PHẦN 3
XƠ NHÂN TẠO – MAN-MADE FIBRES
VẬT LIỆU DỆT
TEXTILE MATERIAL
Đại học Bách Khoa Tp.HCM
Khoa Cơ Khí
Bộ môn Kỹ Thuật Dệt May
1
Xơ dệt nhân tạo là gì?
Thời điểm ra đời?
Phân loại xơ dệt nhân tạo?
Kể tên các xơ dệt nhân tạo đặc trưng?
2
3
Phân loại xơ nhân tạo
Nhiệt dẻo Polymer tự nhiên
Các gốc polymer tư
nhiên khác: alginate,
cao su tự nhiên,
silicat,silica
Polyolefin
Các xơ gốc nhiệt dẻo khác:
carbon, thủy tinh, silicat
nhôm,kim loại, polyurea
176 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 22/02/2024 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Vật liệu dệt - Phần 3: Xơ nhân tạo - Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,polycarbonate
Gốc Protein
Gốc Cellulose Polyamid
Polyester
Polyvinyl và các dẫn
xuất
Polyurethan
3
3. 1. Xơ nhân tạo gốc protein
• Protein trong tự nhiên có ở dạng xơ như len, tơ tằm
• Nhiều protein không phải là ở dạng xơ, cần chuyển đổi để tạo xơ
bằng cách hòa tan protein và đẩy dung dịch protein thu được qua
vòi phun và sau đó đông cứng thành sợi
• Từ cuối thế kỷ 19, một số xơ protein nhân tạo đã được tạo ra như:
Casein (từ sữa), zein (ngô) và arachin (từ lạc), nhưng sản lượng và
ứng dụng không cao. Lý do ?
4
Quy trình tạo xơ
casein từ sữa
Liquid milk
Dehydrate and degrease
Spin
Purify Dissolve
Graft copolymerization
Recycle
Dry
Curling
Staple fiber
Winding
Length cut
Filament
Package Test
5
• Có thể được kéo thành sợi 100% casein hoặc kéo thành sợi pha với
cashmere, tơ tằm, spun lụa, bông, len, gai và xơ khác với các tính
năng tương tự.
• Dùng để tạo các sản phẩm dệt may cao cấp do các tính chất đặc
trưng:
- Lành cho da, thoải mái, màu sắc tươi sáng do tính nhuộm tốt
- Là sản phẩm “xanh”, thân thiện với môi trường
- Hấp thụ và dẫn ẩm tốt
- Thân sợi thành phần phức hợp và dọc trục sợi có các rãnh cấu trúc
không đồng đều làm xơ sữa hấp thụ độ ẩm mịn tốt như xơ tự nhiên
khác và dẫn ẩm tốt hơn so với xơ nhiệt dẻo, độ xuyên thấm tốt.
Tính chất xơ casein
6
Nhược điểm của xơ: độ bền, khả năng chịu nhiệt độ, độ co?
Cấu trúc dọc trục và mặt cắt ngang xơ casein-Doshi group
Tính chất xơ casein
Ảnh SEM của xơ casein 7
Property Milk protein
fiber
Cotton Silk Wool
Length (mm) 38 25-39 ----- 58-100
Fineness (dtex) 1.52 1.2-2.0 1.0-2.8 6-9
*Dry tensile strength(CN/dtex) 2.8 1.9-3.1 3.8-4.0 2.6-3.5
*Dry breaking elongation rate (%) 25-35 7-10 11-16 14-25
Wet tensile strength (CN/dtex) 2.4 3.2 2.1-2.8 0.8
Wet breaking elongation rate (%) 28.8 13 27-33 50
Friction coefficient (static) 0.187 0.52 0.24
Friction coefficient (dynamic) 0.214 0.26 0.384
Logarithm of mass specific
resistance (Wg/ cm2)
9.1 6.8 9.8 8.4
*Initial modulus (CN/dtex) 60-80 60-82 60-80 44-88
Moisture regain (%) 5-8 7-8 8-9 15-17
Specific weight (g/cm3) 1.22 1.50-1.54 1.46-1.52 1.34-1.38
So sánh tính chất xơ casein với một số xơ khác
8
Tìm hiểu thêm các xơ nhân tạo gốc protein khác:
- Zein
- Soya bean
- Collagen
- Groundnut
9
3. 2. Xơ nhân tạo gốc polymer tự nhiên không phổ biến
Xơ Alginate
- Điều chế từ acid alginic, trích ly từ rong biển lần đầu tiên năm
1860
- Họ rong biển lựa chọn thường là Laminariae bền dẻo, cấu trúc thớ
rõ rệt, tạo được alginic acid với cấu trúc đại phân tử khá dài hoặc
họ Macrocystis
- Thường kéo sợi theo phương pháp ướt trong bể chứa các chất sau:
2-3% CaCl2, 0.5-0.6% HCl và chất làm dẻo (2.5% dầu olive,1%
chất nhũ hóa)
10
11
• Độ hút nước lớn (20-30%)
• Bền cơ học kém, giảm bền mạnh khi ướt
• Không cháy
• Tan trong dung dịch xà phòng hoặc xút 1% có thể ứng dụng ra
sao?
• Tạo vải nhẹ, xốp
• Tan được trong nước ứng dụng làm gì ?
