MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BẢNG BIỂU
Chương 1: Khung lý luận về bán khống ..................................... 1
1.1 Khái niệm bán khống .................................................................................. 1
1.2 Lịch sử bán khống ....................................................................................... 1
1.3 Phân loại bán khống .................................................................................... 3
64 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1913 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Bán khống - Nhu cầu thiết yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.3.1 Bán khống mang tính đầu cơ .................................................................... 3
1.3.2 Bán khống phòng ngừa rủi ro ................................................................... 3
1.3.3 Bán khống kỹ thuật .................................................................................. 3
1.3.3.1 Bán khống kỹ thuật dựa trên hộp an toàn .......................................... 4
1.3.3.2 Bán khống kỹ thuật cho việc mua bán song hành .............................. 5
1.3.3.3 Bán khống kỹ thuật được thực hiện bởi các nhà buôn và môi giới .... 6
1.4 Tác động của bán khống lên TTCK ............................................................ 7
1.4.1 Lợi ích của bán khống .............................................................................. 7
1.4.1.1 Đối với thị trường ............................................................................ 7
1.4.1.2 Đối với nhà đầu tư ............................................................................ 8
1.4.1.3 Đối với các công ty chứng khoán và ngân hàng ................................ 9
1.4.2 Rủi ro của bán khống ............................................................................... 9
1.4.2.1 Đối với nhà đầu tư ............................................................................ 10
1.4.2.2 Đối với công ty chứng khoán và ngân hàng ...................................... 10
1.4.2.3 Đối với thị trường ............................................................................ 10
1.5 Bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc triển khai nghiệp vụ
bán khống ....................................................................................................... 13
1.5.1 Bài học về bán về bán khống nhìn từ khủng hoảng tài chính năm 1997 từ Thái
Lan ........................................................................................................... 13
1.5.2 Bài học về bán khống nhìn từ tầm quan trọng của bán khống trên thị trường
chứng khoán Mỹ ....................................................................................... 14
1.5.3 Bài học rút ra cho Việt Nam khi triển khai nghiệp vụ bán khống .............. 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 15
Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và nhu
cầu của bán khống .................................................................................. 16
2.1 Điểm qua tình hình TTCK Việt Nam từ đầu năm 2006 đến 22/05/2008 .... 16
2.2 Rủi ro của TTCK Việt Nam đối với các NĐT ............................................. 18
2.2.1 Rủi ro chính sách ....................................................................................... 18
2.2.2 Thị trường thiếu các công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho các NĐT ..... 19
2.2.3 Rủi ro bong bóng ....................................................................................... 20
2.2.4 Cùng với xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với các chính sách cởi mở
trong đầu tư nên sự hiện diện của NĐT nước ngoài tại Việt Nam ngày càng
nhiều ......................................................................................................... 20
2.2.5 Kiến thức của đại bộ phận NĐT còn nhiều hạn chế, khó tiếp thu các nghiệp vụ
phức tạp, các nghiệp vụ tài chính cao cấp .................................................. 21
2.2.6 Rủi ro thông tin ........................................................................................ 21
2.2.7 Rủi ro đến từ bản thân NĐT ..................................................................... 22
2.2.8 Rủi ro thanh khoản của các chứng khoán NĐT đang nắm giữ ................... 22
2.2.9 Rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ của các sàn, trung tâm giao dịch
và công ty chứng khoán ............................................................................ 22
2.2.10 Rủi ro từ các chấn động thị trường trong và ngoài nước ........................... 23
2.3 Có hay không bán khống ở thị trường Việt Nam ........................................ 23
2.3.1 Bán khống “ngầm”trên TTCK Việt Nam .................................................. 23
2.3.2 Giao dịch ký quỹ vàng – Một hình thức bán khống hợp pháp .................... 25
2.4 Lợi ích nghiệp vụ bán khống mang đến khi được triển khai ở thị trường Việt
Nam ............................................................................................................... 29
2.4.1 Những lợi ích của bán khống mang lại cho thị trường Việt Nam ............... 29
2.4.2 Chứng minh tính ưu việt của bán khống thông qua mô hình tài chính ....... 31
2.4.2.1 Dùng đường thị trường chứng khoán để xác định giá trị cổ phiếu ..... 31
2.4.2.2 So sánh TSSL và rủi ro trong trường hợp có bán khống và không bán
khống ............................................................................................... 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 38
Chương 3: Một số đề xuất về mặt chính sách triển khai nghiệp vụ
bán khống ở TTCK Việt Nam ............................................................. 39
3.1 Nhóm giải pháp cần thiết để triển khai bán khống ..................................... 39
3.1.1 Giải pháp thứ nhất: Ban hành hướng dẫn cụ thể triển khai bán khống ....... 39
3.1.2 Giải pháp thứ hai: Phát triển nhà tạo lập thị trường ................................... 39
3.1.3 Giải pháp thứ ba: Giải quyết nguồn cung chứng khoán ............................. 41
3.1.3.1 Quyền lợi của bên cho vay chứng khoán .......................................... 41
3.1.3.2 Quyền lợi của bên vay chứng khoán ................................................ 42
3.1.3.3 Các giải pháp giúp tăng cung chứng khoán ....................................... 42
3.1.4 Giải pháp thứ tư: Hạn chế các mặt trái của nghiệp vụ bán khống ............... 43
3.1.4.1 Tránh thua lỗ bỏ chạy ....................................................................... 43
3.1.4.2 Thao túng giá (làm giá) trên thị trường ............................................. 44
3.1.5 Giải pháp thứ năm: Quy định thời điểm cho phép bán khống trong ngày .. 45
3.2 Hệ thống nhóm các giải pháp hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của nghiệp vụ
bán khống ...................................................................................................... 45
3.2.1 Giải pháp thứ sáu: Tăng cường xây dựng tổ chức Quỹ đầu tư công chúng . 45
3.2.2 Giải pháp thứ bảy: Cho phép triển khai các hoạt động ứng trước T+3 ....... 46
3.2.2.1 Cho phép ứng tiền bán chứng khoán trước ngày T+3 ........................ 46
3.2.2.2 Cho phép ứng trước chứng khoán trước ngày T+3 ............................ 46
3.2.3 Giải pháp thứ tám: Phát triển nghiệp vụ repo chứng khoán ....................... 47
3.2.4 Giải pháp thứ chín: Sự chuẩn bị của các công ty chứng khoán ................... 47
3.2.5 Giải pháp thứ mười: Tăng cường vai trò của NHTM ................................. 48
3.2.6 Giải pháp thứ mười một: Tăng cường vai trò của các công ty bảo hiểm .... 49
3.2.7 Giải pháp thứ mười hai: Xây dựng mô hình và cách điều hành Ngân hàng lưu
ký chứng khoán ..................................................................................................... 49
3.3 Các dấu hiệu giúp NĐT nhận biết thời điểm có thể thực hiện nghiệp vụ bán
khống ............................................................................................................ 49
3.4 Quy trình thực hiện một nghiệp vụ bán khống .......................................... 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 50
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Đại khủng hoảng của TTCK Mỹ năm 1929
Phụ lục 2: Đầu cơ và vai trò của đầu cơ
Phụ lục 3: Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
Phụ lục 4: Các chính sách ban hành gần đây
Phụ lục 5: Sàn giao dịch vàng và sản phẩm “Vay đầu tư vàng tại ACB”
Phụ lục 6: Cách thức tham gia giao dịch trên sàn giao dịch vàng
Phụ lục 7: Giá của 15 chứng khoán trong 41 kỳ quan sát
Phụ lục 8: Dùng mô hình định lượng để tìm hiểu TTCK Việt Nam khi chưa cho phép
bán khống – có bán khống ?
Phụ lục 9: Công cụ Solver và Goal seek của Excel
Phụ lục 10: Mua khống
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TTCK : Thị trường chứng khoán
SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán
CTCK : Công ty chứng khoán
NĐT : Nhà đầu tư
CP : Cổ phiếu
HĐTTTL : Hợp đồng tiền tệ tương lai
GDP : Tổng sản phẩm quốc dân
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
UBCKNN : Ủy ban chứng khoán Nhà nước
IPO : Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TMCP : Thương mại cổ phần
TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng Thương mại
CTQLQ : Công ty quản lý Quỹ
CPH : Cổ phần hoá
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
CML : Đường thị trường vốn (Capital market line)
TSSL : Tỷ suất sinh lợi
Vn-Index : Chỉ số chứng khoán Việt Nam
SML : Đường thị trường chứng khoán
ĐLC : Độ lệch chuẩn
ĐCHD : Đường cong hữu dụng
OTC : Thị trường giao dịch phi tập trung
TTLKCK : Trung tâm lưu ký chứng khoán
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
NH LKCK : Ngân hàng lưu ký chứng khoán
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Đồ thị biểu diễn chỉ số Vn-Index và Hastc-Index từ đầu năm 2006 đến
22/05/2008 ............................................................................................................. 18
Hình 2.2: Biểu đồ biểu diễn sự biến động của tỷ giá USD/VND từ 2005-2008 ...... 26
Hình 2.3: Biểu đồ biểu diễn sự biến động giá vàng thế giới và giá vàng trong nước từ
2005-2008 .............................................................................................................. 26
Hình 2.4: Khối lượng giao dịch sàn vàng năm 2008 ............................................... 28
Hình 2.5 : Xác định tài sản bị định giá thấp và bị định giá cao ............................... 33
Hình 2.6: Đồ thị so sánh đường cong hữu dụng trong trường hợp có bán khống và không
bán khống .............................................................................................................. 36
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: So sánh tỷ suất sinh lợi yêu cầu và tỷ suất sinh lợi ước tính ................... 31
Bảng 2.2: Kết quả tính hữu dụng (U) trong trường hợp có bán khống ..................... 34
Bảng 2.3: Kết quả tính hữu dụng (U) trong trường hợp không bán khống ............... 34
Bảng 2.4: Bảng xác định danh mục tối ưu trong trường hợp có bán khống............. 35
Bảng 2.13: Bảng xác định danh mục tối ưu trong trường hợp không bán khống ...... 35
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, hoạt động hơn bảy năm qua và trở thành một bộ
phận không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian gần đây, thị trường chứng
khoán Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng, góp phần không nhỏ trong việc huy động vốn
cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
hiện nay ở Việt Nam còn quá đơn điệu, thiếu thốn nên khiến các nhà đầu tư trở tay không kịp
khi thị trường chứng khoán suy thoái và đành phải rời bỏ thị trường do thiếu nghiệp vụ kinh
doanh đầu cơ giá xuống. Bên cạnh đó, trên thế giới, nghiệp vụ bán khống đã được một số thị
trường chứng khoán trên thế giới thực hiện từ rất lâu và hiện trở nên phổ biến ở thị trường
chứng khoán các nước phát triển.
Giống như các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khác, nghiệp vụ bán khống có những
ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Vấn đề là nhà đầu tư phải hiểu cách vận dụng như thế nào
cho hiệu quả.
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc tham khảo và triển khai bán khống chứng khoán vào
điều kiện thực tiễn ở nước ta là một bước đi cần thiết cho sự phát triển của thị trường chứng
khoán Việt Nam hiện nay. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Bán khống – Nhu cầu thiết yếu
của thị trường chứng khoán Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với lý do trên đề tài đi nghiên cứu những vấn đề sau:
o Tìm hiểu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về bán khống
o Đánh giá thực trạng TTCK Việt Nam và từ đó rút ra sự cần thiết của việc triển khai bán
khống vào giao dịch trên TTCK Việt Nam
o Đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai bán khống tại TTCK Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi nghiên cứu vấn đề bán khống ở một số nước trên thế giới từ đó rút ra được
những bài học kinh nghiệm và đề xuất ra các chính sách triển khai bán khống phù hợp cho
TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
o Nghiên cứu cơ sở lý thuyết tài chính hiện đại, lý thuyết quản trị rủi ro tài chính
o Thu thập thông tin từ các nguồn cung cấp thông tin khác nhau.
o Thống kê tổng hợp những thông tin thu thập được.
o Sau đó dùng phương pháp phân tích tổng hợp – so sánh, phương pháp phân tích suy
luận, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp diễn dịch - quy nạp để đưa ra
những kết luận cụ thể.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
o Chương 1: Khung lý luận về bán khống
o Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và nhu cầu của bán khống.
o Chương 3: Một số đề xuất về mặt chính sách triển khai nghiệp vụ bán khống ở TTCK
Việt Nam
Chương 1
KHUNG LÝ LUẬN VỀ BÁN KHỐNG
1.1 Khái niệm bán khống
Bán khống trong giao dịch chứng khoán được hiểu là bán chứng khoán vay mượn.
Nói cách khác, bán khống là bán một loại chứng khoán mà người bán không sở hữu tại
thời điểm bán. Khi NĐT dự đoán rằng trong tương lai giá cổ phiếu sẽ hạ, họ sẽ thực hiện
bán khống, tức là đi vay cổ phiếu của các công ty chứng khoán để bán với mức giá cao;
sau đó khi giá hạ, họ sẽ mua lại cổ phiếu đó trên thị trường để trả cho các công ty chứng
khoán và hưởng chênh lệch giá (bán ở giá cao, mua ở giá thấp).
1.2 Lịch sử bán khống
Bán khống là nghiệp vụ được sử dụng trong các TTCK ở các nước phát triển ngay
từ những ngày đầu thành lập. Theo các tài liệu về TTCK từ xưa để lại, người Đức cấm
sử dụng nghiệp vụ này từ năm 1610. Còn ở nước Anh, mặc dù TTCK Luân Đôn chính
thức được thành lập vào năm 1773, nhưng nghiệp vụ bán khống đã được sử dụng phổ
biến tại các thị trường không tập trung. Một nghiên cứu về các TTCK Mỹ cho thấy bán
khống đã có một vị trí quan trọng trên TTCK New York ngay từ những ngày thị trường
mới đi vào hoạt động. Acob Little là một trong những bậc tiền bối thực hành nghiệp vụ
bán khống trên thị trường trong những năm 1835-1857. Ông thường tiến hành những
thương vụ bán khống lớn và rất thành công. Vào đầu những năm 1860, bán khống trở
thành một công cụ đầu cơ chủ lực của các thương nhân lớn như Drew, Vanderbilt, Fisk,
và Gauld. Sự ảnh hưởng của bán khống được phát hiện ra trong chiến tranh Thế giới lần
thứ I, khi các thành viên phải bí mật báo cáo với Sở giao dịch về các thương vụ bán
khống để ngăn cản tình trạng đầu cơ giá xuống của những kẻ đầu cơ tách trách hay đại
lý của đối thủ.
