Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định & phương pháp Kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp

lời nói đầu Để tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có ba yếu tố:Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động. Tài sản cố định (TSCĐ) là tư liệu lao động, là một trong những yếu tố cơ bản của sản xuất. Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thì TSCĐ là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. TSCĐ phản ánh năng lực sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Để tăng năng lực sản

doc27 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định & phương pháp Kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp không chỉ đơn giản là quan tâm đến vấn đề có và sử dụng TSCĐ mà điều quan trọng là phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo toàn, phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ, muốn vậy các doanh nghiệp phải xây dựng được chế độ quản lý khoa học toàn diện để có thể sử dụng hợp lý, đầy đủ và phát huy hết công suất của TSCĐ tạo điều kiện để hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất trang thiết bị và đổi mới công nghệ. Một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp sử dụng để thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ là trích khấu hao. Phương pháp khấu hao áp dụng thống nhất hiện nay và việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khấu hao đang là một vấn đề đặt ra của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất. Mặt khác việc tính khấu hao TSCĐ còn có mối quan hệ, liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tái sản xuất …. Vì thế em đã chọn đề tài “Bàn về cách tính khấu hao TSCĐ và phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp ” làm đề án nghiên cứu môn học. I. những vấn đề chung 1. Vai trò, đặc điểm của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh. TSCĐ là cơ sở điều kiện kỹ thuật không thể thiếu được trong bất kỳ một nền kinh tế quốc dân nào cũng như hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. TSCĐ phản ánh năng lực hiện có, trình độ và tiến bộ khoa học kỹ thuật của ta. TSCĐ, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành. Trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo ra sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp. Để quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp thì cần phải xuất phát từ những đặc điểm của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Đó là: - TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng không sử dụng được nữa (đối với TSCĐ hữu hình). - Trong quá trình tham gia vào sản xuất, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất trong kỳ. -TSCĐ ở doanh nghiệp có nhiều loại, có những loại có hình thái vật chất cụ thể như nhà cửa máy móc thiết bị…có những loại không có hình thái vật chất thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư chi trả, mỗi loại đều có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. 2. Hao mòn và khấu hao TSCĐ TSCĐ trong quá trình sử dụng bị hao mòn cả về mặt giá trị và hiện vật. * Hao mòn TSCĐ: Là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị hao mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật, ... trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Hao mòn TSCĐ được thể hiện dưới hai dạng: - Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận. - Hao mòn vô hình: Là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những TSCĐ cùng loại có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn. Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ người ta tiến hành trích khấu hao TSCĐ. * Khấu hao TSCĐ: Là quá trình kế toán phân bổ giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí theo một cách thức hợp lý và phù hợp nhằm có được lợi ích từ việc sử dụng TSCĐ.Việc phân bổ giá trị của TSCĐ vào chi phí là phù hợp với nguyên tắc chi phí và doanh thu . Như vậy, hao mòn TSCĐ là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn. - Mục đích của khấu hao: + Nhằm thu hồi lại vốn đã đầu tư vào TSCĐ. + Giúp doanh nghiệp có nguồn vốn để đầu tư mua sắm lại TSCĐ khi cần thiết. - ý nghĩa của khấu hao: + Về mặt kinh tế: Khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp, do đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. + Về mặt kế toán: Khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá của TSCĐ. * Giá trị còn lại của TSCĐ: Thể hiện phần vốn đầu tư chưa thu hồi ở TSCĐ. Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn TSCĐ ở đây cần phân biệt giữa giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách và giá trị còn lại thực của TSCĐ. Giá trị còn lại thực của TSCĐ là giá thị trường của TSCĐ vào thời điểm đánh giá và được xác định theo công thức: NG1 = NG0 x H1 x H0 Trong đó: NG1 : Nguyên giá đánh giá lại. NG0 : Nguyên giá ban đầu. H1 : Hệ số trượt giá. H0 : Hệ số hao mòn vô hình. Hệ số trượt giá bình quân sẽ do cơ quan tài chính của Bộ chủ quản xác định mỗi năm, từ đó có thể xác định được giá trị còn lại của TSCĐ: GCL = NG1 x ( 1 - MKH ) Trong đó: - GCL : Giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với nguyên giá đánh giá lại. - MKH : Tổng mức khấu hao TSCĐ cho tới thời điểm đánh giá lại. Như vậy, bên cạnh việc theo dõi giá trị còn lại trên sổ sách, cần phải theo dõi giá trị còn lại thực của TSCĐ để có thể đưa ra các quyết định thanh lý, nhượng bán, nâng cấp, hoặc đầu tư mới TSCĐ. II. các phương pháp tính khấu hao Các phương pháp khấu hao áp dụng ở Việt Nam. Việc tính khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao nào là tuỳ thuộc vào quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài sản đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. 1.1. Phương pháp khấu hao đều ( Phương pháp khấu hao theo thời gian ): Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao = = x năm của TSCĐ Số năm sử dụng TSCĐ bình quân bình quân năm Mức khấu hao tháng của TSCĐ = Mức khấu hao năm / 12 Ví dụ minh hoạ: Một TSCĐ trị giá 150 triệu, thời gian sử dụng dự tính 5 năm, tỷ lệ khấu hao 20% / năm. - Mức khấu hao phải tính 1 năm = 150/ 5 = 30 ( triệu đồng ) - Mức khấu hao phải tính 1 tháng = 30/ 12 = 2,5 ( triệu đồng ) * Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng: - Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính. Nếu sử dụng khấu hao đều như một đòn bẩy kinh tế sẽ có tác dụng trong việc tận dụng và nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ để giảm chi phí khấu hao trong một đơn vị sản phẩm. - Nhược điểm: + Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên khi TSCĐ không sử dụng vẫn phải tính và trích khấu hao. + Thời gian thu hồi vốn chậm. + Trong quá trình sử dụng, càng về sau TSCĐ bị hỏng nhiều, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cũng phát sinh nhiều hơn. Trong khi đó thì lượng sản phẩm làm ra thường không tăng, thậm chí còn giảm đi so với thời kỳ đầu. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sự cân đối giữa chi phí và doanh thu trong kỳ. Hơn nữa, ngoài hao mòn hữu hình, trong quá trình trực tiếp tham gia vào SXKD, TSCĐ còn chịu sự hao mòn vô hình ( do tiến bộ của KHKT ). + Thời gian hữu dụng của TSCĐ là con số ước tính, do vậy tỷ lệ khấu hao cũng là con số ước tính tương đối. - Điều kiện áp dụng: Có thể áp dụng cho mọi TSCĐ. 1.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng: Mức khấu hao phải Sản lượng hoàn Mức khấu hao bình quân = x tính trong năm thành trong năm trên 1 đơn vị sản lượng Trong đó: Mức KH bình quân Số KH phân tích trong thời gian sử dụng = trích trong năm Sản lượng tính theo công suất thiết kế Ví dụ minh hoạ: Cũng vẫn ví dụ như trên, TSCĐ nguyên giá 150 triệu đồng, thời gian sử dụng 5 năm, số lượng sản phẩm theo kế hoạch 150.000 sản phẩm, tỷ lệ khấu hao 20%/ năm. Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của sản lượng tới mức khấu hao ta giả sử có hai phương án sau: Đơn vị tính: 1000 đ Năm Chi phí KH 1 đơn vị sp phương án 1 phương án 2 Sản lượng Mức KH KH luỹ kế GTCL Sản lượng Mức KH KH luỹ kế GTCL 1 1 40.000 40.000 40.000 110.000 35.000 35.000 35.000 115.000 2 1 40.000 40.000 80.000 70.000 30.000 30.000 65.000 85.000 3 1 35.000 35.000 115.000 35.000 35.000 35.000 105.000 50.000 4 1 35.000 35.000 150.000 0 20.000 20.000 125.000 30.000 5 1 35.000 35.000 185.000 0 20.000 20.000 145.000 10.000 Cộng 185.000 185.000 140.000 140.000 Nếu sản lượng thực tế lớn hơn kế hoạch do việc tận dụng năng lực sản xuất của thiết bị, tăng ca, tăng năng suất lao động thì với phương án 1 chỉ sau 4 năm doanh nghiệp đã thu hồi vốn ( 150 triệu ). Số sản phẩm làm ra năm thứ 5 đã không phải chịu chi phí khấu hao nữa. Đây là kết quả của các biện pháp mà doanh nghiệp đã phải tìm kiếm, thực hiện trong 4 năm đầu. Theo phương án 2: Sản xuất ra với khối lượng ít hơn so với kế hoạch thì sau 5 năm, doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi đủ vốn ( còn thiếu 5 triệu đồng ). Do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch thu hồi đủ vốn để tái đầu tư, tái sản xuất đảm bảo hoạt động bình thường của doanh nghiệp trong thời gian tiếp theo. - Ưu điểm: Phương pháp khấu hao theo sản lượng đã khắc phục được một phần nhược điểm của phương pháp khấu hao nhanh là TSCĐ khi sử dụng mới phải tính và trích khấu hao. Mức trích khấu hao tỷ lệ thuận với sản lượng sản xuất. Cách tính này có định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục hao mòn vô hình thì doanh nghiệp phải tăng ca, tăng năng suất lao động. - Nhược điểm: Phạm vi ứng dụng hẹp. - Điều kiện áp dụng: Những TSCĐ mà kết quả của nó được thể hiện dưới dạng số lượng sản phẩm, số giờ, số quãng đường, ... 1.3. Phương pháp khấu hao nhanh: Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đầu tư trang bị cơ sở vật chất, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hồi vốn nhanh, tránh hao mòn vô hình trong đó có biện pháp khấu hao nhanh. Thực chất là trong những năm đầu sử dụng sẽ tính khấu hao theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ bình quân, những năm sau sẽ tính khấu hao theo tỷ lệ thấp hơn. Cơ sở lý luận thực tiễn của phương pháp này là: Những năm đầu, TSCĐ còn mới, hiệu suất sử dụng cao, năng suất lao động cao, khối lượng sản phẩm sản xuất nhiều còn những năm sau các bộ phận chi tiết bị hao mòn, hư hỏng phải sửa chữa thay thế, do vậy năng lực và hiệu suất sử dụng giảm, sản phẩm làm ra ít, hao mòn vô hình tăng. Có hai phương pháp khấu hao nhanh: Phương pháp 1: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần. Mức khấu hao hàng năm được tính theo cơ sở giá trị còn lại của TSCĐ ở thời điểm đầu năm và tỷ lệ khấu hao TSCĐ đó sau khi đã điều chỉnh hệ số. Mni = NGni x Tđ/c Trong đó: Mni : Mức khấu hao TSCĐ năm thứ ni NGni : Giá trị còn lại của TSCĐ tính đến đầu năm thứ ni Tđ/c : Tỷ lệ khấu hao đã được điều chỉnh. Tđ/c = To x H = 1/ N x H H : Hệ số điều chỉnh. H có 3 trường hợp: - Nếu N < 5 : H = 1 - Nếu N = 5 – 6 : H = 2 - Nếu N > 6 : H = 2,5 - Thí dụ minh hoạ: Vẫn với ví dụ như trên, N = 5 ta có H = 2 Tđ/c = To x H = 1/ N x H = 1/5 x 2 = 0,4 = 40% Đơn vị: 1000 đ Số năm sử dụng Mức KH từng năm Mức KH luỹ kế Giá trị còn lại 1 60.000 60.000 150.000 2 36.000 96.000 90.000 3 21.600 117.600 54.000 4 12.960 130.560 32.400 5 7.776 138.336 19.440 Phương pháp 2: Phương pháp khấu hao theo tổng số các năm: Mni = NG x Tni Trong đó: Mni : Mức khấu hao TSCĐ năm thứ ni Tni : Tỷ lệ khấu hao N: Tổng số năm sử dụng của TSCĐ N = - Ví dụ minh hoạ: Vẫn như ví dụ trên: i = 1: T1 = = i = 2 : T2 = = ......... Số năm sử dụng Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao Giá trị còn lại 1 5/15 50.000 100.000 2 4/15 40.000 60.000 3 3/15 30.000 30.000 4 2/15 20.000 10.000 5 1/15 10.000 0 Tổng cộng 150.000 * Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng phương