LờI Mở ĐầU
Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất thì tài sản cố định (TSCĐ) là một bộ phận không thể thiếu được. TSCĐ phản ánh năng lực sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp.
Để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến vấn đề có và sử dụng TSCĐ như thế nào mà điều quan trọng hơn cả là phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ. Muốn vậy các doanh
25 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ Tài chính- Kế toán hiện hành trong các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp phải xây dựng được chế độ quản lý khoa học, toàn diện để có thể sử dụng hợp lý và phát huy hết công suất của TSCĐ và tạo ra giá thành sản phẩm rẻ hơn. Một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp sử dụng để thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ hoặc đổi mới công nghệ là trích khấu hao. Phương pháp khấu hao áp dụng thống nhất hiện nay và việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khấu hao đang là một vấn đề đặt ra của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Vì thế tôi chọn đề tài: “Bàn về cách tính khấu hao TSCĐ và phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ theo chế độ Tài chính- Kế toán hiện hành trong các doanh nghiệp” làm đề án nghiên cứu kết thúc môn học. Kết cấu của đề án bao gồm:
Phần mở đầu .
Phần I. Cơ sở lý luận về khấu hao tài sản cố định và hạch toán khấu hao tài sản cố định
Phần II. Một số vấn đề khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp hiện nay và hoàn thiện phương pháp tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định.
Phần kết luận.
PHầN I: CƠ Sở Lý LUậN
Về KHấU HAO tscđ Và HạCH TOáN KHấU HAO tscđ
I. Những vấn đề chung về TSCĐ và khấu hao TSCĐ
I.1. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ
a.TSCĐ hữu hình ( TK 211 ).
TSCĐ là tư liệu lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Song không phải tất cả các tư liệu lao động trong doanh nghiệp đều là TSCĐ. Để xác định TSCĐ có các tiêu chuẩn sau:
+ Tài sản đó phải có lợi ích trong tương lai.
+ Tài sản đó phải xác định được nguyên giá một cách đáng tin cậy.
+ Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc;
+ Máy móc, thiết bị;
+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn;
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý;
+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm;
+ TSCĐ hữu hình khác;
Trong giai đoạn hiện nay khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo ra sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp.
Để quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ nhằm tối đa hoá lợi nhuận thì trước tiên phải xuất phát từ những đặc điểm của TSCĐ trong quá trình sử dụng:
+ Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất.
+ Trong quá trình sử dụng giá trị TSCĐ giảm dần và được tính vào chi phí thông qua khấu hao.
+ Hình thái bên ngoài của TSCĐ về cơ bản vẫn được giữ nguyên trong suốt quá trình sử dụng.
b.TSCĐ vô hình ( TK 213 ).
TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Thuộc về TSCĐ vô hình gồm có:
+ Quyền sử dụng đất có thời hạn ( TK 2131 )
+ Quyền phát hành ( TK 2132 )
+ Bản quyền, bằng sáng chế ( TK 2133 )
+ Nhãn hiệu hàng hoá ( TK 2134 )
+ Phần mềm máy vi tính ( TK 2135 )
+ Giấy phép và giấy phép nhượng quyền ( TK 2136 )
+ TSCĐ vô hình khác ( TK 2138 )
I.2. Hao mòn và khấu hao TSCĐ
TSCĐ trong quá trình sử dụng bị hao mòn cả về giá trị và hiện vật.
a. Hao mòn TSCĐ
Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị hao mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật … trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Hao mòn TSCĐ được thể hiện dưới 2 dạng:
+ Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận.
+ Hao mòn vô hình: là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật mà TSCĐ được sản xuất ra càng ngày càng có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và chi phí ít hơn.
Để thu hồi lại giá trị hao mòn TSCĐ, doanh nghiệp phải trích khấu hao.
b. Khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là quá trình kế toán phân bổ giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí theo một cách thức hợp lý và phù hợp nhằm có được lơị ích từ việc sử dụng TSCĐ.
Như vậy hao mòn TSCĐ là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn.
- Mục đích của việc trích khấu hao:
+ Nhằm thu hồi lại vốn đã đầu tư vào TSCĐ.
+ Giúp doanh nghiệp có nguồn vốn để đầu tư mua sắm lại TSCĐ khi cần thiết.
