Kế hoạch biên tập bản đồ chuyên đề
I. những vấn đề chung
1.Tên bản đồ " bản đồ kinh tế chung tỉnh Vĩnh Phúc"
2. Thể loại : bản đồ chuyên đề
3.Mục đích
- Thể hiện hiện trạng các ngành kinh tế chính trong tỉnh trên bản đồ nhàm phục vụ giảng dạy và học tập phần kinh tế trong chương “ địa lý tỉnh địa phương”
4. Lãnh thổ biên vẽ
- Vĩnhphúc : hệ tọa độ: 21007’B – 21034B, 105019Đ - 105047'Đ
- Diện tích tự nhiên:1370,52km2
- Biên giới: Phía Bắc: Tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Thái Nguyên
Phía Tây
19 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bản đồ kinh tế chung tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Tỉnh Phú Thọ
Phía Nam: Tỉnh Hà Tây
Phía Đông: thành phố Hà Nội
5.Tỷ lệ bản đồ : 1 : 75000
6. Lưới chiếu : dùng lưới chiếu UTM
7. Mật độ lưới chiếu
- Các vĩ tuyến trên bản đồ: 21010'B ; 21020'B; 21031'B
- Các kinh tuyến trên bản đồ: 105010'Đ ; 105030'Đ; 105040'Đ
8. Bố cục
Bản đồ thiết kế trên khuân khổ của giấy A0
- Tên bản đồ đặt chính giữa ngoài khung trên của tờ bản đồ
- Đường viền bằng nét đậm màu hồng xung quanh bản đồ
- Bản đồ chính của lãnh thổ tỉnh Vĩnh Phúc nằm trung tâm tờ giấy.
- Bảng chú giải đặt ở phía dưới bên góc trái của tờ bản đồ.
- Các biểu đồ đặt ở phía dưới bên phải bản đồ
- Bản đồ phụ đặt phía trên góc phải của tờ bản đồ
- Tỷ lệ bản đồ đặt ở chính giữa ngoài khung dưới của tờ bản đồ.
9. Tài liệu thành lập bản đồ
Tài liệu thành lập bản đồ bao gồm:
- Bản đồ địa lý tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ lệ 1 : 100000 xuất bản năm 1987
- Bản đồ địa lý hành chính kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ lệ 1 : 100000 xuất bản năm 1997.
- Sách giáo khoa địa lý lớp 9 -năm 2003
- Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2002, 2003
- Quy hoạch phát triển kinh tế Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 - 2010, hội đồng khoa học tỉnh, năm 2000.
- Địa lý tỉnh Vĩnh Phúc, năm 1997.
- Bản đồ giáo khoa - PGS.TS. Lâm Quang Dốc NXB Sư Phạm năm 2003.
- Bản đồ chuyên đề - PGS.TS. Lê Huỳnh - Lê Ngọc Nam NXB GD năm 2003.
- Các khóa luận tốt nghiệp năm 2000, 2001, 2002, 2003.
II. Nội dung
1. Nội dung chính
Bản đồ giáo khoa treo tường kinh tế chung tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện các ngành kinh tế quan trọng của tỉnh: Công nghiệp, Nông nghiệp, Thương nghiệp, Dịch vụ và Giao thông vận tải.
1.1. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
a. Công nghiệp
Giá trị sản lượng công nghiệp qua các năm ví dụ như bảng
Bảng 1: Giá trị sản lượng công nghiệp các năm
trên địa bàn tỉnh theo giá thực tế
(Không tính CN ANQP, Điện lực và các chi nhánh DN Nhà nước)
Đơn vị: triệu đồng
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Giá trị
3254187
3691475
6802215
7177273
9885357
14502212
Như vậy ta thấy giá trị sản lượng công nghiệp tăng nhanh qua các năm, trung bình đạt khoảng 2 tỷ/năm.
Mặc dù vậy công nghiệp còn có sự phân hóa trong các thành phần kinh tế.
Bảng: Giá trị SXCN trên địa bàn tỉnh phân theo
thành phần kinh tế năm 2003
(Không tính CN ANQP, Điện lực và các chi nhánh DN Nhà nước)
Đơn vị: triệu đồng
Thành phần
Giá trị
Cơ cấu (%)
Tổng giá trị sản xuất
14.502.212
100
Kinh tế trong nhà nước
Nhà nước
Ngoài nhà nước
2.068.101
804.266
1.263.835
14,26
5,54
8,72
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
12.434.000
85,74
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc – 2003
b. Tiểu thủ công nghiệp
Các ngành như: Công nghiệp sản xuất: giường, tủ, bàn ghế, xành sứ, gạch ngói phát triển mạnh ở các huyện như: Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường chiếm 0,74%.
