Tài liệu Bài học về quản lý cung ứng hàng hóa của tập đoàn bán lẻ Wal – Mart: ... Ebook Bài học về quản lý cung ứng hàng hóa của tập đoàn bán lẻ Wal – Mart
25 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3009 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Bài học về quản lý cung ứng hàng hóa của tập đoàn bán lẻ Wal – Mart, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
kHOA kinh tÕ vµ kinh doanh quèc tÕ
&
®Ò ¸n m«n häc
§Ò tµi:
bµi häc vÒ qu¶n lý cung øng hµng ho¸
cña tËp ®oµn b¸n lÎ wal-maRt
Gi¶ng viªn híng dÉn
:
TS. T¹ lîi
Sinh viªn thùc hiÖn
:
Lu ph¬ng th¶o
Líp
:
kinh doanh quèc tÕ A- K47
’
¬
Hµ Néi - 10/2008
MỤC LỤC
Trang
PHẦN A – MỞ ĐẦU
Vào năm 2009 , thị trường Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn theo lộ trình WTO , và cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt . Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải nhanh chóng thay đổi phương thức kinh doanh để thích ứng với tình hình mới nếu không sẽ phải chịu thua ngay trên sân nhà
Wal – Mart là tập đoàn bán lẻ được thành lập từ năm 1962 và hiện nay đã trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới . Chỉ trong vòng 40 năm , tập đoàn này đã vượt qua tất cả các tập đoàn bán lẻ khổng lồ khác như Kmart , Safeway , Target …Từ năm 2002 đến nay , Wal – Mart luôn đứng đầu trong danh sách Fortune 500 và được xem là công ty được ngưỡng mộ nhất tại Mỹ .
Vậy điều gì đã làm nên thành công của Wal – Mart ?
Để trả lời một phần cho câu hỏi trên em đã chọn đề tài : “Bài học về quản lý cung ứng hàng hóa của tập đoàn bán lẻ Wal – Mart”
Trong quá trình làm đề tài do tài liệu không nhiều và kiến thức hạn hẹp nên có thiếu sót gì mong bạn đọc góp ý và thông cảm !
Trong quá trình làm đề tài em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới TS . Tạ Lơi – người đã chỉ bảo và giúp đỡ em tận tình !
PHẦN B – NỘI DUNG
Chương I – QUẢN LÝ CUNG ỨNG HÀNG HÓA CỦA TẬP ĐOÀN BÁN LẺ WAL – MART
1.1 – Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Wal – Mart
Những năm 1960s
Wal – Mart được thành lập vào năm 1962 khi Sam Walton mở cửa hàng đầu tiên của công ty tại Rogers, bang Arkansas . Năm năm sau , công ty đã có 24 cửa hàng tại Arkansas và đạt doanh thu 12,6 triệu đô la . Năm 1968 chứng kiến việc Wal – Mart lần đầu tiên thuê Aviation – hãng hàng không chuyên phục vụ cho việc vận chuyển của Wal – Mart , cũng trong năm này Wal – Mart đã mở các cửa hàng khác ở Sikeston , Claremore , Okla… Công ty này chính thức hợp thành tập đoàn bán lẻ Wal – Mart vào ngày 31 tháng 10 năm 1969 .
Những năm 1970s
Những năm 1970s là thời kỳ phát triển đáng chú ý của Wal – Mart , là 10 năm chứng kiến sự mở cửa các trung tâm phân phối đầu tiên của Wal – Mart , là thời điểm Wal – Mart quyết định đặt tổng hành dinh tại Bentonville bang Arkansas . Điểm đặc biệt là Wal – Mart đã có 1500 nhân viên làm việc trong 38 cửa hàng , với doanh thu bán hàng đạt 44,2 triệu đô la .
Tháng 5 năm 1971 làn đầu tiên Wal – Mart tham gia thị trường chứng khoán với 100% được chia nhỏ , tại thị trường có giá $ . Cũng trong năm này , công ty đã mở thêm chi nhánh ở năm bang là Arkansas , Kansas , Louisiana , Missouri và Oklahoma .
Năm 1972 , sau khi được sự tán thành và trước diễn biến của thị trường chứng khoán , Wal – Mart quyết định bán thêm 100% làn thứ hai với giá $47.50 .
Năm 1975 , Wal – Mart đã có 7500 cộng tác viên làm việc cho 125 cửa hàng và doanh thu bán hàng đạt $340.3 triệu
Vào cuối thập niên Wal – Mart có 276 cửa hàng , 21.000 cộng tác viên và doanh thu $ $1.248 tỷ , có chi nhánh nằm trên 11 bang .
Những năm 1980s
Tiếp tục sự lớn mạnh , năm 1980 Wal – Mart tiếp tục bán 100% lần thứ tư với giá %50
Năm 1987 , Wal – Mart có 1,198 cửa hàng , 200.000 nhân viên , doanh thu bán hàng đạt $15.9 tỷ . Giá chứng khoán trên thị trường là $66.625
Năm 1988 , Wal – Mart mở siêu thị đầu tiên ở Washington ,Mo .
Những năm 1990s
Năm 1990 , Wal – Mart trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước và giá chứng khoán của Wal – Mart đạt $62.50 .