- ý nghĩa:
+ Về mặt kinh tế: khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp, do đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
+ Về mặt kế toán: khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá của TSCĐ.
c. Giá trị còn lại của TSCĐ
Thể hiện phần vốn đầu tư chưa thu hồi ở TSCĐ .
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ
ở đây cần biệt giữa giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách và giá trị còn lại thực của TSCĐ. Giá trị còn lại thực của TSCĐ là giá thị trường của TSCĐ vào thời điểm đánh giá và được xác định theo công thức:
NG1 = NG0 x H1 x H0
Trong đó:
NG1 : Nguyên giá đánh giá lại.
NG0 : Nguyên giá ban đầu.
H1 : Hệ số trượt giá.
H0 : Hệ số hao mòn vô hình.
Hệ số trượt giá bình quân sẽ do cơ quan tài chính của Bộ chủ quản xác định mỗi năm, từ đó có thể xác định được giá trị còn lại của TSCĐ.
Trong đó:
GCL : Giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với nguyên giá đánh giá lại.
MKH: Tổng mức khấu hao TSCĐ cho tới thời điểm đánh giá lại.
Như vậy bên cạnh việc theo dõi giá trị còn lại trên sổ sách cần phải theo dõi giá trị còn lại thực của TSCĐ để có thể đưa ra các quyết định thanh lý, nhượng bán, nâng cấp hoặc đầu tư mới TSCĐ.
II. Các phương pháp tính khấu hao tscđ
Việc tính khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao nào tuỳ thuộc vào qui định của Nhà nước về chế độ quản lý tài sản đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Hiện nay ở nước ta có 3 phương pháp khấu hao được áp dụng.
II.1. Khấu hao theo đường thẳng
Theo phương pháp này việc tính khấu hao TSCĐ phải dựa trên nguyên giá TSCĐ và tỷ lệ khấu hao của tài sản đó. Tỷ lệ khấu hao này do Nhà nước qui định cụ thể. Nhưng đối với một số doanh nghiệp do yêu cầu sản xuất có thể tính tỷ lệ khấu hao cao hơn theo yêu cầu bảo toàn vốn của đơn vị được Bộ tài chính cho phép.
Mức khấu hao này như sau:
Ví dụ: Một TSCĐ trị giá 150 triệu đồng, thời gian sử dụng dự tính 5 năm, tỷ lệ khấu hao 20%/ năm.
hay = 150 x 20% = 30 ( triệu đồng)
Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng:
- Ưu điểm:
+ Đơn giản, dễ tính. Nếu sử dụng khấu hao theo đường thẳng như một đòn bẩy kinh tế sẽ có tác dụng trong việc tận dụng và nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ để giảm chi phí khấu hao trong một đơn vị sản phẩm.
- Nhược điểm:
+ Phương pháp này cố định mức khấu hao nên khi TSCĐ không sử dụng vẫn phải tính và trích khấu hao.
+ Thời gian thu hồi vốn chậm.
+ Trong quá trình sử dụng, càng về sau TSCĐ bị hỏng nhiều, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cũng phát sinh nhiều hơn. Trong khi đó thì lượng sản phẩm làm ra thường không tăng thêm thậm chí còn giảm đi so với thời kỳ đầu. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sự cân đối giữa chi phí và doanh thu trong kỳ. Hơn nữa ngoài hao mòn hữu hình trong quá trình trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh, TSCĐ còn chịu sự hao mòn vô hình do tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
+ Thời gian hữu dụng của TSCĐ là con số ước tính, do vậy tỷ lệ khấu hao cũng là con số ước tính tương đối.
- Điều kiện áp dụng:
+ Có thể áp dụng cho mọi TSCĐ.
