lời mở đầu
Sau hơn ba năm thực hiện ( từ 01/01/1999) dến nay, luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước: khuyến khích đầu tư nước ngoài, mở rộng và phát triển xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu ổn định và ngày càng tăng cho ngân sách nhà nước (NSNN). Nhưng gần đây trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã chính thức công bố con số thất thoát lên tới hàng trăm tỷ đồng từ thuế thuế GTGT. Vậy bản chất của những con số thất
35 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bàn về công tác quản lý & hạch toán hoàn thuế Giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu khổng lồ trên là gì, nguyên nhân vì sao và trách nhiệm của các bên có liên quan như thế nào?
Đi tìm câu trả lời cho thực trạng này người ta thấy phần lớn các bên đều qui kết trách nhiệm cho công tác hoàn thuế GTGT. Về phía ngành thuế có các lí do sau: Do doanh nghiệp trốn lậu thuế, khai man để được hoàn thuế, do một số qui định chủ quan về việc hoàn thuế làm sai lệch bản chất của thuế GTGT. Còn về phía các doanh nghiệp, họ đánh giá cơ chế hoàn thuế hiện nay còn quá nhiều bất cập, từ khi kê khai cho đến khi chính thức nhận được văn bản hoàn thuế của cơ quan thuế là cả một quãng thời gian dài, đấy là chưa kể đến những thủ tục rườm rà và máy móc của cán bộ thuế trong khâu kiểm tra hoá đơn chứng từ cũng như một phần không nhỏ lượng vốn của doanh nghiệp bị nhà nước chiếm dụng được nguỵ biện bằng cách “chờ hoàn thuế”.
Những lí do trên đã khiến không ít người băn khoăn: Liệu có phải đã đến lúc thuế GTGT bộc lộ những nhược điểm của nó? Hoặc phải chăng thuế GTGT chỉ có duy nhất một ưu điểm là tránh sự trùng lặp thuế đánh chồng lên thuế của thuế doanh thu? Hay các nhà hoạch định chính sách của ta đã quá lạm dụng yếu tố chủ quan nhằm điều chỉnh thuế GTGT mà theo họ là để phù hợp với tình hình và mức độ phát triển nển kinh tế của Việt Nam ? Đó không phải là những câu hỏi dễ trả lời.
Trước thực tế này, tôi đã chọn đề tài “Bàn về công tác quản lý và hạch toán hoàn thuế GTGT trong các doanh nghiệp” không phải với một tham vọng là sẽ tìm ra một giải pháp tối ưu khắc phục được tình trạng thất thu từ hoàn thuế và hợp lý hoá công tác hoàn thuế GTGT trong các doanh nghiệp mà xuát phát từ mong muốn được hiểu rõ bản chất của công tác hoàn thuế GTGT và có thể tìm ra một số giải pháp nhằm khắc phục được phần nào của thực trạng nêu trên. Do đó, đề án này có kết cấu như sau:
Phần I: Lý luận chung về thuế GTGT gồm:
A. Khái quát về luật thuế GTGT.
Khái quát chung về những quy định trong hoàn thuế GTGT.
Phần II: Thực trạng và giải pháp cho công tác hoàn thuế GTGT trong các doanh nghiệp.
Qua đây, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hữu Đồng đã giúp tôi hoàn thiện đề án nghiên cứu khoa học này.
Do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, đề án không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề án này thực sự mang tính khoa học.
Phần i: lý luận chung về thuế GTGT
Khái quát về luật thuế GTGT:
Thuế GTGT (VAT- Value Added Tax) là một loại thuế gián thu tính trên giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ qua mỗi khâu luân chuyển. Ra đời đầu tiên ở Pháp, đến nay thuế GTGT đã đựoc áp dụng trên 100 nước bởi những ưu việt trong phương pháp tính thuế của nó.
ở Việt Nam, thuế GTGT đã được Quốc hội khoá IX, kì họp thứ 11 thông qua ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 để thay thế cho thuế doanh thu được áp dụng từ năm 1990.
Vậy thuế GTGT là gì, đối tưọng và phương pháp tính ra sao? Xin lần lượt xem xét:
I. Định nghĩa về thuế GTGT:
Thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh trên phần giá tri gia tăng của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
II. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
1. Giá tính thuế:
Được qui định tại điều 7 luật thuế GTGT và điều 6 của nghị định số 79/2000/NĐ-CP.
