Lời mở đầu
Trong bối cảnh toàn cầu hòa, nền kinh tế và thương mại thế giới ngày càng phát triển. Liên minh giữa các tổ chức quốc tế, phạm vi thị trường được mở rộng không chỉ bó hẹp trong một quốc gia hay khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại quốc tế, đồng thời cũng đem đến nhiều khó khăn thách thức cho các quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt với một quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao, hoạt động ngoại thương rất phát triển như Trung Quốc, thì cạnh tra
35 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh trong thương mại quốc tế đang là một trong những vấn đề thu hút nhiều mối quan tâm. Không chỉ hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc gặp phải nhiều rào cản thương mại khi thâm nhập vào thị trường các nước khác mà hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc cũng có nhiều vấn đề cần chú ý. Trong đó bán phá giá và chống bán phá đang là vấn đề gây không ít khó khăn, trợ ngại và tốn kém chi phí cho Trung Quốc, cần xem xét, đưa ra chính sách ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Việt Nam với những điều kiện tương đồng về kinh tế chính trị với Trung Quốc trong một số năm gần đây cũng gặp không ít khó khăn khi phải đối mặt với các vụ kiện bán phá giá, gây thiệt hại không nhỏ tới thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam. Để có thể ứng phó, nâng cao nhận thức và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên sân chơi quốc tế, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của Trung Quốc về các biện pháp, chính sách để phòng và kháng kiện trong các vụ kiện chống bán phá giá. Vì tính cần thiết của vấn đề cũng như để nâng cao nhận thức của bản thân, em đã chọn đề tài “Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp thương mại ”.
Chương I
Tổng quan về bán phá giá và chống bán phá giá
trong thương mại quốc tế
1. Cơ sở lý luận của bán phá giá
1.1 Khái niệm bán phá giá
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT (1948) quy định : “Bán phá giá là mang sản phẩm ở nước này sang bán ở nước khác với một mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó khi bán ở thị trường nội địa của nước xuất khẩu”
Cụ thể hơn, theo luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ thì một hàng hoá được xem là bán phá giá khi giá xuất khẩu trung bình được điều chỉnh thấp hơn giá bán trung bình được điều chỉnh của hàng hoá tương tự hoặc cùng loại tại thị trường trong nước hoặc thị trường nước thứ ba. Theo luật chống bán phá giá của liên minh Châu Âu thì một sản phẩm được coi là phá giá nếu giá xuất khẩu của nó vào cộng đồng thấp hơn giá so sánh của sản phẩm tương tự trong quá trình kinh doanh thông thường trong phạm vi nước xuất khẩu.
Nhìn chung các luật chống bán phá giá đều có quy định dựa trên sự so sánh giữa giá xuất khẩu và giá thông thường. Một hàng hoá có thể bán giá rẻ hơn giá của hàng tương tự trên thị trường nước nhập khẩu nhưng không thấp hơn giá bán thông thường tại thị trường nội địa thì vẫn được coi là không bán phá giá. Tuy nhiên trong mỗi trường hợp cụ thể, việc xác định giá trị thông thường thường phức tạp.
1.2 Giá trị thông thường, giá trị xuất khẩu và biên độ phá giá
a/ Giá trị thông thường
Luật chống bán phá giá năm 1994 của WTO quy định “Giá trị thông thường nói chung là giá của sản phẩm tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu đến người tiêu dùng trong quá trình thương mại thông thường”. Có thể thấy khi điều tra bán phá giá thì vấn đề về quá trình thương mại thông thường luôn được khai thác. Trong đó, luật định cũng nêu rõ những trường hợp mà tiêu thụ hàng hoá ở thị trường nội địa với giá thấp hơn chi phí của quá trình sản xuất sẽ không được coi là thực hiện trong quá trình thương mại bình thường.
Khi dựa vào thị trường nước xuất khẩu không thể xác định chính xác giá trị thông thường của sản phẩm thì nó sẽ được căn cứ vào giá mà sản phẩm được bán cho nước thứ ba, và trị giá cấu thành của sản phẩm. Bên cạnh đó với những nền kinh tế phi thị trường thì giá nội địa tại thị trường nước xuất khẩu không được coi là thích hợp, do đó các nước nhập khẩu trong quá trình điều tra chống bán phá giá thường lấy giá của sản phẩm cùng loại sản xuất tại nước thứ ba làm giá trị thông thường.
