Bộ Công Thương
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Huế
================
GIÁO TRÌNH
THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐIỆN ÔTÔ
(Tài liệu tham khảo cho sinh viên bậc Cao đẳng)
Huế, tháng 01/2020
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Bài 1
SỬ DỤNG THIẾT BỊ KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA ĐIỆN ÔTÔ
1. Giới thiệu:
Đồng hồ đo điện đa năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ
một kỹ thuật viên thực hiện kiểm tra và sửa chữa điện ôtô nào, đồng hồ vạn năng có 4
chức nă
130 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Thực tập hệ thống điện ôtô (Tài liệu tham khảo cho sinh viên bậc Cao đẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chính là: đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.
Ưu điểm của đồng hồ kim (Analog) là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh
kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ
chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20KΩ/Vol do vây khi đo vào các mạch có dòng
điện nhỏ, chúng thường bị sụt áp.
Đồng hồ kỹ thuật số (Digital) có một số ưu điểm so với đồng hồ kim, đó là độ
chính xác cao hơn, trở kháng của đồng hồ cao hơn do đó không gây sụt áp khi đo vào
dòng điện yếu, đo được tần số điện xoay chiều, tuy nhiên đồng hồ này có một số
nhược điểm là chạy bằng mạch điện tử lên hay hỏng, khó nhận kết quả trong trường
hợp cần đo nhanh, không đo được độ phóng nạp của tụ.
Ngoài đồng hồ VOM, trong sửa chữa điện ôtô có thể phải sử dụng thêm một số
dụng cụ sau:
- Dụng cụ đo thông mạch:
1
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
- Dụng cụ kiểm tra ắc quy:
- Oscilloscope.
2. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Về kiến thức: Nắm được cấu tạo, chức năng của các loại đồng hồ đo điện đa
năng.
- Về kỹ năng: Sử đụng VOM, và dụng cụ đo thông mạch thành thạo, đạt các yêu
cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động.
- Về thái độ: Làm việc theo tổ nhóm, tính cẩn thận, tác phong công nghiệp.
3. Dụng cụ, vật liệu, thiết bị:
3.1. Dụng cụ:
- VOM các loại, dụng cụ đo thông mạch.
3.2. Vật liệu:
- Linh kiện các loại: tụ điện, điện trở, transistor, diode.
- Nguồn điện một chiều: pin và ắc quy các loại.
- Nguồn điện xoay chiều.
3.3. Thiết bị:
4. Các bước tiến hành:
4.1. Sử dụng VOM
2
12
3
4
5
6
7
8
9
10
1
1
12
13
14
15
16
17
18
20
19
21
22
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Bướ
c Nội dung - Yêu cầu
1 Tìm hiểu đồng hồ.
2 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị. - Chọn đúng thiết bị, đúng
chủng loại và thang đo phù
hợp.
3 Thực hiện đo.
Bước 1: Cắm que đo vào các lổ cắm.
Trong hầu hết chức năng đo, que đo âm được
cắm vào cổng COM và que đo dương cắm vào
1 trong 3 lổ cắm còn lại tùy theo chức năm
đo.
Nếu đo điện áp cao phải dùng que đo chuyên
dùng.
- Sử dụng đúng dụng cụ.
- Lắp đúng trình tự.
- Lắp các đầu dây đúng sơ
đồ, chắc chắn, đảm bảo tiếp
xúc tốt.
- Các đầu nối không quá hai
dây.
- Không làm hư hỏng dụng
cụ, thiết bị.
3
1. Nút cố định thông số.
2. Chọn giải thông số.
3. Giá trị cực đại/cực tiểu.
4. Nút nguồn.
5. Đèn báo.
6. Vút vặn chọn chức năng.
7. Lổ cắm que đo (V, Ω,
thông bạch).
8. Lổ cắm que đo âm.
9. Lổ cắm que đo (mA, pA).
10. Lổ cắm que đo (A).
11. Màn hình hiển thị.
12. Nút chọn chức phát âm
thanh.
13. Nút canh chỉnh đồng hồ.
14. Nút chọn chức năng đo
tần số và chu kỳ.
15 – 22. Các chức năng của
đồng hồ
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Bước 2: Canh chỉnh đồng hồ.
Để loại trừ sai số của đồng hồ và điện trở tiếp
xúc làm ảnh hưởng tới kết quả đo.
- Vặn về chức năng đo Ω.
- Chập hai que đo.
- Nhấn nút Zero hoặc Rel.
Bước 3. Vặn nút chọn về chức năng cần đo.
Chức năng kiểm tra điốt, thông mạch
Chức năng đo điện dung tụ điện
Chức năng đo cường độ dòng điện
mA, A
Chức năng đo điện trở
Chức năng đo cường độ dòng điện µA
Chức năng đo hiệu điện thế 1 chiều
mV
Chức năng đo hiệu điện thế 1 chiều V
Chức năng đo hiệu điện thế xoay
chiều
Bước 4. Đặt đầu que đo vào vị trí cần đo.
- Đo điện trở.
4
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
- Đo cường độ dòng điện.
Bước 5. Đọc kết quả hiển thị trên màn hình.
- 1MΩ = 103 KΩ = 106 Ω
- 1A = 103 mA
- 1F = 103 mF = 106 µF = 109 pF
4.2. Sử dụng dụng cụ đo thông mạch.
Dụng cụ đo thông mạch được sử dụng để kiểm tra thông mạch trên một đoạn mạch
điện. Nếu trong đoạn mạch điện được đo thông mạch thì sẽ có nguồn điện cung cấp
cho dụng cụ và đèn báo sẽ sáng, còn ngược lại đèn báo sẽ tắt.
5
Khung xe
Dụng cụ
kiểm tra
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Hình 1.1 – Kiểm tra bằng dụng cụ chuyên dụng
Hình 1.2 – Kiểm tra bằng đèn
6
Điểm ngắn
mạch
Khung
xeẮc quy
Khóa
quy
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Bài 2:
BẢO DƯỠNG ẮC QUY
1. Giới thiệu:
Accu trong ô tô thường được gọi là accu khởi động để phân biệt với loại accu sử
dụng ở các lĩnh vực khác. Accu khởi động trong hệ thống điện thực hiện chức năng
của một thiết bị chuyển đổi hóa năng thành điện năng và ngược lại. Đa số accu khởi
động là loại accu chì – axit. Đặc điểm của loại accu nêu trên là có thể tạo ra dòng điện
có cường độ lớn, trong khoảng thời gian ngắn (510s), có khả năng cung cấp dòng
điện lớn (200800A) mà độ sụt thế bên trong nhỏ, thích hợp để cung cấp điện cho máy
khởi động để khởi động động cơ.
Accu khởi động còn cung cấp điện cho các tải điện quan trọng khác trong hệ thống
điện, cung cấp từng phần hoặc toàn bộ trong trường hợp động cơ chưa làm việc hoặc
đã làm việc mà máy phát điện chưa phát đủ công suất (động cơ đang làm việc ở chế độ
số vòng quay thấp): cung cấp điện cho đèn đậu (parking lights), radio cassette, CD, các
bộ nhớ (đồng hồ, hộp điều khiển), hệ thống báo động
Ngoài ra, accu còn đóng vai trò bộ lọc và ổn định điện thế trong hệ thống điện ô tô
khi điện áp máy phát dao động.
ắc quy được sử dụng trên các thiết bị giao thông vận tải cần được kiểm tra và sửa
chữa định kỳ và thường xuyên để đảm bảo ắc quy luôn ở tình trạng làm việc tốt nhất
có thể.
2. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Về kiến thức: Nắm được các thao tác bảo dưỡng của ắc quy được sử dụng trên ôtô.
- Về kỹ năng: Thực hiện tốt các thao tác kiểm tra và bảo dưỡng ắc quy.
- Về thái độ: Làm việc theo tổ nhóm, tính cẩn thận, tác phong công nghiệp.
3. Dụng cụ, vật liệu, thiết bị:
3.1. Dụng cụ:
- Phóng điện kế, tỷ trọng kế, máy nạp, đồng hồ VOM.
- Kính bảo vệ, găng tay cao su.
3.2. Vật liệu: Dung dịch, giẻ nạph.
3.3. Thiết bị: ắc quy các loại
4. Các bước tiến hành:
4.1. Kiểm tra ắc quy
4.1.1 Kiểm tra bằng mắt
+ Kiểm tra vỏ bình ắc quy bị nứt, điều này có thể làm rò rĩ dung dịch điện
phân và phải thay mới
+ Kiểm tra đứt cáp hay mối nối và thay thế nếu cần thiết.
+ Kiểm tra sự ăn mòn ở cọc ắc quy, chất bẩn và a xít trên mặt ắc quy. Nếu các
cọc bị bẩn phải vệ sinh và nếu bị mòn nghiêm trọng cần phải đắp thêm kim
loại hoặc thay mới.
+ Kiểm tra giá giữ ắc quy và siết lại.
+ Kiểm tra mực dung dịch điện phân trong ắc quy:
- Quan sát mức dung dịch phải nằm trong giới hạn ghi trên vỏ bình.
7
Kiểm tra
cáp
Kiểm tra
giá đở
Kiểm tra
mối nối cáp
Kiểm tra
Sự ăn mòn
cọc
Kiểm tra
Mức dung
dịch
Kiểm tra vỏ
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
- Nếu dấu trên vỏ bình không thể quan sát thì dùng que đo hoặc ống
chia vạch đo mức dung dịch qua lổ chêm dung dịch: mức dụng dịch phải
cách mép trên của khối bản cực 10 – 15 mm.
Nếu mức dung dịch còn thiếu, thêm vào một lượng nước cất vừa đủ.
+ Kiểm tra dung dịch điện phân có bị mờ hay biến màu không, nguyên nhân là
do quá nạp và dao động. Thay thế bình ắc quy nếu đúng vậy.
Hình 2.1 - Kiểm tra bằng mắt
4.1.2 Kiểm tra tình trạng nạp
Tình trạng nạp của ắc quy có thể dễ dàng kiểm tra bằng một trong những cách sau:
+ Kiểm tra tỷ trọng.