Đặc tính xơ alginate
Quy trình sản xuất xơ alginate
12
Hình ảnh xơ (×400) xử lý với chitosan thủy phân
(i) 0% w/w (chưa xử lý) ; (ii) 2% w/w; (iii) 5% w/w ( C.J Knill et al)
Cấu trúc xơ alginate
13
• Cellulose là hợp chất thiên nhiên, là chất cơ bản tạo thành của các
tế bào thực vật, trong đó có một số xơ dệt
• Là polymer tự nhiên, cơ sở nguyên liệu sản xuất các xơ nhân tạo
gốc cellulose như viscose, rayon, acetat
• Cellulose ở thể rắn là hợp chất cao phân tử nhóm polysaccharid,
đại phân tử có cấu trúc mạch thẳng với mắt xích [-C6H10O5-]
3.3. Xơ nhân tạo gốc cellulose
14
Đặc tính phân tử cellulose (1)
Chỉ số DP lớn, từ vài nghìn tới vài chục nghìn, chỉ số này có thể
giảm trong các quá trình xử lý hóa học
Các mắt xích cơ bản liên kết với nhau nhờ liên kết cầu oxy
Ba nhóm hydroxyl trong mỗi mắt xích và liên kết cầu oxy quyết
định các tính chất hóa học chủ yếu của cellulose
Tỉ lệ tinh thể trong cellulose thiên nhiên đạt cỡ 70%, cellulose đã
qua xử lý kiềm khoảng 40%
Khối lượng riêng khoảng 1.55g/cm3, dễ hấp thu nước, khí
Nhiệt dung riêng 1,26J/g độ, phân hủy sau 160°C
15
- Không bền với ánh nắng, bị oxy hóa bởi oxy trong không khí khi
gặp tia tử ngoại
- Là chất điện môi tốt
- Không tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ thông thường,
tan được trong một số dung môi đặc biệt
- Bị phân hủy bởi acid vô cơ, phân hủy yếu với acid hữu cơ, ngoài ra
với acid có thể tạo ra các ester cellulose và dẫn xuất, dùng để sản
xuất xơ nhân tạo như xanthogenate, acetyle
- Bền với tác dụng của kiềm, nhưng khi xút tác động với cellulose có
thể tạo ra cellulose kiềm dễ bị thủy phân thành hydrade cellulose, là
nền tảng quá trình kiềm hóa
Đặc tính phân tử cellulose (2)
16
Đặc tính phân tử cellulose (3)
• Các chất kèm trong các mô thực vật chứa cellulose:
• Hemicellulose (chiết phân tử thấp của cellulose và các
polysaccharide), là thành phần phải loại khi sản xuất cellulose nhân
tạo
• Pectin: keo liên kết các xơ cơ bản thành xơ kỹ thuật
• Lignin: chất nằm trong mô thực vật, làm xơ cứng, bảo vệ cho
cellulose khỏi bị oxy hóa
• Protein và hợp chất chứa nitơ
• Chất béo và sáp: làm vỏ tế bào thực vật
• Chất tro: oxide sắt, muối kim loại kiềm
• Sắc tố tạo màu tự nhiên
17
18
Các α,β,γ cellulose
• Các α, β, γ cellulose khác nhau chủ yếu là độ bền kiềm.
• α cellulose: là phần cellulose không tan trong dung dịch
NaOH nguội 17,5%, đại lượng này là thông số quan trọng
trong việc điều chế dẫn xuất cellulose hòa tan.
• β cellulose: là thành phần hemincellulose (no-cell) mạch ngắn,
có khả năng tan trong dung dịch NaOH nguội 17,5 % nhưng
sau đó kết tủa khi chuyển dung dịch sang môi trường acid.
• γ cellulose: thực ra là thành phần hemincellulose (no-cell) có
DP rất thấp là phần vẫn hòa tan khi đưa dung dịch qua môi
trường acid
Đặc tính phân tử cellulose (4)
1. Cotton linters (xơ ngắn vô dụng trong các quả bông)
2. Dạng bột nhão của gỗ (wood pulp)
• Bột gỗ thường được sản xuất từ một số chủng cây chính như : vân
sam, cây độc cần, khuynh diệp hay thông.
• Bột gỗ chứa khoảng 94% cellulose, được tinh chế bằng cách đun
sôi với xút hoặcdung dịch natri bisulphite
• Bột gỗ được tẩy trắng và rửa sạch, đưa tới nhà máy dưới dạng các
tấm dày, lưu trữ trong điều kiện có kiểm soát độ ẩm
và nhiệt độ cho đến khi độ ẩm được phân bố thống nhất
Nguyên liệu thô để sản xuất xơ nhân tạo gốc cellulose
19
Sơ lược lịch sử sản xuất xơ nhân tạo gốc cellulose (1)
• 1846, Nitrocellulose
Friedrich Schonbein phát hiện có thể chuyển cellulose nitrocellulose
khi xử lý bằng acid nitric.
• Nitrocellulose là vật liệu dễ cháy, thậm chí gây nổ. Khi trộn với camphor
(long não) cho ra nhựa nhân tạo đầu tiên, celluloid
• Nitrocellulose hòa tan dễ dàng, ví dụ, trong một hỗn hợp của ête và rượu.
• George Audemars phát hiện ra khả năng hình thành sợi khô, cứng từ dung
dịch nitrocellulose nhờ kim có ống hút
• Sợi nitrocellulose là một tiến bộ lớn trong công nghiệp sản xuất sợi
thương mại hữu ích: mịn, chắc và linh hoạt, tuy vẫn còn nhược điểm lớn
(Là gì ?)
