BÁN PHÁ GIÁ AFTA VÀ NGUY CƠ BÁN PHÁ GIÁ
1. Lý thuyết bán phá giá
1.1 Khái niệm bán phá giá
1.1.1 Bán phá giá
Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể được hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại thị trường nước xuất khẩu.
Vd: nếu 1 sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X nhưng lại được xuất khẩu sang nước B với giá Y ( Y<X ) thì sản phẩm đó được xem là bán phá giá từ nước A sa
19 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bán phá giá: AFTA và nguy cơ bán phá giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nước B.
1.1.2 Thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng phổ biến nhất, được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó.
Về bản chất đây là khoản thuế bổ sung (ngoài khoản thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài nhập khẩu là đối tượng của quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
1.2 Cách tính
Biên độ phá giá (BĐPG) = giá trị thông thường (GTTT) - giá xuất khẩu (GXK)
Nếu BĐPG > 0 là có phá giá
BĐPG có thể tính bằng trị giá tuyệt đối hoặc theo phần trăm theo công thức:
BĐPG = (GTTT-GXK)/GXK
1.2.1 Giá trị thông thường là giá bán sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang nước thứ 3).
* Sản phẩm tương tự (sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra) gồm:
- Sản phẩm giống hệt (có tất cả các đặc tính giống sản phẩm đang bị điều tra)
- Sản phẩm gần giống (có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm đang bị điều tra) , trong trường hợp không có sản phẩm giống hệt.
* Trường hợp không có giá nội địa của SPTT ở nước xuất khẩu do:
- SPTT không được nước xuất khẩu bán trong điều kiện thương mại thông thường
- Có bán ở nước xuất khẩu nhưng trong điều kiện đặc biệt.
- Số lượng bán ra không đáng kể (< 5% số lượng SPTT bán ở nước nhập khẩu)
GTTT = giá xuất khẩu SPTT sang nước thứ ba.
GTTT = giá thành sản xuất + chi phí (hành chính, bán hàng, quản lý chung,…) + lợi nhuận
* Trường hợp SPTT được xuất khẩu từ một nước có nền kinh tế phi thị trường (giá bán hàng và giá nguyên liệu đầu vào do chính phủ ấn định) thì các qui tắc trên không được áp dụng để xác định GTTT.
1.2.2 Giá trị xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên).
GXK = giá mà nhà sản xuất nước ngoài bán SPTT cho nhà nhập khẩu đầu tiên.
Trường hợp giá bán SPTT không tin cậy được do:
- Giao dịch xuất khẩu được thực hiện trong nội bộ công ty hoặc
- Theo một thỏa thuận đền bù nào đó thì:
GXK = giá mà sản phẩm nhập khẩu được bán lần đầu tiên cho một người mua độc lập ở nước nhập khẩu.
* SO SÁNH GXK và SPTT
Hiệp định qui định nguyên tắc so sánh như sau:
- So sánh hai giá này trong cùng điều kiện thương mại (cùng xuất xưởng/ bán buôn/ bán lẻ), thường lấy giá ở khâu xuất xưởng.
- Tại cùng một thời điểm hoặc thời điểm càng gần nhau càng tốt.
1. 3 Mục đích bán phá giá
(80% nhằm tối đa hoá lợi nhuận,còn lại là nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh,chiếm lĩnh thị trường,thâm nhập thị trường mới)
1.3.1 Tối đa hoá lợi nhuận:
Khi doanh nghiệp bán cao hơn chi phí biến đổi là có lãi, bán thấp hơn giá trong nước ra nước ngoài để tối đa hoá lợi nhuận.
Ví dụ, một công ty sản xuất một triệu bật lửa một năm bằng một nhà máy duy nhất với chỉ làm ca ban ngày. Giả sử nó định ra giá bật lửa này trong thị trường nội địa 1 đồng một chiếc và lãi được 0,1 đồng/chiếc. Các biến phí (bao gồm nguyên vật liệu, lương công nhân, ...) là 0,7 đồng/ chiếc và các định phí (khấu hao nhà máy, trang thiết bị, ...) là 0,2 đồng/chiếc. Nếu nhà máy bán hết 1 triệu bật lửa mỗi năm, lãi 0,1 đồng/chiếc thì rõ ràng đã bù đắp xong mọi định phí từ doanh thu bán hàng tại thị trường nội địa. Bây giờ, công ty nảy ra ý tưởng có thể bán thêm bật lửa sang thị trường nước láng giềng với bất cứ giá nào cao hơn biến phí 0,7 đồng/chiếc và thấp hơn 1 đồng 1/chiếc để kiếm thêm tiền lời.