+ Kiểm tra điện áp hở mạch.
4.1.3 Kiểm tra tỷ trọng
Tỷ trọng có nghĩa là khối lượng chính xác. Tỷ trọng kế là thiết bị được sử dụng để
so sánh khối lượng chính xác của dung dịch chất điện phân với nước. Chất điện phân
có nồng độ cao trong một bình ắc quy đã được nạp điện thì nặng hơn chất điện phân có
nồng độ thấp trong bình ắc quy đã phóng hết điện. Dung dịch chất điện phân là hỗn
hợp a xít và nước có tỷ trọng từ 1.10 đến 1.31 tùy thuộc vào trạng thái nạp của ắc
quy.
Bằng cách đo tỷ trọng của dung dịch chất điện phân có thể cho chúng ta biết được
bình ắc quy đang đầy điện, cần phải nạp hay phải thay thế.
Bảng 2.1 - Tỷ trọng và phần trăm nạp
Tỷ trọng Phần trăm
được nạp
1.270 100%
1.230 75%
1.190 50%
1.145 25%
1.100 0%
Sự chênh lệch tỷ trọng của các ngăn:
8
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Sự chên lệch tỷ trọng của các ngăn không vượt quá 0.05. Sự chênh lệch so sánh
giữa ngăn cao nhất và ngăn thấp nhất. Một bình ắc quy nên bỏ đi nếu sự chên lệch
vượt quá 0.05.
Trong ví dụ dưới đây, sự chênh lệch tỷ trọng của dung dịch chất điện phân trong
ngăn thứ nhất và ngăn thứ và ngăn thứ 5 là 0.07. Nên bình ắc quy cần được thay thế.
Ngăn thứ 5 đã hỏng.
Bảng 2.2 - Tỷ trọng các ngăn
Ngăn
1
Ngăn
2
Ngăn
3
Ngăn
4
Ngăn
5
Ngăn
6
1.260 1.230 1.240 1.220 1.190 1.250
Nhiều yếu tố gây nên sự chênh lệch giữa các ngăn, ví dụ, khi mới châm nước vào
các ngăn, làm cho dung dịch bị loãng, kết quả là đọc được tỷ trọng thấp. Nạp bình ắc
quy rồi đo lại sẽ cho ta kết quả đúng.
Trình tự kiểm tra tỷ trọng
Hình 2.2 - Đo tỷ trọng
Bước 1 - Đeo thiết bị bảo vệ mắt thich hợp
Bước 2 - Mở nắp bình ắc quy
Bước 3 - Bóp bầu hút của phù kế và đưa cái đầu hút vào ngăn gần cực dương nhất.
Bước 4 - Từ từ thả lỏng bầu hút, hút vừa đủ dung dịch điện phân để làm nổi đầu đo
bên trong lên.
Bước 5 - Đọc tỷ trọng chỉ trên đầu đo. Đảm bảo rằng đầu đo được nổi hoàn toàn.
Bước 6 - Ghi lại giá trị và thực hiện lặp lại quá trình cho các ngăn còn lại.
Qui trình quan sát cửa xem tỷ trọng:
Hình 2.3 - Cửa quan sát được bố trí trên nắp ắc quy
9
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Bước 1 - Đeo dụng cụ bảo vệ mắt thích hợp
Bước 2 - Quan sát phù kế lắp trong bình ắc quy
- Điểm quan sát màu xanh: bình ắc quy đã nạp đủ
- Điểm quan sát màu xanh đen: Bình ắc quy cần nạp
- Điểm quan sát màu vàng nhạt: bình ắc quy hỏng, cần thay thế.
4.1.4 Kiểm tra điện áp hở mạch
Dùng một đồng hồ số để kiểm tra điện áp bình ắc quy khi hở mạch. Đồng hồ kim
không chính xác và không thể dùng.
Hình 2.4 - Kiểm tra điện áp hở mạch
Bước 1 - Bật đèn đầu lên pha trong vài phút để loại bỏ nạp bề mặt.
Bước 2 - Tắt đèn đầu và nối đồng hồ qua hai cực của bình ắc quy
Bước 3 - Đọc giá trị điện áp.
4.1.5 Kiểm tra khả năng chịu tải nặng của ắc quy
Khi kiểm tra tình trạng nạp của bình ắc quy, không cho chúng ta biết được khả năng
cung cấp dòng khi khởi động động cơ. Kiểm tra khả năng chịu tải nặng của ắc quy cho
chúng ta biết khả năng phân phối dòng điện của ắc quy.
Trước khi kiểm tra tải nặng phải xác định dung lượng bình ắc quy. Dung lượng bình
ắc quy ghi trên nhãn bình. Nó có thể biểu diễn bằng CCA (Cold Cranking Amps) hay
AH (Amp-Hour).
10
Hình 20. Đo điện áp hở mạch
Hình 2.5 - Kiểm tra khả năng chịu tải nặng
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Hình 2.6 - Thông số ắc quy
4.1.6 Kiểm tra rò điện
- Dòng kí sinh
Dòng kí sinh là những dòng nhỏ cần thiết để hoạt động
các thiết bị điện khác nhau giống như đồng hồ, bộ nhớ máy
tính, cảnh báo mà nó tiếp tục hoạt động khi xe đã ngừng,
công tắc máy đã đóng. Tất cả các xe ngày nay đều có dòng
kí sinh nó sẽ làm cạn bình ắc quy nếu không chạy xe và nạp
định kì. Vấn đề nảy sinh khi dòng kí sinh vượt quá 35mA.
Dòng rò không mong muốn là nguyên nhân tại vì sao
bình ắc quy tiếp tục phóng điện. Dòng rò không mong muốn
có thể là dòng kí sinh quá mức cho phép hay mặt trên của
bình ắc quy bị ẩm và ô xy hóa quá mức, nó có thể sinh ra
một đường dẫn giữa hai cực, gây ra dòng rò, thường là lớn
hơn 0.5 V cho một bình tự phóng điện. Nó gọi là dòng rò
nắp bình.
- Kiểm tra dòng rò:
Để kiểm tra dòng kí sinh quá mức hay tải kí sinh người
ta dùng ampe kế. Đảm bảo rằng tất cả các tải điện trong xe
đều tắt hết, cửa đóng và chìa khóa xe được rút ra khỏi ổ
cắm. Tháo một trong các cáp nối ra khỏi bình ắc quy, gắn
một ampe kế nối tiếp giữa cọc bình ắc quy và cáp. Giá trị
đọc được nên nhỏ hơn 35mA. Nếu dòng lớn hơn chứng tỏ
dòng kí sinh đã vượt quá định mức. Một cái gì đó đang nối
và gây hết điện bình ắc quy. Ô tô ngày nay cho dòng kí
sinh không vượt quá 20mA để duy trì bộ nhớ điện tử và các
mạch điện.
Chú ý:
Nếu bình ắc quy bị gỡ cáp, dòng kí sinh tạm thời
có thể tăng lên. Các mạch điện và máy tính thân xe
sẽ được kích hoạt và hoạt động trong một khoảng
thời gian. Khoảng thời gian kích hoạt này nằm trong khoảng vài giây đến 30 phút. Nếu
có thể, thì tránh gỡ cáp bình ắc quy khi thực hiện phép thử này. Có thể đặt một que đo
của đồng hồ ampe lên một cọc của bình ắc quy, một que còn lại lên đầu cáp của bình
ắc quy. Cùng lúc đó tháo cáp bình ắc quy ra.
11
Hình 2.8 - Kiểm tra điện áp rò
Hình 2.7 - Kiểm tra dòng ký sinh
Hình 2.9 - Kiểm tra sụt áp kẹp cực
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Kiểm tra ắc quy tự phóng điện (dòng rò trên nắp), chúng ta sử dụng một đồng hồ
volt kế loại số. Gắn que âm (màu đen) của đồng hồ vào cực âm của bình ắc quy, que
dương (màu đỏ) vào mặt trên của vỏ ắc quy. Nếu như điện áp lớn hơn 0.5V, rửa nắp
bình ắc quy bằng dung dịch soda và nước, sau đó lau nước trên mặt bình.
4.1.7 Kiểm tra sụt áp ở kẹp cực
Điện trở giữa cọc bình ắc quy và kẹp
cực cũng là một vấn đề của ắc quy. Mặc
dù trông vẫn bình thường nhưng ôxít kim
loại và ăn mòn nhẹ có thể gây ra điện trở
lớn tại chỗ nối, vì vậy gây ra điện áp rơi
và giảm dòng điện qua máy khởi động.
Cực bình ắc quy và kẹp cực nên được lau
chùi mỗi khi kiểm tra ắc quy. Để kiểm tra
điện trở chỗ nối, chúng ta thực hiện phép
đo điện áp rơi khi khởi động xe. Điện áp
rơi phải là 0V. Bất cứ giá trị đọc nào mà
lớn hơn 0V đều phải lau chùi điểm và
kiểm tra.
4.2. Bảo dưỡng ắc quy
Có hai cấp bảo dưỡng ắc quy:
4.2.1. Bảo dưỡng cấp I
Nếu ắc quy thường xuyên sử dụng thì tốt nhất hàng ngày đều tiến hành cấp bảo
dưỡng này. Tuy nhiên trong điều kiện thực tế cho phép có thể kéo dài chu kỳ bảo
dưỡng thêm từ 2 dến 3 ngày. Nếu ắc quy không được sử dụng thì chu kỳ bảo dưỡng
cấp I từ 10- 15 ngày. Công việc bảo dưỡng cấp I cụ thể:
- Lau khô nạp sẽ toàn bộ ắc quy.
- Kiểm tra các vết rạn nứt ở vỏ.
- Thông các lỗ thông hơi ở nắp và nút.
- Kiểm tra và nếu cần thì siết lại bằng các đai chằng.
- Kiểm tra các đầu cực của ắc quy, nếu thấy bị ô xy hóa thì đánh nạp và bắt
chặt lại.
