lời nói đầu
Từ ngày 01/01/1999,Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) có hiệu lực thi hành khi đó luật thuế doanh thu cũng sẽ hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó.Việc thay thế này đánh dấu một thành công lớn trong tiến trình cải cách thuế giai đoạn hai ở nước ta và cũng là một bước trong quá trình hội nhập để sánh kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.Thuế GTGT là loại thuế gián thu chỉ tính trên khoản thuế giá trị gia tăngcủa hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bàn về công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toàn thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến tiêu dùng nó khắc phục dược nhược điểm”thuế đánh trùng lên thuế”của thuế doanh thu,góp phần tích cực vào việc tạo dựng một môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp,tăng thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).Để thực hiện thành công bất kỳ loại thuế nào cũng cần phải có bước chuẩn bị chu đáo,tỷ mỉ trước khi chính thức áp dụng ,mặt khác phải có các phương án dự kiến giải quyết các tình huống có thể xảy ra.Đối với thuế GTGT là loại thuế hiện đại lần đầu tiên áp dụng ở nước ta,có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp và gắn bó mật thiết tới mọi hoạt động của đời sống xã hội.Do đó việc tìm hiểu và tuyền truyền về luật thuế GTGT la hết sức cần thiết va cấp bách để áp dụng thành công sắc thuế mới này.Trên cơ sở nhận thức được việc áp dụng thuế GTGTkhông chỉ đơn thuần là việc thay đổi về việc tính toán mà la sở thay đổi cơ bản cả về nội dung tơ tưởng của chính sách và biện pháp tổ chức thực hiện.Trênđây là những lý do mà em quyết định chọn chuyên đề : “Bàn về công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toàn thuế GTGT trong các doanh nghiệp ở Việt Nam”.và chọn phương pháo tổng hợp làm công cụ nghiên cứu.
Theo quan điểm của em,việc quản lý thuế GTGT cũng chính là việc phát huy những uư điểm và khắc phục những trở ngại trong việc thực hiện nó ở các doanh nghiệp.
Chính vì vậy :Trong chuyên đề này em tập trung trình bày những vấn đề cơ bản về thuế GTGT cũng như ưu nhược điểm của nó,tổ chức hoạch toán thuế GTGT ,một số ý kiến đề xuất.Kết cấu chuyên đề gồm có hai phần:
Phần i: tính ưu việt của thuế GTGT và phương pháp kế toán quản lý thuế gtgt
Phần ii: Đánh giá chung tình hình thực hiện thuế GTGT
Và một số biện pháp khắc PHụC
Phần i
Tính ưu việt của thuế giá trị gia tăng và phương
Pháp kế toán quản lý thuế giá trị gia tăng
i.Thuế GTGT và đối tượng, phương pháp áp dụng thUế GTGT
1.Thuế GTGT là gì?
-Thuế GTGT là loại thuế gián thu được hình thành trên phần giá trị gia tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình luân chuyển từ sản xuất ,lưu thông đến tiêu dùng
-Đối tượng chịu thuế GTGT:Hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuát kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam lá đối tượng chịu thuế GTGT,trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế đã được quy định trong luật.
-Đối tượng chịu thuế GTGT:Tổ chức,cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá,dịch vụ chịu thuế GTGT(gọi chung là cơ sơ kinh doanh)và các tổ chức cái nhân khác nhập hàng hoá chịu thuế GTGT(gọi la người nhập khẩu) là đối tượng chịu thuế GTGT
-Đối tượng không chịu thuế GTGT là
Theo luật thuế hiện hành có 26 khoản mục không thuộc diện chịu thuế . VD:sản phẩm trồng trọt,dịch vụ y tế,dạy học dạy nghề,chuyển giao công nghệ,dịch vụ tín dụng quỹ đầu tư . . .
-Các văn bản pháp luật về thuế GTGT tại Việt Nam:
+Quốc hội dã thông qua luật thuế GTGT vào ngày 10/5/1997.
+Nghị định 28/1998/Nđ/cp của chính phủ đã ban hành ngày 11/5/1998.
