Mục lục
Trang
Phầnmởbài.................................................................................................1.
Phần II: Nội dung...................................................................................3
Cơ sở lý luận của hạch toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận..... 3
1. Khái niệm về lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với sự tồn tại
vàpháttriển của doanh nghiệp. .
1.1. Khái niệm 3
1.2. Vai trò và ý nghĩa của lợi nhuận 3
1.3. Các phương pháp xác định
33 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Bàn về hạch toán lợi nhuận & phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loợi nhuận 3
2. Nội dung phân phối lợi nhuận 8
2.1. Thuế thu nhập doanh mghiệp 8
2.1.1. Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp 8
2.1.2. Các loại thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 9
2.2. Nội dung phân phối lợi nhuận 10
3. Hạch toán lợi nhuận và phân phối 11
3.1. Đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán 11
3.1.1. Đặc điểm hạch toán 11
3.1.2. Nhiệm vụ hạch toán 12
3.2. Tài khoản sử dụng 12
3.3. Phương pháp hạch toán lợi nhận và phân phối lợi nhuận 13
3.4. Chứng từ, sổ sách kế toán 17
4. So sánh nội dung lợi nhuận của chế độ kế toán Việt Nam với
chuẩn mực kế toán quốc tế(IAS 12) 17
II. Thực trạng và phương hướng hoàn thiện 19
1. Thực trạng 19
2. Hoàn thiện hạch toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận 21
3. Hoàn thiện phương pháp tính lợi nhuận 23
3.1. Đối với khoản tiền vi phạm hợp đồng kinh tế 23
3.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất bổ sung 25
3.3. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 27
Phần III: kết luận ......29
Phần IV: các tài liệu tham khảo 30
Phần I
Mở bài
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không?. Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất. Trên phạm vi xã hội, lợi nhuận là nguồn để thực hiện tái sản xuất xã hội.
Ngoài ra, lợi nhuận là mục tiêu phấn đấu và là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến, đổi mới quy trình công nghệ, sử dụng tốt nguồn nhân lực, phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp thu dược lợi nhuận tức là sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay.
Tuy nhiên, Lợi nhuận có trở thành mục tiêu, động lực hay không còn tuỳ thuộc vào chính sách phân phối thu nhập của Nhà nước. Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp là một nội dung tài chính quan trọng bảo đảm sự hài hoà về lợi ích giữa Nhà nước với chủ sở hữu doanh nghiệp và người lao động. Chính vì vậy, chính sách phân phối thu nhập hợp lý sẽ là đòn bẩy kinh tế quan trọng khuyến khích người lao động và doanh nghiệp ra sức phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất . Đồng thời, sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước trong việc quản lý ngân sách, điều tiết thu nhập, bảo đảm cho sự phát triển bền vững.
Trong quá trình đi theo định hướng XHCN Nhà nước ta không ngừng tiến hành sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chế độ kế toán thu nhập và phân phối lợi nhuận cho phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không thể không phát sinh những vấn đề cần giải quyết và hoàn thiện thêm.
Do đó, để tìm hiểu thêm vấn đề này Em đã chọn đề tài “Bàn về hạch toán Lợi nhuận và phân phối Lợi nhuận trong doanh nghiệp”.
Đề án của Em gồm có 4 phần:
Phần I: Mở bài
Phần II: Nội dung
Phần III: Kết luận
Phần IV: Các tài liệu tham khảo
Để hoàn thành đề án, cô giáo Nguyễn Minh Phương đã hết lòng chỉ bảo và hướng dẫn cho em. Em xin chân thành cám ơn cô.
Phần II
Nội dung
Cơ sở lí luận của hạch toán lợi nhuận và phân phối
lợi nhuận
Khái niệm về lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
. Khái niệm
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chính là kết quả cuối cùng trong một thời kỳ nhất định (tháng, quỹ, năm) bao gồm kết quả của Trong quá trình đi theo định hướng XHCN Nhà nước ta không ngừng tiến hành sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chế độ kế toán thu nhập và phân phối lợi nhuận cho phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không thể không phát sinh những vấn đề cần giải quyết và hoàn thiện thêm.
