Bài giảng Vận hành máy rải thi công mặt đường (Trình độ Trung cấp)

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN:VẬN HÀNH MÁY RẢI THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG NGHỀ:VẬN HÀNH MÁY THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày.tháng.năm 2017 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2017 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đí

doc51 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Vận hành máy rải thi công mặt đường (Trình độ Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Máy rải thảm là một thiết bị không thể thiếu trong giàn máy thi công. Mặt khác những năm gần đây máy rải thảm đã được nhập về từ nhiều hãng chế tạo tiên tiến trên thế giới để phục vụ thiết thực cho các công trình; Việc sử dụng tốt phương tiện thi công cơ giới nói chung và máy rải thảm nói riêng có ý nghĩa rất to lớn. Do đó, người thợ vận hành máy rải thảm, không chỉ nắm vững cấu tạo, đặc tính kỹ thuật của máy rải thảm mà còn phải nắm vững quy trình thao tác vận hành máy thành thạo, để khai thác triệt để năng suất của máy rải thảm, đảm bảo an toàn cho người và máy trong quá trình vận hành. Trong quá trình biên soạn giáo trình, Tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu chuyên ngành, thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực, với mong muốn cập nhật kịp thời tiến bộ khoa học trong lĩnh vực vận hành máy rải thảm. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn, giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong được bạn đọc đóng góp ý kiến nhận xét để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp xin gửi về: Khoa Máy thi công Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình, Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Tam Điệp, ngày tháng năm 2017 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Phạm Ngọc Hoàn MỤC LỤC TRANG 1. Tuyên bố bản quyền 1 2. Lời giới thiệu 2 3. Mục lục 3 4. Chương trình mô đun 4 5. Bài 1: Giới thiệu chung về máy rải 4 6. Bài 2: Thao tác nguội 19 7. Bài 3: Các thao tác điều khiển cơ bản 22 8. Bài 4. Vận hành đồng bộ không tải. 33 9. Bài 5. Rải vật liệu cấp phối làm mặt đường 35 10. Bài 6: Một số công việc trước khi thi công rải bê tông nhựa nóng 40 11. Bài 7: Rải vật liệu bê tông nhựa nóng làm mặt đường 46 12. Tài liệu tham khảo 51 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: vận hành máy rải thi công mặt đường Mã mô đun: MĐ 23 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Mô đun nằm trong chương trình đào tạo trung cấp – nghề Vận hành máy rải thi công mặt đường, mô đun được học song song với các môn học và các mô đun: MĐ21; MĐ22. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Mục tiêu của môn học/mô đun: - Kiến thức: - Trình bày được quy trình vận hành một số máy rải thông dụng; - Kỹ năng: + Lựa chọn được máy rải phù hợp với điều kiện thi công khác nhau; + Thực hiện được công việc chuẩn bị xe máy, hiện trường trước khi thi công; + Vận hành thành thạo máy rải mặt đường; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn. Nội dung của mô đun: BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY RẢI Mã Bài: 1. MĐ 23-1 Giới thiệu: Giới thiệu chung về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các chi tiết chinh trong máy rải. Trên cơ sở đó giúp cho người vận hành hiểu về máy rải hơn trước khi vận hành máy. Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo chung của máy rải; - Phân biệt được vị trí, của các cần, bàn đạp điều khiển trong buồng lái; - Nhận biết được các ký hiệu trên bảng đồng hồ, bảng đèn tín hiệu; - Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, chính xác. Nội dung chính: 1.Giới thiệu cấu tạo chung của máy Máy rải thảm là một thiết bị hoàn chỉnh có công dụng rải thảm vật liệu trong quá trình thi công mặt đường. 