Tài liệu Bài tập nhóm môn Phân tích chính sách phát triển kinh tế xã hội: Lạm phát: LỜI MỞ ĐẦU
Khép lại năm 2007, cả nước hồ hởi đón xuân mới với những thành tích phát triển kinh tế xã hội vượt bậc: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,48%, mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, xuất khẩu đạt mức 43,64 tỷ USD – tăng 21,5%, 1.283 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép với tổng vốn đăng ký 13,4 tỷ USD, đó là chưa kể số dự án đang chờ phê duyệt lên tới 50 tỷ USD. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế chúng ta cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc giải ... Ebook Bài tập nhóm môn Phân tích chính sách phát triển kinh tế xã hội: Lạm phát
15 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2654 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Bài tập nhóm môn Phân tích chính sách phát triển kinh tế xã hội: Lạm phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyết các vấn đề xã hội và hội nhập kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, bước vào những tháng đầu năm 2008, tình hình kinh tế đã xuất hiện nhiều vấn đề đáng lo ngại. Số liệu thống kê quí I – 2008 cho thấy: tăng trưởng GDp chỉ đạt mức 7,4%, kim ngạch nhập khẩu tăng 62,4%, gấp 3 lần mức tăng tổng kim ngạch xuất khẩu (22,7%); trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng quý I – 2008 so với cùng kỳ năm 2007 đã vượt ngưỡng 2 con số - 16,37%, gấp 2,21 lần mức tăng GDP. Thị trường chứng khoán, sau một năm sôi động đã liên tục sụt giảm, VN - Index đã đâm thủng đáy 500 điểm vào trung tuần tháng 3. Nhưng đáng lo ngại nhát là tâm lý bất an của người dân trước cơn bão giá, hiện đang thực sự ảnh hưởng đến bữa cơm hàng ngày của chính họ.
Nếu xét trên bình diện quốc tế thì trong năm 2007 vừa qua Việt Nam không phải là nước duy nhất phải đối mặt với tình trạng lạm phát, nhưng tỷ lệ này là cao hơn hẳn mặt bằng chung ở các nền kinh tế mới nổi khác ở châu Á cũng như các nước trong khu vực. Lạm phát ở Trung Quốc ở mức 6,5%, Indonesia là 7,4%, Thái Lan là 2,9%.
Tác động của lạm phát tới đời sống thì hẳn ai cũng đã thấy rõ. Để hiểu kỹ hơn về lạm phát, mà tác động của nó đang diễn ra từng ngày và không loại trừ bất cứ ai, và làm tốt bài tập nhóm môn Phân tích chính sách phát triển kinh tế xã hội là mục đích của chúng tôi. Nhóm chúng tôi xem xét lạm phát với những khía cạnh cụ thể sau:
Vấn đề chính sách
Các biểu hiên của vấn đề
Nguyên nhân của vấn đề
Các giải pháp chính sách hiện hành
Do thời gian có hạn nên bài làm còn nhiều thiếu xót mong thầy cô và các bạn thong cảm và góp ý thêm.
NỘI DUNG CHÍNH
1 Vấn đề chính sách
Kiểm soát tăng giá, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát.
2 Biểu hiện của lạm phát
Chỉ số tiêu dùng tăng nhanh là tâm điểm của báo chí trong suốt một năm qua.
Giá tiêu dùng năm 2007 diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng cao ở các tháng cuối năm. Giá tiêu dùng tháng 12/2007 tăng 2,91% so với tháng trước và tăng 12,63% so với tháng 12/2006. Trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,92%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 17,12%; các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng từ 1,69 – 7,27%.
Mức lạm phát qua các năm tính theo chỉ số giá tiêu dung tháng 12 mỗi năm:
Giá tiêu dùng bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 8,3%, trong đó nhóm hàng ăn uống và dịch vụ tăng 11,16%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 11,01%; các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng từ 3,18 – 6,15%.
Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng 2/2008:
Các mặt hàng
Mức tăng CPI
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống
6,18%
Giá thực phẩm
7,53%
Chi phí ăn uống ngoài gia đình
5,7%
Lương thực
3,25%
Nhóm đồ dùng và các dịch vụ khác
3,4%
Nhóm dịch vụ liên quan đến vui chơi VH-TT-Giải trí
2,34%
Nhóm đồ uống và thuốc lá
1,89%
Nhóm phương tiện đi lại, bưu điện
1,51%
Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép
1,36%
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng
1,39%
3 Nguyên nhân gây ra lạm phát
3.1 Lạm phát do cầu kéo:
Tăng trưởng kinh tế cao đòi hỏi một lượng vốn đầu tư cao. Tỷ lệ giữa vốn đầu tư so với GDP năm trước đã lên đến 40,4%, mục tiêu năm nay còn đưa lên đến 42% để nhằm đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (9% so với 8,48%). Khi vốn đầu tư đưa ra nhiều hơn thì sức ép lạm phát cũng tăng lên. Nhu cầu cao lên cộng hưởng với lượng tiền ra lớn sẽ làm cho cầu tăng kép.
Nhu cầu tiêu dùng năm 2007 tăng mạnh do nhiều tác động. Mức tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường (thể hiện ở tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng) năm trước tăng 23,3%, đây là tốc độ tăng rất cao (cao gấp 1,64 lần tốc độ tăng GDP theo giá so sánh), một phần do mức tiêu dùng tăng cao và tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường tăng nhanh.
Ngoài ra, năm 2007 là năm Việt Nam chịu rất nhiều thiên tai, dich bệnh. Những trận lũ lụt ở 7 tỉnh miền trung, hay đợt rét đậm vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã cướp đi gân như toàn bộ vụ lúa đông xuân vừa gieo cấy, khiến tất cả nông dân lâm và tình trạng khốn cùng khi phải đầu tư để gieo cấy lại. Bên cạnh đó, trong chăn nuôi chúng ta cũng gặp không ít khó khăn từ dịch cúm gà H5N1 trên gia cầm, hay dịch dịch bệnh tai xanh ở lợn. Mới đây, cả nước đang phải đối mặt với tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm khi đang bùng phát dịch tiên chảy cấp…. Tất cả những nguyên nhân này đã làm cho sức sản xuất của chúng ta kém đi, tình trạng khan hiếm hàng hóa đang diễn ra nhất là những hàng hóa nông sản và nông nghiệp. Sự khan hiếm, kết hợp với nhu cầu ngày càng tăng lên của dân cư ( do thu nhập tăng, lương tăng..) đã kéo giá tiêu dùng tăng cao.
3.1 Lạm phát do chi phí đẩy.
Chi phí là yếu tố quan tâm hàng đầu của các nhà sản suất. Chi phí đầu vào tăng lên khiến cho các doanh nghiệp phải tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ. Điều này làm giá cả chung cả thị trường tăng lên. Lạm phát do chi phí đẩy, tức là do giá cả trên thị trường thế giới tăng cao, tác động đến chi phí đầu vào và tạo sức ép tăng giá cả sản phẩm đầu ra. Trong các mặt hàng nhập khẩu mà giá cả tăng cao so với cùng kỳ, đáng lưu ý có giá sắt thép, đặc biệt là phôi thép, phân bón, hóa chất và sản phẩm hóa chất, chất dẻo, nguyên phụ liệu thức ăn gia súc, bột mỳ, bông, sợi…
Còn trong nước, năm 2007, sự tăng giá mạnh nhất ở hai yếu tố đầu vào quan trọng, đó là: điện và xăng dầu. Đầu năm chính phủ đã cho phép ngành điện được tăng giá, và đồng thời với đó là cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng có thêm quyền chủ động trong việc định giá để giảm tình trạng chính phủ phải bù lỗ quá nhiều cho nhập khẩu xăng. Bên cạnh việc tăng giá của hai yếu tố đầu vào quan trọng này là sự tăng lên của mức lương tối thiểu. Chính những động thái tăng lương đã làm cho giá cả các mặt hàng tăng lên một cách đáng kể ngay cả khi lương còn chưa tăng.
Lạm phát do chi phí đẩy là một nhân tố được đánh giá khá lớn trong các nhân tố làm tăng chỉ số lạm phát.