20
21
• 1883, nitrocellulose an toàn
• Sir Joseph Swan tạo quy trình ép dung dịch nitrocellulose,thông
qua các lỗ để tạo sợi và xử lý hóa chất biến đổi
• 1885, Swan triển lãm “tơ nhân tạo‘ “artificial silk”
• 1884, Hilaire de Chardonnet tạo sợi nhân tạo từ dung dịch nitro
cellulose phun qua các lỗ nhỏ, cứng trong không khí ấm và xử lý
hóa học để chuyển đổi trở lại thành cellulose. Vật liệu này triển
lãm tại Paris vào năm 1889 là sợi nhân tạo đầu tiên được sản xuất
thương mại tên gọi Chardonnet silk-tơ Chardonnet .Tuy nhiên quy
trình này chậm,còn nguy hiểm và tốn kém.
Sơ lược lịch sử sản xuất xơ nhân tạo gốc cellulose (2)
22
Xơ Cuprammonium
• 1890, phát minh quy trình làm sợi nhân tạo mới dựa trên khả năng
hòa tan cellulose trong dung dịch rượu cuprammonium.
• Dung dịch được ép đùn qua các lỗ nhỏ vào một bể làm đông, nơi
cellulose tái tạo để hình thành sợi liên tục.
• Quá trình cuprammonium đã được phát triển thương mại tốt và
còn tiếp tục hoạt động tới nay.
• Sợi Cuprammonium không bao giờ đạt được sản xuất quy mô thực
sự lớn, nhưng sợi có chất lượng đặc biệt, tạo một số sản phẩm
quan trọng
Sơ lược lịch sử sản xuất xơ nhân tạo gốc cellulose (3)
23
Xơ Viscose
• 1892, đưa ra phương pháp chuyển đổi cellulose thành cellulose
xanthate và hòa tan để hình thành dung dịch, gọi là dung dịch viscose.
Vòi phun đẩy dung dịch viscose qua lỗ mảnh vào bể đông tụ chứa axit
cellulose được tái sinh ở dạng sợi filament.
• Ngày nay,xơ viscose vẫn là xơ quan trọng bậc nhất trong các xơ nhân tạo
với sản lượng khá lớn, và thường sử dụng hai công nghệ phổ biến để tạo
xơ là quy trình xanthate và quy trình carbamate
Xơ viscose của Kelheim fibres
Sơ lược lịch sử sản xuất xơ nhân tạo gốc cellulose (4)
24
Xơ Acetat
• Cellulose được hòa tan trở lại bằng cách chuyển đổi sang dẫn
xuất acetate cellulose, tan trong acetone và các dung môi khác.
• Sản xuất acetate tương tự như của “tơ Chardonnet”, chuyển đổi
cellulose thành nitrat cellulose và hòa tan trong dung môi.
• Dung dịch cellulose acetate đùn qua các lỗ ép đùn rất nhỏ, nhưng
không đưa vào một bồn đông tụ mà vòi phun jet đẩy dung dịch
vào trong một luồng khí ấm.Dung môi bay hơi, để lại các sợi
cellulose acetate rắn.
• Sợi tạo ra theo cách này có sự khác biệt cơ bản so với những sợi
được thực hiện theo các quy trình cuprammonium hoặc viscose
Sơ lược lịch sử sản xuất xơ nhân tạo gốc cellulose (5)
25
Các xơ nhân tạo quan trọng gốc cellulose
1. Rayon và Viscose, Modal
2. Cellulose Ester fibre: cellulose acetate và triacetate
3. Lyocell
26
Xơ Rayon
• Rayon là xơ nhân tạo gốc cellulose đầu tiên được sản xuất thương mại
• Tao ra từ dung dịch từ nguồn cellulose (gỗ, bột giấy, bông phế v.v), ép
đùn dung dịch thông qua spinneret và tái sinh để tạo thành xơ.
• Định nghĩa Rayon: sợi tạo ra từ cellulose tái sinh trong đó nhóm thế
không được thay thế hơn 15% hydroxyl hydrogens.
27
• Rayon được sản xuất bởi ba phương pháp, cung cấp các dòng
xơ rayon khác nhau:
• Viscose rayons
• Rayon cuprammonium
• cellulose acetate xà phòng hóa
Giản đồ quy trình carbonate cellulose của Yoo để tạo xơ, nguyên
lý cơ bản của quy trình visocose rayon
Xơ Rayon
28
Giản đồ quy trình sản xuất xơ rayon
Xơ Rayon
29 Fibre
Pulp
Water
Caustic soda
Water
Carbon disulfide
Caustic soda
Water
Sulphuric acid
Zinc sulphate
Sodium Sulfate
Water
Wastewater
Spin bath
Evaporation
CS2-Recovery
Crystallisation
Alkalisation
Xanthogenat
e
Dissolving
Ageing
Viscose
Spinning
Pre-ageing
Desulfate
Bleaching
Finishing
Drying
Quy trình Viscose
30
Quy trình Viscose
1.Steeping stage- ngấm: dung dịch sodium hydroxide của ít nhất 18%
w/w chuyển Cellulose I sang alkaline cellulose nhằm tăng cường khả
năng phản ứng và kích hoạt sự xâm nhập của carbon disulfide.