II.2. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
Mức khấu
hao phải trích =
trong năm
Số lượng sản
phẩm hoàn thành x
trong năm
Mức khấu hao
bình quân trên
1 đơn vị sản phẩm
Trong đó:
Ví dụ: Cũng vẫn ví dụ như trên, TSCĐ nguyên giá 150 triệu đồng, thời gian sử dụng 5 năm. Số lượng sản phẩm theo kế hoạch 150 000 sản phẩm, tỷ lệ khấu hao là 20%/năm. Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của số lượng sản phẩm tới mức khấu hao ta giả sử có 2 phương án sau:
Năm
Mức KH 1 đơn vị sản phẩm
PHƯƠNG PHáP 1
PHƯƠNG PHáP 2
Số lượng sản phẩm
Mức khấu hao
Khấu hao luỹ kế
Giá trị còn lại
Số lượng sản phẩm
Mức khấu hao
Khấu hao luỹ kế
Giá trị còn lại
1
1
40.000
40.000
40.000
110.000
35.000
35.000
35.000
115.000
2
1
40.000
40.000
80.000
70.000
30.000
30.000
65.000
85.000
3
1
35.000
35.000
115.000
35.000
35.000
35.000
100.000
50.000
4
1
35.000
35.000
150.000
0
20.000
20.000
120.000
30.000
5
1
35.000
35.000
20.000
20.000
140.000
10.000
S
185.000
140.000
140.000
Nếu sản lượng thực tế lớn hơn kế hoạch do việc tận dụng năng lực sản xuất của thiết bị, tăng ca, tăng năng suất lao động thì với phương án 1 chỉ sau 4 năm doanh nghiệp đã thu hồi đủ vốn ( 150 triệu đồng ). Số sản phẩm sản xuất ra năm thứ 5 đã không phải chịu chi phí khấu hao nữa. Đây là kết quả của các biện pháp mà doanh nghiệp đã phải tìm kiếm, thực hiện trong 4 năm đầu.
Với phương án 2: sản xuất ra với khối lượng ít hơn so với kế hoạch thì sau 5 năm doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi đủ vốn ( còn thiếu 10 triệu đồng ). Do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch thu hồi vốn để tái đầu tư, tái sản xuất bảo đảm hoạt động bình thường của doanh nghiệp trong thời gian tiếp theo.
Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng:
- Ưu điểm:
+ Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm đã khắc phục được một phần nhược điểm của phương pháp khấu hao theo đường thẳng là TSCĐ khi sử dụng mới phải tính và trích khấu hao. Mức trích khấu hao tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm sản xuất. Cách tính này có định mức khấu hao trên một đơn vị sản phẩm nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục hao mòn vô hình thì phải tăng ca, tăng năng suất lao động.
- Nhược điểm:
+Phạm vi ứng dụng hẹp.
- Điều kiện áp dụng:
+ Những TSCĐ mà kết quả của nó được thể hiện dưới dạng số lượng sản phẩm, số giờ máy, số quãng đường…
II.3. Khấu hao theo số dư giảm dần
Hiện nay trong nền Kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đầu tư trang bị cơ sở vật chất, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ. Để thực hiện được điều đó doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hồi vốn nhanh, tránh hao mòn vô hình, trong đó có phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần. Thực chất là trong những năm đầu sử dụng mức khấu hao cao hơn so với những năm sau. Phương pháp này đảm bảo nguyên tắc kết hợp chi phí và doanh thu, hơn nữa phương pháp này đảm bảo chi phí không đổi theo các năm vì trong thời gian sau này khi khấu hao thấp thì lúc đó chi phí sửa chữa và bảo trì TSCĐ cao hơn những năm đầu.
Mức khấu hao hàng năm được tính theo cơ sở giá trị còn lại của TSCĐ ở thời điểm đầu năm và tỷ lệ khấu hao TSCĐ đó sau khi đã điều chỉnh hệ số.
Trong đó:
Mni : Mức khấu hao TSCĐ năm thứ ni
NGni : Giá trị còn lại của TSCĐ tính đến đầu năm thứ ni
: Tỷ lệ khấu hao đã được điều chỉnh
H: Hệ số điều chỉnh. H có 3 trường hợp:
+ Nếu N < 5: H=1
+ Nếu N = 5 hoặc 6 : H= 2
+ Nếu N > 6: H = 2,5
Ví dụ:
Vẫn ví dụ trên, nguyên giá TSCĐ = 150 triệu đồng, N = 5 ta có H = 2
Số năm sử dụng
Mức KH từng năm
Mức KH luỹ kế
Giá trị còn lại
1
60.000
60.000
90.000
2
36.000
96.000
54.000
3
21.600
117.000
32.400
4
12.960
130.560
19.440
5
7.776
138.336
11.664
Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng.
- Ưu điểm:
+ Thu hồi vốn nhanh, hạn chế sự mất giá của TSCĐ do hao mòn vô hình gây ra.