3.2 Lạm phát do tiền tệ.
Lượng tiền từ ngân hàng ra lưu thông lớn thời gian qua có hai vấn đề đáng lưu ý. Một, lượng tiền đưa ra trong các năm trước quá lớn và hiện còn nằm ở lưu thông. Tốc độ tăng cung tiền M2 (bao gồm tổng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng), tính chung ba năm qua đã lên đến 122,44% (năm 2005 tăng 23,34%, năm 2006 tăng 33,59%, năm 2007 ước tăng 35%), cao gấp gần 4,5 lần tốc độ tăng 27,25% của GDP tính theo giá so sánh trong thời gian tương ứng và các hệ số này cũng cao gấp đôi các nước trong khu vực. Cung tiền tăng cao gấp tới 4,5 lần sản xuất thì lạm phát cao là khó tránh khỏi. Hai, một lượng tiền lớn lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng đã được dồn dập đưa ra trong vòng 6-7 tháng đầu năm để mua đô la nhằm tăng dự trữ quốc tế và tránh cho đồng Việt Nam lên giá so với đô la nhưng việc hút tiền chậm chạp, đã tạo sức ép cho lạm phát về hai mặt. Một mặt, do tình trạng đô la hóa ở Việt Nam vốn khá cao, việc khắc phục lại rất chậm, nên một phần của lượng ngoại tệ có từ trước và mới vào trong năm có tác dụng thanh toán trực tiếp. Mặt khác, để tránh cho tiền đồng khỏi lên giá, tác động không tốt đến xuất nhập khẩu và nhập siêu, Nhà nước sẽ lại đưa một lượng tiền lớn ra mua ngoại tệ, trong khi các biện pháp “trung hòa” sẽ chậm hơn và đạt hiệu quả thấp hơn do sự hấp dẫn của lãi suất phát hành trái phiếu yếu, sẽ lặp lại tình trạng có phiên đấu thầu trái phiếu không có người tham dự…
Trong năm 2007 và đầu năm 2008, với nhiều bước thăng trầm của thị trường chứng khoán, ban đầu với các chính sách để tạo cho thị trường này phát triển một cách quá nóng, một lượng tiền rất lớn từ các ngân hàng thương mại được đổ vào đây, sau đó là ra thị trường bất động sản và các thị trường khác nữa. Tiêu dùng tăng làm giá tăng lên nhanh chóng. Hơn nữa khi thị trường chứng khoán suy giảm một lần nửa các chính sách liên quan đến cung tiền lại được đưa ra để cứu lấy thị trường này.
Đó là những lí do khi các nhà phân tích cho rằng chính tiền tệ là nguyên nhân lớn nhất và chủ yếu nhất làm lạm phát tăng cao. Và muốn kìm chế được lạm phát thì biện pháp đầu tiên và cơ bản nhất là phải có các chính sách tác động làm điều tiết lại lượng cung tiền trong thời gian tới.
Bên cạnh những nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở trên, còn có các nguyên nhân sau đây tuy sự ảnh hưởng của nó không lớn và trực tiếp bằng các nguyên nhân ở trên
3.3 Lạm phát do cơ cấu
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó.
3.4 Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
3.5 Lạm phát do nhập khẩu
Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.
3.5 Lạm phát đẻ ra lạm phát
Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại. Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát.
4 Các giải pháp chính sách hiện hành
4.1 Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ
Cho dù do nhiều nguyên nhân, nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ. Mức cung tiền trong lưu thông va dư nợ tín dụng tăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao trong năm 2007 là nguyên nhân quan trọng gây lạm phát. Nhận thức được tình hình đó, Chính phủ chủ trương kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng ngay từ đầu năm. Ngân hang nhà nước thông qua việc chủ động, linh hoạt sử dụng hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường để thực hiện bằng được yêu cầu này. Điều cần nhấn mạnh là trong khi kiên quyết thắt chặt tiền tệ, cần đảm bảo tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và xuất khẩu phát triển.