- Kiểm tra mức dung dịch điện phân nếu thiếu thì đổ thêm nước cất.
4.2.2. Bảo dưỡng cấp II
Thực hiện khi Ô tô đã chạy được 1000 Km hoặc ắc quy đã để lâu trong một
tháng. Ngoài việc như bảo dưỡng cấp I phải làm thêm:
- Kiểm tra tỷ trọng dung dịch bằng tỷ trọng kế.
- Kiểm tra khả năng phóng điện và nạp điện bằng phóng điện kế.
4.2.3. Nạp điện cho ắc quy
Tất cả các dụng cụ nạp bình ắc quy đều hoạt động dựa trên nguyên lý: Một dòng
điện được cấp cho ắc quy để chuyển đổi hóa học trong các ngăn ắc quy. Không được
nối đầu nạp hay gỡ ra trong trường hợp máy nạp đang bật. Làm theo những chỉ dẫn khi
nạp của nhà sản xuất. Không cố gắng nạp một bình ắc quy khi mà dung dịch điện phân
của nó đã đóng băng. Khi sử dụng một máy nạp luôn luôn gỡ cáp nối mát cho ắc quy.
12
Hình 2.10 - Nạp điện với thế hiệu
không đổi
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Điều đó giảm thiểu khả năng gây hư hỏng cho máy phát và các bộ phận điện tử trên
xe. Bình ắc quy có thể được xem là hoàn toàn đầy điện khi tất cả các ngăn đều giải
phóng ra khí và tỷ trọng của dung dịch điện phân không thay đổi trong hơn một giờ.
Nạp chậm là 5 đến 10A trong khi nạp nhanh là 15A hay lớn hơn. Nạp chậm tốt hơn
nạp nhanh.
4.3.1. Nạp với điện áp không
đổi
Ở phương pháp này các ắc quy
phải
có cùng thế hiệu được mắc song
song với
nhau. Điện áp nguồn dùng để
nạp phải lớn
hơn điện áp ắc quy theo đúng
quy định.
Ví dụ:
+ ắc quy 12V thì điện áp nạp ở
nguồn là 15V
+ ắc quy 6V thì điện áp nạp ở
nguồn là 7,5V
4.3.2. Nạp với dòng điện không đổi
Ở phương pháp này các ắc quy
phải có cùng điện dung và mắc nối tiếp
với nhau. dòng điện nạp phải quy định
cho từng loại ắc quy và chế độ nạp
Ví dụ:
- 6 – CT - 42: ắc quy mới 3A, ắc quy cũ 4A
- ắc quy nói chung dòng điện nạp khoảng 1/10 dung lượng ắc quy.
4.3.3. Các chế độ nạp ắc quy
4.3.3. 1 - Chế độ nạp lần đầu:
Chế độ nạp lần đầu được tiến hành như sau:
- Lau chùi nạph sẽ bên ngoài rồi tháo nút đổ dung dịch vào
- Ngâm 3-4h để dung dịch ngấm vào các tấm bản cực và các tấm ngăn, nhiệt
độ dung dịch t = 25oc bắt đầu nạp là tốt nhất
13
Hình 2.11 - Nạp điện với cường độ không đổi
1. Động cơ dẫn động máy phát
2. Máy phát điện một chiều
3. Rơ le đóng ngắt điện tự động
4. Ampe kế
5. Vôn kế
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
- ắc quy nạp phải luôn theo dõi kiểm tra nhiệt độ, điện áp, tỷ trọng từng ngăn
để điều chỉnh dòng điện nạp kịp thời (Giờ đầu theo dõi từ 3-4 lần, từ giờ thứ
2 trở đi theo dõi một lần).
- Nếu nhiệt độ tăng tới 40oc phải giảm dòng điện nạp hoặc ngừng nạp để giảm
nhiệt độ
- Nước dung dịch giảm bổ sung ngay bằng nước cất
- Dấu hiệu ắc quy đã nạp đủ là điện áp ắc quy không giảm trong 3h
- Thực hiện phóng nạp từ 2-3 lần để các tấm bản cực làm quen với phản ứng
hóa học và ổn định cực tính.
4.3.3. 2 - Chế độ nạp Thường:
Là chế độ nạp cho ắc quy đang sử dụng khi điện áp ngăn giảm xuống còn 1,7-
1,8V. Phải tiến hành nạp ngay chậm nhất là sau 24h. Trước khi nạp phải tiến hành
kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của ắc quy và dung dịch điện phân để điều chỉnh kịp
thời, sau đó nạp như lần đầu. Dòng điện nạp lớn hơn quy định 1A, thời gian nạp từ 12-
16h. Khi nạp tỷ trọng dung dịch trong các ngăn không lệch nhau quá 0,01g/cm3
(Thông thường nạp với dòng điện bằng 1/10 dung lượng của ắc quy đơn cộng lại).
4.3.3. 3 - Nạp bổ sung:
Áp dụng cho ắc quy niêm cất lâu ngày để phục hồi điện áp, dung lượng bị mất
do tự phóng điện.
4.3.3. 4 - Những qui định chung khi nạp ắc quy:
- Luôn luôn mở nắp trong suốt quá trình nạp
- Luôn luôn làm theo những chỉ dẫn của nhà sản xuất.
- Luôn luôn nạp bình ắc quy ở những nơi thông khí tốt, đeo bảo vệ mắt và
găng tay.
- Luôn luôn tránh để gần tia lửa và ngọn lửa (Tránh hút thuốc gần)
- Tỷ lệ nạp giống như khi phóng. ắc quy phóng nhanh thì nạp nhanh, phóng
chậm thì nạp chậm (Nếu nghi ngờ thì thực hiện nạp chậm)
- Không bao giờ nạp khi ắc quy đang lắp trên xe. Gỡ ắc quy ra rồi mới nạp.
Điện áp nạp cao quá có khả năng làm hư hỏng các thiết bị điện trên xe.
- Kiểm tra tỷ trọng dung dịch sau từng khoảng thời gian.
- Kiểm tra nhiệt độ của ắc quy khi đang nạp bằng cách sờ tay vào mặt cạnh,
nếu cao quá, ngừng nạp chờ nguội.
14
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Bài 3:
THÁO LẮP MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU
1. Giới thiệu:
Ô tô được trang bị một số hệ thống và thiết bị điện để đảm bảo an tòan và tiện nghi
khi sử dụng. Chúng cần điện năng trong suốt thời gian họat động và cả khi động cơ đã
dừng. Vì thế, chúng cần cả accu và nguồn điện một chiều như nguồn năng lượng. Một
hệ thống cung cấp điện trang bị trên xe cung cấp nguồn một chiều cho những hệ thống
và thiết bị vừa nêu. Tuy nhiên accu sẽ phóng điện khi động cơ dừng và dần hết điện.
Hình 3.1 – Sơ đồ lắp máy phát điện.
Máy phát điện được động cơ dẫn động để phát sinh ra điện. Nó không những cung
cấp điện năng cho những hệ thống và thiết bị điện khác mà còn nạp điện cho accu
trong lúc động cơ đang hoạt động.
Do máy phát điện liên tục làm việc trong quá trình vận hành động cơ, nên cần phải
thường xuyên kiểm tra và sửa chữa để các thiết bị điện được bố trí trên xe có thể hoạt
động tốt.
2. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Về kiến thức: Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc thực tế của máy phát điện
xoay chiều được sử dụng trên ôtô.
- Về kỹ năng: Tháo lắp máy phát điện xoay chiều thành thạo, đạt các yêu cầu kỹ
thuật và đảm bảo an toàn lao động.
- Về thái độ: Làm việc theo tổ nhóm, tính cẩn thận, tác phong công nghiệp.
3. Dụng cụ, vật liệu, thiết bị:
3.1. Dụng cụ: Êtô, clê, tua vít, cảo, búa nhựa, mỏ hàn.
15
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
3.2. Vật liệu: Giẻ sạch, xăng, mỡ bôi trơn, thiếc hàn.
3.3. Thiết bị: Máy phát điện xoay chiều các loại.
4. Các bước tiến hành:
4.1. Tháo máy phát điện:
TT Nội dung Yêu cầu
I Tháo trên xe xuống:
1 Tháo các đầu dây điện bắt vào máy phát Tháo dây âm ắc quy
trước.
2 Kiểm tra dây curoa.
3 Nới lỏng bánh căng đai.
4 Tháo đai khỏi puly máy phát.
5 Tháo bu lông bắt máy phát với giá và mang máy phát xuống.
II Tháo rời:
1 Làm sạch bên ngoài máy máy phát. Tránh rơi máy phát.
2 Đánh dấu vị trí lắp của nắp trước, nắp sau, stator
16
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
3 Tháo đai ốc đầu trục và lấy puli ra ngoài. Giữ chặt máy phát
khi tháo.
4 Tháo nắp sau
5 Tháo vòng kẹp chổi than Tránh làm rơi chi
tiết.
6 Tháo bộ tiết chế vi mạch. Tránh làm rơi chi
17
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
tiết.
7 Tháo bộ chỉnh lưu Tháo tất cả đầu dây
liên kết với stator.
8 Tháo nắp sau Lắp cảo đúng vị trí,
tránh làm vỡ nắp
sau.
9 Tháo roto Tránh làm chầy
xước các cuộn dây
stator khi tháo.
18
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
10 Tháo các bu lông ham hãm và tháo stator ra khỏi nắp Cẩn thận, tránh làm
chầy xước các cuộn
dây của stator.
11 Tháo ổ bi ra khỏi nắp.
12 Làm sạch: dùng xăng , bàn chải và giẻ sạch. Tránh tiếp xúng với
các cuộn dây của
stator và rotor
4.2. Lắp các bộ phận của máy phát:
Qui trình lắp ngược lại quy trình tháo.
19
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Bài 4:
BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU
1. Giới thiệu:
Máy phát điện của ôtô đóng vai trò rất quan trọng, nếu máy phát điện làm việc
không tốt có thể dẫn đến ôtô không thể vận hành và hư hỏng các thiết bị điện.