Năm 1991 , Wal – Mart đã mở chi nhánh bán lẻ sang Mêxicô
Năm 1994 , Wal – Mart có 123 cửa hàng ở Canada , 86 cửa hàng ở Mêxicô
Năm 1995 , tập đoàn bán lẻ Wal – Mart có 1995 cửa hàng , 239 siêu thị , 433 câu lạc bộ Sam và 276 cửa hàng ở nước ngoài , doanh thu bán hàng đạt $93.6 tỷ với 675.000 nhân viên .
Những năm tiếp sau , Wal – Mart bắt đầu đầu tư vào Trung Quốc , Hàn Quốc , Đức …Cuối những năm 1990 , Wal – Mart trở thành công ty sử dụng nhiều lao động nhất thế giới với 1,140,000 nhân viên . Giá chứng khoán là $89.75 .
Những năm 2000s
Năm 2000 , Wal – Mart bắt đầu thời đại hoàng kim mới với sự bổ nhiệm H. Lee Scott Jr – giám đốc điều hành thứ ba của Wal – Mart .
Năm 2005 , Wal – Mart có 1.6 triệu nhân viên làm việc trong 6,200 nhà máy trên khắp thế giới , trong 3800 cửa hàng ở Mỹ , 3800 cửa hàng ở nước ngoài , doanh thu bán hàng đạt $312.4 tỷ . Công ty có hơn 138 triệu khách hàng mỗi tuần .
Năm 2006 , số lượng khách hàng tới Wal – Mart mỗi tuần là hơn 176 triệu người trên toàn thế giới , doanh thu ròng đạt $345 tỷ .
1.2 – Triết lý kinh doanh của Wal – Mart
Nói đến Wal – Mart là người ta nói đến một triết lý kinh doanh độc đáo của họ , đó là “ Luôn bán giá rẻ “ . Triết lý này đã tồn tại và là chìa khóa cho sự thành công của Wal – Mart ngày nay . Nhưng để đạt được điều là “ Luôn bán giá rẻ “ đó thì Wal – Mart đã phải luôn cải tiến và đổi mới không chỉ bản thân mình mà ngay cả các nhà cung ứng cho Wal – Mart cũng phải đổi mới theo .
Một sự thay đổi ít người để ý đến bắt đầu từ thập niên 1990 , sự thay đổi này lan rộng khắp một ròng sản phẩm mà mọi người Mỹ trưởng thành sử dụng hàng ngày . Trước đó , gần như mọi nhãn hiệu và kiểu thuốc khử mùi hôi thân thể nào thoa , nào xức , thứ bột thơm , thứ không mùi đều đựng trong hộp giấy bồi . Ta mở hộp , lấy các ống chứa thuốc khử mùi ra và vứt cái hộp vào thùng rác . Đầu thập niên 1990 , Wal – Mart cùng các nhà bán lẻ khác đều thấy các hộp giấy bồi này là thứ vô giá trị . Nó chẳng thêm gì vào kinh nghiệm trị hôi nách của người tiêu dùng . Sản phẩm đã chứa sẵn trong một lon thiếc hy một ống nhựa chí ít cũng bền chắc như cái hộp giấy , nếu không nói là bền chắc hơn . Cái hộp giấy chonags hết chỗ trên lệ bày hàng . Nó làm phí phạm giấy bồi . Vận chuyển cái trọng lượng giấy bồi ấy làm phí phạm nhiên liệu . Bản than cái hộp lại tốn tiền thiết kế , sản xuất – thậm chí lại tốn tiền bỏ lọ thuốc khử mùi vào trong hộp chỉ để người tiêu dùng mất công lôi ra . Với một quyền lực riêng thầm lặng nhưng không thể kháng cự mà Wal – Mart có thể áp đặt nhà bán lẻ này yêu cầu các hang sản xuất thuốc khử mùi phải bỏ luôn cía hộp đi . Hãy phơi trần thuốc trị hôi nách . Hóa ra cái hộp ấy lại tốn thêm 5 xu cho mỗi lọ thuốc khử mùi , Wal – Mart đương nhiên chia đôi khoản tiết kiệm được – để cho nhà sản xuất thuốc khử mùi giữ lại và chuyển vài xu tiết kiệm còn lại cho nguoif tiêu dùng hôi nách .
Bây giờ bước vaò một cửa hàng Wal – Mart và dùng lại trước kệ bán thuốc khử mùi : 8 kệ hàng , mỗi ngăn 60 lọ , gần 500 lọ thuốc sẽ đói mặt với ta . Không một cái hộp nào . Bây giờ hãy bước vào bất kỳ cửa hàng nào của Walgreas, Target , Eckerd , CVS và đi đến quầy thuốc khử mùi . Không một cái hộp nào .
Đó là một động lực để Wal – Mart hoàn hảo – công ty này đã sử dụng óc thông minh trí tuệ và cơ bắp của mình để đưa đến cho người tiêu dùng sự thỏa mãn tuyệt đối khi mua hàng . Chiến lược tối thiểu hóa chi phí không chỉ được vận dụng lên bản thân Wal – Mart mà nó còn bắt các nhà sản xuất cũng luôn phải tìm mọi cách để tối thiểu hóa chi phí . Hành động này đã giúp hàng triệu cây rừng không bị đốn , bao héc - ta giấp bồi không còn được sản xuất chỉ để vứt bỏ , hàng trăm triệu hộp giấy thuốc khử mùi không còn chon vùi trong hố rác mỗi năm . Chuyện đó hoàn toàn không ai thấy , không ai để ý và hoàn toàn tốt .
