí hoặc vui chơi,liên hoan do đơn vị được kiểm toán tổ chức,bố trí
+ Không cho phép KTV nhận quà lưu niệm,quà biếu,tiền biếu hay các lạo tài sản có giá trị khác của đơn vị được kiểm toán
+ Không cho phép đơn vị được kiểm toán nêu ra những yêu cầu không liên quan tới công tác kiểm toán.
III. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập
1.Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán độc lập
Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán được quy định cụ thể tại Nghị định 105/204/NĐ-CP
+ Doanh nghiệp kiểm toán chỉ được thành lập khi có ít nhất 3 kiểm toán viên có Chứng chỉ hành nghề kiểm toán, trong đó ít nhất có một trong những người quản lý doanh nghiệp kiểm toán phải là kiểm toán viên có Chứng chỉ hành nghề.
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo với Bộ Tài chính việc thành lập doanh nghiệp kiểm toán và danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
+ Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải thường xuyên đảm bảo có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề. Sau 6 tháng liên tục doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán.
2. Hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập
+ Thực hiện các dịch vụ đã được ghi trong Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; từ chối thực hiện dịch vụ khi xét thấy không đủ điều kiện và năng lực hoặc vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
+ Thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài để thực hiện hợp đồng dịch vụ hoặc hợp tác kiểm toán với các doanh nghiệp kiểm toán khác theo quy định của pháp luật.
+ Tham gia các tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; tham gia là thành viên của tổ chức kiểm toán quốc tế.
+ Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu kế toán và các tài liệu, thông tin cần thiết khác có liên quan đến hợp đồng dịch vụ.
+ Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm
toán ở trong và ngoài đơn vị. Đề nghị các đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giám định về mặt chuyên môn hoặc làm tư vấn khi cần thiết.
+ Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp.
Phần 2. Kiểm toán viên trong các tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam
I. Thực trạng nguồn nhân lực của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
1. Nhu cầu thị trường lao động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập
Theo thông tư về thực hiện kiểm toán độc lập từ Bộ tài chính bao gồm nhiều quy định mới về kiểm toán trong các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam,có 6 loại hình doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm bao gồm:
+ Doanh nghiệp,tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài,kể cả chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam
+ Tổ chức có hoạt động tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng
+ Ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế và quỹ hỗ trợ phát triển
+ Tổ chức tài chính và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm ,doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
+ Doanh nghiệp nhà nước bao gồm công ty nhà nước,công ty cổ phần nhà nước,công ty TNHH nhà nước và các doanh nghiệp khác có vốn nhà nước trên 50%
+ Các đối tượng khác mà luật,pháp lệnh,nghị định,và quyết định của thủ tướng chính phủ có quy định…
Theo hiệp định thương mại Việt-Mỹ,kể từ năm 2005,lĩnh vực kiểm toán đã bắt đầu mở cửa.Hiện nay,ngoài lượng khách hàng là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài,các công ty kiểm toán đã được phép kiểm toán cả các doanh nghiệp trong nước. Và như vậy,ngoài lượng khách hàng cố định,hàng năm các công ty kiểm toán có them hàng nghìn khách hàng là doanh nghiệp nhà nước.Có thể nói,ngành kiểm toán độc lập ở Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội tốt để khai thác thị trường tiềm năng vốn rất sôi động này.
Trước nhu cầu thực tế này,để chuẩn bị cho công cuộc hội nhập và hợp tác quốc tế,kiểm toán độc lập Việt Nam đang khẩn trương triển khai chiến lược tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực.Đây là một nhiệm vụ quan trọng nhưng hết sức nặng nề bởi để làm được điều này các doanh nghiệp phải tạo dựng một chiến lược nhân lực dài hạn với sự đầu tư lớn về tìa chính.
Trong thời gian tới các công ty kiểm toán nước ngoài sẽ tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt Nam và khi đó lĩnh vực này sẽ trở nên sôi động và quyết liệt hơn bao giờ hết.Và như vậy,để tồn tại trong điều kiện cạnh tranh gay gắt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán sẽ phải tìm cách thu hút và tạo nguồn nhân lực một cách bài bản đồng thời vạch ra chiến lược nhân sự dài hạn.