Do đó bảo dưỡng, sửa chữa máy phát điện là công tác cần phải thực hiện có
định kỳ và thường xuyên để đảm bảo hiệu năng làm việc của ôtô.
2. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Về kiến thức: Nắm được phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa của máy phát điện
xoay chiều được sử dụng trên ôtô.
- Về kỹ năng: Kiểm tra và khắc phục hư hỏng máy phát điện xoay chiều đạt các
yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động.
- Về thái độ: Làm việc theo tổ nhóm, tính cẩn thận, tác phong công nghiệp.
3. Dụng cụ, vật liệu, thiết bị:
3.1. Dụng cụ: Thước cặp, VOM.
3.2. Vật liệu: Giẻ sạch, xăng, mỡ bôi trơn.
3.3. Thiết bị: Máy phát điện xoay chiều các loại.
4. Các bước tiến hành:
4.1. Kiểm tra máy phát điện:
Kiểm tra chi tiết
TT Bước
Kiểm tra Hình vẽ minh họa
Nội dung
và thông số kỹ
thuật
1
Kiểm
tra
Rô to
Kiểm tra
thông
mạch
-Dùng Ôm kế kiểm
tra thông mạch
giữa hai vòng tiếp
điện
-Nếu không thông
mạch phải thay Rô
to
- Điện trở tiêu
chuẩn (nguội):
2,8-3,0
Kiểm tra
chạm mát
Rô to
- Dùng Ôm kế
kiểm tra sự thông
mạch giữa vòng
tiếp điện và thân
Rô to
20
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Kiểm tra
các vòng
tiếp điện
- Quan sát xem các
vòng tiếp điện có
bị cào xước, cháy
xám không. Nếu bị
cào xước nhẹ thì
dùng giấy nhám mị
đánh lại
- Dùng thước cặp
đo đường kính
vòng tiếp điện
Đường kính tiêu
chuẩn:
14,2-14,4mm
- Đường kính tối
thiểu:
12,8mm
2
Kiểm
tra
Stator
Kiểm tra
hở mạch
- Dùng Ôm kế
kiểm tra sự thông
mạch giữa các
cuộn dây
- Nếu không có sự
thông mạch phải
phải thay Rô to
mới
Kiểm tra
chạm mát
- Dùng Ôm kế
kiểm tra sự thông
mạch giữa các
cuộn dây Rô to và
thân máy phát
- Nếu có sự thông
mạch phải thay Rô
to mới
3 Kiểm
tra
chổi
than
Đo chiều
dài nhô ra
của chổi
than
- Dùng thước cặp
đo chiều dài phần
nhô ra của chổi
than (Với loại A)
- Dùng thước dẹt
(mm) đo chiều dài
phần nhô ra của
chổi than (Với loại
B)
- Nếu chiều dài
phần nhô ra nhỏ
hơn mức tối thiểu
phải thay chổi
than mới
21
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
- Chiều dài tiêu
chuẩn phần nhô ra
của chổi than:
10,5mm
- Chiều dài tối
thiểu phần nhô ra
của chổi than:
1,5mm
4 Kiểm
tra
chỉnh
lưu
Kiểm tra
cụm Điốt
dương
- Dùng Ôm kế nối
một đầu que đo
vào Gugiông cực
dương và đầu que
đo kia lần lượt tiếp
xúc vào các đầu ra
của bộ chỉnh lưu
- Đảo vị trí các
đầu que đo
- Quan sát kim
đồng hồ khi thực
hiện đảo đầu que
đo (Từ thông
mạch chuyển sang
không thông
mạch)
Kiểm tra
cụm Điốt
dương
- Nếu không đạt
yêu cầu trên phải
thay cụm chỉnh lưu
Kiểm tra
cụm Điốt
Âm
- Nối một đầu que
đo lần lượt vào
các cực Âm của
bộ nắn dòng, còn
đầu que đo kia lần
lượt vào các đầu
ra của bộ nắn
dòng
- Đảo vị trí các
đầu que đo
- Quan sát kim
đồng hồ khi thực
22
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
hiện đảo đầu que
đo (Từ thông
mạch chuyển sang
không thông
mạch)
- Nếu không đạt
yêu cầu trên phải
thay cụm chỉnh
lưu
5
Kiểm
tra
vòng
bi
Kiểm tra
vòng bi
trước
- Kiểm tra xem
vòng bi trước có
quay trơn hay bị
rơ lỏng không
- Nếu không đạt
yêu cầu thì phải
thay vòng bi mới
Kiểm tra
vòng bi
sau
- Kiểm tra vòng bi
sau quay trơn,
không bị kẹt, rơ,
mòn
- Nếu vòng bi bị
rơ, mòn... thì phải
thay vòng bi mới
Kiểm tra sự làm
việc của máy phát
- Dùng tay quay
Rô to của máy phát
để kiểm tra xem
máy phát có quay
trơn không hay bị
kẹt
- Phương pháp này
được áp dụng để
kiểm tra máy phát
sau khi lắp ráp
xong
4.2. Hư hỏng chung và quy trình kiểm tra, khắc phục
Khi thấy các hiện tượng lạ (Khác thường) xảy ra ta phải xác định nguyên nhân gây
ra hiện tượng đó. Để việc xác định (Chẩn đoán) được nhanh nhất, chính xác nhất thì
việc kiểm tra đúng thứ tự những vùng liên quan là rất quan trọng. Sau đây là lưu đồ
chẩn đoán khi các sự cố xảy ra:
23
Kiểm tra cầu chì Thay thế, sửa
chữa
Kiểm tra giắc nối
của tiết chế
Thay thế, sửa
chữa
Kiểm tra máy phát Thay thế, sửa
chữa
Kiểm tra đèn báo
nạp
Thay thế, sửa
chữa
Thay tiết chế
Tốt
Không
tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Không
tốt
Không
tốt
Không
tốt
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
4.2.1. Đèn báo nạp không sáng khi bật khóa điện
Hình 4.1 – Lưu đồ trình kiểm tra máy phát khi đèn báo nạp không sáng.
Kiểm tra cầu chì: Kiểm tra xem cầu chì có bị cháy hay tiếp xúc kém trong mạch
đèn báo nạp
Kiểm tra các giắc cắm của tiết chế có bị lỏng hay tiếp xúc kém không
Kiểm tra máy phát: Kiểm tra xem có sự ngắn mạch trong các Điốt dương của máy
phát. Nếu chỉ một Điốt dương bị ngắn mạch thì, dòng điện sẽ chạy từ cực B của ắc
quy qua cực N của Điốt hỏng. Dòng điện này sẽ làm cho rơ le tiết chế hoạt động hút
đóng tiếp điểm do đó đèn báo nạp không sáng.
Kiểm tra đèn báo nạp: Kiểm tra xem đèn báo nạp có bị cháy không. Nếu nối đất
chân L của giắc. Nếu đèn báo nạp sáng tiết chế hỏng, nếu đèn báo nạp không sáng thì
hoặc bóng đèn cháy hoặc dây điện hỏng
4.2.2. Đèn báo nạp không tắt sau khi động cơ đã nổ:
Hiện tượng này chỉ có thể xảy ra khi máy phát không phát ra điện hoặc điện áp đầu ra
của máy phát quá cao.
Kiểm tra xem đai dẫn động có bị trùng không
Kiểm tra cầu chì IG xem có bị cháy hay tiếp xúc kém không
Đo điện áp tại cực B của máy phát: Điện áp quy định 13,8-14,8V
Đo điện áp tại cực F: Nếu có điện áp tức là cuộn Rô to bị đứt hoặc chổi than
tiếp xúc kém
24
Điều chỉnh, thay
thế
Kiểm tra điện áp
cực B của máy
phát
Kiểm tra tiết chế
Kiểm tra cầu chì Sửa chữa, thay thế
Kiểm tra điện áp
cực F
Sửa chữa máy
phát
Thay thế tiết chế
Không
đúng
Không tốt
Trên 15V
Dưới 13V
Tốt
Tốt
Không tốt
Kiểm tra đai dẫn
động
Tốt
Tốt
Tốt
Kiểm tra giắc nối Sửa chữa
Kiểm tra tiết chế Thay thế
Kiểm tra máy phát
Tốt
Tốt
Không tốt
Không tốt
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Hình 4.2 – Lưu đồ trình kiểm tra máy phát khi đèn báo nạp không tắt.
4.2.3. Đèn báo nạp thỉnh thoảng sáng khi động cơ làm việc
Hiện tượng này xảy ra khi điện áp phát ra của máy phát là không ổn định
Hình 4.3 – Lưu đồ trình kiểm tra máy phát khi đèn báo nạp sáng chập chờn.
25
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
- Kiểm tra xem giắc nối có bị lỏng hay tiếp xúc kém không bằng cách: Đập nhẹ lên
giắc cắm nếu thấy đèn báo nạp nhấp nháy thì chứng tỏ sự tiếp xúc của giắc là kém dẫn
đến máy phát sẽ không phát ra được điện áp tiêu chuẩn và đèn báo nạp sáng
- Kiểm tra tiết chế: Kiểm tra điện áp tại cực B của máy phát nếu điện áp đo được
quá lớn thì phải thay tiết chế, còn nếu điện áp đo được quá nhỏ thì phải tiến hành kiểm
tra máy phát.
26
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Bài 5:
KIỂM TRA ĐIỀU CHỈNH BỘ TIẾT CHẾ
1. Giới thiệu:
Tiết chế điều chỉnh điện áp sinh ra. Nó đảm bảo hiệu điện thế của dòng điện đi
đến các thiết bị là hằng số ngay cả khi tốc độ máy phát điện thay đổi.
Hiện nay, cấu tạo bộ tiết chế rất đa dạng, nhìn chúng tiết chế có hai loại: Tiết
chế cơ khí (tiết chế lại rung) và tiết chế bán dẫn.
Hình 5.1 – Tiết chế bán dẫn
Hình 5.2 – Tiết chế cơ khí (loại rung)
2. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Về kiến thức: Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc thực tế của bộ tiết chế được
sử dụng trên ôtô.