2. Thuế suất thuế GTGT
Được qui định tại điều 8 luật thuế GTGT và điều 7 nghị định số 79/2000/NĐ-CP của chính phủ. Thuế suất thuế GTGT được áp dụng gồm 4 mức như sau: 0%, 5%, 10%, 20%.
Trong đó, đối tượng chịu mức thuế suất 0% hiện đã có một số sửa đổi, bố sung chi tiết theo thông tư số 82/2002/TT-BTC.
3. Phương pháp tính thuế:
Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua bán vàng bạc đá quí ngoại tệ thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này dể tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp như sau:
3.1. Phương pháp khấu trừ thuế:
Theo phương pháp này, số thuế GTGT phải nộp được xác định theo công thức :
Số thuế GTGT = Thuế GTGT - Thuế GTGT đầu vào
phải nộp đầu ra được khấu trừ
Trình tự kế toán mua hàng hoá, vật tư, dịch vụ trong nước thuộc đối tượng chịu thuế GTGT áp dụng phương pháp khấu trừ thuế được thể hiện trên sơ đồ sau đây:
Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đối với hàng hoá dịch vụ mua trong nước.
Tk 111, 112, 331 Tk 152, 153, 156…
Mua hàng hoá, vật tư nhập kho
( giá thanh toán) ( giá vốn thực tế chưa
có thuế GTGT)
Tk 133
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Tk 627, 641, 642…
Mua hàng hoá, vật tư sử dụng ngay cho sxkd.
Chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng trả lại khi mua hàng
Với hàng hoá, vật tư… nhập khẩu ta có sơ đồ sau:
Tk 331, 111, 112 Tk 156( 152, 153, 211)
Giá mua và chi phí thu mua
TK3333
thuế nk
TK3333 TK133
thuế GTGT phải nộp
Khi bán được hàng, doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT đầu ra là một trong những căn cứ để xác định thuế GTGT phải nộp:
Tk 133 Tk 33311
Khấu trừ VAT đầu vào (1)
Tk 111, 112
Nộp thuế(2)
Tk 721
Khoản được giảm thuế (3)
Hiện nay, theo quy định mới thì tại (3) (khoản được giảm thuế) được hạch toán vào TK 711, khi đó ta có định khoản:
Nợ TK 33311
Có TK 711
3.2. Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng được xác định như sau:
Số thuế Giá trị gia tăng Thuế suất thuế
GTGT phải = của hàng hoá dịch x GTGT của những
nộp vụ chịu thuế hàng hoá, dịch vụ đó
Trong đó: GTGT Giá thanh toán Giá thanh toán của
của = của hàng hoá _ hàng hoá, dịch vụ
hàng hoá dịch vụ dịch vụ bán ra mua vào
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả.
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng của hàng hoá dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào( giá mua bao gồm cả thuế GTGT) mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra
Trình tự kế toán mua hàng hoá, vật tư, dịch vụ nhập khẩu, hoặc trong nước thuộc đối tượng chịu thuế GTGT áp dụng phương pháp thuế GTGT trực tiếp như sau:
Tk 111, 112, 331 Tk 152, 153, 156…
Giá thanh toán( gồm cả thuế GTGT)
Tk 33312
Thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu
Khi phản ánh thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp ta có sơ đồ:
Tk 3331 Tk 6425
Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Nhưng hiện nay, theo thông tư 89/2002/TT- BTC thì mục này lại được hạch toán làm giảm doanh thu chứ không phải làm giảm chi phí như trên:
Nợ TK 511
Có TK 3331: thuế GTGT đầu ra phải nộp
Khái quát chung những qui định trong hoàn thuế GTGT
Đối tượng được hoàn thuế GTGT :
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau:
Cơ sở kinh doanh trong ba tháng liên tục trở lên( không phân biệt niên độ kế toán) có luỹ kế số đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra được hoàn thuế.
Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế.
Đối với cơ sở mới thành lập, đầu tư tài sản mới đã đăng ký nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ thuế nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tính thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm.
Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải
thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa.
Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các dự án sử dụng vốn ODA như sau:
- Chủ dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại mua hàng hoá, dịch vụ từ các nhà cung cấp trong nước có thuế GTGT để sử dụng cho cácd dự án này.
- Nhà thầu chính thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng vốn ODA không hoàn lại cung cấp các hàng hoá dịch vụ cho các dự án sử dụng ODA không hoàn lại.
Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn
lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá tại Việt Nam.
Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo quy định tại mục I này phải là đối tượng lưu giũ sổ sách, chứng từ kế toán và có Tài khoản Tiền gửi tại ngân hàng.
Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo Pháp lệnh về ưu
đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam được hoàn lại số thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT.