2. Nén cellulose dưới áp suất cao tới tỉ lệ 2.6~3.0 để tạo alkaline
cellulose với cellulose (34% w/w), sodium hydroxide (15~16% w/w) và
nước(50% w/w).
3.“Shredding stage” –nghiền vụn: mở alkaline cellulose và tạo điều
kiện cho sự xâm nhập của oxygen và carbon disulfide. Để điều chỉnh
độ ổn định của quy trình sản xuất xơ, DP được giảm xuống từ 750-850
(cho bột nhão điển hình) đến khoảng 270-350 dọc theo chuỗi cellulose
Quy trình “Viscose”
31
4. Xathation stage- xan thát: gồm phản ứng giữa alkaline cellulose và
carbon disulfide để tạo cellulose xanthate tan trong sodium hydroxide.
Viscose được chuẩn bị bằng hòa tan mảnh vụn xanthate trong dung
dịch sodium hydroxide pha loãng dưới độ biến dạng/cắt cao ở ~10ºC.
5. Qúa trình lọc và lão hóa: tiến hành trước khi kéo sợi để phân bố
đều chất thay thế
6. Đông tụ và tái sinh: định hướng và sắp hàng các phân tử cellulose
theo hướng trục xơ để có tính chất cơ học tốt nhất Do đó, phải điều
chỉnh tốc độ và sự sai khác trong công đoạn này có thể dùng để tối đa
hóa độ kéo giãn của xơ tạo ra
32
Quy trình “Viscose”
33
Sản xuất xơ viscose biến tính: HWM hay xơ Polynosic
Thay đổi tốc độ tái sinh và đông tụ cellulose trong bể để biến tính
vật liệu do làm tăng vùng tinh thể bên trong sợi
- Thay đổi nồng độ Sunfat natri và kẽm do chúng ảnh hưởng tới tốc
độ phân hủy xanthate và hình thành sợi, hoạt động của sulfat kẽm
hạn chế các “crosslinking” ở phần ngoài cùng của sợi.
- Điều chỉnh lượng glucose để làm chậm tốc độ tái sinh sợi và làm
cho sợi mềm dẻo hơn
- Điều chỉnh nồng độ và loại phụ gia trong bồn.
- Kiểm soát cẩn thận bồn đông tụ và quá trình kéo dài cơ học tiếp theo
để thay đổi độ quăn của xơ
34
Đặc trưng cấu trúc xơ viscose
• Sau khi hình thành lớp vỏ (skin), lõi (core) xơ phân hủy, cứng lại, co
rút, gây ra nếp nhăn trên bề mặt xơ, bản chất tinh thể trong lớp vỏ
và lõi khác nhau
• Mặt cắt ngang của viscose rayon xuất hiện các “răng cưa” và không
đồng dạng. Hiệu ứng bề mặt này có thể biến tính để tạo ra sợi gần
tròn nhờ kiểm soát cẩn thận quá trình đông tụ. Bằng cách nào ?
• Xơ viscose rayon dài và thẳng,trừ khi được làm quăn, và tạo hiệu
ứng nhăn sọc do các bất thường trên mặt cắt ngang chạy theo chiều
dài của xơ.
35
• Nếu xơ đã được khử bóng (làm mờ) hoặc nhuộm trong quá trình
tạo xơ, các hạt sắc tố và pigment xuất hiện trong xơ.
• Xơ viscose thường gồm 25%- 30% tinh thể trong xơ, tinh thể
trong viscose rayon hơi nhỏ hơn so với trong bông, DP khoảng
200-700
• Xơ Rayons độ bền cao và rayon HWM có nhiều phần tinh thể
trong cấu trúc (đạt 55%), DP cao, mặt cắt ngang gần tròn
• Xơ viscose có độ nhỏ dạng dtex, chi số điển hình là 1.7, 3.3, 5.0,
9.0, 17, 40, 56, chiều dài cắt ngắn là 32-200 mm (1%-8 in).
Đặc trưng cấu trúc xơ viscose
36
Đặc trưng cấu trúc xơ viscose
37
• Độ bền kéo đứt: bình thường, độ bền khô 18-23 cN / tex, độ bền
ướt 9,0-13,2 cN / tex
• Độ bền kéo bình thường là 2109-3234 kg/cm2
• Độ giãn dài: khoảng 17-25% so với chiều dài ban đầu trước khi bị
kéo đứt , độ giãn ướt 23-32%
• Độ phục hồi đàn hồi : rất ít, chỉ khoảng 2%. Kéo giãn kéo dài hơn
sẽ có xu hướng gây ra biến dạng vĩnh viễn do các phân tử cellulose
dài trượt qua nhau.
• Độ cứng trung bình: 98 cN / tex (1 1,1 g / den).
• Ứng suất ban đầu 477 cN / tex (54 g / den).
• Trọng lượng riêng 1,50 đến 1,52.
Tính chất vật lý xơ viscose
38
Ảnh hưởng của độ ẩm
• Sự suy giảm độ tinh thể của cellulose trong viscose rayon làm cho
xơ dễ bị nước thâm nhập hơn (Vì sao độ tinh thể giảm ?)
• Các phân tử nước có thể đi vào giữa các phân tử cellulose định
hướng lỏng lẻo trong vùng vô định hình của rayon. Viscose rayon
hấp thụ gấp đôi lượng nước trong không khi tự nhiên so với bông.