Năm 1929 và sau đó, người ta không thống kê được con số chính xác về số lượng
giao dịch bán khống tại thị trường đầu cơ giá lên ở Mỹ trong khoảng thời gian từ 1925
đến 1929, vì lúc đó, người ta chưa tiến hành thống kê được các số liệu. Không có tài liệu
nào cho biết tổng số chứng khoán đã bán khống trong tháng 10/1929 ngay trước khi thị
trường sụt giá bất thình lình là bao nhiêu. Lúc đó vị thế đầu tư ngắn hạn là tương đối
nhỏ và khi mọi người hoảng loạn có khá ít NĐT đã bán khống với mức giá cao hơn, sẵn
sàng mua cổ phiếu.
"Jesse Livermore – Ông chủ thị trường chứng khoán Mỹ"
Jesse Lauriston Livermore là một trong các nhà kinh doanh vĩ đại của thế kỷ 20.
Người đàn ông thực sự nổi danh được biết đến như là Con bạc trẻ liều lĩnh, Con gấu vĩ
đại. Chỉ một số ít người có khả năng kiếm được lợi nhuận lớn, hoặc mất tất cả, nhanh như
Livermore.
Rất nhiều NĐT chứng khoán hàng đầu của thị trường phố Wall hiện tại coi
Livermore như NĐT vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông đã khai phá một mảnh đất kinh doanh
mới trên thị trường, đó là đầu tư khi giá xuống. Những bí quyết về thời điểm kinh doanh,
cách "chỉ huy" tiền trong việc đầu tư cổ phiếu và hàng hóa của ông thực sự mang tính
cách mạng và vẫn còn giá trị tới tận ngày nay. Livermore thường chọn và quyết định mua
hay bán khống (khi chưa thực sự nắm vững trong tay) một cổ phiếu (hay một loại hàng
hóa) trên cơ sở giá cả và phạm vi tác động của cổ phiếu ấy. Sau đó ông tạo cho những cổ
phiếu ấy một vị thế ban đầu tương đối nhỏ. Ông sẽ thực sự sở hữu chúng nếu có thể sinh
lãi hay bán đi nếu chúng không đem lại lợi nhuận gì. Chiến thuật này có thể thu lại lợi
nhuận khổng lồ trong khi thiệt hại rất nhỏ.
Năm 1907, khi thị trường bắt đầu khủng hoảng sụt giảm, Livermore đã bán khống cổ
phiếu của mình. Ông nhận ra những dấu hiệu cho thấy thị trường thiếu vốn để mua vào cổ
phiếu, trong khi đó lại có quá nhiều người bán ra. Sau vụ sụt giảm này cùng những hệ quả
của nó ông thu được 3 triệu USD.
Đỉnh cao thành công của Livermore là vụ sụt giảm năm 1929 (xem thêm phụ lục 1 về
Đại khủng hoảng của TTCK Mỹ năm 1929). Thị trường cũng hội tụ đủ điều kiện như sự
sụt giảm năm 1907. Livermore lại bắt đầu bán khống rất nhiều cổ phiếu khác nhau và rồi
lại mua chúng khi thị trường liên tục xuống. Và khi hầu hết mọi người trên thị trường đều
mất tiền trong vụ sụt giảm đáng nhớ năm 1929 thì Livermore thu về 100 triệu đô la qua lợi
nhuận bán khống của mình.
1.3 Phân loại bán khống
1.3.1 Bán khống mang tính đầu cơ
Khái niệm phổ biến của bán khống là bán khống đầu cơ. Loại bán khống này được
hiểu là người bán khống có chứng khoán nhưng lại đi vay mượn chứng khoán của
CTCK để bán. Bởi vì NĐT kỳ vọng giá chứng khoán tại thời điểm hiện tại sẽ cao hơn
mức giá mà sau này NĐT sẽ mua vào để tất toán hay đóng giao dịch. Tác động đầu tiên
của bán khống đầu cơ là làm tăng cung chứng khoán, dẫn đến làm chậm việc tăng giá.
Nhưng khi thực hiện việc tất toán tài khoản lại làm tăng cầu chứng khoán nên sẽ làm
tăng giá của chứng khoán đó. Người bán khống đầu cơ là bán ở mức giá cao và tất toán
ở mức giá thấp để tìm kiếm lợi nhuận. Chính vì thế, người bán khống có thể thành công
hoặc thất bại trong mỗi thương vụ bán khống điều này tùy thuộc vào dự đoán của họ về
thị trường có chính xác hay không. Bán khống đầu cơ là một công cụ hữu ích để khai
thác thị trường giá xuống của các NĐT. Ngoài ra công cụ này nếu xét theo một khía
cạnh tích cực cũng góp phần vào việc điều hòa thị trường. (Xem thêm phụ lục 2 về đầu
cơ)
1.3.2 Bán khống phòng ngừa rủi ro
Kiểu bán khống này được thực hiện khi người bán khống lo ngại thị trường hoặc
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút sẽ ảnh hưởng tới giá trị cổ phiếu mà họ
đang nắm giữ có thể là cổ phiếu của chính doanh nghiệp này hoặc là của một doanh
nghiệp khác có liên quan. Là người nắm giữ chứng khoán, không ai muốn bị lỗ trên
danh mục đầu tư của mình, nên người bán khống tiến hành bán khống chứng khoán để
ngăn chặn nguy cơ sụt giá chứng khoán như dự đoán. Nếu giá chứng khoán trên thị
trường giảm xuống, hoặc tình hình kinh doanh giảm sút như dự đoán, việc bán chứng
khoán sẽ bảo vệ NĐT khỏi thua lỗ. Tuy nhiên, loại bán khống này chiếm tỷ lệ nhỏ trong
tổng khối lượng bán khống hàng năm của các TTCK.
1.3.3. Bán khống kỹ thuật
Bán khống kỹ thuật được chia thành: bán khống kỹ thuật dựa trên hộp an toàn, bán
khống kỹ thuật cho việc mua bán song hành và bán khống kỹ thuật thực hiện bởi các
nhà buôn và nhà môi giới. Những loại bán khống này bao gồm tất cả các loại bán khống
mà người bán khống thực sự sở hữu hoặc sẽ sớm sở hữu chứng khoán. Trong những
năm đầu hoạt động của TTCK Mỹ, những giao dịch như vậy không được gọi là bán
khống nhưng những quy định của SGDCK đã xếp các giao dịch đó vào phạm trù bán
khống.
1.3.3.1 Bán khống kỹ thuật dựa trên hộp an toàn:
Nhìn chung có 2 loại bán
khống kỹ thuật dựa trên hộp an
toàn:
a. Bán khống vì mục đích
thuế
Ở thị trường chứng khoán
Hoa Kỳ, sau những thay đổi của
Bộ luật về Thuế thu nhập năm
1950 - 1951 cho phép người nộp
thuế một lợi thế, sử dụng bán
khống để chuyển lợi nhuận từ năm
này sang năm khác. Ví dụ, vào tháng 11 năm nay, NĐT mua 100 cổ phiếu A từ người
môi giới giá 40USD/cổ phiếu. Đến tháng 12, cổ phiếu bán được với giá 50USD/cổ
phiếu.
NĐT muốn giữ lại 1.000 USD lợi nhuận nhưng không muốn báo cáo khoản này
vào thu nhập chịu thuế của năm nay. Vì thế anh ta vay 100 cổ phiếu A từ người môi giới
của mình và bán khống chúng với giá 50USD/cổ phiếu, đến tháng 1 năm sau, người môi
giới phải giao chứng khoán cho người cho vay chứng khoán đã bán khống. Kết quả là
tất cả vị thế bán và vị thế mua đã được đóng lại (NĐT giao 100 cổ phiếu trả cho người
môi giới, người môi giới đã giao 100 cổ phiếu của mình cho người mua) và mang lại
cho NĐT 1.000 USD lợi nhuận cho năm đó thay vì lợi nhuận của năm trước. Khó có thể
biết chính xác khối lượng giao dịch của các loại bán khống liên quan đến thuế này,
nhưng con số ước tính là tương đối lớn.
b. Bán khống vì mục đích phòng hộ giá
“Hộp” đề cập tới ở đây là hộp tiền gửi an
toàn hoặc là tài khoản của người bán khống.
Người tiến hành giao dịch thực sự sở hữu
chứng khoán được bán khống. Tuy nhiên, việc
giao hàng lại được thực hiện bằng cách mượn
chứng khoán hơn là giao dịch chứng khoán
thuộc sở hữu cá nhân. Số chứng khoán bán
khống có thể được thanh toán hoặc bằng chính
chứng khoán thuộc sở hữu cá nhân hoặc mua
chứng khoán trên thị trường.
Chẳng hạn như một NĐT có một số lượng lớn chứng khoán và lo rằng thị trường
sẽ giảm giá mạnh. NĐT có thể không muốn bán vì phải trả thuế thu nhập về vốn đặc biệt
khi cố phiếu có cơ sở chi phí thấp, NĐT cảm thấy thị trường chỉ nhất thời sụt giá nhưng
giá trị cổ phiếu bị giảm sút nhiều nếu cổ phiếu đã được sử dụng làm vật thế chấp trong
thời gian này. Nếu NĐT bán khống cùng số lượng cổ phiếu dựa trên hộp an toàn, tức là
bán toàn bộ số chứng khoán hiện có trên tài khoản của mình, NĐT sẽ phòng ngừa được
rủi ro phát sinh vì nắm giữ chứng khoán khi thị trường giảm giá. Khi thị trường thực sự
giảm giá, sự thua lỗ của giá trị cổ phiếu ở vị thế mua sẽ được bù đắp bởi thu nhập có
được từ vị thế bán và ngược lại nếu thị trường tăng giá. Nhược điểm của kỹ thuật này là
nếu thị trường tăng giá, lợi nhuận có thể đã thu được nhờ việc duy trì vị thế bán khống
phòng hộ lại chỉ đủ bù đắp thua lỗ do nắm giữ chứng khoán ở vị thế mua.
Ví dụ thứ nhất, giá cổ phiếu hiện tại giá 10$, NĐT bán khống cổ phiếu (vị thế bán),
giá cổ phiếu sau đó rớt giá còn 5$. Như vậy vị thế bán cho NĐT lời 5$, nhưng khi ta
thực hiện vị thế mua, tức là mua lại cổ phiếu, thì lúc này giá trị cổ phiếu đã suy giảm đi
đúng bằng 5$. Như vậy, lợi nhuận trong vị thế bán sẽ bù trừ sự suy giảm giá trị cổ
phiếu, nếu như ban đầu NĐT không bán khống thì sự suy giảm giá trị cổ phiếu sẽ không
được bù đắp. Ví dụ thứ hai, sau khi NĐT bán khống, giá cổ phiếu lại tăng lên 15$, lẽ ra
nếu NĐT không bán khống và bây giờ bán (vị thế bán) thì họ đã lời 5$, nhưng bây giờ
khi thực hiện vị thế mua NĐT lỗ 5$(15$-10$), như vậy lợi nhuận đáng lẽ ra có được giờ
chỉ đủ bù đắp cho thua lỗ ở vị thế mua. NĐT có vẻ như lỗ 5$ nhưng thật ra nó đã chuyển
vào giá trị cổ phiếu - giá trị cổ phiếu tăng 5$ từ 10$ lên 15$.
1.3.3.2 Bán khống kỹ thuật cho việc mua bán song hành
Bán khống cũng có thể được sử dụng như một phần của hai hay nhiều giao dịch
được dùng để tận dụng sự chênh lệch về giá của cùng một loại chứng khoán được giao
dịch tại các thị trường khác nhau hoặc giữa các loại cổ phiếu ưu đãi và các trái phiếu
chuyển đổi.
Một ví dụ minh họa, mua bán song hành giữa các cổ phiếu thông thường của một
công ty của Anh và quyền rút vốn của Mỹ có thể là một ví dụ của loại bán khống này.
Nếu trị giá của các cổ phiếu thông thường cao hơn giá trị của quyền rút vốn và phần
chênh lệch đó bằng đúng sự khác biệt về tỷ giá thì nhà mua bán song hành có thể bán
khống các cổ phiếu thông thường để mua một số lượng quyền rút vốn tương ứng,
chuyển đổi ngay quyền rút vốn và giao các cổ phiếu để đóng vị thế bán các cổ phiếu
thông thường. Quy trình này cho phép tận dụng sự khác biệt về giá không có rủi ro.
Theo thuật ngữ chứng khoán nó là một trong số các thương vụ được gọi là mua bán song
hành thực sự. Tầm quan trọng của thuật ngữ mua bán song hành thực sự là bán khống
không cần tuân theo quy tắc cộng hay quy tắc cộng một gạch. Bởi vì, người mua bán
song hành trong trường hợp này không có chủ ý đầu cơ, sở giao dịch chứng khoán cho
phép nhà mua bán song hành thực hiện để tận dụng sự chênh lệch về giá mà không cần
phải đợi thêm một giá theo yêu cầu thông thường của thương vụ mua bán khống. Nếu
không, vào thời điểm những thương vụ như vậy được thực hiện, sự khác biệt về giá giữa
những loại chứng khoán có thể đã không còn nữa.
Một vụ mua bán song hành tương tự đôi khi cũng có thể xảy ra khi một chứng
khoán chuyển đổi có thể được mua với giá thấp hơn giá trị của cổ phiếu mà nó được
chuyển đổi sang. Chẳng hạn, giả sử một trái phiếu được quy đổi ra 20 cổ phiếu thông
thường của tập đoàn A và cổ phiếu đang được giao dịch với giá 40 USD. Nếu trái phiếu
được đặt ở giá 790 USD nhà mua bán song hành có thể bán khống 20 cổ phiếu đồng thời
mua và chuyển đổi một trái phiếu ra thành 20 cổ phiếu thường, giao 20 cổ phiếu nhận
được để tất toán giao dịch bán khống chứng khoán trước đó. Lợi nhuận sẽ là 10 USD và
không có rủi ro.