7 6 HÌNH 1.1. CÁC CHI TIẾT CHÍNH MÁY RẢI Xi lanh điều chỉnh độ cao thanh gạt Tay đỡ thanh gạt Nắp Thước đo độ dày lớp rải Tay quay điều khiển cửa cấp liệu Ghế người lái Bảng điều khiển Vô lăng lái Phanh dừng Thanh gạt trước Thanh gạt sau Bậc lên xuống Xilanh nâng thanh gạt Hộp điều khiển thanh gạt Thanh gạt sau Tấm chắn Thùng chứa Con lăn đẩy Xích dẫn hướng di chuyển Xi lanh nâng thùng *Một số hình ảnh về cấu tạo chung máy rải CAT-AP 75 và các cảnh báo trên máy rải thảm: HÌNH 1.2A. MÁY RẢI THẢM CAT-AP 75 ELC 134-7258 3 HÌNH 1.2B. MÁY RẢI THẢM CAT-AP 75 Nhãn cảnh báo này ở trên bảng điều khiển của người vận hành. Không được vận hành hoặc làm việc trên máy nếu chưa đọc và hiểu đầy đủ hướng dẫn bảo dưỡng bao dưỡng và vận hành máy Cảnh báo này ở trên mặt nắp bộ tản nhiệt, gần nắp bầu lọc. Nước làm mát có áp lực.Nước làm mát nóng có thể gây ra bỏng nặng, chấn thương hoặc tử vong. Để mở nắp cửa nạp hệ thống làm mát phải dừng động cơ và đợi cho tới khi các bộ phận hệ thống làm mát nguội. Nới lỏng nắp chịu áp để giảm áp suất. Đọc và hiểu tài liệu hướng dẫn trước khi thực hiện bất kì thao tác bảo dưỡng nào cho hệ thống làm mát. Nhãn cảnh báo này ở bên trong khoang ắc quy trên máy. Nguy hiểm nổ! Việc nối cáp chuyển không đúng có thể gây nổ dẫn đến chấn thương hoặc tử vong. ắc quy có thể được đặt trong các khoang riêng biệt. Tham khảo tài liệu hướng dẫn để có quy trình nối cáp chuyển đúng cách Nhãn an toàn này ở trên nắp bộ tản nhiệt. Bề mặt nóng các chi tiết hoặc bộ phận nóng có thể gây bỏng hoặc chấn thương nghiêm trọng. Không để các chi tiết hay bộ phận nóng tiếp xúc với da. Sử dụng quần áo và thiết bị bảo hộ để bảo vệ da. báo này ở mỗi bên của máy gần với các chốt giữ thùng chứa liệu. Làm việc bên dưới thùng chứa liệu đã được nâng và chưa cố định có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng. Sử dụng các khóa chuyển động thùng chứa liệu ở vị trí nâng trong khi làm việc bên dưới thùng chứa liệu Nhãn cảnh báo này ở cửa tiếp cận động cơ phía sau. Quạt quay có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong. Tắt động cơ và rút chìa khóa khởi động trước khi thực hiện bất cứ thao tác bảo dưỡng nào đối với động cơ hoặc quạt động cơ. Nhãn cảnh báo này chỉ được gắn trên các máy có trang bị các bàn là gia nhiệt bằng điện, ở bên phải máy và bên trên hộp cầu chì chính. Nguy hiểm điện giật - Đọc tài liệu hướng dẫn. Điện giật có thể gây chấn thương hoặc tử vong Nhãn cảnh báo này chỉ được gắn trên các máy có trang bị bàn là gia nhiệt bằng điện và được gắn trên cửa tiếp cận bên trái của máy phát điện. Nguy hiểm kẹp. Tiếp xúc với các đai dẫn động đang chuyển động có thể gây ra chấn thương hoặc tử vong. Tránh xa nếu đông cơ đang chạy. tắt động cơ trước khi tiến hành bảo dưỡng các đai dẫn động Nhãn cảnh báo này chỉ được gắn trên các máy có trang bị thiết bị liên kết sản phẩm của Cat và được gắn ở phía trên bên phải máy, và trên nắp khoang động cơ. Máy này được trang bị bộ liên kết sản phẩm mà nó phải được kích hoạt cách xa vùng nổ 12 m. Không tuân thủ quy tắc có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong. Nhãn cảnh báo này ở bên phải phía sau và bên trái của máy, gần với mặt ngoài của cụm trục vít. Nguy hiểm kẹp có thể gây ra chấn thương hoặc tử vong. Tránh xa công cụ làm việc trong quá trình vận hành máy Nhãn cảnh báo này ở hai bên trái, phải phía sau của máy, gần với các đường ống dầu thủy lực nối giữa máy trải và bàn là. Lùi xa chất lỏng có áp trong khi máy đang hoạt động. Nguy hiểm do chất lỏng phun ra với áp suất cao có thể gây chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong Nhãn cảnh báo này được gắn trên thùng dầu thủy lực, gần với ốc nút cửa nạp dầu. 2. Giới thiệu các cần, bàn đạp điều khiển trong buồng lái, bảng đồng hồ, bảng đèn tín hiệu Các công tắc điều khiển trên bảng điều khiển máy rải SYNOWAY bao gồm: - Các công tắc trên bảng điều khiển chính 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 15 16 17 18 19 20 21 11 12 13 14 Công tắc điều khiển vít xoắn HÌNH 1.3A.BẢNG ĐIỀU KHIỂN CHÍNH TRÊN MÁY RẢI SYNOWAY 1. Đèn báo nhiệt độ nước 2. Đèn báo phanh tay 3. Đèn báo làm việc 4.