1.1.1. Sự phân bố các ngành công nghiệp
- Công nghiệp cơ khí chế tạo: nổi bật nhất là công nghiệp lắp ráp sản xuất xe đạp, xe máy, ô tô, cao su INOUE, công ty phanh NISSAN, cao su Xuân Hòa tập trung ở Phúc Yên, Vĩnh Yên, Bình Xuyên.
- Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm tập trung ở Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Mê Linh.
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: gạch ngói tập trung ở Bình Xuyên, Mê Linh, Vĩnh Tường.
- Tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh ở các khu vực nông thôn: Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường.
1.1.2. Các khu công nghiệp tập trung
Các khu công nghiệp tập trung ở Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Phúc yên, Xuân Hòa, Quang Minh thuộc Mê Linh.
- Khu công nghiệp Khai Quang ở phía đông thị xã Vĩnh Yên
- Khu công nghiệp Bình Xuyên
- Khu công nghiệp Xuân Hòa
- Khu công nghiệp Phúc Yên
- Khu công nghiệp Quang Minh
1.2. Nông nghiệp
Nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của Vĩnh Phúc. Giá trị sản lượng Nông nghiệp bình quân hàng năm tăng khoảng 6%/năm. Cơ cấu cây trồng đang từng bước chuyển dịch. Trong nông nghiệp trồng trọt chiếm khoảng 3/4 giá trị sản xuất.
1.2.1. Trồng trọt
ở Vĩnh Phúc đất canh tác chiếm 37,7% diện tích đất tự nhiên. Diện tích gieo trồng hàng năm ở mức 117.000 ha, năng suất cây trồng không ngừng tăng do áp dụng những tiến bộ về KHKT trong nông nghiệp như giống, phân bón, bảo vệ thực vật, tưới tiêu và kỹ thuật thâm canh.
Bảng: Giá trị sản xuất theo giá trị thực tế của ngành
nông nghiệp qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Giá trị
1998
1.407.797
1999
1.574.176
2000
1.598.200
2001
1.560.249
2002
1.501.759
2003
1.660.913
Nguồn: Cục thống kê Vĩnh Phúc năm 2003.
a. Cây lương thực
Diện tích gieo trồng lương thực của tỉnh là 100,9 nghìn ha, trong đó lúa chiếm 70,6 nghìn ha, hoa mùa là 30,3 nghìn ha.
Sản lượng lương thực ngày càng tăng, năng suất cây lương thực tăng khá, nhất là lúa, năng suất bình quân giai đoạn 1998 – 2003 là 2,05 tạ/ha. Năng suất ngô tăng 1,86 tạ/ha...
Bảng: Diện tích, sản lượng, năng suất cây có hạt (lúa, ngô) qua một số năm (dẫn chứng)
Bảng: Diện tích, sản lượng cây lúa phân theo huyện thị năm 2003 (dẫn chứng)
Bảng: Diện tích, sản lượng cây ngô phân theo huyện thị năm 2003 (dẫn chứng)
b. Cây thực phẩm
Bao gồm các loại cây như: xu hào, cải bắp, rau thơm...
Bảng: Diện tích sản lượng cây rau xanh phân theo huyện thị
của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2003
STT
Đơn vị hành chính
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
1
Toàn tỉnh
8.496,2
137.862,2
2
TX. Vĩnh Yên
306,5
6.083,7
3
Lập Thạch
790,3
5.481,5
4
Tam Dương
719
10.275
5
Bình Xuyên
618,4
6.035
6
Vĩnh Tường
1.906
37.219
7
Yên Lạc
889
12.799
8
Mê Linh
3.267
59.969
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2003
Sự phân bố các loại rau xanh, rau cải bắp phát triển mạnh ở các huyện Mê Linh, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Vĩnh Yên, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, hoa ở Mê Linh, Vĩnh Yên.
c. Cây ăn quả
Các loại cây ăn quả ở Vĩnh Phúc như: chuối, cam, chanh, quýt, dừa...
Diện tích tăng mạnh qua các năm
Bảng: Diện tích sản lượng cây ăn quả tỉnh Vĩnh Phúc năm 2003 (dẫn chứng)
d. Cây công nghiệp
Cây công nghiệp bao gồm các cây ngắn ngày như: lạc, đậu tương, mía, dâu tằm...