Phân loại đối tượng hoàn thuế:
a. Đối tượng áp dụng kiểm tra, thanh tra trước khi hoàn thuế:
- Cơ sở kinh doanh mới thành lập có thời gian kinh doanh dưới một năm, đề nghị hoàn thuế lần đầu.
- Cơ sở kinh doanh đã có các hành vi vi phạm gian lận về thuế GTGT.
- Cơ sở kinh doanh xuất khẩu hang hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ hải sản chưa qua chế biến theo đường biên giới, đất liền.
- Cơ sở kinh doanh chia tách, giải thể, phá sản.
b. Đối tượng áp dụng hoàn thuế trước kiểm tra sau: là các đối tượng không thuộc đối tượng quy định tại điểm 8a trên đây.
Các trường hợp đã gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đầy đủ đúng quy định
nhưng đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố và các hành vi gian lận về thuế GTGT theo quyết định của các cơ quan chức năng thì tạm thời dừng việc xem xét giải quyết việc hoàn thuế đến khi có quyết định xử lý.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có hành vi gian lận về thuế GTGT, thuộc đối tượng áp dụng kiểm tra trước khi hoàn thuế sau thời gian 12 tháng nếu đã chấp hành tốt các quy định của luật thuế, chế độ quản lý sử dụng hoá đơn, chứng từ sẽ được áp dụng hoàn thuế trước kiểm tra sau. Cơ quan thuế xem xét cụ thể trường hợp này.
Hồ sơ hoàn thuế GTGT.
Cơ sở hoàn thuế GTGT gồm:
Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT.
Bảng kê khai tổng hợp thuế.
Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định thuế GTGT đầu vào, đầu ra ( mẫu số 02, 03, 04/GTGT).
- Trường hợp hoàn thuế theo quy định (bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và của doanh nghiệp chế xuất) thì phải có bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở.
Trường hợp việc kê khai thuế hàng tháng đã đầy đủ và chính xác, phù hợp với Bảng kê khai tổng hợp, cơ sở không phải nộp Bảng kê hàng hoá - dịch vụ để mua vào, bán ra các tháng đề nghị hoàn thuế. Trường hợp có điều chỉnh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra của các tháng trong thời gian hoàn thuế, số thuế điều chỉnh phải giải trình rõ lý do.
Hồ sơ hoàn thuế đối với các cơ sở kinh doanh khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa gồm:
- Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT nộp thừa vào ngân sách Nhà nước.
- Quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản của cấp có thẩm quyền.
- Quyết toán thuế GTGT đến thời điểm sáp nhập giải thể.
Đối tượng được hoàn thuế GTGT có trách nhiệm:
Lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi cơ quan thuế.
Trường hợp hồ sơ không rõ ràng hoặc không đầy đủ, cơ quan thuế yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc giải trình thì cơ sở đề nghị hoàn thuế phải cung cấp hồ sơ bổ sung hoặc giải trình theo yêu cầu của cơ quan thuế.
Ngoài các hồ sơ phải gửi đến cơ quan thuế theo quy định, các hồ sơ khác liên quan đến hoàn thuế, khấu trừ thuế, các đối tượng được hoàn thuế phải lưu giữ đầy đủ tại cơ sở.
Các đối tượng được hoàn thuế khi lập và gửi hồ sơ hoàn thuế đến cơ quan thuế phải kê khai đúng, trung thực các số liệu kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu kê khai. Mọi trường hợp sai sót nếu kiểm tra, phát hiện đều bị xử lý truy thu về thuế. Tuỳ theo nguyên nhân và mức độ vi phạm còn bị phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật.
Hạch toán hoàn thuế GTGT trong các doanh nghiệp.
Tổ chức chứng từ kế toán:
Theo luật định : đối với các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi bán hàng hoá- dịch vụ phải sử dụng hoá đơn GTGT do Bộ Tài Chính phát hành.
- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng “ Hoá đơn bán hàng” do Bộ Tài Chính phát hành. Việc ghi chép phải đầy đủ và đúng các yếu tố của chứng từ kế toán, bao gồm:
- Đối với các cơ sở sản xuất chế biến hàng nông lâm thuỷ sản chưa qua sơ chế của người sản xuất trực tiếp bán ra không hoá đơn theo chế độ quy định thì người mua phải lập “ Bảng kê mua hàng nông lâm thuỷ sản” theo mẫu 04- GTGT .
Tài khoản sử dụng:
Tk 133 “ Thuế GTGT” được khấu trừ.
Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.