Do đó, để tìm hiểu thêm vấn đề này Em đã chọn đề tài “Bàn về hạch toán Lợi nhuận và phân phối Lợi nhuận trong doanh nghiệp”.
Đề án của Em gồm có 4 phần:
Phần I: Mở bài
Phần II: Nội dung
Phần III: Kết luận
Phần IV: Các tài liệu tham khảo
Để hoàn thành đề án, cô giáo Nguyễn Minh Phương đã hết lòng chỉ bảo và hướng dẫn cho em. Em xin chân thành cám ơn cô.
Phần II
Nội dung
Cơ sở lí luận của hạch toán lợi nhuận và phân phối
lợi nhuận
Khái niệm về lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
. Khái niệm
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chính là kết quả cuối cùng trong một thời kỳ nhất định (tháng, quỹ, năm) bao gồm kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Đó chính là phần chênh lệch giữa một bên là doanh thu thuần và thu nhập thuần của tất cả các hoạt động với một bên là toàn bộ chi phí bỏ ra và được biểu hiện qua chỉ tiêu”Lợi nhuận” hoặc “ Lỗ “.
. Vai trò và ý nghĩa của lợi nhuận
- Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền Kinh tế Quốc dân. Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách Nhà nước thông qua việc thu thuế
- Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng khuyến khích người lao động và các doanh nghiệp ra sức cải tiến máy móc để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Một bộ phận khác để lại doanh nghiệp để thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống người lao động.
Nếu doanh nghiệp có chính sách phân phối lợi nhuận đúng đắn thì sẽ tạo động lực cho người lao động.
- Lợi nhuận là một chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính của công ty, xem xét các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.3. Các phương pháp xác định Lợi nhuận
Kết quả kinh doanh được xác định từ ba hoạt động của doanh nghiệp: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác.
Theo chuẩn mực kế toán số 14 thông tư 89/2002/TT- BTC ban hành ngày 9/10/2002 Lợi nhuận thực hiện cả năm của doanh nghiệp là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó, bao gồm Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và Lợi nhuận của hoạt động khác.
LN từ hoạt LN gộp về bán Doanh thu Chi phí Chi phi Chi phí
động kinh = hàng và cung + hoạt động - tài chính - bán hàng - quản lí
doanh cấp dịch vụ tài chính DN
LN gộp về bán Doanh thu thuần Giá vốn
hàng và cung = về bán hàng và hàng bán
cấp dịch vụ cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần
về bán hàng và =
cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán
hàng và cung
cấp dịch vụ
Các khoản
giảm trừ
doanh thu
Trong đó:
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm
- Chiết khấu thương mại
Giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại
Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:
Tiền lãi: Lãi cho vay; lãi tiền gửu ngân hàng; lãi bán hàng trả chậm, trả góp; lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu; chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ; lãi cho thuê tài chính; ...
Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (Bằng sáng chế, nhãn hiệu, thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm máy tính ...)
Cổ tức, lợi nhuận được chia ;
Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;
Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng;
Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
Chênh lệch do bán ngoại tệ; khoản lãi chênh lệch tỉ ngoại tệ;
Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm:
Lỗ kinh doanh chứng khoán;
Lỗ góp vốn liên doanh;
Lãi trả tiền vay ngắn hạn, dài hạn;
Chiết khấu thanh toán cho khách hàng hưởng;
Lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;
Giá trị gốc của bất động sản khi nhượng bán;
Lợi nhuận Thu nhập Chi phí
khác khác khác
Trong đó:
Thu nhập khác bao gồm:
Thu tiền nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
Thu khoản miễn thuế, giảm thuế;
Các khoản thu năm trước bị bỏ quên hay bỏ sót;
Các khoản nợ không trả được nguyên nhân từ phía chủ nợ;
Thu khoản nợ khó đòi trước đây đã xoá sổ;
Thu tiền được phạt;
Chi phí khác bao gồm:
Giá trị còn lại của tài sản cố định khi nhượng bán, thanh lý;
Các chi phí nhượng bán, thanh lý khác phát sinh
Các khoản chi năm trước bị bỏ quên, bỏ sót năm nay mới phát
hiện ra;
Các khoản chi để thu hồi khoản nợ khó đòi đã xoá sổ;
Các khoản chi doanh nghiệp bị phạt thuế;
Trước khi có chuẩn mực Kế toán số 14, theo thông tư 89/2002/TT-BTC ban hành ngày 9/10/2002 thì lợi nhuận cả năm bao gồm lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động bất thường.