Đèn báo nạp điện áp quy 5. Đèn báo rẽ trái 6.Đèn báo bật đèn pha 7.Công tắc bật đèn 8. Công tắc xinh nhan 9. Đèn báo rẽ phải 10. Công tắc xinh nhan 11. Đèn báo áp suất dầu bôi trơn 12. Đèn báo áp suất dầu thủy lực 13.Công tắc chính điều khiển thanh gạt 14. Công tắc chính cho hộp điều khiển phụ 15. Còi 16.Công tắc vít xoắn bên trái 17.Công tắc chế độ rải 18.Công tắc vít xoắn bên phải 19. Công tắc nâng –hạ thanh san 20. Chế độ đầm rung 21.Công tắc đóng-mở thùng 5 6 7 8 9 1 2 3 4 HÌNH 1.3B.BẢNG ĐIỀU CHÍNH PHỤ TRÊN MÁY RẢI SYNOWAY 1. Công tắc băng tải-vít xoắn 2. Công tắc mở rộng-thu hẹp thanh san 3.Công tắc đường dầu sấy tấm là 4.Quạt gió(sấy nóng tấm là) 5. Công tắc đánh lửa sấy dầu 6. Nâng – hạ tấm san bên trái 7. Nâng – hạ tấn san bên phải 8. Nâng – hạ tấm san mở rộng 9. Điều chỉnh cao độ *Các bảng điều khiển trên máy rải thảm HA60W-3 HÌNH 1.4 MÀN HÌNH HIỂN THỊ MÁY RẢI THẢM HA60W-3 Đèn bảng điều khiển (trắng) Đèn báo làm việc (da cam) Công tắc đèn làm việc Công tắc nguồn bộ điều khiển tự động gạt bằng Công tắc xi lanh thanh gạt Công tắc khoá thanh gạt Công tắc xilanh điều khiển thùng chứa Công tắc xilanh mở rộng thanh gạt HÌNH 1.4A.MÀN HÌNH HIỂN THỊ MÁY RẢI THẢM HA60W-3 9.Núm điều khiển tốc độ băng tải 10.Núm điều khiển tốc độ thanh ruột gà 11.Công tắc băng tải và bộ phận rải (thanh ruột gà) 12.Công tắc rung 13.Công tắc lùi băng tải 14.Công tắc chế độ đầm HÌNH 1.4B. MÀN HÌNH HIỂN THỊ MÁY RẢI THẢM HA60W-3 15.Đèn số mo (màu xanh lá cây) 16. Đèn công tắc 2WD/4WD (1 cầu/ 2 cầu) 17. Công tắc chọn chế độ 2WD/4WD 18. Công tắc chọn chế độ di chuyển khẩn cấp 19. Đèn tín hiệu chế độ di chuyển khẩn cấp. 20. Công tắc đèn pha. 21.Công tắc lựa chọn tốc độ động cơ 22. Bugi sấy nóng 23. Công tắc khởi động 24. Đồng hồ báo góc hướng lái bánh trước. 25. Công tắc đảo chiều 26. Công tắc chọn tốc độ di chuyển 27. Công tắc di chuyển. 28.Công tắc xi nhan 29. Đèn báo xi nhan 30. Núm điều khiển tốc độ di chuyển. 31. Công tắc dừng khẩn cấp 32. Màn hình hiển thị HÌNH 1.4C. MÀN HÌNH HIỂN THỊ MÁY RẢI THẢM HA60W-3 -. Màn hình hiển thị *Các đèn cảnh báo: 1- Đèn báo mức dầu thuỷ lực 2 - Đèn báo nạp điện 3- Đèn báo tắc bầu lọc khí 4 - Đèn báo phanh 5- Đèn báo áp suất dầu động cơ 6 - Đèn báo thiếu nước ắc qui 7- Đèn báo áp suất dầu thuỷ lực - Đèn báo mức nước làm mát *Hộp điều khiển thanh gạt ở hai bên máy rải: Dùng để người điều khiển hai bên điều khiển độ cao, độ dày lớp rải, mở rộng thanh gạt,chế độ làm việc của từng bên và dừng máy khẩn cấp khi cần. HÌNH 1.4D.HỘP ĐIỀU KHIỂN HAI BÊN MÁY RẢI THẢM HA60W-3 33. Công tắc điều khiển cao độ thanh gạt 34. Công tắc xilanh điều chỉnh độ dày lớp rải. 35. Công tắc xilanh mở rộng thanh gạt. 36. Công tắc chọn chế độ làm việc nặng. 37. Công tắc dừng khẩn cấp BÀI 2: THAO TÁC NGUỘI Mã Bài: 2. MĐ 23-2 Giới thiệu:Bài thao tác nguội là một trong những bài cơ bản giúp cho người học làm quen các bước cơ bản điều khiển máy. Mục tiêu: - Trình bày và thực hiện được kỹ thuật thao tác nguội và thực hiện thao tác nguội điều khiển cho máy rải chạy tiến lùi, thay đổi hướng, quay đầu; - Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Nội dung chính: 1. Thao tác nguội khởi động máy và tắt máy *Kiểm tra trước khi khởi động máy Để đảm bảo an toàn cho người vận hành và kéo dài tuổi thọ của động cơ, nhất thiết phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng trước khi khởi động máy. Trước khi khởi động động cơ phải kiểm tra lại một số yếu tố sau: Công tắc cắt mát của ắc quy Kiểm tra dầu động