+Thông tư số 89/1998/TT-BTC của bộ tài chính ngày 27/6/1998
+Thông tư số 100/1998/TT_BTC của bộ tài chính ngày 15/7/1998
2.Phương pháp tính thuế GTGT
Do thuế GTGT(VAT)chỉ tính trên phần tăng thêm của giá trị hàng hoá nếu về mặt lý thuyết được hình thành theo công thức:
VAT nộp trong kỳ =VAT thu hộ - VAT trả hộ
VAT thu hộ tính theo thuế suất VAT trên phần doanh thu bán hàng ngoài thuế
VAt trả hộ tính theo thuế suất VAT trên phần chi mua hàng ngoài thuế
Căn cứ để tính là giá tính thuế và thuế suất
2.1.Giá tính thuế VAT được quy định như sau:
-Theo quy định tại Điều 7 Luật thuế GTGT và Điều 6 của nghị định số 28/1998/NĐ-CP,giá tính thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ được xác định cụ thể như sau:
+Đối với hàng hoá,dịch vụ do cơ sở sản xuất,kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chua có thuế GTGT
+Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu.Giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu(trường hợp hàng hoá nhập khẩu đườc miễn giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá hàng hoá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế dã đựoc miễn giảm)
+Hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi ,sử dụng nội bộ ,biếu,tặng,giá tính thuế GTGTđược xác định theo giá tính thuế của hàng hoá,dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh của hoạt động này.
+Hoạt động cho thuê tài sản bao gồm cho thuê nhà,xưởng,kho tàng,bến ,bãi,phương tiện vận chuyển,máy móc thiết bị...giá tính thuế GTGT là giá cho thuê chưa có thuế
+Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp,tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng háo đó(không bao gồm lãi trả góp,không tính theo số tiền trả góp từng kỳ).
+Đối với gia công hàng hoá,giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế, bao gồm :tiền công,tiền nhiên liệu,động lực,vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công.
+Đối với hoạt động xây dựng,lặp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng (không phân biệt có bao thầu hay không bao thầu vật tư,nguyên liệu)giá tính thuế GTGT là giá xây dựng,lặp đặt chưa có thuế GTGT(trường hợp nếu thanh toán theo đơn giá và tiến độ hạng mục công trình,phần công việc hoàn thành bàn giao thì thuế GTGT tính trên phần giá trị hoàn thành bàn giao.
+Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng như đại lý mua,bán hàng hoá,đại lý tàu biển,dịch vụ môi giới,uỷ thác xuất nhập khẩu hưởng hoa hồng,giá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa trừ một khoản phí tổn nào mà cơ sở thu được từ việc thực hiện các hoạt động này.Hàng hoá do đại lý bán ra vẫn phải tínhthuế GTGT trên giá bán ra.
+Đối với hoạt động vận tại,bốc xếp giá tính thuế GTGT là giá cước vận tại,bốc xếp chưa có thuế GTGT.
+Đối với hàng hoá,dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính,vé cước vận tại,vé xổ số kiến thiết. . .ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá chưa có thuế được xác định:
Giá chưa có thuế VAT=Giá thanh toán/1+thuế suất(%).
2.2.Thuế suất thuế GTGT:
Theo quy định tại điều 8 Luật thuế GTGT và điều 7 Nghị Định số 28/1998/NĐ-CP của chính phủ,thuế suất GTGT được áp dụng như sau:
+Thuế suất 0%áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu bao gồm cả hàng gia công xuất khẩu.Xuất khẩu bao gồm xuất ra nước ngoài,xuất vao khu chế xuất.Trường hợp đua hàng hoá ra nước ngoài để bán,giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm nếu có đủ căn cứ xác định là hàng hoá xuất khẩu cũng được áp dụng thuế suất 0% .
+Mức thuế suất 5% đối với hàng hoá dịch vụ như nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt do các cơ sở sản xuát kinh doanh nước khai thác từ nguồn nước tự nhiên cung cấp cho đối sử dụng nước,phân bón bao gồm phân hữu cơ và phân vô cơ,các loại thuốc trừ sâu bệnh,thuốc chữa bệnh,thiết bị máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế,giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập,đồ chơi trẻ em,các loại sách(trừ sách văn bản pháp luật),sản phẩn trồng trọt - chăn nuôi-nuôi trồng thuỷ sản(trừ sản phẩm chua qua chế biến do tổ chức hoặc cá nhân sản xuất và tự bán ra không chịu thuế GTGT theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của luạt thuế GTGT),lâm sản(trừ gỗ,măng)chua qua chế biến,thực phẩm tươi sống và lương thực...v..v..
