Bài giảng Thực hành tiện nâng cao

Lời nói đầu Tập bài giảng “Thực hành tiện nâng cao” được biên soạn trên mục tiêu, nội dung, chương trình học phần “Thực hành tiện nâng cao” đào tạo bậc đại học, cao đẳng ngành cơ khí chế tạo máy đang thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Tập bài giảng đảm bảo tính khoa học, logic của thực hành từ đơn giản đến phức tạp, bài tập trước làm cơ sở, hỗ trợ cho bài tập sau. Chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu và sử dụng các tài liệu của các nhà khoa học, tập trung biên soạ

pdf144 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 17/02/2024 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Thực hành tiện nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn những vấn đề cốt lõi mà nhất thiết sinh viên phải hiểu được, vận dụng được khi học xong học phần thực hành tiện nâng cao. Tập bài giảng nhằm cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức chính yếu nhất của học phần mang tính hệ thống, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nghiên cứu và thực hành làm ra sản phẩm. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo tích cực mang tính thống nhất về mặt cấu trúc, nội dung mà cán bộ giảng dạy cần trang bị cho sinh viên khi nghiên cứu học phần này và rất có thể phần nào giúp cho các bạn đồng nghiệp làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy các học phần thực hành khác thuộc chuyên môn ngành cơ khí chế tạo máy. Tác giả rất mong sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của bạn đọc để tập bài giảng được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cám ơn! Tác giả 1 Mục lục Lời nói đầu ...................................................................................................................... 1 BÀI 01: TIỆN TRÊN TRỤC KÉM CỨNG VỮNG ...................................................... 3 Bài 1.1. Tiện trục dài kém cứng vững, sử dụng giá đỡ di động .......................... 3 Bài 1.2. Tiện trục dài kém cứng vững, sử dụng giá đỡ cố định ....................... 12 BÀI 02: TIỆN REN TRÊN TRỤC KÉM CỨNG VỮNG ............................................ 19 BÀI 03: TIỆN REN NHIỀU ĐẦU MỐI ....................................................................... 25 Bài 3.1. Tiện ren nhiều đầu mối bằng bàn trượt dọc phụ .................................. 25 Bài 3.2. Tiện ren nhiều đầu mối bằng cách xoay chi tiết .................................. 33 Bài 3.3. Tiện ren nhiều đầu mối bằng đồng hồ chỉ đầu ren .............................. 39 BÀI 04: TIỆN ĐỊNH HÌNH .......................................................................................... 46 Bài 4.1: Tiện định hình bằng dao chép hình ..................................................... 46 Bài 4.2. Tiện định hình bằng phối hợp hai chuyển động .................................. 53 Bài 4.3. Tiện định hình bằng dưỡng chép hình ................................................. 60 BÀI 05: TIỆN CHI TIẾT BẠC ..................................................................................... 65 BÀI 06: TIỆN CÁC MẶT TRỤ TRÊN CHI TIẾT DẠNG HỘP ................................. 76 Bài 6.1. Tiện mặt phẳng trên chi tiết dạng hộp ................................................. 76 Bài 6.2. Tiện lỗ trên chi tiết dạng hộp ............................................................... 84 Bài 6.3. Tiện lỗ trên chi tiết dạng hộp, sử dụng dao quay ................................ 91 BÀI 07: TIỆN LỆCH TÂM ......................................................................................... 96 Bài 7.1. Tiện bạc lệch tâm trên mâm cặp 3 chấu, 4 chấu .................................. 96 Bài 7.2: Tiện trục lệch tâm trên mâm cặp 3 chấu, 4 chấu ............................... 105 Bài 7.3: Tiện trục lệch tâm khi gá trên 2 mũi tâm .......................................... 112 BÀI 08: BÀI TẬP TỔNG HỢP .................................................................................. 119 Bài 8.1: Bài tập tổng hợp số 01 ........................................................................ 119 Bài 8.2: Bài tập tổng hợp số 02 ........................................................................ 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 144 2 BÀI 01: Thời gian thực hiện: 12 tiết TIỆN TRÊN TRỤC KÉM CỨNG Tên bài học trước: VỮNG Thực hiện từ ngày.......đến ngày .......... Bài 1.1. Tiện trục dài kém cứng vững, sử dụng giá đỡ di động (06 tiết) A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học 1. Phương tiện Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ... 2. Thiết bị, dụng cụ và nguyên vật liệu: T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn Bổ sung SL Ghi chú T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị 1 Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV) - Máy tiện vạn năng (Mâm cặp 3 chấu, chìa Cái 01 Sử dụng tiếp vặn) - Mũi tâm cố định hoặc quay Cái 01 - Máy mài dụng cụ cắt (dùng chung) Cái 01 Sử dụng tiếp - Dụng cụ đo: thước cặp 1/50, panme 0-25, Bộ 01 Sử dụng tiếp thước lá - Dụng cụ cắt: dao tiện ngoài (đầu cong, Bộ 01 Sử dụng tiếp dao vai: T15K6 hoặc P18); mũi khoan tâm - Giá đỡ di động. Bộ 01 Sử dụng tiếp 2 Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01 SV) - Thép CT45( 28x505)mm Cái 01 Sử dụng tiếp - Dầu máy Lít 5 Sử dụng tiếp - Dẻ lau Kg 0,2 Hủy 3 Khác B. Thực hiện bài học 1. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: Về kiến thức - Biết sử dụng giá đỡ di động để tiện trục dài kém cứng vững. - Biết chọn dao với thông số hình học hợp lý để tiện trục dài kém cứng vững. Về kỹ năng 3 - Sử dụng và điều chỉnh được giá đỡ di động trên máy tiện. - Tiện được trục dài kém cứng vững đạt yêu cầu kỹ thuật cho trước. Về thái độ Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 2. Nội dung bài học 2.1. Đặc điểm của trục dài kém cứng vững - Trục dài kém cứng vững là trục có tỷ lệ chiều dài trên đường kính lớn hơn 12 lần (L/D > 12 lần). - Trong quá trình tiện, dưới tác dụng của thành phần lực hướng kính (Py) làm cho chi tiết bị uốn theo phương ngang, thành phần lực (Pz) làm cong chi tiết theo phương thẳng đứng, vị trí nguy hiểm nhất là khoảng giữa chiều dài phôi. Để hạn chế được các thành phần lực cắt khi tiện, ta sử dụng giá đỡ di động có 2 chấu tỳ, một chấu tỳ hạn chế thành phần lực (Py), chấu tỳ còn lại hạn chế thành phần lực (Pz) (hình1.1). 1. Chi tiết gia công 3. Chấu tỳ của giá đỡ 4’ và 4'': Núm điều chỉnh chấu tỳ tiếp xúc với bề mặt phôi. 5. Vít hãm để chấu tỳ không bị chuyển vị khi gia công. Hình 1.1 Giá đỡ di động 2.2. Giá đỡ di động a. Công dụng - Tăng độ cứng vững cho trục gần vị trí dao cắt, chống lại lực hướng kính và lực thẳng đứng phát sinh trong quá trình cắt, làm cho phôi không bị cong theo phương ngang và bị uốn theo phương thẳng đứng. - Giá đỡ di động có 2 chấu tỳ, một chấu đối diện với dao theo phương nằm ngang (chống lại thành phần lực cắt Py), một chấu phía trên của phôi theo phương thẳng đứng (chống lại thành phần lực cắt Pz). 4 - Chấu tỳ của giá đỡ được làm bằng vật liệu dễ mài mòn (đồng thau) để đảm bảo bề mặt chi tiết gia công không bị hư hỏng, trong quá trình gia công phải thường xuyên tra mỡ công nghiệp vào các chấu tỳ. b. Cách gá giá đỡ trên máy tiện Trên bàn xe dao ngang có mặt định vị để định vị giá đỡ di động, gá giá đỡ di động với bàn xe dao bằng 2 bu lông (hình 1.1). Như vậy giá đỡ di động luôn chuyển động đồng thời cùng bàn xe dao. Hình 1.2 Cách gá đặt giá đỡ di động trên bàn xe dao c. Cách điều chỉnh chấu tỳ - Hai chấu tỳ của giá đỡ điều chỉnh độc lập nhau, để chấu tỳ dịch chuyển theo phương hướng kính vặn núm vặn 4’ và 4”phía trên, sau khi điều chỉnh xong phải vặn vít hãm trên thân giá đỡ để chấu tỳ không chuyển vị khi gia công. - Điều chỉnh cho hai chấu tỳ của giá đỡ phải luôn luôn tỳ sát vào bề mặt phôi. Nhưng ban đầu, mặt trụ ngoài của phôi chưa đồng tâm với tâm máy, nên không thể điều chỉnh chấu tỳ của giá đỡ luôn tỳ và mặt ngoài của phôi được. Do vậy, lần cắt đầu tiên, điều chỉnh bàn trượt dọc phụ để lưỡi cắt chính của dao vượt quá chấu tỳ của giá đỡ về phía mâm cặp, rồi tiến hành tiện bình thường (chưa điều chỉnh chấu tỳ của giá đỡ, vì tiện ngay phía ụ sau, độ cứng vững của phôi cao) đến khi vị trí của chấu tỳ đã nằm trong khoảng chiều dài đã tiện thì dừng máy. - Tiến hành điều chỉnh để hai chấu tỳ của giá đỡ tỳ vào bề mặt trụ vừa tiện (Lưu ý: lực tỳ của chấu tỳ vào mặt phôi vừa đủ, nếu có khe hở khi tiện các thành phần lực cắt tác động làm cho phôi bị chuyển vị, nhưng nếu lực tỳ lớn quá sẽ làm cho phôi bị chuyển vị và chấu tỳ nhanh bị mài mòn. Trong quá trình tiện thường xuyên tra mỡ công nghiệp vào mặt tỳ của chấu tỳ và mặt phôi). Sau khi điều chỉnh chấu tỳ xong, tiến hành tiện tiếp hết chiều dài phôi. 5 - Như vậy, khi tiện trục dài kém cứng vững sử dụng giá đỡ di động có trường hợp: vị trí của dao ở phía trước chấu tỳ, hoặc vị trí của dao ở phía sau chấu tỳ theo hướng chuyển động chạy dao từ phía ụ sau về phía ụ trước. + Khi tiện thô, thường điều chỉnh cho vị trí của dao ở phía trước chấu tỳ, để chấu tỳ luôn tỳ vào bề mặt đã gia công. + Khi tiện tinh, nên điều chỉnh vị trí của dao ở phía sau chấu tỳ, như vậy chấu tỳ không tỳ vào bề mặt đã gia công tinh. 2.3. Chọn dao Do độ cứng vững của phôi kém, nên chọn dao có góc nghiêng chính  bằng 90 độ, khi cắt lực cắt sẽ giảm do chiều dài lưỡi cắt tham gia cắt ngắn nhất. Các thông số khác chọn tương tự như khi tiện ngoài. 2.4. Chọn chế độ cắt Thực hiện tương tự như tiện mặt trụ ngoài. Tuy nhiên, do phôi có độ cứng vững kém, nên chọn chế độ cắt chiều sâu cắt (t), lượng chạy dao (S) và tốc độ cắt (v) nhỏ hơn so với tiện trụ ngoài. 2.5. Định vị và kẹp chặt phôi khi sử dụng giá đỡ di động - Phôi được định vị và kẹp chặt một đầu trên mâm cặp và một đầu chống tâm hoặc định vị trên hai lỗ tâm và sử dụng tốc kẹp. S1 S2 S1 S2 S1 S2 Hình 1.4 Sơ đồ định vị khi gia công trục dài 6 2.6. Trình tự thực hiện 2.6.1. Chuẩn bị - Chuẩn bị phôi: kiểm tra độ thẳng, độ tròn, kích thước và loại vật liệu; - Chuẩn bị máy tiện: kiểm tra hoạt động của máy, đảm bảo độ an toàn; - Chuẩn bị trang thiết bị theo máy: giá đỡ di động, chìa vặn mâm cặp, ổ dao; - Chuẩn bị dụng cụ cắt: dao tiện ngoài; - Chuẩn bị dụng cụ đo: thước cặp, pan me; - Chuẩn bị dụng cụ phục vụ vệ sinh công nghiệp. 