b/ Giá trị xuất khẩu
Luật chống bán phá giá của WTO đưa ra các các phương pháp tính giá trị xuất khẩu khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Giá xuất khẩu là giá trong giao dịch mua bán giữa nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu của nước xuất khẩu với nhà nhập khẩu của nước nhập khẩu. Trong một số trường hợp, giá trên không đáng tin cậy thì giá xuất khẩu lại được tính theo giá trị tính toán. Luật chống bán phá giá của liên minh Châu Âu quy định, giá xuất khẩu là mức giá thực sự được trả hay phải trả cho sản phẩm khi sản phẩm được xuất khẩu từ nước xuất khẩu vào khối cộng đồng. Tương tự Hoa Kỳ quy định giá xuất khẩu là giá mà mỗi nhà nhập khẩu bán cho bên mua không liên kết đầu tiên tại Hoa Kỳ.
c/ Biên độ phá giá
Sau khi xác định được giá trị thông thường và giá trị xuất khẩu, các giá trị này sẽ được so sánh để xác định biên độ phá giá. Đây là mức độ mà giá trị thông thường vượt qua giá xuất khẩu và được thể hiện bằng phần trăn hoặc một lượng cụ thể. Nếu biên độ phá giá vượt ra ngoài chuẩn quy định của quốc gia thì hàng hoá nhập khẩu này được xác định đã có hiện tượng bán phá giá. Biên độ phá giá được tính cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan. Nếu số lượng nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan quá lớn khiến cho việc tính toán biên độ phá giá đơn lẻ không thể thực hiện được thì cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu có thể chỉ lựa chọn một số lượng thích hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu để điều tra (sẽ có biên độ đơn lẻ cho các nhà sản xuất, xuất khẩu này) và tính một biên độ bán phá giá chung cho nhóm các nhà sản xuất, xuất khẩu (biên độ cho nhóm) không tham gia điều tra theo nguyên tắc lấy bình quân các biên độ đơn lẻ. Theo quy định của WTO thì biên độ phá giá không đáng kể nếu thấp hơn 2% của giá xuất khẩu. Khối lượng hàng hóa nhập khẩu bán phá giá sẽ được coi là không đáng kể nếu khối lượng đó chiếm ít hơn 3% tổng lượng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước đó.
2. Cơ sở lý luận của chống bán phá giá
2.1 Mục đích của chống bán phá giá
Chống bán phá giá là một trong ba nội dung chính trong các biện pháp khắc phục thương mại được WTO công nhận và cho phép các nước thành viên sử dụng nhằm đối phó với sự cạnh tranh không lành mạnh, gây ra thiệt hại với ngành sản xuất nội địa của quốc gia nhập khẩu. Về nguyên tắc, chống bán phá giá chỉ được sử dụng để chống lại hiện tượng cố ý bán phá giá nhằm loại bỏ đối thủ, chiếm lĩnh thị trường và sau đó nâng giá gây thiệt hại cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Như vậy ngoài tác dụng nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, các nước đang có xu hướng sử dụng biện pháp chống bán phá giá như một công cụ bảo hộ mới. Khi hàng rào thuế quan và hạn ngạch không thể sử dụng rộng rãi thì chống bán phá giá là hình thức phát triển tinh vi của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, hợp thức hóa được các rào cản kĩ thuật để bảo vệ sản xuất trong nước khi vẫn giữ được danh tiếng chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc mở cửa thị trường, giảm dần hàng rào thuế quan, bảo đảm khả năng tự do cạnh tranh lành mạnh theo đà hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Các chuyên gia phân tích kinh tế thế giới cho rằng, trong các biện pháp chống bán phá giá mà nhiều nước ắp đặt vừa qua, chỉ có 5% mang ý nghĩa đích thực bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, còn lại 95% là lạm dụng để bảo vệ sản xuất trong nước. Ngoài một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ đã sử dụng nhiều đến công cụ chống bán phá giá, chủ yếu các nước khởi kiện vẫn là các nước phát triển kiện các nước đang phát triển. Giai đoạn từ 1980 đến 1985 chỉ có 12% tổng số biện pháp CBPG nhằm vào những nước có thu nhập trung bình và thấp thì đến giai đoạn 1995 – 2000, 5 năm sau khi hiệp định chống bán phá giá được thông qua, tỉ lệ này đã tăng lên đến 40%. Riêng với EU và Hoa Kỳ áp dụng đến 90% và 60% các biện pháp chống bán phá giá nhằm vào các nước đang phát triển. Như một công cụ phân biệt đối xử giữa các quốc gia, nước càng có thế lực càng có cơ hội sử dụng CBPG để hạn chế hàng hóa từ các nước yếu thế hơn trên thị trường quốc tế. Ngay trong khuôn khổ hiệp định chống bán phá giá ADA, quy định xem xét hành vi BPG cũng phân biệt giữa các nền kinh tế thị trường và phi thị trường. Đối với những nền kinh tế chưa được thừa nhận là kinh tế thị trường như Việt Nam thì giá trị thông thường của hàng hóa thường được lấy từ giá thành sản phẩm của một nước thứ ba có điều kiện tương tự và việc lựa chọn nước nào thay thế thường không chính xác, gây bất lợi cho nước bị kiện. Tiêu biểu là vụ kiện tôm xuất khẩu của Trung Quốc thì giá nhập của tôm Bồ Đào Nha vào Tây Ban Nha được coi là tương đương với giá bán tôm đồng tại Trung Quốc, bất kể sự khác biệt giữa Trung Quốc và hai quốc gia này. Các quy chế về nền kinh tế phi thị trường thậm chí còn được quy định sâu sắc và khắt khe hơn ở EU và Hoa Kỳ khiến rất nhiều nước vẫn phải chịu sự phân biệt đối xử trong quá trình thương mại quốc tế.