+Mức thuế suất 10% đối vứi hàng hoá dịch vụ như sản phẩm khai khoáng, điện tử,cơ khí,đồ điện,hoá chất,mỹ phẩm,điển thương phẩm,sqnr phẩm may mặc, vải,sợi,giấy và sản phẩm giấy,sản phẩm gốm,sứ,thuỷ tinh..,xây dụng và lắp đặt, vận tại,bốc xếp,dịch vụ bưu chính viễn thông....v..v..
+Mức thuế suất 20% đối vứi hàng hoá dịch vụ như:vàng,bạc,đá quý,khách sản,dịch vụ,ăn uống,các loại xổ số kiến thiết,đại lý tàu biển,dịch vụ môi giới..v..v..
2.3.Phương pháp tính thuế GTGT:có 2 phương pháp đó là:
a.Phương pháp khấu trừ thuế:
+Đối tượng áp dụng là các đơn vị tổ chức kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp đầu tư nớưc ngoài,doanh nghiệp tư nhân,các công ty cổ phần,hợp tác xã và các đơn vị tổ chức kinh doanh khác,trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT sẽ được trình bày sau,
+Xác định số thuế phải nộp:
Thuế GTGT đầu vào = Thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào
Trong đó:
*Thuế GTGT đầu ra +giá tính thuế của hàng hoá dịch vụchịu thuế bán ra x (nhân) thuế suất thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ
+Cơ sở kinh doang thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ bán ra.Khi lập hoá đơn bán hàng hoá,cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế.thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán,không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn chứng từ.
Ví dụ:Doanh nghiệp bán sắt thép giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt phi 6 là:4500000 đồng/tấn,thuế GTGT 10%=450000 đồng/tấn,nhưng khi bán ra có một số hoá đơn doanh nghiệp chỉ ghi giá bán là:4800000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng:
4800000 đ/tấn x 10%=480000 đ/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế bằng 4500000 đ/tấn,doanh nghiệp mua thép cũng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hoá đơn mua không ghi thuế GTGT này.
*Thuế GTGT đầu vào (bằng)=tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu.
+Thuế đầu vào của hàng hoá dịch vụ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.
+Thuế đầu vào của hàng hoá dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó,không phân biệt dã xuất dùng hày còn ở trong kho.
Ví dụ:Một doanh nghiệp A sản xuất xi măng,trong tháng 1/1999 bán ra 200 tấn xi măng giá mỗi tấn 800000đ/T(giá chưa có thuế GTGT) thuế GTGT phải nộp là 10%(giá người mua phải thanh toán là 880000đ/T),cũng trong tháng doanh nghiệp đã mua một số vật tư,nguyên liệu để dùng cho sản xuất kinh doanh xi măng.Căn cứ các chứng từ hoá đơn GTGT mua nguyên vật liệu,số thuế GTGT đầu vào được xác định như sau:
Hàng hoá dịch vụ mua trong tháng
Đơn vi
tính
Sản lượng
Mua
Giá đơn
vị
(1000đ)
Thành tiền
(1000 đồng)
Thuế GTGT đầu vào (1000đ)
A
B
C
1
2
3
-Clanhkc
Tấn
100
500đ/tấn
50.000
5.000
-Điện
-Xăng,dầu
Kw
Tấn
5000
10
700đ/Kw
4000đ/tấn
3.500
40.000
350
4000
Cộng
93.500
9350
Giả định các loại vật tư ,nguyên kiệu mua vào chỉ dùng để sản xuất xi măng,thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp trong tháng 1/1999 đợưc xác định như sau:
Thuế GTGT phải nộp=[(800000đ/T x 200T)x 10%] - 9350000đ
=6650000đ
+Trường hợp cơ sở kinh doanh mua vật tư hàng hoá không có hoá đơn chứng từ hoặc có nhưng không phải là hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn GTGT nhưng không ghi riêng số thuế GTGT ngoài giá bán thì không được khấu trừ thuế đầu vào,trừ trường hợp có quy định riêng như:hàng hoá dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT,nông sản lâm sản thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuât bán ra không có hoá đơn sẽ được tính khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ(%)tính trên giá trị hàng hoá mua vào...v..v..