Bảng: Diện tích một số loại cây trồng ngắn ngày của Vĩnh Phúc năm 2003 (dẫn chứng)
- Phân bố: khoai lang: Lập Thạch, Tam Dương
lạc, đậu tương: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương
dâu tằm: Yên Lạc, Vĩnh Tường...
1.2.2. Chăn nuôi
a. Chăn nuôi gia súc gia cầm
Bảng: Số lượng đàn gia súc, gia cầm phân theo huyện thị của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2003 (dẫn chứng)
Phân bố:
b. Nuôi trồng thủy sản
- Diện tích, sản lượng nuôi trông thủy sản liên tục tăng
Bảng: Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản phân theo huyện thị của Vĩnh Phúc năm 2003 (dẫn chứng)
Phân bố: nuôi ở các hồ lớn như: Đại Lải, Xạ Hương, Đầm vạc và các vùng trũng thuộc Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch.
1.2.3. Lâm nghiệp
Vĩnh Phúc có rừng tự nhiên không lớn đến nay có khoảng 13.000 ha không kể rừng Tam Đảo phần lớn là rừng sinh thái, diện tích rừng trồng vào khoảng 14,3 nghìn ha.
Bảng: Giá trị sản xuất theo giá thực tế của ngành lâm nghiệp
qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Giá trị sản xuất
1998
56.627
1999
50.327
2000
52.934
2001
51.429
2002
51.904,7
2003
46.543,6
1.3. Dịch vụ
Khu vực dịch vụ của Vĩnh Phúc gần đây được phát triển với mức tăng trưởng đạt trên 9,6%/năm. Tỷ trọng của nó trong GDP của tỉnh hiện nay đạt khoảng 38%.
a. Thương mại
Hoạt động thương mại phát triển mạnh đặc biệt trong những năm gần đây với các doanh nghiệp Nhà nước, Tư nhân, công ty TNHH, dịch vụ tư nhân...tổng mức bán lẻ hàng hóa lên đến vài tỷ đồng trong đó kinh tế Nhà nước chiếm khoảng hơn 30%.
Mạng lưới chợ búa phát triển rộng... bình quân 0,3 chợ/10km2... chợ Phúc Yên, Minh Tân, ...
b. Hoạt động đầu tư nước ngoài
Có rất nhiều dự án được cấp giấy phép hoạt động trị giá hàng triệu đô la của các tư bản Nhật Bản, Đài Loan,... đầu tư vào các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, khách sạn, nhà hàng vui chơi giải trí.
c. Du lịch
Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú là thế mạnh đối với việc phát triển ngành du lịch của Tỉnh.
* Du lịch tự nhiên:
Tam Đảo, hồ Đại Lải... thu hút đông đảo khách du lịch
* Du lịch nhân văn
Vĩnh Phúc có 162 di tích, trong đó có 64 di tích được bộ văn hóa xếp hạng. Theo loại hình, có 75 đình, 29 chùa, 45 đền, 2 miếu, 1 tháp... như đền Hai Bà Trưng, đền Tích Sơn, ... và các lễ hội: Hội Sơn Đồng, hội Hạ Lôi, Hội Rừng...
Ngoài ra Vĩnh Phúc có nhiều làng nghề: Hương Canh,...
d. Giao thông vận tải
* Đường bộ
Tổng chiều dài đường bộ trên lãnh thổ của tỉnh là hơn 1750 km, mật độ đường bộ là 0,367 km/km2 cao hơn mức trung bình cả nước khoảng 15,5%. Mạng lưới đường bộ của tỉnh chia làm 5 hệ thống: Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô thị và đường nông thôn.