TK 133 gồm hai tiểu khoản:
TK 1331: thuế GTGT của hàng hoá- dịch vụ
TK 1332: thuế GTGT của TSCĐ
3. Phương pháp hạch toán hoàn thuế GTGT:
Theo luật định, khi bán hàng; người bán hàng giao hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng cho người mua và người mua coi đó là hoá đơn thuế GTGT đầu vào của mình, lấy đó làm minh chứng số thuế GTGT sẽ được khấu trừ khi tính số thuế phải nộp. Đến cuối tháng, cơ sở sản xuất kinh doanh lập bảng kê số phát sinh trong tháng gồm số thuế đầu ra, số thuế đầu vào rồi khấu trừ cho nhau ra số thuế GTGT phải nộp hoặc được hoàn và lập tờ khai thuế với cơ quan thuế.
Có thể khái quát trường hợp điển hình của phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Kế toán thuế GTGT được khấu trừ
Tk 331, 111, 112… Tk 152,156,151,211,621,627…
Tổng giá Giá mua
thanh toán
TK133 TK33311
Khấu trừ vào VAT đầu ra
Thuế GTGT TK111,112
đầu vào
Được hoàn thuế
TK632
Phân bổ thuế GTGT đầu vào
cho các đối tượng không chịu
thuế
Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT đầu ra
Tk 133 Tk 3331 TK131,111,112
Khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Thuế GTGT phải nộp
Tk 111, 112
Nộp thuế
Tk 711
Khoản được giảm thuế
Có thể thấy việc hạch toán thuế GTGT nói chung tại các doanh nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào cơ chế tài chính hiện hành bao gồm những qui chế tài chính được qui định chi tiết trong:
- Lập hoá đơn GTGT.
- Mức thuế suất với từng loại mặt hàng, chủng loại hàng hoá, dịch vụ.
- Thủ tục hành thu của cơ quan thuế.
Từ sơ đồ hạch toán có thể thấy hoàn thuế GTGT là một phần của công tác kế toán thuế GTGT tại doanh nghiệp. Vì vậy, hạch toán hoàn thuế GTGT phụ thuộc chặt chẽ vào các nhân tố trên. Bên cạnh đó, cơ chế hoàn thuế GTGT hiện nay còn bị chi phối bởi một số qui định đặc biệt thể hiện sự ưu tiên của nhà nước với những mặt hàng như nông lâm thuỷ sản (NLTS) chưa qua chế biến. Trong phần II của bài viết này (phần thực trạng và giải pháp) sẽ tìm hiểu một cách chi tiết những nhân tố nêu trên nhằm tìm ra một giải pháp cho công tác hạch toán hoàn thuế GTGT tại các doanh nghiệp hiện nay.
Phần II: thực trạng và giải pháp cho công tác hoàn thuế VAT trong doanh nghiệp.
Hoàn thuế với hàng nông lâm thuỷ sản và hàng xuất khẩu:
Thời gian qua hoàn thuế GTGT đang là một vấn đề bức xúc, thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và cả phía các doanh nghiệp. Bộ Tài Chính vừa ban hành thông tư số 82/2002/TT-BTC, trong đó có qui định cụ thể đối tượng hoàn thuế theo hai loại:
Loại 1: Đối tượng áp dụng kiểm tra - thanh tra trước khi hoàn thuế.
Loại 2: Đối tượng áp dụng hoàn thuế trước khi kiểm tra sau.
Việc quy định này không những tháo gỡ được vướng mắc trong việc quản lý đối tượng được hoàn thuế, tránh thất thu cho ngân sách Nhà nước (NSNN) mà còn đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Nhưng vẫn còn những tồn tại trong công tác hoàn thuế GTGT tại thời điểm này, đó chính là những quy định hoàn thuế với hàng nông lâm thuỷ sản (NLTS).
Trên thực tế, chính sách hoàn thuế GTGT đối với hàng NLTS là một biện pháp tốt nhằm giảm giá đầu ra, tăng khả năng cạnh tranh và tạo vị thế vững chắc cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thật vậy, nếu căn cứ vào cách hạch toán tại doanh nghiệp thì khi doanh nghiệp thu mua NLTS chưa qua chế biến, kế toán sẽ ghi bút toán:
Nợ TK 152, 156...
Nợ TK 133: Thuế GTGT được hoàn lại.
Có TK 111,112,331...
Số liệu được ghi trên TK 111, 112, 331... là tổng giá thanh toán được ghi trên bảng kê mẫu số 04 theo qui định của Bộ Tài Chính; trên TK 133 là tổng giá thanh toán nhân với thuế suất thuế GTGT theo qui định.