2.6.2. Gá phôi, gá dao và giá đỡ di động - Khi gia công mặt trụ ngoài kém cứng vững có sử dụng giá đỡ di động + Định vị và kẹp chặt phôi một đầu bằng mâm cặp (hạn chế 2 hoặc 3 bậc tự do), đầu còn lại định vị bằng lỗ tâm trên mũi tâm của ụ sau. + Hoặc định vị phôi bằng 2 lỗ tâm (hạn chế 5 bậc tự do), sử dụng tốc kẹp để truyền chuyển động quay cho phôi. - Gá dao cao ngang tâm máy và có góc φ phù hợp (φ ≥90 độ) - Giá đỡ di động được gá cố định trên bàn xe dao ngang bằng 2 bu lông. 2.6.3. Điều chỉnh và vận hành máy tiện - Điều chỉnh các tay gạt trên hộp tốc độ trục chính và hộp tốc độ chạy dao theo tốc độ đã được xác định để tiện. - Vận hành máy: Kiểm tra sự an toàn của máy trước khi cho máy chạy (khi có đồ gá và dao), dao chưa tham gia cắt gọt. 2.6.4. Trình tự các bước gia công Bước 1: So dao, lấy chiều sâu cắt Bước 2: Tiện thô (một đoạn có độ dài đủ lớn để đảm bảo chấu tỳ đặt được vào phần đã tiện). Bước 3: Dừng máy, điều chỉnh cho chấu tỳ của giá đỡ vừa chạm vào mặt trụ của phôi vừa tiện mặt ngoài. Bước 4: Thực hiện tiện hết chiều dài mặt trụ ngoài (thường xuyên tra mỡ, hoặc dầu vào vị trí chấu tỳ với bề mặt ngoài phôi, để giảm ma sát) đến khi hết lượng dư gia công. Bước 5: Tiện tinh (khi tiện tinh nên điều chỉnh để dao cắt ở vị trí phía sau chấu tỳ, để chấu tỳ của giá đỡ không tỳ vào bề mặt trụ đã tiện tinh). Bước 6: Kiểm tra kết thúc: Thực hiện kiểm tra tổng thể sản phẩm trước khi tháo ra khỏi máy. 2.7. Thao tác mẫu Thực hiện thao tác mẫu và yêu cầu sinh viên thực hiện lại. 7 2.8. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa - Lượng dư gia công thiếu - Kiểm tra phôi Bề mặt chi tiết - Khoan lỗ tâm bị lệch - Khoan lỗ tâm chính xác 1 có phần không - Gá phôi bị đảo - Rà gá đảm bảo độ cắt gọt đảo nhỏ nhất Điều chỉnh chấu tỳ của giá Điều chỉnh hai chấu tỳ với Mặt trụ ngoài có 2 đỡ di động chưa đúng (chấu mặt phôi không còn khe hở hình tang trống tỳ với bề mặt phôi có khe hở) - Trục chính bị đảo - Kiểm tra trục chính - Điều chỉnh lực tỳ của mũi - Điều chỉnh lực tỳ của Mặt trụ ngoài bị 3 tâm sau và lỗ tâm còn khe hở mũi tâm ụ sau với lỗ tâm; ô van - Lực tỳ của chấu tỳ và mặt giữa chấu tỳ với mặt trụ phôi có khe hở hoặc quá lớn của phôi. - Dao mòn - Mài sửa dao Độ nhám mặt trụ - Chế độ cắt chưa đúng - Chọn chế độ cắt hợp lý 4 không đạt - Hệ thống công nghệ rung - Điều chỉnh chấu tỳ, ụ sau động. hợp lý 3. Tổ chức luyện tập kỹ năng 3.1. Yêu cầu luyện tập a. Bản vẽ (trục trơn 01) b. Yêu cầu Mỗi SV thực hiện 01 bài tập tiện trục trơn 01 từ phôi Ø28, L=505 tiện chống tâm hai đầu để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ. 8 3.2. Trình tự thực hiện các bước gia công TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ thuật Bước 1: Gá phôi dài ra Gá dao , khỏi mâm cặp S2 gá phôi 50mm để đảm 1 bảo an toàn SS1 Bước 2: Khỏa mặt đầu Khoan lỗ phẳng để thực S2 tâm thứ 1 hiện khoan tâm để làm chuẩn 2 định vị cho bước SS1 sau n = 600÷900 v/ph; S = tay Bước 3: Tiện một đến Tiện trụ hai lát cắt thô để làm hết phần phôi chuẩn thô để có được 3 tinh phụ bề mặt làm cho bước S chuẩn tinh cho khoan việc khoan tâm tâm n = 600÷900 v/ph; S = 0.05÷0.1 mm/vg; t = 0.5mm Bước 4 Khỏa mặt đầu Khoan lỗ phẳng và khoan S2 tâm thứ 2 lỗ tâm đảm bảo 4 bề rộng góc vát SS1 n = 600÷900 v/ph; S = tay 9 Bước 5: Tiện đạt kích Tiện trụ thước Ø18 L15 Ø18 sau đó vát mép 3 0 x 45 5 S1 SS2 n = 400÷600 v/ph; S = 0.1÷0.2 mm/vg; t = 0.5mm Bước 6: Tiện đến khi bóc Tiện thô hết phần đảo của một đoạn phôi thì dừng và 6 trụ để gá tiến hành lắp giá đặt giá đỡ S1 đỡ di động n = 400÷600 v/ph; S = 0.1÷0.2 mm/vg; t = 0.5mm Bước 7: Điều chỉnh chấu Lắp giá tỳ của giá đỡ sao đỡ cho tỳ nhẹ và đều trên hai phía 7 của phôi , cho phôi quay tròn và tra mỡ , kiểm tra khoảng ra vào của dao Bước 8: Ban đầu để dao Tiện thô chạy trước, giá trục dài đỡ chạy sau . Khi đã có bề mặt trụ nhẵn S1 bóng cho giá đỡ 8 đi trước, dao chạy sau Khi tiện lưu ý chỉnh côn cho ụ sau n = 600÷900 v/ph; S = 0.05÷0.1 mm/vg; t = 0.5mm 10 Bước 7: Kiểm tra độ côn Kiểm tra của chi tiết đảm trung bảo trong miền gian dung sai thì 9 chuyển sang bước tiện tinh Bước 10: Tiện đạt kích Tiện tinh thước đường trục dài kính và đảm bảo độ côn theo yêu cầu S1 10 n = 900÷1200 v/ph; S = 0.05÷0.1 mm/vg; t = 0.5mm Bước 11: Kiểm tra sản phẩm và nộp bài Đảm bảo yêu 11 Tổng cầu kỹ thuật kiểm tra theo bản vẽ 4. Hướng dẫn tự học a. Phân tích các thành phần lực tác động lên chi tiết khi tiện trục dài kém cứng vững có sử dụng giá đỡ di động. b. Cách điều chỉnh chấu tỳ của giá đỡ với mặt trụ của phôi; lực tỳ của mũi tâm ụ sau với lỗ tâm trên phôi. 11 Bài 1.2. Tiện trục dài kém cứng vững, sử dụng giá đỡ cố định (06 tiết) A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học 1. Phương tiện dạy: Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ... 2. Thiết bị, dụng cụ và nguyên vật liệu: T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn Bổ sung SL Ghi chú T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị 1 Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV) - Máy tiện vạn năng (Mâm cặp 3 chấu, chìa Cái 01 vặn) - Mũi tâm cố định hoặc quay Cái 01 - Máy mài dụng cụ cắt (dùng chung) Cái 01 - Dụng cụ đo: thước cặp 1/50, panme 0-25, Bộ 01 thước lá - Dụng cụ cắt: dao tiện ngoài (dao vai: Bộ 01 Sử dụng tiếp T15K6 hoặc P18); mũi khoan tâm - Giá đỡ cố định Bộ 01 2 Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01 SV) - Thép CT45( 24x500 - phôi bài tập trước) Cái 01 Sử dụng tiếp - Dầu máy Lít - Dẻ lau Kg 0,2 Hủy 3 Khác B. Thực hiện bài học 1. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: Về kiến thức: - Biết sử dụng giá đỡ cố định để tiện trục dài kém cứng vững. - Biết chọn dao với thông số hình học hợp lý để tiện trục dài kém cứng vững Về kỹ năng: - Tiện được trục kém cứng vững, sử dụng giá đỡ cố định đạt yêu cầu kỹ thuật Về thái độ: - Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 12 2. Nội dung bài học 2.1. Giá đỡ cố định a. Công dụng: - Tăng độ cứng vững cho trục dài tại một vị trí cố định (tức là biến trục dài kém cứng vững trở thành trục có độ cứng vững để tiến hành tiện được, đảm bảo chi tiết trục đạt yêu cầu kỹ thuật). Hoặc tiện trục dài cứng vững, khi chiều dài của trục lớn không cần có sự tham gia định vị mũi tâm của ụ sau. - Giá đỡ cố định có 3 chấu tỳ, cách đều nhau 120 độ. Các chấu tỳ điều chỉnh độc lập nhau (giống như mâm cặp 3 chấu), vật liệu làm chấu tỳ bằng đồng thau dễ mài mòn để không làm hỏng bề mặt trục, do trong quá trình gia công mặt ngoài của phôi luôn luôn quay trượt trên mặt đầu của chấu tỳ. b. Cách gá và điều chỉnh giá đỡ cố định: - Giá đỡ cố định được gá cố định trên băng máy tiện vạn năng, vị trí của giá đỡ thường được gá ở đoạn giữa ụ trước và ụ sau, hoặc ở phía cuối băng máy khi gá phôi dài nhưng không sử dụng ụ sau để định vị (hình vẽ 1.5). Phôi gá trên 1 đầu mâm cặp Phôi gá trên 2 mũi tâm Hình vẽ 1.5 Gá đặt giá đỡ cố định trên máy tiện - Điều chỉnh chấu tỳ của giá đỡ: + Điều chỉnh sao cho vị trí mặt đầu của 3 chấu tỳ trên giá đỡ phải cách đều tâm máy. Như vậy, đường kính ngoài của phôi tại vị trí chấu tỳ của giá đỡ tỳ vào phải được tiện tròn, độ nhám bề mặt càng cao càng tốt. + Lực tỳ của 3 chấu tỳ tỳ lên mặt trụ của phôi phải đều nhau, để khi phôi chịu tác dụng của lực cắt, phôi không bị chuyển vị. + Sau khi điều chỉnh chấu tỳ xong phải vặn vít cố định chấu tỳ với thân của giá đỡ cố định. 13 2.2. Phương pháp tiện trục kém cứng vững khi dùng giá đỡ cố định Trường hợp chi tiết gá trên 2 mũi tâm, sử dụng tốc kẹp (hình 1.6): - Bước 1 (Hình a): Tiện đoạn cổ trục tại vị trí gá giá đỡ cố định, xong tiến hành điều chỉnh để 3 chấu tỳ của giá đỡ tỳ vào đoạn cổ trục vừa tiện - Bước 2 (Hình b): Tiện đoạn trục từ phía ụ sau đến sát chấu tỳ của giá đỡ cố định cho đến khi đạt kích thước yêu cầu. - Bước 3 (Hình c): Đảo đầu, điều chỉnh chấu tỳ của giá đỡ cố định vào vị trí trục đã tiện đủ kích thước (gần sát với đoạn cổ trục chưa tiện đủ kích thước). - Bước 4 (Hình d): Tiện đoạn trục còn lại đến khi đạt kích thước yêu cầu. Hình 1.6 Gia công trục dài dùng giá đỡ cố định 2.3. Chọn dao Chọn dao tương tự như khi tiện trục dài kém cứng vững khi sử dụng giá đỡ di động, nên sử dụng dao có góc nghiêng chính bằng 90 độ ( = 900). 2.4. Chọn chế độ cắt Thực hiện tương tự như tiện mặt trụ ngoài. Tuy nhiên, do phôi có độ cứng vững kém, nên chọn chế độ cắt chiều sâu cắt (t), lượng chạy dao (S) và tốc độ cắt (v) nhỏ hơn so với tiện trụ ngoài. 2.5. Trình tự thực hiện 2.5.1. Chuẩn bị - Chuẩn bị phôi: kiểm tra độ thẳng, độ tròn, kích thước và loại vật liệu; - Chuẩn bị máy tiện: kiểm tra hoạt động của máy, đảm bảo độ an toàn; - Chuẩn bị trang thiết bị theo máy: giá đỡ cố định, chìa vặn mâm cặp, ổ dao; - Chuẩn bị dụng cụ cắt: dao tiện ngoài; - Chuẩn bị dụng cụ đo: thước cặp, pan me...; 14 - Chuẩn bị dụng cụ phục vụ vệ sinh công nghiệp. 2.5.2. Gá phôi, gá dao và giá đỡ cố định - Khi gia công mặt trụ ngoài kém cứng vững có sử dụng giá đỡ cố định + Định vị và kẹp chặt phôi bằng 2 lỗ tâm và sử dụng tốc kẹp. + Định vị và kẹp chặt phôi trên mâm cặp và 1 đầu chống tâm. + Hoặc định vị phôi trên mâm cặp và giá đỡ cố định. - Gá dao cao ngang tâm máy và có góc φ phù hợp (φ ≥90 độ) - Giá đỡ cố định được gá cố định trên băng máy (không chuyển động với bàn xe dao). 2.5.3. Điều chỉnh và vận hành máy tiện - Điều chỉnh các tay gạt trên hộp tốc độ trục chính và hộp tốc độ chạy dao theo tốc độ đã được xác định để tiện. - Vận hành máy: Kiểm tra sự an toàn của máy trước khi cho máy chạy, dao chưa tham gia cắt gọt. 2.5.4. Trình tự các bước gia công Bước 1: Tiện sơ bộ cổ trục tại vị trí mà chấu tỳ của giá đỡ cố định sẽ tỳ vào; Bước 2: Điều chỉnh chấu tỳ của giá đỡ cố định vào cổ trục vừa tiện. Bước 3: Tiện đoạn trục từ phía ụ sau đến sát chấu tỳ, đạt kích thước yêu cầu. Bước 4: Đảo đầu phôi, điều chỉnh giá đỡ cố định để chấu tỳ, tỳ vào đường kính đã tiện hoàn chính (gần sát với vị trí trục chưa tiện). Bước 5: Tiện hoàn chỉnh đoạn trụ còn lại. Bước 6: Kiểm tra kết thúc. Thực hiện kiểm tra tổng thể sản phẩm trước khi tháo ra khỏi máy. 2.6. Thao tác mẫu Thực hiện thao tác mẫu và yêu cầu sinh viên thực hiện lại. 2.7. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa - Lượng dư gia công thiếu - Kiểm tra phôi Bề mặt chi tiết - Khoan lỗ tâm bị lệch - Khoan lỗ tâm chính xác 1 có phần không - Gá phôi bị đảo - Rà gá đảm bảo độ cắt gọt đảo nhỏ nhất - Trục chính bị đảo - Kiểm tra trục chính - Điều chỉnh lực tỳ của mũi - Điều chỉnh lực tỳ của mũi Mặt trụ ngoài bị tâm sau và lỗ tâm còn khe hở tâm ụ sau với lỗ tâm. 2 ô van - Các chấu tỳ của giá đỡ cố - Điều chỉnh cho 3 chấu tỳ định không cách đều tâm cách đều tâm máy. máy. 15 - Lực tỳ của chấu tỳ vào mặt - Lực tỳ của 3 chấu tỳ lên phôi có khe hở hoặc lực tỳ phôi bằng nhau. của 3 chấu không đều nhau - Dao mòn - Mài sửa dao Độ nhám bề mặt - Chế độ cắt chưa đúng - Chọn chế độ cắt hợp lý 3 không đạt - Hệ thống công nghệ rung - Điều chỉnh chấu tỳ, ụ sau động. hợp lý 3. Tổ chức luyện tập kỹ năng 3.1. Yêu cầu luyện tập: a. Bản vẽ (trục trơn 02) b.Yêu cầu Mỗi SV thực hiện 01 bài tập trục trơn 02 từ phôi của bài tập trước tiện chống tâm hai đầu và kẹp tốc để đạt các yêu cầu của bản vẽ. 16 3.2. Trình tự thực hiện các bước gia công TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ thuật Bước 1: Chọn vị trí gá Gá phôi đặt giá đỡ cho lên hai phù hợp để có mũi tâm, thể gia công lắp giá đỡ. được hơn nửa chiều dài chi 1 tiết Kiểm tra độ khít của các chấu tỳ, bôi mỡ vào các đầu trấu. Bước 2: Tiện đạt kích Tiện thô thước Ø21, lưu mặt trụ ý kiểm tra độ ngoài đầu côn của chi tiết thứ nhất. 2 S1 n = 400÷600 v/ph; S = 0.15÷0.3 mm/vg; t = 0.5mm Kiểm tra Kiểm tra đạt độ trung gian côn cho phép mới kết thúc tiện thô 3 Bước 4: Tiện đạt kích Trở đầu thước Ø21 và tiện thô hết phần còn lại 4 đầu thứ 2. của chi tiết S1 n = 400÷600 v/ph; S = 0.15÷0.3 mm/vg; t = 17 0.5mm Bước 4: Tiện đạt kích Tiện tinh thước và đảm đầu thứ bảo độ côn theo nhất. yêu cầu bản vẽ 4 S1 n = 600÷900 v/ph; S = 0.05÷0.1 mm/vg; t = 0.5mm Bước 5: Tiện đạt kích Tiện tinh thước và đảm đầu thứ bảo độ côn theo 5 hai yêu cầu bản vẽ S1 n = 600÷900 v/ph; S = 0.05÷0.1 mm/vg; t = 0.5mm Bước 6: Đảm bảo yêu Tổng cầu kỹ thuật kiểm tra. 6 4. Hướng dẫn tự học a. Ưu, nhược điểm của tiện trục dài kém cứng vững khi sử dụng giá đỡ di động và giá đỡ cố định. b. Khả năng công nghệ khi gia công chi tiết trục trên máy vạn năng với giá đỡ cố định. 18 BÀI 02 Thời gian thực hiện: 06 tiết TIỆN REN TRÊN TRỤC KÉM Tên bài học trước: Tiện trên trục kém cứng CỨNG VỮNG vững Thực hiện từ ngày........ đến ngày .......... A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học 1. Phương tiện dạy: Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ... 2. Thiết bị, dụng cụ và nguyên vật liệu: T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn Bổ sung SL Ghi chú T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị 1 Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV) - Máy tiện vạn năng (Mâm cặp 3 chấu, chìa Cái 01 vặn) - Mũi tâm cố định hoặc quay Cái 01 - Máy mài dụng cụ cắt (dùng chung) Cái 01 - Dụng cụ đo: thước cặp 1/50, panme 0-25, Bộ 01 thước lá - Dụng cụ cắt: dao tiện ngoài (đầu cong, Bộ 01 dao vai: T15K6 hoặc P18); dao tiện ren; mũi khoan tâm - Giá đỡ cố định, giá đỡ theo. Bộ 01 2 Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01 SV) - Thép CT45( 20x500 –phôi bài tập trước) Cái 01 - Dầu máy Lít - Dẻ lau Kg 0,2 Hủy 3 Khác B. Thực hiện bài học 1. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: Về kiến thức - Xác định thông số hình học của dao hợp lý để tiện ren trên trục dài kém cứng vững, có sử dụng giá đỡ. Về kỹ năng - Gia công được chi tiết ren trên trục dài kém cứng vững đạt yêu cầu kỹ thuật: 19 Về thái độ - Thực hiện đúng thao động tác, nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 2. Nội dung bài học 2.1. Chọn dao - Do độ cứng vững của phôi kém, nên chọn dao tiện trụ trơn ngoài có góc nghiêng chính  bằng 90 độ, khi cắt lực cắt sẽ giảm do chiều dài lưỡi cắt tham gia cắt ngắn nhất. Các thông số khác chọn tương tự như khi tiện ngoài. - Dao tiện ren mài đúng góc độ theo yêu cầu của từng loại ren (ren tam giác, ren vuông hoặc ren thang). 2.2. Chọn chế độ cắt Thực hiện tương tự như tiện mặt trụ ngoài và tiện ren. Tuy nhiên, do phôi có độ cứng vững kém, nên chọn chế độ cắt chiều sâu cắt (t), lượng chạy dao (S) và tốc độ cắt (v) nhỏ hơn so với tiện trụ ngoài. 2.3. Định vị và kẹp chặt phôi - Phôi được định vị và kẹp chặt một đầu trên mâm cặp và một đầu chống tâm hoặc định vị trên hai lỗ tâm và sử dụng tốc kẹp, giá đỡ. - Khi tiện ren tam giác có chiều dài nhỏ thường dùng giá đỡ cố định để tăng cứng vững cho chi tiết, khi tiện ren truyền động có chiều dài ren lớn thường dùng giá đỡ di động để đảm bảo độ cứng vững cho chi tiết. Hình 2.1 Định vị và kẹp chặt phôi khi tiện ren trên trục dài 20 2.4. Trình tự thực hiện 2.4.1. Chuẩn bị - Chuẩn bị phôi: kiểm tra độ thẳng, độ tròn, kích thước và loại vật liệu; - Chuẩn bị máy tiện: kiểm tra sự hoạt động của máy, đảm bảo độ an toàn; - Chuẩn bị trang thiết bị theo máy: giá đỡ di động, chìa vặn mâm cặp, ổ dao, căn đệm; - Chuẩn bị dụng cụ cắt: dao tiện ngoài, dao tiện ren ngoài (ren tam giác, ren vuông hoặc ren thang); - Chuẩn bị dụng cụ đo: thước cặp, pan me; - Chuẩn bị đồ gá giá đỡ - Chuẩn bị dụng cụ phục vụ vệ sinh công nghiệp: giẻ lau, dầu máy, dung dịch trơn nguội... 2.4.2. Gá phôi, gá dao và giá đỡ - Khi gia công ren trên trục kém cứng vững có sử dụng giá đỡ di động + Định vị và kẹp chặt phôi một đầu bằng mâm cặp (hạn chế 2 hoặc 3 bậc tự do), đầu còn lại định vị bằng lỗ tâm trên mũi tâm của ụ sau. + Hoặc định vị phôi bằng 2 lỗ tâm (hạn chế 5 bậc tự do), sử dụng tốc kẹp để truyền chuyển động quay cho phôi. - Gá dao cao ngang tâm máy và có trục dao vuông góc với đường tâm phôi - Giá đỡ di động được gá trên bàn xe dao ngang bằng 2 bu lông. 2.4.3. Điều chỉnh và vận hành máy tiện - Điều chỉnh các tay gạt trên hộp tốc độ trục chính và hộp tốc độ chạy dao theo tốc độ đã được xác định để tiện trơn. - Điều chỉnh các tay gạt trên hộp tốc độ trục chính và hộp tốc độ chạy dao theo tốc độ đã được xác định để tiện ren. - Vận hành máy: Kiểm tra sự an toàn của máy trước khi cho máy chạy khi có đồ gá (giá đỡ di động), dao chưa tham gia cắt gọt. 2.4.4. Trình tự các bước gia công Bước 1: So dao, lấy chiều sâu cắt Bước 2: Tiện thô (một đoạn, khi chấu tỳ của giá đỡ nằm trong khoảng chiều dài đã tiện mặt trụ ngoài). Bước 3: Dừng máy, điều chỉnh cho chấu tỳ của giá đỡ vừa chạm vào mặt trụ của phôi vừa tiện mặt ngoài. Bước 4: Thực hiện tiện hết chiều dài mặt trụ ngoài (thường xuyên tra mỡ, hoặc dầu vào vị trí chấu tỳ với bề mặt ngoài phôi, để giảm ma sát) đến khi hết lượng dư gia công. 21 Bước 5: Tiện tinh (khi tiện tinh nên điều chỉnh để dao cắt ở vị trí phía sau chấu tỳ, để chấu tỳ của giá đỡ không tỳ vào bề mặt trụ đã tiện tinh. Bước 6: Gá lắp dao, điều chỉnh máy tiến hành tiện ren. Bước 7: Kiểm tra kết thúc: Thực hiện kiểm tra tổng thể sản phẩm trước khi tháo ra khỏi máy. 2.5. Thao tác mẫu Thực hiện thao tác mẫu và yêu cầu sinh viên thực hiện lại. 2.6. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa - Ra dao không đều tay - Ra dao đều tay 1 Nhiều ren cạn - Đảo chiều quay không kịp - Đảo chiều quay đúng thời. thời điểm - Do không chỉnh côn khi - Chỉnh côn trong quá trình tiện trơn tiện trơn 2 Bề mặt ren bị côn - Dao tiện ren bị đẩy trong - Khử độ dơ của dao quá trình tiện Ren bị đổ - Mài dao chưa đúng góc độ - Mài dao đúng góc độ 3 (nghiêng) - Gá dao chưa chính xác. - Gá dao theo dưỡng - Dao mòn - Mài sửa dao Độ nhám ren không - Chế độ cắt chưa đúng - Chọn chế độ cắt hợp lý 4 đạt. - Hệ thống công nghệ rung - Điều chỉnh chấu tỳ, ụ sau động. hợp lý . 3. Tổ chức luyện tập kỹ năng 3.1. Yêu cầu luyện tập a. Bản vẽ trục ren 01 b. Yêu cầu Mỗi SV thực hiện 01 bài tập tiện ren trên trục yếu theo bản vẽ trục ren 01 từ phôi của bài tập trước đảm bảo các yêu cầu của bản vẽ 22 3.2. Trình tự thực hiện các bước gia công TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu KT Bước 1: Gá giá đỡ Gá dao, sao cho có 1 gá phôi, thể tiện được giá đỡ chiều dài L=120 Bước 2: Tiện đạt kích Tiện thô thước để có trụ ngoài lượng dư cho 2 bước tiện S1 tinh n= 600 ÷900 vg/ph; t=0.5 mm; S=0.1 mm/vg Bước 3: Tiện đạt kích Tiện đạt thước đường đường kính ngoài 3 kính đỉnh của ren ren S n= 600 ÷900 vg/ph; t=0.5 mm; S=0.05 mm/vg Bước 4: Hiệu chỉnh Tiện thô lại giá đỡ cố ren M18 định và điều 4 chỉnh máy để tiện ren n= 200 ÷300 vg/ph; t=0.5 mm; S=2 mm/vg Bước 5: Cần đảm bảo Tiện tinh độ bóng của ren M18 sườn ren 5 bằng cách tăng tốc độ cắt n= 300 ÷600 vg/ph; t=0.25 mm; S=2 mm/vg 23 Bước 6: Đảm bảo yêu Kiểm tra cầu kỹ thuật và nộp sản theo bản vẽ. 6 phẩm 4. Hướng dẫn tự học a. Phân tích các thành phần lực tác động lên chi tiết khi tiện trục dài kém cứng vững, khi tiện có sử dụng giá đỡ di động. b. Các dạng sai hỏng khi tiện ren nhiều đầu mối 24 BÀI 03 Thời gian thực hi...hôi với bước tiến 0,02  0,1 mm/vòng. Ở lát cắt cuối cùng cho dao tiến chậm hơn để đảm bảo cho độ nhẵn cao của bề mặt, tốc độ cắt khi tiện bằng dao định hình không vượt quá 30m/phút. Khi gia công thép bằng dao định hình dùng dầu hoà tan hoặc dung dịch trơn nguội để tưới nguội. 2.3. Kiểm tra mặt định hình bằng dưỡng - Đường bao bề mặt đo của dưỡng tương ứng với tiết diện cần kiểm tra. Muốn kiểm tra phải đặt dưỡng áp vào chi tiết sao cho mặt phẳng của nó trùng với mặt phẳng đi qua tâm chi tiết, rồi quan sát bằng mắt giữa dưỡng và chi tiết gia công. Nếu mặt định hình có phần lồi hoặc lõm thì trong qúa trình gia công phải kiểm tra phần này bằng các dưỡng độc lập D1 và D2 sau đó kiểm tra chúng bằng dưỡng tổng hợp D3. Bản thân các dưỡng này lại được kiểm tra bằng dưỡng kiểm. Chú ý: Chỉ được kiểm tra khi trục chính đã dừng hẳn. Hình 4.3 Kiểm tra mặt định hình bằng dưỡng 2.4. Chọn dao Chọn dao có biên dạng giống như bề mặt định hình, thông thường khi mài dao thường kiểm tra biên dạng dao bằng dưỡng định hình có biên dạng định hình giống bề mặt gia công. 2.5. Chọn chế độ cắt Khi gia công bằng dao cắt định hình, bề rộng cắt chính bằng chiều dài bề mặt định hình, lực cắt thường tăng cao hơn rất nhiều lần so với tiện thông thường nên các tham số chế độ công nghệ thường phải giảm đi rất nhiều (30% – 50%). 48 2.6. Định vị và kẹp chặt phôi Khi gia công bằng dao định hình có lực cắt lớn do đó thông thường phải định vị phôi tối đa số bậc tự do cần hạn chế (4 - 5 bậc), Khi kẹp chặt phải kẹp đều ba trấu và đủ lực kẹp để trong quá trình gia công không bị bung phôi 2.5. Trình tự thực hiện 2.5.1. Chuẩn bị 2.5.2. Gá phôi và gá dao 2.5.3. Điều chỉnh và vận hành máy tiện 2.5.4. Trình tự các bước gia công Bước 1: Tiện khỏa mặt đầu Bước 2: Tiện đạt đường kính lớn nhất trên bề mặt định hình Bước 3: Tiện vạch dấu các vị trí các bề mặt định hình Bước 4: Tiện thô mặt định hình Bước 5: Kiểm tra sơ bộ Bước 6: Tiện bán tinh và tiện tinh mặt định hình Bước 7: Kiểm tra và nộp sản phẩm 2.6. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục - Mài dao không đúng. Góc - Thay hoặc mài sửa dao, trước và sau mài lớn hoặc kiểm tra chính xác theo Trắc diện chi tiết 1 nhỏ quá. Dao gá cao hoặc dưỡng gá ngang tâm không đúng thấp hơn tâm - Đo kiểm và tiến dao - Đo kiểm chính xác, khử độ Kích thước không không chính xác, du xích dơ của bàn trượt ngang 2 đúng bàn trượt ngang bị dơ - Bước tiến và tốc độ cắt - Giảm bước tiến và tốc độ quá lớn, dao cùn, gá lỏng, cắt, mài lại dao, gá dao chắc Độ nhám bề mặt 3 không dùng dung dịch trơn chắn và dùng dung dịch trơn không đạt nguội nguội. 