• Có độ ẩm hút ẩm 13% trong điều kiện tiêu chuẩn. (Water
imbibition: 100 - 110%)
• Khi ngâm trong nước, viscose rayon sẽ tăng chiều dài 3-5% và
trương nở gấp đôi thể tích ban đầu
• Viscose giảm bền 1/2 khi bị ướt, và bị kéo giãn dễ dàng hơn.
Tính chất vật lý xơ viscose
39
Ảnh hưởng của nhiệt độ cao
• Rayon không phải là nhựa nhiệt dẻo, và không tan chảy hoặc bị dính
khi gia nhiệt.
• Giảm bền ở 150°C khi kéo dài gia nhiệt, phân hủy ở 185-205°C
Tính bắt cháy
• Bắt cháy dễ dàng với mùi đặc trưng của giấy bị cháy.
Ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời
• Viscose rayon chịu được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mà không bị
khử màu, kéo dài tiếp xúc có thể gây ra mất dần độ bền kéo, đặc biệt
nếu sợi chứa oxit titan.
Tính chất nhiệt xơ viscose
40
Tính chất hóa học xơ viscose
Với axit
Bị tác động bởi axit khoáng nóng loãng hoặc lạnh đậm đặc, làm suy
yếu và tan rã các xơ
Với kiềm
có một mức độ kháng kiềm loãng cao. Dung dịch mạnh kiềm mạnh
làm trương nở xơ, tuy nhiên giảm độ bền kéo.
Chất oxy hóa
Bị tấn công bởi các chất oxy hóa như hydrogenperoxide có độ bền cao,
nhưng chịu được hypochlorite bình thường hoặc chất tẩy trắng
peroxide
So sánh đặc tính hóa học với bông ?
41
Ảnh hưởng của dung môi hữu cơ
Không hòa tan trong hầu hết dung môi hữu cơ, tan trong một số dung
dịch phức như cuprammonium.
Ảnh hưởng của côn trùng, vi sinh vật
Có khả năng kháng côn trùng, nhưng bị tấn công bởi con bọ bạc. Nấm
mốc không thực sự tấn công cellulose trong chính các xơ riêng biệt,
nhưng sẽ ăn phần hồ còn lại trên xơ, nấm mốc gây đổi màu
Tính chất điện
Sự hấp thụ độ ẩm cao làm rayon có xu hướng không cách điện. Trong
điều kiện thông thường , viscose rayon không phát triển tích điện nhưng
tác nhân chống tĩnh điện thường được thêm vào nếu độ ẩm tương đối ít
hơn khoảng 30%.
Tính chất hóa học xơ viscose
42
Tính chất ứng dụng của xơ viscose (1)
• Các phương pháp biến tính viscose thường để:
• làm cho xơ rayon thô hoặc mảnh hơn
• làm thay đổi độ bền và độ đàn hồi
• Cải thiện độ bóng và màu sắc.
• Dẫn nhiệt dễ dàng hơn tơ tằm, cảm giác sờ tay mát mẻ
• Viscose hấp thụ độ ẩm lớn, có giá trị trong may mặc
• Nhược điểm lớn nhất của viscose rayon là giảm bền nhiều khi ướt,
có thể khắc phục bằng hoàn tất nhựa resin
• Có thể sử dụng rayon staple pha trộn với các xơ staple tự nhiên và
tổng hợp, đặc biệt rất hay pha trộn với các xơ nhiệt dẻo. Vì sao ?
43
Tính chất ứng dụng của xơ viscose (2)
Tính chất giặt
• Cần lưu ý khi giặt vải viscose kể cả khi đã được xử lý hoàn tất
bằng nhựa resin.
• Độ co của từng xơ rayon không đáng kể, nhưng vải viscose có
độ co khá lớn khi giặt
• Vải rayon thường chịu được đến nhiệt độ sôi, nhưng nên giặt
trong nước ấm (60°C, 140°F.)
• Giặt và tác nhân tẩy trắng sử dụng như cho xơ bông.
• Xà phòng không ảnh hưởng đếnviscose trong điều kiện bình
thường, rayon chịu được chất tẩy hypochlorite.
44
Đặc tính Sấy
• Rayon là xơ hấp thụ ẩm lớn nên tốc độ khô chậm, vải nặng khi
sấy phải có hỗ trợ (treo, kéo căng)
• Có thể sử dụng máy sấy quay và máy sấy cốc có thể được sử
dụng nhưng lưu ý không nên quay quá nhiều
• Không quá nhạy cảm với nhiệt, không có lưu ý đặc biệt khi là ủi
Tính chất ứng dụng của xơ viscose (3)
45
HIGH WET MODULUS (POLYNOSIC) RAYONS
Đặc tính cấu trúc
Sự khác biệt giữa cấu trúc chính viscose rayon và bông:
(a)Khác nhau về mức độ polymer hóa của các phân tử cellulose, phân
tử cellulose bông có 2000 đến l0000 đơn vị glucose liên kết với nhau
trong khi viscose rayon nằm trong khoảng 200-700
(b)Sự khác biệt trong sắp xếp phát triển của các phân tử trong filament
Khác biệt này sẽ dẫn đến các tính chất như thế nào ?
