Bài tập môn tổ chức tài chính công

Tài liệu Bài tập môn tổ chức tài chính công: ... Ebook Bài tập môn tổ chức tài chính công

doc18 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bài tập môn tổ chức tài chính công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP MÔN QUẢN LÝ TỔ CHỨC CÔNG Bài tập 6: Nêu tên một tổ chức mà em quan tâm Xác định nội dung cốt lõi của sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược của tổ chức Vận dụng quy trình lập kế hoạch và một số mô hình phù hợp để phản ánh quá trình hoạch định sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược kể trên Bài làm: Tổ chức lựa chọn: Trường Đại học Ngoại thương Thứ tự trình bày: I. Giới thiệu chung 1. Lịch sử hình thành và phát triển 2. Sứ mệnh – Tầm nhìn chiến lược 3. Cơ cấu tổ chức II. Vận dụng các mô hình để phản ánh quá trình hoạch định sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược 1. Phân tích môi trường bên ngoài 1.1. Phân tích môi trường vĩ mô 1.2. Phân tích môi trường ngành 2. Phân tích môi trường bên trong III. Vận dụng mô hình SMART để xác định mục tiêu IV. Phương thức thực hiện mục tiêu I. GIỚI THIỆU CHUNG Trường Đại học Ngoại Thương (FTU - Foreign Trade University) là một trường đại học công lập chuyên ngành về kinh tế đối ngoại của Việt Nam trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đại học Ngoại Thương được coi là 1 trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam về kinh tế. Trường Đại học Ngoại Thương có 2 cơ sở đào tạo chính thức Cơ sở 1 tại Hà Nội: 91 phố Chùa Láng, quận Đống Đa Cơ sở 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh: 15 đường D5, phường 25, quận Bình Thạnh 1. Lịch sử hình thành và phát triển - Được thành lập năm 1960, tiền thân là Khoa Quan hệ quốc tế đặt tại trường ĐH Kinh tế - Tài chính nhưng do Bộ Ngoại giao quản lý. - Năm 1962: từ Khoa Quan hệ quốc tế, thành lập Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương. - Năm 1967: tách thành 2 trường là Trường Ngoại giao và Trường Ngoại thương → chính thức xuất hiện tên hiệu ĐH Ngoại thương. - Từ 1984 – 1999: Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo Kinh tế đối ngoại - Từ 1999 đến nay: Chủ động hội nhập và phát triển. 2. Sứ mệnh - Tầm nhìn chiến lược · SỨ MỆNH - Lý do tồn tại của tổ chức: Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, công nghệ và ngoại ngữ. - Giá trị cốt lõi của tổ chức: • Những điều mà tổ chức cam kết thực hiện: ٠ Đối với khách hàng: đào tạo SV phát triển toàn diện, có kiến thức và có kỹ năng ٠ Đối với xã hội: cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao; sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; là trung tâm giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới. • Những nguyên tắc hoạt động cơ bản: Chất lượng - Hiệu quả - Uy tín - Chuyên nghiệp - Hiện đại - Động lực phát triển cơ bản của tổ chức: Sự phát triển toàn diện của sinh viên về năng lực học tập, nghiên cứu khoa học, kỹ năng làm việc và lối sống trong môi trường quốc tế hiện đại. · TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC - Đến năm 2030, ĐH Ngoại thương sẽ trở thành một trong những trường đại học trọng điểm quốc gia, có danh tiếng trong khu vực và trên thế giới - Đội ngũ giảng viên: có trình độ chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế. - Thành lập các trường trực thuộc, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, trường phổ thông chất lượng cao. - Thành lập thêm 1 cơ sở ở miền Trung. 3. Cơ cấu tổ chức Các Phó hiệu trưởng Các Khoa Đào tạo 1. Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế 2. Khoa Quản trị kinh doanh 3. Khoa Tài chính – Ngân hàng 4. Khoa Kinh tế quốc tế 5. Khoa Tiếng Anh chuyên ngành 6. Khoa Tiếng Anh thương mại 7. Khoa Tiếng Pháp 8. Khoa Tiếng Trung 9. Khoa Tiếng Nhật 10. Khoa Lý luận chính trị 11. Khoa Cơ bản 12. Khoa Đào tạo quốc tế Các Trung tâm trực thuộc Trường Các phòng ban 1. Trung tâm Đảm bảo chất lượng 2. Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc 3. Trung tâm Ngôn ngữ và phát triển hợp tác quốc tế 1. Phòng Quản lý đào tạo 2. Phòng Quản lý SV 3. Phòng Tài chính – Kế toán 4. Phòng Tổ chức cán bộ 5. Phòng Tổng hợp. 6. Phòng Thanh tra 7. Phòng Bảo vệ 8. Trạm xá Hiệu trưởng II. VẬN DỤNG CÁC MÔ HÌNH ĐỂ PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH SỨ MỆNH & TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC Vận dụng mô hình SWOT trong phân tích môi trường 1. Phân tích môi trường bên ngoài 1.1. Phân tích môi trường vĩ mô 1.2. Phân tích môi trường ngành 2. Phân tích môi trường bên trong 1. Phân tích môi trường bên ngoài 1.1. Phân tích môi trường vĩ mô Sử dụng mô hình SWOT và PEST + 1 để phân tích môi trường vĩ mô như sau Các yếu tố Chỉ số Sự thực hiện Cơ hội Thách thức 1. Môi trường kinh tế 1.1. Tăng trưởng kinh tế 1.2. Thất nghiệp - Việc làm - GDP - gGDP - GDP/người - Tỉ lệ thất nghiệp - Năm 2008: tăng 6,23% Năm 2009: tăng 5,2% - g = 8,43% - Năm 2008: 1024USD/ người Năm 2009: 1060USD/ người - Năm 2008: U = 4,6% Năm 2009: U = 4,66% - Môi trường kinh tế ổn định làm sự đầu tư của CP vào giáo dục sẽ ổn định - GDP/người tăng làm cho khả năng đầu tư cho giáo dục của người dân tăng 2. Môi trường chính trị - pháp lý 2.1. Đường lối lãnh đạo của Đảng cầm quyền 2.2. Chính sách – Pháp luật - “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” (Hiến pháp 1992) - Phát triển giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội - Chú trọng GD-ĐT nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và nhân dân LĐ → tham gia hội nhập nhưng vẫn giữ truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. - Giao quyền tự chủ tài chính cho các trường cao đẳng, ĐH - 8/2009, Quyết định về khung học phí mới được ban hành (Đại học: 50.000 – 240.000/tháng/SV) - Yêu cầu các trường ĐH công bố chuẩn đầu ra - Giáo dục được ưu tiên phát triển: đầu tư cho giáo dục trong tổng chi NSNN liên tục tăng - Nâng cao uy tín của nhà trường đối với người học - Nâng cao khả năng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp - Nguồn thu chính là học phí không đủ bù đắp chi tiêu của các trường ĐH - Đòi hỏi nhà trường phải đổi mới công tác quản lý đào tạo, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá… 3. Môi trường xã hội - Xu hướng xã hội hóa giáo dục - Yêu cầu của các nhà tuyển dụng - Đa dạng hóa các hình thức đào tạo - Hình thành các cơ sở đào tạo theo phương thức không chính quy - Liên kết với các trường nước ngoài trong công tác đào tạo … - Ngoài các kiến thức chuyên ngành, SV mới ra trường còn cần phái có các kỹ năng về giao tiếp, ngoại ngữ, tin học, truyền thông, làm việc độc lập, làm việc nhóm… - Các trường có khả năng huy động được nhiều nguồn lực (tài chính,nguồn nhân lực…) - Tăng sự cạnh tranh giữa các trường, các hình thức đào tạo… - Bên cạnh đào tạo kiến thức chuyên môn, SV cần được đào tạo về các kỹ năng 4. Môi trường công nghệ - Sự phát triển của mạng internet, truyền thông, truyền hình - Các thiết bị CNTT phục vụ giáo dục - Tính đến nay, toàn quốc có hơn 21,62 triệu người sử dụng internet, đạt mật độ 25,3%. Số thuê bao internet băng rộng đạt 2,4 triệu, gấp 