1.3.3.3 Bán khống kỹ thuật được thực hiện bởi các nhà buôn và môi giới.
Đây là loại bán khống được tiến hành bởi các chuyên gia thị trường, những NĐT
lô lẻ và những nhà ngân hàng tham gia đầu tư. Các nhà môi giới và các NĐT có thể sử
dụng bán khống cho nhiều mục đích khác nhau. Còn các chuyên gia trên thị trường lại
sử dụng kiểu giao dịch này để duy trì trật tự ổn định của thị trường các loại chứng khoán
mà họ nghiên cứu. Những NĐT lô lẻ cũng tham gia vào nghiệp vụ bán khống khi công
chúng mua hết số dư và NĐT không còn số chứng khoán dự trữ để đáp ứng cầu về
chứng khoán đó. Các ngân hàng đầu tư tung ra những đợt phát hành mới hoặc nắm giữ
khối lượng lớn chứng khoán dự trữ lớn đôi khi rất có lợi cho việc bán khống. Việc tất
toán những giao dịch bán khống như vậy sẽ góp phần làm ổn định thị trường và như vậy
đảm bảo cho họ khỏi bị thua lỗ từ lượng chứng khoán nắm giữ khi thị trường rớt giá.
Đối với trường hợp phát hành mới, tất toán các giao dịch bán khống giúp cho thị trường
mới có một khởi đầu tốt đẹp thông qua việc ngăn ngừa sụt giá nhẹ ngay sau khi phát
hành. Sự sụt giá trong thời điểm này có thể gây áp lực cho công chúng đầu tư mới bán
tống bán tháo chứng khoán.
1.4 Tác động của bán khống
1.4.1 Lợi ích của bán khống
1.4.1.1 Đối với thị trường
a. Giá cả hiệu quả (Pricing Efficiency)
Thị trường hiệu quả yêu cầu rằng giá cả hoàn toàn phản chiếu mọi nhu cầu mua và
bán. Hành vi đầu tư giá lên (bull market) là việc mua và nắm giữ chờ giá tăng sẽ bán ra
để thu lợi nhuận (long position). Chính vì vậy, hiện tượng các NĐT lớn gom cổ phiếu đã
thúc đẩy cầu hàng hóa tăng lên, dẫn đến đẩy giá lên cao, thậm chí nếu họ không bán ra
thì giá khó có khả năng giá giảm. Cho nên nếu có nghiệp vụ bán khống thì sẽ ngày càng
nhiều người từ vị thế mua chuyển sang vị thế bán làm tăng cung chứng khoán, khi đó thị
trường sẽ tự điều chỉnh. Do NĐT bán khống thường cho rằng giá CP bị đánh giá quá cao
và họ sẽ có lợi nhuận khi giá CP trên thị trường giảm xuống (bear market). Việc tung ra
thị trường một khối lượng lớn chứng khoán vào lúc giá lên cao, có nghĩa là tăng mức
cung hàng hóa để làm giảm áp lực giá cả. Đây là biện pháp tích cực để điều tiết thị
trường. Có thể nói, giao dịch bán khống khiến cho những ai thực hiện hành vi gom hàng
đầu tư giá lên sẽ phải dè chừng.
Tóm lại những người bán khống đã góp phần làm cho giá cổ phiếu hiệu quả bởi vì
những giao dịch của họ thông báo thị trường về sự đánh giá của họ đối với sự thực hiện
của giá cổ phiếu trong tương lai. Sự đánh giá này được phản chiếu trong giá cả thị
trường của cổ phiếu.
b. Giúp thị trường sàn lọc những công ty kinh doanh không hiệu quả.
Sự suy tính cẩn trọng về tài chính công ty của người thực hiện bán khống khi họ
cho rằng thị trường đang đánh giá quá cao CP cũng sẽ giúp phát hiện ra các tình huống
lừa đảo hay gian lận mà các NĐT giá lên che đậy hoặc bỏ qua. NĐT nổi tiếng Warren
Buffet cho rằng bán khống có tác dụng phát hiện những gian lận hay lừa đảo về kế toán
và các vấn đề khác trong công ty.
c. Gia tăng tính thanh khoản cho thị trường
Tính thanh khoản của chứng khoán là khái niệm thể hiện khả năng chuyển đổi dễ
dàng từ tiền sang chứng khoán và ngược lại. Thông thường tâm lý của các NĐT cũng
làm cho giao dịch trên thị trường lúc sôi nổi, lúc ảm đạm. Khi thị trường đi lên, NĐT
hưng phấn thì thị trường có tính thanh khoản cao. Khi thị trường đi xuống, NĐT bắt đầu
lo sợ thì tính thanh khoản của thị trường thấp, dù ai cũng biết rằng thị trường đi xuống là
cơ hội để mua vào. Riêng đối với NĐT bán khống thì họ sẽ tung tiền ra mua cổ phiếu
khi giá cổ phiếu đó đang giảm, để hoàn trả lại các cổ phiếu đã vay của công ty chứng
khoán. Điều này đã khiến thị trường trở nên sôi nổi hơn, tránh được sự ảm đạm khi thị
trường đi xuống. Một số nghiên cứu ở các thị trường Mỹ và Canada đã cho thấy bán
khống có quan hệ thuận chiều với tính thanh khoản của thị trường, mà theo một số lý
thuyết thì tính thanh khoản càng cao, tính bất ổn giá cổ phiếu sẽ được giảm. Do vậy
nghiệp vụ bán khống sẽ giúp gia tăng tính thanh khoản cho thị trường ngay cả khi thị
trường đi xuống bởi những NĐT
chuyên nghiệp sẽ bù lại sự không
cân bằng tạm thời trong cung và cầu
cổ phiếu trên thị trường.
1.4.1.2 Đối với nhà đầu tư
a. Gia tăng lợi nhuận cho NĐT
khi thị t._.rường suy thoái
Hiện NĐT chỉ có thể mua
chứng khoán và chờ giá lên để bán
ra kiếm lời (không tính yếu tố đầu tư
nhằm vào mục tiêu tăng trưởng của
đơn vị niêm yết). Liệu có NĐT nào
dám mạnh tay bỏ tiền vào một loại
chứng khoán mà họ và thị trường
cho rằng, nhiều khả năng chứng
Theo nghiên cứu cho thấy khi thị trường suy
thoái thì khoảng 90% tổng số cổ phiếu trên thị
trường giảm giá trị theo trong khi ở thị trường
đang tăng trưởng thì có khoảng 70% tổng số cổ
phiếu trên thị trường tăng giá trị, đây cũng là
điểm hấp dẫn các NĐT của thị trường suy thoái,
đồng thời rủi ro thua lỗ do bán khống trong thị
trường suy thoái bao giờ cũng nhỏ hơn rủi ro
thua lỗ do mua cổ phiếu trong thị trường tăng
trưởng.
Ngoài ra, còn một ưu điểm nữa của thị
trường suy thoái là lợi nhuận thu được từ bán
khống bao giờ cũng nhiều hơn và nhanh hơn so
với lợi nhuận thu được từ việc mua cổ phiếu có
giá trị gia tăng trên thị trường tăng trưởng, khi
thị trường suy thoái cổ phiếu rớt giá rất nhanh,
đôi khi không có lý do chính đáng mà đơn giản
chỉ do ảnh hưởng chung trên thị trường.
khoán đó sẽ giảm giá mạnh? Chính vì thế, trong giai đoạn thị trường giảm giá, khi có
yếu tố bất lợi là NĐT sẽ ào ạt bán chứng khoán ra trong khi lượng cầu rất yếu, đẩy thị
trường giảm giá mạnh hơn mức cần thiết, gây hoảng loạn và bất ổn tâm lý đầu tư trên thị
trường.
Do có nghiệp vụ bán khống đã giúp cho NĐT kiếm được lợi nhuận ngay cả khi thị
trường suy thoái. Giá cổ phiếu giảm mà lợi nhuận thu được từ bán khống bao giờ cũng
nhiều hơn và nhanh hơn so với lợi nhuận thu được từ việc mua cổ phiếu có giá trị gia
tăng trên thị trường tăng trưởng khi thị trường suy thoái, cổ phiếu thường rớt giá rất
nhanh, đôi khi không lý do chính đáng mà đơn giản là ảnh hưởng chung trên thị trường
hay là một tin đồn thất thiệt nào đó.
b. Bán khống để dàn trải rủi ro: đây chính là công cụ để phòng ngừa rủi ro hiệu
quả, hoạt động này bao gồm hai hình thức
Bán khống cổ phiếu yếu kém đồng thời tìm cách nắm giữ cổ phiếu mạnh: thông
qua bán khống, NĐT mong muốn sẽ ngăn chặn được rủi ro cho các cổ phiếu yếu kém
mà NĐT đang nắm giữ đồng thời có thể thu lợi từ việc bán khống.
Bán khống cổ phiếu tương đương với cổ phiếu mà NĐT đang nắm giữ: chẳng hạn
như hai cổ phiếu của hai công ty khác nhau trong cùng một ngành kinh doanh nhằm bảo
vệ cho cổ phiếu của NĐT. Khi thị trường tăng trưởng hay suy thoái thì hai loại cổ phiếu
đó cũng đồng thời tăng hoặc giảm theo. Khi đó, phần lợi nhuận thu được từ cổ phiếu này
sẽ bù đắp cho phần thua lỗ từ cổ phiếu kia.
1.4.1.3 Đối với công ty chứng khoán và ngân hàng
Áp dụng nghiệp vụ bán khống sẽ làm cho việc cung cấp dịch vụ của các CTCK
trên thị trường trở nên đa dạng hơn, các NĐT có nhiều cơ hội đầu tư mới. Bên cạnh đó
các CTCK có thêm thu nhập nhờ có thêm các dịch vụ này, hưởng hoa hồng nhiều hơn
nhờ lượng giao dịch tăng cao.
1.4.2 Rủi ro của bán khống
Vì bán khống cho phép NĐT bỏ ra một khoản ký quỹ nhỏ nhưng có thể giao dịch
tài sản lên gấp nhiều lần nên rất dễ bị lợi dụng để thực hiện hành vi đầu cơ gây nguy
hiểm cho nền kinh tế. Mặt khác, khi bán khống lợi nhuận cao nhất mà người bán khống
có thể kiếm được là toàn bộ số tiền do bán khống mang lại. Tuy nhiên, sau khi bán
khống, giá cổ phiếu tăng nhiều lần thì rủi ro thua lỗ tiềm năng của NĐT là không giới
hạn. Nguyên nhân xuất phát từ chính những đặc điểm của nghiệp vụ này. Bên cạnh các
lợi ích nó mang lại không thể phủ nhận là nghiệp vụ bán khống cũng có những rủi ro
nhất định của nó.
1.4.2.1 Đối với nhà đầu tư
Trong nghiệp vụ bán khống nếu bị thua lỗ sẽ bị tổn thất lớn hơn so với kinh doanh
hoàn toàn bằng tiền của mình do họ kinh doanh theo dự đoán thị trường giá xuống. Điều
này xuất phát từ lý do họ có thể nắm giữ chứng khoán lớn hơn gấp nhiều lần so với số
tiền mà họ ký quỹ nên nếu thua lỗ do dự báo giá sai thì họ sẽ lỗ rất lớn. Rủi ro lớn nhất
của NĐT bán khống đó là giá chứng khoán tăng, như vậy khi vay NĐT vay với giá thấp
và khi mua trả lại họ sẽ phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn đồng nghĩa với khoản lỗ khổng
lồ nếu họ không chịu đóng vị thế của mình sớm. Mặt khác nếu vào lúc đó, cũng có nhiều
NĐT khác cùng mua vào loại chứng khoán đó thì rất có thể làm giá chứng khoán tăng
vọt, điều này cũng sẽ gây thiệt hại càng lớn hơn cho NĐT. Nếu trong trường hợp này
NĐT chỉ đầu tư trên số tài sản mình có thì họ có thể bán trực tiếp chứng khoán của
mình, khi thị trường lên giá họ mua lại thì dù có lỗ cũng không bao nhiêu. Việc kinh
doanh trên chính tiền của mình sẽ làm cho NĐT không có được một tài sản khổng lồ
như nghiệp vụ bán khống tạo cho họ.
1.4.2.2 Đối với các Công ty chứng khoán và Ngân hàng
Rủi ro do NĐT thua lỗ nhiều hơn cả số tiền ký quỹ và không nộp thêm tiền vào tài
khoản. Khi thị trường không như dự đoán của NĐT – thị trường tăng giá – lúc này NĐT
sẽ bị thua lỗ và nếu không kịp phản ứng số thua lỗ của họ có thể vuợt qua ngưỡng của số
tiền ký quỹ. Khi đó, NĐT có thể không có đủ số tiền để mua chứng khoán trả lại cho
CTCK hoặc Ngân hàng, nếu CTCK hoặc Ngân hàng không hành động nhanh: đóng vị
thế của NĐT thì thiệt hại sẽ thuộc về CTCK hoặc Ngân hàng.
1.4.2.3 Đối với thị trường
Bán khống cũng đồng thời có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.
Thứ nhất, trường hợp vay mượn quá nhiều để thực hiện hành vi bán khống sẽ có thể gây
khan hiếm chứng khoán nhất thời và đẩy giá chứng khoán lên quá cao điều này gây sự
bất lợi cho NĐT (thua lỗ) do thị trường tăng giá chứ không rớt giá như NĐT dự đoán.