cơ, nếu thiếu bổ xung đủ. Kiểm tra dầu thuỷ lực và sự kín khít của hệ thống thủy lực, nếu thiếu bổ xung đủ. Kiểm tra mức nhiên liệu, nếu thiếu bổ xung đủ. Kiểm tra vòi phun tưới dầu diezen. Kiểm tra lượng nước làm mát, nếu thiếu bổ xung đủ. Kiểm tra, bảo dưỡng bầu lọc khí. Kiểm tra mức dầu phanh. - Kiểm tra các bộ phận khác nữa và các cần điều khiển, công tắc điều khiển ở vị trí trung gian. Sau khi kiểm tra xong nếu thấy máy đủ điều kiện làm việc mới được nổ máy. *Khởi động máy Khi khởi động máy theo các trình tự sau: - Đưa cần số về vị trí trung gian - Đưa cần đảo chiều về vị trí trung gian Dùng chìa khoá điện bật về nấc : ON. Kiểm tra các loại đèn báo, các công tắc băng tải, nâng hạ thanh sanvề vị trí trung gian. Bật chìa khoá về nấc: START để khởi động máy. Khi động cơ đã nổ chìa khoá tự động trả về nấc: ON *Kiểm tra sau khi khởi động máy 1 2 2 3 4 5 6 1. ổ khóa khởi động 2. Cần ga 3.Cần tốc độ di chuyển 4. Bàn đạp côn 5. Bàn đạp phanh 6. Cần số di chuyển máy HÌNH 2.1. VỊ TRÍ CÁC CẦN ĐIỀU KHIÊN TRÊN MÁY RẢI SYNOWAY Khi động cơ đã nổ để động cơ chạy không tải trong khoảng 10 phút và đồng thời lúc này kiểm tra xem áp suất dầu bôi trơn (xem đồng hồ), áp suất hệ thống thủy lực, mầu sắc của khói, kiểm tra xem có sự rò rỉ của nước hoặc nhiên liệu, ắc quy có nạp điện không.Sau 10 phút nếu không có hiện tượng nào bất thường thì cho máy đi làm việc, nếu phải tắt máy vì bất kỳ lý do gì thì phải đỗ máy vào nơi an toàn, bằng phẳng và dừng máy rồi mới tắt máy. Tuyệt đối không được tắt dừng máy đột ngột. *Tắt máy rải: - Đưa tất cả các cần điều khiển về vị trí trung gian (vị trí không làm việc). - Đưa cần số về vị trí ‘’N’’ tức là vị trí 0 (nếu có) - Bật chìa khoá từ vị trí “STAR” đến ví trí“OFF” để tắt máy. 2. Thao tác nguội điều khiển máy di chuyển * Thao tác nguội điều khiển máy di chuyển Đặt tốc độ di chuyển ở nấc “HIGH –SPEED” Kiểm tra thùng chứa liệu đã được cúp lại chưa và thanh san đã khóa Mở phanh tay Gạt công tắc di chuyển Đạp cần ly hợp để vào số Gạt cần số, chuyển theo số mà mình muốn di chuyển Từ từ nhả ly hợp cho máy di chuyển Gạt tay ga lên mức độ ga phù hợp. Trong quá trình di chuyển muốn máy quay vòng sang bên nào thì đánh vô lăng sang bên đó. Muốn máy dừng thì ngắt ly hợp về số “0”, đồng thời phanh máy lại, đóng phanh tay lại. 3. Thao tác nguội điều khiển thiết bị công tác Vận hành kiểm tra thử các công tác thiết bị công tác như: các thanh san, vít xoắn, cửa nạp liệu, hệ thống sấy, và các đồng hồ đo trên bảng điều khiển hoạt động bình thường. Sử dụng công tắc điều khiển ở hộp điều khiển thanh gạt bên trái và bên phải để điều khiển các thanh gạt và thanh san. Sử dụng các công tắc trên bảng điều khiển của máy để điều chỉnh vít xoắn, băng tải. BÀI 3: CÁC THAO TÁC ĐIỀU KHIỂN CƠ BẢN Mã Bài: 3. MĐ 23-3 Giới thiệu:Ở bài này người học thực hiện được các thao tác điều khiển cơ bản trên máy rải. Người vận hành thực hiện thao tác vận hành các thiết bị trên máy rải đúng kỹ thuật và an toàn. Mục tiêu: - Trình bày được các bước, các thao tác điều khiển máy rải tiến, lùi, lên dốc, xuống dốc, rẽ trái, rẽ phải và quay đầu; - Trình bày được quy trình vận hành thiết bị phun dầu Diesel chống dính, quy trình vận hành hệ thống cấp liệu, quy trình vận hành hệ thống rung đầm nén - Thực hiện được các thao tác điều khiển máy rải di chuyển tiến, lùi, lên dốc, xuống dốc, rẽ trái, rẽ phải và quay đầu đúng yêu cầu kỹ thuật; - Vận hành thành thạo được thiết bị phun dầu Diesel chống dính, hệ thống cấp liệu, hệ thống rung đầm nén; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình học tập .Nội dung chính: 1. Di chuyển máy 1.1.Khởi động Khi khởi động máy theo các trình tự sau: - Đưa cần số về vị trí trung gian - Đưa cần đảo chiều về vị trí trung gian Dùng chìa khoá điện bật về nấc : ON. Kiểm tra các loại đèn báo, các công tắc