Điều thứ hai trong triết lý kinh doanh của Wal – Mart là tính nguyên tắc , hầu như không có công ty nào trên thế giới có khả năng chuyên tâm như Wal – Mart , Wal – Mart luôn biết nó quan tâm điều gì , và chỉ một điều thôi : đó là giá sản phẩm thấp bán cho người tiêu dùng . Giá thành sẽ tốn bao nhiêu ? Có thể làm sản phẩm đó rẻ hơn được không ? Làm sao năm sau hạ giá xuống ? Tính thống nhất nguyên tắc này đã tạo nên một sức mạnh tổng thể không thể đè bẹp của Wal – Mart . Mọi nhân viên trong Wal – Mart đều được đào tạo nguyên tắc này thông qua người lãnh đạo của công ty – ông Sam Walton .
1.3 – Cách thức tìm kiếm nguồn hàng hóa đầu vào của Wal – Mart
Các công ty sản xuất đều muốn được làm ăn với Wal – Mart để có những đơn đặt hàng lớn và ổn định . Và Wal – Mart biết rất rõ mong muốn từ các công ty đó , họ tận dụng lợi thế này rất hoàn hảo trong việc ép giá các công ty cung ứng này .Họ thay đổi cách thức sản xuất , chất lượng các sản phẩm được thiết kế và sản xuất tại ngay nhà máy . Wal – Mart buộc các hãng cung cấp phải làm mọi việc từ thiết kế lại bao bì cho tới thiết kế lại hệ thống máy tính nếu họ muốn bán hàng cho Wal – Mart . Và rất thẳng thừng Wal – Mart sẽ nói thẳng cho các hãng cung cấp biết cái giá Wal – Mart sẽ trả cho hàng hóa của họ .
Wal – Mart vận dụng quyền lực của mình chỉ vì một mục đích : Mang cho khách hàng của nó giá bán thấp nhất có thể . Ở Wal – Mart , đó là một mục tiêu không bao giờ đạt được . Với những sản phẩm tiêu dùng cơ bản thường không thay đổi giá từ năm nay qua năm khác , Wal – Mart luôn khăng khăng đòi giá phải giảm mỗi năm 5 % . Một đối tác của Wal – Mart , ông Gib Carey nói : Năm này sang năm khác , với bất kỳ sản phẩm nào cũng giống hệt như thứ anh bán năm ngoái , Wal – Mart đều nói : Đây là cái giá anh bán cho tôi năm ngoái . Đây là cái giá tôi có thể mua của một sản phẩm cạnh tranh ; đây là cái giá tôi có thể mua một sản phẩm tương tự của một nhãn hiệu vô danh . Tôi muốn thấy một giá trị tốt hơn để tôi có thể mang lại cho người tiêu dùng của tôi trong năm nay . Nếu không tôi sẽ sử dụng không gian bày bán theo kiểu khác .”
Còn một chuyên viên mua hàng của Wal – Mart thì nói rằng :’Triết lý của chúng tôi ở Wal – Mart rất đơn giản . Chúng tôi mua . Các anh giao hàng . Các anh không giao hàng . Chúng tôi không mua . Anh cảm thấy hứng khởi vì anh có cơ hội lớn với chúng tôi . Nhưng anh cũng phải gánh một trách nhiệm lớn đối với chúng tôi và khách hàng của chúng tôi , đúng nơi chúng tôi cần , đúng lúc chúng tôi cần .”
Điều đó cho thấy nếu bạn muốn cung cấp hàng cho Wal – Mart thì giá sản phẩm của bạn phải luôn hấp dẫn họ , nếu không họ sẽ ngừng đặt hàng ngay .
Để giữ được triết lý “ luôn bán giá rẻ “ nên bây giơ Wal – Mart đã chuyển sang đặt hàng các doanh nghiêp ở Trung Quốc , Ấn Độ , Mexico … là những quốc gia có chi phí lao động thấp , nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ . Hiện nay , đến 70 % nguồn hàng của Wal – Mart là từ Trung Quốc , hàng hóa “ made in china “ đã tràn ngập trong các Wal – Mart .
1.4 – Cách sắp xếp cửa hàng của Wal – Mart
Một con số thống kê đưa ra rằng hơn một nửa tổng số dân Mỹ sống trong vông bán kính 8 km của một của hàng Wal – Mart , không đày 10 phút lái xe . 90% người Mỹ sống trong vòng bán kính 24 km của một của hàng Wal – Mart . Trên các xa lộ xuyên bang của nước này , hiếm khi nào đi được 15 phút mà không thấy một chiếc xe tải hàng Wal – Mart . Điều này là cách lý giải tại sao mọi người Mỹ đều biết đến Wal – Mart .