Bán phá giá là một hành động thương mại không lành mạnh, gây ra tổn hại vật chất đối với ngành sản xuất của nước xuất khẩu. CBPG ngoài mục đích ban đầu để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thời gian qua đã bị lạm dụng gây thiệt hại cho nền thương mại toàn cầu, làm giảm kim ngạch xuất nhập khẩu, gây chệch hướng thương mại, sau nhiều vụ kiện CBPG nhiều doanh nghiệp đã đi đến phá sản, thặng dư tiêu dùng giảm sút.
Khi một cuộc điều tra bán phá giá được tiến hành dù chưa có kết luận chính thức cũng gây ảnh hưởng tới dòng thương mại hiện có. Lượng xuất nhập khẩu của hàng hóa đó sẽ giảm hoặc dòng thương mại sẽ chuyển dịch sang các thị trường khác. Ngoài ra quá trình giải quyết vụ kiện cũng gây tốn kém một lượng chi phí lớn cho các nhà sản xuất, xuất khẩu. Theo Messerlin khi phân tích về chống bán phá giá thì số lượng hàng hóa nhập khẩu vào EU sau một năm tiến hành điều tra bán phá giá trung bình đã giảm 18% và sau 5 năm áp dụng thuế CBPG thì kim ngạch hàng nhập khẩu trung bình giảm xuống 50%. Tương tự ở Hoa Kỳ, thuế CBPG cao làm giảm kim ngạch nhập khẩu tới 73%. Nghiên cứu của Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế cũng cho thấy thị phần của hàng xuất khẩu bị điều tra bán phá giá đã giảm từ 15-20% dù sau vụ việc có kết luận là không cần áp dụng các biện pháp CBPG. Có những vụ kiện còn làm cho các nhà xuất khẩu mất hẳn thị trường do không còn đơn đặt hàng từ các nhà nhập khẩu hoặc do mức thuế CBPG quá cao khiến hàng hóa không còn năng lực cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu theo đuổi vụ kiện phải tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí. Trong trường hợp rủi ro cao nhất, doanh nghiệp có thể bị phá sản, lao động mất việc làm. Các nhà nhập khẩu, phân phối, bán lẻ hoặc các ngành nhập sản phẩm làm đầu vào của quá trình sản xuất ở nước nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng kéo theo do các vụ kiện. Nếu các biện pháp CBPG được áp dụng thì giá hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng lên, làm giảm kim ngạch nhập khẩu, tăng sản xuất trong nước. Sự chệch hướng thương mại này ảnh hường tiêu cực với nước xuất khẩu lại có tác dụng đem lại thu nhập từ một khoản thuế cho các nước nhập khẩu.
Các biện pháp CBPG sẽ chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được sử dụng đúng mức, công bằng, minh bạch và khách quan. Bất kì sự lạm dụng nào đối với biện pháp này cũng đều có tác dụng tiêu cực đối với thương mại quốc tế nói chung và người tiêu dùng nói riêng.
2.2 Thuế chống bán phá giá và các điều kiện áp dụng
Trong các vụ kiện CBPG, khi nước khởi kiện giành thắng lợi thì kết quả là hàng hóa nước xuất khẩu khi thâm nhập vào thị trường nước nhập khẩu sẽ bị áp dụng các biện pháp CBPG, tiêu biểu là thuế CBPG. Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu. Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra.
Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi xác định được đủ ba điều kiện sau đây:
(i) Hàng nhập khẩu bị bán phá giá;
(ii) Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể.
(iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên.