49 3.Tổ chức luyện tập kỹ năng. 3.1 Yêu cầu luyện tập a. Bản vẽ. (Bạc cong 01) b. Yêu cầu luyện tập Gia công chi tiết đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ từ phôi thanh =32, mỗi SV thực hiện 01 bài tập 3.2. Các bước thực hiện TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ thuật 1 Bước 1: Gá phôi lên mâm Khỏa mặt cặp, rà tròn, kẹp chặt n đầu và vạch Vạch dấu chiều dấu dài l = 40 mm Khoả phẳng mặt đầu 40 S n = 600-900 v/ph; t = 0,5mm; S= tay 2 Bước 2: Tiện đạt kích Tiện mặt 30 thước 30 từ phôi trụ ngoài 32 n 30 Ø S n = 600-900 v/ph; t = 0,5mm; S= 0,15mm/vg 50 3 Bước 3: Cắt rãnh sâu Cắt rãnh, 7mm, l = 5mm cách mặt đầu vát mép 15mm Vát cạnh 4x45o n S S 4 Bước 4: Chạy dao theo Tiện thô phương hướng mặt định kính hình S n = 300-500 v/ph; S = tay 5 Bước 5: Áp dưỡng vào bề Kiểm tra sơ mặt định hình và bộ và hiệu hiệu chỉnh vị trí chỉnh dao của dao trên ổ gá dao S 6 Bước 6: Tăng tốc độ cắt Tiện tinh để đạt độ nhẵn mặt định bóng bề mặt hình S n = 400-500 v/ph; t = 1mm; S = tay 51 7 Bước 7: Khoan lỗ đạt Khoan lỗ chiều dài 17 - 18mm S n = 300-400 v/ph; t = 7mm; S = tay Bước 8: Vát mép đạt Vát mép và 1x450 cắt đứt chi tiết S2 8 Bước 9: Kiểm tra đường kính và chiều dài mặt trụ theo Kiểm tra yêu cầu bản vẽ 4. Hướng dẫn tự học a. Gia công khối hộp gá trên bàn xe dao. b. Phương pháp tiện dùng dao quay. 52 Bài 4.2. Tiện định hình bằng phối hợp hai chuyển động (06 tiết) A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học 1. Phương tiện Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ... 2. Trang thiết bị T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn Bổ sung SL Ghi chú T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị 1 Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV) - Máy tiện vạn năng (Mâm cặp 3 chấu, Cái 01 Sử dụng tiếp 4chấu ,chìa vặn) - Mũi tâm cố định hoặc quay Cái 01 - Máy mài dụng cụ cắt (dùng chung) Cái 01 Sử dụng tiếp - Dụng cụ đo: thước cặp 1/50, thước lá Bộ 01 Sử dụng tiếp - Dụng cụ cắt: dao tiện ngoài (đầu cong, Bộ 01 Sử dụng tiếp dao vai: T15K6 hoặc P18); mũi khoan tâm 2 Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01 SV) - Thép CT45( 40x100)mm Cái 01 Sử dụng tiếp - Dầu máy Lít Sử dụng tiếp - Dẻ lau Kg 0,2 Hủy 3 Khác B. Thực hiện bài học 1. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: Về kiến thức - Biết phương pháp tiện chi tiết định hình bằng phối hợp hai chuyển động cắt (chạy dao dọc, chạy dao ngang). Về kỹ năng - Tiện được chi tiết định hình đúng biên dạng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật Về thái độ - Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 53 2. Nội dung bài học 2.1. Phương pháp tiện - Bất kỳ mặt định hình nào của chi tiết quay tròn đều có thể gia công bằng phương pháp phối hợp hai chuyển động tiến dọc và ngang. - Chuyển động chạy dao S là tổng hợp của hai chuyển động chạy dao dọc Sd và chạy dao ngang Sn. Để có được chuyển động S này có thể áp dụng phương pháp tiện chép hình theo mẫu hoặc phối hợp hai chuyển động bằng đôi tay người thợ. Hình 4.4 Tiện định hình bằng phối hợp hai chuyển động - Với tay nghề nhất định, kết hợp với việc kiểm tra định kỳ phôi theo dưỡng, người thợ tiện có thể gia công tương đối chính xác các chi tiết định hình đơn giản. - Phôi được gia công sơ bộ bằng dao tiện thô để có được hình dáng gần giống với chi tiết cần gia công, sau đó dùng dao có cung R tiện lại cho chính xác kích thước và hình dáng chi tiết cần gia công. - Phương pháp gia công mặt định hình bằng phối hợp hai chuyển động bằng tay cho năng suất thấp, phụ thuộc vào mức độ tay nghề của người thợ và được áp dụng trong sản xuất đơn chiếc. Ví dụ : Gia công chi tiết tay nắm định hình. Chia nhỏ thành từng đoạn Tiện sơ bộ 1, 2, 3, 4, 5, 6. Tiện chính xác đúng kích thước và hình dạng của chi tiết. 6 4 5 3 2 1 Hình 4.5 Sơ đồ cắt khi tiện chi tiết tay nắm 54 2.2. Chọn dao Chọn dao khi tiện biên dạng định hình có bán kính cong nên chọn dao có bán kính cong và bán kính cong của dao nên mài nhỏ hơn bán kính trên mặt định hình. Hình 4.6. Dao tiện định hình phối hợp hai chuyển động 2.3. Chọn chế độ cắt Khi gia công bằng dao cắt định hình, bề rộng lưỡi cắt chính thường lớn hơn tiện trụ do đó lực cắt thường tăng cao hơn rất nhiều lần so với tiện thông thường nên các tham số chế độ công nghệ thường phải giảm đi rất nhiều (30% – 50%). 2.4. Định vị và kẹp chặt phôi Khi gia công bằng dao định hình có lực cắt lớn do đó thông thường phải định vị phôi tối đa số bậc tự do cần hạn chế (4 - 5 bậc). Khi kẹp chặt phải kẹp đều ba chấu và đủ lực kẹp để trong quá trình gia công không bị bung phôi. 2.5. Trình tự thực hiện 2.5.1. Chuẩn bị 2.5.2. Gá phôi và gá dao 2.5.3. Điều chỉnh và vận hành máy tiện 2.5.4. Trình tự các bước gia công Bước 1: Tiện khỏa mặt đầu Bước 2: Tiện đạt đường kính lớn nhất trên bề mặt định hình Bước 3: Tiện vạch dấu các vị trí các bề mặt định hình Bước 4: Tiện thô mặt định hình Bước 5: Kiểm tra sơ bộ Bước 6: Tiện bán tinh và tiện tinh mặt định hình Bước 7: Kiểm tra và nộp sản phẩm 55 2.6. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục - Gá dao cao hoặc thấp - Gá dao ngang tâm, phối hơn tâm, phối hợp hai hợp hai chuyển động đều, Trắc diện mặt định 1 chuyển động không đều, luôn kiểm tra bằng dưỡng có hình không đúng không kiểm tra thường phần lồi và phần lõm riêng xuyên bằng dưỡng biệt. - Đo kiểm và tiến dao Kích thước không - Đo kiểm chính xác, khử độ 2 không chính xác, du xích đúng dơ của bàn trượt ngang bàn trượt ngang bị dơ - Gá phôi chắc chắn với - Gá phôi dài, phôi bị nới chiều dài ngắn nhất. Phối Độ nhám bề mặt lỏng, phối hợp hai chuyển 3 hợp hai chuyển động thật chưa đạt động không đều tay, chế đều tay, chiều sâu cắt và độ cắt không hợp lý. bước tiến giảm. 3. Tổ chức luyện tập kỹ năng 3.1 Yêu cầu luyện tập a. Bản vẽ b. Yêu cầu Gia công chi tiết đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ từ phôi thanh =32, mỗi SV thực hiện 01 bài tập 56 3.2. Trình tự các bước gia công TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ thuật 1 Bước 1: Gá phôi lên mâm Khỏa mặt cặp, rà tròn, kẹp chặt đầu và tiện tiện đạt 14 L18 trụ S1 S1 n = 600-900 v/ph; t = 0,5mm; S = 0,15mm/vg 2 Bước 2: Tiện đạt kích Cắt rãnh thước 8 chiều rộng rãnh 7 S n = 300 - 450 v/ph; t = 0,5mm; S= tay 3 Bước 3: Điều khiển Sd và Tiện thô Sn đồng thời để cầu =14 dao chạy theo quỹ đạo cung tròn Kiểm tra biên dạng theo dưỡng n = 300 - 450 v/ph; t = 0,5mm; S= tay 4 Bước 4: Điều khiển Sd và Tiện tinh Sn đồng thời để cầu =12 dao chạy theo quỹ đạo cung tròn n = 500 - 650 v/ph; t = 0,5mm; S= tay 57 5 Bước 5: Tiện đạt kích Tiện trụ thước 18 cắt rãnh cắt rãnh L7 và =14 để chuẩn bị cho bước tiện cầu S1 n = 300 - 450 v/ph; t = 0,5mm; S= tay 6 Bước 6: Tiện thô kiểm tra Tiện thô và biên dạng theo tiện tinh dưỡng cầu =16 tiện tinh đạt kích thước cầu =16 n = 400-500 v/ph; t = 1mm; S = tay 7 Bước 7: Tiện đạt kích Tiện trụ và thước =20 cắt cắt rãnh rãnh L10 và ϕ10 để chuẩn bị cho bước tiện cầu S1 n = 300 - 400 v/ph; t = 0.5mm; S = tay 8 Bước 8: Tiện thô kiểm tra Tiên thô và biên dạng theo tiện tinh dưỡng cầu tiện tinh đạt kích thước cầu =20 n = 300 - 400 v/ph; t = 0.5mm; S = tay 58 9 Bước 9 Cắt Kiểm tra kích rãnh và cắt thước L=63 trước đứt khi cắt đứt chi tiết n = 300 - 400 v/ph; t = 0.5mm; S = tay 10 Bước 9: Kiểm tra đường kính và chiều dài mặt trụ theo Kiểm tra yêu cầu bản vẽ 4. Hướng dẫn tự học a. Phân tích các thành phần lực tác động lên chi tiết khi tiện ren trên trục dài kém cứng vững, khi tiện có sử dụng giá đỡ di động. b. Phương pháp tiện ren Anh 59 Bài 4.3. Tiện định hình bằng dưỡng chép hình (06 tiết) A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học 1. Phương tiện Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ... 2. Trang thiết bị T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn Bổ sung SL Ghi chú T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị 1 Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV) - Máy tiện vạn năng (Mâm cặp 3 chấu) Cái 01 - Máy mài dụng cụ cắt (dùng chung) Cái 01 - Dụng cụ đo: thước cặp 1/50, thước lá Bộ 01 - Dụng cụ cắt: dao tiện ngoài, dao cắt đứt Bộ 01 (15K6, P18) 2 Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01 SV) - Thép CT45 20, l =100 mm Cái 01 - Dầu máy Lít - Dẻ lau Kg 0,2 Hủy 3 Khác B. Thực hiện bài học 1. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: Về kiến thức - Biết sử dụng cơ cấu dưỡng chép hình trên máy tiện vạn năng để gia công các bề mặt định hình. Về kỹ năng - Tiện được mặt định hình đạt yêu cầu kỹ thuật về kích thước, biên dạng profin và độ nhám bề mặt. Về thái độ - Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 2. Nội dung bài học 2.1. Phương pháp tiến dao Theo phương pháp này, dưỡng có dạng rãnh, biên dạng của rãnh giống biên dạng của bề mặt định hình. Quá trình tiện thực hiện tương tự như khi tiện mặt côn bằng thanh thước côn. 60 Hình 4.7 Gia công mặt định hình bằng dưỡng chép hình Theo hình 4.7 khi đó, dưỡng có rãnh định hình được gá trên tấm đỡ của thanh thước côn, tách đai ốc của bàn trượt ngang ra khỏi trục vít me. Khi bàn xe dao chuyển động dọc, bàn trượt ngang sẽ dịch chuyển theo con lăn trong rãnh của dưỡng chép hình và dao sẽ chép lại trên phôi hình dáng giống như hình dáng của rãnh dưỡng. Phương pháp này cho độ chính xác và độ nhám bề mặt cao, vì thực hiện chạy dao tự động khi gia công. 2.2. Chọn dao Chọn dao giống biên dạng khi tiện mặt ngoài tương ứng. 2.3. Kiểm tra mặt định hình Dùng dưỡng để kiểm tra. 2.4. Chọn chế độ cắt Chọn tương tự như khi gia công mặt trụ ngoài tương ứng. 2.5. Trình tự thực hiện 2.5.1. Chuẩn bị - Chuẩn bị phôi: kiểm tra độ thẳng, độ tròn, kích thước và loại vật liệu; - Chuẩn bị máy tiện: kiểm tra hoạt động của máy, đảm bảo độ an toàn; - Chuẩn bị trang thiết bị theo máy: đồ gá, chìa vặn mâm cặp, ổ dao, cờ lê; - Chuẩn bị dụng cụ cắt: dao tiện ngoài, dao tiện ren; - Chuẩn bị dụng cụ đo: thước cặp, thước lá, dưỡng đo định hình; - Chuẩn bị dụng cụ phục vụ vệ sinh công nghiệp. 2.5.2. Gá phôi và gá dao - Phôi gá trên mâm cặp, đảm bảo cho phôi không bị chuyển vị khi cắt - Dao gá trên ổ gá dao, đảm bảo mũi dao ngang tâm chi tiết. 2.5.3. Điều chỉnh và vận hành máy tiện - Điều chỉnh các tay gạt trên hộp tốc độ trục chính theo tốc độ đã được xác định để tiện ren. 61 - Lắp và điều chỉnh cơ cấu chép hình lên máy tiện vạn năng. - Vận hành máy: Kiểm tra sự an toàn của máy trước khi cho máy chạy, dao chưa tham gia cắt gọt. 2.5.4. Trình tự các bước gia công Bước 1: Tiện sơ bộ đường kính ngoài, với chiều dài yêu cầu. Bước 2: Điều chỉnh bộ phận chép hình Bước 3: Gia công chép hình theo dưỡng. Bước 4: Kiểm tra sản phẩm trước khi tháo chi tiết ra khỏi máy. 2.6. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa 1 Kích thước định Xác định chiều sâu cắt chưa - Điều chỉnh chiều sâu cắt hình không đúng đúng chính xác. - Kiểm tra trong quá trình gia công. 2 Độ nhám về mặt - Thông số hình học của dao - Chọn góc độ dao hợp lý định hình không chưa hợp lý đạt yêu cầu - Chọn chế độ cắt chưa hợp - Tính toán, chọn chiều sâu lý cắt, lượng chạy dao và tốc độ vòng quay trục chính hợp lý với điều kiện gia công. 3. Tổ chức luyện tập kỹ năng 3.1.Yêu cầu luyện tập a. Bản vẽ b. Yêu cầu : Gia công chi tiết tay nắm theo yêu cầu bản vẽ. 62 3.2. Trình tự thực hiện các bước gia công TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ thuật 1 Bước 1: Gá phôi dài Gá phôi, khoảng 50 để gá dao đảm bảo chiều dài chi tiết Gá dao cao ngang tâm máy 2 Bước 2: Đảm bảo Tiện đạt chiều dài và kích kích thước thước đường kính =14 L=46 S2 S1 n = 300 - 400 v/ph; t = 0.5mm; S = tay 3 Bước 3: Gá đồ gá tiện định hình lên và điều chỉnh máy để tiện định hình n = 300-400 v/ph; t=0.5mm; S = 0.1–0.2 mm/vg 4 Bước 4: Quan sát khe Kiểm tra hở ánh sáng qua dưỡng 63 5 Bước 5: Kiểm tra các kích thước đường kính và chiều dài khi tiện tinh 6 Bước 6: Đảm bảo yêu Tổng cầu kỹ thuật kiểm tra theo bản vẽ. 4. Hướng dẫn tự học a. Phương pháp khoan lỗ bậc bằng nhiều mũi khoan trên máy tiện. b. Phương pháp tiện ren anh. 64 BÀI 05: Thời gian thực hiện: 06 tiết TIỆN CHI TIẾT BẠC Tên bài học trước: Tiện định hình Thực hiện từ ngày........ đến ngày .......... A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học 1. Phương tiện Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ... 2. Trang thiết bị T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn Bổ sung SL Ghi chú T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị 1 Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV) - Máy tiện vạn năng (Mâm cặp 3 chấu, Cái 01 4chấu ,chìa vặn) - Mũi tâm cố định hoặc quay Cái 01 - Máy mài dụng cụ cắt (dùng chung) Cái 01 - Dụng cụ đo: thước cặp 1/50, thước lá Bộ 01 - Dụng cụ cắt: dao tiện ngoài, dao tiện Bộ 01 trong (T15K6 hoặc P18); mũi khoan 2 Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01 SV) - Thép Ø=42 x 45 (Phôi đặc hoặc rỗng Cái 02 Sử dụng tiếp ϕ25) - Dầu máy Lít - Dẻ lau Kg 0,2 Hủy 3 Khác B. Thực hiện bài học 1. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: Về kiến thức - Biết chọn kiểu dao và thông số hình học của dao khi tiện chi tiết bạc. - Biết công nghệ khi tiện các chi tiết bạc với dạng phôi rời, hoặc phôi thanh. Về kỹ năng - Tiện được chi tiết bạc đạt yêu cầu kỹ thuật và thời gian cho phép. Về thái độ 65 - Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 2. Nội dung bài học 2.1. Đặc điểm của chi tiết dạng bạc Chi tiết dạng bạc là chi tiết có hình ống tròn, thành mỏng, mặt đầu có thể có vai hoặc không có vai. Đặc điểm cơ bản của chi tiết bạc là đường kính trong và độ đồng tâm giữa đường kính trong và đường kính ngoài. Đặc trưng quan trọng của chi tiết bạc là tỷ số giữa chiều dài và đường kính ngoài lớn nhất. thường tỷ số đó nằm trong giới hạn 0,5 ÷ 3,5; Kích thước đường kính lỗ của bạc, bởi vì cùng một đường kính nhưng gia công lỗ bao giờ cũng khó hơn khi gia công trục; Bề dày của thành bạc cũng không nên mỏng quá để tránh biến dạng khi gia công và nhiệt luyện. Yêu cầu kỹ thuật quan trọng nhất là độ đồng tâm giữa mặt ngoài và mặt lỗ, cũng như độ vuông góc giữa mặt đầu và đường tâm. Cụ thể: - Đường kính mặt ngoài đạt cấp chính xác 7 ÷ 10. - Đường kính mặt lỗ đạt cấp chính xác 7, đôi khi cấp 10, nếu lỗ bạc cần lắp ghép chính xác có thể yêu cầu cấp 5. - Độ dày của thành bạc cho phép sai lệch trong khoảng 0,03÷0,15 mm. - Độ đồng tâm giữa mặt ngoài và mặt lỗ thông thường lớn hơn 0,15 mm. - Độ không vuông góc giữa mặt đầu và đường tâm lỗ khoảng(0,1 ÷ 0,2) mm trên 100 mm bán kính. Nếu là loại bạc chịu tải trọng dọc trục thì độ không vuông góc này khoảng (0,02 đến÷ 0,03) mm trên 100 mm bán kính. - Độ nhám bề mặt: + Với mặt ngoài cần đạt Ra = 2,5. + Với mặt lỗ, tùy theo yêu cầu mà cho Ra = 2,5 ÷0,63; có khi Ra = 0,32. + Với mặt đầu Rz = 4÷ 10, có khi cần Ra = 2,5 ÷1,25. 2.2. Phương pháp tiện chi tiết dạng bạc Khi gia công chi tiết bạc cần đảm bảo hai điều kiện kỹ thuật cơ bản của bạc là độ đồng tâm giữa đường kính lỗ và đường kính ngoài, độ vuông góc giữa đường tâm lỗ và mặt đầu. Để đảm bảo hai điều kiện trên có thể gia công bằng 4 phương pháp sau: a) Gia công cả mặt ngoài, lỗ và mặt đầu trong cùng một lần gá. b) Gia công các mặt chính của bạc sau hai lần gá: - gia công mặt trong và một mặt đầu; - gia công mặt ngoài và mặt đầu còn lại. c) Gia công bạc sau ba lần gá: - gia công một phần mặt ngoài, một mặt đầu; 66 - gia công nốt phần mặt ngoài và mặt đầu còn lại, gia công tinh mặt trong; gia công tinh mặt ngoài. d) gia công tất cả các mặt chính của bạc sau bốn lần gá: - gia công một mặt đầu; - gia công mặt đầu còn lại; - gia công mặt ngoài hoặc trong; - gia công mặt trong hoặc mặt ngoài. Do giới hạn của bài tập, chỉ giới thiệu 2 phương pháp (a) và (b). 2.2.1. Gia công chi tiết bạc một lần gá Đối với phương pháp này áp dụng khi gia công bạc bằng phôi thanh (phôi thanh có thể là phôi đặc hoặc phôi rỗng). Chỉ một lần gá phôi trên mâm cặp gia công hoàn thiện một chi tiết bạc, có độ chính xác cao, công nghệ gia công đơn giản, dùng trong sản xuất đơn chiếc (Hình 5.1). S S S Hình 5.1 Gia công chi tiết bạc với một lần gá Trình tự gia công (Phôi được gá trực tiếp trên mâm cặp): - Bước 1: Khỏa mặt đầu - Bước 2: Khoan lỗ (nếu phôi đặc) - Bước 3: Tiện thô đường kính lỗ - Bước 4: Tiện thô đường kính ngoài - Bước 5: Tiện tinh đường kính lỗ - Bước 6: Tiện tinh đường kính ngoài - Bước 7: Cắt đứt 2.2.2. Gia công chi tiết bạc với hai lần gá đặt Đối với phương pháp này áp dụng khi gia công bạc bằng phôi rời (phôi có hình dạng gần giống với chi tiết với lượng dư cho phép để cắt gọt) 67 Hình 5.2 Gia công chi tiết bạc với hai lần gá Lần gá thứ nhất, định vị bằng mặt ngoài để gia công mặt đầu và gia công lỗ; lần gá thứ hai định vị bằng mặt lỗ để gia công đầu còn lại và mặt trụ ngoài (hình 5.2). Với các chi tiết bạc có thành mỏng, sử dụng phương pháp này bạc không bị biến dạng do lực kẹp gây nên. 2.3. Chọn dao: Chọn dao tương tự như khi gia công lỗ suốt 2.4. Chọn chế độ cắt: Chọn chế độ cắt giống như khi tiện lỗ suốt 2.5. Định vị và kẹp chặt phôi: Phôi thường được định vị hạn chế đủ 4 hoặc 5 bậc tự do, khi kẹp chặt với lực kẹp vừa phải để tránh biến dạng cho chi tiết. 2.6. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa TT Dạng sai Nguyên nhân Cách khắc phục hỏng Độ đồng tâm - Định vị, kẹp chặt phôi - Gá đặt phôi chính xác giữa mặt trụ không chính xác 1 trong và trụ - Trục chính của máy bị dơ - Kiểm tra máy tiện ngoài không đạt - Chế độ cắt lớn - Giảm chế độ cắt 2 Bạc bị ô van - Lực kẹp quá lớn - Tính toán lực kẹp vừa đủ - Trục chính bị đảo - Kiểm tra máy tiện - Chế độ cắt chưa đúng - Chọn chế độ cắt hợp lý Độ nhám 3 - Kết cấu, thông số hình học - Chọn dao hợp lý với dạng bạc không đạt của dao chưa đúng cần gia công 3. Tổ chức luyện tập kỹ năng 3.1. Bài tập 1: Gia công chi tiết bạc, sử dụng phôi thanh 3.1.1 Yêu cầu luyện tập a. Bản vẽ 68 b. Yêu cầu: Gia công bạc theo bản vẽ từ phôi thanh đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật 69 3.1.2. Trình tự thực hiện các bước gia công TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ thuật 1 Bước 1: Gá dao cao ngang Gá dao và tâm máy, mặt đầu phôi phôi cách chấu cặp khoảng 46 – 50 mm 2 Bước 2: Khỏa mặt đầu Khỏa mặt đầu n= 400 ÷ 600 v/ph; t= 0.5 mm; S= tay 3 Bước 3: Khoan lỗ nhỏ 16 Khoan lỗ sau đó khoan lỗ 25 sâu 50mm n= 200 ÷ 450 v/ph; S= tay 70 4 Bước 4: tiện thô và để lại Tiện thô bề lượng dư cho mặt lỗ bước gia công tinh n= 400÷650 v/ph; t= 0.5 mm; S= 0.1÷0.2 mm/vg 5 Bước 5: Tiện đạt kích Tiện thô thước Ø41 và mặt trụ chiều dài L42 ngoài S n=400÷650 v/ph t= 0.5mm S= 0.1÷0.2 mm/vg 6 Bước 6: Tiện đạt kích Tiện tinh thước đường kính mặt trụ lỗ và đảm bảo trong chất lượng bề mặt Rz20 n=400÷650 v/ph; t= 0.5mm; S= 0.1÷0.2 mm/vg 7 Bước 7: Tiện đạt kích Tiện tinh thước đường kính mặt trụ ngoài và đảm bảo ngoài chất lượng bề mặt Rz20 n= 400 ÷ 650 v/ph; t= 0.5 mm; S= 0,2-0,25mm/vg 71 8 Bước 8: Cắt đúng chiều Cắt đứt dài chi tiết và đảm bảo độ nhẵn bề mặt n= 300 ÷ 450 v/ph; t= 3 mm; S= tay 9 Kiểm tra tổng thể và nộp sản phẩm 3.2. Bài tập 2: gia công chi tiết bạc, sử dụng phôi rời với trục gá 3.2.1. Yêu cầu luyện tập a. Bản vẽ b. Yêu cầu: Gia công hai sản phẩm trong một lần gá theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ 72 3.2.2. Trình tự thực hiện các bước gia công TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ thuật 1 Bước 1: - Mũi dao phải ngang Gá dao và tâm chi tiết phôi 2 Bước 2: tiện thô đạt kích Tiện thô thước 41. mặt đầu và một phần mặt trụ S n = 300-600 v/ph; S= 0.1mm/vòng t = 0.5mm 3 Bước 3: tiện thô đạt kích Tiện thô thước 41. mặt đầu đối diện và phần trụ ngoài còn lại S n = 300-600 v/ph; S= 0.1mm/vòng t = 0.5mm 73 4 Bước 4: Đạt kích thước 31 Tiện thô bề mặt lỗ S n = 300-500 v/ph; t = 0.5mm; S = 0,1mm/vg 5 Bước 5: Kiểm tra kích thước Tiện bán lỗ dạt 30+0.1 tinh và tiện tinh mặt lỗ S n = 600-900 v/ph; t = 0. 5mm; S = 0,05mm/vg Tiện tương tự các bước như trên đối với chi tiết thứ hai 6 Bước 6: Tiện đạt kích thước Tiện bán 40+0.1 tinh và tiện tinh trụ ngoài n = 600-900 v/ph; t = 0. 5mm; S = 0,05mm/vg 74 7 Kiểm tra Kiểm tra tổng thể các tổng thể và yêu cầu kỹ thuật theo nộp sản yêu cầu bản vẽ phẩm 4. Hướng dẫn tự học a. Phương pháp tiện chi tiết bạc với ba lần gá phôi. b. Phương pháp tiện chi tiết bạc với bốn lần gá phôi. 75 BÀI 06: Thời gian thực hiện: 18 tiết TIỆN CÁC MẶT TRỤ TRÊN Tên bài học trước: Tiện chi tiết bạc Thực hiện từ ngày........ đến ngày .......... CHI TIẾT HỘP Bài 6.1. Tiện mặt phẳng trên chi tiết dạng hộp (06 tiết) A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học 1. Phương tiện Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ... 2. Trang thiết bị T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn Bổ sung SL Ghi chú T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị 1 Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV) - Máy tiện vạn năng (Mâm cặp 3 chấu, Cái 01 4chấu ,chìa vặn) - Máy mài dụng cụ cắt (dùng chung) Cái 01 - Dụng cụ đo: thước cặp 1/50, thước lá Bộ 01 - Dụng cụ cắt: dao tiện ngoài (đầu cong, Bộ 01 dao vai: T15K6 hoặc P18) 2 Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01 SV) - Thép 200 X 200 X 100 Cái 01 Sử dụng tiếp - Dầu máy Lít - Dẻ lau Kg 0,2 Hủy 3 Khác B. Thực hiện bài học 1. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: Về kiến thức - Biết phương pháp gá đặt chi tiết dạng hộp trên máy tiện. - Lựa chọn được đồ gá để gá chi tiết hộp trên máy tiện. Về kỹ năng - Tiện được mặt phẳng trên chi tiết dạng hộp đạt yêu cầu kỹ thuật. 