Wal – Mart hiện thời có 3811 cửa hàng trong nước Mỹ ( bao gồm 10 ở Alaska và 9 ở hawai )tức là cứ mỗi một hạt trên đất nước này lại có hơn một cửa hàng Wal – Mart . Các cửa hàng lớn đến mức không thể nào chìm khuất trong quang cảnh như kiểu các cửa hàng Starbucks và Mc Donald . Chúng nằm trên những sân rộng mênh mông của bão đậu xe tráng nhựa đường , thường là nhô cao hơn các con đường gần kề một chút nên trông chúng cứ như được cắm xuống mặt đất hay từ dưới đất trồi lên . Các cửa hàng Wal – Mart không chỉ lớn bên trong , chúng phô ra những tấm bê tông phẳng to – các vách tường và múi nhà – thu hút con mắt bởi sự kềnh càng . Ta không thể đi ngang qua một cửa hàng Wal – Mart mà không chú ý . Các cửa hàng ấy có một lực hấp dẫn đối với mọi khách hàng .
Một cửa hàng của Wal – Mart tiêu biểu bày bán khoảng 60.000 món hàng . Bạn có thể chất đầy một chiếc xe mua hàng với 50 món hàng mỗi ngày trong 3 năm mà không hề phải mua lại món nào tới hai lần . Còn một siêu thị của Wal – Mart cung cáp 120.000 món hàng . Khi bước vào một Wal – Mart và dừng ở ngưỡng của – với một hay hai héc – ta hàng hóa mới tinh chồng chất cao tới trần nhà ngay trước mặt , tất cả các món hàng từ bốn phương đếu có ở đây khách hàng sẽ bị khơi dậy bản năng săn bắn hái lượm của người tiền sử . Dù khách hàng không có ý định mua hàng nhưng khi bước vào một Wal – Mart với cách bài trí như kiểu sản phẩm trẻ em và sản phẩm làm đẹp hay y tế nằm ở hai đầu đối nghịch nhau thì chỉ những người có ý chí quyết tâm và nghị lực mới có thể bước ra khỏi đó mà không mua một món hàng nào . Các khách hàng mua sắm ở Wal – Mart luôn có một cảm giác chiến thắng , kích động khi biết mình đang tiết kiệm được bao nhiêu tiền bột giặt , tiền thực phẩm …
Nói về chuyện nâng cấp một cửa hàng Wal – Mart mới là một điều đáng kinh ngạc . Trong quá trình nâng cấp thì cửa hang vẫn mở cửa bán hàng và họ từ dưới lên , từng hàng gạch một , từng quầy hàng một từng cổng thâu ngân một . Mỗi tuần họ bóc một phần nội thất của cửa hàng và thay thế với tất cả đồ đạc mới và sàn gạch mới . Trong mấy tuần nâng cấp cửa hàng chàn đày nhân viên Wal – Mart , và nếu ta xoay một vòng với gương mặt ngơ ngác thầm hỏi không biết đau mất món nước rủa chén bát , thì sẽ có người lên tiengs ngay “ thưa ông tôi có thể giúp ông tìm gì ? Chúng tôi tạm thời di chuyển vị trí vài mặt hàng . Từ câu truyện này có thể nói rằng Wal – Mart tiết kiệm đến từng giây , họ làm mọi cách để đẩy tăng công suất của hệ thống lên tần suất tối đa .
Hầu như các cửa hàng Wal – Mart đều được bố trí ngăn nắp và sạch sẽ , không có nhiều hàng hóa để bừa bãi . Nhưng không phải mọi cửa hàng đều như vậy , có một số cửa hàng có những hộp hàng mở tung , một vài món đồ vật rơi vãi hoặc hàng hóa chỉ được chất đống ra . Wal – Mart nổi tiengs là bán nhiều sản phẩm giá rẻ . Vì thế không có gì đấng ngạc nhiên khi có quá nhiều mặt hàng giá chỉ từ 65 xen đến 1,34 USD trong cửa hàng Wal – Mart . Nhưng chắc chắn đây không phải là loại hàng hóa có thể đem lại lợi nhuận cho Wal – Mart . Mặt khác , gian hàng quần áo của Wal – Mart nhìn chung kém hấp dẫn vì kiểu bài trí và quần áo không hợp mốt , các nhãn hiệu thời trang ở đay vẫn chưa thật cao cấp như các cửa hàng của Metro hay George , vì vậy không lôi kéo được các khách hàng thu nhập cao . Một điều đáng chú ý là hầu hết các cửa hàng Wal – Mart đều được bố trí dàn trải , thiếu những góc không gian ấm cúng để thu hút và giữ chân khách hàng . Và khách hàng còn thất vọng hơn với phòng thử đồ của Wal – Mart vì phòng thay ddooff quá nhỏ và không có cái gương nào , như vậy sẽ buộc khách hàng phải diện bộ đồ đang thử để ra ngoài tìm gương , tạo cảm giác khó chịu cho khách hàng .
Ngoài ra hàng hóa ở Wal – Mart thường được đóng gói với số lượng rất lớn , như vại dưa chuột muối 1 ga – lông đủ để dùng cả một năm , bai xà phòng nặng 10 kg …gây rất nhiều bất tiện cho khách hàng trong quá trình sủ dụng .
Chương II – PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CUNG ỨNG HÀNG HÓA CỦA TẬP ĐOÀN WAL – MART
2.1 – Hệ thống thu mua và đặt hàng của Wal – Mart
Wal – Mart là tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới nên các đơn đặt hàng của Wal – Mart cũng rất lơn , lớn đến mức mọi nhà cung cấp đều muốn được làm ăn với họ .