Bây giờ nhà máy có thể làm thêm ca đêm và sản xuất 0,5 triệu chiếc bật lửa nữa. Các định phí, theo giả định, đã được trang trải xong từ việc bán 1 triệu chiếc bật lửa đầu tiên. Nếu bán 0,5 triệu bật lửa này sang thị trường nước láng giềng với giá 0,9 đồng/chiếc thì cũng làm tăng lợi nhuận của công ty thêm 100.000 đồng. Dĩ nhiên, việc bán sản phẩm ca đêm không ảnh hưởng tới giá bán của một triệu bật lửa ban đầu. Điều này ít nhiều dẫn đến việc phân khúc thị trường, nghĩa là phải tìm kiếm một thị trường khác hẳn với thị trường ca ngày. Mặt khác, công ty phải đảm bảo rằng người mua ở thị trường mới không dễ gì chuyển hàng ngược lại thị trường thứ nhất (ví dụ định giá ở thị trường mới sao cho chênh lệch giá không đủ bù đắp chi phí vận chuyển theo chiều ngược lại). Nếu không, giá bán của thị trướng thứ nhất sẽ bị ảnh hướng theo chiều hướng giảm giá.
Như vậy, cùng một mặt hàng nhưng doanh nghiệp lại bán ra ở thị trường nội địa với giá cao hơn khi bán ra thị trường ngoài nước. Điều này đã gây ra hiện tượng bán phá giá.
Nếu việc bán phá giá này không làm giá ở thị trường nước nhập khẩu thay đổi (do cạnh tranh hoàn hảo) sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của nước nhập khẩu, và vì thế sẽ không cần thiết có biện pháp chống lại.
Tuy nhiên, nếu việc bán phá giá này xảy ra với một lượng lớn và trong thời gian dài, làm giảm giá ở thị trường nước nhập khẩu, sẽ gây tác động đến lợi ích của nước nhập khẩu. Người tiêu dùng ở nước nhập khẩu sẽ được hưởng lợi từ giá thấp, nhưng ngược lại các nhà sản xuất và công nhân trong ngành công nghiệp đó bị thiệt hại vì lợi nhuận và lương bị giảm. Lợi ích cuối cùng của nước nhập khẩu phụ thuộc vào việc lợi ích của người tiêu dùng có lớn hơn lợi ích của người sản xuất và công nhân làm việc trong ngành đó hay không, thì điều này ít được các nhà hoạch định chính sách nhắc đến bởi vì việc xác định lợi ích của toàn xã hội rất phức tạp và rất tốn kém. Do đó, các nhà hoạch định chính sách trong thương mại quốc tế chỉ quan tâm đến có hay không có việc bán phá giá để có biện pháp đối phó mà thôi.
1.3.2 Chiếm lĩnh thị trường:
Thông thường, chi phí sản xuất được chia làm 2 loại: (chi phí bình quân và chi phí biên_ marginal cost)
Chi phí bình quân được tính bằng tổng tất cả các chi phí của một doanh nghiệp phải chịu chia cho lượng sản phẩm sản xuất ra.
Chi phí cận biên là chi phí phải bỏ ra để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Sự phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong ngắn hạn khi nhiều loại chi phí sản xuất là cố định, không phụ thuộc vào số lượng sản xuất, chỉ có một phần nhỏ chi phí sản xuất là thay đổi khi lượng sản xuất thay đổi. Chính chi phí biên là nhân tố quyết định trong việc định giá của một doanh nghiệp trong thời gian ngắn hạn khi doanh nghiệp đó phải gánh chịu chi phí nhất định để thâm nhập một thị trường mới.
Khi nhu cầu thị trường bị giảm, kéo theo giá cả của hàng hóa trên thị trường giảm theo và khi đó, các doanh nghiệp phải giảm giá bán. Nếu giá bán thấp hơn chi phí bình quân thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Tuy nhiên, một phần chi phí là cố định (chi phí cố định) không phụ thuộc vào mức chi phí biên. Nếu giá bán vẫn cao hơn chi phí biên, thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục bán với hy vọng sau một thời gian ngắn thì thị trường sẽ phục hồi, hoặc chỉ để giảm thiệt hại trước khi rút lui khỏi thị trường đó. Đây là sự phản ứng rất bình thường của các doanh nghiệp đối với sự thay đổi của thị trường, kể các các doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài.
Trong trường hợp này, việc áp dụng một biện pháp chống hàng nhập khẩu là bất hợp lý vì như vậy sẽ đối xử không công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, một nước vẫn có thể áp dụng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước để giúp cho các doanh nghiệp này giảm nhẹ thiệt hại.