*Thuế đầu vào của tài sản cố định được khấu trừ như sau:
+Đối với cơ sở kinh doanh có số thuế đầu vào của tài sản cố định được khấu trừ thì kê khai khấu trừ thuế đầu vào của tài sản cố định như đối với vật tư hàng hoá khác.Trường hợp số thuế đầu vào của tài sản cố định lớn,cơ sở được tính khấu trừ dần,nếu đã tính khấu trừ 3 tháng mà số thuế còn lại chưa được khấu trừ vẫn còn thì doanh nghiệp làm thủ tục yêu cầu cơ quan thuế xét hoàn lại số thuế chưa được kháu trừ.Riêng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng đã đăng ký nộp thuế GTGT nhưng là cơ sở đầu tư mới,chưa có phát sinh doanh thu bán hàng,chưa có thuế đầu ra để tính khấu trừ thuế đầu vào của TSCĐ đầu tư nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên được xem xét hoàn thuế đầu vào theo tưng năm(tính theo năm dương lịch).Trường hợp số thuế GTGT phát sinh lớn cơ sở có thể đề nghị giải quyết hoàn thuế theo từng quý.
b.Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT:
*Đối tượng áp dụng:
-Cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam.
-Tổ chức,cá nhân người nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tíng thuế theo phương phap khấu trừ thuế.
-Cơ sở kinh doamh mua bán vàng ,bạc ,đá quý, ngoại tệ.
*Xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế Giá trị gia tăng Thuế suất thuế
GTGT = của hàng hoá dịch X GTGT của hànghoá
Phải nộp vụ chịu thuế dịch vụ đó
Thuế GTGT Giá thanh toán Giá thanh toán của
của hàng hoá = của hàng hoá dịch - hàng hoá dịch vụ mua
dịch vụ bán ra(1) vào tương ưng(2)
(1).Giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ bán ra là giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ mua phí thu thêm mà bên mua phải trả
(2).Giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng của hàng ,hoá dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào (giá mua bao gồm cả thuế GTGT) mà cơ sở sản xuất kinh doanh dã dùng vào sản xuất hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra.
-GTGT xác định đối với mọi nganh nghề khinh doanh như sau:
+Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bám hàng là số chênh lệch giữa doanh số bán với doanh số vật tư hàng hoá dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất ,kinh doanh.Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số bán ra thi xác định như sau:
Giá vốn hàng bán ra =doanh số tồn đầu kỳ + doanh số mua trong kỳ - doanh số tồn cuối kỳ.
+ Đối với xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình trừ (-) chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí động lực, vận tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình.
+ Đối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp trừ (-) chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt động vận tải.
+Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống là số chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn
uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác trừ (-) giá vốn hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống.
+Đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ, giá trị gia tăng là số chênh lệch giữa doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ trừ (-) giá vốn của vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ bán ra.
+ Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ áp dụng phương pháp tính trực tiếp.trên GTGT, cơ sở phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào để kê khai thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ theo từng hoạt động kinh doanh và phương pháp tính thuế riêng.
-Trường hợp không hạch toán được riêng thì đ|ợc xác định phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế trên tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ.
+Đối với các hoạt động kinh doanh khác là số chênh lệch giữa tiền thu về hoạt động
kinh doanh trừ (-) giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó.
-Doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra quy định trên đây bao gồm cả các khoản phụ thu,phí thu thêm ngoài giá bán mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền.
-Doanh số hàng hóa, dịch vụ mua vào quy định trên đây bao gồm cả các khoản thuế vàphí đã trả tính trong giá thanh toán hàng hóa, dịch vụ mua vào.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo ph|ơng pháp tính trực tiếp trên GTGT không được tính giá trị tài sản mua ngoài, đầu tư, xây dựng làm tài sản cố định vào doanh số hàng hóa, dịch vụ mua vào để tính giá trị gia tăng.
2.4. Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh như sau:
- Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ.
- Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hóa đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịchvụ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nhưng không có đủ hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.