Trước đây , hàng hóa của Wal – Mart thường có suất sứ từ Mỹ , các nước Châu Âu hay một số nước sản xuất hàng hóa có chất lượng , có uy tín và thương hiệu . Còn hiện nay , hàng hóa trong Wal – Mart chủ yếu là hàng Trung Quốc , Ấn Độ hay Mexico – các quốc gia có giá nhân công và nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ .
Một điều dễ nhận thấy nhất là Wal – Mart luôn biết cách điều khiển các hãng cung cấp hàng cho họ từ việc đẩy các chi phí quảng cáo truyền thông , vận chuyển , bao gói , lưu kho lưu bãi đến việc phải thiết kế bao bì sao cho phù hợp với khách hàng của Wal – Mart , với chính cửa hàng của Wal – Mart . Các nhà sản xuất thậm chí còn phải tìm mọi cách để thiết kế sao cho bày được nhiều hàng nhất trong không gian đã được Wal – Mart định sẵn cho sản phẩm của mình .
Một điều hiển nhiên nữa là Wal – Mart sử dụng quyền lực tối thượng của mình một cách rất hiệu quả , có thể nói là tàn nhẫn đối với các nhà cung cấp trong việc ép giá hàng hóa. Wal – Mart luôn có một đòi hỏi đầu tiên với nha cung cấp rằng “ có hạ giá sản phẩm này được không ?” Và không chỉ một lần , Wal – Mart gâp áp lực giảm giá lên các nhà cung cấp hàng ngày , hàng giơ . Vì vậy đã có không ít công ty cung ứng không thể đứng vững được trước những đòi hỏi ngày càng khó chấp nhận này .
Đã có nhiều người muốn tìm hiểu , nghiên cưu cách thức làm ăn của Wal – Mart đối với các hãng sản xuât , nhưng dường như điều này gặp rất nhiều khó khăn vì Wal – Mart không cung cấp thông tin gì và ngay cả các nhà sản xuất cũng không muốn cung cấp thông tin về Wal – Mart . Vậy có điều gì bí mật trong quan hệ lam ăn này ? Có phải là Wal – Mart sợ nếu tiết lộ thì họ sẽ mất đi ưu thế giá rẻ hay chăng ?
Ngoài ra , hệ thống thu mua và đặt hàng của Wal – Mart luôn được gắn kết với mạng lưới vận chuyển một cách hết sức chặt chẽ , nó tạo nên một vòng tuần hoàn khép kín giữa chính những nhà sản xuất và Wal – Mart để vì một mục đích duy nhất là tối thiểu hóa chi phí cho toàn bộ hệ thống .
2.2 – Hệ thống vận chuyển và bảo quản của Wal – Mart
Wal – Mart có hẳn một đội ngũ vận tải riêng lớn nhất trên thế giới để chuyên chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa . Họ có hơn 40 trung tâm vận chuyển đặt tại khắp các khu vực , có những địa điểm rộng tới một triệu feet vuông . Các đội vận chuyển luôn hoạt động 24/7 để giữ cho hệ thống xe kéo và xe móc luôn hoạt động . Ở mỗi trung tâm vận chuyển thì có hơn 5 dặm băng truyền di chuyển hàng hóa đến 9000 tuyến khác nhau . Mỗi trung tâm vận tải phân phối hàng cho từ 75 đến 100 cửa hàng trong vòng bán kính 250 dặm. Các trung tâm vận chuyển còn phân loại những hàng hóa đặc trưng như hàng tạp hóa và thực phẩm phụ , đồ nữ trang , hàng dược phẩm , hàng may mặc , giày dép . Ngoài ra còn có mạng phân phối điện tư nhận các yêu cầu của khách hàng qua mạng internet . Wal – Mart còn có đội ngũ xe bán rong hoạt động trên khắp nước Mỹ , sự hoạt động của họ đóng góp quan trọng vào thành công của Wal – Mart . Đội ngũ xe bán rong này làm việc rất chăm chỉ mỗi ngày .
Wal – Mart có hơn 8000 lái xe – điều khiển 7000 xe kéo và 50.000 xe móc , họ luôn đảm bảo lái xe an toàn , họ di chuyển 125.000 dặm mỗi năm để phân phối hàng hóa đến các cửa hàng và các câu lạc bộ Wal – Mart .
Từ những số liệu trên ta thấy đội ngũ vận chuyển của Wal – Mart thật hùng hậu , họ luôn bảo đảm hàng hóa được vận động liên tục từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất , và it tốn công sức thời gian nhất . Đội ngũ vận chuyển này là trái tim của Wal – Mart , mang lại thành công cho Wal – Mart , nó làm cho tiết kiệm được rất lớn chi phí lưu kho , lưu bãi hàng hóa .
Việc thiết lập hệ thống vận tải khổng lồ bao gồm cả các xe bán hàng rong trên các tuyến đường nước Mỹ chứng tỏ các nhà quản trị của Wal – Mart luôn rất quan tâm đến việc lưu thông hàng hóa trong nội bộ hệ thống và họ luôn tìm mọi cách để thời gian lưu thông của hàng hóa trong hệ thống ngày càng ngắn .