LN thuần từ
hoạt động =
kinh doanh
Doanh thu thuần
từ hoạt động
kinh doanh
Giá vốn
hàng bán
Chi phí
bán hàng
Chi phí
quản lý
Doanh thu thuần =
Tổng doanh thu
Các khoản giảm trừ
Trong đó:
Các khoản giảm trừ gồm
Giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động tài chính
Thu nhập hoạt
động tài chính
Chi phí hoạt
động tài chính
Trong đó:
Thu nhập hoạt động tài chính bao gồm :
+ Thu lãi từ các hoạt động góp vốn liên doanh, liên kết; lãi góp vốn cổ phần; lãi tiền gửu ngân hàng thuộc vốn kinh doanh; lãi tiền cho vay; tiền lãi trả chậm do bán hàng trả góp; lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn (công trái, trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu)...
+ Thu tiền lãi do hoạt động nhượng bán ngoại tệ, thu về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ.
+ Tiền hỗ trợ lãi suất tiền vay của Nhà nước trong kinh doanh (nếu có).
+ Thu tiền chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng trả tiền trước thời gian quy định.
+ Thu tiền cho thuê tài sản đối với doanh nghiệp cho thuê tài sản không phải là hoạt động cho thuê thường xuyên.
+ Thu tiền bán bất động sản.
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán...
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm:
+ Chi phí liên doanh, liên kết không tính vào giá trị vốn góp.
+ Chi phí cho thuê tài sản.
+ Giá trị gốc của bất động sản khi nhượng bán.
+ Chi phí mua bán chứng khoán kể cả tổn thất trong đầu tư (nếu có).
+ Lỗ do nhượng bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ của nợ phải thu, nợ phải trả dài hạn (không bao gồm chênh lệch tỷ giá ngoại tệ thuộc vốn vay để đầu tư XDCB khi chưa đưa công trình vào sử dụng hoặc vốn vay bằng ngoại tệ để góp vốn liên doanh).
+ Thuế GTGT ghi chi trong trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp.
+ Chi phí về lãi tiền vay phải trả (không bao gồm lãi tiền vay dài hạn để XDCB khi công trình chưa đưa vào sử dụng).
+ Chi phí chiết khấu thanh toán cho người mua hàng khi thanh toán tiền trước hạn.
+ Chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
+ Dự phòng giảm giá chứng khoán...
Lợi nhuận hoạt
động bất thường
Các khoản thu
nhập bất thường
Chi hoạt động
bất thường
Trong đó:
Thu nhập bất thường bao gồm:
+ Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
+ Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.
+ Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ.
+ Thu các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ.
+ Thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa, bán CCDC đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng.
+ Hoàn nhập số dư trích trước về bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình khi hết thời hạn bảo hành.
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và phải thu khó đòi.
+ Thu về cho sử dụng hoặc chuyển quyền sử dụng sở hữu trí tuệ.
+ Thu về các khoản thuế phải nộp được Nhà nước giảm (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).
+ Các khoản thu nhập của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra...
Chi phí bất thường bao gồm:
+ Giá trị còn lại của tài sản cố định khi nhượng bán, thanh lý.
+ Chi phí nhượng bán và thanh lý tài sản cố định.
+Giá trị tổn thất thực tế sau khi đã giảm trừ tiền đền bù của người phạm lỗi và tổ chức bảo hiểm, giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) và số đã bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính.
+ Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá sổ kế toán.
+ Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
+ Chi phí để thu tiền phạt.
+ Các khoản chi phí bất thường khác...
Nội dung phân phối lợi nhuận
Ta thấy vai trò quan trọng của thuế thu hập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng nhất cho ngân sách nhà nước nhưng đây cũng là một mảng vấn đề có rất nhiều sự khác nhau trong cách hạch toán giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế. Tổng lợi nhuận trước thuế sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là phần lợi nhuận sau thuế. Phần lợi nhuận sau thuế ta mới đem phân phối .
Vì vậy trước tiên ta cần phải tính đúng thuế thu nhập nhập doanh nghiệp phải nộp ngân sách .
2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.1. Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập chịu thuế (TNCT) (tính theo năm dương lịch) bao gồm TNCT của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả TNCT từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở nước ngoài và TNCT khác.
Theo quy định tại Điều 7 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, TNCT trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
TNCT= Doanh thu để tính TNCT- Chi phí hợp lý+ TNCT khác
2.1.2. Các loại thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
a) Đối với cơ sở kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam: thuế suất 32%
Một số trường hợp được áp dụng như sau:
- Doanh nghiệp khai thác mỏ, khoáng sản, lâm sản, thuỷ sản; DN luyện kim; DN cơ khí; DN sản xuất hoá chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, chế biến cao su mủ tươi thành mủ khô; DN vật liệu xây dung (trừ khảo sát, thiết kế, tư vấn, giám sát); DN vận tải (trừ hàng không, taxi) áp dụng thuế suất thuế lợi tức 25% trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1999.
- Thuế suất ưu đãi 25%, 20%,15% áp dụng đối với dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực, nghành nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư.
- Thuế suất bổ sung 25%:
Các cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do địa bàn kinh doanh thuận lợi, nghành nghề kinh doanh ít bị cạnh tranh, mang lại thu nhập cao, sau khi nộp thuế thu nhập theo thuế suất 32% mà số thu nhập còn lại cao hơn 20% so với vốn chủ sở hữu thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo thuế suất 25% trên số vượt 20%.
b) Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh thì áp dụng thuế suất thông thường 25%.
Một số trường hợp được áp dụng như sau:
Thuế suất 20% áp dụng trong 10 năm, kể từ năm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thuế suất 15% trong thời hạn 12 năm, kể từ năm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm, kể từ năm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thuế suất thuế thu nhập ra nước ngoài được áp dụng như sau:
Mức 5% áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn hợp doanh từ 10 triệu USD trở lên và áp dụng đối với người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư về nước.
Mức 7% áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn hợp doanh từ 5 triệu đến 10 triệu USD.
Mức 10% áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn hợp doanh dưới 5 triệu USD.
Các mức thuế suất thuế TNDN và chuyển thu nhập ra nước ngoài được ghi vào giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp, sau khi có sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ Tài Chính.
c) Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là 50%. Khai thác tài nguyên quý hiếm khác mức thuế suất có thể từ 32-50% thu nhập chịu thuế (các cơ quan có thẩm quyển sẽ quyết định riêng về mức thuế này.
2.2. Nội dung phân phối Lợi nhuận
Theo thông tư số 64 ngày 07-06-1999 của Bộ Tài Chính về “hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý quỹ trong các doanh nghiệp nhà nước theo luật định” thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tạo ra cuối kỳ kế toán và chỉ được phân phối chính thức khi báo cáo quyết toán tài chính được duyệt và phân phối theo trình tự sau:
Nộp cho nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất phổ biến 32%) kể cả thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung nếu có.
Bù lỗ các năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế.
Nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
Trả tiền phạt vi phạm pháp luật nhà nước như: vi phạm các Luật thuế, Luật giao thông, Luật môi trường, Luật thương mại và quy chế hành chính..., sau khi đã trừ tiền bồi thường tập thể hoặc cá nhân gây ra ( nếu có ).