76 Về thái độ - Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 2. Nội dung bài học 2.1 Đặc điểm của chi tiết dạng hộp Chi tiết dạng hộp là chi tiết cơ sở quan trọng của một sản phẩm. Hộp bao gồm những chi tiết có hình khối rỗng (xung quanh có thành vách) thường làm nhiệm vụ để lắp các đơn vị lắp (như nhóm, cụm, bộ phận) của những chi tiết khác trên nó tạo thành một bộ phận máy nhằm thực hiện một nhiệm vụ động học nào đó của toàn máy (hình 6.1). C A 0.03 34 +0.05 B Ø10 +0.05 21 10 2.5 E -0.05 Ø6 A Ø10 F H 0.03 2.5 Ø18 +0.05 15 Ø14 -0.03 7 H K 7 61 75 Hình 6.1 Chi tiết dạng hộp Có rất nhiều kiểu hộp và công dụng cũng khác nhau như hộp tốc độ, chạy dao, thân động cơ đốt trong, thân máy bơm, v.v... Đặc điểm của hộp là có nhiều vách, độ dày mỏng của các vách cũng khác nhau, trong các vách có nhiều gân, có nhiều phần lồi lõm. Trên hộp có nhiều mặt phải gia công với độ chính xác khác nhau và có nhiều bề mặt không phải gia công. Đặc biệt là trên hộp thường có nhiều lỗ cần phải gia công chính xác để thực hiện các mối lắp ghép 77 (lố chính xác dùng để lắp ghép, gọi là lỗ chính; lỗ không chính xác dùng để kẹp chặt các bộ phận gọi là lỗ phụ). * Yêu cầu cơ bản của chi tiết hộp: - Độ không phẳng và độ không song song của các bề mặt chính trong khoảng (0,05 ÷ 0,1)mm trên toàn bộ chiều dài, độ nhám bề mặt Ra = 5 ÷ 1,25. - Các lỗ có độ chính xác (cấp 1 đến 3) và độ nhám bề mặt Ra = 2,5 ÷ 0,63 đôi khi cần đạt Ra = 0,32 ÷ 0,16. Sai số hình dáng của các lỗ là 0,5 ÷ 0,7 dung sai đường kính lỗ. - Dung sai khoảng cách tâm giữa các lỗ phụ thuộc vào chức năng của nó, nếu lỗ để lắp bánh răng thì dung sai 0,02 ÷ 0,1mm; dung sai độ không song song của các tâm lỗ bằng dung sai của khoảng cách tâm; độ không vuông góc của các lỗ tâm khi lắp bánh răng côn, trục vít 0,02 ÷ 0,0)mm. - Dung sai độ không đồng tâm của các lỗ bằng một phần hai dung sai đường kính lỗ nhỏ nhất. - Độ không vuông góc giữa mặt đầu và tâm lỗ trong khoảng (0,01 ÷ 0,05)mm trên 100mm bán kính. * Trình tự gia công các bề mặt chủ yếu của hộp: Quá trình gia công chi tiết dạng hộp gồm hai giai đoạn chính sau: 1) Gia công mặt phẳng chuẩn và các lỗ chuẩn để làm chuẩn tinh thống nhất. 2) Dùng mặt phẳng và hai lỗ định vị làm chuẩn thống nhất để lần lượt để gia công các mặt còn lại: - Gia công các mặt phẳng còn lại. - Gia công thô và bán tinh các lỗ lắp ghép. - Gia công các lỗ không chính xác dùng để kẹp chặt. - Gia công chính xác các lỗ lắp ghép. - Tổng kiểm tra. 2.2. Phương pháp tiện mặt phẳng trên chi tiết dạng hộp Khi gia công mặt phẳng của chi tiết hộp trên máy tiện thường dùng mâm cặp 4 chấu, mâm cặp hoa bằng phương pháp lấy dấu. Khi lấy dấu, có thể chọn chuẩn thô này, đồng thời kiểm tra chuẩn thô kia, chia lượng dư cho thỏa mãn các yêu cầu khác nhau, tuy nhiên việc lấy dấu sẽ cho năng suất thấp. 78 Để gia công được mặt phẳng trên hộp thông thường lợi dụng các mặt phẳng còn lại để làm chuẩn định vị, việc kẹp chặt có thể lợi dụng các mặt phẳng hoặc các lỗ đã đúc sẵn để kẹp chặt. Trong những nguyên công đầu tiên chưa có chuẩn tinh để định vị, thông thường đồ gá có thể là mâm cặp bốn chấu, mâm hoa và dùng phương pháp rà gá để gá đặt. Hình 6.2 Tiện mặt phẳng chi tiết dạng hộp trên mâm hoa Việc gia công mặt phẳng của chi tiết hộp trên máy tiện giống như gia công tiện mặt đầu, chỉ lưu ý quá trình gia công có va đập, lực cắt thay đổi cần gá chặt phôi và chiều dài dao hợp lý. 2.3. Chọn dao Khi gia công chi tiết hộp trên máy tiện thường có va đập (do phôi không phải tròn xoay) nên chọn kết cấu dao, thông số hình học của dao lớn hơn so với dao tiện mặt trụ ngoài. 2.4. Chọn chế độ cắt Chọn chế độ cắt giảm so với tiện mặt trụ ngoài, do phôi không đồng tâm, khi cắt có va đập. 2.5. Định vị và kẹp chặt phôi Chi tiết hộp thường được định vị và kẹp chặt trên mâm cặp 4 chấu. Lực kẹp đủ chặt để tránh làm chi tiết bị bung ra khi lực cắt lớn. 2.6. Trình tự thực hiện 2.7.1. Chuẩn bị: đài vạch, đồng hồ so, căn đệm ... 2.7.2. Gá phôi và gá dao - Gá phôi trên mâm cặp 4 chấu bằng cách rà gá - Gá dao như tiện mặt đầu, đảm bảo dao không bị va chạm khi tiện. 79 2.7.3. Điều chỉnh và vận hành máy tiện 2.7.4. Trình tự các b...Bộ 01 - Dụng cụ cắt: dao tiện ngoài (đầu cong, Bộ 01 dao vai: T15K6 hoặc P18); mũi khoan tâm 2 Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01 SV) - Thép CT45( 40x100)mm Cái 01 Sử dụng tiếp - Dầu máy Lít - Dẻ lau Kg 0,2 Hủy 3 Khác B. Thực hiện bài học 1. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: Về kiến thức - Biết tính toán và xác định độ lệch tâm trên chi tiết bạc lệch tâm. - Biết phương pháp gá đặt phôi trên mâm cặp 3 chấu, 4 chấu để tiện chi tiết bạc lệch tâm. Về kỹ năng - Gá đặt được phôi trên mâm cặt để tiện bạc lệch tâm 96 - Tiện được chi tiết bạc lệch tâm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Về thái độ - Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 2. Nội dung bài học 2.1 Đặc điểm của chi tiết bạc lệch tâm Chi tiết bạc lệch tâm là chi tiết có đường tâm của mặt lỗ lệch, nhưng lại song song với đường tâm của mặt trụ ngoài. Chi tiết bạc lệch tâm thường là đĩa lệch tâm (đường tâm của lỗ lệch so với đường tâm của mặt ngoài đĩa). Khoảng cách giữa đường tâm của lỗ so với đường tâm của mặt ngoài được gọi là độ lệch tâm, thường ký hiệu là (e) hình 7.1 Hình 7.1 Bạc lệch tâm 2.2. Phương pháp tiện bạc lệch tâm khi gá phôi trên mâm cặp Người ta có thể tiện chi tiết bạc lệch tâm khi gá phôi trên mâm cặp (thường dùng trong sản xuất đơn chiếc), hoặc sử dụng đồ gá chuyên dùng khi gia công hàng loạt. Trong phạm vi của chương trình, chỉ giới thiệu phương pháp tiện chi tiết bạc lệch tâm khi gá phôi trên mâm cặp 3 chấu hay mâm cặp 4 chấu, dạng phôi đơn. 2.2.1. Tiện bạc lệch tâm, phôi gá trên mâm cặp 3 chấu a. Điều kiện: 97 - Phôi phải được khỏa mặt, tiện mặt trụ ngoài đúng đường kính yêu cầu.- Một tấm đệm để đệm vào một chấu của mâm cặp 3 chấu. Chiều dày của   e  miếng đệm xác định h  1,5e1    theo công thức:   2D  Trong đó: h: là chiều dày tấm đệm. D: là đường kính ngoài của phôi kẹp trên mâm cặp. e: là độ lệch tâm. b. Cách gá đặt phôi trên mâm cặp 3 chấu: Tại một chấu của mâm cặp ta đặt tấm đệm (đã được chuẩn bị trước), tấm đệm này sẽ đẩy tâm của lỗ lệch đi so với tâm của mặt trụ ngoài đúng bằng độ lệch tâm (e), sau đó kẹp chặt phôi. Lưu ý, trước khi kẹp chặt phôi phải tiến hành rà để đường sinh mặt trụ ngoài phải song song với tâm máy (Hình 7.2). Hình 7.2 Tiện bạc lệch tâm trên mâm cặp ba chấu 2.2.2. Tiện bạc lệch tâm, phôi gá trên mâm cặp 4 chấu a. Điều kiện: - Phôi phải được khỏa mặt, tiện mặt trụ ngoài đúng đường kính yêu cầu. - Xác định và lấy dấu độ lệch tâm trên mặt đầu của phôi. Cách lấy dấu độ lệch tâm trên mặt đầu của phôi: trước hết xác định tâm của đường kính ngoài, căn cứ vào độ lệch tâm để xác định tâm của đường kính lỗ (khoảng cách giữa 2 tâm đúng bằng độ lệch tâm (e), rồi tiến hành vạch dấu (hình 7.3) Hình 7.3 Vạch dấu độ lệch tâm 98 b. Cách gá đặt phôi trên mâm cặp 4 chấu Bước 1: Gá phôi trên mâm cặp 4 chấu, rồi rà tròn theo đường kính ngoài (Lưu ý: đường vạch dấu đi qua tâm mặt trụ ngoài và mặt trụ trong ở mặt đầu của phôi phải đưa về vị trí giữa của một chấu cặp, như hình vẽ. Bước 2: Điều chỉnh 2 vấu A, B để tâm mặt trụ trong trùng với tâm máy, kẹp chặt 2 vấu C, D rồi kẹp chặt 2 vấu A, B (hình7.4) A A C D C D B B Hình 7.4 điều chỉnh các vấp kẹp trên mâm cặp bốn chấu 2.3. Chọn dao: Dao tiện chi tiết bạc lệch tâm được chọn tương tự như dao tiện lỗ. 2.4. Chọn chế độ cắt: - Thực hiện tương tự như khi tiện trụ trong. Tuy nhiên, do đường kính ngoài của phôi bị lệch tâm so với tâm máy, không có cơ cấu cân bằng động nên quá trình cắt sẽ gây rung động. - Tùy theo độ lệch tâm (e) lựa chọn chế độ cắt hợp lý. 2.5. Trình tự thực hiện 2.5.1. Chuẩn bị - Chuẩn bị phôi: kiểm tra kích thước và loại vật liệu; - Chuẩn bị máy tiện: kiểm tra sự hoạt động của máy, đảm bảo độ an toàn; - Chuẩn bị trang thiết bị theo máy: mâm cặp 3 chấu, 4 chấu, đồng hồ so, đài vạch; - Chuẩn bị dụng cụ cắt: dao tiện lỗ, mũi khoan ruột gà; - Chuẩn bị dụng cụ đo: thước cặp, pan me; - Chuẩn bị dụng cụ phục vụ vệ sinh công nghiệp. 2.5.2. Gá phôi và gá dao - Định vị và kẹp chặt phôi trên mâm cặt 3 chấu hoặc 4 chấu. - Gá dao tương tự như khi tiện lỗ. 2.5.3. Điều chỉnh và vận hành máy tiện - Điều chỉnh các tay gạt trên hộp tốc độ trục chính và hộp tốc độ chạy dao theo tốc độ đã được xác định để tiện. 99 - Vận hành máy: Kiểm tra sự an toàn của máy trước khi cho máy chạy, dao chưa tham gia cắt gọt. 2.5.4. Trình tự các bước gia công Bước 1: Khoan lỗ Bước 2: Tiện thô lỗ. Bước 3: Kiểm tra. Bước 4: Tiện tinh lỗ. Bước 6: Kiểm tra kết thúc: Thực hiện kiểm tra tổng thể sản phẩm trước khi tháo ra khỏi máy. 2.6. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa TT Dạng sai Nguyên nhân Cách khắc phục hỏng - Chiều dày tấm đệm không - Kiểm tra, tính toán chiều dày Độ lệch tâm e đúng tấm đệm đúng 1 không đúng - Vạch dấu không chính xác - Vạch dấu đúng - Rà gá phôi sai. - Rà gá chính xác. - Khi gá tâm của phôi không - Rà phôi đảm bảo độ song tâm Không đảm song song với tâm máy. với tâm máy. 2 bảo độ song - Phôi gá không đủ chặt, bị - Kẹp chặt phôi tâm chuyển vị khi gia công - Chế độ cắt chưa hợp lý - Chọn chế độ cắt cho phù hợp Độ nhám bề - Thông số hình học của dao - Xác định thông số hình học 3 mặt không đạt chưa đúng. của dao hợp lý. - Rung động trong quá trình cắt - Sử dụng cơ cấu cân bằng động 2.7. Thao tác mẫu Thực hiện thao tác mẫu và yêu cầu sinh viên thực hiện lại. 3. Tổ chức luyện tập kỹ năng 3.1. Bài tập 01: Tiện bạc lệch tâm trên mâm cặp 3 chấu 3.1.1 Yêu cầu luyện tập a. Bản vẽ: Thực hiện gia công 01 chi tiết theo bản vẽ 100   e  h  1,5e1    b. Yêu cầu: Tiện chi tiết bạc 2D lệch tâm trên mâm cặp ba chấu theo yêu cầu bản vẽ (số lượng 01) 3.1.2. Trình tự thực hiện các bước gia công TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ thuật 1 Bước 1: Gá dao cao ngang Gá dao và tâm máy gá phôi mài chiều dày căn tính chiều đệm đúng kích dày căn thước và kê vào đệm một trấu cặp h= 4.65mm 2 Bước 2: Khỏa mặt, khoan Khoan định tâm đạt yêu cầu tâm S2 của bản vẽ, khoan tâm để định tâm cho mũi khoan ở bước sau S1 n = 600-900 v/ph; S= tay 3 Bước 3: Khoan lỗ hết Khoan lỗ chiều dài chi tiết 25 S S n = 200-250 v/ph; t = 12.5mm; S = tay 101 4 Bước 4: Đạt kích thước Tiện thô 29, chiều dài 45 mặt mặt trụ trong đạt kích thước S2 29 n = 400-500 v/ph; t = 1mm; S = 0,15mm/vg 5 Bước 5: Điều chỉnh ụ sau Tiện tinh đảm bảo động mặt trụ đồng tâm giữa ụ trong đạt trước và ụ sau. kích thước S2 30-0,1 n = 600-900 v/ph; t = 0.25mm; S = 0,05mm/vg 6 Bước 6: Kiểm tra tổng thể Kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật theo yêu cầu bản vẽ 102 3.2. Bài tập 02: Tiện bạc lệch tâm trên mâm cặp 4 chấu 3.2.1 Yêu cầu luyện tập a. Bản vẽ b. Yêu cầu: Tiện chi tiết bạc lệch tâm trên mâm cặp bốn chấu theo yêu cầu bản vẽ (số lượng 01) 3.2.2. Trình tự thực hiện các bước gia công TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ thuật 1 Bước 1: Gá dao cao ngang Gá dao và tâm máy gá phôi Rá gá và điều tính chiều chỉnh các trấu cặp dày căn sao cho mũi rà chỉ đệm đều trên vòng tròn vạch dấu 2 Bước 2: Khỏa mặt, khoan Khoan định tâm đạt yêu cầu tâm S2 của bản vẽ, khoan tâm để định tâm cho mũi khoan ở bước sau S1 n = 600-900 v/ph; S= tay 3 Bước 3: Khoan lỗ hết Khoan lỗ chiều dài chi tiết 16, 25 S S n = 200-250 v/ph; S = tay 103 4 Bước 4: Đạt kích thước Tiện thô 29, chiều dài 45 mặt mặt trụ trong đạt S2 kích thước 29 n = 400-500 v/ph; t = 1mm; S = 0,15mm/vg 5 Bước 5: Điều chỉnh ụ sau Tiện tinh đảm bảo động mặt trụ đồng tâm giữa ụ trong đạt trước và ụ sau. S2 kích thước 30-0,1 n = 600-900 v/ph; t = 0.25mm; S = 0,05mm/vg 6 Bước 6: Kiểm tra tổng thể Kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật theo yêu cầu bản vẽ 4. Hướng dẫn tự học a. Cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp gia công bạc lệch tâm trên mâm cặp (mâm cặp 3 chấu, mâm cặp 4 chấu). b. Giải pháp gia công chi tiết bạc lệch tâm trên máy tiện vạn năng khi sử dụng phôi thanh, phôi rời. 104 Bài 7.2: Tiện trục lệch tâm trên mâm cặp 3 chấu, 4 chấu (06 tiết) A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học 1. Phương tiện Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ... 