4.2 Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công
Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Chính phủ sẽ quy định cụ thể tỷ lệ vốn đầu tư và chi phí hành chính phải cắt giảmvà yêu cầu các Bộ, địa phương xác định các công trình kém hiệu quả, các công trình chưa thực sự cần thiết để có sự điều chỉnh thích hợp. Điều này sẽ được thực hiện một cách kiên quyết ngay trong việc phân bổ lại và cân đối nguồn vốn. Cũng trên tinh thần đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố với tư cách là đại diện chủ sở hữu nhà nước, rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tưcủa doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết cắt bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả. Đồng thời tạo điều kiện và tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành, những công trình đầu tư sản xuất hàng hoá thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất.
4.3 Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu và hàng hoá
Hiện nay, tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chiónh thức của WTO, đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân tăng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng, vì vậy phát triển sản xuất là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lại không gây phản ứng phụ. Để thực hiện yêu cầu này, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về vốn, về thị trường, về thủ tục hành chính, thúc đẩy sản xuất phát triển.
4.4 Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu
Cân đối cung cầu hang hoá, nhất là các mặt hang thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ. Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng đã và sẽ làm việc với các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp kinh doanh các mựt hang thiết yếu như: Lương thực thưc phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón,… giao nhiệm vụ cho các đơn vị này phải đảm bảo nguồn hang, đồng thời có trách nhiệm cùng với Chính phủ kiềm giữ giá cả.
Trong khi kiên trì chủ trương thực hiện cơ chế giá thị trường, xoá bỏ bao cấp qua giá, nhưng trong tình hình hiện nay, mặc dù giá thế giới tăng cao, Chính phủ đã quyết định: từ nay cho đến hết tháng 6, chưa tăng giá điện, giá than, giá xăng dầu; giữ ổn định giá xi măng, phân bón, nước sạch, thuốc bệnh, vé máy bay, tàu hoả; giao Bộ Tài chính rà soát để cắt, giảm các loại phí thu từ nông dân…
Để đảm bảo nguồn cung trên thị trường nội địa, giữ vững an ninh lương thực và kiềm chế sự tăng giá quá mức của nhóm hang này, Chính phủ quy định lượng gạo xuất khẩu năm nay ở mức 4 triệu tấn và từ nay đến hết quý 3 không quá 3,2 triệu tấn. Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài chính đề xuất phương án nâng thuế xuất khẩu than, dầu thô và nghiên cứu khả năng áp dụng thuế xuất khẩu gạo.
Chính phủ chủ trương áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt với biên độ thích hợp, phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường, giúp cho việc kiềm chế lạm phát nhưng không làm ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu, bảo đảm việc mua bán, chuyển đổi ngoại tệ diễn ra thuận lợi.
Cán cân thương mại là một chỉ tiêu vĩ mô rất quan trọng, phải áp dụng các biện pháp kiên quyết để hạn chế tình trạng nhập siêu trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp: Ngân hang Nhà nước đảm bảo đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, xử lý ngay các ách tắc về tín dụng xuất khẩu cho từng trường hợp cụ thể; tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu, cải cách mạnh thủ tục hành chính…
4.5 Triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng
Hiện nay, tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thong. Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà tiết kiệm triệt để tiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng lượng. Đây là giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu, vừa góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế và xã hội.
4.6 Tăng cường công tác quản lý thu trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước và giá
Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng như: xăng dầu, sắt thép, thuốc bệnh, xi măng, lương thực thực phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng sản. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thường xuyên kiểm tra gia bán tại các mạng lưới bán lẻ và các đại lý bán lẻ của doanh nghiệp mình. Chính phủ đã chỉ đạo cho các Tổng công ty nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện yêu cầu này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của hệ thống bán lẻ và đại lý bán lẻ của doanh nghiệp. Chính phủ cũng yêu cầu các Hiệp hội ngành hàng tham gia tích cực, ủng hộ các chủ trương và bình ổn thị trường giá cả.
4.7 Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội
Trước tình hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ đã mở rộng các chính sách về an sinh xã hội.
Chính phủ đã quyết định tăng 20% mức lương tối thiểu cho những người lao động thuộc khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ ngày 1/1/2008. Chính phủ cũng quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng lên đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế… Ngoài ra, khoảng 1,8 triệu người về hưu và hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội đã được tăng lương 20%, hơn 1,5 triệu người có công đã được điều chỉnh trợ cấp lên 20%.