băng tải, nâng hạ thanh sanvề vị trí trung gian. Bật chìa khoá về nấc: START để khởi động máy. Khi động cơ đã nổ chìa khoá tự động trả về nấc: ON Ngoài ra trên một số máy có khi bat chìa khoá điện xong sau đó ấn nút START trong khoảng 3 đến 5 giây để nổ máy. 1.2. Vận hành máy rải chạy tiến lùi Theo cơ cấu di chuyển máy rải có 2 loại: di chuyển bằng xích và di chuyển bằng lốp. Cơ cấu di chuyển máy rải SINOWAY là cơ cấu di chuyển bánh lốp. Cơ cấu này giúp máy di chuyển thuận tiện trên địa hình đường bằng phẳng. Khi máy rải không rải vật liệu mà muốn di chuyển thì người vận hành có thể để máy rải di chuyển theo tầng số nhanh, khi rải vật liệu thì người vận hành nên để máy di chuyển theo tầng di chuyển thấp. Một số máy rải đời mới muốn di chuyển tiến người vận hành chỉ cần bật công tắc tiến sau đó chọn chế độ di chuyển và tốc độ di chuyển là máy rải di chuyển.Chế độ di chuyển và tốc độ di chuyển đều được điều khiển bằng các công tắc điều khiển trên bảng điều khiển của máy. Đối với máy rải SINOWAY cần số di chuyển của có 4 số tiến. Khi di chuyển tiến vào số từ thấp đến cao, vào số “1” rồi từ từ vào các số tiếp theo sau đó nhả tay phanh ra và ngắt ly hợp là máy di chuyển tiến. - Đối với máy rải CAT AP 755 và máy SUMITOMO HAW60-3 thì chỉ cần gạt cần di chuyển tiến là máy đi tiến., gạt về sau thì máy rải đi lùi. 1.3 Vận hành máy rải rẽ phải, rẽ trái - Muốn quay vô lăng lái về phía bên phải thì tay phải kéo, tay trái đẩy theo chiều kim đồng hồ. Khi tay phải đã chạm vào sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay phải xuống dưới; đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (9-11) giờ Tay trái tiếp tục đẩy cành vô lăng lái xuống dưới (Vị trí 5-6 giờ); đồng thời rời tay trái nắm vào vị trí (9-10) giờ HÌNH 3.1 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN VÔ LĂNG LÁI - Muốn quay vô lăng lái về bên trái thì tay trái kéo, tay phải đẩy ngược chiều kim đồng hồ. Khi tay trái đã chạm sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay trái xuống dưới (Vị trí 6-7 giờ), đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (1-3) giờ. Tay phải tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (6-7 giờ), rời tay phải nắm vào vị trí (1-3) giờ. Khi vào vòng gấp cần lấy nhiều lái thì các động tác lại lặp lại như trên. 1.4. Vận hành máy rải lên dốc HÌNH 3.1 MÁY RẢI DI CHUYỂN LÊN DỐC + Kiểm tra lại độ an toàn xung quanh máy, báo hiệu bằng còi, đèn trước khi xuất phát; + Đạp ly hợp hết hành trình; + Vào số “1”: vào số chính xác + Nhả từ từ đến 1/2 hành trình bàn đạp ly hợp (nhả nửa ly hợp) và giữ trong khoảng 3 giây, sau đó tiếp tục nhả ly hợp kết hợp tăng ga nhẹ nhàng đến khi cảm giác máy sắp di chuyển thì nhả phanh( vẫn ga) để máy tiến về phía trước. - Di chuyển máy sát vào phía taluy dương của dốc với tốc độ vừa đủ. Kết hợp phanh để điều khiển tốc độ của máy. - Đối với máy rải CAT chỉ cần gạt cần di chuyển lên và nhả phanh tay là máy di chuyển 1.5. Vận hành máy rải xuống dốc HÌNH 3.1 MÁY RẢI DI CHUYỂN XUỐNG DỐC + Kiểm tra lại độ an toàn xung quanh máy, báo hiệu bằng còi, đèn trước khi xuất phát; + Đạp ly hợp hết hành trình; + Vào số “1”: vào số chính xác + Nhả từ từ đến 1/2 hành trình bàn đạp ly hợp (nhả nửa ly hợp) và giữ trong khoảng 3 giây, sau đó tiếp tục nhả ly hợp kết hợp tăng ga nhẹ nhàng đến khi cảm giác máy sắp di chuyển thì nhả phanh( vẫn ga) để máy tiến về phía trước. - Di chuyển máy sát vào phía taluy dương của dốc với tốc độ vừa đủ. Kết hợp phanh để điều khiển tốc độ của máy. - Di chuyển máy sát vào phía taluy dương của dốc với tốc độ vừa đủ. Kết hợp phanh để điều khiển tốc độ của máy. - Đối với máy rải CAT chỉ cần gạt cần di chuyển xuốngvà nhả phanh tay là máy di chuyển xuống dốc. 1.6. Tắt máy - Di chuyển máy đến vị trí bằng phẳng, gạt cần do chuyển về vị trí trung gian, gạt