2. Trang thiết bị T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn Bổ sung SL Ghi chú T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị 1 Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV) - Máy tiện vạn năng (Mâm cặp 3 chấu, Cái 01 4chấu ,chìa vặn) - Mũi tâm cố định hoặc quay Cái 01 - Máy mài dụng cụ cắt (dùng chung) Cái 01 - Dụng cụ đo: thước cặp 1/50, thước lá Bộ 01 - Dụng cụ cắt: dao tiện ngoài (đầu cong, Bộ 01 dao vai: T15K6 hoặc P18); mũi khoan tâm 2 Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01 SV) - Thép CT45( 40x100)mm Cái 01 - Dầu máy Lít - Dẻ lau Kg 0,2 Hủy 3 Khác B. Thực hiện bài học 1. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: Về kiến thức - Biết tính toán và xác định độ lệch tâm trên chi tiết trục lệch tâm. - Biết phương pháp gá đặt phôi trên mâm cặp 3 chấu, 4 chấu để tiện chi tiết trục lệch tâm. Về kỹ năng - Gá đặt được phôi trên mâm cặt để tiện trục lệch tâm - Tiện được chi tiết trục lệch tâm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Về thái độ Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 105 2. Nội dung bài học 2.1. Đặc điểm của trục lệch tâm - Trục lệch tâm là những trục có ít nhất từ 2 cổ trục trở lên. - Đường tâm và đường sinh của các cổ trục luôn song song với nhau. - Đường tâm của các cổ trục không đồng tâm với nhau, mà lệch nhau một khoảng, khoảng lệch đó được gọi là độ lệch tâm của các cổ trục, ký hiệu là (e). - Độ lệch tâm (e) của các cổ trục có thể nằm trong, hoặc không nằm trong mặt đầu của phôi (nhỏ hơn hoặc lớn hơn bán kính phôi). Việc gia công trục lệch tâm càng nhiều cổ trục càng phức tạp, nhất là khi độ lệch tâm (e) giữa các cổ trục lớn hơn bán kính của phôi. Khi sử dụng mâm cặp 3 chấu hoặc 4 chấu, thường dùng để tiện các trục lệch tâm với 2 cổ trục, chiều dài từng cổ trục ngắn. 2.2. Định vị và kẹp chặt phôi trên mâm cặp để tiện trục lệch tâm 2.2.1. Trên mâm cặp 3 chấu - Phôi phải được khỏa mặt đầu, tiện đạt đường kính ngoài của 1 cổ trục. - Khi gá trên mâm cặp 3 chấu, sử dụng tấm đệm (chiều dày tấm đệm tính tương tự như khi tiện bạc lệch tâm trêm mâm cặp 3 chấu), đệm vào 1 chấu của mâm cặp, tương tự như khi tiện bạc lệch tâm (Hình vẽ 7.5). Lưu ý rà cho đường sinh của trục song song với tâm máy trước khi kẹp chặt phôi. Hình 7.5 Tiện trục lệch tâm trên mâm cặp ba chấu 2.2.2. Trên mâm cặp 4 chấu - Phôi đã được khỏa mặt đầu, tiện đạt kích thước của 1 cổ trục và lấy dấu khoảng lệch tâm, đường kính cổ trục lệch tâm cần tiện (tương tự như khi tiện bạc lệch tâm trên mâm cặp 4 chấu), như hình 7.6 - Thực hiện rà, gá phôi: 106 Hình 7.6 Rà gá phôi trên mâm cặp bốn chấu Bước 1: Gá phôi trên mâm cặp 4 chấu, rồi rà tròn theo đường kính ngoài (Lưu ý: đường vạch dấu đi qua tâm mặt trụ ngoài và mặt trụ trong ở mặt đầu của phôi phải đưa về vị trí giữa của một chấu cặp, như hình 7.6). Bước 2: Điều chỉnh 2 vấu A, B để tâm mặt trụ trong trùng với tâm máy, kẹp chặt 2 vấu C, D rồi kẹp chặt 2 vấu A, B (hình 7.7) Lưu ý rà cho đường sinh của trục song song với tâm máy trước khi kẹp chặt phôi trên mâm cặp 4 chấu. A A C D C D B B Hình 7.7 Rà gá trên mâm cặp bốn chấu 2.4. Chọn dao: Chọn dao tiện chi tiết trục lệch tâm thực hiện tương tự như khi tiện mặt trụ ngoài. 2.5. Chọn chế độ cắt: Khi gia công lệch tâm chế độ cắt giống tiện trụ, tuy nhiên ban đầu khi gia công quá trình cắt thường rung động nên thường giảm chế độ cắt để giảm quá trình rung động 2.5. Trình tự thực hiện 2.5.1. Chuẩn bị - Chuẩn bị phôi: kiểm tra kích thước và loại vật liệu; - Chuẩn bị máy tiện: kiểm tra sự hoạt động của máy, đảm bảo độ an toàn; - Chuẩn bị trang thiết bị theo máy: mâm cặp 3 chấu, 4 chấu, đồng hồ so, đài vạch; - Chuẩn bị dụng cụ cắt: dao tiện ngoài; - Chuẩn bị dụng cụ đo: thước cặp, pan me, vạch dấu, chấm dấu; - Chuẩn bị dụng cụ phục vụ vệ sinh công nghiệp. 107 2.5.2. Gá phôi và gá dao - Định vị và kẹp chặt phôi trên mâm cặt 3 chấu hoặc 4 chấu. - Gá dao tương tự như khi tiện ngoài. 2.5.3. Điều chỉnh và vận hành máy tiện - Điều chỉnh các tay gạt trên hộp tốc độ trục chính và hộp tốc độ chạy dao theo tốc độ đã được xác định để tiện. - Vận hành máy: Kiểm tra sự an toàn của máy trước khi cho máy chạy, dao chưa tham gia cắt gọt. 2.5.4. Trình tự các bước gia công Bước 1: Tiện thô, tính toán để lượng dư cho tiện tinh Bước 2: Kiểm tra Bước 3: Tiện tinh mặt trụ. Bước 4: Kiểm tra kết thúc: Thực hiện kiểm tra tổng thể sản phẩm trước khi tháo ra khỏi máy. 2.6. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục - Vạch dấu và rà chính xác, kiểm - Vạch dấu không chính tra lại trước khi gia công. Dùng Độ lệch tâm (e) xác, 1 đồng hồ so để kiểm tra lại không chính xác - Rà, gá phôi chưa đúng khoảng dịch chuyển của các vấu. - Gá phôi không song - Phải rà tròn kết hợp với rà song Đường tâm của các song với tâm máy. tâm. 2 cổ trục không song - Phôi bị chuyển vị trong - Gá phôi đủ chặt, giảm chế độ song với nhau quá trình gia công cắt - Chế độ cắt chưa hợp lý, - Chọn chế độ cắt hợp lý. - Thông số hình học của - Chọn góc độ dao hợp lý. Độ nhám bề mặt dao chưa hợp lý, dao bị 3 không đạt cùn. - Gá dao, phôi chắc chắn, giảm - Rung động trong quá chế độ cắt. trình cắt gọt 108 3. Tổ chức luyện tập kỹ năng 3.1. Yêu cầu luyện tập a. Bản vẽ b. Yêu cầu: Tiện chi tiết trục lệch tâm trên mâm cặp ba chấu hoặc bốn chấu theo yêu cầu bản vẽ (số lượng 01) 3.2.2. Trình tự các bước gia công TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ thuật 1 Bước 1: - Mũi dao phải Gá dao và ngang tâm chi tiết phôi - Phôi gá trên mâm cặp 4 chấu đủ chặt, kích thước đúng như sơ đồ 2 Bước 2: Khỏa mặt đầu đạt Tiện mặt L=48.5 đầu S1 n = 600-900 v/ph; t = 0,5mm; S= tay 3 Bước 3: Kiểm tra lượng Tiện thô trụ dư để lại cho 32.5 bước tiện tinh S n = 400-600 v/ph; t = 1,5mm; S= 0,2mm/vg 109 4 Bước 4: Đo kiểm chính Tiện tinh xác kích thước 32 và vát mép S2 S1 n = 600-900 v/ph; t = 0.5mm; S = 0,05mm/vg 5 Bước 5: Gá phôi sao cho Khỏa mặt dao có thể tiện hết đầu và tiện bề mặt trụ, cần trụ 40 đảm bảo độ nhám bề mặt 40 S1 S2 n = 600-900 v/ph; t = 0,5mm; S = 0,05mm/vg 6 Bước 6: Rà gá lệch tâm e = 2 trên mâm cặp bốn chấu n = tay 7 Bước 7: Tiện được trụ đạt Tiện thô kích thước 32-0,1 lệch tâm S2 S1 n = 300-600 v/ph; t = 0,5mm; S = 0,1mm/vg 110 8 Bước 8: Tiện tinh lệch tâm S2 S1 n = 600-900 v/ph; t = 0,2mm; S = 0,05mm/vg 9 Bước 8: Kiểm tra đường kính và chiều dài mặt trụ theo Kiểm tra yêu cầu bản vẽ 4. Hướng dẫn tự học a. Ưu điểm và nhược điểm của mâm cặp bốn trấu khi gia công lệch tâm. b. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tiện lệch tâm trên mâm cặp ba trấu sử dụng căn đệm. 111 Bài 7.3: Tiện trục lệch tâm khi gá trên 2 mũi tâm (06 tiết) A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học 1. Phương tiện Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ... 2. Trang thiết bị T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn Bổ sung SL Ghi chú T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị 1 Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV) - Máy tiện vạn năng (Mâm cặp 3 chấu, Cái 01 4chấu ,chìa vặn) - Mũi tâm cố định hoặc quay Cái 01 - Máy mài dụng cụ cắt (dùng chung) Cái 01 - Dụng cụ đo: thước cặp 1/50, thước lá Bộ 01 - Dụng cụ cắt: dao tiện ngoài (đầu cong, Bộ 01 dao vai: T15K6 hoặc P18); mũi khoan tâm 2 Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01 SV) - Thép CT45( 40x100)mm Cái 01 - Dầu máy Lít - Dẻ lau Kg 0,2 Hủy 3 Khác B. Thực hiện bài học 1. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: Về kiến thức - Biết phương pháp gá đặt chi tiết trên mâm cặp 3 chấu, 4 chấu để tiện lệch tâm. Về kỹ năng - Tiện được chi tiết trục lệch tâm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Về thái độ - Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 112 2. Nội dung bài học Những trục lệch tâm dài khi tiện phải khoan các lỗ tâm tương ứng để định vị trên 2 đầu chi tiết, sau khi tiện đạt cấp chính xác 9÷7, độ nhám Ra = 10 ÷2,5 2.1. Phương pháp tiện trục lệch tâm gá trên hai mũi tâm Trục lệch tâm dài (hình 7.8) được gá trên hai mũi tâm để tiện, những lỗ tâm trên hai mặt đầu theo hai trục 00 và 0'0' được khoan trên máy khoan theo dấu đã vạch. Sau đó phôi được gá trên trên lỗ tâm 0 để tiện đường kính D của trục, tiếp theo gá phôi lên hai mũi tâm theo lỗ tâm 0' để tiện cổ trục d. Những trục lệch tâm dài khi tiện phải khoan các lỗ tâm tương ứng để định vị trên 2 đầu chi tiết, sau khi tiện đạt cấp chính xác 9÷7, độ nhám Ra = 10 ÷ 2,5 Hình 7.8 Trục lệch tâm Trục lệch tâm có độ lệch tâm e lớn thường khi quay với vận tốc lớn dễ gây rung động, nên cần thiết phải lắp quả đối trọng trên mâm cặp tốc. Ø12-0.1 15 n 20 S Hình 7.9 Sơ đồ gá đặt khi tiện trục lệch tâm gá trên hai mũi tâm 113 2.2 Phương pháp gia công các lỗ lệch tâm Yêu cầu là các lỗ cách nhau một khoảng chính xác bằng khoảng lệch tâm và các đường tâm của các lỗ lệch tâm nằm trên một mặt phẳng đi qua đường tâm chính của chi tiết. Hình 7.10 Vạch dấu vị trí lỗ tâm trên khối V Để gia công chính xác các lỗ tâm lệch nhau một khoảng, thông thường gia công trên máy khoan tâm chuyên dùng (Khoan tâm hai đầu trong một lầm gá đặt) Trong điều kiện xưởng trường không có máy khoan tâm chuyên dùng, để gia công được các lỗ tâm lệch nhau người ta thường dùng phương pháp vạch dấu các vị trí lỗ tâm và khoan tâm trên máy khoan hoặc máy phay Các vị trí lỗ tâm có thể dùng khối V và khối D để vạch dấu bằng mũi vạch sau đó rà gá trên máy khoan để khoan các lỗ tâm. Hình 7.11 Khoan các lỗ lệch tâm 2.3. Chọn dao Tiện chi tiết lệch tâm sau khi rà gá được đường lệch tâm về tâm trục chính của máy thì quá trình gia công như tiện chi tiết trụ, chú ý gá chiều dài dao cho phù hợp để không bị va các bộ phận khác vào chi tiết và tốc kẹp 2.4. Chọn chế độ cắt Khi gia công lệch tâm chế độ cắt giống tiện trụ, tuy nhiên ban đầu khi gia công quá trình cắt thường rung động nên thường giảm chế độ cắt để giảm quá trình rung động 114 2.5. Định vị và kẹp chặt phôi Chi tiết thường được định vị 5 bậc tự do và khi gia công phải kẹp chặt để tránh bị bung chi tiết trong quá trình gia công. 2.6. Trình tự thực hiện 2.6.1. Chuẩn bị: Chuẩn bị mâm cặp bốn chấu, đồng hồ so 2.6.2. Gá phôi và gá dao Gá phôi trên hai mũi tâm và kẹp tốc, lưu ý kẹp tốc đủ lực để tránh bị trượt tốc trên phôi khi gia công Gá dao cao ngang tâm máy và đảm bảo chiều dài dao khi gia công không bị va chạm các thiết bị khác như mâm cặp ổ gá dao, căn đệm.... 2.6.3. Điều chỉnh và vận hành máy tiện 2.6.4. Trình tự các bước gia công Bước 1: Tiện thô các đường kính cổ trục Bước 2: Tiện thô các mặt đầu tại vị trí các cổ trục Bước 3: Tiện tinh các đường kính cổ trục Bước 4: Tiện tinh các mặt đầu tại vị trí các cổ trục Bước 5: Kiểm tra, tháo phôi và nộp sản phẩm 2.7. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục 1 -Lấy dấu hoặc khoan lỗ -Lấy dấu và khoan lỗ Khoảng lệch tâm sai tâm sai không đúng vị trí tâm chính xác đúng vị trí, đủ chặt 2 - Đo và cắt lát cắt cuối sai - Khử hết độ dơ của Sai kích thước đường - Sử dụng du xích không du xích kính, chiều dài chính xác Cắt thử và đo chính xác 3 Các má trục không vuông - Dao bị đẩy trong quá -Mài lại dao tiện mặt góc với đường tâm và trình cắt gọt bậc đúng góc độ không song song với nhau 4 -Chế độ cắt không hợp lý -Giảm lượng tiến dao Độ nhám không đạt - Rung động và chiều sâu cắt - Dao mòn, phoi bám - Lắp quả đối trọng - Mài sửa dao 115 3. Tổ chức luyện tập kỹ năng 3.1. Yêu cầu luyện tập a. Bản vẽ b. Yêu cầu luyện tập: Gia công chi tiết từ phôi 42, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết trên hình vẽ 3.2. Trình tự thực hiện các bước gia công TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ thuật 1 Bước 1: Chuẩn bị phôi Để thực hiện gia công cần khỏa mặt đầu và lấy dấu tâm phôi sau đó khoan tâm trên máy khoan 2 Bước 2: - Mũi dao phải Gá dao và ngang tâm chi tiết phôi - Phôi gá trên hai mũi tâm, phôi kẹp tốc 3 Bước 3: Tiện đạt 40 Tiện mặt chiều dài L60 trụ 40 S n = 600-900 v/ph; t = 0,5mm; S= 0,1mm/vòng 116 4 Bước 4: Kiểm tra lượng Tiện thô cổ dư để lại cho trục 30.5 bước tiện tinh S n = 300-600 v/ph; t = 0,5mm; S= 0,1mm/vòng 5 Bước 5: đo kiểm chính sác Tiện thô cổ kích thước trục 30.5 còn lại S n = 600-900 v/ph; t = 0,5mm; S = 0,05mm/vg 6 Bước 6: Kiểm tra kích Tiện tinh thước cổ trục đảm cổ trục 30 bảo trong vùng dung sai S n = 600-900 v/ph; t = 0,5mm; S = 0,05mm/vg 7 Bước 7: Kiểm tra kích Tiện tinh thước cổ trục đảm cổ trục 30 bảo trong vùng còn lại dung sai n = 600-900 v/ph; t = 0.5mm; S = 0,05mm/vg 8 Bước 8: Kiểm tra đường kính và chiều dài cổ trục theo Kiểm tra yêu cầu bản vẽ 117 4. Hướng dẫn tự học a. Gia công bạc lệch tâm trên trục gá. b. Phương pháp gia công chi tiết trụ dài có tỷ lệ: L/D >10 lần. 118 BÀI 08 Thời gian thực hiện: 12 tiết BÀI TẬP TỔNG HỢP Tên bài học trước: Tiện lệch tâm Thực hiện từ ngày........ đến ngày .......... Bài 8.1: Bài tập tổng hợp số 01 A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học 1. Phương tiện dạy: Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ... 2. Thiết bị, dụng cụ và nguyên vật liệu T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn Bổ sung SL Ghi chú T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị 1 Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV) - Máy tiện vạn năng (Mâm cặp 4 chấu, chìa Cái 01 vặn) - Máy mài dụng cụ cắt (dùng chung) Cái 01 - Dụng cụ đo: thước cặp 1/50, thước lá Bộ 01 - Dụng cụ cắt: dao tiện ngoài đầu cong Bộ 01 Dao cắt T15K6, dao tiện trụ trong. rãnh 2 Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01 SV) - Thép CT45, 60, L = 150 L45 Cái 01 - Dầu máy Lít - Dẻ lau Kg 0,2 Hủy 3 Khác 119 B. Thực hiện bài học 1. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: - Luyện tập kỹ năng rà gá và gia công trên mâm cặp bốn chấu. - Tiện được hai chi tiết và lắp ghép theo yêu cầu của bản vẽ. - Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 2. Nội dung bài học 2.1. Phương pháp thiết kế quá trình công nghệ Cần thực hiện theo các bước sau: - Tìm hiểu tính năng sử dụng, điều kiện làm việc của chi tiết hay sản phẩm, tính ổn định của sản phẩm trong nhu cầu sử dụng. - Nghiên cứu về yêu cầu kĩ thuật, kết cấu của chi tiết, sản phẩm. - Xác định quy mô sản xuất và điều kiện sản xuất. - Xác định thứ tự các nguyên công, cách gá đặt chi tiết, lập sơ đồ các nguyên công. - Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi. - Chọn máy cho mỗi nguyên công. - Xác định lượng dư và dung sai của các nguyên công, căn cứ vào đó để xác định kích thước cần thiết của phôi. - Xác định dụng cụ cắt và dụng cụ kiểm tra, thiết kế những dụng cụ đặc biệt. - Xác định các thông số công nghệ (chế độ cắt...) - Xác định các đồ gá, thiết kế những đồ gá cần thiết. - Xác định bậc thợ. - Định mức thời gian và năng suất, so sánh các phương án kinh tế 2.2. Một số bước thiết kế cơ bản Bước 1: Kiểm tra tính công nghệ trong kết cấu chế tạo máy Bước 2: Xác định lượng dư gia công, chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi Bước 3: Xác định trình tự gia công hợp lý Bước 4 : Thiết kế nguyên công a. Chọn máy b. Xác định chuẩn công nghệ, p. án gá đặt phôi và trang bị công nghệ c. Xác định các thông số công nghệ d. Định mức thời gian gia công e. Xác định về lượng máy và công nhân Bước 5: So sánh các phương án công nghệ 120 3. Tổ chức luyện tập kỹ năng 3.1 Yêu cầu luyện tập a. Bản vẽ b. Yêu cầu luyện tập: Mỗi sinh viên thực hiện 01 bài tập gia công trên mâm cặp bốn chấu. 3.2. Trình tự thực hiện các bước gia công TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ thuật 1 Bước 1: Đảm bảo yêu Gá dao và cầu, dao và gá phôi phôi không bị chuyển vị khi gia công 2 Bước 2: Khỏa mặt Mặt đầu đầu, S2 phẳng, đúng khoan tâm kích thước S1 121 n = 600vg/p; t = 0,5mm; S = 0,12mm/vg 3 Bước 3: Tiện thô Các mặt trụ mặt trụ đảm bảo kích ngoài 56 thước theo sơ và 41 đồ công nghệ 19 S3 Sau khi gia công nên vát S2 S1 các cạnh sắc n = 600vg/p; t = 1,5mm; S = 0,12mm/vg 4 Bước 4: Đảo đầu, Mặt đầu khỏa mặt phẳng, đúng kích thước S1 n = 600vg/p; t = 0,5mm; S = 0,12mm/vg 5 Bước 5: Tiện thô Mặt trụ đúng các mặt kích thước và trụ 56 độ nhám theo 51 và bản vẽ S3 S2 41 S1 n = 600vg/p; t = 0,3mm; S = 0,1mm/vg 6 Bước 6: Đảm bảo các Tiện thô, yêu cầu của tinh mặt mặt côn côn S3 n = 600vg/p; t = 0,5mm; S bằng tay 122 7 Bước 7: Tiện tinh Đảm bảo mặt trụ và đúng kích vát các thước và độ cạnh nhám bề mặt cạnh vát đúng S2 S1 0 1,5x45 S3 S = 600 - 900vg/ph ; t = 0,5mm; S = 0.1mm/vg 8 Bước 8: Đảo đầu, Đúng kích Tiện tinh thước đường mặt trụ kính và chiều dài 55,40, S3 18 và vát S2 S1 các cạnh n = 900vg/p; t = 0.5mm; S = 0,05mm/vg 9 Bước 9: Cắt rãnh S n = 300vg/p; t = 0.5mm; S = tay 10 Bước 10: Tiện ren n = 300vg/p; t = 0,5mm; S = 2mm/vg 123 11 Bước 10: Dùng đồng hồ Tiện lệch so đánh lệch tâm tâm e =0.5 sau đó tiện tinh trụ 50 S1 n = 900vg/p; t = 0,5mm; S = 0,05mm/vg 12 Bước 10: Tổng kiểm tra 124 Bài 8.2: Bài tập tổng hợp số 02 A. Phương tiện và trang thiết bị dạy học 1. Phương tiện dạy: Giáo án, đề cương, phấn bảng, máy chiếu, bản vẽ, ... 2. Thiết bị, dụng cụ và nguyên vật liệu T Tên và các thông số kỹ thuật của thiết bị, Đơn Bổ sung SL Ghi chú T dụng cụ; nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao vị 1 Thiết bị, dụng cụ (cho 01 SV) - Máy tiện vạn năng (Mâm cặp 4 chấu, chìa Cái 01 vặn) - Máy mài dụng cụ cắt (dùng chung) Cái 01 - Dụng cụ đo: thước cặp 1/50, thước lá Bộ 01 - Dụng cụ cắt: dao tiện ngoài đầu cong Bộ 01 T15K6, dao tiện trụ trong. 2 Nguyên nhiên, vật liệu tiêu hao (cho 01 SV) - Thép CT45, 60, L = 150 L45 Cái 01 - Dầu máy Lít - Dẻ lau Kg 0,2 Hủy 3 Khác B. Thực hiện bài học 1. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, SV có khả năng: - Luyện tập kỹ năng rà gá và gia công trên mâm cặp bốn chấu. - Tiện được chi tiết bạc côn và lắp ghép với chi tiết trục đã gia công để đạt các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ. - Nghiêm túc, tự giác trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong sản xuất công nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 2. Nội dung bài học 2.1. Yêu cầu luyện tập a. Bản vẽ 125 b. Yêu cầu gia công Gia công chi tiết bạc đảm bảo các yêu cầu trên hình vẽ ngoài ra cần đảm bảo được mối lắp ghép trung gian với chi tiết trục. 2.2. Trình tự thực hiện các bước gia công TT Trình tự Sơ đồ Yêu cầu kỹ thuật 1 Bước 1: Gá dao và gá Đảm bảo độ cứng phôi vững, dao và phôi không bị chuyển dịch khi gia công 2 Bước 2: Khỏa mặt Mặt đầu phẳng, lỗ đầu, và khoan thông suốt khoan lỗ S2 S1 n = 600vg/p; t = 1mm; S = 0,13mm/vg n = 250vg/p; S = tay (khoan) 126 3 Bước 3: Tiện chuẩn Đúng kích thước tinh phụ yêu cầu S1 SS2 n = 600vg/p; t = 1mm; S = 0,12mm/vg 4 Bước 4: Tiện thô và Đảm bảo đúng tinh các kích thước yêu mặt trụ cầu trong Tiện thô n = 400vg/ph; t = 1mm; S = 0,12mm/vg Tiện tinh n = 900vg/ph; t = 0.5mm; S = 0,05mm/vg 5 Bước 5: Đảm bảo đúng Tiện thô và góc côn tinh mặt côn S1 n = 600- 900 vg/ph; t = 1mm; S = 0,12mm/vg 127 6 Bước 6: Tiện thô, Đảm bảo đúng tinh mặt kích thước yêu côn trong cầu S Tiện thô n = 400vg/ph; t = 1mm; S = 0,12mm/vg Tiện tinh n = 900vg/ph; t = 0.5mm; S = 0,05mm/vg 7 Bước 7: Tiện khỏa Đảm bảo đúng mặt đầu kích thước yêu đạt chiều cầu dài chi tiết S n= 600vg/ph; t = 0,5mm; S = 0,1mm/vg 8 Bước 8: Kiểm tra tất cả các kích thước, nộp bài trong Đảm bảo yêu cầu Tổng kiểm tình trạng hai chi tiết lắp ghép kỹ thuật theo bản tra vẽ. 4. Hướng dẫn tự học a. Xây dựng phương án gia công chi tiết máy. b. Trình tự lập quy trình công nghệ gia công chi tiết. c. Quy trình công nghệ gia công chi tiết điển hình: dạng trục, bạc, dạng hộp, bánh răng và chi tiết lệch tâm. 128 Bản vẽ gia công 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Quang Châu (bản dịch từ tiếng Nga) - Kỹ thuật tiện - Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp - Hà Nội 1989. [2]. Trần Văn Địch - Kỹ thuật tiện - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật - Hà Nội 2002. [3]. V.A.BLUMBERG, E.I.ZAZERSKI - Sổ tay thợ tiện - Nhà xuất bản Mir Maxcơva- Nhà xuất bản CNKT - Hà Nội 1988. [4]. Dương Văn Linh, Trần Thế San, Nguyễn Ngọc Đào - Hướng dẫn thực hành kỹ thuật tiện - Đại học SPKT Thành phố Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản Đà Nẵng 2000. 144

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_thuc_hanh_tien_nang_cao.pdf
Tài liệu liên quan