Có thể tóm tắt trên sơ đồ:
TK 111, 112, 331... TK 152, 156...
Giá mua
TK 133 TK 111, 112...
Thuế GTGT được hoàn lại Nhận lại tiền từ hoàn thuế
Rõ ràng là một phần chi phí của đầu vào doanh nghiệp đã được Nhà nước "hỗ trợ". Sự "hỗ trợ" tích cực hoặc không là tuỳ thuộc mức thuế suất GTGT đầu vào được khấu trừ theo quy định do Bộ Tài Chính ban hành. Mức thuế suất có thể là 3%, 2%, 1% và có xu hướng tới 0%. Sở dĩ kế toán doanh nghiệp ghi chép được định khoản trên là căn cứ vào Bảng kê mẫu số 04 do Bộ Tài chính ban hành.
Trong Bảng kê cần phải chi tiết những thông tin về:
Tên cơ sở sản xuất, chế biến
Địa chỉ
Địa chỉ nơi tổ chức thu mua
Người phụ trách thu mua
Nhưng đến khi bắt tay vào công việc thực tế thì các doanh nghiệp lại tỏ ra lúng túng trước việc phân công trách nhiệm ghi chép bảng kê. Người ta đặt ra câu hỏi việc ghi chép này do doanh nghiệp hay do người bán NLTS tiến hành?. Có ý kiến cho rằng nếu buộc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác trong Bảng kê mua hàng thì nên chăng Nhà nước bỏ quy định khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào đối với hàng NLTS?.
Xét trên bình diện rộng thì giải pháp ấy chỉ hạn chế tiêu cực đối với thuế GTGT bởi vì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ càng nhỏ thì thuế GTGT phải nộp càng tăng, còn với thuế thu nhập doanh nghiệp thì chưa ổn. Bởi vì, Bảng kê hàng hóa chính là cơ sở pháp lý thay cho hoá đơn mua hàng làm căn cứ cho kế toán ghi chép nghiệp vụ và tính ra chi phí hợp lý, xác định thu nhập chịu thuế và giải trình trước cơ quan thuế vụ. Vậy nếu Bảng kê không bảo đảm tính hợp lý thì có được xác định là chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế không?. Nếu không chấp nhận là chi phí hợp lý thì doanh nghiệp sản xuất không thể hoạt động được. Ngược lại, nếu chấp nhận là chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế thì lại tạo các kẽ hở để các doanh nghiệp làm ăn không đúng đắn tham ô, chiếm dụng tiền của ngân sách Nhà nước và làm lũng đoạn giá bán trên thị trường.
Rõ ràng với một cơ chế quy định còn nhiều lỏng lẻo thì căn cứ ghi chép hạch toán kế toán cũng lỏng lẻo và không đảm bảo tính pháp lý là một hậu quả tất yếu. Nhưng điều nghiêm trọng hơn là làm thất thu hàng trăm ngàn tỷ đồng của NSNN xuất phát từ cái gọi là "nới lỏng cơ chế hoàn thuế" và nó còn vô hình chung tạo ra một sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp kê khai hạch toán nghiêm túc với doanh nghiệp móc ngoặc để chiếm dụng nguồn NSNN.
Xem xét số liệu báo cáo của tổng cục thuế (BTC) sau hai năm thực hiện hoàn thuế GTGT, ngành thuế cả nước đã hoàn gần 15.000 tỷ đồng, trong đó 25% hoàn trong ngành NLTS. Qua đợt thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT đã phát hiện 106 vụ vi phạm với số tiền hoàn khống thuế trên 300 tỷ đồng, chiếm gần 2% trên tổng số thuế được hoàn, 8% trên số thuế hoàn cho ngành hàng NLTS. Quan sát lượng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng rau quả cho thấy kim nghạch xuất khẩu rau quả cả nước năm 1999 đạt 114 triệu USD, năm 2000 đạt 214 triệu USD, năm 2001 đạt trên 300 triệu USD, 6 tháng đầu năm 2002 chỉ đạt 107 triệu USD. Số liệu trên cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng "bất thường" trong năm 2000, đặc biệt là năm 2001 gấp 3 lần năm 1999, trong khi đó thị trường xuất khẩu khó khăn, giá xuất khẩu giảm. Kim ngạch 6 tháng đầu năm 2002 giảm chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm trước là do tăng cường kiểm tra thuế.