100 lần so với năm 2000 - Các sản phẩm CNTT phục vụ giáo dục ra đời và không ngừng phát triển: hệ thống hội thảo truyền hình, giái pháp e-Learning, phần mềm trong giảng dạy và học tập, màn hình và máy chiếu… - Tăng khả năng tiếp cận thông tin về dịch vụ giáo dục thông qua website của các trường - Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học - Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp quản lý giáo dục - Đòi hỏi cả người học và người dạy phải không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT một cách hiệu quả, để khai thác tối đa lợi ích từ các sản phẩm này 5. Môi trường quốc tế - Xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa - VN trở thành thành viên của WTO năm 2006 ® VN hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục: xu hướng toàn cầu hóa, thương mại hóa giáo dục, nhập khẩu giáo dục - Vị thế của VN trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, nguồn nhân lực chất lượng cao có nhiều cơ hội phát triển; khả năng nghiên cứu và dự báo về kinh tế được nâng cao - Các trường ĐH phải nâng cao chất lượng để cạnh tranh - Những trường ĐH của các nước đang phát triển luôn gặp bất lợi trong xu thế toàn cầu hóa - Thương mại hóa giáo dục làm cho các giá trị thị trường ùa vào trường ĐH và làm cho nhà trường thay đổi · XH hóa giáo dục - Đa dạng hóa các hình thức đào tạo: ngoài trường công lập còn có trường tư thục, trường bán công - Hình thành các cơ sở đào tạo theo phương thức không chính quy: trường bổ túc văn hóa, trung tâm giáo dục ngoài giờ (trung tâm ngoại ngữ, tin học, dạy nghề…), CLB, nhà văn hóa TDTT… - Lập các giải thưởng, học bổng khuyến học do các cá nhân/ tổ chức tài trợ - Liên kết với các trường nước ngoài trong công tác đào tạo - Tạo điều kiện cho người dân tham gia góp ý vào các quyết sách có liên quan đến giáo dục. · Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học - Xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục - Phát huy tính tích cực, tự tìm tòi thông tin qua mạng internet của người học - Người học có thể tìm thông tin mọi lúc, mọi nơi, tìm được nội dung học phù hợp - Khuyến khích giáo viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua các website, diễn đàn giáo dục - Tổ chức các khóa học trên mạng, học trực tuyến ® tăng khả năng lựa chọn cơ hội học tập cho người học · Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp quản lý giáo dục - Tin học hóa quản lý hành chính ở cấc cấp quản lý giáo dục (ví dụ: quản lý thông qua mạng nội bộ) - Xây dựng hệ thống thông tin quản lý và thống kê giáo dục ® thông qua tích hợp cơ sở dữ liệu từ các cơ sở giáo dục đến các cấp quản lý cao hơn · Những trường ĐH của các nước đang phát triển luôn gặp bất lợi trong xu thế toàn cầu hóa: Thế giới phân cực thành các trung tâm và vùng ngoại biên, các trung tâm sẽ tăng trưởng mạnh và áp đảo khiến các vùng ngoại biên ngày càng bị cách ly khỏi nhịp điều phát triển xã hội ® có ít khoảng trống để các hệ thống giáo dục, các trường ĐH thoát khỏi sự thống trị của các trường ĐH đẳng cấp quốc tế và phát triển độc lập (các trung tâm giáo dục lớn của thế giới đồng thời cũng là những cường quốc kinh tế với những tập đoàn xuyên quốc gia hùng mạnh như: Mỹ, Anh, Nhật, Đức, Pháp…) · Thương mại hóa giáo dục: Giáo dục ĐH được coi là một “lợi ích tư” mang lại lợi ích cho người học ® người học phải trả tiền cũng giống như sử dụng các dịch vụ khác ® cung cấp tri thức trở thành một giao dịch thương mại đơn thuần ® Nhà nước, người đóng vai trò cung cấp ngân sách chủ yếu, ngày càng không muốn hoặc không