Hệ thống vận chuyển này không chỉ vận chuyển háng hóa trong hệ thống của Wal – Mart mà giả sử nếu có đoàn xe chở hàng đến các cửa hàng của Wal – Mart khi về mà xe còn trống thì đội ngũ xe này sẽ chở luôn hàng của các nhà sản xuất trên đường nó đi qua để về kho của Wal – Mart . Hệ thống vận chuyển của Wal – Mart và hệ thống vận chuyển của các nhà cung cấp là sợi dây gắn kết Wal – Mart với các nhà cung cấp ngày càng chặt chẽ hơn . Nó tạo cảm giác như thể hàng hóa không phải đi qua trung gian là các nhà phân phối để đến được tay người tiêu dùng nữa mà là thẳng từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng . Và Wal – Mart như một bộ phận trong một công ty khổng lồ bao gồm Wal – Mart và các nhà sản xuất , còn các nhà sản xuất như một bộ phận của Wal – Mart .
2.3 – Hệ thống bán hàng của Wal – Mart
Wal – Mart là công ty phân phối có hệ thống bán hàng khổng lồ nhất thế giới . Đặc biệt là ở Mỹ , các cửa hàng Wal – Mart dày đặc đến mức 90% người dân Mỹ sống trong vòng bán kính 24 km của một cửa hàng Wal – Mart và đi 15 phút trên đường thì gặp một xe bán hàng Wal – Mart . Và hơn 3800 cửa hàng Wal – Mart trên khắp thế giơi như ở Canada, Mexico , Trung Quốc , Nhật Bản … Wal – Mart là nhà bán lẻ lớn thứ hai ở Anh . Vậy làm thế nào để Wal – Mart có thể quản trị được hệ thống bán hàng khổng lồ này ?
Yếu tố quan trọng nhất là nằm trong ban lãnh đạo Wal – Mart . Ngay từ khi được thành lập thì người sang lập Wal – Mart là ông Sam Walton đã truyền đạt và dạy nhân viên cấp dưới của mình một nguyên tắc thép trong việc điều hành công ty đó là làm cho mọi nhân viên đều hiểu được mục đích cốt lõi của công ty . Điều này tạo nên sự thống nhất quản lý giữa các nhà quản lý trong công ty .
Yếu tố thứ hai năm trong việc quản trị hệ thống vận chuyển của công ty , hệ thống vận chuyển này là trái tim huyết mạnh của Wal – Mart . Nó làm cho ròng chảy hàng hóa luôn luôn hoạt động từ nhà sản xuất . nhà phân phối tới người tiêu dùng .
Yếu tố thứ ba nằm trong cách thức đo lường hiệu quả bán hàng của Wal – Mart . Đó là việc thống kê số lượng hàng hóa đi qua máy quét trong một phút , đo số lượng hàng bán được trên một đơn vị diện tích trong một khoảng thời gian , đo diện tích trống của gian hàng …Điều này luôn thúc đẩy các nhân viện làm việc hăng say hơn và việc đo lường hiệu quả chính xác hơn .
Yếu tố quan trọng nhất làm cho hệ thống các cửa hàng của Wal – Mart ngày càng phát triển đó là giá cả hàng hóa của Wal – Mart luôn rẻ hơn so với nơi khác từ 10% đến 15 % . Việc mua hàng ở Wal – Mart đã trở thành một trào lưu lan rộng trên khắp thế giới . Dù bạn chưa bao giờ nhìn thấy một cửa hàng Wal – Mart nhưng bạn vẫn biết về cái giá rẻ của những sản phẩm ở Wal – Mart . Và tiềm năng thị trường của Wal – Mart vẫn còn rất lớn , vì Wal – Mart hiện nay chưa khai thác hết tiềm năng của 1,6 tỷ dân ở Trung Quốc , 1 tỷ dân ở Ấn Độ…
Chương III – MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
3.1 – Một số giải pháp đặt ra
3.1.1 – Giải pháp đối với chính Wal – Mart
Vấn đề đầu tiên mà Wal – Mart cân phai giải quyết đó là chỉnh đốn lại một số những thiếu sót trong việc bày hàng hóa trong các cửa hàng : như việc tạo thêm không khí ấm cúng trong cửa hàng để thu hút khách hàng , đổi mới mẫu mã các chủng loại may mặc để có thể đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng , nhân viên bán hàng phải thân thiện hơn , hàng hóa phải được xếp gọn gàng lên kệ , …
Vấn đề thứ hai là cải thiện quan hệ với các nhà cung cấp và với chính các lao động đang làm việc cho Wal – Mart . Có rất nhiều lời chỉ trích Wal – Mart trong việc bóc lột các nhà cung cấp thông qua việc ép giá . Các công nhân của các công ty này thì bị trả lương thấp và làm việc nhiều giờ . Các công nhân của Wal – Mart cũng luôn phải làm thêm giờ nên họ luôn rất bức xúc . Chính vì vậy mà Wal – Mart là công ty bị khiếu kiệm nhiều nhất trong năm.Việc cải thiện các quan hệ này sẽ làm cho Wal – Mart hoạt động tốt hơn khi ít mất thời gian để giải quyết khiếu kiện .