46
ĐẶC TÍNH CHUNG XƠ HWM
Các loại xơ HWM đều có các tính chất chung sau:
(1) Modulus ướt cao, cho biết khả năng giãn khi ướt
(2) Tăng tỷ lệ độ bền đứt ướt đối với độ bền đứt khô
(3) Tăng sức khả năng kháng trương nở dưới tác dụng của kiềm
(4) Tức độ trùng hợp cellulose cao
(5) Cấu trúc vi thớ
Những đặc điểm này có nhiều tính chất tương tự với bông nên
HWM còn gọi là “bông nhân tạo” (artificial cotton)
47
Tên thương mại của các loại xơ HWM
48
BA LOẠI XƠ HWM CƠ BẢN
(1)High Strength HWM Fibres.
Có độ bền khô và ướt cao: độ bền khô 40.6-45.9 cN/tex (4.6-5.2
g/den) ; độ bền ướt 30-35.3 cN/tex (3.4-4.0 g/den)
(2) Standard HWM Fibres.
Chủ yếu là các xơ polynosic, độ bền khô 28.3-35.3 cN/tex (3.2-4.0
g/den) ; độ bền ướt 17.7-26.5 cN/tex (2.0-3.0 g/den).
Độ giãn khô 8-12 %; Độ giãn ướt 9-16 %
(3) High Elongation HWM Fibres.
Đặc trưng bởi độ giãn khô và ướt cao (khô 12-14 %, ướt 16-20%)
49
SO SÁNH TÍNH CHẤT BA LOẠI XƠ HWM CƠ BẢN
50
Đặc trưng cấu trúc xơ HWM
• Xơ HWM modal thường có mặt cắt ngang hình tròn, không có hiệu
ứng vỏ lõi (skin/core) rõ rệt
• Cấu trúc vi mô gồm nhiều vi thớ tạo thành filament, chỉ phá hủy khi có
tác động làm tan rã các liên kết, ví dụ axit nitric. Các vi thớ phân phối
thống nhất trong mặt cắt ngang filament, tạo ra cấu trúc đồng nhất.
• DP khoảng 500.
• Độ tinh thể HWM xơ modal trong khoảng 55% (rayon thông thường
40-45% , bông 70- 80 %)
• Mức độ định hướng của các phân tử cellulose dài trong cả vùng vô
định hình và các vùng tinh thể của xơ HWM modal cao hơn trong
rayon thông thường.
SO SÁNH CẤU TRÚC XƠ VISCOSE VÀ MODAL
Cấu trúc lỗ có màu tối, cellulose màu sáng
VISCOSE
MODAL
51
52
Độ phục hồi đàn hồi của HWM
Cao hơn bông hay rayon staple, đặc biệt trong điều kiện ẩm.
Ý nghĩa của đồ thị này là gì ?
53
• Ảnh hưởng của độ ẩm
Độ hút ẩm
• HWM modals modulus cao: 65-75%.
• HWM modals Tiêu chuẩn : 55-70%.
• HWM modals độ giãn cao: 65-75%.
Tăng đường kính trong điều kiện ướt: 11,5-15% (lớn hơn cotton
và nhỏ hơn rayon thông thường)
• Ảnh hưởng của kiềm
HWM xơ modal trương nở ít hơn nhiều so với xơ rayon thông
thường, có thể chịu được quá trình kiềm bóng tốt
Tính chất vật lý xơ HWM
54
Tính chất hóa học xơ HWM
Không có tính chất đặc biệt,tương tự các xơ cellulose khác
Khả năng hòa tan ?
Phản ứng với kiềm ?
Phản ứng với acid ?
55
Giặt
Các loại vải làm từ xơ HWM modal có thể được giặt nhiều
mà không bị biến dạng hoặc co rút mạnh
Đặc điểm giặt và là ủi nói chung tương tự như bông.
Giặt khô
HWM modal hầu như chỉ gồm cellulose tinh khiết cellulose, và
không bị ảnh hưởng bởi các dung môi giặt khô
Các loại vải làm từ HWM modal có thể giặt khô làm sạch dễ
dàng như bông.
Tính chất sử dụng xơ HWM
XƠ LYOCELL
• Là thế hệ xơ nhân tạo cellulosic mới được tạo ra nhờ sự phát
triển của quá trình gia công dung dịch dựa trên nền của tertiary
amine oxides.
• Khả năng hòa tan bắt nguồn từ nhóm chức phân cực lớn N→O,
có khả năng phá vỡ liên kết hydro nội phân tử và giữa các phân
tử của cellulose Phương pháp này có ưu điểm hòa tan cellulose
mà không có các dẫn xuất hóa học và tạo ra ít phế thải dạng
khí và lỏng
56
Giản đồ cellulose hòa tan trong amine oxides
•Trong đó X là chuỗi bao gồm 2 đến 4 nguyên tử carbon, R1 và
R2 là H hoặc methyl (Me).
•Z là vòng carbon bão hòa hoặc thơm 5-, 6- hoặc 7-có thể thay
thế chỉ bằng methyl ở vị trí β hoặc ε hoặc
•Z là CH2CH2W, trong đó W có thể là –OH, -SH hoặc -NH2.