Thứ hai, khi các NĐT lớn bắt tay nhau cùng bán khống một lúc một lượng chứng khoán
lớn sẽ có thể làm cho giá cổ phiếu rớt thảm hại nếu lúc này họ lại mua vào thì họ sẽ
hưởng một khoản chênh lệch rất lớn (hoạt động đầu cơ, làm giá). Qua đó cho thấy, nếu
không kiểm soát, các NĐT bán khống mà “thông đồng” với nhau thì hậu quả thật khủng
khiếp. Điều này gây khó khăn nhất định cho thị trường chứng khoán vào một thời điểm
nhưng rồi sẽ được bù trừ trong tương lai. Đó là khi NĐT ồ ạt mua cùng một lúc sẽ làm
giá cổ phiếu tăng cao. Nghiệp vụ bán khống nếu xảy ra như trên sẽ tạo được khoản lợi
nhuận khổng lồ, như chúng ta đã biết TTCK là nơi huy động vốn cho nền kinh tế, cho
nên nếu lợi nhuận này được rút ra và không được tái đầu tư vào nền kinh tế thì quả thật
đây là một lãng phí quá lớn. Thứ ba, bán khống cùng với các công cụ khác: giao dịch tài
khoản lưu ký (trading margin) và nghiệp vụ repo sẽ cho phép NĐT khai thác tối đa thị
trường, khi đó dù thị trường tăng giá hay xuống giá NĐT đều có khả năng tìm kiếm lợi
nhuận – mở rộng biên độ hoạt động của NĐT – điều này sẽ làm thị trường sôi nổi và thu
hút NĐT hơn. Tuy nhiên, trong nghiệp vụ bán khống, có hai quyền sở hữu trên một tài
sản: quyền sở hữu của người cho vay và quyền sở hữu của người mua chứng khoán dễ
dẫn tới đổ vỡ và khủng hoảng. Ngoài ra, bán khống làm cho tổng lượng vốn tham gia
vào thị trường chứng khoán bị thổi phồng lên rất nhiều lần gây nên nền kinh tế bong
bóng.
Đầu cơ nói chung và bán khống nói riêng đã tạo ra những cái ảo (bong bóng) sau:
Tốc độ phát triển ảo: tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán mấy năm qua
ở Zurich là 35%/năm, ở Amsterdam là 30%/năm, ở các thị trường chứng khoán các
nước khác cũng gần 30%/năm. Tốc độ phát triển kinh tế trên 10%/năm đã được coi là
quá nóng, là kinh tế bọt dễ đổ vỡ, nhưng tốc độ phát triển trên dưới 30% của thị trường
chứng khoán lại được ca ngợi là biểu hiện của một thời đại kinh tế mới (new age).
Người có đầu óc bình thường chắc sẽ đặt ra câu hỏi tại sao thị trường vốn lại phải tăng
nhanh gấp 7 - 8 lần tốc độ phát triển kinh tế? Nếu vốn ngày càng sử dụng có hiệu quả thì
vòng quay càng nhanh và tốc độ tăng vốn sẽ chậm hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế mới
phải? Những nhà tài chính với cái đầu máu mê cờ bạc ca ngợi đầu cơ phải chăng muốn
kéo nền kinh tế thế giới vào những canh bạc trúng quả đậm nhưng cũng sạt nghiệp
nhanh của thị trường chứng khoán?
Tỷ suất lợi nhuận ảo: đầu cơ ở thị trường chứng khoán có tỷ suất lợi nhuận cao gấp
nhiều lần, thậm chí lợi nhuận trúng quả của đầu cơ bán khống có thể gấp cả trăm lần tỷ
suất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Chỉ cần bỏ ra 1% giá trị ghi trong một hợp đồng
tiền tệ là có thể mua nó và lãi 300% - 400% khi giá USD tăng 3% - 4%. Có thể tính
bằng Việt Nam cho dễ hiểu: chỉ cần bỏ ra 18 triệu đồng là có thể mua được một hợp
đồng tiền tệ chuẩn 100.000 USD. Nhà xuất khẩu không muốn mạo hiểm về tỷ giá nên
bán hợp đồng tiền tệ này để nhà buôn bán tiền tệ cam đoan khi giá USD hạ sẽ bù lỗ cho
họ. Nếu giá USD tăng họ cũng chỉ lấy theo giá cũ, phần lời do giá USD tăng nhà buôn
bán tiền tệ hương 18 triệu đồng là chi phí bảo vệ rủi ro tỷ giá. Nếu giá USD tăng 3% nhà
buôn bán tiền tệ lãi cả 3.000 USD hay 54 triệu. Nhưng đầu cơ đâu có tạo ra lợi nhuận
như các ngành sản xuất vật chất hay dịch vụ để chia sẻ số lợi nhuận đó. Đầu cơ chứng
khoán và tiền tệ chỉ phân phối lại thu nhập nên người trúng quả khi đoán đúng thị giá
tăng đã lột của người đoán thị giá hạ. Nếu cho tỷ suất lợi nhuận cao như trên là lợi
nhuận thật thì chả khác gì công nhận chỉ cần chơi hụi cũng tự tạo ra lợi nhuận, chẳng
cần những nhà sản xuất hay buôn bán hốt hụi rối è lưng ra trả lãi suất cao nuôi hụi và từ
đó khẳng định rằng không bao giờ vỡ hụi cả. Người có đầu óc bình thường hiểu ngay lợi
nhuận 30 - 40% trong chơi hụi là lợi nhuận ảo. Các nhà kinh tế nổi tiếng ca ngợi lợi
nhuận đầu cơ 300% - 400% rõ ràng có đầu óc không bình thường, nghe theo họ tự do
hóa tài chính là thổi cho kinh tế thành những bong bóng dễ vỡ.
Tốc độ quay vòng ảo: trong thanh toán quốc tế từ thập kỷ 70 tới nay chu chuyển
buôn bán tiền tệ và đầu cơ chứng khoán lớn gấp trăm lần chu chuyển hàng hóa và dịch
vụ. Nếu bảo đó là quay vòng thực thì có nghĩa là vốn ở thị trường chứng khoán phải
quay 100 vòng mới phục vụ được cho một vòng luân chuyển hàng hóa và dịch vụ.
Tính bốc hơi nhanh: kiểu vỡ bong bóng xà phòng của nó làm cho vốn chuyển đổi
dòng rất nhanh. Nhà đầu cơ lớn tạo ra hiệu ứng đàn cừu, thấy người ta bán cũng xô nhau
bán chứng khoán nên vốn đầu tư gián tiếp có thể đổi dòng nhanh chóng, hút đại bộ phận
vốn ở nước này chuyển sang nước khác. Vì vậy các công ty ở các nước bị khủng hoảng
tiền tệ bừng mắt dậy vào một sáng tháng 7/1997 bỗng nhiên thấy vốn cổ phiếu của mình
chỉ còn 1/2 thậm chí chỉ còn 10% và bị phá sản oan trong lúc mức độ yếu kém trong
kinh doanh chưa đến mức làm họ sập tiệm. Quả thật không gì bốc hơi nhanh hơn khi tỷ
giá bị những đòn đầu cơ bán khống thổi quả bóng cầu về USD phồng to lên gấp 100 lần.
Thái Lan đã mất tới 23 tỷ USD dự trữ nhưng ngăn không nổi nên phải thả nổi tỷ giá
ngày 2/7/1997 và cuộc khủng hoảng tiền tệ nổ ra, lây lan nhanh chóng.
Quy mô ảo: tổng tư bản của các công ty đăng ký ở New York đã lên hơn 100% của
tổng sản phẩm nội địa (GDP) của toàn nước Mỹ. Điều này chưa từng xảy ra, ngay cả
năm 1929.
1.5 Bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc triển khai nghiệp vụ
bán khống
1.5.1 Bài học về bán khống nhìn từ khủng hoảng tài chính năm 1997
Bán khống có thể được xem như
hoạt động đầu cơ nguy hiểm. Nhẹ thì nó
làm thị giá chứng khoán giảm xuống
làm lợi cho người bán khống. Họ không
sở hữu chứng khoán nhưng lại có thể
vay chứng khoán để bán khi dự đoán thị
giá của loại chứng khoán đó có khả
năng hạ. Như vậy khi vay, giá chứng
khoán lúc đầu là 10.000đ, do cung
chứng khoán tăng lên qua việc bán
khống nên giá hạ xuống còn 9.000đ và
người bán khống lời 1.000đ (vay
10.000đ nhưng mua trả lại chỉ có giá
9.000đ), nếu họ bán ra 1 triệu chứng
khoán sẽ lãi 1 tỷ đồng. Cũng do bán
khống mà đã làm bay hết 30 tỷ USD
quỹ dự trữ ngoại hối của Thái Lan trong
Những quỹ đầu cơ (hedge fund) từ điển ghi
là quỹ đầu tư hợp tác mà chủ yếu là mua bán
đầu cơ nên được gọi là quỹ đầu cơ để nói rõ
tính đầu cơ (bán khống) đã bán khống các hợp
đồng tiền tệ tương lai FRA, những quả bom
nguyên tử trên thị trường tiền tệ, vì chỉ cần bỏ
ra 20 triệu USD mua 200 FRA tiêu chuẩn (100
nghìn USD/cái) là họ có thể tiêu hao 2 tỷ USD
của quỹ dự trữ ngoại hối Thái Lan. Ngày
15/05/1997 Thái Lan bị hai cú bán khống cỡ 2
tỷ USD như vậy, từ hai Ngân hàng Nước ngoài
ở Luân Đôn và Hồng Kông và tới tháng 7 năm
1997 họ rơi vào khủng hoảng tiền tệ và tài
chính vì đã bị các quả bom nguyên tử tiền tệ
phá sạch quỹ dự trữ ngoại hối. Các NĐT bán
khống đã lãi 3 tỷ USD trong vụ đẩy Thái Lan
vào khủng hoảng tiền tệ. Vì siêu lợi nhuận như
vậy họ đã tiếp tục bán khống ở các nước Đông
Á và gây ra cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Á
lan sang các Châu lục khác năm 1998.
vòng 1,5 tháng và buộc Ngân hàng Trung ương Thái thả nổi đồng Bath vì chẳng còn
USD để can thiệp giữ giá đồng Bath. Tỷ giá từ 25,5 Bath/1USD đã tăng lên 54 Bath/1
USD (tăng 11%) và đẩy Thái lan vào cuộc khủng hoảng kép: khủng hoảng tiền tệ và tài
chính.
Gọi là bán khống hợp đồng tiền tệ tương lai (HĐTTTL) do hợp đồng này vốn là
một công cụ tài chính mới để chống đỡ các rủi ro về tỷ giá cho các nhà xuất – nhập
khẩu. Nhưng khi bán khống các HĐTTTL cho những người không có rủi ro tỷ giá vì
chẳng có hoạt động xuất nhập khẩu nào cả thì thật là nguy hiểm: với các HĐTTTL đó
nhà đầu cơ bán khống có thể mua USD với giá 26 Bath/1 USD vào tháng 7/1997 để bán
ra với giá 30 Bath chẳng hạn kiếm siêu lợi nhuận 8 nghìn triệu bath (30 bath - 26 bath)x
2.000 triệu USD, trên số vốn 20 triệu USD để làm một cú bán khống cỡ 2 tỷ USD như
vậy, 20 triệu USD tương đương với 520 triệu Bath Thái khi đó như vậy siêu lợi nhuận là
15.3 lần (8.000/520)
Thủ tướng Malaysia TS.Mahathir Mohamad đã viết báo để vạch trần George Soros
trùm bán khống HĐTTTL là thủ phạm gây ra khủng hoảng tiền tệ Đông Á phá hoại
thành quả 20 năm xây dựng kinh tế của các nước nạn nhân. Ông đã ra lệnh cấm bán
khống nhưng thị giá chứng khoán đã giảm ngay 40% khiến ông phải hủy bỏ việc cấm
bán khống vì nước này đã cho bán khống từ lâu mà cấm bán khống thì sẽ làm đỗ vỡ các
quỹ đầu cơ làm thị giá chứng khoán sụt giảm mạnh như vậy. Rõ ràng phóng lao thì đành
phải theo lao.
1.5.2 Bài học về bán khống nhìn từ tầm quan trọng của bán khống ở TTCK Mỹ
Những số liệu thống kê trên TTCK Mỹ về bán khống ngày nay luôn có sẵn và được
quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, quản lý được các giao dịch bán khống không phải là điều
dễ, bởi vì các NĐT cũng trở nên tinh vi hơn vì họ nhận được sự hỗ trợ của khoa học
công nghệ. Chẳng hạn, vào ngày 14/12/1990, theo số liệu ghi nhận được, tổng số chứng
khoán bán khống là 855,7 triệu cổ phiếu. Nếu chỉ dựa vào nguyên nhân đầu cơ trong thị
trường giá hạ, khó có thể giải thích tại sao tổng số chứng khoán bán khống lại lên đến
con số như vậy. Trong năm 1990, có 3.535 tỷ cổ phiếu được bán khống trên các TTCK
Mỹ. Khoảng 61% tổng số cổ phiếu bán khống được thực hiện bởi các chuyên gia thị
trường thông qua tài khoản của họ. Họ thực hiện với vai trò là những người bình ổn thị
trường có nghĩa là bán khi giá tăng và mua khi giá hạ.
Để đo được tầm quan trọng của bán khống trên TTCK Mỹ, có thể đem so sánh tỷ
lệ giữa tổng số chứng khoán bán khống và doanh số giao dịch bình quân hàng ngày của
SGDCK New York. Chẳng hạn vào năm 1990, khối lượng giao dịch bình quân hàng
ngày là 156,7 triệu cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu bán khống dao động từ mức cao 855,7
triệu cổ phiếu xuống mức thấp 520,5 triệu cổ phiếu. Như vậy, tỷ lệ giữa tổng số chứng
khoán bán khống và doanh số giao dịch bình quân hàng ngày của SGDCK New York
trong năm 1990 nằm trong khoảng mức thấp nhất là 332% và mức cao nhất là 546%.
Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng tỷ lệ chứng khoán bán khống tăng trên 150% sẽ góp
phần làm tăng giá thị trường. Nếu số lượng chứng khoán bán khống chiếm hơn 1,5 lần
khối lượng giao dịch trung bình trong ngày, thị trường có xu hướng tăng giá. Sở dĩ có
thể kết luận như vậy vì những cổ phiếu bán khống đã được vay mượn trước đó. Kết quả
tất cả vụ bán khống đều làm phát sinh nhu cầu thực tế mua và trả lại cổ phiếu đã bán ra
cho người đã cho mượn.