Một số câu hỏi được đặt ra là Wal – Mart sẽ mãi có hàng giá rẻ để bán không khi mà việc tối thiểu hóa chi phí đã đến mức tối đa ? Khi đó Wal – Mart có bán những sản phẩm giá rẻ hơn và chất lượng cũng kém hơn không ? Việc hạ giá thành hàng hóa có thể duy trì được mãi không khi tình hình kinh tế thế giới đang bất ổn và giá nguyên vật liệu đầu vào ngày càng tăng cao ? Wal – Mart có nên đi mãi trên con đường giá rẻ không ?
Câu trả lời cho các câu hỏi này vẫn còn để ngỏ vì tiềm lực phát triển của Wal – Mart vẫn còn rất lớn , có nhiều thị trường tiềm năng còn chưa được Wal – Mart khai thác như Việ Nam …
Nhưng giá không phải là tất cả , ngay trước đây và hiện nay cũng có rất nhiều người không thích mua hàng ở Wal – Mart vì họ cho rằng công sức họ bỏ ra trong quá trình mua hàng không xứng đáng với chi phị của họ , họ mệt mỏi khi phải tìm mỏi mắt mới thấy món hàng cần tìm , ngoài ra nhân viên thì không niềm mở , lắm lúc còn không thấy đâu . Vì vầy Wal – Mart cần phải đổi mới trong dịch vụ đối với khách hàng hơn .
Việc luôn ép giá các nhà sản xuất của Wal – Mart đã khiến họ không còn con đường nào khác là giảm chất lượng sản phẩm . Chiếc quần jeans Levi ở Wal – Mart bằng vải rẻ tiền hơn , thiết kế đơn giản hơn , dễ sản xuất hơn và chi phí ít hơn nên chất lượng kém hoàn toàn so với chiếc quần jeans giá bán thấp nhất ở nơi khác . Và sản phẩm này vẫn bán rất chạy như vậy vẫn còn ổn . Nhưng liệu khách hàng có còn tin tưởng vào các sản phẩm mà Wal – Mart bán nữa không ?
3.1.2 – Giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Việt Nam có một nền kinh tế sôi động, đang phát triển nhanh nhất châu Á. Việt Nam có một dân số có học vấn, đầy nghị lực và trẻ trung đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm tiêu dùng. Việt Nam có một nền doanh nghiệp sản xuất đang lớn mạnh cần tìm nơi bán sản phẩm ra thế giới. Cho nên, Việt Nam đã sẵn sàng cho Wal-Mart.
Nhưng khi Wal-Mart bước vào một tỉnh thành, một địa hạt, hay toàn bộ một ngành công nghiệp, tác động luôn đầy kịch tính. Và tác động ấy luôn là một hỗn hợp giữa tốt và xấu: tốt cho người tiêu dùng và người mua sắm, nhưng xấu cho những doanh nghiệp phân phối sẵn có . Tốt cho hiệu quả của các nhà máy và sản xuất, nhưng nguy hiểm cho các hãng cung cấp nào đã nhường quá nhiều quyền kiểm soát cho Wal-Mart. Quy mô và quyền lực phi thường của Wal-Mart sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn. Chỉ cần bán được hàng một lần cho Wal-Mart, một công ty Việt Nam có thể tiếp cận được toàn bộ thị trường Mỹ. Nhưng quy mô và quyền lực của Wal-Mart cũng đồng nghĩa là một mình Wal-Mart thường cầm trịch cho cả nền kinh tế tiêu dùng, không chỉ ở nước Mỹ mà khắp thế giới. Wal-Mart định ra luật lệ - cho dù bạn ở ngành may mặc, đồ chơi hay giày dép. Wal-Mart ấn định giá cả và nhịp độ làm việc. Và trong vai trò người tiêu dùng, người kinh doanh hay quan chức chính quyền, dù muốn dù không bạn phải theo luật của Wal-Mart nếu muốn hợp tác cùng Wal – Mart – vì Wal – Mart rất khác biệt với nhứng doanh nghiệp khác .
Wal-Mart khác biệt vì hai lý do. Thứ nhất đó là quy mô. Wal-Mart lớn tới mức khó lòng hiểu thấu đáo hoàn toàn về nó. Wal-Mart không chỉ là siêu thị lớn nhất nước Mỹ, không chỉ là siêu thị lớn nhất thế giới. Wal-Mart hiện là công ty lớn nhất thế giới với doanh thu 1 tỉ USD một ngày, 42 triệu USD một giờ, từng giờ của từng ngày trong năm. Wal-Mart thực chất không chỉ là công ty lớn nhất thế giới - nó là công ty lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Điều đó có nghĩa gì? Có nghĩa là ngay cả những công ty danh tiếng nhất cũng phải uốn mình theo ý muốn của Wal-Mart. Công ty 100 năm tuổi Levi Strauss là một huyền thoại không chỉ ở Mỹ mà khắp thế giới. Levi Strauss đã sáng chế ra chiếc quần jean. Ngày nay, Wal-Mart bán quần jean Levi nhưng cũng bán cả quần jean mang “nhãn hiệu riêng” là Faded Glory (một phần sản phẩm này có thể được gia công ở Việt Nam).