Về nguyên tắc, thuế chống bán phá giá sẽ chấm dứt sau 5 năm kể từ thời điểm quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, nếu cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, sau khi tiến hành rà soát, đi đến kết luận là việc bán phá giá gây thiệt hại có nhiều khả năng tiếp tục duy trì hoặc tái diễn nếu thuế chống bán phá giá chấm dứt hiệu lực thì thuế này sẽ tiếp tục được áp dụng thêm 5 năm nữa.
2.3 Các biện pháp lựa chọn khi giải quyết các vụ kiện CBPG
Theo hiệp định chống bán phá giá ADA của WTO trong quá trình xử lý điều tra vụ việc bán phá giá, cơ quan có thẩm quyền, các nhà sản xuất, xuất khẩu đang bị điều tra có thể thỏa thuận với nhau về cam kết giá sau khi cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra kết luận sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá. Cam kết giá là việc nhà xuất khẩu cam kết sửa đổi mức giá bán hoặc cam kết ngừng xuất khẩu phá giá hàng hóa. Đây là thỏa thuận tự nguyện giữa các nhà xuất khẩu và ngành công nghiệp nước nhập khẩu. Thông thường cam kết giá này sẽ được chấp thuận ở nước nhập khẩu nếu các nhà xuất khẩu chứng minh được rằng cam kết đó đủ để loại bỏ các thiệt hại do việc bán phá giá gây ra. Khi một cam kết giá được thông qua thì quá trình điều tra sẽ chấm dứt trừ khi các nhà xuất khẩu có yêu cầu tiếp tục điều tra hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định như vậy. Nếu việc điều tra tiếp tục mà kết luận là không có bán phá giá thì cam kết giá tự động hết hiệu lực và ngược lại nó được thực hiện bình thường.
Theo luật pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ, để thay thế cho việc áp thuế CBPG có thể sử dụng biện pháp thỏa thuận đình chỉ. Đây là thỏa thuận do Bộ Thương mại Hoa Kỳ đàm phán với chính phủ hoặc các nhà sản xuất nước xuất khẩu để đình chỉ cuộc điều tra bán phá giá đổi lấy những cam kết nhất định liên quan tới giá hoặc số lượng hàng hóa xuất khẩu tới Hoa Kỳ : có thể thỏa thuận để hạn chế số lượng nhập khẩu, thỏa thuận để loại trừ hoàn toàn việc bán hàng dưới giá trị hợp lý, thỏa thuận loại trừ các ảnh hưởng gây thiệt hại.
3. Khuynh hướng phát triển của các biện pháp chống bán phá giá
Chống bán phá giá có hơn 100 năm lịch sử phát triển và đến nay đã là một trong những hiện tượng cơ bản của thương mại quốc tế. Các nước không ngừng sử dụng rộng rãi chống bán phá giá như một công cụ bảo hộ chính thức khi các rào cản truyền thống như thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu ngày càng giảm đi. Các quy tắc chống bán phá giá có xu hướng ngày càng chặt chẽ, đồng bộ hơn giữa luật pháp của các nước và quy định chung của quốc tế. Mọi nước thành viên WTO định kì đều chịu sự thẩm tra tính minh bạch của các chính sách thương mại, qua đó tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, giảm bớt tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên. Sau các vụ kiện về bán phá giá, các nhà xuất khẩu đã sử dụng một số biện pháp nhằm giảm bớt hoặc tránh được thuế chống bán phá giá. Tiêu biểu như biện pháp xuất khẩu linh kiện của hàng hóa bị đánh thuế vào nước nhập khẩu rồi mới lắp ráp và bán thành phẩm tại nước nhập khẩu. Do sự khác biệt về chính sách thuế đối với linh kiện và thành phẩm nên các nhà xuất khẩu có thể tránh được thuế chống bán phá giá. Hoặc sử dụng biện pháp lắp ráp tại nước thứ ba rồi mới xuất khẩu vào thị trường nước nhập khẩu, thì hàng hóa sẽ mang xuất xứ từ nước thứ ba từ đó cũng tránh được thuế chống bán phá giá. Các nhà xuất khẩu còn có thể thay đổi một số đặc tính bên ngoài hoặc cải tạo sản phẩm thành sản phẩm mới, làm cho sản phẩm khác biệt với miêu tả về hàng hóa bị áp thuế CBPG thì vẫn tránh được việc phải nộp thuế. Để đối phó với các hiện tượng này, các biện pháp chống bán phá giá đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển mới. Mỹ và EU là 2 khu vực đi đầu trong việc tăng cường, bổ sung liên tục