* Đường sắt
* Đường sông
2. Nội dung phụ
2.1. Các biểu đồ ngoài bản đồ
* Cơ cấu tổng sản phẩm xã hội phân theo các ngành kinh tế năm 2003
Bảng: Cơ cấu các ngành kinh tế Vĩnh Phúc năm 2003
STT
Các ngành
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
1
Tổng số
6.402.387
100
2
Nông – Lâm – Ngư nghiệp
1.660.913
25,94
3
Công nghiệp xây dựng
2.904.983
45,37
4
Dịch vụ thương mại
1.836.491
28,69
Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm xã hội phân theo các ngành kinh tế năm 2003
Bảng cơ cấu các ngành công nghiệp Vĩnh Phúc năm 2003
STT
Các ngành
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
1
Tổng số
14.502.212
100
2
CN khai thác
42.056,4
0,29
3
Tiểu thủ công nghiệp
107.316,4
0,74
4
Cơ khí
11.906.316,1
82,1
5
May mặc – giày da
249.438,0
1,72
6
Các ngành CN khác
2.197.085,1
15,06
Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2003
Biểu đồ cơ cấu các ngành công nghiệp năm 2003
Bảng: Diện tích, sản lượng năng suất cây có hạt (lúa, ngô) qua một số năm
Năm
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tạ/ha)
1998
93.829,9
314.264,0
33,49
1999
92.678,7
334.954,3
36,14
2000
94.928,9
381.868,8
40,22
2001
85.539,7
346.567,7
40,51
2002
89.571,2
397.814,0
44,4
2003
92.907,2
418.414,4
45,03
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2003
Biểu đồ diện tích và sản lượng có hạt (lúa, ngô) qua một số năm
2.2 Bản đồ phụ
Tên lược đồ: Vị trí của Vĩnh Phúc trong vùng kinh tế Bắc Bộ
3. Lựa chọn phương pháp biểu hiện
Trong bản đồ kinh tế chung tỉnh Vĩnh Phúc tác giả đã kết hợp sử dụng các phương pháp sau:
* Dùng phương pháp ký hiệu thể hiện các trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp,các điểm du lịch và các khu thương mại dịch vụ. dùng các ký hiệu hình học, tượng hình để thể hiện.
* Dùng phương pháp ký hiệu tuyến tính thể hiện hệ thống đường bộ, đường sắt, sông ngòi, các địa giới.
* Đối với các khu công nghiệp tác giả dùng phương pháp khoanh vùng phân bổ để thể hiện.
* Đối với các cây trồng và vật nuôi, tác giả chọn phương pháp vùng phân bố, trong đó dùng ký hiệu tượng hình, tượng trưng để thể hiện.
Mật độ phân bố trên bản đồ được phân ra theo cấp bậc rõ ràng, đảm bảo tính trực quan. Nhìn trên bản đồ học sinh có thể nhận biết các đối tượng địa lý một cách dễ dàng,chính xác.
Các đối tượng nông nghiệp được thể hiện khái quát như sau:
+ Trâu: Những huyện có dưới 50.000 con đựơc biểu hiện bằng một kí hiệu, các huyện có từ 50.000 con đến 130.000 con được biểu hiện bằng hai ký hiệu, các huyện có trên 130.000 con được biểu hiện bằng ba ký hiệu.
+ Bò: Những huyện có trên 20.000 con được biểu hiện bằng ba ký hiệu, các huyện có từ 10.000 đến 20.000 con được biểu hiện bằng hai ký hiệu, các huyện có dưới 10.000 con được biểu hiện bằng một ký hiệu.
+ Lợn: Những huyện có trên 100.000 con được biểu hiện bằng ba ký hiệu, còn từ 60.000 con đến 100.000 con được biểu hiện bằng hai ký hiệu, các huyện có dưới 60.000 con được biểu hiện bằng một ký hiệu.
+ Những huyện có số lượng gia cầm trên 1.000.000 con được biểu hiện bằng ba ký hiệu, từ 500.000 con đến 700.000 con được biểu hiện bằng hai kí hiệu, các huyện có dưới 500.000 con được biểu hiện bằng một ký hiệu.
+ Cây lúa: Những vùng có diện tích trên 10.000 ha được thể hiện bằng sáu kí hiệu, các huyện có diện tích từ 5.000 ha đến 10.000 ha được thể hiện bằng bốn kí hiệu, các huyện có diện tích dưới 5.000 ha được thể hiện bằng ba ký hiệu.
+ Cây ngô: Những huyện có diện tích trên 3.000 ha được thể hiện bằng ba kí hiệu, các huyện có diện tích từ 2.000 ha đến 3.000 ha được thể hệin bằng hai kí hiệu, các huyện có diện tích dưới 2.000 ha được thể hiện bằng một ký hiệu.
+ Cây rau xanh: Những huyện có diện tích trên 1.000 ha được thể hiện bằng một kí hiệu.
+ Vùng nuôi cá có diện tích trên 100 ha dùng một ký hiệu.
+ Những huyện có diện tích cây ăn quả trên 1.000 ha được biểu hiện bằng một ký hiệu.