Việc sử dụng ngày càng nhiều chỉ số chứng khoán và các dạng mua bán song hành
khác trên TTCK Mỹ đã tạo ra những cách sử dụng mới của nghiệp vụ bán khống. Hơn
thế nữa, trước đây các công ty thường bị cấm tham gia vào bất kỳ một dạng bán khống
nào vì mục đích đầu cơ. Ngày nay nhiều công ty đã bán khống để thực hiện những chiến
lược khác nhau của họ. Chính số lượng lớn trong giao dịch cổ phiếu của các công ty lớn
này làm tăng số lượng bán khống.
1.5.3 Bài học rút ra cho Việt Nam khi triển khai nghiệp vụ bán khống
Khi triển khai bán khống thì phải quản lý chặt chẽ để nó phát huy vai trò là một
công cụ điều tiết, bình ổn thị trường.
Bán khống trong chừng mực nào đó (≥ 150% so với doanh số giao dịch) sẽ góp
phần làm tăng giá thị trường.
Quản lý chặt chẽ việc bán HĐTTTL cho các cá nhân không chịu rủi ro tỷ giá để
tránh lợi dụng việc bán khống HĐTTTL để đầu cơ gây tổn hại nền kinh tế như khủng
hoảng kinh tế từ đó làm ảnh hưởng đến TTCK.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày một công cụ đầu tư giá xuống rất phổ biến trên thế giới đó là
bán khống. Nhóm đã giới thiệu về nghiệp vụ bán khống, các loại bán khống và đi sâu
phân tích các tác động của bán khống lên TTCK cũng như các kinh nghiệm trong triển
khai hoạt động bán khống từ Thái Lan và Mỹ.
Bên cạnh đó chương 1 đã cung cấp lý luận cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên
cứu và áp dụng bán khống vào TTCK Việt Nam trong các chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM VÀ NHU CẦU BÁN KHỐNG
2.1 Điểm qua tình hình TTCK Việt Nam từ đầu năm 2006 đến ngày 22/05/2008.
Đồ thị Vn-Index và Hastc-Index cho thấy TTCK năm 2007 biến động theo các xu
hướng thất thường. Chỉ số Vn-Index và Hastc-Index đã chứng minh sự tăng trưởng
nhanh chóng của thị trường trong năm 2007. TTCK Việt Nam kết thúc phiên cuối cùng
của năm 2007 với chỉ số chứng khoán Vn-Index đạt 927,02 điểm tăng 23% và chỉ số
Hastc-Index đạt 323,55 điểm, tăng 32% so với thời điểm cuối năm 2006. Nói chung năm
2007, là thời kỳ huy hoàng của TTCK Việt Nam, nó đã đạt được nhiều thành tựu đáng
kể. (xem thêm phụ lục 3 về tổng quan TTCK Việt Nam)
Nếu Vn-Index và Hastc-Index 3 tháng đầu năm 2007 vụt lên mạnh mẽ theo đà tăng
nóng của năm 2006 với Vn-Index lập kỷ lục ở mức 1.170,67 điểm vào ngày 12/03/2007,
Hastc-Index lập kỷ lục ở mức 459,36 điểm vào ngày 19/03/2007 thì 3 tháng đầu năm
2008 hai chỉ số này tuột dốc không phanh. Cổ phiếu bị bán đổ, bán tháo ở mức giá chỉ
bằng 40-50% so với đầu năm nay. Chỉ số Vn-Index chính thức xuống đến mức 434,75
điểm vào ngày 22/05/2008, riêng chỉ số Hastc-Index xuống đến mức chỉ còn 130,35
điểm cùng ngày đó. TTCK đang trải qua những ngày tháng khốn khó nhất trong vòng 1
năm trở lại đây. Hết ngày thứ Hai, ngày thứ Ba rồi lại ngày thứ Tư, tất thảy đều đen tối.
Cái từ ngày thứ Hai đen tối đã quá phổ biến với những NĐT ở đất nước có dải đất hình
chữ S. Thế nhưng, ở thời điểm này họ đang có nguy cơ đối mặt với những “tuần đen
tối”.
Hơn bao giờ hết sức công phá của màu đỏ trên bảng chứng khoán điện tử có thể
vượt qua bất cứ một rào cản nào, bất cứ một ngưỡng kháng cự nào. Màu xanh cũng đang
dần chiếm “vị thế” nhưng đau đớn thay lại không phải là màu xanh cốm, màu xanh của
hy vọng mà là màu xanh lam, màu xanh của sự vụt tắt đối với dân chứng khoán. Hầu
như ngày nào cũng vậy, lần lượt mất điểm từ đợt 1 cho đến đợt giao dịch xác định giá
đóng cửa, càng về cuối “trận” màu đỏ càng thêm “đậm đặc”. Tổng giá trị giao dịch khớp
lệnh mỗi phiên chỉ còn vài trăm tỷ đồng, mỗi ngày mỗi giảm điều này càng thêm khẳng
định: NĐT đã lạnh nhạt với chứng khoán. Vẫn biết đây là điều rất chua xót nhưng âu đó
cũng là lẽ thường. Cơ hội kiếm lời từ những đợt “lướt sóng” không còn nữa, thay vào đó
là những lời than vãn vì lỗ nhiều quá. Không biết đến bao giờ giới đầu tư chứng khoán
mới thoát khỏi cảnh “lầm than” như lúc này. Trước mắt chỉ thấy một màu u ám. Ngày
hôm nay giảm 30 điểm, ngày mai lại 30 điểm, biểu đồ giá chứng khoán ngày một “cúi
gằm mặt” xuống như cảm thấu sự mất mát của giới đầu tư. Dẫu biết rằng, lịch sử không
phải chỉ có một, tương lai sẽ chẳng phải là không có. Chứng khoán ấy là vậy, có tăng ắt
có giảm. Cũng như thương trường của bao lĩnh vực kinh tế khác, có kẻ khóc, có người
cười. Chỉ khác rằng, là chứng khoán nếu giảm thì có lẽ đa phần sẽ khóc, có người cười
chăng chỉ là những người đứng ngoài cuộc mà thôi.
Trong cơn bĩ cực, thị trường chưa tiếp thêm được sức mạnh, tâm lý NĐT ngày 1
giảm dần, ắt hẳn sẽ phải tìm cơ hội khác hoặc rút về chờ thời cơ. Nhiều NĐT đã nhận ra
sai lầm khi đầu tư theo danh mục mà không hề quan tâm đến xu thế.
Đặc biệt có không ít NĐT chạy theo “blue-chips” (Blue-chips là loại cổ phiếu
"chất lượng cao" hay còn gọi là cổ phiếu "thượng hạng", do các công ty lớn có tiếng
phát hành) và giờ đây chính những “blue-chips” này lại quay mặt lại với họ. Chắc chắn
rằng cả cung và cầu đều không muốn thế, nhưng thị trường là thế và chứng khoán là thế.
Chỉ cách đây 1 năm, nhiều người giàu lên vì FPT thì giờ đây vẫn là con số nhiều đó đau
xót nhìn tài sản của mình đội nón ra đi. Chắc chắn rằng, FPT làm ăn vẫn có lãi, lãi rất
nhiều, tương lai sáng hơn ai hết, ấy vậy mà ngày nào cũng giảm.
Chúng ta hãy cùng hiểu thị trường và chia sẻ những khó khăn nhiều bề của nhiều
định chế. Cơ quản quản lý thị trường thì nát óc để xoay chuyển tình thế, công ty chứng
khoán thì rầu rĩ vì thâm hụt doanh thu (môi giới, tự doanh, bảo lãnh…), NĐT – đối
tượng được quan tâm nhiều nhất thì thua lỗ đến 30-40% nên đã quá nản, mất lòng tin
vào tương lai của thị trường.
Trước kia lịch sử cũng đã chứng kiến chứng khoán giảm một cách thê thảm, mức
độ giảm cũng tương đương thời điểm này, mất ngót 50% điểm. Đa phần NĐT hoang
mang, lo lắng. Nhưng nỗi lo lúc đó nó còn quá nhỏ, không lớn như bây giờ. Cũng bởi
quy mô thị trường lúc đó còn quá nhỏ, NĐT chứng khoán rất ít, không nhiều như hiện
nay. Nếu xét ở một góc độ tương quan thì TTCK lúc này đang giảm một cách thê thảm
hơn bao giờ hết.
Ở bất cứ một TTCK nào trên TTCK nói chung đều có thời kỳ giảm mạnh, thậm chí
là suy thoái trầm trọng, không phải là suy thoái một lần, mà có thể nhiều lần. Đó cũng là
một trong những đặc thù cơ bản của TTCK, có tăng ắt có giảm, có tăng nóng ắt có đóng
băng. Thế nhưng bài học của những nước có TTCK tồn tại và phát triển được đến ngày
nay là gì? Họ chống chọi trước những “cơn bão” này ra sao? Thiết nghĩ cơ quan quản lý
thị trường và những đơn vị truyền thông cho chứng khoán hãy đưa ra những kinh
nghiệm đó, trước là để có bài học cho mình, sau là để động viên và hướng đối tượng thị
trường cùng chung tay chung sức mà gánh vác.
Quay trở lại với lịch sử suy thoái của TTCK Việt Nam đã từng xảy ra vào thời
điểm năm 2004, tuy ở quy mô nhỏ nhưng đó cũng là bài học có thể áp dụng phần nào để
khắc phục TTCK lúc này. Khi TTCK thoát khỏi đà suy thoái, ai giám chắc rằng sẽ
không bao giờ còn suy thoái? Và rất có thể, tình hình lúc này sẽ là một bài học quý giá
cho tương lai.
Hình 2.1-Đồ thị biểu diễn chỉ số Vn-Index và Hastc-Index từ đầu năm 2006 đến
22/05/2008
Nguồn: www.ssc.gov.vn - Ủy ban chứng khoán Nhà nước
2.2 Rủi ro của TTCK Việt Nam đối với các NĐT
2.2.1 Rủi ro chính sách:
TTCK Việt Nam còn đang trong giai đoạn đầu phát triển, mức độ thị trường hóa chưa
đủ và luôn chịu ảnh hưởng bởi chính sách của chính phủ. Hệ thống pháp luật quy định
về TTCK còn nhiều bất cập. Các quy định của các cơ quan quản lý đưa ra bất ngờ, gây
hoang mang cho NĐT họ không kịp phản ứng, thích nghi với các quy định mới và hậu
quả là dẫn tới thua lỗ thậm chí là phá sản. NĐT Việt Nam phần đông là các NĐT nhỏ lẻ,
nên trước những thông tin nóng hổi của các cơ quan nhà nước họ tiếp nhận rất thụ động
và họ cũng chính là những người chịu thua thiết nhất trong thời gian qua. Nhiều NĐT
dày dạn khác đã kinh qua hầu hết các khóa đào tạo chứng khoán, tìm hiểu kỹ các trường
phái đầu tư, bám sàn, phân tích giỏi và có kinh nghiệm…, nhưng rốt cuộc vẫn khó tránh
khỏi những rủi ro liên quan đến chính sách. (xem thêm phụ lục 4)
BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN CHỈ SỐ VN-INDEX VÀ HASTC-INDEX
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
1100
1200
1300
Jan-
06
Feb-
06
Mar-
06
Apr-
06
May-
06
Jun-
06
Jul-
06
Aug-
06
Sep-
06
Oct-
06
Nov-
06
Dec-
06
Jan-
07
Feb-
07
Mar-
07
Apr-
07
May-
07
Jun-
07
Jul-
07
Aug-
07
Sep-
07
Oct-
07
Nov-
07
Dec-
07
Jan-
08
Feb-
08
Mar-
08
Apr-
08
May-
08
VN-INDEX
0
30
60
90
120
150
180
210
240
270
300
330
360
390
420
450
480
510
HASTC-INDEX
VN-INDEX HASTC-INDEX
Tiêu biểu vẫn là Chỉ thị 03 của Ngân hàng
Nhà nước (nay được thay bằng Quyết định 03),
“đùng một cái” được ban hành, không tổ chức
lấy ý kiến hoặc định hướng trước để giới đầu tư
có thể chuẩn bị ứng phó. Ở đây, một số đối
tượng NĐT có kinh nghiệm, có khả năng tiên
đoán được chính sách, và không loại trừ khả
năng thông tin chính sách rò rỉ, là có thể nhanh
chân thoát khỏi đà sụt giảm sau đó.
Và gần đây, quyết định phát hành 20.300 tỷ
đồng tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà
nước bất ngờ công bố, tạo một áp lực lớn đối với
kỳ vọng phục hồi trên TTCK. Lãi suất và vốn
VND của các ngân hàng thương mại biến động
mạnh là một nguyên nhân khiến chứng khoán
“rơi tự do”
Sự can thiệp quá sâu của các cơ
quan quản lý vào TTCK sẽ ngăn cản
sự phát triển của thị trường, bởi nó
làm tăng tính rủi ro hệ thống và
NĐT sẽ "chùn chân" khi cân nhắc
việc tham gia vào thị trường.
Đặc biệt đối với một nước
đang phát triển như nước ta, những
rủi ro do các chính sách mang tính
chiến thuật ngắn hạn để đối phó với
diễn biến kinh tế phức tạp là khá
lớn, thì cần phải làm cho người dân
biết tự bảo vệ mình, chứ không có
chuyện gì cũng tìm Nhà nước. Làm
được như vậy thì cũng tạo ra tính
độc lập cho chính sách mang tính
chiến lược dài hạn của Nhà nước,
không phải bận tâm ra các quy định
ngắn hạn làm yên lòng dân nữa.