pháp khấu hao nhanh: - Ưu điểm: + Thu hồi vốn nhanh, hạn chế sự mất giá của TSCĐ do hao mòn gây ra. + Hoãn trả thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế lợi tức từ những năm đầu sử dụng TSCĐ ( vô hình dung chiếm dụng vốn nhà nước, vay vốn nhà nước không trả lãi ) . - Nhược điểm: + Mức khấu hao rất cao ở những năm đầu sử dụng TSCĐ cho nên không thích hợp đối với những sản phẩm được sản xuất mà phải sau một thời gian dài quảng cáo mới bán được. + Đối với phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, doanh nghiệp không thu hồi đủ nguyên giá của TSCĐ. + Việc tính toán hết sức phức tạp nên chỉ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ. - Điều kiện áp dụng: Theo quy định của Quyết định 51/TTG ngày 21/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ thì các doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp khấu hao nhanh và nếu áp dụng phương pháp khấu hao nhanh phải đăng ký với cơ quan tài chính xét duyệt. Điều kiện là: + Kinh doanh có lãi. + TSCĐ có tiến bộ KHKT nhanh, chịu sự tác động của hao mòn vô hình nhanh. + TSCĐ hoạt động cao hơn năng suất bình thường. + Có kế hoạch đầu tư đổi mới phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. + TSCĐ đầu tư xây dựng mua sắm bằng vốn vay, TSCĐ thuê tài chính, nhận góp liên doanh. ở nước ta hiện nay, theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 về “ Ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ “ quy định phương pháp khấu hao TSCĐ áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp nhà nước từ ngày 1/1/2000 là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Trong quyết định này, có quy định về khung thời gian sử dụng TSCĐ cho từng nhóm TSCĐ, căn cứ vào đó mà doanh nghiệp xác định số năm sử dụng cho từng nhóm TSCĐ. Do vậy, hiện nay phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. 2. Các phương pháp khấu hao áp dụng trên thế giới: Tại một số nước, một số bất động sản: đất đai, lợi thế thương mại,... và các bất động sản tài chính không trích khấu hao trong đời phục vụ của nó mà những bất động sản này được kế toán trích dự phòng giảm giá. Với những TSCĐ có trích khấu hao thì giá trị phải khấu hao của TSCĐ được xác định bằng giá thành của tài sản bất động trừ đi giá trị tận dụng ( hay giá trị phế liệu ). Điều này khác với một số nước trong đó có nước ta là tính giá trị khấu hao của tài sản chính là giá thành của tài sản bất động đó. 2.1. Phương pháp khấu hao bình quân ( Straight – line method ) Mức khấu hao năm Nguyên giá - Giá trị phế liệu = của TSCĐ Số năm hữu dụng Ví dụ: Một máy móc trị giá 550$, thời gian sử dụng ước tính là 5 năm và giá trị thu hồi ước tính là 50$ thì mức khấu hao hàng năm tính theo phương pháp bình quân là: Mức khấu hao năm của TSCĐ = = 100$ 2.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng ( Units-of-production method ): Mức khấu hao tính Nguyên giá - Giá trị thu hồi = cho 1 đơn vị sản phẩm Sản lượng ước tính Mức khấu hao = Sản lượng sản x Mức khấu hao tính năm xuất 1 năm cho 1 đơn vị sản phẩm 2.3. Phương pháp khấu hao nhanh ( Accelerated depreciation method ): * Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần ( Declining-blance method ): Theo phương pháp này, giá trị thu hồi không được tính đến, tỷ lệ khấu hao được tính bằng cách nhân đôi tỷ lệ khấu hao theo phương pháp trung bình. Tỷ lệ này được tính hàng năm cho các giá trị ghi sổ giảm dần của TSCĐ. Cách thức xác định mức khấu hao: - Tính tỷ lệ khấu hao theo phương pháp trung bình của TSCĐ. - Nhân đôi tỷ lệ này. - Vào cuối mỗi năm sử dụng của tài sản vận dụng tỷ lệ nhân đôi này cho giá trị ghi sổ còn lại của TSCĐ. Ví dụ: Một TSCĐ có giá trị 5000$, có thời gian sử dụng ước tính là 5 năm, giá trị thu hồi là 500$. Ta có: - Tỷ lệ khấu hao hàng năm theo phương pháp khấu hao trung bình là 20% - Tỷ lệ khấu hao theo số dư giảm dần là: 2 x 20% = 40% Tính các mức khấu hao hàng năm như trình bày trên bảng: Đơn vị tính: USD Số năm sử dụng Mức khấu hao hàng năm Giá trị còn lại Khấu hao luỹ kế 1 2.000 5.000 2.000 2 1.200 3.000 3.200 3 720 1.800 3.920 4 432 1.080 4.352 5 259,2 648 4611,2 Theo phương pháp số dư giảm dần, giá trị ghi sổ của TSCĐ không bao giờ bằng 0. Do đó, khi TSCĐ được bán, trao đổi, tận thu, giá trị còn lại được sử dụng để xác định lãi lỗ của việc chuyển nhượng. Nhưng nếu một TSCĐ có giá trị thu hồi thì TSCĐ không được khấu hao quá giá trị sử dụng. * Phương pháp khấu hao theo tổng số các năm ( Sum-of-the years-digits –method ): Theo phương pháp tổng số các năm, các số năm của thời gian hữu dụng của tài sản được cộng lại với nhau, tổng của chúng trở thành mẫu số của dãy các tỷ số được dùng để phân bổ tổng mức khấu hao cho các năm trong thời gian sử dụng của TSCĐ. Lựa chọn phương pháp khấu hao tại các doanh nghiệp ( theo kế toán pháp ) Phương pháp khấu hao được lựa chọn nên là phương pháp cho phép doanh thu và chi phí phù hợp cao nhất với nhau. Ví dụ nếu doanh thu được tao ra bởi chính một TSCĐ không thay đổi suốt thời gian hữu dụng của TSCĐ thì phương pháp khấu hao được áp dụng nên là phương pháp khấu hao đều theo thời gian. Ngược lại, nếu doanh thu cao hoặc thấp hơn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ thì phương pháp khấu hao giảm dần nên được áp dụng . Sau đây là hai quan điểm về việc lựa chon phương pháp khấu hao trong các doanh nghiệp. Quan điểm thứ nhất, cho rằng bởi vì khó có thể dự đoán được doanh thu phát sinh trong thời gian tới, do vạy, phương pháp được áp dụng nên là phương pháp khấu hao đều theo thời gian. Quan điểm thứ hai, cho rằng phương pháp nào áp dụng mà có thể giúp ích cho mục tiêu thuế thì nên được lụa chọn, bởi chúng giúp ích cho việc đơn giản trong công tác hạch toán. III. các nhân tố ảnh hưởng đến mức khấu hao 1. Nguyên giá TSCĐ * Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi để có TSCĐ cho đến khi đưa tài sản vào hoạt động bình thường ( như: Giá mua thực tế TSCĐ, chi phí vận chuyển, bốc dỡ,...) * Xác định nguyên giá cho TSCĐ - TSCĐ hữu hình: + TSCĐ loại mua sắm ( mới hoặc cũ ): NG =Giá mua + Thuế NK + Chi phí lắp đặt + Thuế trước bạ - Số tiền giảm giá (theo Hđơn) (nếu có) (vận chuyển,...) (nếu có) (nếu có) Giá mua: Nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng(VAT)phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì giá mua là giá chưa tính thuế giá trị gia tăng. Nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hoặc doanh nghiệp mua TSCĐ sử dụng cho phúc lợi sự nghiệp hay để sản xuất mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng thì giá mua là giá có tính thuế giá trị gia tăng. + TSCĐ do xây dung cơ bản hoàn thành NG = Giá thành thực tế hoặc giá trị quyết toán công trình bàn giao + TSCĐ nhận góp liên doanh liên kết: NG = Giá trị vốn góp được Hội đồng liên doanh đánh giá + Chi phí lắp đặt chạy thử + TSCĐ do nhà nước cấp: Do nhà nước cấp: NG = Giá ghi trên sổ của đơn vị cấp + Chi phí chạy thử lắp đặt Cấp trên cấp: NG = Giá trị còn lại của TS + Hao mòn luỹ kế ( nếu có ) + Chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử. + TSCĐ được cho, biếu tặng, viện trợ: NG = Giá thị trường của TSCĐ tương đương cộng các khoản chi phí khác nếu có. - TSCĐ vô hình: + Quyền sử dụng đất. + Chi phí thành lập doanh nghiệp. + Chi phí về bằng phát minh, sáng chế, bản quyền tác giả. + Chi phí về lợi thế kinh doanh. + TSCĐ vô hình khác như quyền thuê nhà, quyền đặ nhượng , mác nhạn hiệu…. NG = Số tiền doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ vô hình đó. TSCĐ thuê tài chính Riêng đối với loại TSCĐ này chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý, bảo dưỡng,giữ gìn và sử dụng như TSCĐ của doanh nghiệp. Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê giống như đơn vị chủ sở hữu tài sản. -TSCĐ thuê hoạt động: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê giống như đơn vị chủ sở hữu tài sản. * Các trường hợp thay đổi nguyên giá TSCĐ: - Đánh giá lại giá trị TSCĐ. - Nâng cấp TSCĐ: Nâng cao năng lực, kéo dài tuổi thọ. - Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ. - Điều chỉ giá ước tính 2. Thời gian sử dụng: * Thời gian sử dụng của TSCĐ là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ vào kinh doanh trong điều kiện bình thường phù hợp với các thông số kỹ thuật của TSCĐ và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của TSCĐ. ở đây cần phân biệt giữa thời gian hữu dụng và thời gian sử dụng ( thời gian khả dụng ). Thời gian hữu dụng của TSCĐ là độ dài thời gian mà TSCĐ sẽ được sử dụng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ: Một máy công cụ có thời gian sử dụng từ 7 đến 10 năm, doanh nghiệp có thể có kế hoạch đổi máy khác sau 5 năm. Trong trường hợp này, máy công cụ có thời gian hữu dụng là 5 năm. Thời gian hữu dụng của một TSCĐ thường khó dự đoán vì một số nhân tố như sự hao mòn, hư hỏng, không tương xứng và lỗi thời. * Căn cứ xác định thời gian sử dụng hữu hình của TSCĐ - Xác định thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình: + Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế + Hiện trạng TSCĐ ( thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ TSCĐ tính trạnh thực tế của TSCĐ, ...) + Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ Riêng đối với TSCĐ còn mới ( chưa qua sử dụng ), TSCĐ đã qua sử dụng mà giá trị thực tế còn từ 98% trở lên ( so với giá bán của TSCĐ mới cùng loaị hoặc của loại TSCĐ tương đương trên thị trường ), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ qui định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo “ Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ” 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999. - Xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình: Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình trong khoảng thời gian từ 5 đến 40 năm. - Thời gian sử dụng TSCĐ trong một số trường hợp đặc biệt: + Đối với dự án đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT, thời gian sử dụng TSCĐ được xác định theo thời gian hoạt động còn lại của dự án. + Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) có bên nước ngoài tham gia hợp đồng, sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng, bên nước ngoài thực hiện chuyển giao không bồi hoàn cho nhà nước Việt Nam, thì thời gian sử dụng của TSCĐ chuyển giao được xác định theo thời gian hoạt động còn lại của dự án. 3. Giá trị thu hồi ( với phương pháp khấu hao áp dụng trên thế giới ) Giá trị thu hồi của TSCĐ là số tiền sẽ thu hồi được khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Giá trị thu hồi chỉ xác định được chính xác khi bán hoặc thanh lý tài sản, cho nên khi tính mức khấu hao hàng năm, giá trị thu hồi chỉ là con số ước tính. 4.Mối quan hệ giữa khấu hao TSCĐ với các yếu tố: -Thuế thu nhập doanh nghiệp:Như chung ta biết để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ, doanh nghiệp phải trích khấu hao do dó khấu hao TSCĐ là quá trình phân bổ giá trị hao mòn vào chi phí theo một cách hợp lý và nó là khoản chi phí được hạch toán vào giá vốn hàng bán để trừ vào doanh thu do đó làm cho thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp giảm dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp giảm. Mặt khác nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kháu hao nhanh theo tổng số các năm thì co thể được nhà nước hoàn trả thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế lợi tức từ những năm đầu sử dụng TSCĐ. -Tiến bộ khoa học kỹ thuật:Như chúng ta được biết tiến bộ khoa học kỹ thuật nó ảnh hưởng đến hao mòn vô hình TSCĐ bởi vì nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật mà TSCĐ được sản xuất ra ngày càng nhiều tính năng với năng suất cao hơn và với chi phí ít hơn do đó nó co tác động đến khấu hao TSCĐ. -Tái sản xuất TSCĐ:Bởi vì mục đích của khấu hao là thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ và tái đầu tư và đổi mới , mua sắm TSCĐ, nâng cấp và bảo dưỡng TSCĐ vì vậy khấu hao TSCĐ chính là trích lập nguồn vốn khấu hao dùng để tái sản xuất TSCĐ. Ngoài ra khấu hao TSCĐ còn có mối quan hệ vói rất nhiều yếu tố khác trong doanh nghiệp. IV. tổ chức hạch toán khấu hao 1. Căn cứ xác định khấu hao: - Thực trạng TSCĐ của doanh nghiệp - Các kế hoạch tăng, giảm TSCĐ trong kỳ - Chế độ quản lý tài chính nhà nước 2. Các nguyên tắc tính khấu hao: - Nguyên tắc tròn tháng: Theo chế độ kế toán của Việt Nam, để dơn giản trong cách tính thì TSCĐ tăng trong tháng, tháng sau mới trích khấu hao,TSCĐ giảm trong tháng, tháng sau mới thôi không phải tính khấu hao. Do vậy, để xác định khấu hao tháng sau thì phải căn cứ vào tình hình tăng giảm của tháng này. Vì số khấu hao tháng này chỉ khác tháng trước trong trường hợp biến động tăng giảm TSCĐ, cho nên để giảm bớt công việc tính số khấu hao tăng thêm hoặc giảm bớt trong tháng và căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước để xác định số khấu hao phải trích tháng nay theo công thức như sau: Số KH phải Số KH đã trích Số KH tăng Số KH giảm = + - trích tháng này trong tháng trước trong tháng trước trong tháng trước Riêng đối với TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp thì thực hiện tính khấu hao theo nguyên tắc tròn năm. - Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải tính khấu hao. - Không tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh. 3. Chứng từ khấu hao TSCĐ Chứng từ gia tăng giảm: biên bản + thẻ TSCĐ. - Chứng từ nghiệp vụ: Bảng tính và phân bổ khấu hao. V. Hạch toán khấu hao TSCĐ 1. Tài khoản sử dụng - TK 211: TSCĐ hữu hình + Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng lên trong kỳ. + Bên có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm đi trong kỳ. + Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện còn cuối kỳ. - TK 213: TSCĐ vô hình + Bên nợ: TSCĐ vô hình tăng lên. + Bên có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm đi trong kỳ. + Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện còn cuối kỳ. - TK 214: Hao mòn TSCĐ + Bên nợ: Hao mòn TSCĐ giảm trong kỳ. + Bên có: Hao mòn TSCĐ tăng trong kỳ. + Dư có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có. TK 214 có 3 tài khoản cấp 2: TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê dài hạn TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình. - TK 009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản + Bên nợ: Phản ánh nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng do: Trích khấu hao Thu hồi vốn khấu hao cơ bản đã điều chuyển hoặc cho vay + Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn khấu hao: Đầu tư đổi mới TSCĐ Trả nợ vay đầu tư TSCĐ Điều chuyển vốn khấu hao cho đơn vị khác hoặc cho vay + Dư nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện còn. Đối với những TSCĐ được đầu tư bằng nguồn KPSN của Nhà nước thì sử dụng thêm TK 466: Kinh phí đã hình thành tài sản. 2. Hạch toán các nghiệp vụ trích khấu hao a) Đối với TSCĐ sản xuất kinh doanh Định kỳ, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD: Nợ TK 627 ( 6274 ) Nợ TK 641 ( 6414 ) Nợ TK 642 ( 6424 ) Nợ TK 241 Có TK 214 ( 2141, 2143 ) Đồng thời ghi: Nợ TK 009: Tổng số khấu hao đã trích b) TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, khi hoàn thành sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc các hoạt động phúc lợi công cộng thì không trích khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD mà chỉ tính hao mòn TSCĐ 1 năm 1 lần vào thời điểm cuối năm: Nợ TK 4313: Nếu dùng cho hoạt động phúc lợi Nợ TK 466: Nếu dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án Có TK 214 Điều chuyển TK cho sử dụng nội bộ ( cấp dưới được nhận từ cấp trên ): Nợ TK 211 Có TK 214 Có TK 466 c) Đối với TSCĐ đi thuê * TSCĐ thuê tài chính - Đối với doanh nghiệp đi thuê: Nợ TK 627; 641; 642; 241 Có TK 214 ( 2142 ) - Đối với doanh nghiệp cho thuê: Nợ TK 635 Có TK 228 * TSCĐ thuê hoạt động - Bên cho thuê ghi: Nợ TK 635 Có TK 214 ( 2141; 2143 ) 3. Hạch toán các nghiệp vụ ghi giảm khấu hao: a) Đối với TSCĐ sản xuất kinh doanh * Trường hợp nhượng bán, thanh lý hoặc TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê - Đối với TSCĐ chưa khấu hao hết: Nợ TK 214 Nợ TK 811 Có TK 213; 211 - Đối với TSCĐ đã khấu hao hết: Nợ TK 214 Có TK 211; 213 * Trường hợp giá trị hao mòn do TSCĐ chuyển thành công cụ dụng cụ Trong trường hợp này, cần căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ để ghi các bút toán cho phù hợp. - Nếu giá trị còn lại nhỏ, sẽ phân bổ vào chi phí kinh doanh. Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Nợ TK 627 ( 6273 ) Nợ TK 641 ( 6413 ) Nợ TK 642 ( 6423 ) Có TK 211 - Nếu giá trị còn lại lớn sẽ đưa vào chi phí trả trước. Nợ TK 214 Nợ TK 142 ( 1421 ): Giá trị còn lại Có TK 211 b) Đối với TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp. - Khi nhượng bán thanh lý, thiếu khi kiểm kê hoặc cấp trên chuyển cho cấp dưới: Nợ TK 214 Nợ TK 466 Có TK 211; 213 - Cấp phát kinh phí năm tài chính bằng TSCĐ đã sử dụng: Nợ TK 341: Kinh phí cấp phát Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Có TK 211; 213 - Đối với TSCĐ đi thuê tài chính: Với TSCĐ đi thuê tài chính, khi hết hạn thuê phải trả mà chưa trích đủ khấu hao thì giá trị còn lại của TSCĐ thuê ngoài phải tính vào chi phí chờ phân bổ ( nếu giá trị lớn ) hoặc phân bổ hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ ( nếu giá trị nhỏ ): Nợ TK 214 ( 2142 ) Nợ TK 142: Giá trị còn lại ( nếu giá trị lớn ) Nợ TK 627: Giá trị còn lại ( nếu giá trị nhỏ ) Có TK 212 4. Hạch toán các nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn khấu hao *Số khấu hao phải nộp cho cấp trên hoặc ngân sách - Trường hợp doanh nghiệp không được hoàn trả lại: Nợ TK 411 Có TK 111; 112 Có TK 3368 ( đồng thời ghi đơn Có TK 009: số đã nộp ) - Trường hợp được hoàn trả lại sau một thời gian: + Khi nộp vào khấu hao cho cấp trên hoặc chuyển cho đơn vị khác: Nợ TK 136 ( 1368 ) Có TK 111; 112 Có TK 3368 ( Đồng thời ghi Có TK 009 ) + Khi nhận lại vốn khấu hao: Nợ TK 111; 112 Có TK 136 ( 1368 ) ( Đồng thời ghi Nợ TK 009 ) - Cấp dưới nhận vốn khấu hao của cấp trên đưa xuống để đầu tư mua sắm TSCĐ hoặc bổ sung vốn kinh doanh: Nợ TK 111; 112 Có TK 411 ( Đồng thời ghi Nợ TK 009 ) - Cho vay vốn khấu hao: Nợ TK 128; 228 ( nếu cho vay bên ngoài ) Nợ TK 136 ( nếu cho vay nội bộ ) Có TK 111; 112 ( Đồng thời ghi Có TK 009 ) - Lãi thu được về cho vay: Nợ TK 111; 112; 1388 Có TK 515 - Khi hết hạn hợp đồng cho vay doanh nghiệp thu vốn về: Nợ TK 111; 112; 1388 Có TK 128; 228 Có TK 515 VI. một số vấn đề về khấu hao hiện nay Theo Quyết đinh số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 quy định các doanh nghiệp phải tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng với mức tính khấu hao được quy định trong một phạm vi nhất định. Việc quy định phương pháp khấu hao duy nhất được áp dụng là chưa hợp lý vì những lý do sau đây: - Một là: TSCĐ trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau, công dụng của tài sản cũng như cách thức phát huy của tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh có sự khác nhau. Lợi ích thu được từ việc sử dụng tài sản cũng khác nhau. - Hai là: Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ có hệ thống các chi phí doanh nghiệp đã đầu tư để có được tài sản vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình sử dụng tài sản, đảm bảo phù hợp với lợi ích thu được từ tài sản đó trong quá trình sử dụng. - Ba là: Xuất phát từ nguyên tắc của kế toán với nội dung cơ bản là: Thu nhập phải phù hợp với chi phí đã chi ra trong kỳ kế toán mà chi phí khấu hao là một khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. -._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1086.doc
Tài liệu liên quan