- Về kỹ năng: Kiểm tra và khắc phục hư hỏng bộ tiết chế đạt các yêu cầu kỹ thuật
và đảm bảo an toàn lao động.
- Về thái độ: Làm việc theo tổ nhóm, tính cẩn thận, tác phong công nghiệp.
3. Dụng cụ, vật liệu, thiết bị:
3.1. Dụng cụ: VOM, ắc quy.
3.2. Vật liệu: Giấy nhám mịn, dây dẫn, bóng đèn.
3.3. Thiết bị: Bộ tiết chế các loại.
4. Các bước tiến hành:
4.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
4.1.1. Điện áp tăng khi tốc độ quay của máy phát điện tăng
Nguyên nhân:
- Do transistor bị hỏng (bị chập mạch giữa cực E và cực C).
- Do rơ le điều chỉnh điện áp không làm việc, tiếp điểm rơ le điều chỉnh điện áp
luôn đóng mạch.
27
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc ca...tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
- Kiểm tra điện trở của cuộn kích, cuộn nguồn.
Hình 10.5 – Kiểm tra điện trở của cuộn kích
4.5. Bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết bộ phận:
- Làm sạch tiếp điểm.
- Đặt lửa cho động cơ.
- Nối dây mạch điện.
- Thay thế cuộn dây điện từ, bô bin, tiếp điểm, tụ điện, bô bin cao áp và bugi.
64
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Bài 11:
THỰC HÀNH HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA ĐIỆN TỬ
1. Giới thiệu:
- Hệ thống đánh lửa điện tử:
Hình 11.1 – Sơ đồ cấu tạo của hệ thống đánh lửa điện tử thế hệ thứ 2
Hệ thống đánh lửa thế hệ thứ 2 được phát triển từ hệ thống đánh lửa thường.
Trong hệ thống, không còn sử dụng vít lửa để dẫn dòng điện sơ cấp nữa, mà
thay vào đó sử dụng transistor công suất, linh kiện transistor cho phép thực hiện
đóng, ngắt dòng điện sơ cấp với tần số rất lớn và dứt khoát, đáp ứng tốc độ
quay lớn của các loại động cơ hiện đại, đồng thời không xuất hiện tia lửa điện
trong quá trình hệ thống làm việc, nên hệ thống hoạt động ổn định và ít phải
bảo dưỡng điều chỉnh hơn thế hệ trước.
Tạo tín hiệu điều khiển đánh lửa được cảm biến đánh lửa thực hiện.
- Hệ thống đánh lửa theo chương trình:
Hình 11.2 – Sơ đồ cấu tạo của hệ thống đánh lửa điện tử thế hệ thứ 3
65
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Hệ thống đánh lửa theo chương trình thực hiện điều khiển đánh lửa chính xác
và linh động hơn, phù hợp với nhiều chế độ làm việc của động cơ. Ngoài ra hệ
thống còn có khả năng chống kích nổ cho động cơ bằng cách thay đổi góc đánh
lửa sớm.
- Hệ thống đánh lửa trực tiếp:
Hình 11.3 – Sơ đồ cấu tạo của hệ thống đánh lửa trực tiếp
Đây là hệ thống đánh lửa tiên tiến, ngoài tính ưu việt của thế hệ hệ thống
đánh lửa theo chương trình, nó còn hạn chế đến hiện tượng rò rỉ điện và nhiễu
điện từ do dây dẫn điện cao áp và bộ chia điện sinh ra. Trong hệ thống bô bin
được bố trí trực tiếp cho một hoặc hai xilanh động cơ.
2. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Về kiến thức: Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc thực tế, các thao tác kiểm tra
và khắc phục hư hỏng của hệ thống đánh lửa điện tử được sử dụng trên ôtô.
- Về kỹ năng: Kiểm tra hệ thống đánh lửa đúng quy trình, đạt các yêu cầu kỹ thuật
và đảm bảo an toàn lao động.
- Về thái độ: Làm việc theo tổ nhóm, tính cẩn thận, tác phong công nghiệp.
3. Dụng cụ, vật liệu, thiết bị:
3.1. Dụng cụ: Tua vít, kìm, clê, búa nhựa, khay đựng, đèn cân lửa, VOM
3.2. Vật liệu: Giẻ sạch, xăng.
3.3. Thiết bị: Hệ thống đánh lửa điện tử các loại.
4. Các bước tiến hành:
4.1. Kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh
+ Quy trình khắc phục hư hỏng: nguyên nhân dẫn tới hư hỏng của hệ thống đánh
lửa gồm hai nguyên nhân chính, gồm tia lửa điện và thời điểm đánh lửa
66
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Được thể hiện ở bảng sau:
TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục
1
Động cơ khó khởi động
hoặc không khởi động
dược
- Thời điểm đánh lửa sai
- Cuộn đánh lửa cao áp
hỏng
- Hộp đánh lửa hỏng
- Con quay chia điện
hỏng
- Dây cao áp hỏng
- Bugi hỏng
- Dây dẫn bộ đánh lửa bị
đứt tuột
- Đặt lại thòi điểm đánh
lửa
- Kiểm tra cuộn đánh
lửa
- Kiểm tra bộ chia điện
- Kiểm tra dây cao áp
- Kiểm tra Bugi
- Kiểm tra dây dẫn
2 Vòng quay không tải kém dễ chết máy
- Bugi hỏng
- Dây dẫn bộ đánh lửa bị
đứt, tuột
- Thời điểm đánh lửa sai
- Cuộn đánh lửa cao áp
hỏng
- Bộ chia điện hỏng
- Dây cao áp có sự cố
- Kiểm tra Bugi
- Kiểm tra dây điện
- Đặt lại thời điểm đánh
lửa
- Kiểm tra cuộn đánh
lửa cao áp
- Kiểm tra bộ chia điện
- Kiểm tra dây cao áp
3 Động cơ dễ chết máy, tăng tốc kém
- Bugi hỏng
- Dây dẫn bộ đánh lửa bị
đứt, tuột
- Thời điểm đánh lửa sai
- Kiểm tra Bugi
- Kiểm tra dây dẫn
- Đặt lại thời điểm đánh
lửa
4 Động cơ vẫn nổ sau khi tắt khóa điện - Thời điểm đánh lửa sai
- Đặt lại thời điểm đánh
lửa
5 Nổ sót trong ống xả thường xuyên - Thời điểm đánh lửa sai
- Đặt lại thời điểm đánh
lửa
6 Nổ ngược trong chế hòa khí - Thời điểm đánh lửa sai
- Đặt lại thời điểm đánh
lửa
7 Lượng tiêu hao nhiên liệucao
- Bugi hỏng
- Thời điểm đánh lửa sai
- Kiểm tra Bugi
- Đặt lại thời điẻm đánh
lửa
8 Động cơ bị nóng quá mức - Thời điểm đánh lửa sai
- Đặt lại thời điểm đánh
lửa
Tuy nhiên khi đi xét tới nguyên nhân dẫn tới hư hỏng như bảng trên còn có thể do cơ
cấu phân phối khí, hệ thống nhiên liệu, bôi trơn, làm mát...do vậy khi tiến hành kiểm
tra người thợ cần phải thận trọng khi đi tới kết luận để công việc sửa chữa được thực
hiện một cách nhanh nhất. Và để giúp cho người học có được cái nhìn tổng quát khi
kiểm tra hệ thống đánh lửa thì háy nghiên cứu lưu đồ chẩn đoán sau:
+ Kiểm tra tia lửa điện: gồm các bước
- Tháo dây cao áp ra khỏi các Bugi
- Tháo Bugi ra
- Lắp Bugi vào các đầu dây cao áp
- Tiếp mát cho Bugi
- Kiểm tra tia lửa điện khi quay trục khuỷu động cơ
67
Kiểm tra tia lửa điện
Kiểm tra điện trở dây cao áp
Kiểm tra nguồn điện vào
cuộn đánh lửa cao áp
Kiểm tra điện trở cuộn đánh
lửa cao áp
Kiểm tra điện trở cuộn phát
tín hiệu vòng quay
Kiểm tra khe hở Rô to phát
tín hiệu bộ chia điện
Thử dùng IC đánh lửa khác
Thay dây cao áp
Kiểm tra dây dẫn
giữa bộ đánh lửa
và cuộn đánh lửa
cao áp
Thay cuộn đánh
lửa cao áp
- Thay cuộn phát
tín hiệu (Đánh lửa
bán dẫn)
- Thay thân bộ
chia điện (Đánh
lửa điện tử)
- Thay cuộn phát
tín hiệu (Đánh lửa
bán dẫn)
- Thay thân bộ
chia điện (Đánh
lửa điện tử)
Không
tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Không
tốt
Không
tốt
Không
tốt
Không
tốt
Không
tốt
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Chú ý: Với loại đánh lửa điện tử để tránh làm sặc xăng cụm hút do hoạt động của các
vòi phun, khi kiểm tra chỉ nên quay trục khuỷu mỗi lần không quá 1-2s. Nếu không có
tia lửa điện thì tiên hành kiểm tra như sau:
Hình 11.4 – Lưu đồ kiểm tra hệ thống đánh lửa khi không có tia lửa.
+ Kiểm tra nguồn điện vào cuộn đánh lửa cao áp:
- Bật khóa điện về nấc IG (Vị trí đánh lửa)
- Kiểm tra điện áp ắc quy ở cực dương (+) cuộn đánh lửa cao áp
68
Kiểm tra thời điểm
đặt lửa ban đầu
Kiểm tra Bugi
Kiểm tra dây cao áp
Kiểm tra bộ điều
chỉnh đánh lửa sớm
(Chân không, ly tâm)
Thử bộ đánh lửa
khác
Điều chỉnh
Điều chỉnh, thay thế
Thay thế
Sửa chữa, thay mới
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Sai
Không
tốt
Không
tốt
Không
tốt
Kiểm tra hệ thống
khác
Tốt
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
+ Kiểm tra điện trở cuộn đánh lửa cao áp:
- Đánh lửa bán dẫn:
++ Cuộn sơ cấp: 1,2-1,6
+ +Cuộn thứ cấp: 10,2-13,8 K
- Đánh lửa điện tử:
++ Cuộn sơ cấp: 0,4-0,5 K
++ Cuộn thứ cấp: 10-14K
Kiểm tra điện trở cuộn phát tín hiệu vòng quay:
++ Đánh lửa bán dẫn: 140-180
++ Đánh lửa điện tử: 280-360
+ Kiểm tra thời điểm đánh lửa
Ta tiến hành kiểm tra theo lưu đồ sau:
Hình 11.5 – Lưu đồ kiểm tra thời điểm đánh lửa.