các quy định này. Ngay trong luật cạnh tranh và thương mại tổng hợp của Mỹ từ năm 1988, đối với những trường hợp lắp ráp tại Mỹ để trốn thuế thì giá trị thành phẩm và giá trị NVL sẽ bị so sánh, khi chênh lệch nhỏ thì thuế chống bán phá giá vẫn sẽ được áp dụng. Hay đối với hàng hóa lắp ráp tại nước thứ ba vẫn có những quy định và kiểm tra để áp thuế CBPG với sản phẩm từ các nước thứ ba này. Ngoài ra bộ luật cũng quy định điều kiện thay đổi kĩ thuật của sản phẩm mà vẫn phải chịu thuế CBPG. Luật chống bán phá giá đã mở rộng phạm vi áp dụng, không chỉ trong lĩnh vực lưu thông mà còn liên quan đến đầu tư và sản xuất. Đối tượng bị áp thuế không chỉ là thành phẩm mà còn bao gồm cả linh kiện, phụ kiện, phạm vi áp thuế mở rộng đến cả lãnh thổ nước thứ ba. Công cụ chống bán phá giá đang phát triển ngày càng tinh vi, hiện đại hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Chương II
Thực trạng và kinh nghiệm ứng phó với các vụ kiện
chống bán phá giá của Trung Quốc
1. Tình hình các vụ kiện chống bán phá giá với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc
Theo số liệu thống kê thì từ năm 1995 đến 2005, Trung Quốc đứng đầu danh sách các quốc gia bị kiện chống bán phá giá với 469 vụ kiện (chiếm 28,13% tổng số vụ). Số quốc gia thi hành các biện pháp CBPG với Trung Quốc tăng dần theo thời gian. Những năm 70, 80 chỉ có gần 10 nước và khu vực thi hành biện pháp này với Trung Quốc trong đó EU là một trong những khu vực đầu tiên. Đến những năm 1990 và 2000 con số các quốc gia này đã lên tới 28 quốc gia. Trong đó các thị trường lớn của Trung Quốc như EU đến năm 2000 đã kiện TQ 90 vụ, Hoa Kỳ 77 vụ, Hàn Quốc 14 vụ, Ấn Độ 37 vụ… Có thể thấy không chỉ các nước phát triển tiến hành các biện pháp với hàng xuất khẩu Trung Quốc mà ngay cả những quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Peru, Chile... cũng có số lượng lớn các vụ kiện hàng hóa Trung Quốc khi thâm nhập vào thị trường các nước này. Hàng hóa Trung Quốc bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá không chỉ tăng lên về số vụ, số nước khởi kiện mà phạm vi sản phẩm bị kiện và tổn thất cũng ngày càng lớn. Trung bình trong giai đoạn 1995-2000 mỗi năm Trung Quốc phải chịu 34,5 vụ kiện và sau hơn 5 năm gia nhập WTO đã lên tới 51,2 vụ/ năm. Các ngành hàng bị áp dụng chủ yếu vẫn là các hàng công nghiệp nhẹ, mang lợi thế cạnh tranh cao như hóa chất, dệt may, giầy da, kim loại cơ bản… Đa số các vụ kiện hàng hóa Trung Quốc đều có kết quả là áp dụng các biện pháp CBPG, trong đó chủ yếu là đánh thuế chống bán phá giá, yêu cầu cam kết về giá cả, chủ động phân bổ hạn ngạch. Thời gian thi hành các biện pháp này là 5 năm hoặc lâu hơn. Các biện pháp được áp dụng với Trung Quốc đã gây thiệt hại trực tiếp cho Trung Quốc 10 tỷ đồng. Riêng các nước EU đã chiếm tới 3 tỷ USD, với 9 vụ trị giá 100 triệu USD/vụ, 32 vụ trị giá 10 triệu USD/vụ.
Một số vụ kiện bán phá giá của hàng hóa TQ có giá trị kim ngạch cao
Nguồn : Tạp chí kinh tế đối ngoại Trung Quốc
Nước khởi kiện
Năm
Tên sản phẩm
Kim ngạch (trăm triệu ECU)
EU
1991
Xe đạp và phụ kiện
165
1995
Giày
342
1996
Túi du lịch
646
1996
Túi xách tay
274
1997
Đĩa hát
303
1999
Than cốc
230
Mỹ
1990
Quạt điện
200
1995
Xe đạp
200
1996
Thép cacbon
150
Tuy là quốc gia bị áp dụng các biện pháp CBPG nhiều nhất trên thế giới song so với kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc thì giá trị hàng hóa bị kiện CBPG vẫn chưa đáng kể. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc là 438,37 tỉ USD thì khối lượng hàng hóa xuất khẩu bị kiện bán phá giá chỉ có 2,2 tỉ USD, chiếm khoảng 0,51% so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Là một trong những quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn trên thế giới, hàng hóa phong phú có sức cạnh tranh cao, nguy cơ bị kiện CBPG với hàng hóa Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng.