+ Những năm đầu có mức khấu hao cao nên hoãn trả thuế thu nhập doanh nghiệp ( Vô hình chiếm dụng vốn Nhà nước, vay vốn Nhà nước không trả lãi )
- Nhược điểm:
+ Mức khấu hao rất cao ở những năm đầu sử dụng TSCĐ cho nên không thích hợp với những sản phẩm được sản xuất ra mà sau một thời gian dài quảng cáo mới bán được.
+ Đối với phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, doanh nghiệp không thu hồi đủ nguyên giá của TSCĐ.
+ Việc tính toán phức tạp chỉ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.
- Điều kiện áp dụng:
+ Kinh doanh có lãi.
+ TSCĐ có tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh tức chịu sự tác động của hao mòn vô hình nhanh.
+ TSCĐ hoạt động cao hơn năng suất bình thường.
+ Có kế hoạch đầu tư đổi mới phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.
+ TSCĐ đầu tư xây dựng mua sắm bằng vốn vay, TSCĐ thuê tài chính, nhận góp liên doanh.
ở nước ta hiện nay phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức khấu hao tscđ
III.1. Giá trị phải khấu hao
a. Nguyên giá TSCĐ
a.1. TSCĐ hữu hình
Giá trị phải khấu hao là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Cách xác định nguyên giá cho TSCĐ hữu hình:
TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua ( trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá ), các khoản thuế ( không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại ) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử ( trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử ); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ ( nếu có ).
TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế:
Nguyên giá là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của tài sản đó. Các chi phí không hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình.
TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi đã điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự ( tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương ).
Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. Ví dụ: việc trao đổi các TSCĐ hữu hình tương tự như trao đổi máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ sở dịch vụ hoặc TSCĐ hữu hình khác.
a.2. TSCĐ vô hình
Giá trị phải khấu hao là nguyên giá của TSCĐ vô hình ghi trên báo cáo tài chính, trừ ( - ) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.
Nguyên giá của TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến.
Cách xác định nguyên giá TSCĐ vô hình.
Mua TSCĐ vô hình riêng biệt:
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá ), các khoản thuế ( không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại ) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
Trường hợp quyền sử dụng đất được mua cùng với nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình.
Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp, nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình ( vốn hóa ) theo quy định của chuẩn mực kế toán “ Chi phí đi vay ”
TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị.
Mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp:
Nguyên giá TSCĐ vô hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua (ngày sáp nhập doanh nghiệp)
Doanh nghiệp phải xác định nguyên giá TSCĐ vô hình một cách đáng tin cậy để ghi nhận tài sản đó một cách riêng biệt.Giá trị có thể là:
Giá niêm yết tại thị trường hoạt động;
Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự.
Nếu không có thị trường hoạt động cho tài sản thì nguyên giá của TSCĐ vô hình được xác định bằng khoản tiền mà doanh nghiệp lẽ ra phải trả vào ngày mua tài sản trong điều kiện nghiệp vụ đó được thực hiện trên cơ sở khách quan dựa trên các thông tin tin cậy hiện có. Trường hợp này doanh nghiệp cần cân nhắc kết quả của các nghiệp vụ đó trong mối quan hệ tương quan với các tài sản tương tự.
Khi sáp nhập doanh nghiệp, TSCĐ vô hình được ghi nhận như sau:
Bên mua tài sản ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu tài sản đó đáp ứng được định nghĩa về TSCĐ vô hình và tiêu chuẩn ghi nhận, kể cả trường hợp TSCĐ vô hình đó không được ghi nhận trong báo cáo tài chính của bên bán tài sản;
Nếu TSCĐ vô hình được mua thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại, nhưng không thể xác định được nguyên giá một cách đáng tin cậy thì tài sản đó không được ghi nhận là một TSCĐ riêng biệt, mà được hạch toán vào lợi thế thương mại.
Khi không có thị trường hoạt động cho TSCĐ vô hình được mua thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại, thì nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị mà tại đó nó không tạo ra lợi thế thương mại có giá trị âm phát sinh vào ngày sáp nhập doanh nghiệp.
TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn:
Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn khi được giao đất hoặc số tiền phải trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận vốn góp liên doanh.