69
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
+ Kiểm tra bằng dụng cụ chuyên dùng
Nếu đặt lửa sai (Đánh lửa quá sớm hoặc quá muộn) sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động
của động cơ: Gây tiếng gõ, công suất động cơ giảm, tốn nhiên liệu, quá nhiệt cho
động cơ...
Cách thực hiện:
- Kẹp đầu dây cảm ứng vào
dây cao áp Bugi số 1
- Ấn nút bộ kích phát để làm
cho ánh sáng chớp mỗi khi
Bugi số 1 đánh lửa
- Quan sát số chỉ trên đồng hồ
và so sánh với giá trị quy
định của nhà sản xuất
Hình 11.6 – Kiểm tra thời điểm đánh lửa bằng
đèn cân lửa
+ Các hiện tượng phổ biến liên quan đến lỗi do hệ thống đánh lửa:
- Hoạt động của bộ điều chỉnh đánh lửa sớm bị lỗi, Bugi sễ không phát ra tia lửa
đúng thời điểm, làm cho: Công suất động cơ giảm, tăng tốc kém...
- Khe hở Bugi không đúng sẽ làm sai thời điểm đánh lửa hoặc không có tia lửa điện
- Điện trở dây cao áp quá cao vì một lý do nào đó cũng sẽ làm sai thời điểm đánh
lửa
70
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Bài 12:
THÁO LẮP HỆ THỐNG ĐÈN CÒI ÔTÔ
1. Giới thiệu:
Vị trí bố trí của các thành phần quan trọng của hệ thống đèn còi trên xe
Hình 12.1 – Vị trí bố trí của các chi tiết thuộc hệ thống đèn còi
Hình 12.2 – Công tắc tổ hợp
2. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Về kiến thức: Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc thực tế của hệ thống đèn, còi
được sử dụng trên ôtô.
- Về kỹ năng: Kiểm tra hệ thống đánh lửa đúng quy trình, đạt các yêu cầu kỹ thuật
và đảm bảo an toàn lao động.
- Về thái độ: Làm việc theo tổ nhóm, tính cẩn thận, tác phong công nghiệp.
3. Dụng cụ, vật liệu, thiết bị:
3.1. Dụng cụ: Tua vít, kìm, clê, lục giác, cảo nhỏ, khay đựng.
3.2. Vật liệu: Giẻ sạch.
3.3. Thiết bị: Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu ôtô.
71
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
72
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
4. Các bước tiến hành:
4.1. Tháo các bộ phận đèn còi:
T
T
Thao tác và hình vẽ mô tả Chú ý
I Tháo công tắc điều khiển đèn còi.
1
Tháo điện cực âm của ắc quy Nới lỏng điện cực, cảo
nếu cần thiết.
2
Tháo ốp phía dưới trục tay lái
3
Nới lỏng bu long hãm trục tay lái. Không tháo bu long ra
ngoài
73
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
4
Tháo ốp phía trên của trục tay lái. Tránh làm gảy móc nhựa
của ốp.
5
Tháo cần điều khiển đèn.
6
Tháo tấm chặn công tắc.
74
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
7
Tháo jack cắm cụm công tắc điều khiển đèn còi, gạt
nước.
Tránh làm sút các đầu
dây của jack cắm.
8
Tháo vít hãm cụm công tắc lên trục tay lái.
9
Tháo cumk công tắc điều khiển đèn còi, gạt nước ra
ngoài.
75
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
II Tháo đèn hậu.
1
Mở nắp cốp sau.
2
Tháo tấm chắn đèn đuôi từ trong cốp xe.
3
Rút cụm jack cắm và đèn ra.
4
Tháo bóng đèn ra khỏi đuôi đèn
76
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
III Tháo đèn đầu.
1
Làm sạch bên ngoài cụm đèn đầu.
2
Tháo khung trang trí đèn đầu.
3
Tháo viền bảo vệ chóa đèn.
77
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
4
Tháo các vít hãm chóa đèn lên khung xe.
5
Tháo cụm chóa đèn, đèn, jack cắm ra ngoài.
6
Rút jack cắm đèn.
4.2. Thay thế bóng đèn:
- Bóng đèn dây tóc
Bóng đèn một đầu sợi đốt đơn: Dùng cho bóng đèn xinhan hay đèn lùi.
Bóng đèn một đầu sợi đốt kép: Dùng cho bóng đèn hậu hay phanh. Nó được gắn 2 sợi
đốt có công suất khác nhau.
78
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Hình 12.3 – Thay thế bóng đèn dây tóc
Thay thế: Ấn bóng đèn về phía đui để nhả khóa chốt đế ra khỏi rãnh đui đèn, quay
bóng và kéo nó ra. Làm ngược lại để lắp bóng mới vào.
Hình 12.4 – Tháo lắp bóng đèn khỏi đuôi đèn
- Bóng đèn hậu hình chêm
Bóng đèn hậu hình chêm sợi đốt đơn: Dùng cho bóng đèn xinhan hay đèn lùi.
Bóng đèn đui hình chêm sợi đốt kép: Dùng cho bóng đèn hậu hay phanh. Nó
được gắn 2 sợi đốt có công suất khác nhau.
Hình 12.5 – Thay thế bóng đèn hình chêm
Thay thế: Chỉ cần kéo bóng ra bằng ngón tay và ấn bóng mới vào.
- Bóng đèn hai đầu
Dùng làm bóng đèn trong xe và đèn cửa.
Hình 12.6 – Thay thế bóng đèn hai đầu
79
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Thay thế: Ấn để mở một trong hai cực của đui và kéo bóng ra. Để lắp bóng mới vào,
hãy đặt một đầu của bóng đèn vào lỗ trên đui, rồi ấn đầu kia vào lỗ còn lại.
- Thay thế đèn đầu
Do bóng đèn haloden nóng hơn so với đèn thường khi sử dụng, bóng đèn sẽ bị vỡ nếu
dầu hay mỡ dính vào bề mặt. Hơn nữa, muối từ mồ hôi người có thể bám vào thạch
anh. Vì lý do đó, hãy cầm vào phần đui đèn khi thay bóng đèn để tránh các vết vân tay
không chạm vào các thạch anh.
Hình 12.4 – Lưu ý khi tháo lắp bóng đèn Haloden
80
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Bài 13:
ĐẤU DÂY MẠCH ĐIỆN ĐÈN CÒI ÔTÔ
1. Giới thiệu:
Ký hiệu của các phần tử mạch điện phổ biến.
Hình 13.1 – Ký hiệu của các phần tử mạch điện phổ biến
2. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Về kiến thức: Nắm được phương pháp đấu dây của hệ thống đèn còi ôtô.
- Về kỹ năng: Đấu dây hệ thống đèn còi ôtô đạt các yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an
toàn lao động.
- Về thái độ: Làm việc theo tổ nhóm, tính cẩn thận, tác phong công nghiệp.
3. Dụng cụ, vật liệu, thiết bị:
3.1. Dụng cụ: Kìm cắt dây, mủi hàn
3.2. Vật liệu: Dây điện, thiếc hàn, băng keo dán điện
3.3. Thiết bị: Hệ thống đèn còi ôtô.
4. Các bước tiến hành:
4.1. Đấu dây hệ thống chiếu sáng.
81
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Hình 13.2 – Sơ đồ mạch điện tổng quát trên ôtô
Hình 13.3 – Mạch điện điều khiển đèn chiếu sáng loại âm chờ
82
+
+
+
+
S t a r t e r
s o l e n o i d
F u s i b l e
l i n k
H e a d l a m p
s w i t c h
S i d e l a m p
s w i t c h
F r o n t f o g
s w i t c h R e l a y
F u s e
A u x i l i a r y
d r i v i n g
l a m p
s w i t c h
r e l a y r e l a y
H e a d l a m p f l a s h
s w i t c h
M a i n
d i p
R e a r
f o g
g u a r d
s w i t c h
Ñ e øn s ö ô n g m u ø t r ö ô ùc - t r a ùi
( F r o n t f o g - l e f t )
Ñ e øn s ö ô n g m u ø t r ö ô ùc - p h a ûi
( F r o n t f o g - r i g h t )
Ñ e øn k í c h t h u ô ùc s a u - t r a ùi
( R e a r - l e f t )
Ñ e øn k í c h t h u ô ùc t r ö ô ùc - t r a ùi
( S l i d e - l e f t )
B a ùo ñ e øn s ö ô n g m u ø s a u
( R e a r f o g w a r n in g )
Ñ e án B o b i n
C o ân g
t a éc m a ùy
Ñ e án b o ä
k h ô ûi ñ o än g
Ñ e øn s ö ô n g m u ø s a u - t r a ùi
( R e a r f o g - l e f t )
Ñ e øn k í c h t h ö ô ùc t r ö ô ùc - p h a ûi
( S l i d e - r i g h t )
Ñ e øn k í c h t h ö ô ùc s a u - p h a ûi
( R e a r - r i g h t )
Ñ e øn b a ûn g s o á
( N u m b e r p l a t e )
Ñ e øn p h u ï t r a ùi
( A u x i l i a r y - l e f t )
Ñ e øn p h u ï p h a ûi
( A u x i l i a r y - r i g h t )
Ñ e øn ñ a àu - x a ( H e a d l a m p - m a i n )
Ñ e øn ñ a àu - x a ( H e a d l a m p - m a i n )
Ñ e øn ñ a àu - g a àn ( H e a d l a m p - d i p )
Ñ e øn ñ a àu - g a àn ( H e a d l a m p - d i p )
B a ùo p h a ( M a i n b e a m w a r n i n g )
Ñ e øn s ö ô n g m u ø s a u - p h a ûi
( R e a r f o g - r i g h t )
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
4.2. Đấu dây mạch điện mạch điện đèn xi nhan, dừng nháy
G. Rơ le nháy
S1. Khóa điện
S2. Công tắc chuyển đổi báo rẽ - dừng nháy
L1, L2. Đèn báo rẽ phía trái
L3, L4. Đèn báo rẽ phía phải
S3. Công tắc chuyển hướng báo rẽ
S4. Công tắc đèn phanh
C1. Đèn báo khóa điện
C2. Đèn báo rẽ
C3. Đèn báo dừng nháy
4.3. Đấu dây mạch điện đèn phanh, còi điện, cửa sổ điện
83
Hình 13.4 – Sơ đồ đấu dây mạch báo rẽ,
dừng nháy
Hình 13.5 – Sơ đồ đấu dây mạch đèn
phanh
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Hot at all times: Luôn có điện
84
Hình 13.7 – Sơ đồ đấu dây mạch còi điện
Hình 13.6 – Sơ đồ đấu dâymạch đèn phanh có hệ thống chống bó cứng bánh xe
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
G2. ắc quy
S2. Khóa điện
F10, F11. Cầu chì
K3. Rơ le
B3, B4. Còi điện
S12, S13. Công tắc
85
Hình 13.8 – Mạch còi đơn không
có Rơ le
Hình 13.1 – Mạch còi kép có
rơ le
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Bài 14:
THÁO LẮP HỆ THỐNG GẠT NƯỚC RỬA KÍNH ÔTÔ
1. Giới thiệu:
Gạt nước đảm bảo tầm nhìn cho lái xe bằng
cách gạt nước mưa hay bụi bẩn trên kính
trước hay kính hậu.