Quyết định 289/QĐ – TTg vừa được ban hành về một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo va ngư dân. Theo đó, thực hiện cấp bằng tiền tương đương 5 lít dầu hoả/năm cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo tai những nơi chưa có điện thắp sáng; điều chỉnh mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo từ 80.000 đồng/người/năm lên 130.000 đồng/người/năm, hỗ trợ 50% giá thẻ bảo hiểm y tế…; hỗ trợ ngư dân về dầu, mua mới, đóng mới tàu thuyền, hỗ trợ kinh phí bảo hiểm thân tàu…
Chính phủ đã quyết định giư ổn định mức học phí, viên phí và tiếp tục cho vay ưu đãi học tập. Tiếp tục xuất gạo dự trữ quốc gia để cấp miễn phí cho hộ đồng bào bị thiên tai, thiếu đói. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các giải pháp hỗ trợ khác đối với các vùng khó khăn, vìng bị thiên tai.
4.8 Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền
Tổ chức chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận cao trong tất cả các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp, trong các tầng lớp nhân dân để thực hiện các mục tiêu và giải pháp đã đề ra nhằm đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn phát triển ổn định. Các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin chính xác, ủng hộ các chủ trương, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực nhạy cảm này, tránh những thông tin sai sự thật có tính kích động, gây tâm lý bất an trong xã hội.
5 Nhận xét chung
Các nhóm giải pháp trên vừa được Chính phủ ban hành sau hàng loạt các biện pháp chỉ mang tính tạm thời, kết quả không cao. Để xem xét liệu các chính sách này đã giải quyết được chưa có lẽ phải chờ thêm một thời gian nữa. Nhưng theo nhiều chuyên gia thì các giải pháp này có tính đồng bộ cao và đang đi đúng hướng, phù hợp với tình hình hiện nay của Việt Nam. Một số biện pháp thực hiện trước khi ban hành các giải pháp này do triển khai chậm, riêng lẻ, không đồng bộ nên tình hiệu qủa không cao như chính sách tiền tệ thắt chặt. Khi sử dụng biện pháp này trên lý thuyết là rất hợp lý để liềm chế lạm phát, nhưng đối với Việt Nam khi thực hiện gây xa nhiều hiệu ứng không tốt như việc thanh toán của các ngân hang gặp khó khăn, gây ra cuộc đua nâng lãi suất, kéo theo đó là cuộc đua rút chuyển tiền từ ngân hang có lãi suất thấp sang ngân hàng có lãi suất cao. Khi lãi suất huy động tăng làm cho lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên, gây trở ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu và kinh doanh xuất khẩu. Điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần rà soát, củng cố công tác quản trị ngân hàng , lựa chọn lĩnh vực cho va sản xuất hang hoá và xuất khẩu trực tiếp để không ảnh hưởng đến lĩnh vực này cũng như đảm bảo tính bền vững của tín dụng
KẾT LUẬN
Lạm phát là một vấn đề kinh tế có ảnh hưởng quan trọng tới đời sống của dân chúng, đến guồng máy xã hội và chính trị.
Chống lạm phát là một nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi sự trả giá và đánh đổi. Để chống lạm phát đạt kết quả, để sự trả giá và đánh đổi là thấp nhất, nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước, sự chấp hành và tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc của các cấp chính quyền. Hơn nữa, thị trường thế giới đang biến động, phải theo dõi sát tình hình, cập nhật đầy đủ thong tin để có giải pháp phản ứng kịp thời, chính xác, nhằm một mặt, hạn chế các tác động xấu do những khó khăn khách quan nẩy sinh, mặt khác, tận dụng được thời cơ mới xuất hiện để phát huy tiềm năng tăng trưởng của đất nước, thúc đẩy kinh tế phát triển cao hơn khi có điều kiện thuận lợi.
Ngoài ra, cần nhấn mạnh các giải pháp phải có thời gian để kiểm chứng hiệu lực và việc chống lạm phát cần có sự góp sức chung tay của toàn thể nhân dân.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12855.doc