57
•N-methylmorpholineoxide (NMMO) được coi là dung môi lý tưởng
do không chỉ có khả năng hòa tan cao mà còn có độ ổn định lớn và là
sản phẩm có phân rã ít độc hại
•Dung dịch của cellulose trong NMMO không tạo ra các phức hợp và
dẫn xuất
•Dung dịch kéo sợi ra “solvent-spun” có độ bền đứt cao, sờ mát nhìn
bóng mịn như lụa. Do các tính chất này, xơ có các ứng dụng mới mà
các xơ cắt ngắt truyền thống không có được
N-methylmorpholineoxide (NMMO)
58
N-Methylmorpholine N-oxide monohydrate (NMMO) là hợp chất
hóa học giữa N-Methyl morpholine với hydro peroxit(H2O2). Công
thức phân tử là C5H13NO3
N-Methylmorpholine N-oxide -NMMO
NMMO ở nhiệt độ phòng kết tinh dưới dạng mono hydrat và tan
chảy ở 72°C. Ở100°C, mono hydrat NMMO có thể hòa tan số lượng
nhiều hơn khối lượng phân tử xenlulo cao.
Xenlulo hòa tan trong NMMO được quyết định bởi:
- Nhiệt độ dung dịch hòa tan
- Lượng nước pha trộn 59
Giản đồ quy trình lyocell
60
•Lyocell tiêu chuẩn (Lenzing) sản xuất từ bột nhão Solucell từ công ty
Bacell S.A. (tên mới là Bahía). Solucell tạo ra từ quy trình tạo bột nhão
của prehydrolysis Kraft hay “Visbatch” (Sixta & Borgards 1999).
•Đặc tính bột nhão xác định bằng sự phân bố hẹp của khối lượng phân
tử Lyocell còn có thể sản xuất từ bột nhão Saiccor hoặc Alicell hoặc một
số dạng khác.
Bột Nhà sản xuất Gỗ Điều kiện nấu
Solucell Bahía Brasil
Eucalyptus
(khuynh
diệp,bạch đàn)
Prehydrolysis
kraft
Alicell Phương Tây Cây độc cần Ammonium
Sulfite
Saiccor Sappi Saiccor
Nam Phi
E. globulus 90%
+ Cây keo 10%
Ca và Mg Sulfite
BỘT CELLULOSE KHI SẢN XUẤT LYOCELL
61
Gỗ được thu hoạch và chế biến thành dạng bột
62
•Xơ Lyocell tạo thành nhờ hòa tan trực tiếp cellulose mà không tạo
ra bất kỳ dẫn xuất hóa học trung gian nào, do đó công đoạn “tái sinh”
giống như quy trình viscose là thừa
•Bể kéo sợi bao gồm chủ yếu nước và NMMO. Các bước quyết định
đến sự hình thành cấu trúc là:
•• Đông tụ: sự định hướng các phân tử theo hướng dọc trục sợi
••Crystallisation: sự biến đổi giữa dung môi/không dung môi dẫn đến
sự khử solvat hóa của polymer và sự phục hồi trạng thái rắn (solid-
state) của vật liệu ở dạng có thớ (fibrous)
Gia công xơ lyocell
63
•Thu hoạch gỗ: Gỗ thu hoạch cắt dài từng đoạn khoảng 20feet
(6,1m), máy chuyên dụng sẽ bổ gỗ ra thành những miếng vuông nhỏ
•Tạo bột gỗ: Chuyển gỗ bào vào bể chứa của nồi hóa chất, làm mềm
thành bột gỗ ướt. Bột gỗ được rửa với nước và có thể được tẩy trắng,
sấy khô trong một phiến lớn. Công nhân cuộn bột gỗ đã sấy thành
ống, phiến xenlulo. Mỗi cuộn xenlulo nặng khoảng 500 pao(227kg).
•Nghiền bột gỗ: bẻ cuộn cellulose thành những tấm vuông nhỏ
khoảng 1 inch, đun nóng, trộn đầy bình với dung môi NMMO.
•Lọc: do ngâm trong dung môi, xenlulo hòa tan thành dung dịch sạch,
bơm qua một tấm lọc để đảm bảo mọi vỏ bào gỗ đều được tan ra.
Quy trình gia công xơ lyocell
64
Kéo sợi: dung dịch hòa tan xenlulo được ép spinneret.Xơ sau đó ngâm
trong dung dịch NMMO loãng khác.
Sấy xử lý hoàn tất:
Xơ lyocell đưa vào vùng sấy khô, làm bay hơi nước trên xơ
Có thể thêm vào chất bôi trơn (xà phòng, silicol hoặc là chất khác)
Hoàn tất:
Bó tow giữ và ép thành nếp bởi máy để tạo kích thước và kết cấu nhất
định.Nếp xơ có thể được chải bằng máy, xơ dài được cắt, đóng thành
kiện.
NMMO: dùng để hòa tan xenlulo và sau đó hoàn nguyên cho quá trình
sản xuất sau. 99% NMMO được lấy lại trong quytrình
Quy trình gia công xơ lyocell
65
Mô hình quy trình sản xuất lyocell/tencel
66
TEM micrographs phần siêu mỏng thể hiện cấu trúc lỗ của xơ Lyocell.