phanh tay lên . Đối với máy rải SYNOWAY muốn tắt máy chỉ cần rút le tắt máy là máy được tắt. Le tắt máy HÌNH 3.2 VỊ TRÍ TẮT MÁY RẢI SYNOWAY 2.Vận hành thiết bị phun dầu Diesel chống dính Sau khi kết thúc ca làm việc nhựa đường thường bám còn sót thường bám vào các chi tiết máy như băng tải, vít xoắnVì vậy cần phải được phun dầu để làm sạch các bề mặt bị vật liệu bám lên. 2.1. Điều chỉnh bộ phận phun dầu Diesel trên máy rải - Bật công tắc mở cửa cấp liệu ra. Để các bộ phận máy rải ở vị trí trung gian như: Thùng vật liệu mở hết ra, vít xoắn không hoạt động, các thanh gạt mở rộng hết ra và nâng lên cao để tiện cho việc phun dầu. Gạt tay phanh cho máy dừng lại. - Kéo công tắc kích hoạt vòi phun(2) để kích hoạt vòi phun (1). Tháo cần cố định(3) trên bang súng phun và bóp cò(4) để phun dầu diesel để rửa. 2.2. Vận hành thiết bị phun Sau khi kết thúc ca làm việc nhựa đường thường bám còn sót thường bám vào các chi tiết máy như băng tải, vít xoắnVì vậy cần phải được phun dầu để làm sạch các bề mặt bị vật liệu bám lên. HÌNH 3.3. THIẾT BỊ PHUN DẦU TRÊN MÁY RẢI + Mở van cấp nhiên liệu cho vòi phun nhiêu liệu dầu điezen. + Điều chỉnh đầu vòi phun hơi nghiêng chếch xuống vị trí bị nhựa đường bám. + Phun một lóp mỏng dầu điezen lên bề mặt bị bám. Khi không phun nữa thì ngắt công tắc nhiên liệu cho vòi phun và để vòi phun vào đúng vị trí. 3. Vận hành không tải hệ thống cấp liệu - Cho máy rải khởi động máy và điều khiển hệ thống cấp liệu đẻ kiểm tra việc làm việc của hệ thống cấp liệu 3.1. Vận hành đóng, mở phễu chứa vật liệu Phễu chứa vật liệu có hai cánh ở 2 bên, nó được cúp lại hoặc mở ra nhờ 1 xilanh thủy lực được lắp ở mỗi bên cánh. Thùng có chức năng chứa vật liệu cung cấp cho hai băng tảI đưa xướng vít xoắn và bộ công tác. Dung tích của thùng lớn có thể chứa được 9 tấn vật liệu và có chiều cao tối thiểu so mặt đất là 500mm đảm bảo mọi xe ôtô có thể đổ vật liệu vào thùng chứa. HÌNH 3.3 CÔNG TẮC ĐÓNG MỞ PHỄU CHỨA VẬT LIỆU Gạt công tắc lên để điều chỉnh mở thùng cấp liệu, gạt công tác xuống và giữ để điều chỉnh đóng thùng cấp liệu. Công tắc bên trái điều chỉnh cửa thùng liệu trái, công tắc bên phải điều chỉnh cửa thùng cấp liệu phải 3.2. Vận hành đóng, mở cửa cấp liệu Cửa cấp liệu được làm bằng các tấm sắt, bao gồm 2 cửa và ở phía sau thùng chứa để khống chế vật liệu đưa vào băng tải. Hai cửa này được điều chỉnh bằng tay và độc lập nhau. Trước khi làm việc cần điều chỉnh cữ cho cửa cấp liệu 2 bên bằng nhau. Điều chỉnh bằng cách xoay tay điều chỉnh cửa cấp liệu ở phía trên cabin sao cho cả hai cửa bằng nhau. Trong qua trình làm việc nếu thấy vật liệu không đủ thì phải điều chỉnh nâng cao cửa cấp liệu để tăng lượng thảm cung cấp và ngược lại nếu lượng thảm qua nhiều thì hạ thấp chiều cao cửa cấp liệu xuống. 3.3. Vận hành băng tải cấp liệu Băng tải cấp liệu gồm 2 băng tải xích bố trí phía dưới gầm máy có nhiệm vụ cung cấp vật liệu xuống vít xoắn. Khi làm việc băng tải sẽ gạt hỗn hợp bê tông thành từng lớp trượt trên tấm sàn thép để dich chuyển về phía vít xoắn. Vật liệu chế tạo bằng băng tải là loại vật liệu mà các hạt bê tông nhựa không dính vào được, loại thép đúc. HÌNH 3.4 CÔNG TẮC ĐẢO CHIỀU BĂNG TẢI Băng tải gồm 2 băng tải hoạt động độc lập nhờ 2 động cơ thủy lực dẫn động qua các dải xích. Một số máy thì hệ thống băng tải hoạt đồng đồng thời với vít xoắn. Khi động cơ được nổ, người điều khiển gạt công tắc băng tải bên trái hoặc bên phải về đằng sau thì lúc này băng tải sẽ gạt vật liệu ra sau máy. Khi hết vật liệu có thể gạt công tắc về vị trí “OFF” để cho băng tải dừng lại. 3.4. Vận hành trục vít tải vật liệu Vít xoắn tiếp nhận bê tông nhựa vận chuyển từ băng tải xích tới để phân phối đồng đều thảm bê tông trên suốt chiều rộng công tác của máy rải.Vít xoắn có chiều đẩy ngược lại. Vật liệu chế tạo vít xoắn đảm bảo không dính các hạt thảm bê tông, là loại thép đúc liền. Cả băng tải và vít xoắn được chia làm hai bên trái và phải và bên trái và phải hoạt động độc lập nhau. HÌNH 3.5 CÔNG TẮC ĐẢO CHIỀU TRỤC VÍT TẢI VẬT LIỆU Khi vật liệu được bẳng tải chuyển xuống sau máy, lúc này muốn vít xoắn hoạt động người lái chỉ cần tác động vào công tắc vít xoắn trên bảng điều khiển ở bên trái và bên phải, lúc này vít xoắn hoạt động. Khi một bên nào vật liệu cung cấp đủ thì người thợ vận hành gạt công tắc vít bên đó tạm thời dừng lại. Khi không muốn vít xoắn hoạt động nữa chỉ cần gạt cả hai công tắc vít xoắn về vị trí “OFF”. Quan sát xem trục vít có hoạt động, quay đều hai bên không. Việc điều chỉnh vít xoắn có thể được điều chỉnh ở trên bảng điều khiển chính hoặc người thợ phụ có thể điều chỉnh bằng cách điều chỉnh riêng biệt từng bên vít xoắn ở hai bên bằng công tắc vít xoắn ở hai bên. 4. Vận hành hệ thống rung, đầm nén 4.1. Kiểm tra hệ thống rung Khi rải vật liệu hệ thống rung - đầm nén các tác dụng đàm nén sơ bộ trước khi được thanh san gạt phẳng. Khi bật công tắc rung lên quan sát bằng mắt kiểm tra các yếu tố sau: - Tần số rung đã phù hợp với quy định chưa. - Tốc độ rung đã đúng với yêu cầu chưa. HÌNH 3.6. CÔNG TẮC ĐIỀU KHIỂM TỐC ĐỘ BỘ ĐẦM RUNG 4.2. Điều khiển hệ thống rung – Đầm nén Khởi động hệ thống rung - đầm nén bằng cách gạt công tắc hệ thống rung - đầm nén ở trên bảng diều khiển chính, lúc này phía dưới các tấm là sẽ rung lên để đầm nén vật liệu. Khi không cần rung đầm gạt công tắc rung đầm về vị trí trung gian. HÌNH 3.7. CÔNG TẮC ĐIỀU KHIỂM BỘ ĐẦM RUNG 5.Vận hành thiết bị rải tự động HÌNH 3.8. MÁY RẢI THẢM Qui trình vận hành + Trước khi vận hành rải thảm phải hâm nóng động cơ, để động cơ chạy không tải trong 10 phút. + Di chuyển chuyển máy ở chế độ di chuyển nấc “ LOW hoặc SPEED “ vào đúng vị trí yêu cần rải. + Bật công tắc lựa chọn chế độ rải tự động + Lắp đặt các cảm biến rải tự động vào vị trí + Sấy nóng thanh san. + Điều chỉnh độ dày lớp vật liệu rải + Điều chỉnh hệ thống mở rộng của thanh san. + Mở cữ cấp liệu của cửa băng tải cấp liệu + Mở cửa thùng cấp liệu nhận thảm đổ xuống từ ô tô. + Khởi động băng tải cấp liệu và vít xoắn. + Khởi động hệ thống rung làm việc và đẩy cần di chuyển cho máy rải làm việc. BÀI 4: VẬN HÀNH ĐỒNG BỘ KHÔNG TẢI Mã Bài: 4.MĐ 23-4 Giới thiệu: Vận hành đồng bộ không tải được thực hiện khi sau người học được làm quen các thao tác điều khiển cơ bản trên máy rải. Người học được vận hành các thao tác theo đúng trình tự các bước vận hành máy rải ở chế độ không tải. Mục tiêu: - Trình bày được quy trình vận hành đồng bộ không tải máy rải; - Vận hành được đồng bộ không tải máy rải mặt đường; - Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, đảm bảo an toàn. Nội dung chính: 1. Công tác chuẩn bị - Chuẩn bị mặt bằng thi công. - Kiểm tra các hệ thống điều khiển và các cơ cấu làm việc. HÌNH 4.1. VẬT LIỆU KHI ĐANG ĐƯỢC RẢI 2.Vận hành đồng bộ không tải - Trước khi vận hành rải thảm phải hâm nóng động cơ, để động cơ chạy không tải trong 10 phút. - Di chuyển chuyển máy ở chế độ di chuyển máy tiến hoặc di chuyển máy lùi. - Vận hành hành đồng bộ các bộ phận của máy ở chế độ không tải, bao gồm: + Sấy nóng thanh san. + Điều chỉnh độ dày lớp vật liệu rải + Điều chỉnh hệ thống mở rộng của thanh san. + Mở cữ cấp liệu của cửa băng tải cấp liệu + Vận hành vít xoắn + Vận hành băng tải BÀI 5: RẢI VẬT LIỆU CẤP PHỐI LÀM MẶT ĐƯỜNG Mã Bài: 5.MĐ 23-5 Giới thiệu: Công việc rải vật liệu cấp phối làm mặt đường được thực hiện sau khi người học được học điều khiển các thiết bị ở chế độ không tải.. Mục tiêu: - Trình bày và thực hiện được các thao tác vận hành máy rải vật liệu cấp phối làm mặt đường; - Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, đảm bảo an toàn. Nội dung chính: Vận hành hệ thống cấp liệu bằng vật liệu cấp phối 1.1. Phân loại, tính chất cấp phối măt đường Vật liệu cấp phối đá răm dùng làm móng đường được chia làm hai loại: vật liệu cấp phối loại I và loại II. - Vật liệu cấp phối loại I: là cấp phối cốt liệu khoáng mà tất cả các cỡ hạt được nghiền từ đá nguyên khai. - Vật liệu cấp phối loại II: là cấp phối cốt liệu khoáng được nghiền từ đá nguyên khai hoặc sỏi cuội, trong đó cỡ hạt nhỏ hơn 2,36 mm có thể là khoáng vật tự nhiên không nghiền nhưng khối lượng không vượt quá 50% khối lượng vật liệu cấp phối. Khi vật liệu cấp phối được nghiền từ sỏi cuội thì các hạt trên sàng 9,5 mm ít nhất 75% số hạt có từ hai mặt vỡ trở lên. + Cấp phối loại Dmax = 37,5 mm thích hợp dùng cho lớp móng dưới; + Cấp phối loại Dmax = 25 mm thích hợp dùng cho lớp móng trên; + Cấp phối loại Dmax = 19 mm thích hợp dùng cho việc bù vênh và tăng cường trên các kết cấu mặt đường cũ trong nâng cấp, cải tạo. 1.2.Quy trình vận hành + Trước khi vận hành rải thảm phải hâm nóng động cơ, để động cơ chạy không tải trong 5 phút. + Mở cữ cấp liệu của cửa băng tải cấp liệu + Mở cửa thùng cấp liệu nhận thảm đổ xuống từ oto. + Khởi động băng tải cấp liệu và vít xoắn. Khi vật liệu từ băng tải được cấp nhiều quá xuống vít xoắn thì người vận hành cần gạt công tắc băng tải về vị trí “OFF” để dừng quá trình cấp vật liệu hoặc phải điều chỉnh thu hẹp lại cửa cấp liệu. HÌNH 5.1. NÚT ĐIỀU KHIỂN ĐÓNG MỞ THÙNG CHỨA Nâng – Giữ và dịch chuyển công tắc lên trên để nâng thùng chứa liệu phải. Hạ - Giữ và dịch chuyển công tắc xuống dưới để hạ thùng chứa liệu trái HÌNH 5.2. NÚT ĐIỀU KHIỂN TRỤC VÍT TẢI Tắt - Đưa công tắc tới vị trí trung tâm để tắt trục vít trái. Tự động - Đưa công tắc lên trên để vận hành trục vít tự động. Khi công tắc ở vị trí vận hành tự động, tốc độ trục vít sẽ được quyết định bởi tín hiệu từ cảm biến điều khiển sóng âm. Điều khiển thủ công - Đưa công tắc xuống dưới để vận hành trục vít thủ công. Đặt công tắc ở vị trí điều khiển bằng tay thì vít tải sẽ ấn định tốc độ trục vít ở giá trị lớn nhất. 2.Điều chỉnh độ dày lớp vật liệu rải 2.1. Qui trình điều chỉnh Cho máy di chuyển vào vị trí cần rải sau đó điều chỉnh độ dày của thảm theo đúng theo yêu cầu thiết kế: + Đặt từ từ tấm là tiếp xúc lên mặt gỗ, sao cho tấm là bên trái và bên phải tiếp xúc toàn bộ lên bề mặt tấm gỗ. +Trong quá trình diều chỉnh tấm là thì cần phải điều chỉnh từ từ để thay đổi độ dày vật liệu rải phù hợp với tốc độ di chuyển của máy. HÌNH 5.3. NÚT ĐIỀU KHIỂN BĂNG TẢI Tắt - Đưa công tắc tới vị trí trung tâm để tắt băng tải. Tự động - Đưa công tắc lên trên để băng Tải hoạt động tự động. Khi công tắc được đặt ở vị trí tự động, tốc độ băng tải sẽ được quyết định bởi vị trí tín hiệu từ cảm biến sóng âm điều khiển băng tải. Điều khiển thủ công - Đưa công tắc xuống dưới để băng tải vận hành ở chế độ điều khiển thủ công. Đặt công tắc ở vị trí này tốc độ băng tải được ấn định ở giá trị lớn nhất. 2.2. Các lưu ý khi điều chỉnh - Trong quá trình điều chỉnh cần lưu ý nâng hạ các thanh san để để điều chỉnh độ dày của thảm từ từ. - Lúc bắt đầu rải, do tấm là còn chưa ấm nên rải với chiều dày nhỏ hơn một chút. - Không được điều chỉnh tấm là quá nhiều tại một thời điểm. 3. Điều chỉnh chiều rộng lớp vật liệu rải 3.1. Qui trình điều chỉnh Mỗi thanh san riêng biệt đều có thể mở rộng hoặc thu hẹp lại bằng việc sử dụng công tắc điều chỉnh. Tác động vào công tắc điều chỉnh ở 2 bên trái và phải để điều chỉnh mở rộng thu hẹp vào hoặc mở rộng thanh san theo đúng yêu cầu thiết kế HÌNH 5.4. NÚT ĐIỀU KHIỂN ĐỘ DẦY VẬT LIỆU Tăng – Giữ và dịch chuyển công tắc lên trên để tăng bề dày vật liệu bên trái thanh gạt. Giảm – Giữ và dịch chuyển công tắc xuống dưới để giảm bề dày vật liệu bên trái than

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_van_hanh_may_rai_thi_cong_mat_duong_trinh_do_trung.doc