+ Những huyện có diện tích cây sắn trên 1000 ha dùng hai ký hiệu, còn những huyện có diện tích từ 300 ha đến 1000 ha thì dùng một ký hiệu.
+ Đối với các cây: Đậu tương, khoai lang, lạc chỉ biểu hiện bằng một kí hiệu ở một số huyện có diện tích đáng kể. Cụ thể những huyện có diện tích cây lạc, đậu tương có diện tích trên 500 ha, cây khoai lang, khoai tây có diện tích trên 600 ha dùng một kí hiệu.
Với mật độ các ký hiệu biểu hiện trên bản đồ đã phản ánh đúng tình hình phân bổ thực tế, phù hợp với bản đồ giáo khoa treo tường. Các ký hiệu to, dễ nhận biết đối với học sinh ngồi ở cuối lớp, phù hợp với tầm nhìn, màu sắc thích ứng với lứa tuổi học sinh.
4. Thiết kế kí hiệu và chữ viết trên bản đồ
4.1. Thiết kế ký hiệu
Dựa vào hệ thống ký hiệu đã ký hiệu trên các loại bản đồ giáo khoa tác giả thiết kế bản đồ giáo khoa treo tường kinh tế chung tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
Bảng: Kí hiệu bản đồ
Đối tượng địa lí
Phương pháp biểu hiện
Ký hiệu
Hình dạng
Màu sắc
Bốn tiểu vùng kinh tế
Nền chất lượng
Hình học
Màu sắc
Cây lúa
Vùng phân bố
Cây lúa
Sáng màu
Cây ngô
Vùng phân bố
Cây ngô
Vàng cam
Cây khoai lang
Vùng phân bố
Củ khoai
Vàng
Cây sắn
Vùng phân bố
Củ sắn
Vàng nâu
Cây đậu tương
Vùng phân bố
Quả đậu
Xanh
Cây lạc
Vùng phân bố
Củ lạc
Nâu
Rau xanh
Vùng phân bố
Cây rau
Xanh
Cây ăn quả
Vùng phân bố
Quả
Đỏ
Trâu
Vùng phân bố
Con trâu
Đen
Bò
Vùng phân bố
Con bò
Đen
Lợn
Vùng phân bố
Con lợn
Xám
Gia cầm
Vùng phân bố
Con vịt
Vàng đen
Vùng nuôi cá
Vùng phân bố
Con cá
Nâu
Trung tâm công nghiệp
Kí hiệu
Hình tròn
Tím
Khu công nghiệp
Vùng phân bố
Hình học
Nâu
Điện tử
Kí hiệu
Hình học
Da cam
Cơ khí
Kí hiệu
Bánh xe
Đen
Chế biến nông sản
Kí hiệu
Trụ đứng
Đen
Vật liệu xây dựng
Kí hiệu
Viên gạch
Xanh xám
Tiểu thủ công nghiệp
Kí hiệu
Tam giác
Tối màu
Giày da
Kí hiệu
Đôi giày
Đen
May mặc
Kí hiệu
Cái áo
Xám
Đền chùa
Kí hiệu
Ngôi đền
Đen
Điểm du lịch
Kí hiệu
Ngôi nhà
Tím
Khu nghỉ mát
Kí hiệu
Cái ô
Xanh đen
Đường sắt
Ký hiệu dạng đường
Đường
Đen
Đường quốc lộ, liên tỉnh liên huyện
Ký hiệu dạng đường
Đường
Đỏ
Địa giới tỉnh
Ký hiệu dạng đường
Nét đứt
Đen
Địa giới huyện
Ký hiệu dạng đường
Nét đứt
Đen
Ranh giới vùng kinh tế
Ký hiệu dạng đường
Nét đứt
Da cam
Sông
Ký hiệu dạng đường
Đường
Xanh
4.2. Thiết kế chữ trên bản đồ:
+ Tên bản đồ:
- Chiều cao: 2,8 cm
- Bề rộng: 2,9 cm
- Lực nét: 0,6 cm
- Kiểu chữ: In hoa có chân.