Tuy nhiên, nếu một doanh nghiệp nước ngoài muốn thiết lập vị thế độc quyền ở thị trường của một nước nào đó, đã thực hiện chính sách bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn chi phí biên cho đến khi đẩy hết các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường đối với một mặt hàng nào đó. Sau khi chiếm được thị trường, doanh nghiệp đó lại nâng giá để khai thác lợi thế độc quyền. Ngoài tác động làm cho các nhà sản xuất trong nước bị phá sản, hành động này còn làm giảm lợi ích của toàn xã hội như trong trường hợp độc quyền khác. Hành động này được xem là bán phá giá và cần phải có những biện pháp ngăn chặn.
1.3.3 Một số mục đích khác:
- Nhằm mục đích tranh thủ tối đa nguồn ngoại tệ bằng mọi cách hạ giá bán xuất khẩu
- Mục đích chính trị, loại trừ những đối thủ sản xuất cạnh tranh trong nước nhập khẩu hay những đối thủ nước ngoài để đi đến chiếm độc quyền và kiểm soát nền kinh tế và từ đó chi phối nền chính trị của nước khác.
1.4 Ảnh hưởng của bán phá giá
- Năng suất: khi hàng hóa tràn vào, với việc bán phá giá thì sản phẩm của nước nội địa sẽ rất khó cạnh tranh với những sản phẩm tương tự như vậy nhưng giá lại rẻ hơn nên năng suất sản xuất sẽ giảm xuống.
- Giá nội địa ở nước nhập khẩu: sẽ phải cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu. Nếu giảm giá xuống mà không bù đắp được chi phí thì sẽ bị phá sản.
- Suy giảm thực tế và nguy cơ suy giảm doanh số bán hàng
- Số lượng hàng tồn kho
- Sản lượng
- Tình trạng thất nghiệp
- Lương
- Tác động tiêu cực đến luồng tiền
- Huy động năng lực
- Lợi nhuận
- Tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư
- Đầu tư
- Khả năng huy động vốn
- Tốc độ tăng trưởng
1.5 Mục đích của thuế chống phá giá
- Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.
- Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
- Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại.
- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế. Chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ.
2 Hội nhập AFTA và nguy cơ bán phá giá:
2.1 Sơ lược về AFTA:
AFTA là tên viết tắt tiếng Anh của Khu vực thương mại tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area).
Quyết định thành lập Khu vực thương mại tự do này được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4, tổ chức vào tháng 1/1992 tại Singapore. Theo kế hoạch ban đầu, AFTA được hoàn thành vào năm 2008 với mục đích cơ bản là "tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN như một cơ sở quốc tế nhằm cung cấp hàng hóa ra thị trường thế giới". Tuy nhiên, trước sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của các liên kết kinh tế toàn cầu khác, cũng như do sự tiến bộ của chính các quốc gia ASEAN, năm 1994, khối này quyết định đẩy nhanh thời hạn lên năm 2003.
Sau đó, từ năm 1995 đến 1998, ASEAN kết nạp thêm 4 nước thành viên mới là Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.
2.1.1 CEPT:
Cơ chế chính để thực hiện AFTA là Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT). Về thực chất, CEPT là một thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong nội bộ khối xuống còn 0-5% thông qua những kế hoạch giảm thuế khác nhau. Trong vòng 5 năm sau khi đạt mức thuế ưu đãi cuối cùng, các nước thành viên sẽ tiến hành xóa bỏ các hạn ngạch nhập khẩu và những hàng rào phi quan thuế khác.
Thời hạn thực hiện CEPT của các nước có khác nhau. Cụ thể là:
Với Brunei, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan: từ 1993 đến 2003.
Với Việt Nam: từ 1996 đến 2006
Với Lào, Myanmar và Campuchia: từ 1998 đến 2008.
Để thực hiện dần dần việc cắt giảm thuế quan, mỗi nước sẽ phải phân loại tất cả hàng hóa của mình vào một trong các danh mục sau:
- Danh mục sản phẩm cắt giảm thuế ngay (IL – Inclusion List): bao gồm những mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế quan để đến khi hoàn thành CEPT sẽ có thuế suất 0-5%. Các sản phẩm được cắt giảm thuế quan với lịch trình thống nhất và phân bổ theo hai lộ trình: lộ trình cắt giảm bình thường (normal track) và lộ trình cắt giảm nhanh (fast track).