Đối với cá nhân (hộ) kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện ch|a đầy đủ hóa đơnmua, bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế; giá trị gia tăng được xác định bằng doanh thu ấn định nhân với tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu.Tổng cục thuế hướng dẫn các Cục thuế xác định tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thulàm căn cứ tính thuế GTGT phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và hợp lý giữa các địa phương
3.Tổ chức hạch toán:
3.1.Tài khoản sự dụng:
+ TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”
Bên Nợ: - Các khoản đã nộp ngân sách nhà nước.
- Các khoản trợ cấp, trợ giá được ngân sách duyệt.
- Các nghiệp vụ làm giảm số phải nộp ngân sách nhà nước.
Bên Có: - Các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
- Các khoản trợ cấp, trợ giá đã nhận.
Dư Có: Các khoản còn phải nộp ngân sách Nhà nước.
Dư Nợ: Số nộp thừa cho ngân sách Nhà nước hoặc các khoản trợ cấp, trợ giá được ngân sách duyệt nhưng chưa nhận.
TK 333 được chi tiết thành các tiểu khoản tương ứng với từng loại thuế theo luật thuế hiện hành.
+ Bên cạnh TK 333, kế toán còn sử dụng TK 133 “VAT được khấu trừ”. Tài khoản này chỉ sử dụng trong các doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ.
Bên Nợ: Số VAT được khấu trừ
Bên Có: - Số VAT đầu vào đã khấu trừ trong kỳ.
- Các nghiệp vụ khác làm giảm VAT đầu vào
Dư Nợ: Số VAT đầu vào còn được khấu trừ hay hoàn lại chưa nhận.
TK 133 được chi tiết thành 2 tiểu khoản
TK 1331: VAT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ
TK 1332: VAT được khấu trừ của TSCĐ
3.2.Phương pháp tổ chức hạch toán một số nghiệp vụ
3.2.1.Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
a.hạch toán thuế GTGT đầu vào:
-Khi mua vật tư hàng hóa tài sản cố định dụng vào hoạt động hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừthuế kế toán ghi:
Nợ TK:152,153,156,211,611......
Nợ TK :133-Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK:111,112,331...Tổng giá thanh toán
-Khi mua vật tư dịch vụ dùng ngay vào sản xuất kinh doanh :hàng hóa,dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế,kế toán phản ánh giá thực tế chưa có thuế GTGT,thuế GTGT đầu vào và tổng giá thanh toán gi:
Nợ TK:621,627,641,642,241.....
Nợ TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ(Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111,112,331....Tổng giá thánh toán.
-Cuối kỳ kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ ghi:
Nợ TK:3331 -Thuế GTGT phải nộp
Có TK:133-Thuế GTGT được khấu trừ.
-Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách Nhà Nước:
Nợ TK :3331-Thuế GTGT phải nộp
Có TK:111,112....
b.hạch toán thuế GTGT đầu ra:
-Khi bán hàng hóa dịch vụ thuộc đối tưởng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế,kế toán viết hóa đơn bán hàng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT,phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán(Nếu có),thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán và phản ánh doanh thu bán hàng,cunh cấp dịch vụ(chưa có thuế GTGT),kế toán ghi:
Nợ TK:111,112,131........
Có TK :3331-Thuế GTGT phải nộp(TK33311-Thuế GTGT dầu ra)
Có TK 511-Doanh thu bán hàng(Giá chưa có thuế)
Có TK 512-Doanh thu bán hàng nội bộ(Giá chưa có thuế GTGT)
-Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt độnh tài chính,các khoản thu nhập bất thường kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,138.....Tổng giá thanh toán
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp
Có TK 711-Thu nhập hoạt động tài chính(giá chưa có thuế GTGT)
Có TK721-Các khoản thu nhập bất thường(Giá chưa có thuế GTGT)
-Đối với trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp .kế toán xác định doanh thu bán hàng là giá bán trả một làn chưa có thuế GTGT ghi:
Nợ TK 111,112,131
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511-Doanh thu bán hàng
Có TK 711-Thu hạot động tài chính
-Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại(thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế),kế toán ghi:
+Phản ánh doanh thu của hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 531-Hàng bán bị trả lại(chưa có thuế GTGT)
Có TK 111,112,131.......