Trường hợp vi phạm phổ biến nhất, dễ thực hiện và khó kiểm tra nhất là trường hợp lập bảng kê mua hàng theo giá cao hơn giá thực tế đã mua để được khấu trừ nhiều hơn số thực tế. Cũng dể hiểu khi các doanh nghiệp Nhà nước rất khó cạnh tranh được với tư nhân trong lĩnh vực buôn bán nông sản vì cơ chế thu mua ở doanh nghiệp Nhà nước chặt chẽ hơn. Phải chăng, vô hình chung chính sách thuế đã tạo ra một môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh trong khâu tiêu thụ hàng NLTS giữa các thành phần kinh tế?.
Để khắc phục mặt trái của cơ chế hoàn thuế VAT đối với hàng xuất khẩu nói chung và hàng NLTS nói riêng nên chăng Nhà nước cần sửa đổi theo hướng sau:
Một là: Nên bãi bỏ quy định "nới lỏng" hoàn thuế GTGT với hàng NLTS vì nguyên tắc hoàn thuế là có thu mới có hoàn. Hàng NLTS mua trực tiếp từ người sản xuất không có hóa đơn GTGT, người mua không nộp thuế GTGT thì không được hoàn thuế. Thêm vào đó, Nhà nước nên giảm thuế GTGT đầu ra của sản phẩm được chế biến từ hàng NLTS hiện đang ở mức 10%, trong khi nguyên liệu chính của họ chiếm tới hơn 80% chi phí. Những khoản mục mua vào không có hóa đơn này nếu không được khấu trừ thì thuế GTGT phải nộp của các doanh nghiệp này sẽ rất cao và hạn chế sự đi sự phát triển của họ. Mặt khác, khoản đầu tư từ NSNN thông qua hoàn thuế nên chuyển sang cơ chế tăng đầu tư trực tiếp cho người sản xuất bằng giảm giá các yếu tố đầu vào (vật tư, dịch vụ, nông nghiệp), tăng kinh phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (xây dựng kênh mương, tưới tiêu, quy hoạch ruộng đồng), khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Tất cả các khoản đầu tư trực tiếp như trên thông qua chính sách giảm giá đầu vào sẽ có tác dụng thiết thực nhằm giảm giá đầu ra của hàng NLTS xuất khẩu. Điều đó càng có ý nghĩa trong từng bước thực hiện lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan và các khoản tài trợ của Nhà nước đối với hàng xuất khẩu khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới.
Hai là: Đối với hàng hóa xuất khẩu có hoá đơn GTGT, doanh nghiệp đã đăng ký mã số thuế kinh doanh thì chỉ nên hoàn thuế cho khối lượng hàng hóa xuất khẩu thực thu ngoại tệ qua ngân hàng, kim ngạch của số lượng hàng hóa xuất khẩu phải tương ứng với giá trị hành xuất khẩu nhằm tránh tình trạng hoàn thuế cho cả hàng hóa tiêu thụ nội địa ở những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh hàng xuất khẩu. Trong thực tế, việc trao đổi bằng ngoại tệ qua ngân hàng, nhất là bằng L/C, chỉ được dùng với những thương vụ lớn. Vì muốn mở L/C doanh nghiệp phải đặt trước một số tiền khá lớn cho ngân hàng, mà điều này lại cực kỳ khó khăn cho những doanh nghiệp xuất khẩu nhưng thiếu vốn. Vậy nên chăng các ngân hàng nên mở thêm dịch vụ nhận, chuyển tiền với những thương vụ nhỏ, cước phí ít nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng. Một khi dịch vụ này tạo được sự thuận lợi cho giao dịch của doanh nghiệp thì cũng đem lại lợi ích cho các ngân hàng và cả nguồn thu cho NSNN.
Trên đây chỉ là một số biện pháp khắc phục tình trạng chính sách hoàn thuế chưa hợp lý với hàng NLTS và hàng xuất khẩu. Thực chất hoàn thuế GTGT hiện đang là một bức xúc được dư luận xã hội quan tâm. E rằng, chỉ với những giải pháp trên thì chẳng khác nào "trông cây mà mong thấy rừng". Bởi lẽ, xung quanh vấn đề hoàn thuế còn một loạt vấn đề cần quan tâm như: thuế suất thuế GTGT, tình trạng hoá đơn giả, thủ tục hoàn thuế và tài khoản sử dụng để phản ánh hoàn thuế GTGT. Xin lần lượt xem xét:
Thuế suất thuế GTGT và ảnh hưởng của nó tới công tác hoàn thuế
Theo khoản 1a mục I phần D của thông tư số 122/2000/TT-BTC thì:
“Cơ sở kinh doanh trong 3 thàng liên tục trở nên (không phân biệt liên độ kế toán) có luỹ kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra thì được hoàn thuế. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin được hoàn thuế...”