2.Sự phát triển về số lượng các công ty kiểm toán độc lập kéo theo sự gia tăng số lượng KTV
Nghề kiểm toán chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng 17năm,đây là một nghề mới mẻ và rất nhiều triển vọng.So với bề dày lịch sử của ngành kiểm toán thế giới thì ngành kiểm toán Việt Nam còn rất non trẻ.Với đà phát triển kinh tế,đặc biệt là sự phát triển của thị trường chứng khoán và quá trình thúc đẩy lộ trình sắp xếp,đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,đã tạo nên nhu cầu kiểm toán độc lập tăng mạnh.Sự phát triển của thị trường chứng khoán đặt ra yêu cầu phải minh bạch trong thông tin tài chính của các doanh nghiệp khi niêm yết lên sàn ,khi đăng ký trở thành công ty đại chúng.Có thể nói,hoạt động của kiểm toán độc lập đang có điều kiện để phát triển nhanh,chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập.Hàng loạt các công ty kiểm toán độc lập đã ra đời. Năm 1991 đến năm 1999:2 công ty ;năm 2000: 7công ty; năm 2001 có 20 công ty; năm 2002 có 10 công ty;năm 2003 có 14 công ty,đến tháng 6 năm 2006 đã có 105 công ty thuộc đủ các thành phần kinh tế gồm; 6 công ty nhà nước,66 công ty trách nhiệm hữu hạn,4 công ty 100% vốn nước ngoài ,12công ty cổ phần,17 công ty hợp danh.Đội ngũ KTV không ngừng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng.Tháng 10 năm 1994 Bộ tài chính cấp chứng chỉ đặc cách cho 49 người đủ điều kiện KTV chuyên nghiệp nhưng đến 31/5/2006 Bộ tài chính cấp chứng chỉ 1096 chứng chỉ KTV.Tính đến 31/5/2006 cả nước có 3897 nhân viên làm việc trong 102 công ty kế toán,kiểm toán trong đó có 3061 nhân viên chuyên nghiệp,840KTV gồm: 57 người vừa có chứng chỉ KTV Việt Nam, vừa có chứng chỉ KTV nước ngoài,749 người có chứng chỉ KTV Việt Nam,34 người có chứng chỉ KTV nước ngoài.
Đội ngũ KTV người Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng cả về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp. Nhiều KTV có kiến thức và chứng chỉ của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPA Australia…(bảng 1)
BẢNG 1: Tình hình nhân viên
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2004
Số người
Tỷ lệ %
Số người
Tỷ lệ %
I. Tổng số nhân viên đến 31/12/2005
3.897
100
3.124
100
Trong đó
1. Nhân viên chuyên nghiệp
3.091
79
2.468
79
Trong đó:
1.1. Số người có chứng chỉ kiểm toán viên
870
28
664
27
Trong đó:
1.1.1. Số người vừa có chứng chỉ KTV Việt Nam vừa có chứng chỉ KTV quốc tế
57
7
40
6
- Người Việt Nam
40
70
26
65
- Người nước ngoài
17
30
14
35
1.1.2. Số người chỉ có Chứng chỉ KTV Việt Nam
749
88
579
90
- Người Việt Nam
710
98
582
97
- Người nứơc ngoài
9
2
15
3
1.1.3. Số người chỉ có chứng chỉ KTV nước ngoài
34
5
27
4
- Người Việt Nam
16
47
15
55
- Người nước ngoài
18
53
12
45
1.2 Số người chưa có chứng chỉ KTV
2.221
72
1.804
73
2. Nhân viên khác:
806
21
656
21
Theo bảng trên, đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp mặc dù tăng nhanh nhưng chiếm tỷ trọng chưa cao so với tổng số nhân viên chuyên nghiệp. Tỷ lệ KTV Việt Nam có chứng chỉ quốc tế còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Ngoài ra, vấn đề chảy máu chất xám từ ngành kiểm toán sang các ngành khác có liên quan khi các công ty, văn phòng đại diện nước ngoài vào Việt Nam ngày một nhiều trong thời gian tới là vấn đề cần được tính tới trong chiến lựợc đào tạo và sử dụng nguồn lực kiểm toán
3. Sự khan hiếm trầm trọng kiểm toán viên trong các công ty Kiểm toán độc lập vào Việt Nam