Trừ các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
Chia lãi cho các bên góp vốn (nếu có).
Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản trên được dùng để trích lập các quỹ như sau:
+ Trích ít nhất 50% vào quỹ đầu tư phát triển.
+ Trích quỹ dự phòng tài chính 10% cho đến khi nào số dư quỹ này đạt 25% vốn điều lệ.
+ Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm cho đến khi số dư quỹ này đạt 6 tháng lương thực hiện của doanh nghiệp khi không trích nữa.
+ Chia lãi cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phiếu.
+ Trích vào quỹ khen thưởng và phúc lợi
trích tối đa 3 tháng lương thực hiện nếu tỉ suất lợi nhuận trên vốn năm nay bằng hoặc cao hơn so với năm trước.
Trích tối đa 2 tháng lương thực hiện nếu tỉ suất lợi nhuận trên vốn năm nay thấp hơn năm trước.
Nếu trong trường hợp các quỹ của doanh nghiệp đạt mức khống chế tối đa mà lợi nhuận doanh nghiệp chưa phân phối hết thì thu nhập còn lại được trích hết vào quỹ đầu tư phát triển.
Kết quả của doanh nghiệp được phân phối theo phương thức hàng tháng hoặc hàng quý tạm phân chia. Cuối năm khi báo cáo quyết toán tài chính được duyệt tính ra số được phân phối chính thức so sánh với số đã trích, đã chia trong năm. Nếu có chênh lệch thì thực hiện trích bổ sung hoặc hoàn lại (số tạm phân phối các kỳ không được vượt quá 70% tổng số lợi nhuận thực tế).
3. Hạch toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
3.1. Đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán
3.1.1. Đặc điểm hạch toán.
Theo chế độ kế toán Việt Nam kỳ hạch toán là năm dương lịch. Ta biết thu nhập của doanh nghiệp được thể hiện bằng chỉ tiêu lãi hoặc lỗ,
là chỉ tiêu gắn liền với kỳ hạch toán. Ta chỉ có thể xác định kết quả kinh doanh của DN khi kết thúc kỳ hạch toán đó.
Để có thể phân phối lợi nhuận của DN trước tiên ta phải xác định được lợi nhuận của DN. Sau đó mới phân phối thành các quỹ của DN và nộp thuế thu nhập DN.
3.1.2. Nhiệm vụ hạch toán.
.- Phải phản ánh chính xác doanh thu, chi phí để từ đó xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác.
- Cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin về kết quả của các hoạt động kinh doanh để làm cơ sở ra quyết định quản lý.
- Cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin về kết quả của các hoạt động kinh doanh để làm cơ sở ra quyết định quản lý.
- Giám đốc tình hình thực hiện nghĩa vụ Nhà nước để đảm bảo nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời các khoản phải nộp. Tránh tình trạng dây dưa, chiếm dụng thuế Xác định số thu nhập chịu thuế một cách chính xác.
- Ghi nhận kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh một cách chi tiết theo từng nghiệp vụ, theo từng đơn vị trực thuộc...
- Xác định số lợi nhuận phân phối cho các lĩnh vực được chính xác, đồng thời phản ánh kịp thời tình hình phân phối lợi nhuận.
3.2. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán lợi nhuận và quá trình phân phối lợi nhuận ta sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 421- Lợi nhuận chưa phân phối
Bên Nợ: +Số lỗ về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Số phân phối các khoản lãi.
Bên Có: + Số lãi về các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
+ Số tiền lãi cấp dưới nộp lên, số lỗ được cấp trên cấp bù
+ Xử lý các khoản lỗ về kinh doanh.
TK 421 cuối kỳ có thể có:
Số dư Nợ: Số lỗ chưa xử lý
Số dư Có: Số lợi nhuận chưa phân phối
TK 421 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 4211- Lợi nhuận năm trước: Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân phối kết quả và số lợi nhuận chưa phân phối thuộc năm trước.