Từ đây, nếu giả định rằng phần giá trị gia tăng của doanh nghiệp không thay đổi qua các kỳ kế toán thì thuế suất đóng vai trò quan trọng có tính chất quyết định một doanh nghiệp là đối tượng được hoàn thuế và ngược lại. Mặt khác, xuất phát từ tầm quan trọng của thuế suất "thuế suất là linh hồn của mỗi sắc thuế". Nên nếu nghiên cứu về hoàn thuế GTGT mà lại bỏ qua phần thuế suất e sẽ là một thiếu sót lớn.
Xét về khía cạnh hạch toán thuế GTGT để xác định số thuế được hoàn, nếu gọi:
tr: thuế suất thuế GTGT đầu ra
tv: thuế suất thuế GTGT đầu vào
T: số thuế GTGT phải nộp
Gt: giá trị gia tăng
Gv: giá hàng hóa, dịch vụ mua vào
Gr: giá hàng hóa, dịch vụ bán ra
thì kế toán tại doanh nghiệp sẽ tính toán được dựa vào công thức:
T = Gr * tr - Gv *tv
T= (Gv +Gt) * tr - Gv *tv
T = Gv * tr + Gt * tr - Gv *tv
T= Gt * tr + Gv * (tr - tv)
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì tr=0, thuế VAT phát sinh là Gv*tv, tức là doanh nghiệp được hoàn thuế đúng bằng số thuế GTGT phát sinh ở đầu vào. khi đó, nếu nhận được thông báo của cơ quan thuế và hoàn tất các thủ tục hoàn thuế. Kế toán sẽ phản ánh:
TK 1331 TK 111, 112...
Số thuế GTGT được Nhà nước hoàn
Trường hợp thuế suất đầu ra = thuế suất đầu vào thì tv = tr thì số thuế GTGT của doanh nghiệp phải nộp chính là GTGT nhân với thuế suất (Gt*tv=Gt*tr). Lúc này, kế toán sẽ phản ánh:
TK 111,112,331 TK133 TK 33311 TK131,111
Số thuế GTGT Thuế GTGT đầu ra
được khấu trừ
TK 152,156,211 TK511
Giá bán
Giá mua chưa thuế chưa thuế
Với cùng một mức thuế suất, luật thuế GTGT chỉ thực sự áp dụng với phần GTGT tăng thêm. Do đó, trường hợp này phản ánh đúng bản chất của thuế GTGT. Và nếu doanh nghiệp được hoàn thuế, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã bán ra với giá thấp hơn giá mua vào. Khoản hoàn thuế của Nhà nước cho doanh nghiệp cũng là một lẽ công bằng trong trường hợp ấy.
Trường hợp thuế suất đầu ra khác thuế suất đầu vào thì số thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp hoặc được hoàn lại không được giữ đúng bản chất là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa nhân với thuế suất. Hơn nữa, với thuế GTGT nhiều mức thuế suất, các doanh nghiệp phải hao tốn công sức thêm trong việc hoạch định chiến lược sản xuất, chiến lược mặt hàng. Bởi lẽ, họ phải đưa thêm một thông số vào tính toán, đó là mức thuế suất thuế GTGT của từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
ở nước ta, thuế suất thuế GTGT hiện hành có 4 mức 0%, 5%, 10% và 20%. Sự đa dạng về mức thuế suất thể hiện mức độ khuyến khích hoặc hạn chế đối với từng loại hình kinh doanh, từng loại mặt hàng - dịch vụ. Nhưng cũng từ sự đa dạng về mức thuế suất này đã gây rất nhiều bất cập như đã nêu trên cho các doanh nghiệp, ấy là chưa kể đến sự lúng túng của cơ quan thuế vụ khi họ tìm chỉ tiêu để sắp xếp nhóm mặt hàng dịch vụ tương ứng với bốn mức thuế suất trên cũng như việc làm tăng lên số lượng hoàn thuế hoặc truy thu thuế GTGT một cách không đáng có.
Rõ ràng là việc phải chuyển sang thuế GTGT một mức thuế suất là yêu cầu hợp lý. Cần nói thêm rằng, một mức thuế suất được hiểu là không tính đến mức thuế suất 0% dành cho hàng hóa - dịch vụ xuất khẩu.