Bộ rửa kính phun nước rửa kính để loại bỏ
bụi bẩn hay dầu mà có thể gạt được bằng gạt
nước. Các chức năng của gạt nước
+ Gạt nước
Hệ thống gạt nước bao gồm một công tắc gạt
nước, môtơ gạt nước, thanh nối gạt nước, tay
gạt nước và lưỡi gạt nước.
- Công tắc gạt nước
Bật gạt nước ON và OFF và thay đổi tốc
độ của nó
- Môtơ gạt nước
Một tơ mày cung cấp lực để vận hành gạt nước
- Thanh nối gạt nước
Thay đổi chuyển động quay của môtơ gạt nước thành chuyển động tịnh tiến và vận
hành cả tay gạt nước bên trái và phải cùng nhau
- Tay gạt nước
Tạo lực ép không đổi để lưới gạt ép vào bề mặt kính, ngòai việc truyền chuyển động
đến lưới gạt nước
- Lưỡi gạt nước
Đây là bộ phận dùng để gạt kính chắn gió. Cao su trong lưỡi gạt nước phải được thay
thế định kỳ
+ Rửa kính
Hệ thống rửa kính bao gồm một bình chứa nước
rửa kính, môtơ rửa kính, ống dẫn, vòi phun và
nước rửa kính.
- Bình chứa nước rửa kính
Chứa nước rửa kính
- Môtơ rửa kính
Một môtơ loại gọn dùng để bơm nước rủa kính
và phun nó qua vòi phun. Thông thường, nó
được lắp bên dưới bình chứa nước rửa kính
- Ống dẫn
Dẫn nước rửa kính từ bình chứa đến vòi
phun
- Vòi phun
Một vòi dùng để phun nước rửa kính. Nó bao gồm van một chiều mà ngăn không cho
nước rửa kính khỏi chạy ngược trở lại bình chứa. Góc phun của vòi có thể thay đổi
- Nước rửa kính
Một loại dung dịch để loại bỏ bụi bẩn ra khỏi kính chắn gió. Khi bề mặt kính khô,
dung dịch này giúp bảo vệ lưỡi gạt bằng cao su và bề mặt kính khỏi bị hỏng. Trong
86
Hình 14.1 – Hệ thống gạt nước trên
xe
Hình 14.2 – Hệ thống rửa kính trên xe
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
mùa động hãy sử dụng dung dịch với điểm hóa rắn thấp để tránh đóng băng
2. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Về kiến thức: Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc thực tế của hệ thống gạt
nước và rửa kính được sử dụng trên ôtô.
- Về kỹ năng: Tháo lắp hệ thống gạt nước và rửa kính đúng quy trình, đạt các yêu
cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động.
- Về thái độ: Làm việc theo tổ nhóm, tính cẩn thận, tác phong công nghiệp.
3. Dụng cụ, vật liệu, thiết bị:
3.1. Dụng cụ: Tua vít, kìm, clê, búa nhựa, khay đựng, đồng hồ đo điện đa năng.
3.2. Vật liệu: Giẻ sạch, băng keo dán điện.
3.3. Thiết bị: Hệ thống gạt nước và rửa kính các loại.
4. Các bước tiến hành:
4.1. Quy trình tháo hệ thống gạt nước và rửa kính.
Hình 14.3 – Mô tả vị trí các bộ phận của hệ thống gạt nước và rửa kính trên xe
87
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
- Quy trình tháo các bộ phận của hệ thống gạt nước và rửa kính
TT Bước tháo Chú ý khi tháo
2 Tháo cần gạt nước phía trước, lưỡi gạt nướcphía trước
Cẩn thận, tránh làm gảy cần gạt
nước.
3 Tháo cụm motor và cơ cấu dẫn động gạt nướcphía trước
Kiểm tra jack cắm điện và bu lông
hảm cẩn thận trước khi tháo.
4 Tháo vòi phun của bộ rửa kính trước
5 Tháo bình chứa nước rửa kính (có motor rửakính) Xả nước trước khi tháo khỏi xe.
6 Tháo cụm công tắc gạt nước và rửa kính (Córelay điều khiển gạt nước gián đoạn)
Kiểm tra jack cắm điện và bu lông
hảm cẩn thận trước khi tháo.
7 Tháo cần gạt nước phía sau/lưỡi gạt nước phíasau
8 Tháo motor gạt nước phía sau
9 Tháo relay điều khiển bộ gạt nước phía sau
10 Tháo bộ điều khiển gạt nước (ECU J/B phíahành khách)
11 Tháo cảm biến nước mưa
4.2. Quy trình lắp: Ngược lại quy trình tháo.
88
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Bài 15:
ĐẤU DÂY HỆ THỐNG GẠT NƯỚC RỬA KÍNH ÔTÔ
1. Giới thiệu:
Mạch điện của hệ thống gạt nước rửa kính có kết cấu khác nhau tương ứng với các
loại xe khác nhau. Do đó, phải tham khảo các sơ đồ mạch điện trong sổ tay sửa
chữa để thực hiện đấu dây.
2. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Về kiến thức: Nắm được phương pháp đấu dây của hệ thống gạt nước và rửa kính
được sử dụng trên ôtô.
- Về kỹ năng: Đấu dây hệ thống gạt nước và rửa kính đúng quy trình, đạt các yêu
cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động.
- Về thái độ: Làm việc theo tổ nhóm, tính cẩn thận, tác phong công nghiệp.
3. Dụng cụ, vật liệu, thiết bị:
3.1. Dụng cụ: Tua vít, kìm, clê, búa nhựa, khay đựng, đồng hồ đo điện đa năng.
3.2. Vật liệu: Giẻ sạch, băng keo dán điện.
3.3. Thiết bị: Hệ thống gạt nước và rửa kính các loại.
4. Các bước tiến hành:
4.1. Đấu dây mạch điện gạt nước, rửa kính.
Hình 15.1 – Mạch điện hệ thống gạt nước và rửa kính
89
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Hình 15.2 – Mạch điện gạt nước rửa kính của xe Mazda
Hình 15.3 – Mạch điện gạt nước, rửa kính của xe GM
90
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
91
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Hình 15.4 – Mạch điện gạt nước rửa kính của xe TOYOTA
4.2. Kiểm tra động cơ gạt nước.
+ Làm việc ở tốc độ thấp:
- Nối cực dương (+) của ắc quy
với cực 3
- Nối xực âm (-) của ắc quy với
cực 1
- Kiểm tra hoạt động của động cơ
Hình 15.5 – Kiểm tra đông cơ gạt nước ở tốc
độ thấp
+ Làm việc ở tốc độ cao:
- Nối cực dương (+) của ắc quy
với cực 2
- Nối cực âm (-) của ắc quy với
cực 1
- Kiểm tra sự làm việc của động cơ
Hình 15.6 – Kiểm tra đông cơ gạt nước ở tốc
độ cao
+ Ngắt cực dương khi động cơ
đang làm việc
- Khi động cơ đang làm việc ở tốc
độ chậm, ngắt cực dương (+) của
ắc quy ra khỏi cực 3
- Nối cực 3 với cực 5
- Nối cực dương (+) của ắc quy
với với cực 6 và cực âm (-) của ắc
quy với cực 1 lúc đó động cơ phải
không làm việc, sau đó ngắt cực
dương động cơ phải làm việc trở
lại
Hình 15.7 – Sơ đồ đấu dây kiểm tra
92
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Bài 16:
THÁO LẮP HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH VÀ KHÓA CỬA
1. Giới thiệu:
Vị trí bố trí các bộ phận của hệ thống nâng hạ kính và khóa cửa.
Hình 16.1 – Vị trí bố trí các bộ phận của hệ thống khóa cửa
Hình 16.2 – Vị trí bố trí các bộ phận của hệ thống nâng hạ kính
2. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Về kiến thức: Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc thực tế của hệ thống nâng hạ
kính và khóa cửa được sử dụng trên ôtô.
- Về kỹ năng: Tháo lắp hệ thống nâng hạ kính và khóa cửa đúng quy trình, đạt các
yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động.
- Về thái độ: Làm việc theo tổ nhóm, tính cẩn thận, tác phong công nghiệp.