TK 4212- Lợi nhuận năm nay: Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân phối kết quả và số lợi nhuận chưa phân phối thuộc năm nay.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản sau để phân phối lợi nhuận:
- Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh
- Tài khoản 3334- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Tài khoản 414- Quỹ đầu tư phát triển
- Tài khoản 415- Quỹ dự phòng tài chính
- Tài khoản 416- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
- Tài khoản 431- Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Tài khoản này có 3 TK cấp 2:
+ TK 4311- Quỹ khen thưởng
+ TK 4312- Quỹ phúc lợi
+ TK 4313- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
3.3. Phương pháp hạch toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
Xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ.
Kết chuyển kết quả từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác
- Nếu lãi
Nợ TK 911 ( chi tiết theo từng hoạt động )
Có TK 421 (4212- chi tiết theo từng hoạt động)
Nếu lỗ
Nợ TK 421 (4212- chi tiết theo từng hoạt động)
Có TK 911 ( chi tiết theo từng hoạt động )
Tạm phân phối lợi nhuận theo kế hoạch ( hàng tháng, quỹ )
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Hàng tháng hoặc hàng quỹ khi nhận được thông báo của cơ quan thuế về thuế thu nhập DN tạm nộp
Nợ TK 421 (4212): Phân phối lợi nhuận
Có TK 333 (3334): Số thuế thu nhập tạm nộp
- Sau đó DN thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước
Nợ TK 333 (3334):
Có TK liên quan ( 111, 112, 311...)
+ Chia lãi cho các bên góp vốn
Nợ TK 421 (4212): Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 111,112: Nếu chia bằng tiền
Có TK 511 ( Có TK 3331 ): Nếu chia bằng sản phẩm hoàn thành
Có TK 411: Nếu đối tác lấy lãi để góp vốn liên doanh
+ Lập các quỹ của doanh nghiệp theo kế hoạch
Nợ TK 421 (4212): Tạm lập quỹ xí nghiệp
Có TK 414: Lập quỹ đầu tư phát triển
Có TK 415: Lập quỹ dự phòng tài chính
Có TK 416: Lập quỹ trợ cấp mất việc làm
Có TK 431: Lập quỹ khen thưởng, phúc lợi
+ Bổ sung nguồn vốn kinh doanh (nếu có)
Nợ TK 421 (4212): Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước khi kết thúc niên độ kế toán:
Nợ TK 421 (4212): Lợi nhuận năm nay
Có TK 421 (4211): Lợi nhuận năm trước
Trường hợp lỗ năm nay (hoặc phân phối quá số lãi) sẽ được chuyển thành lỗ năm trước:
Nợ TK 421(4211): Lợi nhuận năm trước
Có TK 421(4212): Lợi nhuận năm nay
Xác định chính thức số lợi nhuận phân phối khi báo cáo quyết toán tài chính năm trước được duyệt (đầu năm sau). So sánh với số tạm phân phối:
Nếu số tạm phân phối cho các lĩnh vực nhỏ hơn số phải phân phối
Phản ánh số thuế thu nhập nộp thiếu
Nợ TK 421 (4211): phân phối bổ sung lợi nhuận năm trước
Có TK 3334: thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp bổ sung
Thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu
Nợ TK 3334
Có TK liên quan (111, 112, 311...)