+ Lộ trình cắt giảm bình thường được thực hiện như sau: Đối với các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống 20% vào thời điểm 1/1/98 và tiếp tục giảm xuống 0-5% vào thời điểm 1/1/2003. Đối với các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm xuống mức 0-5% vào thời điểm 1/1/2000.
+ Lộ trình cắt giảm nhanh thực hiện như sau: Đối với các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống 0-5% vào thời điểm 1/1/2000. Đối với các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm xuống mức 0-5% vào thời điểm 1/1/1998.
- Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) bao gồm những mặt hàng chưa đưa vào giảm thuế quan ngay, do các nước thành viên ASEAN phải dành thêm thời gian để điều chỉnh sản xuất trong nước thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế gia tăng. Sau ba năm kể từ khi tham gia CEPT, các nước ASEAN phải bắt đầu chuyển dần các mặt hàng từ TEL sang IL, tức là bắt đầu giảm thuế quan đối với những mặt hàng này. Quá trình chuyển từ TEL sang IL được phép kéo dài trong 5 năm, mỗi năm phải chuyển được 20% số mặt hàng. Điều đó có nghĩa là đến hết năm thứ tám thì IL đã mở rộng bao trùm toàn bộ TEL, và TEL không còn tồn tại.
Khi đưa mỗi mặt hàng vào IL, các nước đồng thời phải chỉ ra lịch trình giảm thuế quan của mặt hàng đó cho đến khi hoàn thành CEPT.
- Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) bao gồm những mặt hàng không có nghĩa vụ phải giảm thuế quan. Các nước thành viên ASEAN có quyền đưa ra danh mục các mặt hàng này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật; bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, khảo cổ... GEL không phải là Danh mục các mặt hàng Chính phủ cấm nhập khẩu (NK). Một số mặt hàng có trong GEL vẫn được NK bình thường, nhưng không hưởng thuế suất ưu đãi như các mặt hàng trong danh mục giảm thuế.
- Danh mục sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm (Sensitive List)
Các quy định cụ thể về lịch trình cắt giảm thuế quan cho các sản phẩm nhạy cảm cho đến nay vẫn đang trong quá trình thoả thuận. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm trong danh mục nhạy cảm, thời điểm bắt đầu thực hiện cắt giảm đã được xác định là 1/1/2001 và kết thúc vào năm 2010 với mức thuế suất phải đạt 0-5%. Đối với các sản phẩm trong danh mục nhạy cảm cao, thời hạn kết thúc đã được xác định là năm 2010, tuy nhiên sẽ có một số linh hoạt nhất định sẽ được áp dụng liên quan đến mức thuế suất kết thúc, các biện pháp tự vệ phòng ngừa bất trắc….
2.1.2 Cơ chế trao đổi nhượng bộ của kế hoạch CEPT
Một sản phẩm khi xuất khẩu sang các nước trong nội bộ ASEAN, muốn được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi theo chương trình CEPT, thì phải đồng thời thoả mãn các điều kiện sau:
- Sản phẩm đó phải nằm trong Danh mục cắt giảm thuế của các nước xuất khẩu và nhập khẩu.
- Sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được Hội đồng AFTA thông qua.
- Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN, tức là phải thoả mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm lượng nội địa) ít nhất là 40%.
Để xây dựng thành công khu mậu dịch tự do Chương trình CEPT còn đề cập đến việc loại bỏ hạn chế về số lượng nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan khác. Về vấn đề này Hiệp định CEPT đã quy định:
- Các nước thành viên sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm trong CEPT ngay khi sản phẩm đó được hưởng thuế suất ưu đãi ở mức 0-5%.
- Các hàng rào phi thuế quan khác sẽ được xoá bỏ dần dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi.
- Trong trường hợp khẩn cấp (số lượng hàng nhập khẩu gia tăng đột ngột hay phương hại đến sản xuất trong nước hoặc đe dọa cán cân thanh toán), các nước có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng việc nhập khẩu.
Ngoài cơ chế này, các nước ASEAN còn ký kết hàng loạt các thỏa thuận về thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hàng hóa giữa các nước thành viên, công nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hóa của nhau, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển công nghiệp và xây dựng Khu vực đầu tư ASEAN (ASEAN Investment Area - AIA).
2.2 Quá trình tham gia của Việt Nam
Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN và cam kết tham gia AFTA. Thời hạn hoàn thành AFTA của Việt Nam năm 2006. Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình giảm thuế quan tham gia AFTA từ ngày 1/1/1996, khi đưa 875 mặt hàng đầu tiên vào thực hiện CEPT. Tất cả những mặt hàng này đều đã nằm ở khung thuế suất 0-5%.