Và đây là thực tế: bất kể thanh thế và sự hấp dẫn của quần jean Levi, Wal-Mart mỗi năm bán quần jean còn nhiều hơn Levi Strauss cho dù Wal-Mart vốn chẳng có tên tuổi gì trong ngành sản xuất quần jean.
Cho nên, khi doanh nghiệp Việt Nam cân nhắc chuyện làm ăn với Wal-Mart - khi họ tưởng tượng nhà máy hay công ty của họ đang cung ứng sản phẩm cho Wal-Mart - đừng quên cái quyền lực đặc biệt mà quy mô của Wal-Mart có được. Hợp đồng có thể tốt đẹp hôm nay, nhưng một năm nữa thì sao, và ba năm nữa thì sao?
Điều thứ hai khiến Wal-Mart khác biệt chính là tính nguyên tắc của công ty này. Hầu như không có công ty nào trên thế giới có khả năng chuyên tâm như là Wal-Mart. Wal-Mart luôn luôn biết nó quan tâm điều gì, và chỉ một điều thôi: giá sản phẩm thấp bán cho người tiêu dùng. Giá thành sẽ tốn bao nhiêu? Anh có thể làm sản phẩm đó rẻ hơn được không? Làm sao năm sau anh hạ giá xuống? Tính nguyên tắc như thế đã cho Wal-Mart một lợi thế lớn. Các nhà quản lý và điều hành ở Wal-Mart luôn biết rõ những câu hỏi họ cần hỏi – cho dù họ đang suy tính việc khai trương một siêu thị hay thương thảo một hợp đồng mua quần jean. Họ biết rõ sứ mệnh của họ và không bao giờ chệch hướng. Quy mô và nguyên tắc khiến Wal-Mart khác biệt. Điều đó có nghĩa là nếu doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm ăn với Wal-Mart, nếu Wal-Mart sẽ đến thành phố Hà Nội hay Hồ Chí Minh…, nếu Wal-Mart cạnh tranh hoặc mua sản phẩm của doanh nghiệp Việ Nam thì họ phải tự hỏi mình cái giá phải trả đi kèm theo những lợi ích là gì. Và cái phí tổn ấy có xứng đáng với lợi ích hay không? Wal-Mart luôn biết câu trả lời cho câu hỏi đó, cho từng siêu thị họ khai trương, cho từng nhà máy họ ký hợp đồng. Điều quan trọng là đừng bị Wal-Mart mê hoặc .
Đến năm 2009 , khi thị trường bán lẻ Việt Nam mở cửa thì không phải chỉ có Wal – Mart mà còn có cả một làn song các tập đoàn bán lẻ khác với tiềm lực tài chính hùng mạnh và dày dặn kinh nghiệm đổ bộ vào . Vì vậy nếu doanh nghiệp Việt Nam không đoàn kết thì sẽ có rát ít doanh nghiệp sẽ tồn tại được – nghĩa là muốn tồn tại thì các doanh nghiêp phải liên kết với nhau tránh sự đối đầu .
Nhưng cũng có những cơ hội lộ ra cho các doanh nghiệp Việt Nam , đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất . Được biết lãnh đạo Wal – Mart đã có cuộc tiếp xúc với Hiệp Hội chế biến và suất khẩu thủy sản Việt Nam để bàn cách đưa hàng thủy sản Việt Nam vào bán trong các cửa hành của Wal – Mart nhưng hàng thủy sản Việt Nam lại không đủ tiêu chuẩn chất lượng . Đây chính là cơ hội lớn không chỉ cho các doanh nghiệp thủy sản mà còn là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp khác , vì vậy họ phải nhanh chóng cải thiện hệ thống sản xuất để đạt tiêu chuẩn của thế giới .
3.2 – Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ Wal – Mart
3.2.1 – Bài học từ triết lý kinh doanh của Wal – Mart
Triết lý “ Bán hàng giá rẻ .” đã tạo cho Wal – Mart nét độc đáo riêng , nó tạo dựng lòng tin , thói quen mua hàng cho khách hàng trên khắp thế giới . Nhưng để đạt được thành công đó thì còn người là yếu tố quyết định cho công ty này . Wal – Mart rất kỹ lưỡng trong quá trình tuyển chọn nhân sự , họ phải chắc chắn là người được tuyển dụng phù hợp với họ , những người này được đào tào phải luôn tuân theo những nguyên tắc của công ty , luôn hướng tới mục tiêu lớn nhất là “ tối thiểu hóa chi phí .” Đây chính là bài học lớn cho mọi doanh nghiệp ngày nay trong quá trình quản lý , đào tạo , tuyển chọn nhân sự cho công ty mình . Việc tuyển chọn nhân sự luôn phải phù hợp với chính hoạt động của công ty mình chứ không phải chỉ dựa trên trình độ . Được biết rằng ở Wal – Mart có những nhà quản lý cấp cao là những người đi lên từ nhân viên bán hàng bình thường , họ luôn được đào tạo , hướng dẫn bởi cấp trên , mục đích hoạt động của Wal – Mart ăn sâu vào con người họ và họ được học mọi cách thức để đat được mục đích đó một cách hiệu quả nhất .
Triết lý của Wal – Mart rất đơn giản nên việc._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6208.doc