3. Dụng cụ, vật liệu, thiết bị:
3.1. Dụng cụ: Tua vít, kìm, clê.
93
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
3.2. Vật liệu: Giẻ sạch.
3.3. Thiết bị: Hệ thống nâng hạ kính và khóa cửa.
4. Các bước tiến hành:
4.1. Quy trình tháo hệ thống khóa cửa và nâng hạ kính:
- Bước 1: Mở cửa và tắt khóa điện
- Bước 2: Tháo đèn mở cửa
- Bước 3: Tháo vít hãm ở vị trí đèn mở cửa vừa tháo.
94
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
- Bước 4: Tháo vít hãm tại tay nắm cửa.
- Bước 5: Tháo vít hãm tại tay mở cửa.
- Bước 6: Tháo bảng công tắc điều khiển nâng hạ kính và khóa cửa.
- Bước 7: Tháo vít hảm dưới bảng công tắc điều khiển.
95
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
- Bước 8: Tháo ốp đậy bản lề kính chiếu hậu.
- Bước 9: Tháo các chốt hãm ốp cửa.
- Bước 10: Tháo ốp cửa ra ngoài.
- Bước 11: Tháo tấm lót ốp cửa.
96
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
4.1.1. Tháo các bộ phận thuộc hệ thống khóa cửa
- Bước 12: Tháo liên kết từ cụm khóa cửa đến nắm mở cửa bên ngoài.
- Bươc 13: Tháo cáp liên kết từ cụm khóa cửa đến ổ khóa cửa.
- Bước 14: Tháo cáp liên kết từ cụm khóa cửa đến núm khóa cửa.
- Bước 15: Tháo cụm khóa cửa ra ngoài
- Bước 16: Tháo cụm công tắc khóa cửa khỏi cụm khóa cửa:
- Bước 17: Tháo motor khóa cửa khỏi cụm khóa cửa:
D o o r l o c k
p o s i t i o n s w i t c h
D o o r l o c k
c o n t r o l m o t o r W o r m g e a r
W h e e l g e a r
L o c k i n g l e v e r
R e t u r n s p r i n g
P o i n t p l a t e
S w i t c h b a s e
O N
97
Trục vít
Motor điều khiển
khóa cửa
Motor
Kính
Thanh dẫn
hướng
Cơ cấu đòn chử
X
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
4.1.2. Tháo các bộ phận thuộc hệ thống nâng hạ kính:
- Bước 18: Tháo jack cắm điện điều khiển motor.
- Bước 19: Tháo cụm motor điều khiển nâng hạ kính.
- Bước 20: Tháo các vít hãm cửa kính và đòn nâng.
- Bước 21: Tháo kính ra ngoài.
- Bước 21: Tháo đòn điều khiển bộ nâng hạ.
- Bước 22: Tháo cơ cấu đòn chữ X.
4.2. Quy trình lắp hệ thống khóa cửa và nâng hạ kính: Ngược lại quy trình
tháo.
98
Thanh dẫn hướng
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Bài 17:
ĐẤU DÂY HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH VÀ KHÓA CỬA
1. Giới thiệu:
Hiện nay hầu hết các xe đều sử dụng khóa điện để thực hiện khóa cửa. Có hai loại
mạch điện điều khiển khóa cửa: loại thường và loại tự động.
Hình 17.1 – Motor điều khiển khóa cửa
Tương tự như hệ thống khóa cửa, hệ thống nâng hạ kính cũng sử dụng motor điện
để thực hiện nâng hạ kính.
Hình 17.2 – Motor điều kiển nâng hạ kính
Hiểu biết về mạch điện và thực hiện được thao tác đấu mạch điện điều khiển các
hệ thống khóa cửa và nâng hạ kính là điều không thể thiếu trong công tác kiểm tra và
sửa chữa các hệ thống nói trên.
2. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Về kiến thức: Nắm được sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính và khóa cửa.
- Về kỹ năng: Thực hiện đấu dây đúng, đảm bảo hệ thống nâng hạ kính và khóa
cửa vận hành tốt.
- Về thái độ: Làm việc theo tổ nhóm, tính cẩn thận, tác phong công nghiệp.
3. Dụng cụ, vật liệu, thiết bị:
3.1. Dụng cụ: Kìm cắt dây, VOM, mỏ hàn thiếc.
3.2. Vật liệu: Dậy dẫn, thiếc hàn, keo dán.
3.3. Thiết bị: Hệ thống khóa cửa và nâng hạ kính các loại các loại.
4. Các bước tiến hành:
4.1. Đấu dây hệ thống khóa cửa:
99
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Hình 17.3 – Mạch điều khiển khóa cửa loại thường
Hình 17.4 –Sơ đồ hoạt động khóa của khóa cửa tự động
100
R e l a y
s o á 2
R ô l e ñ i e àu k h i e ån k h o ùa
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
101
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Hình 17.5 – Mạch điện khóa cửa tự động xe GM
Hình 17.6 – Mạch điện khóa cửa tự động xe TOYOTA
102
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
4.2. Đấu dây hệ thống nâng hạ kính:
Hình 17.7 – Mạch điều khiển nâng hạ kính xe Mazda
103
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Hình 17.8 – Sơ đồ đấu dây hệ thống nâng hạ kính của xe TOYOTA CRESSIDA.
104
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
Bài 18:
TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE ÔTÔ
1. Giới thiệu:
Hình 18.1 – Sơ đồ khí lưu của cơ cấu làm mát không khí
Hình 18.2 – Sơ đồ khí lưu của cơ cấu làm ấm không khí
Hình 18.3 – Bảng điều khiển hệ thống điều hòa không khí.
105
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
2. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Về kiến thức: Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc thực tế của hệ thống điều
hòa không khí được sử dụng trên ôtô.
- Về kỹ năng: Kiểm tra được hệ thống thông qua đồng hồ đo, tìm được nguyên
nhân và cách khắc phục hư hỏng đúng quy trình, đạt các yêu cầu kỹ thuật và đảm
bảo an toàn lao động.
- Về thái độ: Làm việc theo tổ nhóm, tính cẩn thận, tác phong công nghiệp.
3. Dụng cụ, vật liệu, thiết bị:
3.1. Dụng cụ: Đồng hồ đo áp suất.
3.2. Vật liệu: Giẻ sạch, ga, dầu bôi trơn của hệ thống điều hòa, Accu 12V, nguồn
điện 220V.
3.3. Thiết bị: Hệ thống điều hòa
4. Các bước tiến hành:
4.1 Tìm hiểu nguyên kết cấu và nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa
không khí của ôtô:
4.1.1. Công dụng – Phân loại – Yêu cầu:
4.1.1.1. Công dụng:
+ Lọc, làm sạch, và hút ẩm không khí.
- Lọc không khí
- Làm sạch
- Hút ẩm
+ Điều khiển dòng không khí trong xe.
- Điều khiển dòng khí vào: chế độ tuần hoàn hoặc lấy từ bên ngoài vào.
- Điều khiển nhiệt độ dòng khí: cho qua giàn lạnh hoặc trộn với không
khí ấm ở giàn sưởi để cho ra nhiệt độ tương thích.
- Điều tiết dòng khí đi ra: chế độ face, foot, def, bilevel, foot and def.
+ Điều chỉnh nhiệt độ trong khoang xe ở mức thích hợp.
- Tùy theo núm chỉnh nhiệt độ hệ thống sẽ điều khiển dòng không khí đi
qua giàn lạnh, giàn sưởi, điều chỉnh cánh trộn mà sẽ cho ra không khí có
nhiệt độ tương thích đã chọn.
4.1.1.2. Phân loại:
+ Theo vị trí bố trí giàn lạnh:
- Kiểu phía trước: giàn lạnh và giàn sưởi đặt liền ở phía sau taplo.
- Kiểu kép: Gồm kiểu phía trước nhưng giàn lạnh đặt sau xe nâng cao
năng suất làm lạnh.
- Kiểu treo trần: kiểu phía trước và giàn lạnh được treo ở phía trên trần
xe, chủ yếu có ở xe du lịch.
+ Theo phương pháp điều khiển:
- Điều khiển bằng tay.
- Điều khiển tự động.
4.1.1.3. Yêu cầu:
+ Có độ bền cao.
+ Đủ công suất.
+ Không gây ô nhiễm môi trường.
106
Giáo trình thực tập hệ thống điện ôtô Tài liệu dùng cho sinh viên bậc cao đẳng
4.1.2. Chu trình hoạt động hệ thống điều hòa.
Hình 18.4 – Sơ đồ cấu tạo các bộ phận tham gia chu trình làm lạnh.
+ Máy nén nén môi chất ở dạng khí có nhiệt độ thấp, áp suất thấp từ ống áp thấp
thành môi chất ở dạng khí có nhiệt độ cao và áp suất cao trên đường ống áp cao.
+ Sau đó môi chất tiếp tục đi qua giàn nóng (giàn ngưng tụ) đặt ở phía trước két
nước để giảm nhiệt độ và áp suất môi chất đồng thời chuyển môi chất ở dạng khí thành
dạng lỏng.
+ Môi chất ở dang khí có nhiệt độ thấp và áp suất thấp qua bộ lọc để lọc cặn và
tách hơi ẩm trong chu trình làm lạnh.
+ Môi chất tiếp tục đi tới bộ bốc hơi (van giãn nở) do làm thay đổi tiết diện ngõ ra
làm môi chất giãn nỡ hình thanh môi chất dạng sương có nhiệt độ thấp và áp suất thấp.
+ Môi chất ở dạng sương tiếp tục đi qua giàn lạnh có các ống và cánh làm lạnh để
làm lạnh không khí xung quanh
+ Quạt giàn lạnh thổi không khí đã được làm lạnh vào bộ trộn khí sau đó mới đưa
vào khoang xe.
+ Đồng thời có tác dụng hút ẩm không khí do trong không khí có hơi nước nên
khi đi qua giàn lạnh hơi nước sẽ ngưng t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_thuc_tap_he_thong_dien_oto_tai_lieu_tham_khao_cho.pdf