Đầu năm 1998, Việt Nam công bố lịch trình giảm thuế để thực hiện AFTA vào năm 2006. Trên thực tế thì đến cuối năm 2002, 5.500 mặt hàng (chiếm khoảng 86% tổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu) đã được vào chương trình cắt giảm. Toàn bộ các mặt hàng này đã ở thuế suất dưới 20% và có lộ trình cắt giảm trong thời kỳ 2002-2006. Trong số đó, 65% đã ở mức thuế 0-5%.
Chương trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam được xây dựng dựa trên những nguyên tắc chính sau:
- Không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách.
- Bảo hộ hợp lý cho nền sản xuất trong nước.
- Tạo điều kiện khuyến khích việc chuyển giao kỹ thuật, đổi mới công nghệ cho nền sản xuất trong nước.
- Hợp tác với các nước ASEAN trên cơ sở các quy định của Hiệp định CEPT để tranh thủ ưu đãi, mở rộng thị trường cho xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
2.2.1 Xây dựng chương trình cắt giảm thuế quan
Dựa theo 4 nguyên tắc nêu trên, tại thời điểm gia nhập, Việt Nam đã đệ trình 4 danh mục hàng hoá theo quy định của Hiệp định CEPT như sau:
- Danh mục cắt giảm thuế (IL): Danh mục này chủ yếu bao gồm các mặt hàng hiện đang có thuế suất dưới 20%, tức là các mặt hàng thuộc diện có thể áp dụng ưu đãi ngay theo Hiệp định CEPT. Ngoài ra trong danh mục này còn bao gồm một số mặt hàng hiện có thuế suất cao nhưng Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu, do vậy việc đưa các mặt hàng này vào danh mục giảm thuế sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu ngân sách, ngược lại nó sẽ kích thích đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc được hưởng thuế ưu đãi theo CEPT, khi hàng Việt Nam xuất qua các nước thành viên.
- Danh mục loại trừ tạm thời (TEL): Danh mục này được xây dựng theo quy định của CEPT và quy hoạch phát triển đến năm 2010 của các ngành kinh tế trong nước, nhằm bảo hộ một số ngành đang có tiềm năng phát triển, đồng thời không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách. Danh mục này chủ yếu gồm các mặt hàng có thuế suất trên 20% và một số mặt hàng có thuế suất thấp hơn 20% song cần được bảo hộ như: các loại xe máy, ô tô (trừ loại ô tô dưới 16 chỗ ngồi đã nằm trong danh mục loại trừ hoàn toàn), các loại sắt thép, sản phẩm cơ khí thông dụng, các loại mỹ phẩm và đồ dùng không thiết yếu…
- Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL): bao gồm những mặt hàng có ảnh hưởng đến: an ninh quốc gia, sức khỏe con người, giá trị đạo đức, lịch sử, nghệ thuật, khảo cổ… theo như quy định của Hội đồng AFTA. Ngoài ra Việt Nam còn đưa vào danh mục loại trừ hoàn toàn một số mặt hàng mà hiện Việt Nam đang phải nhập từ các nước ASEAN song lại không có khả năng xuất khẩu, hoặc một số mặt hàng hiện đang có thuế suất cao trong biểu thuế nhập khẩu như: ô tô dưới 16 chỗ ngồi, ô tô tay lái nghịch, chất phế thải, các loại xăng dầu (trừ dầu thô Việt Nam đang xuất khẩu), đồ dùng đã qua sử dụng…
- Danh mục nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL): bao gồm các mặt hàng nông sản chưa chế biến có yêu cầu bảo hộ cao như: các loại thịt, trứng, gia cầm, động vật sống, thóc, gạo lức, đường, mía… các mặt hàng này hiện đang được áp dụng các biện pháp phi thuế quan như quản lý theo hạn ngạch, quản lý của Bộ chuyên ngành….
2.2.2 Thực hiện giảm thuế
Dựa theo sự phân loại danh mục hàng hoá như trên, tiến trình cắt giảm thuế của Việt Nam đã được tiến hành như sau: Trong hai năm đầu 1996, 1997 Việt Nam chưa thực hiện việc cắt giảm thuế mà chỉ đưa 875 danh mục các mặt hàng đã có thuế nhập khẩu từ 0-5% vào danh sách giảm thuế, đáp ứng một cách tự nhiên yêu cầu giảm thuế nhanh của Hiệp định CEPT, còn chương trình giảm thuế bình thường chỉ được bắt đầu thực hiện kể từ 1/1/1998. Các bước đi thận trọng này giúp cho Việt Nam có thêm thời gian cải tiến hệ thống thuế nội địa nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách và góp phần bảo hộ các nền kinh tế còn non trẻ của chúng ta.
Như vậy, từ năm 1998 Việt Nam mới thực hiện những bước cắt giảm thuế đầu tiên theo Nghị định 15/1998/NĐ-CP ngày 12/3/1998. Theo Nghị định này trong năm 1998 chúng ta đã đưa thêm 1161 mặt hàng vào danh mục giảm thuế. Sang năm 1999 theo Nghị định 14/1999/NĐ-CP ngày 23/3/1999 Việt Nam đã nâng danh mục các mặt hàng giảm thuế lên đến 3590 mặt hàng.
Và trong năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định 09/2000/NĐ-CP ngày /4/2000 về danh mục các mặt hàng giảm thuế theo chương trình CEPT. Theo nghị định này, trong năm 2000, Nhà nước Việt Nam đưa thêm 640 dòng thuế từ danh mục các mặt hàng loại trừ tạm thời sang danh mục giảm thuế, như vậy sẽ có 4230/6200 dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu được đưa vào danh mục cắt giảm thuế. Trong tổng 4230 dòng thuế thực hiện theo chương trình CEPT của năm 2000 này, có khoảng 2960 dòng thuế có mức thuế suất từ 0-5% (trong đó có khoảng 1690 dòng thuế có thuế suất 0%), còn lại 1270 dòng thuế có mức thuế suất 5-50%. Như vậy, đa số các mặt hàng trong danh mục giảm thuế năm 2000 là các mặt hàng có thuế suất dưới 20%, chỉ có một số ít là có thuế suất trên 20%. Những mặt hàng có thuế suất dưới 20% là những mặt hàng hoặc không có nhiều trong quan hệ ngoại thương của Việt Nam hoặc là các mặt hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu. Các mặt hàng cần bảo hộ như sắt thép, phân bón, giấy, kính xây dựng, ô tô, xe gắn máy, đường… vẫn còn được để trong danh mục TEL, GEL.
Tính đến tháng 5-2-2002, Việt Nam đã đưa vào diện cắt giảm 5.500 mặt hàng, nghĩa là gần 90% tổng số các mặt hàng mà Việt Nam cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu đã được cắt giảm, với mức thuế suất từ 0 đến 20%, trong đó có khoảng 2/3 có mức thuế suất từ 0 đến 5%. Đến năm 2003, Việt Nam sẽ đưa gần 80 mặt hàng còn lại (chủ yếu là những mặt hàng thuộc nhóm có mức bảo hộ cao) vào diện cắt giảm, với mức thuế suất chỉ bằng hoặc thấp hơn 20%.
Theo đúng lộ trình thì việc cắt giảm thuế tham gia AFTA đã được áp dụng chính thức tại Việt Nam từ ngày 1/1/2003. Tuy nhiên, ngày 10/1/2003, Bộ Tài chính đã thông báo việc cắt giảm đó sẽ được thực hiện lùi lại 7 tháng, vào ngày 1/7.
Đến ngày 1/7/2003, 1.416 mặt hàng thuộc TEL được chuyển sang IL. Đa số đó là những mặt hàng hiện đang được bảo hộ với mức thuế suất rất cao (30-100%), hoặc đang được quản lý bằng hạn ngạch như xi măng, giấy, hàng điện tử, điện gia dụng, cơ khí, vật liệu xây dựng...
Vào giữa năm 2004, Việt Nam đã đưa hơn 10.000 dòng thuế (chiếm khoảng 95% tổng số các dòng thuế) vào danh mục các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế (IL), trong đó gần 7.500 dòng thuế đã được cắt giảm xuống dưới 5%.
Năm
1997
1998
1999
2000
2002
2003
2004
2006
Số dòng thuế cắt giảm
875
2036
3590
4230
5500
6914
>10000
10150
12/6/2008, BTC công bố biểu thuế quan ưu đãi CEPT giai đoạn 2008-2013. Trong đó, thuế suất chủ yếu là 0-5%. Một số mặt hàng có thuế suất cao: thịt và các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, lúa gạo, mía đường, ô tô,…
2.2.3 Áp dụng các biện pháp phi thuế quan
Bên cạnh việc cắt giảm hàng rào thuế quan Việt Nam cũng đã chuẩn bị tiến tới việc cắt giảm hàng rào phi thuế quan theo quy định của CEPT, vì rằng việc mở cửa thị trường sẽ không có ý nghĩa nếu như hàng rào thuế quan được cắt giảm song hệ thống phi thuế quan vẫn được duy trì. Cụ thể một mặt hàng dù được cam kết giảm thuế từ 100% xuống 0% vẫn không thể kinh doanh được nếu như nó bị áp đặt cấm nhập khẩu.
Hiện Việt Nam đang áp dụng các biện pháp phi thuế như: hạn ngạch, giấy phép, phụ thu... nhằm bảo hộ thị trường nội địa. Các biện pháp này không đạt hiệu quả cao như một số các biện pháp khác mà các nước thường sử dụng như: sử dụng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, bao bì, về mức độ gây ô nhiễn môi trường cho phép… Do vậy, việc dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan là rất phức tạp và chỉ có thể thực hiện thông qua việc hài hoà hoá hoặc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế chung hay công nhận các tiêu chuẩn của nhau. Hiện Việt Nam đang cùng các nước thành viên ASEAN khác tiến hành hài hoà hóa các biện pháp phi thuế quan nhất là các biện pháp mang tính kỹ thuật và quản lý chất lượng.
Tóm lại, từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã thực hiện được những bước đi quan trọng vừa đảm bảo tính thận trọng, tránh được sự xáo trộn lớn trong hoạt động và điều hành nền kinh tế, vừa nhanh chóng kịp thời thực hiện lịch trình tham gia AFTA theo Hiệp định CEPT nhằm đảm bảo tham gia hội nhập một cách có hiệu quả.
2.3 Một số biểu hiện của bán phá giá và phản ứng của VN:
Thực hiện lộ trình tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)... Việt Nam đã cắt giảm thuế cho 21 nhóm mặt hàng từ mức 40-60% xuống còn 0-5%. Lợi dụng chính sách này nhiều DN đã biến nguồn gốc xuất xứ của những mặt hàng có giá trị cao từ những nước nằm ngoài ASEAN thành sản phẩm của Thái Lan hoặc Lào, Campuchia... (các nước thành viên ASEAN) nhằm trốn thuế.
* Một số container điện thoại di động có xuất xứ từ Trung Quốc lưu lại biên giới khu kinh tế mở Mộc Bài, Tây Ninh để chờ cơ hội đưa hàng lậu vào VN. Còn tại các cửa khẩu Hà Tĩnh, nhiều hàng hóa gắn mác Lào để hưởng ưu đãi miễn giảm thuế nhập khẩu cũng gia tăng.
Gian lận thương mại tăng là do chính sách ưu đãi hải quan AFTA/CEPT: những quy định mới về hoạt động khu kinh tế mở, siêu thị miễn thuế ở biên giới đang bị lợi dụng.
Tại siêu thị miễn thuế Mộc Bài (Tây Ninh) phần lớn rượu ngoại được bày bán là hàng có nguồn gốc từ Campuchia, có giá rẻ hơn giá thị trường vì được ưu đãi và miễn thuế. Do vậy, thời gian qua đã có hiện tượng tiểu thương tại TP.HCM kéo xuống đây mua hàng với số lượng lớn để kinh doanh lại. Chỉ trong vòng 4 tháng siêu thị Mộc Bài đã bán được hơn 110 ngàn chai rượu trị giá khoảng 22 tỷ đồng.
Hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh này chủ yếu là gỗ và hàng điện tử, gia dụng từ Lào. Do quy chế riêng, 1 số sản phẩm có xuất xứ từ Lào ngoài việc được áp dụng miễn thuế nhập khẩu 5% theo quy chế AFTA còn được hưởng ưu đãi theo một nửa mức thuế suất AFTA nữa. Như vậy, hàng hóa Lào được giảm thuế nhập khẩu còn 2.5%. Do đó, nhiều hàng hóa từ các nước khác, nhất là những ngoài ASEAN, đi đường vòng sang Lào và từ đây mang danh liên doanh sản phẩm với Lào để đi vào VN bằng mức thuế rẻ. Trước đây, cũng đã từng có các trường hợp hàng Trung Quốc đi bằng con đường này và bị phát hiện. Đã phát hiện nhiều trường hợp điện thoại di động Trung Quốc gắn mác Campuchia được khách du lịch xách tay qua cửa khẩu biên giới.
Tại các tỉnh miền Trung, người tiêu dùng rất dễ mua các sản phẩm điện tử, hàng gia dụng của Trung Quốc dán nhãn Lào với giá rẻ chỉ bằng 1/3-1/4 hàng chính hãng.
Để ngăn chặn việc mua gom hàng miễn thuế, tuồn hàng vào sâu trong nội địa, hải quan tỉnh sẽ sử dụng thẻ từ cho khách đi vào cổng cả ở khu chợ đường biên và siêu thị miễn thuế. Khách chỉ có thể mua tối đa 500.000 ngàn đồng hàng miễn thuế trong ngày bất kể là mua ở chợ đường biên hay trong siêu thị. Nếu hải quan phát hiện những trường hợp người mua hàng miễn thuế đến 2 lần tại chợ đường biên rồi lại vào siêu thị gom hàng tiếp tục thì những trường hợp này sẽ bị truy thu thuế và nếu tái phạm sẽ bị phạt.
* Gian lận trong sử dụng C/O Form D là một hình thức gian lận thương mại khác tại VN. Bộ Thương mại VN đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành đến kiểm tra tại cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) và phát hiện đã có 23 lô hàng nhập khẩu tại cửa khẩu Cầu Treo sử dụng C/O Form D (Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu D) với chứng nhận 100% giá trị sản phẩm Thái Lan, được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi theo AFTA. Hàng hóa gồm nhiều chủng loại như tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, lò vi sóng…
Tuy là hàng “made in Thái Lan” 100% nhưng các lô hàng này đều mang các nhãn hiệu Nhật như Sony, Panasonic, Hitachi, Sharp... chỉ tính riêng phần tivi đã lên đến gần 730 ngàn USD, tương đương 11,9 tỷ đồng. Trong đó tivi nhãn hiệu Sony chiếm khoảng 557 ngàn USD (khoảng 8,9 tỷ đồng).
Theo Công ty điện tử Sony VN, các sản phẩm điện tử của Sony sản xuất tại Thái Lan không thể đạt được mức nội địa hóa 100% nên công ty đã kiểm chứng lại với Công ty Sony Technology Thailand và kết luận: Sản phẩm của Sony sản xuất tại Thái Lan không đạt được mức 100% giá trị sản phẩm Thái Lan. Nếu hàng nhập khẩu có C/O Form D chứng nhận điều này thì đó là C/O Form D giả hoặc nơi cấp đã làm sai nghiêm trọng.
Theo kết luận của Bộ Thương mại, các C/O Form D được sử dụng để nhập tivi Sony và tủ lạnh Mitsubishi vào VN là do cơ quan có thẩm quyền của Thái Lan cấp, việc cấp C/O này không đúng với pháp luật của Thái Lan.
Như vậy, ở mức thẩm quyền của VN, Hải quan VN chỉ có thể truy thu thuế các mặt hàng đã nhập khẩu trên (không được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của AFTA (phải nộp thuế nhập khẩu 50%).
* Chính quyền TPHCM kết hợp với các DN đang xem xét kiện bán phá giá một số mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam để bảo vệ những doanh nghiệp trong nước. Cụ thể là mặt hàng may mặc của Trung Quốc đang được bán ở thị trường Việt Nam với giá rất thấp, ví dụ như 25.000 – 30.000 đồng một chiếc áo sơ mi. Hay Hiệp hội thép VN cho biết từ cuối tháng 8/2006, các nhà sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn bởi thép Trung Quốc nhập khẩu vào VN có giá bằng với phôi.
Thứ nhất, chúng ta không có bằng chứng cho thấy hàng may mặc của Trung Quốc bán trên trị trường Trung Quốc với giá thấp hơn giá xuất sang Việt Nam.
Bằng chứng thứ hai của hành động bán phá giá là căn cứ vào giá bán cao nhất của sản phẩm sang một nước thứ ba, hay chi phí sản xuất của DN tại nước xuất khẩu cộng thêm chi phí bán hàng và lợi nhuận nhất định. Đây là trường hợp mà Mỹ đã áp dụng trong vụ kiện cá basa của VN bán phá giá vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, để tìm được chi phí sản xuất hợp lý của DN Trung Quốc cũng hoàn toàn không đơn giản. Nhất là, các mặt hàng vào Việt Nam thường theo con đường tiểu ngạch hay thậm chí buôn lậu.
Một bằng chứng khác để kiện bán phá giá là việc chính phủ trợ cấp cho DN sản xuất hàng xuất khẩu. Phía Mỹ cùng một số nước khác đã cố gắng tìm bằng chứng này trong các vụ kiện bán phá giá đối với VN nhưng đều thất bại. Trên thực tế rất khó tìm được bằng chứng này, và dù việc trợ giá là có thật thì ngày nay người ta cũng đủ khéo léo để giấu dưới những hình thức mà bên nguyên không thể buộc lỗi.
3. Giải pháp
3.1 Sự cần thiết phải có biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam
Sau khi khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như IMF, WB năm 1992, ngày 25/7/1995, Việt Nam đã trở thành._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21799.doc