2.2.2 Thị trường thiếu các công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho các NĐT.
TTCK non trẻ và đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta thì
rủi ro đối với NĐT rất nhiều, tuy nhiên những rủi ro đó không phải là không phòng ngừa
được. Ngoài ra, do sự dè dặt của các cơ quan nhà nước mà đến nay các NĐT Việt Nam
vẫn đang “khát” công cụ phòng ngừa rủi ro bằng chứng là các công cụ này vẫn chưa
được phép triển khai trong khi nhu cầu của NĐT là khá lớn. Ở các thị trường phát triển
họ đều triển khai các công cụ tài chính phái sinh (quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, giao
sau,…), các hoạt động mua – bán khống như là các công cụ giúp NĐT thông qua đó hạn
chế rủi ro của mình, tự cứu mình. Mà làm sao người dân tự cứu được khi mà Nhà nước
không trao cho người ta công cụ để tự cứu? TTCK giảm giá nhưng người ta không thể
bán khống cổ phiếu, không thể phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn, thì tự cứu như thế
nào? Lý thuyết đầu tư cho thấy thị trường có tính chu kỳ, có lên ắt có xuống, khi thị
trường ở trong chu kỳ xuống, nỗ lực cho nó đi lên là làm ngược quy luật; thay vào đó,
cho NĐT công cụ tự bảo vệ khi giá giảm như bán khống hay quyền chọn, vừa không đi
ngược quy luật, vừa tạo ra cơ hội kinh doanh cho CTCK và NĐT.
2.2.3 Rủi ro bong bóng
Đây là loại rủi ro hình thành do sự bất cân xứng giữa cung và cầu chứng khoán
thường thấy ở các thị trường mới nổi như ở nước ta. Mặc dù, trong năm 2006, 2007 đã
có nhiều công ty niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng nhu cầu mua cổ phiếu của các
NĐT, đặc biệt là các NĐT nước ngoài là rất lớn. Cầu gia tăng mạnh tạo áp lực dẫn đến
trong thời gian dài các cổ phiếu của nhiều công ty bị đẩy lên giá rất cao vượt xa giá trị
thực tế của nó, chính điều này tạo nên bong bóng của thị trường. Đây cũng chính là nhân
tố tạo nên sự bất ổn cho thị trường, chỉ cần có một sự cố gì xảy ra thì sự lây lan, sụp đổ
là rất lớn và nguy hiểm thị trường giai đoạn cuối năm 2007 đến nay là một ví dụ.
2.2.4 Cùng với xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với các chính sách cởi mở
trong đầu tư nên sự hiện diện của NĐT nước ngoài tại Việt Nam ngày càng nhiều.
Theo sau họ là những dòng vốn khổng lồ điều này mang đến nhiều lợi ích cũng
như những thách thức không nhỏ. Đây là vấn đề đặt ra để các nhà quản lý Việt Nam cần
hết sức cảnh giác. Mục tiêu cuối cùng của chủ đầu tư nước ngoài là thực hiện thu lãi từ
đầu tư theo dự kiến, khi biện pháp quản lý giám sát, cơ chế quản lý ngoại hối, chế độ,
pháp luật quy định về TTCK của nước chủ nhà xuất hiện lỗ hổng, NĐT nước ngoài sẽ
lợi dụng những lỗ hổng này tiến hành các hoạt động mang tính đầu cơ sẽ gây nguy hại
cho nền kinh tế. Kinh nghiệm xương máu của nhiều quốc gia trên thế giới bị giới đầu cơ
quốc tế tấn công làm tê liệt thậm chí là khủng hoảng kinh tế vẫn là bài học nóng hổi cho
Việt Nam khi chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
2.2.5 Kiến thức của đại bộ phận NĐT còn nhiều hạn chế, khó tiếp thu các nghiệp
vụ phức tạp, các nghiệp vụ tài chính cao cấp.
Các NĐT Việt Nam vẫn còn tâm lý e ngại và chưa có ý thức sử dụng các công cụ
phòng ngừa rủi ro, khi họ bị thua lỗ thì họ thật sự trắng tay.
Kinh nghiệm rút ra từ các thị trường nước ngoài là người ta có xu hướng chỉ dùng
thường xuyên một sản phẩm phòng ngừa rủi ro hay đầu tư nếu dùng một lần thấy có lợi
(positive feedback trading). Nếu dùng mà bị lỗ thì họ không dùng nữa. Do đó, cho phép
triển khai sản phẩm phái sinh là một chuyện, nhưng tạo ra văn hóa phòng ngừa rủi ro
cho xã hội, để người có gánh chịu rủi ro phải quan tâm tự giác tìm tòi về sản phẩm phái
sinh và phòng ngừa rủi ro, biết lo ngại rủi ro và biết phòng chống đúng cách để có lợi,
còn quan trọng hơn nhiều lần.
2.2.6 Rủi ro thông tin
Thông tin trên TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và._.uy
định cụ thể vai trò của các nhà tạo lập thị trường, trung tâm lưu ký chứng khoán…
3.1.2 Giải pháp thứ hai: Phát triển nhà tạo lập thị trường
Nhà tạo lập thị trường là một công ty môi giới-giao dịch chấp nhận rủi ro nắm giữ
một khối lượng nhất định của một loại chứng khoán nhất định để nhằm hỗ trợ, thúc đẩy
giao dịch đối với loại chứng khoán đó. Mỗi nhà tạo lập thị trường sẽ cạnh tranh trên thị
trường để nhận được lệnh đặt từ phía khách hàng (là các NĐT tham gia trên thị trường)
bằng cách báo các mức giá chào mua, chào bán đối với một khối lượng chắc chắn có thể
giao dịch của loại chứng khoán nhất định. Khi nhận được lệnh đặt từ phía khách hàng,
nhà tạo lập thị trường sẽ gần như ngay lập tức bán những chứng khoán mà tổ chức này
đang nắm giữ trong kho hoặc tìm kiếm một lệnh đối ứng phù hợp. Những nhà tạo lập thị
trường tạo ra thị trường có tính thanh khoản cao bằng cách thường xuyên yết lên các
mức giá chào mua, chào bán, qua đó đảm bảo một thị trường hai chiều (mua bán liên
tục). Như thế một nhà nhà tạo lập thị trường có thể đứng trên cả hai phía của thị trường
để chào mua và chào bán.
Ở Việt Nam chúng ta do tính chất đặc thù và để triển khai tốt nghiệp vụ bán khống
thì vai trò nhà tạo lập thị trường là rất cần thiết, nhà tạo lập thị trường như một chất bôi
trơn giúp thị trường ổn định và vận hành tốt hơn. Trong thị trường phái sinh phải xây
dựng và tổ chức hoạt động của các nhà (tổ chức) tạo lập thị trường với vai trò của các
nhà môi giới-giao dịch nội bộ. Đây là một hình thức tổ chức tồn tại trong các thị trường
trái phiếu và các thị trường OTC sản phẩm phái sinh ở các nước phát triển, những tổ
chức này đóng vai trò như những trung gian giữa các công ty môi giới chính trên thị
trường với mục đích hỗ trợ, thúc đẩy các giao dịch nội bộ giữa các tổ chức này. Đối
tượng giao dịch của họ là các công ty môi giới khác, các nhà môi giới khác, các tổ chức
nhận quản lý danh mục đầu tư, tín thác, …Có như vậy thì việc điều phối cung cầu chứng
khoán được diễn ra nhịp nhàng, nhanh chóng và đảm bảo đáp ứng nhanh chóng nhu cầu
của các NĐT. Mặt khác cũng giúp các đơn vị này cạnh tranh lành mạnh và sẵn sàng
giúp đỡ nhau khi cần thiết.
Nhóm đề xuất ý tưởng nên chăng đơn vị nào là đơn vị bảo trợ phát hành chứng
khoán thì đơn vị đó cũng đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường cho chính loại chứng
khoán đó, có như vậy mới xây dựng được uy tín và sự ổn định của các chứng khoán,
đồng thời vừa gia tăng trách nhiệm tránh tình trạng bảo trợ “bừa” của đơn vị bảo trợ.
Cũng có thể mở rộng để cho các CTCK đăng ký làm nhà tạo lập thị trường cho từ 2 đến
8 chứng khoán. Cũng có thể xây dựng một nhà tạo lập thị trường là một công ty cổ phần
trong đó thành viên là các công ty chứng khoán nó sẽ gia tăng tính thanh khoản cho các
chứng khoán trong thị trường, điều chuyển nhanh chóng nguồn chứng khoán giữa các
công ty thành viên kịp thời cung ứng cho thị trường theo chức năng. Xây dựng hiệp hội
các nhà tạo lập thị trường để giữ vai trò điều phối, tư vấn nhằm giúp cho hoạt động tạo
lập thị trường được trôi chảy và thuận lợi.
3.1.3 Giải pháp thứ ba: Giải quyết nguồn cung chứng khoán
Để có thể triển khai nghiệp vụ bán khống điều quan trọng là xây dựng nguồn cung
chứng khoán cho vay. Việc huy động chứng khoán đáp ứng cho việc bán khống tập
trung vào năm nguồn cung ứng chủ đạo: chứng khoán thế chấp trong tài khoản bảo
chứng của khách hàng, chứng khoán trong danh mục đầu tư dài hạn của các tổ chức,
thông qua huy động các CTCK khác, nguồn vay từ các NĐT có tổ chức và nguồn huy
động trên thị trường tự do. Lúc này, có thể xem chứng khoán như là một dạng tiền tệ đặc
biệt nên chúng ta có thể vay và huy động trên thị trường, tuy nhiên nó cũng mang những
nét đặc trưng riêng có của chứng khoán. Sự cần thiết phải nâng cấp Trung tâm lưu ký
chứng khoán thành Ngân hàng lưu ký chứng khoán để chịu trách nhiệm quản lý về mặt
nhà nước và làm trung gian giữa các CTCK giúp điều phối hoạt động vay và cho vay
của các CTCK. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các CTCK. Cái
khó là cần phải đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên vay và cho vay. Cụ thể:
3.1.3.1 Quyền lợi của bên cho vay chứng khoán:
NĐT có chứng khoán sẽ được nhận một khoản lợi tức từ việc cho vay, lợi tức đó
được tính bằng cách nhân giá trị chứng khoán cho lãi suất và thời gian vay mượn. Lãi
suất này sẽ do CTCK quy định (gọi là lãi suất huy động). Chứng khoán cho vay của họ
sẽ được đảm bảo bằng cam kết hoàn trả của CTCK vào bất cứ thời điểm nào. Ngoài ra
trong thời gian họ cho vay nếu như cổ tức được chi trả thì người đi vay sẽ không được
nhận mà người cho vay sẽ được hưởng bình thường.
Nếu như trước đây khi NĐT cần tiền họ sẽ đem cầm cố chứng khoán và chịu một
mức cho vay thấp so với mệnh giá khoảng từ 30% đến 50% giá trị thực tế của chứng
khoán, thì hôm nay nếu như có người hỏi vay số chứng khoán họ đang định cầm cố họ
có thể cho vay để bù đắp lãi suất cho vay mà họ phải đang gánh chịu như vậy sẽ rất có
lợi cho NĐT. Nếu như cổ phiếu đã được bán khống và người cho vay không còn hứng
thú nắm giữ nó nữa (do giá xuống quá thấp, do có cơ hội đầu tư khác…) họ có thể đề
nghị CTCK làm trung gian để họ bán hẳn chứng khoán đó cho bên đi vay, bằng cách
thanh toán chênh lệch giữa hai bên (lúc này cổ phiếu đã do bên thứ 3 nắm giữ). Tăng
tính thanh khoản cho các chứng khoán đang xuống giá.
Nếu là NĐT hoặc tổ chức đầu tư dài hạn thì họ sẽ rất có lợi vì: thứ nhất, ngoài cổ
tức họ được hưởng họ còn được hưởng lợi tức từ việc cho vay chứng khoán. Có thể sau
đó chứng khoán của họ bị giảm nhưng điều đó không phải là mãi mãi, khi người bán
khống tiến hành mua lại thì rất có thể giá cổ phiếu sẽ trở lại bình thường và nếu người
bán khống dự đoán thị trường sai lầm thì phần thiệt hại sẽ thuộc về họ. Chứng khoán
của người cho vay vẫn được bảo đảm bởi tài khoản ký quỹ (bảo chứng) ban đầu của
người bán khống và cam kết của CTCK.
3.1.3.2 Quyền lợi của bên vay chứng khoán:
Thực hiện được nghiệp vụ bán khống mà họ mong muốn, hưởng chênh lệch giá khi
họ dự báo đúng xu hướng giá của thị trường. Họ sẽ được nhận một phần lãi suất bằng
với lãi suất tiền gửi cho tài khoản bảo chứng mà họ đã mở ra để ký quỹ và thực hiện
nghiệp vụ bán khống trên tài khoản đó (lúc này tài khoản của họ bao gồm tiền đặt cọc và
tiền bán chứng khoán) trong lúc chờ đợi có nguồn cung chứng khoán để họ mua để trả
lại, như vậy phần nào giúp họ bù đắp lãi suất vay và chi phí môi giới.
3.1.3.3 Các giải pháp giúp tăng cung chứng khoán:
Như đã giới thiệu nguồn cung chứng khoán tập trung vào 5 nguồn: chứng khoán
thế chấp trong tài khoản bảo chứng của khách hàng, chứng khoán trong danh mục đầu tư
dài hạn của các tổ chức, thông qua huy động các CTCK khác, nguồn vay từ các NĐT có
tổ chức và nguồn huy động trên thị trường tự do.
Thứ nhất, Các CTCK cần tính toán để đưa ra một lãi suất hấp dẫn cho người cho
vay, đảm bảo các quyền lợi chính đáng của bên cho vay. Cam kết giám sát và chịu trách
nhiệm về việc người vay không trả chứng khoán cho người cho vay đúng hạn.
Thứ hai, chúng ta đã và đang cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước một cách
mạnh mẽ, tuy nhiên cũng còn chậm trễ ở một số ngành nhạy cảm và hấp dẫn rất được
mọi người quan tâm: hàng không, điện, viễn thông…hoặc nếu có cổ phần thì cổ đông
nhà nước vẫn chiếm giữ một lượng cổ phiếu khá lớn cũng dẫn tới hạn chế nguồn cung.
Số lượng doanh nghiệp hiện nay được niêm yết rất ít so với số doanh nghiệp đã cổ phần.