- Phản ánh các khoản khác phân phối thiếu
Nợ TK 421 (4211): phân phối bổ sung số lợi nhuận năm trước
Có TK 511, 111, 112: chia liên doanh, chia cổ đông bổ sung
Có TK 414, 415, 416, 431: Trích bổ sung các quỹ xí nghiệp
Nếu số tạm phân phối lớn hơn số phải phân phối thì
Phản ánh số thuế nộp thừa
Nợ TK 3334: Số thuế thu nhập nộp thừa cho ngân sách
Có TK 421(4211): Ghi tăng lợi nhuận năm trước
Phản ánh các khoản khác phân phối thừa
Nợ TK 511, 111, 112
Nợ TK 414, 415, 416, 431: Số trích các quỹ thừa
Có TK 421 (4211): Số lợi nhuận năm trước
- Xử lý lỗ
Nợ TK 411: Trừ vào vốn góp
Nợ TK 415: Lập quỹ dự phòng tài chính
Có TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối
Sơ đồ kế toán tổng quát lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
TK 911
Kết chuyển lỗ từ các
hđ kinh doanh,hđ tài
chính và hđ khác
TK 3334
Thuế TNDN phải nộp
ngân sách (tạm nộp và
nộp bổ sung)
TK 111, 112, 511
Tạm chia và chia bổ
sung lợi nhuận cho
các đối tác góp vốn
TK 414, 415,
416, 431
Lập các quỹ xí nghiệp
(tạm trích theo kế hoạch
và trích bổ sung các quỹ)
TK411
Bổ sung nguồn vốn
kinh doanh
TK421
TK911
Kết chuyển lãi từ các
hđ kinh doanh, hđ tài
chính, hđ khác
TK 3334, 414
415, 416, 431
Số tạm phân phối thừa
TK 411, 415
Xử lý lỗ
3.4. Chứng từ, sổ sách kế toán
Tổ chức hạch toán kế toán kết quả hoạt động và phân phối lãi của doanh nghiệp được thực hiện trên các loại sổ chi tiết, sổ tổng hợp cần thiết tuỳ thuộc đặc điểm, đối tượng quản lý, kế toán của doanh nghiệp
Chứng từ: quyết toán thu nhập
Sổ sách: các sổ chi tiết; nhật ký chứng từ số 8, số 10
Bảng phân phối lợi nhuận
Bảng phân phối lợi nhuận
TT
Lĩnh vực phân phối
Số đã tạm
phân phối
Số phân phân phối chính thức
Số phân phối thừa (+)
hoặc thiếu (-)
1.
2
3.
4.
5.
6.
7.
8.
Thuế thu nhập DN
Quỹ đầu tư phát triển
Chia cho liên doanh
Quỹ khen thưởng
Quỹ phúc lợi
Quỹ dự phòng tài chính
Nguồn vốn kinh doanh
...
Cộng
xxx
xxx
xxx
So sánh nội dung lợi nhuận của chế độ kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 12)
Việc nhà nước ta luôn có những sửa đổi bổ sung để phù hợp với nền kinh tế Thị trường hiện nay và chế độ kế toán quốc tế là hoàn toàn đúng vì mặc dù kế toán Việt Nam ban hành có những ưu điểm nhưng có những điều mà kế toán quốc tế lại có những ưu điểm khác.Vì vậy cần học tập, bổ sung, sửa đổi để Việt Nam có được một chế độ kế toán tốt nhất.
Trước đây, trong báo cáo kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động của các doanh nghiệp được phân thành 3 loại: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động bất thường, trong đó việc xác định lợi tức bất thường lại chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc phân chia kết quả trên báo cáo thu nhập như vậy sẽ không cung cấp cho người sử dụng phân biệt giữa thu thập thông thường của doanh nghiệp và thu nhập (hay thiệt hại) bất thường là khoảng không thể dự báo được. Từ đó ảnh hưởng tới việc đánh giá không chính xác kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vì muốn đánh giá năng lực sinh lời cơ bản của doanh nghiệp chúng ta dựa vào thu nhập từ hoạt động thông thường. Việc phân chia kết quả hoạt động của doanh nghiệp như ở thông tư số 89/2002/TT-BTC ban hành ngày 9/10/2002 của Bộ tài chính được trình bày như ở phần 1.3 sẽ cung cấp thông tin hữu ích hơn cho người sử dụng.
Thực chất hầu hết các khoản mục và chi phí được bao gồm trong đó việc xác định lãi (lỗ) thuần trong kỳ được phát sinh từ các hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Vì vậy có rất ít trường hợp trong đó sự kiện hay giao dịch làm phát sinh các khoản mục khác.