+Phản ánh số tiền trả lại cho người mua về thuế GTGT của hàng bán bị trả lại,ghi:
Nợ TK 3331-Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111,112
+Phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho,ghi:
Nợ TK 155-Thành phảm
Nợ TK 156-Hàng hóa
Có TK 632-Giá vốn hàng hóa
c.hạch toán thuế GTGT phải nộp,thuế GTGT được khấu trừ:
- Trường hợp số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nhỏ hơn số thuế GTGT đầu ra phải nộp, kế toán kết chuyển toàn bộ số thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 3331 (33311)
Có TK 133
Phản ánh số thuế GTGT đã nộp trong kỳ
Nợ TK3331 (33311): VAT đầu ra đã nộp
Nợ TK 3331 (33312): VAT của hàng nhập khẩu đã nộp
Có TK 111, 112, 311…
- Trường hợp số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT phải nộp thì kết chuyển đúng bằng số thuế phải nộp
Nợ TK 3331 (33311)
Có TK 133
- Trường hợp thuế GTGT vừa phân bổ cho đối tượng chịu thuế GTGT vừa phân bổ cho các đối tượng không chịu thuế GTGT
Nợ TK 3331 (33311): Kết chuyển số VAT được khấu trừ
Nợ TK 632: Kết chuyển VAT không được khấu trừ cho đối tượng không chịu VAT (Nếu nhỏ hơn hoặc bằng doanh thu)
Nợ TK 142 (1421): Kết chuyển VAT không được khấu trừ cho đối tượng không chịu VAT (Phần lớn hơn doanh thu)
Có TK 133: Kết chuyển VAT đầu vào
- Trường hợp được hoàn VAT
Nợ TK 111, 112…: Số đã nhận
Có TK 133: Số đầu vào được hoàn lại
Có TK 333 (3331): Số nộp thừa được hoàn lại
- Trường hợp được giảm thuế
Nợ TK 3331 (33311): Trừ vào số phải nộp
Nợ TK 111, 112: Số được giảm đã nhận
Có TK 711: Số VAT được giảm trư
Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
TK 111, 112... TK 151, 152… TK 511, 711, 515, 3387 TK 131, 111…
Các chi phí Doanh thu
phát sinh bán hàng, bất
Giá thanh toán gồm cả VAT
chưa có VAT động sản và
TK 133 TN khác
VAT đầu vào TK 3331
được k. trừ Kết chuyển
VAT khấu trừ
VAT được hoàn lại trong kỳ
bằng tiền
TK711 TK 111, 112
VAT đầu ra
VAT được Nộp VAT phải nộp
giảm nhận lại cho Ngân sách
bằng tiền
VAT được giảm trừ vào số
phải nộp
VAT của hàng nhập khẩu phải nộp
3.2.2Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT:
- Phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu và trị giá hàng nhập khẩu
Nợ TK 151, 152, 153, 211…: Giá thực tế hàng nhập khẩu
Có TK 333 (3333- TNK): Thuế nhập khẩu phải nộp
Có TK 3331 (33312): VAT của hàng nhập khẩu phải nộp
Có TK 331, 111, 112…: Giá mua và chi phí thu mua hàng nhập khẩu
- Cuối kỳ xác định số thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 333 (3331): VAT phải nộp
- Phản ánh số thuế GTGT đã nộp
Nợ TK 3331 (33311, 33312)
Có TK 111, 112, 311…
- Phản ánh số thuế GTGT được giảm trừ
Nợ TK 3331: Trừ vào số phải nộp trong kỳ
Nợ TK 111, 112: Nhận số giảm trừ bằng tiền
Có TK 711: Số VAT được giảm trừ
Sơ đồ hạch toán VAT theo phương pháp trực tiếp
VAT phải nộp của hàng nhập khẩu
TK 331, 111, 112 TK 151, 152… TK 3331
TK 511
Giá mua vật tư,
VAT phải nộp trong kỳ
tài sản (cả VAT)
TK 711 TK 111, 112
VAT được miễn giảm Nộp VAT
Nhận lại bằng tiền cho Ngân sách
VAT được miễn giảm trừ vào
số phải nộp
4. Báo cáo thuế.
Báo cáo thuế là thông tin chính xác giúp những nhà quản lý doanh nghiệp biết được tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của doanh nghiệp mình. Báo cáo thuế bao gồm:
4.1. Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra
4.2. Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào
4.3. Sổ theo dõi thuế GTGT được hoàn lại
4.4. Sổ theo dõi thuế GTGT được miễn giảm
4.5. Tờ khai thuế GTGT
Mẫu số: 02/GTGT
bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra
(kèm theo tờ khai thuế GTGT)
(Dùng cho cơ sở kê khai khấu trừ thuế hàng tháng)
(Tháng….năm….)