Bàn về tính khả thi của phương án này cũng cần xem mấy lý do thuộc về bản chất của thuế GTGT.
Thứ nhất: Thuế GTGT có tính luỹ thoái.
Thứ hai: Việc áp dụng thuế suất GTGT một mức sẽ không tạo nhiều cơ hội cho Nhà nước thể hiện chính sách mặt hàng cũng như chính sách xã hội của mình (Thuế GTGT có tính trung lập cao).
Thuế GTGT có tính luỹ thoái. Điều này không cần phải bàn cãi nhiều nữa. Nhưng nên nhớ hệ thống thuế là một cơ cấu hoàn chỉnh, bổ khuyết và bọc lót cho nhau trong việc điều tiết thu nhập phát sinh trong nền kinh tế nhằm mục đích mang lại sự bình đẳng tương đối cho cộng đồng dân cư. Vậy thật sự có cần thiết lưu ý đến tính luỹ thoái của thuế GTGT hay không khi chúng ta đang ở cạnh nó một thuế thu nhập cá nhân với thiết kế một hệ thống thuế suất luỹ tiến từng phần nhằm điều tiết trên diện rộng các cá nhân có thu nhập cao hơn mức bình quân cộng đồng.
Với lý do thứ hai thì đây là một hạn chế đương nhiên của một sắc thuế mang tính trung lập cao. Nhưng cũng đã đến lúc các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý nên chú trọng đến việc dành những ưu đãi cho ngành, địa phương mình thông qua thuế. Bởi bất cứ các ưu đãi nào cũng là nguyên nhân cho sự bất bình đẳng cho các đối tượng còn lại.
Về hoá đơn và quản lý hoá đơn thuế GTGT
Hoá đơn sử dụng trong luật thuế GTGT là hoá đơn thuế GTGT, hoá đơn bán hàng và ngoài ra còn có Bảng kê mua hàng NLTS chưa qua chế biến, đất, đá, cát, sỏi, phế liệu không có hoá đơn.
Hóa đơn là một phần quan trọng của phương pháp chứng từ trong tổ chức hạch toán kế toán. Theo phương pháp này thì:
Hóa đơn chứng từ là một minh chứng cho tính hợp pháp cho việc hình thành các nghiệp vụ kinh tế thuộc đối tượng hạch toán kế toán và căn cứ ghi sổ.
Hoá đơn phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo nghiệp vụ ở đơn vị hạch toán và phân tích kinh tế.
Hoá đơn gắn liền với quy mô, thời điểm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế với trách nhiệm vật chất của cá nhân, các đơn vị về nghiệp vụ đó.
Với hệ thống hạch toán kế toán, chứng từ, hoá đơn là cơ sở để phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế vào các sổ theo dõi từng đối tượng hạch toán cụ thể.
Hóa đơn chứng từ nói chung và hoá đơn liên quan đến thuế GTGT nói riêng theo những lý luận trên là có một tầm quan trọng đặc biệt. Nhưng một nghịch lý là hơn ba năm đưa luật thuế GTGT vào cuộc sống, đến giờ phút này khi được hỏi về cách kê khai bảng kê với một số mặt hàng như NLTS hay đất đá cát sỏi chưa qua chế biến thì bản thân doanh nghiệp vẫn tỏ ra lúng túng, vẫn không phân biệt được nhiệm vụ kê khai là thuộc về phía doanh nghiệp hay thuộc về người bán. Vậy thì tính chính xác của những nghiệp vụ kế toán sẽ lấy gì để bảo đảm và tại sao với một cơ chế còn quá lỏng lẻo như vậy mà số lượng tiền hoàn thuế cho doanh nghiệp vẫn không ngừng gia tăng?.
Vậy giải pháp nào giúp các doanh nghiệp tháo gỡ được vướng mắc này và hoàn thiện được một khâu quan trọng có tính chất tiên quyết trong việc tổ chức hạch toán hoá đơn - chứng từ?. Theo tác giả bài báo "Nên bỏ khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào đối với hàng NLTS” thì việc hợp thức hoá bảng kê là một điều cần thiết. Bởi đây là căn cứ hợp lý để tính chi phí và thu nhập hợp lý, hợp lệ trong kê khai thuế với các cơ quan tài chính. Nên chăng, có thể thiết kế Bảng kê theo mẫu này:
Bảng kê
(Tháng............... năm.........)
Tên cơ sở sản xuất kinh doanh :......................................................
Địa chỉ:.........................................................Mã số:..........................
Địa chỉ nơi tổ chức thu mua:......................................................._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1264.doc