Tình hình các vụ kiện chống bán phá giá trên thế giới có thể thấy qua các bảng sau
Các quốc gia bị kiện bán phá giá (1995-2005)
Quốc gia
Số vụ bị kiện
Tỷ lệ
Trung Quốc
469
28,13%
Hàn Quốc
218
13,08%
Hoa Kỳ
162
9,72%
Đài Loan
160
9,60%
Nhật Bản
125
7,50%
Indonesia
121
7,26%
Ấn Độ
120
7,20%
Thái Lan
111
6,60%
Nga
97
5,82%
Brazil
84
5.03%
Các quốc gia tiến hành các vụ kiện CBPG (1995-2005)
Quốc gia
Số vụ kiện
Tỷ lệ
Ấn Độ
425
19,51%
Hoa Kỳ
366
16,80%
EU
327
15,01%
Argentina
204
9,37%
Nam Phi
197
9,04%
Úc
179
8,22%
Canada
134
6,15%
Trung Quốc
123
5,65%
Brazil
122
5,60%
Thổ Nhĩ Kì
101
4,64%
Theo số liệu trong bàng, Trung Quốc đứng đầu danh sách với số vụ bị kiện nhiều nhất (469 vụ) và Brazil là nước có số lần bị kiện thấp nhất (84 vụ). Đa số các nước bị kiện vẫn là các nước đang phát triển, tuy nhiên riêng Hoa Kỳ và Nhật Bản dù là nước phát triển song vẫn thuộc 10 nước có số vụ bị kiện cao nhất. Về phía các nước khởi kiện, Ấn Độ tuy là một quốc gia đang phát triển nhưng lại đứng đầu về số vụ khởi kiện (425 vụ). Hoa Kỳ và EU chỉ đứng thứ 2 và 3 với số vụ lần lượt là 366 và 327. Có thể thấy, chống bán phá giá không chỉ là công cụ bảo hộ của các nước phát triển mà giờ đây cũng được các nước đang phát triển sử dụng ngày càng nhiều.
2. Nguyên nhân của các vụ kiện
2.1 Nguyên nhân khách quan
Chống bán phá giá trở thành công cụ bảo hộ hợp pháp đang được sử dụng ngày càng nhiều trong quan hệ thương mại quốc tế. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, thương mại ngày càng phát triển khiến cạnh tranh trở nên gay gắt, quyết liệt hơn. Các biện pháp bảo hộ truyền thống như thuế quan, hạn ngạch… dần dần bị vô hiệu hóa với sự ra đời của GATT, WTO. Song chống bán phá giá lại được WTO cho phép sử dụng để bảo vệ môi trường cạnh tranh và sản xuất trong nước nên chính quyền các nước nhập khẩu đã tận dụng triệt để công cụ hợp pháp này. Thông qua kiện bán phá giá có thể thu hẹp thị phần của hàng nhập khẩu, tăng giá hoặc giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu, nếu áp dụng thuế còn có thể tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Như vậy, chống bán phá giá đã trở thành biện pháp vô cùng hữu hiệu để bảo vệ sản xuất trong nước.
Các nước thực thi chính sách phân biệt đối xử với hàng hóa Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng cao trong nhiều năm. Không chỉ trờ thành một trong những thị trường tiềm năng của các nhà xuất khẩu hướng tới mà các doanh nghiệp của Trung Quốc cũng thâm nhập sâu vào thị trường các nước khác. Ngân hàng thế giới dự báo năm 2020 tỉ lệ kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc trong tổng kim ngạch thương mại thế giới sẽ gấp hơn 3 lần tỉ lệ này năm 1992 (đạt khoảng 10%) và có hi vọng trở thành nước có nền thương mại lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mỹ (chiếm 12%). Lo ngại hàng hóa Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh thị trường, tạo áp lực với các nước nhập khẩu, các quốc gia lần lượt đưa Trung Quốc vào danh sách đối tượng chủ yếu của chống bán phá giá, và áp dụng chính sách phân biệt đối xử.
2.2 Nguyên nhân chủ quan
Các doanh nghiệp Trung Quốc chưa có chiến lược tập trung chú ý toàn diện khi tham gia thị trường thương mại quốc tế. Khi bị khiếu kiện vẫn thiếu sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, liên minh liên kết giữa các doanh nghiệp để bảo vệ sản phẩm xuất khẩu. Thiếu hiểu biết về thị trường, luật pháp, phong tục tập quán các nước nhập khẩu, cũng như chỉ dùng giá cả làm chiến lược duy nhất đều là những nguyên nhân khiến hàng hóa Trung Quốc càng dễ dàng trở thành mục tiêu trong các vụ kiện chống bán phá giá. Cơ cấu kinh tế và hình thức kinh doanh phân tán, quản lý điều hòa ngành nghề yếu kém, các doanh nghiệp đua nhau cạnh tranh với mức giá thấp thì nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá tất yếu cũng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó để gia nhập WTO, Trung Quốc đã chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 15 năm (2001-2016), điều này khiến Trung Quốc ở vị thế bất lợi hơn trong các vụ kiện, do đó các nước có cơ hội giành thắng lợi cao càng có động cơ tiến hành điều tra BPG với hàng hóa Trung Quốc. Khi tiến hành điều tra, Trung Quốc cũng bị thua thiệt vì doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ không tham gia kháng kiện, không hiểu rõ về luật pháp quốc tế. Vụ kiện chỉ dựa vào một phía nước khởi kiện càng dễ dàng thành công hơn, để áp dụng các biện pháp với hàng hóa Trung Quốc. Và khi một nước khiếu kiện thành công, kéo theo các nước nhập khẩu khác cũng lần lượt kiện hàng hóa Trung Quốc. Qua một số vụ kiện thực tế có thể thấy nếu doanh nghiệp Trung Quốc tích cực kháng kiện thì có thể tránh được hoặc giảm bớt số thuế chống bán phá giá phải nộp.
3. Một số đối sách của Trung Quốc với các vụ kiện chống bán phá giá
3.1 Dưới góc độ chính phủ
Chính phủ Trung Quốc đóng vai trò to lớn và tích cực trong suốt quá trình ứng phó với các vụ kiện CBPG. Ngay từ năm 2001, Ủy ban kiểm soát công bằng trong ngoại thương đã được thành lập, là bộ phận chuyên trách của chính phủ giám sát và hỗ trợ các vụ kiện hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, đồng thời cũng điều tra hành vi phá giá của các nhà nhập khẩu nước ngoài trên thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, chính phủ cũng tăng cường, củng cố quan hệ ngoại giao, đàm phán, hợp tác với các nước trên thế giới, thúc đẩy các nước nhanh chóng điều chỉnh chính sách chống bán phá giá với Trung Quốc, tạo môi trường thương mại thuận lợi cho các doanh nghiệp. Trong hầu hết các vụ kiện, Bộ trưởng Bộ Thương Mại Trung Quốc thường đích thân viết thư cho Bộ trưởng Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, Thương vụ Trung Quốc tại Hoa Kỳ cũng thay mặt chính phủ gặp phía Hoa Kỳ, bày tỏ thái độ hết sức quan tâm và hợp tác. Trong vụ kiện hàng tơ lụa xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Ấn Độ, đàm phán của chính phủ đã giúp kéo dài thêm thời gian điều tra để doanh nghiệp có điều kiện chuẩn bị sẵn sàng ứng phó. Đàm phán tuy không thể đạt mục tiêu đình chỉ vụ kiện tuy nhiên vẫn có những ảnh hưởng tích cực tới kết quả vụ kiện. Nỗ lực của chính phủ bước đầu đã mang lại thành công đáng kể. Một số quốc gia đã công nhận vị thế kinh tế thị trường của Trung Quốc như Brazil, Argentina, Chile… trong đó Canada và Australia là hai quốc gia phương tây đầu tiên xác nhận vị thế kinh tế thị trường cho một ngành công nghiệp của Trung Quốc. Riêng EU và Hoa Kỳ vẫn là những đối tác rất khó đàm phán.
Chính phủ tăng cường công tác quản lý hoạt động ngoại thương, đẩy mạnh vai trò hướng dẫn, tuyên truyền về CBPG với các doanh nghiệp. Hàng loạt các biện pháp, luật định được đưa ra nhằm giám sát hoạt động xuất khẩu đảm bảo tính thống nhất, khoa học. Chính phủ tích cực chủ động cung cấp thông tin, hướng dẫn về tình hình thị trường, luật pháp thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt tình hình thực tế, hạn chế rủi ro ở thị trường nước ngoài. Sau mỗi vụ kiện, chính phủ và hiệp hội các ngành hàng đều tổ chức đúc rút kinh nghiệm, tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp xuất khẩu, qua đó nâng cao nhận thức, và khả năng ứng phó của các doanh nghiệp. Ngoài trợ giúp về thông tin, kĩ năng, Chính phủ còn lập các quỹ tài chính hỗ trợ chi phí cho các doanh nghiệp theo đuổi các vụ kiện, nâng cao cơ hội giành thắng lợi.