Một mặt kích thích các công ty đã cổ phần cho họ niêm yết trên các sàn, xây dựng lộ
trình cụ thể và kiên quyết thực hiện triệt để việc cổ phần một số DNNN nằm trong các
ngành nhạy cảm, hấp dẫn để thu hút NĐT và giúp nền kinh tế vận hành tốt hơn. Nhà
nước cũng cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa, tức là chỉ cho phép các công ty
làm ăn chân chính, các chỉ số kinh tế phản ảnh tình trạng công ty tốt thì mới cho lên sàn.
Nếu công ty yếu kém lên sàn sẽ gia tăng rủi ro và có thể gây nên làn sóng ảnh hưởng
không tốt đến hoạt động của TTCK.
TTCK Việt Nam đã có 253 tổ chức niêm yết (tăng 59 tổ chức niêm yết so với năm
2006) với tổng khối lượng niêm yết khoảng 5.087 triệu cổ phiếu. Có khoảng 570 loại
trái phiếu được niêm yết trên TTCK Việt Nam, đạt giá trị khoảng 115.660 tỷ đồng,
chiếm 10% GDP năm 2007. Số lượng chứng khoán niêm yết trên cả 2 sàn tăng 26% so
với năm 2006, trong đó tổng số cổ phiếu niêm yết đạt 256 mã, tăng 33% so với năm
trước. Số lượng niêm yết tăng khá nhưng mới chỉ chiếm khoảng 2% so với số lượng
công ty cổ phần hiện hữu. Điều này cho thấy quy mô thị trường của chúng ta còn rất nhỏ
và do đó nguồn cung ứng chứng khoán cũng ít đa dạng, thị trường dễ bị thao túng và
làm giá bởi một số tổ chức, cá nhân có tiềm lực tài chính, NĐT thì không có nhiều sự
lựa chọn.
3.1.4 Giải pháp thứ tư: Hạn chế các mặt trái của nghiệp vụ bán khống
3.1.4.1 Tránh thua lỗ bỏ chạy
Cần quy định khách hàng muốn thực hiện nghiệp vụ bán khống phải ký quỹ tiền
mặt bằng 50% giá trị chứng khoán vay vào tài khoản bảo chứng ở CTCK. Số tiền này
cùng với số tiền thu được từ bán khống (50%ký quỹ + 100% tiền bán chứng khoán =
150% trị giá chứng khoán) đây là khoản đảm bảo của khách hàng cho việc mua cổ phiếu
hoàn trả cho công ty chứng khoán. Nếu như số cố phiều họ vay mượn tăng giá và giá trị
gia tăng của nó vượt quá số tiền ký quỹ (150%*giá trị lúc vay) thì NĐT phải nộp thêm
tiền vào tài khoản, nếu không CTCK sẽ thanh toán vị thế. Ngược lại, nếu giá CK giảm
thì NĐT có thể rút bớt khoảng chênh lệch trong số ký quỹ (150%*[giá trị CK lúc vay –
giá hiện tại] ). Với quy định như trên nghiệp vụ bán khống sẽ tạo áp lực buộc NĐT phải
mua lại chứng khoán để hoàn trả lại số đã vay. Khi họ mua như thế sẽ góp phần tăng cầu
chứng khoán giúp giá chứng khoán có thể tăng lên. (Quy định T)
Bên cạnh việc ký quỹ vào tài khoản bảo chứng bằng tiền các CTCK có thể cho
phép NĐT ký quỹ bằng chứng khoán cùng loại mà NĐT đang có như vậy sẽ kích thích
NĐT tham gia hơn. Đây cũng là nghiệp vụ nhằm giúp NĐT tránh mất giá cổ phiếu mà
mình đang nắm giữ khi thị trường đi xuống.
Giải pháp này nhằm khắc phục một phần mặt trái của bán khống nhắc nhở các
NĐT cân nhắc kỹ trước khi quyết định bán khống loại chứng khoán nào, tiềm lực của
NĐT là như thế nào? Mặt khác chúng giúp cho các CTCK và người cho vay được an
toàn, đồng thời CTCK cũng quản lý được hoạt động mua bán khống của các NĐT tránh
rủi ro NĐT thua lỗ “bỏ chạy”.
3.1.4.2 Thao túng giá (làm giá) trên thị trường
Thật ra khi thị trường đã dồi dào hàng hóa và đã có các nhà tạo lập thị trường thì sẽ
có ít khả năng NĐT làm giá được. Một số NĐT sở dĩ làm giá được phần lớn là do thị
trường nhỏ bé và họ lại có những thông tin nội gián từ đó nảy sinh tiêu cực. Nhóm đề
nghị xem xét cho ra đời các công ty chuyên cung cấp thông tin (bán tin tức) cho khách
hàng hoạt động một cách độc lập, nói cách khác các công ty này sẽ chuyên cung cấp
thông tin liên quan đến các công ty niêm yết trên thị trường, tình hình TTCK, xu thế
phát triển của TTCK …Các nhà đầu tư cần phải được biết và tiếp cận một cách đầy đủ
về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp niêm yết. Những
thông tin này rất quan trọng, để làm sao các nhà đầu tư có thể từ đó phân tích, biết được
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động tài chính có lành mạnh hay không. Qua
các phiên giao dịch cho thấy lượng đặt mua, đặt bán rất nhiều các nhà đầu tư cần phải
nắm bắt thông tin sao cho rõ ràng hơn, đặc biệt là về mức giá, lượng giao dịch, phân tích
kết quả giao dịch để cung cấp cho nhà đầu tư một cách nhanh chóng và chính xác thì khi
đó việc thông tin không minh bạch sẽ dần dần bị hạn chế, cơ chế đầu tư theo “tin đồn”
sẽ không còn từ đó sẽ hạn chế khả năng làm giá.
Thứ nhất, cơ quan quản lý TTCK như UBCK và SGDCK phải đưa ra chính sách
vĩ mô thường xuyên để giải thích cho NĐT là nền kinh tế và TTCK đang phát triển tốt,
không như một số thông tin từ phía nước ngoài đưa ra. Đồng thời kết hợp cùng các Bộ
ngành khác thường xuyên cung cấp thông tin về sự phát triển và dự báo xu hướng phát
triển của các ngành nghề, của nền kinh tế, mạnh dạn bác bỏ các thông tin không chính
xác của các tổ chức nước ngoài đưa ra một cách nhanh chóng, kịp thời.
Thứ hai, các công ty chứng khoán hầu như chỉ làm việc nhập lệnh mua, lệnh bán
và mở tài khoản cho khách hàng mà không có động thái làm cho NĐT tin tưởng là việc
mua và giữ cổ phiếu đó sẽ tốt trong tương lai. Các công ty thiếu bộ phận phân tích thị
trường hàng ngày nên NĐT hoang mang khi thị trường đi xuống. Các bảng phân tích thị
trường hàng ngày của công ty nên được cung cấp công khai để các NĐT nắm bắt tốt thị
trường từ đó có cách hành động cho đúng, không hoang mang khi thị trường tuột dốc
hoặc đảo chiều. Khi cung cấp thông tin cũng cần hạn chế thái độ chủ quan của nhà phân
tích hoặc nói có lợi cho cổ phiếu mà mình là nhà tạo lập thị trường hay bảo lãnh phát
hành, làm như vậy có thể “có lợi” cho một số ít cá nhân nào đó nhưng sẽ làm mất đi
lòng tin của NĐT từ đó ảnh hưởng đến uy tín của công ty của thị trường nói chung.
Thứ ba, các công ty niêm yết cần có bộ phận liên hệ với cổ đông và chịu trách
nhiệm công bố các thông tin của công ty đến cổ đông một cách nhanh chóng chính xác
và kịp thời. Phần lớn các công ty cổ phần có cổ phiếu niêm yết hiện nay thờ ơ trước
“cơn lốc” của thị trường, rất ít tin tức được đưa ra để ổn định tâm lý NĐT; thiếu hẳn bộ
phận liên hệ cổ đông để giải thích cho họ tại sao giá cổ phiếu giảm.
3.1.5 Giải pháp thứ năm: Quy định thời điểm cho phép bán khống trong ngày.
Quy định “Tick +” hay “Tick 0 +” (Zero-Plus-Tick). Chẳng hạn, bạn đang ở phiên
giao dịch thứ ba trong ngày giao dịch. Bạn chỉ được bán khống khi bạn đặt giá cao hơn
giá khớp lệnh của phiên thứ hai. Bạn cũng có thể đặt giá ngang bằng giá phiên thứ hai,
nhưng giá này phải cao hơn giá thực hiện của phiên thứ nhất trong ngày. Mục đích là
nhằm ngăn chặn NĐT làm tuột giá khi thị trường đang xuống giá.
Triển khai “Quy định T” và “Quy định Tick +” sẽ giúp cho nghiệp vụ bán khống
không còn là con bài cho nhà đầu cơ trục lợi do giá cổ phiếu giảm. Từ đây nghiệp vụ
bán khống trở thành một hành vi đầu tư chuyên nghiệp của những người hiểu rõ về luật
chơi trên thị trường chứng khoán.
3.2 Hệ thống nhóm các giải pháp hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của bán khống
3.2.1 Giải pháp thứ sáu: Tăng cường xây dựng các tổ chức Quỹ đầu tư công
chúng.
Theo kinh nghiệm các nước phát triển trên thế giới, hoạt động bán khống thường sẽ
được các NĐT có tổ chức thực hiện rất nhiều và thường xuyên. Do đó, để giúp cho thị
trường bán khống Việt Nam ra đời thì một nhân tố quan trọng đó là xây dựng và cho ra
đời các tổ chức đầu tư. Đây cũng là xu thế tất yếu của Việt Nam khi hội nhập kinh tế thế
giới, các NĐT nhỏ lẻ phải được “gom” lại trong một tổ chức để hoạt động đầu tư của họ
được tập trung, hiệu quả và an toàn hơn dưới sự giúp đỡ và tư vấn của các chuyên gia.
3.2.2 Giải pháp thứ bảy: Cho phép triển khai các hoạt động ứng trước T+3
3.2.2.1 Cho phép ứng tiền bán chứng khoán trước ngày T+3
Hoạt động cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán cũng đã xuất hiện với tên
gọi: “ứng trước tiền bán chứng khoán”. Hiện nay, để thực hiện nghiệp vụ này, các
CTCK phải hợp tác với ngân hàng, đứng ra làm trung gian nhằm giúp khách hàng có thể
nhận được tiền bán chứng khoán trước ngày T+3. Chỉ cần có thông báo kết quả lệnh bán
đã được khớp là khách hàng hoàn toàn có thể làm hợp đồng xin ứng trước tiền chứng
khoán đã bán với mức phí quy định. Một số công ty thực hiện ứng trước tiền cho khách
hàng ngay sau khi có kết quả khớp lệnh và khách hàng có thể dùng để mua chứng khoán
ngay trong phiên giao dịch. Có như vậy thì NĐT có cơ hội nhận tiền và mua lại chứng
khoán nhanh chóng để trả lại chứng khoán đã vay của CTCK. Giúp cho vòng quay của
đồng vốn đầu tư nhanh hơn.
3.2.2.2 Cho phép ứng trước chứng khoán trước ngày T+3
Theo quy định, sau khi mua chứng khoán, đến ngày T+3 chứng khoán mới được
ghi nhận vào tài khoản, nhưng do chứng khoán được chuyển vào chiều ngày T+3 nên
khách hàng chỉ có thể bán chứng khoán vào sáng ngày T+4. Vậy, với một nghiệp vụ
tương tự như “ứng trước tiền bán chứng khoán” thì có thể có nghiệp vụ “ứng trước
chứng khoán” với những khách hàng đã có thông báo kết quả khớp lệnh mua thành công
chứng khoán nhằm giúp NĐT có thể cắt lỗ trong trường hợp giá có xu hướng giảm?
Nghiệp vụ này có thể được thực hiện giữa CTCK và khách hàng của mình hoặc các
khách hàng của công ty với nhau hay giữa các CTCK với nhau. Nghiệp vụ này sẽ giúp
cho tính thanh khoản của thị trường cao hơn, mặt khác cũng góp phần tăng nguồn cung
chứng khoán.
Nếu nghiệp vụ áp dụng giữa CTCK với khách hàng thì yêu cầu để thực hiện là tài
khoản tự doanh của CTCK phải có chứng khoán để có thể ứng trước cho khách hàng và
khách hàng ký với công ty cam kết vay và chuyển giao chứng khoán mình đã mua lại
cho công ty. Tất nhiên, khách hàng sẽ chịu một mức phí nhất định gọi là phí “ứng trước
chứng khoán”. Nếu nghiệp vụ áp dụng giữa khách hàng với nhau thì CTCK đứng ra làm
trung gian và hưởng phí môi giới, phí quản lý hoạt động vay mượn và thanh toán giữa
các khách hàng.
3.2.3 Giải pháp thứ tám: Phát triển nghiệp vụ repo chứng khoán
Cho vay cầm cố là việc thế chấp cổ phiếu đã niêm yết để vay tiền CTCK hoặc
Ngân hàng trong một thời hạn nhất định, mức vay thường được tính bằng tỷ lệ phần
trăm trên thị giá thường không quá 5 lần mệnh giá.
Còn repo là nghiệp vụ mà CTCK mua lại cổ phiếu chưa niêm yết của NĐT trong
một thời gian nhất định, sau đó sẽ bán lại chính cổ phiếu đó cho NĐT. Repo còn thể
hiện giao dịch mua và bán hẳn trong đó người mua sẽ có quyền kinh doanh chứng khoán
trong suốt thời gian hợp đồng repo có hiệu lực, thể hiện chuyển giao quyền sở hữu. Điều
này là sự khác biệt đối với nghiệp vụ cầm cố.