có khả năng cung cấp nguồn lực đủ cho việc mở rộng giáo dục đại học ® các trường ĐH phải tự tạo ngân sách của mình , do đó phải suy nghĩ giống như các doanh nghiệp hơn là các tổ chức giáo dục ® các trường ĐH công lập bị tư nhân hóa hoặc tham gia hợp tác liên kết, các sản phẩm tri thức bị mua bán, học phí tăng 1.2. Phân tích môi trường ngành Sử dụng mô hình SWOT và mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter để phân tích môi trường ngành như sau Các yếu tố Chỉ số Sự thực hiện Cơ hội Thách thức 1. Khách hàng 1.1. Sinh viên đang học trong trường 1.2. Người có nguyện vọng học tại trường 1.3. Các đơn vị hợp tác - Số lượng SV hệ chính quy - Nhu cầu của SV - Số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào trường - Nhu cầu - Các trường đại học quốc tế - Các các nhân, doanh nghiệp, tổ chức XH - 8835 SV - Chất lượng giáo dục ngày càng cao: chương trình học phù hợp, GV nhiệt tình, có phương pháp giảng dạy dễ hiểu, được học thực tế, không chỉ trên lý thuyết - Được phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc - KTX được cải thiện cả về số lượng phòng và chất lượng - Năm 2009: 8713 hồ sơ Năm 2010: 7218 hồ sơ - Tư vấn hướng nghiệp về các ngành nghề được đào tạo trong trường - Hợp tác về trao đổi SV, liên kết thực hiện các khóa đào tạo đạt chuẩn quốc tế tại VN… - Tài trợ cho các hoạt động của nhà trường, các quỹ học bổng… - Số lượng sinh viên không quá nhiều nên nhà trường có khả năng tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của SV - Học tập kinh nghiệm XD trường ĐH đạt chuẩn quốc tế - Tận dụng được các nguồn lực (con người, tài chính…) - Trong bối cảnh XH ngày càng phát triển, nhu cầu của SV đối với các dịch vụ trong trường ngày càng cao → nhà trường cần có các biện pháp đáp ứng đúng và đủ - Thu hút được các học sinh giỏi, phẩm chất tốt trong bối cảnh các trường ĐH cạnh tranh 2. Người tạo sản phẩm thay thế - Các trường cao đẳng, trung cấp… về kinh tế - Các trường đại học về các lĩnh vực khác: kỹ thuật, ngoại giao… - Đào tạo nguồn nhân lực ở trình độ thấp hơn nhưng đáp ứng một phân khúc thị trường nhất định - Các chương trình đào tạo phong phú, hấp dẫn, tạo nên nhiều sự lựa chọn cho người học - Giữ được thị trường của mình không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng 3. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp - Trường ĐH công lập đào tạo chuyên môn về kinh tế - Các trường ĐH quốc tế tại VN - ĐH Kinh tế quốc dân - Học viện Tài chính - Học viện Ngân hàng … - ĐH RMIT - Khẳng định được thế mạnh về đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực Kinh tế đối ngoại - Sự cạnh tranh giữa các trường ngày càng cao 4. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng - 4 trường đại học đẳng cấp quốc tế đang được xây dựng, dự kiến hoàn thành vào năm 2013 - Chính phủ đầu tư 400 triệu USD vay từ WB và ADB để xây dựng - Lựa chọn 4 đối tác chính trong xây dựng là Anh, Pháp, Mỹ, Nhật bao gồm xây dựng chương trình đào tạo, tư vấn về hệ thống quản lý, điều hành, chương trình hướng nghiệp - Học hỏi được về kinh nghiệm xây dựng trường ĐH chuẩn quốc tế ngay tại VN - Sự cạnh tranh về chất lượng đào tạo ĐH tăng, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ngoài kiến thức còn có các kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu quốc tế 2. Phân tích môi trường bên trong Sử dụng mô hình đánh giá tổ chức dựa trên các chức năng hoạt động để phân tích môi trường bên trong như sau Các yếu tố Chỉ số Sự thực hiện Mạnh Yếu 1. Tài chính 1.1. Các khoản thu 1.2.. Khả năng huy động vốn - Ngân sách do Nhà nước cấp (2009) - Học phí, lệ phí thu từ người học - Các khoản thu khác - Tài trợ - 31,4 tỷ đồng - 64,8 tỷ đồng - 12,3 tỷ đồng (thu từ Hợp đồng đào tạo, Hoạt động dịch vụ) - Ngân hàng Liên Việt tài trợ 2,7 tỷ đồng gồm quỹ học bổng, xây dựng phòng hội thảo, trang thiểt bị… - Vietinbank tài trợ 82 triệu đồng hạng mục XD nhà truyền thống - Luôn có nhà tài trợ cho các quỹ học bổng, các cuộc thi về kỹ năng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, các hoạt động tình nguyện, các chương trình ca nhạc, hội chợ… - Các khoản thu ngoài ngân sách được cấp chiếm tỉ trọng lớn (70%) - Thực hiện tốt công khai tài chính trên website của trường - Khả năng huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong XH rất tốt so với các trường ĐH công lập khác 2. Marketing 2.1. Thị trường 2.2. Hình ảnh 2.3. Phát triển sản phẩm mới - Số sinh viên đào tạo được - Số công trình nghiên cứu khoa học - Tỷ lệ mở rộng thị trường ٠ 21.900 cử nhân đại học (trong đó có 13.500 sinh viên chính quy; 8.400 sinh viên tại chức) ٠ 246 Thạc sĩ và 18 Tiến sỹ. - 122 đề tài NCKH các cấp ٠ 2 đề tài cấp Nhà nước (nghiệm thu đạt xuất sắc) ٠ 69 đề tài cấp Bộ (đã nghiệm thu 43 đề tài) ٠ 1 đề tài cấp Thành phố ٠ 25 đề tài cấp Trường (đã nghiệm thu 19 đề tài) ٠ Năm 2009, tuyển sinh 3000 chỉ tiêu hệ chính quy, tăng 7,1% so với năm 2008. Ngoài ra còn có 950 chỉ tiêu ngoài ngân sách, tăng 90% so với năm 2008 (500 chỉ tiêu). ٠ Từ năm 2000 đến nay, số lượng đề tài các cấp tăng 138% so với giai đoạn 40 năm trước đó - Là trường hàng đầu về đào tạo nguồn nhân lực ngành Kinh tế đối ngoại. 2/2009, trường được nhận giải thưởng “Thương hiệu kinh tế đối ngoại uy tín” - Sinh viên của trường được đánh giá là năng động, sáng tạo, tự tin - Liên tục cho ra đời các khóa đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ: Đàm phán thương lượng và soạn thảo hợp đồng, CEO – giám đốc điều hành… - Triến khai các chương trình hợp tác đào tạo với các trường ĐH nước ngoài (ĐH La Trobe, ĐH Rennes – Pháp, ĐH Yangsan – Hàn Quốc…) - Số lượng SV của trường tốt nghiệp mỗi năm chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trên thị trường nhưng có trình độ tốt - Các đề tài NCKH tăng cả về số lượng và chất lượng - Xây dựng hình ảnh về trường cũng như SV của trường tốt so với các trường khác - Các sản phẩm mới được xuất phát từ những ý tưởng hiệu quả và nhận được phản hồi tốt của thị trường - Các khóa học ngắn hạn đa dạng và mới lạ (so với ĐH KTQD chủ yếu đào tạo ngắn hạn về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên ngành như ngân hàng, đấu thầu, kế toán…) - Mở rộng số lượng SV trong khi số lượng GV còn đang thiếu, cơ sở vật chất chưa đảm bảo - Các đối tác nước ngoài chưa tương xứng với vị thế của trường 3. Sản xuất 3.1. Đào tạo 3.2. Nghiên cứu - Số ngành đào tạo - Quy mô tuyển sinh hàng năm (cả 2 cơ sở) - Kết quả đào tạo: Tỉ lệ SV tìm được việc làm - Số giáo trình được biên soạn - Số công trình NCKH - Tổ chức hội thảo chuyên đề - 7 ngành: Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hành, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật - 1.600 sinh viên chính quy; 1.800 sinh viên tại chức; 1.100 sinh viên bằng 2; 300 sinh viên cao đẳng; 110 học viên cao học và 10 nghiên cứu sinh - 95% SV tốt nghiệp tìm được việc làm hoặc tự đứng ra làm chủ các DN (trong đó 85% tìm được việc làm phù hợp chuyên ngành đào tạo) - 17 giáo trình và 60 tài liệu tham khảo, trung bình mỗi năm tái bản 3 lần. - 122 đề tài NCKH các cấp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, giải