Trường hợp quyền sử dụng đất được chuyển nhượng cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì giá trị của nhà cửa, vật kiến trúc phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ hữu hình.
TSCĐ vô hình được Nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu:
Nguyên giá TSCĐ vô hình được Nhà nước cấp hoặc được biếu, tặng, được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi:
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về hoặc bằng với giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự ( tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương ). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ vô hình nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.
Lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:
Lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản.
Chi phí phát sinh để tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng không hình thành TSCĐ vô hình vì không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận trong chuẩn mực, mà tạo nên lợi thế thương mại từ nội bộ doanh nghiệp. Lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản vì nó không là nguồn lực có thể xác định, không đánh giá được một cách đáng tin cậy và doanh nghiệp không kiểm soát được.
Khoản chênh lệch giữa giá trị thị trường của doanh nghiệp với giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp ghi trên báo cáo tài chính được xác định tại một thời điểm không được ghi nhận là TSCĐ vô hình do doanh nghiệp kiểm soát.
TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:
Để đánh giá một tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp được ghi nhận vào ngày phát sinh nghiệp vụ đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình, doanh nghiệp phải phân chia quá trình hình thành tài sản theo hai giai đoạn (Nếu doanh nghiệp không thể phân biệt giai đoạn nghiên cứu với giai đoạn triển khai của một dự án nội bộ để tạo ra TSCĐ vô hình, doanh nghiệp phải hạch toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến dự án đó):
* Giai đoạn nghiên cứu: Toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu không được ghi nhận là TSCĐ vô hình mà được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Ví dụ về các hoạt động trong giai đoạn nghiên cứu:
Các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức mới và hoạt động tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn các phương án cuối cùng;
Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu, hoặc các tri thức khác;
Việc tìm kiếm cácphương pháp thay thế đối với các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, quy trình, dịch vụ;
Công thức, thiết kế, đánh giá và lựa chọn cuối cùng các phương pháp thay thế đối với các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, quy trình, hệ thống, dịch vụ mới hoặc cải tiến hơn.
* Giai đoạn triển khai: Tài sản vô hình tạo ra trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu thoả mãn được 7 điều kiện sau:
1/ Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
2/ Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
3/ Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
4/ Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích trong tương lai;
5/ Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
6/ Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
7/ Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình.
Ví dụ về các hoạt động triển khai:
Thiết kế, xây dựng và thử nghiệm các vật mẫu hoặc kiểu mẫu trước khi đưa vào sản xuất hoặc sử dụng;
Thiết kế các dụng cụ, khuôn mẫu, khuôn dẫn và khuôn dập liên quan đến công nghệ mới;
Thiết kế, xây dựng và vận hành xưởng thử nghiệm không có tính khả ti về mặt kinh tế cho hoạt động sản xuất mang tính thương mại;
Thiết kế, xây dựng và sản xuất thử nghiệm một phương pháp thay thế các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, quy trình, hệ thống và dịch vụ mới hoặc được cải tiến.
Các nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là TSCĐ vô hình.
a.3. TSCĐ thuê tài chính
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê giống đơn vị chủ sở hữu tài sản bao gồm: giá mua thực tế; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ; các chi phí sửa chữa, tân trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng; chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ ( nếu có )…
Phần chênh lệch giữa tiền thuê TSCĐ phải trả cho đơn vị cho thuê và nguyên giá TSCĐ đó được hạch toán vào chi phí kinh doanh phù hợp với thời hạn của hợp đồng thuê tài chính.
Các trường hợp thay đổi nguyên giá TSCĐ:
Đánh giá lại giá trị TSCĐ;
Nâng cấp TSCĐ : Nâng cao năng lực, kéo dài tuổi thọ;
Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ.
Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành.
b. Giá trị thanh lý ước tính (Với phương pháp khấu hao áp dụng trên thế giới)
Giá trị thanh lý ước tính là số tiền thu hồi được khi TSCĐ hết thời gian sử dụng hữu ích. Giá trị thanh lý ước tính chỉ xác định được chính xác khi bán hoặc thanh lý tài sản cho nên khi tính mức khấu hao hàng năm giá trị thanh lý ước tính chỉ là con số ước tính.
III.2. Thời gian sử dụng hữu ích
Thời gian sử dụng hữu ích là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác dụng cho sản xuât, kinh doanh, được tính bằng:
Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ; hoặc
Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.