Ngoài việc làm tăng tính thanh khoản cho thị trường, tăng hiệu quả đồng vốn kinh
doanh cho NĐT giúp NĐT phản ứng nhanh với thị trường thì đây sẽ là một nguồn cung
ứng chứng khoán cho vay hấp dẫn, dồi dào, tương đối ổn định. Với nghiệp vụ repo,
NĐT sẽ nhận lại quyền sở hữu ngay khi mua lại cổ phiếu khi kết thúc thời hạn, nói cách
khác, NĐT đã đổi quyền sở hữu trong một thời gian để lấy tiền và NĐT đã không phải
bán cổ phiếu với giá rẻ khi cần vốn. Nghiệp vụ repo thường tính giá mua cổ phiếu cao
hơn nghiệp vụ cầm cố. nếu NĐT được CTCK nhận mua cổ phiếu với giá tương đối cao,
gần với giá thị trường thì họ sẽ tận dụng lại được nguồn vốn họ đã bỏ ra. Đây cũng là
một lực hấp dẫn nữa kích thích NĐT sử dụng nghiệp vụ repo. (xem thêm phụ lục 10)
3.2.4 Giải pháp thứ chín: Sự chuẩn bị của các công ty chứng khoán
Các CTCK đóng vai trò trung gian trong huy động chứng khoán, họ sẽ đưa ra
những mức lãi suất hấp dẫn để thu hút việc gửi chứng khoán của NĐT. Sau đó họ sẽ tiến
hành cho những người bán khống vay lại với một lãi suất cao hơn và hưởng chênh lệch.
Các CTCK cũng phải tăng cường hợp tác trao đổi thông tin để điều phối tốt hơn nguồn
cung ứng chứng khoán cho người bán khống khi họ cần vay hoặc cần mua lại. Để các
công ty chứng khoán tự do trong việc quy định lãi suất nhằm tạo sự cạnh tranh lành
mạnh trong hoạt động kinh doanh của họ và NĐT có thể tìm được nhà cung cấp với chi
phí rẻ nhất.
Về phần mình, các CTCK phải xây dựng nhân sự để nắm bắt, triển khai và thực
hiện tư vấn nghiệp vụ bán khống cho khách hàng. Phổ biến kiến thức cho NĐT, nghiệp
vụ bán khống không quá khó nhưng cần nhất là sự nhạy bén thị trường và phải dự đoán
tốt được xu thế giá của thị trường để có hành động đúng. Tăng cường tư vấn cho NĐT
về xu thế của thị trường. Thận trọng và nâng cao chất lượng các phân tích nhằm theo sát
và phản ánh tương đối đúng xu thế giá của chứng khoán.
CTCK cần phải dành một phần đủ lớn để nâng cao hoạt động tự doanh chứng
khoán của mình. Trước là đầu tư, sau là để có một quỹ chứng khoán đủ lớn đáp ứng nhu
cầu ứng trước hoặc cho vay chứng khoán khi xuất hiện nhu cầu vay mượn của NĐT.
Nhưng để tránh sự nhập nhằng giữa hoạt động đầu tư và kinh doanh của CTCK, thị
trường cần có các nhà tạo lập thị trường.
Bên cạnh đó, CTCK phải tổ chức, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ để giám sát
chặt chẽ, quản trị rủi ro, ngăn ngừa xung đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao
dịch với người có liên quan theo quy định của pháp luật, mục đích là để ngăn chặn một
số nhân viên của công ty làm gia tăng thêm chí phí dịch vụ cho những người bán khống.
Một ví dụ cụ thể, Theo Business Week, Văn phòng Chưởng lý liên bang tại Brooklyn
(New York) đã điều tra gần 18 tháng về thị trường cho vay chứng khoán để bán khống
tại phố Wall.Theo các nguồn tin giấu tên, văn phòng chưởng lý đã tìm hiểu các tố giác
nói rằng một số nhân viên thuộc bộ phận cho vay chứng khoán ăn hối lộ hoặc nhận tiền
mình không được phép nhận từ những “chuyên viên săn lùng chứng khoán”. Đây là
những người trung gian độc lập. Công việc chính của họ là mách mối mua chứng khoán
cho các doanh nghiệp hoạt động tại phố Wall. Sau đó, các doanh nghiệp sẽ dùng chứng
khoán mua được cho các nhà đầu tư theo kiểu bán khống vay lại. Điều này đã khiến cho
những người bán khống bị thiệt hại nhiều triệu USD do phải trả những khoản phí dịch
vụ vô ích hoặc quá cao.
3.2.5 Giải pháp thứ mười: Tăng cường vai trò của NHTM
NHTM đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thị trường
bán khống. NHTM sẽ là nhà cung cấp vốn chủ lực nhất trên thị trường, nếu nhà tạo lập
thị trường là dầu bôi trơn thì NHTM đóng vai trò là cái giò đạp, nó tạo cú huých ban đầu
để các NĐT thực hiện vay tiền để ký quỹ hoặc cầm cố chứng khoán họ có để lấy tiền.
Về lâu dài, các CTCK cần thiết xây dựng theo mô hình Ngân hàng đầu tư để họ dễ dàng
thực hiện các nghiệp vụ cung cấp vốn cũng như tự tài trợ vốn trong nội bộ công ty
chứng khoán. Giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và thủ tục. Tuy nhiên cũng cần tuân thủ
các quy định của NHNN để tránh tình trạng lạm dụng khi mọi thứ đã quy về một mối rất
dễ xảy ra khủng hoảng và sụp đổ.
3.2.6 Giải pháp thứ mười một: Tăng cường vai trò của các công ty bảo hiểm
Các công ty bảo hiểm cần nghiên cứu triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cho hoạt động
của các nhân viên công ty chứng khoán tại sàn (bảo hiểm rủi ro nghiệp vụ), bảo hiểm
cho các khoản cho vay liên quan đến chứng khoán của các NHTM nhằm hạn chế đổ vỡ
trong hệ thống tài chính. Các công ty bảo hiểm vừa đóng vai trò là cái phao cứu sinh
vừa đóng vài trò là cái thắng an toàn.
3.2.7 Giải pháp thứ mười hai: Xây dựng mô hình và cách điều hành Ngân hàng lưu
ký chứng khoán
Nhóm đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và nội dung hoạt động của Trung tâm
lưu ký chứng khoán dưới dáng dấp của một Ngân hàng cung cấp dịch vụ lưu ký chứng
khoán (NH LKCK). NH LKCK sẽ quản lý về mặt Nhà nước các CTCK trong công tác
lưu ký và thanh toán bù trừ. Ngoài ra NH LKCK sẽ là trung gian điều phối các nguồn
cung cầu chứng khoán trong thị trường để giúp hoạt động của thị trường diễn ra suôn sẻ,
làm cầu nối thông tin giữa các CTCK.
NH LKCK nên thành lập dưới dạng Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ
phần có sự tham gia quản lý của Nhà nước.
3.3 Các dấu hiệu giúp NĐT nhận biết thời điểm có thể thực hiện nghiệp vụ bán
khống
Thứ nhất, thị trường đang đi xuống: tiến hành việc bán khống khi thị trường có
biểu hiện đi xuống hoặc đang đi xuống thì NĐT sẽ gặp ít rủi ro nhất. Điều này đòi hỏi
NĐT cần thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường, phân tích xu hướng tương lai của
thị trường, nhanh nhạy trong việc nhận ra sớm các dấu hiệu đi xuống của thị trường, bán
khống ngay tại thời điểm thị trường tuột dốc sẽ cho lợi nhuận cao nhất. Khi nền kinh tế
nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế nước ta -
đặc biệt là thị trường tài chính - trở nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế thế
giới nên phải hết sức chú ý.
Thứ hai, cổ phiếu có liên quan đến hoặc thuộc về một ngành nào đó trong thị
trường đang đi xuống: tiến hành bán khống cổ phiếu có liên quan đến thị trường đang
suy thoái hoặc về một ngành một lĩnh vực nào đó trong thị trường đang suy thoái mà
NĐT có cơ hội thu lợi.
Thứ ba, sự tăng trưởng giả tạo: trường hợp này thường gặp ở những cổ phiếu có
giá trị cao một cách vô lý, các cổ phiếu này thường do một nhóm các nhà đầu cơ có tiềm
lực cố tình đẩy giá cao để trục lợi. Đối với các cổ phiếu này, thực hiện việc bán khống
cũng có nhiều cơ hội thu lợi nhuận vì trước sau gì thì các cổ phiếu này cũng rớt giá thảm
hại khi các nhà đầu cơ không còn kích giá chúng nữa.
3.4 Quy trình thực hiện một nghiệp vụ bán khống
Bước 1: NĐT sẽ đăng ký tài khoản của mình tại công ty chứng khoán.
Bước 2: Phân tích, quan sát các dấu hiệu của thị trường để chọn lựa chứng khoán
dự định thực hiện bán khống.
Bước 3: Tìm kiếm người mua chứng khoán mà NĐT dự định bán khống trên thị
trường.
Bước 4: Tính toán giá trị của khối lượng chứng khoán cần bán khống, tiến hành
đăng ký vay mượn ở CTCK và nộp vào tài khoản bảo chứng đã mở số tiền ký quỹ theo
yêu cầu.
Bước 5: Tiến hành giao cổ phiếu cho người mua như thỏa thuận thông qua tài
khoản bảo chứng đã mở tại CTCK.
Bước 6: Quan sát thị trường, tìm kiếm thời điểm thích hợp mua lại cổ phiếu để trả
lại CTCK đóng vị thế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Ở chương 3, nhóm đã đề nghị một số giải pháp để triển khai bán khống và các giải
pháp hỗ trợ để bán khống tồn tại, phát triển. Đây là bước đi cần thiết cho TTCK nói
riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Nếu chúng ta không sớm có các quy định cần
thiết để triển khai thì khi các tổ chức tài chính nước ngoài ào ạt vào Việt Nam có khả
năng chúng ta sẽ không thể đứng vững trước họ nữa. Mặt khác khi hội nhập kinh tế
đồng nghĩa với việc một số công ty của Việt Nam sẽ được niêm yết ở các thị trường
nước ngoài, rất có khả năng NĐT nước ngoài sẽ bán khống cổ phiếu các công ty trên và
gây ảnh hưởng xấu đến công ty. Tuy nhiên NĐT Việt Nam thì không được làm như thế
với các công ty nước ngoài nếu chúng ta chưa có nghiệp vụ bán khống, đó sẽ là thiệt
thòi lớn của các NĐT Việt Nam. Cho nên chúng ta cần phải nhanh chóng triển khai
nghiệp vụ bán khống.
KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận chung về bán khống và kinh nghiệm triển khai
nghiệp vụ bán khống ở các nước, nhóm hy vọng nghiệp vụ bán khống sẽ được các cơ
quan chức năng xem xét và sớm được triển khai tại Việt Nam. Nghiệp vụ bán khống ra
đời sẽ giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận ngay cả khi thị trường suy thoái từ đó thu hút các
NĐT nhiều hơn nữa. Khi đó, nhóm tin rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sôi
động hơn và sẽ không còn cảnh giao dịch chợ chiều như hiện nay mỗi khi thị trường suy
thoái. Mặt khác, nghiệp vụ bán khống không chỉ là một công cụ để phòng ngừa rủi ro
hiệu quả giúp NĐT tự bảo vệ mình khi thị trường suy thoái mà nghiệp vụ bán khống
cũng sẽ giúp cho thị trường vận hành hiệu quả hơn, lành mạnh hơn thông qua tác dụng
của việc phòng ngừa rủi ro và bình ổn thị trường mà nó mang lại.
Hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng đòi hỏi chúng ta mở cửa cả thị trường
chứng khoán và bán khống là nghiệp vụ không thể thiếu khi hội nhập. Các cơ quan quản
lý, đặc biệt là Bộ Tài chính cần nhanh chóng nghiên cứu hướng dẫn để sớm cho ra đời
nghiệp vụ bán khống ở Việt Nam từ đó đáp ứng nhu cầu chính đáng và bức thiết của các
nhà đầu tư. Bộ Tài chính cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng các hạn chế của bán khống, các
bài học kinh nghiệm của nước bạn để có các chính sách ban hành hợp lý, đồng bộ và
chặt chẽ, hạn chế tối đa yếu tố tiêu cực của bán khống đối với thị trường.
Các đề xuất nghiên cứu thêm của nhóm:
1. Giải pháp tăng cường nghiệp vụ repo chứng khoán.
2. Giải pháp nâng cấp trung tâm lưu ký chứng khoán.
3. Mô hình của nhà tạo lập thị trường với đặc thù của Việt Nam
4. Ứng dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro chứng khoán.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn nên đề tài cũng còn nhiều thiếu sót.
Phần bài học kinh nghiệm vẫn chưa viết thật sự sâu sắc, các giải pháp cũng còn hạn chế
chỉ mang tính chất đóng góp một phần vào quá trình triển khai nghiệp vụ bán khống ở
Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm cũng gợi ý một vài hướng nghiên cứu tiếp theo để nhằm
hỗ trợ, làm rõ thêm đề tài.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt 2006, Giáo trình Đầu Tư Tài Chính trường Đại
học Kinh Tế TP.HCM, Nhà xuất bản Thống Kê.
2. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Th.S Vũ Việt Quảng 2007, Giáo trình Lập mô hình tài
chính trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội.
3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ 2005, Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp trường Đại
học Kinh Tế TP.HCM, Nhà xuất bản Thống Kê.
4. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Ngọc Định 2005, Giáo trình Tài chính
Quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê
5. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang 2007, Giáo trình Quản trị rủi ro tài chính, Nhà
xuất bản Thống kê
6. Frank J.Fabozzi 2004, Short selling strategies, risks, and rewazds. John Wiley &
Sons, Inc.
7. Trương Đại Hùng 2007, Ứng dụng các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ .
8. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, số 12 (tháng 12/2004), số 3 (tháng 3/2005), số 4
(tháng 4/2005), số 5 (tháng 5/2005), số 6 (tháng 6/2005), số 1+2 (tháng
1+2/2008)
9. Báo đầu tư Chứng khoán số 32 (14/07/2000), số 33 (21/07/2000), số 35
(04/08/2000), số 71 (13/04/2001), số 73-74 (27/04/2001), số 75 (11/05/2001), số
80 (15/06/2001), số 92 (10/09/2001), số 93 (17/08/2001), số 96 (8/10/2001), số
98 (22/10/2001), số 152 (04/11/2002), số 27 (03/03/2008), số 28 (05/03/2008)
10. Báo Thương mại số 35/2002
11. Báo Thanh niên số ra ngày 27/11/2007
12. Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 27/12/2007
13. Một số trang web
www.vangvietnam.vn
http:///www.investopedia.com
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf