Chương 4
TRUYỀN ĐỘNG THỦY ĐỘNG
4.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRUYỀN ĐỘNG THỦY ĐỘNG
Muốn truyền cơ năng từ bộ phận dẫn động đến bộ phận làm việc của
máy, ngoài cách dùng các loại truyền động cơ khí, điện, khí nén.
Hiện nay người ta hay dùng một loại truyền động mới là: Truyền
động thủy động.
Truyền động thủy động là một thể loại (phương thức) truyền động mà
trong đó người ta dùng chất lỏng làm khâu trung gian để truyền cơ
năng.
Truyền động thủy động xuất hiện do yêu cầu truyền dẫn công suất
44 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 22/02/2024 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Truyền động thủy lực và khí nén - Chương 4: Truyền động thủy động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn với đặc điểm êm và ổn định và dễ tự động hóa mà các loại khác
chưa đáp ứng được.
Thực ra, mỗi loại truyền động đều có ưu nhược điểm riêng, tùy yêu
cầu làm việc của từng loại máy mà sử dụng cho thích hợp.
4.1.1. ƯU ĐIỂM CỦA TRUYỀN ĐỘNG THỦY ĐỘNG
1. Dễ thực hiện việc điều chỉnh vô cấp và tự động điều chỉnh vận
tốc chuyển động của bộ phận làm việc trong các máy, ngay cả khi
máy đang làm việc;
2. Truyền được công suất làm việc lớn;
3. Cho phép đảo chiều chuyển động bộ phận làm việc của máy
dễ dàng;
4. Có thể đảm bảo cho thiết bị làm việc ổn định, không phụ thuộc
vào sự thay đổi của tải trọng ngoài;
5. Kết cấu gọn, có quán tính nhỏ do trọng lượng trên một đơn vị
công suất truyền động lớn. Điều này rất có ý nghĩa trong hệ thống
tự động;
6. Do chất lỏng công tác trong hệ thống truyền động là dầu
khoáng nên điều kiện bôi trơn và tự bảo vệ khỏi bị rỉ rất tốt;
7. Truyền động êm, tiếng ồn thấp;
8. Có thể đề phòng sự cố khi máy quá tải.
4.1.2. NHƯỢC ĐIỂM CỦA TRUYỀN ĐỘNG THỦY ĐỘNG
1. Vận tốc truyền động bị hạn chế vì phải đề phòng hiện tượng va
đập thuỷ lực, tổn thất thuỷ lực và xâm thực;
2. Khó làm kín các bộ phận làm việc do vậy kết cấu thiết bị cần
phức tạp;
3. Yêu cầu chất lỏng là dầu khoáng làm việc tương đối khắt khe
như độ nhớt phải nhỏ, ít thay đổi khi nhiệt độ, áp suất thay đổi. Dầu
khoáng phải ổn định và bền vững về mặt tính chất hoá học; khó bị ô
xy hoá, khó cháy, ít hoà tan nước và không khí, không ăn mòn kim
loại, không độc.
Trên cơ sở của truyền động thuỷ lực thuỷ động, người ta chia ra hai
kết cấu truyền động thuỷ động rõ rệt: Khớp nối thuỷ lực và biến tốc
thuỷ lực (biến mô).
Khớp nối thuỷ lực chỉ làm nhiệm vụ truyền chuyển động, truyền
mômen mà vẫn giữ nguyên giá trị mômen đó.
Biến tốc thuỷ lực (biến mô) làm nhiệm vụ truyền chuyển động nhưng
lại đồng thời thay đổi trị số mômen và kéo theo thay đổi giá trị vận
tốc truyền động.
4.1.1 SƠ ĐỒ KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA TRUYỀN
ĐỘNG THỦY ĐỘNG
Sơ đồ nguyên lý truyền động thủy động tàu thủy
Sơ đồ nguyên lý truyền động thủy động tàu thủy
Hình 4.1 biểu diễn sơ đồ nguyên lý truyền động thủy động trên tàu
thủy để truyền mômen quay từ động cơ đến chân vịt. Ở đây, động cơ
diesel lai bơm ly tâm quay; bơm hút chất lỏng công tác từ két chứa
dầu lên, truyền qua đường ống dẫn, cấp vào tua bin thủy lực, làm
cho chân vịt quay và sau đó chất lỏng trở về két chứa.
Trong thực tế cho thấy rằng hệ thống truyền động như vậy sẽ
cồng kềnh và tổn thất thủy lực rất lớn. Do vậy, các nhà thiết kế đã nối
trực tiếp cửa hút của bơm với cửa thoát của tua bin thủy lực với nhau
và đồng thời đặt cả bơm ly tâm cùng tua bin nằm trong một vỏ. Chính
vì thế mà hệ truyền động không cần đến két chứa chất lỏng, bỏ bớt
được ống dẫn, chi phí tổn thất thủy lực nhỏ mà vẫn đảm bảo nguyên
lý truyền động
KHỚP NỐI THỦY LỰC
KHỚP NỐI THỦY LỰC
KHỚP NỐI THỦY LỰC
Khớp nối thuỷ lực là kết cấu đơn giản nhất của truyền động
thuỷ động. Cũng như các loại khớp nối khác, nó dùng để
truyền mômen từ trục dẫn đến trục bị dẫn mà không thay đổi
trị số mômen đó.
Sơ đồ nguyên lý khớp
nối thuỷ lực
1. Bơm ly tâm;
2. Tua bin;
3. Trục dẫn;
4. Trục bị dẫn.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA KHỚP NỐI THỦY LỰC
Khi động cơ làm việc, bánh bơm quay và truyền cơ năng cho chất
lỏng. Dưới tác dụng của lực ly tâm, chất lỏng chuyển động dọc theo
cánh dẫn từ tâm ra ngoài bánh bơm với vận tốc tăng dần. Sau đó
chất lỏng chuyển sang bánh tua bin, khi qua các cánh tua bin thì chất
lỏng truyền cơ năng cho bánh tua bin đó, làm cho nó quay cùng
chiều với bánh bơm. Do đó, mômen quay được truyền từ trục dẫn
sang trục bị dẫn. Chất lỏng sau khi ra khỏi bánh tua bin lại trở về
bánh bơm và lặp lại quá trình chuyển động như trên một cách tuần
hoàn giữa hai bánh công tác.
Như vậy, mỗi phần tử chất lỏng trong khớp nối thuỷ lực thực hiện
đồng thời hai chuyển động: vừa quay vòng tuần hoàn theo phương
từ bánh bơm 1 đến bánh tua bin 2, vừa quay quanh trục của khớp
nối. Chuyển động tổng hợp của phần tử chất lỏng trong khớp nối là
hình vòng xoắn ốc.
Sơ đồ nguyên lý biến tốc thuỷ lực
1. Trục dẫn; 2. Trục bị dẫn;
3. Bánh bơm; 4. Bánh phản ứng;
5. Bánh tua bin; 6. Vỏ biến tốc.
BIẾN TỐC THỦY LỰC (BIẾN MÔ)
Biến tốc thuỷ lực có nhiệm vụ truyền cơ năng giữa các trục dẫn
cho trục bị dẫn và có kèm theo sự biến đổi mômen quay.
Biến mô thuỷ lực được phát triển từ khớp nối thuỷ lực. Người ta lắp thêm một chi
tiết ở giữa có tên gọi là Bánh dẫn hướng (4) (Stato). Cấu tạo của các cánh stato có
độ cong sao cho nó dẫn dòng dầu chạy ngược lại về phía Bánh bơm (2) sau khi
thoát khỏi bánh turbin (3) theo chiều quay. Năng lượng thuỷ lực của dòng dầu được
cộng hưởng. Hay là mô ment xoắn được tăng lên. Hay nói cách khác là lực kéo của
xe được tăng lên đáng kể.
BIẾN
TỐC
THỦY
LỰC
(BIẾN
MÔ)
BIẾN TỐC THỦY LỰC (BIẾN MÔ)
BIẾN TỐC THỦY LỰC (BIẾN MÔ THỦY LỰC)
BIẾN TỐC THỦY LỰC (BIẾN MÔ THỦY LỰC)
Biến tốc thuỷ lực có nhiệm vụ truyền cơ năng giữa các trục dẫn cho trục
bị dẫn và có kèm theo sự biến đổi mômen quay. Thông thường, biến tốc
thuỷ lực đơn giản nhất có kết cấu gồm ba bộ phận chính, đó là: bánh
bơm, bánh tua bin và bánh phản ứng. Bánh phản ứng có thể đặt sau
bánh bơm và trước bánh tua bin hoặc đặt sau bánh tua bin và trước
bánh bơm theo chiều đi của chất lỏng trong biến tốc. Bánh phản ứng
đứng yên mà không quay cùng bánh tua bin và bánh bơm, nó chỉ có
nhiệm vụ làm máng dẫn và làm điểm tựa cho việc truyên năng lượng từ
bánh bơm sang bánh tua bin mà nhờ đó biến đổi được trị số mômen khi
truyền động.
Khi bánh bơm quay bởi động cơ lai, chất lỏng dưới tác dụng của lực ly
tâm đi ra ngoài theo biên dạng của bánh bơm với vận tốc tăng dần. Dòng
chất lỏng có một vận tốc nhất định đi vào bánh phản ứng. Do bánh này
được giữ cố định nên chất lỏng không trao đổi năng lượng cho nó mà chỉ
biến đổi từ động năng thành áp năng và vì thế mà giá trị mômen trên trục
tua bin được tăng lên.
Có trường hợp, người ta để cho bánh phản ứng quay tự do cùng
bánh bơm và bánh tua bin, khi đó bánh phản ứng không có tác dụng
làm điểm tựa nữa. Kết quả là biến tốc trở thành khớp nối thuỷ lực
thông thường. Trong khi làm việc của biến tốc, người ta có thể điều
khiển bánh phản ứng thay đổi góc đi của chất lỏng để thay đổi tỷ số
truyền cho biến tốc.
Biến tốc thuỷ lực có tính chất tự động điều chỉnh mômen và số vòng
quay của bánh tua bin theo sự thay đổi của mômen cản trên trục bị
dẫn. Khi biến tốc làm việc ổn định, mômen tác dụng lên bánh tua bin
luôn luôn bằng mômen cản tác dụng lên trục bánh bị dẫn. Nếu
mômen cản tăng, lớn hơn mômen tác dụng lên bánh tua bin thì bánh
đó quay chậm lại. Khi đó mômen quay của bánh tua bin sẽ tự động
tăng lên cho đến khi cân bằng với mômen cản như trong khớp nối
thuỷ lực.
4.1.2 CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
CỦA TRUYỀN ĐỘNG THỦY ĐỘNG
Công suất làm việc trên trục dẫn (trục bơm):
PB
B
B
QHN
Trong đó: Q - Lưu lượng chất lỏng từ bánh bơm vào bánh tua bin;
HB - Cột áp do bánh bơm tạo ra;
B - Hiệu suất của bánh bơm;
P - Hiệu suất của bánh phản ứng;
- Trọng lượng riêng của chất lỏng làm việc.
Công suất làm việc trên trục bị dẫn (trục tua bin):
TBT QHN
Trong đó: T - Hiệu suất bánh tua bin.
Thay trị số của HB và tính toán, ta có: NT = B.P.T.NB
Nếu gọi = B. P. T là hiệu suất toàn phần của truyền động thì ta có:
B
T
N
N
CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
CỦA TRUYỀN ĐỘNG THỦY ĐỘNG
Ở mọi chế độ làm việc ổn định, phương trình cân bằng năng lượng được biểu
diễn như sau:
NB = NT + NW
Trong đó NB = QHB
NT = QHT
NW - Công suất tổn thất qua khớp nối hay biến tốc;
Q - Lưu lượng công chất qua bánh bơm vào bánh tua bin;
HB - Cột áp của bánh bơm;
HT - Cột áp của bánh tua bin.
Hệ số biến tốc K: đặc trưng cho khả năng biến đổi mômen quay của
biến tốc thuỷ lực:
MB
MT
B
T
M
MK
; Do .. .
30
nN M M
Nên .T T B
B B T
M N nK
M N n i
Tỷ số truyền i: đặc trưng cho khả năng biến đổi vận tốc quay của trục
bị dẫn so với trục dẫn của biến tốc thuỷ lực
B
T
n
ni
Hiệu suất của biến tốc thuỷ lực: iK
nM
nM
N
N
BB
TT
B
T .
CÁC PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN CỦA TRUYỀN ĐỘNG THỦY ĐỘNG
Phương trình mômen:
Trong trường hợp tổn thất thuỷ lực trong khớp nối bằng 0 thì mômen
của bánh bơm chính là mômen động lượng của khối lượng chất lỏng qua bơm
hay qua tua bin:
Mômen đối với bánh bơm:
)(
2
1
1122 DcDcQM uuB
Và mômen của bánh tua bin là:
4 4 3 31. . . .2T u uM Q c D c D
Đối với bánh phản ứng: 6 6 5 51. . . .2P u uM Q c D c D
Mômen biến tốc thuỷ lực: Công thức thực nghiệm tính mômen cho
biến tốc như sau:
MB = MBD5n2B
MT = MTD5n2B
Trong đó: D - Đường kính lớn nhất của biến tốc thuỷ lực.
MB, MT - Hệ số mômen của bánh bơm vì bánh tua bin chúng
phụ thuộc vào tỷ số truyền i;
Hệ số biến tốc K: đặc trưng cho khả năng biến đổi mômen quay của
biến tốc thuỷ lực
MB
MT
B
T
M
MK
MỘT SỐ THÔNG SỐ CỦA BIẾN TỐC THỦY LỰC
Tỷ số truyền i: đặc trưng cho khả năng biến đổi vận tốc quay của trục bị dẫn
so với trục dẫn của biến tốc thuỷ lực
B
T
n
ni
Hiệu suất của biến tốc thuỷ lực:
iK
nM
nM
N
N
BB
TT
B
T .
Phương trình tính hiệu suất trên cho ta thấy hiệu suất chỉ phụ thuộc
vào hệ số biến tốc và tỷ số truyền của biến tốc thuỷ lực. Ý nghĩa của nó là thể
hiện khả năng truyền lực và biến đổi vận tốc của biến tốc thuỷ lực, đồng thời
cũng thể hiện tổn thất công suất trong quá trình biến tốc làm việc.
Như vậy, biến tốc thuỷ lực có những đặc trưng cơ bản sau:
MB nT và NB > NT.
Đối với loại biến tốc thông dụng, như thống kê thì max = (0,85
0,90); với i = (0,5 0,8).
ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA KHỚP NỐI THỦY LỰC
Khớp nối thuỷ lực chỉ truyền mômen quay của động cơ mà
không biến đổi trị số mômen đó. Đối với khớp nối thuỷ lực, ta có:
MB + MT = 0
Tức là MB = - MT. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên lý
cân bằng tác dụng và phản lực tác dụng theo định luật thứ ba
của Niutơn.
Vì vậy, khi có sự thay đổi của tải trọng (mômen cản trên trục
bị dẫn) thì số vòng quay của bánh tua bin sẽ thay đổi theo. Do
đó, làm thay đổi vận tốc chuyển động của chất lỏng trong buồng
làm việc và dẫn đến sự thay đổi mômen quay của bánh tua bin
sao cho cân bằng với trị số mômen cản của phụ tải. Vì thế, khớp
nối thuỷ lực là loại truyền động tự động.
Việc truyền cơ năng từ trục dẫn tới trục bị dẫn bằng môi trường chất lỏng
trong các bánh công tác của khớp nối thuỷ lực không thể không bị tổn thất.
Vì vậy tỷ số truyền:
0,1
B
T
n
ni
Tức là nT < nB. Do đó, khi truyền công suất qua khớp nối thuỷ lực, số
vòng quay của trục bị dẫn luôn luôn nhỏ hơn số vòng quay của trục dẫn.
Hiệu số giữa số vòng quay các bánh bơm và tua bin của khớp nối thuỷ
lực chia cho số vòng quay của bánh bơm được gọi là hệ số trượt của khớp nối
thuỷ lực, ký hiệu là s.
i
n
n
n
nns
B
T
B
TB 11
Hiệu suất của khớp nối thuỷ lực sẽ là:
B
T
B
T
B
T
n
n
M
M
N
N .
Từ đó suy ra:
i
n
n
B
T
Khi s = 0 thì = i = 1, tức là nT = nB. Trong khớp nối thuỷ lực, khi nT
= nB thì áp suất do tác dụng của lực ly tâm ở lối ra của bánh bơm và lối vào
của bánh tua bin là như nhau. Khi đó, chất lỏng không có chuyển động tương
đối từ bánh bơm sang bánh tua bin mà nó chỉ quay cùng với vỏ khớp nối thuỷ
lực như là một vật rắn. Bấy giờ, lưu lượng chất lỏng Q = 0 và do đó mômen
của khớp nối thuỷ lực M = 0.
Bởi vậy, khớp nối thuỷ lực chỉ có thể truyền công suất và mômen khi
nT 0 như đã nói ở trên.
Ở chế độ làm việc bình thường, khớp nối thuỷ lực có s = 2 3 %, cho
nên = 1 - s = 0,97 0,98.
Hệ số trượt càng lớn (tức nT càng nhỏ so với nB) thì độ chênh áp suất ở lối ra
khỏi bánh bơm và lối vào bánh tua bin càng lớn.
Trong phần lớn các trường hợp, lưu lượng Q đạt trị số cực đại khi nT=
0, tức ứng với s = 100 %.
Qua sự nghiên cứu đặc điểm quá trình của khớp nối thuỷ lực ở trên,
có thể tóm tắt các tính chất chủ yếu của nó như sau:
1. Trục dẫn và trục bị dẫn quay độc lập với nhau. Khi trục dẫn quay thì trục
bị dẫn có thể đứng yên hoặc quay với vận tốc nào đấy. Nhưng vận tốc
quay lớn nhất của trục bị dẫn chỉ đạt tới khoảng 97 hoặc 98 % so với vận
tốc trục dẫn;
2. Khởi động và tăng tốc (lấy đà) êm;
1. Trục dẫn và trục bị dẫn quay độc lập với nhau. Khi trục dẫn quay thì trục
bị dẫn có thể đứng yên hoặc quay với vận tốc nào đấy. Nhưng vận tốc
quay lớn nhất của trục bị dẫn chỉ đạt tới khoảng 97 hoặc 98 % so với vận
tốc trục dẫn;
2. Khởi động và tăng tốc (lấy đà) êm;
3. Các chi tiết chủ yếu (bánh công tác) không bị mài mòn vì các bề mặt làm
việc của chúng không tiếp xúc với nhau;
4. Hạn chế dao động xoắn;
5. Truyền động không ồn;
6. Có hiệu suất cao (0,97 0,98) ở chế độ làm việc tính toán;
7. Sử dụng vận hành chắc chắn;
8. Cho phép lệch tâm từ 13 mm giữa khớp nối với hệ đường trục dài;
9. Thực hiện được việc điều khiển từ xa và tự động hoá điều khiển một cách
đơn giản.
Do đó, khớp nối thuỷ lực thường dùng để:
1. Điều chỉnh số vòng quay của trục bị dẫn khi số vòng quay của động cơ
không đổi (dùng trong bơm cấp nước lớn cho nồi hơi các nhà máy nhiệt
điện, nhà máy hoá học, chạy quạt thông gió hầm mỏ, lò luyện kim...);
2. Lấy đà các máy có mômen khởi động lớn (như tua bin hơi, máy cắt kim
loại lớn, băng tải lớn, động cơ tàu thủy...);
3. Hợp tác công suất nhiều động cơ (ví dụ: hai động cơ diezel lai một chân
vịt tàu thuỷ);
4. Đặc biệt ưu điểm dùng cho khớp nối - LY HỢP - động cơ lai chân vịt tàu
thuỷ.
Trong một số trường hợp, khớp nối thuỷ lực sử dụng như một cơ cấu
an toàn (ví dụ: động cơ diezel lai chân vịt tàu thuỷ khi chân vịt bị kẹt hoàn
toàn).
ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH CỦA KHỚP NỐI THỦY LỰC
Cũng như các máy thuỷ lực khác, người ta đã xây dựng đường đặc tính thực
nghiệm cho khớp nối thuỷ lực. Đường đặc tính thực nghiệm này đóng vai trò
quan trọng trong việc hoàn thiện kết quả tính toán, đánh giá tính năng làm
việc và tiện lợi trong sử dụng, khai thác.
Đường đặc tính ngoài: Hình 4.3 Biểu diễn mối quan hệ giữa mômen quay
M, công suất NB, NT và hiệu suất của khớp nối thuỷ lực với số vòng quay nT
của bánh tua bin khi số vòng quay của bánh bơm không đổi (nB = const).
Đường đặc tính thực nghiệm cho ta thấy:
Mối quan hệ NB = ( nT) và M = ( nT).
Khi nT tăng từ số 0 đến nT = nB thì M giảm: do đó NB giảm (vì NB = M.B;
B = const).
Khi nT = 0 và nT = nB thì NT = 0. Trong khoảng hai trị số giới hạn đó của
nT thì NT có một trị số cực đại.
Đường hiệu suất là đường thẳng, vì
i
n
n
B
T
Khi nT tiến gần tới nB, về lý thuyết thì = 1. Nhưng vì lúc ấy N 0
và mômen quay M giảm đến mức chỉ còn đủ để thắng mômen cản do tổn thất
(tổn thất do ma sát ở cổ trục khớp nối, ma sát của chất lỏng với bề mặt của
các bánh công tác...), cho nên hiệu suất không thể bằng 1. Lúc đó, đường
sẽ lại đi theo đường dốc về đến 0.
Đường đặc tính ngoài trên chỉ cho ta biết tính năng làm việc của
khớp nối ở một chế độ ứng với nB = const. Nhưng trong thực tế,
khớp nối có thể làm việc với những động cơ có số vòng quay
thay đổi (nB = var) nên người ta cón dùng đặc tính tổng hợp để
tiện sử dụng trong trường hợp đó.
Đường đặc tính tổng hợp: Biểu diễn mối quan hệ giữa
mômen quay của khớp nối thuỷ lực với số vòng quay của bánh
tua bin nT khi số vòng quay của bánh bơm thay đổi (nB = var).
Trên đường đặc tính đó, còn vẽ những đường cong biểu diễn
sự thay đổi của M với các giá trị hiệu suất như nhau (đường
đồng hiệu suất). Muốn xây dựng đường đặc tính tổng hợp, cần
lập nhiều đường đặc ngoài của khớp nối với nhiều trị số nB khác
nhau.
KHAI THÁC KHỚP NỐI THỦY LỰC
Trong lĩnh vực tàu thuỷ, khớp nối thuỷ lực đóng vai trò LY- HỢP dùng
để truyền động (truyền công suất) từ một hay nhiều động cơ Diezel
đến lai chân vịt. Khi khai thác khớp nối thuỷ lực cần chú ý một số điểm
sau:
• Công chất dùng cho khớp nối có độ nhớt càng thấp càng tốt, song
không vì thế mà người ta dùng nước. Bởi vì nước tuy có độ nhớt thấp,
nhưng bôi trơn kém và dễ gây rỉ các chi tiết của khớp nối. Chính vì thế
mà dầu khoáng là công chất được ưu tiên sử dụng cho khớp nối thuỷ
lực.
• Công chất lỏng trong khớp nối chính là nhân tố truyền năng lượng
từ trục dẫn sang trục bị dẫn. Công chất càng điền đầy trong khớp nối
thì hiệu suất truyền động càng cao. Khi công chất được tháo hết ra
khỏi khớp nối thì việc truyền công suất hoàn toàn không còn tác dụng.
Nhờ vào tính chất này mà muốn cắt truyền động khớp nối (tức là LY)
bằng cách tháo toàn bộ công chất ra khỏi khớp nối và muốn nối truyền
động (tức là HỢP) bằng cách nạp công chất đầy trở lại cho nó. Trong
thực tế, người ta thiết kế chế tạo van thoát chất lỏng sao cho có thể
điều khiển được (có thể bằng tay hoặc điều khiển từ xa), như vậy là
việc LY hay HỢP của khớp nối sẽ được thực hiện.
• Trong quá trình làm việc của khớp nối, một phần công suất truyền
từ trục dẫn sang trục bị dẫn bị mất đi do tổn thất ma sát, tổn thất thuỷ
lực. Chính những tổn thất này biến sang dạng nhiệt và làm cho dầu
thuỷ lực (công chất) nóng lên. Như vậy, người ta phải làm mát dầu thuỷ
lực đó. Việc làm mát được thực hiện bằng cách đưa một phần công
chất ra khỏi khớp nối ngay trong khi khớp nối làm việc để làm mát sau
đó lại đưa quay trở lại. Nếu khớp nối không được làm mát tốt thì sự
làm việc của nó không ổn định và có thể gây hỏng một số chi tiết như
bộ làm kín bằng cao su do vì quá nóng. Lợi dụng lực ly tâm để dẫn
công chất ra một cách thuận tiện, các nhà chế tạo đã thiết kế đường ra
ở phía ngoài xa tâm quay của khớp nối và nạp công chất vào bằng
đường dẫn gần tâm quay của khớp nối.
ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH CỦA
BIẾN TỐC THỦY LỰC
Khác với khớp nối thuỷ
lực, ở biến tốc thuỷ lực
chất lỏng luôn luôn được
chứa đầy trong buồng làm
việc. Hơn nữa chất lỏng
nạp vào cần có áp suất
dư vì biến tốc chỉ có thể
làm việc ổn định khi hoàn
toàn không có hiện tượng
xâm thực. Hiện tượng này
dễ xảy ra do vận tốc quay
của bánh công tác lớn và
nhiệt độ chất lỏng làm
việc cao, nhất là ở lối vào
các máng dẫn của bánh
bơm.
Nhìn trên đồ thị (hình 4.6), ta thấy biến tốc thuỷ lực chỉ có một trị số
max ở một trị số nT thích hợp nhất, ứng với chế độ làm việc tối ưu của biến
tốc. Còn các chế độ làm việc khác thì hiệu suất giảm, chủ yếu do hiệu suất
thuỷ lực H giảm. Còn Q thì thay đổi không đáng kể. Ta cũng thấy là khi nT
thay đổi thì MB hầu như không thay đổi và ở khu vực có hiệu suất cao thì MT
cũng không lớn hớn nhiều so với MB.
ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH CỦA BIẾN TỐC THỦY LỰC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_truyen_dong_thuy_luc_va_khi_nen_chuong_4_truyen_do.pdf