Hiện nay, nguồn nhân lực đáp ứng cho kiểm toán, đặc biệt là nhân lực đạt trình độ quốc tế đang là vấn đề khó khăn và cũng là cấp thiết nhất đối với ngành kiểm toán Việt Nam. Trước tiên nói tới mặt bằng đào tạo chung, các trường đại học của Việt Nam chưa đủ tiêu chuẩn quốc tế. Nghề kiểm toán, kế toán cũng là một nghề mới nên chất lượng chưa được cao, số lượng thì chưa nhiều.Tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán, kế toán là rất cao như phải có bằng đại học chuyên ngành, rồi 5 năm kinh nghiệm và phải trải qua 8 môn thi rất khó khăn... Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận rằng kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề Việt Nam vẫn chỉ có thể so sánh với khu vực còn quốc tế thì phải phấn đấu nhiều hơn nữa.Tình đến nay cả nước có 136 công ty kiểm toán độc lập với hơn 5000 nhân viên và thực hiện 20 loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng .Gần đây,thị trường chứng khoán phát triển đặt ra yêu cầu phải minh bạch trong thông tin tài chính của các doanh nghiệp khi niêm yết lên sàn ,khi đăng ký trở thành công ty đại chúng càng đòi hỏi vai trò của công ty kiểm toán độc lập phải chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế.Tuy nhiên hiện nay nguồn kiểm toán viên ở Việt Nam khá hạn chế: 5000 người làm kiểm toán trong đó: 894 người có chứng chỉ KTV do Bộ tài chính cấp,76 chứng chỉ KTV quốc tế.Trong khi đó nhu cầu KTV đến năm 2010 thực tế cần: 3000 người có chứng chỉ KTV Việt Nam, 2000 người có chứng chỉ KTV quốc tế. Mỗi năm có gần 200 người thi đỗ kiểm toán viên do Bộ tài chính cấp chứng chỉ,con số này quá nhỏ so với thực tế.Hiện nay nhu cầu tuyển dụng KTV rất lớn tuy nhiên các công ty kiểm toán đều phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn lao động này.Tình trạng này không chỉ xảy ra trong các công ty nước ngoài hoặc các doanh nghiệp kiểm toán lớn của nhà nước mà còn tại các doanh nghiệp tư nhân trên cả nước. Tình trạng tranh giành KTV của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập là chuyện tất yếu xảy ra.
Nghề kiểm toán được xem là nghề có thu nhập khá cao.Tổng thu nhập bình quân của một KTV có bằng cấp làm việc tại các công ty kiểm toán độc lập nước ngoài khoảng 500-1000USD/tháng,tại các công ty độc lập trong nước khoảng 3-10 triệu/tháng.Thế nhưng nghề kiểm toán là nghề rất bận rộn,môi trường làm việc khá khốc liệt đối với KTV nhất là KTV nữ.Với nữ KTV, sau một thời gian làm việc cho các công ty thuộc Big Four để có kinh nghiệm đã quyết định ra đi đầu quân cho các công ty sản xuất hay thương mại với chức danh kế toán trưởng hoặc kiểm soát viên tài chính với mức lương hấp dẫn hơn trong khi thời gian làm việc ổn định,nhàn rỗi hơn.Vì tính chất nghề nghiệp mà chỉ có một số ít các KTV có thể trụ lại để sống chết với nghề.Thông thường,khoảng 3-5năm làm việc tại các công ty kiểm toán lớn các KTV đã thu thập cho mình được một khối lượng kinh nghiệm để nhảy ra bên ngoài. Và thông thường,những KTV này thích đầu quân cho chính các khách hàng mà một thời họ đã gắn bó.Cứ sau 3-5 năm làm việc có đến 60-80% các KTV nhảy dù ra ngoài.Ví dụ trong một đợt tuyển dụng vào công ty kiểm toán A có 15 KTV thì sau khoảng 2-3 năm đầu con số này rơi rụng còn một nủa,sau chừng 3-5 năm tiếp đó thì con số này chỉ còn 1/3 hoặc thấp hơn. Việc cháy máu chất xám hiện nay diễn ra thường xuyên dẫn đến tình._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25052.doc