Hoạt động thông thường của doanh nghiệp là hoạt động được doanh nghiệp thực hiện gắn liền với các nhiệm vụ được xác định trong hoạt động kinh doanh của mình và các hoạt động liên quan mà doanh nghiệp tham gia vào như các hoạt động phụ trợ kèm theo hay phát sinh cùng các hoạt động trên.
Chuẩn mực kế toán Quốc tế số 8 (đoạn 16) đã hướng dẫn” Khi các khoản mục thu nhập và chi phí trong lãi hoặc lỗ của hoạt động bình thường có quy mô, tổ chức hoặc mức độ mà việc trình bày sẽ diễn giải tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong kỳ, thì tổ chức và giá trị các khoản như vậy cần được trình bày riêng biệt”.
Các trường hợp có thể làm nảy sinh việc trình bày các khoản mục thu nhập và chi phí đã được chuẩn mực kế toán Quốc tê số 8 (đoạn 18) đưa ra như sau:
Ghi giảm hàng tồn kho xuống bằng giá trị thực hiện thuần tuý hoặc ghi giảm giá trị nhà xưởng, máy móc, thiết bị xuống bằng giá trị có thể thu hồi.
Tổ chức lại cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp và hoàn lại các khoản dự phòng cho chi phí tổ chức lại cơ cấu.
Thanh lý nhà xưởng, máy móc, thiết bị xuống giá trị thực hiện thuần tuý hoặc ghi giảm giá trị nhà xưởng, máy móc , thiết bị xuống giá trị có thể thu hồi.
Thanh lý các khoản đầu tư dài hạn.
Giải quyết các vụ kiện tụng.
Hoàn nhập các khoản dự phòng.
Như vậy theo chuẩn mực kế toán Quốc tế lãi (lỗ) từ hoạt động thông thường không những chỉ phát sinh từ những hoạt động mang tính chất thường xuyên mà còn phát sinh từ những hoạt động không thường xuyên. Thông lệ Quốc tế không dựa vào tính không thường xuyên của hoạt động, để coi đó là hoạt động bất thường như ở Việt Nam trước đây.
Theo thông lệ Quốc tế, hoạt động bất thường trong thực tế mô tả như sau:” Các sự kiện và nghiệp vụ được coi là bất thường khi kết quả sẽ được lợi hoặc bị thiệt hại cần phải có bản chất bất thường hoặc xảy ra bất thường”.
Có bản chất bất thường có nghĩa là hoạt động có mực độ cao khác thường vì không có liên quan hoặc chỉ ngẫu nhiên liên quan đến hoạt động của chủ thể hoạt động. Xảy ra bất thường là hiện tượng bất hợp lý được dự đoán có thể xảy ra trong tường lai có liên quan đến môi trường mà chủ thể hoạt động. Hiện tượng có thể xem là bất thường đối với chủ thể này mà không bất thường đối với chủ thể khác.
Như vậy theo chế độ quy định hiện tượng này thì:
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh (hoạt động thông thường) gồm có:
+ Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Lợi nhuận khác gồm có:
+ Lợi nhuận từ các hoạt động bất thường.
+ Lợi nhuận từ các nghiệp vụ xảy ra không thường xuyên khác.
sẽ ngày càng gần sát với chuẩn mực Quốc tế.
II. Thực trạng và phương hướng hoàn thiện
Thực trạng
Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý, tài chính- kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế, đảm nhiệm tổ chức hệ thống thông tin có ích cho việc ra các quyết định kinh tế. Vì vậy, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính Nhà nước mà còn vô cùng cần thiết và quan trọng với hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Kế toán Việt Nam đã hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và cơ chế quản lý kinh tế trong từng thời kỳ trên khuôn khổ và môi trường pháp lý nhất định. Thực tế trong những năm gần đây, công tác kế toán trong các ngành, các cấp, các lĩnh vực và các thành phần kinh tế đã có nhiều tiến bộ trên cơ sở môi trường pháp lý ngày càng được hoàn thiện. Việc nhà nước ta mạnh dạn sửa đổi, bổ sung hệ thống các văn bản pháp quy và kế toán tạo thành hành lang pháp lý._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1304.doc