quyết những vấn đề của thực tiễn trong việc hoạch định các chính sách, đặc biệt là các chính sách thuộc các lĩnh vực kinh tế đối ngoại, lĩnh vực pháp luật thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. - Thường xuyên tổ chức hội thảo về các lĩnh vực liên quan đến kinh tế, TMQT, môi trường kinh doanh… ở tầm quốc gia và quốc tế - Có thế mạnh về đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên so với các trường thuộc khối kinh tế - SV được đào tạo không chỉ có kiến thức mà còn có các kỹ năng làm việc, giao tiếp nên cơ hội có việc làm cao - Các công trình nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn lớn, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại như các đề tài: Phân tích ảnh hưởng biến động tỉ giá đồng ngoại tệ đối với xuất khẩu VN, Các biện pháp vượt hàng rào phi thuế quan trong TMQT… - Có đầy đủ nguồn lực (cơ sở vật chất, con người,…) để tổ chức - Số ngành đào tạo còn ít (so với ĐH KTQD có 4 khối ngành với 32 chuyên ngành đào tạo) - Quy mô tuyển sinh hàng năm nhỏ (so với ĐH KTQD tuyển 4000 SV chính quy, ngoài ra còn có các hệ khác) - Nhiều môn học còn chưa có giáo trình, phải sử dụng giáo trình của các trường khác 4. Nguồn nhân lực 4.1. Tổng quan 4.2. Các yếu tố tạo động lực - Số lượng - Trình độ - Mức lương - Cơ hội được đào tạo - Giảng viên: 465 Cán bộ quản lý: 143 Nhân viên: 36 - 55 Tiến sĩ, 205 Thạc sĩ (được đào tạo từ nhiều quốc gia trên thế giới: Anh, Mỹ, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Úc, Nhật…) - Giảng viên: 4.600.000/tháng Cán bộ quản lý: 4.000.000/tháng NV phục vụ: 1.200.000/tháng - Tạo điều kiện cho giảng viên học nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước bằng NSNN, học bổng của Chính phủ nước khác hoặc các chương trình hợp tác đào tạo… - GV có trình độ cao, được tiếp thu nền giáo dục từ nhiều quốc gia - GV có cơ hội được đào tạo ở nước ngoài cao hơn các trường khác - Số lượng giáo viên chưa đủ đáp ứng yêu cầu giảng dạy, phải thuê giáo viên từ các trường khác (số SV thực tế/ 1 GV thực tế: 19) 5. Cơ cấu tổ chức - 12 khoa: Khoa Cơ bản, Khoa Tài chính ngân hàng, Khoa QTKD, Khoa Đào tạo quốc tế, Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, Khoa Tiếng Nhật, Khoa Tiếng Anh thương mại, Khoa Tiếng Anh chuyên ngành… - Các phòng chức năng: Phòng quản lý đào tạo, phòng tài chính kế toán, phòng quản lý sinh viên … - Các trung tâm trực thuộc: Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc. Trung tâm Ngôn ngữ và Phát triển hợp tác quốc tế, Trung tâm Đảm bảo chất lượng, Thư viện - Có các trung tâm nghiên cứu trực thuộc trường → tăng khả năng nghiên cứu chuyên sâu (so trường khác) - Chưa có Hội đồng trường (là hội đồng có thẩm quyền cao nhất trong cơ cấu trường ĐH) 6. Cơ sở vật chất - Diện tích đất sử dụng - Số phòng học - Thư viện - Số lượng SV ở KTX - 3.155ha ở cả 2 cơ sở - 170 phòng, diện tích 25.070 m2 - Rộng 3040m2 với 51.000 đầu sách - 560SV (chủ yếu là SV nước ngoài) - Mới khánh thành tòa nhà đa năng cao 12 tầng, diện tích sàn 11.000m2 - Diện tích khuôn viên trường, số phòng học đủ cho số lượng SV (so với ĐH KTQD, SV phải học ở các giảng đường ngoài trường) - Quy mô của KTX chưa đủ cho số lượng SV của trường 7. Sứ mệnh và TNCL đã và đang thực hiện - Giai đoạn 1962 - 1967: Đào tạo cán bộ ngoại giao - 1967 – 1984: Xây dựng trường và đào tạo NNL ngành KTĐN - 1984 – 1999: Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo Thay đổi phù hợp xu thế phát triển của đất nước, đặc biệt là xu thế hội nhập • Nhiệm vụ của Hội đồng Trường ĐH (Theo điều lệ trường ĐH) - Quyết nghị về mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển của trường. - Quyết nghị về dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trường. - Quyết nghị chủ trương chi tiêu, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. - Giám sát việc thực hiện "Quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động của nhà trường" do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành và các quyết nghị của HĐT, báo cáo cơ quan chủ quản và Bộ GD-ĐT. → Hiệu trưởng các trường ĐH có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luận của HĐT về những nội dung được quy định. Tóm lại: Trường ĐH Ngoại thương có: • Điểm mạnh: - (S1) Đội ngũ giáo viên có trình độ cao - (S2) Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại không chỉ vể kiến thức chuyên môn mà cả về các kỹ năng làm việc, kỹ năng sống. - (S3) Khả năng huy động nguồn tài chính từ bên ngoài tốt. • Điểm yếu: - (W1) Số ngành đào tạo ít, quy mô tuyển sinh nhỏ - (W2) Số lượng giáo viên, giáo trình, tài liệu còn thiếu - (W3) Cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo • Cơ hội: - (O1) Sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng → tạo khả năng hợp tác giáo dục, học hỏi kinh nghiệm QT - (O2) CNTT phát triển giúp cải thiện phương pháp dạy và học - (O3) Sự ưu tiên đầu tư cho giáo dục của Chính phủ • Thách thức: - (T1) Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong giáo dục đại học - (T2) Yêu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển dụng buộc các trường phải đào tạo SV phát triển toàn diện → Ma trận SWOT Cơ hội Thách thức O1 O2 O3 T1 T2 Điểm mạnh S1 Tạo điều kiện cho GV đi học ở nước ngoài để nâng cao trình độ hoặc mời các GV nước ngoài trong các chương trình hợp tác đào tạo Tăng số giáo viên có trình độ cao để tăng khả năng cạnh tranh S2 Mở rộng hợp tác các với các trường đại học có uy tín trên thế giới, chú trọng các chuyên ngành mũi nhọn Đưa trường trở thành trường trọng điểm QG, có uy tín trên thế giới Đào tạo NNL đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường S3 Huy động nguồn tài chính từ nước ngoài Huy động đầu tư cho CNTT (thiết bị, phần mềm giảng dạy...) nhằm tăng tính hiện đại Điểm yếu W1 Tập trung phát triển các ngành đào tạo mũi nhọn để tăng khả năng cạnh tranh W2 Sử dụng giáo trình nước ngoài để bổ sung cho nguồn tài liệu học tập, nghiên cứu Tạo cơ hội cho SV được học trong thực tế W3 Tận dụng sự đầu tư của CP để nâng cao CSVC Nâng cao CSVC theo hướng hiện đại hóa, mở rộng về quy mô III. VẬN DỤNG MÔ HÌNH SMART ĐỂ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU Các mục đích, giá trị cam kết và tầm nhìn đưa ra có thể trở thành Sứ mệnh và Tầm nhìn chiến lược của trường ĐH Ngoại thương: ● Mục đích - Về đào tạo 1. Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế 2. Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngoại ngữ kinh tế, ngoại ngữ thương mại. 3. Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, quản trị kinh doanh - Về nghiên cứu khoa học 1. Sáng tạo và chuyển giao tri thức đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước. 2. Nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế ● Giá trị cam kết - Đối với nhà tuyển dụng: 1. Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao 2. Cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng - Đối với nhà sinh viên đang học tại trường: 1. Đảm bảo đào tạo SV phát triển toàn diện, có kiến thức và có kỹ năng tốt 2. Đảm bảo SV sau khi tốt nghiệp sẽ tìm được việc làm phù hợp ● Tầm nhìn 1. Trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia 2. Trở thành trường đại học có danh tiếng trong khu vực và quốc tế 3. Trở thành trung tâm giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới → Sử dụng mô hình SMART kết hợp với phương pháp đánh giá đa tiêu chí để đánh giá về sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược của trường ĐH Ngoại thương như bảng sau: Các tiêu chí Trọng số Mục đích Giá trị cam kết Tầm nhìn Về đào tạo Về NCKH Đối với nhà tuyển dụng Đối với sinh viên 1 2 3 1 2 1 2 1 2 1 2 3 (S) Đặc trưng 0.15 10 10 6 10 10 15 10 10 10 10 5 10 (M) Ấn tượng 0.30 10 8 7 10 8 30 8 10 9 10 10 10 (A) Tham vọng 0.30 10 8 9 10 9 30 9 10 9 10 10 10 (R) Khả thi 0.15 10 10 8 10 10 15 5 10 9 10 4 4 (T) Thời gian 0.10 10 10 8 10 10 10 10 10 8 10 5 5 Tổng 100 10 8.8 7.7 10 9.1 100 8.35 100 9.05 10 7.85 7.25 (Tổng = điểm đánh giá * trọng số, đánh giá trên thang điểm 10) Tóm lại: Từ bảng phân tích trên có thể thấy, sứ mệnh và tầm nhìn của trường ĐH Ngoại thương là: Mục đích: Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế; và Sáng tạo và chuyển giao tri thức đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước. Giá trị cam kết: Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các nhà tuyển dụng; và Đảm bảo đào tạo SV phát triển toàn diện, có kiến thức và có kỹ năng tốt. Tầm nhìn: Trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia; tiếp theo đó là Trở thành trung tâm giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới. IV. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN MỤC TIÊU Dựa vào ma trận SWOT đã có được sau phần phân tích môi trường, ta có thể đưa ra một số phương thức thực hiện mục tiêu sau đây: Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế - Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của trường, bên cạnh trình độ cao, các giảng viên còn cần phải được trau dồi các kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm. - Tập trung cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên chất lượng cao để phát triển ngành kinh doanh quốc tế trở thành ngành mũi nhọn của trường. - Thực hiện tốt công tác tuyển sinh, nhằm đảm bảo sinh viên được đào tạo trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế có chất lượng đầu vào tốt nhất. Sáng tạo và chuyển giao tri thức - Khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ giáo viên trong trường tham gia nghiên cứu, đặc biệt là các vấn đề có tính thực tiễn cao, phục vụ hoạch định chính sách trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Đảm bảo đào tạo sinh viên phát triển toàn diện, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường - Tạo điều kiện cho sinh viên được học trong thực tế, giúp sinh viên không chỉ có kiến thức tốt mà còn có các kỹ năng thực hành. - Phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, làm việc độc lập… Trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia - Tận dụng nguồn đầu tư của Nhà nước, sự tài trợ của các đơn vị hợp tác để nâng cao cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hóa, mở rộng về quy mô. - Nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo. - Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, phấn đấu có các công trình nghiên cứu có ý nghĩa ở tầm quốc tế. Trở thành trung tâm giao lưu văn hóa quốc tế - Mở rộng hợp tác với các trường đại học trên thế giới không chỉ về đào tạo, nghiên cứu mà cả trong giao lưu văn hóa. - Tăng cường thu hút sinh viên nước ngoài đến học tại trường ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26714.doc
Tài liệu liên quan