Phần cấu trúc lỗ màu đen, phần cellulose màu trắng
67
TEM micrographs của mặt cắt ngang Lyocell chuẩn bị với kỹ thuật
cryo-fixation
68
Cấu trúc xơ visco và lyocell
69
Căn cứ trên tính chất cơ lý và dữ liệu phân tán X-ray, tính chất
chính của xơ lyocell được mô tả như sau
• Độ tinh thể (crystallinity) cao, độ định hướng theo chiều dọc của
tinh thể tốt
• Định hướng vùng vô định hình lớn
• Kết dính của các fibrils thấp
• Phạm vi tập hợp vùng tinh thể thấp
• Thể tính lỗ tương đối lớn
Tính chất xơ lyocell
70
Tính chất cơ lý xơ lyocell
Bền cao trong cả hai tình trạng khô và ướt
71
Tính chất cơ lý xơ lyocell
- Kết tinh cao hơn và kích cỡ kết tinh rộng hơn so với visco
- Độ co thấp trong nước, do đó ổn định kích thước cao trong vải
- Xơ có sự tạo thành các vi thớ
- Ổn định cao với kiềm so với visco
- Khả năng trương nở của xơ cao; trương nở cao với xử lý bằng
NaOH và giảm bớt với xử lý bằng polycacboxylic
- Vải dệt từ lyocell thích hợp cho việc giặt đá hay giặt cát để tạo
hiệu ứng
- Thấm, hút nước cao. Tencel hút ẩm hơn 50% so với bông, tăng
ẩm trong sản phẩm dệt được tăng từ 65% tới 100%.
72
( a – điều kiện khô (độ ẩm tương đối 65%, 20°C); b – BISFA: cN/tex/ε 5% )
Tính chất cơ lý xơ lyocell và các xơ cellulose
73
( a – sự hút bám của hơi nước ở 20°C; b – độ ẩm 65% và ở 20°C; c – ở 25°C )
Tính ẩm của xơ lyocell và các xơ cellulose
74
Tính chất cơ lý của các xơ cellulose so với PES
75
Vi thớ của Lyocell
• Dưới điều kiện có lực căng cơ học và sự trương nở, vỏ lyocell
vỡ tung và một số vi thớ (micro-fibrils) rã ra từ xơ và tách ra dọc
theo trục xơ. Điều này cũng liên quan đến độ tinh thể cao và định
hướng lớn, đồng thời độ kết dính giữa các thớ thấp
• Trong điều kiện trương nở, các fibrils phân tách nhiều hơn do hút
nước và liên kết cạnh giữa các crystallites bị yếu đi, gây nên tính dễ
tổn thương bởi mài mòn cơ học của xơ
76
Vi thớ của Lyocell
77
Ưu điểm:
áp dụng tạo vải có hiệu ứng peach-skin và dùng trong công nghiệp vải
không dệt
Nhược điểm: sự tạo vi thớ gây nên vấn đề nghiêm trọng trong ứng
dụng của sản phẩm dệt kim,dệt thoi do sự tạo thành các xơ nhô ra, xù
lông..v.v
Liên quan trực tiếp đến cấu trúc, sự tạo thành vi thớ và sự phát triển
của chúng là khởi đầu cho các nghien cứu cấu trúc xơ và các thông số
kéo sợi ảnh hưởng
Vi thớ của Lyocell
78
Phân tử NHDT (trái ) và TAHT (phải)
Chất liên kết cho xơ Lyocell
Cả hai chất liên kết đều phản ứng với nhóm hydroxyl của cellulose
trong môi trường kiềm
NHDT là dạng hai chức năng-bifunctional, trong đó hoạt động của
chlor thay thế thứ hai thấp hơn thứ nhất
TAHT về lý thuyết là 3 chức năng (tri-functional).Nhóm methacrylate
thứ 3 có hoạt động rất thấp
79
Phản ứng liên kết của NHDT
Liên kết của các nhóm bao gồm OH với NHDT
80
81
CELLULOSE TRIACETATE VÀ CELLULOSE ACETATE
Nguyên tắc cơ bản (1)
• Triacetate cellulose thu được nhờ quá trình este hóa của
cellulose với acetic anhydride.
• Các anhydroglucose đơn vị có ba vị trí OH cho acetyl hóa
mức độ tối đa acetyl hóa của cellulose là một triacetate, tuy
nhiên, acetyl hóa không hoàn toàn đạt được tối đa ba đơn vị
trên một đơn vị glucose.
• Mức độ các nhóm hydroxyl thay thế được gọi là mức độ thay
thế (DS). Đối với cellulose acetate thứ cấp (Secondary
cellulose acetate ) hoặc diacetate cellulose, DS là khoảng 2.4.
82
Nguyên tắc cơ bản (2)
Phản ứng tổng thể trong việc chuyển đổi cellulose triacetate cellulose là:
Cell: vòng anhydroglucose (không có nhóm -OH)
Ac viết tắt của acetyl, COCH3.
Trong quá trình thủy phân, một số các nhóm axetat bị thủy phân, thể
hiện bởi phương trình:
Đây là phương trình tạo ra loại cellulose acetat nào ?
83
Sự khác biệt giữa
primary cellulose acetate và secondary cellulose acetate
- Tên gọi ?
- Chỉ số DS ?
- Khả năng tan trong acetone ?
- Chỉ số acetyl (acetyl value)
84
Cellulose acetate
Cellulose triacetate
85
Quy trình sản xuất xơ cellulose acetate
86
• Disintegrator: Các tấm cellulose bị làm tan rã trong máy nghiền.
• Pretreater: Cellulose cắt nhỏ được chuyển đến bể tiền xử lý có
thêm axit axetic vào để tiền xử lý cellulose.
• Acety
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_vat_lieu_det_phan_3_xo_nhan_tao_truong_dai_hoc_bac.pdf