Tên cơ sở kinh doanh
Mã số:
Tên địa chỉ
Hoá đơn, chứng từ bán
Tên người mua
Mã số thuế người mua
Mặt hàng
Doanh số bán chưa có thuế
Thuế suất
Thuế GTGT
Ghi chú
Ký hiệu hoá đơn
Số hoá đơn
Ngày, tháng, năm phát hành
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tổng cộng
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày…tháng…năm…
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
mẫu số: 03/GTGT
bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào
(Dùng cho cơ sở kê khai khấu trừ thuế hàng tháng)
Tháng….năm….
Mã số:
Tên cơ sở kinh doanh
Địa chỉ
Hoá đơn chứng từ bán
Tên người bán
Mã số thuế người bán
Mặt hàng
Doanh số mua chưa có thuế
Thuế suất
Thuế GTGT
Ghi chú
Ký hiệu hoá đơn
Số hoá đơn
Ngày, tháng, năm phát hành
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tổng cộng
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày…tháng…năm…
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
sổ theo dõi thuế GTGT được hoàn lại
(hay được miễn giảm)
Năm…
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Dư ĐK
Tổng phát sinh
Dư CK
Ngày…tháng…năm…
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu)
Mẫu số: 01/GTGT
tờ khai thuế giá trị gia tăng
Tháng….năm….
(Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Mã số:
Tên cơ sở
Địa chỉ
STT
Chỉ tiêu kê khai
Doanh thu
(chưa có thuế GTGT)
Thuế GTGT
Số tiền phải nộp (ghi bằng chữ):
Xin cam đoan số liệu khai trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm xử lý theo pháp luật.
Nơi gửi tờ khai
- Cơ quan thuế - Địa chỉ
Ngày…tháng…năm…
TM/ CƠ Sở
(Ký tên, đóng dấu)
5.Phương pháp tính thuế GTGT ở Pháp:
*Khái niệm và phương pháp tính:
-Thuế GTGT(TVA)là loại thuế gián thu tính trên phần GTGT của hàng hóa dịch vụ của mỗi khâu sản xuất,buôn bán,bán lẻ.
-Phương pháp tính:
+Mỗi hóa đơn bán hàng người bán phải tính thêm khoản thuế GTGT theo tỷ lệ quy định của nhà nước trên giá bán hàng hóa dịch vụ (sau khi đã trừ đi giảm giá,bớt giá ,hôi khấu,chiết khấu).Số thuế GTGT này gọi là TVA thu hộ nhà nước.
+Mỗi hóa đơn mua hàng dịch vụ người mua phải trả một khoản thuế GTGT khoản nay được gọi là TVA trả hộ nhà nước
+Số chênh lệch giữa TVA thu hộ NN và TVA trả hộ NN là số thuế TVA phải nộp NN,được tinh theo công thức sau:
Số TVA phải nộp = Số TVA thu hộ - Số TVA trả hộ
Số TVA thu hộ NN và TVA trả hộ NN phát sinh trong tháng nào được kê khai trong tháng đó
*Tài khoản sự dụng:
-TK4456 TVA trả hộ NN
-TK 4457 TVA thu hộ NN
-TK 4455 TVA phải nộp NN
*Trinh tự hạch toán:
-Khi mua hàng hóa dịch vụ,TSCĐ........
Nợ TK 601,607:Mua NVL sự dụng ngay
Nợ TK 61,62 Mua dịch vụ
Nợ TK 20,21:Mua TSCĐ
Nợ TK 4456 TVA trả hộ nhà nước
Có TK 512,531,401.....