Là một thành viên của WTO, Trung Quốc tận dụng tối đa các nguyên tắc và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ hàng hóa xuất khẩu. Theo quy định của WTO, Trung Quốc có thể nêu ý kiến nếu phát hiện thấy luật CBPG của nước khởi kiện đi ngược lại với ý chí của hiệp định chống bán phá giá WTO, đề nghị Ủy ban chống bán phá giá WTO yêu cầu nước khởi kiện sửa đổi luật CBPG của họ, thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO bảo vệ quyền lợi chính đáng của nước mình. Tiêu biểu có vụ việc vào 3/2002 Trung Quốc cùng một số nước khác kiện lên WTO việc Hoa Kỳ áp thuế CBPG với mặt hàng thép. Đến 9/2007 Trung Quốc lại chính thức gửi đơn lên WTO kiện Hoa Kỳ vi phạm quy định của WTO trong việc kiện CBPG và chống trợ cấp với mặt hàng giấy tráng cao cấp của Trung Quốc… Hiện nay Trung Quốc đã tích cực và chủ động hơn, sử dụng các công cụ, quyền lợi là thành viên WTO để bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.
3.2 Dưới góc độ doanh nghiệp
Các doanh nghiệp ngày càng có thái độ sẵn sàng hợp tác điều tra bán phá giá với nước ngoài, tích cực theo đuổi các vụ kiện hơn. Thực tiễn các vụ kiện cho thấy, khi doanh nghiệp tích cực kháng kiện thì cơ hội giữ lại thị trường là rất lớn. Tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ điều chỉnh mức thuế suất, hoặc có thể sử dụng biện pháp cam kết giá, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, thậm chí thắng kiện chứng minh được không hề có tình trạng bán phá giá, nhưng ngược lại khi các doanh nghiệp không theo kiện thì chắc chắn bị áp thuế suất cao, thậm chí mất hoàn toàn thị trường, giảm uy tín của hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động trích một phần kinh phí để thuê các công ty luật hoặc công ty phân tích thị trường để thu thập thông tin, đánh giá sớm nguy cơ xảy ra vụ kiện. Một số doanh nghiệp còn đặt quan hệ đối tác lâu dài với các công ty luật chuyên về CBPG. Đã có tới 60 – 70% các doanh nghiệp sẵn sàng ứng phó kể cả các vụ kiện liên quan tới EU hay Hoa Kỳ. Nỗ lực này cũng giúp Trung Quốc giành được nhiều thắng lợi, với 36% doanh nghiệp đã thắng kiện. Tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp chưa mặn mà với việc theo đuổi vụ kiện vẫn còn rất nhiều.
Các doanh nghiệp đã đổi mới quản lý, hoạt động, đảm bảo tiêu chuẩn về doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường. Từ 1/7/2000 Trung Quốc bắt đầu thực hiện luật kế toán mới và từ 1/1/2001 thực hiện điều lệ báo cáo tài chính kế toán doanh nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Đây là một trong nỗ lực để đưa doanh nghiệp tiến gần tới các tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi về khoản đầy đủ giấy tờ tài chính công khai, minh bạch khi tham gia các vụ kiện CBPG. Bên cạnh đó, chiến lược kinh doanh quốc tế lâu dài cũng được các doanh nghiệp xây dựng, trang bị kiến thức về luật pháp quốc tế, nắm rõ đặc trưng của thị trường quốc tế, tận dụng ưu thế về những nguồn lực sẵn có như lao động, nguyên liệu đầu vào giá rẻ nhưng cũng hướng tới các sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật và vốn cao hơn. Doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu, điều chỉnh giá xuất khẩu hạn chế tình trạng giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường.
Liên kết của các doanh nghiệp trong các hiệp hội ngành hàng đóng vai trò quan trọng tới kết quả của các vụ kiện. Do đặc thù của Trung Quốc là số lượng lớn các doanh nghiệp nằm rải rác trên toàn quốc, công tác tập hợp, thống nhất chiến lược kháng kiện là cực kỳ khó khăn thì thương hội đã trở thành diễn đàn quan trọng gắn kết các doanh nghiệp với nhau. Thương hội vừa cung cấp thông tin, tư vấn chuẩn bị hồ sơ kiện, thuê luật sư… đồng thời trong suốt quá trình theo kiện cũng tiếp tục theo dõi, phối hợp ủng hộ doanh nghiệp. Kênh thông tin dự báo sớm, cung cấp thêm thời gian cho doanh nghiệp chuẩn bị và tổ chức kháng kiện cũng do các thương hội ngành hàng đảm nhận.
4. Vụ việc tiêu biểu : Cộng đồng Châu Âu điều tra chống bán phá giá với chất para-cresol của Trung Quốc
4.1 Diễn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6015.doc