+ Chữ tỉ lệ:
- Chiều cao:1,3 cm
- Bề rộng: 1 cm
- Lực nét: 0,25 cm
+ Tên các biểu dồ:
- Chiều cao: 0,5 cm
- Kiểu chữ: In hoa
+ Tên lược đồ:
- Chiều cao: 0,5 cm
- Kiểu chữ: In hoa
+ Tên bảng chú giải:
- Chiều cao: 0,9 cm
- Kiểu chữ: In hoa
Bảng: Chữ cho các địa danh trên bản đồ
Địa danh
Chiều cao chữ (cm)
Bề rộng (cm)
Lực nét (cm)
Kiểu chữ
Ghi chú
Tx vĩnh yên
Mê Linh
Bình Xuyên
Yên Lạc
Tam Dương
Lập Thạch
Vĩnh Tường
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,4
0.4
0,.4
0,4
0,4
0,4
0,4
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
In hoa'
In hoa
In hoa
In hoa
In hoa
In hoa
In hoa
Có chân
Không chân
Không chân
Không chân
Không chân
Không chân
Không chân
Tên các địa danh lân cận:
Tuyên Quang
Phú Thọ
Hà Tây
Tp. Hà Nội
0,9
0,9
0,9
0,9
0,7
0,7
0,7
0,7
0,2
0,2
0,2
0,2
In hoa
In hoa
In hoa
In hoa
Có chân
Có chân
Có chân
Có chân
Tên các đơn vị kinh tế biểu hiện
Phúc Yên
Tam Dương
Yên Lạc
Tam Đảo
Vĩnh Tường
Lập Thạch
Hương Canh
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
In hoa
In hoa
In hoa
In hoa
In hoa
In hoa
In hoa
Có chân
Có chân
Có chân
Có chân
Có chân
Có chân
Có chân
Tên di tích điểm du lịch
Khu DL Tam Đảo
Hồ Đại Lải
Đền Hai Bà Trưng
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
0,1
0,1
0,1
thường
thường
thường
Tên quốc lộ
0,2
0,2
0,1
In thường
Tên các khu công nghiệp
KCN Khai Quang
KCN Bình Xuyên
KCN Xuân Hoà
KCN Quang Minh
0,1
0,1
0,1
0,1
0,2
0,2
0,2
0,2
0,1
0,1
0,1
0,1
thường
thường
thường
thường
5. Thiết kế bảng chú giải:
Vị trí đặt bảng chú giải ở phía dưới trái bản đồ chính. Các ký hiệu trên bản đồ được phiên dịch bằng chữ ở dưới bảng chú giải.
phụ lục I
Mẫu chữ
Tên bản đồ: bản đồ
Tên tỉnh lân cận: phú thọ
Tên thị xã: Vĩnh yên
Tên biểu đồ: cơ cấu kinh tế vĩnh phúc năm 2003
Tên huyện: yên lạc
Tên trị trấn: xuân hoà
Tên bảng chú giải: chú giải
Tên lược đồ: vị trí của vĩnh phúc trong vùng kinh
tế bắc bộ các tỉnh lân cận
Tỷ lệ: Tỷ lệ
Tên khu du lịch: Khu du lịch tam đảo
Tên đền chùa: đền hai bà trưng
Tên quốc lộ: 2
Tên sông, hồ: sông hồng
Địa danh khác: lũng hạ
Tài liệu tham khảo
1.Bản đồ địa hình tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ: 1 : 10000
2. Bản đồ địa lý hành chính kinh tế Vĩnh Phúc tỷ lệ 1 : 75000
3.Sách giáo khoa địa lý 9 NXB GD năm 2003
4. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2002, 2003.
5. Bản đồ học: Lâm Quang Dốc - Phạm Ngọc Đĩnh - Lê Huỳnh, NXBGD
6. Sử dụng bản đồ giáo khoa ở trường phổ thông: Lâm Quang Dốc.
7.Bản đồ giáo khoa: Lâm Quang Dốc. NXB Sư phạm, năm 2003
8. Bản đồ chuyên đề: Lê Huỳnh, NXB giáo dục, năm 2003
9. Bản đồ học Ngô Đạt Tam (chủ biên),... NXB giáo dục, năm 2003
10. Cơ sở hệ thống thông tin địa lý GIS - Nguyễn Thế Thận, NXB KH & KT.
11. Atlat Việt Nam, NXBGD năm 2004
12. Bản đồ kinh tế chung Trung Quốc - NXB giáo dục năm 2000.
13. Luận văn: Thành lập bản đồ giáo khoa treo tường kinh tế chung tỉnh Quảng Ninh.
14. Luận văn: Thành lập bản đồ giáo khoa treo tường kinh tế chung tỉnh Hải Dương.
15. Địa lý Vĩnh Phúc năm 1997.
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV646.doc