ở đây cần phân biệt thời gian sử dụng hữu ích và thời gian sử dụng. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là độ dài thời gian mà TSCĐ sẽ được sử dụng trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Ví dụ: Một máy công cụ có thời gian sử dụng từ 7 đến 10 năm, doanh nghiệp có thể có kế hoạch đổi máy khác trong 5 năm. Trong trường hợp này, máy công cụ có thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm. Thời gian sử dụng hữu ích của một TSCĐ thường khó dự đoán vì một số nhân tố như sự hao mòn, hư hỏng không tương xứng và lỗi thời.
Căn cứ xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
a. Xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình:
Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó. Mức độ sử dụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính;
Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản, như :số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối với tài sản, cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động;
Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất ra;
Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn hợp đồng của tài sản thuê tài chính.
Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp xác định chủ yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản. Tuy nhiên, do chính sách quản lý tài sản của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản có thể ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó. Vì vậy, việc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của một TSCĐ hữu hình còn phải dựa trên kinh nghiệm của doanh nghiệp đối với các tài sản cùng loại.
Riêng đối với TSCĐ còn mới ( chưa qua sử dụng ) hoặc TSCĐ đã qua sử dụng mà giá trị thực tế còn từ 90% trở lên ( so với giá bán của TSCĐ cùng loại hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường ); doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng của TSCĐ để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ cho phù hợp.
Thời gian sử dụng của từng TSCĐ của doanh nghịêp được xác định thống nhất trong năm tài chính. Doanh nghiệp đã xác định thời gian sử dụng TSCĐ theo đúng quy định thì cơ quan thuế không được tự ý áp đặt thời gian sử dụng TSCĐ để xác định chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với khung thời gian sử dụng quy định thì doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ đó để Bộ Tài Chính xem xét, quyết định.
Đối với các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không bị lỗ thì được phép xác định thời gian sử dụng của các TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay theo thời gian trong khế ước vay, nhưng tối đa không được giảm quá 30% so với thời gian sử dụng tối thiểu của TSCĐ đó quy định
Trường hợp có các yếu tố tác động ( như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ…) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của TSCĐ, doanh nghiệp tiến hành xác định lại thời gian sử dụng của TSCĐ theo các quy định trên tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng.
b. Xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình
Khả năng sử dụng dự tính của tài sản;
Vòng đời của sản phẩm và các thông tin chung về các ước tính liên quan đến thời gian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng trong điều kiện tương tự;
Sự lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ;
Tính ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại;
Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm tàng;
Mức chi phí cần thiết để duy trì, bảo dưỡng;
Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chế khác về quá trình sử dụng tài sản;
Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình với các tài sản khác trong doanh nghiệp.
Phần mềm máy vi tính và các TSCĐ vô hình khác có thể nhanh chóng bị lạc hậu về kỹ thuật thì thời gian sử dụng hữu ích của các tài sản này thường là ngắn hơn.
Trong một số trường hợp, thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình có thể vượt quá 20 năm khi có những bằng chứng tin cậy, nhưng phải xác định được cụ thể. Trong trường hợp này doanh nghiệp phải:
Khấu hao TSCĐ vô hình theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính chính xác nhất ;
Trình bày các lý do ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản trên báo cáo tài chính.
Nếu việc kiểm soát đối với các lợi ích kinh tế trong tương lai từ TSCĐ vô hình đạt được bằng quyền pháp lý được cấp trong một khoảng thời gian xác định thì thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình không vượt quá thời gian có hiệu lực của quyền pháp lý, trừ khi quyền pháp lý được gia hạn.
Các nhân tố kinh tế và pháp lý ảnh hưởng đến thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình, gồm:
Các nhân tố kinh tế quyết định khoảng thời gian thu được lợi ích kinh tế trong tương lai;
Các nhân tố pháp lý giới hạn khoảng thời gian doanh nghiệp kiểm soát được lợi ích kinh tế này.
Thời gian sử dụng hữu ích là thời gian ngắn hơn trong số các khoảng thời gian trên.
IV. Tổ chức hạch toán khấu hao TSCĐ
IV.1. Chứng từ khấu hao TSCĐ
Các chứng từ sử dụng:
Biên bản giao nhận TSCĐ. Chứng từ này dùng trong trườn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV165.doc