-Khi bán hàng hóa dịch vụ sản phẩm hòan thành
Nợ TK 512,531,411....
Có TK 701,707.....
Có TK 4457 TVA thu hộ NN
-Cuối tháng xác định số TVA phải nộp
+Kết chuyển TVA trả hộ NN:
Nợ TK 4455 TVA phải nộp NN
Có TK 4456 TVA trả nộp NN
+Kết chuyển TVA thu hộ NN:
Nợ TK 4457 TVA thu hộ NN
Có TK 4455 TVA phải nộp NN
+Nếu TK 4455 dư có :đó là số TVA phải nộp NN
+Nếu TK 4455 dư Nự :được khấu trư vào tháng sau
-Sang tháng sau nếu nộp thuế GTGT cho NN (theo kỳ hạn 25 tháng sau)
Nợ TK 4455 TVA phải nộp NN
Có TK 512,513.....
Phần ii:
Đánh giá chung tình hình thực hiện thuế GTGT
Và một số biện pháp khắc PHụC
I.Ưu và nhược điểm của thuế GTGT,so sánh với thuế doanh thu:
1. Những ưu điểm của thuế GTGT
-Thuế GTGT là loại thuế không thu trùng lắp nên góp phần khuyến khích chuyên môn hoá, hợp tác hoá để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
- Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm, không tính vào vốn nên góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn ra đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phù hợp với định hướng của nước ta
- Thuế GTGT thuộc loại thuế đánh vào người tiêu dùng, có phạm vi đối tượng thu rất rộng (thu vào mọi tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ) nên mặc dù thuế suất quy định không cao song kết quả đem lại số thu cho Ngân sách Nhà nước rất lớn
- Thuế GTGT là loại thuế gián thu ứng vào giá bán nên dễ thu hơn các loại thuế trực thu khác
- Thuế GTGT góp phần khuyến khích mạnh mẽ việc sản xuất hàng xuất khẩu, vì hàng xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT là 0% nên nó bảo đảm cho việc hàng hoá xuất khẩu sẽ được hoàn lại số thuế GTGT đã nộp mà người xuất khẩu phải chịu trong thị trường nội địa
- Thuế GTGT được thu ngay ở khâu đầu tiên là khâu sản xuất hay khâu nhập khẩu hàng hoá và thu ở mỗi khâu đều có thể kiểm tra được việc nộp thuế ở khâu trước, cho nên hạn chế được thất thu thuế
- Thuế GTGT được thực hiện thống nhất và chặt chẽ theo nguyên tắc căn cứ vào hoá đơn mua hàng, bán hàng để khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu trước. Điều đó có nghĩa là nếu không có hoá đơn mua hàng ghi rõ số thuế GTGT đã nộp ở khẩu trước thì không được khấu trừ thuế. Vì vậy, thuế GTGT khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh khi mua hàng phải đòi hoá đơn và khi bán hàng phải có hoá đơn theo đúng quy định. Từ đó sẽ góp phần hạn chế được những sai sót, gian lận trong việc ghi chép hoá đơn
Từ những ưu điểm phân tích ở trên của thuế GTGT, rõ ràng thuế GTGT có nhiều điểm nổi trội hơn thuế doanh thu
2. Những nhược điểm của thuế GTGT
Tuy có nhiều điểm nổi trôi hơn so với thuế doanh thu nhưng thuế GTGT vẫn có một số nhược điểm sau:
- Việc hạch toán và quản lý thuế GTGT là tương đối phức tạp, phải có hoá đơn chứng từ trong mua bán hàng hoá, dịch vụ, phải theo dõi được thuế đầu vào, đầu ra, khấu trừ hoặc hoàn trả thuế
- Thuế GTGT có tính chất luỹ thoái nên nếu chỉ coi trọng thuế GTGT là thiếu sự công bằng. Trên thực tế, càng những người có chí làm ăn, có hoài bão phát triển một ngành nghề nào đó thì luôn có ý thức tiết kiệm, những nhà tỷ phú thường rất keo kiệt trong tiêu dùng cá nhân. Do đó cần phải kết hợp thuế GTGT với các loại thuế trực thu khác để điều tiết thu nhập của các đối tượng.
3.Ưu điểm và nhược điểm của thuế GTGT so với t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV034.doc